Sự thống trị của các tập đoàn tư bản truyền thông

Tài liệu Sự thống trị của các tập đoàn tư bản truyền thông: CHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN TƯ BẢN TRUYỀN THÔNG 1. Tư bản và tư bản truyền thông Tư bản là phần giá trị mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê. Tư bản là một quan hệ sản xuất phản ánh mối quan hệ giữa tư sản và vô sản. Theo Các Mác thì tư bản không phải là tiền, không phải là máy móc, công cụ, nguyên liệu, hàng hóa, mà là quan hệ sản xuất của xã hội hay một giá trị để tạo ra giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm th... Ebook Sự thống trị của các tập đoàn tư bản truyền thông

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Sự thống trị của các tập đoàn tư bản truyền thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uê. Những máy móc công cụ, nguyên liệu, hàng hóa, khi là tư liệu bóc lột mới là tư bản vì lúc đó những thứ nói trên mới tạo ra giá trị thặng dư. Truyền thông là một ngành sản xuất mang tính tập trung vốn trong đó các hãng truyền thông lớn trên thế giới có ưu thế rõ nét. Dó đó, các hãng truyền thông lớn sẽ thu được khoản lợi nhuận kếch xù khi tham gia đóng góp cổ phần hoặc mua lại thông tin từ các công ty truyền thông nhỏ hơn trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới. Hiện nay, các nước đều có chính sách mở cửa nên hầu hết các công ty truyền thông nước ngoài đều có thể tham gia cổ phần vào các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất các chương trình trong lĩnh vực này. Ở đây có sự tương tác khá mạnh mẽ giữa các công ty truyền thông với công ty truyền thông, công ty truyền thông với tập đoàn truyền thông và ngược lại. Từ đó dần hình thành các tập đoàn tư bản hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Tư bản truyền thông chính là các tập đoàn truyền thông hoạt động mua bán, thống trị các hãng truyền thông khác với quy mô lớn để tạo ra lợi nhuận. 2. Tập đoàn tư bản truyền thông là gì Tập đoàn truyền thông hay tập đoàn báo chí thực chất cũng là một tập đoàn kinh tế. Tập đoàn kinh tế có thể hiểu là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau trong phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có một “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các “công ty con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Tập đoàn là một cơ cấu có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Về mặt tổ chức, với hình thức liên kết của nhiều công ty hoạt động trong cùng một ngành, hay những ngành khác nhau trong một nước hay nhiều nước, thông qua sự điều hành chung. Tập đoàn báo chí chính là tập đoàn kinh tế mà báo chí, truyền thông đại chúng là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính hoặc là một bộ phận tạo thành có ý nghĩa quan trọng, có vai trò độc lập tương đối. Trên thực tế, rất hiếm thấy tập đoàn truyền thông báo chí nào không có hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng. Vì là tập đoàn kinh tế nên nói chung, sự hình thành của các tập đoàn báo chí cũng xuất phát từ chính những nguyên nhân đã hình thành các tập đoàn kinh tế. Thứ nhất, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cho phép hình thành việc tổ chức sản xuất mới trên cơ sở vừa chuyên môn hoá vừa tăng cường liên kết giữa các nhà máy, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Thứ hai, sự cạnh tranh tất yếu dẫn đến việc liên kết dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo ra sức mạnh to lớn hơn, các nguồn lực mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp, tạo nên khả năng cạnh tranh lớn hơn và tránh rủi ro. Thứ ba, do sự phát triển và tính chất của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn vào nghiên cứu, dự báo, hoạch định chính sách phát triển để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công việc này đòi hỏi nguồn lực to lớn mà chỉ có những đơn vị kinh tế có quy mô lớn mới có khả năng thực hiện. 3. Con đường hình thành và phát triển của các tập đoàn báo chí tại các nước tư bản Về cơ bản, các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản hình thành trên cơ sở cạnh tranh, tích tụ tư bản, cá lớn nuốt cá bé hoặc các công ty báo chí truyền thông tự nguyện liên kết lại bằng hình thức mua bán hay sáp nhập với nhau nhằm tăng nguồn lực, tạo ra sức mạnh đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Cũng có thể các quá trình trên diễn ra giữa những tập đoàn kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ với các công ty báo chí tuyền thông nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo ra lợi thế xã hội trong phát triển. Trong nửa đầu của thế kỷ XX, phát thanh và truyền hình chỉ mới ở trình độ sơ khai, báo in là loại hình truyền thông đại chúng quan trọng nhất, giữ vai trò chi phối dư luận xã hội cũng như thị trường báo chí phương Tây. Do các điều kiện kinh tế - xã hội lúc đó cũng như mức độ thu lợi hạn chế mà việc phát triển các tập đoàn báo chí chỉ mới dừng lại mức độ những bước đi đầu tiên. Cho tới nửa sau thế kỷ XX, khi phát thanh và truyền hình phát triển mạnh mẽ đồng thời với sự tăng trưởng kinh tế nhảy vọt ở các nước công nghiệp phát triển, các phương tiện truyền thông đại chúng dần dần coi là những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi lớn từ việc bán sản phẩm, dịch vụ và hoạt động quảng cáo. Mặt khác, các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tăng cường sức mạnh tác động vào xã hội, có khả năng to lớn trong việc tạo ra những ưu thế về chính trị, kinh tế. Đây cũng là những điều kiện thúc đẩy quá trình tập trung hóa các phương tiện thông tin đại chúng, phát triển quy mô, sức mạnh các tập đoàn báo chí đa quốc gia. Trong xu hướng tích tụ và tập trung tư bản ngày nay, các công ty báo chí truyền thông ngày càng bành trướng mạnh mẽ bằng cách mua lại, sáp nhập, thôn tính các công ty nhỏ hơn không đủ sức cạnh tranh. Với việc bỏ ra hàng tỷ đô la, các ông chủ này đã đẩy nhanh những sự tập hợp mới trong lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng, tạo ra quy mô hoạt động, sức mạnh ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia, phạm vi khu vực. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Dialogic, trong 5 tháng đầu năm 2007, trên toàn thế giới đã ghi nhận 372 bản hợp đồng sáp nhập, mua lại giữa các công ty, tập đoàn báo chí truyền thông với tổng giá trị lên đến 93,8 tỷ USD. Đáng chú ý nhất là hợp đồng sáp nhập giữa Google và Double Click, trị giá 3,1 tỷ USD hồi tháng 4-2007, hợp đồng sáp nhập giữa Yahoo với Right Media trị giá 680 triệu USD. Theo Tom Rosenstiel, Giám đốc Dự án về phát triển năng lực làm báo của Mỹ thì “Thông tin ngày càng nhiều nhưng chủ sở hữu của chúng ngày càng ít đi”. CHƯƠNG II KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN Các tập đoàn tư bản truyền thông hoạt động trong một địa hạt mà ở đó thứ hàng hóa được đem ra để trao đổi là thông tin. Việc trao đổi và buôn bán thông tin đã được tiến hành ngay từ thời cổ đại nhưng việc thiết lập nên một thị trường riêng biệt cho thứ hàng hoá đặc biệt này là một hiện tượng hoàn toàn mới và vẫn còn tiếp tục được hoàn thiện. Thị trường thông tin ra đời muộn nhưng đang là thị trường ăn khách, có sức hấp dẫn lớn cả với người mua và người bán. 1 Khái niệm Theo từ điển Tiếng Việt do trung tâm từ điển học kết hợp với nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành thì thị trường là tổng thể nói chung những hoạt động mua bán, trao đổi và lưu thông hàng hoá. Theo đó, thị trường thông tin được hiểu là các hoạt động trao đổi và mua bán thông tin. Còn theo quan niệm của các nhà kinh tế học thì thị trường được hiểu theo nghĩa có phần hẹp hơn. Theo các tác giả cuốn giáo trình “Lí thuyết Maketting” của trường Đại học Dân lập Phương Đông thì thị trường là nơi tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có (Các tác giả cuốn giáo trình này cũng trích lời của ông Philip Kotler, ‘Maketting căn bản”, NXB Thống kê, Hà Nội, 1994). Theo định nghĩa này thì tác giả tập trung vào vấn đề con người. Nghĩa là theo đó, thị trường thông tin là nơi tập hợp những người mua và bán thông tin. Có thể hiểu đó là sự qui tụ của những người hoạt động trong cùng một lĩnh vực chuyên kinh doanh và khai thác thông tin. Còn theo tác giả Robin Hanson thì thị trường thông tin (information market) là thị trường mà trong đó mục đích chính yếu của nó là thu nạp thông tin. Thực chất quan niệm của tác giả Robin Hanson nhìn nhận thị trường thông tin từ góc độ thông tin thư viện trong đề tài nghiên cứu về thư viện điện tử toàn cầu. Tuy nhiên đây vẫn là một quan niệm dựa trên những nghiên cứu về thị trường thông tin từ góc nhìn của tác giả nên chúng tôi vẫn sử dụng làm tư liệu cho bài nghiên cứu. Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì thị trường truyền thông là thị trường mà trong đó công chúng ở khắp các vùng miền được hưởng thụ bình đẳng những thông tin có chất lượng như nhau, không bị sự ảnh hưởng của hàng rào địa lí. Thông tin đến với người dân không bị bó hẹp trong bất cứ một phạm vi nào và có thể cùng lúc tiếp nhận nhiều nguồn thông tin. Với những khu vực dân cư giáp ranh, thông tin nhận được có thể từ nhiều khu vực truyền thông khác nhau. Theo quan điểm này thì thị trường thông tin được nhìn nhận từ góc độ truyền thông đại chúng. Chúng tôi cũng đi theo hướng nhìn nhận thị trường thông tin từ góc độ này. Từ các khái niệm đó, nhóm nghiên cứu tự rút ra cho mình một quan điểm được cả nhóm thống nhất. Theo chúng tôi, thị trường truyền thông là một hình thái thị trường đặc biệt, phi vật chất, không giới hạn không gian địa lí, qui tụ các đối tượng tham gia mua bán và trao đổi thông tin. Hàng hoá trong thị trường này không bị biến dạng, hao mòn qua quá trình mua bán, sử dụng. Trong loại thị trường đặc biệt này thông tin đóng vai trò là một loại hàng hoá đặc biệt. Nó mang đầy đủ các thuộc tính của hàng hoá theo quan niệm của kinh tế học nói chung và kinh tế học Macxit nói riêng. Xã hội ngày nay sống dựa nhiều vào thông tin. Nền kinh tế tri thức đề cao vai trò của thông tin nói chung cũng như các thông tin báo chí nói riêng. 2. Các mối quan hệ mua bán trong thị trường thông tin Thị trường thông tin truyền thông toàn cầu được thiết lập nên bởi những người tham gia vào các hoạt động mua bán thông tin. Những đối tượng này được chia làm ba nhóm chính là người mua, người bán và lớp trung gian. Người mua là công chúng của truyền thông. Họ là những người đơn thuần tiếp nhận thông tin báo chí. Nguồn tin của các nhà báo, của giới truyền thông chính từ những người này nhưng tham gia vào thị trường thông tin thì họ chỉ đóng vai trò là người mua. Nhưng điều đặc biệt của thị trường này là khách hàng không phải là thượng đế. Quá trình mua và bán thông tin không là quá trình hai chiều mà chỉ có một chiều không khép kín. Người ta bán những thông tin mà công chúng cần nhưng không phải bất cứ cái gì công chúng cần người ta cũng bán. Số lượng công chúng hay người mua đơn thuần của thị trường này được thể hiện qua tera phát hành của các tờ báo, qua số lượng thuê bao đăng kí của các đài truyền hình, đài phát thanh, các tờ báo điện tử. Đứng ở khâu cuối của quá trình truyền thông nhưng lớp đối tượng này luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông bởi dù sao đó vẫn là đối tượng phục vụ của các cơ quan truyền thông báo chí. Lớp đối tượng thứ hai là những người chuyên bán thông tin – bán cho các hãng nhỏ hơn và trực tiếp cho công chúng. Thực ra khái niệm này không là tuyệt đối bởi không một cơ quan, một hãng truyền thông, thông tấn nào có thể hoàn toàn tự mình thu thập các nguồn tin mà không phải thông qua trao đổi trên thị trường thông tin. Nhưng xét một cách tổng quan thì đó là những hãng thông tấn, những hãng truyền thông mà hệ thống chân rết của nó vươn ra khắp nơi và có mặt ở khắp các vùng miền trên khắp thế giới. Người ta ví von rằng tận trong phòng ngủ nhà bạn cũng có tai, có mắt của BBC, CNN… Tuy vậy, các “ông lớn” truyền thông thế giới cũng chỉ là ông lớn ở một địa hạt nào đó mà thôi. Tin ảnh hãy mua của AP nhưng tin tài chính chứng khoán hãy mua của Reuteurs! Phát huy thế mạnh ở một lĩnh vực hẹp, một lĩnh vực chuyên môn sâu nào đó chính là đòn thủ thế của các hãng lớn. Tính chất tương đối của lớp đối tượng chuyên bán thông tin này cũng là ở chỗ đó. Một hãng truyền thông chỉ đóng vai trò “nhóm máu O” ở một vài lĩnh vực nhỏ mà thôi hay thậm chí chỉ trong một sự kiện nhất định nào đó. Lấy ví dụ về CNN của Time Warner. Chiến tranh vùng vịnh năm 1991 đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng không chỉ của thế giới mà cả với riêng CNN, nó đã nâng vị thế của CNN. CNN là cơ quan truyền thông duy nhất có khả năng gửi ra bên ngoài Iraq những hình ảnh trong những giờ đầu tiên của trận oanh tạc bằng bom của lực lượng không quân Mỹ với những tường thuật trực tiếp từ khách sạn Al-Rashid ở Baghdad của các phóng viên Bernard Shaw, John Holliman và Peter Arnett. Điều đó có nghĩa là tất cả các hãng truyền thông khác đều phải mua hình ảnh của CNN về sự kiện có tính chất lịch sử này. Hay một ví dụ gần đây về vụ khủng bố 11 – 9 làm kinh hoàng cả nước Mỹ và thế giới. CNN là hãng truyền thông đầu tiên đưa tin về vụ tấn công này. Người ta gọi những thông tin đó là những thông tin bùng nổ, nó phá vỡ tất cả những qui chuẩn qui trình được xây dựng từ trước đến nay về làm tin và cung cấp thông tin. Anchor Carol Lin, phóng viên CNN đang ở trên máy bay phát tới công chúng bản tin đầu tiên về sự kiện này. Cô cắt ngang đoạn quảng cáo trên truyền hình lúc 8h49 phút sáng giờ ET và nói: Như các bạn đang được nhìn thấy trên màn hình cảnh quay trực tiếp của chúng tôi. Kia là toà tháp đôi World Trade Center. Chúng tôi nhận được một tin báo chưa được kiểm chứng sáng nay rằng một chiếc máy bay đã đâm vào một trong hai toà tháp của trung tâm thương mại thế giới. CNN ngay bây giờ sẽ bắt đầu câu chuyện này, gọi cho nguồn tin của chúng tôi và cố tìm hiểu chính xác chuyện gì đã xảy ra nhưng rõ ràng rằng có sự liên quan… Và một lần nữa, hình ảnh của một trong hai toà tháp của Trung tâm thương mại thế giới. Là hãng đầu tiên đưa tin về sự kiện cũng là hãng giữ những hình ảnh “độc” nhất về nó, CNN đã thu về hàng tỷ đôla sau sự kiện này. Qua đó có thể thấy bộ mặt của thị trường thông tin thế giới không hề khó nhận diện khi mà các ông lớn luôn nắm trong tay những tin độc, những tin có giá trị và giữ bản quyền với những tin tức đó. Những hãng truyền thông lớn sở hữu mạng lưới chân rết dày đặc và lan toả khắp mọi nơi và vì thế lại càng có nhiều cơ hội sở hữu những nguồn tin quí giá. Các tập đoàn tư bản truyền thông cũng chính là những tập đoàn tư bản, kinh doanh theo kiểu tư bản và cũng chi phối xã hội một nước hay cả khu vực, toàn thế giới thông qua các hoạt động tài trợ cho các chính trị gia như bất cứ một tập đoàn tư bản nào. Sự hậu thuẫn của các tập đoàn tư bản truyền thông nhiều lúc mang lại lợi ích cao hơn và rõ ràng hơn cho các thế lực chính trị. Sự thắng thế của các chính trị gia được tính bằng lá phiếu và chính các tờ báo là những nhân vật tham gia tích cực trong việc gia tăng hay hạn chế số lá phiếu đó. Và đây lại chính là những nguồn tin vô cùng quí giá của các tập đoàn truyền thông, góp phần tăng thêm các tin độc quyền và “được giá”. Thứ ba, một lớp đối tượng quan trọng góp phần hình thành nên thị trường thông tin là tầng lớp trung gian. Gọi là trung gian bởi xét theo một cách nào đó họ là những môi giới thông tin. Tầng lớp này mua thông tin của người này để bán