Lời mở đầu
Trong quá trình tìm kiếm con đường đưa nền kinh tế phát triển đi nên, Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn đường lối đổi mới: Công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm 1986 chuyển từ nền kinh tế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đã tạo ra những động lực lành mạnh, làm nhộn nhịp các hoạt động kinh tế làm tươi tỉnh bộ mặt xã hội, là nguyên nhân trực tiếp làm cho đ
16 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sự hình thành nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất nước có những bước ổn định và phát triển trong những năm gần đây. công cuộc đổi mới đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đặc biệt là sự thay đổi hệ thống giá trị xã hội đồng thời tạo ranhững chuẩn mực xã hội mới. Điều đó đã tác động không nhỏ đến cách suy nghĩ và lối sống của người dân. ở con người Việt Nam dần hình thành những hướng giá trị mới đặc biệt là sự hình thành nhân cách con người, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề, đó là: Con người và nhân cách con người; dân chủ và công bằng xã hội; lợi ích cá nhân - xã hội cùng những mâu thuẫn và sự thống nhất giữa chúng... Trong bài viết của mình, em xin được đề cập đến một trong những vấn đề đang được quan tâm đó là: “Sự hình thành nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”.
Phần I:
1. Khái quát nền kinh tế Việt Nam trước thời kỳ đổi mới:
Đất nước ta là một nước giàu tài nguyên thiên, nguồn nhânlựcdồi dào và vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế. tuy nhiên lịch sử chiến tranh liên miên đã để lại những hậu quả của nó. Đó là một đất nước mà toàn bộ sức người, sức của liên tiếp phục vụ các cuộc chiến tranh, đặc biệt vừa trải qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và Mỹ, kinh tế không được chú trọng phát triển, đã trở nên nghèo làn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển.
Thời kỳ trước năm 1986, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế Việt Nam không phát triển được thậm chí có chiều hướng đình trệ nguy hiểm, nền sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội. Hoàn cảnh nước ta trước đó đang từ một đất nước thuộc địa nửa phong kiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa. Về mặt lý luận, lực lượng sản xuất phát triển đến mức độ nào đó thì mới thúc đẩy sự biến đổi của quan hệ sản xuất hình thành một mức độ phát triển mới. Nhưng thực tế nước ta sauchiến tranh cơ sở vật chất xã hội còn nghèo làn, lạc hậu, đất nước có 90% làm nông nghiệp, 95% dân cư mù chữ.... vì vậy lực lượng sản xuất không đủ điều kiện tác động đến quan hệ sản xuất cũ lỗi thời nhằm phá vỡ nó. Hơn nữu với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước không cho phép tồn tài thành phần kinh tế tư nhân, xoá bỏ một cách khô cứng mọi sự tư hữu, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng.
2. Kinh tế thị trường - Bước phát triển tất yếu khách quan.
Từ những năm đầu thập kỷ 90 trở lại đây có lẽ không còn mấy ai nghi ngờ của sản xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường trong sự nghiệp xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy vậy do những quan niệm trước đây về một chủ nghĩa xã hội không có kinh tế hàng hoá, không có quan hệ thị trường và bản thân nền kinh tế lại có tính hai mặt của nó cho nên trong thực tế việc nhận thức cho đúng vai trò của kinh tế thị trường đối với sự nghiệp xây dựng con người nhưng vẫn còn nhiều vấn đề thảo luận.
Như chúng ta đã biết, CMác và Ăng-ghen không dự báo về mô hình chủ nghĩa xã hội không có kinh tế hàng hoá. V.I Lênin, trước cách mạng tháng 10, cũng cho trong XNCH, nền kinh tế hàng hoá sẽ bị xoá bỏ “Để tổ chức nền sản xuất không có những nhà kinh doanh ”. Thế nhưng khi nội chiến kết thúc trước những nhiệm vụ nặng nề về việc khôi phục nền kinh tế, khắc phục hậu quả của chính sách cộng sản thời chiến, Lênin đã quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới, mà nội dung chủ yếu là thừa nhận kinh tế hàng hoá, thừa nhận tự do buôn bán, cho phép tồn tại một giới hạn nhất định thành phần kinh tế tư bản tư nhân, sử dụng các hình thức kinh tế quá độ, xem chủ nghĩa tư bản nhà nước là hợp tác xã như là những chiếc cầu nhỏ lên CNXH.
