MỤC LỤC
Lời mở đầu
Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và đổi mới, cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho người lao động.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu vì lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nhưng phân công và sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sử dụng lao động tại Công ty Cấp nước Hà Đông - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề riêng biệt đặt ra trong ra trong từng doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng những biện pháp gì, những hình thức nào để phát huy khả năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là một điều hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Mặt khác biết được đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức vì vậy mà việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Nâng cao hiệu quả phân công và sử dụng lao động là cơ sở để nâng cao tiền lương, cải thiện đời sống cho công nhân, giúp cho doanh nghiệp có bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty Cấp nước Hà Đông là đơn vị sản xuất có trang thiết bị đầy đủ, có chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về nước sạch sinh hoạt theo yêu cầu Bộ Y Tế. Các mặt quản lý trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế. Và vấn đề nâng cao hiệu quả phân công và sử dụng lao động ở Công ty luôn luôn là vấn đề được quan tâm. Vậy cần có những giải pháp như thế nào để cải thiện hiệu quả kinh doanh của Công ty nói chung cũng như hiệu quả phân công và sử dụng lao động nói riêng?
Trong thời gian thực tập tại Công ty em nhận thấy mặc dù công ty cũng đã có một số biện pháp phân công và sử dụng lao động nhưng chưa phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, chính vì vậy em đã chọn đề tài :
“Sử dụng lao động tại Công ty Cấp Nước Hà Đông – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” làm đề tài cho Chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Bố cục của chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty Cấp nước Hà Đông
Chương II: Thực trạng phân công và sử dụng lao động tại Công ty Cấp nước Hà Đông
Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện phân công và sử dụng tại Công ty Cấp nước Hà Đông.
Thời gian thực tập là giai đoạn quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường. Thông qua quá trình đó sinh viên được tiếp xúc với kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tế. Mặt khác, qua thời gian thực tập sinh viên có điều kiện rèn luyện tác phong làm việc sau này.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã có được một thời gian thực tế quý báu. Em xin chân thành cảm ơn các bác, cô chú, anh chị trong Công ty Cấp Nước Hà Đông đã giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá trình em thực tập tại quý Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Trần Việt Lâm, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành Chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I: Khái quát về Công ty Cấp nước Hà Đông
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
1.1 Các thông tin chung về công ty
Tên đầy đủ: Công Ty Cấp Nước Hà Đông.
Tên tiếng Anh: Ha Dong Supply Water.
Tên giao dịch: Công ty Cấp nước Hà Đông.
Trụ sở: Số 1 Bà Triệu, Hà Đông, Hà Nội.
Cơ sở I: Số 1 Bà Triệu, Hà Đông, Hà Nội
Cơ sở II: Ba La, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0433824617.
Tài khoản ngân hàng: 450.10000109679 – Tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây
Fax: 034.826401
MST:0500127984
Đội ngũ lao động tính tại 31/12/2008: 314 người
Loại hình Doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước.
1.2 Các giai đoạn phát triển
Công ty Cấp nước Hà Đông tiền thân là một cơ sở cấp nước được tiếp quản sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Ban đầu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất thô sơ, lạc hậu chỉ gồm một giếng khoan và hệ thống lắng lọc chậm, công suất khai thác 2.000 m 3/ngày đêm. Để đáp ứng nhiệm vụ chính trị quan trọng trong những năm đầu xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cụ thể là xây dựng thị xã Hà Đông, tại Nghị quyết số 14 ngày 25/02/1957 của Uỷ ban hành chính Tỉnh Hà Tây, quyết định chuyển Cơ sở Cấp nước Hà Đông thành xí nghiệp quốc doanh với tên gọi là: Nhà máy nước Hà Đông, nhà máy có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh nước máy phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của khối cơ quan, xí nghiệp và dân sinh trong khu vực thị xã.
Đến những năm 1959 – 1960, Nhà máy được đầu tư, nâng cấp hệ thống cấp nước đưa công suất lên 10.000m3/ngày đêm, đồng thời tăng cường đội ngũ công nhân viên lên 62 người.
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kỳ đổi mới, năm 1976, Nhà máy nước Hà Đông được Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình đầu tư, nâng cấp hệ thống cấp nước lên 26.000m3/ngày đêm. Tuy được đầu tư nâng cấp, nhưng tại thời điểm này Nhà máy vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu nước máy của nhân dân thị xã và mới đáp ứng được khoảng 60 – 70% nhu cầu.
Để khắc phục những nhược điểm của kinh tế bao cấp và phù hợp với cơ chế quản lý mới Nhà máy nước Hà Đông được Uỷ ban nhân dân và Tỉnh ủy Hà Tây cho phép đổi tên thành Công ty Cấp nước Hà Đông đổng thời tiếp nhận đầu tư cơ sở cấp nước số hai Ba La bằng nguồn vốn ngân sách vào năm 1993 có công suất thiết kế là 20.000 m3/ngày đêm.
Đến năm 1998 đã hoàn thành đơn nguyên 1 và đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu của nhân dân thị xã với công suất 10.000m3/ngày đêm, cũng thời điểm này tại cơ sở I - số 1 Bà Triệu được đầu tư bằng nguồn vốn OECF (Oversea Economic Cooperation Fund – Qũy hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản) đã hoàn thiện và nâng công suất lên 35.000m3/ ngày đêm. Như vậy, đến năm 1999 cả hai cơ sở, Cơ sở I và Cơ sở II của Công ty Cấp nước Hà Đông đạt công suất 45. 000m3/ ngày đêm.
Mặc dù, nguyên đơn hai tại cơ sở Ba La chưa hoàn thiện nhưng hàng năm Công ty vẫn trích vốn khấu hao để lắp đặt các đường ống cấp 2 và cấp 3 vào các hộ tiêu thụ. Mặt khác, hai cơ sở cũng được nối với nhau bằng hệ thống ống và van khóa để bơm hỗ trợ cho nhau trong trường hợp thiếu nước trên mạng lưới đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu dùng nước sạch của nhân dân trong khu vực.
1.3 Chức năng nhiệm vụ
Công ty Cấp nước Hà Đông là một Doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Xây dựng Hà Tây. Công ty có hai chức năng chính là:
Sản xuất kinh doanh nước sạch
Cung ứng các dịch vụ công cộng về nước theo các chính sách của Nhà nước.
Công ty có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Sản xuất và phân phối nước sạch phục vụ các đối tượng sử dụng nước theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây.
Thiết kế, sửa chữa đường ống nước, đồng hồ đo nước, các sản phẩm cơ khí và thiết bị chuyên dùng đáp ứng nhu cầu ngành nước.
Tư vấn, thiết kế và giám sát thi công, sửa chữa, lắp đặt trạm nước nhỏ và đường ống cấp nước quy mô vửa theo nhu cầu của khách hàng.
Được UBND Tỉnh Hà Tây ủy nhiệm tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng thanh tra chuyên ngành bảo vệ nguồn nước ngầm, hệ thống công trình cấp nước.
Lập kế hoạch và dự án đầu tư từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch về cấp nước của tỉnh Hà Tây, phối hợp với các đoàn cố vấn thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển ngành nước.
2.Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong sản xuất kinh doanh
2.1 Cơ cấu tổ chức
2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty
Sơ đồ 01: Cơ cấu bộ máy quản trị
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Ban Giám Đốc
P. Kinh doanh
P. Thu ngân
P. Kỹ thuật
P. Kế hoạch sản xuất
P. Tài vụ - Kế toán
Ban thanh tra
P. Tổ chức hành chính
PX Sửa chữa
PX Sản xuất nước
Đội Quản lý mạng
Đội Thi công HTCN
Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Ban giám đốc trực tiếp quản lý bằng cách ra quyết định xuống các phân xưởng, các đội. Các quản đốc mỗi phân xưởng, mỗi đội đưa các quyết định quản trị tới người lao động trực tiếp. Công ty có 07 phòng ban chức năng nhưng các phòng ban không trực tiếp ra quyết định xuống các phân xưởng, tổ đội mà chủ yếu làm chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong quá trình ban hành và thực hiện các quyết định thuộc phạm vi chuyên môn của mình. Đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn ở các đội, phân xưởng.
