Tài liệu Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp: MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
1. TTCK: Thị trường chứng khoán.
2. CK: Chứng khoán
3. UBCKNN: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
4. TTGDCK TP. HCM Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố HCM.
5. CTCP: Công ty cổ phần.
6. CPH: Cổ phần hoá.
7. REE Công ty cổ phần Cơ điện lạnh.
8. SACOM (SAM) Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông.
9. HAPACO (HAP) Công ty cổ phần Giấy Hải phòng.
10. TRANSIMEX (TMS)Công ty cổ phần Kho vận giao nhận ngoại thương.
11. LAFOCOO (LAF) Công ty cổ phần chế biến hà... Ebook Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
116 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xuất khẩu Long An.
12. SGH: Công ty cổ phần Khách sạn Gài Gòn.
13. CAN: Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long.
14. INFACON: Công ty cổ phần Giao nhận vận chuyển Container quốc tế.
15. STL: Công ty Straits Transportation Pte, Ltd của Singapore.
16. WB: Ngân hàng thế giới.
17. DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước.
18. FDI: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
19. HSBC: Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải.
20. ĐTNN: Đầu tư nước ngoài.
21. FSC: Uỷ ban giám sát tài chính.
22. TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn.
LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “ Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp ” là một nội dung hoàn toàn mới, em đã gặp không ít khó khăn về kiến thức và tài liệu. Nhưng đề tài đã đạt được kết quả có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Kết quả đó đạt được là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: Khoa kinh tế Ngoại Thương trường ĐH Ngoại Thương đã tạo điều kiện về mặt thời gian cho em hoàn thành luận văn; Thầy giáo hướng dẫn - TS.Vũ Chí Lộc, Chủ nhiệm khoa sau Đại học, Chủ nhiệm Bộ môn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ đã hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia về kinh tế và chứng khoán. Em xin gửi lời cảm ơn tới Bác Nguyễn Đức Kiên - TS. Kinh tế và Quy hoạch vùng - Phó Vụ trưởng, Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung Ương; Bác Nguyễn Sơn - TS. Kinh tế - Trưởng phòng Sở Giao dịch chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cùng toàn thể các thầy cô giáo và bạn bè.
Tuy nhiên, đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về kinh nghiệm và khó khăn về tài liệu, em kính mong nhận được sự đóng góp quý báu từ phía các thầy cô giáo cùng bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2002
Người thực hiện
Nguyễn Lan Hương
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế của mọi quốc gia. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán là xu thế tất yếu, góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), nền kinh tế Việt Nam đã trải qua 16 năm đổi mới với nhiều thành quả đáng kể: kiềm chế lạm phát, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Đạt được thành quả đó là nhờ có sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc phát huy tiềm lực trong nước và huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức huy động vốn như: Phát hành công trái, trái phiếu, tín phiếu Kho bạc Nhà nước; phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty; tiền gửi tiết kiệm thông qua các ngân hàng thương mại...Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn chung của khu vực và thế giới, đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 và sự suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay đã làm giảm dần nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, gây ảnh hưởng quá trình phát triển kinh tế xã hội nước ta. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001-2005), mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 7,2% năm, như vậy chúng ta phải cần tới 55-60 tỷ USD. Nhưng tình hình huy động vốn hiện nay của chúng ta không đáp ứng được yêu cầu cho đầu tư phát triển.
Thị trường chứng khoán nước ta đã đi vào hoạt động được hơn hai năm, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng chưa thực hiện được vai trò huy động vốn cho nền kinh tế, quy mô hàng hoá nhỏ, khối lượng giao dịch lẻ tẻ, nhà đầu tư hạn chế về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là, số lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam còn quá ít cả TTCK sơ cấp, TTCK thứ cấp (chưa đầy 1%) và chưa có một công ty chứng khoán liên doanh nào được thành lập ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống pháp lý, quy mô hàng hoá và cơ sở hạ tầng cho TTCK chưa đồng bộ, đầy đủ. Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam (2001-2010) đặt ra mục tiêu: khối lượng chứng khoán niêm yết sẽ đạt 15-20% GDP thay vì 0,57% GDP hiện nay. Để thị trường chứng khoán nước ta phát triển, ổn định và đạt được mục tiêu cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó thu hút sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết.
Việc nghiên cứu làm rõ sự cần thiết khách quan, thực trạng và kiến nghị một số giải pháp cơ bản thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách nhằm góp phần xây dựng TTCK Việt Nam phát triển và ổn định. Do vậy, em đã chọn đề tài: “ Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam: Thực trạng và giải pháp ” cho khoá luận tốt nghiệp với mục đích ơhần nào đó đóng góp quá trình hoàn thiện chính sách đối với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK nước ta.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở hình thành TTCK Việt Nam, thực trạng hoạt động TTCK sau hai năm đi vào hoạt động, kinh nghiệm một số nước về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK và bài học kinh nghiệm ở Việt Nam.
- Tìm hiểu sự cần thiết khách quan, cơ sở pháp lý, thực trạng sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam: TTCK sơ cấp, TTCK thứ cấp, tham gia thành lập Công ty chứng khoán liên doanh. Từ đó đưa ra đánh giá về những thành quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp về mặt chính sách thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Đây là một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ với nội dung phức tạp, và liên quan tới nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi luận văn tốt nghiệp cử nhân, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận, thực trạng sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam, từ đó đánh giá trên phương diện lý thuyết, không đi sâu phân tích những vấn đề mang tính nghiệp vụ, đánh giá hiệu quả sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế và TTCK bằng các chỉ số kinh tế.
4. Kết cấu khoá luận.
Ngoài phần mục lục, bảng chữ viết tắt, lời cảm ơn, lời mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm những nội dung sau:
Chương I: Thị trường chứng khoán Việt Nam và sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Chương II: Thực trạng tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
CHƯƠNG I
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VÀ SỰ THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK THẾ GIỚI.
Hình thức sơ khai của Thị trường chứng khoán đã xuất hiện ở phương Tây vào khoảng giữa thế kỷ thứ 15. Tại trung tâm buôn bán lớn ở những thành phố có vị trí địa lý thuận lợi cho các hoạt động thương mại, các thương gia thường tập trung ở các quán cà phê để thương lượng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoá như nông sản, khoáng sản, ngoại tệ và các động sản. Trong các cuộc thương lượng này, các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với nhau mà không cần có hàng hoá, mẫu mã, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một giấy tờ nào trước mặt, không có một loại sản phẩm nào được trao đổi trực tiếp. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các “hợp đồng” mua bán, trao đổi thực hiện ngay hoặc hợp đồng thực hiện vào các thời điểm 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm sau.
Lúc đầu chỉ một số ít người tham gia các cuộc họp này sau đó tăng dần lên. Đến cuối thời Trung cổ, khu chợ này đã trở thành một khu chợ sầm uất và trở thành một “thị trường”. Thời gian các cuộc họp đã được rút ngắn dần từ 1 tháng xuống 1 tuần nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu của các cuộc thương lượng nên đã được tổ chức hàng ngày cho kịp thương vụ, thời vụ. Để đảm bảo nguyên tắc, các thương gia thống nhất với nhau những qui ước cho các cuộc thương lượng. Về sau các qui ước đó được tu bổ hoàn chỉnh, có giá trị bắt buộc với những người tham gia. Từ đó, thị trường chứng khoán bắt đầu hình thành.
Phiên họp đầu tiên với quy mô lớn diễn ra vào năm 1453 trong một lữ quán của gia đình VanBer Buerzo tại thị trấn Bruges (Vương quốc Bỉ). Trước lữ quán này có một bảng hiệu vẽ hình 3 túi da với một từ tiếng Pháp “Bourse”, tức là “Mậu dịch trường”. Mậu dịch trường là bảng hiệu chung, có 2 đặc điểm khác với thị trường thông thường (chợ):
+ Mậu dịch thị trường là thị trường trừu tượng: Các bên giao dịch mà không cần có hàng hoá trước mặt, không có những món hàng để xác định về mặt định tính hay định lượng.
+ Mậu dịch thị trường là thị trường có luật lệ chặt chẽ: Mọi điều hành, giao dịch đều chặt chẽ theo quy định chung đã được thống nhất.
Ba túi da tượng trưng cho 3 nội dung của Mậu dịch trường:
+ Mậu dịch trường hàng hoá: Đàm phán, trao đổi mua bán những sản phẩm nông lâm nghiệp. Sự thương lượng có thể diễn ra trước khi mùa màng được trồng hoặc đã trồng nhưng chưa tới mùa thu hoạch.
+ Mậu dịch trường ngoại tệ: Giao dịch các chứng từ tài chính có thời hạn thanh toán tương đối ngắn, nhưng các chứng từ này được phát hành bằng nhiều đồng tiền khác nhau vì nơi đây chỉ diễn ra giao dịch giữa các đồng tiền khác nhau.
+ Mậu dịch trường giá khoán động sản hay chứng khoán thông qua các nhà trung gian: Vì nơi đây người ta thương lượng mua bán chứng khoán nên được gọi tắt là thị trường chứng khoán.
Đến năm 1547, mậu dịch trường tại thành phố Bruges bị suy sụp do eo biển Evin dẫn tàu bè vào thành phố bị cát lấp. Mậu dịch trường Bruges được dời đến thị trấn Antwerpen, một hải cảng lớn của Bỉ thời đó. Tại đây mậu dịch trường đã phát triển mạnh mẽ, đã triển khai các nghiệp vụ về mua bán các khoản nợ của Chính phủ Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp. Mậu dịch trường Antwerpen phát triển ngày càng nhanh cả về số lượng và chất lượng với số thành viên tham gia đông đảo và mở rộng cho phù hợp với nhiều nội dung khác nhau. Các mậu dịch khác cũng lần lượt được thiết lập tại Pháp, Đức, Bắc Âu với ít nhiều cải tiến, thay đổi, tuỳ theo điều kiện của mỗi nước.
Cùng với quá trình phát triển nhanh chóng của các giao lưu kinh tế trong từng quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau, các mậu dịch trường không còn phù hợp và không đủ sức cho các giao dịch với 3 nội dung hoàn toàn khác nhau. Do vậy, nó đã được phân ra thành các thị trường khác nhau: Giao dịch hàng hoá được tách ra thành khu thương mại, giao dịch ngoại tệ tách ra thành thị trường hối đoái, giao dịch giá khoán động sản tách ra thành thị trường chứng khoán, các giao dịch hợp đồng cho tương lai được tách ra thành các “thị trường tương lai”.
Mậu dịch thị trường Antwerpen sụp đổ vào cuối thế kỷ XVI, khi Tây Ban Nha xâm chiếm Antwerpen và khi triều đình của Tây Ban Nha và Pháp chấm dứt trả nợ.
