Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong 5 năm qua kể từ khi Bộ Chính Trị ra chỉ thị 58/CT-TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, và Chính Phủ ra Nghị Quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm (CNPM) trong đó xác định “CNPM là ngành công nghệ được khuyến khích đầu tư, Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho doanh nghiệp là CNPM” cho đến nay có thể nói CNP
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sự hình thành & phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp non trẻ này cũng đang đối mặt với không ít những khó khăn.
Nhờ những cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hiệp hội, trong 5 năm qua ngành CNPM của chúng ta đã có nhiều khởi sắc.
Đi sâu vào tình hình phát triển của các DNPM, có thể thấy vài năm gần đây CNPM Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô của nhiều DNPM, điển hình trong đó có các công ty lớn như FPT và TMA với mức tăng trưởng nhân lực 75-100%/năm. Số lao động phần mềm của các công ty này sắp đạt tới ngưỡng 1000 người. Cả nước cũng đã có khoảng 10 DNPM có số lập trình viên từ 300-500 người, và khoảng hơn 10 DNPM có số lập trình viên từ 100-300 người. Hiện nay, Việt Nam đã có 2 DNPM cao nhất về quy trình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm quốc tế CMMI-S, 5 DNPM đạt CMM mức 3 hoặc 4, và trên 30 doanh nghiệp đạt ISO 9001. Ngoài ra có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng đang cố gắng phấn đấu để lấy chứng chỉ CMM,CMMI hoặc ISO vào năm tới. Đây là những dấu hiệu rất đáng mừng về năng lực phát triển của các DNPM Việt Nam.
Nhu cầu từ thị trường ngoài nước hiện đang tăng trưởng mạnh, và DNPM quy mô lớn càng có cơ hội kiếm được nhiều khách hàng. Với các cơ sở kinh doanh được 5 năm qua, cộng thêm sự hỗ trợ của Nhà nước, chắc chắn giai đoạn tới sẽ có sự bùng nổ phát triển của các DNPM hàng đầu.
Nhìn trên bình diện thực tế của Việt Nam, Vụ công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) cho rằng, mặc dù CNPM chưa thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, song hiện tại lại xuất hiện một số nhân tố thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của ngành CNPM nói chung và các DNPM nói riêng.Thứ nhất, Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức WTO, điều này mở ra những thách thức lớn, đồng thời lại cũng là cơ hội lớn. Thêm vào đó, Việt Nam lại nằm ở khu vực năng động nhất thế giới về CNTT, có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện kinh tế, chính trị ổn định, hội tụ tất cả các yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển các DNPM trong bối cảnh bất ổn chính trị và nạn khủng bố đang xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.
CHƯƠNG I
NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm
Công nghiệp phần mềm là một lĩnh vực mới được hình thành trên thế giới đầu những năm 80 của thế kỷ trước, được quan tâm nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam từ đầu năm 2000. Mặc dù mới có quá trình hình thành và phát triển khá ngắn ngủi, CNPM vẫn nhanh chóng được khẳng định là một trong các lĩnh vực kinh tế có tiềm năng phát triển rất nhanh, đóng vai trò rất quan trọng trong Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) của Việt Nam.
Khái niệm phần mềm (software) đã được sử dụng ở nước ta từ hơn 10 năm nay, để phân biệt với khái nhiệm phần cứng (hardware) là các thiết bị - máy tính. Hiểu một cách nôm na thì phần mềm là những chương trình điều khiển, được cài đặt bên trong máy tính, giúp người sử dụng ra lệnh cho máy tính, bằng những tín hiệu tương thích để máy tính có thể hiểu được. Nhờ có phần mềm, máy tính có thể thực hiện được các nhiệm vụ mà người sử dụng yêu cầu. Không có phần mềm, máy tính sẽ mất giá trị sử dụng. Phần mềm do con người viết ra để phát huy hiệu quả máy tính, nên làm phần mềm đòi hỏi một hàm lượng chất xám cao, là một trong những lĩnh vực quan trọng của công nghệ cao.
Nhận thức về phần mềm và giá trị của chúng ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống xã hội nước ta. Tuy nhiên chỉ từ đầu năm 2000, khái niệm phần mềm mới được Luật hoá trong Nghị định 76/CP về hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự và Quyết định 128/QĐ-TTg về phát triển CNPM.
Theo Khoản 1, Điều 2 c Quyết định 128, khái niệm phần mềm được hiểu là:
Chương trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hoá:
a) Chương trình là một tập hợp của các lệnh, câu lệnh được mô tả bằng bất kỳ ngôn ngữ, mã hay hệ thống ký hiệu nào và được thể hiện hoặc lưu trữ trong các vật mang tin (có hoặc không kèm theo các thông tin liên quan), được dùng trực tiếp hoặc dùng gián tiếp sau khi qua một hoặc cả hai khâu sau:
- Chuyển đổi sang một ngôn ngữ, mã, hệ thống ký hiệu khác;
- Tái tạo sang một vật mang tin khác; làm cho một dụng cụ có khả
năng xử lý thông tin thực hiện một số chức năng nào đó
b) Tài liệu mô tả chương trình và tài liệu hỗ trợ là tài liệu được thể hiện dưới bất kỳ dạng nào có nội dung mô tả chương trình, giới thiệu, hướng dẫn cách cài đặt, sử dụng, nâng cấp, sửa lỗi hoặc các hướng dẫn khác liên quan đến sử dụng và khai thác chương trình.
c) Nội dung thông tin số hoá bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu được sắp xếp và lưu trữ dưới dạng điện tử số hoá;
-Sưu tập tác phẩm số hoá là sưu tập tác phẩm được lưu trữ dưới dạng điện tử số hoá.
CNPM là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao. Phát triển CNPM là một bộ phận quan trọng trong phát triển Công nghiệp CNTT, là một lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển CNTT-TT ở quy mô quốc gia cũng tại nhiều địa phương, trong đó có Thành Phố Hồ Chí Minh. Theo Chiến lược Phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 vừa được Thủ tướng phê duyệt đầu tháng 10/2005, CNTT-TT dựa trên 4 trụ cột chính là Ứng dụng CNTT, Nhân lực CNTT, Hạ tầng Viễn thông-Internet và Công nghiệp CNTT. Phát triển CNPM, một bộ phận quan trọng của Công nghiệp CNTT, không thể tách rời việc phát triển ba trụ cột khác của CNTT-TT là ứng dụng (có liên quan đến thị trường), nguồn nhân lực (có liên quan đến con người), hạ tầng viễn thông-Internet (có liên quan đến các cơ sở vật chất) và hệ thống các chính sách, cơ sở pháp lý (có liên quan đến chức năng quản lý của Nhà nước).
2. Các yếu tố để phát triển CNPM
Tại một hội thảo tại Bắc Kinh năm 2002, Bill Gates, Chủ tịch Công ty Microsoft, cho rằng để phát triển CNPM cần hội tụ 4 yếu tố :
- Thị trường : vai trò của thị trường không chỉ đơn giản là nơi tiêu thụ sản phẩm phần mềm mà quan trọng hơn là nơi tạo ý tưởng cho các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới. Câu hỏi của các DNPM không chỉ đơn thuần là “có thể tiêu thụ sản phẩm phần mềm ở đâu ?” mà phải là “sản phẩm phần mềm nào có thể tiêu thụ được ?”.
- Nhân lực : với ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám đậm đặc, vai trò của nguồn nhân lực với chất lượng cao và số lượng đủ lớn là rất quan trọng. Nhân lực ở đây bao gồm cả nhân lực kỹ thuật lẫn nhân lực quản lý.
- Tài chính : giống như mọi ngành kinh tế khác, tài chính là nhiên liệu cho cỗ máy của CNPM và các DNPM vận hành.
- Công nghệ : Phần mềm là ngành công nghệ cao, có tốc độ đổi mới rất nhanh. Công nghệ ở đây cũng được hiểu là cả công nghệ kỹ thuật lẫn công nghệ quản lý. Vai trò của công nghệ không chỉ là cho phép tạo ra các sản phẩm-dịch vụ mới mà chủ yếu là cho phép tăng năng suất lao động. Tăng năng suất lao động đồng nghĩa với tăng lợi nhuận và tạo ưu thế cạnh trạnh - chủ yếu thực hiện thông qua nghiên cứu - triển khai và chuyển giao công nghệ.
Mỗi một quốc gia, một địa phương hay một DNPM khi phát triển đều phải dựa trên 4 yếu tố mang tính chất nội lực nêu trên, tuy nhiên để có thể phát huy được, 4 yếu tố trên cần được đặt trong môi trường thuận lợi (về kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp lý, cơ sở hạ tầng) mang tính chất nền tảng.