Có thể nói, suất một thời gian dài các nhà nước XHCN (trong đó có Việt Nam ) đã không nhận thức đúng vai trò của sản xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường, đã đồng nhất kinh tế sở hữu với hình thức tổ chức nền kinh tế và thành phần kinh tế, coi nhẹ quy luật giá trị, quy luật cung cầu, phủ nhận quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Do đối lập kinh tế hàng hoá và thị trường với kinh tế kế hoạch hoá, cho thị trường là phạm trù riêng của chủ nghĩa tư bản cho nên chúng ta chỉ thừa nhận của sản xuất hàng hoá trong khuân khổ của “thi đua XHCN”, tách rời một cách siêu hình sản xuất hàng hoá với thị trường. Bởi vậy chúng ta đã không tạo được động lực để phát triển sản xuất vô tình hạn chế và ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng xuất lao động tăng chậm gây, rây rối loạn và ách tắc trong lĩnh vực phân phối, lưu thông, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kém năng động, trì trệ.
Do thực tế đó, từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và nhà nước ta đã phân tích rõ nguyên nhân thực trạng nền kinh tế và đã thừa nhận sai lầm khuyết điểm, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong sự phát triển kinh tế và quyết định cho nền kinh tế phát triển theo kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đến đại hội toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đã đề ra đường lối: “Để phát huy vai trò to lớn của nền kinh tế nhiều thành phần phải tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”; “Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.... là hoàn toàn cần thiết để giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội ”.
Đến đại hội toàn quốc lần VIII, Đảng ta đã xác định rõ hơn vai trò của kinh tế thị trường: “Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nó chẳng có những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa ”. Kinh tế thị trường không đồng nhất với kinh tế tư bản chủ nghĩa, không phải là thành quả riêng của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường đã từng xuất hiện khá sớm trước CNTB là thành quả chung của văn minh loài người.
Tuy nhiên, Đảng ta không coi cơ chế thị trường là liều thuốc vạn năng và vì vậy không khuyến khích phát triển nó về mọi phương diện. Bởi lẽ đó việc tuyệt đối hoá vai trò của kinh tế thị trường sẽ rơi vào một sai lầm nguy hiểm từ phía khác. Quan hệ thị trường là môi trường thuận lợi để phát sinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Từ thực tế cho thấy, kinh tế thị trường dẫn đến việc làm ăn thuần tuý chạy theo lợi nhuận, dẫn đến các hình thức lừa đảo, hối lộ, trốn thuế, nợ lần khó trả; thương mại hoá một cách tràn lan, xâm nhập cả vào các lĩnh vực dễ tổn thương như y tế, giáo dục, văn hoá .... làm giá trị đạo đức - tinh thần bị xuống cấp; đồng tiền đã chi phối quan hệ giữa người với người; sự phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội có chiều hướng tăng lên; lối sống ích kỷ, thực dụng có nguy cơ ngày càng tăng... Sự đổi mới cơ chế kinh tế đã làm cho hệ thống giá trị xã hội có ít nhiều thay đổi cùng với những giá trị và chuẩn mực mới đã phần nào chi phối đến đời sống của từng cá nhân trong xã hội từ đó hình thành nên những con người mới. Vì vậy việc hình thành nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường đang là một vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội.
Phần II
Vai trò của chủ thể - xã hội, cá nhân trong việc định hướng nhân cách.
1. Bản chất con người và sự hình thành nhân cách.
* Chủ nghĩa Mác khi nghiên cứu về bản chất con người đã đi tới một quan niệm toàn diện về con người hiện thực, con người hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội. Chủ nghĩa Mác xem xét con người như một thực thể sinh vật - xã hội.