Đầu thế kỷ XVII, vào năm 1608, TTCK Amsterdam (Hà Lan) được thành lập. TTCK các nước lân cận tập trung tại đây vì Amsterdam bấy giờ có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và Hà Lan đang là nước thống trị Châu Âu về công nghiệp và thương mại thời kỳ này. Vào thế kỷ XVIII ở TTCK Amsterdam có 44 loại chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu). Sở giao dịch chứng khoán Paris (Pháp) được thành lập năm 1724, TTCK London xuất hiện năm 1773, TTCK New York bước đầu được thành lập vào tháng 3 năm 1792...
Quá trình hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua nhiều biến động, được đánh dấu bằng một số sự kiện liên quan đến nền kinh tế toàn cầu:
+ Thời kỳ 1875-1913: Là thời kỳ TTCK hình thành và phát triển mạnh mẽ cùng với sự tăng trưởng kinh tế.
+ Ngày 29-10-1929: Được gọi là... ngày thứ năm đen tối..., mở đầu là cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán New York sau đó đã lan sang các thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng này kéo dài suốt trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Sau chiến tranh thế giới thứ II: Các thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh.
+ Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997: Được gọi là “ngày thứ hai đen tối... do hệ thống thanh toán kém hiệu quả không đảm đương được yêu cầu giao dịch, sụt giá chứng khoán, làm mất lòng tin. Các thị trường chứng khoán trên thế giới sụp đổ, suy kiệt với hậu quả còn lớn và nặng nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Nhưng chỉ 2 năm sau, TTCK thế giới lại đi vào ổn định, phát triển và trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.
+ Tháng 7/1997: TTCK thế giới lại tác động mạnh do cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan. Cuộc khủng hoảng này đã kéo dài hơn một năm và lan rộng sang Nhật Bản, Bắc Mỹ...
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
1. Cơ sở hình thành Thị trường Chứng khoán Việt Nam.
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã xác định các quan điểm của Đảng về đổi mới và phát triển nền kinh tế, trong đó có công tác xúc tiến nghiên cứu thành lập thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng VIII chỉ rõ: “Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước xây dựng thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước...”, “Mở rộng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu và xúc tiến chuẩn bị về thể chế, cán bộ và các điều kiện cần thiết cho việc thiết lập thị trường chứng khoán và đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của thị trường này”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định thêm quyết tâm của Đảng: ... Tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán an toàn, hiệu quả..., ... ...triển khai an toàn và từng bước mở rộng phạm vi hoạt động của thị trường chứng khoán...
Những định hướng của Đảng về việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán đã được cụ thể hoá thành mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010: ...Đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học, công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường vững chắc, thể chế kinh tế thị trường XHCN được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao...
1.2 Bối cảnh nền kinh tế và xu thế hội nhập.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta. Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, nước ta từng bước chuyển dần sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Sau hơn 15 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn: kiềm chế được lạm phát, đã có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế và góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Tỷ lệ lạm phát ở mức kỷ lục năm 1986 là 774,7% đã kiềm chế xuống còn 2 con số 12,4% (giai đoạn 1991-1995) và chỉ còn ở mức 1 con số (năm1996: 4,5%; năm1997: 3,6%; năm1998: 9,2%; năm 1999: 0,1%). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân hàng năm tăng 8,5% (1991-1997), thời kỳ 1996-2000 đạt 6,94%, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn duy trì được ở mức 5,8 vào năm 1998. Nguồn: Báo cáo số 2 tháng 12/2000 – Tổng cục thống kê
Nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế như: Tỷ lệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng chưa hợp lý. Muốn có tỷ lệ tăng trưởng cao cần phải có tỷ lệ đầu tư lớn, muốn có tỷ lệ đầu tư lớn phải có tỷ lệ tiết kiệm cao. Giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu tăng nhanh mức độ đầu tư phát triển kinh tế, nước ta cần một khối lượng đầu tư rất lớn. Trong thời gian qua chúng ta đã huy động được các nguồn vốn từ nội bộ nền kinh tế và nguồn vốn từ bên ngoài. Nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng, các định chế tài chính khác nên chỉ đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn dài hạn.
2. Quá trình hình thành.
Căn cứ vào những cơ sở đã nêu trên, Chính phủ Việt Nam đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với việc xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán ở Việt Nam nhằm tạo thêm một kênh mới quan trọng huy động vốn dài hạn cho phát triển kinh tế và tạo thêm khả năng về tiết kiệm và đầu tư cho nhân dân.
Năm 1992: Các tổ chức nghiên cứu thuộc Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước bắt đầu nghiên cứu đề án hình thành và phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Năm1993: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập Ban nghiên cứu xây dựng thị trường vốn là đơn vị chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Năm1995: Trên cơ sở đề án của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ban Kinh tế trung ương, Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán.
Năm 1996: Chính phủ ban hành Nghị định số 75/CP ngày 28 tháng 11 năm 1996 thành lập Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước. Đây là cơ quan thuộc Chính phủ, quản lý các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Ngay sau khi chính thức đi vào hoạt động (4/1997), mặc dù đất nước đang chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, UBCKNN dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, đã khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng khuôn khổ pháp lý, hàng hoá, các tổ chức tài chính trung gian và các điều kiện khác cho sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Năm 1998: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng ban đầu để Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản thực thi tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc hình thành và hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Năm 2000: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương và đi vào hoạt động đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển ngành tài chính Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Thị trường chứng khoán Việt Nam được xây dựng và vận hành theo những nguyên tắc sau:
- Nhà nước giữ vai trò quản lý tập trung thống nhất đối với mọi hoạt động trên thị trường chứng khoán.
- Điều hành và quản lý thị trường theo các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trên cơ sở công bằng, công khai, hiệu quả.
- Hoạt động của thị trường chứng khoán phải đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
- Cho phép bên nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán có sự khống chế tỷ lệ tham gia hợp lý của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường.
- Từng bước hội nhập với thị trường chứng khoán khu vực và thế giới.
3. Khái quát hoạt động của Thị trường Chứng khoán Việt Nam
3.1 Cơ quan quản lý
Ngày 28 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/1996/NĐ-CP về việc thành lập Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước với nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:
- Soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam;
- Cấp, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động đối với công ty kinh doanh chứng khoán, công ty tư vấn chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các đơn vị được phát hành chứng khoán để giao dịch ở thị trường chứng khoán;
- Thành lập và quản lý các tổ chức dịch vụ và phụ trợ cho hoạt động của thị trường chứng khoán;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Sở giao dịch chứng khoán;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức liên quan đến việc phát hành, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán;
- Ban hành các quy định về niêm yết, thông báo phát hành, thông tin về giao dịch, mua bán chứng khoán; thoả thuận với Bộ Tài chính để quy định phí, lệ phí và thuế liên quan đến việc phát hành và kinh doanh chứng khoán;
- Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Hợp tác với tổ chức quốc tế và các nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động của thị trường chứng khoán diễn ra có hiệu quả và đúng pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của UBCKNN:
*Ban lãnh đạo của UBCKNN: Gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Uỷ viên kiêm nhiệm.
Chủ tịch UBCKNN chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ đối với toàn bộ hoạt động của Uỷ ban và phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch và Uỷ viên kiêm nhiệm.
* Bộ máy giúp việc của Chủ tịch UBCKNN, gồm có:
- Vụ Phát triển Thị trường Chứng khoán.
- Vụ Quản lý Phát hành Chứng khoán.
- Vụ Quản lý Kinh doanh Chứng khoán.
- Vụ Quan hệ Quốc tế.
- Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo.
- Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
- Vụ Tài chính-Kế toán.
- Văn phòng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
- Văn phòng Đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tạp chí Chứng khoán.
- Phòng Pháp chế.
- Phòng Quản lý Công nghệ Tin học.
* Các đơn vị trực thuộc UBCKNN:
- Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Bồi dưỡng Nghiệp vụ về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán.
- Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM.
- Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
3.2 Tình hình giao dịch hàng hoá tại TTGDCK TP.HCM
3.2.1 Cổ phiếu niêm yết
Phiên giao dịch đầu tiên, vào ngày 28/7/2000 chỉ có hai cổ phiếu được giao dịch đó là cổ phiếu của công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và cổ phiếu của công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SACOM), với tổng giá trị phát hành là 270 tỷ đồng. Phiên giao dịch ngày thứ 4 đưa thêm hai cổ phiếu của công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO) và công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh (TRANSIMEX) vào giao dịch với tổng giá trị phát hành là 32,08 tỷ đồng. Phiên giao dịch thứ 60 , cổ phiếu của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAFOCOO) được đưa vào giao dịch với tổng giá trị phát hành là 19,098 tỷ đồng. Ngày 16/7/2001 có thêm cổ phiếu của công ty cổ phần Khách Sạn Sài Gòn (SGH) được đưa và giao dịch với tổng giá trị phát hành là 17,663 tỷ đồng.
Tính đến ngày 20/7/2001 có 6 công ty niêm yết với tổng số cổ phiếu là 33,8 triệu cổ phiếu với giá trị là 338 tỷ đồng (tính theo giá trị sổ sách). Nguồn: Báo cáo tháng 7/2001 – UB chứng khoán Nhà nướo
3.2.2 Trái phiếu:
- Trong hai năm qua, TTGDCK TP.HCM đã tổ chức 8 phiên đấu thầu và 2 đợt phát hành theo phương thức bảo lãnh phát hành, trong đó đã tổ chức thành công 3 đợt đấu thầu và 2 đợt bảo lãnh phát hành với tổng giá trị trái phiếu Chính phủ niêm yết là 1.600 tỷ đồng, thời hạn 5 năm lãi suất từ 6,5%-7,5%/năm. Có 5 đợt đấu thầu không thành công vì lãi suất đặt thầu cao hơn lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài chính.
- Đến nay có hai loại trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được niêm yết tại TTGDCK TP.HCM với tổng giá trị niêm yết là 157,7 tỷ đồng chiếm 14,75% tổng giá trị phát hành.. Đây là loại trái phiếu vô danh, kỳ hạn 5 năm và lãi suất trả trước 6,5%/năm (cho BID1-100) và 6,55%/năm (cho BID1-200) và lãi suất được điều chỉnh lại hàng năm.
3.3 Hoạt động của các công ty niêm yết:
Kể từ ngày niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK TP.HCM các công ty niêm yết đã thấy được lợi ích đem lại của kênh huy động vốn mới mẻ này. Do áp lực của cạnh tranh, công khai thông tin nên các công ty này đã có những tiến bộ trong việc điều hành quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Doanh thu năm 2000 tăng 25%-36%, lợi nhuận tăng 16%-20%, có công ty tăng lợi nhuận 67,5%. Các công ty niêm yết bắt đầu làm quen với thị trường chứng khoán và bước đầu đã thực hiện được những quy định công bố công khai thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế tài chính của mình ra công chúng.
