Sự phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam

Lời nói đầu Năng lượng là linh hồn của cuộc sống trong một xã hội công nghiệp, công nghiệp càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng càng nhiều và ngược lại. Từ lâu, ngành công nghiệp năng lượng đã được coi trọng và luôn đI trước một bước. Nó được coi như mảng cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong toàn bộ cơ cấu hạ tầng sản xuất, là cơ sở động lực cho các ngành kinh tế khác. Ngành công nghiệp năng lượng gồm nhiều ngành năng lượng khác nhau như than, điện, dầu khí…Đối với mỗi quốc gia, dầu

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Sự phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khí đóng một vai trò quan trọng bởi nó chi phối gần như toàn bộ nền kinh tế cũng như cuộc sống bình thường của mỗi người dân. Dầu khí đang và sẽ là nguồn năng lượng chủ yếu của thế giới trong thời kỳ này. ở Việt Nam, dầu khí là một nguồn tài nguyên quan trọng góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế, hình thành nền công nghiệp mũi nhọn. Vậy dầu khí là gì? Chúng ta phải khai thác, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên có sẵn này và các sản phẩm của nó như thế nào? Một sinh viên kinh tế năng lượng cần phải biết và quan tâm đến những ngành công nghiệp năng lượng đặc biệt những ngành đang là thế mạnh của nước ta. Đó chính là lý do em chọn dề tài này để viết tiểu luận. Bài luận của em gồm ba phần: I. Khái quát chung về công nghiệp dầu khí II. Quá trình phát ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam III. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam trong tương lai. Với kiến thức còn hạn chế nên bài luận của em còn có nhiều thiếu sót, mong thầy cô và các bạn góp ý thêm. Hà Nội, ngày 8 – 5 – 2004 Sinh viên Chử Thị Minh Hiếu Mục lục Trang I. KháI quát chung về công nghiệp dầu khí I.1. Dầu khí là gì? Ai cũng biết đến xăng (để chạy xe), dầu (để đốt), mỡ (để bôi trơn),… đó đều là sản phẩm của ngành công nghiệp dầu khí. Dầu khí là dầu mỏ và khí đốt, hai loại nhiên liệu được ding cho mục đích năng lượng như: phát điện, đốt lò, nấu ăn…và để sản xuất các nhiên liệu hợp chất cũng như các loại dầu tổng hợp thay thế xăng. I.2. Hình thành và phát triển: Dầu khí được nhân loại biết đến từ xa xưa nhưng ngành công nghiệp này chính thức tính từ năm 1854 khi 275 tấn dầu thô được khai thác từ lòng đất Rumani và sau đó 5 năm là ở Mỹ, và Nga. Theo tạp chí dầu khí OGJ (01 – 01-2001) tổng trữ lượng dầu thô còn có thể thu hồi trên toàn thế giới là 1028 nghìn tỷ thùng ( 1thùng = 159l; 1tấn = 6,5 – 7,5 thùng) và tổng trữ lượng khí đốt là 5,28 triệu tỷ feet khối (~ 145 nghìn tỷ m3). Mức độ khai thác nhanh, hiện nay có khoảng 50 nước khai thác dầu khí trong đó 20 nước chiếm 85,75% tổng sản lượng dầu thề giới. Việt Nam xếp thứ ba nằm trong nhóm 30 nước còn lại. (Bảng1 – Phụ lục). Tổ chức OPEC ra đời 15-9-1960 là hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ, gồm 13 nước chiếm 80% trữ lượng dầu toàn thế giới. Cơ cấu kinh tế của các nước tham gia tổ chức này chủ yếu là ngành khai thác dầu mỏ, 2/3 thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ. Theo số liệu thống kê của Liên hiệp quốc, 89% tổng số nhiên liệu tiêu thụ toàn cầu là các nhiên liệu hoá thạch với 64% là dầu thô và khí đốt. Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng (tốc độ khoảng 4-5%/năm), hiện nay thế giới đang sản xuất và tiêu dùng 75 triệu thùng dầu/ngày, dự tính đến 2010 tổng nhu cầu là 230 triệu thùng dầu/ ngày và đến năm 2020 tổng nhu cầu là 280 thùng/ngày, dự báo đến năm 2037 nhu cầu về dầu khí của thế giới sẽ vượt qua khả năng cung cấp. Ngày 14-4-2004, OPEC chính thức cắt giảm sản lượng khai thác 1 triệu thùng/ngày, (dự đoán nguồn cung cấp dầu thô thế giới sẽ giảm 1,9 triệu thùng một ngày) làm cho giá dầu và các loại hàng hoá có liên quan cũng tăng nhanh chóng. Điều này sẽ gây khủng hoảng dầu trên toàn thế giới. (Bảng 2- Phụ lục) Như vậy, dầu khí đang và sẽ đóng vai trò nổi bật trong cán cân năng lượng. Khi giá dầu tăng sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu của nước ta nhưng chúng ta phải đứng trước nhiều thử thách do giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao. II. Quá trình phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. I.1. Quá trình hình thành công nghiệp dầu khí Việt Nam: Người Việt Nam sử dụng xăng dầu từ lúc nào, hiện nay không có tài liệu nào ghi rõ, lich sử tìm kiếm dầu khí ở nước ta thực sự bắt đầu chỉ mới từ năm 1959-1960. Tiềm năng dầu khí của nước ta khá phong phú, tập trung chủ yếu ở 2 vùng là đồng bằng sông Hồng (10%) và vùng Đông Nam Bộ (90%). Mặc dù chưa có các con số chính xác về trữ lượng dầu khí nhưng dự báo trữ lượng địa chất khoảng 10 tỉ tấn dầu, trữ lượng khai thác khoảng 4-5 tỉ tấn dầu quy đổi. Chỉ tính riêng các mỏ dầu khí có giá trị công nghiệp ở thềm lục địa phía Nam, tổng trữ lượng có thể khai thác là trên 150 triệu tấn dầu, 50 tỉ m3 khí đồng hành và hàng trăm tỉ m3 khí tự nhiên. Trữ lượng dầu tìm kiếm và thăm dò 1,5 tỉ tấn, tổng trữ lượng dự báo và tìm kiếm thăm dò là 5-6 tỉ tấn. Trữ lượng khí đốt dự báo trên toàn lãnh thổ nước ta khoảng 180-300tỉ m3 và trữ lượng khai thác có thể đạt tới 1,5-2 tỉ tấn dầu quy đổi. Năm 1986, những tấn dầu thô đầu tiên đã được khai thác từ vùng thềm lục địa phía Nam. Năm 2000 công suất khai thác dầu thô tăng 9,4 triệu tấn /năm, chiếm 11,2% tổng giá trị sản xuất toàn ngành, từ 4,8% tăng lên 9,5% GDP. Ngành dầu khí tăng trưởng 4-5%/năm, dự kiến năm 2005 đạt sản lượng 22-24 triệu tấn dầu quy đổi và xuất khẩu khoảng 12-16 triệu tấn. Khai thác dầu khí là ngành công nghiệp rất non trẻ của nước ta. Và đến nay, ngành công nghiệp này dần dần trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước. II.2. Quá trình phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam: Quá trình phát triển của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam gắn liền với quá trình phát triển của các công ty dầu khí Việt Nam. Việc tìm kiếm và thăm dò dầu khí được triển khai mạnh và được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước nên ngay sau khi thống nhất đất nước, Tổng cục dầu khí đã được thành lập ngày 3-9-1975. Sau đó đến năm 1990 thành lập Tổng công ty dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), tiền thân là Tổng cục dầu khí, và một loạt các công ty khác cũng được thành lập như Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), công ty xăng dầu hàng không (Vinapco), Công ty dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro), Công ty dầu khí Hà Nội (Ha Noi Petro) và