Con người là sản phẩm của tự nhiên là kết quả của sự tiến hoá lâu dài, của thế giới hữu sinh. cái sinh học trong con người quy định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người, là điều kiện quy định sự tồn tại của con người. Con người là sản phẩm của xã hội, là con người xã hội, mang tính xã hội. Con người chỉ có thể tồn tại được một khi con người lao động sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu sinh học của mình. Con người và ý thức. Chính lao động sản xuất là yếu tố quyết định hình thành con người và ý thức. Lao động là nguồn gốc tạo ra nền văn hoá vật chất và tinh thần. Mặt khác, trong lao động, con người quan hệ với nhau trong lĩnh vực sản xuất, đó là những quan hệ nền tảng để từ đó hình thành các quan hệ xã hội khác trong các lĩnh vực của đời sống tinh thần. Như vậy chính lao động đã quy định bản chất xã hội của con người, quy định cái xã hội trong con người; và cái xã hội đến lượt nó, lại quy định hinh thành và nhân cách.
Với tư cách là con người xã hội, là con người hoạt động thực tiên, con người sản xuất ra của cải vật chất, tác động vào tự nhiên để cải tạo tự nhiên. trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng tạo ra lịch sử của mình. Con người không những là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể cải tạo xã hội. Tồn tại, con người là thực thế thống nhất sinh học xã hội “Trong quá trình hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội ”. Theo Mác trước hết, bản chất trung nhất, sâu sắc nhất của con người là tổng hoà mối quan hệ giữa người với người trong xã hội hiện tại và trong quá khứ. Hai là bản chất con người không phải là cố định bất biết mà có tính lịch sử - cụ thể. Ba là, không thể hiểu bản chất con người bên ngoài mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Tuy nhiên ta cần thấy rằng Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên cái sinh học trong việc xác định bản chất con người. Hơn nữa, cái bản chất không phải là cái duy nhất mà chỉ là cái chung nhât, sâu sắc nhất; do đó khi nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, trong khi nhận rõ cái xã hội không thể tách rời các sinh học trong con người, ta cần phải chú ý tới tính riêng biệt và phong phú của mỗi cá nhân được quy định bởi tư chất di truyền học, yếu tố bản năng và trực giác, yếu tố ý thức, cái tôi của chủ thể. Như vậy sẽ là sai lầm nếu không hiểu bản chất chung của con người hay quy tất cả những gì của con người chỉ vào bản chất.
Cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất bao gồm những đặc điểm cụ thể, không lặp lại kết hợp với đặc điểm chung của bản chất người có vị trí xã hội và thực hiện những chức năng xã hội.
Khái niệm nhân cách chỉ bản sắc độc đáo của mỗi cá nhân, là toàn bộ những đặc tính và bản chất xã hội - Sinh lý- Tâm lý của cả nhân tạo thành chỉnh thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự khảng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình.
Nhân cách hình thành và phát triển phụ thuộc vào ba yếu tố. Thứ nhất, nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và di chuyền học. Hai là, môi trường xã hội là yếu tố quy định sự hình thành và phát triển nhân cách. Đó là môi trường gia đình, trường học và xã hội, môi trường này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Quan hệ giữa cá nhân và môi trường xã hội là quan hệ biện chứng. Thứ ba, hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân bao gồm quan điểm, lý luận, niềm tin định hướng giá trị...
Như vậy có thể nói, sự hình thành bản chất và nhân cách con người vừa phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan vừa phụ thuộc vào các yếu tố khách quan.
2. Vai trò của chủ thế - xã hội, cá nhân- trong việc định hướng nhân cách.
Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, xã hội là mối quan hệ biện chứng được thực hiện trên nền tảng lợi ích trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội, xã hội giữ vai trò quyết định.
Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội xắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khai thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên vào các quá trình kinh tế xã hội và thúc đẩy các quá trình đó phát triển nền trình độ cao hơn. Xã hội là môi trường. Là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện; xã hội càng phát triển thì cá nhân nhận thức được ngày càng nhiều giá trị vật chất và tinh thần.