lại cho người kia. Thông tin là hàng hoá trung gian theo đúng mô hình “Tiền – Hàng - Tiền gia tăng”. Lớp đối tượng này không chi phối, không thao túng thị trường nhưng là tầng lớp kết nối thị trường, góp phần hoàn thiện thị trường toàn cầu. Đó là những người đi mua thông tin của các hãng truyền thông lớn để bán lại cho công chúng, là người mua đối với các hãng truyền thông lớn nhưng là người bán đối với công chúng. Nói một cách đơn giản, đó là các cơ quan truyền thông nhỏ, các tờ báo hoạt động ở tầm hẹp hơn. Nếu lấy thị trường thông tin báo chí Việt Nam làm ví dụ (dù ví dụ hơi có phần khiên cưỡng) ta có thể nhìn nhận vấn đề một cách đơn giản như sau. Thông tấn xã Việt Nam – đó là “ông trùm” thông tin, nắm trong tay hầu hết các thông tin chính thống quan trọng. Tất cả các cơ quan báo chí khác đều phải dẫn nguồn từ Thông tấn xã khi đưa tin về nhiều vấn đề. (Và đây chính là lí do khiến các tờ báo bị mất bản sắc, đọc một báo biết mười báo. Thậm chí cả phát thanh truyền hình cũng bê nguyên bản tin thông tấn vào chương trình của mình.) Lớp đối tượng chuyên mua thông tin chính là công chúng báo chí - xuất phát điểm và cũng là đối tượng hướng tới của báo chí. Họ chính là những nguồn tin tận cùng nhất nhưng cũng là đối tượng hưởng thụ cuối cùng của thông tin báo chí. Và lớp đối tượng thứ ba góp mặt trong thị trường này là các cơ quan báo đài trung ương và địa phương. Họ lấy thông tin từ thông tấn xã (cả từ các hãng truyền thông nước ngoài) như những nguyên liệu thô và chế biến nó thành các tác phẩm báo chí cung cấp cho công chúng. Lớp đối tượng này có tạo nên được bản sắc của mình hay không chính là nhờ vào những thông tin độc quyền tự tờ báo đó có được. Nó tạo nên một thị trường thông tin hoàn chỉnh, liên hoàn. Tuy nhiên, cũng như những ngành nghề kinh doanh khác (bởi thực chất các tập đoàn tư bản truyền thông vẫn là các tập đoàn tư bản, mục đích của nó vẫn là lợi nhuận kinh tế), các tập đoàn tư bản kinh doanh trên lĩnh vực truyền thông luôn muốn xác lập vị thế của mình trong thị trường thông tin toàn cầu. Việc các ông lớn thi nhau xác lập, “đánh dấu lãnh thổ” của mình đã hình thành nên một xu hướng gọi là thống trị thị trường. Sự thao túng của các tập đoàn lớn trong thị trường thông tin hay sự lũng đoạn thị trường đã hình thành nên những vùng đất riêng của các tập đoàn lớn giống như một thứ luật bất thành văn. Thị trường thông tin toàn cầu rộng lớn nhưng thực chất chỉ nằm trong tay một số không nhiều các nhà tư bản (thực chất của những ông chủ tập đoàn truyền thông cũng là những ông chủ tư bản, những nhà tài phiệt). Thị trường thông tin là một thị trường rộng lớn hơn bất cứ loại thị trường nào khác. Nếu qui mô của mỗi thị trường được xét theo lượng khách hàng thì có thể nói qui mô của thị trường thông tin là toàn thế giới. Một số nhà triết học đánh giá thực chất của các công cụ lao động cũng như bất cứ một phát minh khoa học nào đều là sự nối dài của các công cụ. Và các phương tiện truyền thông là sự nối dài của thị giác, thính giác của công chúng. Khi mà bàn tay của các tập đoàn tư bản truyền thông lớn vươn tới các vùng miền khác nhau trên khắp thế giới cũng có nghĩa là chúng xác lập nên những đế chế thông tin ngay tại các khu vực đó. Tuy rộng lớn là vậy nhưng thị trường thông tin truyền thông trên thực tế nằm trong tay một vài các tập đoàn lớn hay nói chính xác hơn là bị các tập đoàn lớn thao túng. CHƯƠNG III SỰ THỐNG TRỊ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN TƯ BẢN TRUYỀN THÔNG TRONG THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN TOÀN CẦU 1. Thực trạng Một nhóm nhỏ các tập đoàn đang chiếm giữ những nguồn thông tin khổng lồ. 90% thị phần truyền thông và hệ thống phân phối sản phẩm trên thế giới nằm trong tay hơn 10 tập đoàn truyền thông quốc tế khổng lồ (mà các ông chủ phần lớn là người Mỹ) đã tương đồng hoá trên toàn hành tinh việc xuất bản âm nhạc, các chương trình truyền hình và cả những bộ phim truyện dài trực tiếp xuất xưởng từ Hollywood. Theo báo cáo của tạp chí Mother Jones vào cuối năm 2006 thì chỉ có 8 gã khổng lồ truyền thông đã thống trị thị trường truyền thông của Mỹ. Phần lớn người dân Mỹ tìm kiếm thông tin từ các địa chỉ này. Bao gồm: Disney (giá trị thương mại đạt 72,8 tỉ đô la Mỹ), AOL – Time Warner (90,7 tỉ), Viacom (53,9 tỉ), General Electric (do NBC sở hữu, giá trị thương mại đạt 390,6 tỉ đô), News Corporation (56,7 tỉ), Yahoo! (40,1 tỉ), Microsoft (306,8 tỉ) và Google (154,6 tỉ). Theo thống kê thì đến cuối những năm 90 chỉ có 9 tập đoàn truyền thông lớn chi phối thị trường truyền thông thế giới mà trong đó chủ yếu là các tập đoàn của Mỹ với các tập đoàn lớn như AOL – Time Warner, Disney, Bertelsman, Viacom, News Corp, TCI, General Electric (do NBC sở hữu), Sony (thuộc sở hữu của hãng Columbia and TriStar Picture) và Seagan (do Universal film and music sở hữu). Các tập đoàn này chi phối thị trường truyền thông trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng nắm giữ các kênh truyền hình, các đài phát thanh cũng như các tờ báo lớn. Sự tự do thông tin xét trên phương diện thao túng thị trường của các hãng lớn phần nào bị ảnh hưởng. Sự tự do không còn làm tuyệt đối khi mà phần lớn các tờ báo uy tín, các đài phát thanh truyền hình lớn đều nằm trong tay một số ít người. Cánh tay của các ông trùm truyền thông có thể vươn ra tới bất kì vùng miền nào trên toàn thế giới miễn là họ muốn bởi hệ thống chân rết, các chi nhánh, các kênh đài có mặt ở khắp nơi. 3.1.1 Về phát thanh, truyền hình Tại Mỹ, các nhà khổng lồ cũng thống trị toàn cục. Năm công ty hàng đầu : Walt Disney, Time Warner and General Electric's NBC Universal điều hành tất cả 4 mạng phát thanh truyền hình hàng đầu, cả 2 kênh tin tức phát 24 giờ, mạng cáp thể thao lớn nhất, 9 trên 10 kênh cáp truyền hình có tỷ suất người xem lớn nhất năm vừa qua (hoặc có thể nói là cả 10 nếu tính cả kênh Disney có 50% cổ phần của Lifetime). 3 hãng truyền thông khổng lồ trong mạng lưới tin tức cáp: Comcast và AOL Time Warner phục vụ 40% hộ gia đình ở Mỹ. Vòi bạch tuộc của những gã khổng lồ cũng ngày một vươn xa. Tại Mỹ, từ 1995-2003, 10 nhà thống trị truyền hình lớn nhất từ nắm giữ 104 đài truyền hình với doanh thu 5.9 tỷ $ đã tăng lên thành 299 đài với doanh thu 11.8tỷ $. Năm 2002, bốn mạng lưới truyền hình là ABC (American Broadcasting Company), NBC (National Broadcasting Company), CBS (Columbia Broadcasting System) và FOX chiếm 77,5% mạng lưới tin tức truyền hình của Mĩ. Mạng lưới của các đài này đã phủ sóng hầu hết các hộ gia đình của nước Mĩ. Hiện nay, mạng lưới truyền hình Fox (do công ty con Fox Broadcasting Company điều hành) đã lan toả đến 96% hộ gia đình Mĩ. CNN của Time Warner đã có 88,2 triệu gia đình người Mỹ và 890 nghìn văn phòng khách sạn thuê bao; CNN đã có mặt tại 92 nước và có vươn tới 1,5 tỉ người. Mạng lưới tin tức của CNN rộng khắp trên thế giới và hoạt động 24/7 với tất cả thiết bị và kỹ thuật hiện đại nhất. Thứ tự 10 hãng truyền hình lớn nhất tại Mĩ năm 2006 3.1.2. Về báo in và tạp chí, xuất bản Hiện nay, trên thị trường báo in của Mĩ có khoảng 1500 tờ báo tuy nhiên chỉ có khoảng 100 tờ có số lượng phát hành trên 100.000 bản. Chúng cũng đang được tập trung với số lượng lớn trong tay một số tập đoàn. Điển hình là tập đoàn Gannet. Ở Mỹ, có thể nói Gannett Co. Inc là tập đoàn báo chí truyền thông có số lượng đầu báo lớn nhất. Tập đoàn này đang sở hữu 89 tờ nhật báo (trong đó có USA today - một trong hai tờ có quy mô toàn quốc) và 36 tờ báo định kỳ khác. Danh sách mười báo bán chạy nhất trên thị trường Mĩ năm 2007: USA Today: 2 281 831 bản Wall Street Journal: 2 070 498 bản New York Times: 1 121 623 bản Los Angeles Times: 907 997 bản Washinton Post: 740 947 bản New York Daily News: 