Các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển CNPM gọi đây Mô hình 4/1
Thị trường
Nhân lực
Tài chính
Công nghệ
CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM
KINH TẾ , VĂN HOÁ,XÃ HỘI, PHÁP LÝ, CƠ SỞ HẠ TẦNG
3. Chính sách và các yếu tố liên quan đến chính sách phát triển CNPM
Các chính sách quan trọng nhất của Việt Nam nhằm phát triển CNPM đã được ban hành khá chi tiết và cụ thể từ đầu năm 2000, bắt đầu bằng Nghị quyết 07/2000/NQ-CP ngày 05/06/2000 về xây dựng và phát triển CNPM giai đoạn 2000-2005, và sau đó là hàng loạt các văn kiện quan trọng khác của Đảng, Chính phủ, thông tư của các bộ ngành có liên quan: Chỉ Thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính Trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005, Quyết định 128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển CNPM, Quyết định 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/05/2001 phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ Thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005, Quyết định 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/07/2002 phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam đến năm 2005…
Trên góc độ Mô hình 4/1, nhiều công việc đã được thực hiện để mỗi một trong 4 yếu tố và môi trường nền tảng đều có những cải thiện đáng kể-tuy nhiên dường như ngành CNPM vẫn không tăng trưởng nhanh như mong muốn; các yếu tố khác trong Mô hình 4/1 vẫn chưa thực sự khởi sắc. Chúng ta hãy phân tích sâu hơn các yếu tố có liên quan đến môi trường hoạt động của các DNPM trong thời gian vừa qua.
3.1 Yếu tố hạ tầng
Hạ tầng Viễn thông-Internet
Điều 12 trong QĐ 128 (tháng 11/2000) nêu rõ: “cho phép các khu CNPM tập trung được kết nối cổng ra Internet riêng với hệ thống Internet quốc tế để tất cả các DNPM trong các khu vực này và các DNPM đăng ký dịch vụ Internet qua các khu này có thể sự dụng đầy đủ và dễ dàng các dịch vụ Internet theo giá cạnh tranh với các nước trong khu vực”
Đọc điều này, các khu CNPM tập trung rất phấn khởi, các DNPM nằm trong và ngoài khu CNPM tập trung cũng phấn khởi. Tuy nhiên thực tế là quy định trên đã không được thực hiện. Vụ việc liên quan đến Saigon Software Park (SSP) kết nối trực tiếp Internet qua vệ tinh phải có sự can thiệp của chính phủ là một minh chứng. Đến nay cũng mới chỉ có SSP và Softech Đà Nẵng được quyền thử nghiệm kết nối Internet trực tiếp qua vệ tinh mà thôi, các DNPM nằm ngoài các khu CNPM tập trung vẫn chưa được kết nối Internet qua các khu này. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng điều 12 trong QĐ 128 đã bị “bó hẹp” hơn trong QĐ 81 (tháng 5/2001), bằng việc “bảo đảm kỹ thuật kết nối trực tiếp với Internet quốc tế cho các khu CNPM tập trung” được giao về cho Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông.
Xuất bản, xuất nhập khẩu phần mềm
Điều 13 trong QĐ 128 nêu rõ : “Bộ Văn hoá-Thông tin chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, cải tiến thủ tục để việc xuất bản, xuất nhập khẩu phần mềm đặc biệt là chương trình, tài liệu mô tả chương trình và tài liệu hỗ trợ được thực hiện nhanh chóng không gây phiền hà, ách tắc, thiệt hại cho tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan”.QĐ 81 nhấn mạnh lại một lần nữa : “Bộ Văn Hoá – Thông tin hướng dẫn, cải tiến những quy định có liên quan đến xuất bản, xuất, nhập khẩu phần mềm”.
Thực tế thì đến nay các DNPM vẫn không được tự phát hành các sản phẩm phần mềm dưới dạng đĩa CD do chính mình sản xuất ra. Các đĩa CD phần mềm Made in Vietnam đều phải xin giấy phép thông qua một nhà xuất bản nào đó. Có lẽ có rất ít ngành kinh tế mà sản phẩm của doanh nghiệp làm ra khi đưa ra thị trường phải qua thủ tục nhiêu khê như vây. Phần nhập khẩu cũng vậy, nhập một đĩa CD phần mềm trị giá 1000 USD từ nước ngoài (ở thời điểm tháng 6/2003) vẫn có thề phải nộp thuế nhập khẩu 450 USD (45%) theo mã thuế nhập khẩu số 85243190 liên quan đến “CD để tái tạo hình tượng không phải âm thanh hoặc hình ảnh”.
Sở hữu trí tuệ
Nghị quyết 07 nêu rõ “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong toàn xã hội nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm. Thực thi bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực này”.Việc bảo vệ quyền tác giả là một cuộc chiến lâu dài nhằm từng bước giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới. Việc thực thi không nghiêm luật bản quyền đối với sản phẩm phần mềm thực chất thể hiện việc không tôn trọng lao động chất xám đúng mức và tạo tâm lý thiết lập một định mức tính giá làm phần mềm dưới ngưỡng hoà vốn.
Chúng ta vẫn biết không thể để tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở mức cao như vậy được, vẫn biết nếu tỷ lệ này cao thì không thể có ngành CNPM đúng nghĩa, tuy nhiên các năm qua Nhà nước chưa có biện pháp mạnh nào để cải thiện tình hình này.
3.2 Yếu tố thị trường
Có 2 thị trường cơ bản cho các DNPM: thị trường gia công xuất khẩu ra nước ngoài và thị trường sản phẩm và dịch vụ phần mềm nội địa.
Thị trường nước ngoài
Các DNPM rất vui mừng với việc “Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xúc tiến thương mại và tạo điều kiện cho các DNPM trong nước mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu lao động phần mềm” (NQ 07). Tuy nhiên cạnh tranh với các nước khác không đơn giản.
Thị trường nội địa
Có thể chia thành 3 mảng: nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân. Cần nghiên cứu tìm hiểu xem các chính sách ban hành trong thời gian qua đã góp phần phát triển các mảng thị trường này như thế nào ? Điều này sẽ được thực hiện chi tiết trong mục 5 của chương.
Đối với thị trường trong nước, khởi sắc nhất có lẽ là thị trường phần mềm cho các cơ quan quản lý nhà nước, với QĐ 112/2001 về Dự án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước đầy tham vọng và việc đưa chi tiêu cho CNTT nói chung và phần mềm nói riêng vào “mục lục ngân sách Nhà nước” (Chỉ Thị 58), cùng với hàng loạt quy định, thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn cách thức “tiêu tiền” cho các ứng dụng này. Tuy nhiên điều này gây ra thất vọng lớn cho các DNPM là các năm vừa qua tốc độ giải ngân thực hiện đề án này quá chậm chạp, thậm chí không giải ngân được. Những con số kế hoạch vài chục, vài trăm tỷ đồng mà Nhà nước đưa ra dần đần mất đi tính kế hoạch nghiêm túc.
Việc nhà nước chậm giải ngân, không giải ngân nhiều cho CNTT được giải thích là nhằm hạn chế rủi ro, bảo vệ đồng tiền của Nhà nước, chưa hoặc không chỉ khi chưa có đủ các thủ tục cần thiết. Nhưng cũng cần thấy ở đây căn bệnh chậm hoặc không giải ngân đã trở thành kinh niên, đang thu hẹp lại một mảng thị trường khá lớn cho các DNPM. Thực ra thì Chỉ thị 58 cũng đã lường trước việc này và quy định “Hình thành quỹ hỗ trợ, quỹ đầu tư khắc phục rủi ro cho ứng dụng và phát triển CNTT”. Tuy vậy điều này vẫn chưa được thực hiện cho đến thời điểm cuối năm 2005.
Đối với hai mảng thị trường lớn khác cho CNPM là doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân, thì ngoài quy định khuyến khích chi tiêu cho phần mềm bằng cơ chế “sản phẩm và dịch vụ phần mềm được sản xuất và cung cấp trong nước không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng” (QĐ 128), nhà nước vẫn chưa đưa ra quy định gì cụ thể hơn, và thị trường phần mềm cho doanh nghiệp và người dùng cá nhân vẫn đang phát triển một cách “tự giác” và “tự phát” thiếu các định hướng và đòn bẩy lớn từ phía nhà nước.
3.3 Yếu tố nhân lực
Ngoài việc tăng cường tập trung đầu tư cho các Khoa CNTT tại các trường đại học, chính phủ cũng đã thầy rằng không thể chỉ dựa vào hệ thống đại học là có thể yên tâm về nguồn nhân lực cho ngành CNTT nói chung và ngành CNPM nói riêng. Trong các nghị quyết, chỉ thị ban hành hàng năm, điều này thường xuyên được nhấn mạnh:
- “Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho CNTT nói chung và CNPM nói riêng” (NQ 07, năm 2000);
- “Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập các cơ sở đào tạo về CNTT. Các cơ sở này được hưởng các ưu đãi đối với các hoạt động đào tạo về CNTT như đối với DNPM” (QĐ 128, năm 2000);
- “Xã hội hoá mạnh mẽ việc đào tạo CNTT” (CT 58, năm 2000);
- “Xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các chuyên gia về CNTT nước ngoài tham gia đào tạo nhân lực về CNTT” (QĐ 81, năm 2001);
- “Xã hội hoá công tác giáo dục đào tạo về CNTT, khuyến khích các tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế và các cá nhân tham gia đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT” (QĐ 95, năm 2000).
