LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng và đất) trong những năm vừa qua tại Lào đang có nguy cơ bị cạn kiệt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Độ che phủ rừng của Lào giảm từ 67% xuống còn 47% tại thời điểm năm 1989.
Chương trình giao đất giao rừng nhằm đảm bảo quyền của người dân trong quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất và nước) đã được Nhà nước Lào thực hiện từ thập niên 90 đến nay. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy phương pháp tiếp cận của những chương trình nà
126 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sự tham gia xây dựng qui chế cộng đồng về quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Lóng Lăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y thiếu sự phù hợp để huy động sự tham gia của người dân trong suốt quá trình. Kết cục là, người dân không phải là chủ nhân của chính những hoạt động của mình. Tài nguyên thiên nhiên, mặc dù trên giấy tờ đã có chủ, vẫn chưa thật sự được quản lý một cách có hiệu quả trên thực tế.
Ngoài ra, các Chương trình giao đất giao rừng còn thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng những giá trị của cộng đồng như các qui định trong luật tục của cộng đồng trong quản lý và qui hoạch sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên. Điều này dẫn đến tình trạng, sau khi kết thúc chương trình, tài nguyên thiên nhiên vẫn không được quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả.
Chương trình giao đất giao rừng tại bản Lóng Lăn, huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào được thực hiện bởi sự hỗ trợ, tư vấn của Chương trình CHESH tại Lào từ đầu năm 2004 đến nay. Chương trình này đã phát huy một cách tối đa có hiệu quả sự tham gia của người dân vào trong mọi hoạt động. Ngoài ra, chương trình còn nghiên cứu, kế thừa và lồng ghép những kiến thức của người dân, các giá trị của cộng đồng (ví dụ, luật tục truyền thống...) trong cả quá trình từ việc đào tạo thực hành các kiến thức về luật tài nguyên thiên nhiên, giao đất trên thực địa, giải quyết các vướng mắc về đất đai, xây dựng các loại bản đồ (hiện trạng, qui hoạch), xây dựng qui chế cộng đồng trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và qui chế cộng đồng trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và qui hoạch sử dụng đất. Vai trò của người dân được xem như chủ đạo trong mọi hoạt động của chương trình. Những giá trị về kiến thức bản địa và qui chế cộng đồng được xem như là phương pháp luận tiếp cận của chương trình nhằm đảm bảo quyền của người dân và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nghiên cứu này tập trung về phương pháp tiếp cận của chương trình giao đất giao rừng trong việc phát huy sự tham gia của người dân trong xây dựng qui chế cộng đồng về việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Lóng Lăn. Đồng thời, nghiên cứu cũng đi tìm hiểu mối quan hệ giữa sự tham gia của người dân trong xây dựng qui chế cộng đồng với tính hiệu quả và ảnh hưởng ban đầu của phương pháp này trong việc đóng góp vào quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản, vào các chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
Nội dung chuyên đề bao gồm 3 chương chính sau đây:
Chương I: Lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý TNTN.
Chương II: Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN tại bản Lóng Lăn.
Chương III: Những bài học rút ra và đề xuất nhằm duy trì sự tham gia của người dân trong quản lý TNTN.
Do thời gian thực tập và nghiên cứu không nhiều. Đồng thời kinh nghiệm tổng hợp, thu thập, phân tích…còn hạn có nhiều hạn chế nên nội dung Chuyên đề tốt nghiệp chưa được sâu sắc. Kính mong các thầy cô giáo xem xét và đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn:
Giáo viên hướng dẫn TH.S. VŨ CƯƠNG- Khoa Kế hoạch và phát triển - Trường đại học kinh tế quốc dân
Các bác, các cô chú, anh chị trong Trung tâm Nghiên cứu sinh Thái Nhân văn vùng cao (CHESH), đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNGTRONG
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
1. KHÁI NIỆM SỰ THAM GIA
1.1. Căn cứ đưa ra khái niệm
Khái niệm này được đưa ra dựa trên các yếu tố sau:
Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy dân chủ cơ sở, phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân trong phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Mọi hoạt động đều dựa vào sức mạnh của người dân. Như câu nói của lãnh tụ Hồ Chí Minh nói rằng
“ Dễ trăm lân không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân hiệu cũng xong.”
Sự tham gia chính là phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân
Tài nguyên thiên nhiên, môi trường và con người gắn chặt với nhau, hoà quyện với nhau không thể tách rời được. Từ đây, môi trường và điều kiện sống đã tạo cho các cộng đồng có những giá trị bản sắc văn hóa riêng biệt, những luật tục truyền thống và kinh nghiệm bản địa riêng biệt. Không ai hiểu mảnh đất, tài nguyên thiên nhiên của mình bằng chính người dân địa phương. Không ai hiểu những giá trị luật tục truyền thống bằng chính người dân địa phương.
Sự tham gia của người dân chính là phát huy những giá trị truyền thống văn hoá này của các dân tộc.
1.2. Thế nào là sự tham gia
Sự tham gia trong nghiên cứu này được hiểu như là một quá trình tự nguyện, đồng trách nhiệm và đồng quyết định của từng thành viên và cả cộng đồng trong công việc.
Tìm hiểu và xác định thứ tự ưu tiên các bức xúc, nhu cầu của từng thành viên, gia đình và toàn cộng đồng để từ đó mới có thể tác động đúng với nhu cầu thực tế của họ, sau khi có được chính xác những bức xúc trong cộng đồng từ đó mới có thể tìm ra và xác định những thứ tự ưu tiên các giải pháp có hiệu quả trên cơ sở những tiềm năng sẵn có trong cộng đồng và cơ hội từ bên ngoài. Những kết quả nghiên cứu các bức xúc của cộng đồng sẽ là cơ sở để xây dựng lập các kế hoạch hành động của từng thành viên, gia đình và cộng đồng dựa trên thứ tự ưu tiên các giải pháp mà có được từ nghiên cứu đó. Sau đó phải tổ chức triển khai các kế hoạch đã được xây dựng lên. Kiểm tra và giám sát các kế hoạch được thực hiện bởi từng thành viên, gia đình và cộng đồng. Quyết định đưa ra những chương trình tiếp theo hoặc giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Sự tham gia được xem như là một quá trình nâng cao năng lực, nhận thức và cuối cùng là tạo quyền cho người dân thông qua quá trình quyết định những bước hoạt động đã nêu trên đây.
Sụ tham gia là một tiến trình, trong đó mọi người, mọi thành phần mọi lứa tuổi, nam và nữ đều có tiếng nói và quyết định trong mọi hoạt động của gia đình và cộng đồng.
Sự tham gia là một quá trình học hỏi, thực hành và đúc rút kinh nghiệm của chính những người dân và các cán bộ dự án và cán bộ chính quyền cấp cơ sở.
Sự tham gia là một quá trình góp phần củng cố sức mạnh của từng thành viên, cộng đồng. Đồng thời nó cũng góp phần vào việc cải thiện những chính sách, chương trình và dự án đã, đang và sẽ thực hiện trong mọi lĩnh vực.
1.3. Bản chất của sự tham gia
Bản chất của sự tham gia thể hiện qua hành vi mà không phụ thuộc vào các điều kiện và áp lực nào (ví dụ thúc ép, áp đặt, cho tiền….)
Điều này có thể là một quá trình có thể biểu thị như sau:
Biết Hiểu Nhận thức Thái độ Hành vi Hành vi tự nguyện
2. KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG
Trước khi đi tìm hiểu quy chế cộng đồng, định nghĩa về cộng đồng và kinh nghiệm bản địa là hết sức cần thiết. Cộng đồng là một nhóm người cùng sinh sống trong một vùng địa lý nhất định, có cùng ngôn ngữ tiếng nói, có cùng bản sắc văn hóa, cùng quản lý và sử dụng chung nguồn tài nguyên thiên nhiên và có cùng chung một sở thích và mối quan tâm.
3. THẾ NÀO LÀ QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG
a) Khái niệm quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN
Trước hết cần phải hiểu nguồn gốc của quy chế cộng đồng: Nó được xuất phát từ những luật tục truyền thống của cộng đồng, đó chính là các qui định bất thành văn được lưu truyền thông qua hệ thống giáo dục phi chính thống từ người này sang người khác, từ bố mẹ sang con cái. Nói một cách đơn giản, trong cộng đồng có những việc nên làm hay không nên làm đó chính là luật tục. Qui chế cộng đồng là các giá trị chuẩn mực của cộng đồng nhằm điều chỉnh các hành vi, cách ứng xử của con người, giữa người trẻ với người già, giữa người sống và người chết, giữa con người với tự nhiên.
Các khái niệm qui chế cộng đồng, kinh nghiệm bản địa và cộng đồng được chương trình CHESH Lào hiểu như sau:
Kinh nghiệm bản địa chính là sự thích ứng và thích nghi qua nhiều thế hệ của một cộng đồng và dân tộc trong các mối quan hệ giữa môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Hay nói cách khác, kinh nghiệm bản địa chính là sự kết tinh của sức sáng tạo của con người trong lao động, sản xuất. Kinh nghiệm bản địa có thể được lưu giữ và thực hành bởi tất cả các thành viên trong cộng đồng. Tuy nhiên, nó phản ánh được tính đặc thù của một nhóm người, cộng đồng và một dân tộc trong một vùng địa lý nhất định. Nó được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua quá trình giáo dục phi chính thống (giáo cụ thực hành).
Tính bền vững của qui chế cộng đồng được thể hiện qua nhận thức, ý thức, thái độ và hành vi tự nguyện của từng thành viên trong quản lý và bảo vệ rừng. Nhận thức của người dân bản Lóng Lăn thông qua luật tục bất thành văn được giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau. Họ được giáo dục từ bé đến lớn và trở thành ý thức trong quản lý, bảo vệ rừng.
Những hành vi tự nguyện mà người Hmông bản Lóng Lăn đã thực hiện trong luật tục của mình:
Người Hmông Lóng lăn với họ vùng rừng thiêng họ không bao giời vào chặt phá.
Người Lóng Lăn quy định với rừng sử dụng mặc dù được quy định là rừng sử dụng nhưng chỉ được khai thác gỗ làm nhà khi hộ gia đình đó đã sống trong bản đến 10 năm
b) Nội dung bản quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN
Quy định chung về tài nguyên rừng và đất trong phạm vi bản, bao gồm đất đai, rừng núi, động thực vật, nguồn nước, khoáng sản là tài sản của Nhà nước, giao cho bản quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý và phát triển trên cơ sở các luật tục của cộng đồng kết hợp với các luật của Nhà nước. Tất cả mọi người trong và ngoài bản có trách nhiệm bảo vệ, sử dụng hợp lý và pháp triển rừng và nguồn tài nguyên này
Đối tượng áp dụng là tất cả những người có hộ khẩu tại bản, những người không có hộ khẩu tại bản nhưng có đất truyền thống, đất chuyển nhượng, đất thừa kế tại bản và những người không có hộ khẩu tại bản nhưng có nhu cầu sử dụng đất, rừng trong bản, ví dụ cần sản xuất, canh tác trong đất của bản.
Quy định về phân vùng và sử dụng đất trong đó bao gồm các quy định về phân vùng và sử dụng đất nông nghiệp như vùng trồng cây ngắn ngày, vùng đất vườn, vùng trồng cây ngắn ngày, cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, vùng chăn thả gia súc, vùng dự phòng đất nông nghiệp trong các vùng này phải quy định mấy vùng, tên cụ thể của từng vùng, nói rõ vị trí của từng vùng, từ đâu đến đâu, được phép trồng những cây gì trong vùng đó. Phân vùng sử dụng đất lâm nghiệp gồm có vùng rừng thiêng, rừng nghĩa địa, vùng rừng cấm riêng của cộng đồng, vùng rừng phòng hộ đầu nguồn nước, vùng dự phòng đất lâm nghiệp. Quy định về đất ở, trong đó có vùng đất ở, vùng dự phòng đất ở.
Quy định về săn bắt thú rừng, nghiêm cấm người trong bản và người ngoài bản săn bắt thú rừng theo quy định hiện hành của pháp luật nhà nước. Tại Việt Nam, nhà nước luôn tôn trọng các quy định của cộng đồng trong việc xử phạt những người vi phạm việc săn bắt thú rừng, đặc biệt là săn bắt những con vật thiêng của dòng họ, của cộng đồng.
Quy định quyền hạn, trách nhiệm của bản, hội đồng già làng là người quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện quy chế cộng đồng của những người trong và ngoài bản. Trưởng bản là người tư vấn pháp luật nhà nước và là người thực thi các quyết định của hội đồng già làng trong việc thực hiện quy chế của người dân. Tổ bảo vệ rừng của bản có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện quy chế của những người trong và ngoài cộng đồng. Bắt giữ, thu tang vật của những người vi phạm đưa về bản để hội đồng già làng giải quyết.
