A) Lời giới thiệu
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng cũng như mức sống đang từng bước được nâng cao. Vì vậy nhu cầu tiêu dùng, giải trí, vui chơi ngày càng được con người quan tâm,chú ý. Ngành du lịch Việt Nam đang vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế. Sinh ra trong bối cảnh đó, loại hình du lịch – chơi Golf thực tếđang phát triển ở Việt Nam với sự bùng nổ hàng loạt của những dự án đầu tư sân
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sự phát triển của loại hình du lịch - Chơi Golf, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Golf và cơ sở hạ tầng phục vụ cho loại hình du lịch này. Nếu biết nắm bắt cơ hội thì loại hình du lịch – chơi Golf sẽ trở thành một loại hình có sưc hút lớn và mang lại hiệu quả cho nền kinh tế.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH - CHƠI GOLF
B) Nội dung
I) Du lịch thể thao, du lịch – chơi golf
1. Du lịch thể thao
Là loại hình du lịch kết hợp với các hoạt động thể thao như: bóng chuyền, câu cá, chơi tennis, leo núi, chơi golf…
Du lịch thể thao bao gồm:
Dl thể thao chủ động: khách đi dl để tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao. Dl thể thao chủ động bao gồm: dl leo núi, dl săn bắn, dl câu cá, du lịch tham gia các hoạt động thể thao: đá bóng, bóng chuyền, chơi golf …
Du lịch thể thao bị động: những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội olympic…
2. Du lịch – chơi golf
Là loại hình du lịch kết hợp với chơi golf
a)Vài nét về môn thể thao thời thượng
Lịch sử của một sân golf
Vào cuối thập niên 1920, Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, đã cho xây dựng một sân golf trên 3 ngọn đồi nhìn xuống hồ Xuân Hương tại Đà Lạt, vùng đất vào thời đó được mệnh danh là "Hoàng triều cương thổ" (đất của nhà vua). Diện tích toàn khu vực "Đồi Cù" chiếm khoảng 65 héc ta nhưng công trình chỉ được thiết kế dưới dạng sân golf 9 lỗ.
Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 và cũng từ đó, một trong những sân golf đầu tiên của vùng Đông Nam á bị bỏ hoang để trở thành Đồi Cù theo tên gọi quen thuộc của người dân Đà Lạt. Phải đợi đến cuối thập niên 1950, sân golf mới từng bước được phục hồi với lòng nhiệt thành của một số người địa phương, trong đó công đầu thuộc về bác sĩ Đào Huy Hách, một người mê đánh golf từ năm 1956.
Với sự hợp tác của các hội viên Câu lạc bộ golf Sài Gòn thuộc sân golf Gò Vấp. Lỗ đầu tiên trên sân được phục hồi năm 1959 và ngay sau đó lỗ thứ hai cũng được định hình. Cả hai lỗ được giới "ghiền" golf Sài Gòn và Đà Lạt dùng làm sân tập và mãi đến năm 1965 mới hoàn toàn phục hồi được 9 lỗ nguyên thủy. Thiếu loại cỏ đặc biệt, sân golf đã được thay thế bằng cát trộn với dầu nhớt để tạo hình cho các đường banh (fairway).
Vào thập niên 1960 Câu lạc bộ golf Đà Lạt đã được thành hình với khoảng 40 hội viên, đa số là các nhà ngoại giao, các chuyên gia Nhật Bản sang giúp xây dựng thủy điện Đa Nhim và một số viên chức dân sự người Mỹ.
Trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1993, sân golf Đà Lạt lại trở thành Đồi Cù hoang vắng. Mãi đến tháng 8/1991, dự án đầu tư cải tạo sân golf Đà Lạt mới được cấp giấy phép, tháng 2/1992 công trình được triển khai và hai năm sau, sân golf 18 lỗ đã bước vào hoạt động.
Golf là một môn chơi xuất phát từ thời La Mã và được người Scotland cải tiến vào thế kỷ thứ 14 khi môn chơi trở thành phổ biến. Ngày nay, chơi golf không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn được coi là dấu hiệu thành đạt của các giới kinh doanh, các nhà hoạt động chính trị và ngoại giao. Hiện có khoảng 20 triệu người chơi golf tại Mỹ, mỗi năm họ chi khoảng 600 triệu USD cho việc mua sắm các thiết bị golf và hàng tỷ đôla đã được đầu tư vào lãnh vực xây dựng và khai thác sân golf. Sau thế chiến thứ hai, nước Nhật bắt đầu làm quen với golf, môn chơi này đã trở thành niềm say mê của người Nhật và sau đó lan rộng đến một số nước châu Á.
"Golf là môn thể thao mang trong mình tinh thần cao thượng, fair- play, đòi hỏi những ứng xử chuẩn mực với bạn chơi và chính mình. Với những golfer dày kinh nghiệm "golf trường", mỗi cuộc golf vừa là một cuộc đối đầu với đối thủ vừa là cuộc đấu với chính mình. Khác với hầu hết những môn thể thao có thi đấu đối kháng, golf không đấu loại trực tiếp từng đối thủ theo kiểu 1 đấu 1 mà luôn phải đấu cùng lúc với tất cả (có khi lên đến cả trăm người). Thắng thua ở golf luôn bất ngờ, golfer không thế thủ (như bóng đá) để giành chiến thắng.