Việc xã hội hoá công tác đào tạo nhân lực CNTT nằm trong chiến lược tổng thể “huy động mọi nguồn lực để tăng cường đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT” (QĐ 81). Thời gian qua, nhiệm vụ tổ chức công việc này được chính phủ giao đích danh cho Bộ Giáo dục Đào Tạo (QĐ 81: Bộ Giáo dục Đào tạo xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các chuyên gia về CNTT nước ngoài tham gia đào tạo nhân lực về CNTT), tiếc rằng Bộ Giáo dục Đào tạo đã không làm gì cả và để hệ thống đào tạo phi chính quy hình thành và phát triển tự giác. Ngay đến Chương trình phát triển nguồn nhân lực cho CNTT, được phê duyệt theo Quyết định số 131/2004/QĐ của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 4 năm 2004, đến nay cũng chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cụ thể hoá bằng kế hoạch và các biện pháp triển khai cụ thể nào.
Để tạo điều kiện truy nhập Internet cho các cơ sở đào tạo, QĐ 128 cũng có chỉ đạo “Tổng cục Bưu điện chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan ban hành chính sách để giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân được hưởng chế độ miễn,giảm phí truy nhập Internet tại các cơ sở đào tạo”. Nhưng đến nay, dường như vẫn chưa có một chính sách cụ thể nào cho việc miễn giảm này, và truy nhập Internet tại các quán Internet công cộng vẫn là hình thức sử dụng rẻ tiền nhất cho học sinh, sinh viên. Chương trình kết nối Internet cho 100% trường học cũng được báo cáo là đã hoàn thành, nhưng tác dụng khá là hạn chế và tình trạng “mù” Internet trong trường phổ thông vẫn là phổ biến. Mạng kết nối Internet phi lợi nhuận (Internet II) cho các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học là chuẩn mực của hầu hết các quốc gia coi trọng phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách, vẫn chưa trở thành hiện thực tại Việt Nam.
3.4 Yếu tố tài chính
Chính sách tài chính quan trọng nhất được ban hành và thực hiện trong các năm qua là quyết định miễn thuế thu nhập 4 năm cho các DNPM và áp dụng thuế thu nhập cá nhân ưu đãi cho người làm phần mềm. Đây chính là chính sách mang tính khen thưởng “không thu cái đáng lẽ phải thu”, cho phép các DNPM và nhân viên “giữ lại cái đáng lẽ phải nộp”. Chính sách này sẽ phát huy tác dụng rất tốt nếu các DNPM ăn nên làm ra, tuy nhiên khi đa số các DNPM đều lỗ hoặc lãi rất ít, thì chính sách trên không thể phát huy tác dụng.
Chỉ dựa vào chính sách mang tính “khen thưởng” thì không thể giải quyết được vấn đề tài chính cho ngành CNPM. Với tính chất là một ngành công nghệ cao, nhiều rủi ro, đồng thời lại có tiềm năng sinh lợi lớn, việc tạo cơ chế để huy động các nguồn vốn xã hội cho DNPM dưới dạng các quỹ đầu tư mạo hiểm là rất cần thiết. Nghị quyết 07 năm 2000 cũng đã chỉ rõ điều này: “Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan thành lập và ban hành quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao, đặc biệt là CNPM”. Tiếc rằng điều này cho đến nay vẫn chưa được thực hiện.
3.5 Yếu tố công nghệ
Vai trò của công nghệ như biện pháp nâng cao năng suất lao động và tạo ưu thế cạnh tranh của các DNPM chưa được quan tâm đúng mức trong các văn bản, nghị quyết. Trong QĐ95 có nhắc đến các hoạt động khoa học - công nghệ nhưng chưa đủ mạnh : “Nắm bắt được những tiến bộ công nghệ của thế giới để thực hiện có hiệu quả việc thích nghi hoá và chuyển giao công nghệ vào Việt Nam; từng bước giải quyết những vấn đề CNTT đặc thù của Việt Nam. Khuyến khích thành lập các vườn ươm công nghệ có tiềm năng thương mại nảy sinh từ các cơ sở nghiên cứu triển khai của các khu công viên phần mềm, các viện, trường đại học và khu vực sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Khuyến khích thành lập các cơ sở nghiên cứu - triển khai về CNTT trong các doanh nghiệp CNTT thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng cường một số cơ sở nghiên cứu chủ chốt về CNTT tại các viện và trường đại học thành lực lượng nòng cốt về nghiên cứu và triển khai”.
Các công việc nêu trên chưa triển khai được bao nhiêu. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc không thể không làm trong giai đoạn phát triển ban đầu của ngành CNPM. Tuy nhiên dù đã có gỡ bỏ các quy định về giá trần, nhưng những quy định về hợp đồng (phải bằng tiếng Việt), về thuế bản quyền (10%)…vẫn là yếu tố cản trở chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam.
4. Tình hình phát triển của CNPM trên thế giới và vị thế của CNPM Việt Nam.
4.1 Khái niệm và quy mô
Gia công (outsourcing) là thoả thuận thương mại, qua đó một công ty giao trách nhiệm thực hiện một khâu trong quá trình kinh doanh (có thể bao gồm cả nguồn tài nguyên) cho một bên khác. Gia công gồm 2 loại: ITO (IT outsourcing – gia công các sản phẩm CNTT) và ITES-BPO (IT Enabled – Business Process Outsoursing – gia công các quy trình nghiệp vụ có sự hỗ trợ của CNTT). Việc gia công có thể thực hiện theo mô hình on-site (tại địa điểm nơi đặt hàng), off-site (tại địa điểm nơi nhận việc) hoặc near-shore (gần nơi đặt hàng). Theo đánh giá chung, công việc gia công được thực hiện cho phép giảm chi phí đến 30% - thậm chí đến 50%.
4.2 Công nghiệp Phần mềm Ấn độ
Bức tranh toàn cảnh
Từ cuối những năm 90, Ấn độ đã được đánh giá là siêu cường trong ngành phần mềm, và thực tiễn những năm gần đây tiếp tục chứng tỏ điều đó.
Năm tài chính 2004-2005, doanh số ngành công nghiệp CNTT của Ấn độ là 28,2 tỷ USD, trong đó phần mềm và dịch vụ CNTT là 16,5 tỷ USD, xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT 12,2 tỷ USD (trong đó 10 tỷ USD sang thị trường Mỹ). Nếu tính cả các dịch vụ khác dùng đến CNTT (IT Enabled Service – ITES và Business Process Outsourcing – BPO), giá trị xuất khẩu là 17,9 tỷ USD. Gía trị xuất khẩu phần mềm dịch vụ năm 2005-2006 của Ấn độ dự kiến là 15,3 tỷ USD. NASSCOM dự đoán giá trị dịch vụ phần mềm xuất khẩu của Ấn độ sẽ đạt con số 60 tỷ USD vào năm 2008.
CNTT Ấn độ chiếm 4,1%GDP, trong đó phần mềm dịch vụ chiếm 3,2% GDP. Dự kiến đến năm 2008, CNTT Ấn độ sẽ chiếm 7% GDP. Trong ngành công nghiệp CNTT của Ấn độ, phần cứng chỉ chiếm 21,3%, còn lại là phần mềm/dịch vụ (58,6%) và ITES-BPO (20,1%).
Tốc độ tăng trưởng phần mềm-dịch vụ của Ấn độ từ năm 1999 đến nay đều khoảng 35-40%/năm, đóng góp cho GDP ngày càng cao (năm 1997: 1.2%, năm 2005: 4.1%).
Quá trình hình thành
Giai đoạn 1: 10 năm 1985-1995, dựa vào giá rẻ, với sự ra đời của hàng loại các DNPM nhỏ, tập trung vào các nội dung phát triển sản phẩm/ bảo trì. Doanh số giai đoạn này không đáng kể, ở mức dưới 100 triệu USD/năm, giá trị hợp đồng không vượt quá 500 ngàn USD
Giai đoạn 2: 5 năm tiếp theo (1996-2000). Giai đoạn này phát triển dựa vào chất lượng và hiệu quả, tập trung vào các ứng dụng doanh nghiệp. Trong giai đoạn này 5 DNPM lớn tách tốp và chiếm thị phần lớn. Các DNPM nhỏ vừa tiếp tục phát triển. Đã hình thành các hợp đồng trị giá 5 triệu USD. Tổng giá trị xuất khẩu còn dưới con số 1 tỷ USD
Giai đoạn 3: 2001-2004. Các công việc mang tính phức tạp cao (tích hợp hệ thống, BPO, quản trị mạng, phần mềm đóng gói, R&D…) đã có hợp đồng trị giá vài chục triệu USD, với thế mạnh là quản lý quá trình, bảo mật thông tin, dữ liệu. Các DNPM trong tốp đầu tăng trưởng mạnh. Tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 5-6 tỷ USD
Giai đoạn 4: 2005-2007, với doanh số trên 15 tỷ USD. Các công ty lớn chiếm vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế, các công việc quan trọng của giai đoạn này là tư vấn, gia công, với giá trị gia tăng liên quan đến đổi mới hoạt động doanh nghiệp. Mô hình xuất khẩu không chỉ giới hạn ở on-site, off-shore mà triển khai toàn cầu. Các hợp đồng có giá trị lên tới 100 triệu USD.