Quy định phương thức quản lý sử dụng trong từng loại đất rừng Ví dụ với rừng cấm, Nhà nước quy định là bảo tồn gen các loại cây, còn người Hmông lại quan tâm xem rừng đó thần rừng có ở được hay không. Họ quan tâm đến niềm tin nhiều hơn và đằng sau đó là bảo vệ rừng.
Họ quy định mặc dù đó là rừng sản xuất nhưng những người sống đến 10 năm mới được chặt cây làm nhà và mới được phép khai thác gỗ. Mục đích đó để những người đến ở mới hiểu được các giá trị của rừng mới được chặt, khai thác rừng. Còn trong luật Nhà nước thì quy định rừng sử dụng là rừng được khai thác sử dụng được luôn không cần phải có thêm quy định gì có liên quan đến giá trị của rừng.
Quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng và phát triển rừng và tài nguyên rừng của bản được sự phê duyệt của chủ tịch UBND huyện, và được ký bởi Hội đồng già làng, Trưởng bản và UBND huyện.
Nội dung của quy chế cộng đồng này phải được đưa kèm theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất của bản và quyết định của Uỷ ban Nhân dân huyện, tỉnh. Trong đó nội dung quy chế, phải được cộng đồng bản, huyện, tỉnh thống nhất về nội dung cũng như các điều trong quy chế.
c) Vai trò của quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN
Là các luật tục của cộng đồng để cộng đồng dựa vào đó làm cơ sở để quản lý sử dụng và phát triển bền vững các dạng nguồn TNTN của mình, hoặc dựa vào đó để làm cơ sở ổn định sản xuất giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Trong một Nhà nước đều có những luật riêng của mình để thực hiện các chính sách chủ trương của Nhà nước nhằm giữ gìn an ninh trật tự và phát triển kinh tế. Một tổ chức một cơ quan cũng có quy định quy chế riêng để ổn định và phát triển cơ quan mình. Vậy cộng đồng cũng cần có các quy chế cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Nói một cách khác, quy chế cộng đồng có vai trò như là luật của cộng đồng.
Với luật tục của mình, cộng đồng tự quản lý, phần vùng sử dụng TNTN mà nằm trong vùng quản lý của mình. Vai trò của luật tục mặc dù rất mạnh trong cộng đồng và được cả cộng đồng biết và tuân thủ, nhưng chắc chắn trong xã hội có tồn tại nhiều cộng đồng nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Trong mối quan hệ sinh thái nhân văn thì con người và tự nhiên có quan hệ không biên giới, vì vậy nhu cầu sử dụng TNTN của cộng đồng cũng sẽ không có giới hạn nếu các cộng đồng khác nhau không có được một văn bản quy chế bảo vệ TNTN của mình thì khó có thể áp dụng luật tục trong cộng đồng mình ra ngoài cộng đồng khác trong khi các luật tục đó vẫn là luật tục bất thành văn. Vậy việc cụ thể các luật tục thành văn bản là rất cần thiết và quan trọng trong việc áp dụng với các cộng đồng xung quanh và các dân tộc khác cùng sinh sống trong một xã hội, để từ đó bảo vệ được TNTN và đồng thời đảm bảo được sự đoàn kết giữa các cộng đồng với nhau.
II. VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG VỀ QUẢN LÝ TNTN
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ THAM GIA TRONG XÂY DỰNG QUY CHẾ CỘNG ĐỒNG.
a) Dựa vào các bộ luật của Nhà nước về việc tạo điều kiện và quyền cho cộng đồng, các tổ chức cộng đồng, các hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng.
Nhà nước Lào đã có quyết định cụ thể về tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý các hoạt động phát triển tại cấp cở sở.
Căn cứ vào luật của Nhà nước Lào trong đó có các loại như: Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường, Luật về rừng, Luật về nước và tài nguyên nguồn nước. Ví dụ trong *Trong điều 63 - mục 6 - Luật Lâm nghiệp Lào ghi rõ: Bản cần xây dựng quy chế riêng về quản lý, bảo vệ rừng, nguồn nước, động vật dưới nước, thú rừng và môi trường thiên nhiên phù hợp với tình hình thực tế của bản.
Trong mục 4 của quy định về việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp có các thành phần tham gia của tỉnh Luang Prabang có ghi: Trước mắt không chỉ quản lý đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, nguồn nước trong nội bộ của bản mà giúp cho việc quản lý các loại đất và nguồn nước trên trong khu vực của các bản lân cận. Vì vậy cho nên, người dân các bản lân cận ít nhất cũng phải thấu hiểu và cần có sự tham gia đóng góp trong việc xây dựng quy chế đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp. Từ đó việc hợp tác và phối hợp giữa các bản mới có sáng kiến. Trong điều 4 của Luật đất đai đã quy định về khuyến khích phát triển đất đai. Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế và xã hội tham gia vào việc phát triển đất bằng cách đề ra những chính sách, phương pháp và biện pháp, để quản lý điều hành thật tốt, để làm cho đất tốt lên và làm tăng giá trị của đất. Điều 63 Luật lâm nghiệp đã quy định các cộng đồng cần xây dựng quy chế trong quản lý bảo vệ rừng tại vùng quản lý của mình.
Căn cứ vào NĐ 09 của Nhà nước Lào ra ngày 08 tháng 06 năm 2004 của ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân Dân Cách mạng Lào, về xây dựng thôn bản và cụm bản phát triển.
Tóm lại: Các văn bản pháy lý của Nhà nước Lào đã quyết định rất rõ về yêu cầu phải có sự tham gia của cộng đồng trong quản lý TNTN. Sưm tham gia của cộng đồng trong xây dựng quy chế chỉ là một bước cụ thể hoá việc vận dụng chấp hành các văn bản pháp lý đó.
b) Dựa vào các quy định của Nhà nước về củng cố chính quyền cấp cơ sở
Dựa trên tính cộng đồng, một dân tộc muốn tồn tại bền vững phải đoàn kết với nhau, và chính tính cộng đồng này làm duy trì tính bền vững của cộng đồng. Người dân tộc Hmông đã tuân thủ theo Hội Nao Sông của họ từ hàng ngàn năm nay (Hội Nao Sông là hội cam kết với nhau trong cộng đồng dân tộc để cùng nhau thực hiện một vấn đề nào đó có liên quan đến lợi ích cộng đồng họ)
Dựa vào vai trò của Trưởng bản, vai trò của Bí thư chi bộ bản, vai trò của Trưởng vùng, vai trò của Trưởng họ, vai trò của Hội phụ nữ bản, thanh niên bản và các thành viên trong tổ chức Mặt trân bản
Trên thực tế rất nhiều hoạt động thiếu sự tham gia của người dân, nếu có chỉ là hình thức, vì vậy sự tham gia không có hiệu qủa
Sự bền vững của một cộng đồng gắn liền với sự bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của họ. Đất đai, rừng núi gắn liền với những giá trị văn hoá truyền thống này. Dựa vào cấu trúc truyền thống trong xây dựng quy chế cộng đồng thể hiện sự tôn trọng cộng đồng, tôn trọng thiên nhiên và thể hiện sự bền vững của quy chế cộng đồng đó. Dựa vào cộng đồng trước hết là học từ cộng đồng. Học văn hoá truyền thống của họ, học kiến thức bản địa của họ, học cách ứng xử của họ với thiên nhiên, với các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình.
Nếu các quyết định không xuất phát từ cộng đồng thì sẽ không hợp lòng dân không phù hợp quyền lợi cho người dân. Như vậy, việc thực hiện các quy chế cũng như các quy định từ cấp trên đưa xuống người dân không hiểu được, do việc thực thi quy chế không đạt hiểu quả. Chính vì vậy các hoạt động xậy dựng quy chế cộng đồng mới rất cần đến sự tham gia đầy đủ và thực sự của người dân và cộng đồng.
2. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG
2.1. Những nguyên tắc chỉ đạo
Quá trình xây dựng qui chế cộng đồng về bảo vệ TNTN phải được sự tham gia đầy đủ của người dân, phải kết hợp hài hoà những ưu tiên của Nhà nước với nhu cầu và mong muốn của dân địa phương
Trong việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp phải được sự tham gia đầy đủ và tích cực của những người dự đích sẽ được giao đất lâm nghiệp và được hưởng lợi từ mạnh đất của mình mà được Nhà nước giao. Quá trình xây dựng quy chế cũng không khác gì với sự tham gia trong các hoạt động GĐGR. Xây dựng quy chế cộng đồng phải được sự tham gia đầy đủ của từng thành viên trong cộng đồng, những người dân sống trong các làng và xã cũng phải được tham gia ngay từ khi bắt đầu quá trình.
Những phương pháp và công cụ cùng tham gia như đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân (PPA) và đánh giá nhanh nông thôn (RRA) cần được sử dụng nhằm khuyến khích sự tham gia của mọi người dân địa phương có liên quan. Sau đó việc chỉ đạo thực hiện cả quá trình sẽ được chuyển sang những người có trách nhiệm ở cơ sở và cộng đồng với sự hỗ trợ của tổ công tác thực hiện việc xây dựng quy chế cộng đồng về bảo vệ TNTN.
Quá trình xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN phải kết hợp hài hoà những mục đích lâu dài của nhà nước để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường với những nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương.
Quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN được xem như là bước đầu tiên cho việc bảo vệ TNTN tại vùng núi, nhằm mục đích dần dần từng bước ổn định việc sử dụng TNTN phục vụ cho sản xuất ở vùng trung du và vùng núi một cách hiệu quả và bền vững, để từ đó ổn định và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Phù hợp với luật pháp đã được Nhà nước ban hành
Quá trình xây dựng quy chế cộng đồng về bảo vệ TNTN cần được triển khai và thực hiện trong khuôn khổ luật pháp và hành chính hiện hành ở cấp Trung ương, tỉnh và huyện, xã.
Đảm bảo công bằng, người dân tự nguyện, không ép buộc
Quy trình xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN cần triển khai và thực hiện trong khuôn khổ cho phép của luật pháp và hành chính hiện hành ở cấp Trung ương, tỉnh, huyện và xã.
Toàn bộ quá trình phải được thiết kế và thực hiện bình đẳng, khi thực hiện phải chú ý đặc biệt tới những bộ phận dân cư cụ thể, những hộ gia đình gặp nhiều khó khăn.
Phải đặc biệt chú ý quan tâm tới dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ, thông qua phổ cập, đào tạo hỗ trợ để họ có thể tham gia đầy đủ vào toàn bộ quá trình xây dựng quy chế cũng như quy trình hướng dẫn thực hiện quy chế, bởi vì đây là những đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương. Tiếng nói của họ thường dễ bị bỏ quan không được chú ý lắng nghe, hoặc do mặc cảm, tự ti nên họ không tham gia chủ động tích cực. Vì thế nếu không đặc biệt quan tâm đến họ thì sẽ rất dễ bỏ quan ý nguyện, nhu cầu của đối tượng này, khiến họ trở nên càng yếu thế hơn nữa.
Phát triển bền vững
Quá trình xây dựng quy chế phải đem lại sự bình đẳng và sự phát triển bền vững cho các làng và xã. Không để lại ảnh hưởng xấu đến môi trường, phải tăng cường được khả năng bảo vệ rừng hiện có và đất lâm nghiệp chưa có rừng. Trong đó toàn bộ đất và rừng của làng bản và xã phải được xác định mục đích sử dụng cụ thể trong quy chế bảo vệ rừng và quy hoạch sử dụng đất một cách rõ ràng để nguồn TNTN thực sự được bảo vệ.
Quan tâm đến môi trường chung của cộng đồng
Phải gắn qui trình xây dựng quy chế bảo vệ TNTN với các hoạt đồng GĐGR và gắn với các hoạt động phát triển của cộng đồng trong một tổng thể. Qui trình này phải được phối hợp với những ngành có liên quan và được xem xét tất cả các khả năng khai thác và tài nghuyên rừng và đất, đảm bảo tăng khả năng bảo vệ rừng.
Quan hệ hợp tác
Quá trình xây dựng quy chế cộng đồng trong bảo vệ TNTN phải nỗ lực phát triển quan hệ đối tác và hợp tác giữa dân địa phương với các cán bộ và kỹ thuật viên của Nhà nước ở tất cả các cấp, khi xuống làng, xã làm việc. Phải đảm bảo sự hợp tác liên ngành giữa lâm nghiệp, nông nghiệp, địa chính và những đơn vị liên quan.
Tổ công tác ở cấp huyện và cán bộ chỉ đạo cần hỗ trợ cho dân ở các làng, xã trong việc chuẩn bị kế hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp cũng như xây dựng quy chế trong bảo vệ nguồn TNTN và đất nông nghiệp, giúp người dân hiểu được những chính sách và cơ chế liên quan, tiến hành hưỡng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ các thủ tục hành chính trong suốt quá trình thực hiện.
