Sự tác động của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiếp nối truyền thống: “Thủy chung, nhân nghĩa”, đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước của Bác Hồ kính yêu, nhân dân ta đã đứng dậy chiến đấu theo chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, với tinh thần: “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, rất nhiều người con yêu nước , nhiều cá nhân và gia đình đã hiến dâng cả cuộc sống, cả nhữ

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Sự tác động của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng người thân đã hy sinh một phần thân thể của mình cho Tổ quốc để khi họ trở về với cuộc sống đời thường lại mang trên mình những thương tật, di chứng của chiến tranh. Chiến tranh qua đi những người con của Tổ quốc khi trở về với đời thường thì họ gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn do hậu quả của chiến tranh. Khắc phục hậu quả chiến tranh đảm bảo cuộc sống cho GĐTB là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và của toàn dân ta. Thực hiện tốt công tác TB là góp phần to lớn cho mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà nghị quyết đại hội VIII đặt ra. Trước sự lãnh đạo của Đảng, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc GĐTB đã được đặc biệt quan tâm đến và chính sách ưu đãi đối với người có công ngày càng có ý nghĩa rất là lớn. Bên cạnh đó công tác chăm sóc TB còn không ít những khó khăn, nhiệm vụ công tác ngày càng nặng nề, nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết trước mắt, phải có chiến lược lâu dài. Chuyên đề thực tập: “Sự tác động của CSXH đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương” góp phần vào việc tạo cơ sở cho việc thực hiện những chính sách xã hội, nâng cao đời sống của thương binh để từ đó đưa ra những khuyến nghị giúp cho các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội khắc phục được những hạn chế và thiếu sót của chính sách xã hội nhằm nâng cao đời sống của GĐTB hơn nữa. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 2.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu là một quá trình vận dụng những tri thức khoa học xã hội vào việc tìm hiểu, phân tích các vấn đề xã hội đang được quan tâm, đồng thời đây cũng là một hoạt động để kiểm nghiệm các tri thức, lý thuyết khoa học trong thực tiễn xã hội, góp phần làm phong phú thêm tri thức của chuyên ngành kinh tế lao động & dân số và CSXH. 2.2 . Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu sự tác động của CSXH đối với đời sống GĐTB để thấy được hiệu quả chính sách đối với đời sống của họ. Từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với việc thực hiện các chính sách, chỉ ra những hạn chế để có cơ sở khắc phục những khó khăn, thiếu sót nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những GĐTB. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3.1. Mục đích: + Nghiên cứu sự tác động của CSXH đối với đời sống GĐTB. + Nghiên cứu CSXH đã tác động như thế nào đến đời sống GĐTB trong năm 2005 đến nay thông qua chế độ ưu đãi đối với GĐTB. + Đưa ra một số khuyến nghị cho việc hoạch định và thực hiện chính sách đối với GĐTB. 3.2. Đối tượng: “Sự tác động của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình thương binh” 3.3. Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. + Thời gian: Từ năm 2000 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích các tài liệu: Đọc và phân tích những tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cụ thể là những pháp lệnh, quy định, quyết định, thông tư, các báo cáo tổng kết về vấn đề chăm sóc TB của Phòng NV-LĐTB&XH huyện. Phương pháp so sánh: So sánh kết quả thực hiện của huyện Thanh Hà với các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. 5 . Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết: 5.1. Giả thuyết nghiên cứu: - Hệ thống CSXH ngày càng được hoàn thiện và bổ sung phù hợp với yêu cầu đời sống vật chất và tinh thần của GĐTB. - Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, đời sống các GĐTB đang từng bước được nâng lên. 5.2. Khung lý thuyết: “ Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh”. (Qua khảo sát tại địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Một số chính sách xã hội tác động đến GĐTB Sự tác động của CSXH đối với đời sống GĐTB. Chính sách trợ cấp ưu đãi hàng tháng Chế độ ưu đãi về nhà Đời sống tinh thần. Giáo dục con cái Đời sống vật chất Sự tác động của CSXH đối với đời sống GĐTB. Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất Chế độ ưu đãi về giáo dục Chế độ ưu đãi về y tế, chăm sóc Chế độ ưu đãi về nhà ở Chính sách trợ cấp ưu đãi hàng tháng Chế độ ưu đãi về nhà Đời sống tinh Chế độ ưu về y tế, chăm sóc Chế độ ưu Chính sách trợ cấp ưu đãi hàng tháng Chế độ ưu đãi về nhà Đời sống tinh Chế độ ưu về y tế, chăm sóc đãi về y tế, chăm sóc sức khoẻ. Chế độ ưu đãi về giáo dục Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đời sống vật chất Giáo dục con cái Đời sống tinh thần. Giải pháp – Kết luận PHẦN THỨ NHẤT VAI TRÒ CỦA CSXH ĐỐI VỐI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH 1.1. Khái niệm: 1.1.1. Tác động: “Là làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định.”(() (3) Nhóm biên soạn Hồng mây – Ngọc Sương –Minh Mẫn: Từ điển tiếng việt, NXB Thống kê. ) 1.1.2. Chính sách xã hội: Theo giáo sư Phạm Như Cương thì: “CSXH trước hết là một khoa học, CSXH phải là thành tựu của những cuộc nghiên cứu nghiêm túc của khoa học xã hội trả lời những câu hỏi của cuộc sống. ở dạng hoạt động thực tiễn, đặc thù này, CSXH cần phải xem xét như một lĩnh vực khoa học đặc thù, bám chắc vào sự hoạt động của thực tiễn, khoa học nghiên cứu về CSXH cần phảI mạnh dạn trả lời những câu hỏi đang đặt ra từ thực trạng kinh tế nước ta hiện nay”.((2) Phạm như Cương:”góp phần nghiên cứu CSXH”. NXB Khoa học XH, HN 1998, trang 39 – 40. ) 1.1.3.Đời sống xã hội: “Đời sống xã hội bao gồm toàn bộ những điều kiện sinh hoạt của con người và của xã hội. Đời sống của con người được chia làm hai mảng: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đời sống vật chất là những gì thuộc về nhu cầu ăn, ở, đi lại…nói chung là nhu cầu thể xác của con người. Đời sống tinh thần là những hoạt động về đời sống nội tâm của con người: là những suy nghĩ, ý nghĩ, tình cảm của con người”. ( ) 1.1.4. Thương binh: “Thương binh là quân nhân, công an nhân dân do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc trong đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm cụ đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân mà bị thương, mất sức lao động từ 21% trở lên và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh”, tặng “Huy hiệu thương binh”…”. ((4) (5) Bộ LĐTB & XH, (2002) - Tài liệu tập huấn dựng cho cỏn bộ ở cấp xó, phường, trang 104 và trang 107 – 108. ) Trong đó: “Thương binh hạng 1: Là đối tượng được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quyết định kết luận MSLĐ từ 81% trở lên. Thương binh hạng 2: Là đối tượng được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyết định kết luận MSLĐ từ 61% - 80%. Thương binh hạng 3: Là đối tượng được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quyết định kết luận MSLĐ từ 41% - 60%. Thương binh hạng 4: Là đối tượng được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quyết định kết luận MSLĐ từ 21% - 40%”. ( ) 1.2. Các chính sách xã hội đối với gia đình thương binh 1.2.1. Chính sách tự cấp ưu đãi hàng tháng đối với thương binh và gia đình họ. Mọi CSXH cũng như chế độ ưu đãi đối với TB và GĐTB đều dựa trên mức độ thương tật và tình trạng sức khỏe của TB. Theo quy định thì tất cả những TB MSLĐ từ 21% trở lên đều được hưởng các CSXH, nhưng mức độ thụ hưởng các CSXH của nhóm TB là khác nhau. Cụ thể, mức độ thương tật hàng tháng