Period
Phase I
1985-1995
Phase II
1995-2000
Phase III
2001-2004
Phase IV
2005-2007
Industry going through a transitionary phase
Size of Industry
Service Lines
Delivery Model
Industry Structure
Peak Contract Size
Customer Profile
Industry value to
customers
Negligible
App dev &
Maintenance
Staff Aug.,
Onsite
Large no. of
Startups
<US$ 5,00,000
Large Fortune 100
Lower costs
US$ 1 billion
+ E-biz, ERP,
Y2K
Staff Aug.,
Onsite
Big 5 increase
Share and SME growth
=US$ 5 million
Large Fortune
500
+ quality,
Productivity
US$ 6 billion
+ SI, NM, Pack Soft, BPO, Products, Tech
Onsite, offshore
Mid-size
expand, Big 5
grow and
niche firms
emerge
= US$ 40 million
Global 2000
+security, data protection,
process mgt
US$ 14 billion
plus
+ IT consult, IT
Outsourcing
Global delivery
Big 5 in global
League
=US $ 100
million
Global 5000
+business
innovation
(Nguồn : NASSCOM)
Tình hình phát triển của các DNPM ở Ấn Độ
* Tập trung vào doanh nghiệp lớn.
Theo NASSCOM, hiện nay có khoảng 3000 công ty CNTT đang hoạt động tại Ấn Độ. Năm 2005, Ấn Độ có 3 DNPM đạt doanh số xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm: TCS, Infosys và Wipro trong số đó TCS và Infosys đạt doanh số xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD/năm. Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu phẩn mềm chiếm 69.4% tổng giá trị xuất khẩu phần mềm cả nước. Tỷ lệ này tăng dần từ 62% năm 2003 lên 68.7% năm 2004 và 69.4% năm 2005. Top 5 công ty hàng đầu chiếm 45% , 5 công ty tiếp theo chiếm 13%, 10 công ty tiếp theo chiếm 11%, và các công ty còn lại chiếm 31%. Trong top 20, doanh số của từng DNPM đạt mức gần 100 triệu USD/năm trở lên.
Tỷ lệ doanh số xuất khẩu phần mềm của các DNPM Ấn Độ
* Càng lớn tăng trưởng càng mạnh
Các DNPM lớn khi vượt ngưỡng cũng tăng trưởng rất nhanh, với tốc độ trung bình 30%/năm. Infosys chỉ cần 5 năm để nâng doanh số xuất khẩu phần mềm của mình từ 100 triệu USD lên 1 tỷ USD
* Xu hướng phát triển của các DNPM Ấn Độ
Toàn cầu hoá : Thị trường xuất khẩu phần mềm chính của các DNPM Ấn Độ là Mỹ (63%), sau đó là Châu Âu (24%). Hai thị trường này chiếm 87%. Thị trường Nhật Bản đang ở con số khiêm tốn 3%. Trong các công việc gia công, 45% khối lượng công việc được thực hiện tại Ấn Độ, 55% thực hiện tại địa chỉ khách hàng. Các DNPM lớn của Ấn Độ có văn phòng đại diện hoặc công ty chi nhánh ở nhiều nước trên thế giới.
* Nhân lực của DNPM Ấn Độ
Nhân lực trong các DNPM của Ấn Độ tăng trưởng khoảng 30%/năm, 242 ngàn năm 2001-2002 lên 697 ngàn năm 2003-2004, và 813 ngàn năm 2005-2006. Một điều dễ nhận thấy DNPM lớn nhân sự lớn, năng suất cao : các công ty lớn có vài chục ngàn nhân viên và tuyển thêm hàng chục ngàn nhân viên một năm. Chẳng hạn số nhân viên của TCS là 41 ngàn, Infosys là 32 ngàn, Wipro là 42 ngàn, với doanh số bình quân đầu người 20-40.000 USD/năm. Riêng trong một năm Infosys tuyển thêm 11,5 ngàn, Wipro tuyển thêm 9,8 ngàn nhân viên mới.
4.3 Quá trình hình thành và phát triển của các DNPM ở Trung Quốc
Những năm gần đây, Trung quốc được biết đến như một quốc gia có sức hút lớn về CNPM. Một phần là nhờ sự gần gũi giữa tiếng Hán và tiếng Nhật nên Trung Quốc là nguồn thu hút công việc từ Nhật bản sang.
Đánh giá của NASSCOM và Evalueserve Analysis cho biết năm 2002, doanh số của các DNPM của Trung Quốc là 4,7 tỷ USD, tăng lên 10,6 tỷ USD năm 2006 với tốc độ tăng trưởng trung bình 22.6%/năm. Giá trị thị trường ITES-BPO năm 2002 là 255 triệu USD, tăng lên 1,057 tỷ USD vào năm 2006 với tốc độ tăng trưởng 42,7%/năm.
Theo báo cáo China: Global IT and BPO Outsource Leader (7/2005, Temasys International), số DNPM của Trung Quốc có chứng nhận CMM (từ mức 2 đến mức 5) tăng rất nhanh và được thể hiện trong bảng sau
Năm
Số công ty có CMM
2001
18
2002
37
2003
108
2004
153
4.4 Vị thế của DNPM Việt Nam
* Thu hút gia công xuất khẩu phần mềm - dịch vụ
Tháng 4/2004, tập đoàn tư vấn quốc tế AT Kearney trong báo cáo Offshore Decision đã xếp Việt Nam vào danh sách 25 nước “most actractive offshore location – nơi thu hút gia công dịch vụ tốt nhất”. Việt Nam với điểm số 4.70/10 được xếp thứ hạng 20 trên 25 nước được chọn vào vòng chung kết. Trong phần kết luận, báo cáo Keaney đã nêu rõ cách đánh giá này được xem như một công cụ để các công ty nước ngoài lựa chọn nên gia công ở nước nào, và với các quốc gia, dựa vào các đánh giá có thể hình dung được tiềm năng, điểm mạnh yếu của mình trong việc thu hút nguồn việc từ các nước khác.
Thứ hạng
Nước
Tài chính
Môi trường kinh doanh
Nhân lực
Tổng
1
Ấn Độ
3.72
1.31
2.09
7.12
2
Trung Quốc
3.32
0.93
1.36
5.61
3
Malaysia
3.09
1.77
0.73
5.59
4
Czech
2.69
2.02
0.92
5.58
5
Singapore
1.47
2.63
1.36
5.46
6
Philippines
3.59
0.92
0.94
5.45
7
Brazil
3.17
1.41
0.86
5.44
8
Canada
1
2.48
1.94
5.42
9
Chi lê
2.99
1.68
0.7
5.37
10
Ba lan
2.88
1.57
0.88
5.33
11
Hungary
2.71
1.68
0.9
5.29
12
New Zealand
1.59
2.24
1.38
5.21
13
Thái lan
3.44
1.19
0.57
5.2
14
Mexico
3.12
1.26
0.74
5.12
15
Argentina
3.25
1.08
0.74
5.07
16
Costa Rica
3.06
1.33
0.67
5.06
17
Nam Phi
2.83
1.21
0.94
4.98
18
Australia
1.11
2.13
1.58
4.82
19
Bồ đào nha
1.84
1.99
0.88
4.71
20
Việt Nam
3.65
0.7
0.35
4.7
21
Nga
3.25
0.51
0.89
1.65
22
Tây ban nha
1.12
2.05
1.38
4.55
23
Ireland
0.62
2.48
1.39
4.49
24
Israel
1.66
1.74
1.06
4.46
25
Thổ Nhĩ Kỳ
3.07
0.73
0.64
4.44
* Đánh giá sơ bộ về thị trường của các DNPM
- Dự báo xu thế:
+ Thị trường gia công phần mềm cho các DNPM phát triển mạnh
+ Hình thành thị trường ITES-BPO với tốc độ phát triển nhanh
+ Nguồn việc lớn nhất hiện nay là Bắc Mỹ, EU và Nhật
+ Các quốc gia gia công phần mềm mạnh nhất là Ấn Độ, Trung Quốc
- Đánh giá chung về Việt Nam
+ Bắt đầu có tên tuổi trên bản đồ gia công phần mềm quốc tế, nằm trong Top 20 thế giới và Top 5 nếu nhìn từ của Nhật Bản
+ Nhiều yếu tố cơ hội để phát triển nhưng đang còn ở dạng tiềm năng
+ Đã hình thành một số DNPM quy mô trên 500 nhân viên, đạt tiêu chuẩn chất lượng CMM/CMMI Level 5, doanh số gần đạt ngưỡng 10 triệu USD/năm
- Các bài học kinh nghiệm
+ Ngành CNPM của một quốc gia hoặc một công ty khi phát triển đến ngưỡng sẽ tăng trưởng rất nhanh
+ Các công ty lớn trong Top 5/10/20 đóng vai trò hết sức quan trọng
+ Trong phân bổ nguồn nhân lực, nhan lực có bằng Diploma (Cao đẳng thực hành theo Luật giáo dục mới 2005) có vị trí quan trọng
+ Chiến lược toàn cầu hoá là quan trọng, không thể phát triển ngành CNPM mạnh nếu chỉ dựa vào thị trường nội địa
5. Thị trường phần mềm trong nước
5.1 Đánh giá chung
* Dự báo t._.ình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong 5 năm tới
Việc Việt Nam sẽ tham gia vào WTO đầu năm 2006 tuy là thách thức, song cũng là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển. Nếu những gì diễn ra đối với Trung Quốc sau khi gia nhập WTO được coi là dự đoán của nền kinh tế Việt Nam, thì Việt Nam có thể vẫn đạt được tốc độ phát triển kinh tế 7– 8%/năm. Ngoài ra, việc Việt Nam không ngừng mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy cơ hội kinh doanh của các ngành sản xuất, dịch vụ, trong đó có CNTT sẽ ngày một cải thiện. Trong một nền kinh tế năng động như vậy, cơ hội dành cho CNTT nói chung và CNPM nói riêng là đã rõ. Vấn đề ở chỗ ngành CNPM trong nước có tận dụng và phát huy được các cơ hội đó hay không ?