Công ty thương mại, kỹ thuật và đầu tư (Petec). Tổng công ty dầu khí Việt Nam hoạt động trong tất cả các hâu từ nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh dầu thô khí đốt và sản phẩm dầu khí, dịch vụ dầu khí. Các tổ chức khác hoạt động chính là vận chuyển, tàng trữ, phân phối dịch vụ trên phạm vi cả nước hoặc địa phương. Petro VietNam đã xác định được 8 bể trầm tích với tổng diện tích 1 triệu Km2: Bể Sông Hồng, diện tích 160.000Km2, hệ số cá giếng khoan thăm dò gặp dầu khí khá cao (30% ở thềm lục địa, 25% trên đất liền) nhưng mới xác định được hai mỏ khí nhỏ có trữ lượng thương mạ là Tiền Hải C và Thái Thọ ( 0,6 tỷ m3 quy dầu) Bể Phú Khánh diện tích 40.000Km2, tiềm năng dự báo 0,3-0,7 tỷ m3 quy dầu. Bể Cửu Long diện tích 60.000Km2, có mật độ thăm dò và hệ số phát hiện dầu cao nhất cả nước (54%), có 4 mỏ đang khai thác dầu chủ yếu của Việt Nam, tiềm năng dự báo 700-800 triệu m3 dầu. Bể Nam Côn Sơn diện tích gần 1000 Km2, hệ số các giếng khoan thăm dò gặp dầu khí là 31%, tiềm năng dự báo 650-850 triệu m3 quy dầu. Bể Malay- Thổ Chu, diện tích 40.000Km2, tiềm năng dự báo 250-350 triệu m3 dầu quy đổi Bể Vũng May – Tư Chính, diện tích 60.000Km2 Bể Ttường Sa và Hoàng Sa có diện tích lớn nhưng mới chỉ có một số tuyến đo địa chấn và khảo sát địa chấn khu vực nên mới chỉ có dự báo trữ lượng lý thuyết. Những phát hiện về các vùng dầu khí với trữ lượng lớn đã thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nói chung, và ngành công nghiệp nói riêng. Mỏ khai thác khí đốt đầu tiên là Tiền Hải (Thái Bình), năm 1981 và mỏ khai thác dầu đầu tiên là mỏ Bạch Hổ, năm 1986. Đến nay, 6 mỏ dầu và một mỏ khí đốt được khai thác là mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng, mỏ Rạng Đông, Mỏ Ruby, mỏ Đại Hùng, mỏ PM3. (Bảng 3-Phụ lục) Sản lượng dầu khí khai thác được không ngừng tăng lên, tính đến ngày 13-2-2001, ngành dầu khí Việt Nam khai thác được100 triệu tấn dầu và 5,722 tỷ m3 khí đồng hành.(Bảng 4-Phụ lục). Doanh thu và phần nộp ngân sách cho nền kinh tế nước ta của Tổng công ty dầu khí Việt Nam tăng lên, sản lượng và doanh thu của các sản phẩm dầu khí cũng tăng (Bảng 5,6-Phụ lục) làm cho tổng doanh thu của nền kinh tế nước ta cũng tăng lên. Mỏ khí đốt Tiền Hải là một tiềm năng hứa hẹn đáp ứng nhu cầu phát điện hoặc nhiên liệu cho các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, luyện kim, dân dụng và nhiên liệu cho công nghiệp hoá chất ở miền Bắc trong tương lai. Năm 2010 dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy lọc dầu với tổng công suất 13-14 triệu tấn/năm, nhà máy lọc dầu số 1 (Dung Quất – Bình Sơn – Quảng Ngãi) công suất 6,5 triệu tấn/năm, sẽ cung cấp 60% nhu cầu xăng dầu những năm 2005-2010. Tốc độ phát triển công nghiệp hoá dầu ở nước ta chậm chạp, các dự án hoá dầu ở Việt Nam sẽ phát triển theo ba giai đoạn: Dich vụ dầu khí: xây dựng nhiều dịch vụ chuyên ngành, doanh thu mỗi năm cao, đạt đến nhiều nghìn tỷ đồng với một lượng ngoại tệ quan trọng. Phân phối và kinh doanh sản phẩm: Hiện nay tỷ phần của Petro VietNam là 4-5% trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, 3% trong lĩnh vực dầu nhờn, 85% LPG trong đó thị phần bán lẻ khí hoá lỏng mới chỉ 11%. Xây dựng các cảng, tổng kho, kho trung chuyển, phương tiện vận chuyển sản phẩm và các cây xăng để