Tài liệu Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa: Đề tài:
Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ TẬP TRUNG HÓA BÁO CHÍ
1. Khái niệm tập trung hóa báo chí
Hiện nay, vẫn có những quan điểm khác nhau về khái niệm tập trung hóa và tập trung hóa báo chí. Theo từ điển Tiếng Việt thì từ “tập trung” có nghĩa là dồn lại, tụ họp ở 1 nơi, hoặc là dồn sức lực, trí tuệ, hướng hoạt động vào việc gì” (trang 1444 Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý, NXB ĐHQG TPHCM, 2007). Còn tập trung hóa thì được hiểu như quá trình... Ebook Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dồn lại, tụ hợp lại tại một nơi, một điểm. Hay nói cách khác hiểu một cách đơn giản nhất thì tập trung hóa báo chí là quá trình tích tụ các cơ quan báo chí lại với nhau, tập hợp lại thành một cơ quan to nhất.
Theo Pierre Albert trong cuốn “Lịch sử báo chí” thì cho rằng: “Quá trình tập trung hóa là quá trình mà các báo có số lượng phát hành lớn hơn nuốt hoặc loại bỏ với các báo có số lượng phát hành thấp hơn để củng cố địa vị của mình”.
Xem xét trong quá trình hình thành và phát triển của báo chí trên thế giới ta nhận thấy: thứ nhất, quá trình tập trung hóa diễn ra đầu tiên ở các nước TBCN, sau đó phát triển mạnh và lan sang các nước khác trên toàn thế giới. Thứ hai quá trình này gắn với những hoạt động mua lại hoặc sáp nhập giữa các công ty để hình thành nên những công ty lớn hơn. Thứ ba là quá trình này vẫn còn tiếp diễn và phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Tóm lại, “Tập trung hóa là quá trình sáp nhập, kết hợp, bắt tay giữa các cơ quan báo chí, hoặc thôn tính, thâu tóm, bành trướng lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí để hình thành nên các tập đoàn báo chí”.
2. Quá trình tập trung hóa báo chí diễn ra như thế nào?
Đối với đa số các nước TBCN lớn thì hiện tượng tập trung hóa các phương tiện thông tin đại chúng trên thị trường quốc gia là một hiện tượng tiêu biểu, phổ biến. Quá trình này đang được mở rộng hơn bởi sự xâm nhập mạnh mẽ của các tập đoàn xuyên quốc gia vào hoạt động kinh doanh thông tin. Quá trình tập trung hóa báo chí vẫn tiếp tục diễn ra đến tận bây giờ không phụ thuộc vào các phương cách hình thức sở hữu và các phương pháp điều hành doanh nghiệp.
2.1. Theo X.I.Bêglốp trong tác phẩm “Các tổ chức độc quyền ngôn luận” chia quá trình tập trung hóa theo 5 hướng
- Hướng hợp nhất: thông qua sát nhập hoặc trên những nguyên tắc ký kết đối tác với hình thức thành lập những phương tiện thông tin đại chúng mới cùng loại và phụ thuộc. Ví dụ các mạng lưới báo, mạng lưới các đài phát thanh và truyền hình… thuộc vào loại này còn có các phương tiện thông tin đại chúng quốc gia nào đó bành trướng sang các nước khác. Trong một số trường hợp các doanh nghiệp còn mang tính chất độc lập về phương diện tài chính, nhưng sự chỉ đạo chung lại xuất phát từ một đại bản doanh. Các ấn phẩm “Reader’ Digest” (Mỹ), “Burda Moden Magazine” (Đức) và những ấn phẩm tương tự khác đã cho thấy rõ xu hướng này.
- Hướng hợp nhất các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau thành một tổ hợp thống nhất (báo – đài phát thanh – đài truyền hình…) Trong trường hợp tiến hành những chiến dịch thông tin hoặc tuyên truyền, những tổ hợp đa năng ấy cho phép ta tiết kiệm được nhiều tiền bạc và đồng thời còn đạt được hiệu quả cao
- Hướng thôn tính, thâu tóm khi các tập đoàn công nghiệp – tài chính mua lại các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này cho phép các giới kinh doanh lớn vận động hành lang cho các quyền lợi của mình trong quá trình chuẩn bị đưa ra các quyết định quan trọng của nhà nước và hình thành công luận theo hướng cần thiết. Ngoài ra điều này còn cho phép đạt được tình hình ổn định về tài chính của toàn bộ tập đoàn và giảm phần nào mức độ lệ thuộc của các phương tiện thông tin đại chúng và những đơn đặt hàng quảng cáo. Về phương diện này, ví dụ có ý nghĩa là các cơ sở báo chí của những hiệp hội ấy sát nhập vào cơ cấu nhà nước, để tạo thành những hiệp hội báo chí chuyên ngành đóng vai trò tích cực trong quá trình tự điều chỉnh của báo chí. Chẳng hạn, tạp chí Tín hiệu là ấn phẩm của Hội công nghiệp và cục thông tin của quân đội Mỹ. Hiệp hội các nhà báo của công nghiệp dầu lửa cũng hoạt động mạnh…Một ví dụ tiêu biểu nữa là tập đoàn báo chí News Corportion và các hoạt động thôn tính các công ty khác của tập đoàn này.
- Các công ty thông tin đại chúng hùng mạnh mua lại các xí nghiệp công nghiệp không có liên quan đến hoạt động kinh doanh, biên tập – xuất bản hoặc hoạt động phát thanh – truyền hình. Nếu như trước kia các tờ - rớt báo chí mua lại các cánh rừng và các xí nghiệp sản xuất giấy hoặc ký kết các thỏa thuận đối tác với các xí nghiệp ấy thì giờ đây những tờ - rớt ấy xâm nhập vào khắp nơi: từ công nghiệp rừng xenluylô- giấy cho đến các ngành dịch vụ, hoạt động kinh doanh giải trí, xâm nhập vào những ngành điện tử mới nhất và vật lý hạt nhân. Trên cùng một mức độ đó có thể phác họa kiểu hoạt động như vậy của phương tiện thông tin đại chúng thông qua ví dụ về tập đoàn “The New York Times Corporation” cùng với các các tổ chức và các hang con của nó. Tập đoàn ày có những cánh rừng của mình ở Canada, có những xí nghiệp xenluylô –giấy, các nhà xuất bản, các mạng lưới phát thanh và truyền hình, các tổ chức của những giới chuyên gia máy tính và các lập trình viên…
- Cải tổ cơ cấu các tổ chức thông tin đại chúng độc quyền, phân phối lại các luồng thông tin trên các kênh thông tin. Người ta thấy hiện tượng các luồng thông tin kinh doanh được chuyển sang các hãng tin chuyên biệt và các máy tính chuyên biệt. Chẳng hạn nguồn thu chủ yếu của hãng tin Reuters không phải từ những người đặt mua thông tin quốc tế, mà là từ hoạt động đưa tin về các hoạt động của sở giao dịch trong những thời điểm đã định… Hãng tin AP đã tổ chức ra hình thức dịch vụ ấy của AP – Dow Jones và áp dụng hình thức dịch vụ này vào thị trường dầu lửa của một số nước. Những bản tin của sở giao dịch đăng trên các báo đã mất đi tính thời sự trước kia của mình. Những thông tin được chuyển tải nhanh chóng qua các chương trình phát thanh và truyền hình (đặc biệt là qua các kênh chuyên biệt của truyền hình cáp). Vì vậy các tờ báo và tạp chí tập trung chú ý vào khâu phân tích, bình luận và dự báo. Xu hướng này cũng biểu hiện trong lĩnh vực phát thanh. Ví dụ các tập đoàn phát thanh hàng đầu ở Thụy Sĩ đã dành cho khâu bình luận rất nhiều thời lượng hơn trước kia.
2.2. Từ khái niệm định nghĩa ở trên ta có thể thấy quá trình tập trung hóa diễn ra theo hai hướng chính
Sáp nhập: đây là quá trình tập trung hóa được tiến hành trên nguyên tắc hợp nhất, thông qua sáp nhập hoặc trên những nguyên tắc ký kết đối tác để hình thành nên những tập đoàn báo chí lớn hoặc những công ty truyền thông lớn dựa trên sức mạnh và tiềm lực của cả hai gộp lại.
Ví dụ lần sát nhập giữa AOL và Time Warner năm 2001:
Time Warner
- Nền tảng: là sự sát nhập của Warner Communication và Time Inc, năm 1987.
- Trụ sở: New York, Mỹ.
- Những nhà lãnh đạo chủ chốt: Richard D.Parsons, chủ tịch Jeffiey L.Bewkes; và tổng giám đốc điều hành Wayre Pace cùng các CFO khác.
- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: phát thanh, xuất bản, in, viễn thông.
- Thu nhập: 50.48 tỉ $ (2008)
- Nhân viên: 86.000 (31/12/2007)
AOL
- Là tên viết tắt của American Online, là một tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ Internet trên toàn cầu.
- Thành lập năm 1985, có trụ sở tại Duless, Virginia, Mỹ.
- Những nhà lãnh đạo chủ chốt: Randy Falco, Ted Leoniss, Ronald Grant.
- Lĩnh vực kinh doanh chính: cung cấp dịch vụ Internet trên tòan cầu
- Khẩu hiệu: “See what’s here for you”
Sự sát nhập của AOL và TIME WARNER
· Ngày 11/2/2000 : AOL và Time Warner chính thức sát nhập và mang tên AOL TIME WARNER (A-T)
· Vào thời gian AOL và Time Warner hợp nhất, giá cổ phiếu của AOL tăng cao do sự bùng nổ của các công ty dotcom. Tập đoàn sáp nhập AOL Time Warner hiện có 135 triệu khách hàng; chỉ riêng AOL đã thu hút thêm được 1,3 triệu khách hàng mới trong năm 2001. Tuy nhiên, sau khi bong bóng Internet xẹp xuống, giá cổ phiếu của hãng này đã giảm rất mạnh
· Công việc thống nhất hoạt động kinh doanh của hai công ty cũng có rất nhiều khó khăn. Có một khoảng cách văn hoá kinh doanh lớn giữa hai công ty bởi AOL mới có thời gian hoạt động 20 năm, trong khi Time Warner đã có thâm niên tới 78 năm, với những ấn phẩm báo chí uy tín từ Fortune tới Sports Illustrated. Đã có những lời kêu ca, phàn nàn từ phía các phóng viên của Time và CNN tỏ ý lo lắng việc xiết chặt chi phí hoạt động có thể ảnh hưởng tới chất lượng các bài báo.
· Năm 2001, sau khi sát nhập, hoạt động kinh doanh của tập đoàn này rất ảm đạm. Cổ phiếu của AOL TIME WARNER đã giảm 9% mặc dù lợi nhuận trước thuế đã tăng 20%, đạt 2.5 tỷ $.
· Tính riêng trong quý I/2001, A-T lỗ 1.8 tỉ $. Nguyên nhân chính gây ra sự thất bại này là do doanh thu quảng cáo của hãng giảm sút tới 14%.
· Ngay việc sáp nhập AOL và Time Warner cũng đã có nhiều khó khăn. Với số vốn 210 tỷ USD, giờ đây tập đoàn AOL Time Warner đã lớn gấp đôi đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình là Viacom với số vốn gần 100 tỷ USD. Hai tổng hành dinh cách nhau hơn 320 km: tổng hành dinh của AOL ở miền bắc Virginia, hiện là văn phòng điều hành của ông Case, và tổng hành dinh của Time Warner tại Manhattan là văn phòng của ông Levin. Tổng số nhân viên của tập đoàn hiện lên tới 90.000 người.
· Tháng 5/2002, ông Ted Turner (phó chủ tịch) quyết định ra đi, gây nhìêu xáo trộn trong hoạt động kinh doanh của tập đòan. Chủ tịch AOL TIME WARNER Steve Case cũng thôi giữ chức và tổng giám đốc điều hành Dick Parsons sẽ thế chỗ.
· Báo chí đưa tin rằng Time Warner đã đàm phán căng thẳng trong suốt cả năm qua về tương lai của AOL, không loại trừ cả khả năng bán tống bán tháo toàn bộ gánh nặng này (AOL bắt đầu sáp nhập vào Time Warner từ tháng 1/2001). Nhưng càng về đến cuối năm 2005, ý tưởng "hợp tác" càng được chú ý: nhiều khả năng được đặt lên bàn: bắt tay cùng công cụ tìm kiếm MSN của Microsoft chăng, hay siết chặt thêm quan hệ quảng cáo với Google, hãng đang cung cấp công nghệ tìm kiếm cho AOL.
· Sự dùng dằng trong tương lai của AOL đang cho thấy một thực tế: đến giữa thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3, khu vực online đang bị chia rẽ thành 2 tuyến: một bên là những hãng thành công trong việc kiếm tiền từ tìm kiếm và cung cấp dịch vụ Web còn một bên là những kẻ "trâu chậm" không muốn uống nước đục.
· Năm 2005-2006, tập đoàn này đã làm ăn khấm khá trở lại.
· Năm 2006, Công ty này nói lãi ròng trong quý ba năm nay (2006) tăng lên thành 2,3 tỷ USD từ con số 853 triệu quý ba năm ngoái.Thu nhập của Time Warner tăng 7% thành 10,9 tỷ USD, được đẩy mạnh nhờ việc hãng này mua lại công ty Adelphia Communications. Tháng trước, Time Warner đã bán hoạt động tại Anh của mình cho công ty Carphone Warehouse với giá 370 triệu bảng Anh. Tập đoàn này, vốn sở hữu cả xưởng phim Warner Bros và kênh truyền hình CNN, cho hay thu nhập từ AOL tăng tới 46%.Time Warner đã cải tổ hệ thống AOL hồi mùa hè để tăng lợi nhuận, cắt giảm 5.000 việc làm. Sau việc hãng này mua lại công ty Adelphia hồi đầu năm, nay Time Warner trở thành tập đoàn dịch vụ truyền thông cáp lớn thứ hai Mỹ, với trụ sở chính tại New York và Los Angeles. Cổ phiếu của Time Warner cũng tăng tới mức cao nhất trong bốn năm nay vào tháng trước.