* Tiền đề để xây dựng ngành CNPM trong nước
Theo lý thuyết phát triển của Michael Porter, để một ngành công nghiệp có thể phát triển cần có 4 yếu tố (còn gọi là mô hình kin cương) – đó là nội lực của ngành công nghiệp, xuất phát điểm, các ngành công nghiệp có liên quan và nhu cầu của thị trường. Đối với CNPM, xuất phát điểm chính là con người Việt Nam. Nội lực được thể hiện chính ở nguồn nhân lực dồi dào để sản xuất và làm dịch vụ phần mềm. Nhu cầu thị trường được thể hiện ở các ngành công nghiệp dịch vụ, tạo cơ hội phát triển mới cho CNPM.
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP
PHẦN MỀM VIỆT NAM
1. Tổng quan về doanh nghiệp phần mềm
1.1 Khái niệm
Doanh nghiệp CNTT là các doanh nghiệp được xem là chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực CNTT, nếu có trên một nửa số hạng mục đăng ký kinh doanh (từ 50% trở lên) thuộc lĩnh vực CNTT
DNPM là doanh nghiệp có từ 50% doanh số CNTT là doanh số phần mềm
1.2 Phân loại DNPM Việt Nam
Theo sự phân loại của Hội Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh, DNPM trong nước được tạm xếp vào 4 nhóm: rất nhỏ (micro), nhỏ (small), vừa (middle), một số ít có quy mô lớn (large) và hàng đầu (top).
Doanh nghiệp rất nhỏ (micro) : dưới 10 nhân lực và /hoặc doanh số tối đa đến 30.000 USD/ năm; tương đương khoảng 2.500 USD/ tháng. (năng suất tối đa 3.000 USD/ năm/ người).
Doanh nghiệp nhỏ (small): từ 10 đến dưới 30 nhân lực và /hoặc doanh số từ 100.000 USD/ năm đến tối đa là 150.000 USD/ năm; tương đương từ 8.500 USD/ tháng đến tối đa là 12.500 USD/ tháng. (năng suất tối đa 5.000 USD/ năm/ người).
Doanh nghiệp vừa (middle): từ 30 đến dưới 100 nhân lực và /hoặc doanh số từ 250.000 USD/ năm đến tối đa là 800.000 USD/ năm; tương đương từ 20.000 USD/ tháng đến tối đa 60.000 USD/ tháng (năng suất tối đa 8.000 USD/ năm/ người).
Doanh nghiệp lớn (large): từ 100 đến dưới 300 nhân lực và /hoặc doanh số từ 2.000.000 USD/ năm đến tối đa là 3.000.000 USD/ năm; tương đương 170.000 USD/ tháng đến tối đa là 250.000 USD/ tháng (năng suất tối đa 10.000 USD/ năm/ người).
Doanh nghiệp hàng đầu (top): trên 300 nhân lực. Năng suất từ 10.000 USD/ tháng/ người.
1.3 Tỷ lệ DNPM trong số các DN đăng ký hoạt động PM
Năm 2002, cả nước có khoảng 350 đơn vị đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh CNTT, trong đó có khoảng 200 đơn vị đăng ký hoạt động phần mềm. HCA ước lượng trong số này có khoảng 40% số đơn vị đăng ký (80 đơn vị) nhưng không hoạt động, 25% (50 đơn vị) hoạt động rồi ngưng, khoảng 35% (70 đơn vị) sẽ bổ xung vào số đơn vị phần mềm “sống được” (Nguồn: Báo Cáo Toàn Cảnh CNTT 2003 – HCA).
Tỷ lệ này không thực sự phán ánh tình trạng khó khăn của DNPM. Con số 40% đơn vị đăng ký nhưng không hoạt động trong lĩnh vực phần mềm là số doanh nghiệp không chủ yếu làm phần mềm.
Tỷ lệ tình trạng “sống được” là 35% này trong trường hợp các địa phương chưa có số liệu thống kê đầy đủ hoặc chưa tổ chức khảo sát hoặc chưa tổ chức khảo sát số doanh nghiệp thực sự hoạt động trong lĩnh vực phần mềm.
Như vậy, trong 200 doanh nghiệp đăng ký hoạt động phần mềm trên đây, số doanh nghiệp thực sự hoạt động phần mềm là 120 đơn vị, trong số này có 50 đơn vị (40%) hoạt động sau một thời gian rồi ngưng và có 70 đơn vị (60%) tồn tại được. Dù sao, số doanh nghiệp tồn tại được cũng không phải là khả quan đối với một ngành có triển vọng như ngành CNPM. Cần phải nâng tỷ lệ sống được từ 60% như hiện nay lên 70% - 80%.
1.4 Môi trường hoạt động của DNPM.
Trong kinh doanh, DNPM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, có thể nói rằng DNPM chịu tác động mạnh mẽ của môi trương kinh doanh và môi trường xã hội. Các chính sách ưu đãi trong CNPM và việc hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước là 2 yếu tố tích cực đến sự phát triển CNTT tác động khá tiêu cực đến DNPM. Có thể nói các doanh nghiệp CNTT nói chung và DNPM nói riêng đã chịu tác động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh và môi trường xã hội, trong đó có yếu tố quan trọng là chính sách của Nhà nước và hoạt động của bộ máy quản lý từ cấp trung ương đến các địa phương.
Trong các năm từ 2000 đến 2004, các chính sách của Đảng và Chính phủ liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam đã được triển khai từng bước, bắt đầu từ việc ban hành chiến lược, xây dựng kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT đến năm 2005, xây dựng các bộ máy cấp vĩ mô là Bộ Bưu chính, Viễn thông; đổi mới Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT, kiện toàn bộ máy Nhà nước về CNTT tại địa phương, thành lập các Sở Bưu chính, Viễn thông tại TP. HCM, Hà Nội và các tỉnh thành.
Năm 2004, Chính phủ cũng thể hiện việc đặc biệt khuyến khích đầu tư vào ngành CNPM bằng các chính sách thuế ưu đãi ở mức cao nhất. Ngày 22 tháng 12 năm 2004, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 123/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và làm dịch vụ phần mềm. Những ưu đãi này tập trung vào thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu và thuế thu nhập cá nhân.
Trong 2 năm 2004 và 2005, Quốc Hội và các bộ ngành cũng đã soạn thảo các dự thảo Luật Giao dịch điện tử, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật CNTT. Năm 2004 là năm đầu tiên Chính phủ duyệt chương trình xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp CNTT, thông qua các hiệp hội. Năm 2005 cũng là năm đầu tiên Bộ Bưu chính, Viễn Thông xây dựng các kế hoạch phát triển CNPM, phát triển bưu chính-viễn thông và Internet và gần đây nhất là chiến lược phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010.
Nhìn chung, các ý kiến của DNPM đều cho rằng môi trường chính sách có tác động tích cực đối với hoạt động doanh nghiệp. Các cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền thông qua tổ chức hiệp hội, các kênh truyền thông đã có nhiều thuận lợi. Cộng đồng CNTT và doanh nghiệp đã được tiếp cận từ cộng đồng hoặc từ chính quyền địa phương đã đến được với lãnh đạo cấp cao của đất nước, nhiều thành tích hoạt động đã được ghi nhận kịp thời.
Mặc dù vậy, việc không xây dựng được các kế hoạch cụ thể trong các năm vừa qua do bộ máy chuyên trách quản lý ngành CNTT từ trung ương đến các địa phương mới thành lập, đang trong quá trình kiện toàn tổ chức đã hạn chế phần nào sự tăng trưởng của DNPM. Mặt khác, các cơ chế chính sách cụ thể chậm được ban hành cũng khiến cho việc mở rộng thị trường ở khu vực nhà nước gặp trở ngại. Sự thiếu nhất quán trong việc thực thi các chủ trương chính sách ưu đãi cho phát triển CNPM đã đem lại những quan ngại cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực CNPM.
1.5 Đánh giá nhu cầu của các DNPM để hình thành và phát triển
Vốn
Vấn đề thiếu vốn để có thể thành lập, sản xuất và phát triển của DNPM hiện nay chưa có giải pháp hỗ trợ nào được thực thi. Quy đầu tư mạo hiểm hay còn được gọi là đầu tư triển vọng là một hoạt động kinh doanh không nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng tìm nguồn vốn là vấn đề của doanh nghiệp và của ngân hàng. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì phải vay vốn ở ngân hàng theo quy định cần thiết như thế chấp tài sản. Điều này đúng trong trường hợp bình thường, phát triển ngành CNPM thì cần tìm ra giải pháp có tính đột phá. Nhà nước cần chấp nhận một tỷ lệ tổn thất trong việc hỗ trợ DNPM vay vốn. Đây cũng là yêu cầu để nâng cao tỷ lệ “sống được” của DNPM. Sự tổn thất từ 60% đến 70% doanh nghiệp hoặc nếu chỉ là 50% cũng là một tổn thất rất lớn không những về chi phí xã hội mà còn làm chậm việc đạt được mục tiêu phát triển CNPM.