Quy chế cộng đồng trong bảo vệ TNTN phải được xây dựng sau khi tiến hành GĐGR
Trước khi xây dựng quy chế cộng đồng trong quản lý bảo vệ TNTN phái có hoạt động GĐGR của làng, xã trong đó đề ra những mục tiêu lâu dài và định hướng xác định và trình bày những cách sử dụng đất khác nhau cho một khu vực. Thông qua đó, những khu đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp trông cây hành năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và các khu rừng bảo vệ, rừng phòng hộ … phải được xác định một cách rõ ràng.
Tôn trọng các kinh nghiệm của địa phương
Mỗi một cộng đồng nhất là người dân tộc thiểu số đều có những luật tục truyền thống trong việc sử dụng cũng như bảo vệ TNTN riêng của mình. Phương pháp tiến hành phải linh hoạt khi thiết kế và thực thi để tôn trọng tập quán địa phương và sử dựng kiến thức bản địa trong việc xây dựng quy chế cho phù hợp và sát thực với đời sống thực tế của địa phương.
Đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa hai phương pháp từ trên xuống và từ dưới lên
Cần thể hiện đây đủ yếu cầu đổi mới của chính sách, quá trình xây dựng quy chế cộng đồng phải được kết hợp giữa Trung ương và địa phương, Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Việc xây dựng quy chế cộng đồng bảo vệ TNTN cần phải xem xét cả hai chiều. Đó là phối hợp giữa luật pháp cùng những nguyên tắc chỉ đạo và sự hỗ trợ của những người có trách nhiệm từ trên xuống, hỗ trợ người dân địa phương tham gia vào xây dựng quy chế, phổ cập, trình diễn và tham gia vào giám sát ở các cấp cơ sở. Không nên thay thế phương pháp từ trên xuống bằng phương pháp từ dưới lên hoặc ngược lại, mà nên phối hợp đầy đủ cả hai phương pháp này.
Nhu cầu phổ cập
Quy chế cộng đồng về quản lý TNTN cần hỗ trợ mạnh hoạt động phổ cập để đảm bảo đây là một quá trình cung tham gia của người dân địa phương không chỉ trong việc xây dựng quy chế mà còn có việc triển khai thực hiện nữa.
2.2. Tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng
Như đã nêu ở phần khái niệm của quy chế cộng đồng, đó là sự kết hợp giữa luật tục truyền thống của cộng đồng và luật pháp chính thức của Nhà nước, hoặc đó là các luật tục truyền thống đã được chính thức hoá thành văn bản. Vì vậy, trước hết muốn xây dựng được quy chế cộng đồng một cách có hiệu quả trước hết phải tuân thủ theo các trình tự xây dựng như sau:
Cộng đồng bản chủ động xây dựng quy chế dựa trên các luật tục truyền thống của chính họ.
Các già làng, những người có uy tín trong bản thảo luận và ghi lại các luật tục, truyền thống của cộng đồng mình đã thực hiện từ trước đến nay
Tổ chức họp cộng đồng và lấy ý kiến của cả cộng đồng (có thể chia theo nhóm, sau đó tổng hợp lại)
Trưởng bản hoặc thư ký tổng hợp và soạn thành 1 văn bản quy chế bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của bản (quy chế lân 1)
Các cán bộ chuyên môn, kỹ thuật cấp huyện, cấp tỉnh, những người trực tiếp theo dõi, chỉ đạo bản. Những cán bộ này phải nghiên cứu, học hỏi và bổ sung vào bản quy chế trên cơ sở tôn trọng những điều mà bản quy chế của bản đề ra.
Sau khi nghiên cứu, bổ sung, các cán bộ chuyên môn này xuống bản để trao đổi, chia sẻ với các già làng, những người có uy tín trong bản, nhằm:
Trao đổi, chia sẻ những vấn đề cần bổ sung trong quy chế của bản. Lắng nghe những nhu cầu, bức xúc, mong muốn của cộng đồng về quản lý, sử dụng rừng và tài nguyên thiên nhiên. Cùng dân tìm ra các nguyên nhân và giải pháp và thống nhất bản quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của bản (quy chế lần 2).
Các cuộc họp với các lãnh đạo, các già làng của các bản kề cận nhằm:
Quy chế cộng đồng được xây dựng bởi sự tham gia của tất cả cộng đồng có liên quan để đảm bảo được tính bền vững của quy chế, quy chế phải xin ý kiến góp ý của các bản kề cận. Phải nắm bắt các nhu cầu, bức xúc của các bản kề cận, từ đó cùng thống nhất các giải pháp giải quyết để thống nhất được bản quy chế quản lý, bảo vệ, sử dụng TNTN của bản (quy chế lần 3)
Tổ chức cuộc họp giữa cộng đồng bản, đại diện các bản kề cận với đại diện chính quyền huyện, kiểm lâm huyện, kiểm lâm tỉnh
Sau khi có được các ý kiến của người dân các bản kề cận, để đảm bảo các ý kiến đó được bổ sung vào bản quy chế một cách bình đẳng, cần phải tổ chức cuộc họp giữa cộng đồng bản, đại diện bản kề cận, với đại diện chính quyền huyện, kiểm lâm huyện, kiểm lâm tỉnh, nhằm xin ý kiến đóng góp vào bản quy chế của chính quyền huyện và cơ quan kiểm lâm huyện cúng như của cơ quan kiểm lâm tỉnh. Cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh hiểu được những bức xúc của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và sử dựng TNTN. Đến đây phải thống nhất được bản quy chế bảo vệ, sử dụng TNTN của bản, sau khi có ý kiến của cấp chính quyền và kiểm lâm (quy chế lần 4).
Trình và phê duyệt quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng TNTN của bản từ các cấp có thẩm quyền.
Sau khi bản quy chế cấp trên phê duyệt, phải được photo ra nhiều bản nhằm:
Bản quy chế cộng đồng sau khi đã được phê duyệt, không thể thiếu được qui trình phổ biến tuyên truyền. Vì vậy, cần phải photo quy chế làm nhiều bản để phổ biến, tuyên truyền một cách chính thức tại cộng đồng. Ngoài ra phải được tuyên truyền tại các bản kề cận.
Trên đây là tiến trình xây dựng một bản quy chế cộng đồng về quản lý, bảo vệ và sử dụng TNTN của một bản, dựa trên nền tảng các luật tục truyền thống của cộng đồng, có lồng ghép hợp lý các luật chính thống của nhà nước.
Những tiến trình này có thể sẽ có sự khác nhau tuỳ theo các quy định chỉ thị của từng đất nước, nhưng điều quan trọng cần đảm bảo tôn trọng và phát huy tối đa các luật tục, kinh nghiệm truyền thống của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn TNTN. Phát huy tối đa sự tham gia của mọi thành phần có liên quan trong và ngoài cộng đồng, và của các cấp chính quyền trực tiếp, cũng như các nhà chuyên môn. Cuối cùng, nó là phải đảm bảo được tính khả thi của bản quy chế đã xây dựng.
III. ĐÁNH GIÁ SỰ THAM CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ BẢO VỆ TNTN
1. HÌNH THỨC THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
Trong hoạt phát triển sự tham gia của cộng đồng bao gổm có 6 hình thức tham gia như sau:
1.1. Sự tham gia bị động
Đây là hình thức tham gia mà trong đó cộng đồng được thông báo về một quyết định có liên quan đến hoạt động quản lý sẽ được thực hiện triển khai có liên quan đến cộng đồng
Trong sự tham gia bằng hình thức tham gia bị động cộng đồng hoàn toàn tiếp thu một cách thụ động thông tin một chiều từ phía cán bộ làm công tác phát triển. Đây là hình thức tham gia đơn giản nhất mà trong cộng đồng chưa thực sự được tham gia hoặc tham gia cũng chỉ là đơn phương, ít tác dụng.
Tác dụng của hình thức tham gia bị động, dù chưa thực sự phát huy được sự tham gia của cộng đồng nhưng nó cũng tạo tiền đề cho việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện các hoạt động phát triển, và là cơ sở để tiến dần lên các cấp độ tham gia cao hơn.
Đây là hình thức cộng đồng tham gia mang tính bị động nên cộng đồng không được tham gia vào việc chuẩn bị cho các quyết định trong các hoạt động phát triển có liên quan đến cộng đồng. Vì thế hoạt động phát triển vẫn còn có nguy cơ không phù hợp với mong đợi của cộng đồng, đặc biệt là trong hoạt động xây dựng quy chế cộng đồng . Vì sự tham gia là bị động nên không có được thông tin ngược từ cộng đồng kết quả là chúng ta không nhận được hiệu ứng tích cực đối với việc thực hiện hoạt động phát triển từ phía cộng đồng.
Cách làm trong hình thức này, các nhà quản lý cũng như cán bộ làm công tác phát triển dựa vào quy định hành chính để thực hiện, cộng đồng được biết qua các thông báo, và thông tin đến cộng đồng từ các phương tiện đại chúng, báo chí.
1.2. Hình thức tham gia bằng việc cung cấp thông tin
Đây là hình thức tham gia mà trong đó người dân trả lời các câu hỏi được đặt ra từ phía cán bộ thực hiện hoạt động phát triển, cũng như các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu để làm cơ sở cho việc hình thành ._.các quyết định cho hoạt động phát triển.
Hình thức này mang tính chất bán chủ động, tức là vừa mang tính chủ động và mang tính vừa bị động nó mang tính chủ động vì cộng đồng được trả lời các câu hỏi và được cung cấp thông tin mà các nhà quản lý, nhà lãnh đạo và cán bộ phát triển đặt ra. Mang tính bị động vì không nắm được ý nghĩa hay tác dụng của những thông tin từ cộng đồng cung cấp, họ không biết được là thông tin đó để làm gì.
Ngoài ra hình thức này còn mang tính hai chiều nhưng không đầy đủ việc cung cấp thông tin, người dân không nắm vững được mục tiêu của việc cung cấp thông tin. Cộng đồng không được phản ứng lại tác dụng của việc cung cấp thông tin đó.
Vậy hình thức tham gia bằng cung cấp thông tin tạo ra một kênh tiếng nói từ phía cộng đồng và tạo ra cơ hội cho sự ra đời của quyết định một cách phù hợp và đúng với thực trạng, ý nguyện của cộng đồng.
Hình thức tham gia này mặc dù tạo được cơ hội cho cộng đồng được cung cấp thông tin nhưng những thông tin ngược có được từ phía cộng đồng có thể không chính xác, dẫn đến các quyết định đưa ra không đạt hiệu quả như mong muốn.
Tham gia bằng hình thức này muốn có được các thông tin thì phải thông qua một số cách thu thập thông tin như: Bằng cách điều tra trực tiếp có thể điều tra bằng các bảng hỏi hoặc thiết kế các bảng hỏi, nhưng yêu cầu bảng hỏi phải đơn giản, cụ thể rõ ràng không gợi ý câu trả lời, và các bảng hỏi thiết kế phải phù hợp với đối tưởng được hỏi. Đối tưởng điểu tra phải mang tính khách quan và hệ thống, ngẫu nhiên có như vậy, thông tin mới có thể mang tính chất hệ thống hơn. Trong đó việc xử lý thông tin phải căn cứ vào lý thuyết số đông để kết luận về các tính chất cá biệt.
1.3. Tham gia bằng trao đổi ý kiến
Là một hình thức tham gia trong đó người dân được thể hiện quyết định, ý tưởng, nhận xét về một vấn đề có liên quan đến hoạt động phát triển. Trong hình thức tham gia trao đổi ý kiến, lãnh đạo là người trình bày nội dung hoạt động phát triển, sau đó mới tiến hành trao đổi tham khảo ý kiến của cộng đồng. Cuối cùng các nhà nghiên cứu phân tích kết luận hoạt động phát triển.
Hình thức tham gia bằng trao đổi ý kiến vì là hình thức trong đó người dân được thể hiện quyết định ý tưởng của mình nên hình thức tham gia này mang tính chất chủ động, có nghĩa cộng đồng hoàn toàn được quyền chủ động trao đổi theo những chủ đề mà các nhà lãnh đạo nêu lên có liên quan đến hoạt động phát triển. Ngoài ra còn mang tính chất hai chiều đầy đủ tức là trước khi trao đổi cộng đồng phải được biết và hiểu được nội dung của hoạt động phát triển. Vì vậy, khi thông tin được phản hồi sẽ là thông tin mang tính chất hai chiều.
Đây là hình thức tham gia cao nhất đối với việc chuẩn bị cho một quyết định của một hoạt động phát triển. Quyết định này là cơ sở chắc chắn phù hợp với ý nguyện của cộng đồng.
1.4. Tham gia vị lợi
Đây là hình thức tham gia trong đó gắn với quyền lợi vật chất trực tiếp, là hình thức tham gia mang tính chất cung cấp nguồn lực. Hình thức này sử dụng được nguồn lực của cộng đồng cho việc thực hiện hoạt động phát triển.