· Người ta cho rằng ban quản trị Time Warner muốn xóa chữ AOL trước tên công ty này một vài lần nhưng kế hoạch chỉ được thực hiện khi giám đốc AOL Jonathan Miller cho phép vào tháng trước. Ông Miller có quan điểm trung lập trong mối cửu hận giữa AOL và ban điều hành Time Warner – như cách dùng từ của báo chí Mỹ.
·Ngay từ quý I/2007, Time Warner – đứa con được cưng chiều và kỳ vọng bậc nhất của làng truyền thông Mỹ đã được đón nhận niềm vui lớn: về nhất trong cuộc bình chọn những tập đòan truyền thông hùng mạnh nhất hành tinh ( Top Thirty Global Media Owners). Với 29.8 tỉ $ doanh thu đạt được trong năm tài chính 2005-2006, gấp đôi doanh thu của anh chàng News Corp, Time Warner đã trở thành người đi đầu trong cuộc bầu chọn danh tiếng của Zenith Optimedia Group, vượt mặt 30 anh tài khác một cách đầy thuyết phục.
Thôn tính, thâu tóm: đây là quá trình tập trung hóa diễn ra bằng cách một công ty hoặc một tập đoàn lớn mua lại các công ty khác và củng cố công ty ban đầu thành những tập đoàn báo chí hùng mạnh.
Ví dụ: quá trình thâu tóm các công ty khác của tập đoàn báo chí News Corporation – Rupert Murdoch:
Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch sinh ngày 11/3/1931 tại Melbourne, Australia. Trước đây, nhà tài phiệt này đã từng học ở Đại học Oxford danh tiếng và làm việc cho tờ Daily Express trong hai năm. Năm 1952 ông trở về Australia và thừa kế tờ The Adelaide News của Keith Murdoch, cha ông. Đó là một tờ báo tỉnh lẻ hạng hai. Mục tiêu của ông lúc bấy giờ là mang tờ Tin tức Adelaide vươn ra khỏi thị trấn Adelaide. Kể từ đó, cuộc đời của Rupert Murdoch luôn gắn liền với những thành công mang tầm quốc tế, ông từng bước sở hữu hết tờ báo này đến tờ báo khác ở khắp mọi nơi: ở Sydney là tờ Mirror, ở London là các hãng News of the World và the Sun, ở New York là tờ New York Post.
Năm 1954-1965: mua tờ The Sunday Times, Tạp chí Perth và New Ideas.
Năm 1963: sở hữu Wollonggong Win4 TV. Sau đó, ông mua thêm Kênh 9 của đài truyền hình Sydney.
Năm 1977: Mua thời báo New York Post với giá 30 triệu USD, đến năm 1988 bán sang tay để có tiền mua đài truyền hình và cuối cùng lấy lại vào năm 1993. Murdoch đã vào thị trường truyền thông Mĩ bằng cách mua tờ San Antonio News (1973), ngay sau đó sáng lập tờ National Star.
Năm 1979, Murdoch thành lập News Corporation trên đất Úc và bắt đầu thu mua những tờ báo và tạp chí hàng đầu London (Anh) và New York (Mĩ), cũng như thu mua nhiều tập đoàn truyền thông khác.
Năm 1985, Murdoch nhập quốc tịch Mỹ để có thể dễ dàng mua các đài truyền hình Mỹ hơn. Cũng trong năm này, ông đã sở hữu 50% hãng phim 20th Century Fox.
Năm 1986: Ông tiếp tục mua hãng MetroMedia, hãng này sở hữu 7 đài truyền hình lớn nhất nước Mỹ với giá 1,55 triệu USD. Ông phát triển sang Hongkong và mua tờ The South China Morning Post. Kết hợp với 20th Century Fox Studio, “bộ sậu” này đặt nền móng cho việc sáng lập kênh truyền hình Fox Television Network.
Năm 1988: Chi 3 tỷ USD để mua TV Guide, sau đó sáp nhật với công ty tương tác truyền hình Gemstar.
Năm 1989: Thành lập kênh truyền hình qua vệ tinh Sky TV với 4 kênh phát sóng trên toàn nước Anh, một năm sau sáp nhập với công ty British Satellite Broadcasting (lúc đó đang làm ăn thua lỗ) thành hãng BSkyB. Khối liên minh sau đó lỗ tới 2 tỷ USD và rơi vào khủng hoảng tài chính, nhưng dưới bàn tay của Murdoch đã trở thành BskyB hùng mạnh như ngày hôm nay.
Khi đã thành lập News Corp, Murdoch bắt đầu “tiến công” sang lĩnh vực phim ảnh (xưởng phim nổi tiếng nhất của News Corp là 20th Century Fox - Hãng phim này đã được công ty News Corporation của Murdoch mua lại từ những nhà sáng lập Star với giá 825 triệu đô la. 20th Century Fox nằm trong tập đoàn Fox Entertainment Group Inc. (FEG). News Corporation sở hữu 85% cổ phần của tập đoàn này) và phát thanh truyền hình. Hiện nay, mạng lưới truyền hình Fox (do công ty con Fox Broadcasting Company điều hành) đã lan toả đến 96% hộ gia đình Mĩ. Trong thập niên 1980, News Corp của Murdoch vươn tới lĩnh vực truyền hình và phim ảnh: ở Hollywood ông sở hữu hãng phim 20th Century Fox và hãng truyền hình Fox TV, ở Luân Đôn mua tờ Times và Sunday Times, ở châu Á ông mua đài truyền hình Star Television. Hiện nay, tập đoàn này đang nắm giữ lượng cổ phần khổng lồ của nền công nghiệp báo chí Australia, giữ 1/3 số tờ báo và BSkyB (hãng truyền hình vệ tinh) ở Anh. Gần đây, Murdoch đã mua đội bóng chày Los Angeles Dodgers.
Ở Anh, thông qua công ty con News International, News Corp của Murdoch có ảnh hưởng mạnh mẽ trong làng báo Anh, đặc biệt là từ khi sở hữu hai hệ thống báo Times Newspapers và News Group Newspapers (khoảng thời gian cuối thập niên 80 của thế kỉ 20) và một phần hệ thống truyền hình trả tiền BskyB (năm 1990).
Vào năm 1993, News Corp mua 63,6% cổ phiếu của công ty Star TV có trụ sở tại Hồng Kông với giá 525 triệu USD. Kênh truyền hình vệ tinh này hiện đang giúp các chương trình của News Corp đến với trên 300 triệu người xem trên 53 quốc gia toàn thế giới với tham vọng tiến vào thị trường truyền thông Trung Quốc, bởi đây là kênh truyền hình vệ tinh phát khắp khu vực châu Á. Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch rất tâm đắc với kế hoạch này, đặc biệt là khả năng chương trình sẽ trở thành đòn bẩy cho hãng phim Twentieth Century Fox của tập đoàn thâm nhập vào thị trường châu Á rộng lớn.
Trong suốt thập niên 90 của thế kỉ 20, News Corp chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở cả 3 châu lục. Năm đầu thế kỉ 21, News Corp thành công trong lĩnh vực kinh doanh Internet với AOL.
Năm 2003: Sau trận “hỗn chiến” với các đối thủ đấu thầu, Murdoch giành quyền kiểm soát đối với 38% cổ phiếu (trị giá 6,8 tỷ USD) của công ty truyền hình qua vệ tinh DirecTV.
Trong năm 2005, Rupert Murdoch đã từng chi 580 triệu USD để giành lấy MySpace trước con mắt tiếc rẻ của những công ty truyền thông khác. Trang web MySpace.com do InterMix Media sở hữu, mới chỉ hai năm tuổi nhưng chỉ riêng 1 tháng đã thu hút được 18 triệu lượt người tới để nghe hay xem hàng trăm ngàn nghệ sĩ cho phép công chúng nghe thử các tác phẩm của họ trước khi chúng xuất hiện tại các cửa hàng.Sau đó chỉ một năm, Google đã cam kết với News Corp về việc phân chia số tiền 900 triệu USD là doanh số quảng cáo cho 3 năm sau khi thỏa thuận trở thành công cụ tìm kiếm trên mạng đặc biệt cho trang web MySpace. Cũng trong năm 2005, News Corporation mua tiếp trang web Scout.com, một trang web thể thao trường học. Và vào tháng 09/2005, News Corp tiếp tục mua lại IGN Entertainment, một trang web trò chơi video và giải trí, với giá 650 triệu đôla
Năm 2007: Nhà tài phiệt truyền thông Rupert Murdoch đã thắng trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát đối thủ cạnh tranh của mình là hãng truyền thông Mỹ Dow Jones, chủ sở hữu của tờ nhật báo nổi tiếng phố Wall. Tin tức cho biết chủ sở hữu News Corporation sẽ trả 5,6 tỉ USD cho Dow Jones sau khi hai bên đạt được thoả thuận cuối cùng. Điều quan trọng nhất là ông trùm Murdoch đã thành công trong việc đảm bảo sự hậu thuẫn của gia đình Bancroft hiện là chủ sở hữu 64% số cổ phần trong Dow Jones. Tờ nhật báo phố Wall là một trong những tờ báo thành công và có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Trong những năm trở lại đây, tờ báo này có số lượng phát hành lớn nhất trong số các tờ báo ở Mỹ là 1,7 triệu tờ mỗi ngày.
Tờ nhật báo phố Wall được biết đến về các bài tường thuật và bình luận có giá trị mặc dù không phải tất cả đều đồng ý với những quan điểm của tờ báo này vốn được xem là rất bảo thủ. Giới chính trị và tài chính đánh giá đây là tờ báo "phải đọc" và đến mức nó có biệt danh là "kinh thánh của công việc". Tờ nhật báo phố Wall phát hành bản châu Á năm 1976 và bản châu Âu năm 1983. Hiện trang web của tờ báo này có hơn 930 ngàn độc giả thuê bao.
Trong khi đó, tập đoàn truyền thông Dow Jones sở hữu nhiều công ty chuyên cung cấp thông tin tài chính như hãng tin tài chính Dow Jones Newswires cùng những tờ báo và kênh truyền hình khác.
Tập đoàn truyền thông News Corp đã khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên khi quyết định đặt giá đầu tiên đến 5 tỷ USD để mua Dow Jones vào tháng 5 vừa qua. Được biết, ông Murdoch trước đó đã chú ý tới tờ nhật báo phố Wall vốn được đánh giá như viên kim cương trên vương miện của công việc kinh doanh của Dow Jones. Hầu hết các tờ báo của News Corp hoạt động trong thị trường nội địa, trong khi tờ nhật báo phố Wall là một trong số ít các thương hiệu báo chí mang tính toàn cầu. Việc sở hữu tờ nhật báo này đã đánh dấu một thành công mới và góp phần làm cho thương hiệu News Corp ngày càng trở nên nổi tiếng.
Mặc dù ban điều hành của Dow Jones đã ủng hộ thỏa thuận về thương vụ này nhưng một trong những Giám đốc của hãng, ông Dieter von Holtzbrinck đã từ chức để phản đối vì lo lắng ảnh hưởng của thoả thuận đến sự độc lập trong biên tập của tờ nhật báo phố Wall tuy News Corp đã hứa sẽ tôn trọng và bảo vệ vị trí của tờ báo.
Theo nhiều chuyên gia phân tích, Rupert Murdoch bỏ ra hơn 5 tỉ USD để mua tờ báo này bởi bốn bốn mối lợi được xem xét: mở rộng thị phần của tập đoàn ra toàn cầu vì trước giờ báo của News Corporation chỉ là báo địa phương; nâng cao thanh danh của vương quốc Murdoch nhờ vào uy tín nghề nghiệp của WSJ trong giới kinh doanh toàn cầu; tìm thêm lợi tức trên thị trường cổ phiếu và cuối cùng, hưởng lợi từ thị trường quảng cáo tăng mạnh sau thương vụ thắng lợi này.
Năm 2008: Rupert Murdoch “nhảy” vào tranh giành Newsday cùng hai ông lớn khác trong ngành kinh doanh truyền thông ở New York. Đây là tờ báo in lớn nhất của Long Island – hòn đảo ở phía Tây Nam thành phố New York thuộc tập đoàn truyền thông Tribune.
Tập đoàn truyền thông Tribune, chủ nhân của tờ báo in Newsday - vừa công bố bản báo cáo tài chính trong năm 2007. Chỉ tính riêng quý tư của năm 2007, tờ báo đã chịu lỗ 78.8 triệu USD. Con số này quả là không tưởng tượng được nếu đem so với mức lợi nhuận 239 triệu đô cùng kỳ năm trước đó. Cả năm 2007, Newsday chỉ thu lãi khoảng87 triệu đô – giảm 594 triệu so với năm 2006.
Ba đại gia được điểm mặt đặt tên trong cuộc chiến tranh giành Newsday lần này gồm có Rupert Murdoch, chủ tịch tập đoàn News Corporation, ông chủ của tờ The New York Post; Mortimer B.Zuckerman – nhà kinh doanh bất động sản và là chủ nhân của tờ The Daily News; James L.Dolan - thành viên trong tập đoàn gia đình quản lý Cablevision – một kênh truyền hình cáp.
Mùa thu năm 2007, Newsday đã từng báo cáo mức phát hành ấn phẩm mỗi tuần đạt khoảng 387.000 tờ - đứng thứ 10 trong top những tờ báo in bán chạy nhất trong cả nước (và là mức cao nhất dành cho một tờ báo chỉ phục vụ nhu cầu thông tin cho người đân ở vùng ngoại ô chứ không hẳn trong nội vi thành phố). Trong khi đó, The Daily News và The New York Post lần lượt chiếm vị trí thứ năm và sáu với số lượng phát hành ở mức tương đương nhau, vào khoảng 681.000 và 667.000 tờ. Điểm mạnh của The Daily News nằm ở số ấn phẩm phát hành dành riêng cho ngày Chủ nhật đạt 726.000 tờ năm 2007. Đây cũng được xem là “ngày cuối tuần rực rỡ” cho các hoạt động quảng cáo trên trang báo. Trong khi đó, đã nhiều năm nay tờ New York Post không phát hành báo vào Chủ nhật.