Không ổn định, luôn thay đổi, luôn bất ngờ là sự khác biệt của sân golf so với bất cứ sân thi đấu thể thao nào. Bởi sân golf không tuân theo bất cứ một qui cách nhất định như sân bóng, như bàn billard…Thế giới có bao nhiêu sân golf là bấy nhiêu sự khác nhau, về địa thế, về độ nghiêng, về cỏ, về chướng ngại vật. Trên một sân thì tốc độ gió, độ cao của cây cỏ cũng khác nhau ở mỗi cuộc chơi, ngay cả vị trí các lỗ cũng mỗi khác. Bởi vậy, chiến thắng trên sân golf là sự hội tụ của nhiều yếu tố. Thắng của đầu óc tính toán chính xác (đầu tiên là để chọn gậy, 14 cây trong bộ golf với độ nghiêng đầu gậy khác nhau quyết định đường đi khác nhau của bóng và sau đó là để tung những cú bóng chuẩn xác). Thắng của sự điềm tĩnh (golf không phải là môn thể thao đòi hỏi phản ứng nhanh). Thắng của sự quyết đoán nhưng không quá phưu lưu liều mạng (khi xử lý những tình huống khó như bóng sau gốc cây, bóng trong hố cát). Thắng của trí tưởng tượng phán đoán (vì luôn luôn đối mặt với sự mới, lạ). Thắng của thái độ không coi thường, khinh địch. Và đương nhiên cần đến sức khỏe, sự dẻo dai, kỹ thuật điêu luyện nhờ sự kiên trì tập luyện. Đặc biệt không gian mở của môn golf khiến cho sân golf không chỉ là một sân chơi thể thao mà có khi còn là một "phòng họp", một "không gian giao lưu" lớn. Đây chính là lý do khiến cho dân ngoại giao và dân kinh doanh lớn thường chọn golf là môn chơi gần như bắt buộc, khi golf bên cạnh thú chơi còn là ngôn ngữ để giao tiếp.
So với các môn thể thao khác, golf làm cho mọi người dễ dàng thân thiện với nhau hơn cả. Một cách rất tự nhiên họ hình thành nên cộng đồng khăng khít gồm những người cùng đam mê. Nếu như tennis chỉ kết lại những nhóm 5-10 người có mối quan hệ từ trước, cùng ngành, cùng hội làm ăn, thì những người đến với golf ban đầu có thể là những người chơi riêng lẻ, nhưng dần dần họ gắn kết và hình thành nhóm bạn chơi đến hàng trăm người.
Câu lạc bộ chơi golf thường gồm những người có thể gọi "đã khá thành đạt". Trang bị để chơi golf không quá tốn kém. Người nhập môn có thể mua bộ gậy (14 cây) đã dùng rồi khoảng 7-8 triệu đồng, trang phục phù hợp nhất là thun có cổ, quần kaki và mũ rộng vành. Nhưng để quyết định nên gia nhập hay không thì người chơi phải thu nhập hàng tháng phải từ 5 triệu đồng trở lên, có khoản tiền nhàn rỗi, có sẵn xe hơi và tất nhiên phải thu xếp được công việc để có thời gian. Khi tham gia vào câu lạc bộ golf mọi người được giao du rộng hơn và có thêm nhiều bạn bè. Và cũng chính câu lạc bộ này đã mang lại cho Sadecco những dự án thường xuyên hơn. Khoảng 80% tay golf ở đây là thương nhân nước ngoài. Nhiều đối tác đến với Sadecco chỉ làm việc tại văn phòng chừng mươi phút, nhưng lại kéo ra sân golf đến 4-5 tiếng đồng hồ. Trên sân chơi, lúc di chuyển từ chỗ đánh bóng này đến chỗ đánh bóng khác (thường vài trăm mét) chính là khoảng thời gian lý tưởng để họ trao đổi, thậm chí chốt những điều khoản cơ bản để ký kết hợp đồng. "Dường như ký hợp đồng trên sân dễ hơn ở văn phòng. Không gian, thời gian trên sân tạo cho đôi bên đều có tâm lý thư giãn, cởi mở hơn".
