Tài liệu Sự tha hóa của con người trong sáng tác của Nam Cao trước 1945: ... Ebook Sự tha hóa của con người trong sáng tác của Nam Cao trước 1945
101 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3395 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Sự tha hóa của con người trong sáng tác của Nam Cao trước 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH
Ñoã Vieát Khanh
SÖÏ THA HOÙA CUÛA CON NGÖÔØI TRONG SAÙNG
TAÙC CUÛA NAM CAO TRÖÔÙC 1945
Chuyeân ngaønh: Lyù Luaän vaên hoïc
Maõ soá: 60 22 32
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ NGÖÕ VAÊN
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:
TS. LAÂM VINH
Thaønh Phoá Hoà Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể Thầy (cô) khoa
Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng
Khoa học- Công nghệ - Sau Đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Lâm Vinh - người thầy đã vất vả
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn hữu, đồng nghiệp đã
khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP.HCM, ngày 30 tháng 10 năm 2010
Người thực hiện
Đỗ Viết Khanh
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, quan tâm và thể hiện đời sống con người ở nhiều góc
độ, nhiều phương diện. Nói cách khác văn học là nhân học, là những câu chuyện về cuộc đời, về
những con người cụ thể. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học khác nhau, số phận con người cũng
được quan tâm khác nhau, như văn học thời kì trung đại quan tâm đến con người xã hội, con người
cộng đồng. Trong khi đó văn học hiện đại chuyển xu hướng đó qua từng cá nhân cụ thể.
Văn học Việt Nam hiện đại, tiêu biểu là xu hướng văn học hiện thực phê phán, quan tâm,
khám phá sâu sắc đời sống vật chất và đời sống tinh thần của từng cá nhân cụ thể, đi sâu vào khám
phá thế giới nội tâm bí ẩn của từng số phận con người. Trong đó, nhà văn Nam Cao – một hiện
tượng văn học đặc biệt, ông không chỉ thể hiện nỗi đau của con người trong xã hội hiện tại, ông còn
bộc lộ nỗi đau của mình trước sự tha hóa của con người. Nam Cao luôn băn khoăn, trăn trở tìm
kiếm lối thoát cho những số phận luôn bị dằn vặt bởi cái nghèo, cái đói. Họ bị biến đổi cả hình hài
lẫn nhân tính cũng bởi những lo toan cơm, áo, gạo tiền và cả ý nghĩa cuộc sống. Những bi kịch luôn
xảy ra với các tầng lớp trong đời sống xã hội từ người nông dân đến người trí thức.
Những trang viết của Nam Cao đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu văn học. Họ
nghiên cứu về đời sống nhà văn, về nội dung sáng tác, về tư tưởng, phong cách và về bút pháp nghệ
thuật. Vì thế, người viết luận văn này mong muốn được khám phá thêm một phương diện trong
phong cách sáng tác của Nam Cao. Đó là nỗi đau về sự tha hóa của con người trong giai đoạn trước
1945.
2. Mục đích đề tài:
Nhiều công trình nghiên cứu đã khám phá những điều mới mẻ trong sáng tác của Nam Cao
cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Mục đích của đề tài này làm rõ thêm khía cạnh tha hóa của con người
trong sáng tác Nam Cao. Nhà văn cho thấy xã hội đương thời đã bần cùng hóa con người, làm mất
đi tính chủ thể của họ, biến họ thành những dạng tồn tại của xã hội hơn là sống. Nhưng giá trị nhân
văn trong sáng tác của Nam Cao cho thấy những sáng tác của ông không chỉ thể hiện sự tha hóa mà
còn là hồi chuông thức tỉnh mọi người, là tiếng gọi của sự cảm thông chia sẻ. Những nhân vật của
Nam Cao có bần cùng, tha hóa, bi thảm đến đâu nhưng họ không chết trong bi kịch và luôn cố gắng
tìm kiếm con đường, lối thoát cho cuộc sống tù túng hằng ngày.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về sự tha hóa của con người thể hiện trong các tác phẩm truyện ngắn và
tiểu thuyết của Nam Cao trước 1945 (khoảng 42 tác phẩm). Nhằm khẳng định thêm một nét riêng
về đặc trưng phong cách của Nam Cao trong số các nhà văn cùng khuynh hướng hiện thực phê
phán. Đồng thời tham khảo ý kiến của những nhà nghiên cứu – phê bình về sáng tác của Nam Cao.
4. Lịch sử vấn đề:
Có thể nói, Nam Cao là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ XX được nhiều người nghiên
cứu nhất. Nam Cao xuất hiện trên văn đàn khi các trào lưu văn học đã định hình và phát triển,
những cây bút tên tuổi đã được khẳng định và có chỗ đứng vững vàng. Còn Nam Cao bắt đầu sự
nghiệp sáng tác văn chương từ năm 1936, trong đó từ 1940 đến 1945 là thời gian ông viết nhiều
nhất. Tuy nhiên sự nghiệp sáng tác của Nam Cao được chú ý từ năm 1941 với lời tựa của Lê Văn
Trương cho tập “Đôi lứa xứng đôi”, do nhà xuất bản “Đời mới” ấn hành 1941 “Ông Nam Cao đã
không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói, không tả theo cái lối
người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những cạnh sắc của riêng mình” {135;
299}. Ý kiến này cho thấy Nam Cao xuất hiện với một phong cách sáng tác mới, táo bạo và có sắc
thái riêng. Năm 1952 tác phẩm của Nam Cao đã trở thành đối tượng của khoa văn học với bài “Nam
Cao” của Nguyễn Đình Thi in trong “Mấy vấn đề văn học” – ( NXB Văn nghệ – H 1956), và từ đó
đến nay đã có gần 200 công trình, bài viết về Nam Cao được công bố.
Tô Hoài đã có những bài viết rất sớm về Nam Cao như “Chúng ta mất Nam Cao” (1954),
“Người và tác phẩm Nam Cao “ (1956) hay “Những kỉ niệm Nam Cao” (1991) và khẳng định “Nam
Cao không che dấu, không màu mè gì hết, nói toạc cái cuộc sống cùng đường tận lối và nhơ nhớp
của những người như anh” {44; 227}. Ông khẳng định tác phẩm Nam Cao luôn thể hiện những trải
nghiệm từ cuộc sống của tác giả.
Nằm trong số những người đầu tiên nghiên cứu về Nam Cao, từ năm 1960, Phong Lê – Huệ
Chi có công trình nghiên cứu “Đọc truyện ngắn Nam Cao soi lại những bước đi lên của nhà văn
hiện thực”, ông có nhận định “Đọc tập truyện ngắn của Nam Cao trước tiên chúng ta hiểu và yêu
mến thêm Nam Cao, nhà văn đã chân thành giãi bày cuộc đời mình, một cuộc đời vốn mang theo
bao nhiêu tâm trạng tủi hổ, xót xa nhưng luôn luôn ngoi lên chửi trả lại cuộc sống tối tăm và luôn
luôn khao khát tìm đến cho mình và con người của tầng lớp mình một cuộc sống sao cho thật có ý
nghĩa nhân đạo và sáng tạo” {13; 79}. Ông nhấn mạnh những sáng tác của Nam Cao có mối quan
hệ trực tiếp từ hiện thực cuộc sống.
Hà Minh Đức ngoài “Tuyển tập Nam Cao”, ông còn có nhiều chuyên luận về nghệ thuật sáng
tạo tâm lý của Nam Cao “Nhiều nhân vật trong Nam Cao đã bị cuộc đời làm biến chất. Cuộc sống
của họ là những tiếng kêu cho tình trạng cấp cứu của xã hội…Nhân vật của Nam Cao có ý thức
chống lại mọi trạng thái tha hóa, làm sai lạc bản chất của mình. Phải biết giữ lại một nhân cách tốt
lành giữa cảnh sống tầm thường nhỏ nhặt. Phải chống lại mọi buông thả để có trách nhiệm với
cuộc sống gia đình và bản thân mình. Ở mỗi nhân vật loại này của Nam Cao luôn có một đường dây
chuẩn mực để đối chiếu, so sánh và tự ngẫm lại mình. Ấy là phút giây tỉnh táo trở về của lương tri
và ý thức trách nhiệm…Tự phân tích, phê phán với nhiều sắc thái khác nhau là một đảm bảo để
nhân vật giữ lại được phẩm chất của mình chống lại mọi sự biến chất, tha hóa” {92; 75 – 76 – 77}.
Nguyên Hồng (1960), “Đọc những truyện ngắn của Nam Cao”, trích sách "Sức sống của ngòi
bút" Nxb Văn nghệ, H. 1963, ông điểm qua những sáng tác tiêu tiểu của Nam Cao, phát hiện thêm
những nét mới trong sáng tác của Nam Cao “Nam Cao để lại cho cuộc sống, chính là những hình
ảnh sinh động của một số nông dân ngoi ngóp trong cảnh nghèo đói. Họ đã bị áp bức và bóc lột đến
cùng kiệt, và cũng bị phá hoại đến cùng kiệt, thể chất cũng như tinh thần dưới cái chế độ thống trị
của bọn cường hào phong kiến” {77; 156}. Bên cạnh đó còn có các bài viết như: “Nam Cao - Con
người và xã hội cũ” (1964) của Lê Đình Kị, hay Nguyễn Văn Trung có bài “Con người bị từ chối
quyền làm người trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao” (1965). Các bài viết trên tập trung nói
đến tư tưởng tiến bộ của nhà văn luôn đứng về phía những người nghèo khổ, đồng thời phản ánh
hiện thực xã hội, biểu hiện những bế tắc trong tư tưởng Nam Cao. Trong đó bài viết của Nguyễn
Văn Trung đã bàn đến tư tưởng nhân văn Nam Cao qua tấn bi kịch cự tuyệt quyền làm người của
nhân vật Chí Phèo, “Người ta từ chối cho những Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo quyền làm người,
quyền sống lương thiện như mọi người. Thái độ ngang tàng bạo ngược của chúng chẳng qua là biểu
lộ một tâm trạng tuyệt vọng. Lời chửi, tiếng kêu, cái chết vô lý của chúng là sự phản kháng và tố
cáo của những con người bị từ chối không được làm người” {137; 343}
Từ những năm tám mươi của thế kỉ XX, có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự
nghiệp của Nam Cao, các nhà nghiên cứu đã khám phá nhiều lớp ý nghĩa trong tác phẩm ông. Và vị
trí văn học sử của Nam Cao ngày càng được khẳng định. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu
như: “Nghĩ tiếp về Nam Cao”, Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, “Nam Cao một đời người một đời
văn” của Nguyễn Văn Hạnh (1993).
Trong công trình nghiên cứu “Nam Cao một đời người một đời văn”, Nguyễn Văn Hạnh đã
phân tích những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nam Cao. Ông đề cập đến
đặc điểm tính cách của Nam Cao, những đóng góp của Nam Cao về tư tưởng nhân đạo, về nghệ
thuật xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật, về cấu trúc tác phẩm và về ngôn ngữ trong tác phẩm
Nam Cao… Sau cùng, ông nhận xét “Tầm vóc của Nam Cao chính là ở tấm lòng và tư tưởng của
ông . Tấm lòng lớn, tư tưởng lớn. Những vấn đề mà Nam Cao đặt ra cho đến bây giờ vẫn làm nhức
nhối chúng ta {29; 25}.
Nhiều người viết về Nam Cao, trong đó người viết nhiều nhất là Phong Lê, hơn ba mươi năm
nghiên cứu về Nam Cao, nhưng ông vẫn khiêm tốn coi các công trình của mình chỉ là “Phắc thảo sự
nghiệp và chân dung” của Nam Cao. Ông tiếp cận tác phẩm Nam Cao từ nhiều góc độ như: “Nam
Cao kết thúc vẻ vang phong trào văn học hiện thực”, “Người trí thức kiểu Nam Cao chiến thắng của
chủ nghĩa hiện thực”, “Cấu trúc ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao”, “Tình cảnh người nông dân với
cái làng quê tiền Cách mạng trong sáng tác Nam Cao”, “Sự sống và sức sống trong Nam Cao hay
đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao”… “Toàn bộ thế giới truyện của Nam Cao là một nỗi đau
lớn vì một nỗi khổ – hiện ra trong rất nhiều con người, cũng đồng thời là niềm khắc khoải lớn, vì
nhu cầu phát triển con người.” {77; 115}, ông đặc biệt chú trọng đến “Sức chứa và sức mở” từ giá
trị của những điển hình sống động trong sự gắn bó với tư tưởng của Nam Cao. “Nam Cao không viết
gì khác ngoài cái làng Vũ Đại quê ông. Nhưng rồi tất cả cái làng quê tiền Cách mạng đều được thu
nhỏ đâu vào đấy, với sự lưu cữu, sự xếp lớp nhiều tầng các mặt tốt – xấu, vừa trái ngược nhau, vừa
bổ sung cho nhau, Những chuyện no đói và sống chết. Ma chay và cưới xin…”{60; 14}
Nguyễn Đăng Mạnh có hai bài về Nam Cao viết trong cuốn “Nhà văn Việt Nam hiện đại –
chân dung và phong cách”, trong đó ông đề cập đến những nét lớn về phong cách của nhà văn. Đó
là những nỗi đau đớn trước tình trạng con người vì miếng cơm manh áo mà không đứng thẳng lên
được, không sao giữ được nhân tính, nhân cách và nhân phẩm, Nam Cao là tấm gương của một cây
bút luôn luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo, là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực tâm lý và luôn có cách
kể chuyện biến hóa. Ở bài “Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao”, ông kêu gọi hãy cứu lấy
nhân phẩm, nhân tính và nhân cách con người trước cái đói và miếng ăn chứ không phải kêu gọi
cứu lấy cái đói cho con người như một số nhà văn khác cùng thời “Nhưng nếu như ở tác phẩm của
Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì ở tác phẩm của Nam Cao lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách,
nhân phẩm, nhân tính con người đang bị cái đói, miếng ăn làm cho tiêu mòn đi” {70; 12} hay ở
một đoạn khác ông viết “Miếng ăn là một thử thách ghê gớm đã phân hóa tính cách theo hai thái
cực: hoặc mất cả nhân cách, nhân tính như những nhân vật trong Một bữa no, Trẻ con không biết
ăn thịt chó, Chí phèo, Quên điều độ hoặc trở thành những bậc chí thiện như Lão Hạc…Cái đói và
miếng ăn là cái gông nặng nề đã đè dúi dụi anh tiểu tư sản trí thức xuống sát đất để biến tất cả
những ước mơ, những triết lý của anh thành hu huênh hoang, vớ vẩn, giả đối và khôi hài…” {70;
11}. Rõ ràng, ông đã cho thấy cái độc đáo, mới mẻ của nhà văn Nam Cao trong một đề tài không
mới.