Ông trùm truyền thông hoàn toàn không đề nghị “mua đứt” Newsday. Ngược lại, ông ta chỉ đưa ra bản hợp đồng theo mô hình liên doanh giữa The Post và Newsday. Bởi vì Murdoch cho rằng làm như thế cả hai bên đều được lợi và mối quan hệ giữa hai nhà điều hành của hai tờ báo sẽ trở nên khăng khít hơn. Cả hai bên đã bàn bạc một hợp đồng trong đó Tribune sẽ chịu trách nhiệm in ấn The Wall Street Journal ở hai bang Florida và Los Angeles. Sở hữu Newsday có thể sẽ mang lại cho ông trùm Murdoch một cơ hội vàng để gia tăng sức ép lên tờ The Daily News.
Hiện nay, News Corporation đã vươn tầm thành một trong những tập đoàn truyền thông báo chí hàng đầu của thế giới với gần 50 nghìn nhân viên làm việc tại hơn 170 chi nhánh đặt tại khu vực châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Theo số liệu thống kê năm 2006, tổng thu nhập của News Corporation ước tính đạt 25,327 tỷ USD.
3. Nguyên nhân dẫn đến tập trung hóa
Quá trình tập trung hóa bắt đầu từ trước năm 1914, thực ra là vào khoảng năm 1892, khi Scripps cùng bạn làm ăn của mình thành lập “chuỗi mắt xích” hay còn gọi là “báo dây chuyền” đầu tiên trong số 5 tờ báo. Hiện tượng “báo dây chuyền” ra đời nhằm “khai thác mối liên kết, mối quan hệ giữa nhiều tờ báo để hỗ trợ nhau về phương diện nghề nghiệp”. Điều đó có thể coi là một nhu cầu tất yếu. Sự liên kết này diễn ra trên cơ sở các tờ báo có chung một chủ sở hữu (ông trùm), hoặc thuộc về một liên minh báo chí nào đó (vương triều báo chí). Scripps cũng chính là người đưa ra công thức để thành lập hệ thống báo chí:
- Người điều hành những tờ báo của dây chuyền phải là những người trẻ tuổi và đứng tên đồng sở hữu (có chân trong liên minh báo chí), ở vai trò làm chủ bút, hoặc chủ báo.
- Phối hợp hài hoà giữa hai hành vi sáp nhập (mua lại các tờ báo) và sáng lập. Chỉ nên sáng lập và mua báo ở những thành phố hạng trung, để tránh tình trạng cạnh tranh thua lỗ.
- Bán báo giá rẻ, phải trả tiền cho hệ thống phát hành. (Vào thời của Scripps, báo có giá đồng loạt 1 xu.)
- Vận động cho những mục đích, những lợi ích chung của xã hội, đặc biệt là tầng lớp người nghèo.
Đây chính là những điều căn bản mà các tập đoàn báo chí lớn trên thế giới hiện nay vẫn thường ứng dụng trong chiến lược kinh doanh của mình. Hay nói cách khác nó là những biểu hiện đầu tiên của quá trình tập trung hóa báo chí.
Những điều kiện tiền đề dẫn đến sự tập trung hóa báo chí có thể kể đến là:
Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật:
- Những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời bấy giờ như: 1925: sự phát triển của máy truyền ảnh (bélinographe) được sử dụng rộng rãi trong việc truyền ảnh đi xa. Điện thoại xuất hiện trong những năm 1880 rồi cũng được sử dụng rộng rãi trước đó làm thay đổi sâu sắc cung cách làm báo. In ty-pô vẫn là phương thức in phổ biến của báo chí song lỹ thuật in hélio và ốp – xét tiến bộ rất nhanh. Hai kỹ thuật này chủ yếu để in các tạp chí. Tiến bộ của hélio(in ảnh chìm) càng phân biệt rõ nhật báo với những báo khác, nhất là kỹ thuật này cho phép in màu đẹp. Mỗi nhà in báo giờ đây bao gồm những xưởng chuyên khắc ảnh, in ảnh; phần minh họa bằng tranh ảnh tăng lên rất nhiều trên các trang báo. Sự chuyển biến này, đã khởi đầu từ hồi đầu thế kỷ, làm biến đôi bộ mặt các báo, sự hấp dẫn của báo không còn chỉ ở phần “đọc”.
- Thời kỳ này việc đòi hỏi ấn hành nhật báo hay báo chí định kỳ đòi hỏi những phương tiện kỹ thuật và nguồn nhân lực lớn đến mức chỉ có những cơ sở báo chí cỡ lớn mới đảm đương nổi. Từ những máy in quay đầu tiên cho đến máy in linô, ngành in liên tục có những tiến bộ mới, tốc độ in báo rất nhanh mặc dù mỗi số báo có số trang càng ngày càng tăng. Những vật tư đắt tiền và cồng kềnh đòi hỏi số tiền đầu tư, cả động sản và bất động sản lớn.
Những khó khăn về kinh tế:
- Sự tập trung hóa báo chí diễn ra còn do những cạnh tranh càng ngày càng được đẩy nhanh qua các cuộc khủng hoảng kinh tế. Tiền sụt giá ở phần lớn các nước buộc báo phải tăng giá bán, tự nhiên số người mua báo giảm đi và chỉ có những cơ sở lớn, vững mạnh mới chống chọi lại được. Ví dụ: ở Nhật năm 1917 báo bán 10xu, tăng lên 15 xu vào năm 1919, 20 xu năm 1920, 25 xu năm 1925, 30 xu năm 1936, 40 xu năm 1937, 50 xu năm 1938 và 1 phrăng năm 1941. Mỗi lần tăng giá là một lần sụt mạnh số phát hành; tương tự như vậy ở Paris (Pháp) số lượng các đầu nhật báo giảm dần: giảm từ 40 xuống 32, vào năm 1920 báo ở các tỉnh là 220 tờ giảm xuống xuống 175 tờ vào năm 1939.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1930 có hậu quả tai hại đến báo chí, làm giảm số lượng phát hành, giảm cả nguồn thu từ quảng cáo. Vật tư tăng giá, việc nâng cao số lượng và chất lượng nội dung khiến giá thành in báo tăng lên, lương trả cho nhà báo, phóng viên, nhân viên cũng tăng sức ép của công đoàn – mà công nhân ngành báo chí là một tổ chức đặc biệt mạnh. Tất cả những sức ép đó dẫn đến việc tập trung hóa để giải quyết những khó khăn này.
Những cải cách có lợi từ chính trị:
- Từ năm 1871 đến 1879, báo chí vẫn bị các chính phủ đè nén dưới một quy chế khá nặng nề. Ví dụ ở Pháp: trong cuộc khủng hoảng ngày 16/5/1877: chính phủ Broglie tìm mọi cách có thể nhằm gây áp lực với cử tri và với những ứng cử viên đối lập để mình được thắng cử. Các báo có xu hướng cộng hòa phải hứng chịu rất nhiều biện pháp có khi rất độc đoán, chỉ trong vài tuần có tới hơn 2.000 vụ báo chí ra tòa. Song kế hoạch đó bị thất bại, và đây là lần cuối cùng báo chí bị chèn ép.
- Sau đó mối quan hệ giữa chính phủ và báo chí dần dần được cải thiện. Phía chính phủ cho rằng báo chí với sự cạnh tranh lẫn nhau, chia rẽ nhau, chỉ tác động một cách mơ hồ vào dư luận, khả năng kích động những phong trào lớn như những cuộc biểu tình cách mạng sẽ không cao. Sự thừa nhận tự do báo chí và sự bãi bỏ những hạn chế về tính độc quyền góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập trung hóa. Trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX các đạo luật chống độc quyền trong lĩnh vực các phương tiện thông tin đại chúng đã mang tính chất tự do hóa đáng kể. Những cải cách này diễn ra ở nhiều nước mà đầu tiên là ở Mỹ. Ví dụ, chính phủ Mỹ đã hủy bỏ lệnh cấm các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại không được phép thành lập các trường quay của đài truyền hình cáp. Ở nhiều nước không còn hạn chế về số lượng đài truyền hình thuộc quyền sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân. Đã hủy bỏ những hạn chế đối với việc sở hữu cùng lúc các đài phát sóng và các kênh truyền dẫn bằng cáp( Nếu như trước kia luật quy định một chủ nhân không thể có nhiều hơn 50% số đài phát dành cho một t ầng lớp xã hội. một chủ nhân mạng lưới truyền hình không thể phục vụ hơn 35% số khán giả trên cùng một địa bàn ấy và chỉ có quyền sở hữu một đài phát(có thể tối đa là hai ở một số nước) cho một tầng lớp xã hội). Đã có sự cho phép các đài phát thanh trên sóng cực ngắn phát lại các chương trình phát sóng trên các đài phát thanh sóng trung.…. Nói một cách khác, pháp luật đã ủng hộ, đồng tính, mở đường cho tập trung hóa phát triển nhanh, mạnh tất yếu dẫn đến dự hình thành các tập đoàn báo chí hùng mạnh ở các nước TBCN.
Tất cả những nguyên nhân trên chính là những tiền đề quan trọng để dẫn đến sự tập trung hóa báo chí và sự hình thành nên các tập đoàn báo chí.
4. Những biểu hiện của tập trung hóa báo chí
- Quá trình giản bớt số lượng của những tờ báo độc lập:
+ Cả hai xu hướng phát triển theo chiều dọc và liên kết, bành trướng theo chiều ngang của các tập đoàn báo chí đều dẫn tới một kết cục chung là tình trạng tập trung, độc quyền ngày càng tăng. Nếu như vào năm 1892, “chuỗi mắt xích” đầu tiên ra đời ở Mỹ với sự góp mặt của 5 tờ báo, thì ngày nay, 50 tập đoàn lớn đang kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng của nước Mỹ. Theo một nghiên cứu của tờ The Washington Post, trong những năm tới, chắc chắn toàn bộ báo chí Mỹ sẽ tập trung trong 12 tập đoàn lớn nhất. Ở các nước châu Âu, tình trạng cũng diễn ra tương tự. Nhiều tờ báo nhỏ hoặc là đóng cửa, hoặc là trở thành bộ phận của các công ty lớn. Nhiều tờ báo nổi tiếng cũng không thể tồn tại độc lập mà đã phải bán lại cho các tập đoàn xuyên quốc gia.
+ Năm 1999, ở Mỹ trong tổng số 1489 tờ báo hằng ngày thì chỉ có 269 tờ nghĩa là 18% là những tờ báo độc lập còn lại thì đều thuộc quyền ở hữu của các tập đoàn báo chí. Tổng số các tờ báo hàng ngày cũng tiếp tục giảm. Năm 1998 đã có 20 tờ báo hằng ngày đóng cửa, tính đến tháng 2/1999 chỉ còn 1489 tờ báo. Trong 10 năm trở lại đây đã có 153 tờ báo hằng ngày chấm dứt tồn tại.Một tro._.ng những nguyên nhân dẫn đến việc này cũng phải kể đến sự thâu tóm của các tập đoàn báo chí đối với các tờ báo độc lập.
- Sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn báo chí lớn:
Tỉ lệ tài chính trong những phương tiện truyền thông đại chúng chính
Lượng tiền mặt khổng lồ cho các hoạt động sáp nhập và thôn tính gần đây
Giá của thị trường chứng khoán với tư cách là lượng tiền mặt tăng lên
Báo in
9.5 lên 14
7.9
Truyền hình
10.6 lên16.1
7 - 8
Hệ thống điện tín
9.4 lên 11.1
8.5
Nguồn: Levingston, Steven and Terence O’Hara. “M cClatchy’s Paper Chase: Family Owned Chain to by Knight, Plans to Sell off 12 Dailies.” Washington Post, 14 March 2006, p. D1.
Bảng trên thể hiện rõ những số liệu tài chính được trích dẫn theo nguồn của các tập đoàn báo chí thời gian gần đây mà hình thành trên con đường thôn tính, mua lại, sáp nhập. Có thể nhận thấy trong cả lĩnh vực báo in và truyền hình thì các công ty càng ngày càng có xu hướng thích “trở nên to ra” nếu như việc đó đem lại lời ích thiết thực cho họ.(trích lời của Levingston, Steven and Terence O’Hara trong “M cClatchy’s Paper Chase: Family Owned Chain to by Knight, Plans to Sell off 12 Dailies.”)
+ Trong xu hướng tích tụ và tập trung tư bản ngày nay, các công ty báo chí truyền thông ngày càng bành trướng mạnh mẽ bằng cách mua lại, sáp nhập, thôn tính các công ty nhỏ hơn không đủ sức cạnh tranh để thành lập nên các tập đoàn báo chí. Với việc bỏ ra hàng tỷ đô la, các ông chủ này đã đẩy nhanh những sự tập hợp mới trong lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng, tạo ra quy mô hoạt động, sức mạnh ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia, phạm vi khu vực. Điều này dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn báo chí lớn trên toàn thế giới đặc biệt là ở các nước TBCN phát triển. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Dialogic, trong 5 tháng đầu năm 2007, trên toàn thế giới đã ghi nhận 372 bản hợp đồng sáp nhập, mua lại giữa các công ty, tập đoàn báo chí truyền thông với tổng giá trị lên đến 93,8 tỷ USD. Đáng chú ý nhất là hợp đồng sáp nhập giữa Google và Double Click, trị giá 3,1 tỷ USD hồi tháng 4-2007, hợp đồng sáp nhập giữa Yahoo với Right Media trị giá 680 triệu USD.
+ Thế giới đang chứng kiến sự tập trung cuồng nhiệt các phương tiện truyền thông. Từ nhiều năm nay, trong thế giới phương Tây, những ông trùm tư bản ngự trị trong ngành truyền hình, báo chí và điện ảnh như Ruppert Murdoch, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc News Corp; Gerald Levin, Chủ tịch Hãng American Online (AOL) Time Warner; Thomas Middelhoff, đứng đầu Tập đoàn Bertelsmann; hay Jean - Marie Messier, Chủ tịch Vivendi Universal, đã và đang tiến hành cái gọi là “cuộc chạy đua bành trướng khổng lồ” bằng cách mua lại, sáp nhập, thôn tính các công ty nhỏ hơn không đủ sức cạnh tranh. Bỏ ra hàng tỷ Đôla Mỹ, các ông chủ này, phần lớn là người Mỹ, đã đẩy nhanh những sự tập hợp mới trong những ngành chiến lược và do vậy, đã tương đồng hoá trên toàn hành tinh việc xuất bản âm nhạc, các chương trình truyền hình và cả những bộ phim truyện dài trực tiếp xuất xưởng từ Hollywood. Quyền lực chi phối của các tập đoàn này gần như mọi mặt của đời sống văn hoá.