Theo giới chuyên môn, ở các nước mà môn golf đã phát triển lâu đời, giá thẻ hội viên nhiều câu lạc bộ golf lên đến triệu USD. Thành viên câu lạc bộ dĩ nhiên phải là những người có thế lực, những doanh nhân tầm cỡ. Nên những người muốn săn lùng cơ hội làm ăn lớn sẽ phải tìm cách để mua cho được thẻ hội viên ở đây. Nhưng dù thế nào thì "kẻ đến sau" này cũng phải có nội lực thế nào mới đủ sức trở thành bạn golf đồng thời là bạn làm ăn với những đối tác vốn đã sừng sỏ trên thương trường
b)Sứ mệnh kinh tế đối ngoại của golf
Golf với quan chức mang ít nhiều sứ mệnh lịch sử thì trên thực tế, giới doanh nhân cũng coi sân chơi này là cơ hội tốt để giao lưu, giải tỏa căng thẳng và tìm kiếm đối tác làm ăn, để hoàn thành tốt hơn sứ mệnh kinh tế đối ngoại của mình. Golf rất quan trọng, trên cả một môn thể thao thú vị. Nó giúp củng cố quan hệ tại nơi mà tất cả các quan chức hay doanh nhân đều cởi mở như nhau So với các môn thể thao khác, golf làm cho mọi người dễ dàng thân thiện với nhau hơn cả. Câu lạc bộ chơi golf lại thường gồm những người khá thành đạt trong xã hội. Tham gia câu lạc bộ golf, họ càng giao du rộng hơn và có thêm nhiều bạn bè, đúng hơn là đối tác. Và cũng chính những câu lạc bộ này đã mang lại những dự án thường xuyên cho các DN.
Các dự án hợp tác, liên doanh có điều kiện nảy nở và dễ thành hiện thực cho DN VN, khi biết rằng, đa số tay golf ở VN hiện nay là thương nhân nước ngoài. Và thế là, golf ngày càng thu hút đông đảo giới doanh nhân VN, vì ngoài sự hấp dẫn đến đam mê của môn thể thao này, nó còn là nơi giao lưu, hàn huyên về chuyện đời, chuyện người và cả chuyện làm ăn…
Phát triển golf cũng là một hình thức thúc đẩy du lịch bền vững ở Việt Nam. Việc xây dựng sân golf cũng mang lại cơ hội việc làm cho nhiều người dân. Hy vọng là ngày càng có nhiều người Việt Nam chơi golf, một loại hình giải trí giúp con người cảm thấy thoải mái hơn.
II) Du lịch – chơi golf thực tế đã phát triển?
Thực trạng du lịch – chơi golf
* Các sân golf tại việt nam
Tại miền Bắc
sân Tam Đảo
sân Chí Linh
sân Đại Lải
sân Sóc Sơn
sân Vân Trì
sân Đầm Vạc
sân Long Sơn
sân Đồng Mô
Tại miền Trung
Sea links golf (Đà Nẵng)
Country club Phan Thiết
Tại miền Nam
sân Đà Lạt
sân Phan Thiết
sân Thủ Đức
sân Long Thành
sân Sông Bé
sân Đồng Nai
sân Vũng Tàu
* Thực trạng phát triển loại hình du lịch – chơi golf
Golf có thể được sử dụng là thước đo tốt của một nền kinh tế. Golf phát triển sẽ kéo ngành du lịch phát triển theo. Bây giờ là lúc golf Việt Nam ghi dấu ấn của mình trong cộng đồng golf quốc tế và cần tận dụng cơ hội này để quảng bá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các tay chơi golf.
Không thể nói là quá nhiều sân golf đang được phát triển tại Việt Nam vì đây là môn chơi dành cho mọi người, bất kể họ là nam hay nữ, già hay trẻ. Golf là một trong số ít các môn mà những người có trình độ khác nhau có thể chơi cùng nhau. Nói tóm lại, sự thành công của các sân golf sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lộ trình mà Chính phủ áp dụng để công nhận nó là một môn thể thao và điểu chỉnh thuế sao cho các sân golf ở đây có thể cạnh tranh với các nước như Singapore và Thái Lan.
Các sân golf rất tốt cho môi trường ví dụ như các sân golf ở Đà Lạt và Phan Thiết được trồng nhiều loại cây và có hồ nước. Mỗi năm có nhiều loài chim bay đến trú ngụ, và các dự án golf đã góp phần tạo cảnh quan, làm đẹp thêm cho thành phố và môi trường xung quanh.
Golf là một môn chơi đóng góp cho cộng đồng, và điều này có thể nhận thấy tại Việt Nam. Tại nhiều giải golf được tổ chức gần đây, nhà tổ chức và người chơi cùng quyên góp tiền cho hoạt động từ thiện. Môn thể thao này dạy cho người chơi về cuộc sống và tính trung thực. Đây là một môn thể thao duy nhất mà không có trọng tài và mỗi người chơi phải tự chịu trách nhiệm cho các hành vi của họ.
Cả nước hiện có khoảng 5.000 người chơi golf, trong đó có 2.000 tay golf chơi thường xuyên. Bên cạnh đó, khách du lịch đến Việt Nam chơi golf ngày càng nhiều, trong khi cả nước mới có 14 sân golf hoạt động. Vì thế xây dựng sân golf đang tiếp tục hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư.
