Lời nói đầu
Xây dựng cơ bản nói chung, xây dựng cầu đường nói riêng là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất. Sản phẩm của ngành bảo đảm việc mở rộng tái sản xuất tài sản cố định cho các ngành thuộc nền kinh tế quốc dân. Quản lý tốt chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm sẽ làm cho giá trị tài sản cố định của các ngành khác hạ theo. Kế toán là một trong những công cụ quan trọng để quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý lao động, vật tư. Đồng thời nó cũng cung cấp thôn
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sự thực hiện công tác Kế toán tại công trình giao thông 874, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tin kinh tế, cơ sở của việc quyết định các chủ trương biện pháp để quản trị doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN nước ta đỏi hỏi những nhà quản lý doanh nghiệp phải năng động, nhanh nhạy, dám quyết đoán đáp ứng yêu cầu thị trường và phù hợp với luật doanh nghiệp. Để bảo đảm yêu cầu trên công tác tổ chức hạch toán, kế toán ở các doanh nghiệp phải được tổ chức chặt chẽ, khoa học, phản ảnh những thông tin kinh tế đầy đủ, kịp thời, góp phần to lớn vào việc thành công của doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường định hướng XHCN hiện nay, công ty xây dựng công trình giao thông 874 thuộc Tổng công ty giao thông 8 đã tổ chức bộ máy kế toán vừa đủ, hợp lý đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của doanh nghiệp. Tuy còn có những nhược điểm nhưng nhìn chung phòng kế toán của Công ty đã có bề dày kinh nghiệm hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, được sự nhiệt tình giúp đỡ không tính toán của Ban giám đốc Công ty mà trực tiếp là phòng kế toán tại Công trình giao thông 874. Trong thời gian thực tập em đã hoàn thành bản báo cáo này. Em chân thành cảm ơn thầy cô giáo, các Ban giám đốc Công ty, các anh trong kế toán và mong được góp ý.
Bản báo cáo này gồm hai phần :
Phần I : Đặc điểm tình hình chung và tổ chức phòng kế toán tại Công trình giao thông 874.
Phần II : Sự thực hiện công tác kế toán tại công trình giao thông 874.
Phần III : Đánh giá nhận xét.
Phần I
đặc điểm tình hình chung và tổ chức phòng kế toán tại công trình giao thông 874
I. Đặc điểm tình hình chung
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công trình giao thông 874 được hình thành và phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn làm nhiệm vụ quốc tế và giai đoạn làm nhiệm vụ trong nước.
Giai đoạn làm nhiệm vụ quốc tế: Tiền thân của công trình giao thông 874 là công trường 674. Sở dĩ có tên này vì nó được thành lập vào tháng 6 năm 1974. Công trường 674 trực thuộc Ban Xây dựng 64 (nay là Tổng công ty xây dựng công trình 8). Khi mới thành lập nhiệm vụ chủ yếu của nó là giúp bạn Lào xây dựngvà phát triển hệ thống giao thông phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chuẩn bị cho công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Lào.
Năm 1974 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ và nhân dân ta và nhân dân Lào anh em chuyển sang giai đoạn mới thì đơn vị được nhận nhiệm vụ khai thông và hoàn thiện đường số 6 từ Bản Ban đi Nậm Sơn. Sau khi hoàn thành đơn vị lại nhận khai thông quốc lộ 7 từ cửa khẩu Nậm Căn đi Bản Ban. Hai tuyến đường này có vị trí quan trọng nối liền Việt Nam với căn cứ địa cách mạng của bạn tại hai tỉnh Xiêng Khoảng và Hủa Phằn.
Khi Bạn giành được thắng lợi hoàn toàn (12-12-1975) đơn vị lại nhiệm vụ mở đường số 8 từ cửa khẩu Cầu Treo đi Nậm Thơm.
Sau 15 năm bám trụ tại miền rừng núi hiểm trở, vượt qua nắng lửa, gió Lào, bão tố, thác lũ, đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang. Đơn vị đã thi công bàn giao đưa vào sử dụng 120km đường ô tô vĩnh cửu với hàng trăm cầu cống trung bình và nhỏ, góp phần đắc lực thực hiện nhiệm vụ chiến lược của bạn là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Lào anh em. Quá trình thực hiện nhiệm vụ anh chị em trong đơn vị đã vượt lên gian khổ, thiếu thốn, 25 người đã hy sinh , 21 người bị thương, hàng trăm người bị bệnh hiểm nghèo. Để ghi lại công lao của đơn vị nhà nước Lào đã tặng thưởng cho công ty Huân chương Hữu nghị, Huân chương tự do hạng nhì, hạng nhất, Huân chưong lao động hạng nhất.
Giai đoạn làm nhiệm vụ chủ yếu ở trong nước.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế đối với nước bạn Lào anh em, cuối năm 1989, đơn vị chuyển về nước, tập trung ở vùng quốc lộ 8A Hà Tĩnh và chuyển thành công trình giao thông 874. Từ năm 1990, công ty đã có mặt tại nhiều công trình trong nước thuộc các tỉnh miền Trung, Tây Bắc.
Trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đơn vị đã củng cố, sắp xếp lại tổ chức, đổi mới phương pháp kinh doanh.
Công ty đã không ngừng đổi mới đầu tư thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Bằng mọi nguồn vốn, kể cả đi vay, liên tục nhiều năm công ty đã cơ bản thay đổi thiết bị, quy trình công nghệ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đứng vững và phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Về mặt tổ chức công ty đã đưa công nhân đi an dưỡng, điều trị. Trên cơ sở đó ai đủ điều kiện thì được chuyển vùng, hoặc về nghỉ theo chế độ một cách thoả đáng. Những người có triển vọng được đưa đi học tập văn hoá, chuyên môn trung cấp, đại học. Công ty mạnh dạn tuyển chọn những người có chuyên môn cao, thích ứng với kỹ thuật hiện đại. Đội hình sản xuất, lãnhđạo của công ty cũng xắp sếp lại theo chuyên môn hoá và dây chuyền công nghệ mới. Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt từ xí nghiệp tới đội, tổ được thay thế bằng những cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, trẻ, khoẻ được rèn luyện thử thách qua thực tế.
Ngày nay do yêu cầu phát triển của công ty, để tiệnviệc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, công ty đã chuyển về trụ sở chính đóng tại đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Các đơn vị trực thuộc đóng tại thành phố Vinh (Nghệ An) và thị xã Hà Tĩnh. Diện hoạt động của đơn vị rất rộng. Từ các công trình thuộc miền Trung, Tây Bắc, Đông Bắc, thủ đô Hà Nội đến các công trình cấp cao như sân bay Nội Bài, đường cao tốc Thăng Long, đường 13 Lào (do ngân hàng phát triển châu á - ADB tài trợ) đường sân bay thuộc thành phố Lác- xao (Bôlikhămxay - Lào) v.v.. Có thể nói Công trình giao thông 874 là một đơn vị mạnh thuộc Tổng công ty xây dựng 8 Bộ Giao thông vận tải. Khi ở nước Bạn, đơn vị chuyên làm đường cấp 4, 5 thì ngày nay Công ty là một trong những thành viên đầu tiên của Bộ thực hiện quy trình công nghệ cầu đường tiên tiến trên thế giới. Công ty đã thắng thầu quốc tế ở nước ngoài, cũng như những công trình lớn, trọng điểm của nhà nước. Tất cả các công trình, sản phẩm của cong ty 874 đều đạt chất lượng tốt, theo đúng hồ sơ thiết kế, được chủ công trình cũng như các đoàn kiểm tra các cấp, kể cả cấp nhà nước công nhận.
2. Cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty xây dựng CTGT 874
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của một công ty hay cơ quan nào cũng phải có sự chỉ đạo theo một hệ thống hợp lý phù hợp với từng đặc trưng của công ty đó. Chính vì thế bộ máy của công ty xây dựng 874 được bố trí theo một hệ thống nhất định, thông suốt từ trên xuống, tạo điều kiện cho người lãnh đạo quản lý chỉ đạo công việc một cách tốt nhất, hợp lý nhất đảm bảo quá trình kinh doanh, nắm bắt thông tin nhanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho công ty quản lý chỉ đạo dễ dàng hơn.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy quản lý:
+ Ban giám đốc: là người đại diện nhà nước về việc quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý tài chính của công ty. Đồng thời giám đốc là người đại diện cho công ty chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên, cùng với việc quyết định phân công công việc công ty.
+ Đảng uỷ Công ty: Chức năng lãnh đạo đề ra chủ trương biện pháp kiểm tra giám sát đôn đốc.
+ Công đoàn: Vận động công nhân thực hiện nhiệm vụ giám đốc đề ra, thực hiện chế độ chính sách đưa lại quyềnlợi cho người công nhân như bảo hiểm xã hội...
+ Đoàn thanh niên công ty: giáo dục vận động thanh niên thực hiện kế hoạch để đảm bảo lợi ích lứa tuổi thanh niên.
Các phòng nghiệp vụ có chức năng như sau:
+ Phòng tổ chức cán bộ lao động: 3 người
Có chức năng tổ chức theo dõi nhân sự tình hình thực hiện kế hoạch lao động ngày công. Báo cáo và lập kế hoạch tiền lương đối với cấp trên.
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật có 9 người nhiệm vụ là tổ chức thực hiện định mức kinh phí, kinh tế kỹ thuật trong xây dựng, phân tích kết quả hoạt động sản xuất trong kinh doanh và thực hiện định mức kinh phí, kinh tế kỹ thuật trong xây dựng, phân tích kết quả hoạt động sản xuất trong kinh doanh và thực hiện chế độ báo cáo lên cấp trên.
- Lập dự án và lập kế hoạch thực hiện hiệu quả quản lý kinh doanh của công ty và lập kế hoạch cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc công ty.
+ Phòng thiết bị vật tư: có 4 người.
Phòng thiết bị vật tư chuyên về nhập xuất, tiêu thụ, tồn kho các nguyên vật liệu.
+ Phòng tài chính kế toán có 8 người
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính của công ty. Khai thác các nguồn vốn, nguồn kinh phí phục vụcho sản xuất kinh doanh và hoạt động của công ty. Quản lý sử dụng và bảo toàn vốn có hiệu quả tổ chức thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chế độ về công tác tài chính đối với doanh nghiệp.
Thực hiện chế độ báo cáo tài chính với cấp trên và các cơ quan chức năng có thẩm quyền trực thuộc.
+ Phòng hành chính - quản trị có 10 người
Giải quyết công việc hàng ngày thuộc phạm vi hành chính văn phòng phục vụ cơ quan như: văn thư bảo mật, thông tin liên lạc tiếp khách và phục vụ điện nước v.v..
Đơn vị sản xuất trực thuộc gồm 9 đội và 1 trạm trộn bê tông nhựa: các đội này có các chức năng là tổ chức thi công công trình, là người trực tiếp xây dựng các công trình. Khi thực hiện luôn đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình hoàn thành theo kế hoạch đã cố định. Các đội xây dựng có đội trưởng, đội phó và kế toán thống kê cùng các nhân viên khác kết hợp cùng với lực lượng công nhân thi công xây dựng các hạng mục công trình để đảm bảo tiến độ thi công đã đề ra, khi chủ công trình cùng chủ thầu thoả thuận.
3. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng CTGT 874
Công ty xây dựng CTGT 874 là mọt doanh nghiệp xây dựng cơ bản với cơ cấu sản xuất kinh doanh trong ngành giao thông theo 1 dây truyền công nghệ tuỳ thuộc vào từng công trình, hạng mục công trình. Đối tượng sản xuất công ty là:
- Xây dựng công trình giao thông đường bộ.
- Xây dựng công trình dân dụng trong ngành giao thông vậntải.
Các công trình của ngành giao thông thường phải trải qua một thời gian dài, quy mô lớn. Chính vì thế khi bước vào xây dựng thi công một công trình nào đó, công ty đều phải tuân theo một chiến lược cơ cấu sản xuất một công trình công nghệ đã được bố trí hợp lý mà công ty đã quy định. Đồng thời việc tuân theo quy định của hệ thống sản xuất sẽ giúp cho công ty tránh được những khó khăn lãng phí khi xây dựng, đảm bảo khả năng dự tính quản lý công trình khi xây dựng tốt hơn. Tuy nhiên mỗi sản phẩm của công ty đều có đặc điểm riêng nên cơ cấu sản xuất của các công trình được bố trí phù hợp với đặc thù tạo điều kiện thuận lợi nhất khi xây dựng thi công công trình.
Như ta đã biết, người trực tiếp xây dựng công trình là các đội xâydựng trực thuộc công ty. Còn thực hiện như thế nào? thời gian bao lâu và dự tính chi phí như thế nào? là do cấp trên lập kế hoạch. Sau đó mới giao khoán công trình cùng hợp đồng đã thoả thuận cho các đội thi công. Vì thế mà việc bố trí cơ cấu sản xuất cho quá trình xây dựng phải hết sức cẩn thận, hợplý, tránh sự sai lệch, lãng phí của cải của công ty khi sản xuất kinh doanh. Quá trình quản lý sản xuất cũng chịu ảnh hưởng của quy trình công nghệ. Công ty xây dựng CTGT 874 hiện nay áp dụng quy trình công nghệ như sau:
Quy trình công nghệ làm cầu:
- Đắp bờ vây ngăn nước để làm mố trụ cầu hoặc đóng cọc ván thép ngăn nước.