Ví dụ như: Công ty Điện lực General Electric năm 1986 đã mua mạng truyền hình Mỹ NBC; Công ty Viễn thông khổng lồ Mỹ AT&T năm 1999 đã nắm quyền kiểm soát hệ thống truyền hình “cáp” TCI, rồi đến năm 2004 là mạng Mediaone. Từ năm 1995, Tập đoàn Viacom đã thôn tính Công ty Điện ảnh Paramount, và Hãng Truyền hình CBS; Walt Disney đã mua các hãng TV, ABC, Tập đoàn Time Warner đã hợp nhất với Turner Broadcasting; Tập đoàn Bertelsman và Audiofina đã thành lập Tập đoàn CLT-UFA. Năm 2000, Tập đoàn AOL tuyên bố hợp nhất với Time Warner. Còn Vivendi và Canal Plus, một tập đoàn tư bản Pháp đã hợp nhất với Seagram, trở thành Mỹ hoá và là tập đoàn truyền thông lớn thứ hai thế giới. Rupert Murdoch đã len chân vào ngành Truyền hình phải trả tiền theo yêu cầu tại Italia và Đức.
Năm 2004, tính theo doanh số, trên thế giới có 7 tập đoàn truyền thông lớn được xếp hạng như sau: AOL Time Warner: 38 tỷ USD; Vivendi Universal: 27 tỷ USD; News Corporation: 25,5 tỷ USD; Walt Disney: 25 tỷ USD (Bao gồm hãng ABC Network, Disney Channel, Walt Disney Pictures, Infoseck...) Viacom: 23 tỷ USD; Comcast: 19 tỷ USD (Bao gồm CBS, MTV, Paramount....)
- Sự tập trung quyền lực báo chí vào tay một số ít nhân vật:
+ Quá trình tiến công vào các phương tiện thông tin đại chúng đã dẫn đến sự tập trung tất cả các mạng lưới báo chí vào tay một số ít nhân vật. Theo tính toán của các chuyên gia Mỹ thì có 50 tập đoàn lớn đang kiểm soát hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ: 20 tập đoàn trong số đó nắm một nửa tổng số các tờ báo trên cả nước, 4 tập đoàn kiểm soát ngành truyền hình, 10 tập đoàn kiểm soát ngành phát thanh, 12 tập đoàn thống trị ngành xuất bản sách, 4 tập đoàn ngự trị trong ngành điện ảnh. Đầu những năm 1980 nếu như tất cả các thành phố Mỹ đều có những tờ báo ngày thì 98% trong số đó đặt dưới quyền kiểm soát của một trung tâm. Trong tổng số 1700 tờ báo hằng ngày ở Mỹ có hơn 1000 báo thuộc sở hữu của các tập đoàn báo chí.
+ Khi thâu tóm hoặc sáp nhập các tờ báo khác vào tập đoàn của mình, thường thì tính chất, định hướng, sắc thái cũng thay đổi theo tùy thuộc vào quan điểm, chính kiến của chủ sở hữu chúng. Ví dụ tiêu biểu là dưới đế chế báo chí của Rupert Murdoch, sau khi ông mua lại các tờ báo như New York Post, Chicago, The Sunday Times… thì ngay sau đó đã có những thay đổi chính sách của bạn biên tập cũng như nội dung của tờ báo. Chính vì vậy, khi Rupert Murdoch quyết định mua lại tờ nhật báo phố Wall thì một trong những Giám đốc của hãng, ông Dieter von Holtzbrinck đã từ chức để phản đối vì lo lắng ảnh hưởng của thoả thuận đến sự độc lập trong biên tập của tờ nhật báo phố Wall.Tờ nhật báo phố Wall được biết đến với các bài tường thuật và bình luận có giá trị. Tuy News Corp đã hứa sẽ tôn trọng và bảo vệ vị trí của tờ báo nhưng News Corp và Dow Jones đã thỏa thuận thành lập một ủy ban đặc biệt gồm 5 người sẽ quyết định việc tuyển dụng hoặc sa thải Tổng biên tập tờ nhật báo phố Wall, các biên tập viên và Tổng biên tập tờ Dow Jones Newswires. Ủy ban này sẽ là một phần của những thỏa thuận sau cùng và được quyết định dựa trên ý kiến thống nhất của cả hai phía News Corp và Dow Jones trong thời gian sắp tới.
- Sự thống trị của các tập đoàn này đến thị trường báo chí trong nước và quốc tế:
Tính đến năm 2004, ở Mỹ chỉ còn 5 tập đoàn truyền thông chi phối hệ thống truyền thông Mỹ
+ Hoạt động xuất bản các tờ báo và các tạp chí lớn nhất ở một số nước có nền báo chí phát triển cao đều tập trung vào tay các tập đoàn báo chí lớn(các côngxoocxiom xuất bản, các tờ - rớt báo chí…). Ví dụ: tập đoàn báo chí “Ganet”: năm 1966 tập đoàn này sở hữu 26 tờ báo hàng ngày và 6 tờ báo chủ nhật. Trong những năm 1980, nó có ảnh hưởng đối với 88 tờ báo hằng ngày và 23 tờ tuần báo, 13 đài phát thanh và 17 đài truyền hình. Chỉ riêng việc thôn tính “Evening News Association” đã cho phép tập đoàn này mua lại hàng chục tờ báo, 2 đài phát thanh và 5 đài truyền hình. Ngoài ra tập đoàn này còn có cổ phần trong một loạt công ty điện ảnh, các tổ chức thăm dò công luận, các mạng lưới truyền hình, bao gồm cả truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh ở 35 nước. Cũng tương tự như vậy, tập đoàn “Capital city communication” trước đây đã từng sở hữu 40 ấn phẩm định kỳ, 12 đài phát thanh và 7 đài truyền hình, thì đến nay đã mua lại dãng truyền hình “BBC”. Điều này đã đem lại cho tập đoàn này thêm 12 đài phát thanh và 5 đài truyền hình cộng với hệ thống cung cấp các chương trình của mình cho 1596 đài phát thanh và 214 đài truyền hình nữa. Qua các con số trên ta có thể phần nào hiểu được bàn tay của các tập đoàn đã bao phủ gần như toàn bộ nền báo chí của một nước và bắt đầu vươn ra các nước khác, các châu lục khác. Sự thịnh vượng của đế chế báo chí Rupert Murdoch cũng là một bằng chứng rõ nét cho sự thống trị của các tập đoàn báo chí đến với nền truyền thông.
+ Những tập đoàn báo chí lớn thường xuyên bắt tay với những tổ chức ngân hàng độc quyền quốc gia hoặc xuyên quốc gia. Chính sự bắt tay, xâm nhập lẫn nhau về quyền lợi giữa giới tư bản công nghiệp và các phương tiện thông tin đại chúng đã đem lại những khoản lợi nhuận chưa từng thấy trước đây. Một nghiên cứu của giáo sư Piter Phillips, trường Đại học Sonoma cho thấy 118 người là thành viên hội đồng quản trị của 10 tập đoàn báo chí lớn nhất nước Mỹ cũng đồng thời có mặt ở hội đồng quản trị của 288 tập đoàn kinh tế khác. Trong khi các tập đoàn The tribune, New York Times và Gannett đều có thành viên ở hội đồng quản trị của tập đoàn Pepsi, thì Coca Cola và J.P. Morgan lại có đại diện chia xẻ ghế hội đồng quản trị của cả NBC và Washington Post. Thực tế này cho thấy sự liên kết rất chặt chẽ giữa các tập đoàn báo chí với các tập đoàn kinh tế. Điều này khiến cho các trùm truyền thông này dễ dàng mua lại lại sáp nhập với các công ty hoặc các tờ báo mà họ muốn qua việc sử dụng những mối quan hệ chính trị cũng như thương mại của mình trong việc đạt được những ấn phẩm, hay công ty mà họ muốn có.
CHƯƠNG II
TẬP ĐOÀN BÁO CHÍ
1. Khái niệm về tập đoàn báo chí
Đối với báo chí thế giới, các thuật ngữ như ngành báo chí newspaper industry, ngành truyền thông media industry và kinh tế báo chí media economics từ lâu đã trở thành quen thuộc. Đó là vì tiến trình lịch sử của báo chí thế giới đến khoảng giữa thế kỉ 19 đã có một bước ngoặt lớn, những người làm báo bắt đầu chú ý đến mục tiêu kinh tế trong hoạt động báo chí và biết cách tổ chức điều hành hoạt động báo chí (Mặc dù vậy, ở thời buổi quảng cáo chưa phát triển, phương cách hữu hiệu để đạt được mục tiêu kinh tế mới chỉ là cải tiến nội dung để tăng doanh số phát hành.)
Có thể thấy rõ bước ngoặt nêu trên khi nghiên cứu nền báo chí Mĩ – một trong những nền báo chí mạnh nhất thế giới, đặc biệt là ở giai đoạn sau cuộc nội chiến 1865 – 1867.
Thật vậy, đứng trên quan điểm lịch sử, chúng tôi nhận thấy thực trạng báo chí ngày nay ở một số quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có nhiều điểm tương đồng với thực trạng báo chí nước Mĩ hơn 100 năm về trước, nổi bật là khuynh hướng báo chí làm kinh tế.
Bối cảnh đó cho phép chúng tôi nhận diện cái nôi hình thành các tập đoàn báo chí – truyền thông ở Mĩ (nơi xuất phát của các tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới hiện nay) thông qua ba hiện tượng: sự ra đời của nghề làm báo mới new journalism (phân biệt với thuật ngữ new media trong thời đại Internet), sự giàu có của nghề làm báo vàng yellow journalism, và sự hình thành các hệ thống báo dây chuyền newspapers chains.
Nghề làm báo mới ở Mĩ ra đời đưa đến sự phát triển rầm rộ của báo chí Mĩ. Vào thời kì đó, báo chí trở thành “những công ty hùng mạnh, giàu có, tự đảm bảo được về phương diện kinh tế và nhờ đó, phát huy tốt hoạt động làm báo”. Đến cuối thế kỉ 19, báo chí Mĩ đã trở thành một nền kinh doanh lớn, có tính độc lập tương đối trong đời sống xã hội. Những nhận định trên cho thấy xuất phát điểm của các tập đoàn báo chí truyền thông phải là những công ty hùng mạnh, tự chủ được về tài chính.
Nghề làm báo vàng đánh dấu sự xuất hiện của những “Citizen Kane” trong làng báo thế giới, những con người biết cách đem lại sự hùng mạnh cho các tờ báo trên phương diện làm kinh tế. Báo chí Mĩ thời kì này đã “mấp mé”, “manh nha” hoạt động theo mô hình tập đoàn. Bằng những tờ báo mạnh, W.Randolph Hearst – ông vua của nghề làm báo vàng, đã “thật sự thành công, đem lại gia tài đồ sộ”. Hearst không “dừng lại ở lĩnh vực làm báo, ông ta còn chuyển sang lĩnh vực xuất bản, lĩnh vực tạp chí và ở bất kì lĩnh vực nào cũng thành công”, đặc biệt là với các tờ hướng đến nhóm đối tượng riêng biệt như Beautiful House (Nhà Đẹp), Good House Keeping (Nội Trợ Giỏi), … Những nhận định trên cho thấy hướng phát triển của các “công ty hùng mạnh” chính là từ việc gia tăng số lượng các ấn phẩm làm ăn hiệu quả, đồng thời mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực có liên quan đến báo chí.
Bước sang thế kỉ 20, một bước tiến gần hơn với mô hình tập đoàn báo chí, đó chính là hiện tượng báo dây chuyền, nổi bật với tên tuổi của hai nhân vật E.W.Scripps và Hearst. Hiện tượng báo dây chuyền ra đời nhằm “khai thác mối liên kết, mối quan hệ giữa nhiều tờ báo để hỗ trợ nhau về phương diện nghề nghiệp”. Điều đó có thể coi là một nhu cầu tất yếu. Sự liên kết này diễn ra trên cơ sở các tờ báo có chung một chủ sở hữu (ông trùm), hoặc thuộc về một liên minh báo chí nào đó (vương triều báo chí). Scripps cũng chính là người đưa ra công thức để thành lập hệ thống báo chí:
- Người điều hành những tờ báo của dây chuyền phải là những người trẻ tuổi và đứng tên đồng sở hữu (có chân trong liên minh báo chí), ở vai trò làm chủ bút, hoặc chủ báo.
- Phối hợp hài hoà giữa hai hành vi sáp nhập (mua lại các tờ báo) và sáng lập. Chỉ nên sáng lập và mua báo ở những thành phố hạng trung, để tránh tình trạng cạnh tranh thua lỗ.
- Bán báo giá rẻ, phải trả tiền cho hệ thống phát hành. (Vào thời của Scripps, báo có giá đồng loạt 1 xu.)
- Vận động cho những mục đích, những lợi ích chung của xã hội, đặc biệt là tầng lớp người nghèo.
Đây chính là những điều căn bản mà các tập đoàn báo chí lớn trên thế giới hiện nay vẫn thường ứng dụng trong chiến lược kinh doanh của mình.
Giả thuyết “ba hiện tượng” được kiểm nghiệm qua lịch sử (tự soạn thảo và đăng tải trên Internet) của một số tập đoàn báo chí lớn trên thế giới. Cho đến nay, theo quy luật phát triển của nền kinh tế báo chí, hai hệ thống báo dây chuyền của E.W.Scripps và Hearst đã phát triển lên thành các tập đoàn The E.W.Scripps Company và Hearst Corporation tiếng tăm trên đất Mĩ.
