Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 26
SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ
TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG
KS. Nguyễn Văn Tân
Trưởng phòng Quản trị thiết bị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Vị trí, vai trò của máy móc thiết bị trong công tác đào tạo các chuyên
ngành tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung hiện nay được Đảng Ủy , Ban
Giám hiệu Nhà trường quan tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tăng khả
năng thực hành và sử dụng các trang thiế
4 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sử dụng máy móc thiết bị trong công tác đào tạo ở trường đại học xây dựng Miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bị máy móc hiện đại cho sinh viên
Nhà trường trong quá trình học tập.
Từ khóa: Thiết bị máy móc, đào tạo chuyên ngành, Trường Đại học Xây dựng
Miền Trung..
1. Đặt vấn đề
Máy móc thiết bị phục vụ cho dạy
và học là một trong các yếu tố quan
trọng của quá trình ―Học đi đôi với
hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn‖,
nó không thể thiếu đối với hoạt động
dạy học, góp phần quan trọng trong việc
truyền tải kiến thức từ người dạy đến
người học một cách nhanh nhất và hiệu
quả nhất, giúp người học nắm chắc nội
dung của bài học được gắn với thực tiễn
thông qua các nội dung được thực hành,
thí nghiệm, góp phần nâng cao nhận
thức của người học và lòng say mê
ngành nghề mà mình đang theo học
Hình 1. Giới thiệu máy móc
trước khi thực hành
Nói về phương pháp dạy học thì có
rất nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi ý kiến
đều đưa ra những kinh nghiệm quý báu,
song việc ―Học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực tiễn‖ là một
trong những phương châm cơ bản trong
dạy và học ở các trường đại học hiện nay
nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Học là hoạt động tiếp thu những
kiến thức thông qua sự truyền thụ của
giảng viên trên giảng đường; ngoài ra
người học được thực hành, thí nghiệm,
nó không những giúp cho sinh viên nắm
chắc bài học mà còn thấy được giữa lý
thuyết và thực tế được gắn liền với nhau.
Thực hành, thí nghiệm là quá trình
vận dụng những kiến thức đã tiếp thu
được trong quá trình học ở trên lớp vào
thực tế. Do đó việc đưa phương tiện máy
móc thiết bị vào thực hành, thí nghiệm là
việc làm cần thiết.
2. Thiết bị máy móc thực sự cần thiết
trong đào tạo các chuyên ngành.
Để đào tạo các chuyên ngành thuộc
nhóm ngành kỹ thuật, hỗ trợ công tác
giảng dạy và học tập, đảm bảo người
học có kỹ năng thực hành, Trường đã
đầu tư các phòng thí nghiệm có trang
thiết bị đáp ứng nhu cầu đào tạo như
thiết bị thí nghiệm Vật liệu xây dựng và
Kết cấu công trình, thiết bị thí nghiệm
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 27
Cơ học đất, Địa kỹ thuật, thí nghiệm
Cầu đường, thí nghiệm Nước, thí
nghiệm Hóa. Hiện nay, máy móc thiết bị
để phục vụ cho việc giảng dạy, thực
hành, thí nghiệm của nhà trường rất đa
dạng; với những phương tiện hiện đại,
đảm bảo chất lượng phù hợp với nhiều
ngành nghề khác nhau.
Nhà trường hiện có các phòng thí
nghiệm: Cơ học đất- Nền móng, Vật liệu
xây dựng, Cầu đường, Nước. Các phòng
thí nghiệm được bố trí ở vị trí thuận lợi,
đủ diện tích, ánh sáng, điều kiện vệ sinh
môi trường các điều kiện khác để có thế
đảm bảo đáp ứng tốt cho việc học tập
của sinh viên.
Sau khi kết thúc phần lý thuyết
sinh viên đều được thực hành thí nghiệm
trên những máy móc thiết bị phù hợp,
không chỉ đảm bảo về nguyên lý chung
mà còn đáp ứng được tính ứng dụng
thực tế của thiết bị.