- Đóng cọc bê tông móng mố trụ cầu.
- Lắp dầm cầu
- Dọn sạch lòng sông, thông thuyền, đổ mặt cầu
- Làm đường lên cầu, cọc tiêu, biển báo, sơn cầu, làm rãnh nước, đèn đường, đèn cầu.
- Thử trọng tải cầu và hoàn thiện bàn giao.
Quy trình công nghệ đối với công trình giao thông đường bộ
Xếp đá hộc hai bên đường
Rải đá
4 x 6
Đào khuôn đường
Đắp đất đến độ
chặt
Sửa lề hai bên đường
Cho lu
lèn chặt
Rải đá mạt
0,5x1
Hoàn thành bàn giao
Tưới nhựa 2 lớp
Lu lèn chặt
Rải đá
Lu lèn chặt
4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
Công ty xây dựng CTGT 874 là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực giao thông, do đó công ty hạch toán đúng như chế độ kế toán do Bộ Tài chính và vận dụng thực tiễn vào ngành giao thông. Do công ty tổ chức theo kiểu phân cấp gồm các đội xây dựng trực thuộc nên bộ máy kế toán công ty gồm 2 loại kế toán là:
- Kế toán tại công ty.
- Kế toán tại các đội xây dựng công trình
Kế toán tại các đội xây dựng công trình có nhiệm vụ tậphợp các chứng từ ban đầu và hạch toán ban đầu, ghi chép lập bảng kê chi tiết... Sau đó chuyển cả các chứng từ có liên quan đến phòng tài chính kế toán công ty. Kế toán công ty căn cứ vào các chứng từ này để ghi chép hàng ngày. Sau đó kế toán lập các sổ sách cần thiết, tổng hợp và báo cáo tài chính. Tất cả các sổ sách và chứng từ kế toán đều phải có sự kiểm tra phê duyệt của kế toán trưởng và giám đốc công ty. Tại công ty, bộ máy kế toán công ty được phân công với các chức năng nhiệm vụ rõ ràng để hoàn thành phần việc kế toán đã giao.
Bộ máy kế toán Công ty xây dựng CTGT 874 gồm có 8 người: có 1 trưởng phòng kế toán, 2 phó phòng và mỗi người đảm nhiệm một chức năng riêng biệt, thực hiện nhiệm vụ riêng.
Sơ đồ bộ máy kế toán
Trưởng phòng kế toán
Thủ kho kiêm thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Kế toán ngân hàng thanh toán với người mua giá thành
Kế toán TSCĐ thu nhập và phân phối thu
Kế toán vật liệu thanh toán với người bán, tiền mặt
1. Trưởng phòng kế toán
Phụ trách chung và điều hành toàn bộ công tác kế toán của đơn vị chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và Nhà nước về quản lý và sử dụng các loại lao động vật tư tiền vốn trong sản xuất kinh doanh. Tổ chức hạch toán các quá trình sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước, xác định kết quả kinh doanh và lập các báo cáo theo quy định.
- Chỉ đạo trực tiếp hướng dẫn công nhân viên dưới quyền thuộc phạm vi và trách nhiệm của mình, có quyền phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán tại công ty làm việc ở bất cứ bộ phận nào.
- Các tài liệu tín dụng... liên quan đến công tác kế toán đều phải có chữ ký của kế toán trưởng mới có tác dụng pháp lý.
2. Kế toán tổng hợp
Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác kế toán được giao, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Mở sổ kế toán ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời và trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị theo đúng quy định.
- Giám sát và kiểm tra các hoạt động tài chính, phát hiện và ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách và chế độ tài chính.
- Quản lý tài sản cố định, đăng ký và tính khấu hao cơ bản hàng tháng, quý, phân bổ vào giá thành sản phẩm theo chế độ hiện hành.
- Tổng hợp giá thành sản phẩm theo chế độ hiện hành.
- Tổng hợp giá thành toàn công ty, xác định kết quả kinh doanh phân phối lợi nhuận và trích lập quỹ theo quy định.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo tài chính, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, thuế và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý đúng quy định và kịp thời gian cho cơ quan cấp trên.
3. Kế toán ngân hàng thanh toán với người mua giá thành
Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và có nhiệm vụ quyền hạn sau:
- Hướng dẫn kiểm tra các ngành nghiệp vụ và các đơn vị được phân công. Theo dõi quản lý việc thực hiện công tác kế toán tài chính, sử dụng vật tư tài sản, tiền vốn có hiệu quả, phát hiện kịp thời và ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách chế độ kỷ cương của luật tài chính.
- Hướng dẫn các đơn vị giữ báo cáo quyết toán hàng tháng quý theo đúng quy định, đầy đủ chứng từ hợp lệ, trực tiếp kiểm tra phê duyệt quyết toán cho các đơn vị, phải phân rõ các chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình.
- Cùng các đơn vị quan hệ trực tiếp với các chủ đầu tư để thanh toán thu hồi vốn các công trình.
- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán thống kê quản lý tài chính theo quy chế tài chính nhà nước.
- Thường xuyên đôn đốc các đơn vị chấp hành chế độ báo cáo, quản lý bảo quản sự lưu trữ chứng từ, sổ sách tài liệu theo quy định.
4. Kế toán tài sản cố định, thu nhập và phân phối thu nhập
Có nhiệm vụ theo dõi hạch toán và quản lý tài sản cố định về hiệnvậtvà giá trị tính toán các khoản thu nhập từ các hoạt động của đơn vị và tiến hành phân phối theo chế độ tài chính quy định.
5. Thủ kho kiêm thủ quỹ.
Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và có chức năng nhiệm vú sau:
- Quản lý đảm bảo an toàn, bí mật tài khoản tiền gửi ngân hàng ghi chép đầy đủ với ngân hàng và phát hiện những sai sót để điều chỉnh cho kịp thời.
- Quản lý, bảo đảm bí mật an toàn tuyệt đối quỹ tiền mặt, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, kim khí, đá quý...
Do tình hình sản xuất kinh doanh mang tính chất phân tán, để tạo sự năng động trong điều hành sản xuất, công ty đã quản lý và cung cấp một số vật tư chủ yếu cho công trình, đồng thời đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài chính cho sản xuất kinh doanh. Các đội sản xuất tự quyết định phương án thi công, tổ chức thi công theo thiết kế. Mọi chứng từ thu chi tài chính đều phải được thống kê giao cho phòng kế toán tài vụ công ty để hạch toán chung toàn công ty đồng thời sau khi công trình hoàn thành bàn giao hạch toán lỗ, lãi cho công trình.
+ Phương thức hạch toán: Công ty áp dụng phương pháp hạch toán báo cáo ở các đơn vị. Hạch toán tập trung tại phòng tài chính kế toán công ty theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Trình tự luân chuyển chứng từ được thể hiện như sau:
Chứng từ gốc
Sổ tổng hợp
Sổ đăng ký chứng từ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
Báo cáo kế toán
Phần II
Tình hình công tác kế toán tại công ty XDCTGT 874
I. Kế toán tài sản cố định:
1. Chứng từ sổ sách, phương pháp kế toán tổng hợp, chi tiết tài sản cố định và cách đánh giá TSCĐ:
+ Đánh giá tài sản cố định:
Tại công ty xây dựng công trình giao thông 874, đánh giá TSCĐ theo quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Đối với loại TSCĐ mua sắm (kể cả mua mới và mua cũ) nguyên giá tài sản cố định bao gồm: Giá mua thực tế,chi vận chuyển, lắp đặt chạy thử, thuê, lệ phí trước bạ (nếu có).
Nguyên giá TSCĐ thay đổi theo các trưường hợp.
- Đánh giá TSCĐ
- Nâng cấp TSCĐ bằng cách sửa chữa cải tạo TSCĐ, trang bị thêm
- Tháo dỡ bớt một số bộ phận cuaTSCĐ.
Ví dụ: Công ty hoàn thành đưa vào sử dụng công trình Hà Nội, Cầu Giẽ. Giá trị công trình 854.710.516 đ. Chi phí đi lại 4.215.000 đ.
Nguyên giá được xác định là :
854.710.516 + 4.215.000 = 856.925.516 đ
+ Kế toán chi tiết TSCĐ tại công ty xây dựng công trình giao thông 874.
Dựa vào chứng từ mua sắm, thanh lý và nhượng bán khấu hao TSCĐ kế toán TSCĐ làm căn cứ để lập sổ kế toán chi tiết TSCĐ. Kế toán TSCĐ mở từng trang sổ cho từng loại TSCĐ riêng.
Chứng từ và sổ sách phải lập theo đúng quy định trong chế độ và ghi chép kịp thời đầy đủ đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Chứng từ kế toán bao gồm 2 hệ thống :
- Hệ thống bắt buộc
- Hệ thống hướng dẫn
Chứng từ kế toán phải được lập và chịu trách nhiệm đầy đủ số liệu theo quy định. Ghi chép chứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ số liệu theo quy định và gạch bỏ phần để trống.
+ Các loại sổ sách :
- Số kế toán gồm:
- Sổ của phần kế toán tổng hợp
- Sổ của phần kế toán chi tiết
+ Sổ kế toán tổng hợp bao gồm : sổ nhật ký, sổ cái và sổ kế toán tập hợp khác.
Kế toán tổng hợp tài sản cố định tại Công ty xây dựng công trình giao thông 874 được hình thành từ 2 nguồn vốn kinh doanh và các quỹ.
Nguồn vốn kinh doanh: - Ngân sách nhà nước cấp
- Vốn tự có của doanh nghiệp
Các quỹ : - Quỹ phát triển kinh doanh
- Quỹ dự trữ
- Quỹ khen thưởng
- Sổ kế toán chi tiết gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Sổ nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ kế toán trong 1 niên độ kế toán theo trình tự thời gian. Số liệu kế toán trên sổ nhật ký phản ánh số phát sinh bên nợ và bên có của các tài khoản kế toán.
Ngày, tháng ghi sổ
Số liệu và ngày lập chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
+ Tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Sổ cái dùng đểghi các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ, niên độ kế toán theo tài khoản kế toán, số liệu kế toán trên sổ cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sổ cái ghi đủ các phần như:
Ngày, tháng ghi sổ
Số liệu và ngày lập chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
Số tiền của nghiệp vụ phát sinh ghi vào bên nợ bên có của tài khoản.
Sổ chi tiết dùng để ghi chép các đối tượng kế toán cần thiết, theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý.
Các hình thức sổ kế toán quy định áp dụng:
- Hình thức sổ kế toán nhật ký chung
- Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái
- Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ
- Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ.
Trong mỗi hình thức ghi sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng kết cấu, thứ tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.
Sổ kế toán phải được mở theo từng niên độ kế toán.
Số kế toán phải dùng mẫu in sổ hoặc kẻ sẵn.
2. Kế toán tăng giảm tài sản cố định:
Tài sản cố định tại Công ty xây dựng công trình giao thông 874 tăng là do mua sắm nhà cửa vật kiến trúc và máy móc thiết bị.
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ kế toán ghi :
Nợ TK 211 Nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 133 Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112 Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới)
Có TK 331 Tổng số tiền chưa trả người bán
Có TK 311 Dùng vốn vay mua TSCĐ
Ví dụ: Ngày 25/5/2000 Công ty mua máy Photocopi Toshiba đơn giá 23.613.400 đ. Thuế VAT (10%) 2.361.340. Công ty đã trả bằng tiền mặt.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 211 : 23.613.400
Nợ TK 133 : 2.361.340
Có TK 111 : 25.974.740
Tăng tài sản cố định cho xây dựng
Các chi phí trong quá trình xây dựng
Nợ TK 241 (2411) Tập hợp chi phí thực tế
Nợ TK 133 (1332) Thuế VAT được khấu trừ
Có TK liên quan (331, 341, 111, 112...)
Khi công trình xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng căn cứ vào giá trị quyết toán công trình được duyệt, kế toán ghi :
Nợ TK 211 (chi tiết từng loại)
Có TK 241 (2411)
Kết chuyển nguồn vốn (đầu tư bằng vốn chủ sở hữu)
Nợ TK 414 (1), 441, 431 (2)
Có TK 411 (hoặc 431(3))
Ví dụ: Ngày 1/9/2000, Công ty hoàn thành và đưa vào sử dụng khu công trình phụ nhà làm việc (Vinh).
Giá trị quyết toán công trình được duyệt là 20.406.655 đ.
Kế toán TSCĐ định khoản như sau :
- Nợ TK 241 : 20.406.655
Có TK 331 : 20.406.655
- Nợ TK 331 : 10.203.327
Có TK 112 : 10.203.327
- Nợ TK 211 : 20.406.655
Có TK 241 : 20.406.655
Bảng tăng TSCĐ năm 2000
Số TT
Tên tài sản
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
1
Máy Photocopi TOSHIBA
23.613.400
1
23.613.400
2
Máy vi tính
10.032.767
3
30.098.300
3
Máy San KOMATSU
354.450.000
1
354.450.000
4
Máy súc lật KAWASAKI80ZIII
560.422.727
1
560.422.727
5
Lu rung YZ145A Trung Quốc
406.593.703
1
406.593.703
6
Xe VIVA
13.900.000
2
27.800.000
7
Xe WAYS
16.680.000
1
16.680.000
8
Ti vi PANASONIC
8.826.500
2
17.653.000
9
Bộ đúc ống cống rung 1000
229.000.000
1
229.000.000
10
Máy thuỷ chuẩn
9.685.454
1
9.685.454
11
Máy phát điện 75KVA
33.000.000
1
33.000.000
12
Khu công trình phụ nhà làm việc Vinh
20.406.655
1
20.406.655
13
Máy vi tính 200MMX+ máy in 1100
15.589.000
1
15.589.000
14
Xe máy MINSK
9.465.091
1
9.465.091
15
đầm cóc Nhật
16.500.000
1
16.500.000
16
Máy phát điện HONDA 1,5KVA
6.100.000
1
6.100.000
17
Xe tưới nhựa KIABOXER
188.702.380
1
188.702.380
18
Trạm cân điện tử
144.761.900
1
144.761.900
19
Lu rung W70C
425.655.032
1
425.655.032
20
Xe téc Zin 130 (29L-22.07)
119.962.500
1
119.962.500
Cộng
2.656.139.142
Tại công ty xây dựng công trình giao thông 874, tài sản cố định giảm chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán.