Mặc dù vậy nhưng hình thức này cũng tạo nên tâm lý vị lợi cho người dân, dẫn đến việc họ sẽ không tham gia nếu lợi ích vật chất không bảo đảm cho họ. Nhưng trong tất cả các hoạt động phát triển muốn bền vững được lợi ích vật chất chỉ là một phương tiện phục vụ, vậy muốn cho sự tham gia bằng hình thức này đạt hiệu quả cao, trước hết phải tuyên truyền ý nghĩa của công việc cho cộng đồng tham gia tự nguyện.
1.5. Tham gia vị chức
Là hình thức tham gia của cộng đồng mà sự tham gia đó được gắn liền với một trách nhiệm cụ thể trong quá trình thực hiện cũng như trong giám sát việc thực hiện hoạt động phát triển và trong việc sử dụng các thành quả của các hoạt động phát triển đó.
Hình thức này cho phép sử dụng triệt đề nguồn lực của cộng đồng. Vậy để đảm bảo sự tham gia bằng hình thức vị chức này phải nâng cao năng lực quản lý và trình độ cho cộng đồng.
1.6. Tham gia tương hỗ
Là hình thức tham gia của cộng đồng vào trong các hoạt động phát triển trong hình thức tương hỗ đó là hình thức tham gia của cộng đồng bằng cách tổng hợp các loại hình thức đã nêu ở phần trên.
2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
2.1. Tính minh bạch
Tính minh bạch ở đây muốn nói đến tỷ lệ phần trăm triển khai hoạt động phát triển, tỷ lệ phần trăm của người dân được tham gia và mức độ tham gia trong việc giám sát, tổ chức thực hiện và xử lý thành quả của cộng đồng trong các hoạt động phát triển.
Tính minh bạch chính là tính rõ ràng, chính xác, tính công khai. Các hoạt động triển khai luôn luôn phải rõ ràng công khai đối với các hoạt động có liên quan đến cộng đồng, các công việc phải được thông báo cụ thể, ví dụ tổ chức họp dân bản về quy chế cộng đồng trong bảo vệ TNTN giấy mời phải được gửi đến đầy đủ người dân và lãnh đao, mục tiêu ý nghĩa của việc xây dựng quy chế, qui trình lấy ý kiến và tiếp theo ý kiến đều phải được công bố rõ ràng công khai.
2.2. Tính công bằng
Đó là sự tham gia của mọi thành phần đầy đủ giữa lãnh đạo và người dân, giữa đàn ông và phụ nữ, các nhóm yếu thế dễ bị tổn thương, những người nghèo và dân tộc thiểu số.. đều được quyền tham gia phát biểu ý kiến và nêu ra những ý tưởng của mình.
2.3. Tính hiệu lực của quy chế cộng đồng
Là nói đến nội dung của bản quy chế đã được triển khai tại cộng đồng, và sự ủng hộ của các cấp chính quyền và cộng đồng xung quanh về bản quy chế được xây dựng. Trong nghiên cứu này tính hiểu quả có thể được hiểu đó là nguồn tài nguyền rừng và đất Nhà nước đã giao cho bản quản lý được giữ gìn và bảo vệ sau khi có bản quy chế cộng đồng.
2.6. Tính bền vững
Đây muốn nói đến khả năng duy trì của bản quy chế với người dân sau khi dự án rút đi và không còn có tác động của lãnh đạo chính quyền các cấp có liên quan nữa.
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ BẢO VỆ TNTN
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng quy chế bảo vệ TNTN có thể được chia thành hai loại nhân tố như sau:
3.1. Các nhân tố chủ quan
Là các nhân tố trong nội tại của từng thành viên trong cộng đồng hoặc đó là nhận thức suy nghĩ của từng con người từng vị trí trong cộng đồng. Nhưng thực tế trong cộng đồng cũng có mức độ khác nhau về nhận thức, sự hiểu biết có thể khác nhau theo thành phần nhóm tuổi, giới tính, ví dụ: nhóm già làng, họ khác với nhóm thành niên và khác với nhóm phụ nữ vì già làng họ rất am hiểu về luật tục của mình trong quản lý và bảo vệ TNTN vì vậy họ rất nhiệt tình tham gia vào trong xây dựng quy chế để từ đây có thể được truyền đạt các luật tục đó cho con cháu những thế hệ trẻ sau này.
Còn những người phụ nữ đặc biệt là phụ nữ người Hmông hàng ngày họ chỉ biết làm nương rẫy, ít có cơ hội tiếp xúc với bên ngoài cho nên họ sẽ ít tham gia hơn và sự hiểu biết của họ về luật tục cũng ít hơn so với những người đàn ông và các già làng.
3.2. Các nhân tố khách quan
Các nhân tố luật pháp, chủ trương của Nhà nước tác động đến sự tham gia, muốn phát huy được sự tham gia tại cấp cơ sở cấp địa phương thì phải cần có luật pháp nhằm đảm bảo và khuyến khích người dân tham gia.
Đó là sự tác động của lãnh đạo chính quyền các cấp, là mức độ sự ủng hộ về phương pháp và các phương pháp truyền đạt của cán bộ đến với cộng đồng, người dân về quy chế.
Một nhân tố nữa đó là điều kiện để người dân tham gia trong xây dựng quy chế bảo vệ TNTN của từng người, là những nhân tố thuộc về điều kiện vật chất có thể là các kinh phí, các tài liệu có liên quan và các thông tin phục vụ cho hoạt động đó.
Hình 1: Sơ đồ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng quy chế cộng đồng
Dân được biết
Dân được hiểu
Dân được bàn bạc, chia sẻ
Dân được cùng làm
Dân được giải quyết, quyết định
Dân được giám sát kiểm tra
Dân được thoả mãn
Khẳng định quyền quản lý, sử dụng đất và rừng.
Dân được thoả mãn
- Hỗ trợ của luật pháp
Chính quyền kiểm
- Hỗ trợ của chính quyền Tra, ra quyết định
-Hỗ trọ của cán bộ kỹ thuật
- Tư vấn, hỗ trợ của dự án
-----------&----
CHƯƠNG II
SỰ THAM GIA XÂY DỰNG QUI CHẾCỘNG ĐỒNG
VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TẠI BẢN LÓNG LĂN
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO
1. NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO
Từ năm 1989 đến nay, Nhà nước Lào đã rất chú trọng đến việc quản lý TNTN. Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản chính sách để thể chế háo công tác này. Cụ thể, các văn bản pháp lý cơ bản bao gồm:
Luật về đất đai của Lào
Trong nghiên cứu này tôi chỉ đề gặp tới những điểm chung nhất của luật về đất đai mà có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình. Trong đó một số điều trong luật đất đai được đưa ra đế phân tích như sau:
Trong điều 1 của luật về đất đai đã nêu rõ mục đích của luật này: “Là quy định chế độ quản lý, bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả, đúng mục đích và các quy chế luật pháp, góp phần vào việc tăng cường, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia bao gồm cả việc bảo vệ môi trường và non sông đất nước của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.”
Với những mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên đất Nhà nước khuyến khích bảo vệ đất bằng mọi phương pháp phù hợp nhất với vùng đất đó như đã nêu trong điều 4: của luật về đất đai quy định việc khuyến khích phát triển đất đai: “Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế và xã hội tham gia vào việc phát triển đất bằng cách đề ra những chính sách, phương pháp và biện pháp như: giáo dục và thành lập các quỹ bảo vệ và cải tạo đất, khuyến khích đầu tư sức lao động, vật chất, vốn, cộng nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý - điều hành thật tốt để làm cho đất tốt lên và làm tăng giá trị của đất.” Trong điều 6: của luật về đất đai quy định về bảo vệ đất và môi trường: “ Các cá nhân và tổ chức đều có nghĩa vụ bảo vệ cho đất luôn ở trong trạng thái tốt, không bị xói mòn, sạt lở, suy thoái, bảo vệ đúng chất lượng của từng loại đất, không làm giảm sút diện tích của từng loại đất khi không được phép. Việc sử dụng đất không để gây tác động xấu đối với mội trường thiên nhiên hoặc xã hội.”
Trong các điều luật nêu trên đây cho thấy Nhà nước Lào luôn quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên đất để đảm bảo được việc sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và giữ được đất trong trạng thái tốt và bền vững. Để dễ cho việc quản lý Nhà nước phân thành nhiều loại đất khác nhau trong đó có quản lý đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu vực có nước, đất công nghiệp, đất xây dựng …Trong chương trình GĐGR tại bản Lóng Lăn, đã áp dụng theo đúng với những quy định có trong luật về đất đai.
Luật quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước của Lào
Nhiệm vụ của Luật về Nước và tài nguyên nguồn nước đã được ghi rõ trong Điều 1 của Luật này như: “ Luật về nước và tài nguyên nguồn nước quy định các nguyên tắc, quy chế và biện pháp cần thiết về quản lý, khai thác, sử dụng, phát triển nước và tài nguyên nguồn nước ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Loà nhằm bảo vệ nước và tài nguyên nguồn nước tồn tại vĩnh viễn, vừa bảo đẩm khối lượng và chất lượng nước để đáp ứng nhu cầu cuộc sống sinh hoạt của nhân dân, khuyến khích phát triển nông – lâm nghiệp, công nghiệp, phát triển kinh tế quốc dân lại vừa bảo đảm không gây thiệt hại đối với môi trường.”
Điều 4 của Luật về Nước và nguồn tài nguyên nước quy định về quyền sở hữu nguồn nước và tài nguyên nguồn nước như, “ Nước và tài nguyên nước thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân tộc mà Nhà nước là đại diện quản lý và quy định phân chia đều khắp và hợp lý cho các bộ phận dân tộc hưởng. Cá nhân, pháp nhân hay tổ chức chỉ có quyền làm chủ, sử dụng nước và tài nguyên nguồn nước vào một công việc nào đó khi được phép của cơ quan có trách nhiệm liên quan, trừ những việc sử dụng quy mô nhỏ theo quy định của Luật này.
Điều 5 : khuyến khích phát triên, bảo vệ nước và tài nguyên nguồn nước. “ Chính phủ khuyến khích phát triên, khai thác, sử dụng, bảo tồn và bảo vệ nước và tài nguyên nguồn nước, bao gồm cả việc ngăn chặn tác hại do nước gây ra và mọi hành động khiến nước cạn kiệt.”
Luật quản lý và bảo vệ rừng của Lào
Nhiệm vụ của Luật vệ Rừng được ghi rõ trong điều 1 của luật này: “ Luật vệ Rừng này quy định những nguyên tắc, quy chế và biện pháp cơ bản vệ việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng, khuyến khích việc phục hồi, trồng và phát triển tài nguyên rừng ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào nhằm cân bằng thiên nhiên, làm cho rừng và đất rừng trở thành nguồn làm ăn sinh sống và sử dụng không bao giơ cạn kiệt của nhân dân, bảo đảm cho việc bảo vệ nguồn nước, phòng ngừa xói mòn sạt lở đất, bảo vệ giống thực vật động vật, cây cối, thuỷ sản, thú rừng và môi trường, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng giàu mạnh.”
Điều 5 Quyền sở hữu rừng và đất rừng. “ Rừng tự nhiên và đất rừng thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân tộc mà Nhà nước là đại diện trong việc quản lý và phân chia cho cá nhân và tổ chức sử dụng một cách hợp lý. Cá nhân và tổ chức chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng cây cối, rừng tự nhiên và dất rừng nào đó khi được phép của cơ quan quyền lực hữu quan …”
Thông qua các điều luật của một số văn bản pháp lý của Nhà nước Công hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã quy định và được nêu ra để minh chứng ở phần trên, chủ yếu tập chung vào vấn đề bảo vệ nguồn TNTN của đất nước. Mặc dù trong bài viết tôi không thể đưa ra được hết các điều luật và các văn bản luật nói về quản lý TNTN, nhưng tôi cũng có thể đánh giá qua những điều chung nhất đã nêu ở phần trên, Nhà nước Lào rất chú trọng đến việc quản lý TNTN của quốc gia. Các văn bản pháp lý này đã giải thích rất cụ thể đến từng loại tài nguyên, đất, rừng, nước…Để nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất những tài sản quý báu của quốc gia.
2. KHÁI QUÁT VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO.
2.1 Thực trạng của nguồn tài nguyên rừng và đất của Lào từ khi có những chính sách bảo vệ TNTN.
Lào có diện tích tự nhiên khoảng 236.800 km2, trong đó diện tích rừng 16.846.000 ha, chiếm 71.6% diện tích cả nước năm 2002, bao gồm nhiều loại rừng và đất khác nhau. Theo thống kê diện tích rừng này ngày càng giảm trong vòng 10 năm từ năm 1992 đến 2002 độ che phụ của rừng giảm từ 47.2% năm 1992 xuống còn 41.5% năm 2002.