Trong các cuốn sách tập hợp nhiều bài viết về Nam Cao gồm “Nghĩ tiếp về Nam Cao” (NXB
Hội nhà văn Hà Nội 1992), “Nam cao về tác gia tác phẩm” ( NXB Giáo dục 1998), “Nam Cao nhà
văn hiện thực xuất sắc” ( NXB Thông tin văn hóa Hà Nội 2000), “Nam cao – con người và tác
phẩm” ( NXB Văn học Hà Nội 2000). Các nhà biên soạn đã xếp vào sáng tác của Nam Cao trước
1945 những bài viết khác nhau đề cập đến vấn đề về nội dung và nghệ thuật qua các sáng tác của
Nam Cao. Có thể chia các bài viết đó thành các nhóm sau:
Nhóm bàn về nội dung sáng tác của Nam Cao:
Về giá trị hiện thực gồm: “Mối quan hệ xã hội trong làng Vũ Đại” của Đức Mậu, “Qua
truyện ngắn Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam Cao” của Trần Tuấn Lộ, “Có hay
không yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong tác phẩm Nam Cao” của Quỳnh Nga, “Nam Cao con người
và xã hội cũ “ của Lê Đình Kỵ…
Về giá trị nhân đạo gồm: “Bi kịch tự ý thức – nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam
Cao”, “Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện xứng đáng” của Nguyễn Văn Hạnh,
“Con người bị từ chối quyền làm người trong Chí Phèo của Nam Cao” của Nguyễn Văn Trung…
Nhóm bàn về nghệ thuật sáng tác của Nam Cao như:
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật gồm: “Nam cao và nghệ thuật sáng tạo tâm lý” của Hà
Minh Đức, “Nhân vật “hắn” với một nét đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao” của
Trương Thị Nhàn, “Về các nhân vật dị dạng trong sáng tác của Nam Cao” của Trần Thị Việt
Trung…
Về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác Nam cao gồm: “Chất giọng Nam Cao trong Chí
Phèo” của Nguyễn Thái Hòa, “Lối văn kể chuyện của Nam Cao” của Phan Diễm Hương, “Bút pháp
tự sự đặc sắc trong Sống mòn” của Nguyễn Ngọc Thiện, “Tìm hiểu chữ “ Nhưng” trong văn Nam
Cao” của Phan Trọng Thưởng….
Về thi pháp nói chung gồm: “Thời gian và không gian nghệ thuật Nam Cao” của Trần Đăng
Suyền, “Phong cách truyện ngắn Nam Cao” của Vũ Tuấn Anh, “Phong cách truyện ngắn Nam Cao
trước Cách mạng” của Bùi Công Thuấn, “Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao” của Phạm
Quang Long, “Đặc trưng bút pháp hiện thực” của Phong Lê, “Nam Cao cuộc cách tân văn học thế
kỉ XX” của Lại Nguyên Ân…
5. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu trong những sáng tác của Nam Cao trước 1945
(dựa theo Nam Cao toàn tập, 3 tập do Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2000). Và nghiên cứu vị trí của
Nam Cao trong trào lưu hiện thực phê phán gồm các nhà văn như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Công Hoan… và những công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Đề cương đưa ra một số phương pháp nghiên cứu để làm luận văn như:
Phương pháp hệ thống: xem xét tác phẩm như một chỉnh thể, toàn bộ tác phẩm của Nam Cao
như một hệ thống và là một yếu tố xuyên suốt trong tất cả hệ thống sáng tác của nam Cao.
Phương pháp so sánh: ở hai cấp độ
So sánh các tác phẩm của Nam cao để thấy sự ổn định, bền vững và sự phát triển phong cách
nghệ thuật nhà văn theo hướng vừa thống nhất, vừa đa dạng.
So sánh với các tác phẩm của các tác giả khác để thấy được sự độc đáo, mới mẽ của phong
cách nghệ thuật Nam cao.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: đưa ra những dữ kiện để phân tích và tổng hợp.
Phương pháp thống kê: để tìm tần số lặp đi đi lặp lại của các yếu tố tạo nên chủ đề và phong
cách sáng tác.
7. Ý nghĩa khoa học:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao, luận văn này có sự kế thừa và phát huy
những thành tựu rất đáng trân trọng của những người đi trước khi nghiên cứu về Nam Cao. Luận
văn nêu lên và đi sâu vào một phương diện trong tư tưởng nhân văn và phong cách sáng tạo của
Nam Cao.
8. Ý nghĩa thực tiễn:
Người viết mong muốn đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần làm tài liệu tham khảo về những
đóng góp của nhà văn trong giai đoạn đầu hình thành chủ nghĩa hiện thực phê phán của nền văn học
hiện đại Việt Nam.
Nghiên cứu về Nam Cao để tự trang bị cho bản thân trong công tác giảng dạy văn học.
Chương 1:
NAM CAO VỚI CHỦ ĐỀ THA HÓA TRONG SÁNG TÁC TRƯỚC 1945
1.1. Khái niệm tha hóa:
1.1.1. Một số định nghĩa:
Tha hóa là một từ được dùng theo những ý nghĩa khác nhau, nói cách khác là một từ có nhiều
khái niệm:
Trong đời sống cộng đồng, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa đạo đức, nói về những
trường hợp người bị biến chất, bị mất đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình trước đây.
Trong nghiên cứu khoa học - xã hội, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa triết học, nói về
một hiện tượng, một quy luật diễn ra trong đời sống xã hội.
Từ điển Tiếng Việt – (Viện ngôn ngữ học), NXB Khoa học xã hội, 1988, định nghĩa tha hóa
(Động từ) có hai nghĩa.
Con người bị biến chất thành xấu đi. Thí dụ: “Bị tha hóa trong môi trường tiêu cực”. “Một
cán bộ đã tha hóa”.
Biến thành cái khác đối nghịch lại (Thí dụ như: kết quả hoạt động của con người biến thành
cái thống trị lại và thù địch với bản thân con người, trong xã hội có giai cấp đối kháng). Thí dụ:
“Trong xã hội tư bản, lao động bị tha hóa”.
Theo từ điển Triết học – NXB Đại học và THCN, 1987: “Tha hóa (Tiếng Anh: Alienation,
Tiếng Pháp: Alie’nation): Tình trạng xã hội trong đó những sản phẩm, quan hệ và thể chế là kết
quả hoạt động của con người biến thành những lực lượng độc lập và xa lạ với họ, thống trị họ và thù
địch với họ.
Trong lịch sử triết học, khái niệm tha hóa xuất phát từ triết học Hê - ghen (“Ý niệm tuyệt đối”
tự tha hóa) và Phơ - bách (Con người tự tha hóa với bản chất của mình), C. Mác và Anghen cho
khái niệm tha hóa những cơ sở và nguyên nhân xã hội, đặc biệt qua sự phân tích quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa: “Người công nhân không được làm chủ cái mình sản xuất ra, họ bị coi như một thứ
đồ vật, một công cụ lao động, bản thân họ cảm thấy xa lạ với một công việc đưa lại sản phẩm và lợi
nhuận ngoài tầm của họ”.
Như vậy, theo từ điển Tiếng Việt, tha hóa mang hai ý nghĩa đạo đức và ý nghĩa triết học.
(Nhưng từ điển Tiếng Việt chỉ ghi tha hóa là “Động từ”. Thực ra tha hóa có khi là động từ, có khi là
danh từ, tính từ, vì người ta vẫn gọi là “Sự tha hóa”.)
1.1.2. Quan niệm về tha hóa trong lịch sử tư tưởng triết học:
Nguồn gốc tư tưởng về tha hóa có thể tìm thấy ở những đại diện của phong trào Khai sáng
Pháp thế kỷ XVIII gồm Rút - xô và các nhà hoạt động xã hội hiểu tha hóa như tình huống xã hội đặc
thù: “Kết quả hoạt động của con người trở thành sức mạnh thống trị lại anh ta”.
Khái niệm “Tha hóa” bắt đầu được hình thành trong chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức như một
phạm trù triết học, khi họ phê phán các quan hệ phong kiến. Trong số các nhà triết học Đức, Phích -
tơ là người đầu trên dùng khái niệm “Tha hóa”. Ông cố gắng dựa vào khái niệm đó để diễn đạt sự
kiện sinh ra “Không phải Tôi”, xa lạ và đối lập với “Tôi” bởi chính “Tôi”.
Về sau, Hê- ghen là người tiếp tục phát triển kết cấu tha hóa đó của Phích - tơ. Ông đã trình
bày một cách đầy đủ nhất việc lý giải theo kiểu duy tâm sự tha hóa, khi cho rằng toàn bộ thế giới
khách quan thể hiện ra như là “Tinh thần đã tha hóa”. Theo Hê – ghen nhiệm vụ của sự phát triển là
ở chỗ lột bỏ sự tha hóa trong quá trình nhận thức. Đồng thời, trong quan niệm về tha hóa ở Hê-ghen
có chứa đựng những dự đoán hợp lý về một số đặc điểm của lao động trong điều kiện xã hội đối
kháng. Trong “Hiện tượng học tinh thần”, Hê - ghen cũng khảo sát lao động như quá trình tinh thần
con người bị trói buộc trong lao động, diễn ra sự tha hóa nó thành lao động và thành kết quả của lao
động. Và như vậy, không phải tha hóa lao động, mà đúng ra, tất cả chỉ có tha hóa tinh thần thành lao
động. Hê - ghen biết rõ mặt tiêu cực của lao động trong xã hội tư sản, trong đó “Rất nhiều người
buộc phải lao động mang tính ngu xuẩn, không lành mạnh và không được đảm bảo - lao động trong
các nhà máy, công trường thủ công, hầm mỏ...”.
Phơ - bách đã coi tôn giáo là sự tha hóa của bản chất con người, chủ nghĩa duy tâm là sự tha
hóa của lý tính. Nhưng ông không tìm ra được những con đường hiện thực để thủ tiêu nó. Nên chỉ
thấy chúng trong sự phê phán lý luận mà thôi.
C. Mác người đã chú ý rất nhiều đến việc phân tích sự tha hóa, xuất phát từ chỗ cho rằng tha
hóa biểu hiện những mâu thuẩn của một giai cấp phát triển nhất định của xã hội. Nó do sự phân
công lao động có tính đối kháng đẻ ra và gắn liền với chế độ tư hữu. Trong điều kiện đó, các quan
hệ xã hội được hình thành một cách tự phát và vượt khỏi sự kiểm soát của con người, còn những kết
quả và sản phẩm hoạt động thì bị tha hóa khỏi các cá nhân và các tập đoàn xã hội và thể hiện ra như
là do những người khác hoặc do những lực lượng siêu nhiên áp đặt. Ông thừa nhận sự tha hóa của
lao động với tư cách là cơ sở của tất cả mọi hình thức tha hóa khác. Trong đó có cả những hình thái
tha hóa về tư tưởng đã cho phép hiểu được ý thức bị bóp méo, sai lầm là kết quả của những mâu
thuẩn đời sống xã hội hiện tại. Ông kết luận nhiệm vụ thủ tiêu tha hóa bằng việc cải tạo lại xã hội
theo chủ nghĩa Cộng sản.
Theo V. I. Lê - nin, trong “Bút kí triết học”, đã thừa nhận ở Hê- ghen có những mầm mống
của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Không chỉ gắn sự tha hóa cho hết thảy lịch sử nhân loại, Hê- ghen
còn áp dụng nó cho cả toàn bộ các lĩnh vực hoạt động con người.
Ngày nay, khái niệm tha hóa được sử dụng khá phổ biến để biểu thị cho những thay đổi, biến
chất, những quan điểm sai lệch như lối sống tha hóa trong giới trẻ, tha hóa trên các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, đạo dức, lối sống…
1.1.3. Vấn đề tha hóa trong sáng tác văn học Việt Nam trước 1945.
Theo “Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 02/3/1999” qua mạng Internet, Vương Trí Nhàn cho
rằng: “Sự tha hóa tiếng nói ở nước ta bắt đầu từ lâu lắm rồi và tục ngữ có câu “Lưỡi không xương
nhiều đường lắc léo…”. Ông lí giải bắt đầu từ truyện ngắn “Tôi xin hết lòng” của Nguyễn Công
Hoan kể về một người đàn bà, thức nhiều đêm ròng để trông một cô gái ốm và lúc nào cũng xoen
xoét cái miệng: “Tôi xin hết lòng vì cô”. Có gì đâu bởi vì bà ta quá mê bộ tóc của cô bé, sự việc lộ ra
khi lấy cớ giúp cho cái đầu cô gái khỏi vướng víu, trong lúc trông nom cô, bà ta đã dang tay cắt
trộm mái tóc ấy. Ngoài ra, ông thống kê trong từ điển Tiếng Việt nhiều từ ghép đi liền với chữ nói,
tạm ghi như: nói bóng nói gió, nói càng, nói cạnh nói khóe, nói dóc, nói dối, nói điêu, nói gạt, nói
gần nói xa, nói khoác, nói lảng, nói náo, nó phét, nói nhăng nói cuội, nói quá, nói ra nói vào, nói
trạng… Đa phần là những từ mô tả sự nói dối với nghĩa xấu. Và ông kết luận: “Hóa ra sự tha hóa
tiếng nói ở nước ta bắt đầu từ lâu lắm”. Cùng với những thực trạng nói dối thường xuyên trong
kinh doanh và quản lý xã hội ông khẳng định: “Từ góc độ xã hội học, đây là biểu hiện của sự tha
hóa ngôn từ, khi con người không còn làm chủ được công cụ giao tiếp này nữa và bản thân công cụ
có một sự phát triển tự thân vô tổ chức (tương tự như tình trạng tế bào ung thư ). Bắt đầu từ sự phát
triển vô tội vạ về số lượng, tiếp đó là những biến dạng kì dị. Sự không phù hợp giữa nội dung và
phương thức biểu hiện ngày càng trở thành thiên hướng không thể cứu vãn”. Có thể đồng cảm với
những trăn trở của tác giả trước thực trạng xã hội, mà ngưới ta đã dùng ngôn ngữ để hứa hẹn, quảng
bá, làm giàu bất chính… Mà Vương Trí Nhàn xem đó là biểu hiện của sự tha hóa ngôn từ. Phải
chăng những lời nói dối đem lại lời lãi mà chưa có thứ thuế nào dành cho nó. Nhưng bản thân ngôn
ngữ không lừa dối, tức ngôn ngữ không tha hóa, mà chính con người dùng ngôn ngữ gây hậu quả
xấu. Ngôn ngữ không là nguyên nhân mà lòng gian manh của con người mới là nguyên nhân. Vì
một phát ngôn như một tảng băng có phần nổi để thấy được, nghe được. Nhưng còn phần chìm –
phần ẩn ý chủ đích của người nói, không ai biết được, nên không bao giờ có thể đặt trọn niềm tin
theo. Cũng như Chí Phèo từng mềm lòng trước cách cư xử của Bá Kiến “Anh Chí ơi! Sao anh lại
làm ra thế? Chí Phèo lim dim mắt, rên lên: - Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng
tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng…Cái anh này nói mới hay! Ai
làm gì anh mà anh phải chết? Đời người có phải con ngóe đâu? Lại say rồi phải không…” {18;
35}. Rõ ràng, người gian manh dùng ngôn từ reo rắc ảo tưởng qua sự dối trá. Bản thân ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp, nó hoàn toàn vô can, giống như con dao, người ta làm ra nó để cắt rau quả,
nhưng có kẻ dùng nó làm điều ác thì con dao không có tội. Nên không có sự tha hóa của ngôn ngữ
mà chỉ có sự tha hóa của đạo đức nhân cách con người.