của thương binh được tính theo mức độ MSLĐ của từng người và tính trên mức lương quy định là 312.000đ/tháng. Thương binh mất từ 21% sức lao động do thương tật được hưởng mức độ trợ cấp hàng tháng là 21% mức lương quy định, sau đó cứ giảm 1% sức lao động thì được hưởng trợ cấp 1% mức lương quy định…Tỷ lệ MSLĐ trợ cấp một lần được tính như sau: Bảng1.1: Tỷ lệ giữa mức độ MSLĐ với mức độ trợ cấp một lần. Mức độ MSLĐ Mức độ trợ cấp một lần Từ 21% - 41% sức lao động 1 tháng lương khi bị thương Từ 41% - 61% sức lao động 2 tháng lương khi bị thương Từ 61% - 80% sức lao động 3 tháng lương khi bị thương Trên 81% sức lao động trở lên 4 tháng lương khi bị thương (Nguồn: Tài liệu nghiệp vụ LĐTB & XH dùng cho cán bộ TBXH ở xã, phường, Bộ LĐTBXH, năm 2002, trang 107) Những TB có tỷ lệ MSLĐ do thương tật từ 61% trở lên nếu khi chết không thuộc diện BHXH thì gia đình được hưởng trợ cấp tiền mai táng phí mức 1.680.000đồng/người/tháng.Thân nhân của TB được trợ cấp tuất cơ bản 84.000đồng/người/tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng 147.000đồng/người/tháng. Những TB có tỷ lệ MSLĐ từ 81% trở lên về sống ở gia đình, nếu được UBND cấp xã đề nghị và Hội đồng giám định thương tật y khoa chỉ định cần người phục vụ thì người phục vụ đó được mức trợ cấp hàng tháng là 170.000 đồng/tháng, nếu TB có vết thương bệnh nặng đặc biệt thì người phục vụ TB đó được hưởng mức trợ cấp là 210.000 đồng/tháng.((6) Căn cứ vào mục I/5-d thông tư số 31/TT – LĐTB & XH. ) Ngoài ra, những TB mất sức lao dộng từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng được phụ cấp hàng tháng mức là 100.000đồng/người.((7) Điều 34 Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của CP ) Nếu MSLĐ do thương tật từ 80% trở lên có vết thương đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp thêm hàng tháng mức 30.000đ/người.((8) Điều 33 Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của CP ) Trường hợp không có thân nhân hoặc thân nhân không thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì một trong những người thân khác đảm nhiệm việc thờ cúng được nhận tiền tuất 1 lần với mức là 600.00đ. 1.2.2. Chế độ ưu đãi về y tế chăm sóc, sức khỏe cho TB. Hiện nay đã xây dựng nhiều trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng, các khu điều dưỡng, khám chữa bệnh miễn phí, cấp thẻ bảo hiểm Y tế… 1.2.3. Chế độ ưu đãi về nhà ở. GĐTB cũng nhận được sự hỗ trợ trong việc xây dựng nhà ở ở các mức độ khác nhau. Bảng 1.2. Các mức độ ưu đãi về nhà ở đối với GĐTB Đối tượng Mức hỗ trợ TB, người hưởng CS như TB, MSLĐ từ 81% trở lên Toàn bộ tiền sử dụng đất TB, người hưởng CS như TB, MSLĐ từ 61% - 80% 90% TB, người hưởng CS như TB, MSLĐ từ 41% - 60% 80% TB, người hưởng CS như TB, MSLĐ từ 21% - 40% 70% (Nguồn: Tài liệu nghiệp vụ LĐTB & XH dùng cho cán bộ TBXH ở xã, phường, Bộ LĐTBXH, năm 2002, trang 128) 1.2.4. Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp Bảng. 1.3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp Đối tượng, điều kiện Mức miễn, giảm GĐTB mất sức lao động từ 61% trở lên Miễn hoàn toàn GĐTB đời sống khó khăn Giảm không quá 50% số thuế thu chi (Nguồn: Tài liệu nghiệp vụ LĐTB & XH dùng cho cán bộ TBXH ở xã, phường, Bộ LĐTBXH, năm 2002, trang 129) Bảng1.4. Thuế nhà đất Đối tượng, điều kiện Mức miễn, giảm TB có tỷ lệ MSLĐ từ 61% trở lên Tạm miễn đối với toàn bộ đất ở, đất làm nhà. (Nguồn: Tài liệu nghiệp vụ LĐTB & XH dùng cho cán bộ TBXH ở xã, phường, Bộ LĐTBXH, năm 2002, trang 129) 1.2.5 Chính sách ưu đãi giáo dục đối với con em thương binh Tùy theo mức độ thương tật của TB cũng như con của họ theo học ở các cấp khác nhau thì có những chế độ ưu đãi khác nhau. Theo quy định: Miễn học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường sở đối với con em TB MSLĐ từ 61% trở lên, con em TB từ 21% - 61% MSLĐ được giảm 50% học phí và khoản xây dựng trường sở.Học sinh là con em của TB bị MSLĐ từ 81% trở lên học các trường mần non, PTCS, PTTH được ưu tiên trong tuyển sinh và xét tuyển tốt nghiệp và được trợ cấp mỗi năm học một lần với mức: học sinh mầm non 60.000đ, 90.000 đ với học sinh THCS, 120.000đ với học sinh THPT. Ngoài ra, khi học các trường Cao đẳng và dự bị Đại học được miễn giảm học phí, được trợ cấp hàng tháng với mức 140.000đồng/tháng và những TB MSLĐ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp 175.000đ/tháng ((9) Theo điều 64 nghị định 28/CP ngày 24/4/1995 của CP ). Như vậy, chính sách ưu đãi giáo dục và đào tạo đối với con em TB thể hiện sự quan tâm chăm sóc của Đảng và của Nhà nước ta, phần nào khắc phục những khó khăn cho những GĐCS. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá đời sống gia đình thương binh GĐTB là một nhóm XH đặc biệt cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường với những vấn đề phức tạp, nảy sinh, đời sống của GĐTB gặp nhiều khó khăn. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi với người có công bằng tinh thần “Đền ơn đáp nghĩa” sẽ góp phần to lớn vào việc ổn định kinh tế xã hội của đất nước để đánh giá đời sống GĐTB thì căn cứ vào thu nhập và chi tiêu của họ. Trong đó: 1.3.1.Chỉ tiêu thu nhập: Gồm lương (nếu có), ưu đãi của Nhà nước (theo quy định), phụ cấp (nếu có). Ngoài ra còn chăn nuôi, trồng trọt, thương nghiệp, dịch vụ và được sự ủng hộ ưu đãi trong một số lĩnh vực của cá nhân, tổ chức và nhà nước… 1.3.2.Về phương diện chi tiêu của GĐTB: Thì có nhà, ăn uống, sinh hoạt cá nhân (đi lại, may mặc, phương tiện…), học hành (cho bản thân TB và con cái họ), chi đầu tư sản xuất, dịch vụ… và còn các khoản chi khác như: Hiếu, hỷ, tham quan, văn hóa, y tế… Nói chung là làm sao cho tổng thu lớn hơn tổng chi thì mới có dư để tái sản xuất và dự trữ cho bản thân. Với phương châm của Nhà nước là mức sống phải bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương, xóa bỏ toàn bộ nhà tranh tre, cấp thẻ BHYT, BHXH cho TB, có chính sách ưu đãi đặc biệt trong gia đình đối với TB và con em của họ… 1.4. Vai trò của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình thương binh. Chính sách xã hội có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi dân tộc, quốc gia. Xã hội càng phát triển thì vấn đề xã hội ngày càng phức tạp hơn. Để duy trì sự ổn định và phát triển XH tốt đẹp thì đó là nhiệm vụ cơ bản của giai cấp cầm quyền, là đề ra được các CSXH nhằm mục đích là xây dựng một XH vững mạnh và điều hòa mối quan hệ trong XH. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của đời sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc. Coi nhẹ chính sách xã hội là coi nhẹ yếu tố “ Con người trong sự nghiệp xây dựng XHCH”. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã ban hành nhiều CSXH mới phù hợp với sự phát triển của xã hội như : Chính sách BHXH, chính sách văn hóa, giáo dục, y tế…những chính sách này góp phần quan trọng trong việc phát triển con người, phát triển XH. Xác định đúng tầm quan trọng chiến lược của việc hoạch định chính sách xã hội trong sự phát triển của đất nước nên Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra: “ Giữ vững ổn định chính trị và phát triển bền vững của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi, tận dụng thời cơ để vượt qua khó khăn, thách thức đưa đất nước ta tiến bước vững chắc theo hướng dân giàu và nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. PHẦN THỨ HAI PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH Xà HỘI ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH HUY ỆN THANH HÀ HẢI DƯ ƠNG 2.1. Đặc điểm của huyện Thanh Hà ảnh hưởng đến đời sống gia đình thương binh. Thanh Hà là một huyện thuần nông, có lợi thế phát triển hai loại nông sản hàng hoá là lúa và vải. Kể từ khi đổi mới Thanh Hà đã có nhiều đổi thay, đi đầu trong phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp và xây dựng các