Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ Nôm qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến

0TBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 0TĐẠI HỌC QUỐC GIA T.P HỒ CHÍ MINH 0T RƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 1TLÊ VIẾT THẮNG 2TSỰ PHÁT TRIỂN VỀ HÌNH THỨC CỦA THỂ THƠ 2T HẤT NGÔN BÁT CÚ2T4 2T4 RONG THƠ NÔM QUA 2TNGUYỄN TRÃI, NGUYỄN BỈNH KHIÊM, 2THỔ XUÂN HƯƠNG VÀ NGUYỄN KHUYẾN 0T CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM 4T MÃ SỐ: 5 04 33 4TLUẬN ÁN THẠC 3T4SĨ 3T4KHOA HỌC NGỮ VĂN 5THƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 5T GIÁO SƯ: LÊ TRÍ VIỄN 5T1997 0T BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 0TĐẠI HỌC QUỐC GIA T.P HỒ CHÍ MINH 0T RƯỜNG

pdf89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3178 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ Nôm qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 1TLÊ VIẾT THẮNG 2TSỰ PHÁT TRIỂN VỀ HÌNH THỨC CỦA THỂ THƠ 2T HẤT NGÔN BÁT CÚ2T4 2T4 RONG THƠ NÔM QUA 2TNGUYỄN TRÃI, NGUYỄN BỈNH KHIÊM, 2THỔ XUÂN HƯƠNG VÀ NGUYỄN KHUYẾN 0T CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM 4T MÃ SỐ: 5 04 33 4TLUẬN ÁN THẠC 3T4SĨ 3T4KHOA HỌC NGỮ VĂN 5THƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 5T GIÁO SƯ: LÊ TRÍ VIỄN 5T1997 2 MỤC LỤC 7TPHẦN MỞ ĐẦU7T................................................................................................................... 3 7T1. Lý do chọn đề tài:7T .......................................................................................................... 3 7T2. Nhiệm vụ của luận án:7T ................................................................................................... 3 7T3. Phạm vi của luận án:7T...................................................................................................... 4 7T4 .Lịch sử vấn đề:7T .............................................................................................................. 4 7T5. Phương pháp nghiên cứu:7T .............................................................................................. 8 7TCHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT7T ............................................................. 10 7TCHƯƠNG 2: THƠ ĐƯỜNG LUẬT Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG SÁNG TÁC THƠ CHỮ NÔM TRƯỚC KHI NGUYỄN TRÃI VIẾT QUỐC ÂM THI TẬP, SỰ PHÁT TRIỂN VỀ CẤU TRÚC, NHỊP ĐIỆU.7T .................................................................................................. 22 7T2.1 Thơ Đường luật Ở Việt Nam và những sáng tác thơ chữ Nôm trước khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi tập:7T ....................................................................................................... 22 7T2.1.1 Thơ Đường luật du nhập vào Việt Nam rất sớm:7T ................................................. 22 7T2.1.2 Chữ Nôm và những sáng tác thơ chữ Nôm trước khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi tập:7T .............................................................................................................................. 25 7T2.2 Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú chữ nôm ở phương diện cấu trúc, nhịp điệu:7T ................................................................................................................ 31 7T2.2.1 Về cấu trúc:7T ........................................................................................................ 31 7T2.2.1.1Hiện tượng xen câu lục ngôn:7T ........................................................................ 31 7T2..2.1.2 Về đề, thực, luận, kết:7T ................................................................................. 38 7T2.2.2 Nhịp điệu:7T ........................................................................................................... 45 7TCHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN VỀ HÌNH THỨC CỦA THỂ THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ Ở PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ7T ........................................................................................ 51 7T3.1 Từ Hán - Việt:7T ........................................................................................................... 51 7T3.2 Hệ thống ngôn ngữ dân gian, đời thường:7T .................................................................. 53 7T3.2.1 Bộ phận từ thuần Việt:7T ........................................................................................ 53 7T2.2.2 Ngôn ngữ văn học dân gian:7T ............................................................................... 59 7T2.2.3 Ngôn ngữ đời sống thường ngày:7T ........................................................................ 62 7T3.3 Tính hàm súc:7T ............................................................................................................ 70 7T3.3.1 Tiết kiệm lời:7T ...................................................................................................... 71 7T3.3.2 Từ mang tính khái quát:7T ...................................................................................... 72 7T3.3.3 Dùng điển tíc , điển cố:7T ....................................................................................... 73 7TPHẦN KẾT LUẬN7T ............................................................................................................. 78 7T HƯ MỤC THAM KHẢO7T ................................................................................................. 84 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nền văn học dân tộc ta hiện có nhiều thể loại, trong đó thơ chiếm vị trí khá quan trọng. Muốn hiểu đúng, hiểu sâu nội dung, ý nghĩa của thơ, chúng ta không thể không lưu ý đến hình thức diễn đạt. Nội dung và hình thức luôn luôn gắn chặt với nhau. Hình thức nào cũng có quá trình phát sinh, phát triển và biến hóa theo từng chặng đường lịch sử. Trong kho tàng thơ ca hiện có của ta, một bộ phận khá lớn được sáng tác theo các thể thơ nhập ngoại : một số bằng chữ Hán, một số bằng chữ Nôm và về sau một số bằng chữ Quốc ngữ. Khi tiếp nhận, độc giả ngày nay, có thể không biết rõ tình hình đó. Bởi, về mặt hình thức, các nhà thơ của ta, khi sử dụng các thể thơ ấy, đã không ngừng Việt hóa nó đi. Hơn nữa, hiện thực được phản ánh trong đó, nói như Trường Chinh đều chan chứa " tâm hồn và tính cách của người Việt Nam " Thơ cổ Việt Nam có quan hệ mật thiết với thơ cổ Trung Quốc. Thơ mới của ta ( giai đoạn 1932-1945 ) lại chịu ảnh hưởng không ít của thơ phương Tây, nhất là thơ Pháp. Tìm hiểu quan hệ qua lại giữa thơ Việt Nam với thơ nước ngoài là việc làm cần thiết, có nhiều ý nghĩa đối với người nghiên cứu, giảng dạy văn học. Quan hệ giữa thơ cổ Việt Nam với thơ cổ Trung Quốc, vốn có bề dày lịch sử đáng kính trọng. Từ thời xa xưa, tổ tiên ta, ngoài việc sáng tạo, thể nghiệm, hình thành những thể loại văn học dân tộc, đã không ngần ngại tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc, Việt hóa nó một cách toàn diện trên tinh thần độc lập, tự chủ, nhằm làm giàu cho kho tàng văn học dân tộc. Nhiều thể loại thơ, từ, truyện tiểu thuyết... sớm được hình thành và nhanh chóng thu được nhiều thành tựu. Việc nhập từ Trung Quốc thể thơ Đường luật, Việt hóa nó để thể hiện con người và cuộc sống Việt Nam diễn ra như thế nào đã tạo ra một sự hấp dẫn lớn, thôi thúc bản thân tôi tìm tòi, nghiên cứu. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài " Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ Nôm qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến ". 2. Nhiệm vụ của luận án: Đi vào vấn đề vừa nêu trên, luận án có nhiệm vụ giải quyết một số yêu cầu sau : Tìm hiểu, trình bày một cách khái quát sự hình thành, phát triển cũng như những yêu cầu về nội dung và hình thức của thể thất ngôn bát cú Đường luật. 4 Tìm hiểu vấn đề Việt hóa thể thơ thất ngôn bát cú bằng chữ Nôm đã diễn ra, phát triển như thế nào qua sáng tác của các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến về mặt hình thức. 3. Phạm vi của luận án: Luận án không có nhiệm vụ tìm hiểu tất cả thơ Đường luật chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Luận án chỉ dừng lại trong phạm vi thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm, khi cần mới liên hệ đến thơ tứ tuyệt chữ Nôm. Đối tượng khảo sát cũng chỉ giới hạn trong bốn tác giả lớn, tiêu biểu cho con đường vận động, phát triển , biến sinh của thơ Nôm Đường luật : Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến. Công việc tìm hiểu chủ yếu đi vào nhìn nhận khái quát về mặt hình thức. Nói như vậy không có nghĩa là không đả động gì đến nội dung vì sự thống nhất không gì phá vỡ nổi, sự phù hợp giữa nội dung và hình thức là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của nghệ thuật "... Nội dung là mặt chủ đạo, mặt quyết định của khách thể... do có tính độc lập tương đối, cho nên, hình thức lại có tác động tích cực ngược trở lại đối với nội dung : Hình thức thích ứng với nội dung thì nó đẩy nhanh sự phát triển của nội dung, nhưng khi hình thức không còn thích ứng với nội dung đã biến đổi thì nó kìm hàm sự phát triển tiếp tục của nội dung " ( Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1986, bản tiếng Việt, trang 414, 415 ). Nội dung, hình thức trong nghệ thuật là không thể tách rời " Văn học không phải chỉ là phản ánh mà còn là sáng tạo, cho nên, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm là sự thống nhất trong chuyển hóa. Nội dung, do đó, là sự chuyển hóa từ hình thức vào nội dung, và hình thức là sự chuyển hóa từ nội dung ra hình thức. Từ sự chuyển hóa qua lại đó, có nhưng yếu tố là nội dung xét trong bình diện này, sẽ trở nên hình thức nếu xét trong bình diện kia... Sự phân biệt giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học do đó có tính chất tương đối" ( Từ điển văn học, tập II, Nxb KHXH, H.1984, trang 147 ). Trong tác phẩm văn học, nội dung là hiện thực muôn màu muôn vẻ với tính độc đáo về thẩm mỹ, trong đó, con người và những quan hệ xã hội cụ thể giữ vai trò chủ yếu. Yếu tố cơ bản trong nội dung tác phẩm văn học là đề tài, chủ đề... hình thức là cốt truyện, cách lựa chọn chi tiết, bố cục, ngôn ngữ : Trong bài thơ thất ngôn bát cú, về mặt hình thức, luận án đi vào tìm hiểu sự phát triển về cấu trúc, nhịp điệu, ngôn ngữ. Ở một chừng mục nào đó, luận án xem xét về đề tài, sự bộc lộ cái tôi trừ tình tác giả... 4. Lịch sử vấn đề: Từ trước đến nay, thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến đã được giới nghiên cứu phê bình văn học chú ý nhiều. Chẳng hạn, năm 5 1980, kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, công việc sưu tầm, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông vốn đã được quan tâm chú ý nhiều lại được đẩy mạnh hơn trước. Cũng như vậy, năm 1985, kỷ niệm 400 năm ngày mất và năm 1991 kỷ niệm 500 năm ngày sinh đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đối với Nguyễn Trãi, Khuyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, việc đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp, trong đó có thơ văn, nhìn chung là thống nhất. Riêng Hồ Xuân Hương, trong mấy chục năm qua, giới nghiên cứu văn học tốn rất nhiều thời gian, công sức mà vẫn chưa mang lại tất cả kết quả mong muốn. vẫn có người ngờ vực có Hồ Xuân Hương thật không? Cái dâm, cái tục trong thơ bà là mục đích hay phương tiện nghệ thuật? Nhìn một cách tổng quát là vậy. Đi vào cụ thể ta thấy thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú của các nhà thơ Việt Nam, cho đến gần đây, đã được các