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và sử dụng tài nguyên rừng trong vòng 20 trở lại đây có xu hướng tăng lên. Trong 20 qua dân số tăng lên gần cấp đôi nhất là ở vùng nông thôn. Sự gia tăng của dân số cũng là một áp lực đối với tài nguyên rừng với sự mở rộng diệc tích sản xuất… và nhu cầu ngày tăng lên về sử dụng gỗ trong xây dựng nhà cửa.
Mặc dù vậy nhưng diện tích phá rừng làm nương rẫy trong cả nước có xu hường giảm so với năm 1992, vì có chính sách khuyến khích sản xuất cố định của Nhà nước vậy diện tích sản xuất cố định tăng lên so với trước. Nhưng trong thực tế diện tích rừng vẫn giảm, độ che phụ của rừng giảm từ 47.2% năm 1992 xuống còn 41.5% năm 2002. Nguyên nhân diện tích rừng giảm như vậy chủ yếu là do khai thác rừng không kế hoạch, nhu cầu thị trường gỗ của các nước lân cận ngày càng tăng cũng là áp lực đối với nguồn tài nguyên rừng của Lào. Một nguyên nhân mà trong nghiên cứu này không thể không nói đến đó việc tuyên truyền, phổ biến quy chế luật pháp của Nhà nước đến với các ngành có liên quan và đến với cộng đồng chưa có hiệu quả chưa thực sự vào được dân, và việc thực hiện các quy chế luật pháp vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.
2.2 Thực trạng về sự tham gia của người dân trong các hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn TNTN.
Trong các hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn TNTN tại Lào, Mặc dù trong văn bản pháp lý và các chính sách của Nhà nước có nêu ra về sự tham gia của cộng đồng. Nhưng trên thực tế sự tham gia của người dân chưa thực sự được phát huy và chưa có hiệu quả, vì sự tham gia đó chủ yếu chỉ là hình thức. Cán bộ phát triển chưa thực hiện đúng khái niệm của sự tham gia, sự có mặt của người dân trong các buổi họp cũng có thể gọi là sự tham gia, đó chưa đúng là sự tham gia.
Nhiều hoạt động phát triển tại Luangprabang nói riêng, sự tham gia được thực hiểu như là sự có mặt của cộng đồng dân cư, của người dân. Trong hoạt động GĐGR và xây dựng quy chế cộng đồng cũng vậy, chủ yếu cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn là những người bắt tây vào đo và thực hiện các bước trong giao và nhận đất, người dân chỉ được xem và chờ nhận mảnh đất được giao, khi có vướng mắc trong quá trình giao và nhận đất thì càn bộ kỹ thuật sẽ là người tìm ra nguyên nhân rồi xử lý vướng mắc, còn người dân chỉ việc nghe và thực hiện theo, cho nên cộng đồng nhiều khi không được thoả mãn với cách làm này, thẩm chí còn gây ra nhiều mẫu thuẫn trong nội bộ dân hơn.
Chương trình GĐGR và xây dựng quy chế có sự tham gia của người dân tại bản Lóng Lăn là một mô hình sử dụng phương pháp sự tham gia có hiệu quả và là lần đầu tiên xuất hiện tại tỉnh Luangprabang. Trong báo cáo ngày 10 tháng 3 năm 2006 của tổ kỹ thuật GĐGR tại bản Lóng Lăn đã nêu rõ về phương pháp GĐGR và xây dựng quy chế cộng đồng, sử dụng 2 phương pháp như: Có sự tham gia và người dân làm cốt lõi trong việc thực hiện. (1) Có sự tham là việc sự dụng kiến thức bản địa của người dân trong lập kế hoạch và phát triển vídụ, trước khi sẽ làm công việc gì là để cho người dân đề nghị trước sau đó cán bộ mới đóng góp ý kiến bổ sung và dân là người quyết định, (2) Việc người dân làm cốt lõi là việc khuyến khích để tạo có sự tham gia trong mọi hình thức, việc tự nguyện, tự do trong việc đưa ra ý kiến đóng góp khác.
Cán bộ kỹ thuật cho biết với hai phương pháp trên đã cải thiện các bước tổ chức thực hiện như: Trước khi bắt đầu làm các công việc phải làm cho tất cả những người có phần tham gia biết và hiểu, thống nhất và sau khi làm xong cung phái có đánh giá lại mới có thể tiếp tục làm việc khác, nếu có vướng mắc gì phải giải quyết xong trong mọi lần công việc
Cũng nhờ vậy mà cán bộ có được bài học trong việc sử dụng phương pháp kiểu có sự tham gia, phương pháp dựa vào người dân làm cốt lõi và hơn nữa biết được phương pháp giải quyết các vướng mắc trong qui hoạch sử dụng đất và GĐGR.
Cách làm việc với địa phương phải biết được phương pháp chung như sau: (1) Phối hợp, tôn trọng và đề cao lợi ích chung;(2) Làm việc cùng với chính quyền địa phương có thể sẽ có nhiều ý kiến khác nhau nếu không thoả thuận được phải được thống nhất đã mới trả lời cho lãnh đạo bản, (3) mặc dù cán bộ chuyên môn sẽ thống nhất nhưng phải để cho địa phương họ có ý kiến thêm một cách cởi mở và đừng cố gắng để người có quyền thống trị không khí trao đổi.
cố gằng tạo ra chất lượng sự tham gia ngày càng nhiều lên. tạo niệm tự hào, bắt đầu từ các chương trình, công việc nhỏ, sử dụng kiến thức bản địa, đào tạo người lãnh đạo mạnh mẽ, đừng so sánh là nơi khác tốt hơn, đừng cố gắng chiều theo ý của người dân, cố gắng giữ mức độ tham gia.
II. VÀI NÉT VỀ BẢN LÓNG LĂN VÀ LUẬT TỤC TRUYỀN THỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TNTN TẠI BẢN
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN LÓNG LĂN
Bản Lóng Lăn ở độ cao 1200m so với mực nước biển, nằm ở phía đông bắc tỉnh Luangprabang, thuộc đầu nguồn sông Mê Kông, nơi đây có 100% là người dân tộc Hmông sinh sống. Lóng Lăn là nơi sinh sống của hơn 61 hộ gia đình người Hmông bao gổm 437 người trong đó phụ nữ chiếm 51%. Toàn bản có 7 dòng họ cùng sinh sống gồm như: Họ Zang, Lý, Tho, Mua, Song, Vàng và họ Lau. Lóng lăn có tổng diện tích tự nhiên của bản khoảng 8.439,24 ha.
Cuộc sống của cộng đồng chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Họ đã hình thành ra 3 nhóm cùng sở thích trong các hoạt động sản xuất: Nhóm canh tác nương rẫy hay còn gọi nhóm chăn nuôi đại gia súc; nhóm trồng rau và nhóm bảo vệ rừng. Sản xuất nương rẫy chiếm một phần chủ yếu trong thu nhập của người dân ở đây. Chăn nuôi và trồng rau đóng góp một phần không nhỏ trong thu nhập của rất nhiều các hộ gia đình. Nhóm bảo vệ rừng nhằm quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lý. Người dân luôn ý thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh họ đối với tập quán sống và tập quán canh tác của cộng đồng.
Cộng đồng hiện vẫn còn duy trì rất vững chắc được các phong tục, tập quán và đặc biệt là cấu trúc xã hội truyền thống của họ, gắn liền với đời sống sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng, để tự tồn tại và phát triển. Quan hệ hài hoà giữa cộng đồng và thiên nhiên được thể hiện qua sự tôn trọng nguồn tài nguyên rừng của người dân, thông qua các luật tục đã được xây dựng và thích nghi qua hàng ngàn năm.
Cấu trúc xã hội truyền thống của cộng đồng, hệ thống các luật tục và quy định và đội ngũ già làng, trưởng bản và các nông dân nòng cốt đã biết vận dụng rất mềm dẻo các chính sách của Nhà nước đã đảm bảo cho cộng đồng người dân tộc Hmông hay còn gọi là Lào Sủng ở Lóng Lăn vẫn duy trì được tính cộng đồng rất cao và giá trị về niềm tin của cộng đồng ngày càng được củng cố và nguồn tài nguyên thiên nhiên được quản lý rất tốt và sử dụng hợp lý.
Bằng các luật tục truyền thống và kinh nghiệm bản địa của mình trong quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng và tài nguyên rừng của bản Lóng Lăn được xem là một trong những khu rừng tốt nhất, phong phú nhất tỉnh Luangprabang. Bên cạnh những điểm mạnh và cơ hội, bản Lóng Lăn còn tồn tại những yếu điểm và những nguy cơ có thể xảy ra với họ.
Do phải sống trong điều kiện xa xôi cách trở, đã hình thành trong họ đặc tính e ngại khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ chưa mạnh dạn tìm hiểu và học hỏi lẫn nhau và với bên ngoài, đặc biệt là đối với phụ nữ. Trong khi đó cơ hội giúp đỡ họ có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài lại quá ít ỏi. Điều kiện giao thông càng được cải thiện đã tạo cơ hội cho cơ chế thị trường ngày mở rộng và vươn tới tận các vùng cao hẻo lánh như Lóng Lăn. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, nó cũng gây ra nhiều nguy cơ cho cộng đồng.
Một loạt các nguy cơ như: những cấu trúc cộng đồng bị mất đi khi những văn hoá mới trong thành phố được đưa vào …có thể nhìn thấy được và chưa nhìn thấy đang tiềm ẩn trong nội tại của cộng đồng cũng như từ bên ngoài đưa đến có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng, nếu như bản thân cộng đồng không tự thích nghi, xây dựng và củng cố giá trị về niềm tin, đạo đức của chính họ. Để cộng đồng Lóng Lăn có thể tự phát triển nhưng vẫn duy trì được giá trị bản sắc văn hoá và cầu trúc cộng đồng truyền thống của mình trong cơ chế thị trường hiện nay đang là thách thức lơn.
2. HIỆN TRẠNG VỀ NGUỒN TÀI NGUYÊN RỪNG
2.1. Hiện trạng nguồn tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê của Phòng Lâm nghiệp tỉnh Luangprabang , tổng diện tích rừng tự nhiên của toàn tỉnh giảm từ 24% năm 1982 xuống chỉ còn 12.8% năm 2002, (năm 2003 đến đây tỉnh chưa có số liệu), rừng của Luangprabang đang ở tình trạng rất nguy hiểm so với các tỉnh khác toàn đất nước Lào, Luangprabang là tỉnh còn ít rừng nhất. Đây là một tỉnh thuộc miền Bắc của đất nước Lào là vùng núi cao vì vậy làm nông nghiệp chủ yếu là nương rẫy.
2.2. Thách thức của nguồn tài nguyên rừng
Trong bản đồ đất nước Lào, Luangprabang là một tỉnh đầu nguồn sông MêKông, Luangprabang nằm ở miền Bắc của Lào thuộc vùng núi cao, trung du, người dân của tỉnh này sinh sống bằng làm nông nghiệp trên nương rẫy, không cố định và hơn nữa, tỉnh Luangprabang là tỉnh bị khai thác gỗ nhiều. Đây là những nguyên nhân rừng bị phá.
Thách thức ở đây là nếu tỉnh Luangprabang không nhanh chóng có biện pháp phù hợp để quản lý, sử dụng TNTN thiên nhiên có hiệu quả hơn thì e rằng không bao lâu nữa vùng đầu nguồn này sẽ bị can kiệt rồi mất đi nguồn nước.
Hơn nữa trong năm 2000 tỉnh Luangprabang được UNESCO công nhận là tỉnh Di sản văn hoá. Luangprabang không chỉ có những văn hoá cổ kính của Lào mà nó còn được tạo thành một vùng phong cảnh đẹp của cả nước Lào nó được tạo bởi những dòng thác suối tuyệt vời. Hàng năm đã tạo ra thu nhập khổng lồ cho tỉnh từ ngành du lịch. Nhưng hiện nay, rừng đang bị mất dần. Nếu không được quản lý bảo vệ kịp thời thì di sản thiên nhiên nơi đây sẽ không còn gì.
Còn nói riêng Lóng Lăn, vùng đầu nguồn chính của tỉnh cũng đang gặp nguy cơ khai thác rừng mà người dân Lóng Lăn bằng luật tục truyền thống họ đã bảo vệ được như ngày hôm nay. Từ lâu người dân bản Lóng lăn vô cùng bức xúc về tình trạng khai thác tài nguyên rừng bừa bãi của những người bên ngoài. Bản Lóng Lăn đã nhiều lần gửi công văn lên chính quyền huyện để cầu mong hỗ trợ, giúp đỡ nhưng không thấy hồi âm. Đây cũng là một thách thức vì khi không được cấp chính quyền quan tâm thì người dân trong bản dần dần mất lòng tin với chính quyền với chính luật tục của mình khi đó họ sẽ tự mình phá rừng.