Cơ cấu tổ chức của Công ty có ưu điểm là đạt được tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng của quyết định quản trị. Song lại vấp phải sự chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm, công việc giữa các phòng ban.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Ban giám đốc:
03 người, chịu trách nhiệm điều hành chung về toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
01Giám đốc
01 Phó giám đốc kỹ thuật
01 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu cho giám đốc công ty về mô hình tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và triển khai kế hoạch đào tao, quản lý nhân sự của công ty, thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên như: Bảo hiểm, chế độ hưu trí, tuyển dụng, chế độ tiền lương, tham gia xây dựng cơ chế trả lương và cơ chế hoạt động trong toàn công ty
Phòng tài vụ kế toán
Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán hạch toán, công tác tài chính của công ty. Thiết lập và quản lý hệ thống kế toán từ Công ty xuống các đơn vị thành viên. Xây dựng giá thành 1m3 nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển. In hóa đơn rồi chuyển cho bộ phận thu ngân. Quản lý xuất, nhập vật tư đáp ứng nhu cầu sản xuất, thi công của Công ty. Cử cán bộ theo dõi các công trình thi công, sửa chữa, thay thế để từ đó kết hợp với các Phòng, Ban làm công tác nghiệm thu, thanh quyết toán kịp thời.
Phòng kỹ thuật
Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng hàng tháng, quý, năm của Công ty. Chịu trách nhiệm về quan hệ khách hàng sử dụng nước và ký các hợp đồng với bên ngoài về xây lắp, giao việc cho các đơn vị. Cùng các phòng ban chức năng xây dựng cơ chế trả lương. Đảm nhiệm việc thanh quyết toán lương hàng tháng cho Công ty. Bộ phận dự án thuộc phòng kỹ thuật có nhiệm vụ: Tiến hành khảo sát thiết kế và thi công các đầu máy cấp nước bổ sung cho các hộ phát sinh nhu cầu sử dụng nước theo đúng quy định.
Triển khai các dự án của công ty, như các dự án cải tạo sửa chữa, các dự án mới tới các khu dân cư, các khu đô thị mới,dự trù kinh phí cho các dự án này rồi đưa lên Ban giám đốc xem xét duyệt.
Phòng kế hoạch sản xuất
Thực hiện hoạt động mua sắm máy móc thiết bị, vật tư đáp ứng nhu cầu sản xuất của các đơn vị trong toàn Công ty. Đảm bảo các vật tư cần thiết cho các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Bộ phận thí nghiệm thực hiện hoạt động kiểm soát và đảm bảo chất lượng nước cung cấp.
Ban thanh tra
Thực hiện công tác thanh kiểm tra theo chức năng của thanh tra chuyên ngành nước. Xây dựng và triển khai chương trình nâng cao dân trí. Thực hiện, triển khai công tác an toàn lao động, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt hệ thống làm sạch nước bằng hóa chất. Kiểm tra, giám sát công tác sản xuất, công tác ghi – thu, xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng nước trái phép. Kiểm tra, xử lý các hộ sử dụng nước không có hợp đồng, các hộ có đường nước không qua đồng hồ hoặc tự ý di chuyển đồng hồ. Xử lý kịp thời các trường hợp nợ đọng tiền nước không trả, kiểm tra nghiệm thu khối lượng sửa chữa và duy trì bảo dưỡng đồng hồ.
Phòng kinh doanh
Quản lý, kiểm tra, ký kết hợp đồng sử dụng nước với khách hàng. Phối hợp cùng Phòng kỹ thuật sản xuất và môi trường lập kế hoạch doanh thu của công ty. Theo dõi thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch kinh doanh nước sạch bao gồm: việc theo dõi cập nhật và triển khai công tác ghi sản phẩm nước tiêu thụ của khách hàng, in hóa đơn và lập lịch ghi đọc cho bộ phận ghi thu.
Phòng thu ngân
Thực hiện công việc nhận hóa đơn rồi đến các hộ tiêu dùng để thu tiền rồi nộp lại cho phòng kế toán tài vụ. Phối hợp với các Phòng, Ban và chuyển Thanh tra giải quyết các số nợ còn lại.
Đội lý quản lý mạng
Quản lý mạng đường ống cấp nước bao gồm mạng truyền dẫn, phân phối dịch vụ và các nhánh rẽ cấp nước vào các hộ tiêu dùng, đảm bảo việc cấp nước cho các hộ tiêu thụ nước. Đảm bảo áp lực tốt trên các tuyến ống cấp nước; xử lý kịp thời các điểm vỡ, nứt đường ống cấp nước và đường ống giếng; tổ chức thi công nhanh gọn và đảm bảo chất lượng khi có các công trình cải tạo hoặc sự cố đột xuất trên các tuyến ống cấp nước.
Đội thi công hệ thống cấp nước
Đảm nhận công tác thi công lắp đặt và cải tạo hệ thống đường ống cấp nước, truyền dẫn phân phối nước tới từng khách hàng và hộ tiêu dùng.
Đồng thời đội cũng đảm nhận trách nhiệm thi công lắp đặt đồng hồ nước cho khách hàng
Phân xưởng sửa chữa
Phân xưởng có nhiệm vụ gia công, sửa chữa các thiết bị, công cụ tư liệu sản xuất trong Công ty. Duy trì công tác bảo dưỡng các thiết bị điện, bảo dưỡng giếng 06 tháng một lần, đảm bảo an toàn và liên tục cho việc sản xuất nước máy.
Phân xưởng sản xuất nước
Phân xưởng có nhiệm vụ giao nhận, trực ca, tua giếng, theo dõi ghi chép mọi thông số liên quan tới vận hành sản xuất nước, mực nước động – tĩnh, thường xuyên duy trì và quản lý tốt các trạm bơm cấp nước sinh hoạt cục bộ. Đối với các bộ phận được phân công quản lý có nhiệm vụ thường xuyên giám sát, nhắc nhở, kịp thời phát hiện các sự cố bất thường của máy, đảm bảo an toàn thiết bị
2.2 Cơ sở vật chất
Hiện nay, Công ty có hai cơ sở sản xuất nước máy. Cơ sở I tại số 1 Bà Triệu, Cơ sở II tại Ba La, Hà Đông. Cả hai cơ sở đều được xây dựng trên quỹ đất rộng rãi (>7000 m2) được đầu tư trang thiết bị cần thiết phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch.
Từ năm 2007, các phòng, ban, phân xưởng đều được trang bị ít nhất 01 máy vi tính và nối mạng. Ngoài ra, còn có 01 máy photo, 08 máy in, 01 máy fax và các trang thiết bị dùng cho văn phòng. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ tạo môi trường thuận lợi cho nhân viên làm việc như: bàn ghế, máy điều hòa, máy tính, đồ dùng văn phòng…
Các máy móc phục vụ cho sản xuất qua các năm đều được bổ xung, thay thế mới cho phù hợp với sự phát triển của công ty và để thuận tiện hơn cho công tác sản xuất. Đến nay, các thiết bị chính phục vụ cho sản xuất cơ bản gồm:
Bảng 01: Bảng kê chi tiết máy móc thiết bị sản xuất.
STT
Tên thiết bị
Số lượng
1
Máy nén khí (Nhật)
1
2
Máy hàn điện (Việt Nam)
3
3
Bàn ren ống (Máy ren ống) (Trung Quốc)
5
4
Máy bơm nước chạy xăng (Nhật)
3
5
Máy đầm chạy xăng (Nhật)
2
6
Máy cắt bê tông (Nhật)
2
7
Ô tô tải nhỏ (Nhật)
1
8
Ô tô tải cẩu tự hành (Nhật)
1
9
Máy nén khí mở (Việt Nam)
2
10
Máy phát điện (Trung Quốc)
1
11
Máy phát điện (Pháp)
1
12
Bàn ren ống (Máy ren ống) (Pháp)
2
13
Máy cắt đường nhựa (Pháp)
1
14
Máy hàn điện (Pháp)
1
15
Máy cắt cầm tay (Pháp)
2
(Nguồn: Phòng Tài vụ.)
2.3 Tình hình tài chính
Công ty được cấp vốn Ngân sách Nhà nước để hoạt động. Tuy nhiên, Công ty có chủ quyền huy động thêm vốn đầu tư từ bên ngoài như vay các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các quỹ hỗ trợ... để đảm bảo nhu cầu cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc sử vốn của Công ty phải được đảm bảo trên nguyên tắc đúng với chính sách chế độ của Nhà nước, bảo toàn và tăng trưởng vốn tự có, tự trang trải về tài chính. Ta có một số chỉ tiêu về nguồn vốn của Công ty như sau:
Bảng 02: Một số chỉ tiêu tình hình tài chính của Công ty Đv: 1000.VNĐ
Nội dung
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Tổng tài sản
31.659.608
31.510.272
72.251.378
81.700.585
2. TS lưu động
10.112.605
12.203.737
47.974.974
27.017.060
3. TS cố định
21.547.003
19.306.535
24.276.403
54.683.524
4. Nợ phải trả
2.801.329
2.283.774
42.798.740
43.699.054
5. Vốn chủ sở hữu
28.858.279
29.226.498
29.452.638
38.001.530
6. LN trước thuế
385.935
1.013.349
514.732
721.001
7. Hệ số nợ
0,0885
0,0725
0,5923
0,5348
8. Tỷ suất sinh lợi của TS (ROA)%
1,2190
3,2159
0,7124
0,8824
(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính các năm.)