Bút toán giảm tài sản cố định do thanh lý, nhượng bán:
- Bút toán xoá sổ tài sản cố định nhượng bán:
Nợ TK 214 (2141) Giá trị hao mòn
Nợ TK 821 Giá trị còn lại
Có TK 211 Nguyên giá
- Bút toán doanh thu nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK liên quan (111,112,131) Tổng giá thanh toán
Có TK 721 Doanh thu nhượng bán
Có TK 333 (3331) Thuế VAT phải nộp
- Bút toán chi phí nhượng bán khác:
Nợ TK 821 Tập hợp chi phí nhượng bán
Có TK 331, 111, 112...
Bảng tổng hợp giảm TSCĐ năm 2000
Số TT
Tên tài sản
Số lượng
Nguyên giá
Giá trị còn lại
1
Máy rải cấp phối đá
1
181.025.000
7.650.000
2
Bộ sàng đá
1
65.000.000
4.154.667
3
Bộ nghiền sàng đá
1
20.962.200
4
Tời điện
1
25.201.000
5
Bể chứa 4 m3
1
1.830.400
Cộng :
294.018.600
11.804.667
3. Kế toán khấu hao TSCĐ:
Do tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái, biển hiệu, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau... nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. ở côngty xây dựng công trình giao thông 874 áp dụng tài sản cố định hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình: bao gồm toàn bộ những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ quy định (hiện nay giá trị ³ 5.000.000 đ, thời gian sử dụng ³ 1 năm).
Tuỳ theo từng loại TSCĐ cụ thể, từng cách thức hình thành, nguyên giá TSCĐ sẽ được xác định khác nhau. Cụ thể :
- Tài sản cố định mua sắm (bao gồm cả mua mới và cũ): nguyên giá TSCD mua sắm gồm giá mua thực tế phải trả theo hoá đơn của người bán cộng với thuế nhập khẩu và các khoản phí tổn mới trước khi dùng (phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, thuế trước bạ, chi phí sửa chữa, tân trang trước khi dùng...), trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng.
- Tài sản cố định do bộ phận XDCB tự làm bàn giao: Nguyên giá là giá phải trả cho bên B cộng với các khoản phỉ tổn mới trước khi dùng (chạy thử, thuế trước bạ...) trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng.
- Tài sản cố định nhận góp vấn liên doanh, nhận tặng thưởng, viện trợ, nhận lại vốn góp liên doanh... Nguyên giá tính theo giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cùng các phí tổn mới trước khi dùng (nếu có).
Chi tiết kiểm kê tài sản cố định năm 2000.
Bảng kê Tài sản cố định đã hết khấu hao
đến ngày 01 tháng 01 năm 2000
Số TT
Tên tài sản
Đăng ký
Nguyên giá đã hết KH31/12/99
Phụ ghi
I
Thiết bị động lực
135.600.000
1
Máy ép ĐK9
40.600.000
2
Máy phát điện 200 KW
95.000.000
II
Thiết bị công tác
2.263.194.210
1
Máy tiện levít
6.300.000
2
Máy xúc E03322b
90.662.600
3
Máy ủi T130
189.263.060
4
Máy ủi phi át
238.124.950
5
Máy ủi phi át
60.000.000
6
San tự hành
80.463.600
7
Lu lăn đường 8 tấn
27.667.500
8
Lu lăn đường 8 tấn
27.667.500
9
Xúc E03322
270.000.000
10
Trạm trộn bê tông nhựa
584.000.000
11
Máy rải bê tông nhựa
411.000.000
12
Lu bánh lốp
210.000.000
13
Lu lăn đưường bánh lốp
ĐY-39
68.045.000
Máy rải cấp phối đá
Lu rung DU 58A
Lu rung DU 58A
Trạm trộn cấp phối đá dăm
Xúc lật TO30
Máy ủi DZ 42
Máy ủi DZ 171
III
Phương tiện vận tải:
721.204.613
1
Xe ô tô téc nước TM
38.346.750
2
Cẩu zin 1302561
77.500.800
3
Xe KAMA3 53212
37H 23-25
99.127.063
4
Xe MAZ ben
37H 37-40
80.730.000
5
Xe MAZ ben 5551
37H 37-20
130.000.000
Xe con YAZ469
29E 28-28
22.500.000
Xe KA MAZ ben 5511
37B 23-68
68.250.000
Xe KA MAZ ben 5511
- 55
68.250.000
Xe KA MAZ ben 5511
- 53
68.250.000
Xe KA MAZ ben 5511
- 57
68.250.000
IV
Tài sản không cần dùng:
29.000.000
1
Máy ép khí ĐK9
29.000.000
V
Vật kiến trúc
12.302.400
1
Bể chứa 3,7 m3
1.830.400
2
Bể chứa 8 m3
2.992.000
3
Bể chứa 10 m3
2.992.000
4
Bể chứa 11 m3
1.496.000
5
Bể chứa 12 m3
2.992.000
Tổng cộng :
3.161.301.223
4. Kế toán sửa chữa tài sản cố định
- Trưường hợp sửa chữa nhỏ, mang tính bảo dưỡng:
Do khối lượng công việc sửa chữa không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đó.
Việc sửa chữa do doanh nghiệp tự làm, chi phí sửa chữa như sau :
Nợ các TK liên quan (627,641,642...)
Nợ TK 141
Có TK chi phí (111,112,152,214,334,338...)
Ví dụ: Ngày 4/12 xuất cho anh Hùng máy xúc lật để san đường cầu Vinh:
Nợ TK 141 : 14.000.000
Có TK 153 (1) : 14.000.000
Ngày 5/10 xuất cho anh Đang 1 máy rải bê tông nhựa sửa chữa máy. Xuất trang bị dụng cụ sửa chữa máy thay buzi ở bộ phận máy:
Nợ TK 627 : 12.000
Nợ TK 642 : 204.000
Có TK 153 : 216.000
- Sửa chữa lớn TSCĐ mang tính phục hồi hoặc nâng cấp:
Hàng năm công tác sửa chữa lớn TSCĐ của công trình giao thông xây dựng 874 thường sửa chữa công trình, đường quốc lộ, kè, càng...
Căn cứ vào các hợp đồng sửa chữa và biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành kế toán ghi:
Nợ TK 133
Nợ TK 241 (2413)
Có TK 331
Tại Công ty xây dựng công trình giao thông 874 trường hợp tạm ứng trước tiền công hoặc thanh toán cho người nhận thầu :
Nợ TK 331
Có TK (111,112,311...)
Nếu doanh nghiệp tự làm :
Tập hợp chi phí sửa chữa thực tế chi ra theo từng công trình:
Nợ TK 241 (2413)
Có TK chi phí (111,112,152,214,334,338...)
VD: Công trình quốc lộ 2 Hà Giang cần sửa chữa đường quốc lộ trị giá: 9.270.000 đ
Nợ TK 241 (3) : 9.270.000
Có TK 331 : 9.270.000
Nhưng Công ty mới tạm ứng được 5.000.000
Nợ TK 331 : 5.000.000
Có TK 111 : 5.000.000
+ Phương pháp kế toán xây dựng cơ bản thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp, tài sản cố định đi thuê:
Khi thanh lý tài sản cố định phải có quyết định về việc thanh lý tài sản cố định. Đơn vị phải thành lập ban thanh lý, lập biên bản thanh lý do ban thanh lý lập nên.
Biên bản thanh lý được lập làm 2 bản. 1 biên bản được chuyển cho kế toán TSCĐ để theo dõi ghi sổ, 1 biên bản được lưu vào phòng tổ chức hành chính.
Căn cứ vào biên bản thanh lý và các chứng từ liên quan (phiếu thu).
Kế toán ghi sổ theo định khoản.
a. Nợ TK 214 giá trị đã hao mòn
Nợ TK 821 phần giá trị còn lại.
Có TK211 Nguyên giá
b. Nợ TK 111, 112, 131 Số tiền thu được
Có TK 721
c. Tập hợp chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có)
Nợ TK 821 Phần chi phí khi thanh lý TSCĐ
Có TK 111,112
- Đối với kế toán nhượng bán:
Khi nhượng bán TSCĐ để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn; căn cứ vào chứng từ nhượng bán hoặc chứng từ thu thiền nhượng bán tài sản cố định số tiền đã thu hoặc phải thu của người mua kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 111 tiền mặt
Nợ TK 112 Tiển gửi ngân hàng
Nợ TK 131 phải thu khách hàng
Có TK 721. Các khoản thu nhập bất thường
Chi tiết thống kê TSCĐ thuê tài chính năm 2000
Khấu hao TSCĐ thuê tài chính năm 2000
TT
Tên tài sản
Nguyên giá
Khấu hao năm 1999
Giá trị còn lại 31/12/99
1
Xe ô tô Huyn Dai
218.317.500
31.188.214
187.12._.9.286
2
Xe ô tô Huyn Dai
218.317.500
31.188.214
187.129.286
3
Xe ô tô Huyn Dai
218.317.500
31.188.214
187.129.286
4
Máy đào bánh xích MX10LC-2
366.689.700
52.384.244
314.305.456
Tổng cộng:
1.021.642.200
145.948.886
875.693.314
Hầu hết tài sản cố định nhượng bán là những tài sản không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả, khi nhượng bán tài sản cố định phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết.
Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định, phản ánh phần giá trị còn lại vào chi phí và ghi giảm nguyên giá giá trị đã hao mòn.
Nợ TK 214: Nguyên giá hao mòn tài sản cố định
Nợ TK 821: chi phí bất thường
Có TK 211: TSCĐ hữu hình.
Các chi phí phát sinh liên quan đến việc nhượng bán tài sản cố định được tập hợp vào bên nợ.
Nợ TK 821 Chi phí bất thưường
Nếu tài sản cố định đem nhượng bán được hoàn thành tài sản cố định được tập hợp vào bên nợ.
Nợ TK 315 Nợ dài hạn đến hạn trả.
Nợ TK 341 vay dài hạn
Có TK 111 Tiền mặt
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng
Đối với Công ty xây dựng công trình giao thông 874 tài sản cố định thuê chủ yếu là xe ô tô, máy đào bánh xích.
II. Kế toán thu mua, nhập xuất và dự trữ vật liệu, chi phí vật liệu trong sử dụng.
* Phương pháp chứng từ và tập hợp chi phí vật liệu
ở Công ty xây dựng công trình giao thông 874 thu mua nguyên vật liệu thường các phụ tùng để thay thế máy móc. Do vậy người chỉ huy công trình, lập kế hoạch tiến độ mua các loại nguyên vật liệu chính gửi về. công ty phải căn cứ vào yêu cầu mỗi lần mua vật liệu của công trình.
* Khi hàng về nhập kho, thủ trưởng đơn vị của công trình cho tiến hành nhập kho theo số lượng thực, nhập vào sổ chi tiết cho từng loại vật liệu theo dõi cuối tháng lên bảng kê phiếu nhập kho báo về phòng tài vụ Công ty để hạch toán. Phòng tài vụ công ty căn cứ vào phiếu nhập kho để báo cáo, căn cứ vào đơn mua hàng vật tư để xem số lượng gữa hoá đơn và thực tế có khớp không. Nếu đúng số lượng hoá đơn và thực tế thì sẽ tiến hành tính giá của nguyên vật liệu nhập kho. Giá gốc, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, thuế, chi phí thu mua giá thực tế nhập kho.
VD: Phiếu nhập kho
Đơn vị: Cty 874
VT - Tbị
Phiếu nhập kho Số: 137
Ngày 20 tháng 1 năm 1999
Mẫu số 01-VT
QĐ1141-TC/QĐ/CĐKT 1/1/95 Bộ Tài chính
Nợ..............
Có..............
Họ tên người giao hàng: Hồ Trọng Kỹ - VT-Tbị
Theo HĐ GTGT số 07342 ngày 17/11/1999 của Lã Thị Thập
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Vinh
Nhập tại kho : Nhập xuất thẳng (Px số : 213)
Thứ tự
Tên,nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư sản phẩm, hàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Phớt đít súp páp
cái
6
7.000
42.000
2
Bìa a mi ăng
m2
1,5
80.000
120.000
3
Gioăng giằng cờ và đ/c
bộ
1
60.000
60.000
4
Xéc măng máy nén khí
bộ
1
45.000
45.000
5
Bi đỡ ắc xi ơ
vòng
2
60.000
120.000
6
Bi trục cơ cấu cài ben 869404
vòng
1
60.000
60.000
7
Bạc biên
cặp
1
70.000
70.000
8
Lõi lọc nhiên liệu
cái
2
25.000
50.000
5% thuế
28.350
Cộng :
595.350
Bằng chữ : Năm trăm chín mươi lăm nghìn, ba trăm năm mươi đồng
Nhập ngày 20 tháng 11 năm 1999
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên. Một liên thủ kho giữ để làm bảng kê và báo cáo, thẻ kho một liên chuyển về phòng tài vụ của công ty để theo dõi hạch toán.