Cái xã hội đen tối, bất công trước cách mạng tháng Tám, 1945 đã dồn ép các tầng lớp nhân
dân lao động vào tình trạng dở sống, dở chết, cùng quẫn, bế tắc. Khác với các nhà văn hiện thực
khác như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan… Tập trung bút lực vào việc miêu tả tình
trạng đói cơm, rách áo, bần cùng, lầm than của người dân lao động. Nam Cao băn khoăn, đau đớn
không chỉ ở cái đói rét, bần cùng ấy mà là giá trị đạo đức của con người đang bị chà đạp, mai mọt,
con người không chỉ ngụp lặn trong cảnh sống mòn, chết mòn mà có nguy cơ trượt dài xuống đời
sống bản năng của loài vật – tha hóa đi.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng – một cây bút miêu tả về sự tha hóa của con người trong môi trường
tiền bạc và tham nhũng. Với tiểu thuyết “Giông tố” là một thảm kịch về sự thấp hèn bất tín của con
người trên mọi lĩnh vực, không ai có thể tin ai được và không ai có thể nhờ cậy ai được. Văn
chương của Vũ Trọng Phụng khác với văn chương Tự Lực văn đoàn và cũng khác hẳn với lối hiện
thực phê phán của những người đương thời như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng…
Vũ Trọng Phụng không dùng ngòi bút để chống lại một thành phần, một giai cấp nào đó, cũng
không trực tiếp phản ánh sự mục nát, thối rữa của xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân.
Nhìn chung, ông mô tả sự tha hóa của con người trên toàn diện xã hội, dưới chiều sâu, qua nhiều
tầng lớp, nhiều hạng người, mỗi người có cách tha hóa khác nhau trước thế lực của đồng tiền và sự
tham nhũng. Ông là một nhà văn, một nhà văn đích thực, viết về sự tha hóa của con người. Tác
phẩm của ông là nguồn cảm hứng về xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, những năm 1930 –
1940, với tất cả những tệ đoan của xã hội đương thời, nhưng tác giả không quy kết hoàn toàn cho
chính phủ bảo hộ hay vua An nam, mà ông đào sâu hơn vào các hành động của cá nhân con người,
để xác định rõ trách nhiệm mỗi cá nhân trước bổn phận và đạo đức sống của chính mình. Trong
những truyện đầu tay như Một cái chết (1931), Bà lão lòa (1931), ông đã nêu đích danh thủ phạm
của những cái chết bi thương, đói khát. Đó là sự độc ác không cưu mang nhau giữa người với
người.
Vũ Trọng Phụng khác những nhà văn cùng thời, tác phẩm của ông không bị giới hạn trong
luận đề chôn xã hội cũ như phần lớn các nhà văn nhóm Tự Lực văn đoàn và ông cũng không trực
tiếp tố cáo xã hội thực dân như các ngòi bút hiện thực phê phán. Vì thế, ta có thể nói Vũ Trọng
Phụng là nhà văn tả chân nhất của hai chữ tả chân. Tức là ông chỉ tìm kiếm sự thật, sự thật về con
người mà thôi, nên tác phẩm của ông luôn đạt đến sự phổ quát cao, trong đó những nhân vật của Vũ
Trọng Phụng, ta có thể tìm thấy trong bất cứ xã hội nào mà tham nhũng và tiền bạc luôn làm chủ,
xưa cũng như nay, Đông cũng như Tây. Vũ Trọng Phụng miêu tả con người của mọi thời đại dưới
khía cạnh thực nhất. Đó là sự đánh mất, sự thay lòng đổi dạ của con người trong một môi trường xã
hội mà đồng tiền có thể chi phối tất cả.
Văn của Vũ Trọng Phụng viết về sự tha hóa của con người, trong khi các nhà văn khác lại đề
cập đến con người là nạn nhân của xã hội, của chế độ, như chị Dậu trong “Tắt đèn - Ngô Tất Tố” là
nạn nhân của sưu cao thuế nặng, của quan lại dâm ô, Loan trong “Đoạn tuyệt- Nhất Linh” là nạn
nhân của chế độ mẹ chồng nàng dâu, và Bính trong “Bỉ vỏ – Nguyên Hồng” là nạn nhân của sự phản
bội của người tình, sự tàn ác của cha mẹ, sự đọa đày của xã hội đương thời…
Tính người trong tiểu thuyết “Giông tố” được phơi bày một cách phủ phàng, không thương
tiếc: Từ cô Mịch con gái ông đồ, hiền lành, ngây thơ, quê mùa, đã hứa hôn với Long – một thanh
niên đứng đắn. Mịch ban đầu là nạn nhân, bị hãm hiếp, được dân làng thương xót, rồi Mịch có
mang, bị mọi người đàm tiếu, khinh bỉ. Nhưng khi trở thành vợ bé của Nghị Hách, một bước lên
“bà lớn”, Mịch cảnh vẻ, quát tháo con ở, ngoại tình với Long, dâm đãng như bất cứ người đàn bà có
tiền, có thế lực nào. Ông bà đồ Uẩn- cha Mịch, ngày trước thanh bần trong sạch, tôn trọng đạo đức
thánh hiền, nay vểnh vao trong chiếc xe hơi của Nghị Hách, dạo phố Hà Nội như những kẻ giàu mới
phất, mặt mũi phởn phơ, không kém gì hạng người mà ngày trước ông bà từng khinh bỉ. Chính bản
thân Mịch cũng thù ghét cha mẹ ở thái độ đổi trắng thay đen, đã bán khoáng mình với giá rẻ cho
Nghị Hách để hưởng giàu sang.
Trong khi đó, Tú Anh - con trưởng của Nghị Hách, tưởng là một nhân vật tốt, muốn cứu vớt
thanh danh gia đình Mịch, đã bắt buộc bố phải cưới Mịch làm vợ lẽ. Nhưng để thực hiện chương
trình phúc thiện, Tú Anh đã dùng thủ đoạn đen tối, lừa dối hai người tình Mịch và Long để họ hiểu
lầm nhau.
Trong “Giông tố”, đầu óc rửa thù trùm lên toàn thể các nhân vật. Gia đình Nghị Hách là cuộc
ân oán trên hai thế lực với những oan nghiệt do chính Nghị Hách gây ra. Dùng tất cả những thủ
đoạn đê hèn để làm giàu và tiến thân, Nghị Hách là một trường hợp đặc biệt của tội ác như hiếp
dâm, giết người, không hề ngần ngại, miễn sao đạt được hai mục đích: thỏa mãn tính dâm dục,
thành công trong địa hạt tiến thân, chính đứa con trai của Nghị Hách đã xét đoán về cha như “Cái
thằng cha ấy đẻ ra moa, chính là vì một phút điên rồ của xác thịt”.
Sự tha hóa bao trùm lên các nhân vật trong “Giông tố”, từ trong gia đình ra đến xã hội, nó
không chỉ có trong gia đình thối nát của Nghị Hách, mà trong cả gia đình Mị – đối cảnh của Nghị
Hách cũng không thoát khỏi. Bà đồ Uẩn trong sự giàu sang, hãnh diện vì trả thù được bọn dân làng
từng khinh bỉ, riếc móc con gái bà. Mịch sau khi bị nhục, nghĩ mình không còn xứng đáng với
người tình, đã từng chọn cái chết để giữ thanh danh và trong sạch đối với người yêu. Giờ thành
người bất cần, trong Mịch chỉ còn lại sự căm hờn cho nhân tình thế thái.
Từ đó cho thấy “Giông tố” là thảm kịch về sự thấp hèn, bất tín của con người trên mọi lĩnh
vực, không ai có thể tin được ai, không ai có thể nhờ cậy được ai. Từ ._.trong ra ngoài, từ anh em đến
cha mẹ, từ vợ đến chồng, từ cha đến con, tất cả đều sống trong lừa dối, một vòng loạn luân khép
kín: Tội ác và lừa bịp gieo rắc khắp nơi. Sự tha hóa đó đã được Vũ Trọng Phụng phanh phui qua
những “Thú tính” nơi con người, kể cả những người được coi là hiền lành, chân thật. Ngoài ra, Vũ
Trọng Phụng đã tả chân cái xã hội hai mặt với những con người hai mặt, với lối văn đối thoại và độc
thoại nội tâm của nhân vật như một phương pháp thám hiểm tiềm thức của họ. Trong khi những tác
giả hiện thực cùng thời chỉ mới phân chia xã hội thành những lớp tốt xấu, đề cao cái tốt, hạ bệ cái
xấu.
Quá trình tha hóa - quá trình đánh mất mình ở mỗi người có sự khác nhau. Nghiêm khắc mà
nói, mọi người đang sống không được như họ mong muốn. Ở đây không đề cập đến những tội lỗi đã
thành danh mục quản lý của pháp luật, mà chỉ nói tới những thói xấu nho nhỏ, những thói xấu vẫn
bị coi bỏ qua như xoay xoay vụ lợi, làm dỡ báo hay, qua loa vô trách nhiệm, khéo léo tô vẽ mình
trước cấp trên, hùa theo số đông, nói cho đám đông vừa lòng chứ không dám nói sự thật… Có thể
nói không nhiều thì ít, hằng ngày những thói xấu đó không ngừng phát triển. Nếu so với con người
lí tưởng mà ta mong muốn noi theo, khi trưởng thành thì thật ra ta đã xa dần, thẩm chí có những
phẩm chất tốt mà ta vốn có từ nhỏ và cứ tưởng đã giữ được mãi, bây giờ cũng đã đánh mất. Trong
đoạn văn miêu tả tâm trạng của Chí Phèo sau khi tỉnh, Nam Cao viết “Buồn thay cho đời! Có lý nào
như thế được? Hắn đã già rồi hay sao… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa
soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời…” {18; 55}, tác giả trăn trở, xót xa cho nhân vật đã đánh
mất cả tuổi trẻ, rồi bất chợt nhận ra khi đã quá trễ. Con người cũng thường tìm cách ngụy biện cho
sự tha hóa của bản thân mình. Quá trình tha hóa có thể xảy ra ở tất cả mọi người, mọi lúc. Vấn đề là
nếu quá trình này không được kiểm soát, xảy ra quá nhiều và lâu dài, con người không có ý thức
hay mất ý thức kiểm soát với nó thì sẽ dẫn tới những hậu quả nặng nề, đó là khi đánh mất mình lúc
nào không biết. Vì thế mà cổ nhân đã dạy “Chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng bản thân mình”.
Nên kiểm soát cuộc sống và hành động của bản thân là cảnh giác với sự tha hóa. Cũng như hiểu
người, hiểu chính mình để có những biện pháp hoặc suy nghĩ tích cực nhất để mức độ tha hóa của
mình thấp nhất. Mặt khác, ta nghĩ rằng nếu đã có khái niệm tha hóa và con người dễ hình thành thói
quen tha hóa thì chắc chắn sẽ có khái niệm ngược lại và cũng có thể trở thành những thói quen giúp
cho lối sống mình tốt hơn, mọi vấn đề đều có hai mặt của nó.
1.2. Vấn đề tha hóa trong sáng tác của Nam Cao:
1.2.1. Quan niệm của Nam Cao về tha hóa:
Vấn đề con người là trọng tâm sáng tác của các nhà văn, cũng là vấn đề nghiên cứu của các nhà
khoa học nhất là các nhà triết học. Họ trăn trở trong những câu hỏi: “Con người từ đâu ra? Ý nghĩa
cuộc sống của con người là gì? Trong mỗi thời đại lịch sử, con người quan hệ với tự nhiên và đồng
loại như thế nào? Rồi, tư tưởng, tình cảm, tâm lí, tính cách… Của mỗi người cũng khác nhau. Con
người có làm chủ được tự nhiên, xã hội và bản thân mình không? Và con người cần phải làm gì để
có cuộc sống xứng đáng với con người?”. Có lẽ, đây là những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất mà
các nhà nghiên cứu từ xưa đến nay luôn đặt ra và có những cách giải quyết khác nhau.
C. Mác đã đưa ra quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm con người cũng như bản chất của con
người. Ông phân biệt rõ hai mặt trong khái niệm con người: mặt xã hội và mặt sinh học. Trước hết,
C. Mác thừa nhận con người là động vật cao cấp, sản phẩm của sự tiến hóa lâu dài của giới sinh vật
như tiến hóa luận của Đác - uyn đã khẳng định. Như các loài động vật khác, con người phải đấu
tranh để kiếm ăn, sinh tồn, sinh con đẻ cái. Theo C. Mác con người vốn là một sinh vật có đầy đủ
đặc trưng về sinh vật, nhưng lại có điểm phân biệt với con vật khác. Theo Fhranklin “Con người
khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng công cụ lao động”. Còn Arixtốt đã gọi con người là
“Một động vật có tính xã hội”. Hay Pascal nhấn mạnh đặc điểm con người và sức mạnh của con
người là ở chỗ con người biết suy nghĩ “Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy
nghĩ”.
