Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Trung Thu Hằng SỬ DỤNG HỆ THỐNG DẠY HỌC TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Trung Thu Hằng SỬ DỤNG HỆ THỐNG DẠY HỌC TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy h

pdf158 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3508 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc bộ môn Hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH VĂN BIỀU Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CẢM ƠN Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu tại Đại học Sư phạm TP HCM tôi đã hoàn thành luận văn này. Bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học và Khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp. PGS. TS Trịnh Văn Biều, người hướng dẫn đề tài đã dành nhiều thời gian đọc bản thảo, bổ sung và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành luận văn. Thầy luôn là người động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn khi thực hiện đề tài. Tất cả các thầy cô trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã tận tình giảng dạy, mở rộng kiến thức chuyên môn cho chúng tôi trong quá trình học tập tại trường. Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên tổ Hóa Trường THPT Lương Thế Vinh Q1 TP. HCM đã có nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Tất cả các học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học khóa 18 đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ, động viên nhau trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Và cuối cùng là gia đình tôi, luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Lê Trung Thu Hằng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 3 MỤC LỤC ............................................................................................................. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... 9 DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. 10 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 11 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 11 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 12 3. Nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................................... 12 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................................... 12 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 12 6. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................... 12 7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu .......................................................................... 12 8. Điểm mới của luận văn...................................................................................................... 13 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 14 1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................................... 14 1.1.1.Dạy học hợp tác và dạy học tương tác ........................................................................ 14 1.1.1.1.Dạy học hợp tác [8] ...................................................................................................... 14 1.1.1.2.Dạy học tương tác ........................................................................................................ 14 1.1.2.Giới thiệu một số phần mềm thiết kế bài giảng điện tử [56] ....................................... 16 1.1.3.Sự ra đời và phát triển của Hệ thống dạy học tương tác Activboard [17] ................... 16 1.2.Phương pháp dạy học [5] ................................................................................................ 18 1.2.1.Đổi mới phương pháp dạy học .................................................................................... 18 1.2.2.Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ........................................................ 19 1.2.3.Dạy học bằng hoạt động của người học ...................................................................... 19 1.2.4.Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp ................................................................ 20 1.3.Phương tiện dạy học ........................................................................................................ 21 1.3.1.Khái niệm và phân loại phương tiện dạy học [5] ........................................................ 21 1.3.2.Vai trò của phương tiện dạy học trong giảng dạy [28] ................................................ 21 1.3.3.Hiệu quả sử dụng của các phương tiện dạy học [28] .................................................. 23 1.3.4.Nguyên tắc sử dụng các phương tiện dạy học [28] ..................................................... 24 1.3.5.Lựa chọn phương tiện dạy học .................................................................................... 25 1.4.Dạy học tương tác ........................................................................................................... 25 1.4.1.Khái niệm dạy học tương tác ....................................................................................... 25 1.4.2.Các dạng bài học trong dạy học tương tác [53]........................................................... 27 1.4.3.Các dạng tương tác trong dạy học ............................................................................... 28 1.5.Hệ thống dạy học tương tác Activboard .......................................................................... 29 1.5.1.Bảng tương tác thông minh Activboard ...................................................................... 30 1.5.2.Bút dạy học tương tác Activpen .................................................................................. 31 1.5.3.Phần mềm thiết kế bài giảng Activstudio .................................................................... 32 1.5.4.Hệ thống phản hồi trắc nghiệm Activote [56] ............................................................. 50 1.5.5.Lợi ích của hệ thống dạy học tương tác Activboard [56] ............................................ 50 1.6.Thực trạng sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard ở Việt Nam [17] .............. 51 Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ BÀI GIẢNG CHƯƠNG 5, 6 HÓA 10 CƠ BẢN BẰNG PHẦN MỀM ACTIVSTUDIO ........................................ 60 2.1.Hồ sơ bài giảng ................................................................................................................ 60 2.1.1.Khái niệm hồ sơ bài giảng ........................................................................................... 60 2.1.2.Giáo án ........................................................................................................................ 60 2.1.3.Bài trình chiếu ............................................................................................................. 60 2.1.4.Tư liệu dạy học ............................................................................................................ 60 2.2.Nguyên tắc lựa chọn bài học để thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio .. 61 2.3.Nguyên tắc thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio .................................. 61 2.3.1.Đảm bảo tính sư phạm................................................................................................. 61 2.3.2.Đảm bảo tính hiệu quả ................................................................................................ 61 2.3.3.Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng ............................................................................ 62 2.3.4.Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu ........................................................... 62 2.3.5.Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức của bài giảng ........................................... 62 2.3.6.Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật .................................................................... 63 2.3.6.1.Về màu sắc của hình nền .............................................................................................. 63 2.3.6.2.Về font chữ .................................................................................................................... 63 2.3.6.3.Về size chữ .................................................................................................................... 63 2.3.6.4.Về tính cân đối .............................................................................................................. 63 2.3.6.5.Về trình bày nội dung trên nền hình ............................................................................. 63 2.3.6.6.Đảm bảo tính hiệu quả khi trình chiếu ......................................................................... 