vùng ăn quả trù phú có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch mạnh từ thuần nông sang nông-công nghiệp, trung tâm công nghiệp và dịch vụ; đời sống nhân dân trong huyện được cải thiện đáng kể. Trong bối cảnh và trào lưu chung của quá trình phát triển, nhiều tiềm năng và thế mạnh của huyện sẽ được đầu tư khai thác hiệu quả hơn, hứa hẹn đưa Thanh Hà trở thành một huyện giàu của tỉnh. Là một trong 11 huyện của tỉnh, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương. Phía Bắc giáp huyện Nam Sách và Kim Thành, phía Đông giáp huyện Kim Thành và Thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp huyện Tứ Kỳ, phía Tây giáp Thành phố Hải Dương. Địa hình địa mạo khá phức tạp mang đặc tính đât phù sa sông Thái Bình. Địa hình cao thấp xen kẽ nhau không đều, nhiều vàn cao và cũng nhiều bãi trũng. Địa hình tuyệt đối so với mực nước biển trung bình 1-1,5m; cao nhất là 1,8-2m; thấp nhất khoảng 0,6-0,7m. Thanh Hà mới được tái lập từ năm 1997 với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 15.891,87 ha ( bằng 9,64% diện tích đất toàn tỉnh ). Trong đó, đất nông nghiệp là 11.309,52 ha chiếm 71,2% diện tích đất tự nhiên của huyện. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 707 m2/người, cơ cấu kinh tế của toàn huyện rất đa dạng và phong phú, nông nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 49,53%; công nghiệp và xây dựng chiếm 16,25%; dịch vụ chiếm 34,22%... Tổng số dân toàn huyện 161.517 người được chia ra làm 24 xã và 1 thị trấn ( được chia thành 4 khu, bao gồm: khu Hà Bắc 7 xã, khu Hà Tây 6 xã, khu Hà Đông 6 xã, khu Hà Nam 5 xã, và 1 thị trấn ) trong đó thị trấn Thanh Hà là trung tâm kinh tế-chính trị-xã hội của huyện. Thanh Hà có vị trí tương đối thuận lợi trong viêc giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh, vùng trong và ngoài tỉnh. Nhìn chung, Thanh Hà có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ phát triển năng động, điều kiện giao lưu kinh tế hiện tại và trong tương lai gần được mở rộng nhờ vào sự phát triển của hệ thống giao thông trong vùng như đường 5A, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng trong tương lai, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, có điều kiện thu hút các nhà đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường cho sản phẩm của huyện, đẩy mạnh giao lưu kinh tế-xã hội với các địa phương trong vùng và cả nước. Trong triển vọng khi hệ thống các cầu qua các sông được xây dựng, hệ thống đường bộ hoàn thiện và phát triển hệ thống đường hiệu quả thì vị trí của Thanh Hà là một thế mạnh cho phát triển. Đất đai Thanh Hà mầu mỡ, được bồi đắp liên tục của hệ thống sông Thái Bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả là đặc sản của huyện... Điều kiện sinh thái của Thanh Hà là lý tưởng cho đa dạng hoá sinh học, với hệ thống sông ngòi và các vườn cây ăn quả trên địa bàn là điều kiện tốt để phối hợp phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. Có lực lượng lao động dồi dào, cần cù, có trình độ thâm canh cây trồng trong nhiều năm, tiết kiệm và có trình độ văn hoá khá cao, một phần dân cư và đội ngũ cán bộ quản lý bước đầu đã tiếp cận với sản xuất hàng hoá. Nhân dân có truyền thống cách mạng, kiên cường. Cùng với việc phát triển kinh tế thì văn hoá-xã hội, giáo dục của huyện cũng không ngừng được nâng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện được cải thiện một cách rõ rệt. Tổng kết 5 năm chương trình xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,7% năm 2001 xuống 4,2% năm 2005, bình quân mỗi năm có 665 hộ thoát nghèo. Phát hiện đầy đủ các chính sách đối với người nghèo, không còn hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách. Xây dựng chương trình, mục tiêu giảm nghèo giai đoan 2006 – 2010 toàn huyện có 8.325 hộ nghèo tỷ lệ 19,7%. Trong đó có 31 hộ nghèo thuộc đối tượng CS. Mục tiêu phấn đấu mỗi năm giảm từ 1,5 đến 2 % trong 5 năm phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19,7% năm 2005 xuống 10% năm 2010. Điều kiện về nhà ở của nhân dân được cải thiện, hầu hết các hộ có nhà ở xây lợp ngói hoặc kiên cố cao tầng. Các dịch vụ về y tế được cải thiện và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Về dân số thì được thể hiện rất rõ qua: Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu dân số huyện Thanh Hà năm 2007 như sau Nhóm tuổi Tổng số TL % Nam TL % Nữ TL % 0 tuổi 2 474 1,55 1 226 1,59 1 248 0,51 1 – 4 tuổi 10 527 6,62 5 419 7,05 5 108 6,21 5 - 9 tuổi 17 370 11,5 9 060 11,80 8 670 10,54 15 - 17 tuổi 19 237 12,0 9 962 12,97 9 275 11,28 18 - 19 tuổi 11 071 6,96 5 673 7,38 5 398 6,56 20 - 24 tuổi 4 916 3,09 2 444 3,18 2 472 3,0 25-29 tuổi 11 631 7,31 5 567 7,25 6 064 7,37 30-34 tuổi 12 952 8,14 6 451 8,40 6 501 7,90 25-39 tuổi 12 400 7,8 6 081 7,92 6 319 7,68 40-44 tuổi 12 747 0,017 6 061 7,89 6 686 8,13 45-49 tuổi 10 850 6,82 5 138 6,69 5 712 6,94 49-50 tuổi 6 684 4,20 3 138 4,08 3 546 4,31 50-54 tuổi 3 697 2,32 1 808 2,35 1 889 2,29 55-59 tuổi 3 511 2,20 1 444 1,88 2 067 2,51 60-64 tuổi 4 723 2,97 2 091 2,72 2 632 3,72 65-69 tuổi 5 281 3,67 2 269 2,95 3 012 3,66 70-74 tuổi 4 021 2,52 1 545 2,01 2 476 0,31 75-79 tuổi 2 549 1,60 875 1,14 1 672 2,03 80-84 tuổi 1 174 8,73 324 0,42 850 1,03 85 + 815 0,51 189 0,24 626 0,76 Tổng số 158 990 100 76 767 100 82 223 100 (Nguồn: ủy ban dân số, gia đình và trẻ em phòng dân số huyện). Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong tổng số dân của huyện là 158.990 người thì có 48,2% nam và có 51,7 nữ. Nhóm tuổi từ 10-14 tuổi có tổng là 19 372 người chiếm12,0% cao nhất so với các nhóm tuổi khác. Càng về già thì nhóm tuổi 85 + nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ tăng tự nhiên vào năm 2006 khoảng 0,9%. Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm từ 0,04 đến 0,05%. Ngoài ra, các cấp các ngành thực hiện nghiêm túc chế độ CS của Đảng và Nhà nước đối với GĐTB và hoàn thành việc xoá nhà tranh tre cho các GĐTB… Qua đây ta thấy, Thanh Hà là một huyện có điều kiện và tiềm năng để phát triển mọi mặt. Bước sang kỷ nguyên mới, Thanh Hà đã có nhiều kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể để thực hiện thành công mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. 2.2. Phân tích khái quát về gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà. Phát huy lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc và tinh thần chiến đấu dũng cảm, hy sinh đánh đuổi giặc ngoại xâm để mang lại nền độc lập, tự do cho đất nước. Các cuộc chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả của nó để lại là hết sức nặng nề mà không thể giải quyết ngay được. Thanh Hà cũng hoà chung với không khí đó, những người con của quê hương đã lên đường nhập ngũ rồi có những người hy sinh không trở về, người còn sống trở về thì trên mình mang đầy thương tích. Tổng đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp do phòng quản lý là 4.069 người trong tổng số 158.990 người dân toàn huyện, chiếm 2,5% trong tổng số người của toàn huyện. Trong số những GĐCS đó có tới 1.211 người chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Con số này cũng góp phần nói lên truyền thống đấu tranh kiên cường của nhân dân trong huyện. Chiếm 29,7% trong số người TB này thì đều là những người có quá trình hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc. Nay tuổi đã cao, sức yếu hoặc bị thương, bị bệnh đời sống hàng ngày của họ gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Là thế hệ đi sau được hưởng những thành quả cách mạng của các thế hệ đi trước để lại thì mỗi chúng ta phải có trách nhiệm, giúp đỡ, động viên, hỗ trợ những gia đình này dù là một phần nhỏ khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống và đây cũng là trách nhiệm to lớn của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. 