Sân golf + khu du lịch
Khu vực phía Bắc hiện nay có các sân golf Hà Nội (100% vốn đầu tư của Nhật Bản), sân golf Kim Nỗ (liên doanh với Thái Lan), Ngôi sao Đại Lải, Flamingo Đại Lải, Sky Lake Golf (100% vốn Hàn Quốc) và Long Sơn cũng vốn đầu tư Hàn Quốc.
Mới đây UBND thành phố Hải Phòng cấp phép đầu tư dự án xây dựng sân golf 27 lỗ ở Thủy Nguyên cho Công ty Mibaek Industrial (Hàn Quốc), dự án này có tổng vốn đầu tư 17,3 triệu USD. Công ty Cổ phần Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và tư vấn đầu tư (INCONESS) - thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cũng vừa khởi công xây dựng khu du lịch hồ Đồng Thái - Ninh Bình với diện tích 2.185ha, trong đó có trung tâm du lịch thể thao sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng 740ha với tổng số vốn 100 triệu USD.
Dự án chia làm 3 giai đoạn và dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Với quy mô này, đây có thể là dự án sân golf lớn nhất Việt Nam.
Đặc biệt hiện nay có một liên doanh mới thành lập mang tên ‘’Hạ Long Bay Group’’ đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư 3 dự án lớn: Dự án 400 - 450 triệu USD xây dựng sân golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế; câu lạc bộ golf; 640 căn biệt thự song lập; 350 căn biệt thự cao cấp; 25 căn biệt thự sang trọng ven biển; câu lạc bộ du thuyền quốc tế; sân bay trực thăng; khu vui chơi giải trí dưới nước và các công trình mở rộng và hoàn thiện khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu; khu nghỉ dưỡng; khu liên hợp thể thao.
Dự án xây dựng tổ hợp sân golf 108 lỗ trên diện tích 1.000ha tại khu hồ Yên Trung (thị xã Uông Bí, Quảng Ninh) cũng đang triển khai gồm các công trình: tổ hợp 6 sân golf; sân tập golf; trung tâm du lịch lữ hành quốc tế; câu lạc bộ golf với 40 phòng khách cao cấp; 2.000 đến 2.500 căn biệt thự sang trọng; 300 căn biệt thự song lập... Và cuối cùng là dự án xây dựng khách sạn cao cấp 400 phòng tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).
Golf kết hợp nghỉ dưỡng cao cấp
Công ty Xây lắp Rạng Đông đầu tư xây dựng sân golf Sea Links Golf & Country Club Phan Thiết. Sân golf được xây dựng trên đồi cát trắng có diện tích 134ha.
Sea Links Golf & Country Club Phan Thiết-Việt Nam còn là một quần thể kiến trúc khép kín trên đồi cát trắng tuyệt đẹp với khách sạn 5 sao 200 phòng đầy đủ tiện nghi, nội thất sang trọng, được thiết kế hài hòa với cảnh trí thiên nhiên biển Phan Thiết.
Tập đoàn VinaCapital vừa hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Quốc tế Sài Thành (STI) thành lập Công ty TNHH VinaCapital Hội An xây dựng khu nghỉ dưỡng Hội An Royal Bay với vốn đầu tư ban đầu 16 triệu USD tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Khu nghỉ dưỡng được xây dựng trên khu đất rộng 7,3ha gồm gần 100 phòng biệt thự cho khách nhóm, khách du lịch gia đình, có hồ bơi, hệ thống nhà hàng, câu lạc bộ giải trí, phòng tập…
Tập đoàn này cũng đang đầu tư 150 triệu USD để xây dựng một khu nghỉ dưỡng với một khách sạn 5 sao 350 phòng, một khu biệt thự rộng 15 ha và một sân golf 36 lỗ ở bãi biển Nam Non Nước, thành phố Đà Nẵng.
Ngoài ra, VinaCapital đang lên kế hoạch đầu tư 200 triệu USD cho dự án xây dựng một khách sạn 5 sao, một khách sạn 4 sao, 1.000 căn hộ, trường quốc tế và trung tâm mua sắm ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Bên cạnh dự án VinaCapital còn có Tập đoàn Kingdom Hotel Investment của một thái tử Ả Rập đã mua lại dự án Vegas, tại khu đất rộng 12 ha trước núi Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Tập đoàn này sẽ đầu tư 65 triệu USD để xây dựng khu nghỉ gồm một khách sạn 150 phòng và hệ thống biệt thự cho thuê.
Khu đất rộng 20 ha kế bên cũng được Indochina Capital đầu tư 78 triệu USD để xây dựng khách sạn, căn hộ và biệt thự để bán và cho thuê. Indochina Capital cũng đầu tư 50 triệu USD cho khu nghỉ Nam Hải và đang chuẩn bị đầu tư 48 triệu USD cho sân golf 18 lỗ ở Quảng Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng vừa cấp giấy phép cho Công ty TNHH Lado Filter Engineering (Hàn Quốc) đầu tư xây dựng sân golf Bà Nà với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Dự án có vốn đăng ký trên 12 triệu USD, vốn điều lệ trên 3,6 triệu USD.