Với truyền thống của người dân tộc Hmông, cuộc sống của họ gắn chặt với rừng nếu không còn có rừng nữa người dân này sẽ chuyển xuống thành phố Luangprabang để sống trong khi đó họ phải tiếp cận với điều kiện sống mới. Thách thức đặt ra cho các nhà lãnh đạo, và chính quyền các cấp là khi mất rừng đi thì sẽ giải quyết vấn đề xã hội thế nào? Đây được cho là thách thức lớn nhất.
3. LUẬT TỤC TRUYỀN THỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TNTN TẠI BẢN LÓNG LĂN
3.1. Luật tục truyền thống trong quản lý TNTN tại bản Lóng Lăn
Người Hmông Lóng Lăn, từ lâu họ đã quản lý được khu rừng trong khu vực rộng lớn của mình bằng các luật tục và vai trò của già làng. Họ đã nhìn thấy những thách thức trước mắt của nguồn TNTN, vì vậy họ đã đề nghị lên cấp chính quyền và dự án CHESH – Lào hỗ trợ GĐGR tại bản. Đây có thể nói là một hình thức quản lý TNTN với một tầm nhìn rộng lớn của già làng và người dân bản Lóng Lăn.
Với phương pháp chủ đạo trong GĐGR và xây dựng quy chế cộng đồng là tạo quyền cho cộng đồng Lóng Lăn để họ dựa vào các luật tục, kinh nghiệm truyền thông của cộng đồng và phát huy tối da sự tham gia tự nguyện của mỗi một người dân khi thực hiện GĐGR và xây dựng quy chế bảo vệ TNTN. Với những có hội và điều kiện có được, bằng các luật tục, thiết chế triyền thống, bằng các kinh nghiệm và vai trò của già làng, trưởng họ, cộng đồng Lóng Lăn đã chủ động thực hiện và giải quyết các vấn đề của họ liện quan đến việc quản lý TNTN. Đến lúc này phía cán bộ và dự án mới thấy được nguyên nhân tại sao TNTN bản Lóng Lăn lại giữ được như ngày hôm này, trong khi đó các bản khác xung quanh bản Lóng Lăn rừng lại bị khai thác cạn kiệt.
Đó rừng được giữ vì luật tục cộng đồng được toàn dân tuân thủ, luật túc trong quản lý TNTN được thể hiện ở chỗ họ phần rõ ràng vùng nào là rừng cấm, vùng nào là rừng phòng hộ, rừng nghĩa địa, rừng chăn nuôi và rừng sử dụng…và họ cũng có các quy định riệng đối với từng loại rừng này. Các loại rừng này quy định biện pháp nghiêm cấm, biện pháp cho phép, biện pháp đối với người vi phạm.
Biện pháp vi phạm đối với rừng cấm:
Được xác định là vùng núi Long Lúp, núi Phu Đăm, núi Long Huổi Nhay phía dưới đến phía Đông của núi Đông của núi Po Phay đến suối Măn Lưởng với diện tích 806.24 ha. Trong khu rừng này mọi vị phạm gây tổn thất đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền mỗi lân từ 300.000 đến 500.000 kíp ( 1 Kip = 1,5 VNĐ), nếu người vi pham không có tiền nộp phạt thì phải lao động phục vụ công ích của bản Lóng Lăn để bù lại số tiền phạt. Đồng thời phải giáo dục họ…
Đây là những quy định của luật tục được đưa vào trong quy chế cộng đồng nó khác với luật chính thống ở chỗ luật tục truyền thống của cộng đồng thì nếu người vi phạm không có tiền phạt thì phải lao động phục vụ công ích của bản, Còn luật Nhà nước thì không nói đến phần này đối với vi phạm trong rừng cấm.
Luật tục truyền thống trong quản lý TNTN tại bản Lóng Lăn được thể hiện trong quy chế cộng đồng của bản Lóng Lăn, và quy chế này được nêu ở phần phụ lục của chuyên đề này.
3.2 Thuật lợi và khó khăn của luật tục truyền thống trong quản lý TNTN
a. Thuận lợi của luật tục truyền thống trong quản lý TNTN
Nguồn tài nguyên rừng đa dạng và phong phú, đất đai màu mỡ, tươi tốt, người Hmông bản Lóng Lăn còn giữ được các luật tục truyền thống và giá trị bản sắc văn hoá của mình
Người Hmông Lóng Lăn đã sinh sống, gắn bó và thích nghi với đất và rừng vùng Phu Sủng khoảng hơn một trăm năm trước đây. Theo quan niệm của người Hmông, mỗi ngọn núi, một hòn đá, một cây to, hoặc một con suối đều rất gần gũi với con người. Chúng đều có linh hồn. Quan niệm này là sự phản ánh mối quan hệ tương tác giữa tự nhiên và con người. Mọi hoạt động của con người là sự miêu tả cấu trúc, sự thay đổi và mong muốn của tự nhiên. Hay nói cách khác, tự nhiện là nguồn cội – nơi nuôi dưỡng mọi hành vi và sự sống của con người họ. Chính vì vậy đây cũng là một thuận lợi khi luật tục của họ được đưa vào thành quy chế bảo TNTN.
Thông qua quá trình xây dựng quy chế tại bản Lóng Lăn đã làm cho cộng đồng hiểu được giá trị luật tục của mình nhiều hơn, qua quá trình tham gia của mình trong việc xây dựng quy chế cộng đồng làm cho họ ngày càng có trách nhiệm, có ý thức bảo vệ rừng nhiều hơn. Chính họ là người hiểu hơn ai hết về luật tục và nguồn tài nguyên của mình cho nên khi đã xây dựng được quy chế mà là chính cộng đồng họ là người tự xây dựng thì chắc chắn họ sẽ hiểu và tuân thủ theo quy chế đã đưa ra, nhờ đó củng cố thêm cho tính bền vững và tác dụng của quy chế này.
Khó khăn của luật tục truyền thống trong quản lý TNTN
Trong cộng đồng các dân tộc khác nhau họ có những luật tục riêng của mình và các luật tục này được áp dụng riêng cho cộng đồng dân tộc họ, vì vậy khi áp dụng các luật tục này ra ngoài cộng đồng khác hoặc ngoài dân tộc khác thì gặp nhiều khó khăn ví dụ: người dân tộc Hmông họ thờ thân rừng, thần đá và cũng có thể thờ thân cây to, cả khu vực rừng thờ của họ, họ không bao giời vào chặt phá mặc dù chỉ một cành cây trong khu rừng đó cũng không được đem vào bản. Còn các dân tộc khác ví dụ như dân tộc Lào Lùm thì họ không thờ thần đá không thờ rừng mà họ chỉ thờ cây to và họ chỉ giữ xung quanh vùng cây mà họ thờ đó tiếng địa phương còn được gọi là “Đông Hỏ” thần cây, có thể một bản chỉ có một đến hai cây thôi. Với sự khác biệt giữa các dân tộc như vậy cho nên gặp nhiều khó khăn khi áp dụng luật tục trong quản lý cả một khu rừng rộng lớn, nhất là bản Lóng Lăn.
Nguồn tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do người bên ngoài vào khai thác bừa bãi mà người Lóng Lăn không quản lý, bảo vệ được. Những luật tục truyền thống chỉ có hiệu lực đối với người Hmông trong bản. Những vụ chặt phá rừng bừa bãi này người dân Lóng Lăn không thể xử lý theo luật cộng ._.
Về biện pháp cho phép
Có thể thu hái các giống cây để trồng nhân giống nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã.
Có thể thu hái dược liệu về để sử dụng nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã.
Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi.
Về biện pháp nghiêm cấm
Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây thu hái lâm sản và săn bắt tất cả các loại thú trong vùng này để sử dụng .
Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp.
Tuyệt đối cấm đốt rừng.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Mọi vi phạm gây tổn thất đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 Kíp, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao đông phục vụ công ích của bản Lóng Lăn để bù lại đủ số tiền phạt. Đồng thời phải giáo dục họ.
Trường hợp trị giá thiệt hại không tới 500.000 Kíp thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn mức này thì còn phải chuyển tới các bộ phận liên quan của chính quyền để tiếp tục thi hành án.
Rừng phòng hộ: Là rừng và đất rừng được phân bổ để bảo vệ địa bàn nguồn nước uống – nước sinh hoạt của bản và chông xói lở đất, có diện tích 2888,61 ha được quy định như sau:
Điểm thứ 1: Ven các con suối Xá La, Nạm Đề Ma, Bò Xưn đến Nạm Meng Kheng, dọc theo con đường cũ đi vào bản Tín Phả cũ đi lên đến đầu vách núi giáp với bản Phu Khoảng - đến Nạm Bò – Huổi Măn – Phả Viêng, với diện tích 1.948,00 ha.
Về biện pháp cho phép
Cho phép thu hái lâm sản bảo đảm không triệt nòi giống.
Có thể thu hái cây chết về làm củi.
Cho phép săn bắt thú rừng loại quản lý về làm thực phẩm (Xem danh sách ).
Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi.
Có thể thu hái các giống cây về trồng để nhân giống.
Về biện pháp nghiêm cấm
Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây và săn bắt loại thú bảo vệ về để sử dụng.
Cấm thu hái lâm sản mang bán làm hàng hoá.
Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp.
Tuyệt đối cấm đốt rừng
Về biện pháp đối với người vi phạm
Mọi vi phạm gây thiệt hại đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền, mỗi lần 500.000 Kíp, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao động công ích cho bản để bù lại đủ trị giá tiền phạt. Và phải chịu sự giáo dục.
Trường hợp trị giá thiệt hại không đến 500.000 Kip thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản, nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn con số đó thì còn bị chuyển lên chính quyền liên quan để tiếp tục thi hành án.
Điểm thứ 2: Vùng suối Huội Đê - núi Pa Sông tới con đường Trung Quốc nghiền đá với diện tích 940,61 ha.
Về biện pháp cho phép
Cho phép thu hái lâm sản bảo đảm không triệt nòi giống.
Có thể thu hái cây chết về làm củi.
Cho phép săn bắt thú rừng loại quản lý về làm thực phẩm (Xem danh sách ).
Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi.
Có thể thu háI các giống cây về trồng để nhân giống.
Về biện pháp nghiêm cấm
Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây và săn bắt loại thú bảo vệ về để sử dụng.
Cấm thu hái lâm sản mang bán làm hàng hoá.
Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp.
Tuyệt đối cấm đốt rừng
Về biện pháp đối với người vi phạm
Mọi vi phạm gây thiệt hại đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền, mỗi lần 500.000 Kip, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao động công ích cho bản để bù lại đủ trị giá tiền phạt. Và phải chịu sự giáo dục.
Trường hợp trị giá thiệt hại không đến 500.000 Kip thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản, nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn con số đó thì còn bị chuyển lên chính quyền liên quan để tiếp tục thi hành án.
Rừng sản xuất: Là rừng và đất rừng cung cấp cho nhu cầu sử dụng gỗ, lâm sản và các loại thú rừng được nhà nước cho phép chặt, thu hái và săn bắt, tạm thời dân bản có thể gọi là rừng sử dụng với diện tích 1.009,37 ha , được quy định như sau:
Điểm thứ 1: Rừng Pà Sa trên đường đi vào bản Phú Sủng cũ và Ka Sia xuống dọc đường ô tô ven vùng nuôi lợn, bên trái đường ô tô đi lên bản Lóng Lăn đến đầu vách núi có diện tích 715 ha.
Về biện pháp cho phép
Được sử dụng dưới tán rừng để trồng cây công nghiệp hoặc lâm sản khi được chính quyền bản và phòng khuyến nông khuyến lâm huyện cho phép.
Được chặt gỗ về để xây dựng sau khi đã được phép của chính quyền bản và được sự chấp nhận của phòng khuyến nông khuyến lâm huyện với số lượng không quá 5 m3 gỗ tròn (loại quản lý) và chế biến tại chỗ.
Được chặt củi về sử dụng với số lượng hợp lý.
Được chặt loại cây rỗng về sử dụng với số lượng hợp lý.
Được thu hái lâm sản mà không triệt nòi giống về làm thức ăn hoặc có thể làm hàng hoá.
Được săn bắt thú rừng và động vật dưới nước loại quản lý về làm thức ăn và các động vật khác để làm hàng hoá.
Về biện pháp nghiêm cấm
Tuyệt đối cấm chặt gỗ quá số lượng cho phép và cấm mang bán.
Cấm di chuyển gỗ được phép khai thác ra khỏi phạm vi bản trước khi được phép của chính quyền.
Tuyệt đối cấm mua bán đất dưới tán rừng mà mình đang sử dụng để trồng cây hoặc trồng lâm sản.
Cấm săn bắt thú rừng về làm thức ăn bằng phương pháp có tính diệt chủng (không được săn băt kiểu quây đàn).