63 2.4.Qui trình thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio ...................................... 64 2.4.1.Xác định mục tiêu bài học ........................................................................................... 64 2.4.2.Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định trọng tâm bài .................................................... 64 2.4.3.Thiết kế giáo án ........................................................................................................... 64 2.4.3.1.Xác định mục tiêu bài học ............................................................................................ 64 2.4.3.2.Xác định nội dung và cấu trúc bài học ......................................................................... 65 2.4.3.3.Tìm kiếm tài liệu tham khảo ......................................................................................... 65 2.4.3.4.Xác định phương pháp dạy học .................................................................................... 65 2.4.3.5.Thiết kế các hoạt động trong giáo án ........................................................................... 65 2.4.4.Thiết kế bài trình chiếu ................................................................................................ 65 2.4.5.Xây dựng thư viện tài nguyên (tư liệu dạy học) .......................................................... 66 2.4.6.Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện .......................................................... 66 2.5.Giáo án chương 5: Nhóm Halogen .................................................................................. 66 2.5.1.Giáo án bài 21 “Khái quát về nhóm halogen” ............................................................. 66 2.5.2.Giáo án bài 22 “Clo” ................................................................................................... 71 2.5.3.Giáo án bài 23 “Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua” ................................. 76 2.5.4.Giáo án bài 24 “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo”.................................................. 80 2.5.5.Giáo án bài 25 “Flo – Brom – Iot” .............................................................................. 84 2.5.6.Giáo án bài 26 “Luyện tập nhóm halogen” ................................................................. 90 2.6.Giáo án chương 6: Oxi – Lưu Huỳnh .............................................................................. 94 2.6.1.Giáo án bài 29 “Oxi – Ozon” ...................................................................................... 94 2.6.2.Giáo án bài 30 “Lưu huỳnh” ....................................................................................... 99 2.6.3.Giáo án bài 32 “Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit” ................... 105 2.6.4.Giáo án bài 33 “Axit sunfuric - Muối sunfat” ........................................................... 111 2.6.5.Giáo án bài 34 “Luyện tập oxi và lưu huỳnh” ........................................................... 117 2.7.Những lưu ý khi sử dụng hồ sơ bài giảng ..................................................................... 120 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 123 3.1.Mục đích thực nghiệm ................................................................................................... 123 3.2.Đối tượng thực nghiệm.................................................................................................. 123 3.3.Tiến hành thực nghiệm .................................................................................................. 123 3.3.1.Chọn lớp thực nghiệm, đối chứng ............................................................................. 123 3.3.2.Gặp giáo viên thực nghiệm ....................................................................................... 124 3.3.3.Tiến hành dạy học tương tác ..................................................................................... 124 3.3.4.Kiểm tra, thu thập kết quả ......................................................................................... 124 3.3.5.Xử lý số liệu .............................................................................................................. 125 3.3.5.1.Cách trình bày số liệu thống kê .................................................................................. 125 3.3.5.2.Phân tích số liệu thống kê........................................................................................... 125 3.4.Kết quả thực nghiệm ..................................................................................................... 127 3.4.1.Kết quả các bài kiểm tra ............................................................................................ 127 3.4.2.Kết quả điều tra GV .................................................................................................. 133 3.4.3.Kết quả điều tra HS ................................................................................................... 135 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 142 1. Kết luận ........................................................................................................................... 142 1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ......................................................... 142 1.2. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio142 1.3. Thiết kế 11 hồ sơ bài giảng của chương 5, 6 Hóa học 10 bằng phần mềm Activstudio.143 1.4. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................................ 143 2. Đề xuất ........................................................................................................................... 143 2.1. Đối với Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo ................................................................. 143 2.2. Đối với các trường Sư phạm, trường THPT ................................................................ 144 2.3. Đối với giáo viên ......................................................................................................... 144 3. Hướng phát triển của đề tài ............................................................................................ 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 146 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 150 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTH : Bảng tuần hoàn CB : Chủ biên CNTT : Công nghệ thông tin CTPT : Công thức phân tử ĐC : Đối chứng ĐHQG : Đại học Quốc gia ĐHSP : Đại học Sư phạm GV : Giáo viên HS : Học sinh ICT : Information and communication technology (Công nghệ thông tin và truyền thông) KLNT : Khối lượng nguyên tử LCDS : Learning Content Development System NXB : Nhà xuất bản PHT : Phiếu học tập ptpư : Phương trình phản ứng SCORM : Sharable Content Object Reference Model (Một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả cho một chương trình e- learning dựa vào web) SOXH : Số oxi hóa TB : Trung bình THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông tkd : Đại lượng kiểm định t (Student) tα, k : Giá trị t tra theo bảng với mức ý nghĩa α và bậc tự do k TN : Thực nghiệm TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2008 Bảng 1.2. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2009 Bảng 1.3. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2010 Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng năm 2009 Bảng 3.2. Các lớp thực nghiệm và đối chứng năm 2010 Bảng 3.3. Thống kê điểm số kiểm tra năm 2009 Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích năm 2009 Bảng 3.5. Phân loại kết quả học tập năm 2009 Bảng 3.6. Các thông số thống kê cơ bản năm 2009 Bảng 3.7. Thống kê điểm số kiểm tra năm 2010 Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích năm 2010 Bảng 3.9. Phân loại kết quả học tập năm 2010 Bảng 3.10. Các thông số thống kê cơ bản năm 2010 Bảng 3.11. Ý kiến GV về Hệ thống dạy học tương tác Activboard Bảng 3.12. Mức độ hứng thú của HS với tiết học Activboard Bảng 3.13. Mức độ thường xuyên của các tiết học Activboard Bảng 3.14. Mức độ HS thường xuyên thuyết trình trong tiết học Activboard Bảng 3.15. Mức độ HS mong muốn được thuyết trình trong tiết học Activboard Bảng 3.16. Mức độ HS thường xuyên sử dụng internet tìm kiếm thông tin cho tiết học Activboard Bảng 3.17. Ý kiến HS về ưu điểm của Hệ thống dạy học tương tác Activboard Bảng 3.18. Ý kiến HS về hạn chế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Trụ sở chính của Tập đoàn Giáo dục Promethean Hình 1.2. Các giải thưởng quốc tế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard Hình 