708 773 bản Chicago Tribune: 643 086 bản New York Post: 565 649 bản Long Island Newsday: 527 744 bản Houston Chronicle: 477 493 bản Top 25 tập đoàn kinh doanh báo giấy theo doanh thu năm 2006. Trong lĩnh vực tạp chí thì tập đoàn Time Wanner lại tỏ ra mạnh mẽ. Time Inc từng là hãng lớn trong lĩnh vực này với lượng phát hành 64 tạp chí (268 triệu độc giả) trong đó có tạp chí Time, Sports Illustrated, Fortune, Life, People, Entertainment Weekly và 26 tạp chí khác gồm DC Comics và Mad Magazine… IPC media xuất bản 100 đầu sách (phát hành mỗi năm 350 triệu bản). Đặc biệt tạp chí People của tập đoàn này là tạp chí xuất bản hàng tuần của Mĩ về các câu chuyện của những người nổi tiếng và được mọi người quan tâm. Năm 2006 tổng số lượng phát hành là 3,75triệu bản. Mỗi số phát ra của tạp chí này có tới 40 triệu người đọc. Tổng thu nhập 1,5 tỉ USD. Website của tạp chí People thu hút được 39,6 triệu người xem trong vòng một ngày (2/2007). Có thể lấy ví dụ khác về Thomson là tập đoàn báo chí - xuất bản đa quốc gia lớn nhất, gồm các công ty xuất bản và phát thanh truyền hình hoạt động tại Canada, Mỹ, Anh và một loạt các nước tại châu Á, châu Phi. Tập đoàn này còn nắm trong tay các doanh nghiệp dầu mỏ và khí đốt, giao thông, thương mại, bảo hiểm, các công ty du lịch, dịch vụ. Nhưng lợi nhuận lớn nhất vẫn từ các phương tiện thông tin đại chúng. Nhà xuất bản Thomson xuất bản gần 200 tờ báo và hơn 100 tạp chí, kể cả tại Anh và Mỹ. 3.1.3. Sự phân chia khu vực và lĩnh vực thống trị Hiện nay, môi trường kinh doanh của các tập đoàn lớn đều là kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên mỗi hãng đều có một thị trường chính, thị trường truyền thống nơi hãng đó có thế đứng chắc chân. Ví dụ đối với Thompson, 4/5 doanh thu của hãng này đến từ thị trường Bắc Mĩ. Còn đối với Reuters hơn một nửa doanh thu của hãng đế từ thị trường Châu Âu. Trong khi đó Bloomberg, hãng tin chiếm 33% thị phần thông tin kinh tế - tài chính thế giới lại xuất phát từ Mĩ để vươn ra các thị trường khác. Mỗi một tập đoàn lại có những lựa chọn riêng cho mình hướng phát triển. Nếu Time Waner trải dài lĩnh vực làm ăn trên khá nhiều lĩnh vực từ giải trí gia đình, làm phim, tạp chí cho đến truyền hình cáp thì Gannet lại chỉ tập trung vào báo in. 2. Nguyên nhân của sự thống trị Nguyên nhân của sự thống trị trong thị trường truyền thông chính là do sự tập trung hóa của các công ty, tập đoàn truyền thông. Từ góc độ kinh tế, ta thấy rằng các tập đoàn tư bản truyền thông ra đời và phát triển mạnh mẽ trên vùng đất tư bản chủ nghĩa. Trong số những đặc điểm của tư bản chủ nghĩa có một đặc điểm là hướng đến nền sản xuất lớn để tối đa hóa lợi nhuận. Những công ty truyền thông tại các nước này luôn luôn phải cạnh tranh và tìm cách mở rộng qui mô. Quá trình cạnh tranh khiến các công ty làm ăn không hiệu quả bị phá sản, bị thâu tóm hoặc phải sáp nhập với nhau để tăng sức cạnh tranh. Quá trình đó tạo nên những tập đoàn truyền thông khổng lồ. Hiện nay những điều kiện tồn tại của hiện tượng thống trị vẫn còn. Chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục phát triển. Mặt khác bề dày lịch sử của các tập đoàn truyền thông khiến nó dường như không thể đánh bại. Điều này dẫn đến xu hướng các tập đoàn lớn vẫn tiếp tục thâu tóm những con cá nhỏ. Các tập đoàn truyền thông lớn hiện nay có ưu thế lớn về vốn, có thể sản xuất các sản phẩm hoàn hảo hơn với chi phí rẻ hơn, thu hút được nhiều nhân tài hơn…. Trong khi đó, với số vốn nhỏ của mình, các công ty nhỏ gặp khó khăn khi sản xuất chương trình, khó khăn khi chiêu mộ nhân tài, khó khăn khi đối phó với nền kinh tế. Với tiềm lực nhỏ bé của mình các công ty độc lập chống chịu chật vật để thu hút khách, đối phó với sự lên xuống của kinh tế và những thủ đoạn kinh tế của những tập đoàn lớn. Sự bành trướng của các tập đoàn lớn, giống như những quả bóng tuyết càng lăn lại càng to, cuốn vào mình những hạt tuyết nhỏ - những công ty độc lập. Tuy nhiên, sẽ có một mức giới hạn mà ở đó các tập đoàn không thể to hơn được nữa. Đó là mức giới hạn mà cho dù có công nghệ tiên tiến đến đâu, có sự quản lí tốt đến đâu thì trong nội bộ các tập đoàn sẽ vấn có những độ vênh khiến nó hoạt động không hiệu quả. Mà ví dụ về sự chia tách CBS và VIACOM là điển hình. 3. Xu hướng phát triển của các tập đoàn truyền thông 3.3.1. Xu hướng Việc sản xuất bất kỳ sản phẩm nào cũng đều là một dây chuyền. Các cơ quan báo chí cũng có xu hướng liên kết các khâu trong dây chuyền cung cấp sản phẩm hay dịch vụ: Liên kết hàng ngang: liên kết các công ty cùng lĩnh vực nhằm giảm chi phí lao động, giảm chi phí sản xuất, ít bị cạnh tranh hơn về công chúng và có thể sở hữu nhiều loại sản phẩm truyền thông hơn. Đây là xu thế chiến lược hiệu quả vì có lợi thế của quy mô. Ví dụ: Từ năm 1995: - Tập đoàn Viacom đã thôn tính Công ty Điện ảnh Paramount, và Hãng Truyền hình CBS. - Walt Disney đã mua các hãng TV, ABC. - Tập đoàn Time Warner đã hợp nhất với Turner Broadcasting - Tập đoàn Bertelsman và Audiofina đã thành lập Tập đoàn CLT-UFA. - Năm 2000, Tập đoàn AOL tuyên bố hợp nhất với Time Warner. Vivendi và Canal Plus, một tập đoàn tư bản Pháp đã hợp nhất với Seagram, trở thành Mỹ hoá và là tập đoàn truyền thông lớn thứ hai thế giới. Liên kết hàng dọc: Phát triển ra nhiều giai đoạn khác nhau trong tiến trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Tập trung hàng dọc là sự có mặt trong mỗi một công đoạn (lập chương trình, sản xuất, phát hành hoặc phân phối) nhằm tăng cường ưu thế trong một ngành hoạt động nhất định như Tập đoàn W.Disney (phim) hay Canal Plus (truyền hình) Mục đích của loại liên kết này là nhằm giảm chi phí giao dịch cho công ty liên kết và đạt được hiệu quả kinh tế của quy mô. Công ty sở hữu tập trung nên phân tán chi phí sản xuất ra nhiều thị trường sản phẩm và thị trường địa lý. Liên kết chéo: Nhảy vào lĩnh vực mới. Thực tế nhiều hãng truyền thông lớn ngày nay cũng đã có quá trình phát triển trên cơ sở liên kết chéo như vậy. Nó giống như việc các nhà cung cấp điện thoại liên kết với nhà cung cấp dịch vụ internet vì chung đường dây. Ví dụ: - Công ty Điện lực General Electric năm 1986 đã mua mạng truyền hình Mỹ NBC. - Công ty Viễn thông khổng lồ Mỹ AT&T năm 1999 đã nắm quyền kiểm soát hệ thống truyền hình “cáp” TCI, rồi đến năm 2004 là mạng Mediaone. Toàn cầu hoá: Về bản chất là liên kết xuyên biên giới quốc gia, nhắm vào thị trường nước ngoài vì thị trường trong nước bão hoà và mặt khác khi phân phối sản phẩm sẵn có của mình sang nước khác, các công ty truyền thông có thể khai thác thêm một nguồn lợi nhuận mà hầu như không mất thêm chi phí. Mục đích của hoạt động này là để giảm sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. 