Như vậy, con đường phát triển tất yếu của ngành công nghiệp báo chí – truyền thông là từng bước chuẩn bị những yếu tố cần thiết để trở nên lớn mạnh: đầu tiên là đổi mới tư duy theo hướng chú trọng mục tiêu kinh tế (nghề làm báo mới), mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực truyền thông khác (nghề làm báo vàng), mở rộng năng lực quản lý, điều hành đối nội và đối ngoại ở hàng loạt tờ báo (hiện tượng báo dây chuyền), tham gia năng động vào nên kinh tế như những doanh nghiệp thực thụ (các tập đoàn báo chí hùng mạnh). Nền báo chí Mĩ đã tuân theo quy luật phát triển đó, được đánh giá là một trong những nền báo chí mạnh nhất thế giới, sở hữu nhiều tập đoàn báo chí – truyền thông hàng đầu nhất thế giới. Đối với Mĩ, ngay từ buổi đầu rẽ vào bước ngoặt kinh tế, người ta đã coi báo chí – truyền thông là một trong những ngành công nghiệp nặng và cho phép nó phát triển đến mức tối đa.
Hiện nay, báo chí xuất bản bằng tiếng Anh của Việt Nam dịch cụm từ “tập đoàn báo chí” là “press group”. Tuy nhiên, thông qua một số trang web khác, đặc biệt là trang web của Hiệp hội báo chí thế giới (World Association of Newspapers - WAN), có thể thấy “press groups” được sử dụng để chỉ “các nhóm báo in”, không tính đến các loại hình báo khác. Trong phần giới thiệu các thành viên của mình, WAN đã đề cập đến “nine regional and world-wide press groups”, nghĩa là “chín nhóm báo in có quy mô toàn cầu và quy mô khu vực”. Trang web nghiên cứu thị trường MarketResearch.com có phạm vi nghiên cứu trải rộng trên toàn cầu, đặc biệt là ở Mĩ, Anh, châu Âu và châu Á cho thấy rõ hơn ý nghĩa của thuật ngữ này. Trong báo cáo về “Báo chí Trung Quốc” (China Newspaper Industry) xuất bản vào 08/04/2005, MarketResearch.com dùng thuật ngữ “press group” để chỉ Guangzchou Daily Press Group, mà Việt Nam vẫn quen gọi là tập đoàn báo chí Quảng Châu. Như vậy, “press group” thông thường được sử dụng để gọi các tổ chức có hạt nhân là một cơ quan báo in nổi tiếng lâu đời, và cơ quan này có tham gia các hoạt động kinh doanh bổ trợ khác.
Tuy nhiên, về mức độ phổ biến trong việc chỉ các tập đoàn báo chí – truyền thông, “press group” phải nhường bước cho một số thuật ngữ khác. Trong buổi đến thăm và làm việc ở Khoa Ngữ văn & Báo chí (ĐH KHXH & NV TP.HCM) vào ngày 22/02/2006, Giáo sư Richard Shafer (ĐH North Dakota, Mĩ) có lời khuyên nên sử dụng các thuật ngữ “media conglomerate”, “media convergence” để có thể tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu.
Theo wikipedia, “media conglomerate” dùng để chỉ các tổng công ty sở hữu một con số lớn các công ty con hoạt động trong những loại hình truyền thông khác nhau như truyền hình, phát thanh, xuất bản, điện ảnh, và Internet. Xét trên khía cạnh thuật ngữ kinh tế, “conglomerate” chỉ một công ty lớn (tổng công ty) bao gồm nhiều công ty con có vẻ ngoài là các doanh nghiệp không liên quan gì đến nó. Cuốn từ điển bách khoa trên mạng này cũng cho biết: “Một vấn đề được đặt ra, kể từ năm 2006, là liệu các công ty truyền thông (media companies) có thật không liên quan nhau hay không.”. Và theo wikipedia, người ta còn sử dụng thêm thuật ngữ “media group” (theo lối hiểu như press group nhưng bao trùm trên tất cả các loại hình truyền thông, không riêng gì loại hình báo in)
Trang web wikipedia đưa ra một số “media conglomerate” lớn trên thế giới như: AT&T, Berlusconi Group, Bertelsmann, Canwest Global, General Electric, Hearst Corporation, Lagardère Media, Liberty Media, News Corporation, Sony, Time Warner, The Times Group (phân biệt với Nhóm báo Times của tập đoàn News Corporation), Viacom, Vivendi Universal, Walt Disney Company, … Tác giả Robert W McChesney trong bài viết “The New Global Media: It’s a Small World of Big Conglomerate” (1999) cũng cho biết thị trường truyền thông toàn cầu nằm dưới quyền thống trị của 8 tập đoàn xuyên quốc gia cai trị thị trường truyền thông Mĩ: General Electric (GE), AT & T/Liberty Media, Disney, Time Warner, Sony, News Corporation, Viacom và Seagram, cộng với Bertelsmann, một tập đoàn của Đức. Tuy lĩnh vực kinh doanh chính của GE và AT&T không phải là lĩnh vực truyền thông nhưng GE sở hữu tập đoàn truyền thông nổi tiếng NBC, AT & T có công ty con Liberty Media, và cả hai tập đoàn này đang có dự định thu nạp các tài sản truyền thông nếu thấy cần thiết.
Thuật ngữ “media convergence” (hội tụ truyền thông) có những thuật ngữ tương đồng như “media consolidation” (tập hợp truyền thông) và “concentration of media ownership” (sự tập trung trong lĩnh vực sở hữu truyền thông). Đây là một thuật ngữ phổ biến trong giới phê bình truyền thông cũng như các nhà làm luật khi đề cập đến phương thức sở hữu các phương tiện truyền thông của các doanh nghiệp.
Thuật ngữ “media convergence” có sự liên hệ mật thiết với thuật ngữ “media conglomerate” ở chỗ sự tập trung sở hữu trong lĩnh vực truyền thông thường kéo theo sự hình thành các “media conglomerate”. Khi một doanh nghiệp sở hữu nhiều loại hình truyền thông khác nhau, nó được xem như là một “media conglomerate”. Sáu “media conglomerate” hiện thời là Disney, Viacom, Time Warner, News Corp, Bertelsmann, và General Electric sở hữu hơn 90% thị trường truyền thông toàn cầu.
Như vậy, hiện tượng “media convergence” hay “concentration of media ownership” chính là khởi điểm để hình thành các “media conglomerate” (các tập đoàn truyền thông) ở các nước phương Tây. Một lần nữa, giả thuyết về con đường hình thành các tập đoàn truyền thông trên thế giới được khẳng định thông qua chính bản thân các thuật ngữ.
Ngoài ra, trên thế giới còn sử dụng một số thuật ngữ khác dùng để chỉ “tập đoàn báo chí” như: media organization, media group, media mega-group, media empires, media giants, media corporations … Nhưng đó là thuật ngữ dành cho các nhà nghiên cứu. Đối với bản thân các “tập đoàn báo chí”, tên gọi của tập đoàn phụ thuộc vào hình thức đăng ký kinh doanh. Có nơi gọi mình là company, có nơi lại gọi là group, có nơi gọi là corporation, có nơi gọi là holdings, … Do đó, việc có hay không có để danh xưng “tập đoàn báo chí” không quan trọng bằng nội lực thực sự của mỗi doanh nghiệp truyền thông.
Ở nước ta vẫn sử dụng lẫn lộn hai thuật ngữ “báo chí” và “truyền thông”, đôi khi đánh đồng chúng với nhau. Do đó, để hiểu cho đúng, phải xem “tập đoàn báo chí” là một thuật ngữ kinh tế, thuộc về kinh tế truyền thông, có nghĩa hẹp tương đương với thuật ngữ “press group” và nghĩa rộng tương đương với thuật ngữ “media conglomerate”.
Theo đó, “tập đoàn báo chí” là một tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng trong lĩnh vực truyền thông, có thể có hạt nhân là một cơ quan báo in, báo hình, hoặc bất cứ loại hình báo chí nào khác, và cũng có thể tham gia vào một số lĩnh vực kinh doanh ngoài truyền thông.”
2. Nguyên nhân và dạng thức hình thành tập đoàn báo chí
Thực chất, tập đoàn báo chí chính là tập đoàn kinh tế mà báo chí, truyền thông đại chúng là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, chủ yếu hoặc là một bộ phận tạo thành có ý nghĩa quan trọng, có vai trò độc lập tương đối. Trên thực tế, rất hiếm thấy tập đoàn truyền thông hay báo chí nào không có hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng.
Tập đoàn kinh tế có thể hiểu là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau trong phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có một “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các “công ty con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Tập đoàn là một cơ cấu có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Về mặt tổ chức, với hình thức liên kết của nhiều công ty hoạt động trong cùng một ngành, hay những ngành khác nhau trong một nước hay nhiều nước, thông qua sự điều hành chung.
Sự hình thành của các tập đoàn báo chí cũng xuất phát từ chính những nguyên nhân đã hình thành các tập đoàn kinh tế:
Thứ nhất, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cho phép hình thành việc tổ chức sản xuất mới trên cơ sở vừa chuyên môn hoá vừa tăng cường liên kết giữa các nhà máy, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thứ hai, sự cạnh tranh tất yếu dẫn đến việc liên kết dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo ra sức mạnh to lớn hơn, các nguồn lực mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp, tạo nên khả năng cạnh tranh lớn hơn và tránh rủi ro.
Thứ ba, do sự phát triển và tính chất của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn vào nghiên cứu, dự báo, hoạch định chính sách phát triển để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công việc này đòi hỏi nguồn lực to lớn mà chỉ có những đơn vị kinh tế có quy mô lớn mới có khả năng thực hiện.
Theo tác giả Robert W McChesney, có hai dạng thức tập đoàn báo chí truyền thông. Có thể thấy các tập đoàn báo chí ngày nay phát triển theo hai xu hướng chủ đạo sau:
+ Xu hướng thứ nhất là phát triển theo chiều dọc. Đó là sự phát triển nhằm đảm bảo sự bao quát đầy đủ các công đoạn sản xuất một loại hình sản phẩm truyền thông (lập chương trình, sản xuất, phát hành hoặc phân phối), hoặc sự bành trướng, liên kết trong “nội bộ” các loại hình báo chí truyền thông nhằm tăng cường ưu thế, sức mạnh trong cạnh tranh. Ví dụ như BBC chỉ tập trung vào phát triển tất cả các công đoạn của 3 loại hình dịch vụ chính của mình là phát thanh, truyền hình và trang web trên khắp toàn cầu. Ở Mỹ, có thể nói Gannett Co. Inc là tập đoàn báo chí truyền thông có số lượng đầu báo lớn nhất. Tập đoàn này đang sở hữu 90 tờ nhật báo (trong đó có USA today - một trong hai tờ có quy mô toàn quốc và Wall street Journal - tờ báo hàng đầu về tài chính, kinh tế ở Mỹ), 36 tờ báo định kỳ khác, kiểm soát 10 đài truyền hình, 16 đài phát thanh và một công ty quảng cáo lớn nhất nước Mỹ.
Hãng Turner Broadcasting System do Robert Edward Turner sáng lập năm 1963 lại thành công và nổi tiếng chủ yếu do sự nổi tiếng và phát đạt của kênh truyền hình CNN. Được thành lập và đi vào hoạt động từ 1-6-1960, đến nay CNN đã phủ sóng toàn cầu thông qua vệ tinh, cung cấp dịch vụ tin tức truyền hình cho hơn 55 triệu gia đình ở Mỹ và hàng tỷ dân của 92 nước trên thế giới. Năm 1995, CNN đã sát nhập vào Tập đoàn Time Warner - một đế chế truyền thông có tài sản trị giá 18 tỷ USD.
+ Xu hướng thứ hai là liên kết và bành trướng theo hàng ngang, đầu tư vào những ngành khác nhau, tạo sự liên kết những ngành báo chí truyền thông, công nghiệp, tài chính, dịch vụ rất xa nhau để hỗ trợ lẫn nhau, hạn chế rủi ro, tăng cường sức mạnh. Theo xu hướng đó, năm 1986, Công ty General Electric đã mua mạng truyền hình Mỹ NBC; Công ty Viễn thông khổng lồ Mỹ AT&T năm 1999 đã nắm quyền kiểm soát hệ thống truyền hình “cáp” TCI, rồi đến năm 2004 thôn tính tiếp mạng MediaOne. Từ năm 1995, Tập đoàn Viacom đã thôn tính Công ty Điện ảnh Paramount và Hãng Truyền hình CBS. Năm 2000, Tập đoàn AOL tuyên bố hợp nhất với Time Warner. Còn Vivendi và Canal Plus, một tập đoàn tư bản Pháp đã hợp nhất với Seagram, hay việc Rupert Murdoch đã len chân vào ngành truyền hình phải trả tiền theo yêu cầu tại Italia, Đức và đang chuẩn bị thực hiện hợp đồng sáp nhập với tập đoàn NewsCorp có trị giá vài tỷ USD.
Về phương diện này, hai tác giả Johannes von Dohnanyi và Christian Moller của nghiên cứu “The Impact of Media Concentration on Professional Journalism” (Tác động của sự tập trung truyền thông đối với nghề báo) cũng khái quát: “Sự tập trung có thể diễn ra theo chiều dọc, tức là tập trung các thể chế kinh tế độc lập với các công đoạn sản xuất khác nhau lại làm một tập đoàn, hoặc diễn ra theo chiều ngang, tức là sáp nhập các công ty giống nhau về công đoạn sản xuất.”
3. Những tập đoàn báo chí nổi tiếng trên thế giới
Trước khi tìm hiểu về các tập đoàn báo chí nổi tiếng trên thế giới, chúng tôi tìm hiểu về Rupert Murdoch – một trong những người có đầu óc kinh doanh tài tình và nhạy bén với những chiến lược tuyệt vời. Tập đoàn truyền thông News Corporation của Rupert Murdoch chính là ví dụ điển hình về con đường hình thành các tập đoàn báo chí lớn trên thế giới.
3.1. Rupert Murdoch – huyền thoại của nền truyền thông thế giới – ông trùm của tập đoàn báo chí lớn trên thế giới
Cái tên Rupert Murdoch đã trở thành một huyền thoại của nền công nghiệp truyền thông thế giới. Ông là một doanh nhân tài ba đã biến một tờ báo tỉnh lẻ thành một hãng truyền thông phục vụ một nửa dân số trên thế giới. Hiện nay, Murdoch có tài sản trị giá 5,1 tỷ USD, sở hữu những tên tuổi truyền thông lớn như 20th Century Fox, The Fox Network, HarperCollins, tờ The New York Post...