Sân golf Bà Nà được xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế trên địa bàn hai xã miền núi Hòa Ninh và Hòa Phú (huyện Hòa Vang). Công ty này còn xây dựng và kinh doanh dịch vụ khu căn hộ phục vụ khách chơi golf, nhà hàng ăn uống, massage, tắm hơi, dịch vụ vận chuyển khách tới sân golf… Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2007.
Trong giai đoạn đầu sân golf Bà Nà sẽ gồm 18 lỗ, sau đó Công ty TNHH Lado Filter Engineering sẽ nâng sân golf này lên 27 lỗ trong giai đoạn 2. Bên cạnh sân golf Bà Nà, Đà Nẵng còn có dự án xây dựng khu nghỉ mát và sân golf Hòa Hải 36 lỗ ở khu vực ven biển Ngũ Hành Sơn của Tập đoàn VinaCapital đã được UBND thành phố Đà Nẵng đồng ý về chủ trương và đang tiến hành lập hồ sơ.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng vừa phê duyệt quy hoạch xây dựng ở phía Tây thành phố Huế với tổng diện tích 439,3ha, trong đó diện tích sân golf 36 lỗ là 136ha, phần còn lại sẽ xây dựng hệ thống biệt thự, khách sạn, siêu thị và các trang trại theo phong cách của làng Nam bộ, làng Bắc bộ, làng Tây nguyên, làng Huế... Đây sẽ là nơi diễn ra các hoạt động thể thao, kinh doanh dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cấp cao...
Có thể nói thiên nhiên và đất nước Việt Nam đang thu hút đầu tư một loại hình giải trí – du lịch cao cấp phục vụ cho giới “thượng đế” cao cấp đẳng cấp tầm quốc tế!
Tháng 6/2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chính thức cho phép Công ty East Asia Air Express Inc của Hàn Quốc thành lập Công ty TNHH Thể thao - Giải trí - Sân golf Long Sơn để tiến hành xây dựng và kinh doanh một sân golf 54 lỗ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Ngoài sân golf, tại khu vực này nhà đầu tư cũng sẽ cho xây dựng một câu lạc bộ, một khách sạn năm sao và các khu biệt thự tiêu chuẩn quốc tế với tổng vốn đầu tư 20 triệu đô-la Mỹ. Theo kế hoạch của nhà đầu tư, đến cuối năm 2005, sân golf 36 lỗ sẽ hoàn tất và 18 lỗ còn lại sẽ được hoàn thành vào năm 2006.
Sân golf Long Sơn không phải là sân duy nhất được khởi công trong thời gian tới. Một loạt sân golf khác cũng đã và đang được triển khai. Chỉ một tháng sau ngày Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái - văn hóa Sóc Sơn, đã có ba nhà đầu tư xin đầu tư dự án sân golf.
Tháng trước, Chính phủ cũng đã bật đèn xanh cho dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng Saigon Atlantis tại Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó dự kiến sẽ xây dựng một sân golf. Một sân golf khác tại Lạng Sơn của một nhà đầu tư Trung Quốc cũng vừa được cấp phép; trong khi một nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đang xúc tiến việc xây dựng một sân golf khác tại Đà Nẵng.
Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang ồ ạt xây sân golf nhằm thu lợi từ kinh doanh dịch vụ giải trí và bất động sản. Tuy nhiên, sự “bùng nổ” sân golf sẽ mang đến những hậu quả tai hại về môi trường và xã hội. Bài học của các nước Đông Nam Á và quốc tế từ hơn thập niên nay chứng minh điều đó...
Vườn xoài Pak Ahmad là một khu đất nhỏ nằm ngay dưới thác Seven Wells ở đảo Langkawi phía ngoài bờ biển Malaysia . Đây là vườn xoài duy nhất ở thung lũng và sự tồn tại của nó đang bị đe dọa bởi kế hoạch xây dựng sân golf. Người Nhật mê chơi golf đang hướng ra nước ngoài tìm những sân golf mới và Đông Nam Á là khu vực hấp dẫn.
Trong khi đó, một tỉnh nghèo như Hà Tĩnh cũng đang nằm trong "tầm ngắm" của một nhà đầu tư. Một đại diện của Công ty ATI, nhà đầu tư hàng loạt dự án du lịch, nuôi trồng thủy sản và dầu khí, cho biết họ đang có kế hoạch xây dựng một sân golf ở một địa điểm ven bờ biển của tỉnh này, nơi được đánh giá là có tiềm năng lớn về du lịch và nghỉ dưỡng nhưng chưa đựoc khai thác nhiều. Đối với các dự án sân golf đã triển khai, tình hình kinh doanh trong thời gian qua cũng rất khả quan. Đại diện chủ đầu tư của chín sân golf đang hoạt động tại Việt Nam, tham gia cuộc họp chuẩn bị cho việc thành lập Hiệp hội Golf Việt Nam, tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 5 vừa qua, đều có chung nhận định là tình hình kinh doanh đang khởi sắc trở lại.