3.3.2. Những rủi ro có thể gặp phải Khi quy mô quá lớn các hãng truyền thông gặp phải khó khăn đầu tiên là về mặt nhân sự. Qui mô quá lớn khiến hoạt động quản lý gặp khó khăn, cản trở sự năng động sáng tạo và kỹ năng phản ứng với các thị trường địa phương. Trong đó có các vụ sáp nhập của một số tập đoàn truyền thông nổi tiếng như: Vụ sáp nhập giữa CBS và Viacom hay sự sáp nhập của 3 tập đoàn truyền thông lớn của Mỹ là Vivendi Universal, Union of AOL và Time Warner. Các tập đoàn này đã gặp không ít khó khăn sau khi sáp nhập: Viacom sau khi sáp nhập với CBS năm 1999 đã gặp rắc rối về quản lý và nhân sự nên lại phải chia cắt vào cuối năm 2005. Vivendi mua lại Universal Studios năm 2000, USA Networks năm 2001 nhưng đến năm 2003, tập đoàn này đã phải bán lại Universal Studios cho General Electronic năm 2003. Còn Time Warner đã từng sở hữu CNNMoney.com cuối cùng cũng phải chuyển nhượng lại cho AOL, vì không thu hút được độc giả khi hai công ty này sáp nhập năm 2001. Bertelsmann, tập đoàn truyền thông đa quốc gia có trụ sở tại Đức gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động của tất cả các nhánh của mình nên phải bỏ dịch vụ bán sách trực tuyến. Liệu những bài học về sự thất bại của các thương vụ này có làm các công ty truyền thông dè dặt hơn trong việc sáp nhập và các doanh nghiệp cổ phần tư nhân có từ bỏ ý định sáp nhập với các công ty lớn hơn? 3.3.3. Hướng phát triển trong tương lai Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì có vẻ như sự thất bại của các thương vụ sá._.p nhập trong giới truyền thông trước đây cũng không mấy ảnh hưởng tới sự phát triển của làn sóng sáp nhập hiện tại. Tolman Geff , giám đốc điều hành của tập đoàn Jordan Edmiston, ngân hàng chuyên đầu tư vào các cuộc sáp nhập của các công ty truyền thông ở NewYork hoàn toàn tin tưởng vào tương lai của sáp nhập và mua lại: “Các công ty có thể sẽ tiếp tục tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của mình thông qua sáp nhập và mua lại. Sự thất bại của các tập đoàn lớn trước đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu”. Roland Desilva, giám đốc điều ngân hàng Desilva Phillips, một ngân hàng chuyên đầu tư vào lĩnh vực truyền thông ở New York cũng đồng ý rằng các công ty truyền thông có thể sẽ không lập lại vết xe đổ giống như một số tập đoàn lớn trước đây khi sáp nhập. “Chúng ta đã nhìn thấy sự thất bại sau khi sáp nhập của nhiều tập đoàn truyền thông lớn nhưng một số vẫn muốn theo đuổi chiến lược này” Các chuyên gia truyền thông hy vọng sẽ có nhiều cuộc sáp nhập hơn nữa trong tương lai, đặc biệt từ những công ty cổ điển không còn bắt kịp với sự phát triển của công nghệ và thị trường. Các công ty này đang tìm cách hồi phục và thu hút khách hàng vốn đang có xu hướng chuyển sang các trang thông tin giải trí trên internet của các công ty như Google (Youtube), và Yahoo. Tolman Geffs, giám đốc điều hành của tập đoàn Jordan Edmiston, ngân hàng chuyên đầu tư vào các cuộc sáp nhập của các công ty truyền thông ở NewYork dự đoán: “Tương lai sẽ không còn những công ty truyền thông kiểu cũ nữa. Thay vào đó là các công ty truyền thông đa lĩnh vực. Các tập đoàn truyền thông lớn hiện nay đã cải tổ lại mô hình kinh doanh nhằm mục đích thu hút khán thính giả. Và chiến lược này có thể phải mất vài năm để thực hiện. Thêm vào đó, chi phí để chuyển đổi từ một công ty "kiểu cổ" sang công ty online sẽ tiêu tốn khá nhiều tiền của”. Cứ theo như trào lưu này thì nhiều công ty truyền thông cũ có thể trông đợi sẽ được mua lại hoặc sáp nhập với giá trị lớn dựa trên những đánh giá về tiềm năng lợi nhuận mà công ty có thể đem lại khi chuyển sang công ty truyền thông trực tuyến.  Một nhân tố khác cũng làm trào lưu mua lại và sáp nhập tăng nhiệt là nhu cầu mua lại các công ty truyền thông của một số doanh nghiệp cổ phẩn tư nhân. Những doanh nghiệp này muốn mua lại các công ty truyền thông vì họ cần một dòng tiền ổn định cho công việc kinh doanh, điều mà các công ty truyền thông có thể đem lại.  Roland Desilva, giám đốc điều ngân hàng Desilva Phillips nhận định. “Chẳng có lý do gì ngăn cản các công ty cổ phần tư nhân phát triển sau khi sáp nhập với một tập đoàn truyền thông lớn cả. Và trong tương lai, việc sáp nhập này sẽ vẫn tiếp tục” Glocer CEO của tập Thomson Reuters tự tin cho rằng: “Nếu như thế kỷ 20 là thế kỷ của những tập đoàn công nghiệp khổng lồ, thì thế kỷ 21 được dự đoán sẽ do các tập đoàn truyền thông thống trị.” 4. Con đường phát triển và qui mô phát triển của một vài hãng truyền thông hàng đầu thế giới 3.4.1. AOL Time Warner AOL Time Warner thành lập năm 1985 và có trụ sở tại New York. AOL Time Warner được thành lập từ 3 công ty riêng lẻ. Năm 1990 là sự liên kết giữa Time Inc và Warner Communication, cuối cùng đến năm 2001 được AOL (American Online Inc) mua lại và trở thành tập đoàn truyền thông và giải trí lớn nhất thế giới. Trụ sở chính đặt tại thành phố New York. Các lĩnh vực họat động chính là phim, truyền hình, xuất bản, dịch vụ internet và viễn thông. Theo thống kê năm 2007, tổng thu nhập của AOL Time Warner là 46,48 tỉ USD và số nhân viên của hãng là 86.000 người (tính đến 31 tháng 12 năm 2007). AOL Time Warner là người khổng lồ trong giới truyền thông, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và giải trí ở Mĩ và trên toàn thế giới. Lịch sử hình thành và phát triển của Time Warner Warner Communications được thành lập năm 1972 khi Công ty Quốc gia Kinney đã chán những tin tức khô khan của nó, vì một vụ bê bối tài chính. Đó là công ty mẹ của Warner Bros. Pictures và Warner Music Group trong suốt những năm 1970, 1980. Nó cũng sở hữu DC Comics và Mad, cũng như có quyền đa số trong Garden State National Bank. Những nỗ lực chiếm đoạt ban đầu của Warner được dẫn dắt bởi Chủ tịch của Garden State National Bank Charles A. Agemian sau đó bị cản trở bởi một thành viên của Garden State National Bank William A. Conway năm 1978 sau đó được hoàn tất vào năm 1980. Warner đã đạt được những lợi nhuận đáng kể (và sau đó là thua lỗ) với Atari, công ty mà nó sở hữu từ 1976 đến 1984. Vào 1976, Nolan Bushnell bán công ty Atari của mình cho Warner Communication với giá ước tính 28-32 triệu đô la. Năm 1975, Warner đã mở rộng dưới sự chỉ đạo của Steve CEO Ross và hình thành một liên doanh với hãng vận tải Mỹ, đặt tên là Warner-Amex Satellite Entertainment, giữ những kênh cáp bao gồm MTV (giới thiệu 1981), Nickelodeon (giới thiệu 1979) và Kênh Phim. Warner đã mua một nửa Amreican Express năm 1984, và sau đó một năm thì bán cho Viacom. Năm 1984, vì sự cố trò chơi video năm 1983, Warner bán bộ phận khách hàng (của) Atari cho Jack Tramiel. Nó đã giữ bộ phận dãy cuốn và đổi tên thành Atari Games. Họ bán Atari Games tới Namco vào năm 1985, và mua lại nó vào 1994, đổi tên nó Time –Warner Interactive, cho đến khi nó được bán cho Midway Games năm 1996. Trong lúc đó, vào 1987, có thông báo là Warner Communications và Time Inc sẽ sát nhập. Điều cuối cùng mà hãng Warner làm trước khi cuộc sát nhập năm 1989 là mua Lorimar-Telepictures. Đầu những năm 1990, công ty sau sát nhập được lấy tên là Time Warner, công ty này sau này đã thu nhận hệ thống truyền thông Turner của Ted Turner năm 1996. Năm 2000, một công ty mới gọi là AOL Time Warner, do Steve Case làm chủ tịch, được lập nên khi AOL mua Time Warner với giá 164 triệu đô la. Thoả thuận, được công bố vào ngày 10/1/2000 và chính thức vào ngày 11/2/2000, theo một cấu trúc hợp nhất mà trong đó mỗi công ty nguyên bản hòa trộn vào trong một mới tạo ra thực thể. Những cổ đông của AOL được sở hữu 55% trong số công ty mới trong khi những cổ đông Time Warner sở hữu chỉ có 45%. Sự xác lập lớn nhất trong lịch sử hợp thành đã khiến America Online(AOL) và Time Warner trở thành công ty truyền thông lớn nhất trên thế giới. Như vậy thực chất là AOL mua một hãng lớn hơn mình là Time Warner. Cụ thể sự sáp nhập của AOL và Time Warner Ngày 11/2/2000 : AOL và Time Warner chính thức sát nhập và mang tên AOL TIME WARNER (A-T) Vào thời gian AOL và Time Warner hợp nhất, giá cổ phiếu của AOL tăng cao do sự bùng nổ của các công ty dotcom. Tập đoàn sáp nhập AOL Time Warner hiện có 135 triệu khách hàng; chỉ riêng AOL đã thu hút thêm được 1,3 triệu khách hàng mới trong năm 2001. Tuy nhiên, sau khi bong bóng Internet xẹp xuống, giá cổ phiếu của hãng này đã giảm rất mạnh   Công việc thống nhất hoạt động kinh doanh của hai công ty cũng có rất nhiều khó khăn. AOL mới có thời gian hoạt động 20 năm, trong khi Time Warner đã có thâm niên tới 78 năm, với những ấn phẩm báo chí uy tín từ Fortune tới Sports Illustrated. Đã có những lời kêu ca, phàn nàn từ phía các phóng viên của Time và CNN tỏ ý lo lắng việc xiết chặt chi phí hoạt động có thể ảnh hưởng tới chất lượng các bài báo.  