2.2.1. Phân loại thương binh qua các thời kỳ. Chiến tranh đã đi qua, nhưng hậu quả của nó để lại là rất lớn, những người còn may mắn trở về với quê hương nhưng với bao nhiêu di chứng để lại đối với tất cả TB qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới, số TB qua các thời kỳ đó được thể hiện ở : Bảng 2.2. Cơ cấu thương binh qua các thời kỳ. Đối tượng Các thời kỳ Số thương binh Tỷ lệ (%) Thương binh chống Pháp 324 26,8 Thương binh chống Mỹ 692 57,1 Thương binh trong chiến tranh biên giới 185 15,2 Tổng 1.211 100 ( Nguồn: Số liệu phòng NV-LĐTB&XH huyện Thanh Hà ) Cơ cấu TB qua các thời kỳ được nêu trong bảng 2.2 cho thấy: Số TB trong thời kỳ chống Pháp là 324 người chiếm 26,8% trong tổng số 1.211 TB, đây là những TB có tuổi rất cao trong số đó có nhiều người đã mất, những người còn lại không thể có khả năng lao động và chỉ sống bằng tiền trợ cấp mà thôi. Số TB trong thời kỳ chống Mỹ là 692 người chiếm 57,1 %. Đây là con số tương đối lớn và 15,2% là số TB tham gia chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc. Số TB này tuổi còn trẻ là lực lượng lao động chính, tuy nhiên về thương tích mang trên người nhiều khi vết thương tái phát nên làm giảm nhiều khả năng lao động của họ. 2.2.2. Cơ cấu thương binh theo tỷ lệ thương tật. Khi chiến tranh chấm dứt, hoà bình được lập lại. Những người con của Tổ quốc khi trở về họ mang trên mình bao nhiêu thương tật và di chứng của chiến tranh. Trong cuộc sống đời thường họ gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn do sức khoẻ yếu nên ảnh hưởng đến mọi hoạt động của họ trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt. Qua 3 cuộc chiến tranh thì số TB trong toàn huyện là 1.211 người. Với mức độ thương tật khác nhau, muốn hiểu rõ về cơ cấu TB của huyện ta xem bảng xếp hạng mức độ thương tật. Bảng 2.3. Cơ cấu thương binh theo tỷ lệ thương tật Tổng số Phân hạn g Số thương binh Tỷ lệ (%) Thương binh hạng 1 47 3,8 Thương binh hạng 2 201 16,6 Thương binh hạng 3 513 42,36 Thương binh hạng 4 450 37,1 Tổng 1.211 100 ( Nguồn: Số liệu phòng NV-LĐTB&XH huyện Thanh Hà ) Từ bảng 2.3 cho ta biết được : Số TB hạng1 có 47 người chiếm 3,8%, họ là những người có viết thương nặng MSLĐ từ 81% trở lên . Trước kia, họ sống trong các trung tâm điều dưỡng và phụ hồi chức năng của Nhà nước nhưng hiện nay họ được chuyển về chăm sóc sinh sống tại địa phương cùng gia đình. Việc đảm bảo sức khoẻ và ổn định cuộc sống cho những TB và gia đình họ là việc làm cần thiết mà Đảng và toàn dân cần tích cực phát huy. Thương binh hạng 2 : Là những người mất sức lao động từ 61%-80%, số TB này chiếm 16,6% trong tổng số 1.211 TB của toàn hoàn huyện. Đối với TB loại này thì họ thường bị ốm đau, vết thương tái phát. Vì vậy, Đảng bộ và chính quyền phải thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho họ tham gia sản xuất với những công việc nhẹ nhàng phù hợp với sức khoẻ của họ. Đối với TB hạng 3 thì là những người mất sức lao động từ 41%-60%. Số TB này có 513 người chiếm 42,36% trong tổng số TB của toàn huyện, số TB này tuy mất sức lao động nhưng vẫn còn khả năng tham gia các hoạt động, lao động sản xuất, họ cũng vẫn có thể là lao động chính trong gia đình. Còn TB hạng 4 đó là những người MSLĐ dưới 40%, chiếm 37,1% trong tổng số TB. Họ tuy giảm sức khoẻ nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động tạo thu nhập. Cùng với chính sách ưu đãi của Nhà nước và của địa phương như hỗ trợ vốn, công cụ sản xuất, kinh nghiệm sản xuất... nhóm TB này sẽ có điều kiện tốt hơn để tham gia sản xuất nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội, thậm chí có khả năng vươn lên làm giàu nữa. “Sức khoẻ là vốn quý, có sức khoẻ là có tất cả”. Do đó, sức khỏe có ảnh hưởng tới mọi hoạt động của con người nói chung và của TB nói riêng. Một khi TB đã mất đi sức khoẻ của mình thì dù nhiều hay ít thì nó cũng ảnh hưởng mọi mặt của họ trong đời sống, gây nên những khó khăn. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến đối tượng này với những chính sách ưu đãi phù hợp để họ có thể giảm bớt phần nào đó những khó khăn trong cuộc sống. Mặc dù còn không ít những khó khăn nhưng với ý chí vươn lên cùng với sự chăm sóc của gia đình, cộng đồng và xã hội sẽ làm cho họ thoải mái sống vui vẻ và còn có thể cống hiến được nhiều hơn nữa cho xã hội. 2.2.3. Cơ cấu tuổi của thương binh. Khi nghiên cứu sự tác động của CSXH đối với đời sống GĐTB thì ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu, xem xét độ tuổi của TB . Suy cho cùng, mọi CSXH đều nhằm mục đích là nâng cao đời sống của họ. Việc khảo sát về cơ cấu nhóm tuổi giúp ta đánh giá được thời gian mà mỗi TB cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Đồng thời còn cho phép ta xác định được các chỉ báo về tình trạng sức khỏe, khả năng lao động của họ để đề ra những chính sách phụ hợp với từng độ tuổi. Bảng 2.4. Cơ cấu tuổi của thương binh năm 2006 Số thương binh Tuổi Số thương binh Tỷ lệ (%) 40-50 112 9,2 50-60 527 43,5 60 trở lên 572 47,23 Tổng 1.211 100 ( Nguồn: Số liệu phòng NV - LĐTB&XH huyện Thanh Hà ). Qua điều tra bảng 2.4 cho thấy rằng : Số TB trong độ tuổi từ 40-50 chiếm 9,2% đây là nhóm TB có độ tuổi lao động, họ hầu hết là trụ cột kinh tế của gia đình. Khi tiến hành trao đổi ý kiến ở một số hộ gia đình thì họ cho là do sức khoẻ của bản thân nên họ gặp không ít những khó khăn trong công việc. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của họ để họ có thể tham gia lao động sản xuất được. Số TB trong độ tuổi 50-60, 60 trở lên chiếm tỷ lệ cao ( cụ thể độ tuổi từ 50-60 chiếm 43,5% còn độ tuổi 60 trở lên chiếm 47,23% trong tổng số TB của toàn huyện) họ là nhóm đã qua tuổi lao động, sức khoẻ yếu nên không đem lại thu nhập cho gia đình. Họ rất cần sự quan tâm của các chính quyền và nhân dân địa phương để họ ổn định cuộc sống. Mà mục tiêu của CSXH là hướng đến con người và vì cuộc sống hạnh phúc của con người, thông qua cơ cấu tuổi của TB Đảng và Nhà nước phải hoạch định những chính sách ưu đãi phù hợp để giúp TB tự vươn lên trong cuộc sống, góp phần to lớn vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu làm cho dân giàu, cho nước mạnh, xã hội phải công bằng, dân chủ và văn minh. 2.3. Phân tích một số chính sách xã hội tác động đến gia đình thương binh huyện Thanh Hà. 2.3.1. Chính sách tự cấp ưu đãi hàng tháng đối với thương binh và gia đình họ. Những năm gần đây huyện Thanh Hà đã thực hiện tương đối tốt chính sách chi trả trợ cấp ưu đãi với TB và gia đình họ, việc tăng giảm cho các đối tượng luôn đảm bảo đáp ứng kịp thời, chính xác những khoản trợ cấp này đến tay họ sớm. Cùng với việc hoàn trả và điều chính trợ cấp cho các đối tượng đang hưởng, phòng NV-LĐTB&XH huyện đã triển khai việc lập hồ sơ cho các đối tượng mới quy định tại pháp lệnh. Qua khảo sát số liệu tại phòng NV-LĐTB&XH huyện Thanh Hà thì ta thấy số TB loại 1 là 47 người được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 551. 000đ/người. Số TB hạng 2 trong toàn huyện có 201 người được hưởng trợ cấp trung bình 394. 000đ/người/tháng. Nhóm TB hạng 1 và 2 này thì tình trạng sức khoẻ của họ yếu nên ít có khả năng lao động đem lại thu nhập cho gia đình, thậm chí có một số TB trong nhóm hạng 1 còn không tự phục vụ mình được. Với mức trợ cấp trên chi giúp các TB cũng như gia đình họ giảm bớt phần nào những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày. Còn tổng số TB hạng 3 của huyện là 513 người, được hưởng mức trợ cấp trung bình 285.000đ/người/tháng. Trong huyện TB hạng 4 có 450 người với mức trợ cấp là 152. 