Sau khi nhập kho, thu kho vào thẻ kho đơn vị mỗi loại vật tư.
Ví dụ : từ phiếu nhập trên thủ kho lập thẻ cho từng loại vật liệu.
Đơn vị: Cty 874
Vật tư - thiết bị
Thẻ kho
Mẫu số 01-VT
QĐ1141-TC/QĐ/CĐKT 1/1/95 bộ tài chính
Theo : HĐgtgt số 030865 ngày 31/10/2000 của Trạm vật tư phụ tùng và máy nông nghiệp - 105 Trường Chinh
Chứng từ
Diễn giải
Ngày
Nhập
Xuất
Tồn
Ký nhận
01
22/10/2000
Nhập trạm vật tư phụ tùng và máy nông nghiệp - 105 Trưường Chinh
22/10
200
150
50
02
26/10/2000
Sửa chữa máy phục vụ sản xuất
26/10
500
350
150
Tồn cuối tháng 10
200
Thẻ kho nhằm mục đích theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho cho từng thứ vật tư, sản phẩm, hàng hoá ở từng kho.
Phòng kế toán lập thẻ và ghi các chi tiêu, tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số, vật tư sản phẩm hàng hoá sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày.
Hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho.
Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu căn cứ vào tất cả các phiếu nhập xuất kho để tính giá nguyên vật liệu. Đặc thù của công ty xây dựng công trình giao thông 874 là thiết bị vật tư thường là phục vụ sửa chữa máy móc phục vụ sản xuất, thi công, do vậy thường không có 1 kho chung cho tất cả công trình. Vì vậy việc tính giá xuất kho của công ty có khi gặp nhiều khó khăn.
Khi máy móc bị hỏng, chỉ huy trưởng xét thấy có nhu cầu mua vật tư công cụ dụng cụ để sửa chữa, chỉ huy trưởng công trình sẽ tiến hành đề nghị giám đốc và phòng kế hoạch kỹ thuật cho mua. Khi được duyệt mua công ty sẽ có trách nhiệm chuyển séc hoặc tiền mặt thanh toán cho bên bán.
Khi máy móc thiết bị bị hỏng cần để phục vụ sản xuất, yêu cầu chỉ huy công trình cho xuất vật tư.
Dựa vào lệnh xuất vật liệu chỉ huy công trình thủ trưởng đơn vị xuất vật liệu và làm phiếu xuất kho cho bộ phận sản xuất.
Ví dụ : Trong tháng 10 năm 2000 Công ty XDCTGT874 xuất ra một số vật liệu hoá đơn, số lượng vật liệu xuất ra đúng như trong hoá đơn, thủ kho làm phiếu xuất kho.
VD: Phiếu xuất kho
Đơn vị: Cty 874
VT - Tbị
Phiếu xuất kho Số: 137
Ngày 26 tháng 10 năm 1999
Mẫu số 01-VT
QĐ1141-TC/QĐ/CĐKT 1/1/95 bộ tài chính
Nợ..............
Có..............
Họ tên người nhận hàng: Lưu Đại Hải
Địa chỉ : Máy ủi D7171 (U-7JZ) Đội nền Lạng Sơn
Lý do xuất kho : Sửa chữa máy phục vụ sản xuất
Xuất tại kho : Nhập xuất thẳng (PN số 123)
Thứ tự
Tên,nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư sản phẩm, hàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Xéc măng DZ171
bộ
1
1.450.000
1.450.000
2
Bạc đùi gà
mảnh
4
70.000
280.000
3
Gối đỡ + bạc bán trục sau
cái
1
400.000
400.000
4
Gioăng mặt máy
cái
2
100.000
200.000
5
Hến nước
bộ
1
20.000
20.000
6
Bộ ruột ga lê tỳ
bộ
1
800.000
800.000
7
A mi ăng
m
0,15
30.000
8
Keo x 66
hộp
1
12.000
12.000
Ông Hải đã ký nhận ở giấy xin xác nhận ngày 20/10/99 tại đội nền Lạng Sơn
Cộng :
3.192.000
Bằng chữ : Ba triệu, một trăm chín hai nghìn đồng.
Xuất ngày 26 tháng 10 năm 1999
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
III. kế toán chi phí công nhân và trích bhxh, bhyt, Kpcđ, thu nhập của người lao động
1. Cấu thành cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Các loại lao động và hình thức trả lương.
Việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng kỷ luật đào tạo, bồi dưỡng do Tổng giám đốc công ty thực hiện. Tất cả mọi người trong công ty đều phải ký hợp đồng lao động theo đúng quy định nhà nước. Tổng giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động.
Phó phòng tổ chức chính là cơ quan có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc công ty và Ban lãnh đạo về công tác quản lý sử dụng lao động sao cho có hiệu quả và đúng pháp luật.
Công ty hiện có 365 người lao động, trong đó khối cán bộ, đoàn thể 43 người, còn lại là các công nhân tham gia trực tiếp của công ty tại các công trình. Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề trong công ty được thể hiện qua bảng phân tích sau:
Ngành nghề
Số lượng lao động
Tỷ trọng so với toàn công ty (%)
1. Khối cơ quan đoàn thể
43
11,8
2. Lãnh đạo
8
2,19
3. Phòng tổ chức cán lao động
3
0,82
4. Phòng kế hoạch kỹ thuật
9
2,46
5. Phòng thiết bị vật tư
4
1,09
6. Phòng Tài chính kế toán
8
2,19
7. Phòng hành chính quản trị
10
2,73
Cộng
85
23,28
II. Lao động ở các đội:
1. Đội sản xuất số 1
31
8,49
2. Đội sản xuất số 2
7
1,9
3. Đội sản xuất số 3
22
6,02
4. Đội sản xuất số 4
31
8,49
5. Đội sản xuất số 5
73
20
6. Đội sản xuất số 6
7
1,9
7. Đội sản xuất số 7
73
20
8. Đội sản xuất số 8A
10
2,73
9. Đội sản xuất số 8B
10
2,73
10. Trạm trộn bê tông nhựa
16
4,37
Cộng
280
76,7
Tổng số lao động
365
Trình độ văn hoá của cán bộ quản lý cũng như trình độ tay nghề của một công nhân lao động trực tiếp và gián tiếp, Công ty rất coi trọng và là một trong những chỉ tiêu để tuyển dụng lao động vào làm trong công ty. Trình độ văn hoá của công ty tối thiểu phải là tốt nghiệp trung cấp các chuyên ngành đối với khối cơ quan. Đối với công nhân tuyển dụng lao động tại các công trình thì tối thiểu phải là tốt nghiệp phổ thông trung học (số lao động thuê tại các công trình).
Yêu cầu về trình độ tay nghề của lao động trực tiếp trong công ty được quy định theo từng mức độ công việc.
Ví dụ như số lao động làm thuê theo hợp đồng tại công trình thì phải cần lựa chọn những người có sức khoẻ và bậc thợ tay nghề qui định. Còn các công việc khác đều yêu cầu người lao động phải có bằng cấp ngành nghề chuyên môn về công việc đó thì mới tuyển dụng.
Bảng phân loại trình độ văn hoá của cán bộ công nhân viên trong công ty
Chỉ tiêu
Số lượng
Tỷ trọng
Tổng số lao động
365
100%
Trình độ đại học
100
27%
Trình độ trung cấp
100
27%
Trình độ sơ cấp và bậc thợ
165
46%
Tổng
365
100
b) Các hình thức tiền lương và phạm vi áp dụng
Việc phân phối thu nhập được phân phối theo nguyên tắc, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tổng giám đốc công ty quyền cho các đơn vị trực tiếp xây dựng phương án hình thức lương theo quy định hiện hành phù hợp với quá trình sản xuất xây dựng. Hình thức này áp dụng cho toàn bộ hình thức lương khoán sản phẩm. Riêng ở khối cơ quan căn cứ vào chức danh, thời gian, kết quả hoạt động của các đơn vị thành viên để tính lương.
Công ty xây dựng CTGT 874 là một công ty mang đặc điểm của ngành xây dựng giao thông cơ bản, sản phẩm khoán đơn chiếc, số lao động tham gia gián tiếp trong quá trình thi công sẽ được áp dụng hình thức lương thời gian đồng thời cũng căn cứ vào số công việc hoàn thành của các đội sản xuất để tính lương.
Đối với số lao động tham gia trực tiếp và số lao động thuê ở các đội để áp dụng hình thức lương khoán sản phẩm hoàn thành.
Việc áp dụng các hình thức tiền lương công ty là nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối lao động. Kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của công ty bằng lao động, lựa chọn hình thức trả lương đúng đắn có tác dụng đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật nâng cao năng suất lao động.
c) Quản lý sử dụng lao động và quỹ tiền lương
Trong việc quản lý, và phân phối quỹ tiền lương, Công ty quản lý tổng thể quỹ tiền lương và các quỹ ngày công nghĩa vụ công ích. Các nguồn quỹ khác phụ thuộc cơ cấu quỹ lương. công ty hướng dẫn cho các đơn vị xây dựng và quản lý quỹ tiền lương ; quỹ tiền lương chi trả BHXH, BHYT, hướng dẫn các đơn vị, lập kế hoạch bảo hộ lao động, làm các thủ tục thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT theo quy định. Các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ đơn vị tự tìm kiếm và đơn giá tiền lương được duyệt đã lập kế hoạch an toàn lao động, BHXH, BHYT, CĐP, Đảng phí, BHLĐ theo chế độ hiện hành. Đây là cơ sở cho đơn vị ứng quỹ tiền lương cho các kỳ nghiệm thu thanh toán. Quỹ lương thực tế của các đơn vị được xác định bằng tổng doanh thu thực tế trừ đi tổng phần trừ thực tế. Hàng quý khi quyết toán được duyệt thì quỹ lương mới được xác định chính thức. Trường hợp bị lỗ thì quỹ lương bị trừ đi tất cả các sản phẩm công trình đều phải có định mức lao động và đơn giá tiền lương chưa phù hợp thì đơn vị lập báo cáo trình công ty.
Khi nói tới quỹ tiền lương và biện pháp quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp không thể không quan tâm đến việc xây dựng đơn giá tiền lương mọi sản phẩm phải có định mức lao động và đơn giá tiền lương cụ thể.
Theo quy chế quản lý tài chính ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của chính phủ thì doanh nghiệp tự xây dựng lao động cho cá nhân, bộ phận và định mức tổng hợp theo hướng dẫn của Bộ lao động - thương binh - xã hội. Các tổng công ty Nhà nước độc lập được xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt phải đăng ký định mức lao động với Bộ lao động - thương binh - xã hội. Các doanh nghiệp còn lại phải đăng ký định mức lao động với thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.
Trên cơ sở định mức phải đăng ký với chế độ do Nhà nước quy định. Doanh nghiệp đơn giá tiền lương trên cơ sở sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt định kỳ, các cơ quan có thẩm quyền tiền hành kiểm tra lại định mức lao động, đơn giá tiền lương của doanh nghiệp phù hợp với tốc độ tăng năng suất lao động và thu nhập tiền lương thực hiện điều chỉnh cho phù hợp.
2. Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và tính tiền lương BHXH phải trả CNV.
a) Hạch toán lao động
Hạch toán lao động : gồm thời gian lao động, hạch toán số lượng lao động, hạch toán kết quả lao động.
- Hạch toán số lượng là theo dõi số lượng lao động, từng loại lao động theo nghề nghiệp và cấp bậc kỹ thuật của người lao động.
- Hạch toán thời gian lao động là theo dõi số lượng lao động, từng loại lao động, từng bộ phận sản xuất làm cơ sở để tính lương cho bộ phận hưởng lương thời gian.
Hạch toán kết quả lao động là phản ánh ghi chép đúng kết quả lao động của công nhân viên, biểu hiện bằng số lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành của từng người hay từng tổ, nhóm lao động (chứng từ) chứng từ hạch toán thường sử dụng phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành. Vậy hạch toán kết quả lao động cho từng người hay cá nhân lao động là cơ sở để tính tiền lương cho người, cho cán bộ hưởng lương theo sản phẩm. Để hạch toán về số lượng , thời gian và kết quả lao động ta căn cứ vào các tài liệu sau :
+ Bảng chấm công.
+ Phiếu giao việc
+ Phiếu xác nhận công việc đã hoàn thành.
Phiếu giao việc
Ngày 1 tháng 4 năm 2000
Bên giao: ông Nguyễn Duy Tùng - Phó giám đốc công ty phát triển cầu đường
Bên nhận: ông Nguyễn Văn Tới - Giám đốc CTXDCTGT 874
Nội dung :
Căn cứ vào kế hoạch xây dựng công ty giao cho đơn vị thực hiện công trình xây dựng cầu Thăng Long
Thời gian 2/1/1997 đến 1/1/2000
Việc nghiệm thu được tiến hành sau khi công trình hoàn thành. Trị giá công trình 4 tỷ đồng
Ông tổ trưởng có trách nhiệm đôn đốc công nhân làm việc để hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch.