Vai trò của cá nhân ảnh hưởng tới xã hội tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nhân cách. Những cá nhâ có tài năng, phẩm chất, kinh nghiệm cao, có trách nhiệm cao đối với xã hội thực hiện tốt nghĩa vụ đối với xã hội sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Những cá nhân bị thoái hoá biến chất về nhân cách sẽ gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, cản trở sự phát triển của xã hội... ngược lại, sự hình thành nhân cách của cá nhân cũng còn phụ thuộc vào trình độ văn minh khác nhau của chế độ xã hội.
Văn hoá có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cá nhân xã hội. Văn hoá có ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của mỗi cá nhân. Nó cho mỗi người một lối sống, một phong cách nhất định. con người sinh ra, lớn lên hay nhân cách được hình thành trong môi trường văn hoá nào sẽ đậm nét dấu ấn của nền văn hoá đó. Quá trình xã hội hoá là một khía cạch của văn hoá. ở đây văn hoá có thể coi như khuân để đúc lên nhân cách con người. Tất nhiên, văn hoá tạo nên nhân cách con người hoàn toàn không cứng nhắc, nó còn phục thuộc vào sự thích nghi của từng người.
Mỗi người trong xã hội nào đó đều mang một dấu vết văn hoá đặc trưng trong nhân cách của minh. Ngược lại, thiếu nhân cách, văn hoá sẽ phát triển một chiều, nền văn minh sẽ bị méo mó, con người sẽ trở thành phương tiện thuần tuý cho nền văn minh trí tuệ, chứ không phải trí tuệ con người tạo ra các giá trị của nền văn minh đương đại.
Tóm lại, văn hoá là sản phẩm của loài người, văn hoá được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song chính văn hoá lại tham gia vào việc tạo lên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hoá được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua quá trình xã hội hoá.
Xã hội hoá là một quá trình nhờ đó nền văn hoá được truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là quá trình gián tiếp học hỏi, qua đó cá nhân có thể phát triển bản chất xã hội. Và có khả năng tham gia vào đời sống xã hội. Thiếu mối quan hệ này thì cá nhân và xã hội đều không thể tồn tại được. Mỗi giai đoạn của cuộc sống có những đặc điểm, có những bước chuyển quá độ hoặc những cuộc khủng hoảng cần vượt qua. Còn nhân cách con người được hiểu một cách toàn diện là tài đức, là năng lực thể chất, là năng lực trí tuệ, trạng thái tinh thần tình cảm của mỗi cá nhân bao gồm cả nhận thức tình cảm, hành động phong thái, tính khí, lối sống của họ. Đó là sự thống nhất những mặt cá nhân và mặt xã hội của mỗi con người trước hiện thực. Bằng sự hoạt động của bản thân, dưới sự hướng dẫn, giáo dục của thế hệ trước, từ các quan hệ xã hội, tập thể, nhóm, con người hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Nói tóm lại, chủ thể xã hội và cá nhân đều đóng một vai trò quan trọng nhất định trong sự định hướng hình thành và phát triển nhân cách của bản thân mỗi con người.
Phần III
Những đặc trưng của cơ chế thị trường đến việc hình thành nhân cách.
1. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
Trong những năm vừa qua, kinh tế thị trường ở nước ta đã được nhân dân hưởng ứng rộng rãi vai trò rất nhanh chóng, góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sôi nổi hơn, bộ mặt thị trường được thay đổi và trở nên sôi động hơn. Cụ thể là: việc hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, xoá bỏ về cơ bản cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, giảm tốc độ lạm phát, tăng nhanh xuất khẩu và có bước phát triển mới đối ngoại, khởi động tiến trình dân chủ hoá, giữ vững được cuộc sống, ổn định chính trị, xã hội. Chính những thành tựu đó đang tạo ra những điều kiện mới cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Dưới tác động của quy luật lợi nhuân, cạnh tranh, cung câu, nền thị trường có sức động viên to lớn các nguồn lực tài nguyên và con người phát triển, nó giúp cho con người sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vào sức lao động phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế. Chính nền kinh tế thị trường đang tạo thuận lợi cho sự phát triển của mỗi cá nhân về phương diện, nhất là phương diện tài năng và trí tuệ.