000đ/người/tháng. Nhóm TB hạng 3, hạng 4 họ bị mất sức lao động nhưng hai nhóm TB này vẫn còn khả năng lao động sản xuất ra của cải vật chất đem lại thu nhập cho gia đình, cùng với khoản trợ cấp và khả năng lao động thì đời sống của gia đình họ ngày càng hoàn thiện hơn. Và những khoản trợ cấp này có thể khắc phục được những khó khăn cho TB và gia đình họ trong cuộc sống. Chính vì vậy, cần cải thiện mức trợ cấp hàng tháng cho TB cũng chính ._.là cả thiện đời sống cho gia đình họ, chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng gia đình đang đè nặng đối với người phụ nữ và những người thân của họ . Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các chính sách cũng cần phải có sự chuyển đổi để phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường hơn. 2.3.2. Chế độ ưu đãi về nhà ở đối với thương binh và gia đình họ. Hoà chung cùng với không khí tích cực thi đua đền ơn đáp nghĩa của cả nước thì huyện Thanh Hà cũng đã huy động được sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và cá nhân. Năm vừa qua toàn huyện đã xây dựng được 3 nhà tình nghĩa và sửa chữa được 7 ngôi nhà để trao tặng cho các GĐTB có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu thốn . Ngoài ra, chính quyền địa phương còn huy động nguồn nhân công lao động giúp đỡ những gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở để tu sửa lại. Mặc dù đã xây dựng mới và sửa chữa được một số ngôi nhà những vẫn chưa đủ để đáp ứng những nhu cầu cần thiết về nhà ở của các gia đình chính sách không có khả năng xây dựng nhà. So với nhu cầu về nhà ở của các GĐTB trong toàn huyện thì chính quyền địa phương chưa đáp ứng đủ. Hạn chế này là do nguồn kinh phí có hạn, không thể giải quyết ngay cùng một lúc được. Qua thực trạng trên thì Đảng bộ và nhân dân toàn huyện cần quan tâm hơn nữa, có những chính sách ưu đãi phù hợp hơn nữa để tạo điều kiện giúp đỡ trong việc xây dựng nhà tình nghĩa giúp cho các hộ GĐTB có hoàn cảnh khó khăn không thể xây dựng được nhà ở phải ở trong nhà ở bị dột nát, quá chật chội. Qua đó niềm tin trong nhân dân về các chính sách của Đảng và Nhà nước được tăng lên gấp bội. Cố gắng đảm bảo 100% TB và gia đình họ có nhà ở vững chắc và ổn định. 2.3.3. Chế độ ưu đãi về y tế, chăm sóc sức khỏe cho thương binh. Về công tác chăm sóc sức khoẻ cho TB những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi về kinh tế. Theo quy định thương bệnh binh, những người được hưởng những chính sách như TB MSLĐ từ 21% trở lên được cấp sổ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh định kỳ. Những năm qua phòng NV-LĐTB&XH huyện cũng đã làm tốt những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các GĐTB, thể hiện sự quan tâm chăm sóc của các cấp ngành lãnh đạo ở địa phương đối với các đối tượng này. Qua khảo sát tại địa bàn đã cho ta thấy tình trạng sức khoẻ của cácTB. Bảng 2.5. Mức độ tình trạng sức khoẻ của thương binh. Mức độ ốm đau của thương binh Số hộ Tỷ lệ(%) Thường xuyên 784 64,73 Thỉnh thoảng 368 30,8 Ít khi 59 4,9 Tổng 1.211 100 ( Nguồn: Số liệu khảo sát tại huyện Thanh Hà ) Nhìn vào bảng số liệu bảng 2.5 thì số TB thường xuyên ốm đau chiếm 64,73% ( chủ yếu là TB hạng 1, hạng 2 và những TB tuổi đã cao ) 30,38% số TB thỉnh thoảng mới ốm, còn số TB ít khi ốm chiếm 4,9% trong tổng số 100%. Qua khảo sát cho thấy 100% số TB của huyện đều được cầp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh phát thuốc định kỳ 2 lần/ năm. Phòng NV-LĐTB &XH huyện đã phối hợp với các trung tâm y tế huyện, xã và các cơ sở tổ chức khám và cấp thuốc cho đối tượng một cách tốt nhất là tạo tâm lý phấn khởi, yên tâm sản xuất ổn định cuộc sống. Trong năm 2006 huyện Thanh Hà đã giám định lại, nâng thương tật TB và trong cùng năm này huyện đã cho một số TB đi điều dưỡng ở Thanh Hoá và một số TB điều dưỡng tại gia đình. Trong quá trình điều trị, điều dưỡng thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh để kịp thời điều trị cho các đối tượng này. Đội ngũ bác sỹ ngoài việc chăm sóc sức khoẻ tận tình chu đáo còn động viên họ yên tâm điều dưỡng nhằm nâng cao sức khoẻ tinh thần cho họ. Mặt khác, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Hà đã phát động và thực hiện tốt phong trào toàn dân chăm sóc TB trong các ngày lễ, ngày tết... đều tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình họ khi gặp khó khăn, ốm đau đều được sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành Đảng uỷ, uỷ ban, đoàn thể, trong huyện, xã. Như vậy công tác thẩm định hồ sơ xét duyệt, giải quyết chính sách ưu đãi đối với TB và gia đình họ được tiến hành nhanh gọn, đảm bảo được quá trình dân chủ, đúng chính sách, ít sai sót, tạo niềm tin đối với nhân dân về chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó còn một số việc chưa làm tốt như: công tác giám định lại mức thương tật cho TB chưa nhiều so với mong muốn của họ. 2.3.4. Chính sách ưu đãi về giáo dục đối với con thương binh. Chính sách ưu đãi về nhà ở là một trong những chính sách quan trọng mà con em của GĐCS nói chung và con em GĐTB nói riêng. Trong thực tế thì GĐTB gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế cũng như những điều kiện khác nên việc học hành, giáo dục cho con em TB được xã hội rất quan tâm. Các chế độ ưu đãi giáo dục và đào tạo với con TB luôn được sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước. Trong chế độ đãi ngộ về giáo dục và đào tạo đối với con TB, căn cứ vào tỷ lệ thương tật của TB và cấp học khác nhau để có mức độ ưu đãi cho phù hợp. Theo quy định, đối với TB bị MSLĐ từ 61% trở lên thì con em họ được miễn học phí và các khoản học phí khác, giảm 50% học phí và các khoản đóng góp khác cho con em TB MSLĐ từ 21% -60%. Ngoài chế độ miễn giảm học phí con em TB bị MSLĐ từ 81% trở lên còn được trợ cấp 1 lần 1 khoản tiền tuỳ theo cấp học với các mức: 60.000đồng đối với học sinh khi học trường Mầm non, 90.000đồng với học sinh học Tiểu học, 120. 000đồng đối với học sinh khi đi học trường PTCS hoặc trường PTTH. Ngoài ra, học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đang học các trường đào tạo của Nhà nước: Đại học, Cao đẳng, THCN, Dạy nghề, Dự bị đại học, Dân tộc nội trú mà không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí được ưu tiên trong xét tuyển, được miễn giảm học phí, được trợ cấp hàng tháng với mức 180.000đ/tháng con TB MSLĐ từ 61% -80%, trợ cấp 220.000đ/tháng cho conTB mất sức lao động từ 81% trở lên. Theo số liệu phòng NV-LĐTB & XH ta có: Bảng 2.6. Phân loại con em thương binh theo học ở các trường học. Tên trường Số người Tỷ lệ (%) Đại học 11 8,2 Cao đẳng 21 15,67 THCN 35 26,1 ĐTDN 67 50,0 Tổng 134 100 ( Nguồn: Điều tra tại phòng NV-LĐTB&XH huyện Thanh Hà ). Thông qua bảng số liệu 2.6 trên thì số con em TB đi học Đại học chiếm 8,2%; Cao đẳng 15,67%; THCN chiếm 26,1% và số con TB đi học trong các trường ĐTDN chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số con em TB đi học ở các trường là 50%. Qua đây có thể thấy chính sách ưu đãi đối với giáo dục có vai trò rất lớn tạo điều kiện cho con em TB có thể theo học trong các trường. Đó chính là con đường tiến lên CNXH, làm chủ cuộc sống của con em TB góp phần đảm bảo cho cuộc sống sau này của gia đình họ được tốt hơn. Trước đây, số con em TB thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng là rất ít, nhưng những năm gần đây do việc thực hiện tốt chính sách ưu đãi trong giáo dục và do mức thu nhập cũng như nhận thức của người dân ngày càng cao lên số lượng con em TB theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Chính sự vươn lên làm chủ tri thức, làm chủ khoa học này của họ đã giúp cho họ có nhiều cơ hội tìm được những việc làm tốt có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. 2.3.5. Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trong những năm qua toàn huyện đã thực hiện tốt về chính sách miễn giảm thuế sử dụng thuế nông nghiệp cho các hộ gia đình. Bảng 2.7 Thuế sử dụng đất nông nghiệp. Mức độ miễn, giảm thuế đất nông nghiệp Số hộ Tỷ lệ (%) Được miễn 14 28 Chỉ giảm một phần 36 72 Không giảm 0 0 Tổng 50 100 ( Nguồn: Số liệu khảo sát huyện Thanh Hà ). Từ số liệu trong bảng 2.7 cho thấy : Trong tổng số 50 hộ được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thì có 14 hộ GĐTB được miễn, 36 hộ chỉ được giảm một phần và không có hộ nào là không được giảm cả. Như vậy là 100% các hộ GĐTB đều được miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Chính sách miễn giảm này đã góp phần tạo điều kiện cho các hộ chính sách vươn lên làm giàu, tạo cho họ có điều kiện mượn đất, để nâng cao và đảm bảo về đời sống cho các hộ GĐTB . 2.4. Phân tích thực trạng đời sống gia đình thương binh huyện Thanh Hà dưới sự tác động của chính sách xã hội. Với dân số trong huyện hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, đời sống của người nông dân trong quá trình đổi mới ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó lại gặp không ít những khó khăn trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Với sự phát triển của xã hội thì các CSXH cũng có những thay đổi cho phù hợp vì CSXH có tác động rất lớn, quan trọng tới đời sống của GDTB góp phần quan trọng trong việc đảm bảo và ổn định đời sống vật chất cũng như tinh thần của các gia đình chính sách. Chúng ta đời đời nhớ ơn những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc. Chính vì vậy, việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần đối với TB và gia đình họ là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội. Để khẳng định rõ điều này, chúng ta cùng tìm hiểu sự tác động cụ thể của CSXH đến đời sống vật chất, tinh thần và việc giáo dục con cái đối với TB huyện Thanh Hà qua khảo sát tại một số hộ GĐTB. 2.4.1. Phân tích thực trạng đời sống vật chất của gia đình thương binh huyện Thanh Hà dưới sự tác động của chính sách xã hội. Như chúng ta đã biết, đất nước đang ngày càng đổi mới thì đời sống vật chất của toàn dân ngày càng ổn định và đang từng bước được nâng cao, đặc biệt là GĐTB . Để đảm bảo cuộc sống cho TB và để bù đắp một phần những hy sinh mất mát của họ, CSXH của Đảng và Nhà nước đã và đang được thực hiện một cách sâu rộng và đồng bộ trong toàn huyện. Những CSXH đã tác động rất quan trọng đên đời sống vật chất của TB. Vì với những khoản trợ cấp ưu đãi hàng tháng sẽ giúp cho các hộ GĐCS tăng thêm thu nhập, đời sống vật chất sẽ được cải thiện dần dần. Trong đó thì thu nhập là một trong những tiêu trí quan trọng, cơ bản để đánh giá mức sống của từng hộ GĐTB, dưới đây là những con số về nguồn thu nhập chính của các GĐTB qua khảo sát ở huyện Thanh Hà. Bảng 2.8. Thu nhập chính của gia đình thương binh. Nguồn thu nhập chính Số hộ Tỷ lệ(%) Nông nghiệp 23 46 Thủ công nghiệp 4 8 Buôn bán, dịch vụ 2 4 Lương, phụ cấp 13 26 Con cái hỗ trợ 5 10 Khác 3 6 Tổng 50 100 ( Nguồn: Số liệu khảo sát tại huyện Thanh Hà) Nhìn vào số liệu bảng 2.8 trên thì: Cơ cấu về ngành nghề mà các GĐTB tham gia để tạo nguồn thu nhập chính là rất khác nhau. Số lượng 23 hộ gia đình có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp chiếm 46% đây là một tỷ lệ cao tương đối trong tổng số. Số gia đình có nguồn thu nhập chính từ lương, phụ cấp cũng chiếm tới 26 %, 10% là số GĐTB có nguồn thu nhập chính từ sự hỗ trợ của con cái. Bởi vì, nhiều TB nay tuổi đã cao, sức đã yếu, TB nặng bị viết thương cũ tái phát nên ốm đau thương xuyên nên khó có điều kiện tham gia nhiều vào các hoạt động kinh tế mà chủ yếu là chỉ trông vào trợ cấp của Nhà nước và sự hỗ trợ của con cái. Còn trong lĩnh vực sản xuất thủ công nghiệp có 8% số hộ tham gia nhưng thu nhập đem lại lại không cao, chủ yếu từ thêu, đan, xay sát gạo, may quần áo...buôn bán dịch vụ là ngành đem lại thu nhập chính mà lại chỉ cho 2 gia đình trong tổng số 50 hộ chiếm 4%, hình thức buôn bán theo quy mô nhỏ và không ổn định, 6% là số hộ gia đình có thu nhập chính từ các nguồn thu nhập khác . Như vậy, thu nhập của các hộ GĐTB là đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau, thu nhập cũng góp phần nào phản ánh được mức sống của gia đình họ. Bảng 2.9. Mức sống của gia đình thương binh Mức sống Số hộ Tỷ lệ(%) Khá 9 18 Trung bình 25 50 Khó khăn 16 32 Tổng 50 100 (Nguồn: Số liệu khảo sát tại huyện Thanh Hà) Từ bảng 2.9 cho ta biết được mức sống của các hộ GĐTB ở huyện Thanh Hà là chưa được cao. Số hộ có mức sống trung bình là 25 hộ chiếm 50% trong tổng số các hộ, đây là những hộ có mức thu nhập từ 400.000-600. 000đ/tháng. Còn số hộ khá chưa nhiều, mới có 9 hộ, chiếm 18% mức thu nhập của gia đình trung bình từ 600.000- 800.000đ/tháng. Nhưng phần lớn những hộ gia đình này ngoài mức chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày họ vẫn còn khả năng để lại nguồn dự trữ. Số hộ có hoàn cảnh đời sống khó khăn cũng chiếm tới 32% trong tổng số 100% số hộ, đây là những hộ có mức thu nhập trung bình từ 200.000- 400.000đ/tháng, nguồn thu nhập này chủ yếu là từ lương, phụ cấp, số tiền này quá ít ỏi nên đã dẫn đến vấn đề chi tiêu trong gia đình gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất là trong thời buổi như hiện nay. Nhìn chung, mức sống của các GĐTB chưa cao, muốn cải thiện nâng cao mức sống hơn nữa thì các hộ này lại gặp phải những khó khăn trở ngại do thiếu vốn, đất, sức lao động... Qua đây, chúng ta thấy rõ được những khó khăn thường gặp trong hoạt động sản xuất của những hộ GĐTB. Bảng 2.10. Những khó khăn gia đình thương binh thường găp Những khó khăn Số hộ Tỷ lệ(%) Thiếu đất 10 20 Thiếu vốn 15 30 Thiếu lao động 10 20 Thiếu công cụ sản xuất 8 16 Thiếu kĩ thuật canh tác 5 10 Khác 2 4 Tổng 50 100 ( Nguồn: số liệu khảo sát huyện Thanh Hà ). Số hộ GĐTB thiếu vốn làm ăn là nhiều nhất có 15 hộ thì chiếm 30% trong tổng số hộ. Nguồn vốn là phương tiện quan trọng không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh. Các hộ này vay vốn với mục đích sử dụng cho việc trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán...để có thể cải thiện đời sống của gia đình họ . Nhưng hiện nay số hộ gia đình chính sách được vay vốn mới chỉ chiếm 20% trong tổng số dân. Khi vay vốn thì qua tổ trưởng tổ vay vốn với hình thức nhanh gọn, không còn các thủ tục rườm rà như trước nữa. Số hộ gia đình chính sách nghèo thì được ưu tiên với lãi suất thấp hơn. Thanh Hà là một huyện có dân số đông, diện tích bình quân theo đầu người không cao, số hộ GĐCS thiếu đất để sản xuất là 10 hộ chiếm 20%( thiếu cả đất ở và đất nông nghiệp). ở đây, mỗi người dân bình quân chỉ được 1 sào 15 thước đất cấy lúa. Bây giờ địa phương cũng đã chỉ đạo việc thực hiện giao đất canh tác cho GĐTB để họ tăng gia sản xuất nhưng số này còn quá ít. Với chính sách cho GĐTB ở địa phương mượn đất để sản xuất, để có thể phát triển về mọi mặt làm cho đời sống ngày càng được nâng cao hơn. Do đó, chính quyền địa phương cần tận dụng hết những diện tích đất hoang, chưa sử dụng để đưa vào canh tác giúp cho gia đình chính sách có điều kiện mượn thêm đất. Vì các hộ gia đình này chủ yếu đều làm nông nghiệp nên thiếu đất là khó khăn lớn. Số hộ GĐTB thiếu lao động là 10 hộ chiếm 20% lý do đa số gia đình họ có con đã trưởng thành sống riêng và một số gia đình con còn đang đi học lên không thể tham gia lao động được. 10% số hộ thiếu kỹ thuật canh tác va 16 % số hộ thiếu công cụ sản xuất. Như chúng ta thấy đa số TB khi trở về với cuộc sống do trình độ học vấn thấp nên khó áp dụng thành tưụ khoa học kinh tế vào sản xuất. Vì vậy, rất cần sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tổ chúc trao đổi kinh nghiệm làm ăn, bồi dưỡng kiến thức là việc làm hết sức thiết thực, hết sức quan trọng tạo điều kiện cho GĐTB có mức thu nhập ổn định. Ngoài ra còn 2 hộ gia đình gặp khó khăn và thiếu thốn về các yếu tố khác trong cuộc sống. Chính vì vậy, chúng ta thấy được những khó khăn chủ yếu của các hộ GĐTB, chỉ những gia đình này gặp khó khăn thì đã nhận được sự giúp đỡ gì từ chính