Ta thấy tài sản của Công ty tập trung phần lớn vào Tài sản cố định. Tổng tài sản của công ty tăng liên tục trong suốt 4 năm, đặc biệt từ năm 2006 đến năm 2007 tài sản tăng hơn gấp 2 lần, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu là tăng không đáng kể, điều đó chứng tỏ, lượng vốn vay mà công ty đã huy động được khá lớn. Cụ thể là do, Công ty bắt đầu tiếp nhận nguồn vốn ODA của Cộng hòa Pháp. Song có thể thấy việc sử dụng lượng vốn vay có thể chưa hợp lý đối với một công ty sản xuất khi đầu tư phần lớn vào tài sản lưu động. Điều này còn thể hiện qua chỉ số tỷ suất sinh lợi của tài sản ROA giảm từ 1,63% xuống còn 0,988%.
Hệ số nợ của Công ty qua các năm có nhiều biến động tuy nhiên đều <0,6. Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty luôn trong tình trạnh lành mạnh, cân bằng, ổn đinh.
Sản phẩm, khách hàng, thị trường
Sản phẩm:
Nước là tài sản quốc gia, kinh doanh nước sạch là một ngành dịch vụ công mang tính độc quyền tự nhiên, có tính kinh tế quy mô. Là lĩnh vực kinh doanh mà Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, giao cho một đơn vị duy nhất thực hiện chức năng sản xuất và cung ứng nước sạch đến người tiêu dùng.
Nước sạch là một loại hàng hóa đặc biệt. Nước sạch được sản xuất ra không có sản phẩm tồn kho, khi sản xuất ra sẽ được tiêu thụ hết và không dự trữ được. Sản lượng nước sản xuất ra bao gồm nước thương phẩm và nước thất thu(thất thoát do quản lý, do kỹ thuật, nước công cộng…)
Lĩnh vực kinh doanh nước sạch liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa bàn mang tính xã hội cao, mặt khác đây lại là lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Do vậy, để hoạt động kinh doanh cung cấp nước sạch một cách có hiệu quả nhất là một khó khăn rất lớn.
Khách hàng:
Nước được dùng cho các mục đích khác nhau trong sinh hoạt, trong sản xuất và các mục đích khác. Có thể chia ra thành hai loại nhu cầu chính như sau: sinh hoạt, sản xuất
Nước dùng cho sinh hoạt:
Là loại nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người như nước dùng để ăn uống, tắm rửa, giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các khu vệ sinh, tưới đường, tưới cây,…Loại nước này chiếm đa số trong các khu dân cư. Nước dùng cho sinh hoạt phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hóa học, lý học và vi sinh theo các yêu cầu của quy phạm đề ra, không chứa các thành phần lý, hóa học và vi sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Nước dùng cho sản xuất:
Có yêu cầu chất lượng không cao nhưng số lượng lớn, ngược lại có những đơn vị yêu cầu cầu số lượng nước không nhiều nhưng chất lượng nước rất cao, ví dụ nước cho các ngành công nghiệp dệt, phim ảnh, nước cấp cho các nồi hơi, nước cho vào sản phẩm là các đồ ăn uống,…Nước cấp cho các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất yêu cầu lượng nước lớn nhưng yêu cầu chất lượng thường không cao. Lượng nước cấp cho sản xuất của một nhà máy có thể tương đương với nhu cầu dùng nước của một khu đô thị hàng ngàn dân.
Chính vì sự khác biệt trong nhu cầu mà đối tượng khách hàng của Công ty bao gồm:
+ Khối cơ quan hành chính sự nghiệp.
+ Khối dân cư.
+ Các doanh nghiệp (sản xuất kinh doanh, xây dựng..).
Bên cạnh lĩnh vực sản xuất cung cấp nước, Công ty cũng có một phần không nhỏ khách hàng trong lĩnh vực tư vấn, thi công, xây lắp hệ thống cấp nước.
Thị trường:
Sản phẩm của Công ty là nước sạch dùng để sinh hoạt và sản xuất, Trong khi đó, Công ty Cấp nước Hà Đông là đơn vị duy nhất được Thành phố giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng nước sinh hoạt, công nghiệp và các dịch vụ khác trên địa bàn Hà Đông. Do vậy, thị trường chủ yếu của Công ty là dân cư, các cơ quan, doanh nghiệp tại Hà Đông và các khu vực lân cận.
Từ năm 2005 trở về trước Công ty chỉ phục vụ được nhu cầu của người dân ở 10 phường trong nội thành như: Quang Trung, Nguyễn Trãi, Yết Kiêu, Phúc La, Văn Phú, Mỗ Lao, Văn Khê, Hà Cầu, Kiến Hưng, Vạn Phúc thì đến năm 2006 cho tới nay Công ty đã mở rộng tuyến đường ống ra tới 8 xã ngoại thị như: Dương Nội, Đồng Mai, Phú Lãm, Phú Lương, Phùng Châu, Biên Giang, Yên Nghĩa.
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005-2008
3.1 Những thành tích đạt được
Với năng lực hiện có và đội ngũ lao động là 314 người, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, chống thất thoát, thất thu, sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, với những cố gắng và thành tích đã đạt được Công ty được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng 3 năm 2003. Với những kết quả và thành tích đạt được trong nhiều năm qua, Công ty đã được các cấp, các ngành ghi nhận bằng những phần thưởng rất đáng tự hào. Sau đây là một số thành tích nổi bật của Công ty:
- Bằng khen của Chính Phủ
- Băng khen của Bộ xây dựng
- Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông.
3.2Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Về sản phẩm
Về sản lượng:
Áp dụng đồng thời các biện pháp kỹ thuật và quản lý trong cung cấp nước giúp Công ty giảm tỷ lệ nước thất thoát trên mạng lưới, mở rộng diện phục vụ. Cụ thể tình hình cung cấp và sử dụng nước qua các năm được theo dõi trong bảng sau:
Bảng 03: Tình hình cung cấp và sử dụng nước giai đoạn (2005 – 2008)
Năm
Nước sản xuất
Nước thành phẩm
Nước thất thoát
Tỷ lệ %
Slượng (m3)
Tốc độ phát triển (%)
Slượng (m3)
Tốc độ phát triển (%)
2005
9.881.110
7.100.583
28,14
2006
10.270.079
103,94
7.579.420
106,74
26,20
2007
10.936.607
106,37
8.117.969
107,11
25,77
2008
11.746.762
107,41
9.257.291
114,03
21,19
(Nguồn: Phòng kế hoạch.)
Sản lượng nước sản xuất và nước thương phẩm của Công ty qua các năm liên tục tăng với tốc độ ổn định. Song song với sự gia tăng của sản lượng nước thì tỷ lệ thất thoát nước trong những năm gần đây cũng liên tục được cải thiện. Nếu như năm 2005 tỷ lệ thất thoát ở mức 28,14% thì sau 3 năm tới năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn ở mức 21,19%.
Về chất lượng:
Nhận thức được chất lượng nước sạch có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân nên Công ty đã nghiêm chỉnh chấp hành các tiêu chuẩn chất lượng nước thương phẩm, thực hiện công tác kiểm tra giám sát quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng nước cung cấp. Nước sản xuất ra mạng lưới phải đạt tiêu chuẩn TCVN 5502, tiêu chuẩn về nước sinh hoạt theo Quy định số 09/2005/QĐ – BYT. Một số chỉ tiêu quan trọng được thống kê và thể hiện trong bảng sau:
Bảng 04: Chất lượng nước qua các năm 2005 – 2008
Độ đục (NTU)
Độ mặn /NaCl(mg/l)
Fetp(mg/l)
Hữu cơ/KMnO4(mg/l)
Clo dư(mg/l)
Fecal Coliform(Con/100l)
Tổng Coliform(Con/100l)
TCVN
<3,0
<250
<0,5
<3,5
<0,5
<0
<0
Năm 2005
2,23
70
0,32
1,84
0,35
0
0
Năm 2006
2,05
64
0,35
1,87
0,35
0
0
Năm 2007
1,78
68
0,41
1,91
0,30
0
0
Năm 2008
1,56
65
0,37
1,93
0,30
0
0
(Nguồn: Bộ phận thí nghiêm – Phòng kế hoạch.)
Các chỉ tiêu về chất lượng nước có sự biến động qua các năm, tuy nhiên đều nằm trong giới hạn cho phép, một số chỉ tiêu như: Độ mặn, Hữu cơ trong nước máy của công ty sản xuất còn được đánh giá cao. Vì thế sản phẩm đều đạt các yêu cầu đối với nước sạch cung cấp cho khu vực đô thị - không chứa chất độc hại, mầm bệnh, an toàn với sức khỏe.