Các nhận định trên đều đúng khi nêu lên một khía cạnh về bản chất con người, nhưng những
nhận định đó đều phiến diện, chưa nói lên được nguồn gốc và mối quan hệ biện chứng giữa chúng
với nhau. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen cho thấy vai trò lao động ở con người. Ông kết luận “Con
vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên. Đó là sự
hòa hợp giữa con người với giới tự nhiên. Và nhờ hoạt động thực tiễn, con người quan hệ với tự
nhiên cũng có nghĩa là con người quan hệ với chính bản thân mình”, bởi tự nhiên là “Thân thể vô
cơ của con người”. Con người có tính xã hội bởi bản thân hoạt động sản xuất của con người là hoạt
động mang tính xã hội. Chính tính xã hội là đặc điểm cơ bản làm cho con người khác con vật. Tính
xã hội của con người thể hiện ở hoạt động và giao tiếp xã hội. Hoạt động của con người không phải
là hoạt động theo bản năng như con vật mà là hoạt động có ý thức. Tư duy của con người phát triển
trong hoạt động giao tiếp xã hội. Mặt khác, con người khác con vật về bản chất ở cả ba mặt: quan hệ
với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với bản thân. Cả ba mối quan hệ đều mang tính xã hội,
trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát nhất trong mọi hoạt động của con người.
Với Nam cao, thế giới con người thật muôn màu muôn vẻ. Đời sống nhân vật trong sáng của
ông bị ảnh hưởng và chi phối từ nhiều phía. Có khi bị áp lực từ hoàn cảnh đói nghèo (Dần), từ ảnh
hưởng của tư tưởng Phật giáo với thuyết ở hiền (Nhu, Phúc), cũng có khi bị chi phối bởi đức thánh
thiện của Thiên Chúa Giáo như (Dì Hảo). Những nhân vật của Nam Cao nhẫn nhục đến cựu độ, hi
sinh hết lòng nhưng kết cục đều bất hạnh. Cuộc đời của họ cứ âm thầm mà rụi đi mặc dù đời sống
cũng có nhiều sự kiện, những bước ngoặc như lấy chồng, lấy vợ, đi xa làm ăn nhưng nỗi bất hạnh
càng ngày càng chồng chất thêm và càng lún sâu vào kiếp sống âm thầm tủi nhục.
Nam Cao không đưa ra ý niệm tha hóa cụ thể như Hê - ghen mà ông cụ thể hóa nó bằng những
hiện thực sinh động trong sáng tác của mình. Đó là trạng thái con người bị mất gốc, bị cắt đứt
những giá trị NGƯỜI, tách rời với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Xa rời cộng đồng, họ biến đổi
theo chiều hướng ngày càng xấu đi, thành những cái khác đối nghịch lại cái ban đầu, những giá trị
NGƯỜI.
Với cách hiểu như vậy, trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám có khoảng
30 trong 136 nhân vật thuộc kiểu người đang đánh mất dần nhân tính: liều mạng, hung dữ, bất cần
đời như Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ. Tham ăn, khát uống, giành giật, tồi tệ như anh cu Lộ trong
Tư cách mõ, người cha trong Trẻ con không được ăn thịt chó, San trong Sống mòn. Thô bạo, hành
hung, đánh đập vợ con như: thầy giáo Thứ (Sống mòn), văn sĩ Hộ (Đời thừa), Độ (Giăng sáng).
Hoặc những kẻ làm biếng, bỏ bê vợ con, suốt ngày cầu vận may bên chiếu bạc như người cha (Mua
nhà), Thai (Làm tổ), bố cái Ninh (Từ ngày mẹ chết), anh cu Thêm (Thôi về đi)… Họ là những kẻ
đang đánh mất dần nhân tính, đang tha hóa đi. Dù có lúc họ cũng ý thức được việc làm của mình
nhưng đó chỉ là những ý nghĩ chóng qua như đánh thức một phần lương tri của họ và rồi họ vẫn tiếp
tục trượt dài trên cái dốc của sự tha hóa.
Trước Nam Cao đã có nhiều nhà văn như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên
Hồng cũng đã viết nhiều về vấn đề tha hóa của con người ở hai lĩnh vực giàu – nghèo trong xã hội.
Họ tập trung miêu tả nhân vật bị tha hóa bề ngoài. Trong Bỉ vỏ, Nguyên Hồng miêu tả nhân vật Tám
Bính dù tha hóa nhưng trước sau vẫn là một tâm hồn phụ nữ thuần hậu giàu đức hi sinh, muốn sống
bằng bàn tay lao động của mình. Còn Vũ Trọng Phụng miêu tả sự trụy lạc của con người do những
dục vọng không thành, đó là tình trạng tha hóa của Long, Mịch, ông bà đồ Uẩn trong Giông tố. Họ
bị chi phối bởi đời sống vật chất hoặc sự biến đổi vị trí trong xã hội từ nghèo hèn trở nên giàu sang.
Với Nam Cao, sứ mạng của nhà văn với tư cách là “Người thư kí trung thành của thời đại”, ông mải
miết đi tìm những nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của con người. Ông không phơi bày những tính
hư tật xấu của nhân vật, mà từ trái tim nhân hậu, yêu thương trân trọng con người đã cho thấy tha
hóa là một quá trình biện chứng có tính quy luật do nhiều yếu tố tác động. Lão Hạc tự vẫn cũng vì
thương con, giữ lại mảnh vườn, chị đĩ Chuột nói dối con, nói dối chồng vì lo cho sức khỏe của
chồng “Đã bảo hết cơm rồi, tí nửa chè chín thì ăn chè mà… Cơm gạo đỏ không chịu ăn, nó đòi ăn
cơm trắng của thầy cơ” {18, 17}. Còn cái Gái nói dối cha, cũng vì thương cha “Lúc nảy mẹ con
mày ăn cám phải không? Gái gượng cười cãi: ăn chè đấy chứ” {18, 17}. Và rồi, người cha cũng nói
dối con, tìm đến cái chết cũng vì thương vợ, thương con, không muốn bệnh tật mãi làm khổ vợ con
“Con đi lấy cho thầy cái ghế buộc giậu, với sợi thừng ở gác bếp để thầy mắc lại cái võng, thế này
cao quá” {18, 17}. Do đó, có những yếu tố do tác động của ngoại cảnh nhưng cũng có yếu tố do tự
thân con người tạo ra. Cả hai yếu tố trên cũng có quan hệ biện chứng, hoàn cảnh tác động và trách
nhiệm của bản thân không vượt lên được hoàn cảnh. Đó cũng chính là vần đề cốt lõi hình thành
quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống. Từ đó, ta có thể hình dung được phong cách và
tầm vóc của nhà văn trong xã hội đương thời.
1.2.2. Nguyên nhân của sự tha hóa:
1.2.2.1.Tha hóa do tự thân.
Khi bàn về hiện tượng tha hóa, Vương Trí Nhàn đã nêu ra bảy bước dẫn tới sự tha hóa trên tạp
chí Tia sáng, ngày 9/10/2006 qua mạng Internet.
Thứ nhất: “Có nhiều việc ta biết là trái đạo lý song vẫn phải làm, chẳng qua chỉ là nhằm kiếm
thêm tiền bạc”,
Thứ hai: “Các thói xấu lấn lướt ta mỗi ngày một ít”.
Thứ ba: “Không phải chỉ có riêng mình làm sai”, nên “Hơi đâu gái góa lo việc triều đình”.
Thứ tư: “Có nhiều việc thấy trái lương tâm ta vẫn cứ làm, vì xem ra chung quanh mình, mọi
người đều hành động như vậy”.
Thứ năm: “Những người tốt như mình thường thua thiệt, còn những kẻ xấu thì có được đủ thứ”
Thứ sáu: “Tình trạng phân thân, sống một đằng, nói một nẻo”
Thứ bảy: “Mê tín chính là mắt xích cuối cùng của sự tự làm hỏng, giống như một thứ bảo
hiểm”.
Là nhà văn hiện thực, Nam Cao đã có cái nhìn tổng thể về con người, con người chịu sự chi
phối của hoàn cảnh sống và bản thân con người cũng bất lực trước hoàn cảnh sống. Tuy nhiên,
không phải ai cũng buông xuôi theo số phận, mà họ đã có gắng rất nhiều, vật lộn với đời sống từng
giờ, từng ngày. Rõ ràng, con người là sản phẩm của hoàn cảnh với ý nghĩa rộng rãi của từ này.
Trong những sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng, cái đói, miếng ăn cứ trở đi, trở lại như
một quy luật, một nỗi ám ảnh đeo bám con người. Các nhà văn cùng thời Kim Lân, Ngô Tất Tố, Tô
Hoài, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan… Cũng đau lòng, nhức nhối trước tình trạng đói
nghèo, tha hóa ở người nông dân. Còn đối với Nam Cao nó không chỉ tập trung ở người nông dân
cùng khổ, mà còn ở những người trí thức. Có lẽ, Nam Cao trăn trở nhất là bi kịch tinh thần của
người trí thức. Những người lẽ ra có cuộc sống hạnh phúc nhưng lại là những người đau khổ nhất
do họ ý thức được nỗi đau của mình hơn ai hết.
Nhân vật trong sáng tác của Nam Cao đã tự thân tha hóa ở nhiều phương diện khác nhau, từ
cách ăn mặc, suy nghĩ tới lời nói và hành động của mình. Trạch Văn Đoành trong “Đôi móng giò”,
tiêu biểu cho hiện tượng tha hóa về cách ăn mặc. “Đoành thuộc vào hạng ấy. Suốt một mùa, hắn chỉ
mặc một cái áo ba – đờ – xuy sắc chó gio, hắn mua hồi đi lính sang Tây, có bảy mươi quan. Thế mà
bền, cho đến nay, tất cả có đến ngót ba chục năm rồi đấy… Hắn mặc suốt ngày suốt đêm, khi ăn,
khi ngủ, khi làm, khi chơi. Cái áo ba – đờ – xuy mất hết cúc rồi. Hắn đơm hai cái dải thật to hình
cái bơi chèo. Những khi hắn đi cày, hai cái dải được bắt giao nhau để thắt lại ở sau lưng. Chặt chẽ
và gọn gàng không kém một cái đai. Những lúc hắn đi chơi hoặc ra đình thì hai dải lại cởi ra buông
cho lẫn vào hai mép áo trong. Hắn lại có vẻ ung dung lắm. Ai dám bảo cái áo ba – đờ – xuy này là
áo ba – đờ – xuy đi cày? Mà có bảo đi cày nữa thì đã sao.” {18; 115}. Cha ông ta có câu “Lấy của
che thân, ai lại lấy thân che của”, trường hợp của Trạch Văn Đoành là ngược lại. Hắn sống bất cần
đời, không nể một ai, không danh dự, không cần lòng tự trọng.
Hình ảnh người cha trong “Trẻ con không được ăn thịt chó” với những biểu hiện của sự thèm
thuồng. Đầu óc hắn lúc nào cũng nghĩ đến rượu, thịt chó, rồi tưởng tượng về nó cùng những biểu
hiện của sự thèm khát như một con vật. Đặc biệt là ghép tội cho con chó để có lí do giết thịt “Mắt
hắn sáng hẳn lên một chút. Chúng có vẻ vừa trông thấy con chó thui béo căng và vàng óng treo
lủng lẳng trên cái chõng hàng nhà mụ Tam. Nước dãi tứa ra đầy miệng hắn, một hơi rượu rất mong
manh thoáng qua mũi hắn rồi vụt biến. Chà ! Chà! Hôm nay, mát trời lắm nhỉ? Rượu với thịt chó
mà lại gặp khi trời mát thì ngon biết chừng nào là ngon! Hắn nuốt dãi hai, ba lượt… Hắn nhổ bọt
vào chân cột rồi vừa chép chép môi vừa hếch mặt nhìn lên nóc nhà. Rượu… Thịt chó… Rượu… Thịt
chó… Óc hắn cứ lẩn quẩn nghĩ đến hai thứ đó.” {18; 122}. Hay một đoạn khác “Hắn dùng dằng
không nỡ bước. Trong khi ấy thì nước dãi từ từ dâng lên miệng hắn. Rượu… Thịt chó!… Rượu…
Thịt chó!…Trước mắt hắn lại lập lòe hai sắc: vàng bóng và xanh nhợt. Hắn nuốt nước dãi kêu ừng
ực. Rồi hắn tặc lưỡi một cái để ra hiệu cho hắn đường do dự nữa” {18; 122}. Quá trình tự tha hóa
của nhân vật có sự vận động nội tâm phức tạp. Đầu tiên hắn hút thuốc lào và tự thưởng thức về
tiếng kêu của điếu thuốc, rồi hắn thấy thời tiết đẹp mà mình phải ngồi ở nhà thì xót xa quá. Tiếp
theo, hắn muốn đi đâu đó, nhưng không có tiền, rồi hắn thầm ước có ai đó đến mua bưởi nhà hắn và
hắn mơ thấy năm đồng, thấy con chó thui vàng óng, mắt hắn sáng lên. Và từ đó, thịt chó đã trở
thành nỗi ám ảnh, choáng ngộp cả tâm trí hắn. Hắn suy tính, trăn trở, do dự, bế tắc và thất vọng.
Nhưng bất chợt thấy con chó vàng nhà hắn, thì hắn lại nghĩ ra lí do để giết nó “Nghèo rớt mùng tơi
như nhà hắn nuôi làm gì? Giả thử nhà còn trẻ nhỏ, thì nuôi chó cũng còn được việc. Nhưng nhà
không còn con trẻ” {18; 124} và việc mời bạn “Trả nợ miếng “ cũng hợp lẽ phải để giết thịt con chó
cùng ba ông khách nhấm rượu trong khi vợ con ngồi nhìn, ngồi chứng kiến chứ không được tham
dự bữa ăn bởi vì “Trẻ con không được ăn thịt chó”, “Láo toét! Chỗ này là chỗ quan viên uống rượu,
có phải không các cụ” {18; 130}
Như vậy, từ việc hút thuốc lào ban sáng đến việc giết con chó tưởng chẳng liên hệ gì nhưng lại
rất hợp lý. Đó là một quá trình tha hóa, không phải là hệ quả của ý tưởng trước nảy sinh ý tưởng
sau, mà là sự đan xen chuyển hóa lẫn nhau.