quyền địa phương, để hiểu rõ hơn tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả sau: Bảng 2.11. Khi GĐTB khó khăn đã nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương Nhận được sự giúp đỡ Số hộ Tỷ lệ (%) Cho mượn thêm đất 4 8 Cho vay vốn 17 34 Hướng dẫn tăng gia sản xuất 8 16 Khác 21 42 Tổng 50 100 (Nguồn: qua khảo sát tại huyện Thanh Hà). Từ số liệu bảng 2.11 cho ta biết : Những GĐTB khi gặp khó khăn trong cuộc sống thì đã nhận được sự giúp đỡ của chính quyền đoàn thể địa phương tạo điều kiện cho các GĐTB tham gia lao động sản xuất tăng thu nhập để ổn định đời sống gia đình, sự giúp đỡ này có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của họ. Khi gặp phải khó khăn thì 17 hộ trong tổng số 50 hộ đã được vay vốn để phát triển sản xuất, làm kinh tế để cải thiện đời sống. 8 hộ GĐTB đã nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn về kỹ thuật canh tác, trao đổi kinh nghiệm để các hộ này có sự hiểu biết đúng đắn về cuộc sống của mình và khi được áp dụng chúng sẽ mang lại hiệu qủa kinh tế cao. Số hộ nhận được giúp đỡ về nhiều mặt khác có tới 21 hộ, và những hộ được mượn thêm đất để sử dụng mới chỉ có 4 hộ do số đất dư thừa của huyện, xã còn rất ít. Vì vậy, khi các GĐTB gặp khó khăn trong đời sống thì đã nhận được sự giúp đỡ động viên từ Đảng và chính quyền địa phương để tạo niềm tin cho họ đối với các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước và nhờ sự giúp đỡ ủng hộ mà các GĐTB đã giảm bớt được phần nào khó khăn trong đời sống. Và thực trạng nhà ở là một trong những tiêu chí để đánh giá thực chất điều kiện đời sống của GĐTB. Những năm gần đây, nhờ có chính sách ưu đãi về nhà ở của nhà nước đối với các đối tượng chính sách lên nhà ở của TB ngày càng được cải thiện. Chính sách ưu đãi về nhà ở có một ý nghĩa thiết thực thể hiện sự quan tâm đến đời sống vật chất của GĐCS. Do đó, tôi đã tiến hành điều tra về thực trạng nhà ở của các hộ GĐTB . Qua đó hiểu được tình trạng và để có được những kiến nghị thiết thực với chính quyền địa phương. Bảng 2.12. Thực trạng nhà ở của các hộ thương binh Thực trạng nhà ở Số hộ Tỷ lệ(%) Nhà mái bằng 30 60 Nhà mái ngói 12 24 Nhà cần sửa chữa 8 16 Tổng 50 100 ( Nguồn: số liệu khảo sát tại huyện Thanh Hà ) Nhìn vào bảng số liệu 2.11 ta thấy rằng: Còn 8 hộ gia đình có nhà ở cần sửa chữa trong tổng số 50 hộ. Đây là loại nhà mà các cấp các ngành, nhân dân, cùng với bản thân GĐTB cần quyết tâm xoá bỏ, để không còn phải sống trong tình trạng nhà ở bị dột nát, chật chội. Số hộ có nhà mái bằng chiếm tỷ lệ cao với 30 hộ trong tổng số 50 và 12 hộ có nhà mái ngói. Đây là loại nhà cũng tương đối chắc chắn để cho gia đình họ có thể yên tâm ở mỗi khi gặp những bất chắc xảy ra như: mưa, bão... Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao thì vấn đề nhà ở không còn là nhu cầu trú ẩn nữa, mà nó còn là nơi thể hiện và diễn ra các hoạt động trong cuộc sống, là tiêu chí để đánh giá mức sống của từng gia đình và sự phát triển của mỗi quốc gia. Việc thực hiện chính sách về nhà ở một cách nghiêm túc đã phần nào giảm bớt được những khó khăn trong sinh hoạt của TB và gia đình họ. Chính sách này đã tạo được lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính quyền, tạo niềm vui, phấn khởi cho các đối tượng yên tâm lao động, sản xuất, kinh doanh... Mặt khác, do điều kiện còn hạn chế về nhiều mặt lên sự giúp đỡ chưa được nhiều về kinh phí. Vì vậy, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa động viên, giúp đỡ nhau về ngày công trong việc sửa chữa nhà để tình trạng nhà ở của TB ngày càng được cải thiện hơn. Ngoài ra, tiện nghi sinh hoạt và phương tiện đi lại của GĐTB cũng nhờ sự tác động của những chính sách về việc làm, thu nhập lên mức sống của TB ngày càng được cải thiện, nhu cầu vật chất ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng ổn định. Hầu hết các gia đình đều có tiện nghi sinh hoạt đầy đủ như: Tivi, đài, quạt và các tiện nghi khác. Ngày nay, trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và những nhu cầu chính đáng về tiện nghi sinh hoạt trong gia đình là không thể thiếu được. Do đó, CSXH đúng, phù hợp sẽ nâng cao hơn nữa đời sống của TB. Các tiện nghi sinh hoạt của gia đình là một trong những nhân tố đánh giá mức sống và sự tác động của CSXH đến đời sống GĐTB . Đảng bộ và Nhân dân huyện Thanh Hà không ngừng cố gắng, nỗ lực để đem lại mức sống cao hơn cho TB và gia đình họ. Từ những phân tích trên ta thấy sự tác động của CSXH đến đời sống vật chất của GĐTB là rất mạnh mẽ. Những chính sách đó nếu được thực hiện tốt thì có tác động tích cực lớn đến đời sống của họ, nhằm cải thiện đời sống, giải quyết những khó khăn mà họ gặp phải, từ đó đời sống của họ được nâng cao, họ sẽ có niềm tin đối với Đảng và Nhà nước. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế đó là một số chính sách được thực hiện nhưng mang lại hiệu quả chưa cao . Vì thế, Đảng và chính quyền địa phương phải có những biện pháp để thực hiện tốt hơn nữa các chính sách làm cho hệ thống chính sách ngày càng hoàn thiện, để đảm bảo đời sống vật chất đầy đủ cho các GĐTB và các gia đình chính sách khác nữa. 2.4.2. Phân tích thực trạng tác động của chính sách xã hội đối với việc giáo dục con cái trong gia đình thương binh huyện Thanh Hà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Để thu được kết quả như mong đợi thì ta phải có sự đầu tư cho giáo dục và người ta thương nói: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhất”. Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta rất coi trọng vấn đề giáo dục nhất là giáo dục về đức và tài, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân có ich cho gia đình cũng như toàn xã hội. Hiện nay, trong điều kiện phát triển của kinh tế thị trường, tuy nhiên cũng còn có nhiều gia đình gặp không ít khó khăn không có điều kiện cho con em đến trường, trong số đó cũng có con em của một số GĐTB. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách quan tâm đặc biệt tới con em các hộ gia đình này để các con em được đi học. Việc chăm sóc giáo dục con em TB vừa thể hiện trách nhiệm và dó cũng là lòng biết ơn đối với những người đã cống hiến hy sinh cho sự nghiệp của đất nước. Những năm qua toàn huyện Thanh Hà đã thực hiện tốt các chính sách ưu đãi giáo dục cho con em TB như: cấp giấy chứng nhận cho học sinh phổ thông để được ưu tiên trong xét tuyển và cũng như việc miễn giảm cho các em, huyện cũng làm hoàn chỉnh những hồ sơ về ưu đãi giáo dục, chi trả trợ cấp giáo dục theo đúng quy định của Nhà nước tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn trong gia đình các em để các em cũng có thể tiếp tục học tiếp. Ngoài ra, chính quyền huyện cũng như địa phương đã quan tâm kịp thời tới việc giáo dục này, đã thành lập được nhiều quỹ khuyến học, khuyến khích động viên cho các em thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học. Hàng năm đến dịp tổng kết năm học chính quyền địa phương lại tổ chức họp mặt các học sinh, sinh viên là con em TB để động viên, biểu dương, khích lệ, tặng quà tinh thần học tập của các em. ( Cấp xã có quỹ hỗ trợ cho các em là học sinh nghèo vựơt khó để các em tích cực hơn nữa). Với những chính sách ưu đãi, khuyến khích về giáo dục như thế thì đã mang lại điều đáng mừng là năm học 2006 vừa qua 100% con em thương binh đều được phổ cập giáo dục tiểu học. Qua khảo sát 50 hộ ở huyện Thanh Hà về mức dộ ưu đãi mà con cái họ được hưởng trong việc học hành. Bảng 2.13. Phân loại con em thương binh theo học ở các trường học Mức độ Số hộ Tỷ lệ (%) Cộng điểm thi 12 24 Miễn học phí 9 18 Giảm học phí 24 48 Hỗ trợ khác 5 10 Tổng 40 100 ( Nguồn: Số liệu khảo sát tại huyện Thanh Hà). Từ số liệu trên ta thấy tất cả con em TB của các hộ được điều tra đều được hưởng những khoản ưu đãi về giáo dục nhưng ở nhiều mức độ khác