Về khách hàng
Tình hình tiêu thụ nước tại Công ty qua các năm được thống kê ở bảng sau: Bảng 05: Tình hình tiêu thụ nước các năm 2005-2008
Năm
Nước sinh hoạt
Hành chính sự nghiệp
Sản xuất, kinh doanh, Xây dựng
Tổng sản lượng (m3)
Số lượng (m3)
Tỷ trọng (%)
Số lượng (m3)
Tỷ trọng (%)
Số lượng (m3)
Tỷ trọng (%)
2006
5.717.914
75,44
1.659.135
21,89
202.371
2,67
7.579.420
2007
6.058.440
74,63
1.116.221
13,75
946.308
11,63
8.117.969
2008
6.600.449
71,30
1.729.261
18,68
927.581
10,02
9.257.291
(Nguồn: Phòng kinh doanh.)
Có thể theo dõi cụ thể cơ cấu sản lượng sản xuất nước trong những năm gần đây(2005, 2006, 2007, 2008) qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 01: Tỷ trọng sản lượng tiêu thụ theo mục đích sử dụng
Trong cơ cấu tỷ sản lượng nước của Công ty qua các năm, nước sản xuất giành cho sinh hoạt là chủ yếu (chiếm hơn 70%). Nước sạch tiêu thụ trong khối khách hàng là cơ quan hành chính và hoạt động sản xuất, xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng hơn 10% mỗi loại. Điều này cho thấy, khách hàng tiêu thụ nước của công ty chủ yếu là hộ tiêu dùng nước sinh hoạt, có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Do vậy, công ty cần ưu tiên xem xét đáp ứng tốt nhu cầu của nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, hiện nay do giá nước thương phẩm đối với khối khách hàng sản xuất kinh doanh, xây dựng còn khá cao, chưa kích thích được nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng này.
3.2.3 Doanh thu, lợi nhuận
Có bảng theo dõi kết quả doanh thu lợi nhuận của Công ty qua các năm 2005 đến 2008 như sau:
Bảng 06:Doanh thu, lợi nhuận từ 2005 – 2008
Năm
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ lệ Lợi nhuận/ Doanh thu (%)
(triệu đồng)
%so với năm trước
(đồng)
%so với nămtrước
2005
25.479
385.935.708
1,51
2006
27.490
107,89
1.013.349.530
262,569
3,68
2007
33.607
122,25
514.732.641
50,79
1,53
2008
40.039
119,14
721.001.340
140,07
1,80
(Nguồn: Phòng tài vụ.)
Biểu đồ 02: Tăng trưởng doanh thu qua các năm ĐV: tỷ đồng
Qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh cùng với biểu đồ doanh thu từ năm 2005 đến 2008 ta nhận thấy:
Trước hết là doanh thu. Doanh thu của công ty trong giai đoạn từ năm 2005-2008 có xu hướng tăng trưởng ổn định. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2,011 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 7,89% %. Năm 2007, doanh thu được tăng lên 6.117 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng 22.25%. Năm 2008, doanh thu tiếp tục tăng 19.14 tương ứng với 6,432 tỷ đồng so với năm 2007.
Tiếp theo là tỷ trọng lợi nhuận trước thuế so với tổng doanh thu. Lợi nhuận trước thuế của công ty so với doanh thu năm 2005 là 1,51%, năm 2006 là 3,68%, năm 2007 là 1,59%, năm 2008 là 1,81%. Tỷ trọng lợi nhuận trước thuế với doanh thu giai đoạn 2005-2008 không ổn định. Tỷ trọng năm 2006 tăng so với năm 2005. Bởi vì tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận do tiết kiệm chi phí. Đến năm 2007, tỷ trọng giảm đi rõ rệt. Nhưng đến năm 2008, tỷ trọng đã tăng lên từ 1,59% năm 2007 đến 1,88% năm 2008.
Bảng 07: Doanh thu theo sản phẩm
Năm
Doanh thu(nghìn đồng)
Sản xuất nước
Xây lắp đường ống
2005
17.440.514
3.060.719
2006
24.163.144
3.881.235
2007
25.846.609
6.258.864
2008
29.620.390
9.705.548
(Nguồn: Phòng tài vụ.)
Doanh thu cuả công ty được cấu thành bởi hai bộ phận chính là doanh thu từ hoạt động sản xuất nước và doanh thu từ hoạt động xây lắp đường ống. Trong đó, Doanh thu Sản xuất nước luôn ở mức từ 3,05( năm 2008) đến 6,22 (năm 2006) so với doanh thu xây lắp đường ống.
3.2.4. Một số kết quả khác
Nộp Ngân sách Nhà nước
Dù là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích hạng I nhưng phải tự chủ về tài chính nên lợi nhuận chính là động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên làm việc. Công ty làm ăn có lãi là điều kiện để nâng cấp, mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Đồng thời có điều kiện thực hiện trách nhiệm với Nhà nước.
Bảng 08: Tình hình nộp ngân sách Nhà nước các năm (2004-2008)
Năm
Nộp Ngân sách
(nghìn đồng)
Tỷ lệ % so với năm trước
2005
1.057.044
2006
1.433.688
159,19
2007
1.415.507
98,73
2008
1.096.806
77,48
( Nguồn: Phòng tài vụ.)
Hàng năm nộp Ngân sách ổn định tăng với tốc độ tăng nhanh từ năm 2004 đến năm 2006. Tới 2007, 2008 Công ty triển khai đầu tư một số dự án có nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước, do đó nộp Ngân sách tốc độ tăng giảm dần có tăng nhưng lượng không nhiều, và đến năm 2008, nộp Ngân sách giảm so với năm 2007.
Thu nhập của người lao động
Cùng với kết quả về doanh thu và lợi nhuận, thu nhập của người lao động trong Công ty cũng được duy trì ổn định và có xu hướng tăng qua các năm. Thu nhập bình quân của người lao động tại Công ty được thống kê và tính toán theo bảng sau:
Bảng 09: Thu nhập bình quân của người lao động.
Năm
Thu nhập bình quân(đồng)
Tỷ lệ % so với năm 2004
2005
2.375.000
118,75
2006
3.090.000
154,50
2007
3.000.000
150,00
2008
3.500.000
175,00
(Nguồn: Phòng tài vụ.)
Chương II: Thực trạng phân công và sử dụng lao động tại Công ty Cấp nước Hà Đông
Các nhân tố ảnh hưởng tới phân công và sử dụng lao động của Công ty
Các nhân tố khách quan
Nhân tố kinh tế, xã hội
Nhân tố kinh tế:
- Sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối, tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh cung ứng nước sạch của Công ty bởi đây là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, liên tục và lâu dài. Tùy thuộc vào tiềm năng kinh tế của đất nước, thu nhập của dân cư cũng như nguồn viện trợ, cho vay của nước ngoài mà có những giải pháp thích hợp đảm bảo cho việc cung ứng nước sạch cho dân cư.
- Ảnh hưởng của xu hướng hội nhập kinh tế khu vực, kinh tế thế giới tạo ra sự phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cùng với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân với chính sách tiền lương linh hoạt hơn, khuyến khích người lao động có năng lực dẫn tới tình trạng nhiều cán bộ nhân viên trong các Doanh nghiệp Nhà nước bỏ chuyển ra làm ngoài hay còn gọi là hiện tượng “chảy máu chất xám”
Các Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm cả Công ty Cấp nước Hà Đông phải đối mặt với sự cạnh tranh trong việc thu hút lao động có trình độ. Các Doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh quốc tế, có chính sách sử dụng và phát triển hợp lý mới có khả năng thu hút và giữ chân người tài.
Đây vừa là cơ hội để Công ty mở rộng nguồn tuyển dụng nhân lực hình thành đội ngũ lao động có chất lượng cao. Tuy nhiên cũng trở thành nguy cơ nếu công tác bố trí và sử dụng lao động không hợp lý, không có chính sách thù lao, phúc lợi thỏa đáng không tạo ra sự gắn kết giữa người lao động với Công ty thì lực lượng lao động có trình độ của Công ty sẽ là nhóm chịu ảnh hưởng của tình trạng trên tạo ra tâm lý bất ổn đối với người lao động, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực và gây khó khăn trong việc bố trí phân công, giảm hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty.
- Sự hội nhập kinh tế trong những năm gần đây cũng tạo cơ hội để Công ty có thể tiếp cận với các nguồn vốn cho các chương trình nước sạch. Điển hình là chương trình Cải thiện môi trường nước do quỹ OECF( Oversea Economic Cooperation Fund – Qũy hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản) năm 1998, nguồn vốn ODA của Pháp năm 2006….đã đem lại nhiều sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh của Công ty như: nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, có nguồn ngân sách để nâng cao trình độ đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp cũng như cán bộ quản lý góp phần nâng cao hiệu._. quả sử dụng lao động tại Công ty.