1.2.2.2. Tha hóa do các tác nhân ngoại cảnh.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa ngoại cảnh (dt), “Những hoàn cảnh bên ngoài đối với đời sống
nói chung, hoàn cảnh khách quan nói chung” {153; 1201}. Hoàn cảnh bên ngoài ít nhiều tác động
đến đời sống của các nhân vật trong sáng tác của Nam Cao. Trong đó, bên cạch những tác động tích
cực, phần nhiều là những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, hành động của nhân
vật theo hướng suy đồi, biến chất, tha hóa. Với người nông dân hoàn cảnh sống đã đẩy họ vào
những con đường bần cùng, bế tắc, không lối thoát. Những con người cùng khổ như Chí Phèo, lão
Hạc, lang Rận, dì Hảo, chị đĩ Chuột, anh cu Lộ… Không chỉ giống chị Dậu (Tắt đèn – Ngô Tất Tố),
anh Pha (Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan) ở hoàn cảnh đói nghèo mà hơn thế mỗi người
trong họ phải chịu nỗi đau về nhân phẩm. Một người cha tự tử (Nghèo) bỏ lại vợ, con với cảnh nợ
nần chồng chất vì không muốn bệnh tật của mình là gánh nặng cho vợ con. Trường hợp lão Hạc
cũng tự tử vì không muốn ăn vào phần của con, nhưng có phần đau đớn với những giằng xé lương
tâm khi nghĩ mình đã nỡ lừa một con chó. “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi, còn đánh lừa một
con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó” {18; 252}. Rồi đến anh lang Rận cũng thắt cổ tự tử cũng
vì quá nhục nhã, đau đớn. “Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận trời. Y giận thân. Y tím ruột, tím gian.
Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau” {18; 281}. Một Chí Phèo muốn hoàn lương “Hắn thèm lương
thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao. Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”{18; 57}, “Tao
muốn làm người lương thiện” {18; 61}, Kết cục Chí cũng chết trên ngưỡng cửa trở lại làm người do
hoàn cảnh đã không chấp nhận khát vọng làm người của anh. Nhưng bi kịch đau đớn nhất là lúc họ
nhận thức được sự trói buộc của hoàn cảnh và những chi phối của nó, họ nhận thấy được sự bất lực
của bản thân, lương tâm giày vò và có lẽ, họ nghĩ cái chết sẽ giải quyết tất cả. Chí Phèo nhận thấy
hoàn cảnh trở lại làm người không còn “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất
được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa?” {18; 61}.
Cả cuộc đời của Chí Phèo hầu hết chịu sự tác động của ngoại cảnh. Cũng có lúc, anh đứng vững
bằng ý chí, nghị lực “Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt.
Người ta không thích cái gì người ta khinh. Vả lại bị một con đàn bà gọi đến mà bóp chân! Hắn
thấy nhục hơn là thích, huống hồ lại sợ” {18; 56}. Với chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), những
nổ lực cuối cùng phải bán con, bán chó, bán cả gánh khoai để trả những đồng sưu cao thuế nặng vô
lý ấy. Sống trong xã hội bất công, thiếu dân chủ ấy, con người con người có cố gắng vùng vẫy bằng
cũng không thoát được sự bủa vây của ngoại cảnh.
Có nhiều tác nhân dẫn đến sự tha hóa, trong đó cái đói và miếng ăn là nguyên nhân chính “Ở
làng Thứ, bao giờ cũng như bao giờ, hiếm hoi lắm mới có một nhà được mỗi ngày hai hay ba bữa
cơm no. Còn thì chỉ bữa no hay bữa đói thôi. Mà có được toàn cơm! Họ phải ăn độn ngô, khoai, rau
má, cháo cám, rau luộc trừ cơm. Thứ đã thấy có người ăn lá sắn tàu luộc làm rau, lá bà nụ nấu
canh, sung luộc….Có người ăn cháo nấu chỉ có một ít gạo còn thì chỉ toàn nõn khoai ngứa, có khi
cả những cái lá non, bỏ vào cho đặc và nhiều. Có người ăn củ chuối… Một ông già hàng xóm kể
cho Thứ nghe một câu chuyện giống như truyện ngụ ngôn. Một năm lụt, một buổi tối ông gọt sạch
sẽ một cái củ chuối, ngâm bên dưới cầu ao cho nó hết nhựa đi, để sáng mai ăn. Ông cứ tưởng mình
như thế đã cùng cực lắm rồi, và đi ngủ rất yên tâm, chẳng thắc mắc một tí nào về kẻ trộm. Ấy thế
mà lại có một anh hàng xóm khổ hơn, lúc chập tối thấy ông ngâm cái củ chuối ở cầu ao, đêm đói
quá, sinh thèm, chẳng ngủ được, phải vùng dậy, im hơi lặng tiếng lội qua ao, lấy trộm củ chuối, rồi
lại lóp ngóp lội về nhà mình.” {18; 631}. Giống như người xưa nói “Bần cùng sinh đạo tặc” củ
chuối không đáng giá, nhưng vì đói quá mà tha hóa, họ có thể ăn những thứ mà dành cho gia súc ăn
như ngô, khoai, cám… Thậm chí có những thứ mà lần đầu tiên người ta mới biết như nõn khoai
ngứa, củ chuối, lá bà mụ nấu canh, sung luộc… Nhà văn Kim Lân từng nói đến nồi chè cám mà bà
cụ Tứ đãi hai con trong đêm nên vợ nên chồng. Miếng ăn của con người ngang tầm hoặc thấp hơn
của loài súc vật. Ở bài “Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao” của Nguyễn Đăng Mạnh, theo
ông, nhà văn kêu gọi hãy cứu lấy nhân phẩm, nhân tính và nhân cách con người trước cái đói và
miếng ăn chứ không phải kêu gọi cứu lấy cái đói cho con người như một số nhà văn khác cùng thời
“Nhưng nếu như ở tác phẩm của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì ở tác phẩm của Nam Cao lại
là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính con người đang bị cái đói, miếng ăn làm cho
tiêu mòn đi… Hãy cứu lấy những nhân cách đang bị hủy diệt, những linh hồn đang héo hắt chết
mòn, chết mỏi vì miếng cơm, manh áo” {70; 12}. Nam cao nói nhiều về cái đói, miếng ăn, cái nhục,
cái khổ. Trong đó, cùng là những con người đói nhưng miếng ăn có phần được đề cập nhiều hơn cái
đói. Cũng như, cùng là những con người khốn khổ ấy nhưng cái nhục vẫn được nói đến nhiều hơn
cái khổ. Cho nên dù khổ và đói vẫn hơn miếng ăn và cái nhục. Bởi “Miếng ăn là miếng nhục”. Dù
nhục nhưng con người vẫn chấp nhận vì quá đói, chấp nhận cái nhục tức là chấp nhận tha hóa, từ bỏ
nhân phẩm, từ bỏ tính người để chấp nhận cách sống của một con vật. Chẳng hạn, bà của cái Tý
trong Một bữa no, bị cái đói dày vò nhiều ngày “Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc, mới
đầu thì còn được ba tấm, sau một tấm cũng không có nữa” {18; 228}. Rồi bà than thở “Chao ôi!
Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao” {18; 226}. Nên suy nghĩ được cho là sáng
suốt để kiếm một bữa ăn đã nhục lắm rồi, nhưng cái cách mà bà ăn còn nhục nhã, khốn khổ hơn
nhiều: “Bà ăn nhanh, ăn vội, cố theo kịp người ta vì sợ người ta ăn hết. Bà lão lập cập, run rẩy làm
rớt cả mắm ra ngoài… Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết
gì. Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết” {18; 233 - 234}. Trong “Tư cách mõ”, cũng vì miếng ăn
mà anh cu Lộ đã đánh mất tư cách người và tạo nên một tư cách mõ ở một anh nông dân vốn rất
hiền lành và có lòng tự trọng. “Từ ấy, không những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn xin thêm xôi,
thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm mà xúc lấy. Ăn hết
bao nhiêu thì hết, còn hắn gói đem về cho vợ con lấy, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu để
lại ăn hai ba ngày” {18; 216}. Nói theo Đinh Thị Hoa “Từ chuyện miếng ăn tầm thường, Nam Cao
đã đưa đến vấn đề nhân loại, giống lên hồi chuông báo động về sự hủy hoại nhân tính của con
người” { 40; 48}. Rõ ràng, cũng vì miếng ăn, sự đố kị, lòng ghen ghét của mọi người là nguyên
nhân chính tác động để anh cu Lộ hiền lành, chân chính ngày nào đã đánh mất bản thân mình.
“Vườn đất hẹp. Gia bản không có gì. Anh cu Lộ chỉ độc nai lưng ra cày thuê, cuốc mướn. Nói thế,
nghĩa là nhà cũng túng. Nhưng túng thì túng thật, mà bụng dạ anh ta khá. Anh chỉ làm ăn với nuôi
vợ, nuôi con, chứ không hề ăn trộm, ăn cắp nhà ai… Nói cho phải, thì anh cu Lộ ăn ở phân minh
lắm. Bởi vậy, kẻ trên, người dưới, hàng xóm láng giềng ai cũng mến” {18; 211 - 212}. Nếu anh cu
Lộ từng bước đánh mất bản thân do sự tác động của thành kiến xã hội, lòng ích kỉ, thái độ kinh bỉ
của mọi người. Hay Chí Phèo cũng có hoàn cảnh tương tự, cũng từ một anh canh điền hiền lành
chất phát, lương thiện. “Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc
mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba
sào ruộng làm. “ {18; 54} Chính sự ghen tuông, hèn hạ của Bá Kiến, sự bực tức của ông trước dư
luận đã đẩy anh canh điền hiền lành lương thiện ấy vào nhà tù thực dân và chế độ nhà tù ấy đã hủy
hoại cả hình hài và nhân tính của con người. "Có người bảo ông lý ghen với anh canh điền khỏe
mạnh, mà sợ bà ba không dám nói… Chỉ biết một hôm Chí bị người ta giải huyện, rồi nghe đâu
phải đi tù” {18; 33}. Nam Cao không chỉ thể hiện lòng thông cảm, xót thương cho những người
nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội mà còn thể hiện những trăn trở, dằn vặt khôn nguôi trước cuộc
sống vô nghĩa, bế tắc. Nhà văn buồn cho những kiếp người nhưng vẫn tin tưởng ở họ. Tin ở bản tính
hiền lành, chất phát của con người. Nên các nhân vật của ông không buông xuôi, thụ động mà luôn
tích cực, chủ động vươn lên trong cuộc sống.
Tiểu kết:
Các nhân vật trong sáng tác của Nam Cao dù tự thân tha hóa hay do tác động của ngoại cảnh
thì kết cục của những sự tha hóa đó thường là cái chết nhưng không phải cái chết theo quy luật sinh
hóa lẽ thường (Sinh Lão bệnh Tử). Mà đó là những cách chết luôn để lại sự băn khoăn, day dứt
trong lòng người đọc như cách chết dữ dội bằng bả chó của lão Hạc (Lão Hạc), cách chết đau đớn,
vật vả, quằn quại của Chí Phèo (Chí Phèo). Cách chết vì miếng ăn bà cái Tý (Một bữa no), anh
Chuột (Nghèo). Cái chết đầy uất ức của anh Phúc (Điếu văn), đến cái chết vì hỗ thẹn của lang Rận
(Lang Rận)…. Những cách chết ấy thường diễn ra sau một quá trình đấu tranh tư tưởng gay gắt,
quyết liệt ở mỗi nhân vật. Họ chọn cách từ giã cõi đời khi không còn niềm tin vào cuộc sống, không
còn khả năng đấu tranh để níu kéo sự sống. Họ đã sống những ngày bi kịch, cùng đường không lối
thoát.
Các nhân vật rơi vào bi kịch, tha hóa, tìm đến cái chết nhưng không phải là cái chết ngờ nghệch,
mù quáng. Mà nói như W. Shakespeare “To be or not to be: that is the question”, (Sống hay không
sống đó là vấn đề), đó là cách chết mà các nhân vật đã nhân thức được ý nghĩa và giá trị của nó, cái
chết giải quyết được nhiều vấn đề, trả lời được nhiều câu hỏi. Vì thế, mà cái chết của các nhân vật
được Nam Cao miêu tả không hề vô nghĩa. Đó là hồi chuông thức tỉnh mọi người, cảnh báo một xã
hội đầy rẫy những bất công, phi lí. Nói như GS Nguyễn Văn Hạnh “Trong tác phẩm của Nam Cao,
con người sống trong một xã hội thật dữ dằn, cay nghiệt, hoàn cảnh như muốn nghiền nát con
người đi, nhưng con người vẫn không chịu khuất phục, vẫn cố ngoi lên để sống, để bộc lộ tính cách,
để làm người. Cuộc đấu tranh khi quyết liệt, khi âm thầm của con người với hoàn cảnh và với chính
bản thân mình để tìm lối ra, để vươn tới ánh sáng, giữ gìn các giá trị nhân bản ngay trong hoàn
cảnh sống tưởng như không thể nào chịu đựng nổi, niềm tin của tác giả vào thiện căn của con
người, khao khát của tác giả về một cuộc sống xứng đáng lương thiện. Tất cả điều này làm cho
những trang viết của Nam Cao bao giờ cũng thấm đượm, lan tỏa sự ấm áp của tình người, của hi
vọng, mặc dù nhà văn nhiều lúc cũng trình bày sự thật cuộc sống đến mức trần trụi không thương
tiếc.” {60; 27 – 28}
Chương 2:
PHƯƠNG DIỆN VÀ HỆ QUẢ CỦA SỰ THA HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO
TRƯỚC 1945
2.1.Các phương diện của sự tha hóa:
2.1.1. Tha hóa về đạo đức - nhân cách:
Đạo đức – một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng
điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực đời sống của xã hội không trừ lĩnh vực nào.
Đạo đức khác với những hình thức điều chỉnh hoạt động quần chúng như pháp quyền, những sắc
lệnh nhà nước, những truyền thống dân tộc… Những yêu cầu của đạo đức mang hình thức bổn phận
phải làm không riêng một ai, như nhau đối với tất cả, nhưng không chịu sự ra lệnh của ai cả. Những
yêu cầu này, có tính chất tương đối bền vững. Chúng khác phong tục đơn giản hoặc truyền thống đã
được duy trì bởi sức mạnh của một trật tự đã ổn định, ở chỗ chúng có cơ sở tư tưởng dưới hình thức
những quan niệm về con người phải sống, phải cư xử như thế nào. Trong đạo đức, bên cạnh ý thức
xã hội, ý thức cá nhân đóng một vai trò không kém quan trọng. Dựa vào những quan niệm đạo đức,
lĩnh hội những quan niệm đó trong quá trình giáo dục, với mức độ đáng kể, cá nhân có thể điều
chỉnh hành vi của mình và tự nhận định về ý nghĩa đạo đức với tất cả những gì diễn ra chung quanh.