nhau. Số hộ gia đình có con được giảm học phí là 24 hộ chiếm 48%, 9 hộ có con được miễn học phí, số con em TB được cộng điểm thi là 12 hộ, ngoài ra còn có 5 hộ có con được nhận sự ưu đãi khác về giáo dục. Trong các năm học vừa qua, toàn huyện Thanh Hà đã thực hiện tốt chính sách ưu đãi giáo dục cho con em TB như việc cấp giấy chứng nhận con TB cho học sinh phổ thông để được ưu tiên trong xét tuyển và cũng như việc miễn giảm học phí cho các em, huyện cũng làm hoàn chỉnh những hồ sơ về ưu đãi giáo dục, chi trả trợ cấp giáo dục hàng tháng đúng theo quy định của nhà nước tạo điều kiện để giảm bớt những khó khăn trong giáo dục các em để các em có thể tiếp tục học ở các cấp cao hơn. Ngoài ra chính quyền địa phương cũng như địa phương xóm, xã cũng quan tâm kịp thời tới việc giáo dục này, đã thành lập được nhiều quỹ khuyến học, khuyến khích động viên cho các em thi vào các trường Đại học – Cao đẳng – Trung cấp. Hàng năm đến dịp tổng kết năm học chính quyền xã lại tổ chức gặp mặt các học sinh, sinh viên là con em của TB để động viên, biểu dương, tặng quà khích lệ tinh thần học tập của các em ở cấp xã còn có quỹ hỗ trợ các em học sinh nghèo vượt khó để các em tích cực học tập hơn nữa. Với những chính sách ưu đãi, khuyến khích về giáo dục như thế thì đã mang lại điều đáng mừng là năm học 2005 – 2006 vừa qua 100% con em TB đều được phổ cập giáo dục. (Theo báo cáo của phòng NV – LĐTB &XH huyện). ở huyện Thanh Hà vấn đề giáo dục đối với con em TB cũng đã thu được bước đầu những kết quả đáng mừng. Qua khảo sát 50 hộ ở huyện Thanh Hà về mức dộ ưu đãi mà con cái họ được hưởng trong việc học hành. GĐTB thì 100% con em của các gia đình này đều đã tốt nghiệp PTCS . Số em theo học ở trường Đại học là 11 em, số em học Cao đẳng là 21 em, số em học ở các trường THCN là 35 em đây là một con số chưa nhiều nhưng cũng đáng hoan nghênh. Và còn một số em đang học ở các lớp ĐTDN để tạo cho mình một công việc ổn định và có điều kiện giúp đỡ gia đình. Mặt khác, nhiều gia đình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, con cái học tập tốt nhưng lại không có điều kiện để học mà các em đó phải nghỉ học ở nhà để ở nhà giúp đỡ gia đình, đây cũng là một thiệt thòi lớn với các em. Những khó khăn của gia đình này cần có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, tạo điều kiện, động viên để con cái họ được đi học tiếp. Nói chung, chính sách ưu đãi giáo dục không những tạo điều kiện cho con em TB có cơ hội học cao hơn mà còn có ý nghĩa giáo dục tinh thần rất lớn trong việc khích lệ, động viên ý thức tự giác chăm chỉ học hành nâng cao kiến thức. Những chính sách này không chỉ giúp các em mà nó còn là động lực rất lớn cho bản thân TB. Chính sách ưu đãi giáo dục và đào tạo giáo dục đối với con em TB đã thể hiện được sự quan tâm chăm sóc của Đảng và Nhà nước ta, chính sách đãi ngộ này góp phần khắc phục những khó khăn và nâng cao mức sống của GĐTB . Bên cạnh đó, cũng cần sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa cho phù hợp với điều kiện như bây giờ, phù hợp với con em TB, như con thương binh hạng 3, hạng 4 không được khoản trợ cấp nào khác ngoài việc giảm mức học phí, đây là một thiệt thòi rất lớn. Cần bổ sung những chính sách cụ thể, thiết thực hơn nữa để đảm bảo cuộc sống: “ Yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần” 2.4.3. Phân tích đời sống tinh thần của gia đình thương binh huyện Thanh Hà dưới sự tác động của chính sách xã hội. Đời sống tinh thần được coi là sự phản ánh của đời sống vật chất vì thế muốn nhìn nhận và đánh giá đời sống chung của mỗi cá nhân, nhóm xã hội không chỉ xuất phát từ lĩnh vực đời sống vật chất mà phải được đánh giá một cách toàn diện về cả mặt đời sống tinh thần. Đời sống tinh thần mà những lí tưởng quan niệm, niềm tin của mỗi con người nói chung cũng như các con GĐTB nói riêng. Mọi hoạt động diễn ra trong đời sống tinh thần của TB đều thể hiện sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính quyền địa phương. Nếu con người có đời sống tinh thần tốt sẽ làm vơi đi những buồn phiền, lo âu trong cuộc sống, tạo sự vui vẻ phấn khởi tích cực trong lao động sản xuất dẫn đến năng suất lao động cao . Với truyền thống:”Uống nước nhớ nguồn”,”Đền ơn đáp nghĩa”,”Ăn quả nhớ người trồng cây” cùng với cả nước Nhân dân huyện Thanh Hà đã dấy lên phong trào chăm sóc TB thể hiện sự kính trọng biết ơn sâu sắc đó bằng các hoạt động như: đi thăm viếng nghĩa trang, đến nhà thương binh.... Chính quyền địa phương thì thăm hỏi, động viên quà các GĐTB trong các ngày lễ tết và khi họ gặp khó khăn. Để khơi dậy tốt các phong trào ấy thì cần phải có sự tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến với các tầng lớp nhân dân qua hệ thống sách báo, đài phát thanh... Các cán bộ chính sách tại địa phương phải dược trang bị những hiểu biết về chính sách, giải quyết kịp thời những thắc mắc từ gia đình chính sách khi họ chưa hiểu rõ về nó. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí sau những giờ làm việc mệt mỏi, tạo tinh thần sảng khoái cho TB . Thương binh là những người dễ mặc cảm với bản thân thì họ cần có sự quan tâm hơn nữa của người thân, của cộng đồng và của toàn xã hội giúp cho họ có điều kiện tham gia vào các tổ chức xã hội và đoàn thể . Qua khảo sát ta thấy: Bảng 2.14. Cơ cấu thương binh tham gia vào các hoạt động xã hội Các tổ chức, đoàn thể Số người Tỷ lệ(%) Hội cựu chiến binh 23 46 Hội nông dân 15 30 Đảng, chính quyền 5 10 Hội và các đoàn thể khác 7 14 Tổng 50 100 (Nguồn: số liệu khảo sát tại huyện Thanh Hà) Cơ cấu Thương binh tham gia vào các hoạt động xã hội trong bảng 2.14 cho thấy: Thương binh không chỉ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mà khi đất nước đã hoà bình thì họ lại tiếp tục phát huy vai trò của mình đối với công việc xây dựng Tổ quốc. Họ lại tiếp tục sự nghiệp của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của quê hương, họ tham gia vào các đoàn thể, Đảng và chính quyền ở địa phương mình sinh sống. Số TB tham gia vào hội cựu chiến binh chiếm một phần lớn 46% trong tổng số 100% các hộTB, số TB tham gia hội nông dân chiếm 30%( tham gia vào hội này họ trực tiếp giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động sản xuất như : trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ nhau về vốn.....để họ có thể cải thiện đời sống. Số TB tham gia chính quyền, Đảng chưa nhiều mới chỉ kiếm 10% trong tổng số. Ngoài ra, còn có một số TB đã tích cực tham ra vào hội và các đoàn thể khác chiếm 14%(hội người cao tuổi, hội bảo thọ...) khi tham gia vào những hội này, đa số các TB tham gia rất tích cực vì nó mang và đem lại cho họ cuộc sống vui vẻ,bổ ích hơn. Những hoạt động trên đã tích cực cho đời sống tinh thần củaTB, giúp họ có niềm tin phấn khởi và ngày càng tham gia tích cực hơn vào các hoạt động của địa phương. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, những hoạt động mang ý nghĩa tinh thần đã phần nào bù đắp những mất mát của họ; giúp họ tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và tích cực đi đầu trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Trên đây là những việc làm đầy tình nghĩa của Nhân dân, các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Thanh Hà đối vớiTB . Nhằm tạo ra cho những gia đình đó có một cuộc sống vui vẻ, bù đắp được phần nào những mất mát đau thương do hậu quả của chiến tranh để lại đối với TB và gia đình họ. PHẦN THỨ BA NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH Xà HỘI ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH HUYỆN THANH HÀ I. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về ưu đãi XH đối với GĐTB Dân có giàu nước có mạnh thì cần phải có những chính sách kinh tế đúng đắn đồng thời xây dựng một._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32044.doc
Tài liệu liên quan