Nhân tố xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển của các nhân tố kinh tế đời sống vật chất được nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng vượt xa khỏi giới hạn về vật chất và đòi hỏi nâng cao nhu cầu về đời sống tinh thần.
Các đòi hỏi của người lao động không phải chỉ là tiền lương mà là các nhu cầu về văn hóa, nhu cầu về xã hội ngày càng phong phú, nhu cầu về sự phát triển nghề nghiệp, hoàn thiện bản thân… Tâm lý của người lao động có nhiều thay đổi như chuyển từ lựa chọn những công việc mang tính ổn định trong cơ quan, Doanh nghiệp Nhà nước sang lựa chọn những công việc yêu cầu sự nhạy bén, năng động có tính thử thách, đem lại thu nhập cao
Sự thay đổi này đặt ra yêu cầu mới công tác phân công, sử dụng lao động tại Công ty như không chỉ có chính sách thù lao vật chất thỏa đáng mà còn phải quan tâm tới tâm sinh lý, nguyện vọng của người lao động để đưa ra chính sách thù lao phi vật chất, tạo động lực về tinh thần như: phân công lao động hợp lý tạo được hứng thú làm việc cho người lao động, công việc cũng có yếu tố gợi mở cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp theo nguyện vọng của người lao động. Có như vậy mới tạo được sự gắn kết của người lao động với Công ty, phát huy được tiềm năng, tăng năng suất lao động.
Quy định pháp lý sử dụng lao động
Sử dụng lao động trong Công ty với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng lao động nhằm thực hiện được mục tiêu của Công ty, cũng như lợi ích của người lao động, lại vừa phải phù hợp với các yêu cầu của luật pháp và các đòi hỏi của tổ chức Công đoàn.
- Các quy định chung về lao động, hợp đồng lao động, thù lao lao động… trong Bộ Luật Lao động áp dụng chung cho các Doanh nghiệp. Do vậy, công tác sử dụng lao động trong Công ty Cấp nước Hà Đông cũng phải tuân thủ các văn bản luật quy định rõ những điều kiện tối thiểu về thời gian lao động, nghỉ ngơi, thù lao, phúc lợi, đãi ngộ; an toàn, kỷ luật và vệ sinh lao động. Với đặc thù sản xuất, cung cấp và đảm bảo nước sạch cho hoạt động dân sinh trên địa bàn Hà Đông, Công ty luôn phải duy trì tổ chức các ca làm việc liên tục kể cả trong các ngày nghỉ lễ. Vì thế việc sử dụng phân công lao động tại Công ty cần phải lưu ý bố trí hợp lý về thời gian sử dụng và làm việc của lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, điều kiện tái sản xuất sức lao động.
- Công ty Cấp nước Hà Đông hiện nay vẫn là công ty Nhà nước hoạt động với nguồn vốn được cấp từ ngân sách là chính nên trực tiếp chịu sự quản lý của Nhà nước không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà còn trong các quyết định liên quan đến việc sử dụng quĩ lương như hạch toán quỹ tiền lương hàng năm, quyết định nâng lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên... đều phải tuân thủ theo quy định và được duyệt bởi cơ quan quản lý Nhà nước. Do vậy, công tác sử dụng lao động gặp nhiều hạn chế trong việc khuyến khích, tạo động lực cũng như tăng năng suất lao động.
Nhân tố khác
Nhân tố cơ sở hạ tầng
Môi trường và điều kiện làm việc là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng lao động. Công ty có các phòng làm việc thoáng mát sạch sẽ, với những khuôn viên cây xanh sạch, khoáng đãng là môi trường thuận lợi giữ gìn sức khoẻ và tăng năng suất lao động. Khu vực sản xuất rộng rãi được bố trí khoa học thuận lợi cho hoạt động tác nghiệp của người lao động cũng là yếu tố thuận lợi giúp ổn định tâm lý người lao động, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mành, tốt đẹp giữa những người lao động trong Công ty.
Sự tiến bộ của môi trường kỹ thuật và công nghệ
Trước sự khan hiếm cuả nguồn nước cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nước sạch cung cấp đòi hỏi Công ty phải có đổi mới trong kỹ thuật, công nghệ sản xuất nước sạch. Sự đổi mới, tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ đưa ra những yêu cầu mới buộc người lao động phải bắt kịp tiến độ, không phải lao động nào trong doanh nghiệp cũng theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cho nên việc sử dụng lao động như thế nào cho hợp lý, không gây tình trạng thừa hay thiếu lao động, gây đình trệ sản xuất là công việc của nhà quản lý nhằm sử dụng lao động có hiệu quả. Đổi mới công nghệ với những thành tựu tiến bộ của khoa học, công nghệ cũng là điều kiện để công ty giảm bớt số lượng lao động của mình, loại bỏ những nhân viên yếu kém và lựa chọn những người có năng lực, có trình độ, đúng chuyên môn, tinh gọn bộ máy quản lý cồng kênh đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
Các nhân tố chủ quan
Quy mô, cơ cấu quản lý, tổ chức
Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức tốt, ổn định sẽ góp phần thúc đẩy việc điều hành đội ngũ lao động ngày một tốt lên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững lâu dài. Bộ máy quản lý với phòng ban chức năng, tổ đội sản xuất tại Công ty được cơ cấu theo mô hình trực tuyến chức năng, tách biệt rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, phòng ban là yếu tố thuận lợi giúp cho việc phân công và hợp tác lao động giữa các bộ phận, phòng ban được thực hiện một cách rõ ràng. Tuy nhiên trên thực tế quy mô nhân lực ở các phòng ban tương đối lớn trong khi trách nhiệm, hoạt động của các bộ phận còn chồng chéo đã khiến việc phân công và sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu công việc cũng như nguyện vọng của người lao động còn gặp phải vướng mắc khó thực hiện.
Đặc điểm lao động
Lao động là một nhân tố đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công của công ty, đặc điểm về quy mô, số lượng cũng như trình độ của đội ngũ lao động quyết định trực tiếp tới hiệu quả của công tác sử dụng lao động.
Đội ngũ lao động tại Công ty Cấp nước Hà Đông biến động tăng trong những năm 2005 đến 2007. Năm 2008 số lao động của công ty có nhiều biến động do có sự chuyển đổi, sắp xếp lại bộ phận lao động gián tiếp nhằm giảm chi phí quản lý tổ chức, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy tổng số lao động giảm 2,78% so với năm 2007. Tuy nhiên nhìn chung đội ngũ lao động của Công ty tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm trong giai đoạn 2005 – 2008.
Quy mô đội ngũ lao động ổn định ít biến động không làm xáo trộn sự phân công lao động một cách đột ngột, công tác phân công sử dụng lao động dễ dàng thích ứng và có kế hoạch trước những biến động nhỏ, do vậy đây chính là một yếu tố thuận lợi cho việc phân công và sử dụng lao động tại Công ty.
Bảng 10: Đội ngũ lao động của Công ty giai đoạn 2005-2008
Năm
2005
2006
2007
2008
Số lượng (người)
309
321
323
314
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Tại thời điểm cuối năm 2008, danh sách cán bộ công nhân viên của công ty là 314 người. Có thể theo dõi kết cấu lao động theo giới tình và trình độ cụ thể như bảng sau:
Bảng 11: Cơ cấu lao động công ty tại thời điểm 31/12/2008
Phân loại
Số người
Tỷ trọng (%)
Theo giới tính
Nam
164
52,23
Nữ
150
47,77
Theo Trình độ
Đại học và trên đại học
95
30,25
Cao đẳng và trung cấp
93
29,62
Thợ bậc 5 – 7
35
7,95
Thợ bậc 3 – 4
56
17,83
Lao động phổ thông
95
30,25
Tổng cộng
314
100
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính.)
Biểu đồ 03: Cơ cấu lao động theo trình độ
Do đặc thù ngành sản xuất kinh doanh nước có tỷ lệ những vị trí yêu cầu sự khéo léo nhẹ nhàng như thu ngân và những vị trí cần sức khỏe như công nhân xây lắp tương đối cân bằng do đó công tác phân công và sử dụng lao động cũng phải lưu ý về yêu cầu đặc thù và cân đối giới tính khi sắp xếp, phân công lao động. Tuy nhiên, cơ cấu lao động theo giới tại Công ty hiện nay khá cân bằng, đây cũng là nhân tố thuận lợi cho việc phân công lao động theo giới tại Công ty. Đối với công ty Cấp nước Hà Đông, trình độ lao động được phân theo trình độ rõ rệt. Nhìn vào bảng ta thấy, nhân viên đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng cao nhất 95 trong tổng số 314 người chiếm 30,25%, nhân viên trình độ cao đẳng và trung cấp là 93 người chiếm 29,62%. Trong số lao động trực tiếp, lao động phổ thông chiếm đa số 93 người (30,25%), thợ bậc 3 – 4 có 56 người chiếm 17,83% và còn lại là công nhân bậc 5 – 7 chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ 7,95%.
