Sử dụng phương pháp CVM đánh giá giá trị của việc duy trì hệ thống cây xanh trên địa bàn TP. Hà Nội

PhẦn I : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 1. Lý do cơ bản: Trong những năm vừa qua hoạt động bảo vệ môi trưòng ở nước ta đã và đang được đẩy mạnh, những hoạt động này bước đầu thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên ở nhiều nơi vấn đề về môi trường vẫn đang là mối quan tâm, nhất là tại những thành phố lớn. Khi nền kinh tế có thể nói là chưa phát triển con người luôn cố gắng làm sao vận dụng tất cả những gì sẵn có của thiên nhiên nhằm mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất và kiến thiết của m

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Sử dụng phương pháp CVM đánh giá giá trị của việc duy trì hệ thống cây xanh trên địa bàn TP. Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình. Những thứ ngày ngày tồn tại xung quanh chúng ta dường như dễ bị lãng quên đi giá trị đích thực của nó hoặc họ lơ đi sự quan trọng của chúng. Hà Nôi một trong những trung tâm văn hoá kinh tế lớn của cả nước đang đứng trước những mối đe doạ cho sự ô nhiễm trầm trọng do sự phát triển của mình. Đi trên con đường Trần Phú tôi băn khoăn về một HN xưa rợp bóng cây xanh tại sao nay đâu còn. Phải chăng sự ồn ào và phát triển quá nhanh của xã hội của nền kinh tế công nghiệp hoá hiện đại hoá đang dần chuyển mình đổi mới đồng nghĩa với nó là ta dường như quên đi những gì vẫn tồn tại và những gì đang mất đi. Tôi trên góc độ một nhà kinh tế môi trường đang học tập rèn luyện và nghiên cứu tôi quan tâm hơn tới vấn đề hệ thống cây xanh của HN, và tôi muốn bước đầu tiếp cận để lượng giá việc duy trì hệ thống cây xanh tại trên địa bàn thành phố HN, đứng trên quan điểm và lập luận của cá nhân mình. Tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn của hai giảng viên chính là PGS.TS Nguyễn Thế Chinh và TH.S Đinh Đức Trường đã giúp tôi hoàn thành đề án của mình. Cảm ơn các bạn đã ghé đọc! 2. Mục tiêu của nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu chính của tôi trong đề án: Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị của việc duy trì hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố HN. Với câu hỏi nghiên cứu trên nghiên cứu tập trung vào 4 mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu, lựa chọn phương pháp luận khoa học phù hợp để đánh giá giá trị kinh tế do hệ thống cây xanh. Xây dựng một mô hình tính toán cụ thể đánh giá giá trị của hệ thống cây xanh. Điểu tra khảo sát trên địa bàn thành phố. Đề xuất một số giải pháp và chính sách có liên quan PhẦn II: Phương pháp nghiên cỨu 1. Các phương pháp chung khi đánh giá một tài nguyên thiên nhiên tái sinh Để đánh giá một đa dạng sinh học, ta có rất nhiều phương cách khác nhau. Áp dụng trong các hoàn cảnh khác nhau về loại hàng hoá môi trường, về thời gian và nguồn lực cho phép, về khả năng tổng hợp dữ liệu, về điều kiện địa lý cũng như kinh tế xã hội của khu vực cần đánh giá, ta lại có nhiều kỹ thuật riêng biệt. Theo Environmental Economics: A pratical guide, 5 cách tiếp cận cơ bản với việc đánh giá hành hoá chất lượng môi trường là Đánh giá theo giá cả thị trường (market price-based) Thị trường thay thế (surrogate market-based) Thị trường giả định (hypothetical market-based) Đánh giá dựa vào chi phí (cost-based) Chuyển giao lợi ích (benefit transfer) Còn trong tài liệu Kinh tế môi trường của Barry Field và Nancy Olewiler, có 2 cách tiếp cận chính là: cách tiếp cận dùng giá thị trường để phản ánh WTP (Willing To Pay: sự sẵn lòng chi trả) và cách tiếp cận tính WTP của cá nhân thông qua hành vi tiêu dùng của họ hoặc hỏi trực tiếp. Cụ thể các phương pháp như sau. Thay đổi năng suất Chi phí chăm sóc sức khoẻ Thiệt hại vốn nhân lực Chi phí phục hồi Phương pháp chi tiêu ngăn ngừa Đánh giá hưởng thụ Chi phí du hành (thị trường đại diện) Đánh giá ngẫu nhiên Theo bốn phương pháp đầu tiên, ta đo lường WTP trực tiếp, tức là: ta đem soi tất cả giá trị liên quan lên thị trường tương ứng. Ví dụ như phương pháp thiệt hại sức khoẻ (một dạng của Liều lượng-Đáp ứng) đo lường mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày của con người thông qua tiền khám chữa bệnh hay những phí tổn liên quan khác. Đánh giá ô nhiễm nước bằng cách xem xem các hộ gia đình hay hưởng thụ nguồn nước bị thiệt hại ra sao, sản lượng nuôi trồng của họ giảm bao nhiêu, mỗi đơn vị sản lượng đó trên thị trường giá bao nhiêu, rồi quy đổi ra giá trị hàng hoá chất lượng môi trường. Nhìn chung, ưu điểm của những phương pháp này là dễ được thừa nhận và mức độ tin cậy khi tính toán cao. Tuy nhiên, đối với các nhà kinh tế học, việc tìm hiểu những thông số kỹ thuật liên quan đến đánh giá thiệt hại lại không nằm trong chuyên môn. Thêm nữa, chúng chỉ được xác lập ở những nơi cần có sự khắc phục môi trường. Nghiên cứu này tập trung về vấn đề tiếp cận lượng giá giá trị cây xanh. Giá trị cây xanh bao hàm nhiều yếu tố phi sử dụng, vậy nên ta phải xem xét đến các kỹ thuật gián tiếp (bốn phương pháp sau). Chi phí ngăn ngừa và đánh giá theo hưởng thụ thích hợp hơn đối với những nơi có tác động môi trường. Hai cách thức cuối cùng là nên đưa vào cân nhắc hơn cả: chi phí du lịch và đánh giá ngẫu nhiên. Thực hiện một trong hai phương pháp này, ta sẽ chủ động hơn trong việc thu thập thông tin thông qua bảng hỏi, chứ không phụ thuộc vào những thông số kỹ thuật của đơn vị nghiên cứu mà rất có thể ta không lấy được theo ý muốn. 2.  Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên – Các bước tiến hành 2.1 Đánh giá ngẫu nhiên (tên gốc là Contingent Valuation – CV, hoặc phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, CVM) là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường, đặc thù cho nhóm giá trị phi sử dụng. Bằng cách xây dựng một thị trường ảo, người ta xác định được hàm cầu về hàng hoá môi trường thông qua sự sẵn lòng chi trả của người dân (WTP) hoặc sự sẵn lòng chấp nhận khi họ mất đi hàng hoá đó (WTA), đặt trong một tình huống giả định. Thị trường thì không có thực, WTP thì không thể biết trước, ta gọi đây là phương pháp “ngẫu nhiên” là vì thế. Một khi tình huống giả thuyết đưa ra đủ tính khách quan, người trả lời đúng với hành động thực của họ thì kết quả của phương pháp là khá chính xác. CVM được áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi trường như chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển, bảo tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắn, phát thải chất độc hại… Để thực hiện một CV thành công, ta