nhà nghiên cứu phê bình chú ý nhiều. Công việc nghiên cứu nhìn chung còn dừng ở tác giả. Viết một cách tổng quát về thơ thất ngôn bát cú chưa thấy ai. Đáng lưu ý là công trình nghiên cứu các thể thơ ca cổ truyền Việt Nam, các thể thơ mô phỏng của Trung Quốc ... của hai tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong Thơ ca Việt Nam ( Nxb KHXH Hà Nội, 1971 ). Bộ Lịch sử văn học Việt Nam ( Tủ sách các trường đại học sư phạm và đại học tổng hợp Hà Nội ), các tác giả Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Lộc, Lê Hoài Nam, Nguyễn Đình Chú... đã đầu tư nghiên cứu thỏa đáng khi giới thiệu các sáng tác bằng chữ Nôm theo thể thất ngôn bát cú của các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Các tác giả trên, nói về sự ra đời của chữ Nôm, đánh giá nội dung, nghệ thuật thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến đều thống nhất. Vũ Khiêu nhận xét thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm " Tiếp thu truyền thống trau chuốt và nhuần nhuyễn của thơ Lê Thánh Tông và nhóm Tao Đàn" ( Người tri thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử Nxb TP.HCM, 1987, trang 77 ). Nhận xét trên về thơ Nôm Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn phải chăng đã cao hơn cái nó vốn có ? Đành rằng, trong sáng tác của Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn có một số bài, số câu được trau chuốt khá kỹ nhưng nói thành truyền thống thì chưa được. Một số tác giả đã có những chuyên luận về cuộc đời và thơ, văn của các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Trong số đó, có thể kể Thợ văn Nguyễn Trãi của Vũ Khiêu ( Nxb Văn học, Hà Nội, 1980 ), Văn chương Nguyễn Trãi của Bùi Văn Nguyên ( Nxb ĐH và THCN, Hà Nội, 1984 ). Thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc Nxb Văn học, 1987 ); Thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc ( Công ty PHS Tiền Giang và Nxb Văn học hợp tác xuất bản, 1984 ), Thơ Hồ Xuân Hương ( chuyên luận SĐH, Trường ĐHSP, TP.HCM, 1989 ) của Lê Trí Viễn; Hồ Xuân Hương - Thiên tình sử của Hoàng Xuân Hãn ( Nxb Văn học, Hà Nội, 1995 ), Hồ Xuân Hương - Thơ và đời của Lữ Huy Nguyên ( Nxb Văn học, Hà Nội, 1996 ), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm của Đinh Gia Khánh ( Nxb Văn học, Hà Nội, 1983 )... 6 Trong các công trình, chuyên luận kể trên, thể thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm được lưu ý đúng mức và nhận xét, đánh giá thỏa đáng. Chẳng hạn; nhận xét về ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông Đinh Gia Khánh viết " Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm xét về mặt ngôn ngữ văn học, là một bước tiến, là một gạch nối giữa thơ Nôm thế kỷ thứ XV và thơ Nôm thứ XVII" ( Thơ, văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, Hà Nội, 1983, trang 41 ). Viết về thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Lộc đánh giá : " Cái phẩm chất ưu tú của thơ Đường luật, như kết cấu chặt chẽ, tính chất hàm súc, dư ba, ý tại ngôn ngoại... Bà khai thác triệt để, chứ Bà không sử dụng " nguyên xi" thơ Đường luật mà cố gắng đẩy nó lên phía trước, ghi dấu ấn cá nhân của mình vào thể thơ mà mình sử dụng... Trong thơ Đường luật, chính do cái kết cấu bó buộc và do những câu đối nhau rất tề chỉnh mà bài thơ có tính chất đài các, quí phái. Tính chất bác học ấy xa lạ đối với Hồ Xuân Hương, nhà thơ không chấp nhận mà phải cải tạo, làm cho nó đại chúng hơn, bình dân hơn... không phải chỉ dân tộc hóa... mà còn bình dân hóa nó " ( Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 1984, trang 35, 36 ). Lê Trí Viễn : " Đường luật vốn là một sản phẩm quí tộc... Nó phải thanh tân, tao nhã, lại phải trịnh trọng, trang nghiêm, nó phải mang nội dung châu ngọc của văn chương hay khuôn phép của đạo lý... Xuân Hương làm ngược tất cả. Bà đường hoàng " hạ giá" thể thơ cao quí ấy, lôi nó ra khỏi vị trí trang trọng, bắt nó mang một nội dung vô cùng nhân dân, tầm thường và có khi thô lậu nữa. Bà đã dân chúng hóa nó trên một qui mô sâu rộng"( Thơ Hồ. Xuân Hương chuyên luận sau đại học, Đại học sư phạm TP.HCM, 1989, trang 42 ). Đứng ở góc độ Việt hóa để nhìn nhận sự phát triển, ông Trần Thanh Mại, khi phân tích thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương viết : " Xuân Hương là người đầu tiên đã có công bình dân hóa thể thơ Đường luật Việt Nam" ( Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4 năm 1961 ). Ý kiến đó xem ra chưa ổn thỏa, vì công việc Xuân Hương làm, từ thế kỷ XV Nguyễn Trãi đã làm nhiều. Sang thế kỷ thứ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tiếp tục phát huy. Viết có hệ thống để giảng dạy trong trường học có Việt Nam văn học sử yếu ( Học chánh Đông dương, Hà Nội, 1942 ) của Dương Quảng Hàm. Tác giả dùng nhiều chương để giới thiệu thể thơ nhập ngoại này. Ví dụ : Chương XI giới thiệu chữ Nôm. Chương XII : Hàn thuyên và các nhà thơ mô phỏng ông ( chương trình năm thứ nhất Ban trung học Việt Nam ). Chương VI : Nguyễn Trãi tác phẩm viết bằng Hán văn và Việt văn. Chương VIII : giới thiệu tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Nam : thơ Hồng Đức ( thế kỷ thứ XV ), thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm... ( chương trình năm thứ nhì Ban Trung học Việt Nam ). Đáng tiếc là trong chương thứ XIII, thiên thứ tư :" Các thể văn của Tàu và của ta. Thi pháp của Tàu và âm luật của ta ", 7 tác giả nhận định về thơ Đường luật : " thơ Nôm ta làm theo phép tắc thơ Tàu, mà âm thanh tiếng ta cũng tương tự tiếng Tàu ( cũng là thứ tiếng đan âm và cũng chia làm tiếng bằng, tiếng trắc ) nên thi pháp của ta tức là thi pháp của Tàu và các niêm luật của thơ ta cũng phỏng theo thơ Tàu cả " (trang 122 ). Nói như ông, thơ Nôm Đường luật chỉ là sự mô phỏng, ứng dụng mà không có sự sáng tạo. Căn cứ thực tế sáng tác, nhận xét trên chưa phù hợp, chưa thấy được sự sáng tạo của thi nhân Việt Nam. Khi cuốn sách này được viết, tác giả chưa biết Quốc âm thị tập của Nguyễn Trãi vẫn còn, nên ghi " Nguyễn Trãi có một Quốc âm thi tập, tiếc rằng tập ấy không còn nữa " ( trang 270 ). Chúng ta nhận thấy trong Việt Nam văn học sử yếu tác giả cuốn sách có thái độ trân trọng đối với " những tác phẩm bằng tiếng Nam ". Lần đầu tiên, một số tác giả, tác phẩm thơ Nôm Đường luật đã được phân tích trong quá trình lịch sử văn học Việt Nam . Đặc biệt, qua nghiên cứu tác giả đã rút ra một số kết luận quan trọng: " cứ xét các tác phẩm kể trên thì biết văn Nôm về thế kỷ XVIII đã tiến đến một trình độ khá cao; tuy các tác giả còn chịu ảnh hưởng của Hán văn nhiều, nhưng các nhà ấy đã có công rèn luyện, trau chuốt lời văn khiến cho thế kỷ sau nhờ đó mà sản xuất được nhưng tác phẩm có giá trị đặc biêt như truyện Kim Vân Kiều " ( trang 324 ). Kết luận chương thứ hai mươi " các nhà viết văn Nôm về thế kỷ XIX " : "Văn Nôm của ta về thế kỷ thứ XIX so với trước, thật có tiến bộ nhiều, ... Các văn sĩ ta đã nhiều khi thoát ly cái ảnh hưởng của thơ văn Tàu mà diễn đạt tư tưởng tính tình một cách thành thực để sáng tạo một nền văn đặc biệt của dân tộc ta " (trang 399 ). Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong giao lưu với văn học Trung Quốc trên cơ sở so sánh những yếu tố thơ Nôm Đường luật với Đường thi hoặc toàn bộ thơ Nôm Đường luật trong giao lưu với văn học, văn hóa Trung Quốc, các tác giả đi theo hướng này cố gắng khẳng định bản sắc Việt Nam để khu biệt thể loại này với Đường thi, Đường luật Trung Quốc . Phương pháp nghiên cứu này xuất hiện từ những năm sáu mươi với bài của Đặng Thai Mai trong tạp chí Nghiêncứu văn học, số 7 năm 1961 “Mối quan hệ lâu đời mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc". Bài viết có đoạn: " ngay trong lúc họ vận dụng thể văn và văn tự Trung Quốc để biểu hiện tình cảm và tư tưởng của họ, nhiều nhà thơ chúng ta vẫn luôn luôn cố gắng bảo vệ đặc sắc của dân tộc và cá tính của con người sáng tác ". Tác giả không chỉ ra chỗ đặc sắc riêng ấy và cho rằng:" Trong các thể loại vay mượn của Trung Quốc thì thơ ca ... thơ Đường luật, thất ngôn, ngũ ngôn ... trong lối thơ ca trữ tình, thi sĩ cổ điển ta vẫn khai thác bấy nhiêu long mạch : tình yêu thiên nhiên, tình yêu người, yêu bè bạn vợ con và nhất là tình yêu nước " (trang 11 ). Trên Tạp chí.văn học số 2 năm 1973, khi đối chiếu hiện tượng thất ngôn xen lục ngôn thơ Nôm Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và Nguyễn Bỉnh Khiêm với thể Đường luật Trung 8 Quốc, tác giả Trương Chính cho biết Trung Quốc " không có thể câu bảy từ xen câu sáu từ hoặc câu sáu từ xen câu bảy từ ". Từ hiện tượng xen lục ngôn của Việt Nam, tác giả viết " chắc đó là một thể loại mới do cha ông chúng ta tạo ra trên cơ sở câu thất ngôn, trong lúc niêm, luật, đối, gieo vần vẫn theo luật Đường " ( trích trong bài " Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm " trang 4 ). Cùng trên tạp chí vừa nêu, số 1 năm 1992, ở bài " Con đường giao tiếp của văn học cổ trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực " , Nguyễn Huệ Chi nhấn mạnh: " cố gắng tìm ra những nét nghĩa khu biệt giữa thơ Đường luật dân tộc với thơ Đường ... cùng nhau góp sức tìm ra một lời giải đáp chung : như thế nào là mà thơ Đường Việt Nam " ( trang 22 ). Nhìn chung, các tác giả đi trước đã có nhiều ý kiến quí báu cho công việc nghiên cứu thơ Nôm Đường luật ở cấp độ tác giả về đề tài, chủ đề, cấu trúc bài thơ, ngôn ngữ thơ. Trong quan hệ về hình thức giữa tác giả này với tác giả khác mảng thơ Nôm Đường luật, có bài đã chỉ ra sự phát triển của tác giả sau đối với tác giả trước nhưng nghiên cứu sự phát triển ấy qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến là công việc mới mẻ, chưa thấy ai làm. Đó là nhiệm vụ của luận án. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Về mặt phương pháp luận, luận án lưu ý hai điểm sau đây : Một là, thơ Đường luật nói chung, thất ngôn bát cú nói riêng là thể thơ nhập từ Trung Quốc vào chứ không phải gốc bản địa Việt Nam . Cho nên, chúng ta cho đó là một hiện tượng giao lưu văn học . Hai là, trong thực tế sáng tác, thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm ngày càng xa dần thể thơ cội nguồn của nó là Đường luật , hấp thụ tư tưởng dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc văn hóa, văn học dân tộc, Việt hóa mạnh mẽ, phát triển không ngừng, có vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam. Trong khi viết, chúng tôi tự đặt cho mình là phải trung thực, khách quan, khoa học, tránh tư tưởng sùng ngoại, bài ngoại, dân tộc hẹp hòi. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể : Luận án đã vận dụng quan điểm lịch sử phát sinh, biến sinh. lịch sử so sánh. Tìm hiểu tác phẩm phải gắn với tác giả, thời đại đã sản sinh ra nó. Trong chừng mực nào đó, khi điều kiện cho phép, so sánh với các tác phẩm của tác giả cùng thời, nhất là những bài thơ 9 theo thể này bằng chữ Hán. Quan trọng hơn cả là đối chiếu tác giả trước với các tác giả sau về cấu trúc, nhịp điệu, ngôn ngữ, điển tích điển cố ... để thấy được quá trình phát triển của hình thức thơ Nôm thất ngôn bát cú qua các tác giả, các thời kỳ. Nhằm nâng cao tính chính xác cho các kết luận, luận án có sử dụng cả phương pháp thống kê để tính số câu ngũ ngôn, lục ngôn xen trong thất ngôn, số điển tích điển cố ... để đi đến một xác suất nhất định, có thể kiểm tra được. Về mặt ngôn ngữ, khi xem xét từ láy, tên địa danh Việt Nam, luận án chỉ khảo sát mỗi tác giả 20 bài theo thứ tự từ trước ra sau theo số trang của sách. Riêng Nguyễn Bỉnh Khiêm, do bản gốc bị nhòe, rách, một số bài chỉ giới thiệu được lục cú, những bài này không đưa vào khảo sát. Đó là các bài số 1, 4, 6 ( Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm . Nxb văn học, Hà Nội, 1983 do Đinh Gia Khánh chủ biên ). Các tác giả khác, luận án chọn Thơ văn Nguyễn Trãi do Vũ Khiêu chủ biên và giới thiệu ( Nxb văn học, Hà Nội, 1980 ), Thơ văn Nguyễn_ Khuyến của Hoàng Hữu Yên ( Nxb giáo dục 1984 ) có tham khảo thêm Nguyễn Khuyến – tác phẩm ( Nxb KHXH, Hà Nội, 1984 ) Thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc ( Nxb văn học, 1987 ). Phương pháp hệ thống cũng được sử dụng để xem xét thể thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm trong các sáng tác văn học chữ Nôm, trong nền văn học dân tộc. - Về bố cục, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm 3 chương. CHƯƠNG I: Giới thiệu khái quát " lý lịch " và đặc trưng của thể thơ thất ngôn bát cú. Thể thơ này vốn hình thành và phát triển ở Trung Quốc từ trước và đến đời Đường thì tương đối ổn định. Đối với Việt Nam, đây là thể thơ nhập từ nước ngoài vào. Tìm hiểu thể thơ này cần tìm hiểu ngọn nguồn của nó. CHƯƠNG II: Được chia ra làm 2 phần nhỏ : 1/ Tìm hiểu sự có mặt của thơ Đường luật ở Việt Nam ( do du nhập, giao lưu) nhưng sáng tác thơ Đường luật cả chữ Hán lần chữ Nôm trước khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi tập. 2/ Tìm hiểu sự phát triển về hình thức ở phương diện cấu trúc, nhịp điệu. CHƯƠNG III : Tìm hiểu sự phát triển về hình thức ở phương diện ngôn ngữ. 10 CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT Như chúng ta đã biết, bất cứ một thể loại văn học nào cũng có " lý lịch " của nó, có quá trình hình thành, phát triển, biến hóa trong những điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Thơ Đường luật cũng thế. Về xã hội, nhà Đường được bắt đầu khi Lý Uyên nhận lệnh của triều đình, cho quân đánh vào Trường An năm 61 7, Tùy Dưỡng bị bộ hạ giết chết năm 618. Lý Uyên lên làm vua, và kết thúc năm 907, khi " quân phiệt Chu Ôn trở thành nước lớn mạnh nhất ở lưu vực Hoàng Hà, phế bỏ vua Đường, tự xưng Vương, lấy quốc hiệu là Lương, lịch sử gọi là hậu Lương - để phân biệt với nhà Lương ( 502 - 557 ) " ( Sơ lược lịch sử Trung Quốc. Đổng Tập Minh, Nxb Ngoại văn Bắc Kinh, 1963, trang 107 ). Thấy được nguyên nhân thất bại của nhà Tùy, nhà Đường tìm cách hòa hoãn với nông dân, ban hành nhiều chính sách phát triển sản xuất , giảm mức đóng góp về tô thuế, tơ lụa. Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, giao thông, thương mại phát triển theo. về văn hóa, nhà Đường chăm lo phát triển các bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc. Nhà Đường mở rộng giao lưu văn hóa với Ấn Độ, Tây Á, Phương Tây, Nhật bản bằng việc cử người ra nước học tập hay mời những chuyên gia nghệ thuật các nước vào Trung Quốc giảng dạy, hướng dẫn nghệ thuật, về hội họa, phát triển nhất là tranh lụa, tranh thủy mặc, dùng mực tàu ( màu đen ) vẽ tranh phong cảnh. Một công trình đồ sộ tiêu biểu cho hội họa, điêu khắc thời kỳ này là động Đôn Hoàng, từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIV " trong khoảng hơn nghìn năm, người ta đã khoét hơn một nghìn động trên vách núi ... hiện nay có 480 động vẫn còn nguyên vẹn, trong đó bảy phần mười là khoét hồi Tùy - Đường ... Trong động có chạm nhiều tượng phật rất đẹp. Bốn vách ... vẽ đầy tranh màu rực rỡ. Các tranh ấy biểu hiện đời sống như cày ruộng, kéo thuyền, chăn nuôi ... biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc, nhảy múa " ( Sách vừa vẫn trang 113, 114) . Đời Đường đã lưu danh đến ngày nay nhiều tên tuổi về hội họa như Ngô Đạo Tử, Tào Bá, Hàn Cán, Trịnh Kiền, Kỳ Nhạc, Vương Duy ... về thư gia có Trương Húc, Lý Ung, Hạ Tri Chương, Lý Triều ... về vũ đạo có Công Tôn Đại Nương và 12 vũ nữ. Đàn giỏi, hát hay có Lý Qui Niên. Nghệ thuật nhảy múa, đánh đàn, thổi sáo ở thời Đường rất được mọi người đồng tình. Hoàn cảnh kinh tế, văn hóa xã hội nói trên đã tạo những tiền đề cho văn học nói chung, 11 thơ ca nói riêng phát triển thuận lợi. Thời Đường, giáo dục phát triển mạnh. Qua thi cử, triều đình lựa chọn nhân tài điều hành xã hội. Nhà Đường tổ chức nhiều kỳ thi, quan trọng nhất là kỳ thi chọn tiến sĩ. Mỗi lần thi, hàng ngàn người tham gia. Chủ trương " Dĩ thi thủ sĩ " ( lấy thơ để chọn người tài ) đã kích thích người học trau dồi văn chương, chữ nghĩa, thúc đẩy thơ ca phát triển . về tôn giáo ... thời Đường có Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo. Tôn giáo nào cũng nhiều sách vở. Đạo giáo có " Đạo đức kinh ". Phật giáo thịnh hành. Nhà sư Huyền Trang rời kinh đô Trường An đến Ấn Độ trong vòng 14 năm ( từ 630 đến 644 ) đem về Trung Quốc 650 bộ kinh Phật. Nghĩa Tĩnh cùng sang Ấn Độ đem về 400 bộ kinh Phật. Về Nho giáo, Khổng Dũng Đạt cùng một số nhà nho soạn " Ngũ kinh chính nghĩa " gồm 170 quyển ... Sự nở rộ của tư tưởng đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của văn học Đường, trong đó có thơ Đường luật . Thơ Đường luật ra đời đánh dấu kết quả của một quá trình cải biến đã nảy sinh từ thời Lục Triều (thế kỷ III đến thế kỷ VII ) . Điều kiện chuẩn bị, tác động cho sự ra đời đó, ngoài yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoa, giáo dục, tôn giáo ... kể trên, phải nói tới sự phát triển của âm vận học . Tiếng Hán vốn có thanh điệu, có những thanh khác nhau : bằng và trắc, trong thanh trắc lại chia ra thượng, khứ, nhập như sau : Loại thanh Tên các thanh Dấu thanh tương ứng trong tiếng Việt Bằng Trầm bình thanh dấu huyền Phù bình thanh không có dấu Trắc Phù thượng thanh dấu ngã Trầm thượng thanh dấu hỏi Phù khứ thanh dấu sắc Trầm khứ thanh dấu nặng Phù nhập thanh dấu sắc 12 Trầm nhập thanh dấu nặng Điều này, trước đó, chưa ai phát hiện được. Đến thời Lục Triều, ( Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần ) do phải dịch một số tác phẩm của Phật giáo, vốn được viết bằng tiếng Phạn ( là thứ tiếng không có dấu ) người Trung Quốc mới phát hiện ra được hiện tượng có dấu của tiếng nước mình. Người phát hiện và đặt cách đánh dấu thanh tiếng Hán là Thẩm Ước, đời Lương Vũ Đế ( 502 ). Do phát hiện được thanh bằng, trắc, các nhà thơ thời Lục triều trước hết là Thẩm Ước, đã nghiên cứu cách sắp xếp âm thanh trong thơ sao cho du dương, trầm bổng. Thẩm Ước đề nghị : các chữ có vị trí tương ứng trong một cặp câu nên có thanh ngược nhau. Qua thử nghiệm, người ta thấy hay, chấp nhận. Lê Trí Viễn trong cuốn Đặc trưng văn học trung đại ( Nxb KHXH, Hà Nội, 1996 ) có dẫn từ Lịch sử văn học Trung Quốc của Viện nghiên cứu văn học Trung Quốc ( Nxb Văn học, 1964, dịch từ Trung Quốc văn học lịch sử ( Nxb Nhân dân văn học Bắc Kinh, 1 962 ) nói thêm về chuyển biến từ thơ cổ thể sang thơ cận thể: " Không bằng lòng với " Cổ thể " hơi tự do, hai ông muốn thơ có cách luật nghiêm chỉnh. Học tập đối ngẫu từng cặp câu từ Kinh Thi, mà các nhà làm phú đã vận dụng với văn biền ngẫu ... ông ( tức Thẩm ước ) viết : " năm màu ánh nhau, tám âm hoa nhau, từ màu sắc âm thanh đó, vạn vật thích nghi với nhau. Bản đàn muốn thánh thót thì âm cao thấp phải tiết chế lẫn nhau. Nếu âm trên nổi thì âm sau tất phải cho thật kêu. Trong một đoạn, âm vận rất khác nhau. Trong hai câu, nặng nhẹ cũng chẳng giống. Làm được như thế mới có thể gọi là văn " ( trang 233, 234 ). Điều này, chính vì thế, được giữ lại dấu vết trong thơ luật Đường . Điều kiện chuẩn bị cho thơ luật Đường còn là sự phát triển của văn biền ngẫu ( tác phẩm gồm những cặp câu đối nhau ). Đối ý là tìm hai ý cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau. Đối chữ kết hợp đối thanh tức trắc đối với bằng, bằng đối trắc; phải đối loại của chữ, nghĩa là phải đặt hai chữ cùng một từ loại để đối nhau ( cùng danh từ hay cùng động từ hoặc cùng tính từ ... ) Văn biền ngẫu, như trên đã nói, phát triển cũng nhờ vào thành tựu của âm vận học ( đối về âm thanh ). Trong một bài thơ thất ngôn bát cú, trừ hai câu đề ( câu 1 và câu 2 ) và hai câu kết ( câu 7 và câu 8 ) còn bốn câu giữa là hai câu thực và hai câu luận thì câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Có được hai cặp câu đối nhau trong thơ luật Đường là tiếp thu thành tựu trên của văn biền ngẫu. Nhờ có phép đối này mà bài thơ có thêm tính hài hòa trong tiết tấu. Sự ra đời của thơ luật Đường còn dựa trên sự phát triển của thơ ca trước đó. Trước đời Đường ( 618 - 907 ), văn học Trung Quốc đã có nhiều thành tựu nổi bật. Các bái Quan Thư , Đào yêu, Quyển nhĩ ( một loài rau có hoa trắng, lá ăn được ). Phù dĩ, Hán quảng ( sông Hán 13 rộng ), Phiếu hữu mai ( quả mai rụng ), Bách chu ( chiếc thuyền gồ bách ), Thạc thử (con chuột xù), Phạt đàn ( chặt gỗ đàn )... trong Kinh thi; một số tác phẩm thuộc Tản văn như Khuất Hoàn đi sứ nước Tề, Trùng nhĩ chạy trốn trong các nước, Thuốc bất tử, Tô Tẩn yết kiến vua Sở ...; hay Ly tao, Thiệp Giang, Ai Sính ... thuộc văn học Tiên Tần hay của văn học Hán như._. Nhạc phủ ( Chiến thành nam , Hữu sở tư, Thượng da ... ), Sử ký Tư Mã Thiên, ... vừa giàu chất hiện thực vừa tràn đầy yếu tố lãng mạn. Cho nên, từ kho tàng phong phú sẵn có của văn học dân tộc, các nhà thơ đời Đường đã tiếp thu tinh thần hiện thực của Kinh thi, Nhạc phủ; tinh thần lãng mạn của thơ Khuất Nguyên; lối viết tỷ,hứng của Kinh thị lối tự sự của Nhạc phủ Trong kho tàng văn học Trung Quốc, trước đời Đường có thơ cổ phong ( còn gọi là thơ cổ thể ) là để phân biệt với thơ cận thể -vốn là tên gọi của người đời sau đối với các thể thơ có trước đời Đường. Tên ấy, sau cũng được dùng để chỉ những bài thơ được sáng tác trong và sau đời Đường không theo niêm luật chặt chẽ như luật thơ Đường quy định. Đặc điểm của thể thơ cổ phong là: có thể dùng vần bằng hoặc vần trắc, cũng có thể dùng vần bằng, vần trắc xen kẽ, không theo quy định nào về phối thanh bằng, trắc; không buộc phải đối. Nhưng, để đọc cho dễ nghe, ngâm cho du dương, bài thơ vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh của tiếng nói số chữ trong dòng, số dòng trong bài thơ tương đối linh hoạt. Mỗi dòng có thể bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, thậm chí lên mười chữ. Ví dụ bài Tương tiến tửu của Lý bạch dài 25 dòng, có dòng thứ nhất dài 10 chữ: Quân bất kiến Hoàng Hà chi ihủy thiên thượng lai. và dòng ba cũng dài mười chữ: Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát. cũng có những dòng chỉ có sáu chữ: - Sầm Phu Tử. Đan Khâu Sinh ( dòng 11 ) - Ngũ hoa mã, thiên kim cừu ( dòng 23 ). những dòng còn lại đều bảy chữ Từ thời Lục Triều, thể thơ này đã phát triển, nhất là dạng ngũ ngôn. Thơ thất ngôn ra đời và bước đầu phát triển ( câu nào cũng bảy chữ ). Hầu hết dân ca thời Lục Triều là những bài thơ trữ tình theo hình thức bốn câu. Thơ Đường luật có thể tuyệt cú ( bốn câu ) gồm hai loại ngũ ngôn và thất ngôn là tiếp thu những truyền thống trên. Đến đời Đường, về phép thanh luật đối ngẫu càng thêm tinh mật. Bọn Thẩm Thuyên 14 Kỳ, Tống Chi vấn nghiêm luyện càng kỹ, cách điệu ổn thuận " ( Thơ Đường ở Việt Nam, Ngô Văn Phú biên soạn, Nxb Hội nhà văn, 1 996, trang 11 3 ). Họ đã tổng hợp mọi thành tựu vốn có và sáng tạo ra thể thơ Đường luật . " Hai nhà thơ này được coi là người có công trong việc hoàn thành thể luật thi " ( Thơ Đường, Trần Trọng San, tủ sách ĐHTH, TP.HCM 1990, trang 14). Nội dung thơ Đường ( trong đó có Đường luật ) rất phong phú, đa dạng. Các nhà thơ có thể sống, sáng tác vào những thời kỳ khác nhau ( Sơ Đường , Thịnh Đường, Trung Đường, Vãn Đường ), theo những trường phái khác nhau ( Tứ Kiệt, Thẩm - Tống, Vương chương tứ hữu ... của thời Sơ Đường; phái sơn thủy điền viên,phái thơ lãng mạn, phái thơ hiện thực ... của thời Thịnh Đường ) nhưng nhìn một cách tổng quát các " nhà thơ đời Đường không những mô tả cảnh vật trong nước mà còn mô tả cảnh vật ngoài quan ải, không những mô tả đời sống của người Đường mà còn mô tả cả tập tục của các dân tộc châu Á. Trong thơ Đường có đồng quê mộc mạc, có thành thị phồn thịnh, có sơn hà tráng lệ, đồng thời cũng có nhà cửa lộng lẫy. Nhà thơ dùng thơ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình, tố cáo sự tàn bạo và xa xỉ của giai cấp thống trị và kêu lên những tiếng man thống thiết của nhân dân lao động. Những bài thơ vĩ đại đó đã phản ánh sâu sắc đời sống xã hội lúc bấy giờ " ( Sơ lược lịch sử Trung Quốc. Đổng Tập Minh, Nxb Ngoại văn Bắc Kinh, 1963, trang 109 ). " Xét về bất cứ phương diện nào của nội dung, thơ Đường đều có thể cung cấp cho chúng ta một bức tranh phong phú, đa dạng ... có nhưng vần thơ, nhất là ở đầu đời Đường, ca ngợi " chiến công mở rộng biên cương " nhưng lại có hàng trăm bài thơ chống chiến tranh xâm lược ... Có nhưng vần thơ ca tụng công đức triều đình song cũng không thiếu những vần thơ phê phán gián tiếp hoặc thẳng thừng cảnh sống xa hoa trụy lạc ở chốn thâm cung, những biện pháp cai trị tàn bạo, nhưng chính sách hà khắc đem lại thảm họa cho dân chúng ... thể hiện một sự đồng cảm chân thành, một tinh thần nhân ái sâu nặng trong lúc nêu . lên những nỗi khổ của các tầng lớp nhân dân đương thời, trước hết là những người nông dân, những người lính chiến và các tầng lớp phụ nữ, đặc biệt là chinh phụ và cung nữ " ( Thơ cổ Trung Quốc, Nguyễn Khắc Phi, văn học 10, tập 2, Ban KHXH, Nxb giáo dục, 1995, trang 45,46 ) . Đi vào tìm hiểu thơ luật Đường, ta thấy có ba loại : ngũ ngôn, lục ngôn và thất ngôn. Loại lục ngôn rát ít người dùng để sáng tác. Nếu tính số câu trong bài, thơ cách luật chia làm ba thể: - Thể tiểu luật gọi là tuyệt cú ( Việt Nam thường gọi tứ tuyệt). - Thể luật thi gọi là bái cú . 