Xem xét cụ thể đặc điểm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thông qua việc phân tích trình độ tay nghề, thâm niên công tác của lao động. Cụ thể như sau:
STT
Cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ
SL
Tỉ trọng
(%)
Thâm niên
< 10 năm
10 – 15 năm
> 15 năm
1
Kỹ sư kỹ thuật
22
11,58
10
9
3
10
Cử nhân, kỹ sư kinh tế
19
10,00
7
8
4
11
Cử nhân tài chính kế toán
35
18,42
11
16
8
12
Cử nhân khác
24
12,63
19
4
1
13
Cao đẳng, trung học các ngành khác
89
47,37
67
21
2
Cấp thoát nước
4
2
1
1
Tài chính kế toán, kinh tế
49
46
3
Kinh tế
2
1
1
Lao động tiền lương
2
1
1
Quản trị kinh doanh
1
1
Ngoại ngữ
3
2
1
Y + Dược
6
2
4
Các ngành khác
22
12
10
∑
189
100
114(60,0%)
58(30,52%)
18(9,48%)
Bảng12: Cơ cấu lao động gián tiếp theo trình độ và thâm niên năm 2008
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.)
Lao động gián tiếp:
Đội ngũ lao động gián tiếp là nhóm lao động có trình độ cao chiếm tới 59,87% đội ngũ lao động của toàn Công ty là yếu tố thuận lợi cho việc sử dụng và phát triển trình độ lao động tuy nhiên lại là một khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với từng nhân viên. Lao động có thâm niên dưới 10 năm chiếm đa số (gần 60%) trong khi số lao động có thâm niên 15 năm trở lên chỉ chiếm 9,48%. Điều này cho thấy số lượng lao động gắn bó lâu dài với Công ty còn hạn chế, tình trạng này đặt ra những yêu cầu cho cao hơn cho Công ty trong việc khuyến khích, tạo động lực để tạo được nguồn lao động có trình độ ổn định.
Lao động trực tiếp:
Bảng13: Bình quân bậc thợ tại Công giai đoạn 2004-2008
Cấp bậc công nhân
bình quân
2004
2005
2006
2007
2008
4,382
4,102
4,397
4,485
4,648
( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính.)
Qua cơ cấu lao động theo trình độ của công ty có thể nhận thấy: Đối với lao động trực tiếp tại công ty số công nhân có tay nghề cao còn chiếm tỷ trọng khiếm tốn so với lao động cơ bản và thợ bậc thấp.
Tỷ lệ cấp bậc công nhân bình quân biến động qua các năm có xu hướng tăng, ngoại lệ có năm 2005 lại giảm đột ngột so với 2004, nguyên nhân của hiện tượng trên là do trong năm 2005, Công ty có tổ chức tuyển dụng thêm công nhân cho phân xưởng sửa chữa với tay không cao tương xứng với tỷ lệ cấp bậc công nhân bình quân của Công ty. Tuy nhiên, từ 2005 đến 2008, tỷ lệ này liên tục tăng chứng tỏ những nỗ lực nâng cao tay nghề cho công nhân của Công ty mang lại kết quả khả quan. Song nhìn chung Chỉ tiêu cấp bậc công nhân bình quân của Công ty còn ở mức trung bình của ngành. Điều này có thể gây khó khăn tới việc nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường chất lượng cũng như việc phân công, sử dụng lao động trực tiếp.
Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của Công ty
- Đặc thù ngành sản xuất nước sạch là lĩnh vực kinh doanh có tác động tới sức khỏe của dân sinh cũng như môi trường do đó có những yêu cầu khắt khe đối với hệ thống mạng lưới cấp nước cũng như với công nhân trực tiếp sản xuất nên công cán bộ quản trị nhân lực tại Công ty cần phải lưu ý những yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng lao động ở một số vị trí trực tiếp tiếp xúc với nguồn nước như công nhân sản xuất nước, nhân viên kiểm định chất lượng… cũng như công tác bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp để có thể phân công lao động và phục vụ nơi làm việc một cách phù hợp
-Mặc dù máy móc, thiết bị sản xuất tại Công ty được trang bị khá đầy đủ và phù hợp với quy trình sản xuất nước sạch tuy nhiên máy móc của Công ty hiện nay có nhiều đã hư hỏng và xuống cấp, công suất sản xuất chỉ đạt khoảng 70% công suất thiết kế. Nhiều máy móc, thiết bị ở trong tình trạng phải sửa chữa hoặc nâng cấp cho phù hợp với nhu cầu đổi mới và nâng cao sản lượng. Do máy móc trục trặc, công việc không ổn định người lao động không yên tâm công tác làm cho năng xuất lao động và hiệu quả đạt được không cao. Điều này dẫn đến việc làm của người lao động không ổn định, việc quản lý người lao động gặp không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi người quản lý đặc biệt là cán bộ ở bộ phận quản trị nhân lực cần phải thường xuyên giám sát và đôn đốc cũng như động viên khuyến khích người lao động để họ yên tâm công tác đảm bảo kế hoạch sản cho Công ty đã đề ra.
Thực trạng phân công và sử dụng lao động tại Công ty
Công tác phân công, hợp tác lao động tại Công ty
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu lao động, cơ cấu tổ chức. Hiện nay, Công ty đã vận dụng các hình thức phân công lao động theo chức năng và phân công theo công nghệ. Có thể xem xét cụ thể các hình thức phân công tại Công ty đối với bộ máy quản trị và hệ thống sản xuất như sau:
Công tác phân công, hợp tác lao động trong bộ máy quản trị
Phân công lao động trong bộ máy quản trị
Hình thức phân công đối với bộ máy quản trị hiện đang thực hiện ở Công ty chính là phân công lao động theo chức năng. Các bộ phận, phòng ban trong bộ máy quản trị được phân công nhiệm vụ theo theo chức năng của mình. Cụ thể việc phân công giữa các phòng ban tại Công ty năm 2008 được minh họa trong bảng sau:
Bảng 14: Phân công lao động trong bộ máy quản trị tại Công ty
Bộ phận
Công việc thực hiện
Số người thực hiện
Phòng kỹ thuật
Thiết kế - vẽ
12
Phòng tổ chức hành chính
Định mức lao động, lương - thưởng, đào tạo, chế độ cho người lao động, quản lý văn bản hành chính..
18
Phòng tài vụ
Nghiệp vụ kế toán-tài chính
09
Phòng kế hoạch
Điều độ sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, đảm bảo vật tư, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
19
Bộ phận dịch vụ khách hàng
Giải đáp, trả lời thắc mắc, tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng
07
Ban Thanh tra
Kiểm tra, kiểm soát
06
Ban giám đốc
Điều hành, giám sát
03
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong Công ty được quy định là khá rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên ngoài các nhiệm vụ chính của mình mỗi bộ phận đều được phân công kiêm nhiệm một số nhiệm vụ khác. Như Phòng tổ chức hành chính ngoài chức năng nhân sự, tổ chức lao động còn kiêm nhiệm chức năng tổ chức thiết bị cơ sở vật chất, bảo vệ… Phòng Kế hoạch sản xuất kiêm nhiệm chức năng hậu cần vật tư cho sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Hiện tại, Công ty chỉ phân công nhiệm vụ cho từng phòng ban còn đối với mỗi cá nhân trong phòng ban thì dựa trên nội dung những công việc phải làm của phòng, Trưởng phòng phân công công việc cho từng nhân viên trong phòng theo các mảng công việc. Ví dụ phòng Hành chính – Tổ chức có năm chức danh:
+Chuyên viên tổ chức chính
+Chuyên viên tổ chức
+Cán sự tổ chức
+Chuyên viên lao động tiền lương chính
+Chuyên viên lao động tiền lương
Các chức danh này được xây dựng dựa vào trình độ và kinh nghiệm của người lao động, ứng với mỗi chức danh là quy định cụ thể về những công việc phải làm.