1.3. Hiệu quả sử dụng của các phương tiện dạy học Hình 1.4. Hệ thống lớp học tương tác số - Activ Classroom Hình 1.5. Sử dụng bút dạy học tương tác Activpen Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC năm 2009 Hình 3.2. Đồ thị phân loại kết quả học tập năm 2009 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC năm 2010 Hình 3.4. Đồ thị phân loại kết quả học tập năm 2010 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, xu hướng ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo môi trường học tập mang tính tương tác đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục cũng như của các bậc phụ huynh và GV, HS. Từ trước đến nay, hình thức tác động từ GV đến HS đang được sử dụng phổ biến, nhưng chỉ dừng lại ở tác động một chiều. Trong xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay theo hướng "Lấy HS làm trung tâm" thì nguyên tắc "Tương tác đa chiều, đa đối tượng" tỏ rõ tính ưu việt của nó. "Tương tác đa chiều, đa đối tượng" là sự tác động qua lại không chỉ một chiều từ GV đến HS, mà còn có sự tác động trở lại từ HS đến GV và giữa nhiều HS với nhau trong quá trình giáo dục. Dạy học tương tác là xu hướng mới của giáo dục hiện nay. Hình thức dạy học này mang đến cho HS một môi trường lý tưởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động được thiết kế bởi GV. HS có điều kiện phát triển mạnh mẽ tính chủ động, tư duy sáng tạo và kỹ năng sử dụng những công cụ hiện đại của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Hệ thống dạy học tương tác Activboard là một hệ thống dạy và học hoàn chỉnh, tích hợp phần mềm và phần cứng. Đây là hệ thống bảng điện tử thông minh tương tác trực tuyến, tạo môi trường tương tác toàn diện, thu hút sự tập trung chú ý của HS với những bài giảng thật sự sinh động, liên kết với thực tế cuộc sống. Hệ thống này hiện đang được đánh giá là: - Một sự đột phá trong công nghệ giáo dục. - Hệ thống công cụ giảng dạy có nhiều ứng dụng sư phạm tiên tiến nhất hiện nay. - Bộ công cụ được GV đánh giá là hiệu quả nhất trong truyền đạt kiến thức và tiếp thu của HS. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học Hóa học lớp 10 ở trường trung học phổ thông” với mong muốn tạo ra sự phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trong thời đại mới. 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard để nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học lớp 10 ở trường THPT. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Khảo sát thực trạng sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học ở trường THPT. - Sử dụng phần mềm Activstudio để thiết kế hệ thống hồ sơ bài giảng Hóa học vô cơ lớp 10 THPT (ban cơ bản). - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả khi và hiệu quả của việc sử dụng hồ sơ bài giảng đã thiết kế. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Hóa học lớp 10 ở trường THPT. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Việc sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học Hóa học vô cơ lớp 10 trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: phần Hóa học vô cơ lớp 10 ban cơ bản. Về địa bàn nghiên cứu: GV và HS trường THPT Lương Thế Vinh, Quận 1, TP HCM. Về thời gian: 2 năm học 2009 - 2010 và 2010 - 2011. 6. Giả thuyết khoa học Việc sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường THPT. 7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các tài liệu liên quan về lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học và các tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm Activstudio, bảng Activboard và hệ thống phản hồi trắc nghiệm Activote. - Truy cập thông tin trên Internet và sử dụng các phần mềm tin học bổ trợ. - Phân tích, tổng hợp. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra cơ bản về tình hình sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học ở trường THPT. - Trao đổi kinh nghiệm với các GV đã giảng dạy bằng Hệ thống dạy học tương tác Activboard. - Thăm dò ý kiến của HS sau khi được học bằng Hệ thống dạy học tương tác Activboard. - Thực nghiệm sư phạm. 7.3. Các phương pháp thống kê toán học 7.4. Phương tiện nghiên cứu - Máy vi tính. - Máy chiếu Projector. - Bảng Activboard. - Thiết bị trả lời trắc nghiệm Activote. 8. Điểm mới của luận văn Thiết kế hồ sơ bài giảng Hóa học 10 để sử dụng trong Hệ thống dạy học tương tác Activboard ở trường THPT. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1.Dạy học hợp tác và dạy học tương tác 1.1.1.1.Dạy học hợp tác [8] Hợp tác là cùng nhau làm việc, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc hay một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hiện nay, có hai quan niệm về dạy học hợp tác: - Quan niệm Dạy học hợp tác là một tư tưởng mang tính định hướng: Theo mô hình ba bình diện của Bernd Meier thì phương pháp dạy học (PPDH) gồm ba thành phần chính là: quan điểm dạy học, PPDH cụ thể và kỹ thuật dạy học. Có thể coi Dạy học hợp tác là những phương pháp dạy học mang tính tập thể, trong đó có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân và kết quả là người học tiếp thu được kiến thức thông qua các hoạt động tương tác khác nhau: giữa người học với người học, giữa người học với người dạy, giữa người học và môi trường. - Quan niệm Dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học: người ta coi Dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học phức hợp ứng với một nhóm người học (phương pháp dạy học theo nhóm) và một số người thường dùng cụm từ “Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm”. 1.1.1.2.Dạy học tương tác Dạy học tương tác là một quan điểm dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới, phù hợp với quan niệm mới về dạy và học, đáp ứng được yêu cầu hiện nay của giáo dục Việt Nam là dạy học chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đặc biệt bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh [51]. Trong thời gian qua đã có một số luận văn và bài viết nghiên cứu về dạy học tương tác như: - Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học nội dung “Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng” hình học 11 nâng cao trường trung học phổ thông – Đặng Nguyệt Minh – Luận văn thạc sĩ. - Dạy học tương tác thông qua blog dạy học chương Halogen - Hóa học lớp 10 nâng cao – Phan Thị Vinh – ĐHSP TP.HCM, 2008 – Luận văn thạc sĩ. - Môi trường theo sư phạm học tương tác – Bài viết trên - Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh – ĐHSPTPHCM. - Phần mềm dạy học tương tác inspire – Bài viết trên - Hệ thống dạy học và kiểm tra đánh giá Activboard – Bài viết trên Activboard.html. - Activstudio – Bài viết trên - Chào mừng đến với Activinspire – Bài viết trên - Icels và Activboard: Dạy và học tương tác – Bài viết trên ngày 24/12/2007. - Dạy học tương tác – Bài viết trên luc-78/9906106006505706161 ngày 18/11/2009. - Bảng Activboard thay thế bảng đen, phấn trắng – Bài viết trên ngày 16/12/2009. - Hệ thống dạy học tương tác Activboard – Bài viết trên ngày 05/01/2010. - Hệ thống dạy và học tương tác – một giải pháp dạy và học hoàn chỉnh – Bài viết trên ngày 04/06/2010. - Activinspire – phần mềm hỗ trợ dạy học tương tác – Bài viết trên ngày 01/07/2010. - Đưa hệ thống dạy học Activboard vào cấp tiểu học – Bài viết trên vao-cap-tieu-hoc-153363.aspx ngày 29/11/2010. - Công nghệ bảng dạy học tương tác thông minh Activboard – Bài viết trên tac-thong-minh-activeboard.html ngày 03/01/2011. -... Như vậy, dạy học hợp tác chú trọng sự làm việc hợp tác giữa HS với nhau còn dạy học tương tác chú trọng hơn về sự tác động trở lại của HS với GV và HS với HS. Trong dạy học tương tác HS có thể đặt câu hỏi cho GV, có ý kiến đối với bài giảng của GV và tác động vào bài giảng của GV thông qua Hệ thống dạy học tương tác. 1.1.2.Giới thiệu một số phần mềm thiết kế bài giảng điện tử [56] Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều phần mềm thiết kế bài giảng điện tử xuất hiện như: - Violet: là phần mềm công cụ giúp cho GV có thể tự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh và hình ảnh chuyển động... rất phù hợp với HS phổ thông các cấp. - Adobe Presenter: giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh, khảo sát, mô phỏng sinh động bằng Flash...Phần mềm này tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế SCORM. - Lecture Maker & Teaching Mate: hệ thống thiết kế bài giảng điện tử và quản lý tài nguyên, tạo ngân hàng đề thi…Phần mềm này hiện đang được Cục CNTT triển khai, tập huấn cho các GV cốt cán của các địa phương. - Microsoft LCDS: chương trình thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM của hãng Microsoft. - PowerPoint: chương trình này thiên về tính trình chiếu hơn là tương tác. Các bài giảng soạn trên PowerPoint đều không thể chuẩn hóa theo chuẩn SCORM. - Activstudio: phần mềm hỗ trợ dạy học tương tác của hãng Promethean. Trong số các phần mềm trên, Activstudio còn khá xa lạ đối với các GV Việt Nam. Đây là phần mềm hỗ trợ tốt việc tương tác giữa GV và HS trong quá trình dạy học, cũng như giúp GV dễ dàng thiết kế các ý tưởng sư phạm phục vụ tốt cho bài giảng. 