Tại Đồng Mô (Hà Tây), sân golf King's Island đã khai trương thêm 18 lỗ mới. Đối với những sân golf đã nhận giấy phép nhưng chưa triển khai được cũng đang có nhiều tín hiệu phục hồi
Trong 10 tháng đầu năm 2004, lượng khách du lịch vào Việt Nam đã tăng gần 40%, đạt 1,26 triệu người, trong đó có khoảng 80.000 khách du lịch Pháp. Khách du lịch đến Việt Nam mang theo dụng cụ chơi golf không phải là chuyện hiếm.
Theo số liệu của khách sạn Sofitel Dalat Palace, 40% số khách đến nghỉ ở khách sạn này là những người chơi golf, chủ yếu đến từ các nước Châu Á và Châu Âu. Đến Việt Nam, những người say mê golf có thể dễ dàng kết hợp tham quan đất nước và giải trí bằng môn thể thao mà họ ưa chuộng này. Trong tổng số các tay đánh golf hiện nay, có khoảng 80% là người nước ngoài và 20% là người Việt; nhưng số golfer Việt tăng 40% mỗi năm trong khi số người nước ngoài chơi golf tăng 17%,” ông này cho biết. Ông cũng thêm rằng 90% khách chơi golf ở sân golf Long Thành từng bay qua Thái Lan chơi golf. Ông Nond Kalinta nói rằng sắp tới THAI cũng sẽ giới thiệu chương trình du lịch và chơi golf tại Việt Nam cho khách quốc tế, và sân golf Long Thành sẽ được quảng bá trong các ấn phẩm quảng cáo Hơn 140 tay golf là khách hàng trung thành lẫn khách hàng tiềm năng của Thai tại Việt Nam đã tham gia. Golf cũng còn là môn thể thao chưa phổ biến rộng khắp Việt Nam nhưng tốc độ tăng trưởng số người chơi golf là rất cao, và số sân golf cũng đã có tăng
Việt Nam hiện có 9 sân golf ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác. Chất lượng du lịch-sân golf ở Việt Nam được đánh giá rất cao như sự đón tiếp niềm nở, sân golf hoàn hảo, cỏ được chăm sóc cẩn thận, nhà nghỉ sang trọng, nhà hàng ăn đạt chất lượng cao, bể bơi, phòng tập thể dục, sân quần vợt.... Mọi thứ đều tuyệt vời và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, với giá cả phải chăng. Môn thể thao này ở Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh. Hội những người chơi golf của Việt Nam đang được hình thành. Môn thể thao này có thể mang lại doanh thu cao, thu hút nhiều khách du lịch và tạo thêm nhiều việc làm. Chính phủ Việt Nam đã cấp thêm 19 giấy phép xây dựng sân golf mới, trong đó có 11 sân ở miền Bắc. Ở miền Nam, sân golf 18 lỗ thứ 2 dự kiến sẽ được khánh thành ở Đà Lạt vào cuối năm 2006
Ở Miền Bắc tại Hà Tây trong khu du lịch Đồng Mô có một sân golf nổi tiếng: Sân golf Đồng Mô - 36 lỗ nằm trên các đảo ở giữa hồ Đồng Mô, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây (Hà Tây). Sân golf Đồng Mô là sân để chơi golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế, nằm trên địa phận tỉnh Hà Tây, được đánh giá là một trong những sân golf đẹp nhất Đông Nam Á với khung cảnh thiên nhiên hòa hợp một cách tuyệt đẹp. Tại đây tổ chức nhiều giải thi đấu golf trong nước và quốc tế, còn là nơi thường xuyên lui tới của các chính khách, các nhà doanh nghiệp và nhiều đoàn du khách. Nhân dịp hội nghị cấp cao APEC 14 năm 2006 được tổ chức tại Việt Nam, đoàn doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế APEC đã tổ chức một giả thi đấu golf tại đây...
Mặt khác do điều kiện địa hình sông nước, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nên miền Tây Nam bộ ít được các nhà đầu tư sân golf quan tâm. Chính vì vậy, gần đây nhiều dự án đầu tư sân golf tập trung vào Tp.HCM và các vùng lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu…
Trước tình hình nhiều dự án đầu tư sân golf tập trung trên địa bàn Tp.HCM, Sở Quy hoạch - Kiến trúc vừa đề xuất với UBND thành phố một số tiêu chí xây dựng sân golf. Theo đó việc xây dựng sân golf phải đảm bảo về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.
Sân golf cần tiếp cận với đường giao thông chính của khu vực, đảm bảo môi trường, cảnh quan, thoát nước, duy trì diện tích mặt nước để điều hòa thoát nước khu vực. Sân golf cần được quy hoạch trên những vùng đất nông nghiệp, khu cây xanh cách ly hoặc vùng đệm giữa khu công nghiệp và các khu đô thị mới. Ngoài ra, sân golf thường gắn liền với hệ thống sân bay, khu trung tâm thương mại tài chính, hội nghị quốc tế và có quy mô diện tích tối thiểu khoảng 80ha.