Người nhận việc (A) Người nhận việc (B)
Căn cứ vào phiếu giao việc, tổ trưởng tiến hành chỉ đạo các thành viên trong tổ chức hoàn thành công việc đó. Sau khi công việc thực hiện xong, tổ trưởng yêu cầu cán bộ kỹ thuật bên giao kiểm tra để nghiệm thu chất lượng công trình hoàn thành, có chữ ký xác nhận tổ trưởng.
Phiếu xác nhận công việc hoàn thành
Công trình xây dựng cầu Thăng Long
Từ 2/1/1997 đến 1/4/2000
Bên giao thầu : Nguyễn Duy Tùng - Phó giám đốc CTPT cầu đường
Bên nhận thầu : Nguyễn Văn Tới - GĐ CTGT874
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu đưa hạng mục công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 1/4/2000 của công trình xây dựng cầu Thăng Long
1. Kết quả thực hiện hợp đồng :
- Khối lượng : Bên B đã hoàn thành xây dựng cầu
- Chất lượng : Đạt yêu cầu
- Giá trị hợp đồng :
+ Quyết toán được duyệt : 4 tỷ đồng
+ Đã tạm ứng : không
+ Số còn được thanh toán : 4 tỷ đồng
(Bốn tỷ đồng chẵn)
2. Trách nhiệm của các bên
Bên A : Thanh toán đầy đủ cho bên B theo đúng quy định của Nhà nước
Bên B có trách nhiệm đối với sản phẩm của mình theo các quy định của Nhà nước .
Sau khi biên bản được xác nhận ký kết, bên A sẽ trả toàn bộ số tiền còn lại cho bên B trong thời gian sớm nhất. Hai bên thống nhất thanh lý bàn giao khối lượng công việc hợp đồng đã hoàn thành 2/1/1997 đến 1/4/2000.
Đại diện bên A Đại diện bên B
(Ký, đóng dấu) (Ký, đóng dấu)
Bảng chấm công (trang sau)
b) Tính lương phải trả và BHXH phải trả cho công nhân viên
Hạch toán tiền lương theo sản phẩm
Công ty quản lý tổng thể quỹ tiền lương nên việc hạch toán tổng hợp tiền lương cho các đơn vị thành viên được tập trung về phòng tài vụ công ty. Việc hạch toán chi tiết tiền lương được thực hiện tại các ban kế toán đơn vị.
Hình thức tính trả lương ở các đơn vị được thống nhất theo cơ chế trả lương sản phẩm.
Các đơn vị thành viên căn cứ vào kế hoạch mà công ty giao cho để lập kế hoạch sản xuất cho đơn vị, tự tìm kiếm và xây dựng đơn giá tiền lương. Đây là cơ sở cho các đơn vị ứng quỹ lương vào các kỳ nghiệm thu thanh toán.
Tại công ty xây dựng công trình giao thông 874, căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành và căn cứ vào kế hoạch công ty giao cho đơn vị theo hình thức khoán quỹ lương đã tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương cho từng công việc và trình giám đốc công ty duyệt.
Đơn giá tiền lương được đơn vị xây dựng như sau: Căn cứ vào cấp công việc và mức lương theo cấp bậc công việc, định mức về sản lượng, định mức về thời gian hoàn thành công việc mà công ty giao cho, mức phụ cấp các loại theo quy định của Nhà nước, tính đơn giá tiền lương theo cách sau:
Đơn giá tiền lương cho công việc A
=
Lương cấp bậc công nhân làm công việc a (Phụ cấp nếu có)
Sản lượng kế hoạch công ty giao
Dựa vào công thức này tính được đơn giá tiền lương cho từng loại công trình. Trên cơ sở xây dựng thiết lập đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm và số lượng lao động của công việc đó ta biết được tổng quỹ lương của đơn vị:
Tổng quỹ lương = ồ Đgi (i) x SL(i)
Trong đó: Đgi - Đơn giá tiền lương công việc i
- Sli : Số lượng lao động cho công việc i
- n : Tổng số các công việc của đơn vị
Sau khi lập xong kế hoạch sản xuất căn cứ vào bảng khoán quỹ lương được giám đốc công ty duyệt, đơn vị tiến hành phân bổ từng phần công việc mà mỗi đội phải chịu trách nhiệm hoàn thành. Với hình thức tính lượng sản phẩm ta căn cứ vào quỹ lương, công việc của đơn vị lập “phiếu giao khoán việc” và “phiếu xác nhận công việc đã hoàn thành công trình cầu Thăng Long” đã nêu ở trang trước.
Đối với bộ phận lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm như các ban quản lý công nhân Kỹ thuật, quản lý công trình... thì việc kế toán xem xét thanh toán lương dựa trên cơ sở”Bảng chấm công” của từng bộ phận. Bảng chấm công được lập tương tự như các bảng chấm công của các cơ quan đoàn thể. Cuối quý bảng chấm công này được tập hợp lên Ban kế toán của đơn vị, kế toán đơn vị căn cứ vào hệ số lương, số ngày công của từng người và tổng số tiền lương mà bộ phận nhận được để tính ra tiền lương của từng người trong bộ phận đó.
Tiền thực lĩnh của mỗi người = Tổng phần thu - Tổng phần trừ
Tổng phần thu
=
Lương thời gian
+
L/H, P hệ số 1,2 (nếu có)
+
Lương ốm 0,75 (nếu có)
+
Phụ cấp (nếu có)
ở đây lương thời gian được tính theo công thức:
Lương cơ bản x hệ số lương x Số ngày công 24
Còn lương L/H , P hệ số 1,2 (nếu có) cũng tính như công thức:
=
Còn lương ốm 0,75 (nếu có) cũng tính :
=
Còn tổng phần trừ gồm có 1% CĐ phí, đảng phí, 5% BHXH, 1% BHYT, tiền ủng hộ , tạm ứng (nếu có)
VD : Bảng thanh toán lương quý IV năm 2000 tính như sau :
Trình tự tính như sau :
Tổng phần thu :
Ông Nguyễn Văn Tới = = 2.786.000
(Chỉ có lương thời gian chưa có L/H, hệ số 1,2 và lương ốm 0,75 và phụ cấp)
Ông Hà Đức Thanh = = 6.846.000
(Chỉ có lương thời gian và phụ cấp)
6.846.000 + 268.000 = 7.114.000
Ông Nguyễn Văn Nhã :
Lương thời gian =
284.000 x 2,15 x 47 24
= 1.197.000
5
L/H, P hệ số 1,2 =
284.000 x 1,2 x 24
= 71.000
26
Lương ốm 0,75 =
284.000 x 0,75 x 24
= 231.000
(Không có phụ cấp)
Vậy tổng phần thu của ông Nguyễn Thanh Nhã là :
1.197.000 + 71.000 + 231.000 = 1.499.000
Chu Văn Thiệu :
= 5.242.000
(Chỉ có lương thời gian không có L/H, P hệ số 1,2 , lương ốm 0,75, phụ cấp)
Tổng phần trừ :
Họ và tên
CĐP 1%
Đảng phí 1%
BHXH 1%
BHYT 1%
ủng hộ
TK tạm ứng
Tổng trừ
Nguyễn Văn Tới
27.000
27.000
164.000
32.000
-
-
250.000
Chu Văn Thiệu
52.000
52.000
154.000
30.000
100.000
-
388.000
Nguyễn Danh Nhã
14.000
-
42.000
8.000
100.000
-
164.000
Hà Đức Chanh
71.000
71.000
134.000
26.000
100.000
600.000
1.002.000
Cuối cùng là số tiền thực lĩnh của từng người :
Số tiền thực lĩnh = Tổng phần thu - Tổng phần trừ
Như vậy số tiền lương lĩnh của các ông bà lần lượt là :
Nguyễn Văn Tới : 2.786.000 - 250.000 = 2.536.000
Chu Văn Thiệu : 5.242.000 - 388.000 = 4.854.000
Nguyễn Thanh Nhã : 1.499.000 - 164.000 = 1.335.000
Hà Đức Chanh : 7.114.000 - 1.002.000 = 6.112.000
Cách tính này mặc dù còn hạn chế là chưa tính cấp bậc
Tuy nhiên loại trừ những yếu tố đó thì khuyến khích người lao động gián tiếp đi làm đều đặn,được thực hiện đúng “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”.
ở các đơn vị lương của người lao động trực tiếp được phân bổ vào chi phí nhân công trực tiếp, lương lao động gián tiếp được phân bổ vào chi phí sản xuất chung.
Theo định kỳ ghi chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp ở phòng tài vụ tập hợp tất cả các chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ đã phát sinh ngay tại công ty mà các đơn vị gửi lên, kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ và các định khoản.
VD:
Ngày 30/1/2001 căn cứ vào chứng từ về tiền lương của đơn vị kế toán tổng hợp đã tập hợp, tính và ghi sổ các định khoản phát sinh sau:
- Lương phải trả CNV đội sản xuất số 1:
Nợ TK622 32.734.000
Nợ TK627 1.633.000
Có TK334(2): 34.367.000
- Khấu trừ lương BHXH, BHYT, CPĐ, ĐP, ủng hộ, tạm ứng
Nợ TK334(2) 9.258.000
Có TK338 9.258.000
Và một số nghiệp vụ khác:
Ghi vào CTGS-TK3342 ngày 30/1/2000
Chứng từ ghi sổ.
TK3342 - Phải trả CNV - Đội sản xuất số 1.
Chứng từ ghi sổ Số: .............. Ngày 30/9/2000
Số tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
- Lương phải trả CNV
- Trực tiếp
622
334(2)
32.734.000
- Gián tiếp
627
334(2)
1.633.000
- Khấu trừ lương các khoản BHXH, BHYT, CĐP, ĐP, TK141, ủng hộ
334(2)
338
9.258.000
Cộng:
25.109.000
Kèm chứng từ gốc
Người ghi sổ
(ký, họ và tên)
Kế toán tổng hợp
(ký, họ và tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ và tên)
Hạch toán tiền lương thời gian:
Tổ chức hạch toán tiền lương theo thời gian được tiến hành cho khối cơ quan đoàn thể của công ty. Nói cách khác, đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian ở công ty là CBCNV ở các bộ phận phòng ban của công ty.
Việc theo dõi thời gian làm việc của CBCNV được thực hiện từng phòng ban có một bảng chấm công được lập một tháng một lần. Hàng ngày căn cứ vào sự có mặt của từng thành viên trong phòng, người phụ trách chấm công đánh dấu lên bảng chấm công ghi nhận sự có mặt của từng người trong ngày lương tương ứng từ cột 1 đến 31. Bảng chấm công được công khai trong phòng và trưởng phòng là người chịu trách nhiệm kiểm tra sự chính xác của bảng chấm công.
Cuối tháng các bảng chấm công ở từng phòng được chuyển về phòng kết toán làm căn cứ tính lương, tính thưởng và tổng hợp thời gian lao động sử dụng trong công ty ở mỗi bộ phận. Thời gian nộp bảng chấm công là trước ngày 02 của tháng sau. Kế toán căn cứ vào để tính công cho CNV khối cơ quan.
Trường hợp CBCNV chỉ làm một thời gian lao động theo quy định ngày. Vì lý do nào đó vắng mặt trong thờigian còn lại của ngày thì trưởng phòng căn cứ vào số thời gian làm việc của người đó để xem tính công ngày đó để xem tính công ngày đó cho họ hay không.
Việc tính lương cho cán bộ công nhân viên ở khối cơ quan dựa vào bảng chấm công, mức lương cơ bản và các khoản khác. Công ty còn căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của các đội xây dựng công trình trực thuộc công ty.
Các bảng tính lương sau khi lập xong phải có đủ chữ ký của Giám đốc công ty, trưởng phòng tổ chức lao động tiền lương và trưởng phòng tài vụ công ty. Khi lập xong bảng thanh toán tiền lương, kế toán một mặt phải chuyển cho phòng kế toán để tiến hành thanh toán tiền lương cho CNV.
Ta có bảng tính lương
Để hạch toán tổng hợp tiền lương, công ty sử dụng các tài khoản sau:
TK334 phải trả công nhân viên
TK3341 khối cơ quan.
Ví dụ:
Ngày 30/1/2000 kế toán tổng hợp các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền từ 4 ngày 20/1/2000 tiến hành ghi sổ về các nghiệp vụ đó.
Căn cứ vào bảng thanh toán tổng hợp ký cơ quan kế toán ghi:
Nợ TK642: 106.989.000
Có TK334 : 106.989.000
- Phản ánh phần khấu trừ BHXH, BHYT, ĐP, CPĐ, tạm ứng vào lương củaCNV khối cơ quan kế toán ghi:
Nợ TK334(1) : 18.923.766
Có TK338: 18.923.766
Quá trình ghi sổ tổng hợp kế toán tiền lương của công ty như sau:
Chứng từ ghi sổ:
Số 19
TK334(1). Khối cơ quan quý IV.
Ngày 30/1/2000
Số tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
- Lương phải trả CNV khối cơ quan
642
334(1)
106.989.000
334(1)
338
18.923.766
Cộng
90.578.234
Người ghi sổ
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Đăng ký số liệu của chứng từ vào sổ “Đăng ký chứng từ ghi sổ”
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày
Nợ
Có
19
30
90.578.234
25
30
80.578.278
Cộng:
902.875.742
Chứng từ ghi sổ sau khi được ký duyệt, được sử dụng để ghi vào sổ cái 334
Bảng thanh toán tiền lương của đội sản xuất (lấy một đơn vị điển hình Đội 3, trang sau)
b) Thủ tục trích BHXH phải trả trực tiếp CNV
Quỹ BHXH là khoản tiền đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động cho tổ chức xã hội dùng để trợ cấp trong cả trường hợp họ mất đi khả năng lao động như ốm đau, thai sản, mất sức...