Tuy nhiên, chế độ chức danh chỉ mang tính hình thức trên thực tế hiện nay ở công ty còn có tình trạng phân công chia việc : số người thực hiện hay trình độ lao động thực hiện một công việc lớn hơn so với yêu cầu. Dẫn đến tình trạng nhiều vị trí làm không đúng theo chuyên môn đào tạo, mức độ phức tạp công việc. Có bảng minh họa như sau:
Bảng15 : Minh họa vị trí không làm theo đúng mức độ phức tạp công việc (tháng 12 năm 2008)
Công việc đảm nhận
Phòng ban đang làm việc
Trình độ chuyên môn
Yêu cầu của công việc
Phó phòng tổ chức
Tổ chức hành chính
Trung cấp kỹ thuật
Trình độ đại học chuyên ngành KTLĐ
Nhân viên
Phòng kinh doanh
ĐH Tài chính
Trung cấp
Phó phòng tài vụ
Tài vụ
Trung cấp kế toán
Trình độ đại học chuyên ngành kế toán
Quản đốc phân xưởng
Phân xưởng sửa chữa
Trung cấp kinh tế
Trung cấp kỹ thuật
Thư ký đánh máy, in văn bản
Hành chính
ĐH ngoại ngữ
Sơ cấp tin học
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Quan hệ hợp tác lao động trong bộ máy quản trị:
Hợp tác lao động trong bộ máy quản trị bao gồm mối quan hệ trực tuyến, chức năng và quan hệ tham mưu, tư vấn. Cụ thể như sau:
Quan hệ trực tuyến
Mối quan hệ trực tuyến được thể hiện thông qua các mệnh lệnh, chỉ thị công tác. Các mệnh lệnh, chỉ thị giám đốc đề ra đều phải được các phòng ban cũng như các cán bộ công nhân viên toàn Công ty thực hiện nghiêm chỉnh. Riêng kế toán trưởng bên cạnh việc chấp hành các mệnh lệnh còn có một số quyền hạn cụ thể do Nhà nước quy định.
Quan hệ chức năng
Các bộ phận phòng ban chức năng ngoài nhiệm vụ chức năng được giao còn có mối liên hệ tương quan lẫn nhau cùng phối hợp thực hiện công việc. Phòng kế hoạch sản xuất phối hợp với phòng kinh doanh, bộ phận chăm sóc khách hàng tổ chức nắm thụng tin phản hồi từ phía khách hàng về kỹ thuật, chất lượng, đồng thời tuyên truyền giới thiệu sản phẩm của công ty. Phòng kỹ thuật phối hợp với các phòng thực hiện phong trào cải tiến kỹ thuật, sáng kiến hợp lý hoá sản xuất, tham gia biên soạn giảng dạy hướng dẫn công nhân thực hành nâng cao tay nghề theo chuyên ngành đạt yêu cầu đề ra và phối hợp với phòng hành chính tổ chức thi nâng bậc thợ cho công nhân. Phòng tổ chức hành chính phối hợp với công đoàn làm tốt công tác thủ tục sinh hoạt đoàn thể, hội nghị trong công ty, khi có yêu cầu và chủ trương.
Quan hệ tham mưu, tư vấn
Mặc dù được tổ chức và phân công theo chức năng tuy nhiên các phòng ban lại không trực tiếp ra các quyết định quản trị. Các nhà quản trị trực tuyến như ban giám đốc và quản đốc phân xưởng mới là những người trực tiếp ra quyết định. Các bộ phận phòng ban chức năng có trách nhiệm tư vấn các quyết định thuộc lĩnh vực của mình.
Phân công và hợp tác lao động trong hệ thống sản xuất
Phân công trong hệ thống sản xuất
Khác với bộ phận quản trị, trong hệ thống sản xuất công tác phân công được dựa trên quy trình công nghệ. Phân công lao động theo chia theo chuyên môn hoá các bước công việc. Ở đây ta xét đến quy trình sản xuất nước sạch bao gồm các công đoạn:
Thu nước
Xử lý nước
Điều hòa và phân phối nước
Dựa trên quy trình này, mỗi bộ phận của hệ thống sản xuât sẽ đảm nhiệm một giai đoạn của quy trình sản xuất chung: Phân xưởng nước tham gia quá trình thu nước từ các giếng, thực hiện xử lý nước đưa về hệ thống bể chứa, bể lắng; đội quản lý mạng làm nhiệm vụ điều hòa, phân phối nước lên mạng tiêu thụ; phân xưởng sửa chữa theo dõi thiết bị và đảm bảo cho hoạt động sản xuất nước diễn ra ổn định; đội thi công lắp đặt hệ thống dẫn nước tới khách hàng.
Công tác phân công tại các đội, các phân xưởng được thực hiện bởi các tổ trưởng, quản đốc trực tiếp quản lý bộ phận và được tiến hành dựa trên mức độ phức tạp của công việc.
Ví dụ như tại phân xưởng nước, Quản đốc phân xưởng là người trực tiếp phân công và giao nhiệm vụ tới công nhân từng ca sản xuất. Thông thường tại mỗi ca sản xuất sẽ được chia làm 02 kíp, mỗi kíp phụ trách 04 giếng, phân công lao động trong kíp làm việc năm 2008 cụ thể như sau:
Bảng16: Phân công lao động trong kíp sản xuất tại phân xưởng SX nước
Nhiệm vụ
Yêu cầu cấp bậc
Số lượng công nhân (người)
Theo dõi mực nước động - tĩnh, nguồn nước từ giếng về
4
01
Vận hành, theo dõi máy bơm, tình hình nước bể tiếp xúc
4
01
Đóng mở van, lọc nước
5
02
Pha chế clo, châm phèn và xử lý clo
5
01
Lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra chất lượng nước
5
02
Phụ trách chung toàn kíp
6
01
(Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất)
Quan hệ hợp tác lao động trong hệ thống sản xuất
Trong hệ thống sản xuất của công ty đang tồn tại các hình thức hiệp tác lao động
sau:
-Hiệp tác giữa các phân xưởng, các đội chuyên môn hoá cùng tham gia quá trình sản xuất. Mối quan hệ cụ thể được minh họa ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 02: Kết cấu sản xuất, cung cấp nước và quan hệ giữa các bộ phận sản xuất.
Phân phối
Quản lý mạng
Nước nguyên liệu
P.X sản xuất
Nước thành phẩm
P.X sửa chữa
Ban thanh tra
P. Kế hoạch sản xuất
-Hiệp tác lao động về mặt thời gian tức là sự tổ chức các ca làm việc trong một ngày đêm. Công ty Cấp nước Hà Đông thực hiện việc hiệp tác giữa những người lao động trong đơn vị thông qua việc bố trí ca kíp và thời gian làm việc từng ngày.
Tại 02 cơ sở các kíp sản xuất được bố trí làm việc thành 03 ca sản xuất trong ngày với chế độ giao nhận ca như sau:
Ca 1: Từ 06h00 đến 14h00
Ca 2: Trưa từ 14h00 đến 22h 00
Ca 3: Từ 22h00 đến 6h00
Để đảm bảo sức khỏe, tăng khả năng làm việc của người lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất Công ty cũng thực hiện chế độ đảo ca.
Nhận xét chung về phân công và hợp tác lao động tại Công ty:
Tuy nhiên cách tổ chức bộ máy kết hợp với nguyên tắc phân công trên đây cũng có một vài hạn chế như:
- Khả năng phát triển kỹ năng của người lao động rất phiến diện do thực hiện công việc theo chuyên môn được phân công họ thường không quan tâm đến lợi nhuận của doanh nghiệp, khó khuyến khích người lao động phát huy sáng tạo.
- Phân công chuyên môn hoá đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ hệ thống tin và lưu lượng thông tin giấy tờ tài liệu quá lớn gây nên độ chễ nhất định của quyết định quản trị.
Công tác tổ chức nơi làm việc tại Công ty
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc có ý nghĩa làm tăng năng suất lao động dẫn đến làm tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người lao động. Khi tổ chức và phục vụ nơi làm việc hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mối liên hệ, trao đổi thông tin giữa nơi làm việc, phát huy dược khả năng sáng tạo, tạo ra hứng thú trong lao động , hình thành nên một tập thể lao động có bầu không khí làm việc hợp tác. Do vậy để tổ chức lao động đem lại hiệu quả cao thì cần phải tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc .
Bố trí nơi làm việc.
Bố trí nơi làm việc là sắp xếp một cách hợp lý trong không gian tất cả các phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc.
Về mặt bố trí chung hay bố trí không gian nơi làm việc, công ty đã bố trí khoa học hợp lý với sự chuyên môn hoá nơi làm việc, tính chất quy trình công nghệ. Diện tích mặt bằng sản xuất của công ty vào khoảng 12.700 m2 đó được phân bổ :
Cơ sở I: 5.700m2
- Khu văn phòng : 1000m2
- Kho thiết bị , nguyên liệu : 300m2.
-Trạm biến thế 20m2.
-Phòng thường trực: 20m2.
- Khu vực sản xuất và các giếng khoan nước ngầm: 4.060m2.
- Bãi đỗ xe:300m2
Cơ sở II: 7.000m2 gồm diện tích các giếng khoan và khu vực sản xuất.
Phục vụ nơi làm việc
Hiện nay, ở công ty đang áp dụng hình thức phục vụ hỗn hợp . Tất cả các vấn đề có liên quan đến máy móc thiết bị đều do bộ phận bảo dưỡng kỹ thuật của phân xưởng sản xuất đảm nhận. Bộ phận này có nhiệm vụ sửa chữa , bảo dưỡng các máy móc thiết bị và hệ thống điện nhằm phục vụ cho bộ phận sản xuất được diễn ra liên tục. Ở mỗi phân xưởng đều có các nhân viên vệ sinh công nghiệp dọn dẹp nơi làm việc, thu gom phế liệu….Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa có điều kiện tổ chức bếp ăn để phục vụ nhu cầu nước uống và ăn trưa cho công nhân viên. Tại các phòng ban, phân xưởng, nhân viên tự phục vụ nhu cầu của mình do đó cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến công việc.