Dựa trên tiêu chí xây dựng sân golf và tình hình đầu tư các dự án này, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng đã đề xuất quy hoạch mạng lưới sân golf trên địa bàn thành phố thành hai khu. Theo đó khu nội thành sẽ có 1 sân golf tại quận Tân Bình (dự án sân golf Tân Sơn Nhất do Công ty Trường An làm chủ đầu tư, đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý).
Đối với khu vực các quận mới và huyện ngoại thành, về phía Đông dự kiến có 5 sân golf được bố trí tại các điểm: Quận 2 có 1 sân golf thuộc khu thể dục thể thao Rạch Chiếc (do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn làm chủ đầu tư); quận 9 có 3 sân golf gồm sân golf Thủ Đức (do Công ty Liên doanh Hoa Việt làm chủ đầu tư, hiện đang hoạt động), sân golf Sài Gòn (do Công ty Cổ phần Sài Gòn Golf thuộc Tổng công ty Du lịch Tp.HCM làm chủ đầu tư) và sân golf Long Phước (do Công ty TNHH Sơn Kim làm chủ đầu tư); quận Thủ Đức có 1 sân golf nằm trong khu đô thị Hiệp Bình Phước (do Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc Vạn Phúc làm chủ đầu tư).
Về phía Tây, dự kiến có 2 sân golf tại huyện Bình Chánh. Trong đó 1 sân golf nằm trong khu đô thị Sing Việt do Công ty liên doanh Sing-Việt làm chủ đầu tư và 1 sân golf tại xã Tân Nhựt. Phía Nam dự kiến có 3 sân golf, 2 sân sẽ nằm tại huyện Nhà Bè và 1 sân golf tại xã Phước Kiển .Dưới đây là một số điểm đến với loại hình du lịch sân – chơi golf đã để lại ấn tượng trong lòng các khách Golf
Sân golf Thủ Đức
Sân golf Thủ Đức TP HCM rộng 300 ha với 36 lỗ, được xem là CLB golf nhà nghề hàng đầu ở Việt Nam, với 72 gậy tiêu chuẩn, thu hút 500 tay golf mỗi buổi vào những ngày cuối tuần. Golf đang ngày càng thu hút đông đảo giới doanh nhân Việt Nam, vì ngoài sự hấp dẫn đến đam mê của môn thể thao này, nó còn là nơi giao lưu, hàn huyên vềchuyện đời, chuyện người, và cả chuyện làm ăn.
Đội chơi toàn "sao", là cách nói hài hước của một tay golf có thâm niên trong làng Golf Việt Nam. Ngoài đời, họ hầu hết là những nhân vật đã thành danh trên con đường kinh doanh, một số là các nhà ngoại giao hay chính khách, đôi khi cả khách du lịch. Môn thể thao này khá mới mẻ ở nước ta, thậm chí nhiều người vẫn quan niệm đây là "trò chơi quý tộc". Đơn giản chỉ vì nó tiêu tốn khá nhiều tiền bạc. Để có một chiếc thẻ hội viên của một CLB golf người chơi phải bỏ ra một khoản chi phí từ 20.000 đến 35.000 USD (tuỳ theo chất lượng dịch vụ mỗi sân); nếu không phải là hội viên thì chi phí cho mỗi buổi vào sân khoảng từ 80 - 120 USD. Đây là khoản tiền khá cao so mặt bằng thu nhập của người dân xứ ta. Mặt khác, hiện cả nước ta đếm trên đầu ngón tay mới có khoảng 10 sân golf, trong khi các nước trong khu vực như Singapore có vài chục sân, thậm chí chỉ quanh Thủ đô Bangkok của Thái Lan sơ sơ tới 40 sân, điều này cho thấy phần nào lý do vì sao golf chưa phải là thú chơi cho nhiều người Việt Nam. Do chưa phổ biến như các môn thể thao khác và chi phí khá cao nên hiện số người tham gia các CLB golf Việt Nam hầu hết thuộc tầng lớp rủng rỉnh tiền, trong đó dĩ nhiên là giới doanh nhân chiếm phần đông.
Sân golf Đồng Mô (hà Tây)
Sân golf quốc tế Đồng Mô nằm trong quần thể khu du lịch Đảo Vua - Đồng Mô, thị xã Sơn Tây do Công ty TNHH Thung lũng Vua là chủ sở hữu và quản lý.
Đây là sân golf 36 hố tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại phía Bắc Việt Nam, là một trong những sân golf có cảnh quan đẹp nhất Đông Nam Á, được xây dựng trên diện tích 350ha mặt đất và 1500ha mặt hồ với phong cảnh đồi núi nhấp nhô huyền ảo dọc theo bờ hồ Đồng Mô tạo cho sân golf một vị thế đẹp. Với vị trí địa lý thuận lợi, đây là vùng đất có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác và phát triển các hoạt động du lịch thể thao vui chơi giải trí.