1.1.3.Sự ra đời và phát triển của Hệ thống dạy học tương tác Activboard [17] - Hệ thống dạy học tương tác Activboard được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1996 bởi Tập đoàn Giáo dục Promethean ở Anh; nó được xem như sản phẩm nòng cốt trong việc xây dựng lớp học tương tác thế kỷ 21. - Tập đoàn Giáo dục Promethean được thành lập vào thập niên 70 bởi ông Tony Cann, có trụ sở chính tại Blackburn; là tập đoàn đa quốc gia với các văn phòng đại diện tại Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông. Hình 1.1. Trụ sở chính của Tập đoàn Giáo dục Promethean - Mục tiêu của tập đoàn là nâng cao chất lượng và môi trường giáo dục. Tập đoàn là đơn vị tiên phong về lĩnh vực xây dựng lớp học tương tác, đưa truyền thông đa phương tiện phục vụ dạy học. Tập đoàn luôn trân trọng những phản hồi từ GV và không ngừng cải tiến sản phẩm nhằm phục vụ công việc giảng dạy của GV. - Hệ thống dạy học tương tác Activboard có 2 phần mềm là Activprimary và Activstudio, đến nay phiên bản mới nhất là phần mềm ActivInspire. + Activprimary là phần mềm được thiết kế một cách chi tiết để cải tiến kinh nghiệm dạy và học trong những năm đầu tiên và cho trẻ từ 4 - 10 tuổi. Giao diện đơn giản và dễ sử dụng cho phép truy cập vào những tính năng và tùy chọn của phần mềm, khuyến khích việc thu hút tâm trí trẻ vào bài học bằng cách kích thích sự hăng hái của trẻ. + Activstudio là phần mềm giúp tạo ra lớp học tương tác, trong đó GV có thể thực hiện phương pháp giảng dạy mang tính tương tác và khả năng tiếp thu bài giảng của HS tốt hơn. Activstudio được phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu của GV và HS. + ActivInspire là phần mềm đa năng, thân thiện và thú vị dành cho GV. Phần mềm có giao diện đẹp, công cụ tích hợp, đủ chức năng tạo nên trải nghiệm lý thú như ngoài đời thật cho HS. - Hiện nay đã có trên 5 triệu bảng tương tác thông minh được GV sử dụng trong lớp học tại 80 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, các trường quốc tế, công lập và dân lập đang sử dụng phổ biến và ứng dụng hiệu quả. - Hệ thống dạy học tương tác Activboard đã đoạt nhiều giải thưởng củ._.a các tổ chức giáo dục uy tín quốc tế. Hình 1.2. Các giải thưởng quốc tế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard 1.2.Phương pháp dạy học [5] 1.2.1.Đổi mới phương pháp dạy học - Đổi mới phương pháp là một quá trình liên tục phát huy, kế thừa những tinh hoa của giáo dục truyền thống và tiếp thu có chọn lọc những phương pháp hiện đại trên thế giới. - Cần khuyến khích sự phong phú đa dạng của các phương pháp cũng như là sự phong phú đa dạng của các ý tưởng. - Trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là hướng vào người học. - Cái đích cuối cùng của việc đổi mới phương pháp là nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. - Học là hiểu, ghi nhớ, liên hệ, áp dụng. Người HS giỏi là người HS có tư duy tốt chứ không phải người HS chỉ biết thuộc bài. - Người GV giỏi không phải là cho HS biết nhiều kiến thức mà là dạy cho HS biết cách tư duy, biết cách sử dụng những kiến thức vào các tình huống mới, vào đời sống thực tế. - GV chỉ dạy tốt khi có sự đồng cảm với HS. - Những điều kiện để HS học tập có hiệu quả: sức khỏe, vốn kiến thức, khả năng ghi nhớ, khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp học tập, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập và có GV giỏi. 1.2.2.Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 1. Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ GV sang HS. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi khám phá. 2. Cá thể hóa việc dạy học. 3. Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học. 4. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức. 5. Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức. 6. Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. 7. Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của HS, theo cấp học, bậc học). 1.2.3.Dạy học bằng hoạt động của người học Nội dung cơ bản của xu hướng đổi mới phương pháp này là tạo mọi điều kiện cho HS hoạt động càng nhiều càng tốt. Theo lối dạy học cũ, hoạt động của thầy chiếm phần lớn thời gian trên lớp. Trò chủ yếu ngồi nghe một cách thụ động, rất ít khi tham gia vào hoạt động chung của lớp. Trò ít được phát biểu, càng rất ít khi được thắc mắc, hỏi thầy những điều không hiểu hay chưa được rõ. Dạy như thế kết quả học tập bị hạn chế rất nhiều. Người ta đã tìm cách làm giảm thời gian hoạt động của thầy và tăng thời gian hoạt động của trò trong một tiết học. Với cách tiếp cận đó, thực chất của dạy học bằng hoạt động của người học là chuyển từ lối dạy cũ (thầy nặng về truyền đạt, trò tiếp thu một cách thụ động) sang lối dạy mới, trong đó vai trò chủ yếu của thầy là tổ chức, hướng dẫn hoạt động, trò chủ động tìm kiếm, phát hiện ra kiến thức. Ý nghĩa, tác dụng của dạy học bằng hoạt động của người học - Dạy học bằng hoạt động của người học là một nội dung của dạy học hướng vào người học. HS chỉ có thể phát triển tốt các năng lực tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, thích ứng với cuộc sống… nếu như họ có cơ hội hoạt động. - Dạy học bằng hoạt động của người học là một trong những con đường dẫn đến thành công của người GV. - Dạy học bằng hoạt động của người học làm tăng hiệu quả dạy học. - Dạy học bằng hoạt động của người học có ý nghĩa đặt biệt quan trọng khi rèn luyện các kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm vì kỹ năng chỉ có thể được hình thành qua hoạt động. Những biện pháp để tăng cường hoạt động của người học - Thầy gợi mở, nêu vấn đề cho trò suy nghĩ. - Sử dụng câu hỏi dưới nhiều dạng khác nhau từ thấp đến cao. - Thầy yêu cầu trò nêu câu hỏi về các vấn đề mà bản thân thấy không hiểu hay chưa rõ. - Ra bài tập hay yêu cầu HS hoàn thành một nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn HS làm việc với sách giáo khoa. - Tổ chức cho HS làm một vài thí nghiệm nhỏ. - Thảo luận nhóm. - Thuyết trình theo chủ đề. - Tổ chức cho HS nhận xét, góp ý, tham gia vào quá trình đánh giá lẫn nhau. - Câu lạc bộ hóa học. 1.2.4.Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp có nghĩa là sử dụng một cách hợp lý nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ, một buổi lên lớp hay trong một khóa học, để đạt hiệu quả dạy học cao. Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp - Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu của mỗi phương pháp dạy học. - Thay đổi cách thức hoạt động tư duy của HS, thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp các em lâu mệt mỏi. - Tạo điệu kiện thích ứng cao nhất giữa phương pháp dạy của thầy với phương pháp học của trò, tạo sự tương tác tốt nhất giữa thầy với cả lớp. - Mỗi lần thay đổi phương pháp là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, như thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán. - Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và có cơ hội hoạt động tích cực hơn. - Góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả dạy học. Một số căn cứ để lựa chọn phương pháp dạy học Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Mỗi phương pháp dạy học chỉ phát huy tác dụng cao nhất khi nó được sử dụng phù hợp với thực tế dạy học. Sau đây là một số căn cứ để lựa chọn phương pháp dạy học: - Mục đích dạy học chung và mục tiêu môn học. - Đặc trưng của môn học. - Nội dung dạy học. - Đặc điểm lứa tuổi và trình độ HS. - Điều kiện cơ sở vật chất (phòng ốc và trang thiết bị). - Thời gian cho phép và thời điểm dạy học. - Trình độ và năng lực của GV. - Thế mạnh và hạn chế của mỗi phương pháp. 1.3.Phương tiện dạy học 1.3.1.Khái niệm và phân loại phương tiện dạy học [5] - Khái niệm: Phương tiện dạy học là những đối tượng vật chất (sách vở, đồ dùng, máy móc, thiết bị…) dùng để dạy học. - Phân loại: Các phương tiện dạy học bao gồm: + Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, tạp chí chuyên đề…) + Các đồ dùng dạy học: bảng, tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, mô hình, mẫu vật. + Các phương tiện kĩ thuật dạy học gồm có các máy dạy học và các thiết bị nghe nhìn. + Các thí nghiệm dạy học. 1.3.2.Vai trò của phương tiện dạy học trong giảng dạy [28] - Phương tiện có thể đóng nhiều vai trò trong quá trình dạy học. Các phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà GV và HS không thể tiếp cận trực tiếp được. Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các giác quan của HS trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho HS nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. - Thực tiễn cho thấy phương tiện dạy học có những đặc trưng chủ yếu sau: + Có thể cung cấp cho HS các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác, như vậy nguồn tin họ nhận được trở nên đáng tin cậy và được nhớ lâu bền hơn. + Giúp việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn, tăng khả năng tiếp thu những sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường HS khó nắm vững được. + Rút ngắn thời gian giảng dạy mà tăng việc lĩnh hội kiến thức của HS. + Giải phóng người thầy giáo khỏi một khối lượng lớn các công việc tay chân, do đó làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học. + Dễ dàng gây được cảm tình và sự chú ý của HS. + GV có thể kiểm tra một cách khách quan khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo của HS. 1.3.3.Hiệu quả sử dụng của các phương tiện dạy học [28] Hình 1.3. Hiệu quả sử dụng của các phương tiện dạy học Mô hình bộ phận M Ứ C T Ă N G H IỆ U Q U Ả S Ử D Ụ N G C Ủ A C Á C P H Ư Ơ N G T IỆ N PHƯƠNG PHÁP KÉM HIỆU QUẢ Bảng phấn trắng Tranh Hình vẽ bảng Mô hình tĩnh Mô hình hoạt động Tranh có tầm sâu Đèn chiếu ảo đăng Slide đen trắng Đèn chiếu qua đầu Slide màu Phim vòng Phim hoạt động đen trắng câm Phim hoạt động màu, có tiếng Phim vòng màu Tivi Thực hành Thực hành cá nhân Đồ án tham quan Phấn màu PHƯƠNG TIỆN CHIẾU PHƯƠNG TIỆN TRỰC TIẾP PHƯƠNG TIỆN KHÔNG CHIẾU Lời 1.3.4.Nguyên tắc sử dụng các phương tiện dạy học [28] Khi sử dụng phương tiện dạy học phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây: Đúng mục đích Trong quá trình dạy học, trước hết GV phải đề ra mục đích dạy học nhất định. Từ mục đích đó, lụa chọn phương tiện dạy học phù hợp vì mỗi phương tiện có một chức năng riêng. Đúng lúc - Trình bày phương tiện lúc cần thiết của bài học, lúc HS mong muốn được quan sát nhất, gợi nhớ trong trạng thái tâm lí phù hợp nhất. - Hiệu quả sử dụng phương tiện được nâng lên rất nhiều nếu nó xuất hiện đúng lúc nội dung và phương pháp giảng dạy cần nó nhất. - Trong quá trình sử dụng, hệ thống phương tiện dạy học phải được đưa ra giới thiệu và để HS quan sát, phân tích và nhận xét đúng lúc. Tránh hiện tượng đưa ra hàng loạt phượng tiện không phù hợp với nội dung và trình tự bài giảng, dẫn đến hiện tượng phân tán sự chú ý của HS. Đúng chỗ - Một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc sử dụng phương tiện trên lớp học là phải tìm vị trí lắp đặt sao cho toàn lớp học có thể quan sát được. - Vị trí trình bày phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như riêng của nó về độ chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kỹ thuật khác. Đủ cường độ - Từng loại phương tiện có mật độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc trình diễn phương tiện hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu tâm lý học, nếu như một dạng hoạt động trong lớp diễn ra liên tục trong 15 phút thì khả năng làm việc của HS sẽ giảm đi rất nhanh. - Sự quá tải khi sử dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn sẽ dẫn đến sự quá tải thông tin đối với HS, ngoài ra còn ảnh hưởng đến thị giác của các em. Vì vậy khi chuẩn bị giáo án có sử dụng các phương tiện nghe nhìn, người ta hạn chế ở mức độ không sử dụng quá 3- 4 lần trong một tuần. Như vậy, việc sử dụng phương tiện dạy học có tác dụng lớn đến hiệu quả và chất lượng của một tiết học. Để có thể phát huy tốt tác dụng của các phương tiện dạy học và tránh gây phản cảm cho HS ta phải chú ý các điều sau đây: + Phải áp dụng các phương tiện dạy học một cách có hệ thống, đa dạng hóa hình thức của các phương tiện. + Khi chọn các phương tiện dạy học phải tìm hiểu kĩ nội dung của chúng có phù hợp với nội dung của tiết học hay không. + Sử dụng phương tiện dạy học đúng nguyên tắc đã nêu trên. 1.3.5.Lựa chọn phương tiện dạy học Để lựa chọn một phương tiện dạy học phù hợp nhất với nội dung và mục đích dạy học, ta phải xem xét các yếu tố sau: - Phương pháp dạy học. - Nhiệm vụ học tập. - Đặc tính của người học. - Sự cản trở của thực tế. - Thái độ và kỹ năng của người GV. - Không gian, ánh sáng, cơ sở vật chất của lớp học. 1.4.Dạy học tương tác 1.4.1.Khái niệm dạy học tương tác Theo từ điển Tiếng Việt [52]: “Tương tác là sự tác động qua lại lẫn nhau”. Theo PGS.TS. Phan Trọng Ngọ thì “Dạy học tương tác là dạy học trong đó diễn ra quá trình trao đổi, hợp tác giữa người dạy và người học. Trong quá trình này, người dạy và người học sử dụng các công cụ kí hiệu để giao tiếp với nhau. Sau đó, những công cụ này được chuyển vào bên trong người học” [32]. Trong phương pháp dạy học tương tác theo lí thuyết của L.X.Vưgotxky, GV quan tâm nhiều hơn đến sự tham gia, tương tác, giúp đỡ hành động của HS. Đây là điều khác nhau khá rõ giữa phương pháp tương tác với phương pháp điều khiển hành vi hay giải quyết tình huống, trong đó có sự quan tâm nhiều đến việc tạo ra môi trường học tập cho HS. Trong dạy học tương tác, GV thường đưa ra các thông tin, các chỉ dẫn, lời gợi nhắc, sự khuyến khích phù hợp với trình độ phát triển của HS. Các chỉ dẫn này được coi là các khung, các mẫu, các chiến lược làm điểm tựa cho HS. Sau đó, tăng dần mức độ tự hành động của họ. - Mọi sự trợ giúp của GV phải tác động vào vùng phát triển gần trong lộ trình phát triển của HS. Đây là đặc trưng cơ bản của tương tác, giúp phương pháp này có tính xác định rất cao và khác hoàn toàn với các phương pháp khác. - L.V.Vưgotxki cho rằng: trong mỗi thời điểm phát triển của HS có những cấu trúc tâm lí mà nhờ nó, HS có thể tự mình giải quyết được các vấn đề của cuộc sống. Những cấu trúc như vậy được coi là thành tựu đã chín muồi tại thời điểm đó. Tuy nhiên khi gặp những vấn đề phức tạp hơn, mà với những cấu trúc đã có, HS không thể tự giải quyết được, nhưng nó sẽ thành công nếu được sự trợ giúp của GV hay được trao đổi với bạn bè giỏi hơn. Những cấu trúc được hình thành nhờ sự trợ giúp hay tương tác là cấu trúc phát triển và vùng mà các tác động của bạn bè hay của GV hướng vào, được L.V.Vưgotxki gọi là vùng phát triển gần nhất. Hai mức độ phát triển thể hiện hai mức độ chín muồi của mỗi chức năng tâm lí ở các thời điểm khác nhau. Đồng thời chúng luôn vận động: vùng phát triển gần nhất hôm nay thì ngày mai sẽ trở thành trình độ hiện tại và xuất hiện vùng phát triển gần nhất mới. Dạy học phải đi trước quá trình phát triển, tác động vào vùng phát triển gần nhất để hình thành cấu trúc phát triển. Chỉ có như vậy, dạy học mới thực sự kéo theo sự phát triển, định hướng và thúc đẩy nó. Dĩ nhiên, trong thực tiễn phải lưu ý dạy học không đi trước quá xa sự phát triển, càng không đi sâu vào nó. Như vậy sự trợ giúp của GV, sự tương tác giữa GV và HS và giữa HS với nhau, hướng vào vùng phát triển gần trong quá trình phát triển của các em là bản chất của dạy học tương tác. 1.4.2.Các dạng bài học trong dạy học tương tác [53] Bài học theo phương pháp diễn giảng nêu vấn đề Trong diễn giảng nêu vấn đề, tương tác giữa GV và HS diễn ra như sau: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Tạo tình huống có vấn đề: nêu mâu thuẫn, kích thích động viên, giao nhiệm vụ nhận thức. - Thông báo hệ thống kiến thức: thuyết trình, đặt câu hỏi, giảng giải, làm thí nghiệm, giới thiệu các dụng cụ trực quan, sử dụng giáo án điện tử... - Tổ chức luyện tập, rèn luyện kĩ năng. - Tổ chức củng cố, vận dụng kiến thức. - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. - Ra bài tập, nhiệm vụ học tập ở nhà. - Tiếp nhận vấn đề, nhiệm vụ nhận thức một cách hứng thú, chuẩn bị tâm thế học tập, nghiên cứu. - Nghe và ghi chép, suy nghĩ, hệ thống hóa kiến thức, trả lời câu hỏi, theo dõi thí nghiệm, quan sát các dụng cụ trực quan, đặt câu hỏi nếu chưa hiểu bài... - Làm bài tập. - Làm bài tập, trả lời câu hỏi. - Làm bài kiểm tra. - Tiếp nhận bài tập về nhà. Nhìn chung, trong loại bài học này cũng đã có tương tác giữa GV và HS, nhưng chiều tác động chủ yếu vẫn đi theo hướng từ GV đến HS. Điều đáng chú ý là các tình huống có vấn đề, hệ thống câu hỏi và bài tập phải đặt ra thế nào cho kích thích được tính tích cực và hứng thú của HS. Loại bài học này đang giữ một vị trí rất quan trọng trong nhà trường Việt Nam hiện nay. Bài học theo phương pháp tổ chức tìm tòi từng phần Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Chuyển giao tình huống. - Nhiệm vụ nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu. - Điều kiện và phương tiện nghiên cứu. Bước 1: Tiếp nhận sự chuyển giao tình huống. Bước 2: Theo dõi sự nghiên cứu cá nhân của học sinh. Bước 2: Nghiên cứu cá nhân. - Tiếp nhận các nguồn thông tin. - Thu thập thông tin. - Xử lí thông tin. - Chuẩn bị câu hỏi. - Chuẩn bị thảo luận, phát