3.4 Công ty chứng khoán và các định chế trung gian
a, Hoạt động của các công ty chứng khoán
Đến thời điểm này, đã có 7 công ty chứng khoán được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động: CTCK Bảo Việt, CTCK Ngân hàng Công thương, CTCK Thăng Long, CTCK Đệ nhất, CTCK Sài Gòn, CTCK Ngân hàng Á Châu, CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; và đã triển khai được các loại hình hoạt động như: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư. Tổng tài khoản công ty chứng khoán mở cho khách hàng trong vòng 1 năm là 5847, tăng 3,23 lần so với 1813 tài khoản mở trong tháng 8/2000.
b, Tổ chức lưu ký
Cho tới nay đã có 7 công ty chứng khoán và 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải, Ngân hàng Standard & Chartered, Ngân hàng Deutche Bank AG được Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán. Trong thời gian qua các tổ chức lưu ký đã tích cực triển khai nghiệp vụ lưu ký và cơ bản đạt kết quả tốt, tuân thủ các quy định của Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước.
c, Ngân hàng chỉ định thanh toán
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận làm Ngân hàng chỉ định thanh toán. Đó là Ngân hàng thương mại lớn có uy tín được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chỉ định trên cơ sở thoả thuận với ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại trong việc mở tài khoản thanh toán cho trung tâm giao dịch Chứng khoán và thành viên lưu ký để phục vụ cho việc thanh toán các giao dịch chứng khoán. Cho đến nay, hoạt động thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán của Ngân hàng chỉ định thanh toán được thực hiện tốt, chưa có hiện tượng vi phạm nguyên tắc thanh toán.
d, Công ty kiểm toán
Căn cứ vào giấy phép hoạt động kiểm toán do Bộ Tài chính cấp, đến nay UBCKNN đã chấp thuận cho 6 công ty kiểm toán được kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán.
3.5 Công tác quản lý và giám sát thị trường
Trong thời gian đầu của Thị trường chứng khoán, UBCKNN đã chỉ đạo sát sao và thực hiện một số biện pháp nhằm ổn định thị trường:
- Quy định biên độ +/-2% và giá tham chiếu trong phiên giao dịch ban đầu của các cổ phiếu. Ngày 13/6/2001 đã nới rộng biên độ giao dịch cổ phiếu lên +/-7% và áp dụng biện pháp tình thế quy định mỗi lệnh đặt mua tối đa 2000 cổ phiếu đối với một loại cổ phiếu do diễn biến của thị trường.
- Các văn bản pháp quy ngày càng được chú trọng và tiến hành sửa đổi, bổ sung để dần phù hợp với diễn biến của thị trường.
- Đối với công tác giám sát: UBCKNN đã chỉ đạo, giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán, phát hiện các hành vi vi phạm, tổ chức các đoàn kiểm tra để nắm bắt tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán, các công ty niêm yết, tình hình giao dịch tại TTGDCK TP.HCM.
3.6 Giao dịch, đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán
a, Khối lượng giao dịch
Sau hai năm hoạt động, TTGDCK TP.HCM đã thực hiện được 148 phiên giao dịch với 13,7 triệu cổ phiếu và trên 500 trái phiếu đạt tổng giá trị giao dịch 690 tỷ đồng (giao dịch cổ phiếu chiếm 90%).
Đến nay có 3 loại trái phiếu Chính phủ và 2 loại trái phiếu công ty được niêm yết và giao dịch trên thị trường.Tổng khối lượng trái phiếu được giao dịch trong 1 năm là 593 nghìn trái phiếu (giao dịch thoả thuận chiếm 87,5%) với tổng giá trị giao dịch thoả thuận trên thị trường là 68,7%.
b, Giá cả và giá trị thị trường
Trong thời gian đầu TTCKVN đi vào hoạt động, sự mất cân đối lớn về cung cầu đã khiến thị trường có xu hướng tăng giá liên tục. Giá các loại cổ phiếu tăng từ 3,9-7,03 lần so với giá của phiên giao dịch đầu tiên. Cao nhất là cổ phiếu TRANSIMEX tăng 7 lần, thấp nhất là cổ phiếu SACOM tăng 4 lần. Chỉ số Vn-Index cao nhất là 571 điểm. Giá của các loại trái phiếu ít có sự biến động. Giá của các loại cổ phiếu đạt 2411 tỷ đồng.
c, Lưu ký, thanh toán bù trừ
TTGDCK TP.HCM thực hiện đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ cho 9 loại chứng khoán, số cổ phiếu được lưu ký chiếm 43,8% cổ phiếu lưu hành của các công ty niêm yết. Còn một bộ phận chứng khoán chưa lưu ký tập trung nên chưa kiểm soát được việc mua bán, và sang tên chuyển nhượng cho các cổ phiếu này, gây khó khăn cho việc xác định cổ đông, cổ đông chiếm trên 5% và 20% cổ phần.
Qua việc giới thiệu sơ bộ trên, chúng ta thấy đặc trưng riêng của Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hai năm đi vào hoạt động như sau:
- Nhà nước xây dựng và thống nhất quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam nhỏ bé, số lượng hàng hoá ít chỉ tập trung và một số ngành nghề nhất định. Thị trường chứng khoán được xây dựng từ quy mô nhỏ đến lớn với những bước đi thích hợp.
- Sự tham gia hạn chế của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán.
III. SỰ THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán một số nước tiêu biểu
Thị trường chứng khoán của các quốc gia trên thế giới có những chính sách khác nhau về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài nhất là trong giai đoạn đầu hoạt động. Có hai xu hướng thể hiện rõ nét nhất quan điểm về vấn đề này của các quốc gia: Xu hướng mở cửa thị trường chứng khoán nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và xu hướng lo ngại sự chi phối của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán. Thực hiện theo xu hướng nào phụ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi quốc gia. Nhưng hầu hết các nước đều hạn chế mức độ sở hữu chứng khoán và các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, sau đó nâng dần lên.
1.1 Thị trường chứng khoán Anh
Sở giao dịch chứng khoán London được thành lập từ năm 1801 và được coi là một trong những thị trường chứng khoán vào loại lớn nhất thế giới.
Tại đây, các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài rất đa dạng: Không chỉ bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài mà còn thu hút một khối lượng lớn các công ty từ các nước khác tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đã có hơn 460 công ty quốc tế đã niêm yết cổ phiếu, có gần 80 cơ sở ở 30 nước trên thế giới có chi nhánh văn phòng tại London. Thị trường trái phiếu Châu Âu ra đời ở London năm 1963, đến năm 199._.4 thu hoạch trung bình mỗi ngày trên thị trường trái phiếu lên tới 72 triệu bảng Anh và nay có hơn 4700 trái phiếu Châu Âu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán London. Nguồn: Website http//:www.globalstockmarket.com
1.2 Thị trường chứng khoán Nhật Bản
Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo ra đời sớm nhất ở Nhật Bản vào năm 1878. Mãi tới năm 1972, Nhật bản mới cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài mở chi nhánh tại Nhật Bản. Theo quy định của pháp luật, các công ty chứng khoán nước ngoài muốn mở chi nhánh tại Nhật Bản phải được Bộ Tài Chính Nhật Bản cho phép, vì Bộ Tài chính là cơ quan quản lý giao dịch chứng khoán. Nếu năm 1986, công ty chứng khoán nước ngoài đầu tiên đăng ký tham gia trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì đến cuối năm 1996, đã có 55 công ty chứng khoán nước ngoài với tổng số 72 chi nhánh hoạt động tại Nhật Bản.. Đến nay, có 24 công ty chứng khoán nước ngoài hoạt động ở Nhật Bản trong tổng số 125 công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán thuộc ngân hàng nước ngoài muốn mở chi nhánh kinh doanh chứng khoán tại Nhật phải đảm bảo có cơ cấu sở hữu tối đa tới 50% thuộc các ngân hàng đa năng của Châu Âu hoặc các ngân hàng thương mại của Mỹ. Đến năm 2001, có 38 công ty nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản (trong đó, riêng Mỹ có 14 công ty, Đức có 7 công ty).
1.3 Thị trường chứng khoán Thái Lan
Chính phủ Thái Lan quy định, người nước ngoài có thể sở hữu 49% vốn của một công ty Thái Lan, riêng đối với ngành ngân hàng và tài chính là 25%. Một số công ty có thể có mức giới hạn thấp hơn được quy định cụ thể trong điều lệ công ty. Người nước ngoài có thể mua bán số lượng cổ phiếu quá giới hạn nhưng không được đăng ký số cổ phiếu này, các công ty chứng khoán có thể đăng ký số cổ phiếu này hộ khách hàng nước ngoài tại tài khoản của mình. Đối với công ty chứng khoán, người nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% cổ phần của một công ty chứng khoán và chỉ được 25% nếu là công ty tài chính-chứng khoán.
Công ty nước ngoài mở văn phòng tư vấn, giao dịch thông qua các công ty môi giới địa phương. Người nước ngoài có thể mua một loại cổ phiếu dành riêng cho họ tại Ban giao dịch nước ngoài (SET). Để thực hiện việc này, nhà đầu tư nước ngoài phải trả một khoản tiền bảo đảm cao nhưng tránh được bất lợi của cổ phiếu địa phương là không được quyền bỏ phiếu và phải trả trước thuế 19% lợi nhuận chuyển về nước. Đầu tư nước ngoài vào trái phiếu là không hạn chế.
Thuế đối với người nước ngoài: 10% thuế cổ tức; 15% thuế lãi suất và thuế lợi nhuận do giá chứng khoán tăng. Có giảm thuế đối với những nước đã ký Hiệp định đánh thuế 2 lần với Thái Lan. Nguồn: Website http//:www.globalstockmarket.com
1.4 Thị trường chứng khoán Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Trung Quốc được thành lập vào tháng 9/1990 tại Thượng Hải. Với mục đích thúc đẩy đầu tư nước ngoài, thúc đẩy việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và quốc tế hoá thị trường chứng khoán, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép phát hành một cổ phiếu mới dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài là cổ phiếu B. Cổ phiếu B được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến chỉ cho người nước ngoài đầu tư giao dịch. Cổ phiếu này được mua bằng ngoại tệ: Tại thị trường chứng khoán Thượng Hải sử dụng đồng đô la Mỹ và đồng đô la Hồng Kông được sử dụng tại thị trường chứng khoán Thẩm quyến. Đến cuối năm 1992 đã có 10 công ty phát hành cổ phiếu loại B. Năm 1994, có 28 loại cổ phiếu B được niêm yết tại thị trường chứng khoán Thượng Hải và 23 loại cổ phiếu B được niêm yết tại thị trường chứng khoán Thẩm Quyến. Điểm đáng chú ý là, quyền lợi cổ đông nắm giữ cổ phiếu B giống quyền lợi cổ đông nắm giữ cổ phiếu A dành cho công dân Trung Quốc.
Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng cho phép phát hành thêm cổ phiếu N và cổ phiếu H dành cho người nước ngoài. Cổ phiếu H được niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, cổ phiếu N được niêm yết tại thị trường chứng khoán New York. Cổ phiếu H được phát hành giống cổ phiếu B, đến năm 1994 đã có 15 công ty của Trung Quốc niêm yết cổ phiếu H và lên tới 17 công ty vào năm 1995. Kết quả đã huy động được 8 tỷ đô la Hồng Kông, chiếm 57% tổng tiền huy động được tại thị trường sơ cấp Hồng Kông.
Việc phát hành riêng một loại cổ phiếu dành cho người đầu tư nước ngoài đã giúp Chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hơn việc đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán và một phần trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong việc tự cơ cấu nguồn vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp tự cân đối tỷ lệ cổ phiếu loại B thích hợp trong tổng số cổ phiếu phát hành trên thị trường nhằm thu hút một lượng vốn cần thiết mà không bị sự kiểm soát của phía nước ngoài. Cổ phiếu N, H được niêm yết trên thị trường quốc tế mang lại lợi ích rất lớn cho Trung Quốc, đó là vừa huy động được nguồn vốn đầu tư đầy tiềm năng từ phía nước ngoài vừa tạo nên danh tiếng cho các công ty Trung Quốc, góp phần thưc hiện mục tiêu quốc tế hoá thị trường chứng khoán Trung Quốc và thúc đẩy khả năng cạnh tranh các công ty Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, do tình hình đầu tư nước ngoài sụt giảm, mới đây UBGDCK Trung Quốc đã cho phép nhà đầu tư trong nước được mua cổ phiếu loại B nhằm thúc đẩy thị trường cổ phiếu bằng ngoại tệ phát triển.
1.5 Thị trường chứng khoán Singapore
Điểm đặc biệt ở thị trường chứng khoán Singapore là không hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Ngay từ những ngày đầu thành lập, tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài có thể mua 100% tổng số cổ phiếu của bất kỳ công ty niêm yết nào nhưng hạn chế đối với ngành ngân hàng và báo chí ở mức 40-49% tổng số cổ phiếu. Riêng ở công ty Singapore Press Holding, một cá nhân nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu 3% tổng số cổ phiếu. Nếu muốn mua một lượng cổ phần lớn của một ngân hàng hoặc một công ty tài chính phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý ngoại tệ Singapore.
Đến 3/1992, Sở Giao dịch Chứng khoán cho phép 7 công ty chứng khoán nước ngoài được phép là thành viên nước ngoài của Sở. Ban đầu, các công ty chứng khoán nước ngoài chỉ có thể sở hữu đến 49% trong công ty thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán. 3 năm sau, tỷ lệ này nâng lên 70% và đến nay lên tới 100% tổng số cổ phiếu của một công ty thành viên của Sở.
Các thành viên nước ngoài được phép giao dịch hoặc thay mặt cho các công ty liên đới nước ngoài trên thị trường thứ cấp, giao dịch hoặc thay mặt cho người bản xứ trong các giao dịch không nhỏ hơn 3,1 triệu USD/1 giao dịch. Vốn tối thiểu cho công ty thành viên nước ngoài là 12,5 triệu USD. Nguồn: Website http//:www.globalstockmarket.com
1.6 Thị trường chứng khoán Philipin
Trước những năm 60, thị trường chứng khoán Philipin hoạt động với quy mô phát triển còn lớn hơn Hồng Kông. Người nước ngoài có quyền nắm đến 49% vốn cổ phần của một công ty địa phương, một số ngành cụ thể không cho phép người nước ngoài đầu tư. Việc hạn chế đối với người nước ngoài có thể thực hiện bằng cách phát hành 2 loại chứng khoán A, B hoặc bằng việc khước từ đăng ký chuyển nhượng. Ngoài ra, còn có một loại cổ phiếu dành riêng cho các quỹ đầu tư nước ngoài mà người nắm giữ có thể thu lợi nhuận nhưng không được quyền bỏ phiếu. Đầu tư nước ngoài 8 tháng đầu năm 1992 lên đến 489,6 triệu USD, tăng 65% so với năm 1991. Đầu tư nước ngoài vào trái phiếu là không hạn chế.
Thuế đối với người nước ngoài là: Thuế chuyển lợi nhuận về nước là 35% đối với công ty, 30% đối với cá nhân và quỹ đầu tư, 15% đối với những công ty đăng ký thành lập tại Philipin hoặc đã phải trả thuế (như đăng ký tại đảo Caysman). Thuế lãi vốn là 35% và thuế lợi nhuận do giá chứng khoán tăng là 0,25%. Các mức thuế trên có thể được giảm nếu là người đầu tư ở những nước có hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Philipin.
1.7 Thị trường chứng khoán Malaysia
Chính phủ khuyến khích các công ty đầu tư nước ngoài bằng cổ phiếu của các công ty Malaysia mặc dù còn một số hạn chế. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa cổ phần của một công ty là 49%. Các công ty chứng khoán nước ngoài chỉ được tham gia kinh doanh chứng khoán dưới hình thức liên doanh với các công ty trong nước. Giai đoạn đầu, bên nước ngoài tham gia liên doanh với tỷ lệ 30% và tăng lên 49% vào cuối thập kỷ 80. Nói chung, thị trường chứng khoán Malaysia không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài do có quá nhiều cơ quan quản lý Nhà nước tham gia cấp phép cho các công ty chứng khoán liên doanh và quá nhiều các yêu cầu đối với bên nước ngoài khi tham gia liên doanh kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán Malaysia. Thực tế chưa có công ty liên doanh nào thực hiện mức góp vốn liên doanh trên 30%.
1.8 Thị trường chứng khoán Australia
Đối với hầu hết các ngành nghề, các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua tới 100% tổng cộng hoặc riêng lẻ cổ phiếu của bất kỳ công ty niêm yết nào. Một số ngành nghề có sự giới hạn như:
- Công ty trong lĩnh vực truyền thông: Một nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa tới 15% tổng số cổ phiếu; tổng cộng các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 20% tổng số cổ phiếu. Chính phủ nước ngoài không được sở hữu cổ phiếu truyền thông.
- Công ty trong lĩnh vực in ấn: Một nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 25% và tất cả các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 30% tổng số cổ phiếu.
- Trong lĩnh vực ngân hàng: Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 10% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết.
- Công ty sản xuất và phân phối gas: Tất cả các cổ đông riêng lẻ được giới hạn nắm giữ tối đa từ 5% - 15% tổng số cổ phiếu. Nguồn: Website http//:www.globalstockmarket.com
1.9 Thị trường chứng khoán Ấn Độ
Các cá nhân nhà đầu tư nước ngoài không được mua trực tiếp cổ phiếu hoặc trái phiếu của các tổ chức phát hành Ấn Độ.
Đối với cổ phiếu: Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được sở hữu không quá 10% số cổ phiếu của một công ty niêm yết. Tổng số các nhà đầu tư được sở hữu không quá 24% số cổ phiếu, một số ít công ty được phép sở hữu tới 30%.
Đối với trái phiếu: Một tổ chức đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 30% tổng số trái phiếu của một đơn vị phát hành, trường hợp có giấy phép đặc biệt của Sở Giao dịch trái phiếu Ấn Độ thì có quy định khác. Nguồn: Website http//:www.globalstockmarket.com
2. Tìm hiểu ví dụ điển hình về chính sách Quản lý nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc
2.1 Chính sách Quản lý nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc
Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KSE) thành lập vào 3/3/1956, thời gian đầu chỉ giao dịch thủ công giữa các nhà môi giới diễn ra trên sàn giao dịch, nay đã chuyển sang giao dịch tự động hoàn toàn và không còn khái niệm sàn giao dịch nữa.
Ngay từ khi thị trường chứng khoán Hàn Quốc đi vào hoạt động, nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia mua bán chứng khoán trên KSE. Năm 1981, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư, quỹ tín thác. Năm 1985, Chính phủ cho phép phát hành trái phiếu chuyển đổi ra nước ngoài. Quy định mức trần cho đầu tư trực tiếp và tăng dần lên nhưng khống chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số ngành quan trọng như quân sự, bưu chính viễn thông, điện lực. Năm 1991, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào thị trường chứng khoán Hàn Quốc với mức độ tham gia có giới hạn và từng bước được mở rộng. Tháng 12/1991, người nước ngoài được phép sở hữu 10% số cổ phiếu của một công ty chứng khoán trong nước. Năm 1992, người nước ngoài được phép đầu tư trực tiếp đã tăng dần lên từ 10% đến 55% số cổ phiếu của một công ty. Năm 1998, con số này đã tăng lên 100% (chỉ quy định tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số ngành công nghiệp quan trọng như thép, điện) do cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Thời gian đầu mới hoạt động Chính phủ Hàn Quốc chỉ cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài mở chi nhánh tại nước mình và thành lập công ty chứng khoán liên doanh với các công ty trong nước. Từ tháng 12/1992, các công ty chứng khoán nước ngoài được phép trở thành thành viên KSE sau khi được cấp phép hoạt động và được phép mở chi nhánh hoạt động ở Hàn Quốc. Các công ty chứng khoán nước ngoài là thành viên phải tuân theo các quy định của pháp luật và một số quy định khác như: tình hình tài chính lành mạnh, tính ổn định của hoạt động kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Việc quy định tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức và nhà đầu tư cá nhân) do Bộ Kinh tế và Tài chính đảm nhiệm. Cơ quan quản lý trực tiếp TTCK Hàn Quốc là Uỷ ban Giám sát Tài chính; Uỷ ban chứng khoán và hợp đồng tương lai đều trực thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính.
Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào TTCK Hàn Quốc, trước hết họ phải ký một hợp đồng uỷ thác với một ngân hàng lưu ký hoặc người đại diện uỷ quyền (công ty chứng khoán, ngân hàng và trung tâm lưu ký có thể là người đại diện uỷ quyền). Sau đó, người đại diện uỷ quyền nộp đơn xin đăng ký lên Uỷ ban giám sát tài chính (FSC). FSC có trách nhiệm kiểm tra những nội dung trong đơn đăng ký (gồm các giấy tờ kèm theo như bản sao chứng minh, hộ chiếu, bản sao hợp đồng uỷ thác…, nếu nhà đầu tư là một pháp nhân thì phải có bản sao giấy phép hoạt động, bản sao danh sách cổ đông và báo cáo thường niên). Trong vòng từ 3-4 ngày (trước đây là 2 tuần), FSC sẽ cấp giấy phép đăng ký cho người đại diện uỷ quyền, bao gồm mã số quản lý đầu tư cho từng nhà đầu tư. Khi mở tài khoản, tổ chức uỷ quyền phải cung cấp một số thông tin cho công ty chứng khoán như tên nhà đầu tư nước ngoài, số điện thoại, fax, quốc tịch và tên của đại lý uỷ quyền hoặc ngân hàng lưu ký. Sau khi mở tài khoản và chuyển tiền ký quỹ đảm bảo (tỷ lệ ký quỹ giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài là ngang nhau, tuỳ từng công ty chứng khoán nhưng khoảng 50%-60% giá trị giao dịch và thực hiện bằng đồng nội tệ), nhà đầu tư có thể tiến hành thực hiện các lệnh giao dịch (mua, bán) chứng khoán thông qua đại lý uỷ quyền để gửi đến công ty chứng khoán. Quá trình thực hiện lệnh giao dịch và thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư sẽ được công ty chứng khoán thực hiện thông qua hệ thống điện toán nối kết với Sở giao dịch, kết thúc giao dịch, Trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ thực hiện việc chuyển giao chứng khoán bằng nghiệp vụ ghi sổ cho công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ báo cáo lên FSC về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hàng ngày (nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép mở một tài khoản tại bất cứ một công ty chứng khoán nào để đảm bảo quản lý tỷ lệ sở hữu). Việc kiểm soát, nắm giữ chứng khoán của từng nhà đầu tư nước ngoài đều thông qua hệ thống máy tính của công ty máy tính chứng khoán Hàn Quốc, là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán quản lý. Khi khách hàng đặt lệnh tại công ty chứng khoán, hệ thông máy tính sẽ thực hiện việc kiểm tra và sẽ từ chối những lệnh vi phạm tỷ lệ nắm giữ cho phép. Hàng ngày, vào trước giờ TTCK mở cửa, các công ty chứng khoán sẽ gửi toàn bộ danh sách các lệnh đặt mua của nhà đầu tư nước ngoài lên FSC. Căn cứ vào danh sách này và để đảm bảo tính công bằng, FSC sẽ tiến hành phân bổ lượng chứng khoán được phép sở hữu cho các lệnh mua, các công ty chứng khoan sẽ đặt lệnh theo khối lượng do FSC phân bổ vào lúc thị trường mở cửa. Các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư trong nước làm thay đổi tỷ lệ nắm giữ trên, dưới 5% số cổ phiếu đều phải báo cáo với FSC, nếu giao dịch với khối lượng trên 5% vốn cổ phần của tổ chức phát hành đều phải thực hiện theo phương pháp đấu thầu và phải làm thủ tục xin phép với FSC.
Chính sách Quản lý nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán của Hàn Quốc có các đặc điểm như sau:
+ Nhà nước quy định tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài: Trong vòng hơn 30 năm (1956 – trước 1998) đã có nhiều sự thay đổi và theo xu hướng ngày càng nới rộng. Sự thay đổi lớn nhất là cho phép một số công ty chứng khoán nước ngoài trở thành thành viên của KSE (năm 1991) và nâng tỷ lệ sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài lên mức tối đa 100% (từ sau 1998). Đây là một dấu hiệu rất tốt mở ra khả năng thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán.
+ Quy trình thanh toán bù trừ đối với nhà đầu tư nước ngoài: Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, mọi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc chỉ thực hiện thông qua một ngân hàng lưu ký hoặc người đại diện uỷ quyền (công ty chứng khoán, trung tâm lưu ký) sau khi nhà đầu tư nước ngoài ký một hợp đồng uỷ thác với một trong các tổ chức này.
Với ưu điểm cơ bản này, thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã thu hút được số lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia không nhỏ và tăng khá nhanh, nhất là giai đoạn 1992 –1999. Bảng thống kê sau đây sẽ cho thấy rõ tình hình đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc:
Bảng 1: Số lượng nhà đầu tư nước ngoài tại KSE
(Đơn vị tính: Nhà đầu tư)
Năm
Mỹ
Anh
Nhật
Đài Loan
Các nước khác
Tổng số
1992
499
327
110
266
380
1592
10/1999
3592
918
733
530
3419
9273
(Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 1+2 năm 2000)
2.2 Kết luận:
Ngay từ những ngày đầu TTCK các nước đi vào hoạt động, chính sách dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài đã được quan tâm với mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế-xã hội cụ thể của từng nước.
Đa số các nước đều hạn chế tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động ổn định. Nhưng cũng có nước thực hiện chính sách mở cửa, cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% tổng số cổ phiếu của một công ty niêm yết ngay từ khi thành lập đối với hầu hết các ngành như: Hồng Kông, Australia, Singapore. Việc thu hút sự tham gia đông đảo nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan không nằm trong chính sách về TTCK như: Trình độ phát triển của TTCK, tình hình kinh tế-xã hội.
Có các hình thức tham gia đIển hình sau:
i. Hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán (tham gia mua cổ phần trong các công ty niêm yết)
- Cho phép sở hữu một tỷ lệ cổ phần thích hợp trong các công ty niêm yết và nâng dần lên.
- Phát hành một loại cổ phiếu dành riêng cho người đầu tư nước ngoài.
- Cho phép đầu tư 100% vốn vào tất cả các công ty trong mọi lĩnh vực trừ một số ngành nghề đặc biệt quan trọng.
- Xây dựng một danh sách theo ngành nghề các công ty không có đầu tư nước ngoài.
- Ban hành tỷ lệ mua bán chứng khoán ban đầu của các nhà đầu tư nước ngoài cho đợt phát hành chứng khoán ra công chúng lần đầu IPO.
ii. Hình thức đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán
Đó là việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thành lập các công ty chứng khoán, công ty quản lý Quỹ Đầu tư, các tổ chức lưu ký...
- Tham gia thành lập các công ty chứng khoán liên doanh với đối tác trong nước.
- Các công ty chứng khoán nước ngoài được phép hoạt động độc lập, cho phép mở chi nhánh và cho phép trở thành thành viên của Sở giao dịch chứng khoán.
-Tham gia thành lập công ty Quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, tổ chức định mức tín nhiệm.
iii. Niêm yết cổ phiếu của các công ty nước ngoài trên Sở Giao dịch chứng khoán trong nước, hoặc thực hiện niêm yết chéo cổ phiếu giữa các TTCK.
Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán một số nước Châu Á được tóm tắt như sau: ( xem bảng 2 )
Bảng 2: Tỷ lệ tham gia nắm giữ chứng khoán ở các thị trường.
Tên nước
Thành lập TTCK
Tỷ lệ nắm giữ chứng khoán tối đa
Trước 1998(*)
Hiện nay
Nhật Bản
1878
49%
49%
Indonesia
49%
100% (ngân hàng 49%)
Malaysia
Sau 1965
30% - 49%
100%
Philipine
7/1992
25% - 40%
100%
Singapore
24/3/1973
49%
100%(ngân hàng 40%; báo chí 49%)
Thai Lan
1975
49%
100%
Đài Loan
20%
Tổ chức: 30%; cá nhân: 15%)
Hàn Quốc
3/3/1956
10% - 55%
100%(điện, thép 30%)
(*) Trước khủng hoảng tài chính tiền tệ
(Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 1+2 năm 2000)
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động được hơn hai năm, nên việc thu hút sự tham gia của phía nước ngoài là rất quan trọng. Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK một số nước, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Khẳng định sự cần thiết tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu đi vào hoạt động. Bởi sự cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán không chỉ thu hút được nguồn vốn lớn mà trong nước chưa đáp ứng được nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, còn phát huy được tiềm năng, học hỏi được kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài và từng bước thực hiện quốc tế hoá thị trường chứng khoán quốc gia.
- Xây dựng hệ thống pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán liên quan đến sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo được sự ổn định và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường.
Thị trường chứng khoán nước ta đi vào hoạt động chỉ hơn hai năm, thời gian còn quá ít cho sự phát triển toàn diện của thị trường. Để đảm bảo thị trường hoạt động một cách an toàn, ổn định, phát triển bền vững và hội nhập được với thị trường chứng khoán quốc tế cần quy định tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của bên nước ngoài một cách phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của thị trường.
- Đối với thị trường trái phiếu: Việc sở hữu trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài không ảnh hưởng đến quản lý của các tổ chức. Do vậy, không nhất thiết phải hạn chế chặt chẽ tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam nên từng bước nới rộng tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài.
- Việt Nam nên xem xét mô hình hai loại cổ phiếu (trường hợp của Trung Quốc) nhằm huy động được nguồn vốn nước ngoài, tăng cường tính tự chủ cho các công ty trong nước trong việc quản lý phần vốn góp của phía nước ngoài và hạn chế những mặt tiêu cực khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam.
- Đối với sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài: Trong thời gian đầu đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán các nước đều có quy định về sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài với các mức độ khác nhau. Đối với Việt Nam, sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài có vai trò quan trọng, nhất là việc học hỏi kinh nghiệm, thu hút công nghệ, kỹ thuật đầu tư hiện đại. Trong thời gian đầu, các công ty chứng khoán nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam dưới hình thức góp vốn liên doanh với tỷ lệ nhất định. Khi thị trường hoạt động ổn định và phát triển tỷ lệ này nên tăng dần lên.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Định hướng của Đảng
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán... Văn kiện Đại hội IX, trang 100, NXB Chính trị quốc gia, 2001).
Đây là bước phát triển và kế thừa các Nghị quyết của Hội nghị BCH TW khoá VIII lần thứ 4 và lần thứ 6 về xác định mối quan hệ giữa nội lực của nền kinh tế với vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác đã tiếp tục khẳng định lộ trình hội nhập với kinh tế khu vực (AFTA), và kinh tế thế giới (APEC, WTO) của nền kinh tế nước ta. Như vậy, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng là rất cần thiết.
2. Kết quả tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam nói chung
Luật đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm 1987 và đến nay đã qua 4 lần sửa đổi nhằm không ngừng hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế. Đây được coi là Bộ luật hấp dẫn nhất so với các Bộ luật đầu tư của các nước khác trong khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn 1996-2000, Luật Đầu tư nước ngoài đã đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả tốt. Chỉ trong 5 năm đã có 1.500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động với tổng vốn đầu tư là 24 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện trong 5 năm này đạt 10 tỷ USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trên 22% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp trên 10% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Tính riêng trong năm 2000, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được 1.900.000.000 USD vốn đầu tư đăng ký và 303 dự án mới được cấp phép hoạt động, tăng 21% so với năm 1999. theo ước tính, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2001 có thể lên tới 2,5 tỷ USD, cao hơn năm 2000.
Theo WB, Việt Nam đã thu được nhiều nguồn lợi đáng kể từ luồng đầu tư trực tiếp của nước ngoài với mức xấp xỉ 5,5% GDP so với mức bình quân 0,9% của các nước đang phát triển và mức 1,1% của Trung Quốc. Trên thực tế, nhờ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhiều địa phương đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bước đầu phù hợp với kinh tế thị trường. Ví dụ, trong vòng 5 năm, tỉnh Bình Dương đã tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 23,6%-58,8%, Đồng Nai đạt 54%, trong khi bình quân cả nước là 35,2%. Kim ngạch xuất khẩu ở những tỉnh này đạt bình quân 600 USD/người (cả nước là 180 USD/người)...Những kết quả này đóng góp không nhỏ vào mục tiêu thực hiện kế hoạch 5 năm...(1996-2000) với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước đạt 7,5%. Văn kiện Đại hội IX, trang 100, NXB Chính trị quốc gia, 2001).