Nhân sự
DNPM không nêu vấn đề thiếu nhân sự, không nêu vấn đề nhân sự thiếu trình độ mà nêu khó khăn vì nhân sự không ổn định. Như vậy, nhu cầu về nhân sự mà một trong số công ty nêu ra có thể là vấn đề bức bách nhưng không hẳn là vấn đề cơ bản. Cần bảo đảm để giải quyết một khủng hoảng thiếu nhưng không đem đến một khủng hoảng thừa. Khủng hoảng thừa có thể không chỉ vi chưa xác định địa chỉ cung cấp mà còn có thể vì chưa tạo đủ điều kiện môi trường để các địa chỉ đó xuất hiện trên thực tế. Có trường hợp doanh nghiệp một năm trước còn xem nhân lực là vấn đề bức xúc nhưng ngay trong năm sau đã giải quyết ổn thoả nhu cầu phát triển nhân sự của mình.
Trở lại vấn đề nhân sự không ổn định của các DNPM vừa và nhỏ, chúng ta thấy không chỉ là nhân sự không ổn định mà bản thân các doanh nghiệp khó giữ được sự ổn định. Như vậy vấn đề chính là việc xây dựng và định hình được môi trường kinh doanh ổn định cho DNPM. Đây chính là vấn đề khó khăn cho các DNPM, đặc biệt trong buổi đầu thành lập.
Thị trường
Hai thiếu thốn lớn của DNPM trong vấn đề thị trường là thiếu thông tin và thị trường không ổn định. Trong đó, thiếu thông tin là vấn đề lớn nhất. DNPM ngoài việc tự bản thân phải thu thập thông tin thì rất cần được hỗ trợ từ nhà nước những thông tin về thị trường, như các quốc gia khác vẫn làm để hỗ trợ DNPM của họ.
Đối với thị trường CNTT nội địa, khách hàng lớn nhất hiện nay là khu vực nhà nước. Hàng năm, DNPM cần được thông báo công khai, đầy đủ và cùng lúc về nhu cầu thực hiện các dự án phát triển CNTT của các bộ ngành trung ương cũng như các cơ quan, sở ngành của tất cả các địa phương. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của cơ quan quản lý CNTT các cấp. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho DNPM phát triển thị trường, cần phải tháo gỡ những ràng buộc làm cản trở tính cạnh tranh của doanh nghiệp, như giải quyết nhu cầu kết nối viễn thông giá rẻ (qua vệ tinh chẳng hạn), tiết kiệm chi phí cho những doanh nghiệp thực sự có nhu cầu. Điều nay sẽ làm tăng lợi thế thu hút đầu tư vào ngành CNPM.
Những vấn đề của DNPM có quy mô lớn.
Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh về số lượng các DNPM thì ngày càng xuất hiện nhiều DNPM có tên thương hiệu, có đủ sức cung cấp các giải pháp và sản phẩm tốt cho thị trường trong nước.
Quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn cũng đòi hỏi trình độ quản lý doanh nghiệp ngày càng cao, càng có nhiều thách thức khác phát sinh.
Luật pháp về bảo hộ sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả vẫn còn nhiều bất cập là mối lo ngại và nguy cơ rủi ro cao đối với các DNPM hàng đầu cung cấp phần mềm trong nước. Nguy cơ tranh chấp sản phẩm có chiều hướng gia tăng trong những năm tới, cũng như sự cạnh tranh của các phần mềm và giải pháp từ nước ngoài là thách thức lớn đối với DNPM trong nước hiện nay.
1.6 Ứơc tính số lượng DNPM thực sự hoạt động trong cả nước
Tổng hợp số liệu điều tra DNPM đang hoạt động ở Hà Nội, TP. HCM và các tỉnh thành khác, ta có số DNPM cả nước ước khoảng 722 đơn vị, theo bảng sau:
Số lượng DNPM hiện đang hoạt động trong cả nước (Nguồn: HCA)
Ước tính doanh nghiệp phần mềm
Số lượng
Tỷ lệ
Hà Nội
290
40%
TP. Hồ Chí Minh
372
52%
Các tỉnh thành khác
60
8%
Cả nước
722
100%
2. Vai trò của các khu CNPM tập trung đối với sự phát triển DNPM Việt Nam
2.1 Tình hình hoạt động của các khu CNPM tập trung
a) Trung tâm Công nghệ Phần mềm Sài Gòn (SSP)
Mục đích
SSP được thành lập năm 2000, tại một vị trí trung tâm thành phố, đặc biệt thuận lợi về mặt địa lý. SSP được UBND thành phố quan tâm, đầu tư ngay từ ban đầu bằng các khoản vay không lãi suất (14 tỷ đồng), cấp chuyển từ kinh phí trung ương (khoảng 3 tỷ đồng), điều chuyển nhiệm vụ quản lý và khai thác Phòng thí nghiệm CNTT từ Ban chỉ đạo CNTT Thành phố (giai đoạn trước 2000), cho phép lắp đặt ăng ten VSAT kết nối Internet qua vệ tinh. Hiện nay cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, vị trí của SSP vẫn là một môi trường lý tưởng đối với các DNPM. Một trong các nhiệm vụ ban đầu, cũng như mục đích thành lập SSP là để hình thành như một Vườn ươm hỗ trợ, nuôi dưỡng các DNPM mới và non trẻ, chưa có đủ điều kiện để phát triển nhanh và là nơi thực thi chính sách hỗ trợ các DNPM.
Quá trình hoạt động
Từ năm 2000 đến năm 2002, SSP là địa chỉ thu hút nhiều DNPM, hỗ trợ về giá thuê văn phòng có chi phí thấp, kết nối Internet tốc độ cao. Từ sau năm 2002, đơn vị quản lý SSP liên tục tăng giá thuê văn phòng và các dịch vụ, làm hàng loạt các DNPM vừa và nhỏ không thể trụ được tại đây. Cho đến thời điểm năm 2005, tại SSP chỉ còn 01 doanh nghiệp quy mô lớn (Global Cybersoft), cùng với 10 DNPM khác. Nhìn chung các DNPM trong SSP không còn nhận được ưu đãi hay hỗ trợ gì nữa. Đơn vị chủ quản hiện nay của SSP cũng trở thành một doanh nghiệp sản xuất phần mềm.
Như vậy xét về hiệu quả kinh tế thì việc khai thác toà nhà cho thuê có phần nguồn thu tăng, do tăng giá thuê văn phòng, nhưng xét về mục đích ban đầu là hỗ trợ, ươm tạo DNPM thì coi như không đạt được. Mặc dù chúng ta không phủ nhận vai trò lịch sử của SSP là đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của Khu CNPM tập trung tại các địa phương, trong đó tại TP. HCM có Công viên Phần mềm Quang Trung (2001), toà nhà E-Town của Công ty REE (2002), Khu CNPM Đại học Quốc gia TP. HCM (2003).
b) Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC)
Mục đích
QTSC được thành lập từ năm 2001, với quy mô diện tích đến 43 ha, có mục tiêu hình thành một cơ sở hạ tầng hoàn hảo để tiếp nhận các nhà đầu tư trong và ngoài nước tới phát triển CNPM, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh của ngành CNPM, mà SSP không thể thoả mãn được do có quy mô quá nhỏ. QTSC còn là nơi thực thi các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thu hút đầu tư đối với các DNPM và các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện chức năng ươm tạo DNPM.
Quá trình hoạt động
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo các điều kiện kinh doanh cho các DNPM về cơ bản đã hoàn thành trong năm 2005. QTSC có hệ thống viễn thông hiện đại vào bậc nhất, kết nối trực tiếp với 2 cổng ra quốc tế, tổng băng thông 68Mbps. Các dịch vụ được cung cấp trong QTSC ngày càng hoàn hảo như nhà hàng ăn uống, khu nhà ở và biệt thự, phương tiện đưa rước vận chuyển. Các chính sách ưu đãi nhà đầu tư và hỗ trợ DNPM được triển khai có hiệu quả tại QTSC.Tại đây đã thu hút được các nhà đầu tư đăng ký thuê đất, lấp đầy toàn bộ diện tích và hiện các nhà đầu tư đang tiến hành xây dựng các toà nhà cao ốc văn phòng hiện đại, phục vụ các DNPM với tổng vốn đầu tư đăng ký trên toà nhà cao ốc văn phòng hiện đại, phục vụ các DNPM với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1000 tỷ đồng. Trong thời gian từ năm 2001 đến nay, QTSC đã tiếp nhận và hỗ trợ ra đời 65 DNPM mới. Thương hiệu và khả năng thu hút đầu tư của QTSC ngày càng được củng cố. Các hoạt động hỗ trợ DNPM bên trong QTSC, mà tiêu biểu là các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp (business matching), các hoạt động xúc tiến thương mại cộng với chính sách ưu đãi giá cho thuê văn phòng, dịch vụ hoàn hảo đã tạo môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao cho các DNPM.