biểu ở tổ, ở lớp. Bước 3: Theo dõi sự trình bày các kết quả nghiên cứu. Bước 3: Trình bày kết quả tìm tòi, nghiên cứu. - Thể chế hóa cục bộ: thảo luận nhóm. - Thể chế hóa chính thức: thảo luận ở lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 1.4.3.Các dạng tương tác trong dạy học Phân loại theo hình thức tương tác [40] Thường gặp 2 loại tương tác: tương tác trực tiếp và tương tác gián tiếp. Tương tác trực tiếp là quá trình “hỏi – đáp” giữa người hỏi và người được hỏi. Điều này thường xảy ra giữa người với người, và ngày nay lại còn có thể xảy ra giữa người và máy tính cùng phần mềm có tính năng tương tác. Tương tác gián tiếp xảy ra khi người được hỏi không phải là những trường hợp được nêu; thí dụ: người hỏi đi tra cứu sách, nhận được lời đáp của sách, có thể thấy chưa thỏa mãn, nên tra cứu tiếp tục, có thể cả ở những nguồn khác… cho đến khi “tạm hài lòng” hoặc “được thỏa mãn”. Phân loại theo đối tượng tương tác Tương tác GV – HS [53]: là tương tác thường gặp nhất và được nêu lên như một quy luật cơ bản của quá trình dạy học. Trong các tài liệu sư phạm người ta đang tìm cách hoàn thiện mối quan hệ này theo hướng: giải phóng HS, hợp tác, lấy HS làm trung tâm, GV thiết kế - HS thi công, tăng cường tính tích cực, chủ động của HS...Giáo dục học hiện đại đang cố gắng làm sao để hoạt động của HS giữ vai trò chủ yếu trong giờ học. Tương tác HS – GV: Trong phương pháp dạy học truyền thống, chiều tác động chủ yếu theo hướng một chiều từ GV đến HS. GV thuyết trình bài giảng của mình, đặt câu hỏi và HS trả lời. GV đóng vai trò rất “to lớn và vĩ đại”, là cả một kho kiến thức, biết hết mọi thứ. Vai trò của HS là đến trường, nghe giảng và hoàn thành bài tập do GV giao về nhà. Tuy nhiên ngày nay với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì HS ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong giờ học. HS có thể trình bày bài thuyết trình của mình, GV chỉ đóng vai trò nhận xét và kết luận. HS cũng có thể tự tìm kiếm kiến thức trên sách báo, internet,... và trao đổi với GV. GV nếu không ngừng nâng cao kiến thức nhiều khi không trả lời được các câu hỏi của HS. Như vậy đã có sự tương tác trở lại từ phía HS đến GV. Tương tác HS – HS: Trước đây HS đến lớp học là phải ngồi im lặng nghe thầy cô giảng bài, không được trao đổi trong giờ học. Mỗi HS hoạt động độc lập với nhau để tự chiếm lĩnh tri thức. HS ngày nay năng động hơn nhiều, các em có thể hoạt động hợp tác theo nhóm để giải quyết những nhiệm vụ mà GV phân công về nhà. Trong nhóm lại phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Và ngay trên giờ học, HS cũng cùng nhau làm việc theo nhóm. Cách học này giúp cho HS tự tương tác với nhau, giúp đỡ nhau học tập, đồng thời phát huy khả năng làm việc tập thể của HS sau này. 1.5.Hệ thống dạy học tương tác Activboard Là nhóm sản phẩm công nghệ tích hợp của Tập đoàn Giáo dục Promethean, cho phép sử dụng các loại bảng dạy học có tính năng tương tác trực tuyến để làm phong phú môi trường giảng dạy trong các trường học. GV và HS các cấp đều có thể dùng hệ thống này để xây dựng, tiếp cận các bài giảng điện tử, giáo án hay các thư viện số hóa trên mạng; trình bày những cuộc thảo luận nhóm, trắc nghiệm trực tiếp nhờ những phần mềm đi kèm. So với môi trường dạy học chỉ bằng sách vở truyền thống và hệ thống các phòng học bộ môn có nối mạng máy tính, Activboard có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, tiết kiệm nhiều chi phí và hiện đang là sản phẩm được nhiều nền giáo dục quốc gia trên thế giới ứng dụng. Hình 1.4. Hệ thống lớp học tương tác số - Activ Classroom 1.5.1.Bảng tương tác thông minh Activboard Bảng tương tác thông minh Activboard thay thế cho bảng đen phấn trắng, là bảng điện tử kết hợp với máy chiếu đa năng có tác dụng như màn hình hiển thị và cho phép tương tác trực tiếp trên bề mặt bảng bằng bút đặt biệt. Đặc điểm của bảng Activboard [56]: - Được làm bằng màn rắn chắc nên có thể dựa vào hoặc chống tay lên bảng trong lúc viết mà vẫn đảm bảo độ an toàn. - Dễ dàng thích ứng và chịu được sự thay đổi nhiệt độ hay có va chạm mạnh. - Có lưới điều khiển điện từ nằm phía sau màn hình nên không hề bị hư hại gì khi có bất kỳ tổn hại nào gây ra trên bề mặt bảng. - Có giá điều chỉnh được độ cao của bảng theo ý muốn. - Giảm thiểu độ chói và độ bóng, mang lại độ phân giải tối ưu trên màn hình. Hiệu chỉnh bảng Activboard [18]: Khi bảng hoặc máy chiếu bị di chuyển thì việc hiệu chỉnh này sẽ canh cho đầu Activpen khớp với con trỏ trên màn hình. Có ba cách để hiệu chỉnh bảng Activboard. Cách 1: - Rê bút Activpen lên đèn hiệu chỉnh nằm ở bên góc trái trên cùng của bảng Activboard trong vài giây. - Làm theo những hướng dẫn trên màn hình. Cách 2: - Nhấp chuột phải vào biểu tượng Activmanager ở góc đáy bên tay phải của hiển thị. - Chọn Calibrate. - Làm theo những hướng dẫn trên màn hình. - Kiểm tra xem đầu bút đã khớp với con trỏ trên màn hình hay chưa, nếu chưa hãy thử cách 3. Cách 3: Trên máy tính. - Nhấp chuột phải vào biểu tượng ActivManager ở góc đáy bên tay phải của hiển thị. - Chọn Calibrate. - Khi chương trình hiệu chỉnh khởi động, di chuyển đến bảng và làm theo những hướng dẫn trên màn hình. Sau khi hiệu chỉnh, hãy kiểm tra xem đầu Activpen có khớp với con trỏ hay không. Nếu không, thiết lập lại bảng bằng cách tắt nguồn trong vòng 30 giây. Sau đó bật lên và thử hiệu chỉnh lại lần nữa. 1.5.2.Bút dạy học tương tác Activpen - Activpen là bút điện tử tự hoạt động, không dùng pin, giao tiếp với máy tính thông qua tương tác với bảng điện tử hoặc bảng điều khiển. Nó có thể làm mọi thứ mà một con chuột máy tính có thể làm. - Sử dụng Activpen [18]: + Di chuyển con trỏ: Đặt ngòi bút nhẹ nhàng lên bảng, đừng đẩy ngòi bút thụt vào, di chuyển Activpen vòng quanh, con trỏ sẽ di chuyển theo bút. + Tính năng chuột trái: Gõ nhẹ đầu bút một cách chắc chắn nhưng nhanh vào bảng Activboard. + Tính năng chuột phải: Rê đầu bút lên bảng Activboard, cách bảng ít hơn 1cm, nhấn vào nút tròn duy nhất bên thân cây bút. + Drag bút: Nhấp vào đối tượng muốn di chuyển, giữ cho đầu bút hướng xuống bảng và sau đó di chuyển bút. Đối tượng đã nhấp sẽ di chuyển cùng với bút. + Nhấp đúp: Nhấp đầu bút nhanh và nhẹ để thực hiện hành động tương tự như nhấp đúp chuột. Hình 1.5. Sử dụng bút dạy học tương tác Activpen 1.5.3.Phần mềm thiết kế bài giảng Activstudio Activstudio giúp GV tạo ra một bài học thu hút, có động lực thúc đẩy các HS thông qua việc tạo ra lớp học cộng tác, trong đó GV có cơ hội thực hiện phương pháp giảng dạy mang tính tương tác và khả năng tiếp thu bài giảng của HS tốt hơn. Hướng dẫn cài đặt phần mềm Activstudio Có thể cài đặt từ đĩa CD hoặc từ file “ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM ACTIVSTUDIO” chép kèm theo luận văn. a. Cài đặt từ file - Bước 1: Vào Activdriver x 32 → click vào file cài đặt setup.exe → làm theo các bước hướng dẫn cho đến khi Finish. - Bước 2: vào App → chọn ActivstudioPE3.msi → làm theo các bước hướng dẫn cho đến khi Finish. ( Lưu ý: số serial Number 00036918513881202147) - Sau khi hoàn tất việc cài đặt sẽ có biểu tượng phần mềm Activstudio xuất hiện trên màn hình desktop. - Double click vào biểu tượng Activstudio để khởi động phần mềm. b. Cài đặt từ CD: tương tự các phần mềm khác Hướng dẫn sử dụng các thanh công cụ của Activstudio [17] Activstudio cung cấp các bộ công cụ, mỗi bộ công cụ có chức năng khác nhau, cho phép thực hiện chức năng soạn thảo hay nhiều đặc điểm đặc biệt khác. a. Thanh công cụ chính Bao gồm nhiều công cụ để tạo lập, chọn, điều khiển các đối tượng trong trang trình bày (Flipchart). Một số công cụ khác cũng được đưa vào thanh công cụ chính. Khi quen thuộc với Activstudio có thể dễ dàng sử dụng thanh công cụ chính theo ý muốn. Có thể thu nhỏ hoặc di chuyển thanh công cụ chính xung quanh màn hình. Thanh công cụ này có thể hiện lên trên các ứng dụng Windows khác đang hoạt động và cho phép sử dụng những tính năng của Activstudio kết hợp trên các phần mềm khác. 1. Thanh tiêu đề trên thanh công cụ chính Nhắp vào và kéo để thay đổi vị trí của hộp công cụ chính. 2. Bảng chọn chính Truy cập vào các chức năng chính của Activstudio – tùy chỉnh hộp công cụ và các cài đặt. 3. Nút cuộn lên / thả xuống Dấu thanh công cụ chính để trả lại không gian của màn hình. 4. Nút cuộn lại và thả ra Hiển thị hoặc dấu thanh biểu tượng. 5. Nút ẩn / hiện trang trình bày (Flipchart) Hiển thị hoặc ẩn trang trình bày, thay đổi luân phiên Activstudio và các ứng dụng trên Window. Tạo trang trình bày mới nếu chưa có trang nào được mở. 6. Màn hình chú thích Thực hiện ghi chú lên trên các ứng dụng của Window. 