phát triển thị phần kinh doanh. Nhà nước xác định phát triển ngành dầu khí Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu bảo dảm năng lượng và phát triển kinh tế đến 2020 đưa Petro VietNam thành một tập doàn kinh tế mạnh. Petro limex thành lập năm 1956, đến năm 2000 nhập khẩu 80 triệu tấn xăng dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hiện nay mở hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí hoá lỏng sang kinh doanh, vận chuyển xăng dầu, thiết kế đường ống, bể chứa, cơ khí chuyên dụng, bảo hiểm và du lịch, khách sạn. Có 50 công ty, 53 chi nhánh và hơn 1600 cửa hàng bán lẻ, mang lại một nguồn doanh thu lớn cho nền kinh tế nước ta (Bảng 6-Phụ lục). Sai Gon Petro thành lập tháng 6 – 1986, đến cuối năm 1995 chiếm 16,5% thị trường xăng dầu cả nước; 27,5% thị trường các tỉnh miền Nam và 36% khí hoá lỏng toàn quốc; tổng công suất là 350.000tấn/năm. (Bảng 7-Phụ lục). II.3. Vốn đầu tư và phát triển thị trường: Vốn là nước có tiềm năng về dầu khí nên chúng ta không chỉ tập trung được sự chú ý của nhà nước mà còn được sự quan tâm của các nước khác, nhiều công ty liên doanh ngành dầu khí ra đời, nguồn vốn đầu tư này rất có ý nghĩa cho sự phát triển ngành dầu khí cũng như sự phát triển ngành kinh tế nước ta nói chung. (Bảng 8- Phụ lục) Ngay sau khi thành lập, Tổng cục dầu khí Việt Nam đã bắt tay hợp tác với Nga (Liên Xô cũ) và Vietsopetro đã khai thác được tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ. Đến năm 1995, khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, nước ta đã ký kết được 29 hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí với các công ty nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 1,5 tỷ $, trong đó 20 hợp đồng đang được triển khai thực hiện. (Bản đồ 10 – Phụ lục) Sự ra đời của các công ty liên doanh như JVPC (Nhật – Việt), BP(Anh – Việt), Statoil (Na uy- Việt Nam), ONGC (ấn Độ – Việt Nam),… đã thúc đẩy chúng ta khẩn trương thực hiện chương trình khai thác, chế biến và sử dụng khí đồng hành, một chương trình có hiệu quả kinh tế nhưng vốn đầu tư lớn, cần đến hàng tỷ USD, với sự hợp tác của nhiều bên. Năm 1994, dự án khai thác, sử dụng khí từ mỏ dầu trị giá 400 triệu USD đã được ký kết giữa Petro VietNam với British Gaz (Anh), Mitsui (Nhật) và Trans Canada Pipelin (Canada). Ngoài ra còn các dự án khác với các công ty nước ngoài khác như: Samsung NTT (Hàn Quốc)và Bouygess (Pháp) cung cấp thiết bị giàn nén khí trung tam. Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất với vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD được xây dụng theo phương thức nước ta tự đầu tư và vay một phần vốn của nước ngoài. Nhà máy sẽ thu hút hàng vạn lao động tại địa phương và khu vực, sẽ đóng góp 1 tỷ USD vào GDP của đất nước mỗi năm. Nhà máy lọc dầu số 2 dự định trong tương lai tổng vốn đầu tư khoảng 1,8-2 tỷ USD. Hiện nay, ngân sách nước ta thu chủ yếu từ dầu khí, theo số liệu năm 2003, dầu khí Việt Nam xuất khẩu khoảng 3,7 tỷ USD và nhập khẩu gần 2 tỷ USD. Sản lượng xuất – nhập khẩu xăng dầu: 2001 2002 Lượng (nghìn tấn) Giá trị (nghìn USD) Lượng (nghìn tấn) Giá trị (nghìn USD) Nhập khẩu 9083 1834211 9966 2017117 Xuất khẩu 16732 3125602 16879 3270491 Thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất là Nhật (Bảng 9 – Phụ lục) III. Phương