3. Thực hiện chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Trong giai đoạn 2001-2010, nội dung chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng. Trong đó có chiến lược về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thông qua chiến lược phát triển hàng hoá cho thị trường, chiến lược phát triển các định chế tài chính trung gian và chiến lược hội nhập quốc tế.
Chiến lược cụ thể như sau:
- Đến năm 2010, khối lượng chứng khoán niêm yết sẽ đạt 15-20% GDP (hiện nay đạt 0,57% GDP).
- Có lộ trình thích hợp cho phép các công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài có thể thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
- Việt Nam chuẩn bị tham gia các tổ chức quốc tế quan trọng về chứng khoán và thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán các nước ASEAN, Hiệp hội các Sở Giao dịch Chứng khoán Đông Á và Châu Đại Dương (EAOSEF), Hiệp hội quốc tế các Sở Giao dịch Chứng khoán (FIBV).
4. Những lợi ích của việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Cho đến nay, do thời gian hoạt động còn ít nên vai trò của nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam chưa được biểu hiện rõ nét. Nhưng sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài mang lại những lợi ích không nhỏ cho thị trường chứng khoán Việt Nam:
- Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam góp phần đưa Việt Nam từng bước hội nhập với TTCK của các nước trong khu vực và TTCK thế giới, đồng thời giúp Việt Nam tham gia quá trình hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực một cách chuyên môn hơn.
- Nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng cường khả năng cung ứng vốn, thu hút nguồn ngoại tệ mạnh góp phần giải quyết nhu cầu vốn dài hạn để thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước.
- Nhà đầu tư nước ngoài đến với thị trường chứng khoán Việt Nam góp phần nâng cao kiến thức về chứng khoán, thị trường chứng khoán; kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ tài chính; kinh nghiệm đầu tư của đội ngũ cán bộ Việt Nam.
- Các công ty chứng khoán nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ cung cấp được dịch vụ có chất lượng, độ tin cậy, an toàn cao. Qua đó sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng không chỉ trong nước mà còn trên thế giới và góp phần thu hút các giới đầu tư trong xã hội tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Thúc đẩy sự tham gia của nhà đầu tư trong nước: Việc tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp nhà đầu tư trong nước tin tưởng hơn vào sự phát triển của TTCK Việt Nam, bởi nhà đầu tư nước ngoài là những người có nhiều kinh nghiệm đầu tư chứng khoán với khả năng phân tích dự báo tốt và nhạy bén với hoạt động đầu tư. Yếu tố tâm lý là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển được thị trường chứng khoán vì thị trường này chỉ phát triển khi gây được lòng tin đối với công chúng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
5. Lường trước những hạn chế khi TTCK Việt Nam tham gia quá trình hội nhập TTCK khu vực và thế giới
Trên thế giới có nhiều bài học về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK, nhất là trong thời gian đầu thành lập. Nhưng đây là xu thế tất yếu trong tiến trình hội nhập. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài là cơ hội tốt để TTCK Việt Nam tập dượt trước khi tham gia quá trình hội nhập TTCK khu vực và thế giới.
- Hiện tượng đầu cơ: Là việc lợi dụng triệt để các yếu tố tiêu cực của thị trường chứng khoán để tạo ra các thông tin không chính xác dẫn đến các giao dịch chứng khoán không công bằng của các nhà đầu tư.
Hiện tượng đầu cơ thường xảy ra đối với các nước nhỏ, tiềm lực kinh tế không đủ mạnh hoặc đối với các thị trường chứng khoán mới nổi, hệ thống kiểm soát chưa cao cũng như tình trạng suy thoái kinh tế của một quốc gia và sự mất thăng bằng của một công ty...Hậu quả của đầu cơ là: Khiến các nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm gây ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của nhà đầu tư và tính ổn định của nền kinh tế quốc gia; Sự bất lực của các nhà đầu tư trong nước trước sự đầu cơ cá nhân của các nhà tài phiệt quốc tế; Có thể là nguyên nhân chính làm cho TTCK sụp đổ nếu hoạt động đầu cơ đó hoàn toàn mang tính tiêu cực (đầu cơ có tính hai mặt); Có thể gây ra hiện tượng lạm phát cho nền kinh tế mà đôi khi Chính phủ khó có thể kiểm soát được do sự mất giá của đồng nội tệ; Gây ra sự mất cân đối cho nền kinh tế quốc gia qua hoạt động thôn tính các công ty bằng số cổ phiếu đủ để nắm quyền kiểm soát, khiến các công ty đảo lộn tổ chức và mất phương hướng kinh doanh ban đầu, kết quả là họ chỉ tập trung vào những ngành nghề mang lai lợi nhuận cao mà bỏ qua ngành nghề khác trong xã hội.
- Hiện tượng rút vốn ồ ạt ra khỏi thị trườ._.cùng các Bộ ngành liên quan triển khai phương án phát hành trái phiếu vào TTCK. Đối với dự án thuộc thẩm quyền của các Bộ và các địa phương, chủ dự án trực tiếp phát hành trên TTCK, nếu cần Bộ Tài chính sẽ thực hiện bảo lãnh phát hành.
Khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm huy động được nguồn vốn trung và dài hạn để thực hiện kế hoạch, mục tiêu của doanh nghiệp.
2.3 Mở rộng đối tượng được tham gia đấu thầu, bảo lãnh và mua bán trái phiếu trên TTCK
Mở rộng đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các Công ty Bảo hiểm, Bưu điện, các tổ chức tài chính và được tham gia trực tiếp vào TTCK. Có chính sách cho phép các Công ty Bảo hiểm đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được đầu tư và kinh doanh chứng khoán cũng như nới lỏng quy định đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia TTCK.
2.4 Đẩy mạnh hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ thông qua TTGDCK với các hình thức đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành có sự đổi mới
2.5 Giảm mức phí giao dịch trái phiếu
Mức phí giao dịch trái phiếu hiện nay được đánh giá là khá cao. UBCKNN quy định mức giá trần đối với giao dịch trái phiếu là 0,15% tổng giá trị giao dịch, nhưng hầu hết các công ty chứng khoán áp dụng luôn ở mức này. Mức phí 0,15% cao so với lãi suất nhận được trung bình là 6,5%/năm. Mức phí giao dịch trái phiếu nên điều chỉnh hợp lý để thu hút thêm khách hàng tham gia giao dịch trái phiếu.
2.6 Đơn giản hoá việc tính toán giá trị trái phiếu giúp các nhà đầu tư hiểu và làm quen dần để có quyết định đầu tư có chất lượng
2.7 Khi xây dựng được TTCK Việt Nam ở trình độ cao hơn, nên đưa hoạt động giao dịch trái phiếu ra thị trường OTC (thị trường phi tập trung)
Vì theo thông lệ thị trường trái phiếu của các nước trên thế giới, trái phiếu chủ yếu được giao dịch tại thị trường OTC chứ không phải ở Sở GDCK, tỷ lệ giao dịch trái phiếu ở các Sở GDCK các nước rất nhỏ: Tokyo (Nhật), Seul (Hàn Quốc) chỉ chiếm 1%. Mặt khác, giao dịch trái phiếu chủ yếu dành cho nhà đầu tư lớn, hiểu biết và phương thức thực hiện chủ yếu là qua giao dịch thoả thuận. Nếu làm được như vậy sẽ thu hút được số lượng nhà đầu tư nước ngoài có vốn lớn tham gia TTCK ở nước ta. Nhưng đây chỉ là giải pháp cho một tương lai xa của TTCK Việt Nam.
3. Nhanh chóng xây dựng TTCK bảng II tại Hà Nội dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay, UBCKNN đang xây dựng mô hình TTCK bảng II nhưng tiến độ còn chậm và chưa xác định được thời gian đi vào hoạt động chính thức. Đây là thị trường có tiêu chuẩn thấp hơn, độ rủi ro cao hơn hoặc ngành nghề đặc biệt hơn: Công ty có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên; hoạt động sản xuất, kinh doanh có lãi ít nhất 1 năm tính từ ngày đăng ký kinh doanh trên thị trường, có khả năng phát triển tốt và có ít nhất 10% số cổ phiếu phát hành ra công chúng. Khi tham gia TTCK bảng II, các công ty cũng phải thực hiện việc công bố thông tin nhưng ở mức độ và nhu cầu thấp hơn cổ phiếu ở TTCK bảng I.
TTCK bảng II cần sớm đưa vào hoạt động để huy động được tối đa nguồn vốn của xã hội và thu hút sự tham gia đông đảo của công chúng đầu tư trong đó có nhà đầu tư nước ngoài.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC
1. Có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam dưới hình thức thành lập các Công ty Chứng khoán liên doanh
Tại thời điểm hiện nay, TTCK Việt Nam chưa có dấu hiệu của sự phát triển mạnh: Giá cổ phiếu chạm sàn, gần như không có giao dịch trái phiếu, nhiều nhà đầu tư muốn rút khỏi thị trường, số lượng giao dịch giảm, công ty chứng khoán trong nước nhiều hơn số công ty niêm yết…, nên chưa thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng việc thành lập Công ty chứng khoán liên doanh vẫn cần thiết để góp phần tạo tiền đề cho sự phục hồi và phát triển của TTCK Việt Nam, nâng cao tính cạnh tranh của các Công ty Chứng khoán và tạo ra các dịch vụ có chất lượng. Quy định tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài vào CTCK liên doanh nên tăng từ 30% lên 49%. Chuẩn hoá hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động của công ty Chứng khoán liên doanh, giảm thiếu những giấy tờ không cần thiết.
2. Hạn chế sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính của các cơ quan quản lý
Trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã can thiệp quá nhiều vào diễn biến của thị trường bằng các biện pháp hành chính: Giới hạn lệnh đặt mua tối đa, nới rộng biên độ giao dịch trong thời gian đầu, nhưng lại điều chỉnh khi thị trường thay đổi. Đây chỉ là những biện pháp tình thế, mặc dù có tính tích cực nhất định nhưng không mang tính chiến lược và được sử dụng không đúng thời điểm nên gây ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
3. Cho phép các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm tham gia TTCK Việt Nam
Đây là tổ chức chuyên đánh giá chất lượng chứng khoán nợ (trái phiếu)dựa vào tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu về định tính như: trình độ lãnh đạo của công ty, uy tín, xu hướng phát triển trong tương lai…Hiện nay ở Việt Nam chưa có một công ty định mức tín nhiệm nào ra đời. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài không có cơ sở tin cậy để lựa chọn chứng khoán. Chính vì vậy, cần phải có loại hình công ty này để gây dựng sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút họ tham gia TTCK .