7. Chọn độ dày nét bút Nhắp và kéo để chọn kích cỡ khác nhau cho bút hay gôm. 8. Bảng màu Chọn màu cho trang trình bày và cho các đối tượng trên trang trình bày. 9. Công cụ chọn đối tượng Chọn đối tượng bằng cách nhắp vào, hoặc nhắp và kéo để chọn nhiều đối tượng, với mục đích chỉnh sửa, di chuyển hoặc tác động lên chúng. 10. Bút Chú thích, viết hay vẽ lên trang trình bày. 11. Bút đánh dấu (tô sáng) Nhấn mạnh, làm nổi bật văn bản, các chú thích và hình ảnh. 12. Gôm Dấu các đối tượng trên trang trình bày. 13.Viết văn bản Chèn tiêu đề, nhãn, ghi chú vào trang trình bày. 14. Công cụ xóa đối tượng trên trang trình bày Loại bỏ các đối tượng trên trang trình bày. 15. Công cụ hoàn tác (trở lại hoạt động trước) Quay lại phần biên tập trước đó hoặc lệnh thực hiện trước đó trên trang trình bày. 16. Công cụ thực hiện lại Hoạt động ngược với công cụ hoàn tác. 17. Công cụ trình bày bài giảng dạng khám phá Che kín trang trình bày và hiển thị trang từ một trong bốn hướng: bên dưới, bên trên, bên trái, bên phải. 18. Công cụ trình bày dạng đèn chiếu điểm Che toàn bộ trang trình bày nhưng đặc biệt phần có đèn chiếu sẽ giúp giáo viên làm nổi bật những nội dung cần thiết. 19. Chụp ảnh Cho phép chụp ảnh trực tiếp trên trang trình bày. 20. Công cụ phóng to, thu nhỏ trang trình bày Phóng to hay thu nhỏ trang trình bày. 21. Công cụ tính năng / chức năng Truy cập vào chọn các công cụ đặc biệt. 22. Công cụ nhận dạng chữ viết, số, hình hình học Nhận dạng và chuyển hình vẽ tay sang các dạng hình học, chữ viết tay sang kiểu chữ dạng đánh văn bản. 23. Công cụ tô màu nền Chọn màu và tô màu vùng được chọn. 24. Thiết bị trả lời của học sinh – Activote Vào hộp thoại phần thiết bị trả lời của học sinh để bắt đầu sử dụng thiết bị trả lời. b. Thanh công cụ chức năng Kích hoạt thanh công cụ chức năng bằng cách nhắp vào biểu tượng trên thanh công cụ chính. Thanh công cụ chức năng bao gồm nhiều công cụ rất hữu ích, có thể chèn vào 20 công cụ. Thanh tiêu đề Nhắp và kéo để thay đổi vị trí thanh công cụ chuyên dùng. Đóng thanh công cụ này bằng cách nhắp vào dấu X. Thước thẳng Có thể thay đổi kích thước của thước trên màn hình, có hiển thị độ. Compa Vẽ hình tròn hoặc hình vòng cung, có thể sử dụng các màu sắc khác nhau, bán kính và độ dày mỏng khác nhau. Thước đo độ Hiển thị độ góc đo. Xúc xắc Tương tự như trò chơi đổ xúc xắc, mặt số có được là ngẫu nhiên khi thực hiện đổ xúc xắc. Công cụ tạo phân số toán học Tạo ra các phân số dùng trong hoạt động toán học. Máy tính Thực hiện các phép tính trong toán học. Bàn phím Mở bàn phím trên màn hình và lấy ký tự từ bàn phím ra trang trình bày. Trình duyệt web Truy cập internet thông qua Activstudio. Băng giấy Cho phép tạo dòng tin nhắn, thông điệp được hiện cuộn lên cuộn xuống hoặc cuộn tròn trên màn hình. Ghi chú, chỉ dẫn Đính kèm các ghi chú soạn sẵn hoặc các chỉ điểm trên màn hình. Gốc quay XY Thay thế điểm quay vòng trên trang trình bày. Tất cả các đối tượng có thể được xoay xung quanh điểm này. Máy ghi âm Ghi lại các hoạt động được thực hiện trên trang trình bày và có thể sử dụng chúng vào các hiệu ứng âm thanh. Đồng hồ Hiển thị đồng hồ trên màn hình. c. Thanh công cụ tổ chức và điều khiển trang trình bày Thanh công cụ này cung cấp một số công cụ chuyên biệt hỗ trợ trong việc tổ chức và chuyển các trang trình bày. Có thể mở thanh công cụ tổ chức bản giấy lật bằng cách nhắp vào nút thanh công cụ chuyên dùng trên thanh công cụ chính. Thanh công cụ chuyên dùng gồm nhiều công cụ hữu ích khác, nó cũng có thể được chế tạo tùy theo lựa chọn ưa thích và có thể lên đến 20 công cụ. Sang trang kế tiếp Chuyển sang trang trình bày kế tiếp xuyên suốt trong các trang trình bày. Và thực hiện thêm một trang mới nếu trang trình bày hiện tại là trang cuối cùng trong bài giảng. Chuyển sang trang trước Chuyển lùi về trang sau xuyên suốt các trang trình bày. Chọn trang Thể hiện dạng thu nhỏ của tất cả các trang trình bày và đánh dấu trang đang hoạt động. Tổ chức trang Tổ chức, sắp xếp các trang trình bày. Thiết lập lại trang Trở lại dạng trang trình bày đã lưu trước đó. Thư viện tài nguyên Truy cập và sử dụng nguồn tài nguyên lớn vào trang trình bày. Thanh cuốn Di chuyển lên xuống trang trình bày. d. Thanh công cụ chỉnh sửa trang Nhắp đôi vào trang trình bày để kích hoạt công cụ chỉnh sửa đối tượng. Sử dụng công cụ này nhằm thay đổi thuộc tính của trang trình bày và chỉnh sửa cấu trúc trang. Thanh tiêu đề - Title bar Nhắp và di chuyển thanh công cụ chỉnh sửa trang. Tắt thanh công cụ này bằng cách nhắp vào X. Cắt - Cut Bỏ trang trình bày hiện hành và đưa vào bộ nhớ của Activstudio, và cho phép dán trang trình bày bất kỳ nơi nào. Sao lưu - Copy Sao lưu trang trình bày hiện tại vào bộ nhớ Activstudio, cho phép dán vào bất kỳ nơi nào. Dán - Paste Chèn đối tượng đã được cắt hay sao lưu lần sau cùng vào trang trình bày. Xóa – Delete Xóa trang trình bày hiện hành. Thuộc tính – Properties Điều chỉnh thuộc tính nhận dạng và trình bày của trang. Tái lập trang – Page Reset Chuyển về trạng thái trang được lưu lại gần nhất. Nhân đôi đối tượng – Duplicate Nhân đôi trang trình bày hiện tại. e. Thanh công cụ chọn nhanh Thanh công cụ chọn nhanh cho phép sử dụng các công cụ hữu ích khi bạn đang trình bày trên bảng điện tử. Để hiện thị thanh công cụ chọn nhanh, nhắp chuột phải lên trang hay đối tượng. Thanh công cụ này có thể bao gồm 12 công cụ để lựa chọn. Nó tiện ích hơn những công cụ khác khi trình bày trên bảng điện tử, có thể truy cập nhanh, trực tiếp vào các công cụ này. Thanh tiêu đề - Title bar Nhắp và._.ng đủ số lượng. Một số bài học kinh nghiệm khi sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard Từ thực tế giảng dạy và thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu để việc sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard đạt hiệu quả cao, có tính khả thi trong thực tế ở trường THPT như sau: Kinh nghiệm khi sử dụng bảng tương tác Activboard - Bảng tương tác phải được cố định, không để bị lệch trong quá trình giảng dạy. - Phải định vị bảng tương tác trước khi khởi động phần mềm vì nếu không khi sử dụng bút điện tử sẽ không khớp với chữ viết. - Khi GV hoặc HS đứng viết bảng dễ bị máy chiếu vào người tạo bóng đen in trên bảng không thấy rõ để viết nên phải chọn tư thế đứng sao cho không che bảng. Kinh nghiệm khi sử dụng phần mềm Activstudio - Khi không gõ được font tiếng Việt thỉ vào Unikey\ use clipboard. - Các đoạn phim video, audio, thí nghiệm minh họa nên dùng các định dạng phổ thông để phần mềm dễ đọc. - GV nên ghi chú các hiệu ứng sử dụng trong từng flipchart để tránh quên khi sử dụng. - GV trước khi sử dụng giáo án do đồng nghiệp soạn nên xem trước để chủ động khi tiến hành giảng dạy. Kinh nghiệm khi sử dụng bút điện tử Activpen - Khi sử dụng bút điện tử cần phải viết nắn nót, ấn mạnh vào bảng để nét chữ viết liền và đẹp. - Bút nên đặt vào khe cắm bút trên bảng để tránh thất lạc và HS phải tìm kiếm mỗi khi sử dụng. - Khi sử dụng bút phải chọn màu mực và độ dày nét bút. Độ dày nét bút nên ở mức 2 là phù hợp, nhỏ quá hoặc lớn quá sẽ không cân đối. - Bút điện tử đóng vai trò tất cả các dụng cụ cần thiết như gôm, bút dạ quang ... Kinh nghiệm khi sử dụng hệ thống phản hồi trắc nghiệm Activote - Activote thường không nhận khi đã khởi động máy, nên khởi động lại hệ thống sẽ hoạt động. - Thiết bị Activote trước và sau khi sử dụng nên kiểm tra cẩn thận về số lượng và tình trạng hư hỏng. - Mỗi bộ hệ thống phản hồi trắc nghiệm Activote chỉ gồm 35 cái vì nó được sản xuất theo tiêu chuẩn lớp học của nước ngoài nên khi sử dụng cho lớp học ở Việt Nam thì có thể cho 2 HS dùng chung 1 cái. Tóm tắt chương 3 Trong chương này chúng tôi đã thực hiện các công việc theo trình tự sau: 1. Chuẩn bị kế hoạch thực nghiệm - Lập danh sách các lớp TN và ĐC, kèm theo tên của GV dạy thực nghiệm. - Xác định phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm. - Xây dựng quy trình thực nghiệm chung. - Thiết kế phiếu điều tra để tham khảo ý kiến GV về Hệ thống dạy học tương tác Activboard. - Lập kế hoạch lên lớp để GV thực hiện. - Soạn đề kiểm tra chương 5, 6 để đánh giá kết quả thực nghiệm. 