Bên cạch đó, sẹ cạnh tranh trên thị trường làm cho con người năng động hơn, sáng tạo hơn nhưng nhiều khi cũng làm mất đi lòng nhân ái, tính vị tha, biến con người thành những cỗ máy chỉ biết tính toán một cách xòng phẳng lạnh lung, thiếu nhân tính, quan hệ hàng hoá - tiền tệ làm sông động thị trường, nhưng cũng làm xói mòn nhân cách và hạ thấp phẩm giá con người.
Những phân tích trên đây cho thấy, kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người chủ nghĩa xã hội là một mâu thuẫn biện chứng trong thực tiễn nước ta hiện nay. Đây cũng là hai mặt đối lập của một mâu thuẫn xã hội. Trước kinh tế thị trường và quá trình xây dựng con người vừa có sự thống nhất, vừa có sự đấu tranh, kinh tế thị trường vừa tạo ra những điều kiện để phát huy nguồn lực con người, vừa tạo ra những độc tố đầu độc huỷ hoại con người.
2. Những nguyên nhân cơ bản của sự ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường trong việc hình thành nhân cách:
Những mặt tiêu cực nói trên, trong đó có những dấu hiệu đáng lo ngại, nhất là những hạn chế, tiêu cực về mặt xã hội nhân cách con người đòi hỏi chúng ta phải phan tích nguyên nhân tìm ra giải pháp tích cực hữu hiệu mới có thể khắc phục được. Có thể nói một trong những nguyên nhân các hiện tượng tiêu cực đó là trong quá trình đổi mới, chúng ta chưa lường hết các phức tạp và những tác động trong việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, chậm phát triển và khắc phục những vấn đề mới nảy sinh và những sơ hở trong các quyết định cùng với những khó khăn trong kinh tế, còn có những khó khăn trong các lĩnh vực khác, hệ thống pháp luật, thể chế và bộ máy chưa chuyển kịp với nền sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường. Trật tự kỷ cương chưa được chấp hành nghiêm túc, vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước còn kém hiệu lực. Nhà nước còn thiếu chính sách, biện pháp có hiệu lực để ngăn chặn thu nhập vi pháp luật nhà nước không nghiêm, thiếu sự chặt chẽ và phối hợp dồng bộ trong công tác quản lý, điều hành đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam.
Liên hệ với các nước xung quanh, khi nói về nhân cách con người trong quá trình đô thị hóa, một chính trị gia ấn độ - Ông nêru - đã kịch liệt phê phán đầu óc nhân bản chủ nghĩa ở ấn Độ trước đây: Đắm chìm trong các tín điều tôn giáo, coi thường tinh thần duy lý lên từng bị tụt hậu trước bước tiến của cuộc cách mạng khoa học - Kỹ thuật nhưng khi chứng kiến các đô thị phồn vinh theo con đường tư bản phương tây qua các thành phố, ông liền chỉ ra 7 lối sống đô thị: làm chính trị mà tuỳ tiện không nghiêm khắc, giàu có mà không chịu làm việc; hưởng thụ mà không ý thức người làm ra của cải; kiến thức mà thiếu cá tính bản
Sắc riêng,buôn bán mà không có đạo lý; làm khoa học mà không có lương tâm; thờ cúng mà không có hi sinh…
Đô thị bao giờ cũng là nơi tập trung các bộ quản lý, viên chức Nhà nước, người lao động chất xám, nhà buôn, kẻ giàu và cả những người tu hành trong hệ thống các nhà thờ, nhà chùa…Nếu các tầng lớp này không đề cao phẩm chất cuộc sống, thì đô thị chỉ có văn minh vật chất chứ không thể có văn minh tinh thần chân chính.
Kinh nghiệm của các nước chậm tiến thuộc thế giới thứ ba, khi muốn vươn lên thế giới đang phát triển, thì điều trước tiên phải khắc phục tư tưởng trì trề, bảo thủ, lối sống tiểu nông, tầm nhìn thiển cận do nhịp điệu của phương thức sản xuất cũ đẻ ra.