Năm 2001, sau khi sát nhập, hoạt động kinh doanh của tập đoàn này rất ảm đạm. Cổ phiếu của AOL TIME WARNER đã giảm 9% mặc dù lợi nhuận trước thuế đã tăng 20%, đạt 2.5 tỷ $.  Tính riêng trong quý I/2001, A-T lỗ 1.8 tỉ $. Nguyên nhân chính gây ra sự thất bại này là do doanh thu quảng cáo của hãng giảm sút tới 14%.  Ngay việc sáp nhập AOL và Time Warner cũng đã có nhiều khó khăn. Với số vốn 210 tỷ USD, giờ đây tập đoàn AOL Time Warner đã lớn gấp đôi đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình là Viacom với số vốn gần 100 tỷ USD. Hai tổng hành dinh cách nhau hơn 320 km: tổng hành dinh của AOL ở miền bắc Virginia, hiện là văn phòng điều hành của ông Case, và tổng hành dinh của Time Warner tại Manhattan là văn phòng của ông Levin. Tổng số nhân viên của tập đoàn hiện lên tới 90.000 người. Báo chí đưa tin rằng Time Warner đã đàm phán căng thẳng trong suốt cả năm qua về tương lai của AOL, không loại trừ cả khả năng bán tống bán tháo toàn bộ gánh nặng này (AOL bắt đầu sáp nhập vào Time Warner từ tháng 1/2001). Nhưng càng về đến cuối năm 2005, ý tưởng "hợp tác" càng được chú ý: nhiều khả năng được đặt lên bàn: bắt tay cùng công cụ tìm kiếm MSN của Microsoft chăng, hay siết chặt thêm quan hệ quảng cáo với Google, hãng đang cung cấp công nghệ tìm kiếm cho AOL. Sự dùng dằng trong tương lai của AOL đang cho thấy một thực tế: đến giữa thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3, khu vực online đang bị chia rẽ thành 2 tuyến: một bên là những hãng thành công trong việc kiếm tiền từ tìm kiếm và cung cấp dịch vụ Web còn một bên là những kẻ "trâu chậm" không muốn uống nước đục. Năm 2005-2006, tập đoàn này đã làm ăn khấm khá trở lại. Năm 2006, Công ty này tuyên bố lãi ròng trong quý ba tăng lên thành 2,3 tỷ USD từ con số 853 triệu quý ba năm 2005.Thu nhập của Time Warner tăng 7% (10,9 tỷ USD), được đẩy mạnh nhờ việc hãng này mua lại công ty Adelphia Communications. Tháng trước, Time Warner đã bán hoạt động tại Anh của mình cho công ty Carphone Warehouse với giá 370 triệu bảng Anh. Tập đoàn này, vốn sở hữu cả xưởng phim Warner Bros và kênh truyền hình CNN, cho hay thu nhập từ AOL tăng tới 46%. Time Warner đã cải tổ hệ thống AOL hồi mùa hè để tăng lợi nhuận, cắt giảm 5.000 việc làm. Sau việc hãng này mua lại công ty Adelphia hồi đầu năm, nay Time Warner trở thành tập đoàn dịch vụ truyền thông cáp lớn thứ hai Mỹ, với trụ sở chính tại New York và Los Angeles. Cổ phiếu của Time Warner cũng tăng tới mức cao nhất trong bốn năm nay vào tháng trước. Ngay từ quý I/2007, Time Warner đã về nhất trong cuộc bình chọn những tập đòan truyền thông hùng mạnh nhất hành tinh (Top Thirty Global Media Owners). Với 29.8 tỉ $ doanh thu đạt được trong năm tài chính 2005-2006, gấp đôi doanh thu của anh chàng News Corp, Time Warner đã trở thành người đi đầu trong cuộc bầu chọn danh tiếng của Zenith Optimedia Group, vượt mặt 30 anh tài khác một cách đầy thuyết phục. Những ngành hoạt động chính của AOL Time Warner: Điện ảnh và truyền hình: New Line Cinema, Castle Rock, Rko, Warner Bros (những bộ phim Harry Potter, Matrix v.v...), Warner Bros Studio, The WB Television Network, Hanna-Barbeta Cartoons, Warner Home Video, và 9 hãng hoạt khác động trên khắp thê giới như Warner Bros, International Theaters (hoạt động độc lập hoặc liên kết với các cinema trên 12 quốc gia). Các kênh của Turner Broadcasting System. Các kênh thông tin của CNN trên toàn cầu, TBS Superstation, TNT, WB Television, Cartoon Network, Kid’s WB, Turner Classic Movies, HBO, Time Warner Cable. Xuất bản: Time Inc, phát hành 64 tạp chí (268 triệu độc giả) trong đó có các tạp chí về những người nổi tiếng, thể thao,phong cách sống đẹp và thời trang, cuộc sống, nhà cửa, linh hồn và thể xác, tin tức sự kiện, sự phát triển về kinh tế và thương mại và khách hàng. Time Inc xuất bản các tạp chí có đông độc giả nhất trên thế giới như : Fortune, People và Time Time, Sports Illustrated, Fortune, Life, People, Entertainment Weekly và 26 tạp chí khác gồm DC Comics và Mad Magazine… IPC media xuất bản 100 đầu sách (phát hành mỗi năm 350 triệu bản). Ví dụ về số lượng phát hành của tạp chí Time hàng năm (đơn vị tính: triệu bản) Năm Tia ra 2007 3.4 2006 4.1 2005 4.0 2004 4.0 2003 4.1 2002 4.1 2001 4.1 2000 4.1 1999 4.1 1998 4.1 1997 4.0 Còn tạp chí PEOPLE là tạp chí xuất bản hàng tuần của Mĩ về các câu chuyện của những người nổi tiếng và được mọi người quan tâm. Năm 2006 tổng số lượng phát hành là 3,75triệu. Tổng thu nhập 1,5 tỉ USD. Website của tạp chí People thu hút được 39,6 triệu người xem trong vòng một ngày (2/2007). Mỗi số phát hành có lượng độc giả là hơn 40 triệu. Internet: AOL Time Warner có ảnh hưởng lớn trong top những trang web tin tức trong đó AOL (hơn 22,2 triệu thuê bao 2001), AOL International (4,4 triệu thuê bao trên 14 quốc gia, và 7 ngôn ngữ 2001), AOL.com portal, CompuServe Interactive Services, AOL Instant Messenger, AOL Europe, AOL MovieFone, Netscape Communicatión, Road Runner, @Home, Compuserve. AOL có 27 triệu công chúng thường xuyên . Họ dùng 84% thời gian truy cập Internet chỉ trên AOL. Âm nhạc: Warner Music Group (WMG) hoạt động trong 68 nước (nhạc của Madonna, MC Solar, Sinatra) với các hãng thu âm như Atlantic Group, Atlantic Jazz, Elektra, Warner Bros và 47 hãng khác bao gồm Warner Bros Music International. Giải trí (cable, kinh doanh trong ngành thể thao): Các hãng kinh doanh giải trí: TBS Superstation; Cartoon Network; Turner Classic Movies; Cartoon Network in Europe; Cartoon Network in Latin America; TNT; and Cartoon network in Asia/Pacific. Công viên/Kinh doanh hàng hoá: Warner Bros. Studio Stores (cửa hiệu ở trên 30 quốc gia), Warner Bros. Recreational Enterprises (sở hữu và hoạt động các công viên), Warner Bros Consumer Products. Sách: Time Life Books; Book of the Month Club; Warner Books; Little, Brown and Company; Little, Brown and Company (U.K.) v à 19 đầu sách khác như History Book Club. Hoạt động khác: HBO Direct (DBS), Comedy Central (sở hữu 50% cùng với Viacom), CNN Time Warner Cable (13 triệu thuê bao ở Mỹ 2001), và 16 dịch vụ khác như New York City Cable Group với trên 1 triệu thuê bao 2001. CABLE/DBS: HBO USA; HBO Home Video; HBO Pictures/Showcase; HBO Independent Productions; HBO Downtown Productions; HBO NYC Productions; HBO Animation; HBO Sports; Cinemax; Time Warner Sports; HBO International; HBO Asia; HBO en Espanol; HBO Olé (cùng Sony); HBO Poland (cùng Sony); HBO Brasil (cùng Sony); HBO Hungary; Cinemax Selecciones. Hoạt động Film ảnh: New Line Cinema; Fine Line Features; Turner Original Productions. Cùng với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác ngoài truyền thông. 