Môi trường thuận lợi với các dịch vụ dùng chung trong QTSC là nguyên nhân trực tiếp đem lại hiệu quả hoạt động của DNPM. Tỷ lệ sống sót của các DNPM tại QTSC đạt 70%, là cao gấp đôi so với tỷ lệ 35% DNPM sống sót tại TP. Hồ Chí Minh. QTSC đang là một mô hình Khu CNPM tập trung hoạt động hiệu quả, đúng với định hướng của lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh. QTSC sẽ là nơi đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của CNPM TP. HCM, là nơi thu hút các DNPM có quy mô lớn vào hoạt động, đặc biệt là các DNPM với định hướng khai phá các thị trường mới như thị trường Nhật Bản.
Tồn tại lớn nhất hiện nay đối với QTSC là vấn đề giao thông đi lại bên ngoài chưa được giải quyết dứt điểm đang gây khó khăn lớn cho các DNPM hoạt động bên trong QTSC.
c) Toà nhà E-Town
Toà nhà E-Town được hình thành từ dự án xây dựng toà cao ốc của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE. E-Town được xây dựng từ năm 2001 và bắt đầu đi vào hoạt động cuối năm 2002. E-Town có tổng diện tích văn phòng trên 30.000 m2, là nơi cung cấp môi trường làm việc khá lý tưởng cho các DNPM thuê. Hiện nay tại E-Town có 20/107 doanh nghiệp CNTT đang hoạt động, với khoảng 1000 chuyên gia CNTT. Hiện tại Công ty REE đang có dự án xây dựng toà nhà E-Town 2 để tiếp tục làm văn phòng cho các DNPM thuê và mở rộng sản xuất.
d) Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP. HCM
Dự án Khu CNPM Đại học Quốc gia TP. HCM (VNU-ITP) được khởi động từ năm 2001, đến cuối năm 2005, VNU-ITP đã quy hoạch được 23,8 ha đất để phát triển, xây dựng xong Giai đoạn I khuôn viên gần 8 ha, với trên 17.000 m2 văn phòng làm việc.
Hiện nay tại VNU-ITP có 4 trung tâm đào tạo nhân lực và phát triển phần mềm trực thuộc Đại học Quốc gia (CITD, Unisoft, Pronet, DATAGis, …) cùng một số doanh nghiệp thuê văn phòng để hoạt động, với tổng số trên 100 người. Hoạt động ươm tạo công nghệ dành cho đối tượng là các sinh viên và giáo viên chuyên ngành CNTT đã được khởi động tại đây từ năm 2002, hiện nay vẫn đang được tiếp tục với một số dự án quy mô nhỏ.
2.2 Vai trò hỗ trợ phát triển DNPM của các khu CNPM tập trung
a) Ưu thế của các khu CNPM tập trung
Khu CNPM tập trung là các khu sản xuất phần mềm quy mô lớn, tập trung nhiều DNPM. Đây còn là nơi các nhà khoa học, các lập trình viên được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nghiên cứu – phát triển sản phẩm mới, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám cao. Bên cạnh chức năng sản xuất và dịch vụ của các DNPM, ba lĩnh vực được đặc biệt ưu tiên và hỗ trợ trong các khu CNPM tập trung là nghiên cứu và phát triển trong công nghệ phần mềm, đào tạo nhân lực chất lượng và trình độ cao, ươm tạo DNPM mới cho ngành CNPM. Các nghiên cứu trên toàn thế giới còn cho thấy có 04 điều kiện quan trọng để các khu CNPM tập trung phát triển là :
Sự tiếp cận dễ dàng những nguồn nhân lực lành nghề.
Khả năng kết nối viễn thông và Internet với chi phí thấp.
Dễ dàng và thuận tiện trong giao thông (gần sân bay quốc tế).
Có các điều kiện sống và sinh hoạt chất lượng cao.
Xây dựng và phát triển các khu CNPM tập trung là một trong những yếu tố hàng đầu trong phát triển CNPM và phải dựa trên hai yếu tố chính là “dành các chính sách ưu đãi tối đa” và “đầu tư tập trung có trọng điểm” vào một số khu CNPM tập trung. Làm tốt việc này, các khu CNPM tập trung sẽ trở thành hạt nhân cho nền CNPM quốc gia, là nơi sản sinh ra những DNPM có tầm vóc lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thực tiễn ra đời và quá trình hoạt động của QTSC và các khu CNPM tập trung khác tại TP. HCM trong 05 năm qua đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của CNPM Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia sản xuất phần mềm và khẳng định được sự cần thiết của mô hình này.
b) Mô hình Vườn ườm DNPM trong các khu CNPM tập trung
Trong thực tiễn kinh doanh, do tiềm lực về tài chính không mạnh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thường bị bất lợi về cạnh tranh hơn sơ với những doanh nghiệp lớn. Họ vấp phải những rào cản thâm nhập thị trường, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp cận các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chi phí giao dịch cao hơn khi cần tiếp cận với các thị trường nước ngoài, dẫn đến tỷ lệ các SME thất bại là tương đối cao. Điều này cũng đúng cho các DNPM tại một quốc gia mới phát triển CNPM như Việt Nam, như thực tế khảo sát cho thấy.
Vai trò của Nhà nước là phải tìm giảm bớt tỷ lệ thất bại của DNPM, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường bằng cách cung cấp những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và tài chính cho các DNPM mới thành lập, quy mô nhỏ để giúp họ cải thiện tính cạnh tranh, tiếp cận được các thị trường mới hoặc phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới. Vườn ươm DNPM sẽ cung cấp một môi trường hỗ trợ thuận lợi cho chủ nhân của các DNPM mới tồn tại và phát triển. Việc cung cấp những dịch vụ cần thiết cho DNPM trên cơ sở “một cửa” cho phép giảm tổng chi phí hoạt động của DNPM. Vườn ươm nuôi dưỡng những DNPM trẻ, giúp đỡ họ sống sót và tăng trưởng trong thời gian khởi nghiệp - thời kỳ dễ bị thất bại và tổn thương nhất. Một cách cụ thể hơn, Vườn ươm DNPM sẽ đem đến:
Dịch vụ phát triển doanh nghiệp: giúp đỡ DNPM mới thành lập các kinh nghiệm về một lĩnh vực xác định, có thể liên quan đến việc lập kế hoạch kinh doanh, đào tạo kỹ năng quản lý, tiếp cận với trình độ cao về kế toán, pháp luật, tiếp thị và tài chính, và những hình thức tư vấn đặc thù khác. Vườn ươm có thể tạo ra hay điều hành Quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào các doanh nghiệp được ươm tạo.
Mạng tư vấn doanh nghiệp: Vườn ươm DNPM tự bản thân nó không thể cung cấp tất cả các phương tiện và những dịch vụ cần thiết, vì những tài nguyên chỉ có hạn. Thành mạng lưới với những nhà cung cấp bên ngoài là việc cần phải làm. Một mạng tư vấn hoạt động chung quanh Vườn ươm, hoặc một mạng lưới hỗ trợ phát triển DNPM gồm các chuyên gia tư vấn, nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, nhà giáo và doanh nhân thành đạt giàu kinh nghiệm sẽ sẵn sàng cung cấp tư vấn và các sự giúp đỡ cần thiết cho doanh nghiệp. Những người tham gia vào mạng lưới tư vấn sẽ được hưởng lợi thông qua hoạt động tư vấn, vì họ có được một nguồn khách hàng càng ngày càng nhiều và đây là một kênh thông tin tiếp thị rất có hiệu quả.
Hiệp lực điều hành: Đóng góp quan trọng nhất của những Vườn ươm doanh nghiệp tới các doanh nghiệp trong Vườn ươm là các cơ hội mà chúng cung cấp cho chủ doanh nghiệp, để hợp tác và phát triển những mối quan hệ làm ăn với những chủ doanh nghiệp khác. Một đóng góp quan trọng khác mà việc sử dụng cùng trụ sở của các chủ doanh nghiệp có thể làm, là sẽ khắc phục được sự cô đơn của môi trường làm việc. Khuyến khích những quan hệ làm ăn bên trong Vườn ươm doanh nghiêp, trao đổi ý tưởng và tư vấn không chính thức sẽ tạo nên một mối liên hệ khăng khít giữa các doanh nghiệp.
Không gian làm việc linh động với giá cả chấp nhận được: dưới dạng văn phòng làm việc hoặc dưới dạng phân xưởng, dựa trên cơ sở “dễ vào và dễ ra”, từ những không gian nhỏ (10 mét vuông), trong một thời gian ngắn (chỉ cần đăng ký trước 1 tháng), khả năng di chuyển vào một vị trí khác lớn hơn ngay trong Vườn ươm. Điều quan trọng là môi trường Vườn ươm, cả không gian bên trong lẫn công việc bên ngoài, đều phải được cung cấp với những tiêu chuẩn cao nhất, để xúc tiến kế hoạch cho những khách hàng mới nhưng cũng giúp tiếp thị những doanh nghiệp cho khách hàng. Cần có một địa điểm đầu mối ở đó mọi người có thể gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm, thành công cũng như thất bại của họ. Nơi đây có thể bao gồm một căng tin, một nhà bếp riêng biệt và phòng vệ sinh.