15 - Thể luật bài gọi là hành, một biệt loại của luật thi với số câu ít nhất là 10, độ dài của mỗi bài là 10 câu x n lần. Bài thơ có thể 10 câu hay 20 câu hoặc 30 câu ... Loại này rất ít người làm . Nói về cách gieo vần, thơ Đường luật chỉ dùng vần bằng, lệ này được áp dụng khắt khe ở trường thi. Bài thơ chỉ được gieo một vần ( độc vận ). Thông thường, bài thất ngôn bát cú có năm vần được gieo ở cuối câu ( tiếng thứ bảy ) ở các câu một, hai, bốn, sáu, tám. Vần bằng được coi là chính vận. vần trắc được coi không chính qui, nên rất ít người dùng. ở Việt Nam, khi sáng tác thơ Nôm thất ngôn bát cú, người ta rất ít dùng vần trắc, có lẽ vì thế. Bài Vịnh làng Chế của Lê Thánh Tông dùng vần trắc, trường hợp hiếm hoi, xin được trích dẫn ra đây tham khảo : Bóng ác non đoài ban xế xế Bỗng đâu đã tới miền Tam chế Mênh mang khóm nước nhuộm màu lam Chân ngất đỉnh non lồng bóng quế Chợ họp bên sông ngẫm có chiều Thuyền bầy trên đất xem nhiều thể Cảnh vật bằng đây họa có hai Vì dân khoan giảm bên tô thuế. Nói về niêm : trong hai cặp câu kế nhau, câu cuối cặp trên và câu đầu cặp dưới niêm với nhau ( dính nhau ) bằng cách lập lại thứ tự bằng trắc như câu trên. Cụ thể : câu 1 dính với câu 8, câu 2 với câu 3, câu 4 dính với câu 5, câu 6 dính với câu 7. Sự kết dính này góp phần làm cho bố cục bài thơ trở thành một chỉnh thể bền vững, thống nhất, bất biến. Từ góc độ này, trong Thi pháp thơ Đường, Nguyễn Thị Bích Hải nhận xét " Bài thơ được dán ( niêm ) lại thành một vòng khép kín như cái lẽ " Chu nhi phục thủy "( đi vòng mà trở về điểm xuất phát ) của Dịch đạo. Đó cũng là mô hình tiêu biểu của tư duy cầu tính Đông phương " ( Thị pháp thơ Đường - Huế, Nxb Thuận Hóa, 1 995, trang 47 ) . Xem xét sự phối thanh trong thơ thất ngôn bát cú, ta thấy bài thơ luật trắc vần bằng hay luật bằng vần bằng có sự lặp lại thanh điệu bằng, trắc ở các câu 1 - 5, 2 - 6, 3 - 7, 4 - 8, ngoại lệ chữ cuối của dòng một phải nhập vần nên khác với thanh chữ cuối của dòng 5. Chúng tôi gọi đây là tính chất tuần hoàn giống trong Dịch học. Niêm luật thơ Đường luật chặt chẽ. Để dễ sử dụng, người đời sau đặt ra một số biệt lệ. 16 Ví dụ : Về luật bằng, trắc, ở một số vị trí nhất định, có thể bằng hay trắc cũng được. Đối với thơ thất ngôn bát cú là : Nhất - tam - ngũ bất luận. Sự khái quát này cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối : chữ thứ nhất hoàn toàn tự do vì ở vị trí không ảnh hưởng mấy đến âm điệu toàn câu thơ. Chữ thứ ba nếu ở công thức là trắc thì có thể đổi thành bằng song nếu là bằng ở câu có vần thì không được đổi thành trắc. Chữ thứ năm nói chung phải theo đúng công thức, tức ngược thanh với chữ cuối câu. Ví dụ : Vạn lý bi thu thường tác khách Bách niên đa bệnh độc đăng đài. Đăng Cao của Đỗ Phủ Còn nhị - tứ - lục phải phân minh. Nghĩa là chừ thứ hai, thứ tư, thứ sáu phải theo đúng công thức, quy tắc : thanh của chừ thứ tư - giữa câu - phải ngược thanh với chữ thứ hai và thứ sáu trong câu cụ thể chỉ có thể là trắc bằng trắc ( TBT ) hay bằng trắc bằng ( BTB ). Ví dụ : Vạn lý bi thu thường tác khách - TBT Bách niên đa bệnh độc đăng đài - BTB Ở những nhà thơ có tài, sự phá luật ( nhị - tứ - lục phân minh ) thường là thể hiện cá tính độc đáo hay để nhấn mạnh một ý nào đó. Ví dụ : trong bài Đèo Ba Dội, Hồ Xuân Hương viết : Một đèo, một đèo, lại một đèo - BBT. Về sau, người ta đặt thêm về cách trốn vần ( chiết vận ). Bài thơ thất ngôn bát cú thường có năm vần nhưng có thể trốn vần, chỉ cần bốn vần. Trốn vần phải theo một nguyên tắc là hai câu có vần trốn phải đối nhau, gọi là song phong í hai đình núi đối nhau ). Như vậy, trốn vần, bài thơ có ba cặp câu đối nhau. Bài Tự thán. ( Khuyết danh ) trốn vần nên có hai câu đề như sau : Lờ đờ mắt trắng đời không bạn Lận đận đầu xanh tuổi đã già. Để xác định bài thơ thất ngôn bát cú theo thể trắc hay thể bằng, người ta căn cứ vào tiếng thứ hai của câu thứ nhất. Nếu tiếng đó mang thanh trắc, bài thơ làm theo thể trắc. Ví dụ bài " Qua đèo Ngang " của Bà Huyện Thanh Quan ( ? - ? ) : Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa ... 17 Nếu tiếng thứ hai mang thanh bằng, bài thơ làm theo thể bằng. Ví dụ bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến ( 1835 - 1909 ) : Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo ... Về cấu trúc, các tài liệu hiện hành đều cho rằng: một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú gồm có bốn phần: đề, thực, luận, kết; mỗi phần gồm hai câu. Thật ra, đó chỉ là nhưng quan niệm. yêu cầu phổ biến, lưu truyền từ đời Thanh ở Trung Quốc. Trước đó, quan niệm chặt chẽ như vậy chưa có. Qua khảo cứu, Ông Phan Khôi viết: " Thật thế, An Nam ta phần nhiều làm thi cứ mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ , cái đó đã thành ra một cái luật chung mà ít ai nghĩ thử tại làm sao ? Ấy là tại lối học khoa cử của ta mấy đời nay di truyền lại. Ngày xưa. mỗi khoa thi chữ nho, trường nhì có một bài thi và một bài phú, mà bài thi thì dùng thể thất ngôn luật nầy. Thi chữ nho như vậy, rồi thi Nôm cũng quen theo. Thể thất ngôn luật ây bắt đầu có từ đời Đường cho nên cũng gọi là " thất ngôn Đường luật " . Nguyên hồi bấy giờ đặt ra thể mới ấy, gọi là luật thi đã có ý bó buộc rồi, nhưng mà còn rộng rãi. Coi như hai câu đầu thì kêu câu mở, hai câu nữa gọi là câu tam - tứ, hai câu nữa gọi là hai câu ngũ - lục, hai câu cuối cùng gọi là câu kết. Trong câu tam - tứ và câu ngũ - lục muốn nói ý gì cũng được, không có luật nhất định. Nói rằng rộng rãi là vì thế. Song từ ngày đem thất ngôn luật vào thi cử rồi thì thể ấy trở nên bó buộc quá mà mất cả sanh thú. Họ bắt phải kêu câu tam - tứ là câu trạng, nghĩa là trạng ra ý hoặc cảnh của đầu đề; kêu câu ngũ lục là câu luận hoặc câu bồi, nghĩa là bàn thêm để bồi thêm ý câu trạng. Phải nhất định như thế, không được sai đi, sai đi thì hỏng. Ấy chỉ là luật riêng dạy lối làm thi trong việc khoa cử mà thôi, nào có phải cái phép tắc chính truyền của nghề thi như vậy? Nhưng mà ngày nay, người ta cũng tuân theo, không biết cởi mình ra khỏi trói. Thấy có một vài cuốc sách quốc ngữ tự xưng dạy phép làm thi mà cũng dạy theo lối thi khoa cử ấy, thì thật là tục quá. Thì quí cho nhã; mà đã tục thì còn dạy ai ? " ( Chương dân thi thoại, nhà in Đắc lập - 1936, trang 45, 46 ). Về sau này, khi đã có quan niệm chặt chẽ đó, nhiều nhà thơ vẫn sử dụng thể thơ này một cách uyển chuyển. Căn cứ vào thực tế sáng tác, Kim Thánh Thán - nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung Quốc cuối đời Minh, đầu đời Thanh đã phân tích hàng trăm bài thơ 18 Đường luật . Ông chia đều bài thơ thành hai phần, mỗi phần bốn câu mà ông gọi là " nửa trên ", " nửa dưới ". Theo ông, nửa trên thường nặng cảnh, nhẹ tình. Nửa dưới thường nặng tình nhẹ cảnh. Mối quan hệ giữa nửa trên và nửa dưới rất có ý nghĩa cho công tác phân tích. Bài Đăng cao ( lên cao ) của Đỗ Phủ sau đây rất phù hợp với cách chia trên của Kim Thánh Thán. Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai Chữ thanh, sa bạch, điểu phi hồi Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ Bất tận trường gian cồn cồn lai Vạn lý bi thu thường tác khách Bách niên đa bệnh độc đăng đài Gian nan khổ hận phồn sương mân Lao đảo tân đình trọc tửu bôi. Nửa trên ( bốn câu đầu ) thể hiện sự cảm nhận cảnh thu, qua cảnh hiểu được phần nào tâm trạng, tình cảm tác giả. Nửa dưới ( bốn cầu còn lại ) chủ yếu bộc lộ nỗi lòng tác giả : xa nhà, thường ở nơi đất khách, suốt đời nhiều bệnh... Thế nhưng, cách chia bài thất ngôn bát cú thành bốn phần vẫn có ý nghĩa. Khi đi vào tìm hiểu đề, thực, luận , kết, ta thấy : Phần đề : hai câu đầu, gồm có phá đề ( câu 1 ) là mở bài và thừa đề ( câu 2 )nối câu phá đề mà vào bài. Nhìn chung, ở phần này, nhà thơ thường nêu ra một cách nhìn, một cảm tưởng khái quát. Phần thực ( câu thứ 3 và thứ 4 ) gọi là cặp trạng, đối nhau, nhằm giải thích đầu bài : về ý, về cảnh, về tình, về sự vật, ... để làm nổi bật đề tài. Vì vậy, hai câu này phải gắn chặt với đề bài. Phần luận : ( câu thứ 5 và thứ 6 ) có nhiệm vụ bình luận, nhận định, triển khai những ý ở phần thực, như " tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào, cảm-xúc người ta như thế nào, vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác, việc khác " ( Văn học Việt Nam , Dương Quảng Hàm . Bộ GD ( Sg )Trung tâm học liệu tái bản, 1968, trang 23 ). Giữa phần thực và phần luận, mỗi phần có hai câu thơ đối nhau, hô ứng nhau, cộng hưởng về ý tứ và nhạc điệu, tạo nên một chỉnh thể độc lập trong bài thơ, một " vũ trụ " tự nó 19 ổn định. Từng cặp biểu hiện những ý đối lập hoặc bổ sung cho nhau mà không cần có một sự nối tiếp nào giữa chúng với nhau không cần quan hệ từ mà vẫn tạo ra sự thống nhất. Cấu trúc đối xứng ở bốn câu thơ này tạo một sắc thái khác hẳn các phần đề, kết. - Phần kết ( câu 7 và câu 8 ), tóm tắt ý nghĩa toàn bài, " bộc lộ rõ chủ đề bài thơ." (Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy thơ văn cổ Việt Nam , Nguyễn Sĩ Cẩn, Nxb Giáo dục, 1984, trang 46 ). Trong phần này, câu 7 thường có nhiệm vụ chuyển, dồn ý từ sáu câu trên xuống câu thơ cuối cùng, khép lại bài thơ (trở lại vấn đề nêu ở phần đề ) và làm cho người đọc cảm nhận được cái dư vị khi đọc hay ngâm hết bài thơ. Những bài thơ có phần kết hay thường có chiều hướng gợi ra nhưng ý tưởng mới làm cho dư âm bài thơ đọng mãi trong tâm trí người đọc. Nghiên cứu về vấn đề này, trong cuốn “Văn hóa, văn học Trung Quốc, cùng một số liên hệ ở Việt Nam.” ( Nxb Hà Nội, 1996 ) trong bài " Một nét thẩm mỹ Trung Hoa, qua đối sánh mô thức vũ trụ Đông Tây ", Phương Lựu đã nhận xét " Trong nghệ thuật truyền thống Trung Hoa, cái có và cái không luôn quyện vào nhau ( trang 36 ) ... Trong văn thơ thì sự kết hợp giữa không với có, hư với thực lại càng muôn màu muôn vẻ (trang 37 )... cái mà họ muốn tả thì lại chỉ gợi ra bằng cái khác ... Điều này cũng đã được đúc kết trên bình diện mỹ học. Từ ngàn xưa, Lão Tử đã nói " Vô tượng chi tượng " ( cái hình tượng không có hình tượng ) ; " Vô thanh thắng hữu thanh " ( không có thanh âm hơn là có ) ; " Vô ngôn chi mỹ " ( cái đẹp không lời ) ( trang 38 ) ... Lưu Hiệp thì nhấn mạnh : " nghĩa lý được sinh ra ở ngoài lời văn ". Đời Đường, Tư Không Đồ đề xướng những cái " cảnh ở ngoài cảnh ", " hình ảnh ngoài hình ảnh ", " đẹp ở ngoài vần điệu" ( trang 39 ). Những ý kiến đó rất phù hợp cho hội họa, âm nhạc, và đặc biệt cho văn chương, trong đó có thơ Đường luật . - Về nhịp thơ: Từ điển Thuật ngữ Văn học ( Nxb Giáo dục, Hà Nội,1992 ) quan niệm : " sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, mô típ ... nhằm thể hiện sự cảm nhận về thế giới tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật ... Đơn vị cơ bản của sự lặp lại trong thơ là dòng thơ với độ dài của nó gồm số tiếng và vần như là điểm ngắt của nó. Vì vậy, mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng. Dòng thơ lại có kiểu ngắt nhịp của luật thơ, có độ dài ngắn, cân đối hoặc không cân đối khác nhau. Nhịp điệu của thể thơ và luật thơ tạo thành cái nền của nhịp điệu " ( trang 165 ) Trong một bài thơ thất ngôn bát cú, ở cấp độ tổ chức văn bản có tám dòng thơ, mỗi dòng bảy chữ. Trong mỗi dòng thơ bảy chữ ( và cả năm chữ ) mới có chữ lẻ trên mỗi dòng thơ, để có nhịp chẵn, lẻ ( 4-3, 2-2-3, 2-3, 3-2.. ) tạo nên sự đối lập âm dương, nhịp được tạo nên bởi sự thống nhất của các cặp đối lập mà bao hàm có lẽ là sự thống nhất, hài hòa của cặp đối lập âm dương. Chỗ ngắt nhịp trong dòng thơ, ngoài tác dụng làm giàu âm hưởng còn tạo cho người thưởng thức thơ những liên tưởng, liên hệ rất tinh tế giữa 20 các vế của dòng thơ. Nghiên cứu nhịp trong thơ luật Đường của Trung Quốc sẽ góp phần hiểu, lý giải thi pháp có ý nghĩa thể loại khi tìm hiểu thơ Nôm thất ngôn bát cú của Việt Nam ở các câu lục ngôn, ở cách ngắt các dòng thơ theo nhịp 3-3, 1-2-3, 3-4..., thấy được cá tính sáng tạo, tinh thần dân tộc của thi nhân Việt Nam. - Về ngôn ngữ : ngôn ngữ có vị trí quan trọng sáng tác văn học. Goóc -ky (1868-1936) đã từng khẳng định : " Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ" văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Tuy nhiên, mỗi thể loại văn học do đặc thù của tư duy nghệ thuật mà có cách khai thác, huy động nhưng tiềm năng của ngôn từ. Trong thơ thất ngôn bát cú, số chữ được dùng rất ít, 56 chữ, nên làm thơ Đường luật không được sử dụng chữ tuy tiện. "Phải làm thế nào cho 56 từ là 56 hòn ngọc có thể tỏa sáng ban đêm... thừa chữ tất nhiên là không được nhưng cũng không được thừa ý. Thơ Đường luật yêu cầu phải gây âm vang và xạ ảnh cao, lời và câu là có hạn, nhưng ý thì vô hạn. Sự cân xứng giữa thanh và ý phải hoàn chỉnh, ứng dụng biệt lệ nếu cần nhưng không lạm dụng biệt lệ." ( Thơ ca Việt Nam Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Nxb KHXH, 1971, trang 289 ). Đỗ Phủ ( 712 - 770 từng nói : "Tự bất kinh nhân, tự bất hưu" nghĩa là chữ dùng chưa làm cho người kinh hồn thì chết chưa yên. Bài thơ sau đây của ông là một minh chứng cho việc sử dụng ngôn ngữ có độ kết tinh cao, ý nghĩ hàm súc : Đăng cao Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai Chởửthanh, sa bạch, điểu phi hồi Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ Bất tận Trường giang cổn cổn lai Vạn lý bi thu thường tác khách Bách niên đa bệnh độc đăng đài Gian nan khổ hận phồn sương mấn Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi Trong đó, có thể coi hai câu luận là tuyệt diệu. Với 14 chữ, Đỗ Phủ nói đến bảy tầng ý đau thương, đau buồn giày vò khác nhau. Đó là cảnh nhà thơ đang ở đất khách quê người ( tác khách ), xa hàng vạn dặm ( vạn lý ), xa thường xuyên ( thường ), phải xa vào những ngày thu ảm đạm ( bi thu ), hoàn cảnh đau thương đó chỉ dồn lên một tấm thân còm cõi, lẻ loi ( độc đăng đài ). Xuất phát từ đặc điểm trên của ngôn ngữ trong thơ Đường luật ( hàm súc, tinh luyện ), 21 khi tìm hiểu sự phát triển về hình thức của thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, luận án chú ý đến hai hệ thống ngôn ngữ :hệ thống từ Hán Việt, hệ thống ngôn ngữ dân gian, đời thường, rất Việt Nam và tính hàm súc. Từ sự tìm hiểu trên, có thể tổng quan về thơ Đường luật bằng ý kiến của Lê Trí Viễn Đó là một thể thơ qui phạm triệt để theo mỹ học phương Đông của Trung Quốc thời đó rồi sang nước ta. Nói qui phạm triệt để là từ số câu, số chữ, cân đối thanh điệu, cân đối trong đối ngẫu, ở lời, ở ý. đến kết cấu chặt chẽ, phá, thừa, thực, luận, kết, nhất nhất có nhiệm vụ nội dung riêng, luôn tới đề tài, lập ý, cấu tứ, chọn lời, tránh những thứ khiêm nhã, những khuyết tật phong yêu, hạc tất... Tất cả đều theo những qui tắc cứng rắn, tuyệt đối không được vi phạm" ( Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb KHXK, 1996, trang 234 ). Nó nhanh chóng trở thành thể thơ "trang trọng", "quí phái", "sản phẩm quí tộc" ( từ dùng của Lê Trí Viễn ), là "đặc sản của văn học Đường" (từ dùng của Nguyễn Khắc Phi ). Một câu hỏi được đặt ra : tại sao đến đời Đường lại có thể thơ Đường luật như thế ? Ngoài những điều kiện chín muồi như đã kể trên, cần đặt nó vào trong ý thức xã hội lúc bấy giờ. Đến đời Đường, xã hội phong kiến Trung Quốc đã có một bề dày lịch sử đáng kính trọng nhưng chỉ đến lúc này, mọi tôn ti, trật tự, mọi quan hệ xã hội mới đạt đến qui phạm hóa toàn diện, trở thành mẫu mực. Qui phạm hóa trở thành nét thẩm mỹ xã hội, trong đó có thơ. Đứng ở góc độ nghệ thuật, phải chăng các nhà thơ muốn có một thể thơ bố cục phải chặt chẽ, nội dung phải hàm súc để thi thố tài năng và xứng đáng với xã hội ? 22 CHƯƠNG 2: THƠ ĐƯỜNG LUẬT Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG SÁNG TÁC THƠ CHỮ NÔM TRƯỚC KHI NGUYỄN TRÃI VIẾT QUỐC ÂM THI TẬP, SỰ PHÁT TRIỂN VỀ CẤU TRÚC, NHỊP ĐIỆU. 2.1 Thơ Đường luật Ở Việt Nam và những sáng tác thơ chữ Nôm trước khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi tập: 2.1.1 Thơ Đường luật du nhập vào Việt Nam rất sớm: Phép biện chứng mác xít chỉ ra rằng : "Tự nhiên được xem như một chỉnh thể cấu kết, trong đó các sự vật và hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau, chế ước lẫn nhau; tất cả đều liên hệ lẫn nhau, tác động lẫn nhau... tất cả đều vận động, biến hóa" ( Từ điển triết học, Nxb Sự thật, trang 748 ). Việc giao lưu về chính trị, kinh tế, văn hóa, văn học... giữa các dân tộc là một hiện tượng phổ biến xưa nay. Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý nằm gần hai cái nôi văn minh lớn của nhân loại : Ấn Độ và Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông lại càng có ý nghĩa. Trước khi trở thành quốc gia phong kiến độc lập, nước ta phải chịu cả ngàn năm Bắc thuộc. Từ năm 939 đến năm 1958, đất nước có chủ quyền, việc giao lưu giữa hai nước vẫn nhiều lúc nằm trong tình trạng không bình thường từ phía Trung Quốc đối với ta. Nói về vấn đề này, trong "Đặcđiểm có tính qui luật của lịch sử văn học Việt Nam " ( ĐHSPTP.HCM phát hanh tháng 12/1984), Lê Trí Viễn viết : "Việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử nhân loại" ( trang 26 ). Tác giả còn chỉ rõ sự giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc " Từ thời kỳ các vua Hùng đến năm 179 tr, sự giao lưu văn hóa thời kỳ này diễn ra bình thường, tốt đẹp giữa người Việt và các dân tộc xa gần ", từ năm 179 tr đến năm 938 " Sự giao lưu không thể nào bình thường được đối với văn hóa phương Bắc" vì chúng " Cố tình áp đặt văn hóa Hán phong kiến nhằm thủ tiêu cho kỳ được văn hóa Hùng vương của người Việt" ( trang 29 ). Thế nhưng, "sau 11 thế kỷ khổ nhục ấy, dân tộc ta vẫn giữ được bản lĩnh của mình" và từ lâu văn hóa trống đồng tỏa chiếu toàn miền Đông Nam Á (trang 30). Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam ( Nxb TP.HCM, 1996 ) Trần Ngọc Thêm cũng khẳng định "Cùng với sự bành trướng về phương Nam của đế quốc Trung hoa, nền văn hóa sông Hoàng Hà đã hấp thụ tinh hoa của nền văn hóa nông nghiệp Nam Á ( Bách Việt ) và với óc tư duy phân tích, đã nhanh chóng hệ thống hóa, qui phạm hóa để phát triển thành văn hóa Trung hoa rực rỡ, rồi đến lượt mình, phát huy ảnh hưởng trở lại phương Nam và các dân tộc xung quanh" ( trang 72 ). Các học giả Trung Quốc, qua nghiên cứu giao lưu, nhận thấy Trung hoa đã tiếp thu nhiều tinh hoa văn hóa của các dân tộc láng giềng. Trong Sơ lược lịch sử Trung Quốc ( Nxb Ngoại văn Bắc kinh, 1963 ) Đổng Tập Minh viết : " Âm nhạc của đời Đường có trình độ nghệ 23 thuật rất cao... nhạc khí rất nhiễu, có khèn, sáo, tranh của đời xưa, đồng thời cũng có nhiều tù và, trống, địch, bạt ( chập Chóa ) của Tây vực và Trung á đưa vào, và có tù và bằng ốc ở ven biển miền Nam nữa... Bởi thế, âm nhạc Tùy - Đường là một điển hình dung hòa văn hóa của các dân tộc châu Á... Nghệ thuật nhảy múa của Tùy -Đường đã thu hút tinh hoa của Tây vực, Trung Á và Ấn độ..." ( trang 115 ). Từ những nhận định trên ( của các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc ), chúng ta có thể khẳng định : Việt Nam, trong giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, không chỉ có tiếp nhận mà còn có " truyền phát " (từ dùng của Lê Trí Viễn ). Trở lại vấn đề thơ Đường luật ở Việt Nam, ta thấy : thời đại nhà Đường ( 618 - 907 ) khoảng 300 năm, đối chiếu với lịch sử Việt Nam, đó là từ thời Bắc thuộc trải qua các thời Mai Hắc Đế ( 722 ), Bố Cái Đại Vương ( 791 ) bước sang triều đại Ngô Vương Quyền { 939 - 967 )... Khi thơ Đường đang hưng thịnh, nhiều nhà thơ có tiếng của nhà Đường đã có những cuộc tiếp xúc với thiền sư Việt Nam. Theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quí Đôn, nhà thơ Thẩm Thuyên Kỳ, rất nổi tiếng ở thời Trung Đường đầu thế kỷ thứ VIN, đã yết kiến Vô Ngại thượng nhân chùa Sơn Tĩnh, quận Cửu Chân ( nay là Thanh Hóa ) và tặng một bài thơ, nhà thơ Giả Đảo cũng có làm thơ tiễn nhà sư Duy Giám, người An Nam. Trương Tịch cũng làm thơ tặng nhà sư quận Nhật Nam, đất Việt... các bài thơ ấy hiện vẫn còn. Tiếc rằng; người ta không lưu giữ được thơ của các thiền sư người Việt Nam trong cuộc trao đổi văn chương, thiền học. Các thiền sư thời ấy thường có học vấn uyên bác, lại gặp nhau ở nơi đất núi, thiền môn. Một bên ưu ái tặng thơ. Một bên, hẳn cũng có thơ tạ lại lòng mến mộ. Đó là những lý do thơ Đường có mặt rất sớm ở Việt Nam. Nhà sư Viên Chiếu ( 998 - 1090 ) trong Thiền uyển tập anh đã có những bài luật thất ngôn, song chỉ được trích đoạn chứ không còn nguyên vẹn cả bài. Ví dụ : Giốc hưởng tùy phong xuyên trúc đáo Sơn nham đái nguyệt quá tường lai. hay : Vũ trích nham hoa : Tầng nữ lệ Phong xao đình trúc : Bá Nha cầm Đời Lý, triều đình mở khoa thi tam giáo, vị trí nho giáo được coi trọng. Những bậc túc nho như Lý Đạo Thành, Đoạn Văn Khâm... đều là những người uyên bác. Trong Hoàng Việt thi tuyển, Bùi Huy Bích có ghi lại bài thơ Đường luật của Đoạn Văn Khâm : Vãn quảng trí thiền sự Lâm loạn bạch thủ đoạn kinh thành 24 Phất thụ cao sơn viễn cánh hinh Ủy nguyệt tỉnh cân xu thượng tịch Hốt văn di lý yểm thiền quynh Trai đình u điểu không đề nguyệt Mô tháp thùy nhân vị tác minh Đạo lữ bất tu thương vĩnh biệt. Viện tiền sơn thủy thị chân hình. Nói về ảnh hưởng của nước Tàu nói chung, Hán học nói riêng, trong đó có văn chương, Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu ( Bộ GD ( Sài Gòn ) trung tâm học liệu tái bản, 1968 ) viết : " Lương lại Tàu đã có bụng tốt mở mang việc học trong xứ ta... học sinh người Nam sang du học ở Tàu" . Tác giả nhắc đến "Khương Công Phụ ở về đời Đường Đức Tôn ( 789 - 804 ) đậu tiến sĩ, làm quan đến chức bình chương... các học sinh thành tài về nước đem những điều mình đã học mà truyền dạy cho người đồng bang... Cái gương học sinh thành tài được