4. Nới lỏng quy định ký quỹ cho nhà đầu tư nước ngoài và cho phép ngân hàng lưu ký thực hiện dịch vụ môi giới chứng khoán
Cho phép các ngân hàng trong nước nhất là những ngân hàng có Công ty Chứng khoán được phép lưu ký chứng khoán và nhận tiền ký quỹ cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia TTCK Việt Nam. Đồng thời cho phép các ngân hàng lưu ký nước ngoài thực hiện dịch vụ môi giới chứng khoán. Đây là một đòi hỏi cần thiết nhằm thu hút hơn nữa sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK nước ta, giảm thiểu các khâu không cần thiết, tiến tới việc nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia giao dịch chứng khoán chỉ thông qua thành viên lưu ký.
Trên thực tế, các ngân hàng trong nước như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội có đủ khả năng để làm dịch vụ lưu ký chứng khoán và ký quỹ tiền cho nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, việc quản lý tiền gửi của các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những nghiệp vụ được thực hiện thường xuyên của các ngân hàng trong nước. Lợi ích nhiều hơn cả là, nguồn tiền của nhà đầu tư nước ngoài ký quỹ để chuẩn bị tham gia TTCK trong thời gian đầu khoảng 5-10 triệu USD và có khả năng tăng lên khi thị trường sôi động hơn. Đây là nguồn vốn ngắn hạn hết sức cần thiết cho các ngân hàng trong nước vì có lãi suất và chi phí thấp.
Việc cho phép ngân hàng lưu ký nước ngoài thực hiện dịch vụ môi giới chứng khoán sẽ rút bớt những thủ tục mà nhà đầu tư nước ngoài không phải trực tiếp thực hiện.
5. Khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức
Hiện nay, số lượng nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức đầu tư vào Việt Nam tăng lên. Ngay từ khi chuẩn bị cho TTCK Việt Nam đi vào hoạt động, đã có 6 Quỹ Đầu tư nước ngoài mang vào thị trường vốn Việt Nam 400 triệu USD: Laza Vietnam Fund (Anh), Vietnam Frontier (Mỹ-Pháp), Templeton Vietnam Oppoturnities Fund (Mỹ), Vietnam Fund (Singapore) và Vietnam Enterprise Investment Ltd. Co (do Công ty Dragon Capital quản lý), ngoài ra Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông HSBC, một Quỹ Đầu tư xuất xứ từ Hồng Kông đã tham gia TTCK Việt Nam với số vốn 10 triệu USD. Đây là những quỹ đầu tư chuyên nghiệp, được điều hành bởi những quản trị viên xuất sắc. Các nhà đầu tư này muốn sở hữu một tỷ lệ cổ phiếu tương đối lớn trong các công ty cổ phần. Để thu hút được các nhà đầu tư có tổ chức như vậy, cần phải quy định tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài cởi mở hơn và tạo nên sợ thống nhất trong các văn bản.
6. Cho phép các Công ty Kiểm toán nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam với số lượng nhiều hơn
Hiện nay có khoảng 32 doanh nghiệp hoạt động kiểm toán ở Việt Nam, trong đó có các nhà kiểm toán hàng đầu thế giới: Price Waterhouse Cooper, KPMG, Arthur Andersen…nhưng chỉ có duy nhất một công ty kiểm toán 100% vốn nước ngoài thực hiện kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán. Các công ty kiểm toán nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam sẽ tạo sự tin tưởng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
7. Đẩy mạnh tin học hoá TTCK
Xúc tiến việc nghiên cứu quy định pháp lý về phương thức đặt lệnh bằng điện thoại, fax, email tại TTCK Việt Nam.
8. Tăng cường an ninh chứng khoán: Gồm cả an ninh trật tự và an ninh mạng
Nối kết trực tiếp các bộ phận liên quan đến giao dịch chứng khoán: Bộ phận lưu ký chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán… với cơ quan hữu quan nhằm giải quyết kịp thời những sự cố có thể xảy ra.
9. Xây dựng hệ thống ngân hàng phát triển mạnh
Ngân hàng và Chứng khoán có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hai ngành cùng có mục tiêu hoạt động là điều hoà vốn trong nền kinh tế và các doanh nghiệp. Thực tế, một sự biến động nhỏ về lãi suất, khối lượng tiền tệ, tỷ giá hối đoái trong hoạt động ngân hàng đều có thể gây ra sự biến động lớn trong các hoạt động chứng khoán. Trước khi đưa ra quyết định, người phát hành chứng khoán và người đầu tư chứng khoán đều cân nhắc lãi suất tiền gửi ngân hàng và lợi tức chứng khoán cũng như khả năng rủi ro của từng loại. Như vậy, cần phải kết hợp giữa ngành chứng khoán và ngành ngân hàng trong các chính sách kinh tế vĩ mô, tính toán khoản thuế, phí và các vấn đề liên quan khác. Nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến mối quan hệ của hai ngành này, đây là một trong những mắt xích quan trọng trong chiến lược thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam”, tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Sự hình thành TTCK Việt Nam phù hợp với xu thế tất yếu của kinh tế thị trường và sự phát triển TTCK trên thế giới. Đây là quyết định có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta và góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
2. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài là yếu tố cần thiết góp phần phát triển và hoàn thiện TTCK Việt Nam. Hiện nay, số lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK nước ta còn hạn chế ở thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp và chưa tham gia đầu tư trực tiếp thành lập các công ty chứng khoán liên doanh. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô hàng hoá nhỏ, chỉ tập trung vào một số ngành nghề nhất định và sự thiếu thống nhất, thông thoáng của các văn bản pháp luật.
3. Để thu hút sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam cần kết hợp nhiều yếu tố, trong đó việc hoàn thiện các chính sách của Nhà nước nhằm tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng. Trong thời gian tới, các chính sách của Nhà nước cần được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn kinh tế-xã hội đất nước và xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế và phát triển TTCK./.
PHỤ LỤC
CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: 139/1999/QĐ-TTg Độc lập-tự do-Hạnh phúc.
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành, chứng chỉ Quỹ đầu tư của một Quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 7% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 3%.
Điều 2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 10% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 5%.
Điều 3. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài trong Công ty chứng khoán liên doanh tối đa là 30%.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHAN VĂN KHẢI
(Trích Quyết định số145/1999/QĐ-TTg ngày 28-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài).
QUY CHẾ
Bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
(Ban hành kèm theo Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ).
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, trình độ cạnh tranh và mở rộng thị trường để đầu tư phát triển các doanh nghiệp Việt Nam.
Điều 2. Các doanh nghiệp được bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá;
2. Công ty cổ phần và các loại hình doanh nghiệp khác đã có quyết định phát hành cổ phiếu để chuyển thành công ty cổ phần của cấp có thẩm quyền.
Điều 3. Các từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:
1. “Nhà đầu tư nước ngoài” là tổ chức kinh tế nước ngoài, người nước ngoài sở hữu cổ phần, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam.
2. “Doanh nghiệp Việt Nam” là các doanh nghiệp được bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 2 của Quy chế này.
Điều 4. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm về quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ theo Quy chế này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Điều 5. Việc mua cổ phần, chuyển cổ tức, tiền bán cổ phần ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tài chính, các ngân hàng của Việt Nam hoặc của người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài được mở tài khoản tại các tổ chức tài chính, các ngân hàng đó.
Điều 6. Tổng số giá trị cổ phần bán cho các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của công ty. Trong trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua cổ phần vượt quá 30% số vốn điều lệ của công ty thì tổ chức đấu giá.
Điều 7. Bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Nếu mua bằng ngoại tệ chuyển đổi thì được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm bán cổ phần.
Việc tổ chức bán cổ phần được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 8. Cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam là cổ phiếu ghi danh do Bộ Tài chính in và quản lý. Giá trị danh nghĩa của một cổ phần trên tờ cổ phiếu là 100.000 đồng Việt nam.
Điều 9. Tại các doanh nghiệp nhà nước có bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp nhà nước được hưởng các ưu đãi quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 19-6-1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 10. Giá trị doanh nghiệp và giá bán cổ phần.
1. Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước thống nhất chung một giá. Giá này đảm bảo nguyên tắc chủ sở hữu doanh nghiệp (người bán) và nhà đầu tư nước ngoài (người mua) đều chấp nhận được.
2. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá thì Giám đốc doanh nghiệp lập phương án giá và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp và giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp hoặc Bộ Tài chính quyết định.
3. Đối với công ty cổ phần thì Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo cơ quan bảo lãnh phát hành và các nhà đầu tư nước ngoài.
Mức giá công bố của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá của công ty cổ phần là giá tối thiểu khi tổ chức bán đấu giá cho nhà đầu tư nước ngoài.
Điều 11. Phát hành cổ phần.
1. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, các công ty cổ phần bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đều thực hiện thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành cổ phiếu.
2. Tổ chức bảo lãnh phát hành tiếp xúc với từng nhà đầu tư nước ngoài để xác định: Số lượng cổ phần, giá bán cổ phần và các điều kiện khác do doanh nghiệp phát hành yêu cầu để chọn nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp.
3. Tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức đấu giá khi có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua cổ phần của doanh nghiệp theo quy định về đấu giá hiện hành.
4. Mức chi phí cho tổ chức bảo lãnh hoặc đại lý phát hành do hai bên thoả thuận trong chi phí cổ phần hoá hoặc tỷ lệ phần trăm (%) trong tổng số giá trị cổ phiếu phát hành.
Điều 12. Quyền lợi của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài:
1. Được quyền tham gia hoặc không tham gia quản lý công ty cổ phần theo Quy định của Luật Công ty và Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.
2. Được đổi các khoản thu về cổ tức, tiền chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế theo quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các Luật thuế hiện hành.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài dùng cổ tức thu được để tái đầu tư tại Việt Nam thì được áp dụng như quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
3. Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố, thế chấp trong các quan hệ tín dụng ở Việt Nam.
4. Được cấp thị thực xuất nhập cảnh nhiều lần trong thời gian đầu tư mua cổ phần tại Việt Nam.
5. Được hưởng các quyền lợi khác như cổ đông là người trong nước và các quyền do pháp luật quy định.
Điều 13. Cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các nghĩa vụ quy định trong Luật Công ty, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.
Điều 14. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được chuyển nhượng cổ phiếu của mình sau 3 năm (nếu tham gia quản lý công ty cổ phần), sau 1 năm (nếu không tham gia quản lý công ty cổ phần) kể từ ngày sở hữu cổ phần trong công ty.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trình tự việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài:
1. Các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá lập phương án theo trình tự quy định trong Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29-6-1998 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn kèm theo của các Bộ, trong đó nêu rõ: tỷ lệ cổ phần sẽ bán cho nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ cổ phần nhà nước (nếu có) và tỷ lệ cổ phần sẽ bán cho nhà đầu tư cá nhân, pháp nhân trong nước; tổ chức bảo lãnh hoặc đại lý phát hành cổ phiếu.
Các công ty cổ phần cũng phải lập phương án bán cổ phần trong nhà đầu tư nước ngoài theo những nội dung trên trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phương án cổ phần hoá và bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài được gửi đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ quản lý ngành hoặc Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tổng công ty 91).