Những dịch vụ dùng chung: Bao gồm thư ký hỗ trợ, gọi điện trả lời, lễ tân và dịch vụ chuyển thư, truy nhập máy tính và các thiết bị văn phòng khác, phòng học và (trong vài trường hợp) căng-tin. Vườn ươm cần cung cấp cho tất cả các doanh nghiệp thuê được phép truy nhập tới một “cơ sở hạ tầng CNTT-TT” chung, nơi mà các doanh nghiệp truy cập Internet và được cung cấp những dịch vụ hỗ trợ khác.
Dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng: một Vườn ươm doanh nghiệp sẽ tìm cách cung cấp sự giúp đỡ liên tục cho những doanh nghiệp thuê sau khi họ rời Vườn ươm, và có thể cung cấp những dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ trong vùng nói chung. sự sẵn có những giải pháp đầy đủ và thích hợp là rất quan trọng, ngoài việc có đủ không gian làm việc.
c) Các loại hình Vườn ươm doanh nghiệp
Mô hình Vườn ươm có thể phân loại thành 2 loại: (1) Các vườn ươm phi lợi nhuận và (2) các vườn ươm vì lợi nhuận.
Nhóm thứ nhất là các vườn ươm được các tổ chức, cơ quan của Chính phủ, các Trường đại học và các tổ chức không vụ lợi tài trợ, mục đích hướng đến là để phát triển kinh tế qua việc tăng công ăn việc làm, đa dạng hoá cơ sở kinh tế, tăng nguồn thu về thuế cũng như thương mại hoá các công nghệ mới. Các Vườn ươm này thường kết hợp với các chương trình nghiên cứu tại các trường đại học.
Nhóm thứ hai là các Vườn ươm mang tính chất phi Chính phủ và thường là do các nhóm đầu tư, các nhà đầu tư thiện chí hay các công ty tư nhân vận hành. Hình thức đầu tư này được phổ biến khá rộng rãi tại EU và cũng đã đem lại nhiều kết quả khả quan trong những năm qua.
Theo kinh nghiệm các nước, việc theo đuổi một chiến lược Vườn ươm phi lợi nhuận dựa trên sự bao cấp của Nhà nước với niềm tin sẽ có chiếc chìa khoá kỳ diệu để đi vào Vương quốc công nghệ cao sẽ làm thui chột sự năng động và hiệu quả trong hoạt động của các Vườn ươm – vì dù sao Vườn ươm cũng là một thành phần, thậm chí là thành phần năng động nhất của nền kinh tế. Điều quan trọng là “gieo mầm” hoạt động của Vườn ươm hơn là bao cấp một cách vô điều kiện. Một khi chính quyền chấp nhận nghĩa vụ bao cấp, trọng tâm sẽ dịch chuyển từ việc nuôi dưỡng các công ty mới (các doanh nghiệp mới được hưởng lợi) sang việc xây dựng và duy trì những khu liên hợp khổng lồ (ở đây chỉ các nhà thầu xây dựng và các công chức quản lý được hưởng lợi). Một mô hình kinh doanh tốt phải nỗ lực vì mục tiêu hoạt động tự hạch toán và ở đây Nhà nước chỉ đóng vai trò người tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự vận hành của những Vườn ươm doanh nghiệp. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển Vườn ươm hầu hết các nước trên thế giới đều chọn mô hình Vườn ươm phi lợi nhuận (nonprofit) hoặc bán phi lợi nhuận (semi-nonprofit). Điều này dễ hiểu bởi để vận hành thành công mô hình Vườn ươm cần có khả năng tài chính dồi dào và kinh nghiệm quản lý tốt. Một giải pháp tốt cho việc hình thành và phát triển các Vườn ươm doanh nghiệp là hợp tác liên doanh với các đối tác nước ngoài, để đòi hỏi kinh nghiệm quản lý của họ.
Về hình thức pháp lý của Vườn ươm. Theo kinh nghiệm của Pháp, vận hành Vườn ươm ban đầu (3 năm) có thể dưới dạng các công ty khuyết danh, nhóm quyền lợi công cộng (GIP) hay là công ty thương mại tự cân đối tài chính – các Vườn ươm này tiếp tục hưởng một vài trợ giúp của Chính phủ, nhưng sẽ tìm được các nguồn tài chính khác.
Như vậy, có thể khẳng định Vườn ươm là một doanh nghiệp. Theo pháp luật Việt Nam, Vườn ươm có thể hoạt động dưới các hình thức cụ thể như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, công ty cổ phần…
d) Thực tiễn và kinh nghiệm triển khai mô hình “Vườn ươm DNPM”
Đầu tư phát triển các Vườn ươm DNPM tại Việt Nam là hết sức cần thiết, vì đa số các DNPM mới thành lập còn rất yếu trong kinh nghiệm quản lý và khả năng thâm nhập thị trường. Sự liên kết giữa các DNPM trong tổ hợp Vườn ươm sẽ giúp họ có được một nền tảng vững vàng hơn trong thời gian đầu mới thành lập và nhanh chóng trưởng thành.
Vườn ươm DNPM không phải là một khái niệm hoàn toàn mới đối với CNPM Việt Nam. Ở TP. HCM từ năm 2000 cho đến nay đã có một số dự án nghiên cứu và áp dụng mô hình này. Hoạt động “ươm tạo” các DNPM tại TP. HCM có thể kể trước tiên là tại QTSC. Xây dựng theo mô hình một khu CNPM tập trung, mục đích hoạt động của QTSC khong chỉ là tạo môi trường thu hút các DNPM đang tồn tại tập trung lại thành một khối, một cộng đồng, để chia sẻ các nguồn tài nguyên và hỗ trợ, hợp tác với nhau, mà còn là một môi trường “nâng đỡ” cho các DNPM mới thành lập hoặc đang chuẩn bị thành lập.
Tuy nhiên những hỗ trợ ưu ái các DNPM hoạt động tại QTSC được hưởng còn nặng về cơ sở hạ tầng. QTSC vẫn chưa thể hiện được kinh nghiệm, sự hiểu biết trong việc nhanh chóng nắm bắt những nhu cầu của DNPM mới, trong các dự án kinh doanh mới và giúp cho các dự án đó nhanh chóng được thức hiện.
Ngày 13/09/2005, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định số 15/2005/QĐ-BKHCN về việc Ban hành Quy định tạm thời về việc tổ chức thực hiện nhiệm vự ươm tạo công nghệ trong các trường đại học. Đây là một bước tiến đáng kể trong nhận thức của lãnh đạo về vai trò ươm tạo công nghệ mà Vườn ươm Unisoft ĐHQG đã thử nghiệm trước đó 03 năm. 01 tháng sau khi có quyết định này, tại Đại học Quốc gia TP. HCM đã có 4 đề tài đăng ký ươm tạo được xét duyệt với kinh phí trên 2,5 tỷ đồng (trong tổng kinh phí 4 tỷ đồng dự kiến chi cho hoạt động ươm tạo công nghệ), chứng tỏ nhu cầu lấy công nghệ làm nền tảng để hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao là rất thực tế.
Hiện nay, dự án “Vườn ươm DNPM” tại QTSC, với sự hỗ trợ về chuyên gia và tài chính của Uỷ ban Châu Âu (EC) đang được triển khai. Đây là một trong tiểu chương trình 2 thuộc Chương trình Hỗ trợ khu vực tư nhân của EC tại Việt Nam. Mục tiêu tổng thể của chương trình này là “thúc đẩy các hoạt động của khu vực tư nhân, đặc biệt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, và thúc đẩy sự hội nhập của khu vực này vào nền kinh tế quốc tế”. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc cố gắng cải thiện môi trường pháp lý và hành chính cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao năng lực của các hiệp hội kinh doanh và sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, một trong các kết quả chính mà Chương trình hướng đến là “tạo ra các doanh nghiệp mới qua việc thành lập các Vườn ươm công nghệ - kinh doanh kiểu mẫu trong các ngành đã được lựa chọn (ngành chế biến thực phẩm ở Hà Nội và CNTT ở TP. HCM)”.
3. Sự hình thành và phát triển của một số DNPM Việt Nam
3.1. Công ty cổ phần phần mềm kế toán Bravo
a) Sự hình thành
Công ty cổ phần phần mềm kế toán Bravo được thành lập theo giấy phép số 4467/GP-UB ngày 07 tháng 10 năm 1999 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội. Được Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 056682 ngày 18 tháng 10 năm 1999
Bravo là công ty chuyên sâu trong việc phát triển phần mềm kế toán và phần mềm quản trị tài chính. Với những kinh nghiệm thực tế giúp Bravo đã đáp ứng được những yêu cầu quản lý của các đơn vị và đây cũng chính là nền tảng để công ty phát triển phần mềm kế toán Bravo với những đặc điểm và chức năng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về kế toán và chức năng quản trị.
Phần mềm kế toán Bravo được thiết kế theo tư tưởng “hệ thống mở”, cho phép dễ dàng bổ xung và hiệu chỉnh chương trình theo yêu cầu của người sử dụng. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài với những phiên bản phần mềm kế toán đầu tiên Bravo 3.0,4.0,5.0,6.0 và hiện là Bravo 6.3, nó được xem là phần mềm dễ sử dụng nhất, đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của thực tế và mang tính quản trị cao. Điều này cũng xuất phát từ chính mục tiê._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0587.doc