Tuyệt đối cấm đốt rừng.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Mọi vi phạm gây thiệt hại đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền, mỗi lần 200.000 Kip, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao động công ích cho bản để bù lại đủ trị giá tiền phạt. Và phải chịu sự giáo dục.
Trường hợp trị giá thiệt hại không đến 500.000 Kip thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản, nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn con số đó thì còn bị chuyển lên chính quyền liên quan để tiếp tục thi hành án.
Điểm thứ 2 : Rừng Pà Sang – Pà Khằn Đay dọc bên phải đường ô tô đi lên Lóng Lăn có diện tích 294,37 ha.
Về biện pháp cho phép
Được sử dụng dưới tán rừng để trồng cây công nghiệp hoặc lâm sản khi được chính quyền bản và phòng khuyến nông khuyến lâm huyện cho phép.
Được chặt gỗ về để xây dựng sau khi đã được phép của chính quyền bản và được sự chấp nhận của phòng khuyến nông khuyến lâm huyện với số lượng không quá 5 m3 gỗ tròn (loại quản lý) và chế biến tại chỗ.
Được chặt củi về sử dụng với số lượng hợp lý.
Được chặt loại cây rỗng về sử dụng với số lượng hợp lý.
Được thu háI lâm sản mà không triệt nòi giống về làm thức ăn hoặc có thể làm hàng hoá.
Được săn bắt thú rừng và động vật dưới nước loại quản lý về làm thức ăn và các động vật khác để làm hàng hoá.
Về biện pháp nghiêm cấm
Tuyệt đối cấm chặt gỗ quá số lượng cho phép và cấm mang bán.
Cấm di chuyển gỗ được phép khai thác ra khỏi phạm vi bản trước khi được phép của chính quyền.
Tuyệt đối cấm mua bán đất dưới tán rừng mà mình đang sử dụng để trồng cây hoặc trồng lâm sản.
Cấm săn bắt thú rừng về làm thức ăn bằng phương pháp có tính diệt chủng (không được săn băt kiểu quây đàn).
Tuyệt đối cấm đốt rừng.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Mọi vi phạm gây thiệt hại đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền, mỗi lần 200.000 Kip, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phảI lao động công ích cho bản để bù lại đủ trị giá tiền phạt. Và phảI chịu sự giáo dục.
Trường hợp trị giá thiệt hại không đến 500.000 Kip thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản, nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn con số đó thì còn bị chuyển lên chính quyền liên quan để tiếp tục thi hành án.
Đất nông nghiệp : Diện tích 3.399,40 ha, chia làm hai loại : Đất trồng trọt và đất chăn nuôi và mỗi loại được chia thành loại nhỏ như sau:
Đất trồng trọt: Là đất được quy định để trồng cây theo các mô hình có tính bảo vệ và cải tạo đất và có thể sử dụng liên tục, lâu dài với diện tích 1.812,40 ha.
(Đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và đất trồng cây trong hệ thống nông lâm nghiệp) :
Điểm thứ 1: Quy định lấy điểm Lóng Lăn – Bò He và Lóng Lăn – Huổi Lực có diện tích 341,25 ha.
Về biện pháp cho phép
Được sử dụng đất đã được phân theo kế hoạch đã thoả thuận với chính quyền bản ở dạng cố định.
Chỉ được sản xuất nông lâm nghiệp như đã được phép của chính quyền bản đối với đất chưa được phân cho hộ gia đình.
Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất.
Về biện pháp nghiêm cấm
Cấm sử dụng quá mức cho phép.
Phải sử dụng kỹ thuật chống sạt lở xói mòn và cải tạo đất theo sự hướng dẫn của chuyên viên.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Nếu không sử dụng liên tục sẽ bị phạt tiền 50.000 Kip/ha/năm, nếu đến năm thứ 3 mà vẫn chưa sử dụng sẽ bị thu hồi làm đất công của bản. Rồi giao cho người có điều kiện sản xuất.
Nếu kiểm tra thấy rằng đến năm thứ 4 vẫn chưa khẳng định được là đất đã phát triển có nghĩa là đất được sử dụng vào việc sản xuất theo kiểu với hình thức làm rẫy như cũ thì sẽ bị tước quyền nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài đối với mảnh đất đã được phân và đã được giao giấy trao quyền sử dụng đất.
Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết.
Trường hợp gây cháy lan sang đất có cây trồng hoặc vật nuôi và gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người chủ cũ theo trị giá thiệt hại lúc đó.
Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết.
Điểm thứ 2: Quy định lấy điểm Lóng Lúp với diện tích 304,37 ha
Về biện pháp cho phép
Chỉ được trồng lúa và ngô.
Sử dụng diện tích đất đúng như chính quyền bản cho phép.
Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất. Về biện pháp nghiêm cấm
Cấm sử dụng quá hạn cho phép.
Tuyệt đối cấm trồng vừng, ý dĩ và đậu tương.
Phải tuyệt đối áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất theo sự hướng dẫn của chuyên viên nhưng không được trồng cây công nghiêp.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết.
Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết.
Điểm thứ 3: Quy định lấy điểm bản Ka Sia cũ với diện tích 171,87 ha:
Về biện pháp cho phép
Được sản xuất nông lâm nghiệp theo đúng quy định như chính quyền bản cho phép.
Cho phép dân bản Ka Sịa cũ được quyền sử dụng mảnh đất mà trước đây mình đã sản xuất coi như được quyền thừa kế sử dụng.
Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất.
Về biện pháp nghiêm cấm
Cấm sử dụng quá han cho phép.
Phải tuyệt đối áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất theo sự hướng dẫn của chuyên viên.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Người cắm mốc dành quyền sử dụng đất nếu không sử dụng liên tục sẽ bị phạt tiền: Năm thứ 1 và năm thứ 2 phạt 50.000 Kip/ha/năm. Và năm thứ 3 sẽ bị tước quyền sử dụng mảnh đất đấy và thu hồi làm đất công của bản và giao cho người khác có điều kiện sản xuất.
Nếu kiểm tra thấy rằng đến năm thứ 4 vẫn chưa khẳng định được là đất đã phát triển có nghĩa là đất được sử dụng vào việc sản xuất theo kiểu với hình thức làm rẫy như cũ thì sẽ bị tước quyền nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài đối với mảnh đất đã được phân và đã được giao giấy trao quyền sử dụng đất.
Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết.
Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết.
Điểm thứ 4: Quy định lấy điểm bản Phù Sủng cũ đến Long Vải với diện tích 306,87 ha.
Về biên pháp cho phép
Chỉ được trồng rau và ngô.
Sử dụng diện tích đất như đúng chính quyền bản cho phép.
Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất.
Về biện pháp nghiêm cấm
Cấm sử dụng quá phạm vi cho phép.
Phải áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất theo sự hướng dẫn của chuyên viên.
Về Biện pháp đối với người vi phạm
Nếu sử dụng đất không liên tục sẽ bị phạt năm thứ 1 là 50.000 Kip/ha/2 năm liên tiếp, nếu đến năm thứ 3 vẫn chưa sử dụng thì sẽ bị tịch thu làm đất công của bản và giao cho người có điều kiện sản xuất.
Nếu kiểm tra thấy rằng đến năm thứ 4 vẫn chưa khẳng định được là đất đã phát triển có nghĩa là đất được sử dụng vào việc sản xuất theo kiểu với hình thức làm rẫy như cũ thì sẽ bị tước quyền nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài đối với mảnh đất đã được phân và đã được giao giấy trao quyền sử dụng đất.
Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết.
Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết.
Điểm thứ 5: Quy định lấy điểm bản Tin Phả cũ có diện tích 396,80 ha :
Về biện pháp cho phép
Để trồng lúa hoặc cây ăn quả và các loại cây công nghiệp làm hàng hoá.
Được tiến hành sản xuất nông lâm nghiệp như chính quyền bản cho phép.
Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất.
Về biện pháp nghiêm cấm
Cấm sử dụng quá phạm vi cho phép.
Phải áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất theo sự hướng dẫn của chuyên viên.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết.
Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết.
Nếu sử dụng quá hạn hoặc sử dụng không đúng vùng đất cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip và phải ngừng ngay việc làm trên đất không được phép hoặc là nơi phát quá quy định.
Điểm thứ 6: Quy định lấ vùng Long Huổi Nhay giáp với bản Phun Xa Vạt với diện tích 170.62 ha:
Về biện pháp cho phép
Việc sử dụng đát dược sủ dụng để trồng lúa và các loại cây công nghiệp làm hàng hoá.
Được tiến hành sản xuất nông lâm nghiệp như chính quyền bản cho phép.
Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất.
Về biện pháp nghiêm cấm
Cấm sử dụng quá phạm vi cho phép.
Phải áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết.
Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết.
Nếu sử dụng quá hạn hoặc sử dụng không đúng vùng đất cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip và phải ngừng ngay việc làm trên đất không được phép hoặc là nơi phát quá quy định.
Điểm thứ 7: Quy định con đường đi tới nguồn nước sinh hoạt vùng Long Huổi Nhay có diện tích 31,87 ha.
Về biện pháp cho phép
Việc sử dụng đất được sử dụng để trồng lúa và các loại cây công nghiệp làm hàng hoá.
Được tiến hành sản xuất nông lâm nghiệp như chính quyền bản cho phép.
Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất.
Về biện pháp nghiêm cấm
Cấm sử dụng quá phạm vi cho phép.
Phải áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết.
Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết.
Nếu sử dụng quá hạn hoặc sử dụng không đúng vùng đất cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip và phải ngừng ngay việc làm trên đất không được phép hoặc là nơi phát quá quy định.
Điểm thứ 8: Đất trông rau: Diện tích 88,75 ha quy định lấy diện tích đất gần đất để xây dựng(ven bản) dọc theo đường ô tô đi vào bản Ka Xịa cũ.
Về biện pháp cho phép
Chỉ được sử dụng đất để trồng rau.
Được tiến hành sản xuất nông lâm nghiệp như chính quyền bản cho phép.
Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất.
Về biện pháp nghiêm cấm
Cấm sử dụng quá phạm vi cho phép.
Phải áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất.
Khi người sử dụng mảnh đất cũ chuyển đi nơi khác thì phải giao lại diện tích đất ấy làm đất công của bản và giao cho chính quyền bản để phân cho người khác tiến hành sản xuất.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết.
Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết.
Nếu sử dụng quá hạn hoặc sử dụng không đúng vùng đất cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip và phải ngừng ngay việc làm trên đất không được phép hoặc là nơi phát quá quy định.
Đất chăn nuôi: là đất được quy định để chăn nuôi gia súc có hướng phát triển để có thể sử dụng lâu dài với diện tích 1.587 ha.
Vùng chăn nuôi đại gia súc: Là các rừng hỗn giao có cỏ phù hợp để chăn nuôi.
Điểm thứ 1: Quy định lấy vùng bản Phu Sủng cũ với diện tích 172 ha:
Về biện pháp cho phép
Mọi người được đưa gia súc vào chăn thả khi đã khai báo trước với chính quyền bản Lóng Lăn về số gia súc, loại gia súc và thời gian chăn thả.
Đưa gia súc của mình vào chăn thả tại các điểm đã được quy định tập trung.
Là thành viên của nhóm chăn nuôi bản Lóng Lăn.
Tham gia vào việc trồng các loại cây làm thức ăn gia súc theo sự phân công của tổ chức.
Thường xuyên phân công cho thành viên trong gia đình đến trông nom gia súc chăn thả.
Nộp thuế đầu gia súc và thuế thu nhập cho bản Lóng Lăn.
Được sử dụng làm vùng nuôi bò, trâu và dê.
Về biện pháp nghiêm cấm
Cấm đưa gia súc vào chăn thả trước khi được phép.
Nghiêm cấm dựng lều để trồng trọt - chăn nuôi.
Cấm đưa gia súc bị bệnh vào chăn thả.
Cấm đưa gia súc chết vì bệnh ra khỏi vùng trước khi được phép của chính quyền bản.
Tuyệt đối cấm cắm mốc dành quyền chăn thả gia súc của cá nhân hoặc gia đình.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Người chăn thả gia súc nếu không hợp tác với nhóm chăn nuôi của bản sẽ mất quyền tiếp tục đưa gia súc vào chăn thả.
Nếu vật nuôi của mình mắc bệnh lây sang vật nuôi của người khác mà không thông báo trước sẽ bị phạt bằng trị giá vật nuôi bị chết.
Điểm thứ 2: Quy định lấy con đường đi vào bản Long Vải cũ với diện tích 911.25 ha.
Về biện pháp cho phép
Mọi người được đưa gia súc vào chăn thả khi đã khai báo trước với chính quyền bản Lóng Lăn về số gia súc, loại gia súc và thời gian chăn thả.
Đưa gia súc của mình vào chăn thả tại các điểm đã được quy định tập trung.