hướng phát triển trong tương lai: Kể từ năm bắt đầu khai thác (1986), sản lượng dầu mới chỉ là 4 vạn tấn/năm đến nay đã vượt quá con số 10 triệu tấn/năm, Việt Nam đã trở thành một trong 44 nước có khai thác dầu trên thế giới và đứng thứ tư ở Đông Nam á về sản lượng khai thác dầu hàng năm.Vậy chúng ta phải có phương hướng phát triển như thế nào? Nhiệ vụ chiến lược đề ra trong những năm tới là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò để đáp ứng nhu cầu khai thác, tạo cơ sỏ khoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển ngành dầu khí. Mở rộng và nâng cao hiệu quả khai thác mỏ trong nước, từng bước tham gia khai thác dầu khí ở nước ngoài để đảm bảo an toàn năng lượng cho sự nghiệp xây dựng kinh tế quốc phòng. Xây dựng công nghiệp lọc-hoá dầu, hoá khí, giảm dần tỷ lệ xuất khẩu nhiên liệu và nhập khẩu sản phẩm dầu khí. Xây dựng hệ thống vận chuyển, tàng trữ, dịch vụ tương xứng với nhu cầu. Xây dựng và phát triển thương mại dầu khí hiện đại để nắm vai trò chủ đạo trên thị trường trong nước và đủ sức hoà nhập vào thị trường quốc tế. Bảo vệ môi trường trong sạch và bảo vệ tài nguyên trên các địa bàn hoạt động của ngành. Nhưng để đạt được mục tiêu trên, chúng ta gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn hạn hẹp, cấu trúc địa chất của ta rất phức tạp và đặc biệt là công nghệ khai thác phải luôn được đổi mới tiên tiến và hiện đại hơn. Vì vậy chúng ta cần có một chính sách, một cách thức làm ăn hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Đồng thời chúng ta phải phát triển khoa học công nghệ dầu khí. Tiếp cận và thích nghi công nghệ, lựa chọn nhận chuyển giao công nghệ, làm chủ và sáng tạo công nghệ, là ba bước phát triển khoa học công nghệ dầu khí. Từ nay đến 2020, chương trình phát triển kỹ thuật công nghệ dầu khí sẽ tập trung vào các vấn đề chính sau: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác: đưa các ứng dụng của các ngành công nghệ khác vào để nâng cao hiệu suất và hệ số thu hôI đầu khí. Vận chuyển và chế biến dầu khí: Xây dựng, kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành các đường ống dẫn khí, dẫn dầubằng phương pháp hiên đại.ứng dụng công nghệ lọc dầu, chế biến sâu để có nhiều sản phẩm, ứng dụng công nghệ hoá dầu và hoá khí đốt để khai thác tói đa giá trị của dầu mỏ. An toàn và bảo vệ môi trường: Đánh giá rủi ro, kiểm tra an toàn kỹ thuật và lao động đối với toàn bộ hoạt động dầu khí, nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các hoạt động dầu khí và nghiên cứu ứng dụng công nghệ phòng chống, xử lý các sự cố gây ô nhiễm môi trường. Phân phối, kinh doanh sản phẩm dầu khí: áp dụng công nghẹ tiến bộ nhằm giảm tổn hao, thất thoát…, thương mại qua Internet, xây dựng mạng lưới phân phối. Cùng với việc phát triển kỹ thuật công nghệ thì phải nâng cao trình độ quản lý, đòi hỏi một số cán bộ có trình độ cao chuyên môn sâu để làm việc có hiệu quả trong môi trường hoà nhập và cạnh tranh gây gắt do quá trình toàn cầuhoátạora . Kết luận Công nghệ dầu khí là một ngành công nghệ năng lượng mũi nhọn, góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu, nó cũng là ngành công nghiệp non trẻ chủ yếu tập trung vào khai thác dầu thô để xuất khẩu nhung việc khai thác dầu của nước ta phát triển nhanh, vững chắc. Ngoài hoạt động khai thác