3.4.2. Vivendi Universal Vivendi Universal (VU) là tập đoàn truyền thông thứ nhì trên thế giới ra đời tháng 12/2000 từ sự hợp nhất Tập đoàn Vivendi Canal Plus (Pháp) với Công ty Seagram. Chủ tịch tập đoàn, Jean-Marie Messier là người Pháp. Quá trình phát triển của Vivendi Universal được đánh giá là các bước nhảy thần kỳ. Từ một công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xử lý rác thải, Vivendi Universal vươn lên thành tập đoàn truyền thông lớn thứ hai thế giới sau AOL của Mỹ. Các lĩnh vực hoạt động của họ khá phong phú, từ cung cấp dịch vụ Internet đến sản xuất phim, đĩa, chương trình giải trí, thiết bị môi trường... với doanh số: 27 tỷ USD và số nhân viên là 75.500 người (chưa kể hãng phim USA Networks). Lịch sử hình thành và phát triển của Vivendi Universal Ngày 14/12/1853, một công ty nước tên là Compagnie Générale des Eaux (CGE) đã được sáng lập theo một sắc lệnh của vua Napoleon đệ tam. Năm 1854, CGE đã giành được quyền cung cấp nước tới quần chúng ở Lyon, phục vụ khu vực này trong hơn một trăm năm. Năm 1861, nó giành được quyền phục vụ cho thành phố Paris trong vòng 50 năm. Trong hơn một thế kỷ, Compagnie Générale D Eaux tập trung phần lớn vào lĩnh vực cung cấp nước. Tuy nhiên, đi theo sau sự chỉ định của chủ tịch Guy Dejouany năm 1976, CGE mở rộng những hoạt động của nó ra những lĩnh vực khác với một loạt những sự tiếp quản. Bắt đầu vào 1980, CGE bắt đầu đa dạng hóa những thao tác (của) nó từ nước vào trong quản lý, năng lượng, những công tác (dịch vụ) vận chuyển, xây dựng và bất động sản. Nó thu nhận hãng ô tô De Compagnie Générale Entreprises (CGEA), chuyên dụng trong những xe công nghiệp, mà sau đó được chia cắt vào trong hai nhánh: Connex và Onixơ Environnement. CGE sau đó thu nhận Générale de Chauffe Compagnie, và tập đoàn Montenay. Năm 1983, CGE đã giúp đỡ tìm thấy Canal, kênh truyền hình trả tiền đầu tiên của Pháp, và vào những năm 1990, họ bắt đầu mở rộng ra viễn thông và phương tiện truyền thông đại chúng. Vào 1996, CGE tạo ra Cegetel để tận dụng thị trường viễn thông Pháp, tăng tốc sự chuyển động vào lĩnh vực phương tiện truyền thông mà lên đến cực điểm năm 2000 với sự xuất hiện của Vivendi Universal và Environnement Vivendi (Veolia). Năm 1998, Compagnie Générale D Eaux đổi tên thành Vivendi, và bán tài sản và những bộ phận xây dựng bên ngoài ngay năm sau. Vivendi tiếp tục thu nhận hay kết hợp với Telecom Maroc, Havas, Cendant Software, Anaya, và NetHold, hãng truyền hình Continental ở Châu Âu. Bắt đầu năm 1998, Vivendi giới thiệu những kênh số tại Italy, Tây Ban Nha, Ba Lan, Scandinavia, Bỉ, và Netherlands. Trong tháng sáu năm 1999, Vivendi sát nhập với Pathé, tỷ lệ trao đổi cho sự hợp nhất là ba cổ phiếu Vivendi cho mỗi hai cổ phiếu Pathé. Nhật báo phố Wall đánh giá giá trị của thoả thuận là 2.59 tỉ đô la. Đi theo sau hoàn thành sự hợp nhất, Vivendi được giữ cổ phiếu của Pathé tại tập đoàn truyền thông Sky của Anh và CanalSatellite Anh, một công ty Phát thanh Pháp, sau đó bán tất cả ở lại tài sản cho công ty cổ phiếu được sở hữu bởi gia đình Jérôme Seydoux, Fornier Tammy, người đã thay đổi tên của nó thành Pathé. Vivendi Universal Entertainment được sáng lập tháng mười hai năm 2000 với sự hợp nhất của đế quốc phương tiện truyền thông Vivendi với mạng truyền hình Canal - những mạng truyền hình và sự giúp đỡ của Universal Studio từ công ty Seagram của Ca-na-đa. Vivendi hiện đại bắt đầu tồn tại từ 20/4/2006 từ việc lấy 80% doanh thu của Vivendi Universal Entertainment để thành lập NBC Universal và sự hồi phục dần dần của công ty sau thảm họa tàn khốc cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ngày 2/12/2007, Vivendi công bố rằng nó đang sát nhập đơn vị những trò chơi Vivendi với Activision bằng một thoả thuận trị giá 18,8 tỉ đô la. Những ngành hoạt động chính của Vivendi Universal: Truyền hình và film: Canal Plus (có mặt cả ở Italia, Tây Ban Nha, Ba Lan v.v...); Canal Satellite (Pháp, Italia, Ba Lan...); Cable, NC numéri, Chaines thematiques (kênh điện ảnh chuyên đề); Expand (sản xuất đĩa nghe nhìn). Trong đó Canal có 14 triệu thuê bao ở 11 quốc gia châu Âu. Chủ yếu là các công ty CanalSatellite; StudioCanal; Canal ; Spain Telepiu; Canal Digital. Universal Studios; Universal Pictures; Universal Studios Home Video; Universal Television & Networks Group (4.000 đầu film, 24.000 đoạn film trong series film như "Kojak," "Miami Vice," "Columbo"). Một vài kênh khác như SciFi (U.K.) Action and Suspense Channel; 13ème Rue; USA Network; United Cinema International (49%) Sách và Xuất bản: Havas là một tập đoàn nhỏ thuộc Vivendi buôn bán và xuất bản sách, một tập đoàn đa truyền thông. Nó bao gồm 60 hãng, bán khoảng 80 triệu cuốn sách một năm. - Havas book imprints (in ấn sách) bao gồm: Educational: Nathan; Bordas; Anaya; Atica; Scipione. Reference: Larousse; Harrap; Chambers; Literature: Laffont; Plon; les Presses-Solar-Belfond; Havas Poche; General and trade: Dalloz Dunod; Heath; Vidal; Masson; MIMS. - Havas Press (xuât bản) bao gồm: L'Express; Building; L'Expansion; Property Week; Medical Progress; Tempo Medico; Medical Observer; Le Quotidien du Medecin; Staywell; L'Usine Nouvelle - Havas Multimedia bao gồm: Havas Interactive: Coktel; Knowledge Adventure; Larousse Multimedia; Harrap's Multimedia; athan Multimedia; Syracuse Language; Blizzard; Sierra; Won.net Havas eContent Publishing; ePocket Havas Numerique; Atmedica; Cadres On Line; Bonjour.fr 01Net, Havas bán khoảng 40 triệu CD-ROMS một năm. - Vivendi Universal Publising (tại Pháp: Larousse, Nathan, Bordas, Plon... tạp chí L’Express, L’Expansion, L’Etudiant), Houghton Miffin (nhà xuất bản sách giáo khoa tại Hoa Kỳ) Online: Vivendi Net Brings là tập đoàn hoạt động Internet. Vizzavi, cổng chính đến với các phương tiện truyền thông châu Âu (cộng tác với Vodaphone). Education.com (trang web học trực tuyến), Flipside.com (trang game online), Viventures, trung tâm dữ liệu về công việc kinh doanh cùng với sự đầu tư của 54 công ty Internet ở Mỹ và Pháp. Điện ảnh: hãng phim Universal (phim Gladiator, Jurassic Park III, Sự trở lại của xác ướp...) hãng phim Canal (phim Billy Elliot, Giao ước của lũ sói); Hãng phim Usa Network (phim Traffic). Âm nhạc: Universal Music Group (nhạc của Eminem, Elton John, Texas, Sting, Johnny Halliday, Serge Gainsbourg và các bản nhạc cổ điển của Deutsche Grammophon, Philips và Decca) chiếm 22% thị trường âm nhạc thế giới năm 1999, và hoạt động trên 63 quốc gia, 800.000 catalogue âm nhạc được xuất bản. Các hãng âm nhạc bao gồm: MCA Records; Polygram; Motown; Decca; Universal Records; Universal Music and Video Distribution; Universal Music International; MCA Music Publishing; Interscope Music Publishing; All Nations Catalogue; Universal Concerts Điện thoại: Cegetel (điện thoại cố định ở Pháp, Le7 với 4 triệu khách hàng, SFR hãng điện thoại di động với 12 triệu khách hàng); Vivendi Telecom International, Operations ở Spain, Hungary, Monaco, Poland và Egypt. Ngoài ra Vivendi còn có nhiều hình thức kinh doanh khác đem lại lợi nhuận cho tập đoàn. 3.4.3 Walt Disney Walt Disney là tập đoàn truyền thông và giải trí lớn thứ 3 trên thế giới sau Time Warner và News Corporation. Được thành lập vào ngày 16/10/1923 bởi 2 anh em Walt và Roy Disney. Trụ sở chính đặt tại California, Mỹ. Thống kê năm 2007, tổng thu nhập của Walt Disney là 35,51 tỉ USD với số nhân viên lên đến 137.000 người (2008). WD có một trong những trường quay lớn nhất Hollywood, là chủ sở hữu của 11 công viên và một vài mạng lưới truyền hình gồm có American Broadcasting Company (ABC), Disney Channel and ESPN. Trong lĩnh vực sản xuất phim, tập đoàn này sở hữu các hãng lớn như Walt Disney, Touch stone, Miramax Film, Buena Vista và 4 hãng khác. Về truyền hình, Walt Disney sở hữu ABC television, radio, 10 đài truyền hình, 29 đài phát thanh. Disney channel phát sóng tại 8 nước, ESPN 165 nước Châu Á, Âu, Mỹ latinh. Các kênh khác bao gồm WDTV, Sportvision, Australia phát tại 8 nước khác. 5 tập đoàn xuất bản và 4 tờ báo bao gồm cả St Louis Daily Record Lịch sử hình thành và phát triển của Walt Disney Thành lập năm 1923, từ một hãng sản xuất phim hoạt hình bậc trung, giờ đây Walt Disney Company đã trở thành tập đoàn điện ảnh hàng đầu thế giới với các nhân vật hoạt hình nổi tiếng toàn cầu. Ngày nay, Disney chia thành 4 bộ phận kinh doanh: Giải trí (Studio Entertainment), Công viên và các khu nghỉ (Parks and Resorts), Hàng tiêu dùng (Consumer Products), và các mạng truyền thông (Media Networks). Các bộ phận hoạt động liên kết tạo nên những khoản lợi nhuận khổng lồ và đưa Walt Disney trở thành thương hiệu hàng đầu của làng giải trí thế giới. Walter Elias Disney kí hợp đồng đầu tiên với một nhà phân phối, phát hành "Cuộc phiêu lưu của Alice", loạt phim hoạt hình dựa trên nhân vật cổ tích