đi theo các bước như sau: Bước 1: Nhận dạng và mô tả các đặc tính của môi trường cần đánh giá. Trong trường hợp này, ta đã tiến hành xong bước một trong Phần I. Các giá trị của khu vực cần đánh giá được làm sáng tỏ ở mục 2. Bước 2: Nhận dạng đối tượng cần hỏi, bao gồm cả quá trình lấy mẫu để chọn người trả lời. Bước 3: Thiết kế bảng hỏi, lựa chọn hình thức chi trả của người dân (WTP hay WTA) dựa vào ý định điều tra đánh giá của người hỏi, phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại hoặc gửi thư. Ngoài ra còn một phương cách khác là thảo luận nhóm. Mỗi cách này đều có mặt tích cực và hạn chế, ví dụ phỏng vấn trực tiếp từng người là tốt nhất, nhưng nó sẽ rất mất thời gian và tiền bạc nếu quy mô điều tra càng lớn; còn gửi thư thì rất nhanh, số lượng phát ra nhiều, trên quy mô rộng, nhưng lại khó đảm bảo độ phản hồi cao và chất lượng phỏng vấn đúng như người điều tra mong muốn. Tuỳ vào các điều kiện khách quan, sự sẵn có của thông tin sơ cấp mà ta lựa chọn phương thức điều tra thích hợp. Bước 4: Nhập dữ liệu, phân tích kết quả, tổng hợp kết quả điều tra mẫu để suy rộng ra tổng thể. Để thực hiện tốt khâu này, ta cần phải có những kiến thức nhất định về thống kê và kinh tế lượng. Các chương trình phổ biến hay được áp dụng là MFIT3, EXCEL, ACCESS, SPSS. Bước 5: Sử dụng ước lượng WTP hay WTA trong phân tích chi phí lợi ích, xem xét mức độ phù hợp của kết quả điều tra. Ta biết được tổng số người hưởng lợi từ môi trường, biết các giá trị sẵn lòng chi trả/chấp nhận trung bình mẫu, nhân chúng với nhau ta được tổng giá trị kinh tế tương đối của hàng hoá dịch vụ môi trường đó. Bước 6: Phân tích độ nhạy: bước này cần thiết khi cuộc điều tra của chúng ta được tiến hành trong nhiều năm, khi mà giá trị chiết khấu trong xã hội có sự biến động so với giá trị dự tính ban đầu. Ta phải điều chỉnh cho đúng với giá trị thực của tiền. Trong bước thứ ba, ta có đề cập đến việc xây dựng một bảng hỏi. Vậy, đặc trưng của một bảng hỏi CV là gì? Trước hết, nó phải có ba thành phần được bố cục rõ ràng. Phần 1 mô tả cặn kẽ những giá trị, đặc điểm môi trường của khu vực cần đánh giá, làm thế nào để người đọc thấy rằng, những giá trị đó là hết sức thiết yếu mà có thể trước đó họ đã không nhận ra hết được. Phần 2 đưa ra một kịch bản giả thuyết để cho người trả lời hiểu được ý nghĩa của việc chúng ta làm. Ví dụ, giả sử bạn đang hưởng nguồn cung cấp không khí trong lành cảnh quan giấ trị thẩm mỹ từ hệ thống cây xanh , bỗng dưng hệ thống cây xanh đang ngày ngày bị phá huỷ vì mục tiêu của con người và xã hội, ta đưa ra các câu trả lời lựa chọn (bảng hỏi đóng) để người đọc tích vào hoặc để chỗ trống cho họ viết câu trả lời theo như những gì họ nghĩ (bảng hỏi mở). Về các mức chi trả, có thể đưa ra một hệ thống giá trị tiền tệ từ thấp lên cao hoặc gợi ý lựa chọn cho người được điều tra. Phần này bao gồm cả câu hỏi về phương tiện chi trả nếu họ bằng lòng một mức giá nào đó. Một nội dung không thể thiếu là phần thứ 3, tìm hiểu về thông tin cá nhân của người trả lời. Những dữ liệu về tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập cá nhân… đều có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định WTP/WTA của họ, vậy nên ta không thể bỏ qua chúng trong phân tích hồi quy tương