dầu mỏ, việc đưa khí đồng hành vào sử dụng càng làm tăng thêm vai trò công nghiệp dầu khí, tuy nhiên đứng trước ngành còn có nhiều khó khăn phải khắc phục, nhất là cơ sở hạ tầng và nguồn vốn không chỉ cho bản thân nó mà còn cho cả các ngành khác có liên quan. Là ngành công nghiệp có tiềm năng nhưng chúng ta phải có phương hướng phát triển thích hợp để việc khai thác dầu khí có hiệu quả cao nhất. Phụ lục Bảng 1- Sản lượng dầu khí của 20 nước hàng đầu thế giới Đơn vị: nghìn thùng/ngày STT Nước Sản lượng STT Nước Sản lượng 1 Mỹ 8371 11 Canada 2383 2 AraapXeut 8081 12 Nigieria 2059 3 Liên Xô(cũ) 6998 13 Cooet 2027 4 Iran 3633 14 Indônêxia 1476 5 Mehico 3074 15 Libia 1426 6 Trung Quốc 2981 16 Angieria 1206 7 Nauy 2908 17 Aicap 896 8 Anh 2666 18 Oman 864 9 Venezuela 2658 19 Braxin 745 10 AbuDhabi 2389 20 Achentina 726 Nguồn: Công nghiệp dầu khí và nguồn nhân lực, 2001 Bảng 2 – Cung cầu dầu thô trên thế giới ĐVT: triệu tháng/ngày Quý IV/2003 Quý I/2003 Quý II/2003 Nhu cầu 88,1 81,1 78,1 - OECD 49,4 49,7 47 + Mỹ 20,3 20,2 20,1 + EU 15,5 15,6 14,6 + Nhật Bản 5,6 6,0 4,9 -NgoàI OECD 31,8 31,4 31,3 Cung 80,9 81,7 79,8 + Mỹ 8,9 8,8 8,7 + Biển Bắc 6,0 6,0 5,6 -NgoàI OECD 57,3 58,1 56,9 + OPEC 27,9 28,2 27,2 + Liên Xô (cũ) 10,7 10,9 10,9 Bảng 3: Phân bố sản lượng dầu mỏ ở các mỏ ĐV: nghìn tấn Mỏ Bạch Hổ Rồng Rạng Đông Ruby Đại Hùng PM3 Tổng cộng Sản lượng (nghìntấn) 11.596 528 1346 1054 360 330 15214 % tổng sản lượng 76,2 3,5 8,8 6,9 2,4 2,2 100 Nguồn: Tạp chí dầu khí,2000 Bảng 5: Tổng doanh thu và nộp ngân sách của Petro VietNam Năm Đơn vị 1993-1996 1997 1998 1999 2000 Tổng doanh thu Triệu $ 1437 1247 1911 3194 Tỷ VNĐ 1870 2374 4113 4866 Nộp ngân sách Triệu $ 2196 718 692 1030 1778 Tỷ VNĐ 723 892 906 752 Nguồn: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, 2001 Bảng 6: Sản lượng và doanh thu của các sản phẩm dầu khí của Petro VN Năm Dầu thô Khí đồng hành Condensat LPG 1995 Sảnlượng 7,7 tr tấn 182 tr m3 - - Doanh thu 1,03 tỷ 9,1 triệu - - 1996 Sản lượng 8,6 tr tấn 274,5 tr m3 - - Doanh thu 1,35 tỷ 19,5 triệu - - 1997 Sản lượng 9,8 tr tấn 527 tr m3 - - Doanh thu 1,44 tỷ 41,3 triệu - - 1998 Sản lượng 11,8 tr tấn 828 tr m3 8920 tấn 1.005 tấn Doanh thu 1,13 tỷ 70 triệu 0,45 triệu 0,16 triệu 1999 Sản lượng 14,88tr tấn 1,031 tr m3 80.055 tấn 157,4 tấn Doanh thu 2,062 tỷ 71,16 triệu 14,9 triệu 37,9 triệu 2000 Sản lượng 15,5 tr tấn 1400 tr m3 92.300 tấn - Doanh thu 3,194 tỷ - - - Nguồn: Tổng công ty Dầu khí VN, 2001 Bảng 7: Kêt quả kinh doanh xăng dầu của Sai Gon Petro Đơn vị: nghìn tấn 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Xăng Mogaz 28,8 61,3 144 195,3 170,6 196,1 Gas oil 6,3 24,3 221,6 338,8 373,5 406,7 Dầu hoả 10,5 3,6 12,3 18,7 6,1 28,5 Dầu ma rút 0,8 1,0 2,3 1,4 0,3 34,4 LPG 0 0 0 0 5,9 16,6 Tổng cộng 38,4 90,2 380,2 59,77 556,4 677,9 Nguồn: Công ty dầu khí TPHCM Bảng 9: Thị phần xuất khẩu dầu thô STT Thị trường 1997 1998 1999 1 Nhật Bản 59,62 38,9 31,23 2 Singapore 18,03 19,22 16,74 3 Trung Quốc 5,35 3,79 5,89 4 Mỹ 15,07 20,3 19,66 5 Malaysia 1,93 4,2 3,80 6 Hồng Kông 5,13 7 Anh 7,99 8,32 8 Hà Lan 0,47 9,46 9 Thuỵ sỹ 4,9 10 Tổng cộng 100% 100% 100% Nguồn: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, 2000 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35562.doc
Tài liệu liên quan