Trưởng thành từ một môi trường giáo dục nghiêm khắc
Rupert Murdoch sinh ngày 11/3/1931 tại Melbourne, Australia, trong một gia đình có bố là doanh nhân khá thành đạt hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Được sống trong một môi trường có điều kiện vật chất khá thuận lợi, từ nhỏ, Rupert Murdoch đã được gia đình cho sang Anh học tập.
Do đó, mặc dù được sinh ra tại Australia nhưng tuổi thơ và học tập của Rupert Murdoch lại gắn liền với đất nước Anh. Bố của Rupert Murdoch là một người rất nghiêm khắc trong những vấn đề giáo dục con, ông hy vọng Rupert Murdoch được một ý thức làm việc độc lập, nghiêm túc ngay từ nhỏ.
Với hy vọng con trai sẽ đi theo nghề làm báo nên để có được một nền tảng kiến thức vững chắc, bố của Rupert Murdoch đã không tiếc tiền và công sức mời những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề báo về chỉ bảo cho con. Đặc biệt, ông còn luôn chứng tỏ cho Rupert Murdoch thấy cậu không thể ỷ lại vào thế mạnh của gia đình.
Có lẽ chính vì cách giáo dục có phần hà khắc của bố mà từ khi còn nhỏ, Rupert Murdoch đã có được một quyết tâm lớn trong học tập. Sau khi kết thúc chương trình học phổ thông với kết quả khá cao tại trường Worcester College, Rupert Murdoch đã tiếp tục thi đỗ vào khoa kinh tế của trường Đại học Oxford.
Trong thời gian học tập tại trường, ngoài việc duy trì tốt các nội dung trong chương trình học, Rupert Murdoch đã tham gia viết cho tờ báo của trường và nhiều tờ tạp chí dành cho sinh viên tại Oxford. Một trong những tờ tạp chí danh tiếng mà Rupert Murdoch đã từng là cộng tác viên khi còn là sinh viên chính là tờ Daily Express.
Những công việc ban đầu này đã giúp Rupert Murdoch có thêm những khoản thu nhập và tích luỹ được nhiều kiến thức thực tế đồng thời tạo cho Rupert Murdoch có được tình cảm, niềm say mê đối với nghề làm báo.
Khi đang học tập tại Anh, bố của Rupert Murdoch - ông Keith Arthur Murdoch đã là một doanh nhân có tiếng trong vùng. Là một người có học thức sâu về lĩnh vực kinh tế, ngay trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Rupert Murdoch đã có những bài viết sắc sảo về chiến tranh và ông đã từng được coi là một trong những “nhà sử học của chiến tranh thế giới thứ I” tại Australia.
Thế chiến kết thúc, Rupert Murdoch đã bắt đầu nghiệp viết báo, bằng chính tài năng và vốn hiểu biết của mình, sau một thời gian làm việc, ông đã được bầu vào vị trí tổng biên tập tại chi nhánh Sydney Sun và Melbourne Herald thuộc quyền quản lý của tờ Times tại Luân Đôn.
Cũng bắt đầu từ thời điểm này, Keith Arthur Murdoch đã bắt đầu có những hoạt động đầu tư và sở hữu một số tờ báo địa phương. Một trong những số đó là Công ty News Limited với tờ tạp chí buổi chiều The News. Tuy nhiên, trong những năm cuối đời, do nhiều nguyên nhân, công việc của Keith Arthur Murdoch đã gặp nhiều khó khăn, bản thân ông đã phải chịu nhiều khoản thua lỗ và News Limited cũng phải đương đầu với những khoản nợ trầm trọng.
Năm 1952, khi đó vẫn đang học tại Oxford, Rupert Murdoch đã phải quay về Australia chịu tang bố và đảm nhiệm công việc phụ trách News Limited. Từ thời điểm này, Rupert Murdoch đã phải cùng một lúc làm hai công việc, vừa tiếp tục chương trình học tập, vừa điều hành hoạt động của News Limited.
Hồi sinh News Limited
Mặc dù đã có những hiểu biết nhất định về nghề báo, nhưng việc điều hành một doanh nghiệp đang phải chịu những khoản nợ đã trở thành rào cản rất lớn đối với Rupert Murdoch.
Phần lớn nhân viên đang làm việc tại tờ báo đều có chung một mối lo về sự sụp đổ của News Limited và không khí làm việc đã bắt đầu nguội dần. Do đó, Rupert Murdoch đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu chương trình khôi phục News Limited.
Để làm được điều này, Rupert Murdoch đã triệt để tận dụng khả năng thuyết phục và động viên nhân viên của mình tạo nhằm ra một luồng sinh khí làm việc mới cho toàn chi nhánh. Chỉ một thời gian không lâu sau đó, không khí làm việc hăng hái chưa từng thấy trước đó đã được đẩy mạnh và tạo được bước chuyển biến đến kinh ngạc tại tờ báo.
Nhiều người khi nhớ lại thời điểm đó đã phải thốt lên rằng “không hiểu tại sao Rupert Murdoch lại có thể thổi một sức sống mới cho News Limi._.và báo điện tử; Đài truyền hình Việt Nam không chỉ có tạp chí mà còn có hãng phim, công ty nghe nhìn, các đơn vị hoạt động dịch vụ … Cũng trong buổi phỏng vấn này, ông Đỗ Quý Doãn đã đề cập đến chuyện “vấn đề kinh tế báo chí cần được xem xét đầy đủ và hoàn thiện về mặt luật pháp”. Ông Đỗ Quý Doãn dự báo khi đã có những tổ hợp báo chí hùng mạnh thì những tờ báo èo uột, không tự sống được sẽ tự đào thải.
Sau đó, báo chí chú ý khai thác những thông tin liên quan đến mô hình tập đoàn báo chí ở Trung Quốc và các nước phương Tây. Đáng chú ý là những tin, bài được đăng tải trong tháng 8/2004 trên báo Tuổi Trẻ về những động thái “cởi mở” của báo chí Trung Quốc.
Bước sang đầu năm 2005, Bộ Văn hoá – Thông tin đệ trình chính phủ Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, trong đó có đoạn: “Thử nghiệm xây dựng tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí, kết hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn thu đầu tư cho hoạt động báo chí.”
Cách đây 6 – 8 năm, vấn đề kinh tế báo chí là một vấn đề khá nhạy cảm, người ta rất ngại nói đến vấn đề này. Đến nay, những e ngại khi đề cập đến các vấn đề mới mẻ như kinh tế báo chí và tập đoàn báo chí vẫn còn tồn tại ở một số nơi chậm đổi mới tư duy, mặc dù Thông báo số 162-TB/TW ra ngày 1-12-2004 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã phê bình về việc chậm tổng kết, rút ra những kết luận cần thiết về kinh tế báo chí.
Khoảng thời gian chuẩn bị cho Đại hội Hội nhà báo Việt Nam (08/2005), báo chí liên tục đăng tải những suy nghĩ nghiêm túc của báo giới và các cơ quan quản lý về vấn đề tập đoàn báo chí.
Vấn đề kinh tế báo chí một lần nữa được đặt ra. Tiến sĩ Đào Duy Quát, tổng biên tập website Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Ban tư tưởng văn hoá trung ương đã đưa ra quan điểm “gắn kinh tế với báo chí để báo chí phát triển” và “Phải hình thành những tập đoàn báo chí tự sống, tự phát triển chứ không chờ bao cấp”.
Bài viết đáng tham khảo thứ hai là bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Phạm Quang Nghị. Khi ấy, mô hình tập đoàn báo chí đã được Nhà nước “bật đèn xanh”, song vẫn chưa có tờ báo nào trình đề án “tập đoàn báo chí”, Bộ Văn hoá – Thông tin vẫn cần có người đi đầu. Bộ Văn hoá – Thông tin tiếp tục phát triển nhận định hồi năm 2004: thực tế đã có một số cơ quan báo chí hoạt động như là tập đoàn, chỉ có điều chưa tổ chức lại, chưa xưng danh “tập đoàn báo chí”. Ông Phạm Quang Nghị tiếp tục dẫn chứng: Đài truyền hình Việt Nam đã có các “công ty con” như hãng phim, trung tâm dịch vụ quảng cáo, tạp chí truyền hình …; các báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong đã có nhiều ấn phẩm, có cả hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực quảng cáo, phát hành sách báo, cho thuê văn phòng như các “tổng công ty”. Ông Phạm Quang Nghị cho rằng Bộ Văn hoá – Thông tin đã tổng kết từ thực tiễn và đề xuất Chính phủ mở ra cơ chế tập đoàn báo chí và “phần việc còn lại là của các cơ quan báo chí”. Về vấn đề tập đoàn báo chí có được phép hoạt động như một doanh nghiệp hay không, ông Phạm Quang Nghị thừa nhận cơ quan quản lý vẫn còn lúng túng trong việc định hình các tờ báo tự chủ về tài chính và có những bộ phận hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo ông, do đặc thù của hoạt động báo chí, ngành này không nên chỉ tuân theo Luật doanh nghiệp, mà trước hết phải tuân thủ Luật báo chí, tốt nhất là nên tách bạch các bộ phận hoạt động như doanh nghiệp.
Cũng trong một cuộc làm việc với lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương Nguyễn Khoa Điềm nêu rõ: “Việc xây dựng các tập đoàn báo chí là cần thiết, bởi đó là yêu cầu khách quan của một nền báo chí phát triển dựa trên nền tảng của một nền kinh tế thị trường phát triển, công nghiệp và hiện đại. Tuy nhiên báo chí nước ta là báo chí của Đảng, là công cụ chính trị - tư tưởng của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, là món ăn tinh thần của nhân dân, do vậy tập đoàn báo chí cũng phải hướng theo mục tiêu phấn đấu đó.”
Đến tháng 9/2005, câu hỏi “Bao giờ có tập đoàn báo chí?” được đặt ra, kèm theo đó là hàng loạt vấn đề như mô hình, quy mô, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý nội dung báo chí, cơ chế quản lý tài chính báo chí … của các tập đoàn báo chí. Vào thời điểm này, có thông tin cho rằng báo Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội và báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của Thành ủy TP.HCM đang được lãnh đạo 2 thành phố cho phép lập dự án xây dựng Tập đoàn báo chí . Thậm chí, ngày 22 – 9 – 2005, tại cuộc họp mặt với Tổng Biên tập một số báo Đảng khu vực phía Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới Nguyễn Xuân Trình đã phác họa đôi nét chân dung về một tập đoàn báo chí của nhật báo Hà Nội Mới trong tương lai không xa.
Tất cả những động thái “cởi mở” nói trên được xem là sự chuẩn bị cho sự kiện ngày 30/9/2005, Bộ Văn hoá – Thông tin họp báo về việc Chính phủ đã ban hành Quyết định 219, phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, trong đó có việc đồng ý thí điểm mô hình tập đoàn báo chí tại Việt Nam. Tuy một số tờ báo ở TP.HCM đã manh nha hoạt động theo mô hình này, như Saigon Times Group, song tính đến thời điểm đó, việc xây dựng đề án và định ra tiêu chí cụ thể cho mô hình tập đoàn báo chí hầu như chưa có.
Liền ngay sau đó, thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin đã trả lời chi tiết trên tờ Việt NamExpress xoay xung quanh vấn đề thành lập các tập đoàn báo chí.
Về mặt thời điểm, ông Doãn khẳng định mô hình tập đoàn báo chí đang là xu hướng phát triển ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả ở châu Á, mặt khác, vào thời điểm hiện nay, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc và thực tế cũng đang manh nha hình thành các tập đoàn báo chí.
Về mô hình, trước mắt, theo chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, sẽ thử nghiệm xây dựng các tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí có các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật tạo nguồn thu cho hoạt động báo chí. Còn theo phác thảo của ông Doãn, tập đoàn phải có hạt nhân là một cơ quan báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, Internet), làm ra nhiều ấn phẩm báo chí, bên cạnh đó là những hoạt động bổ trợ phục vụ phát triển báo chí, nhưng không phải là phép cộng cơ học các toà báo. Phác thảo này được đưa ra sau khi Bộ Văn hoá – Thông tin đã có tham khảo một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Trung Quốc… Đưa ra phác thảo này, ông Doãn cho thấy “chưa có cơ quan báo chí nào ở Việt Nam có đầy đủ thực lực và cơ cấu thích hợp để hình thành tập đoàn thực sự”. Tuy nhiên, ngay cả hai điều cơ bản nhất là định nghĩa và tiêu chí thành lập tập đoàn báo chí ở Việt Nam Bộ Văn hoá – Thông tin vẫn chưa thể đưa ra được. Ông Doãn chỉ có thể đưa ra một nguyên tắc “không áp dụng rập khuôn” mô hình của bất kì nước nào do các khác biệt về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội, dân trí; và gợi mở thêm một số vấn đề: ở Việt Nam, chủ tịch tập đoàn có quyền bổ nhiệm Tổng Biên Tập hay không, các tổ chức trong tập đoàn sẽ hoạt động như thế nào, làm sao giải được các “bài toán” về tính chuyên nghiệp trong quản lý của các toà soạn và trong tác nghiệp của các nhà báo, về điều kiện cơ sở vật chất của các tờ báo…
Về hoạt động tài chính, ông Doãn trưng ra mô hình của các tập đoàn báo chí nước ngoài: tự chủ về mặt tài chính, tự trang trải kinh phí hoạt động, đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước (chỉ sau ngành viễn thông), và khẳng định chỉ các tờ báo mạnh mới nên thành lập tập đoàn.
Về giải pháp thúc đẩy sự phát triển xu hướng hình thành tập đoàn báo chí, điều đơn giản nhất và cũng hiện thực nhất mà Chính phủ nghĩ tới là thành lập một trường báo chí quốc gia nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hoạt động báo chí. Tuy nhiên, điều cần trao đổi lại ở đây là: không nên chỉ đào tạo đội ngũ viết báo (điều này các trường báo chí đã làm nhưng hiệu quả chưa cao), mà để phù hợp với tình hình mới, quan trọng nhất là phải đào tạo đội ngũ người làm báo và đội ngũ quản lý báo chí (quản lý phải theo kịp thực tiễn chứ không phải quản lý không được thì cấm).