Dự án Câu lạc bộ gôn gồm 2 sân golf 18 lỗ: Sân golf Lakeside (bên hồ) và sân golf Mountain View (hướng núi); Nhà Câu lạc bộ, một khách sạn 80 phòng, 50 biệt thự, một sân tập, các hoạt động thể thao nước bãi tắm, các tiện nghi phụ trợ và những cơ sở hạ tầng liên quan. Sân golf cảnh hồ đã hoàn thành và đưa vào hoạt động từ năm 1993; sân golf hướng núi được khai trương và đưa vào sử dụng từ ngày 2-10-2004. Sân golf Mountain View với toàn cảnh là những dãy núi hùng vĩ bao quanh, nằm phía nam, sân golf Lakeside là một sân golf tiêu chuẩn 72 par (7.100 thước Anh) do Công ty Pacific Coasit Design Pty.Ltd của Australia thiết kế. Đây là Công ty có lịch sử quy hoạch và thiết kế sân golf gần hai chục năm đã hoàn thành nhiều dự án lớn ở các nước trên thế giới. Sân Mountain View được thiết kế trên địa hình tự nhiên, tận dụng tối đa cảnh đẹp của hồ nước cùng những dãy núi xa xa và rừng cây bao bọc xung quanh. Đặc biệt độ khó của sân golf thực sự sẽ là một thử thách của bất kỳ tay golf nào.
Ở đây các tay golf có cơ hội được thử sức và vượt qua chính mình tại những hố golf đầy tính thách thức. Sân golf Đồng Mô được các nhà thiết kế, các hội viên đánh giá là một trong những sân golf đẹp nhất khu vực Đông Nam Á. Nhằm đa dạng hóa các loại hình hoạt động và thu hút khách du lịch đến với Đồng Mô; Công ty đã từng bước cải tiến việc quản lý, bổ sung thêm một số ngành nghề như: Vận chuyển khách du lịch, kinh doanh lữ hành quốc tế; cùng các dịch vụ du lịch khác. Đây là cơ sở quan trọng để Công ty phát triển mô hình dịch vụ du lịch kết hợp với chơi golf cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Hiện nay, sân golf quốc tế Đồng Mô Sơn Tây, Hà Tây đang tiến hành một loạt các dự án như: Xây dựng nhà Câu lạc bộ mới, khu biệt thự, khách sạn, các dịch vụ phụ trợ khác. Tất cả các hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế và hiện là điểm hấp dẫn thu hút được nhiều khách chơi golf và khách du lịch. Hàng năm, quần thể du lịch Đảo Vua đã đón hàng vạn lượt khách trong nước và quốc tế đến chơi golf và tham quan du lịch.
Do đặc thù của thú chơi golf nên hầu hết các nhà kinh doanh, doanh nghiệp sau những ngày làm việc mệt mỏi, ồn ào đã thường chọn thú chơi golf để thư giãn. Trong lúc chơi golf còn là dịp các nhà kinh doanh gặp gỡ, bàn định, trao đổi làm ăn với nhau. Từ đây mà nhiều hợp đồng lớn được khởi xướng, bắt tay làm ăn kinh doanh... Đó là chưa kể các các chính khách trên thế giới thường chọn sân golf làm nơi gặp gỡ bắt tay hòa hảo, củng cố và thiết lập các mối quan hệ ngoại giao... Điều này có thể khẳng định là ngoài mục đích luyện tập thể thao thì chơi golf còn đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và cộng đồng. Golf đã trở thành môn thi đấu chính thức của một số giải thi đấu thể thao trong khu vực và trên thế giới, đến nay Việt Nam đã có rất nhiều người biết đến golf và yêu thích môn thể thao này và cũng đạt được những kinh nghiệm trên đấu trường quốc tế.
Câu lạc bộ golf Đảo Vua hiện có hàng ngàn hội viên đến từ 26 nước trên thế giới bao gồm các nhà đầu tư, nhà ngoại giao, các doanh nghiệp, doanh nhân chuyên gia nước ngoài đang công tác tại Việt Nam. Các hội viên nhập Câu lạc bộ được hưởng các quyền lợi và ưu đãi đặc biệt cùng sự chăm sóc, hướng dẫn tận tình, chu đáo của nhân viên trên Đảo Vua. Với hoạt động của sân golf Đảo Vua và du lịch, Công ty TNHH Thung lũng Vua đã giải quyết việc làm cho 600 lao động, mức thu nhập bình quân 1,2 triệu đồng/tháng; 100% số cán bộ CNV được ký hợp đồng lao động, tham gia đóng bảo hiểm xã hội và y tế đầy đu. Nhiều năm nay, Công ty đã nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2004 đã nộp ngân sách hơn 3 tỷ đồng. Đặc biệt hàng năm thông qua giải golf từ thiện, Câu lạc bộ golf Đảo Vua đã tổ chức thành công các giải golf, quyên góp được hơn 1 tỷ đồng giúp đỡ những gia đình khó khăn, tàn tật, học sinh nghèo vượt khó học giỏ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31124.doc