Theo chế độ hiện hành BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20% trên tổng lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại doanh nghiệp trong các trường hợp họ bị ốm, tai hạn, nghỉ đẻ... được tính toán trên cơ sở mức lương ngày của họ và thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ) và tỷ lệ trợ cấp BHXH. Khi người lao động nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ BHXH cho từng người và từ các phiếu nghỉ BHXH kế toán lập bảng thanh toán BHXH, BHXH trích được trong kỳ sau khi trừ đi các khoản trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp phần còn lại phải nộp vào quỹ BHXH tập trung.
- Theo quyết định số 1141 ngày 1/11/1994 của Bộ tài chính chứng từ kế toán BHXH.
- Giấy nghiệm thu, thai sản...
- Biên bản xác nhận tai nạn lao động...
- Bản thanh toán trợ cấp lao động BHXH.
Căn cứ vào các chứng từ tính BHXH theo chế độ quy định kế toán tập hợp bảng thanh toán trợ cấp BHXH cho từng công nhân viên theo từng mức lương và tỷ lệ % trợ cấp BHXH được hưởng. Kế toán tính ra số phải thanh toán cho người hưởng chế độ trên bảng tổng hợp thanh toán trợ cấp BHXH (kèm theo chứng từ ban đầu). Căn cứ vào bảng thanh toán tiền trợ cấp BHXH kế toán lập phiếu xin tiền gửi Ngân hàng về thanh toán cho CNV. Cuối kỳ kế toán BHXH thanh toán với cơ quan BHXH về số tiền chi trả đề nghị BHXH.
3. Kế toán các khoản tính theo lương:
Để thanh toán tiền lương và tiền công hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải nộp lập các bảng trừ vào lương của người lao động toàn công ty. Mức lương để tính các khoản căn cứ vào mức lương đã quy định. Vì thế số tiền trích trừ vào lương của người lao động trong công ty do BHXH, BHYT được cố định với số tiền như sau, trong các tháng. Khi người lao động nghỉ ốm hay nghỉ đẻ, ban y tế cơ quan thấy cần thiết cho nghỉ để điều trị hoặc trông con ốm, thì lập phiếu nghỉ hưởng BHXH để làm căn cứ xác nhận số ngày được nghỉ của người lao động để tính trợ cấp BHXH trả thay lương theo chế độ quy định.
Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Họ và tên: Duy Tùng - 24 tuổi
Tên cơ quan
Ngày tháng năm
Lý do
Số ngày nghỉ
Y bác sĩ ký
Số ngày thực nghỉ
Xác nhận trưởng phòng
Tổng số
Từ ngày
Đến hết ngày
A
1
B
2
3
4
C
5
6
Y tế công ty
8/3/2000
ốm
5
7/1
12/1
5
Phần phía sau trang giấy này là phần thanh toán do kế toán thực hiện khi phiếu gửi kèm theo bảng chấm công của tổ có người nghỉ BHXH
Phần thanh toán
Số ngày nghỉ trích BHXH
Lương bình quân 1 ngày
% tính BHXH
Số tiền lương BHXH
1
2
3
4
15 ngày
172.000
30%
41.600
Ngày 30 - 1 - 2000
Trưởng ban BHXH Kế toán ký
Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí các phiếu hưởng BHXH lên phòng kế toán và đến cuối kỳ tiến hành lập bảng tổng hợp bảng tổng hợp ngày nghỉ và trợ cấp BHXH để thanh toán BHXH cho người lao động . Quá trình hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương ngoài TK 334 và tài khoản chi tiết của TK này gồm có :
TK 338.2 - KPCĐ
TK 338.3 - BHXH
TK 338.4 - BHYT
Căn cứ vào bảng thanh toán lương (có ghi các khoản trích theo lương của người lao động). Kế toán tiến hành ghi vào chứng từ ghi sổ lập định khoản của TK 338 (3382, 3383, 3384)
Ví dụ :
Tháng 1 năm 2000 trích các khoản theo lương khối cơ quan của công ty
Nợ TK 642 - 1.137.000
Có TK 338.3 - 191.000
Có TK 3384 - 196.000
(Định khoản lập vào cuối tháng 3/2000 của TK 338)
Dựa vào các chứng từ ghi sổ này để ghi vào sổ cái TK338
Sổ cái (Bảng trang sau)
4. Hạch toán các khoản thu nhập của người lao động
Trong quá trình lao động không chỉ có nguyên khoản lương được hưởng hàng tháng tương ứng với sức lao động của mình bỏ ra mà còn có một số khoản thu nhập khác như : khen thưởng.v.v... Các khoản này sẽ là đòn bẩy kinh tế khuyến khích lao động hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả lao động.
Ngoài chính sách khen thưởng thì ta còn phải nói đến chính sách sử lý vi phạm trong quá trình hoạt động. Do không làm triệt để trong quá trình xây dựng nên phân phối lương công việc bị trì trệ dẫn đến thất thoát nguồn tài chính của công ty. Vì thế quý này kết quả không được khả quan, lương của công nhân sẽ hụt so với quý trước.
Đối với khối cơ quan công ty, nếu nghỉ nhiều ngày không có lý do thì người lao động phải chịu số tiền phạt theo chế độ quy định. Nếu nghỉ quá số ngày giới hạn cao nhất người lao động có thể bị đình chỉ công tác buộc phải thôi việc. Khi nghỉ quá số ngày giới hạn về số ngày qui định nghỉ thì trưởng phòng báo cáo với phòng TC-HC phòng này theo dõi quy định phạt và lập biên bản xử lý với sự có mặt của người lao động làm chứng và dựa vào đó để định mức phạt, ghi số tiền phạt vào biên bản, khi lập biên bản và các thủ tục xong, trưởng phòng TCHC ký tên và gửi lên phòng tài vụ công ty để tiến hành thanh toán khấu trừ vào lương của người lao động. Vì quyền lợi sát sườn nên người lao động luôn phải tuân theo quy định chế độ làm việc nghiêm túc của công ty đề ra.
Việc hạch toán ghi sổ các tài khoản phạt với người lao động được tiến hành tương tự với trình tự hạch toán các khoản trích theo lươn._.hơn số phải nộp: Số nộp thừa được chuyển nộp bù cho năm tiếp theo:
Nợ TK 333 (3334, Kết chuyển số thuế TNDN nộp thừa.
Có TK 421 (4211). Số nộp thừa.
- Thuế trên vốn: Là khoản tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách và vốn có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế nhằm bảo đảm công bằng trong việc sử dụng các nguồn vốn, thúc đẩy đơn vị sử dụng vốn có hiệu quả. Tất cả các tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập có sử dụng vốn Ngân sách nếu sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn lợi nhuận đều phải nộp thu trên vốn.
Phản ánh số thu trên vốn phải nộp:
Nợ TK 421
Có TK 333 (3335)
Khi nộp: Có TK 333 (3335)
Có TK liên quan (111, 112, 311).
Trường hợp sau khi nộp thuế lợi tức, nếu số còn lại không đủ để nộp tiền thu trên vốn theo quy đinh thì doanh nghiệp phải nộp toàn bộ lợi tức sau thuế. Trường hợp kinh doanh bị lỗ thì doanh nghiệp không phải nộp tiền thu về sử dụng vốn
- Thuế tài nguyên: Là thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên đều phải nộp thuế tài nguyên. Đối tượng tính thuế tài nguyên bao gồm: các loại khoáng sản, kim loại, các loại mỏ than, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên và các tài nguyên khác.
Số thuế tài nguyên phải nộp được phản ánh như sau:
Nợ TK 627 Số thuế tính vào chi phí sản xuất
Có TK 333 (3336) số thuế tài nguyên phải nộp
Khi nộp thuế tài nguyên:
Nợ TK 333 (3336) : Số thuế tài nguyên đã nộp.
Có TK 111, 112, 311.
- Thuế nhà, đất: Mọi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Chủ nhà, đất phải kê khai toàn bộ nhà, đất hiện có nộp cho cơ quan thuế để tính thuế nhà, đất phải nộp.
Hiện tại chúng ta chưa thu thuế nhà mà chỉ mới thu thuế đất. Số thuế đất phải nộp ghi:
Nợ TK 642 (6425)
Có TK 333 (3337)
* Các loại thuế khác:
Như thuế môn bài, thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân...
+ Các loại thuế phải nộp khác:
Ngoài các khoản thuế nói trên, Công ty phải nộp một số khoản phí, lệ phí khác như lệ phí giao thông, lệ phí cầu, đường, phà, các khoản phụ thu, các khoản phải nộp khác:
Số lệ phí phải nộp ghi:
Nợ TK 642 (642(5)): Số lệ phí phải nộp
Có TK 333 (3339) - chi tiết từng loại
Dưới đây là tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
- Kế toán tạm ứng:
Khi các cán bộ kỹ thuật công ty và các cán bộ trong văn phòng công ty muốn tạm ứng thì phải làm giấy xin tạm ứng và nêu rõ các lý do xin tạm ứng. Sau khi được giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt, kế toán thanh toán làm phiếu chi tuỳ theo nội dung mà định khoản theo khoản mục.
Tạm ứng để mua nguyên vật liệu.
a. Nợ TK 141
Có TK 111, 112
b. Nợ TK 152
Có TK 141
Tạm ứng để trả tiền nhân công:
a. Nợ TK 141
Có TK 111, 112
b. Nợ TK 334
Có TK 141
Tạm ứng đi công tác:
a. Nợ TK 141
Có TK 111, 112
b. Nợ TK 642.8
Có TK 141.
Sau khi kết thúc các cán bộ, kỹ sư phải làm thủ tục hoàn tạm ứng. Nếu còn thừa sẽ phải nộp về quỹ hoặc trừ vào lương.
- Kế toán các khoản phải trả, phải nộp thanh toán nội bộ:
Để theo dõi các khoản phải trả, phải nộp khác không mang tính chất trao đổi, mua, bán, kế toán sử dụng tài khoản 338 “phải trả, phải nộp khác”. Tài khoản này phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản nhận ký cược ngắn hạn, các khoản vay mượn tạm thời, các khoản thu hộ, giữ hộ, khoản lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh... Ngoài ra, TK 338 còn sử dụng để theo dõi giá trị tài sản thừa. chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý.
Khi quyết định xử lý tài sản cố định thừa
BT1) Ghi tăng số phải trả hoặc đã chi, giảm số tài sản thừa chờ xử lý
Nợ TK 338(3381)
Có TK331,111,112
BT2) Kết chuyển nguồn vốn tương ứng.
Nợ TK414,441,431
Có TK411
Nếu do người bán giao thừa, trả lại
Nợ TK338(1) Ghi giảm giá trị tài sản thừa
Nợ TK214 Giá trị hao mòn
Có TK211 Nguyên giá
Khi kiểm kê vật tư hàng hoá, tiền mặt, phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân, căn cứ vào biên bản kiểm kê ghi :
Nợ TK liên quan (111,152,153,155..... )
Có TK 338 (3381)
Thuế doanh thu phải nộp tính trên số tiền đã nộp trước của khách hàng
Nợ TK338.7 Thuế doanh thu
Nợ TK511 Doanh thu bán hàng
Có TK333 Thuế
Thanh toán nội bộ : ở đơn vị, xí nghiệp có tổ chức thành những bộ phận mà những xí nghiệp chưa hạch toán đầy đủ
- Các nghiệp vụ thanh toán nội bộ
Thanh toán tình hình phân phối vốn giữa xí nghiệp chính và xí nghiệp phụ thuộc.
- Kế toán các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược
Công ty tiến hành ký quỹ, ký cược ngắn hạn đối với ngân hàng hoặc bảo lãnh dự thầu.
Khi tiến hành ký quỹ, ký cược kế toán ghi
Nợ TK144
Có TK111,112
Khi hết hạn bảo lãnh, ngân hàng trả lại tiền cho công ty Khi đó kế toán ghi vào sổ theo định khoản.
Nợ TK111, 112
Có TK144
IX. Tìm hiểu phương pháp kế toán hoạt động nghiệp vụ tài chính và bất thường
Thu nhập hoạt động bất thường là những hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện. Thuộc hoạt động bất thường có thể kể đến các hoạt động như thanh lý nhượng bán TSCĐ, hoạt động xử lý, giải quyết các tranh chấp về vi phạm hợp đồng kinh tế, về xử lý tài sản thừa, thiếu chưa rõ nguyên nhân, về các khoản công nợ không ai đòi hoặc nợ khó đòi.... Kế toán cũng cần mở sổ chi tiết theo từng hoạt động bất thường.
Kế toán nghiệp vụ thu nhập và chi phí hoạt động tài chính
Các khoản thu nhập bất thường dùng ở TK721 từ các hoạt động hay nghiệp vụ riêng rẽ với hoạt động thông thường của doanh nghiệp . Các khoản thu nhập được phản ánh vào TK này đều phải dựa trên biên bản của Hội đồng xử lý và được giám đốc cùng kế toán trưởng của doanh nghiệp ký duyệt. TK721 cuối kỳ cũng không có số dư và có thể được mở chi tiết theo từng khoản thu nhập theo yêu cầu quản lý. ở đây các khoản thu nhập bất thường bao gồm :
Thu và nhượng bán , thanh lý TSCĐ
Thu được từ việc cho thuê nhà xưởng
Các khoản thu nhập bất thường khác
Kế toán các khoản thu nhập bất thường
VD : Trong tháng 12/2000 công ty tiến hành thanh lý 2 ô tô.