Nét đặc trưng của nhân cách là thừa nhận “Cá nhân” là hiện thực có trước và là giá trị tinh
thần cao nhất, hơn nữa “Cá nhân” được hiểu như yếu tố tinh thần đầu tiên của tồn tại. Còn nhiệm vụ
xã hội chủ yếu không phải là chỗ làm biến đổi thế giới, mà là cải tạo “Cá nhân”, tức là góp phần
thúc đẩy sự tự hoàn thiện về tinh thần của “Cá nhân”.
Tha hóa về đạo đức – nhân cách thể hiện trong sự phát triển của cá nhân theo chiều hướng
ngược lại những chuẩn mực đạo đức xã hội. Thật khó để có một thước đo đánh giá mức độ tha hóa
về đạo đức – nhân cách, nên căn cứ vào những biểu hiện, những suy nghĩ, những toan tính của các
nhân vật có chiều hướng phản lại các giá trị nhân văn, làm cơ sở đánh giá về sự tha hóa đạo đức và
nhân cách của con người trong các sáng tác của Nam Cao. Thế giới nhân vật trong sáng tác của
Nam Cao trước cách mạng tháng Tám rất da dạng, phong phú như nông dân, trí thức, tiểu tư sản,
công chức… Mỗi nhân vật đều thể hiện cuộc sống của mình qua những trang viết của Nam Cao.
San trong “Sống mòn” vốn là người bạn thân của Thứ, họ đều là những người trí thức, sống
bằng nghề dạy học. Họ ở chung một nhà, làm chung một chỗ, ăn chung bữa. Nhưng suy nghĩ và
hành động có phần khác nhau rất nhiều. Nếu Thứ là người đã có vợ ở quê, xa gia đình nhưng tình
cảm đối với vợ thì một lòng chung thủy. Trong khi đó, San lại có những suy nghĩ, toan tính ngược
lại “Tôi có làm cho nó chửa. Bà Béo chắc phải van tôi mà gả nó cho tôi. Bấy giờ, dù có biết tôi một
vợ, hai con rồi cũng chẳng làm gì. Vẫn phải gả như thường. Làm hai mà chẳng phải chịu à?...Bà ấy
không có con trai bao nhiêu của nả sẽ về tôi, đã không mất gì, lại được mấy cái nhà, có ghen cũng
chẳng nỡ nói nào. Thế là tôi hai vợ. Một vợ trông coi vườn ruộng ở nhà quê, một vợ buôn bán ở
tỉnh thành. Tôi chỉ việc nằm ăn. Thế có thú không?” {18; 550 - 551}. Rõ ràng, dù là suy nghĩ, toan
tính của San nhưng cảnh vợ San ở quê nuôi con, San sống mưu sinh nơi thành thị tìm kiếm từng bữa
ăn thì của cải vật chất, nhà cửa sẽ làm cho San quên mất bản thân mình. Đó là nguyên nhân dẫn đến
sự sa sút về nhân cách, sự băng hoại về nhân phẩm của con người. Dù là nông dân hay trí thức vẫn
có nguy cơ đánh mất nhân cách trước hoàn cảnh nghèo đói, trước sự quyến rủ của vật chất. Bên
cạnh đó, hàng loạt những con người nghèo túng, đói rách, lẻ ra phải chí thú làm ăn, thì lại rơi vô
cảnh rượu chè, cờ bạc, danh vọng hão huyền (Một bữa no, trẻ con không được ăn thịt chó, thôi về
đi, mua danh). Nam Cao viết nhiều về những người trí thức tiểu tư sản, tức nhắm vào tầng lớp
mình, bản thân mình. Chẳng hạn, nhân vật Hài trong “Quên điều độ”, một anh giáo nghèo và ốm
yếu cũng thèm khoái lạc như ai nhưng lại tự dối mình là sống điều độ “Người điều độ thật là một
người khôn ngoan” {18; 375}. Những anh trí thức tỏ ra quảng đại, h._.g “Hy
vọng có thể tồn tại trong một thế giới không có Chúa trời”. Như vậy, “Lạc quan” là một từ hiện đại
thể hiện thái độ tích cực đối với thế giới, bộc lộ niềm tin vào thành quả đầy hứa hẹn, đó là cuối cùng
cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Chủ nghĩa lạc quan có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với một từ bắt
nguồn từ ngôn ngữ Latinh mang nghĩa “Hy vọng”. Có một câu nói rằng: “Hy vọng thăng hoa bất
diệt trong mỗi con người.”
Tuy nhiên, lạc quan được sinh ra một cách vô thức, và trong khi khái niệm “Hy vọng” xưa như
lịch sử loài người, thì chủ nghĩa lạc quan lại mới mẻ và trường cửu.
Tinh thần lạc quan hay chủ nghĩa lạc quan – đó là lòng tin vào tương lai tốt đẹp hơn vào khả
năng thắng lợi của cái thiện đối với cái ác, của chính nghĩa đối với phi nghĩa. Còn thái độ bi quan
hay chủ nghĩa bi quan thì biểu hiện trong những quan điểm cho rằng các sự biến đi đến chỗ tồi tệ
hơn. Biểu hiện cho những tâm trạng chán nản không tin vào sự thắng lợi của cái thiện, chính nghĩa.
Những người theo thuyết cải thiện cho rằng: “Chỉ có thể cải thiện thế giới bằng cách hoàn thiện cá
nhân”, bằng sự khai sáng. Xét về bản chất của mình, chủ nghĩa Mác là lạc quan, bởi vì nét nổi bật
của nó là lòng tin tưởng vào sự tiến bộ vô hạn của và những khả năng của con người. Đối lập với
thuyết cải thiện, học thuyết Mác – xít xuất phát từ chỗ cho rằng cái quyết định sự phát triển đi lên
của xã hội là hoạt động cách mạng của quần chúng, phù hợp với những quy luật phát triển xã hội
đã được nhận thức”. {150; 300}.
Lạc quan đã trở thành một triết lý sống hiện đại. Chúng ta vẫn sử dụng từ “Lạc quan” để nói
về con đường phía trước, thậm chí khi cuộc sống rơi vào khó khăn. Nếu lạc quan bắt đầu được hiểu
đơn giản là sự không chấp nhận thất bại, một khi nó xứng đáng với tên gọi “Lạc quan” thì nó sẽ
đơm hoa kết trái, trở thành quyết tâm kiên định và hợp với lẽ phải hướng tới trong tương lai. Luôn
bất chấp những thất bại và trở ngại phải đối mặt, một người lạc quan với đầy đủ hiểu biết về những
nỗi gian truân tiềm ẩn sẽ tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn. Những hứa hẹn của tương lai là niềm an
ủi của chủ nghĩa lạc quan.
Chủ nghĩa lạc quan, sẽ xây dựng nền tảng trực tiếp từ sự chấp nhận quá khứ để có thể tạo dựng
tương lai. Chủ nghĩa lạc quan khẳng định vai trị của các nghệ sĩ đương đại. Theo đuổi những ước
mơ riêng, hành động đại diện cho tất cả chúng ta, các nghệ sĩ mang đến cho chúng ta niềm vui,
những suy nghĩ, nhận xét, sự hài hước và trên tất cả là niềm hi vọng.
Cái nghèo làm cho người ta cảm thấy nhục nhã, chán nản với hiện tại và bi quan ở tương lai.
Vì thế, có lần Thứ tự nhủ với lòng mình “Y không thể cất đầu lên được. Y đã cố bảo y rằng: Y cũng
có học, cũng thông minh không kém gì những ông ký, ông phán, những thanh niên nhà giàu vào trạc
tuổi y; hơn thế nữa, y lại biết trọng nhân cách và có những ước vọng cao, nghĩa là y chẳng có một
cái gì đáng cho người ta có thể khinh; y đã cố bảo y rằng có quyền nhìn thẳng vào mặt người ta mà
chẳng thẹn thùng, y vẫn thấy nhút nhát và sợ sệt. Y ngấm ngầm đau khổ vì mình.” {18; 564}. Sự bi
quan và lạc quan đan xen với nhau trong dòng suy nghĩ của các nhân vật. Cuộc sống nghèo khó làm
các nhân vật mất đi sự tin tưởng ở bản thân, cùng với xã hội thực dân phong kiến tối tăm không cho
phép họ hi vọng vào tương lai tươi sáng. Thế nhưng, một số nhân vật vẫn hi vọng vào sự đổi đời,
vào cuộc sống sẽ tươi sáng dần lên. Thứ hi vọng một ngày không xa y sẽ làm hiệu trưởng, quản lý
và đề ra nhiều kế hoạch đổi mới cái trường y đang dạy. Dù không tin tưởng nhưng lão Hạc vẫn lạc
quan hi vọng một ngày không xa con lão sẽ về vì thế lão đã gởi tiền bán chó và giấy tờ vườn cho
ông giáo chuyển cho con trai lão. Một Chí Phèo đã tha hóa - quỷ dữ làng Vũ Đại, ai cũng sợ hắn
nhưng Chí vẫn hi vọng sẽ làm hòa với mọi người, hi vọng thị Nở sẽ sống với y và mở đường cho y,
mẹ cái Tý cũng hi vọng sẽ kiếm được một bữa ăn thật no sau nhiều ngày vật vả vì đói khát…
Tuy nhiên với thói quen trong cuộc sống, thật khó thay đổi. Nhưng Thứ vẫn không chấp nhận
quan điểm cho rằng thói quen không thể thay đổi. Trong lúc ghen tuông, ngờ vực về vợ mình, Thứ
đã suy nghĩ rất nhiều về thói quen, tư tưởng, tình cảm con người: “Mọi người cười, Thứ cũng cười,
Y hơi đỏ mặt. Y tin vào những lý lẽ của y lắm; nhưng y vẫn ghen, vẫn thắc mắc như thường. Tại sao
như vậy? Y suy nghĩ một cách buồn rầu, rồi bảo:
- Đó là thói quen. Không phải cái thói quen của riêng mình, nhưng mà là cái thói quen lưu
truyền đã mấy đời, đến nỗi nó đã nhập vào máu của chúng ta. Tư tưởng, tình cảm, cảm giác, hành
động của chúng ta đều khuôn theo những thói tục. Những lời nói sẵn trong thời đại của chúng ta.
Thời thế đổi, lòng người đổi. Thế kỷ sau, sẽ lọc cho máu chúng ta trong trẻo lại.
- Y thở dài nghĩ bụng “nhưng tại sao người ta lại không thể nghĩ đến chuyện lọc máu ta ngay
từ giờ?” {18; 687}. Với thời gian, các thói tục có thể thay đổi. Nhưng theo Thứ ta vẫn có thể làm
thay đổi nó, đó là cuộc Cách mạng lọc máu. Nghe có vẻ mơ hồ nhưng đó là một ý tưởng mới mẻ,
táo bạo, là cách thay đổi con người thoát khỏi các thói tục đã ăn sâu vào trong suy nghĩ, tình cảm,
hành động của con người bao đời nay. Ý tưởng thay đổi con người bằng cách lọc máu vừa mới mẻ,
vừa triệt để, khi mà các biện pháp, các chủ chương tác động từ ngoài đã không còn tác dụng. Ngày
nay, những thói quen tiêu cực đã thâm nhập vào các lĩnh vực, các ban ngành và trở thành một phần
trong giao tiếp, ứng xử làm ăn, hợp đồng. Để thay đổi chúng, tiến đến một xã hội văn mình thì “Lọc
máu” là phương cách hữu nghiệm nhất.
Thứ luôn cho rằng, chính cái thói quen đã bó buộc con người và làm cho con người không
dám thay đổi, chấp nhận cuộc sống tù túng mãi. Và cái thói quen này đã trở thành nếp nghĩ, nếp
sống cam chịu của con người bấy giờ. “Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những
khóm xanh xanh kia, có biết bao nhiêu người sống như y, nhưng không bao giờ dám cưỡng lại đời
mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu
roi. Ở bên kia những cánh cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con
trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt đứt sợi dây
thừng. Cái gì giữ con trâu lại đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc sống rộng rãi hơn, đẹp đẽ
hơn? Ấy là thói quen. {18; 747}. Thứ đã từng rời xa quê nhà để làm một cuộc phiêu lưu vào Sài
Gòn, rồi lại trở về Hà Nội, anh đi nhiều, trải nghiệm nhiều nhìn cảnh sống của con người cam chịu,
bằng lòng với thực tại, cũng như con trâu kia không dám bức sợi dây thừng để đến đám cỏ xanh.
Điều đó giải thích vì sao dân tộc ta ngàn năm chịu sự đô hộ của giặc Phương Bắc, hay cách mà tầng
lớp địa chủ, thực dân đè đầu cưỡi cổ dân ta từ nhiều đời nay. Cũng vì họ đã cam chịu số phận, quen
sống kiếp tù đày như con trâu, con bò chỉ biết kéo cày, ăn cỏ và chịu đòn roi. Không mấy ai mạnh
mẽ, dám đứng lên chống lại chúng như chị Dậu trong Tắt đèn hay bỏ trốn để tự giải thoát bản thân
như Mị, A Phủ trong Vợ chồng A Phủ. Thứ đã tìm ra nguyên nhân ngăn con người đến cuộc sống
tốt đẹp hơn hay con trâu đến với đồng cỏ xanh tươi chính là thói quen. Cái thói quen đã ăn sâu vào
tiềm thức, vào máu thịt họ bao đời nay rồi. Cái sự lệ thuộc vô hình ấy, làm cho con người không
dám nghĩ đến cái mới, chấp nhân trong cái thực tại đó để được yên thân, yên phận. Cái thói quen
không tiếp cận, chấp nhận những cái mới dẫn đến đời sống tụt hậu dần, bảo thủ, trì trệ. Sống trong
vòng luẫn quẩn u mê. Thói quen biểu hiện cho tư tưởng chủ quan, quan liêu, duy ý chí. Ngoài ra,
với bề dày thời gian, nó trở thành hệ tư tưởng của cả cộng đồng người, của tầng lớp thống trị và
tầng lớp bị trị. Cái nếp xã hội ấy cứ lặp đi lặp lại từ đời này qua đời kia. Đây không thể được xem là
xã hội phát triển bền vững, mà đúng hơn, nó đang suy thoái. Vì các mâu thuẩn xã hội vẫn còn đó,
chúng được bảo vệ bởi thói quen muôn đời. Mâu thuẩn không được giải quyết thì quan hệ cũ sẽ
không được phá vỡ để thay vào đó những quan hệ mới, cái mới tiến bộ hơn phù hợp với thực tiễn xã
hội. Nam Cao đã có tầm nhìn khái quát mang tính vĩ mô, muốn thay đổi thói quen dọn đường cho
cái mới ra đời, trước tiên phải thay đổi về chất “Lọc máu”. Những triết luận của ông không khô
khan, không nặng nề màu sắc chính trị mà bằng những hình ảnh văn học rất đời thường, giản dị mà
thâm thúy. Đem đến người đọc sự cảm nhận phong phú, đa dạng, gần gũi, đặc biệt tâm tư, ước vọng
đổi mới xã hội của tác giả, nhưng để đổi mới xã hội trước hết phải đổi mới con người, như câu nói:
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Bởi hệ thống thượng
tầng kiến trúc của xã hội vẫn là những quan niệm, thói quen, tư tưởng, tôn giáo… ngấm sâu vào ý
thức của con người. Thói quen cam chịu, an phận hạn chế hi vọng, mơ ước của con người.