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tổng kết lối sống trì trệ ấy thành 4 chữ D:
- Do dễ dãi, tuỳ tiện khi bắt tay vào làm một việc gì, nên dễ tự bằng lòng với việc đó (D,accord).
- Do đầu óc thiếu kế hoạch phân tích tính toán, làm việc không dứt điểm, nên luôn sai phạm và cứ kéo dài ngày mai lại ngày mai (Demain).
- Việc làm không sòng phẳng, ảnh hưởng đến kế hoạch chung, nếu ai đó thúc giục thì cứ nói đến: Bình tĩnh, bình tĩnh (doncement)
- Lối sống như thế tất nhiên khó thích nghi với thời đại khoa học kỹ thuật và không thể thành đạt trong công việc; khi hối hận thì đã thất bại và biểu thị tư tưởng “rất tiếc” (Dommage).
Phần IV:
Những giải pháp cần khắc phục
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng muốn xây dựng chủ nghĩa trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa. Yếu tố con người giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, bởi vì con người là chủ thể của mọi sáng tạo, của mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa. Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, chúng ta phải bắt đầu từ con người, lấy con người làm điểm xuất phát… Như vậy để xây dựng con người toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiẹn nay thì vấn đề hình thành nhân cách con người đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, và để thực hiện được điều đó thì chúng ta cần thực hiện một giải pháp nhất định.
Để xây dựng nhân cáhc đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức ddể từ đó rút ra những giải pháp khả thi.
1.Giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội- vấn đề công bằng xã hội:
Ngày nay, cơ chế thị trường là biến đổi tính chất của việc giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và lợi ích xã hội. Thực hiện cơ chế thị trường nghĩa là thừa nhậ tính hợp lý của việc theo đuổi lợ ích cá nhân. Tính hợp lý và hợp pháp của lợi ích cá nhân kích thích tính tích cực vào các hoạt động kinh tế, xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ là cho những năng lực nhân cách phát triển. Đến lượt mình, sự phát triển nhân cách độc lập chính là điều kiện cho sự phát triển năng lực đạo đức của con người. Chính tại đây có thể nói đến tự do đạo đức với tính cách là dấu hiệu cho sự phát triển nhân cách đạo đức một cách đầy đủ.
Sự tồn tại của con người bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại những nhu cầu của họ. Độ chênh lệch nhau giữa nhu cầu cuộc sống của con người với khả năng hiện thực của xã hội là mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết. Chính những phương thức giải quyết mâu thuẫn này làm nảy sinh những vấn đề công bằng xã hội. Công bằng xã hội là phương thức đúng đắn nhất để làm thoả mãn một cách hợp lý những nhu cầu của các tầng lớp xã hội và các cá nhân xuất phát từ khả năng hiện thực của những điều kiện xã hội nhất định.
2. Sự phát triển nhân cách đạo đức phải được thể hiện trong những hành vi đạo đức thực tế.
Hành vi đạo đức là hành vi được thực hiện bởi sự điều tiết của ý thức đạo đức mà trong đó các chuẩn mực đạo đức giữ vai trò trung tâm.
Hiện nay,sự qquá độ về đạo đức đang gây ra những khó khăn cho việc xây dựng và phát triển nhân cách. Những chuẩn mực cũ đã lỗi thời nhưng trong nhiều trường hợp vẫn được ngộ nhận như là giá trị. Những chuẩn mực mới đang hình thành chưa đủ sức sáng lập tính phổ biến trong hiệu lực định hướng nhân cách. Như vậy, để chủ động xây dựng nhân cách đạo đức trong điều kiện hiện nay, cần xác lập một hệ thống chuẩn mực đạo đức mới, hiện đại, phù hợp với những yêu cầu của xã hội hiện đại.