Với tất cả sự thận trọng, các câu hỏi xoay xung quanh “tập đoàn báo chí” lần lượt được Bộ Văn hoá – Thông tin và những người có quan tâm đặt ra và chờ lời giải đáp cụ thể từ phía các cơ quan báo chí lớn, đủ thế và lực trong nước .
4.3. Các bước chuẩn bị của các tờ báo có triển vọng trở thành tập đoàn báo chí
4.3.1. Tiền Phong
Hiện nay, Tiền Phong là một trong những tờ báo có nhiều ấn phẩm nhất với 6 đầu báo (Tiền Phong ngày, Tiền Phong chủ nhật, Tiền Phong cuối tháng, Tiền Phong giữa tháng, Người đẹp Việt Nam, Mỹ phẩm, Tri thức trẻ) và có website www.tienphongonline.com. Ấn phẩm của Tiền Phong (đặc biệt là các ấn phẩm phụ) đạt được tỉ lệ phát hành khá cao.
Từ 5 năm trước đây, Tiền Phong đã bước chuẩn bị cho việc trở thành một tập đoàn báo chí, với việc định ra một chiến lược phát triển phù hợp với tiêu chí của tờ báo. Trả lời phỏng vấn trên tạp chí Nghề Báo (số 21, tháng 7/2004), tổng biên tập Dương Xuân Nam đã khẳng định con đường tất yếu của sự phát triển là hiện đại hoá báo chí: “Có nghĩa, phải trở thành một tập đoàn báo chí thực sự chứ không chỉ đơn thuần làm báo, sống bằng viết báo, tái đầu tư bằng tiền bán báo.” Theo chiến lược này, song song với việc gia tăng ấn phẩm, báo Tiền Phong thành lập công ty cổ phần Tiền Phong chuyên lo công tác quảng cáo – phát hành, dẫn đến tổng doanh thu của cả hai hoạt động kinh tế và báo chí hàng năm đạt không dưới 150 tỷ đồng. Công ty Tiền Phong không những là chỗ dựa kinh tế tài chính cho Tiền Phong, mà còn giúp cho việc phân tách rạch ròi giữa khâu nội dung và khâu “chạy quảng cáo” của phóng viên, hạn chế khuynh hướng “lá cải”, “bán báo”. Tờ báo cũng có đủ điều kiện để mời những cây bút có nghề trong làng báo, đào tạo tại chỗ và gửi phóng viên đi học nước ngoài để nâng cao trình độ làm báo, thực hiện cơ chế thu nhập và thưởng phạt nghiêm minh …
Bên cạnh đó, Tiền Phong còn tổ chức những hoạt động xã hội mang tầm quốc gia như các cuộc thi Hoa hậu, Siêu cúp bóng đá quốc gia …, nhằm mục đích quảng bá thương hiệu tờ báo.
Qua nghiên cứu một số tập đoàn báo chí trên thế giới, đặc biệt là các tập đoàn báo chí Trung Quốc, có thể thấy báo Tiền Phong gần như đã thực hiện đúng các bước đi để trở thành tập đoàn báo chí. Có điều, phạm vi hoạt động kinh tế và doanh thu của tờ báo còn hạn chế nên chưa thể gọi Tiền Phong là một tập đoàn báo chí, dẫu chỉ là ở quy mô nhỏ như tập đoàn báo chí Thẩm Quyến của Trung Quốc 8 năm trước đây (1998).
Khi có quyết định 219, Tiền Phong lại dành cho Tạp chí Nghề Báo một cuộc đàm luận về “danh phận” tập đoàn báo chí. Tổng biên tập Dương Xuân Nam cho rằng “Để nên danh phận, phải hội đủ thế và lực!” Để chuẩn bị cho sự ra đời của tập đoàn báo chí, ông .
Về phía Nhà nước: cần có cơ chế, chính sách, sự hỗ trợ cụ thể trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Cụ thể hơn, cần có cơ chế để các tờ báo mạnh thâu nạp các tờ báo không làm ăn được, “nuôi họ và làm hay lên” . Điều đó có nghĩa là Nhà nước phải tiến tới không bao cấp báo chí, cho ra đời quy chế sáp nhập các tờ báo. Bên cạnh việc sáng lập, việc sáp nhập và thậm chí mua lại các tờ báo là những bước đi tất yếu để hình thành các tập đoàn báo chí trên thế giới. Mặt khác, cũng cần có cơ chế quản lý thông thoáng tương đối, nên giao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật cho những người đứng đầu cơ quan báo chí.
Đối với vấn đề hỗ trợ, cần hỗ trợ thông qua việc trợ giá giấy in báo, và việc miễn, giảm thuế, bởi hiện thời, các tờ báo có quy mô hoạt động rộng như Tiền Phong phải gánh 4- 5 loại thuế, từ thuế doanh nghiệp, thuế vốn, thuế đầu tư cho đến thuế thu nhập … Theo Tổng biên tập báo Tiền Phong, đặt vấn đề hỗ trợ không mâu thuẫn với yêu cầu “tự thân vận động”, bởi đó là hỗ trợ cần thiết trong 10 – 20 năm đầu hình thành tập đoàn.
Về vị thế của tờ báo: để trở thành tập đoàn, tờ báo phải có uy tín chính trị, đặt ra được những vấn đề lớn của xã hội và thời đại.
Về lực của tờ báo: tờ báo phải có số phát hành lớn, có nhiều ấn phẩm (6 – 7 ấn phẩm trở lên), đội ngũ làm báo chuyên nghiệp, có công ty, xí nghiệp riêng, có trụ sở …
Tính đến cuối năm 2005, công tác chuẩn bị về thế và lực của Tiền Phong đã tiến thêm một bước. Về thế, tờ báo chú trọng đầu tư cải tiến hình thức và nội dung nhằm mở rộng đối tượng độc giả; mở mang các hoạt động xã hội bằng cách thành lập thêm các quỹ từ thiện. Về lực, ngoài Công ty Tiền Phong, Tiền Phong tăng cường hội nhập thương trường, chủ động phát triển kinh tế báo chí bằng cách mở thêm một số văn phòng giới thiệu việc làm, du học, các nhà sách … Dự định trong năm 2006, tức sau khi có chủ trương hình thành tập đoàn báo chí của chính phủ, của báo Tiền Phong là đầu tư về trụ sở tờ báo, về đào tạo phóng viên, mở rộng các điểm in mới, xây dựng nhà sách quy mô lớn nhất miền Bắc, …
Phát biểu của người đứng đầu báo Tiền Phong và những động thái của tờ báo này tỏ rõ quyết tâm và sự tự tin trong ý định vươn lên thành lập tập đoàn báo chí. Vấn đề của Tiền Phong là ở sự cho phép của Nhà nước, không chỉ cho phép về danh nghĩa mà còn cho phép thông qua việc định ra các cơ chế, chính sách phù hợp.
4.3.2. Việt Nam Net
Xuất thân là một website dịch vụ cung cấp tin tức tiếng Việt (12.1997 – www.Việt Namn.Việt Nam), tờ báo điện tử VietNamNet (1.2003 – www.vietnamnet.Việt Nam) được xem là “hiện tượng báo chí” trong vài năm gần đây.
Tuy không có “thế” về chính trị, song VietNamNet lại có thế “sinh ra” từ một công ty thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam – Bộ Bưu chính Viễn thông, đơn vị thành viên tập đoàn Bưu chính Viễn Thông (Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC), nghĩa là có khả năng gắn kết các hoạt động truyền thông và viễn thông. Đây cũng là một hướng phát triển lên tập đoàn từng có tiền lệ trên thế giới (tập đoàn Shin Corporation của Thái Lan cũng phát triển từ ngành viễn thông sang). Chính vì thấy được thế mạnh của mình, thay vì đề cập trực tiếp đến việc trở thành một tập đoàn báo chí (truyền thông), ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng Biên Tập Báo điện tử VietNamNet chỉ đưa ra định hướng: “Xây dựng VietnamNet thành công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo chí.” Thực chất, nếu làm được điều này, tức là mặc nhiên đã trở thành một tập đoàn truyền thông. Là một người hiểu rõ thế nào là một tập đoàn truyền thông, ông Nguyễn Anh Tuấn nói: “Hai từ “tập đoàn” nghe có vẻ to tát, nhưng nếu hiểu là “doanh nghiệp truyền thông, có nhiều loại hình báo chí, hoạt động trên cơ sở tự hạch toán, không sống dựa vào bao cấp của nhà nước” thì sẽ hợp lí hơn”.
Về lực, VietNamNet có báo điện tử VietNamNet tiếng Việt, VietNamNet tiếng Anh, VietNamNet T.V, Người Viễn Xứ, Netmode, Giai Điệu Xanh, E-Chip và một công ty mạnh về tài chính là VASC. (Cách đây vài năm, VietNamNet có ý định ra tờ nhật báo VietNamNet nhưng chưa đủ nguồn lực, không hẳn là vì thiếu hụt tài chính). Hiện nay, tuy hệ thống báo điện tử của VietNamNet Group vẫn chưa sinh lợi trực tiếp và mỗi năm VASC vẫn phải bù lỗ vài tỷ, nhưng tương lai hứa hẹn của báo điện tử đang đến rất gần. Ngoài ra, VietNamNet cũng có một số hoạt động xã hội gây tiếng vang trong và ngoài nước, nổi bật là hoạt động “Vinh danh đất Việt” và website liên kết báo chí khu vực ASEAN.
Như vậy, đứng trước Quyết định 219, về lý thuyết, tờ báo điện tử này được xem là có khả năng chuyển mình thành một tập đoàn truyền thông.
Theo Tổng biên tập Báo điện tử VietNamNet, hiện tại, tờ báo này đang “chuẩn bị con người, cập nhật thông tin về thị trường truyền thông, nghiên cứu, tìm hiểu mô hình của các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới, đặc biệt là chuẩn bị chiến lược cho doanh nghiệp của mình để không bỏ lỡ cơ hội phát triển.” Mục tiêu mà VietNamNet hướng đến trước mắt là trở thành một công ty truyền thông đa phương tiện, trên cơ sở ứng dụng những công nghệ thông tin, viễn thông, truyền thông thế hệ mới nhằm đa dạng hoá các sản phẩm, cung cấp cho bạn đọc ngày càng nhiều thông tin, kiến thức bổ ích. Hướng đi của VietNamNet là một hướng đi thận trọng, khôn ngoan trong bối cảnh báo chí – truyền thông Việt Nam đang có nhiều biến động, cũng là một hướng đi bài bản học tập từ các tập đoàn truyền thông nước ngoài. Điều đó thể hiện ngay từ trong cách phát ngôn của Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn trước báo chí: “Tôi có 2 khát vọng lớn: xây dựng VietNamNet thành công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo chí có uy tín trong nước và quốc tế, được bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước trân trọng. Khát vọng thứ hai là thấy mọi cán bộ, nhân viên VietNamNet hạnh phúc, thành đạt.”
Góp ý quan trọng của VietNamNet trong vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam chính là: ngoài thế và lực (điều kiện cần), tập thể cơ quan báo chí còn phải có ý muốn, khát vọng thành lập tập đoàn (điều kiện đủ). Ứng dụng vào thực tế hiện nay, có thể thấy yêu cầu này rất có giá trị. Ngoài ra, Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn cũng nhấn mạnh đến vai trò của người lãnh đạo cơ quan báo chí: phải có tầm nhìn, phải có sự hiểu biết về thị trường truyền thông quốc tế, có mối quan hệ với các tập đoàn báo chí trên thế giới, có chiến lược đúng, độc đáo, tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng lược phát triển thông tin đến năm 2010 rất phù hợp với xu hướng phát triển của truyền thông. Cũng như Tiền Phong, để bảo đảm lộ trình hình thành một tập đoàn báo chí, VietNamNet đưa ra một số đề xuất đối với phía Nhà nước:
- Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông tạo điều kiện về các thủ tục pháp lý
- Nhà nước nên có quan niệm mới: xem truyền thông là một ngành kinh tế, cơ quan báo chí là một doanh nghiệp , và như vậy, đã là cơ quan báo chí thì được phát triển đa loại hình báo chí, miễn là tự chủ về tài chính và hoạt động hiệu quả, nên bỏ cơ chế xin – cho.
4.3.3. Tuổi trẻ
Tuổi Trẻ là cơ quan khá “im hơi lặng tiếng” trong vấn đề thành lập tập đoàn báo chí, kể cả trước và sau khi có Quyết Định 219. Mặc dù vậy, đây là một trong số những cơ quan báo chí có thế và lực mạnh nhất nước.
Về thế, Tuổi Trẻ ngang với Tiền Phong.
Về lực, Tuổi Trẻ là cơ quan tự hạch toán kinh tế sớm nhất (từ năm 1980) và hoạt động có hiệu quả nhất (riêng hoạt động quảng cáo đã thu về 270 tỉ đồng mỗi năm. Hiện tại, Tuổi trẻ có 4 ấn phẩm (nhật báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Tuổi Trẻ cười, Tuổi Trẻ Online), với con số phát hành ấn phẩm chính (nhật báo Tuổi Trẻ) gần 400.000 ấn bản/kì, là tờ báo có uy tín rộng rãi trong nhân dân. Cơ sở vật chất của báo Tuổi Trẻ vào hàng hiện đại nhất nước. Hoạt động phát hành và quảng cáo trên thực tế độc lập với hoạt động báo chí. Đội ngũ làm báo năng động, trình độ cao. Tờ báo có mối quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan báo chí trên thế giới. Bên cạnh đó, Tuổi Trẻ còn thành lập Công ty Thế kỉ 21 để kinh doanh địa ốc, và đang bước đầu kinh doanh xuất bản sách, du lịch.
Về ý chí, vào tháng 7/2005, báo Tuổi Trẻ đã đặt mục tiêu “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phát hành hàng triệu bản/ngày, phấn đấu để trở thành một tập đoàn báo chí hùng mạnh.”