Phòng Tổ chức hành chính chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị văn phòng phẩm cho toàn bộ các phòng ban, phân xưởng. Văn phòng này nằm ở tầng 1 trong khi khu nhà làm việc có nhiều tầng, nhiều vị trí nên khi có nhu cầu về đồ dùng việc di chuyển là khá xa gây nhiều bất tiện trong việc xử lý các văn bản, tài liệu của các phòng ban.
Các trang bị phục vụ nơi làm việc nhìn chung còn nhiều thiếu thốn. Tuy rằng, hiện nay máy tính đã trở thành công cụ làm việc phổ biến không thể thiếu đối với hoạt động quản lý tuy nhiên số lượng máy tính được trang bị tại công ty còn hạn chế. Mỗi phòng làm việc chỉ có 01 hoặc 02 máy tính và 01 máy in để phục vụ cho việc cập nhật thông tin, in ấn, soạn thảo, lưu trữ văn bản, tài liệu cho cả phòng. Như Bộ phận thí nghiệm số lượng nhân viên lên tới 08 người trong khi chỉ có 01 máy tính. Khi một người sử dụng thì những nhân viên khác dù có nhu cầu cũng phải ngồi chờ, phòng cũng không được trang bị máy in nên việc in ấn văn bản phải chuyển qua mạng nội bộ hoặc thuê ngoài. Công ty được trang bị 01 máy photo để đáp ứng nhu cầu in sao sử dụng tài liệu của toàn bộ khối phòng ban quản lý dẫn tới việc sử dụng có nhiều phiền toái, bất cập.
Không khí nơi làm việc
Tạo bầu không khí tích cực tại nơi làm việc là một nội dung quan trọng của công tác tổ chức nơi làm việc. Bầu không khí làm việc của Công ty được đánh giá khá thân thiện, đoàn kết. Hiện tượng mâu thuẫn giữa các công nhân viên với nhau rất ít xảy ra. Mối quan hệ người lao động cấp dưới với cán bộ cấp trên thường có sự trao đổi thẳng thắn cởi mở nên cũng ít khi có mâu thuẫn. Bầu không khí làm việc cởi mở tuy nhiên do áp lực công việc không lớn, sự tồn tại của chế độ biên chế lao động đảm bảo chắc chắn cho tất cả người lao động có việc làm và thu nhập ổn định nên tính cạnh tranh không cao, hạn chế sự cạnh tranh phấn đấu lành mạnh trong công ty.
Công tác thù lao tại Công ty
Hiện nay Công ty căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ qui định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước. Áp dụng trả lương cho cán bộ ,công nhân viên. Đổng thời căn cứ vào nội dung của thỏa ước lao động tập thể để chấm và trả công cho người lao động. Dựa trên nguyên tắc phân phối lương và thưởng theo kết quả lao động kết hợp với việc xem xét các yếu tố khách quan có liên quan theo hướng khuyến khích nhằm phát huy năng lực của người lao động cả trước mắt và lâu dài trong điều kiện và khả năng của Công ty.
Tiền lương:
Nguyên tắc trả lương:
- Thực hiện việc chi trả phù hợp theo năng lực của công ty
- Yếu tố hiệu quả sản xuất kinh doanh là thiết yếu, tức là giảm chi phí tiền lương và tăng lương bình quân trên cơ sở sắp xếp lại lao động
- Kết hợp hài hoà lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động trong Công ty.
- Gắn chế độ trả lương của cá nhân với kết quả sản xuất kinh doanh của bộ phận và của công ty
- Đảm bảo tiền lương chính sách cho mỗi người lao động phù hợp với quy định của pháp luật
Căn cứ xác định Tổng quỹ lương và lương các bộ phận
Thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 07 về việc qui định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước.
Căn cứ thông báo số 480/TB/LĐTBXH ngày 05/5/2005 của Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Tây về việc giao đơn giá tiền lương Công ty cấp nước Hà Đông năm 2008 trong đó:
- Mức lương tối thiểu Công ty áp dụng: 540.000đ
- Công ty xây dựng đơn giá tiền lương theo phương pháp: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm
- Tổng quỹ tiền lương kế hoạch xác định cho toàn Công ty được tính dựa trên mức lương cơ bản áp dụng và tổng hệ số cấp bậc của toàn Công ty Năm 2008
+ Đối với lao động trực tiếp: 242*3,19=771,98
+ Đối với lao động gián tiếp quản lý: 72*4,27=307,44
Tổng hệ số cấp bậc toàn Công ty: 1.079,42
Công ty quy định chế độ trả lương cụ thể gắn với kết quả cuối cùng của người lao động từng bộ phận như sau:
- Lao động được trả công theo thời gian bao gồm các nhân viên quản lý, cán bộ nhân viên chuyên môn nghiệp vụ ở các phòng ban, phục vụ nơi sản xuất, bảo vệ…
- Các dạng lao động gián tiếp khác và lao động trực tiếp Công ty trả lương gắn với công việc được giao, với mức độ phức tạp, tinh thần trách nhiệm mà công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày làm việc theo thực tế. Cụ thể như sau:
Tiền lương = (Hệ số lương + hệ số phụ cấp ) ´ Mức lương
công nhân viên cấp bậc (nếu có) tối thiểu (540.000)
Tổng quỹ tiền lương kế hoạch và thực hiện tại Công ty Cấp nước Hà Đông qua các năm được thống kê trong bảng sau:
Bảng 17: Tổng quỹ tiền lương của Công ty giai đoạn 2005-2008
Năm
Tổng quỹ tiền lương (nghìn đồng)
Thực hiện kế hoạch (%)
Kế hoạch
Thực hiện
2005
9.877.075
10.391.671
105,21
2006
11.698.810
13.197.422
112,81
2007
13.501.960
14.628.024
108,34
2008
15.062.660
15.461.821
102,65
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.)
Biểu đồ 04: Thực hiện tổng quỹ tiền lương của Công ty giai đoạn 2005-2008
Tổ chức trả lương
Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán công ty lập “ Bảng thanh toán tiền lương” cho từng tổ đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người trên bảng tính lương. Công ty xây dựng bảng chấm điểm cho các chức danh công việc, theo các cấp trình độ và xác định hệ số mức lương thể hiện mức độ hoàn thành công việc của từng lao động
Việc thanh toán tiền lương và các khoản cho người lao động được 1 lần vào đầu của tháng sau, sau khi đã trừ các khoản khấu trừ vào thu nhập. Các khoản thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với chứng từ và báo cáo thu, chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra theo dõi .
Phụ cấp
Ngoài tiền lương cơ bản Công ty thực hiện chế độ bồi dưỡng cho công nhân làm những công việc nặng nhọc, độc hại, phụ cấp điện thoại cho các trưởng, phó phòng ban, phụ cấp tàu xe trong trường hợp cán bộ đi công tác. Cụ thể một số phụ cấp điển hình đang áp dụng ở Công ty được xác định như sau:
Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng cho những người giữ chức trưởng, phó các phòng ban, quản đốc phân xưởng, đội trưởng thi công (0,4 hoặc 0,3).
Phụ cấp lưu động: Được áp dụng cho những công nhân chuyên theo dõi các công trình (0,3)
Ngoài ra phụ cấp có thể áp dụng đối với những công nhân do đặc thù công việc sản xuất kinh doanh phải làm đêm (ca 3) thì khoản phụ cấp này được tính theo nghị định 197/CP và thông tư hướng dẫn số 10/LĐTB –TT ngày 19/4/1994.
Tiền thưởng
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, vào năng lực, chất lượng và hiệu quả kinh tế mang lại, thường kỳ hoặc đột xuất của cán bộ quản lý công đoàn các cơ sở có thể đề nghị Công ty duyệt thường cho các cán bộ công nhân viên như: Thưởng đối với người lao động có năng suất, đối với lao động giỏi, người tốt việc tốt, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất…. từ quỹ khen thưởng hoặc lợi nhuận chưa phân phối. Trung bình hàng tháng người lao động được thưởng khoảng 170.000đ/tháng tương đương với mức thưởng khoảng 2.000.000 đồng/năm. Mức thưởng này là quá ít ỏi và hầu như không tạo thêm động lực cho người lao động. Mặt khác, hầu như mức thưởng ít có sự thay đổi qua các năm trừ những dịp đặc biệt như Chào mừng ngày kỷ niệm thành lập công ty
Phúc lợi
-Phúc lợi bắt buộc:
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26459.doc