hiểu đạt, vinh dự làm cho các người trong nước mến lòng mà châm chỉ học tập, nhờ đó mà Hán học ngày càng lan rộng trong dân gian" ( trang 55 ). Tác giả không nói rõ những học sinh du học ở Trung Quốc về nước truyền dạy cho đồng bang những gì nhưng ta biết chắc chắn có dạy phép làm thơ ( ở Trung Quốc, từ năm 681, thơ Đường luật được đưa vào thi cử để lựa chọn nhân tài ). Ở Việt Nam, từ thế kỷ thứ XI trở về sau, nhân tài được lựa chọn qua thi cử ngày càng nhiều, khoa thi ở các triều đại Lý, Trần, Lê... sĩ tử đều phải thi thơ, mà thơ thì chính là thơ Đường luật. Bằng con đường như thế, thơ Đường luật của Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trong tiến trình văn học dân tộc. Khi có chữ Nôm, các bậc đại trí thức, thi nhân Việt Nam, bên cạnh các sáng tác văn chương bằng chữ Hán đã sáng tạo ra một kho tàng phong phú thơ, câu đối... bằng chữ Nôm, trong đó có thơ Đường luật mang đậm bản sắc Việt Nam về nội dung cũng như hình thức. Mặt khác, khi tiếp thu các yếu tố ngoại lai trong lĩnh vực văn học trong đó có thơ Đường luật, dân tộc ta đã xây dựng từ trước cho mình một vốn văn học khá phong phú, bền vững. về loại có đủ tự sự, trữ tình, sân khấu. Về thể có các thể thơ dân tộc : mỗi dòng thơ có thể hai, ba, bốn, năm hay sáu chữ. Phổ biến nhất là mỗi dòng bốn chữ ( chẳng hạn các bài đồng giao: Tùng dinh tùng dinh, Nu na nu nống, Ông giẳng ông giăng... ), là các câu tục ngữ, ca dao, dân ca, câu đố, hò vè..., các bài ca trù, lục bát, song thất lục bát... Chúng ta cũng có 25 kho tàng phong phú truyện dân gian : thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười... Trong thần thoại ở cuối bài Thần trụ trời, người ta còn ghi được mấy câu hát trong dân gian lưu truyền đến ngày nay : Ông đếm cát Ông tát bể ( biển ) Ông kể sao Ông đào sông Ông trồng cây Ông xây rú ( núi ) Ông trụ trời... Hơn nưa, việc mô phỏng hay Việt hóa một thể thơ cổ Trung Quốc không phải xuất phát từ một sự tùy tiện mà phải dựa vào qui luật của từ, ngừ pháp, ngừ điệu... Chẳng hạn, khi xét về đặc trưng hình thức, câu thơ của ta có chỗ gần gũi với thơ cổ Trung Quốc, do chỗ về mặt loại hình, tiếng Việt và tiếng Hán gần nhau : cả hai đều thuộc loại ngôn ngữ đơn lập - âm tiết tính, ở một mức độ nhất định giống nhau về qui luật bằng trắc, thanh điệu. Cấu trúc ngữ pháp cũng gần nhau, vì lẽ đó mà " Câu thơ cổ điển của Trung Quốc cứ đi vào âm điệu thơ Việt Nam êm ru chẳng chút ngỡ ngàng " ( Đặc điểm có tính qui luật của lịch sử văn học Việt Nam, Lê Trí Viễn, ĐHSP TP.HCM,1984, trang 109 ). Cho nên việc ta không nhập được thể thơ của một số nước khác cũng là điều dễ hiểu. 2.1.2 Chữ Nôm và những sáng tác thơ chữ Nôm trước khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi tập: Lịch sử tiếng nói và chữ viết của ta khá phức tạp - Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng để giao tiếp với các thành viên trong nội bộ từng dân tộc. Khi thành viên của dân tộc này giao tiếp với một thành viên của dân tộc khác, họ thường dùng đến tiếng Việt. Dần dần, tiếng Việt được các dân tộc sống chung trên dải đất Việt Nam dùng làm công cụ giao tiếp chung, trở thành ngôn ngữ phổ thông. Về nguồn gốc, qua kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, tiếng Việt cùng với dân tộc Việt có nguồn gốc bản địa rất đậm nét. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với các ngôn ngữ khác ở Việt Nam, ở khu vực Đông Nam Á. Dựa vào nhưng cứ liệu mới nhất, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ đã đưa ra một giả thiết nhiều sức thuyết phục: tiếng Việt bắt nguồn từ một ngữ hệ lớn sinh thành trong khung cảnh Đông Nam Á thời tiền sử: ngữ hệ Đông Nam Á . Địa bàn của nó bao trùm cả một vùng rộng lớn, từ bờ sông Dương Tử ( Trung Quốc ) cho tới vùng Atsam 26 ( Mianma ) vùng núi và cao nguyên nay thuộc đất Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia ... và về phía nam thì lan tỏa tới các bán đảo và đảo giáp với châu Đại dương. Trong nhiều thiên niên kỷ, do tác động._.rữ tình đang ung dung, làm chủ mình ở giữa cảnh thiên nhiên yên tĩnh, một ông tiên trần thế. Cảnh thiên nhiên về đêm ở đây như yên lặng tuyệt đối, trời trong, gió mát, trăng sáng. Thi nhân thả hồn theo gió trăng với bầu rượu, túi thơ, không vướng víu bụi đời. Uống rượu dưới trăng, ánh trăng soi vào chén, người uống rượu tưởng chừng như nghiêng chén hóp ánh trăng... Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương vừa nêu trên cùng vậy. Câu thứ nhất, khi đọc lên ta thấy hai hoàn cảnh trái ngược : một kẻ ấm áp, một kẻ lạnh lùng. Chỗ ngừng giữa dòng thơ ( nhịp 2/2/3 ), sau chữ " bông " gợi cho ta một cảnh sống hạnh phúc, có vợ, có chồng, hàng ngày, họ chăm lo, chiều chuộng, vun vén cho nhau, tận hưởng hạnh phúc. Đối lập với cuộc sống ấy là " kẻ lạnh lùng " . Không có chồng hoặc có chồng mà cũng như không, có chồng mà làm vợ lẽ, vợ cả " quản lý " hết chồng, đâu đến phần vợ lẽ cái chuyện kia ... Bài Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến cũng vậy. Nói chuyện đồ chơi trẻ em trong dịp trung thu là tiến sĩ làm bằng giấy để ám chỉ tiến sĩ thực ngoài đời. Kết luận rút ra là tiến sĩ thực cũng chẳng hơn gì tiến sĩ giấy, chỉ là " tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ là " mảnh giấy " chứ không phải tờ giấy. Sự đa nghĩa của hình tượng là một mặt quan trọng làm tăng độ hàm súc cho ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật. 3.3.2 Từ mang tính khái quát: Một trong những yếu tố làm tăng tính hàm súc của ngôn ngữ là nhà thơ sử dụng nhiều từ mang tính khái quát, các danh từ chung ... Chính việc sử dụng lớp từ này, nhà thơ Nôm Đường luật đã tạo ra một khoảng trống cho suy tưởng, tưởng tượng. Từ một chi tiết trong bài thơ, người tiếp nhận, tùy theo trình độ văn hóa, vốn sống, cảm hứng thời đại ... có thể liên hệ đến nhiều hoàn cảnh, chi tiết khác nhau mà vẫn có lý. Đó là một nét độc đáo của ngôn ngữ nghệ thuật, trong đó có thơ Nôm Đường luật. Ví dụ : - Nguyễn Trãi : Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng đỏi cầm ve lầu tịch dương Bảo kính cảnh giới - bài 43 - Nguyễn Bỉnh Khiêm : 73 Đời này nhân nghĩa tựa vàng mười Có của thì hơn hết mọi lời ( Bài 74 ) - Hồ Xuân Hương : Một đèo, một đèo, lại một đèo Khen ai khéo tác cảnh cheo leo ( Đèo Ba Dội) - Nguyễn Khuyên : Thầy bảo rằng thầy yêu cháu đây ! Thầy yêu mẹ cháu có ai hay ? ( Thầy đồ ve gái góa ) Quả thật, nhờ sử dụng danh từ chung, không xác định ( chỉ chung chung, loại lớn, không chỉ loại nhỏ, ở dạng phân nghĩa, nhỏ nhất ) người đọc tha hồ liên tưởng đến những từ, những sự vật cùng trường ý nghĩa. Hai câu thơ của Nguyễn Trãi vừa dẫn ở trên, có thể tác giả lấy cảm hứng từ một vùng quê nào đó cụ thể ( chẳng hạn một làng chài ở Côn Sơn, nơi tác giả có thời canh giữ chùa Tư Phúc nhưng người đọc có quyền liên hệ đến tất cả mọi làng chài ven sông ven biển nào khác. Câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm ( vừa dẫn ) cũng tương tự Tác giả nói " đời này " có thể chỉ thời tác giả còn sống. Ta cũng có thể dùng cho ngày nay và cả mai sau nếu xã hội coi vật chất là trên hết " vàng mười " ( tức là vàng mười tuổi, chữ Hán gọi là " thập thành kim ", một thứ vàng quí nhất ). Câu thơ có nghĩa rất mỉa mai nhân nghĩa tựa vàng, vàng là nhân nghĩa, ( ý này chuyển xuống câu 2 ). 3.3.3 Dùng điển tíc , điển cố: Sử dụng nhiều điển tích, điển cố là một đặc điểm văn họ trung đại Việt Nam, trong đó có thơ Nôm Đường luật " điển cố : s việc hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn trong thơ văn...; điển tích: câu chuyện trong sách đời trước được dẫn lại một cách cô đú trong tác phẩm" (Từ điển tiếng Việt Trung tâm từ điển học-Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994, trang 308). Nhờ sử dụng điển tích, điển cố mà tác phẩm tăng thêm độ hàm súc, lời ít mà ý nhiều. Tin nhiên, một số điển tích, điển cố được dùng đi dùng lại nhiều lần, mòn để trở thành sáo. Hơn nửa, để đọc tác phẩm có dùng điển cố điển tích người tiếp nhận phải có trình độ văn hóa, văn 74 học . Nếu không, sau mỗi tác phẩm, người ta phải có chú thích, chú giải kèm theo. Điều đáng lưu ý là các nhà thơ nôm Đường luật mà luận án khảo sát : Nguyễn Trãi, Nguyền Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến là nhưng người học giỏi, đỗ đạt cao, tinh thông Hán học. Hồ Xuân Hương - chưa biết con đường học hành, thi cử ra sao nhưng qua thơ thấy am hiểu sâu sắc cả chữ Nôm lẫn chữ Hán, đều sử dụng thành công điển tích, điển cố. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng khá nhiều. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến dùng rất ít. Qua khảo sát mỗi tác giả 20 bài ( như đã nói trên ) chúng tôi nhận thấy: - Nguyễn Trãi 24 câu / 160 câu dùng điển tích, điển cố; tỷ lệ 15 %. - Nguyễn Bỉnh Khiêm 13 câu/160 câu dùng điển tích, điển cố; tỷ lệ 8,13 %. - Hồ Xuân Hương 6 câu / 1 60 câu dùng điển tích, điển cố; tỷ lệ 3,8 %. - Nguyễn Khuyến 3 câu / 160 câu dùng điển tích, điển cố; tỷ lệ 1,88 %. Ví dụ : - Nguyễn Trãi : Con cháu mựa hiềm song viết tiện Ngàn dâu cam quýt ấy là tôi Ngôn chí - bài 12 ( chữ " viết " có sách ghi là " nhật " ). " cam quýt " Tương Đương ký, Lý Xung trồng một ngàn cây quýt, rồi bảo với con trai rằng : " ta đã có một ngàn cây quýt kia làm đầy tớ, con không phải lo cơm áo cho ta sau này nữa " . Từ đó, người ta thường dùng cam quýt để chỉ kẻ tôi tớ. hay một ví dụ khác : Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch Kề nước cầm đưa tiếng Cửu Cao ( Man thuật - 13) Cô Dịch : Thiên " Tiêu dao du " sách Trang Từ: Thần nữ núi Cô Dịch là một cô gái yểu điệu, da trắng như băng tuyết. Ở đây, Nguyễn Trãi muốn ví cái cốt cách thánh khiết của cây mai với cái vẻ trong trắng của thần nữ núi Cô Dịch. Cửu Cao: Đầm nước sâu. Bài thơ Hạc Minh trong Kinh thi có câu " Hạc minh vu Cửu 75 Cao, thanh văn vu dã " ( Chim hạc kêu ở đầm nước sâu, tiếng vang cả đồng nội ). Chim hạc lại là vật tượng trưng cho người quân tử ẩn dật. Chữ cầm ở đây chắc hẳn không phải đàn, mà là chim mới đúng với điển tích và đối với mai ở câu trên. thêm một ví dụ nữa : Vượng Chất tình cờ ta ướm hỏi Rêu phơi phới thấy tiên đâu ? Trần tình - bài 5 Vương Chất : người đời Tấn, theo truyền thuyết, một hôm vào rừng lấy củi, thấy hai vị tiên đang đánh cờ. Chất chống búa đứng xem. Đến khi tan cuộc cờ nhìn lại thì cán búa đã mục nát. Chất trở về làng thì ra đả qua mấy trăm năm. Sau Chất vào núi và trở thành iiên. Hai câu trên ý muốn nói: nếu vào núi mà tình cờ gấp Vương Chất thì ta sẽ ướm hỏi đôi điều, nhưng rủi thay, chỉ thấy rêu xanh một màu, chứ có thấy tiên đâu ... Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng điển tích, điển cố khá nhiều . Ví dụ : Ải Tần, non Thục đường nghèo hiểm Cửa khổng, làng Nhan đạo khó khăn. Bài 20 Ải Tần, non Thục: đường làm quan, đường công danh ngặt nghèo, nguy hiểm nhu đường lén ải Tần, vào non Thục. Tần là tên nước thời Xuân thu chiến quốc... Cử khổng, làng Nhan : tiếng chỉ đạo học của Nho gia. Nhan ở đây là Nhan Hồi, học trò giỏi của Khổng tử. Hay: Hoàn bái còn nên thốt sự đời ? Kham hạ, Lưu hầu từ Hán lộc Cốc Thành náu ẩn Xích tùng chơi ( Bài 21 ) - Hoàn bái: quay lá cờ trở về, dẫn điển trong truyện Vương Tấn chép ở Tấn thư, ý nói thôi làm quan về ở nhà. - Kham hạ : chịu thua. Lưu hầu: tước phong của Trương Lương, một mưu thần giúp vua Cao tổ nhà Hán thành công, từ bỏ tước lộc đến ẩn náu ở núi Cốc Thành và nói là theo Xích tùng tử để tu tiên. ... 