Như vậy, về lý thuyết, Tuổi Trẻ hội đủ các yêu cầu để tuyên bố thành lập tập đoàn báo chí hiểu theo kiểu Trung Quốc trong thời điểm hiện tại. Vướng mắc duy nhất của cơ quan này là cơ chế, chính sách từ phía nhà nước.
Ông Trương Quang Vĩnh, Phó Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ cho rằng Tuổi Trẻ chỉ mới ở giai đoạn “manh nha”, chỉ mới đi “những bước đi đầu tiên” tiến tới thành lập tập đoàn báo chí. Và như vậy, Tuổi Trẻ đang có những dự định mới nhằm gia tăng nội lực của mình: ra thêm nhiều ấn phẩm nhắm đến từng đối tượng cụ thể, thuê kênh truyền hình cáp … Tuổi Trẻ tin rằng mình phát triển đúng hướng và không quá quan trọng về danh nghĩa “tập đoàn báo chí”. Điều báo Tuổi Trẻ quan tâm nhân chủ trương hình thành tập đoàn báo chí là Nhà nước tháo gỡ những ràng buộc bất hợp lý (nhất là trong hoạt động quảng cáo), định ra cơ chế quản lý các cơ quan báo chí (theo luật doanh nghiệp), cần có những quy định cụ thể trong luật báo chí phù hợp với tình hình mới.
4.3.4. Thanh niên
Thanh Niên là tờ báo thuộc về Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, nên cũng được xem là một tờ báo có “thế” lên tập đoàn báo chí. Trong bài viết “Tờ báo là diễn đàn tin cậy của tuổi trẻ, là vũ khí tư tưởng tin cậy của đoàn” đăng trên báo Thanh Niên, ông Đào Ngọc Dung, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đánh giá: “Điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động của báo ngày càng hiện đại hơn, có thể đáp ứng cho quá trình cải tiến nâng cao chất lượng về nội dung và kỹ thuật trình bày, phù hợp với tiến trình đổi mới và phát triển của làng báo nước ta. Báo Thanh Niên cũng đang mạnh dạn từng bước tiến tới xây dựng một tập đoàn báo chí mạnh.”
Về lực, hiện tại Thanh Niên có các ấn phẩm: Thanh Niên ngày, Thanh Niên Chủ nhật, Thanh Niên điện tử (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt), Thanh Niên Tuần san. Thanh Niên là một tờ báo có lượng độc giả đông đảo, số phát hành tương đối cao. Theo tổng kết của Thanh Niên, báo có vài triệu bản in mỗi tuần, có 1 triệu rưỡi người truy cập trang Thanh Niên điện tử tiếng Việt, 30.000 người truy cập trang Thanh Niên điện tử tiếng Anh hàng ngày. Đây cũng là một trong số những tờ báo tự chủ về tài chính sớm nhất, biết cách thu hút quảng cáo. Các hoạt động xã hội của tờ báo gây được tiếng vang trong và ngoài nước, nổi bật là chương trình Duyên Dáng Việt Nam (đã tổ chức được 15 lần) và giải U.21 báo Thanh Niên.
Nhân dịp kỉ niệm 20 năm (3/1/1986 – 3/1/2006), Tổng biên tập báo Thanh Niên phát biểu: “Thanh Niên phải có hàng triệu bản in trong nay mai, và theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước, Thanh Niên phải trở thành tập đoàn báo chí mạnh trong khu vực, với xưởng phim, công ty cổ phần kinh tế, với nhiều sản phẩm báo chí, cùng những phát triển trong lĩnh vực in ấn và truyền hình. Chương trình Duyên Dáng Việt Nam phải tạo ảnh hưởng với quốc tế và sẽ trở thành thương hiệu lớn hơn nữa trong lĩnh vực này. U.21 tiếp tục là sân chơi lớn, góp phần đào tạo nhiều tuyển thủ trẻ hơn, và với chất lượng cao hơn, để bóng đá Việt Nam có vị trí xứng đáng hơn trong khu vực và thế giới.”
Tính đến thời điểm hiện tại, báo Thanh Niên có thế, có khát vọng, song tiềm lực tài chính còn quá mỏng để trở thành một tập đoàn báo chí. Chính vì vậy, khâu chuẩn bị của tờ báo này phải mất rất nhiều thời gian.
KẾT LUẬN
Việt Nam đã ra nhập WTO, nghĩa là sẽ hoà chung vào dòng chảy của thế giới trên mọi lĩnh vực, báo chí cũng không phải là ngoại lệ. Báo chí Việt Nam hiện nay đã có những thành tựu đáng kể và được đánh giá là một nền báo chí đang ở giai đoạn phát triển hết sức mạnh mẽ. Sự ảnh hưởng của truyền thông đến đời sống của người dân là không thể phủ nhận. Truyền thông đang tìm một hướng đi mới mẻ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin vô tận của con người. Mặt khác, nền truyền thông nước nhà còn đối đầu với sự cạnh tranh của các kênh thông tin nước ngoài đang ồ ạt tiến vào Việt Nam. Nếu chỉ đa dạng về số đầu báo thì chưa đủ, truyền thông Việt Nam cần có những tập đoàn truyền thông lớn mạnh hơn, cả về chất lượng chuyên môn và sức mạnh kinh tế để đứng vững, hoàn toàn làm chủ nền truyền thông trong nước cũng như tham vọng vươn xa ra thế giới. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc thành lập các tập đoàn báo chí ở Việt Nam, nhưng hầu hết ý kiến của các chuyên gia đầu ngành đều đánh giá rằng: Việc thành lập các tập đoàn báo chí ở Việt Nam là một tất yếu. Đồng chí Nguyền Khoa Điềm còn chỉ đạo: đến năm 2010 phải thành lập các tập đoàn báo chí ở Việt Nam.
Ngoài những ý kiến tán thành việc thành lập các tập đoàn báo chí ỏ Việt Nam cũng có không ít những ý kiến lo ngại cho sự thành công của dự án này. Sở dĩ có những băn khoăn này trước hết là do tiềm lực kinh tế của chúng ta còn yếu kém và đội ngũ nhân sự chưa thực sự chuyên nghiệp. Vì thế, để có thể thành lập các tập đoàn báo chí ở Việt Nam vào năm 2010 đầu tiên chúng ta phải khắc phục được hai khó khăn trên.
Như chúng ta đã biết tập đoàn báo chí được hình thành theo hai con đường chính: Con đường thứ nhất là quá trình xác nhập kết hợp, bắt tay giữa các cơ quan báo chí. Con đường thứ hai là quá trình thôn tính, thâu tóm, bành trướng lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí để hình thành nên một tập đoàn báo chí. Sự kết hợp bắt tay giữa các cơ quan báo chí không thể hiểu đó chỉ là phép cộng toán học cơ bản, nghĩa là hai cơ quan báo chí xuống dốc nắm tay nhau hợp sức lại vậy là thành một tập đoàn báo chí lớn mạnh. Đây hoàn toàn là một cách hiểu sai lệch. Để trở thành một tập đoàn báo chí cần rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về kinh tế là một yếu tố hết sức quan trọng. Con đường hình thành thứ hai yếu tố kinh tế tài chính lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nó gần như chiếm yếu tố quyết định trong việc thành bại của quá trình bành trướng, thâu tóm lẫn nhau giữa các tập đoàn báo chí. Rõ ràng chỉ có con cá lớn mới nuốt được cả bé. Như vậy yếu tố tài chính là yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần chú ý.
Thực trạng báo chí Việt Nam hiện nay có rất nhiều tờ báo vẫn "sống" theo cơ chế bao cấp, sống dựa vào ngân sách của nhà nước mà không tự chủ động về tài chính. Chính vì thế mà những cơ quan báo chí này làm việc rất trì trệ, chất lượng được đánh giá không cao. Hoạt động như vậy vừa không hiệu quả lại tiêu tốn rất nhiều kinh phí của nhà nước. Để khắc phục yếu kém về mặt tài chính, trước hết phải xoá bỏ bỏ bao cấp để các cơ quan báo chí tự chủ về tài chính có như vậy mới mong chúng tự thân vận động, phát triển được. Một cơ quan báo chí để tồn tại và phát triển rõ ràng không chỉ trông chờ vào tiền bán báo mà còn phải thể hiện tính năng động trong mọi lĩnh vực. Chẳng hạn như: quảng cáo, kinh doanh…Có thể đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng hay thị trường chứng khoán…Cần xoá bỏ suy nghĩ một cơ quan báo chí có nghĩa là hoạt động duy nhất là làm báo, hãy biết đánh bóng "thương hiệu" và tạo được lòng tin từ phía công chúng. Làm được điều này không phải là dễ, nhưng trước vấn đề "sống còn" đòi hỏi cơ quan báo chí ấy phải biết vận động, sáng tạo…để tìm được lối đi đúng đắn nhất.
Một yếu tố quan trọng hơn hết đó là vấn đề con người. Nếu một cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về kinh tế nhưng lại có đội ngũ phóng viên yếu kém tạo nên nhưng sản phẩm báo chí nhàm chán, không tạo được sự thu hút , sự ủng hộ từ phía công chúng thì cơ quan ấy không thể phát triển được. Trên thực tế rất ít các cơ quan báo chí có một đội ngũ phóng viên thực sự chuyên nghiệp. Mà để thành lập một tập đoàn báo chí thì đội ngũ phóng viên phải được tuyển chọn hết sức khắt khe và đáp ứng yêu cầu cao. Một phóng viên chuyên nghiệp ngoài những phẩm chất đạo đức cần có thì phải là người chịu được áp lực công việc, làm việc một cách nhanh chóng và hiệu quả, có trách nhiệm và linh hoạt chủ động trong công việc và đặc biệt là giỏi ngoại ngữ…Để thiết lập được một mạng lưới phóng viên như vậy đòi hỏi chúng ta phải chú trọng hơn đến các phương pháp giảng dạy và đào tạo đội ngũ phóng viên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trên thực tế có nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học báo chí nhưng khi đi làm thực tế lại không thể viết được một cái tin ra hồn, rất tiếc trường hợp như vậy không phải là hiếm. Điều này thể hiện rằng chúng ta phải thay đổi cách giảng dạy cho sinh viên. Làm sao kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết và thực hành, giáo dục cho sinh viên về đạo đức, phẩm chất cũng như kiến thức vững chắc của người cầm bút. Cần chú trọng về chất hơn là quan tâm và lượng. Ngoài ra, các cơ quan báo chí cần kết hợp, liên kết với các trường đào tạo cử nhân báo chí. Có thể tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập hoặc đầu tư, chọn ra những cá nhân xuất sắc cùng với nhà trường đào tạo thành những phóng viên giỏi và chuyên nghiệp.
Cơ cấu tổ chức các phóng viên trong một cơ quan báo chí cũng hết sức quan trọng, cơ quan báo chí cần phải có một mạng lưới lớn các phóng viên chuyên nghiệp thường trú tại các địa điểm khác nhau để cập nhật thông tin chính xác và nhanh chóng hơn.
Tóm lại, để có thể hoàn thành mục tiêu thành lập các cơ quan báo chí ở Việt Nam vào năm 2010 thì vấn đề tài chính và nhân sự là vô cùng quan trọng. Hai yếu tố này luôn phải được quan tâm và đầu tư đúng mức có như vậy báo chí Việt Nam mới có thể tiến bước và vươn xa hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pierre Albert – Lịch sử báo chí - NXB Thế giới – 2003, Hà Nội
2. X.A.Mikhailốp – Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và nghịch lý – NXB Thông tấn, 2004, Hà Nội.
3. Robert W. McChesney, The New Global Media: It’s a Small World of Big Conglomerates, 1999
4. Mark N. Cooper THE CASE AGAINST MEDIA CON SOLIDATION: Evidence on Concentration, Localism and Diversity
5. Các trang web: vietbao.com
nghebao.com
tuanvietnam.net
Vietnamnet.vn
google.com
Wikipedia.org
www.smeg.com.cn
www.wan-press.org
www.cjr.org/tools/owners
www.lagardere.com
www.newscorp.com
The New York Times
Theo Pajamasmedia
Jackmayers.com
www.reedelsevier.com
communication.ucsd.edu/people/ConcentrationpaperICA.htm
internetworldstats.com
MỤC LỤC
CHƯƠNG I 1
KHÁI QUÁT VỀ TẬP TRUNG HÓA BÁO CHÍ 1
1. Khái niệm tập trung hóa báo chí 1
2. Quá trình tập trung hóa báo chí diễn ra như thế nào? 1
2.1. Theo X.I.Bêglốp trong tác phẩm “Các tổ chức độc quyền ngôn luận” chia quá trình tập trung hóa theo 5 hướng 2
2.2. Từ khái niệm định nghĩa ở trên ta có thể thấy quá trình tập trung hóa diễn ra theo hai hướng chính 4
3. Nguyên nhân dẫn đến tập trung hóa 13
4. Những biểu hiện của tập trung hóa báo chí 16
CHƯƠNG II 23
TẬP ĐOÀN BÁO CHÍ 23
1. Khái niệm về tập đoàn báo chí 23
2. Nguyên nhân và dạng thức hình thành tập đoàn báo chí 28
3. Những tập đoàn báo chí nổi tiếng trên thế giới 31
3.1. Rupert Murdoch – huyền thoại của nền truyền thông thế giới – ông trùm của tập đoàn báo chí lớn trên thế giới 31
3.2. Tập đoàn báo chí của Mỹ 38
3.3. Tập đoàn báo chí lớn của Pháp 44
3.3. Tập đoàn báo chí lớn của Anh 49
3.4. Tập đoàn báo chí lớn của Đức 58
3.4.1. Bertelsmann AG 58
3.4.2. Medienholding (SWMH) 61
4. Chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam 66
4.1. Điều kiện hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam 66
4.2. Những động thái cởi mở của nhà nước 68
4.3. Các bước chuẩn bị của các tờ báo có triển vọng trở thành tập đoàn báo chí 72
4.3.1. Tiền Phong 72
4.3.2. Việt Nam Net 75
4.3.3. Tuổi trẻ 77
4.3.4. Thanh niên 78
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BBC1173.doc