Xe ủi : 61.000.000đ
Xe Uoát : 35.000.000đ
Số tiền 2 xe: 96.000.000đ
Tiền thu về nhập quỹ được kế toán vào sổ quỹ và sổ cái TK 721 như sau
Nợ TK 111 96.000.000
Có TK 721 96000000
- Kế toán chi phí bất thường :
Phản ánh các khoản chi phí bất thường phát sinh do chủ quan hoặc khách quan mang lại. Ngoài ra, với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp. TK 821 còn phản ánh số thuế VAT phải nộp từ các hoạt động bất thường thực tế phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ, TK 821 cũng không có số dư và cũng có thể mở chi tiết theo từng khoản chi phí theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính (nếu cần)
Chi phí bất thường :
Chi phí bất thường của công ty bao gồm:
- Giá trị còn lại của TSCĐ, thanh lý, nhượng bán
- Chi phí nhượng bán thanh lý TSCĐ
- Các khoản bị phạt, bị bồi thường và chi phí khác.
- Tiền trả cho bảo vệ dưới xưởng cho thuê
Khi thanh lý 2 ô tô trong tháng 10/2000 kế toán xác định phần giá trị còn lại của 2 ô tô đó và tiến hành ghi giảm TK211 như sau :
Nợ TK821
Có TK214
Có TK211
Trong khi ghi thanh lý 2 ô tô đó đã chi ra số tiền là 1.450.000 kế toán tiến hành ghi sổ quỹ tiền mặt theo định khoản.
Nợ TK821 1.450.000
Nợ TK 111 1.450.000
Trong tháng 10/2000 trả lương quý IV cho ông Bảo tại xưởng cho thuê
Số tiền 1.500.000
Kế toán ghi sổ quỹ tiền mặt như sau :
Nợ TK821 1.500.000
Có TK111 1.500.000
Từ đó ta tiến hành vào sổ cái TK821. Sau đó kết chuyển sang TK911 để xác định lỗ lãi.
X. Tìm hiểu phương pháp kế toán tổng hợp và chi tiết các nguồn vốn
Kế toán nguồn vốn kế toán đầu tư xây dựng cơ bản.
ở công ty xây dựng công trình giao thông 874 có nguồn vốn kinh doanh các quỹ và nguồn vốn đầu tư XDCB
Kế toán nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn kinh doanh của công ty có các nguồn sau :
- Ngân sách Nhà nước cấp
- Tự bổ xung
- Vốn liên doanh
- Vốn cổ phần
Nguồn vốn kinh doanh được kế toán theo dõi trên TK414
Hạch toán nghiệp vụ tăng vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do nhận cấp phát, nhận vốn góp, tăng nhận thưởng.... Kế toán căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp.
- Nhận vốn do ngân sách cấp (giao) do cấp trên cấp,do liên doanh góp, do nhận viện trợ, quà tặng, quà biếu, do cổ đông đóng góp....
Nợ TK 111,112 . Nhận bằng tiền
Nợ TK 151,152,156 Nhận bằng vật tư, hàng hoá
Nợ TK211,213 Nhận bằng TSCĐ
Có TK 411 (chi tiết theo nguồn vốn)
Bổ sung vốn kinh doanh từ lợi nhuận
Nợ TK 421
Có TK 411 (chi tiết theo nguồn)
Bổ sung từ quỹ dự phòng
Nợ TK 415 Bổ sung từ quỹ dự phòng
Có TK 411
Bổ sung tự chênh lệch do đánh giá tài sản
Nợ TK 412 Bổ sung chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 411
Hạch toán các nghiệp vụ giảm vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu giảm khi trả vốn cho ngân sách , cho các thành viên, cho cổ đông.. và khi doanh nghiệp giải thể, thanh lý trả vốn cho ngân sách, cho cổ đông, cho liên doanh.... bằng tiền
Nợ TK 411
Có TK 111,112,311
Trả vốn cho ngân sách, cho cổ đông,cho liên doanh bằng hiện vật
Nợ TK 411 : Giá trị thanh toán
Nợ (hoặc có) TK 412 : Phần chênh lệch giá
Có TK (152,153,154,155) giá vốn vật tư
Sản phẩm thanh toán
Giảm vốn kinh doanh do chênh lệch giá
Nợ TK 411 Số vốn kinh doanh giảm
Có TK 412 Xử lý số chênh lệch giá
Kế toán các loại quỹ của doanh nghiệp
ở công ty xây dựng công trình giao thông 874 gồm có các quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Các quỹ này được hình thành bằng cách trích một tỷ lệ nhất định từ phần lợi nhuận để lại doanh nghiệp theo quy định của chế độ tài chính và từ một số nguồn khác. Cụ thể:
Quỹ phát triển kinh doanh mục đích mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư cho chiều sâu, mua sắm, xây dựng tài sản cố định, cải tiến và đổi mới dây chuyền sản xuất , đổi mới công nghệ, bổ sung vốn lưu thông, tham gia liên doanh, mua cổ phiếu, góp cổ phần, nghiên cứu khoa học, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ CNV, trích nộp lên cấp trên để hình thành quỹ phát triển kinh doanh và nghiên cứu khoa học tập trung.....
Các nghiệp vụ liên quan đến việc hình thành và sử dụng quỹ xí nghiệp được kế toán phản ánh trên TK 414
Trích quỹ đầu tư phát triển từ nguồn lợi nhuận để lại doanh nghiệp
Nợ TK 421 Trích lợi nhuận bổ sung quỹ
Có TK 414 Bổ sung quỹ từ lợi nhuận
Nhập quỹ đầu tư phát triển do cấp trên chuyển đến hoặc tài trợ
Nợ TK 111, 112...
Có TK 414
Bổ xung từ quỹ phúc lợi
Nợ TK 431 (4312).
Có TK 414
Kết chuyển giảm quỹ đầu tư phát triển khi mua sắm, xây dựng TSCĐ hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng.
Nợ TK 414
Có TK 411
Dùng quỹ đầu tư bổ sung vốn đầu tư XDCB
Nợ TK 414
Có TK 441
Quỹ khen thưởng: Dùng để khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp đóng góp nhiều thành tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (khen thưởng thi đua cuối quý, cuối năm), trích nộp lên cấp trên...
Quỹ phúc lợi: Dùng chitiêu cho các mục đích phục vụ nhu càu phúc lợi công cộng, trợ cấp khó khăn, mụcđích từ thiện, trích quỹ nộp lên cấp trên.
- Hàng tháng trạm trích quỹ theo kế hoạch và số trích bổ sung khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 431 (4311, 4312).
Số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được cấp trên cấp
Nợ TK1368, 111, 112.
Có TK 431 (4311, 4312).
Số tiền thưởng phải trả công nhân viên chức:
Nợ TK431 ( 4311).
Có TK 431 334
Dùng quỹ phúc lợi để chi trả trợ cấp khó khăn, chi tham quan, nghỉ mát, chi văn hoá, văn nghệ, chi mục đích từ thiện, trích nộp quỹ phúc lợi lên cấp trên...
Nợ TK 431 (4312)
Có TK 111, 112.
Ghi giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán số TSCĐ hình thành bằng quỹ phúc lợi dùng cho phúc lợi công cộng
Nợ TK 214. giá trị hao mòn luỹ kế
Có TK 431 (4313) giá trị còn lại
Có TK 211 nguyên giá TSCĐ giảm
Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi xác định hao mòn vào cuối năm
Nợ TK 431 (4313). Giá trị HM của TSCĐ
Có TK 214 Trích hao mòn vào cuối niên độ.
Phân chia số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho các thành viên khi doanh nghiệp giải thể, thanh lý .
Nợ 431 (4311, 4312)
Có TK 111, 112...
Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu
Số đầu kỳ
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Số cuối kỳ
I. Nguồn vốn kinh doanh
8.754.067.318
8.754.067.318
1. Ngân sách Nhà nước cấp
1.495.418.873
1.495.418.873
2. Tự bổ sung
7.258.445
7.258.648.445
3. Vốn liên doanh
4. Vốn cổ phần
II. Các quỹ
(123.884.638)
172.732.066
27.350.000
21.497.428
1. Quỹ phát triển kinh doanh
75.045.269
75.045.269
2. Quỹ dự trữ
24.430.000
27.709.022
52.139.022
3. Quỹ khen thưởng
(148.314.638)
69.977.775
27.350.000
(105.686.863)
4. Quỹ phúc lợi
III. Nguồn vốn đầu tư XDCB
1. Ngân sách cấp
2. Nguồn khác
Tổng cộng
8.630.182.680
172.732.066
27.350.000
8.775.564.746
XI. Công tác kế toán và quyết toán
+ Phương pháp và trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược cá khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp của một thời kỳ nhất định. Kế toán xác định kết quả kinh doanh của Công ty xây dựng công trình giao thông 874 có tác dụng lớn trong việc quản lý chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
Thông qua các số liệu để lập báo cáo kết quả kinh doanh căn cứ vào:
- Kế toán đã được duyệt trong năm báo cáo.
- Sổ kế toán trong kỳ lập báo cáo.
- Các sổ kế toán chi tiết cần thiết.
- Xác định kết quả kinh doanh của quý trước.
Phương pháp và trình tự kế toán.
Gồm có 2 phần:
Phần I : Thu nhập và phân phối thu nhập
Cột kế toán năm
Cột thực hiện quý
Cột luỹ kế từ đầu năm = cột thực hiện kỳ trước + cột luỹ kế kỳ này
Phần II: Tình hình thực hiện với ngân sách Nhà nước
Căn cứ vào chế độ nộp khấu hao.
Căn cứ vào các khoản phải nộp khác.
+ Phương pháp khoá sổ kế toán tại công ty.
- Khóa sổ kế toán thường được thực hiện vào ngày 30 hàng tháng và vào ngày 31/12 của năm
- Trước khi khoá sổ kế toán, cần phải thực hiện công việc ghi sổ cần điều chỉnh, kiểm tra đối chiếu cần thiết để xác định đúng chỉ tiêu báo cáo cho từng tháng, quý, năm.
- Ghi các nghiệp vụ phát sinh, điều chỉnh các khoản phải trả, chi phí trả trước, lợi nhuận thu trước của năm sau...
XII. Các loại báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán tài chính là một phương pháp kế toán tổng hợp số liệu kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính về sản xuất kinh doanh sử dụng vốn của đơn vị kế toán trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu báo cáo đã quy đinh báo cáo kế toán gồm:
- Bảng cân đối kế toán (B01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính (B04-DN)
1.Phương pháp lập các báo cáo
1.1. Bảng cân đối kế toán.
Là tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình, kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế tài chính của công ty.
Phương pháp lập báo cáo gồm:
Bảng cân đối kế toán .
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bảng cân đối tài khoản năm 1999
TK
Số dư đầu năm
Số dư cả năm
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
111
59.065.687
15.045.374.279
15.028.862.189
75.577.777
112
517.499.745
42.555.880.876
42.704.986.463
368.394.158
131
34.657.259.381
38.949.502.370
43.909.203.518
29.697.558.233
133
1.188.571.983
1.188.571.983
136
4.164.803.004
25.958.503.426
23.514.604.871
6.608.701.559
138
391.864.000
391.864.000
141
319.088.628
6.242.107.628
5.975.497.630
585.698.626
142
611.058.259
1.262.882.490
1.118.213.022
755.727.727
152
89.371.462
365.317.671
393.188.923
61.500.210
153
12.528.084
12.528.084
154
2.640.935.088
30.941.058.491
25.573.927.320
8.088.066.259
211
26.188.251.209
2.656.139.142
294.018.600
28.550.371.751
214
13.492.889.879
282.213.933
1.933.799.850
15.144.475.796
241
945.162.623
945.162.623
244
44.315.900
182.262.786
130.017.266
96.561.420
212
1.021.642.200
1.021.642.200
311
25.624.313.780
31.410.260.280
34.543.708.500
28.757.762.000
331
5.499.179.751
11.580.396.390
13.721.382.114
7.640.165.475
333
1.702.172.411
2.760.515.363
2.086.271.829
1.027.928.877
334
646.832.740
3.457.588.638
3.693.574.500
882.818.602
335
173.715.682
173.715.682
336
10.337.459.249
6.218.501.112
5.570.509.641
9.689.467.778
338
210.908.275
471.620.884
395.867.504
135.154.895
341
3.378.386.000
1.936.411.000
1.567.346.500
3.009.321.500
342
186.287.247
1.184.103.900
997.816.653
411
8.754.067.318
8.754.067.318
414
75.045.269
75.045.269
415
24.430.000
27.709.022
52.139.022
421
379.658.129
379.658.129
431
148.314.638
27.350.000
69.977.775
105.686.863
511
33.232.127.287
33.232.127.287
621
17.980.751.301
17.980.751.301
622
3.375.532.652
3.375.532.652
627
9.799.234.418
9.799.234.418
632
25.183.551.320
25.183.551.320
642
8.108.669.483
8.108.669.483
711
166.715.834
166.715.834
721
141.384.995
141.384.995
811
76.381.460
76.381.460
821
11.804.667
11.804.667
911
33.540.228.116
33.540.228.116
69.844.355.085
69.844.355.085
357.641.590.474
357.641.590.474
76.339.878.867
76.339.878.867
- Kiểm tra đối chiếu sổ kiểm kê với số liệu trên sổ tài sản, sổ nợ, đối chiếu với các đối tượng thanh toán (người mua, người bán...) khi khoá sổ kế toán tiến hành cộng sổ, tính sô dư trên cá tài khoản, kiểm tra độ chính xác số liệu, sau đó thực hiện bút toán khoá sổ.