Alice. Hợp đồng kí kết ngày 16/10/1923 và mốc thời gian này trở thành ngày thành lập chính thức của “Walt Disney Studio” – tên gọi mới của Disney Brothers Cartoon Studio. Hai anh em nhà Disney đã nhanh chóng mở rộng sản xuất sản phẩm của mình và họ đã tiến đến được bước thang đầu tiên của thành công: một văn phòng nhỏ của Hollywood, mang số 4651 Kingswell Avenue với giá thuê là $10/ tháng. Roy thuê hai nữ nhân viên làm nhiệm vụ tô màu còn Walt vẫn giữ nhiệm vụ vẽ và làm hình chuyển động. Ngày 18/11/1928, bộ phim hoạt hình về chú chuột Mickey được công diễn lần đầu tiên ở New York đã thu được thành công lẫy lừng. Bộ phim thành công mỹ mãn trên phim trường và thương trường: đoạt giải Oscar cộng với 8 triệu USD lợi nhuận - một con số kỷ lục đối với điện ảnh Mỹ những năm 1930. Từ bộ phim này, Walt Disney trở thành nhân vật được sùng bái trong làng điện ảnh. Disney bắt đầu kinh doanh ngay từ năm 1929, tức là thời điểm chú chuột Mickey ra đời và Walt Disney đã bắt tay làm ăn với một thương nhân, cho phép sử dụng hình ảnh Mickey trong sản xuất đồ chơi. Và đến năm 1930, chuột Mickey đã trở thành hiện tượng được toàn cầu quan tâm. Năm 1932, Walt đã thuê một thương gia New York có tên là Kay Kamen tìm cách khai thác khía cạnh thương mại của chuột Mickey. Năm 1937-1938, hãng Disney được mở rộng. Năm 1940, các nhân viên của Walt Disney lên đến con số 1,000 người, họ là các nghệ sĩ, các nhà làm phim hoạt hình, người viết truyện và kỹ thuật viên. Năm 1941, một sự kiện chấn động xảy ra với hãng khi Herb Sorrel, một nhân vật trong ban lãnh đạo đã chính thức “tuyên chiến” với Walt Disney rằng ông sẽ công khai với mọi người tất cả quá trình và công việc làm phim của Walt Disney. Năm 1946, khoản nợ của công ti lên đến 4,3 triệu USD. Bambi, Pinocchio, Fantasia, Dumbo đang được trình chiếu ở châu Âu nhưng không thu được khoản lợi nhuận nào do đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế. Roy khuyên Walt Disney nên bỏ đi những phần được mở rộng ra của xưởng và một số nhân viên nhưng ông không đồng ý. Walt Disney vẫn cương quyết thực hiện ý định của mình. Cùng năm 1946, bộ phim “Bài hát Phương Nam” được sản xuất. Đó là một phim gồm 30% hoạt hình và 70% là cảnh thực và tốn đến 2.125 triệu USD trong khi khoản thu về chỉ là 226,000 nghìn. Năm 1947, Walt Elias Disney nghĩ đến việc sản xuất những bộ phim mang tính giáo dục duới hình thức giải trí. Một bộ phim khoa học về cuộc sống của các con hải cẩu vùng Alaska ra đời, giành tới 3 giải thưởng danh giá nhưng không được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Walt nhận ra công việc của mình vẫn là sản xuất phim hoạt hình. Năm 1949, công ti âm nhạc Walt Disney Music Company ra đời. Năm 1950, một serie những bộ phim phiêu lưu mạo hiểm (True-life Adventures) được tung ra và với doanh thu có được từ bộ phim, khoản nợ của hãng chỉ còn là 1.7 triệu USD. Năm 1955, Disney mở hướng đi mới: công ti bỏ ra 17 triệu USD khai trương công viên Disneyland rộng 70 ha, một công viên hoàn toàn để vui chơi giải trí đầu tiên trên thế giới dựa trên chính những bộ phim hoạt hình của mình. Từ giữa thập niên 1960, Walt Disney bắt tay vào thực hiện một dự án lớn - xây dựng “Thế giới Disney” (Disney World) với những mục đích xã hội. Disney World rộng hơn Disneyland 15 lần, gồm có công viên giải trí, tổ hợp khách sạn, sân bay... Đáng tiếc, ông của nó không kịp sống đến ngày khai trương Disney World vào tháng 10/1971. (Walt Disney mất ngày 15/12/1966). Walt Disney cũng là một trong những công ti tiên phong trong lĩnh vực truyền hình khi bắt đầu nhảy vào lĩnh vực này năm 1954 và là một trong những người đầu tiên làm truyền hình màu. Năm 1961, Walt Disney ra đời chương trình “Thế giới sắc màu huyền diệu”. 1981: Những kế hoạch cho một mạng cáp được công bố, Dumbo Disney là phiên bản video đầu tiên. 6/2/1986: Hãng sản xuất Walt Disney đổi tên thành Công ty Walt Disney 1993: Disney thu nhận Miramax phim nhà phân phối phim độc lập Winnie Pooh. 3.4.4. News Corporation News Corp là vương quốc của Rupert Murdoch (ông sinh năm 1931) được hình thành từng bước từ một tờ báo Australia do cha ông để lại năm 1952, tờ Adelaide News. News Corp thành lập tại Adelaide (Úc) 1979. Trụ sở chính tại thành phố New York, trước đây là ở Sydney. News Corp hoạt động trong các ngành công nghiệp dịch vụ như: truyền thông, xuất bản, phát sóng, internet, giải trí… Sản phẩm: phim, truyền hình, truyền hình cáp, chuyền hình vệ tinh, tạp chí, sách báo, sự kiện thể thao, webs… Doanh thu 2006: $25.3tỷ Lợi nhuận: 57,48 tỉ USD (số liệu ngày 21/3/2008) Số nhân viên: 53000 (2007) Các chi nhánh đại diện: NYSE, NWS, NWSA, ASX, LSE, NCRA Slogan: Thu thập và cung cấp những tin tức có chất lượng cao nhất về tin tức, thể thao và giải trí trên toàn cầu website: www.newscorp.com Newscorp sở hữu những sản phẩm truyền thông báo chí danh tiếng nhất thế giới mà ai cũng phải thèm muốn. Phim và truyền hình: Fox TV là hãng lớn nhất tại Mỹ với 22 đài. Có 14 công ty toàn cầu bao gồm cả 20th Century Fox TV Sở hữu hơn 100 thời báo bao gồm cả The Australian, Daily Telegraph, The Sunday Tasmanian Fox News và 7 hãng tin khác của Mỹ cung cấp tin cho 50 kênh và dịch vụ Vệ tinh Star TV vươn tới ảnh hưởng 300 triệu người khắp Châu Á. News Corp cũng phát sóng ở Nhật, Ấn độ, Indonesia, New Zealand, Mỹ La tinh, Châu Âu Harper Collins và 7 nhà xuất bản khác Lịch sử hình thành và phát triển của News Corp Năm 1954-1965: Rupert Murdoch mua tờ The Sunday Times, Tạp chí Perth và New Ideas.  Năm 1963: Sở hữu Wollonggong Win4 TV. Sau  đó, ông mua thêm Kênh 9 của đài truyền hình Sydney.  Năm 1977: Mua thời báo New York Post với giá 30 triệu USD, đến năm 1988 bán sang tay để có tiền mua đài truyền hình và cuối cùng lấy lại vào năm 1993. Murdoch đã vào thị trường  truyền thông Mĩ bằng cách mua tờ San Antonio News (1973), ngay sau đó sáng lập tờ National Star. Năm 1979, Murdoch thành lập News Corporation trên đất Úc và bắt đầu thu mua những tờ báo và tạp chí hàng đầu London và New York, cũng như thu mua nhiều tập đoàn truyền thông khác. Năm 1985, Murdoch nhập quốc tịch Mỹ để có thể dễ dàng mua các đài truyền hình Mỹ hơn. Cũng trong năm này, ông đã sở hữu 50% hãng phim 20th Century Fox. Năm 1986: Tiếp tục mua hãng MetroMedia, hãng này sở hữu 7 đài truyền hình lớn nhất nước Mỹ với giá 1,55 triệu USD. Ông phát triển sang Hongkong và mua tờ The South China Morning Post. Kết hợp với 20th Century Fox Studio, “bộ sậu” này đặt nền móng cho việc sáng lập kênh truyền hình Fox Television Network. Năm 1988: Chi 3 tỷ USD để mua TV Guide, sau đó sát nhật với công ty tương tác truyền hình Gemstar. Năm 1989: Thành lập kênh truyền hình qua vệ tinh Sky TV với 4 kênh phát sóng trên toàn nước Anh. Một năm sau sát nhập với công ty British Satellite Broadcasting (lúc đó đang làm ăn thua lỗ) thành hãng BSkyB. Khối liên minh sau đó lỗ tới 2 tỷ USD và rơi vào khủng hoảng tài chính, nhưng dưới tài điều hành của Murdoch đã trở thành BskyB hùng mạnh. Khi đã thành lập News Corp, Murdoch bắt đầu đánh sang lĩnh vực phim ảnh (với xưởng phim nổi tiếng nhất - 20th Century Fox. Hãng phim này đã được công ty News Corporation của Murdoch mua lại từ những nhà sáng lập Star với giá 825 triệu đô la. 20th Century Fox nằm trong tập đoàn Fox Entertainment Group Inc. (FEG) News Corporation sở hữu 85% cổ phần của tập đoàn này) và phát thanh truyền hình. Hiện nay, mạng lưới truyền hình Fox (do công ty con Fox Broadcasting Company điều hành) đã lan toả đến 96% hộ gia đình Mĩ. Trong thập niên 1980, News Corp của Murdoch vươn tới lĩnh vực truyền hình và phim ảnh: ở Hollywood ông sở hữu hãng phim 20th Century Fox và hãng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBBC1172.doc
Tài liệu liên quan