76 Thơ Nôm Hồ Xuân Hương : Xiêu mai chi dám tình trăng gió Tranh Tố Nữ Xiêu mai, còn đọc là phiếu mai ( Mai rụng ) tên một bài thơ trong Kinh thi, nói về tình cảnh một người con gái đến tuổi đi lấy chồng. Ở đây, " Xiêu mai " dùng chỉ chung về phụ nữ, con gái : hay: Đã có Hằng Nga ghé mắt dòm ( Hỏi trăng 1) Hằng Nga : vợ Hậu Nghệ. Theo sách Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin được thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu bị Hằng Nga lấy trộm chạy lên cung trăng.. Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng sử dụng điển tích, điển cố trong thơ Nôm Đường luật . Ví dụ : Ấy hồn Thục đế thác bao giờ Cuốc kêu cảm hứng Thục đế : do điển cũ cho rằng vua nước Thục mất nước, lúc chết hóa chim quốc, nhớ nước đêm đêm lại kêu ròng rã: Thục quốc ! Thục quốc ! ... - Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng Chợ đồng. Pháo trúc: tương truyền ngày xưa, ở dãy núi phía tây Trung Quốc có loài quỉ gọi là Sơn táo, hễ người nào trông thấy chúng là bị ốm. về sau, Lý Điền lấy ống trúc đốt lửa nổ thành tiếng rất to, làm cho quỉ sợ chạy mất. Tin có chuyện đó, người đời sau đốt pháo để trừ ma quỉ... Việc sử dụng điển tích, điển cố là hiện tượng bình thường trong văn học trung đại Việt Nam. Dùng đúng, dùng hay điển tích, điển cố không đơn giản. Vì nhờ đó mà thơ Nôm Đường luật nói ít, mà gợi nhiều, ngôn ngữ trở nên hàm súc, cô đọng. Việc giảm dần tỷ lệ sử dụng điển tích, điển cố trong quá trình phát triển của thơ thất ngôn bát cú từ Nguyễn Trãi qua Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến thể hiện sự chuyển mình của văn học từ tiền trung đại sang hậu trung đại, tạo cơ sở cho bước chuyển tiếp sang văn học hiện đại vào nửa đầu thế kỷ XX. Ghi chú : văn học hiện đại rất ít dùng điển tích, điển cố, chứ không phải không dùng. 77 Ví dụ : trong bài Nguyệt cầm, Xuân Diệu viết: Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người. 78 PHẦN KẾT LUẬN Như đã nói trong phần mở đầu, luận án chỉ tìm hiểu sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm qua bốn tác giả: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến Qua khảo sát, luận án nêu ra mấy kết luận sau đây : Về cấu trúc: Một bài thơ thất ngôn bát cú, đúng như tên gọi của nó, phải có tám câu, mỗi câu bảy chữ, thực tế sáng tác của bốn tác giả nêu trên, phần nhiều tuân thủ đầy đủ yêu cầu đó. Bên cạnh đó, các tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong các sáng tác thơ Nôm Đường luật lại sử dụng xen kẽ nhiều câu lục ngôn. Số lượng bài có câu thơ sáu chữ ( câu lục ) và số lượng câu thơ sáu chữ trong một bài giảm dần từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đến Hồ Xuân Hương chỉ còn vài câu không đáng kể. Nguyễn Khuyến không có bài nào, câu nào sử dụng câu lục. Qua khảo sát, kết quả thu được phản ánh qui luật của quá trình Việt hóa thơ Nôm Đường luật từ Nguyễn Trãi qua Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuvến là hiện tượng không theo qui cách thơ Đường luật giảm dần và quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật là đi từ thế chưa ổn định đến ổn định. Qua tìm hiểu thơ Đường, người ta nhận thấy người Trung Quốc có các thể thơ mỗi câu năm chữ hay sáu chữ, hoặc bảy chữ; không có hiện tượng thất ngôn xen lục ngôn. Phải chăng các nhà thơ Việt Nam trên con đường tìm tòi một thể thơ dân tộc ít nhiều thoát ly Đường luật trong khi vần giữ phong cách chung của thơ Đường luật. " Đó là một sự thay đổi có thể là một thí nghiệm tìm tòi một âm điệu mới ra ngoài khuôn phép luật Đường " ( Giáo trình tổng quan Văn chương Việt Nam Lê Trí Viễn, TTĐTTX, ĐH Huế, 1995, trang 54 . Kết quả của quá trình tìm tòi ấy không thành công( càng về sau càng ít người dùng, không có người dùng ). Điều đó không hẳn là thất bạ i hoàn toàn, ngược lại, nó vẫn tạo ra một nhạc điệu mới, lạ, có ý nghĩa về tu tưởng, thẩm mỹ. Về cách ngắt nhịp câu thợ sáu chữ : Nguyễn Trãi sử dụng hầu hết cách ngắt nhịp có thể có đối với câu thơ sáu chữ. Nguyễn Bỉnh Khiêm rất ít, nói đúng hơn, hầu như không sử dụng cách ngắt nhịp 2/2/2. Hồ Xuân Hương có vài câu lục và chỉ dùng cách ngát nhịp 3/3. Điều đó chứng tỏ, quá trình phát triển về hình thức của thơ Nôm Đường luật, nhiều yếu tố tạo nên hình thức đều được đưa vào thử nghiệm. Kết quả của các cách ngắt nhịp này về sau không được chấp nhận khi thơ lục bát- một thể thơ bản địa- có nhiều thành tựu được ghi nhận trong 79 văn học dân gian ( qua ca dao, dân ca ); trong văn học viết ( truyện Kiều của Nguyễn Du ) " Vì thể lục ngôn này nhịp điệu tuy có sinh động nhưng âm điệu chưa phù hợp với tâm hồn Việt Nam" ( Những, cố gắng...nhằm ly khai thơ Việt Nam ra khỏi thơ Tàu " Nguyễn Văn Xung đăng trên Tạp chí Tư tưởng ( Sài Gòn số 1 năm 1973, trang 143 ), vì nhà thơ đã phá vỡ sự hài hòa âm dương trong dòng thơ, sự tương hợp giữa nội dung và hình thức thơ Đường luật. Dẫu sao các cách ngắt nhịp đối với câu lục vẫn tạo ra được nhưng âm điệu mới sinh động, tránh được sự đơn điệu. Về cách ngắt nhíp của câu thơ bảy chữ: Thơ Đường luật thất ngôn bát cú của Trung Quốc thường sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 hay 2/2/3. Thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, bên cạnh việc sử dụng rộng rãi cách ngắt nhịp đối với câu thơ bảy chữ của Trung Quốc nói trên còn dùng cách ngắt nhịp 3/4. Đó là nét độc đáo rất riêng, rất Việt Nam, có thể gọi là phản mã Đường thi, là cách Việt hóa đơn giản nhất. Bài thơ thất ngôn bát cú có liên 2 ( cặp thực ) và liên 3 ( cáp luận ) buộc phải đối nhau từng cặp. Đây là một đặc trưng nổi bát. Nhờ đối mà bài thơ có sự cộng hưởng về nội dung và nhạc điệu. Thơ Nôm Đường luật của bốn tác giả được khảo sát đều thể hiện rõ đác trưng này. Qua Nguyễn Bỉnh Khiêm , Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, thơ Nôm Đường luật của họ có sự kết hợp giữa đăng đối và đối lập nhằm phục vụ mục đích trào phúng. Thủ pháp đó không chỉ sử dụng ở liên 2 và liên 3 mà trong toàn bài. Hình thức trào phúng củng nhiều cung bậc, khi thì nhẹ nhàng, dí dỏm; khi thì thâm thúy, sâu cay. Đó là một biểu hiện của sự phát triển về hình thức của thơ Nôm Đường luật : nghệ thuật trào phúng. Về ngôn ngữ: Như đã nói ở trên, bốn tác giả mà luận án khảo sát là những người tinh thông Hán học. Bên cạnh các sáng tác thơ văn bằng chữ Hán, họ đã sáng tác một khối lượng tác phẩm không nhỏ bằng chữ Nôm, trong đó có thất ngôn bát cú . Khi xem xét tính dân tộc trong văn học, Phương Lựu viết " Ngôn ngữ có lẽ là biểu hiện dễ thất nhất về tính dân tộc của tác phẩm văn học ( ... ) sự chuyển biến ngôn ngữ văn chương từ chỗ vay mượn đến việc sử dụng tiếng nước nhà, thường là dấu hiệu trưởng thành của nền văn chương dân tộc, ( ... ) ngoại trừ những nguyên nhân lịch sử... thì không thể quan niệm một tác phẩm văn chương có tính dân tộc toàn vẹn mà lại viết bằng tiếng nước ngoài " ( Tìm hiểu một nguyên lý văn chương, Nxb KHXH, 1983, trang 169, 170 ). Ý kiến đó giúp chúng ta khẳng định việc nhà thơ sử dụng chữ Nôm để làm thơ thất ngôn bát cú, dùng ngày càng nhiều, càng hay là dấu hiệu phát triển về hình thức theo hướng đề cao bản sắc dân tộc ở 80 phương diện chất liệu văn học . Trong khi khảo sát ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật, luận án nhận thấy có một hệ thống từ Hán-Việt , một hệ thống ngôn ngữ đời thường,dân gian và xem xét tính hàm súc của nó. Ở hệ thống thứ nhất : Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ có 56 từ, " phải làm thế nao cho 56 từ là 56 hòn ngọc có thể tỏa sáng ban đêm... lời và câu là có hạn, nhưng ý thì vô hạn " ( Thơ ca Việt Nam, Bùi Văn Nguyên-Hà Minh Đức, Nxb KHXH, H, 1971, trang 289 ). Để làm được điều đó, nhà thơ Nôm Đường luật đã sử dụng ngôn ngữ tiết kiệm, hàm súc, kết tinh. Từ Hán- Việt giảm dần tỷ lệ sử dụng từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến. Sử dụng đúng từ Hán Việt cũng góp phần nâng cao nét đài các, quí phái, trang trọng như Đường thi cho thơ Nôm luật Đường. Ở hệ thống thứ hai ( ngôn ngữ gần với đời thường ), luận án nhận thấy các nhà thơ Nôm Đường luật từ Nguyễn Trãi qua Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến xu hướng sử dụng ngày càng nhiều, càng hay từ thuần Việt. Nhãn tự trong thơ Nôm Đường luật hầu như được cảm nhận ở nhóm từ này. Việc sử dụng ngày càng nhiều từ láy tạo hiệu quả thẩm mỹ cao. Trong so sánh với Đường thi, Đường luật Hán, ta có thể khẳng định tính ưu việt của tiếng Việt bởi nó có tính hình tượng, miêu tả, gợi cảm, tính cân đối nhịp nhàng." Nó giúp ta giữ vững lòng tin vào năng lực tiềm tàng của tiếng Việt" ( Bước đầu tìm hiểu về ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu - Tạp chí ngôn ngữ, số 3 năm 1972, trang 8- Bài viết của Hồng Dân ). Trong khi khảo sát bộ phận ngôn ngữ dân tộc, đời thường qua bốn tác giả, chúng tôi nhận thấy các nhà thơ có xu hướng tăng dần về sau việc sử dụng những danh từ riêng để chỉ những tên đất, tên người, tên cỏ cây, hoa lá của quê hương đất nước mình. Trong Đường thi, Đường luật Hán chỉ dùng những danh từ chung, mang tính khái quát. Còn ở Đường luật Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm việc sử dụng chúng còn ít ỏi. Đến Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến thì có hẳn hoi một hệ thống danh từ riêng mang tính cụ thể, cá biệt. Ngoài tác dụng trữ tình, nó có chức năng miêu tả. Đây là vấn đề có ý nghĩa, một nét phản mã Đường thi, tạo tiền đề cho thơ ca chuyển sang phạm trù hiện đại: gắn với đời thường. Như trên đã nói, ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết là một trong những qui luật cơ bản của lịch sử văn học Việt Nam. Trong thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm của bốn tác giả mà luận án tìm hiểu, nhiều câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ... được vận dụng khá linh hoạt, sáng tạo. Điều đó chứng tỏ các tác giả đã tiếp thu tinh hoa của văn học dân gian, sáng tạo ra những vần thơ giàu hình ảnh, cảm xúc, mạnh sắc thái, trí tuệ mà vẫn bình dị, 81 đời thường. Về phương diện này, ngôn ngữ thơ Nôm luật Đường phát triển theo hướng dân tộc, đại chúng, bài thơ có nội dung dân chủ sâu sắc. Một điểm đáng lưu ý trong khi xem xét ngôn ngữ thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyền Khuyến là xu hướng sử dụng ngôn ngữ đời thường ngày càng nhiều. Qua tìm hiểu một số lớp từ thuộc loại này như khẩu ngữ, nói lái, chơi chữ, luận án nhận thấy: Ở Nguyễn Trãi hầu như chưa sử dụng các lớp từ này. Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, khẩu ngữ dược dùng khá nhiều. Nói lái, chơi chữ hầu như chưa dùng. Thơ Nôm Đường luật trong tay Hồ Xuân Hương tràn ngập khẩu ngữ, nói lái, chơ chữ. Đến Nguyễn Khuyến, ông tiếp tục con đường Xuân Hương đã mở rộng. Chắc hẳn, không ai nói rằng thơ có dùng khẩu ngữ mới hay. Dùng đúng chỗ khẩu ngữ sẽ làm cho bài thơ mang một vẻ đẹp tươi tắn của đời thực. Sử dụng nghệ thuật nói lái, chơi chừ đúng đối tượng, hoàn cảnh sẽ góp phần khẳng định tiếng Việt ta giàu có, trong sáng, uyển chuyển. Nói né, mà vẫn nói được nội dung cần nói là thế mạnh của thủ pháp nghệ thuật này. Khảo sát vấn đề này, ta rút ra kết luận: Nhờ sử dụng nói lái, chơi chữ mà thơ Nôm Đường luật giàu có hơn, tinh tế hơn trong phương thức phản ánh cuộc sống. Qua khảo sát ngôn ngữ đời thường, luận án nhận thấy sự xuất hiện của chủ thể trữ tình trong cách xưng hô củng ngày một phong phú. ở Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là " ông" ,"'ta","mình". Đến Hồ Xuân Hương, đó là" thân em","của em","Xuân Hương","thiếp", "duyên em"...Với Nguyễn Khuyến:"tôi",'tớ","mình","lão",'ta","tao"... Đó là biểu hiện của cả một quá trình đổi mới quan niệm về con người, từ con người tự nhiên, con người vũ trụ sang con người cá nhân. Với cách xưng hô như vậy, thơ Nôm Đường luật ngày càng phát triển theo hướng cá thể hơn, dân chủ hơn... Một đặc điểm quan trọng của thơ Nôm Đường luật là tính hàm súc. Dùng từ ít nhất mà nói, gợi ca được nhiều nhất là do nhịp điệu của thể thơ, câu thơ, tính đa nghĩa của từ ngữ, hình tượng. Nhà thơ sử dụng nhiều danh từ chung cũng tạo sự liên tưởng phong phú cho người tiếp nhận bởi tính phổ quát của nó. Trong khi xem xét việc sử dụng điển tích, điển cố, luận án nhận thấy Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng khá nhiều, hầu hết lại lấy từ trong sách vở Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu có thể do " quan niệm thẩm mỹ thời phong kiến nói chung, lấy chuẩn mực của cái đẹp và chân lý ở quá khứ. Càng cổ xưa càng coi là lý tưởng " ( Dạy văn ở trường phổ thông cấp 2 Nguyễn Đăng Mạnh, Vụ Giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1993, trang 10, 11). Thơ Hồ Xuân Hương dùng rất ít điển tích, điển cố. Đến Nguyễn Khuyến, ông chỉ dùng một 82 số điển tích, trong đó phần lớn của dân tộc. Sự giảm dần, ít dần của hiện tượng này trong quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật có thể góp phần xác định đến Nguyễn Khuyến, văn học trung đại đã đi gần trọn con đường của nó, sắp có bước chuyển mình để chuyển sang phạm trù văn học hiện đại. Tổng quan về ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật : Nếu " Nguyễn Trãi đả sử dụng một vốn từ tiếng Việt phong phú bậc nhất vào thời ấy để sáng tác thơ " (Từ điển văn học , tập 2, Nxb KHXH, 1 984, trang 396 ), đánh dấu một bước quan trọng của văn học chữ Nôm, đã thúc đẩy mạnh mẽ bước phát triển ấy " ( Thơ văn Nguyễn Trãi - Phan Sỹ Tấn và Thanh Đạm, Nxb Giáo dục, 1980, trang 226 ) thì " thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm xét về mặt ngôn ngữ văn học, là một bước tiến, một gạch nối giữa thơ Nôm thế kỷ XV và thơ Nôm thế kỷ XVII" ( Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm - Dinh Gia Khánh chủ biên, Nxb văn học, 1984, trang 41 ). Đến nữ sĩ họ Hồ, tiếng Việt chữ Nôm trở nên hàm súc, trong sáng, gợi cảm, phong phú, Đúng như Đặng Thanh Lê nhận xét " Thơ Hồ Xuân Hương chứng tỏ cái khả năng dồi dào đến kỳ lạ - của tiếng nói dân tộc ta." ( Góp thêm một tiếng nói trong việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương , Tạp chí nghiên cứu văn học , số 3-1963 ). Nguyễn Lộc viết " Nếu Xuân Hương không phải là bậc thầy về ngôn ngữ dân tộc thì không thể nào viết phóng khoáng tự nhiên, hóm hỉnh, dí dỏm một cách đặc sắc đến thế. Ngôn ngữ dân tộc dưới ngòi bút Hồ Xuân Hương vừa súc tích, chính xác, lại vừa uyển chuyển, linh hoạt phong phú về nghĩa, đặc sắc về tạo hình,dồi dào về âm thanh nhịp điệu " ( Thơ Hồ Xuân Hương , Nxb Văn học, 1982 ). Xuân Diệu hoàn toàn có lý khi nhận xét:" Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm ". Từ trình độ cổ điển thời Xuân Hương, ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến tiếp tục phát huy thế mạnh của nó và" đạt đến trình độ mẫu mực với phong cách giản dị, tinh tế, tự nhiên và sâu lắng... trong sáng, phong phú, biến hóa, đẹp như đêm trăng trên sông nước đồng quê " Văn học 11, tập 1,Ban KHXH, Nxb Giáo dục, 1995, trang 103 ), Trong so sánh với ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Lộc viết về Nguyễn Khuyến "hàng ngày hơn, cá thể hơn và thành thục hơn". ( Hỏi về thơ Nôm Đường luật). Nếu nói: nhà thơ, nhà văn lớn là người hoặc cách tân, hoặc hoàn thiện hoặc góp phần sáng tạo ra một thể loại văn học mới thì Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến là những người như thế. Họ đã góp phần Việt hóa một thể thơ ngoại lai trên tinh thần tiếp thu tinh hoa của nó, để phản ánh con người và tính cách Việt Nam. Từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến, chặng đường hơn nửa thiên niên kỷ thơ Đường luật trải qua ở Việt Nam, xã hội Việt Nam đầy biến động, thăng trầm, hình thái xả hội vẫn là phong kiến. Thơ Đường luật nói chung, thơ thất ngôn bát cú nói riêng cũng diễn ra những cải cách, 83 cách tân không nhỏ nhưng tất cả vẩn thuộc phạm trù trung đại theo hướng: dân tộc hóa, cá thể hóa, dân chủ hóa... ngày càng rõ cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức thể loại. Thơ Đường luật chiếm một phần không nhỏ trong thơ Đường. Điều đó chứng tỏ, thời Đường, thơ cách luật được dùng nhiều, về sau, nó nhường Ưu thế cho từ. Đến đời Nguyên, thể loại Ưu thế là kịch, đời Thanh là tiểu thuyết... Thơ Đường luật ngày càng ít người làm. Đó là ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, qua so sánh của Nguyễn Khắc Phi với văn học Trung Quốc về thể thơ Đường luật thì " từ đầu thế kỷ XX đến nay, chưa có thống kê, song theo tôi, có lẻ ở Việt Nam người ta viết thơ Đường luật nhiều hơn ở Trung Quốc " ( Hỏi về thơ Đường luật ). Do tính chất gò bó về hình thức, từ lâu, đối với số đông người làm thơ, thơ Đường luật khó diễn đạt được đầy đủ, sinh động tình cảm của con người hiện đại. Tuy vậy, thơ Đường luật thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện trên một số lĩnh vực và ở một số trường hợp nhất định trong đời sống văn hóa của nhân dân ta " ( T ừ điển văn học , tập 2, Nxb KHXH, 1984, trang 379 ) nhường cho cho những thể thơ tươi nhạc, tươi vần, phóng khoáng phù hợp với tâm hồn rộng mở, với hiện thực đa dạng, sinh động. Dù ít được sử dụng để sáng tác nhưng những bài thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến mãi mãi sẽ là kho tàng vô giá cho lịch sử văn học dân tộc ở nhiều phương diện. Đúng như Hoàng Hưu Yên đã khẳng định:" cho đến ngày nay, thơ Nôm luật Đường không phải không còn có vị trí trong nền thơ ca hiện đại " (Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX Nxb Giáo dục, 1990, trang 124). 84 THƯ MỤC THAM KHẢO 1. AN, Nguyên " Cái độc đáo trong cấu trúc nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà " Văn nghệ ( HNV ) số 28 ngày 14/7/1990. 2. BÍCH HẢI, Nguyễn Thị Thi pháp thơ Đường Huê. Nxb Thuận Hóa, 1995. 3. CẨN, Nguyễn Sĩ Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam , HN, Nxb GD, 1984. 4. CẢNH, Nguyễn Phan Ngôn ngữ thơ. HN, Nxb ĐH và THON 1987. 5. CHÂU, Đỗ Hữu ( và...) Tiếng Việt 10, Ban KHXH, Nxb GD, 1995. 6. CHI, Nguyễn Huệ Nguyễn Bỉnh Khiêm, danh nhân văn hoa, HN. Bộ VHTT và TT xb, 1991. 7. CHI, Nguyễn Huệ " Con đường giao tiếp của văn học cổ trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực ". Tạp chí văn học , số 1, 1992. 8. CHI, Nguyễn Huệ Thi hào Nguyễn Khuyến, Đời và Thơ, HN. Nxb KHXH, 1992. 9. CHÍNH, Trương (và ...) Lịch sử văn học Việt Nam Nxb GD, HN, 1971. 10. CHÍNH, Trương (và ...) Sổ tay văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa, 1978 11. CHÍNH, Trương " Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm". Tạp chí văn học , số 2 năm 1973. 12. CHÚ,Nguyễn Đình (và...) Tác giả văn học Việt Nam .Nxb GD. 1990. 13. DÂN, Hồng " Bước đầu tìm hiểu về ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu ". Tạp chí ngôn ngữ số 3 năm 1972. 14. Diệu, Xuân Các nhà thơ cổ điển Việt Nam . Tập I, Nxb Văn học, 85 1981. Tập II. Nxb Văn học (tái bản 1987). 15. GIÀU, Trần Văn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam , Nxb KHXH, HN, 1980. 16. Giáo trình lịch sử vãn học Việt Nam Nhiều tác giả -tủ sách ĐHSP, Nxb GD, HN, 1978 17. HÀM, Dương Quảng Văn học Việt Nam, Bộ GĐ(Sg ). Trung tâm học liệu tái bản, 1968. 18. HÀM, Dương Quảng Việt Nam văn học sử yếu, Bộ GD (Sg ). Trung tâm học liệu tái ban, 1968. 19. HÃN, Hoàng Xuân Hồ Xuân Hương- Thiên tình sử. Nxb văn học, HN, 1995. 20. HIỆP, Hồ Sĩ Thơ Đường, Nxb tổng hợp Khánh Hòa, 1991. 21. HOA, Thái Phong cách học tiếng Việt. Nxb GD, HN, 1993. 22. HUYỀN, Nguyễn Văn Nguyễn Khuyến- tác phẩm, Nxb KHXH, 1984. 23. KHÁNH, Đính Gia Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nxb Văn học , HN, 1983. 24. KHÁNH, Đinh Gia Văn học cổ Việt Nam. Tập I, Nxb GD, 1964. 25. KHIÊU, Vũ Người tri thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử. Nxb Tp.HCM, 1997. 26. KHIÊU, Vũ Tỉ. Thơ văn Nguyễn Trãi , Nxb Văn học, HN, 1980. 27. LÃNG, Thanh Thế hệ dấn thân yêu đời, Phong trào văn hóa ( Sg ) 1971. 28. LỘC, Nguyễn Thơ Hồ Xuân Hướng, Nxb văn học, 1984. 86 29. Lịch sử vãn học Trung Quốc Tủ sách ĐHSP, nhiều tác giả, Nxb GD, 1963. 30. LỰU, Phương Một nét thẩm mỹ Trung Hoa, qua đối sánh mô thức vũ trụ Đông Tây. Văn nghệ số 39-1995. . 31. Lựu, Phương Tìm hiểu một nguyên lý văn chương. Nxb KHXH, HN, 1983. 32. Lựu, Phương Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc , HN, Nxb GD, 1989. 33. Lựu, Phương Văn hóa văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam . Nxb Hà Nội, 1996. 34. Lược truyện các tác giả Việt Nam Nhiều tác giả - Sử học. HN, 1962. 35. LUẬN, Phan Trọng Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường. Nxb GD, 1971. 36. MAI, Đặng Thai " Mối quan hệ lầu đời và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc " Tạp chí nghiên cứu văn học , số 7, 1961. 37. MẠI, Trần Thanh “Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương” . Tạp chí nghiên cứu văn học , số 4, 1961. 38. MẠNH, Nguyễn Đăng Dạy văn ở trường phổ thông cấp 2. HN. Vụ Giáo viên, Bộ GD và ĐT, 1993. 39. MINH, Đổng Tập Sơ lược lịch sử Trung Quốc . Nxb Ngoại văn Bắc Kinh, 1963. 40. ĐỈNH, Cao Huy Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb KHXH, 1976. 41. ĐỂ, Trần Xuân Văn học Trung Quốc, Nxb GD. HN, 1963. 87 42. NGỌC, Phan " Tìm hiểu sự đối xứng trong văn học ". Tạp chí văn học , số 1, 1983. 43. NGUYÊN,Bùi Văn (và...) Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, HN, Nxb KHXH, 1971. 44. NGUYÊN, Bùi Văn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, Nxb GD, 1978. 45. NGUYÊN, Bùi Văn Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam, Nxb GD, 1979. 46. NGUYÊN, Bùi Văn Văn chương Nguyễn Trãi , Nxb ĐH và THCN, HN, 1984. 47. NGUYÊN, Lữ Huy Hồ Xuân Hương, Thơ và Đời, Nxb Văn học, HN, 1996. 48. PHI, Nguyễn Khắc " Thơ Đường ", văn học 10, tập 2, Ban KHXH, Nxb GD, 1994. 49. PHÚ, Kiều (và ...) Lĩnh Nam Chích Quái, Nxb Văn hóa, 1960 50. PHÚ, Ngô Văn Thơ Đường ở Việt Nam, Nxb, HNV, 1996. 51. QUÁN, Lê Văn Nghiên cứu về chữ Nôm, Nxb KHXH, 1981 52. SAN, Trần Trọng Thơ Đường, ĐHTH.Tp.HCM, 1990. 53. SỬ, Trần Đình Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, 1987. 54. TÂN, Bùi Duy " Văn học chữ Hán trong mối tương quan với văn học Nôm ở Việt Nam " Tạp chí văn học, số 2, 1995. 55. TÂN, Bùi Duy Giáo trình văn học Việt Nam từ thê kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, Đại học Huế, 1995. 56. TẤN, Hà Văn Báo ảnh Việt Nam, số 291, tháng 3/1983. 57. THANH, Hoài Thi Nhân Việt Nam, Hoa tiên ( Sg ) 1967. 88 58. THẢN, Nguyễn Kim " Các ngôn ngữ, chữ viết ở Việt Nam ". Việt Nam, đất nước, lịch sử, văn hóa. Nhiều tác giả - Nxb Sự thật, HN, 1995. 59. THÊM, Trần Ngọc Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp. HCM 1996. 60. THÌN, Lã Nhâm Góp phần xác định tác giả ... Tạp chí Hán Nôm ( Viện nghiên cứu Hán Nôm ) số 2 (7 ) 1989. 61. Từ điển Thuật ngữ Văn học Hà Nội, Nxb GD, 1992. 62. Từ điển tiếng Việt Trung tâm từ điển học – Nxb GD, 1994. 63. Từ điển Triết học Nxb Tiến bộ Maxcơva, 1986 64. Từ điển Văn học ( 2 lập ), Nxb KHXH, 'lạp 1, 1983, Tập II, 1.984. 65. Ủy Ban KHXH Lịch sử Việt Nam, Nxb KHXH, Tập 1, 1970. 66. VIỄN, Lê Trí Giáo trình tổng quan văn chương Việt Nam , TTĐTTX, ĐH Huế, 1995. 67. VIỄN, Lê Trí Lịch sử văn học Việt Nam , ĐHSP. Tp. HOM, 1985. 68. VIỄN, Lê Trí Đặc điểm có tính quy luật của lịch sử văn học Việt Nam . 69. VIỄN, Lê Trí Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb KHXH, 1996. 70. VIỄN, Lê Trí Thơ Hồ Xuân Hương. Chuyên đề sau đại học, ĐHSP, Tp. HCM, 1996. 71. YÊN, Hoàng Hữu Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb GD, 1984. và một số tài liệu khác ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5542.pdf
Tài liệu liên quan