Sự lạc quan của nhân vật có cơ sở để hi vọng nhưng rất mơ hồ, phần nhiều họ chết rồi mà
những điều họ mong muốn vẫn chưa đến. Hi vọng có khi không đến với bản thân nhân vật nhưng sẽ
đến với xã hội khi nhân vật không còn. Lạc quan vào tương lai là niềm tin tưởng ở cuộc sống hiện
tại. Thế nên, các nhân vật trong sáng tác của Nam Cao dù sống trong vòng luẫn quẩn, bần cùng bế
tắc nhưng niềm tin của họ vào cuộc sống vẫn không tắt. Một Hộ nghèo khó, con nay ốm mai đau,
nhà không có gạo để ăn, nợ nần chồng chất nhưng niềm say mê văn chương và ước mơ viết tác
phẩm để đời vẫn không dứt. Hay một Điền nghèo đói lắm, cơm gạo có thể thiếu, còn lòng tin tưởng
vào nghệ thuật sẽ không bao giờ cạn. Tinh thần lạc quan giúp cho nhân vật cầm cự với cuộc sống
quá đói khổ bế tắc và thực tế cho thấy có những hi vọng thái quá, lí tưởng, phi thực tế. Tuy nhiên,
người ta luôn tôn trọng niềm tin và hi vọng của con người dù họ ở bất cứ hoàn cảnh sống nào. Đó là
khát vọng của tự do và lẽ sống của con người.
Tiểu kết:
Đi tìm nghệ thuật thể hiện sự tha hóa trong sáng tác của Nam Cao sẽ không dừng lại và tôi
thiết nghĩ sẽ còn nhiều công trình nghiên cứu phát hiện thêm. Chương này chỉ tìm hiểu một vài yếu
tố nghệ thuật về miêu tả, giọng điệu và ngôn ngữ. Với sự trình bày còn nhiều hạn chế này mong góp
phần làm rõ thêm các giá trị nghệ thuật mà Nam Cao đã đem đến cho nền văn học dân tộc. Bên cạnh
những nhà văn hiện thực xuất sắc như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… đã phản
ánh những vấn đề lớn lao trong xã hội, những đấu tranh giai cấp thì Nam Cao đã tìm cho mình một
hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực qua sự xung đột trong thế giới nội tâm
nhân vật. Với những chuyện hằng ngày, riêng tư, nhỏ nhoi… mà đã khái quát lên những vấn đề lớn
trong cuộc sống như triết lí sống, sự sống chết, cuộc đời đổi thay, con người tha hóa… Tư tưởng
nhân đạo thấm nhuần trong các trang viết của Nam Cao, ông luôn đồng tình với khát vọng sống
lương thiện và khát vọng được phát huy đến tận cùng tài năng của con người. Nên ngoài việc phê
phán xã hội thực dân phong kiến hủy hoại cuộc sống con người, phê phán nhiều hình thức tha hóa
của con người, đặc biệt đòi hỏi xã hội phải tạo điều kiện để con người được sống một cuộc sống thật
sự ý nghĩa.
KẾT LUẬN
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Số lượng tác phẩm
của ông trước 1945 không đồ sộ như các nhà văn cùng thời, với một tiểu thuyết “Sống mòn” và bốn
mươi mốt truyện ngắn, truyện vừa (Theo tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, 2005). Nhưng giá trị
thì rất lớn lao, ngoài những cách tân về mặt nghệ thuật, ông còn đề ra nhiều quan điểm về cuộc
sống, nhà văn, nghề văn. Đặc biệt, tác giả xoáy sâu vào nỗi đau về sự tha hóa của con người trong
xã hội đương thời.
Phần nhiều các nhà văn hiện thực tập trung khai thác nhiều những xung đột xã hội, mâu thuẩn
giai cấp, phong tục tập quán. Nói chung, đó là đời sống bên ngoài của con người. Còn Nam Cao lại
đi sâu vào đời sống bên trong, thế giới tâm hồn của con người để phản ánh những phương diện tha
hóa của họ. Ngoài việc nêu ra những hiện tượng tha hóa, nguyên nhân và hệ quả của chúng như quy
luật tất yếu của xã hội. Tác giả muốn đánh thức mọi người trước những băng hoại về tinh thần,
những hệ lụy của những suy nghĩ và hành động tha hóa đem lại.
Trong quá trình khắc họa hình ảnh con người bị tha hóa, Nam Cao đã sử dụng nhiều thủ pháp
thể hiện như miêu tả, giọng điệu, ngôn ngữ. Từ đó, tác giả khái quát thành những triết lí, quy luật
của cuộc sống. Âm hưởng của những trang Nam Cao làm nhức nhối lòng người bao thế hệ về các số
phận bi thảm. Cuộc sống nghèo khó cơm áo, tù túng dẫn đến nhiều thân phận cùng cực, bế tắc,
nhiều người phải chết. Cái chết cũng đa dạng: chết vì đói, chết no, chết nhục, chết vì danh dự… Cái
chết nào cũng uất ức, thê thảm và đấu tranh tư tưởng gay gắt trước khi phải chết. Người chết đã rồi,
người sống càng cùng quẩn hơn, sống mà như đang chết mòn về thân xác và tâm hồn. Nam Cao đã
gióng hồi chuông cảnh tỉnh cho con người bao thế hệ về một thời kì đen tối trong lịch sử dân tộc.
Bước đầu tìm hiểu về “Sự tha hóa của con người trong sáng tác của Nam Cao trước 1945”.
Người viết chỉ muốn khẳng định thêm một nét riêng về đặc trưng phong cách của Nam Cao trong số
các nhà văn cùng khuynh hướng hiện thực phê phán. Những tìm hiểu trên chỉ dừng lại ở một chừng
mực nhất định, hẳn còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các bậc thầy (cô) cũng như
những đồng nghiệp. Trong thời gian không xa, khi có điều kiện thuận lợi, bản thân sẽ tiếp tục tìm
hiểu về “Sự tha hóa của con người trong văn học hiện thực phê phán trước 1945” mà Nam Cao đã
đặt cột mốc đầu tiên để nghiên cứu.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân, 1984, Văn học và phê bình. Nxb mới - Hội nhà văn Việt Nam
2. Lại Nguyên Ân, 1992, Nam Cao cuộc cách tân văn học thế kỉ 20, TCVH 1992, số 1, tr 40
3. Vũ Tuấn Anh, 2000, Nam Cao - con người và tác phẩm. Nxb Văn học Hà Nội
4. Vũ Tuấn Anh, 1992, Phong cách truyện ngắn Nam Cao, trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội
nhà văn Hà Nội 1992, Tr 108, 115.
5. Đào Tấn Anh, 1992, Tesekhop và Nam Cao - một sáng tác hiện thực kiểu mới, TCVH 1992, số 1,
tr 48
6. Lê Huy Bắc, 1998, Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, TCVH 1998, số 9, tr 66.
7. Vũ Bằng, 1969, Nam Cao - Nhà văn không biết khóc, tạp chí văn học Sài Gòn, số 95, 1969
8. Lê Bảo, 1997, Giảng văn Việt Nam. Nxb Giáo dục
9. Chim Văn Bé, 1998, Luận án Thạc sĩ, Thi pháp nhân vật trong truyện ngắn trước 1945 của Nam
Cao.
10. Hoàng Cao, 1997, Những mẫu chuyện xoay quanh các nhân vật trong "Đôi lứa xứng đôi",
TCVH 1997, số 10.
11. Nguyễn Minh Châu, 1987, Nam Cao. Báo Văn nghệ 1987, số 29.
12. Phan Tú Châu, 1992, Đôi điều so sánh giữa Chí Phèo và AQ, TCVH 1992, số 1 tr 44.
13. Huệ Chi - Phong Lê, 1960, Đọc truyện ngắn Nam Cao soi lại những bước đi lên của nhà văn
hiện thực. TCVN 1960, số 8.
14. Huệ Chi - Phong Lê, 1961, Con người và cuộc sống trong tác phẩm Nam Cao, TCVH 1961, số
1, tr 63.
15. Doãn Chính - Đinh Ngọc Thạch, 2008, Vấn đề Triết học trong tác phẩm của C. Mac - Ph.
Anghen - V. Lenin. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
16. Vũ Khắc Chương, 2000, Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao. Nxb Văn học Hà
Nội
17. Phạm Vĩnh Cư, 1992, M.Bakhtin - Lý luận và thi pháp tiểu thuyết.
Nxb Bộ văn hóa thông tin và thể thao, trường viết văn Nguyễn Du Hà Nội
18. Nguyễn Cừ, 2005, Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học
19. Nguyễn Văn Dân, 1998, Lý luận văn học so sánh. Nxb Khoa học xã hội.
20. Đỗ Đức Dục, 1964, Tìm hiểu chủ nghĩa hiện thực phê phán, TCVH 1964, số 2
21. Trần Ngọc Dung, 1992, Luận án Phó Tiến sĩ, Ba phong cách truyện ngắn trong Văn học Việt
Nam . thời kì đầu những năm 1930 - 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao. Hà Nội
22. Trần Ngọc Dung, 1992, Gặp gỡ giữa M. Gorki và Nam Cao, trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao",
Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 211, 215.
23. Lê Tiến Dũng, 2000, Nam Cao một đời văn. Nxb Trẻ - Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp
Hồ Chí Minh.
24. Đinh Trí Dũng, 1992, Bi kịch tự ý thức – nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao,
trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 33, 39.
25. Phạm Huy Dũng, 1992, Bàn thêm về ý nghĩa thẩm mỹ của cái gọi là "Yếu tố tự nhiên chủ
nghĩa" trong tác phẩm Nam Cao, trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội nhà văn Hà Nội
1992, Tr 97, 107.
26. Văn Giá, 1992, Nói thêm về nhân vật Thị Nở, trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội nhà văn
Hà Nội 1992, Tr 153, 159.
27. Văn Giá, 1993, Gánh nặng mặc cảm trong đời sống và đời viết của Nam Cao. Tạp chí văn nghệ
Nha Trang số 18, 1993
28. Lê Thị Đức Hạnh, 2000, Nguyễn Công Hoan về tác gia tác phẩm. Nxb Giáo dục.
29. Nguyễn Văn Hạnh, 1993, Nam Cao - Một đời người một đời văn. Nxb Giáo dục Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Hạnh, 1965, Mối quan hệ giữa hiện tại thế giới quan đối với quá trình sáng tác văn
học, TCVH 1965, số 3, tr 19.
31. Nguyễn Văn Hạnh, 1966, Tác dụng phức tạp của thế giới quan đối quá trình sáng tác,VH 1966,
số 1, tr 37.
32. Nguyễn Văn Hạnh, 1966, Suy nghĩ về truyện ngắn, TCVH 1966, số 7, tr 13.
33. Nguyễn Văn Hạnh, 1971, Ý kiến của Lê Nin về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, TCVH
1971, số 4, tr 91.
34. Nguyễn Văn Hạnh, 1987, Nội dung về khái niệm của chủ nghĩa hiện thực trong văn học, TCVH
1987, số 1, tr 57.
35. Nguyễn Văn Hạnh, 1992, Nam Cao và khát vọng về cuộc sống lương thiện, xứng đáng, trong
"Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 20, 28.
36. Lê Thị Đức Hạnh, 1993, Chất hài trong truyện ngắn Nam Cao. Tạp chí tác phẩm mới số 3, 1993
37. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2007, Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục.
38. Trần Văn Hiếu, 2006, Ba phong cách trào phúng trong Văn học Việt Nam thời kì 1930 - 1945
Nguyễn Công Hoan - Vũ Trọng Phụng - Nam Cao. Nxb Quốc gia Hà Nội
39. Đỗ Đức Hiểu, 1992, Hai không gian sống trong "Sống mòn", trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao",
Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 187, 196.
40. Đinh Ngọc Hoa, 2001, Luân án Tiến sĩ, Những phương diện chủ yếu của thi pháp văn xuôi tự sự
của Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
41. Đỗ Kim Hồi, 1990, Chí Phèo của Nam Cao, TCVH 1990, số 3, tr 30
42. Trần Thị Hồng, 2006, Chuyện chưa biết về nhà văn Nam Cao. Nxb Công an Nhân dân.
43. Nguyên Hồng1960, Đọc những truyện ngắn của Nam Cao. Trích sách "Sức sống của ngòi bút"
Nxb Văn nghệ, H. 1963.
44. Tô Hoài, 1956, Người và tác phẩm Nam Cao. Tạp chí Văn nghệ 1956, số 145.
45. Tô Hoài, 1954, Chúng ta mất Nam Cao. In trong báo văn nghệ số 61, 1954
46. Nguyễn Thái Hòa, 1992, Chất giọng Nam Cao trong Chí Phèo, trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao",
Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 164, 172.
47. Hoàng Thị Hương, 1996, Vẻ đẹp con người. Trích sách: "Tiếng nói tri âm" tập 2 Nxb trẻ
TPHCM, 1996
48. Đặng Tấn Hướng, 2000, Nam Cao - Chí Phèo, Tủ sách tác phẩm dung trong nhà trường, Nxb
Đồng Nai.
49. Phùng Ngọc kiếm, 1992, Những đổi mới trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao sau 1945, trong
"Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 46, 56
50. Lê Đình Kị, 1964, Nam Cao - con người và xã hội cũ. Báo Văn nghệ 1964, số 54
51. Kim Lân, 1997, Tôi là nhân vật của anh. In trong tuyển tập Kim Lân Nxb văn học, H., 1997
52. Phong Lê, 1997, Nam Cao phác thảo sự nghiệp và chân dung. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
53. Phong Lê, 1997, Nam Cao kết thúc vẻ vang phong trào Văn học hiện thực. Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
54. Phong Lê, 1986, Người trí thức kiểu Nam Cao, chiến thắng của chủ nghĩa hiện thực, TCVH
1986, số 6, tr 117.