Bộ, Tổng công ty XDCTGT8
Đơn vị: Công ty XDCTGT 874
Mẫu số : B01 - DN
Bảng cân đối kế toán
Ngày.......tháng........năm 2000
Đơn vị: Đồng
Tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối kỳ
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
46.752.582
49.917.158.336
I. Tiền
110
576.565.432
443.971.935
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)
111
59.065.687
75.577.777
2. Tiền gửi ngân hàng
112
517.499.745
368.394.158
3. Tiền đang chuyển
113
II. Các khoản đầu tài chính ngắn hạn
120
1. Đầu chứng khoán ngắn hạn
121
2. Đầu ngắn hạn khác
128
3. Dự phòng giảm giá đầu t ngắn hạn
129
III. Các khoản phải thu
130
42.434.083.870
40.006.711.595
1. Phải thu của khách hàng
131
35.411.847.596
31.488.074.387
2. Trả trước cho người bán
132
342.712.910
648.031.460
3. Thuế giá trị gia tăng đợc khấu trừ
133
4. Phải thu nội bộ
134
6.287.659.364
7.478.741.748
Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
135
3.776.484.540
7.478.741.748
Phải thu nội bộ
136
5. Các khoản phải thu khá
138
391.864.000
391.864.000
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
IV. Hàng tồn kho
140
2.742.834.634
8.082.094.553
1. Hàng mua đang đi trên đờng
141
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
142
893.716.462
61.500.210
3. Công cụ, dụng cụ trong kho
143
12.528.084
12.528.084
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
144
2.640.935.088
8.008.066.259
5. Thành phẩm tồn kho
145
6. Hàng tồn kho
146
7. Hàng gửi đi bán
147
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
V.Tài sản lưu động khác
150
999.099.057
1.384.380.253
1. Tạm ứng
151
388.040.798
628.652.526
2. Chi phí trả trớc
152
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
611.058.259
755.727.727
4. Tài sản thiếu chờ sử lý
154
5. Các khoản thế chấp, ký cợc, ký quỹ ngắn hạn
155
VI. Chi sự nghiệp
160
1. Chi sự nghiệp năm trớc
161
2. Chi sự nghiệp năm nay
162
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
200
12.739.677.230
14.524.099.575
I. Tài sản cố định
210
12.695.361.330
14.427.538.155
1. Tài sản cố định hữu hình
211
12.695.361.330
13.551.844.841
Nguyên giá
212
26.188.251.209
28.550.371.751
Giá trị hao mòn luỹ kế
213
(13.492.889.879)
(14.998.526.910)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
214
875.693.314
Nguyên giá
215
1.021.642.200
Giá trị hao mòn luỹ kế
216
(145.948.886)
3. Tài sản cố định vô hình
217
Nguyên giá
218
Giá trị hao mòn luỹ kế
219
II. Các khoản đầu t tài chính dài hạn
220
1. Đầu t chứng khoán dài hạn
221
2. Góp vốn liên doanh
222
3. Các khoản đầu tư dài hạn khác
229
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
IV. Các khoản ký quỹ, ký cợc dài hạn
240
44.315.900
96.561.420
Tổng cộng tài sản
250
59.492.260.223
64.441.257.911
1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Là một báo cáo tài khoản phản ánh toàn bộ các khoản doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh của công ty trong một thời kỳ nhất định. Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà nước về thuế và các khoản khác.
Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, và còn được khấu trừ cuối kỳ, số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại, số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2000
Phần I - Lãi, lỗ
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ trước
Kỳ này
Lu kể từ đầu năm
1
2
3
4
5
Tổng doanh thu
1
17.631.116.660
15.601.010.627
33.232.127.287
Trong đó : Doanh thu hàng xuất khẩu
2
Các khoản giảm trừ (4+5+6+7)
3
Chiết khấu
4
Giảm giá
5
Giảm giá trị hàng bị trả lại
6
Thuế tiêu thụ ĐB,thuế xuất khẩu phải nộp
7
1. Doanh thu thuần (1-3)
10
17.631.116.660
15.601.010.627
33.232.127.287
2.Giá vốn hàng bán
11
13.745.489.198
11.438.062.122
25.183.551.320
3. Lợi nhuận gộp (10-11)
20
3.885.627.462
3.321.213.553
8.048.575.967
4.Chi phí bán hàng
21
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
3.665.336.111
4.223.496.429
7.888.832.540
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (20-(21+22))
30
220.291.351
-60.547.924
159.743.427
Thu nhập hoạt động tài chính
31
2.853.656
163.862.178
166.715.834
Chi phí hoạt động tài chính
31
76.381.460
76.381.460
7. Lợi nhuận thuần từ HĐ tài chính (31-32)
40
90.334.374
90.334.374
Các khoản thu nhập bất thường
41
141.384.995
141.384.995
Chi phí bất thờng
42
11.804.667
11.804.667
8 Lợi nhuận bất thường (41-42)
50
129.580.328
129.580.328
9. Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50)
60
223.145.007
156.513.122
379.658.129
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
70
55.786.251
39.128.281
94.914.532
11. Lợi nhuận sau thuế (60-70)
80
167.358.756
117.384.841
284.743.597
1.3. Thuyết minh báo cáo tài chính (B04-DN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo kế toán của Công ty, nhằm giải thích và bổ sung thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính trong kỳ báo cáo.
- Kết cấu: Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, nội dung chế độ kế toán áp dụng tại công ty, tình hình, lý do biến động tài sản, nguồn vốn. Phân tích một số chỉ tiêu và các kiến nghị của công ty.
. Trình tự và phương pháp xét duyệt quyết toán.
Khi kết thúc một năm hay một niên độ kế toán, công ty căn cứ lập quyết toán lần thứ nhất nộp lên Tổng công ty, Tổng công ty tiến hành kiểm tra, đối chiếu, quyết toán của đơn vị từ đó phát hiện ra những sai sót cần sữa chữa, điều chỉnh một cách kịp thời, công ty lập quyết toán lần thứ hai căn cứ vào báo cáo Tổng công ty đã kiểm tra. Tổng công ty căn cứ vào quyết toán chính thức lần thứ hai để duyệt quyết toán cho công ty và căn cứ vào quyết toán chính thức lần hai để duyệt quyết toán cho các đơn vị trực thuộc.
Công ty xây dựng
Công trình giao thông 874
Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2000
1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:
1.1. Hình thức sở hữu vốn: Nhà nước
+ Ngân sách cấp 1 phần vốn lưu động 30%.
+ vay ngân hàng để sản xuất kinh doanh và mua thiết bị.
1.2. Hình thức hoạt động: kinh doanh xây dựng đường bộ trong nước và quốc tế.
1.3. Lĩnh vực kinh doanh:
+ Xây dựng công trình giao thông đường bộ.
+ Xây dựng công trình dân dụng trong ngành giao thông vận tải .
1.4. Tổng số công nhân viên 365 người.
1.5. Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh trong năm báo cáo.
2. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.
2.1. Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01 tháng 01 năm 2000
Kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2000.
2.2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VND
+ Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác.
2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ.
2.4. Phương pháp kế toán tài sản cố định: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định.
+ Phương pháp khấu hao áp dụng: Theo quyết định số 1062TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
+ Các trường hợp khấu hao đặc biệt: Trích tăng so với quyết định 1062TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996. Những TSCĐ thuộc vốn vay và vốn tự có. Nhưng không vượt quá số tiền còn thiếu phải trả nợ vốn vày.
3. Chi tiết một số chỉ tiêu báo cáo tài chính.
- Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
- Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu.
- Các khoản khác phải thu và nợ phải trả.
- Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần thứ III
Nhận xét và đánh giá về công tác hạch toán kế toán tại Công ty xây dựng công trình giao thông 874.
Để tồn tại và phát triển, con người cần phải tiến hành sản xuất. Hoạt động sản xuất là hoạt động tự giác, có ý thức của con người nhằm biến các công trình thành sản phẩm có ích phục vụ cho mình. Trong công tác hạch toán phải xác định được các chỉ tiêu cần thiết, dự án và hiệu quả của các hoạt động kinh tế trong từng thời kỳ, địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất định.
Công tác hạch toán tại Công ty xây dựng công trình giao thông 874 phản ánh và giám sát một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tài sản, tiền vốn.. và mọi hoạt động kinh tế.
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu thực tế công tác hạch toán kế toán tại công ty tôi xin đưa ra một số nhận xét về hạch toán kế toán tại công ty như sau:
* Ưu điểm:
- Công ty xây dựng công trình giao thông 874 là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo pháp luật của Nhà nước, có tư cách pháp nhân. Do đó công tác hạch toán kế toán của công ty được sự bảo trợ của pháp luật, thực hiện theo pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp của số liệu kế toán.
- Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý ở Công ty, mô hình công tác kế toán gọn nhẹ nhưng đầy đủ. Phòng kế toán của công ty thực hiện từ việc xử lý chứng từ đến việc lập báo cáo kế toán thống kê được tiến hành nhanh chóng và chính xác.
- Công tác hạch toán kế toán tại Công ty theo trình tự nhất định, giữa các phần không đan xen móc nối vào nhau nhưng lại tuân thủ theo một nguyên tắc chung như từ việc mua hàng hoá dưới các trạm đến khâu tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh lỗ lãi đều được tiến hành tuần tự. Việc mua bán trao đổi trực tiếp được hạch toán dưới các kho của trạm và đưa lên Công ty theo dõi và kê khai vào sổ sách chứng từ cập nhật ngay trong ngày.
+ Nhược điểm:
- Hạn chế trong công tác hạch toán của Công ty là chưa phát huy được hết khả năng của mình trong công việc, hạch toán từng nội dung chưa thống nhất, gây ảnh hưởng tới nội dung khác.
Đối với từng nội dung hạch toán chưa sâu, còn thiếu sót, làm cho kết cấu của nội dung đó không chặt chẽ.
Để đạt được kết quả cao trong công tác hạch toán kế toán, đòi hỏi trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phải định hướng, tổ chức thực hiện theo những hướng đi đã định. Vì công tác hạch toán kế toán là quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về kinh tế, chính trị, đánh giá hiệu quả của một công ty. Như vậy, kế toán với tư cách là một công cụ quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty, định hướng cho công tác hạch toán kế toán một cách chính xác, đầy đủ và ngắn gọn, nhanh nhất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nó thực sự cần thiết đối với quá trình hạch toán trong cơ chế thị trường hiện nay. Một cơ chế cùng với hàng loạt sự thay đổi trong các chính sách kinh tế tài chính, các đòn bảy kinh tế đã phát huy được vai trò giám đốc của kế toán đối với toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sổ cái
TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Đơn vị tính: 1000đ
Ngày tháng GS
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
...
...
Số dư đầu tháng
...
...
...
21/2
23
Nhân công quốc lộ 9
741.856.625
27/2
30
Nhân công quốc lộ 6 Hà Đông
387.349.000
Cộng
Lời nói đầu 1
Phần I 2
đặc điểm tình hình chung và tổ chức phòng kế toán tại công trình giao thông 874 2
I. Đặc điểm tình hình chung 2
1. Quá trình hình thành và phát triển 2
2. Cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty xây dựng CTGT 874 4
3. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng CTGT 874 5
4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 7
Phần II 11
Tình hình công tác kế toán tại công ty XDCTGT 874 11
I. Kế toán tài sản cố định: 11
1. Chứng từ sổ sách, phương pháp kế toán tổng hợp, chi tiết tài sản cố định và cách đánh giá TSCĐ: 11
2. Kế toán tăng giảm tài sản cố định: 13
3. Kế toán khấu hao TSCĐ: 16
4. Kế toán sửa chữa tài sản cố định 18
II. Kế toán thu mua, nhập xuất và dự trữ vật liệu, chi phí vật liệu trong sử dụng. 22
III. kế toán chi phí công nhân và trích bhxh, bhyt, Kpcđ, thu nhập của người lao động 26
1. Cấu thành cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Các loại lao động và hình thức trả lương. 26
2. Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và tính tiền lương BHXH phải trả CNV. 29
2. Trách nhiệm của các bên 31
3. Kế toán các khoản tính theo lương: 38
4. Hạch toán các khoản thu nhập của người lao động 40
IV. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 43
V. Kế toán thành phần lao vụ đã hoàn thành 46
VI. kế toán về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ 47
VII. Kế toán các loại vốn bằng tiền 48
VIII. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán 52
IX. Tìm hiểu phương pháp kế toán hoạt động nghiệp vụ tài chính và bất thường 68
X. Tìm hiểu phương pháp kế toán tổng hợp và chi tiết các nguồn vốn 70
XI. Công tác kế toán và quyết toán 74
1.Phương pháp lập các báo cáo 75
1.1. Bảng cân đối kế toán. 75
1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 79
1.3. Thuyết minh báo cáo tài chính (B04-DN) 80
Phần thứ III 83
Nhận xét và đánh giá về công tác hạch toán kế toán tại Công ty xây dựng công trình giao thông 874. 83
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT351.doc