quan (biến độc lập). Bảng hỏi là một phần quan trọng trong đánh giá ngẫu nhiên, bởi vì hầu hết các kết luận của nghiên cứu đều dựa trên thông tin lấy được từ những người trả lời bảng phỏng vấn. Chính vì vậy, khi thực hiện bảng hỏi phải tuân theo nhiều yêu cầu ngặt nghèo như làm tuần tự từng bước một (peer review), kiểm tra chéo giữa những người thực hiện (cross checking), điều tra thử (pretest), lấy phản hồi (feedback), từ đó rút kinh nghiệm, chỉnh sửa và đưa ra bảng hỏi chuẩn. Nhưng trước đó, một việc rất quan trọng phải đặt ra là, mục tiêu của điều tra là gì? Xác định được rõ ràng điều này, câu hỏi của chúng ta sẽ tập trung bám sát những ý đã đặt ra, không bị phân tán, nông cạn. Sau khi thu thập xong tất cả thông tin, ta tính trung bình và trung vị của WTP/WTA. Những mức giá nào cao hoặc thấp đột biến có thể bỏ đi được. Còn với những biến số kinh tế xã hội của người trả lời, ta hồi quy với giá sẵn lòng chi trả để xem biến nào ảnh hưởng đến mức giá đó nhất. Sau đó ta có thể lấy mức giá trung bình nhân với tổng dân số ra tổng giá trị kinh tế của khu vực cần đánh giá. 2.2 Ưu nhược điểm Nổi trội so với các phương pháp đo lường trực tiếp khác (chi phí thiệt hại, liều lượng-đáp ứng…), CVM đánh giá được cả những giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lựa chọn (option value), vì vậy nó được các nhà kinh tế học tương đối ưa thích. CVM không đòi hỏi phải chia vùng hay phân nhóm như TCM (phương pháp chi phí du lịch – cũng thiết lập bảng hỏi như CVM) mà nó dựa trên những đánh giá hoàn toàn ngẫu nhiên, của một nhóm đối tượng cũng không mặc định. Người trả lời có thể không đến khu vực cần đánh giá, nhưng họ vẫn có thể đánh giá về chúng theo cảm nhận của mình (khác với TCM đòi hỏi đối tượng phải là khách du lịch đến địa điểm tham quan). Thực hiện CVM tưởng chừng không khó, nhưng hai vấn đề lớn sau đây rất dễ mắc phải, gây cản trở cho việc làm một nghiên cứu thành công, đó là: Thứ nhất, về phía người trả lời: khi thực hiện mua bán một món hàng trên thị trường (1kg gạo, 1 thùng mì), người bán sẽ đưa giá thực dựa trên chi phí và lợi nhuận, người mua sẽ trả tiền thật dựa trên nhu cầu và ngân sách. Hàng hoá môi trường vốn đã không hiện hữu trên thị trường, nay lại được đặt trong một tình huống giả định, do người nghiên cứu nghĩ ra, buộc người đọc phải suy nghĩ và tưởng tượng. Có hai trường hợp xảy ra là: Họ không tưởng tưởng hết được những gì sẽ xảy ra trên thị trường thật hoặc họ hiểu được vấn đề và có ý định trả lời sai lệch. Trường hợp đầu, người trả lời không thực hiện những chuyển giao thực nên họ cũng không biết rõ nên đặt giá thế nào cho đúng, họ đưa ra bừa một mức giá mà vì thế, nếu đặt trong hoàn cảnh chuẩn, chưa chắc họ đã có những hành vi tương ứng. Người trả lời chưa chắc đã đủ kiến thức về khoa học tự nhiên và xã hội để hiểu các mức độ tác động của môi trường. Thêm nữa, họ cũng không có ý định phải suy nghĩ quá nhiều cho câu trả lời bởi nó cũng chẳng mang lại hiệu quả trực tiếp nào cho họ. Trong trường hợp sau, người trả lời có một suy nghĩ rằng, nếu họ trả lời đúng như mình nghĩ, mức giá đó có thể sẽ được áp dụng rộng rãi, vì vậy có thể vì động lực cá nhân nào đó, họ trả lời mức cao hoặc thấp hơn, không đúng với đánh giá thực của mình. Nhìn chung, CVM