55. Đoàn Lê, 1992, Người làm phim về Nam Cao, TCVH 1992, số 2, tr 35
56. Phong Lê, 1997, Đọc lại và lại đọc "Sống mòn". TCVH 1997, số 10.
57. Phong Lê, 1992, Lời bạt Nam Cao, năm 1991. TCVH 1992, số 1
58. Phong Lê, Cấu trúc ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao TCVNQĐ, số 10, Tr 117.
59. Phong Lê, 1987, Tình cảnh người nông dân và cái làng quê Việt Nam tiền Cách mạng trong
sáng tác của Nam Cao. TCVH 1987, số 5, tr 84.
60. Phong Lê, 1992, Sự sống và sức sống trong Nam Cao, trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội
nhà văn Hà Nội 1992, Tr 10, 19
61. Đoàn Lê, 1992, Làng Vũ Đại ngày ấy, trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội nhà văn Hà Nội
1992, Tr 256, 264.
62. Phong Lê, 1997, Nam Cao - Nhìn từ cuối thế kỉ. Trích sách "Văn học trên hành trình của thế kỉ
XX". Nxb địa ốc quốc gia, H., 1997
63. Phong Lê, 1997, Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao. Trích sách: "Nam Cao - Phác thảo sự
nghiệp và chân dung”. Nxb Khoa học xã hội, H.,1997
64. Phong Lê, Thanh Vân, 2000, Tô Hoài về tác gia tác phẩm. Nxb Giáo dục.
65. NicuLin, 1992, Tác phẩm Nam Cao ở Liên Xô, TCVH 1992, số 2 Tr 39.
66. Trần Tuấn Lộ, 1964, Qua truyện ngắn Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam Cao,
TCVH 1964, số 4, tr 28.
67. Phương Lựu, 1997, Lý luận Văn học. Nxb Giáo dục.
68. Phạm Quang Long, 1994, Một số đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao, TCVH 1994, số 2, tr
20.
69. Đức Mậu, 1992, Các mối quan hệ xã hội trong làng Vũ Đại, trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb
Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 159, 164.
70. Nguyễn Đăng Mạnh, 1991, Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao. Kiến thức ngày nay, Tp
HCM, số 71, 1991.
71. Nguyễn Đăng Mạnh, 1997, Nhớ Nam Cao và những bài học của ông. Trích sách "Văn học trên
hành trình của thế kỉ XX". Nxb địa ốc quốc gia, H., 1997
72. Nguyễn Đăng Mạnh, 1997, "Một đám cưới". Trích sách giảng văn Văn học Việt Nam. Nxb Giáo
dục, H., 1997
73. Nguyễn Đăng Mạnh, 1979, “Nhà văn tư tưởng và phong cách”. Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà
văn Việt Nam.
74. Đặng Anh Đào, 1991, Khả năng tái sinh của Chí Phèo. Báo Văn nghệ, số 51.
75. Phan Cư Đệ, 2000, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Nxb Giáo dục Hà Nội.
76. Quỳnh Nga, Có hay không yếu tố tự nhiên trong chủ nghĩa sáng tác của Nam Cao, TCVH 1991,
số 3, tr 28.
77. Phương Ngân, 2000, Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc. Nxb Thông tin Hà Nội.
78. Nguyễn Lương Ngọc, 1991, Văn Nam Cao, báo Văn nghệ, 1991, số 51.
79. Phạm Thị Ngọc, 2000, Nam cao - Sống mòn tác phẩm và dư luận. Nxb Giáo dục.
80. Nguyễn Lương Ngọc, 1992, Thử sống trong Nam Cao, trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội
nhà văn Hà Nội 1992, Tr 28, 33.
81. Lã Nguyên, Khả năng phản ánh đời sống của Nam Cao TCVNQĐ, số 10, Tr 121.
82. Phạm Xuân Nguyên, 1992, Nam Cao và sự lựa chọn một chủ nghĩa hiện thực mới, trong "Nghĩ tiếp
về Nam Cao", Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 66, 78.
83. Phùng Quý Nhâm, 1998, Tinh thần phân tích tâm linh, một đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực,
TCVH 1998, số 4
84. Phùng Quý Nhâm, Lâm Vinh, 1998, Tiếp cận Văn học. Nxb Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ
Chí Minh.
85. Phùng Quý Nhâm, Lâm Vinh, 1991, Thẩm định Văn học. Nxb Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ
Chí Minh.
86. Phong Nhã, 1997, Cùng với Nam Cao làm học trò trường Đảng, TCVH 1997, số 10.
87. Vương Trí Nhàn, 1992, Những biến hoá của chất nghịch dị trong
truyện ngắn Nam Cao trước 1945, TCVH 1992, số 1.
88. Trương Thị Nhàn, 1992, Nhân vật "Hắn" với một nét đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật Nam
Cao, trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 138, 144.
89. Cao Đắc Điểm, Ngô Thanh Lịch, 2008, Ngô Tất Tố việc làng và các tập phóng sự. Nxb Văn hóa
thông tin.
90. Nguyễn Tri Niên, 1992, Chí Phèo tỉnh, Chí Phèo không say, TCVH 1992, số 1, tr 35.
91. Hà Minh Đức, 2000, Lý luận văn học. Nxb Giáo dục
92. Hà Minh Đức, 1982, Nam Cao đôi nét nghệ thuật sáng tạo tâm lý, TCVH 1982, số 6, Tr 71, 78,
102.
93. Hà Minh Đức1992, Nam Cao phê phán và tự phê phán, trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội
nhà văn Hà Nội 1992, Tr 39, 45.
94. Hà Minh Đức, 1999, Nam Cao toàn tập, Nxb Văn học Hà Nội.
95. Hà Minh Đức, 1997, "Đôi lứa xứng đôi" tập truyện sớm xác định phong cách độc đáo của Nam
Cao. Báo văn nghệ số 18, 1997
96. Hà Minh Đức, 1997, Tầm quan trọng của hoàn cảnh trong tác phẩm của - Nam Cao. In trong
Nam Cao đời văn và tác phẩm, NXB văn học, H., 1997
97. Thặng Ngọc Pho - Trần Quang Vinh, 1992, Làng Đại Hoàng và sáng tác của Nam Cao,
trong"Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 242, 251.
98. Phan Diễm Phương, 1962, Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao, TCVH
1962, số 1, tr 35, 37.
99. Huỳnh Như Phương, 2007, Trường phái hình thức Nga. Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh.
100. Pham Diễm Phương, 1992, Lối văn kể chuyện của Nam Cao, trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao",
Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 132, 138.
101. Vũ Đức Phúc, 1962, Bàn về thuyết tính người trong văn học, TCVH 1962, số 5, tr 1.
102. Phạm Văn Phúc, 1998, Cái "Tứ" trong những truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao, TCVH 1998,
số 4, tr 99.
103. Nguyễn Duy Quý1999, Giáo trình Triết học Mac _Lenin. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
104. Vũ Dương Quỹ, 1955, Những nhân vật, những cuộc đời và nẻo đường đi tìm nhân cách. Trích
sách: "Những nhân vật, những cuộc đời, tập 1, Nxb Giáo dục 1955.
105. Trần Thị Sen (Vợ Nam Cao), 1997, Những dòng kỉ niệm, TCVH 1997, số 10.
106. Chu Văn Sơn, 1996, Nghệ thuật văn xuôi của truyện ngắn Lão Hạc. Trích sách: "Tiếng nói tri
âm" tập 2 Nxb trẻ TPHCM, 1996
107. Trần Đình Sử, 2008, Tự sự học - một số vấn đề Lý luận lịch sử. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
108. Trần Đình Sử, 1998, Cấu trúc đối thoại trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, TCVH
1998, số 12, Tr 42.
109. Trần Đình Sử, 1997, Lý luận và phê bình Văn học. Nxb Giáo dục.
110. Vũ Thăng, 2001, Một vài đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nam Cao. Nxb Quân đội Nhân dân
Hà Nội.
111. Sông Thai, 1969, Nam Cao, nhà văn hiện thực của cách mạng và kháng chiến. Tạp chí văn học
Sài Gòn số 95
112. Tuấn Thành, Lan Hương, Anh Vũ- Nam Cao - Chí phèo: tác phẩm - dư luận. Nxb Văn học
Hà Nội.
113. Phạm Phương Thảo, 2000, Luận án Thạc sĩ, Bút pháp xây dựng
nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn. Tp Hồ Chí Minh.
114. Nguyễn Đình Thi, 1952, Nam Cao, Trích sách "Mấy vấn đề văn học" NXB Văn nghệ, H. 1956
115. Nguyễn Ngọc Thiện, 2000, Vũ Trọng Phụng về tác gia, tác phẩm. Nxb Giáo dục.
116. Nguyễn Ngọc Thiện, 1997, Tuyển tập phê bình Văn học Việt Nam, tập 1, 2, 3, 4, 5. Nxb Văn
học Tp. Hồ Chí Minh.
117. Nguyễn Ngọc Thiện, 1992, Bút pháp tự sự đặc sắc trong " Sống mòn", trong "Nghĩ tiếp về
Nam Cao", Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 177, 187.
118. Đỗ Ngọc Thống, 1991, Thêm một lời "Bào chữa" cho Nam Cao qua nhân vật thị Nở. In trong
báo nhân dân chủ nhật, 6, 10, 1991
119. Hoàng Trung Thông, 1987, Một lần gặp Nam Cao. In trong báo người Hà Nội, 1987
120. Đỗ Đình Thọ, 1992, Thiên duyên của Nam Cao với làng Vũ Đại, trong "Nghĩ tiếp về Nam
Cao", Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 251, 256.
121. Phan Trọng Thưởng, 1997, Tìm hiểu chữ "Nhưng" trong văn Nam Cao. TCVH 1997, số 10, tr
31.
122. Bích Thu, 1999, Nam Cao về tác gia, Tác phẩm. Nxb Giáo dục.
123. Bùi Công Thuấn, 1997, Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng. Tạp chí văn học
số 2, 1997
124. Đỗ Lai Thúy, 1990, Thứ nhất sợ kẻ anh hùng (Đi tìm ẩn số nghệ thuật truyện "Chí Phèo"). In
trong tạp chí ngôn ngữ số 4, 1990
125. Nguyễn Duy Từ, 2004, truyện ngắn của Nam cao từ lãng mạn đến hiện thực. Nxb Thuận Hóa.
126. Phan Văn Thông, 2004, Luận án Tiến sĩ, Phong cách nghệ thuật Nam Cao. Tp Hồ Chí Minh.
127. Nguyễn Huy Tưởng, 1987, Tưởng nhớ Nam Cao. In trong báo văn nghệ số 29, 1987
128. Lê Ngọc Trà, 1991, Lý luận và văn học. Nxb Trẻ
129. Hà Bình Trị, 1996, Nam Cao nghĩ về nghề văn. TCVN QD số 8, 1996. Tr 108 - tr 112.
130. Hà Bình Trị, 1996, Luận án Phó Tiến sĩ, Những vấn đề trong sáng tác của Nam Cao qua thực
tiễn nghiên cứu về nhà văn. Hà Nội.
131. Hà Bình Trị, 1996, Chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ độc đáo của Nam Cao, sự ý thức về cá nhân,
TCVH 1996, số 9, tr 45.
132. Hà Bình Trị, 1997, Truyện ngắn nưã đêm của Nam Cao hiện thực chủ nghĩa hay tự nhiên chủ
nghĩa, TCVH 1997, số 4, tr 59
133. Hà Bình Trị, 1996, Một tác phẩm đặc sắc của Nam Cao chưa được chú ý "Truyện người hàng
xóm". - Trích từ những vấn đề sáng tác của Nam Cao qua thực tiễn nghiên cứu về nhà văn:
Luận án PTS khoa học Ngữ văn 1996
134. Hà Bình Trị, 1997, Bàn thêm về Chí Phèo, Thị Nỡ, TCVH 1997, số 10, tr 51.-
135. Lê Văn Trương, 1941, Tựa Đôi lứa xứng đôi. Trích sách đôi lứa xứng đôi. NXB Đời mới, H.,
1941
136. Trần Thị Việt Trung, 1992, Về các nhân vật dị dạng trong sáng tác của Nam Cao, trong "Nghĩ
tiếp về Nam Cao", Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, Tr 192, 97.
137. Nguyễn Văn Trung, 1969, Con người bị từ chối làm người trong truyện "Chí Phèo" của Nam
Cao. Tạp chí văn học Sài Gòn số 95, 1969
138. Nguyễn Quang Trung, 1988, Tính chất lưỡng hóa trong nhân vật Chí Phèo. Tập san phổ thông
trung học - khoa học xã hội số 1, 1988
139. Trần Thị Thanh Trúc, 2004, Luận án Thạc sĩ: Số phận tinh thần của con người trong sáng tác
Nam Cao. Tp Hồ Chí Minh.
140. Chu Văn, 1992, Chỉ một lần gặp Nam Cao, trong " Nghĩ tiếp về Nam Cao", Nxb Hội nhà văn
Hà Nội 1992, Tr 235, 241.
141. Chu Văn, 1991, Chỉ một lần gặp Nam Cao. In trong văn nghệ Hà Nam Ninh số 4, 1991
142. Lâm Vinh, 1998, Quy luật chủ thể hóa nghệ thuật. TCVH 1998, số 4
143. Nguyễn Thị Thanh Xuân, 1996, Bi kịch của Lão Hạc. Trích sách: " Tiếng nói tri âm" tập 2 Nxb
trẻ TPHCM, 1996
144. Trần Đăng Xuyền, 1991, Thời gian, không gian trong thế giới nghệ thuật Nam Cao. TCVH
1991, số 5.
145. Trần Đăng Xuyền, 1991, Nam Cao và những vấn đề của cuộc sống hôm nay, Văn nghệ1991,
số 51.
146. Trần Đăng Xuyền, 1998, Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
TCVH 1998, số 6, tr 63
147. Trần Đang Xuyền, 1998, Nam Cao qua những công trình một nhà nghiên cứu, TCVH 1998, số
9, tr 61
148. Trần Đang Xuyền, 1991, Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao TCVNQĐ 1991, số 10, Tr 94
149. Mai Thị Hảo Yến, 2001, Luận án Tiến sĩ, Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao. Hà Nội.
150. M.M. Ðoçíịặÿ, 1986, Từ điển Triết học. Nxb Tiến bộ Mát - XCơ –Va
151. Nguyễn Như Ý, 1998, Đại từ điển Tiếng Việt. Nxb Văn hóa thông tin
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5195.pdf