Các loại máy móc thiết bị chủ yếu
như: máy nén bê tông, máy kéo cốt thép,
máy đầm, máy nén MARSHALL, các
thiết bị xác định các chỉ tiêu cơ lý của
nhựa đường và bê tông nhựa đường,
thiết bị thí nghiệm phương trình
Bernoulli, thiết bị khảo sát tổn thất dọc
đường, các máy móc thiết bị xác định
các chỉ tiêu hóa lý khác của nước, máy
cắt đất, máy nén tam liên xác định chỉ
tiêu cơ lý của đất và nhiều thiết bị khác
đã được sử dụng thường xuyên trong các
học phần thí nghiệm Vật liệu xây dựng,
thí nghiệm Cơ học đất, thí nghiệm Địa
kỹ thuật, thí nghiệm Nước.
Các máy móc thiết bị khác như
thiết bị thí nghiệm CBR hiện trường,
máy phân tích ăn mòn cốt thép, máy thử
độ biến dạng lớn cho cọc, thiết bị đo ứng
suất, biến dạng, dao động, độ võng kết
cấu công trình, bộ quan trắc vị trí xe thử
tải trên kết cấu cầu, thiết bị đo độ nhám
khi mặt đường ẩm ướt, thiết bị xác định
độ oằn của trụ, máy khoan dò địa chất
dùng thủy lực, thiết bị đo chiều dày thép
bằng sóng siêu âm, máy siêu âm mối
hàn, máy phân tích ăn mòn cốt thép,
máy siêu âm cọc khoan nhồi, máy thử độ
biến dạng cho cọc, thiết bị thí nghiệm đo
ứng suất, biến dạng, dao động, độ võng
kết cấu công trình và nhiều máy móc
thiết bị khác được sử dụng cho các học
phần Thí nghiệm và kiểm định công
trình cho sinh viên các ngành kỹ thuật,
đặc biệt là 2 ngành Kỹ thuật công trình
xây dựng và Kỹ thuật xây dựng công
trình giao thông.
Hình 2. Chuẩn bị mẫu để xác
định modul đàn hồi bê tông
Không những phục vụ đáp ứng nhu
cầu thí nghiệm của các học phần tại
phòng thí nghiệm của nhà trường, nhiều
máy móc thiết bị còn được sử dụng để
cán bộ, giảng viên nhà trường tham gia
kiểm tra, đánh giá chất lượng các kết
cấu, công trình xây dựng dân dụng công
nghiệp, công trình giao thông trong thực
tế. Trong thời gian gần đây phòng thí
nghiệm Chuyên ngành LaS XD162 của
nhà trường đã tham gia kiểm định chất
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 28
lượng một số công trình như: Dự án hầm
Đèo Cả, dự án cải tạo quốc Lộ 1A đoạn
đi qua tỉnh Phú Yên. Ngoài ra còn có
nhiều đơn vị đã đến liên hệ với Trung
tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ và thí nghiệm
để kiểm định chất lượng công trình.
Bên cạnh đó máy móc thiết bị thí
nghiệm còn được sử dụng kịp thời có
hiệu quả trong công tác nghiên cứa khoa
học của cán bộ giảng viên nhà trường.
Trong quá trình thực hiện các đề tài
―Nghiên cứu chế tạo bê tông cốt sợi‖,
―Nghiên cứu chế tạo bê tông sử dụng vật
liệu nhiễm mặn‖ các cán bộ, giảng
viên nhà trường đã sử dụng nhiều máy
móc thiết bị thí nghiệm nói trên để kiểm
tra các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu, của kết
cấu nghiên cứu trong đề tài, góp phần
vào sự thành công của các đề tài nghiên
cứu khoa học.
Nhờ có phần thí nghiệm thực hành
mà sinh viên hiểu rõ những phần lý
thuyết thầy cô đã truyền đạt trên lớp. Do
được tiếp cận với thực tế nên các em
cũng say mê với môn học hơn, thấy
được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực
hành cũng như tập giải quyết các tình
huống có thể xảy ra trong quá trình thiết
kế thi công sau khi tốt nghiệp ra trường.
Qua trao đổi với giảng viên và sinh
viên đang tham gia thí nghiệm, chúng tôi
được biết mặc dù thực tập thí nghiệm có
vất vả, số lượng sinh viên cho một ca
của thí nghiệm đông nhưng dưới sự
hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên nên
đã tạo hứng thú học tập cho sinh viên.