mang nhiều tính giả thuyết. Thứ hai, về phía người hỏi: Từ những khâu như thiết kế bảng hỏi, chọn phương pháp chi trả, đặt kịch bản giả định, chọn kích thước mẫu đến cách tiếp cận người trả lời đều có thể gây ra sai số. Nếu đánh giá quy mô nhỏ, người nghiên cứu có thể tự đi lấy thông tin – tuy nhiên trường hợp này là hiếm vì thường hàng hoá môi trường có quy mô khá lớn và liên quan nhiều người. Khi đó, ta phải đào tạo người điều tra, điều tra thử, chỉnh sửa bảng hỏi, lưu trữ khối lượng văn bản lớn… những việc này đều tiêu tốn khá nhiều nguồn lực. Nhiều khi xong hết khâu thu thập dữ liệu, tính ra được WTP trung bình, tổng WTP, nhưng tổng này lại không phù hợp với thực tế thì ta lại phải xem lại mẫu đã chọn ban đầu. PHẦN 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH TÍNH TOÁN Điều tra này được thực hiện theo 4 bước: Bước 1: Xây dựng các công cụ để tiến hành điều tra Bước 2: Sử dụng công cụ điều tra tiến hành trên một mẫu cụ thể Bước 3: Phân tích các câu trả lời Bước 4: Kiểm định giả thuyết và độ nhạy 1. Xây dựng các công cụ để tiến hành điều tra Trước tiên, ta phải xây dựng một tình huống giả định hợp lý, để mỗi người trả lời có thể dễ dàng tưởng tượng và chấp nhận, dẫn đến việc đưa ra hành vi đúng với thực tế nhất Bảng hỏi được thiết kế thành hai phần. Phần thứ nhất là kịch bản giả thuyết được trình bày dễ nhìn, dễ hiểu, bắt mắt cùng hai câu hỏi về sự sẵn lòng chi trả của người dân. Nếu họ không sẵn lòng trả thêm thì đó là lý do gì? Phần thứ hai, ta hỏi họ về một số thông tin cá nhân nhằm đảm bảo tính đại diện của điều tra mẫu. Những yếu tố về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập… đều quan trọng trong phân tích ảnh hưởng tới WTP của người trả lời. Các câu hỏi thường được trình bày ở dạng đóng (câu lựa chọn) nhằm thu hẹp sự phân tán trong ý kiến. Ví dụ, về thu nhập, ta đưa ra 11 mức tương ứng với các mức tiền họ có thể kiếm được, ít nhất là dưới 6triệu/năm (mức trung bình thấp của người dân Hà Nội), khoảng cách tổ là 6 triệu vnđ. 2. Điều tra chọn mẫu Vì đây là một cuộc điều tra nhỏ, có tính chất cá nhân và thực tập, nên số mẫu được chọn không nhiều: 40 đối tượng. Số bảng hỏi thu lại hợp lệ là 30/40 3. Quy trình tính toán và phân tích Tất cả thông tin thu thập được đều được nhập vào một worksheet của Excel. Các quy trình tính toán sẽ được thực hiện bằng công cụ Excel. Trong số các thông tin thu thập được, ta chọn ra 4 cột dữ liệu sau để đưa vào hàm hồi quy: Tuổi tác của người trả lời (A) Trình độ học vấn (E) (7 lựa chọn từ thấp lên cao à xem bảng hỏi để biết thêm chi tiết) Thu nhập theo tháng (I) (lấy dữ liệu thu được chia cho 12 tháng) Số tiền mỗi người sẵn lòng chi trả (WTP) 3.1 Trước tiên ta tính trung bình cho WTP. Thực hiện lệnh AVERAGE cho cột dữ liệu của WTP, ta được kết quả là: 4.375 nghìn vnđ. Ngoài ra, ta tính thêm trung bình cho tham số A và I thấy rằng: Mẫu điều tra ở độ tuổi trung bình là 37.525 và có thu nhập trung bình là 1479.55 nghìn vnđ/tháng. Regression Statistics Multiple R 0.3769548 R Square 0.1420949 Adjusted R Square 0.0706028 Standard Error 2.2443737 Observations 40 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 3 30.035317 10.0118 1.9875617 0.133226625 Residual 36 181.33968 5.03721 Total 39 211.375 