Trong bối cảnh của sự hội nhập quốc tế mang tính toàn cầu, hệ chuẩn mực đạo đức của mỗi quốc gia không thể không mang tính quốc tế. Bởi vậy, tiếp nhận những giá trị, những chuẩn mực đạo đức tiến bộ và hiện đại của nhân loại, làm phong phú hệ chuẩn mực đạo đức dân tộc là cần thiết. Tuy nhiên, việc tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức ngoại lai cũng không thể tuỳ tiện được. Sự đụng độ giá trị có thể làm huỷ hoại những chuẩn mực dân tộc, truyền thống. Giải quyết một cách biện chứng quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù trong trường hợp này là dân tộc hoá những giá trị, những chuẩn mực đạo đức ngoại nhập để chúng có thể tham gia vào hệ chuẩn mực hiện đại của dân tộc như là những yếu tố hữu cơ.
Bên cạnh việc xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức xã hội, cần xây dựng những bộ luật đạo đức nghề nghiệp. Tính đặc thù nghề nghiệp và lĩnh vực hoạt động cụ thể đòi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức cụ thể định hướng cho hoạt động cụ thể đính hướng cho hoạt động nhân cách.
3.Các biện pháp giáo dục và giáo dục đạo đức:
Nhân cách khi hình thành một cách tự phát thì bao giờ cũng thiếu hoàn thiện. Vì vậy, giáo dục và giáo dục đạo đức là một trong những phương thức, giải pháp quan trọng nhất, trực tiếp quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức.
Giáo dục nói chung có vai trò to lớn đối với sự phát triển phương diện đạo đức của nhân cách. Giáo dục thực chất là việc chuyển văn hoá xã hội thành văn hoá cá nhân, biến những năng lực nhân tính đã được đối tượng hoá là tài sản của xã hội thành sức mạnh bên trong mỗi con người cụ thể.
Giáo dục đạo đức trực tiếp biến các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội thành niềm tin, nhu cầu và động cơ bên trong của mỗi con người, nghĩa là thành sức mạnh đạo đức của nhân cách. Cũng như giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức đòi hỏi được tiến hành một cách đồng bộ, có hệ thống, các lứa tuổi, các hoạt động khác nhau của con người.
Ngoài những yêu cầu chung như của các loại hình giáo dục khác, giáo dục đạo đức chỉ trở thực sự có hiệu quả khi nó bao chứa trong mình sự thống nhất của hai phương hiện: Phương diện truyền đạt và phương diện nêu gương.
- Phương diện truyền đạt phải cung cấp cho đối tượng giáo dục những hiểu biết cần thiết về đạo đức, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội, các chuẩn mực đạo đức trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể của các đối tượng giáo dục.
- Phương diện nêu gương phải tác động và ý thức con người bằng chính những tấm gương người tốt, việc tốt. Những tấm gương này chính là sự hiện thân của các giá trị, các chuẩn mực đạo đức.
4. tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước:
Đối với nước ta, mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và quá trình xây dựng con người được giải quyết bằng vai trò lãnh đạo của Đảng, bằng sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đảng ta vạch rõ sự thống nhất giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng mới con người XHCN. Việc áp dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Để thực hiện tốt vấn đề này, chúng ta cần có những chính sách cụ thể:
- Thống nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, chú trọng đầu tư, phát triển con người, lợi ích và hạnh phúc của con người, nhất là đầu tư vào đào tạo, giáo dục, nâng cao dân trí.
- phát triển kinh tế, đi đôi với thực hiện các mục tiêu xã hội, chúng ta cần xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội cũng như việc xây dựng cơ chế nhằm đảm bảo việc thực hiện phát triển kinh tế và xã hội.
Thời đại đang mở ra nhiều viễn cảnh tương lai con người là vô hạn. Không nên chỉ nhìn thấy những khó khăn hạn chế trong con người hiện tại mà bi quan hoặc cho rằng phát triển con người toàn năng là hoang tưởng. Con đường đi tới tương lai sẽ phong phú, đa dạng và sẽ còn nhiều điều mới lạ, nhưng tất cả những điều mới lạ đó chắc chắn không hề mâu thuẫn và ngược chiều với những ý tưởng nhân đạo và khả quan của chủ nghĩa Mác- Lênin và sự hoàn thiện con người.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28280.doc