Em Phan Văn Triển – sinh viên lớp
D13X6 cho biết: ―Các môn học chúng
em được thí nghiệm trong học kỳ này có
Cơ học đất, Vật liệu xây dựng. Đây là
những môn học cần nhiều thí nghiệm
thực hành vì nó liên quan nhiều đến
công tác thiết kế thi công. Do chúng em
được sử dụng các máy móc thiết bị, tiếp
xúc với những công việc mà sau này khi
ra trường sẽ làm nên chúng em sẽ tự tin
hơn khi ra ngoài thực tế, để có cơ hội
việc làm hơn khi trở thành kỹ sư trong
tương lai‖.
Em Lê Công Khánh sinhviên lớp
D13 CĐ cũng nói ― Mặc dù ngành Kỹ
thuật xây dựng công trình Giao thông là
ngành còn mới trong công tác đào tạo
của nhà trường nhưng hiện nay máy
móc, thiết bị dùng cho thí nghiệm
chuyên ngành này khá đầy đủ và hiện
đại. Ngoài các nội dung thí nghiệm như
sinh viên ngành Kỹ thuật công trình xây
dựng, chúng em còn được thí nghiệm
các phần về nhựa đường và bê tông
nhựa, nhờ đó dù chưa học các học phần
chuyên môn sâu của ngành Giao thông,
Cầu đường nhưng chúng em đã thấy
hứng thú với ngành học của mình và tin
tưởng quá trình học tập của chúng em sẽ
đạt kết quả tốt, đáp ứng được yêu cầu
thực tế khi trở thành kỹ sư và ra trường
làm việc‖.
Hình 3. Thí nghiệm kiểm tra dầm
bê tông trên thiết bị máy kéo đa năng
Các giảng viên đang hướng dẫn thí
nghiệm tại phòng thí nghiệm còn cho
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 29
biết: ―Trong thời lượng bố trí cho sinh
viên thí nghiệm, ngoài những mẫu các
em tự làm để thí nghiệm, chúng tôi còn
kết hợp làm thí nghiệm đối với những
mẫu do các đơn vị mang đến kiểm tra
chất lượng vật liệu và kết cấu công trình.
Qua phần kiểm tra thí nghiệm bằng mẫu
ở các công trình, sinh viên rất hứng thú
khi được so sánh giữa lý thuyết với phần
thí nghiệm và mẫu thực tế của công trình
đang thi công. Những mẫu không đảm
bảo theo các chỉ tiêu của tiêu chuẩn qui
phạm thì chúng tôi đặt câu hỏi nêu vấn
đề cho các em suy nghĩ đồng thời gợi ý
cách giải quyết cho phù hợp với thực tế
của sản xuất thi công ‖.
3. Kết luận
Trong thời gian vừa qua Lãnh đạo
nhà trường rất quan tâm đến việc khai
thác và sử dụng các phương tiện dạy học
vào quá trình dạy học nói chung và máy
móc thiết bị thực hành thí nghiệm nói
riêng; nhà trường đã đầu tư trên 20 tỷ
đồng mua máy móc thiết bị phục vụ cho
giảng dạy, thí nghiệm và nghiên cứu khoa
học. Trong cuộc họp đầu năm triển khai
kế hoạch, Lãnh đạo nhà trường luôn đề
cập đến vấn đề sử dụng phương tiện dạy
học của giảng viên trong quá trình giảng
dạy lý thuyết và thực hành thí nghiệm.
Đây là cơ sở để các cán bộ giảng dạy của
nhà trường tăng cường chất lượng công
tác giảng dạy nói chung và chất lượng
công tác hướng dẫn thí nghiệm thực hành
nói riêng.
Hình 4. Sinh viên trong giờ thí
nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông trên
máy nén 1000kN
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước ngày nay, công
nghệ kỹ thuật của xã hội ngày càng
phát triển thì hơn lúc nào hết chúng ta
càng phải đầu tư hơn cho công tác thí
nghiệm, thực hành, để phương châm
giáo dục ―Học đôi với hành, lý thuyết
gắn liền với thực tế‖ trở thành thực tế
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
nói chung và của trường Đại học Xây
dựng Miền Trung nói riêng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_may_moc_thiet_bi_trong_cong_tac_dao_tao_o_truong_dai.pdf