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept 2.4261659 1.0914242 2.22294 0.0325881 0.212655093 4.6396767 EDU 0.7495766 0.8195671 0.9146 0.3664869 -0.91258238 2.4117356 INCOME (per month) 0.0005 0.0002987 1.67415 0.1027691 -0.00010571 0.0011057 AGE 0.0177376 0.0250894 0.70698 0.4841318 -0.03314602 0.0686213 3.2 Hồi qui WTP theo các biến giải thích khác: Sử dụng chương trình Data analysis, công cụ Regression cho 4 dãy dữ liệu: WTP (biến phụ thuộc) E, A, I (biến độc lập). 3.3 Nhận xét Tổng giá trị kinh tế = số dân miền Bắc x WTP trung bình » 33640.5 nghìn người x 4.375 nghìn đồng = 152 727 875 (nghìn đồng) Các nhân tố ảnh hưởng đến WTP được biểu diễn trong hàm như sau: WTP = 2.426+ 0.74957E + 0.0005I + 0.017A (đơn vị nghìn đồng) Dựa vào bảng kết quả, ta đưa ra một số nhận xét: Cả ba nhân tố I (thu nhập theo tháng) E (trình độ học vấn) và A (độ tuổi) đều có tác động ít nhiều đến sự sẵn lòng chi trả của người trả lời và đều theo chiều thuận. Tức là nếu một trong 3 yếu tố tăng lên (hay giảm xuống) thì kéo theo WTP cũng tăng (giảm). 4. Phân tích độ nhạy Đây là một bước rất cần thiết trên lý thuyết. Như đã giải thích ở trên, với những nghiên cứu lớn, kéo dài trong nhiều năm thì cần điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu theo một chuẩn nhất định. Với một nghiên cứu nhỏ như thế này, tỷ lệ chiết khấu không chi phối độ chính xác của điều tra nên ta có thể bỏ qua. Còn những tham số trong mô hình đường cầu đã được kiểm định mức ý nghĩa trong phần trên. PhẦn IV: KiẾn nghỊ và đỀ xuẤt Sau khi tính toán và đưa ra kết luận ở phần III, tôi có một số kiến nghị ngắn gọn như sau: WTP trung bình điều tra được rất khả quan cho thấy mọi người có những quan tâm và mức độ chi trả thích hợp cho hàng hoá chất lượng môi trường. Điều này có được do ý thức của người dân đã tăng lên trong những năm gần đây, một thành công của những chính sách giáo dục tuyên truyền của nhà nước. Vì vậy cần phát huy tác dụng của những chương trình hành động môi trường, giáo dục ý thức và nhận thức của mọi tầng lớp Thu nhập ảnh hưởng khá nhiều đến mức độ đóng góp của người dân. Điều này cho thấy nếu người dân giàu lên, họ sẽ quan tâm đến môi trường nhiều hơn. Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế luôn là hai phạm trù có nhiều mâu thuẫn. Nhưng trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, phát triển kinh tế có lẽ nên đặt lên trước làm hậu thuẫn cho việc bảo tồn tài nguyên. HN là thành phố vì hoà bình chính vì vậy ngày càng đông du khách tới thăm quan thành phố gìn giữ những cảnh quan nét đẹp vốn có là nhiệm vụ vủa mỗi chúng ta. Hãy cố gắng phát triển vì một màu xanh cho thế hệ tương lai và mai sau. Ñ KẾT LUẬN Ò Có những điều mà chỉ có làm mới học được và mới biết. “ learning by doing”. Khi đi điều tra và nghiên cứ mới thấy mình còn phải cố gắng và học tập nhiều cho nền kinh tế môi trường phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng và phát triển phải duy trì, cũng như giữ mãi hình ảnh một HN xanh trong bạn bè năm châu bốn phương là nhiệm vụ không chi của riêng tôi mà cũng là của các bạn. Hãy tham gia vào những hoạt độnh môi trường lành mạnh hãy lắng nghe những gì đang biến đổi từ cuộc sống xung quanh ta, hãy sống cho thệ hệ hôm nay và cả thế hệ mai sau. Như vậy, tôi đã hoàn thành đề án chuyên ngành đầu tiên của mình và rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Điều đáng trân trọng nhất là tôi đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của hai giảng viên hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh và ThS Đinh Đức Trường. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy. Cảm ơn sự ghé đọc của các bạn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO . Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường - PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh. NXB Thống kê, 2003 Bài giảng Kinh tế môi trường (dùng cho chuyên ngành) – Khoa KTMTĐT, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Cơ sở khoa học Môi trường – Lưu Đức Hải (nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội) Environmental Economics – Barry Field & Nancy Olewiler Environment Economics A Practical Guide – Richard McNally & Mohd Othman An introduction to natural resources and environmental economics Trang web của vườn thú Hà Nội www.hanoizoo.com Frontiers of Environmental Economics – Edward Elgar Publishing Limited Trang web của Tổng cục thống kê PHỤ LỤC I: Tình huống: HN đang trở mình trong công cuộc đổi mới, con người dường như quá bận rộn với công việc của chính mình. Và giờ đây khi cuộc sống đang ngày càng phát triển màu xanh của HN đã dần mất đi. Duy trì hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố không chỉ là nhiệm vụ của riêng những cấp chính quyền mà là của mọi công dân sinh sống và làm việc. Xin dành chút ít thời gian cho cuộc điểu tra nhỏ của tôi cho nghiên cứu của mình cũng như một chút quan tâm của các bạn. Ông (bà) có chấp nhận chi trả ……….. vnđ cho việc cải tạo duy trì hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố hay không?  có  không Vì sao ông (bà) không muốn chi trả?  Gia đình tôi không có tiền.  Ai hưởng cây xanh chỗ nào thì tự trả tiền  Việc duy trì hệ thống cây xanh là của cơ quan chức năng  Tôi sẽ đóng tiền vào quỹ khác. Xin ông (bà) cho biết vài thông tin cá nhân sau: Giới tính  nam nữ Số nhân khẩu Trình độ học vấn  tiểu học  phổ thông trung học trung học cở sở đại học  trên đại học Thu nhập của gia đình ông ( bà)  Duới 1 triệu  Từ 3 triệu tới 5 triệu Từ 1triệu tới 3 triệu Từ 5 tới 10 triệu Trên 10 triệu Quan điểm của ông ( bà) về việc duy trì hệ thống cây xanh Hoàn toàn đồng ý. Bình thường Khá đồng ý. Không đồng ý Khá phản đối Ông (bà) còn ý kiến đóng góp cho việc xây dựng bảo tồn hệ thống cây xanh không? PHỤ LỤC II: Số liệu điều tra mẫu ID WTP EDU INCOME per month AGE 1 3 1 2250 48 2 5 1 1750 51 3 3 1 750 60 4 2 1 250 24 5 5 1 250 27 6 7 0 750 25 7 3 1 1250 60 8 4 1 1250 60 9 5 1 5250 30 10 10 1 1386.4 28 11 2 1 750 23 12 3 1 750 60 13 4 1 4250 26 14 4 0 5250 48 15 5 0 750 20 16 2 0 750 23 17 2 1 1750 33 18 5 1 2250 58 19 10 1 2250 61 20 3 1 1250 45 21 5 1 1750 48 22 3 1 1386.4 20 23 3 0 750 65 24 4 1 2250 52 25 5 1 2250 25 26 2 1 1386.4 21 27 3 1 1386.4 22 28 4 0 750 42 29 8 1 1386.4 34 30 10 1 2250 51 31 2 0 750 31 32 2 0 250 44 33 5 1 1250 35 34 3 0 250 20 35 10 1 3750 49 36 4 0 750 36 37 3 0 250 23 38 5 1 750 24 39 4 1 250 24 40 3 1 250 25 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27398.doc
Tài liệu liên quan