Là thành viên của nhóm chăn nuôi bản Lóng Lăn.
Tham gia vào việc trồng các loại cây làm thức ăn gia súc theo sự phân công của tổ chức.
Thường xuyên phân công cho thành viên trong gia đình đến trông nom gia súc chăn thả.
Nộp thuế đầu gia súc và thuế thu nhập cho bản Lóng Lăn.
Được sử dụng làm vùng nuôi bò trâu và dê.
Về biện pháp nghiêm cấm
Cấm đưa gia súc vào chăn thả trước khi được phép.
Nghiêm cấm dựng lều để trồng trọt - chăn nuôi.
Cấm đưa gia súc bị bệnh vào chăn thả.
Cấm đưa gia súc chết vì bệnh ra khỏi vùng trước khi được phép của chính quyền bản.
Tuyệt đối cấm cắm mốc dành quyền chăn thả gia súc của cá nhân hoặc gia đình.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Người chăn thả gia súc nếu không hợp tác với nhóm chăn nuôi của bản sẽ mất quyền tiếp tục đưa gia súc vào chăn thả.
Nếu vật nuôi của mình mắc bệnh lây sang vật nuôi của người khác mà không thông báo trước sẽ bị phạt bằng trị giá vật nuôi bị chết.
Điểm thứ 3: Quy định lấy Long Huổi Nhay với diện tích 482.50 ha.
Về biện pháp cho phép
Mọi người được đưa gia súc vào chăn thả khi đã khai báo trước với chính quyền bản Lóng Lăn về số gia súc, loại gia súc và thời gian chăn thả.
Đưa gia súc của mình vào chăn thả tại các điểm đã được quy định tập trung.
Là thành viên của nhóm chăn nuôi bản Lóng Lăn.
Tham gia vào việc trồng các loại cây làm thức ăn gia súc theo sự phân công của tổ chức.
Thường xuyên phân công cho thành viên trong gia đình đến trông nom gia súc chăn thả.
Nộp thuế đầu gia súc và thuế thu nhập cho bản Lóng Lăn.
Chỉ được sử dụng làm vùng chăn thả bò.
Về biện pháp nghiêm cấm
Cấm đưa gia súc vào chăn thả trước khi được phép.
Nghiêm cấm dựng lều để trồng trọt - chăn nuôi.
Cấm đưa gia súc bị bệnh vào chăn thả.
Cấm đưa gia súc chết vì bệnh ra khỏi vùng trước khi được phép của chính quyền bản.
Tuyệt đối cấm cắm mốc dành quyền chăn thả gia súc của cá nhân hoặc gia đình.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Người chăn thả gia súc nếu không hợp tác với nhóm chăn nuôi của bản sẽ mất quyền tiếp tục đưa gia súc vào chăn thả.
Nếu vật nuôi của mình mắc bệnh lây sang vật nuôi của người khác mà không thông báo trước sẽ bị phạt bằng trị giá vật nuôi bị chết.
+ Sau vụ sản xuất hàng năm có thể đưa gia súc đến chăn thả những nơi không sản xuất vào mùa khô ( từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau).
Vùng chăn nuôi tiểu gia súc và trung gia súc: Là thung lũng lòng chảo ( khe cạn ) và có nhiều cây cỏ làm thức ăn các loại gia súc: lợn và gà được quy định liền vơí bản phía trên với diện tích 21.25 ha.
Về biện pháp cho phép
Mọi người được đưa gia súc vào chăn thả khi đã khai báo trước với chính quyền bản Lóng Lăn về số gia súc, loại gia súc và thời gian chăn thả.
Đưa gia súc của mình vào chăn thả tại các điểm đã được quy định tập trung.
Là thành viên của nhóm chăn nuôi bản Lóng Lăn.
Tham gia vào việc trồng các loại cây làm thức ăn gia súc theo sự phân công của tổ chức.
Thường xuyên phân công cho thành viên trong gia đình đến trông nom gia súc chăn thả.
Nộp thuế đầu gia súc và thuế thu nhập cho bản Lóng Lăn.
Về biện pháp nghiêm cấm
Cấm đưa gia súc vào chăn thả trước khi được phép.
Nghiêm cấm dựng lều để trồng trọt - chăn nuôi.
Cấm đưa gia súc bị bệnh vào chăn thả.
Cấm đưa gia súc chết vì bệnh ra khỏi vùng trước khi được phép của chính quyền bản.
Tuyệt đối cấm cắm mốc dành quyền chăn thả gia súc của cá nhân hoặc gia đình.
Về biện pháp đối với người vi phạm
Người chăn thả gia súc nếu không hợp tác với nhóm chăn nuôi của bản sẽ mất quyền tiếp tục đưa gia súc vào chăn thả.
Nếu vật nuôi của mình mắc bệnh lây sang vật nuôi của người khac mà không thông báo trước sẽ bị phạt bằng trị giá vật nuôi bị chết.
Đất xây dựng là đất được quy định làm nơi xây dựng nhà ở, bao gồm cả sân vận động, trường học và bản làng với diện tích 5.00 ha.
Tất cả các loại đất của bản Lóng Lăn tuyệt đối cấm không được trồng cây thuốc phiện và các loại cây chính quyền cấm, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt 500.000 kíp, đồng thời chuyển lên toà án tiếp tục thi hành án.
Trong khu vực tầm nhìn đứng ở vị trí xây dựng bản tuyệt đối không được phát ra tiếng súng, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt 100.000 kíp và bị phá huỷ súng, nếu là súng công thì sẽ bị thu giữ và giao cho đơn vị của đương sự tiếp tục giải quyết.
Không cho phép bất cứ người nào được làm súng hoặc sở hữu các loại súng vào khu vực bản Lóng Lăn ( trừ những người được phép sử dụng của nhà nước), nếu làm trái sẽ bị phạt 100.000 kíp và thu giữ súng để phá huỷ.
Tất cả các loại cưa phải được đăng ký với tình nguyện viên kiểm lâm bản, cất giữ và chỉ được sử dụng ở những nơi chính quyền bản cho phép.
( Xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất)
Chương II: Biện pháp bảo vệ chung
Điều 3: Dứt khoát không cho phép một ai đến dựng nhà tại phạm vi bản Lóng Lăn trước khi được chính quyền bản công nhận và nhà nước phê duyệt.
Điều 4: Dân bản khác được quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng trọt và chăn nuôi khi được phép của chính quyền bản Lóng Lăn nhưng phải thực hiện theo quy chế của bản Lóng Lăn và làm đầy đủ mọi nghĩa vụ đối với bản.
Điều 5: Diện tích đất mà bản Lóng Lăn đã giao cho cá nhân ngoài bản sản xuất, cá nhân đó không được quyền mua bán diện tích đất ấy mà chỉ được quyền thừa kế theo phong tục tập quán nếu mảnh đất đó đã được trồng cây cối dài ngày; nhưng tuyệt đối không được phép trồng cây lấy gỗ trên mảnh đất ấy ( Coi như đất đó là tài sản chung của bản Lóng Lăn quản lý).
Chương III: Biện pháp đối với người có thành tích
Điều 6: Các loại tiền phạt bản thu được sẽ được chuyển vào quỹ phát triển của bản và sử dụng từ 30 – 50% làm phần thưởng cho những người có thành tích xuất sắc trong việc tham gia báo cáo và bắt những người vi phạm. phần còn lại sử dụng vào việc phát triển theo kế hoạch của bản.
Điều 7: Cá nhân sử dụng đất có ý thức cải tạo và giữ được đọ phì nhiêu của đất, theo sự hướng dẫn của chuyên viên sẽ được đề nghị lên cấp trên khen thưởng hoặc được thưởng xứng đáng.
Điều 8: Nếu cá nhân nào đó phát hiện và báo cáo về những hành vi vi phạm các điều khoản của quy chế này sẽ được nhận thưởng bằng 30% trị giá tổng tiền phạt mà bản Lóng Lăn đã thu được ( Nếu người bản khác sẽ được nhận thưởng 50%) và một số thưởng khác do chính quyền phân bổ.
Chương IV: Về việc cử người vào ban thi hành quy chế quản lý – Sử dụng rừng và đất nông nghiệp của bản Lóng Lăn
Điều 9: Cử 19 vị sau đây vào ban phụ trách tổ chức thực hiện quy chế này:
Trưởng bản, làm chủ tịch, phụ trách ký các văn bản, giấy tờ quyết định các vấn đề trong cuộc hội nghị của ban.
Phó bản, làm phó chủ tịch, phụ trách công tác kế toán.
Đội trưởng và đội phó đội kiểm lâm tình nguyện của bản, làm uỷ viên, phụ trách về bố trí lực lượng kiểm tra việc sử dụng đất và rùng.
Chủ tịch mặt trận, bí thư đoàn, uỷ viên, phụ trách việc phổ biến quy chế và hoà giải các vấn đề nảy sinh trong nội bộ bản.
Hội trưởng hội phụ nữ, uỷ viên, phụ trách quỹ tiền mặt.
Đội trưởng và đội phó đội bảo vệ và dân quân bản, uỷ viên, phụ trách về kiểm tra, tuần tra tại các vùng địa giới bản và hoà giải các vấn đề nảy sinh với người ở ngoài bản.
Đại diện 7 dòng họ, uỷ viên, phụ trách việc hỗ trợ phổ biến quy chế và hoà giải các vấn đề nảy sinh trong nội bộ bản.
Trưởng ban phụ trách trường tiểu học làm uỷ viên, chịu trách nhiệm giáo dục trẻ em .
Danh sách cá nhân có thể thay đổi khi tổ chức bản có sự thay đổi hoặc uỷ viên của ban có vi phạm hoặc làm sai quy chế hoặc liên quan vào những hành vi vi phạm quy chế. Lúc đó, sẽ được cử người khác ở tổ chức đó thay thế, đại diện các dòng họ và chính quyền địa phương của bản làm nòng cốt với trưởng bản làm chủ tịch uỷ ban các khoá.
Điều 10: Về quyền và nhiệm vụ của ban
Có nhiệm vụ phổ biến quy chế – pháp luật và các chính sách của nhà nước về việc quản lý – sử dụng đất và rừng cho nhân dân trong bản và các bản lân cận.
Hoà giải và giải quyết những thắc mắc một cách bình đẳng và công bằng về việc sử dụng đất rừng và đất nông nghiệp trong bản và liên bản.
Được quyền phân chia và thu hồi đất nông nghiệp và đất rừng suy thoái có thể trở thành đất nông nghiệp hoặc chia đất cho các hộ trong bản và ngoài bản không đủ đất để sản xuất theo sự thống nhất của phòng nông lâm nghiệp huyện và được hội nghị của bản nhất trí thông qua.
Được quyền phạt theo các biện pháp đối với những người vi phạm như Về biện pháp cho phép của đương sự tiếp tục thi hành án tuỳ theo tội nặng hay nhẹ.
Được quyền khen thưởng xứng đáng cho những người có thành tích trong bản.
Quy chế này có hiệu lực thực hiệ khi đã thông qua ban với tối thiểu có 2/3 số uỷ viên nhất trí.
ChươngV: Điều khoản cuối cùng
Điều 11: Giao quyền dứt khoát cho ban đã được thành lập theo điều 9 đứng ra tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh quy chế này.
Điều 12: Quy chế này được xây dựng để nhân dân bản Lóng Lăn và các bản khác là nhưng người có nguyện vọng sử dụng tài nguyên tại bản này cùng nhau nhất trí thi hành một cách công bằng.
Điều 13: Mỗi khi thi hành kỷ luật đối với người vi phạm quy chế này phải được tiến hành công khai trước người vi phạm và đại diện chính quyền có liên quan.
Điều 14: Trường hợp người vi phạm quy chế này không thi hành theo đúng quyết định của ban thì sẽ bị kiện lên chính quyền có liên quan để tiếp tục thi hành án.
Điều 15: Các điều ước hoặc quy chế này có hiệu lực kể từ ngày được phổ biến và có thể sửa đổi, bổ sung khi thấy không phù hợp với tình hình thực tế, được hội nghị đại diện của các bộ phận sử dụng tài nguyên ở bản Lóng Lăn nhất trí thông qua và được văn phòng huyện công nhận.
(chứng kiến và công nhận)
Trưởng bản
Chánh văn phòng
Bản Lóng Lăn
Chính quyền huyện Luang Prabang
Ông Sẳm Nan Xổn Tha Ny Châu Vư Zang
(đã ký và đóng dấu) (đã ký và đóng dấu)
Cấu trúc cộng đồng truyền thống dân tộc
H`Mông, Bản Lóng lăn
Trưởng họ
Già Làng
Trưởng họ
Trưởng họ
Lễ Nào Sòng
Tết năm mới
Trưởng nhánh
Trưởng nhánh
Trưởng nhánh
Hộ
Hộ
Hộ
Hộ
Hộ
Hộ
Già Làng
Già Làng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32274.doc