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ quản lý ngành, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 có trách nhiệm thẩm định phương án của từng doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp ký hợp đồng với cơ quan bảo lãnh và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức thực hiện xong trong thời hạn tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 16. Thẩm quyền quyết định bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài: Tất cả các doanh nghiệp có bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đều do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHAN VĂN KHẢI
DANH MỤC CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
THUỘC CÁC NGÀNH ĐƯỢC BÁN CỔ PHẦN
CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Ngành dệt may.
2. Ngành sản xuất giầy, dép.
3. Ngành chế biến da.
4. Ngành sản xuất, chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản.
5. Ngành sản xuất hàng tiêu dùng khác.
6. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
7. Ngành vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa, vận tải hàng hoá bằng container.
8. Ngành sản xuất đồ dùng học tập.
9. Ngành sản xuất đồ chơi trẻ em.
10. Ngành thương mại, dịch vụ-khách sạn.
11. Ngành sản xuất cơ khí.
12. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thuộc các ngành hàng quy định trên đây.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
CHỦ TỊCH
Các Phó chủ tịch
Các Uỷ viên kiêm nhiệm:
-Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
-Thứ trưởng Bộ Tài chính;
-Thứ trưởng Bộ Tư pháp;
-Phó Thống đốc NHNN.
Văn phòng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo
Vụ Quan hệ quốc tế
Vụ Quản lý Kinh doanh Chứng khoán
Vụ Quản lý phát hành chứng khoán
Vụ Phát triển Thị trường chứng khoán
Thanh tra Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
Vụ Tài chính-Kế toán
Văn phòng đại diện TP.HCM
Trung tâm NC&BDNV Chứng khoán
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM
Tạp chí Chứng khoán
Phòng Pháp chế
Phòng Công nghệ Tin học
của Uỷ ban Chứng khoán
nhà nước
TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
(Từ ngày 28/07/2000 đến ngày 27/7/2001)
STT
Mã CK
Số phiên giao dịch
KL khớp
Giá trị giao dịch
1
REE
151
3.617.400
162.159.500.000
2
SAM
151
7.427.300
321.237.610.000
3
HAP
148
1.245.100
79.415.130.000
4
TMS
141
1.089.700
89.446.820.000
5
LAF
92
345.200
22.925.540.000
6
SGH
6
1.400
42.430.000
7
Tổng CP
13.726.100
675.227.030.000
8
CP1-0100
148
410
41.267.000
9
CP1-0200
140
770
79.633.000
10
CP1A0100
124
11
CP1-0300
2
12
CP1C0101
1
13
BID1-100
105
56.900
5.445.933.000
14
BID1-200
50
14.000
1.359.885.000
15
Tổng TP
72.120
6.926.718.000
16
Tổng cộng
13.798.220
682.153.748.000
(Nguồn: Con số và sự kiện một năm hoạt động từ 28/07/2000-27/07/2001, Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM).
Tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
Từ ngày 28/07/2000 đến ngày 27/07/2001
Số lượng nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mở tài khoản tại HSBC: 11.
Số lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch: 6 (tính đến 1/7/2001).
STT
Mã chứng khoán
Khối lượng giao dịch
Giá trị giao dịch (đồng)
1
HAP
0
0
2
TMS
66.600
6.550.100.000
3
SGH
0
0
4
CP1-0100
0
0
5
CP1-0200
0
0
6
CP1A0100
0
0
7
CP1-0301
0
0
8
CP1C0101
0
0
9
BID1-100
0
0
10
BID1-200
0
0
11
Tổng cộng
66.600
6.550.100.000
(Nguồn: Con số và sự kiện một năm hoạt động từ 28/07/2000-27/07/2001, Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM).
THÔNG TIN GIAO DỊCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
NGÀY 30/7/2001
Issues
Total room
No. of shares owner by foreigners
Current room
Current ownership ratio
Trading volume
Total value
REE
3.000.000
3.749.580
0
25%
0
0
SAM
0
0
0
0%
0
0
HAP
201.600
3.000
198.600
0,30%
3000
309.000.000
TMS
440.000
176.600
263.400
8,03%
0
0
LAF
381.968
579.254
0
30,33%
0
0
THÔNG TIN GIAO DỊCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
NGÀY 7/11/2001
Issues
Total room
No. of shares owner by foreigners
Current room
Current ownership ratio
Trading volume
Total value
REE
3.000.000
3.749.580
0
25%
0
0
SAM
0
0
0
0%
0
0
HAP
201.600
5.900
195.700
0,30%
2.900
309.000.000
TMS
440.000
176.600
263.400
8,03%
0
0
LAF
381.968
579.254
0
30,33%
0
0
SGH
353.260
3.000
350.260
0,17%
3000
84.900.000
CAN
700.000
894.820
0
25,57%
0
0
THÔNG TIN GIAO DỊCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NGÀY 9/11/2001
Issues
Total room
No. of shares owner by foreigners
Current room
Current ownership ratio
Trading volume
Total value
REE
3.000.000
3.749.580
0
25%
0
0
SAM
0
0
0
0%
0
0
HAP
201.600
8.300
193.300
0,82%
2.400
249.600.000
TMS
440.000
176.600
263.400
8,03%
0
0
LAF
381.968
579.254
0
30,33%
0
0
SGH
353.260
3.000
350.260
0,17%
0
0
CAN
700.000
894.820
0
25,57%
0
0
THÔNG TIN GIAO DỊCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NGÀY 14/11/2001
Issues
Total room
No. of shares owner by foreigners
Current room
Current ownership ratio
Trading volume
Total value
REE
3.000.000
3.749.580
0
25%
0
0
SAM
0
0
0
0%
0
0
HAP
201.600
14.200
193.300
1,41%
5.900
637.200.000
TMS
440.000
176.600
263.400
8,03%
0
0
LAF
381.968
579.254
0
30,33%
0
0
SGH
353.260
4.200
350.260
0,24%
1.200
35.760.000
CAN
700.000
894.820
0
25,57%
0
0
(Nguồn: Tin thị trường chứng khoán-UBCKNN).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986).
2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.
3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
4. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010.
5. Luật Doanh nghiệp 1999.
6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.
7. Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998.
8. Nghị định 75/1996/NĐ-CP ngày 28-11-1996 của Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
9. Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29-6-1998 của Chính phủ về chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.
10. Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 11-7-1998 của Chính phủ về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán.
11. Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17-8-1998 của Chính phủ về Quản lý ngoại hối.
12. Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13-10-1998 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán.
13. Thông tư số 169/1998/TC-BTC ngày 22-12-1998 của Bộ Tài chính về nộp thuế đối với tổ chức nước ngoài thành lập theo pháp luật nước ngoài có tham gia đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.
14. Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
15. Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
16. Quyết định số 127/1999/QĐ-BTC ngày 22-10-1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ban hành biểu mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động thị trường chứng khoán.
17. Thông tư số 132/1999/TT-BTC ngày 15-11-1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
18. Thông tư số 01/1999/TT-UBCK1 ngày 30-12-1999 của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước hướng dẫn Quyết định 139/1999/QĐ-TTg ngày 10-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
19. Quyết định số 39/2000/QĐ-TTg ngày 27-3-2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định tạm thời ưu đãi về thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán.
20. Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam.
21. Thông tư số 04/2001/TT-NHNN ngày 18-5-2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Quản lý ngoại hối đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
22. Công văn số 4708/TC-TCT ngày 23-5-2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.
23. Quy trình thanh toán bù trừ đối với nhà đầu tư nước ngoài.
SÁCH THAM KHẢO
24. Giáo trình Thị trường chứng khoán - PGS.NGƯT. Đinh Xuân Trình, PTS. Nguyễn Thị Quy, Trường Đại học Ngoại thương - NXB Giáo dục, 1998.
25. Hình thành thị trường Chứng khoán ở Việt Nam trong bối cảnh tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu á - Tập thể tác giả - NXB Thống kê,1999.
26. Hiểu và sử dụng thị trường chứng khoán - PGS. PTS. Lê Văn Tư, Chuyên viên kinh tế Lê Tùng Vân, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, NXB Thống kê,1999.
27. Sự hình thành và phát triển thị trường tài chính của nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam - Nguyễn Đình Tài - NXB Chính trị quốc gia, 1999.
28. Thị trường chứng khoán Việt Nam - PGS. PTS Lê Văn Tề - NXB Thống kê, 1999.
29. Toàn cảnh thị trường chứng khoán - Nguyễn Ngọc Bích biên dịch - Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
30. Thị trường chứng khoán, Phương thức hoạt động và kinh doanh - Chủ biên Nguyễn Trần Quế, 1996.
31. Thị trường chứng khoán Việt Nam, mô hình và bước đi - TS. Nguyễn Sơn, Nguyễn Quốc Việt, NXB Chính trị quốc gia, 2000.
32. Thị trường chứng khoán và Công ty cổ phần - Bùi Nguyên Hoàn, NXB Chính trị quốc gia, 1998.
33. Tài chính với sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam - TS. Đinh Văn Nhã, Hoàng Hải, NXB Tài chính, 2000.
34. Hướng dẫn đầu tư vào thị trường chứng khoán - Christine stopp - Minh Đức, Hồ Kim Chung biên dịch, NXB Trẻ, 1999.
35. Thị trường chứng khoán, kỹ năng chọn lựa đầu tư - Huy Nam, NXB Trẻ, 2000.
TÀI LIỆU KHÁC
36. Báo cáo thường niên 2000, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
37. Con số và sự kiện một năm hoạt động (28/7/2000-27/7/2001), Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
38. Báo cáo tổng kết một năm hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam (ngày 25/7/2001), Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
39. Tạp chí chứng khoán Việt nam các số năm 2000, 2001.
40. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng: số 1 năm 2000, số 3 năm 2000, số 1 năm 2001, số 2 năm 2001.
41. Khoá Đào tạo về Quản lý thị trường chứng khoán tại Việt Nam (ngày 24/2-7/3/1997), Tập 1.
42. Đầu tư chứng khoán, các số năm 2000, năm 2001.
43. Tạp chí Ngân hàng, các số năm 2001.
44. Tạp chí Tài chính các tháng năm 2001.
45. Điểm lại một số nét chính trong hơn một năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt nam, Công ty Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và Phát triển.
46. Tin Chứng khoán đến ngày 14/11/2001 của Công ty Chứng khoán Thăng Long, Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội.
47. Tin Thị trường chứng khoán đến ngày 14/11/2001 của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
48. Danh sách công ty cổ phần của Ban Kinh tế trung ương.
49. Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của công ty cổ phần Giao nhận vận chuyển container quốc tế (INFACON).
50. Tạp chí thông tin khoa học ngân hàng-Các chuyên đề 53, 55, 57, 61, 63, 65, 67, 69, 71, 73, 75,77,79,81.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van tot nghiep 2002 - Lan Huong.doc