2. Tiến hành thực nghiệm - Tiến hành thực nghiệm trong 2 năm học 2009 và 2010 với 6 cặp lớp gồm 592 HS (298 TN và 294 ĐC). - Phát phiếu nhận xét – đánh giá về Hệ thống dạy học tương tác Activboard cho GV và HS các lớp TN. - Trao đổi với các GV thực nghiệm về nội dung và cách thức giảng dạy hồ sơ bài giảng đã thiết kế. - Tổ chức kiểm tra 1 tiết sau khi học xong 2 chương. - Thu hồi các phiếu nhận xét – đánh giá. 3. Kết quả thực nghiệm Sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi thu thập kết quả và xử lý số liệu bằng toán học thống kê điểm kiểm tra 1 tiết ở 12 lớp (6TN và 6ĐC). Kết quả như sau: - Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra của lớp thực nghiệm luôn luôn cao hơn lớp đối chứng. - Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. Sau khi tổng hợp số liệu từ các phiếu nhận xét– đánh gía của GV và HS, chúng tôi nhận thấy: - Về phía HS: các em học tập hứng thú và hiểu bài kỹ vì được tương tác với bài giảng, được củng cố sau mỗi tiết học với hệ thống phản hồi trắc nghiệm. - Về phía GV: Cảm nhận mỗi tiết học với Activboard là HS hoạt động thực sự chứ không thụ động ngồi xem GV trình diễn bài giảng với powerpoint như trước đây. Như vậy, qua thực nghiệm chúng tôi thấy việc sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard là có tính khả thi, giúp HS hứng thú học tập và rèn luyện tư duy Hóa học, nâng cao kết quả dạy học. KẾT LUẬN 1. Kết luận Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, đề tài căn bản đã hoàn thành được những vấn đề sau: 1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài - Nghiên cứu sự ra đời, phát triển và những lợi ích của Hệ thống dạy học tương tác Activboard. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và dạy học tương tác. - Nghiên cứu về việc sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard. - Nghiên cứu thực trạng sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay dạy học tương tác đang là xu hướng phát triển mới. Hệ thống dạy học tương tác Activboard là một giải pháp dạy và học hoàn chỉnh, phát huy được tính tương tác của GV và HS trong từng tiết học. Chính vì vậy mà số lượng các đơn vị sử dụng Hệ thống này trên cả nước gia tăng qua từng năm. 1.2. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio Trước khi tiến hành thiết kế chúng tôi đã: - Xây dựng các khái niệm: hồ sơ bài giảng, giáo án, bài trình chiếu dùng trong luận văn. - Xây dựng 3 nguyên tắc lựa chọn bài học thiết kế. Bài học được lựa chọn phải giúp GV có thể tổ chức các hoạt động học tập tích cực; nội dung bài học chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề; nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy sẵn có. - Xây dựng 6 nguyên tắc thiết kế bao gồm: Đảm bảo tính sư phạm; đảm bảo tính hiệu quả; đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng; đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu; đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức của bài giảng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật. - Xây dựng quy trình thiết kế gồm 6 bước: Xác định mục tiêu bài học; lựa chọn kiến thức trọng tâm; thiết kế giáo án; thiết kế bài trình chiếu; xây dựng thư viện tài nguyên (tư liệu dạy học); chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện. 1.3. Thiết kế 11 hồ sơ bài giảng của chương 5, 6 Hóa học 10 bằng phần mềm Activstudio. - Mỗi hồ sơ bài giảng bao gồm: giáo án, bài trình chiếu và tư liệu dạy học. - Tư liệu dạy học gồm những hình ảnh, các mô phỏng và các thí nghiệm Hóa học. - Phần giáo án và bài trình chiếu chúng tôi trình bày theo 2 cột với một bên là các hoạt động và bên còn lại là các flipchart. Để sử dụng hồ sơ bài giảng có hiệu quả thì GV cần lưu ý một số vấn đề sau: Đảm bảo thời gian; bao quát HS; không sa đà vào các vấn đề không có trong nội dung; bình tĩnh xử lý nếu gặp sự cố; hướng dẫn học sinh cách ghi bài và lưu giữ bài học; kiểm tra được mức độ tiếp nhận kiến thức của học sinh. 1.4. Tiến hành thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại 12 lớp của trường THPT Lương Thế Vinh gồm 6 lớp TN và 6 lớp ĐC, với tổng số 592 HS trong hai năm học 2009, 2010. Qua xử lý kết quả thực nghiệm, chúng tôi rút ra được kết luận: Các lớp mà HS học bằng Hệ thống dạy học tương tác Activboard đã đạt được kết quả cao hơn các lớp mà HS học bằng phương pháp truyền thống. Chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến của 30 GV, 298 HS; qua các phiếu nhận xét – đánh giá cho thấy hồ sơ bài giảng đã thiết kế đạt được các yêu cầu nội dung, hình thức, có tính khả thi và hiệu quả cao. 2. Đề xuất Từ các kết quả của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin có một số đề xuất như sau: 2.1. Đối với Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo - Cần đầu tư về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho GV được ứng dụng công nghệ thông tin nói chung trong quá trình dạy học. - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho GV thiết kế bài giảng bằng các phần mềm mới. - Hiện nay số lượng các trường THPT ở khu vực phía Nam biết và sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard còn rất hạn chế nên Bộ và các Sở GD & ĐT cần phối hợp với Công ty Việt Sin giới thiệu hệ thống này đến các trường. - Một số trường THPT rất quan tâm đến hệ thống này nhưng còn e ngại vì kinh phí quá cao, các Sở Giáo dục và Đào tạo nên tạo điều kiện bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho các trường. - Tổ chức các cuộc thi GV giỏi ứng dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard cấp Sở, cấp Bộ để tạo động lực cho GV sáng tạo và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 2.2. Đối với các trường Sư phạm, trường THPT - Các trường Sư phạm nên trang bị Hệ thống dạy học tương tác Activboard và đưa vào giảng dạy cho sinh viên để khi sinh viên ra trường có thể giảng dạy bằng hệ thống này. - Các trường THPT cần đầu tư hệ thống mạng máy tính cho các phòng máy cũng như hệ thống mạng wireless để giáo viên có thể tự tra cứu các tài liệu trực tuyến trên mạng internet phục vụ cho việc dạy học. - Các trường THPT cần tăng cường trang bị Hệ thống dạy học tương tác Activboard để nâng cao chất lượng dạy học. - Tổ chức các lớp tập huấn ở các trường có sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard. - Các trường đang sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard cần tổ chức các tiết thao giảng sử dụng Hệ thống này để các trường bạn thấy được hiệu quả của nó và học hỏi kinh nghiệm. Đưa việc sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard vào tiêu chí đánh giá GV để tạo sức ép bắt buộc GV thực hiện. 2.3. Đối với giáo viên - Ngoài việc nắm vững chuyên môn còn phải rèn luyện, phát huy các thế mạnh của công nghệ thông tin vào dạy học bằng cách tìm các thông tin mới, hấp dẫn trên mạng internet đưa vào các giáo án điện tử làm cho các tiết học sinh động, lượng thông tin học sinh thu được nhiều và chính xác hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. - Với các trường đã có phần mềm Activstudio, GV nên thường xuyên soạn các hồ sơ bài giảng để giảng dạy bằng Hệ thống dạy học tương tác Activboard và nghiên cứu sử dụng các phiên bản mới như Activinspire. - Thường xuyên tăng cường, bổ sung kiến thức mới qua các sách báo, tập san hoá học, các phần mềm phục vụ cho dạy học… - Một yếu tố quan trọng nữa là GV cần phải trang bị kiến thức ngoại ngữ vì hiện nay tài liệu trên internet rất đa dạng và bổ ích nhưng phần lớn do hạn chế ngoại ngữ nên GV rất khó lĩnh hội. Giáo dục của nước ngoài có rất nhiều điều hay để chúng ta học hỏi. 3. Hướng phát triển của đề tài Từ những kết quả đã đạt được của luận văn, chúng tôi sẽ phát triển đề tài theo những hướng sau : - Thiết kế toàn bộ hệ thống giáo án Hóa học chương trình THPT bằng phần mềm Activstudio và đưa vào sử dụng trong Hệ thống dạy học tương tác Activboard. - Nghiên cứu và thiết kế hệ thống giáo án với phiên bản mới của Activstudio là Activinspire. Thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard đối với môn Hóa học ở trường phổ thông sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Những kết quả thu được của luận văn chỉ là kết quả hết sức nhỏ bé và chưa thật hoàn thiện. Chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý của các chuyên gia, các thầy cô và các đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Ngọc An, Lê Hoàng Dũng (2006), Rèn luyện kĩ năng giải toán hóa học 10, NXB Giáo dục. 2. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, ĐHSP TPHCM. 3. Trịnh Văn Biều (CB) (2001), Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học, ĐHSP TPHCM. 4. Trịnh Văn Biều (2002), Lí luận dạy học hóa học, ĐHSP TPHCM. 5. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP TPHCM. 6. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TPHCM. 7. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT môn hóa học. 8. Trịnh Văn Biều (2011), Dạy học hợp tác – Một xu hướng mới của giáo dục thế kỉ XXI, Tạp chí khoa học số 25 (trang 88 – 93), ĐHSP TPHCM. 9. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Vụ Giáo viên – Bộ Giáo dục và Đào tạo. 10. Đinh Quang Báo (1998), Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược trong phát triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục – Hà Nội. 11. Dự án Việt – Bỉ, Tập huấn dạy và học tích cực và sử dụng thiết bị dạy học, Hà Nội tháng 5/2006 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa 10 THPT môn hóa học, NXB Giáo dục. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hóa học 10, NXB Giáo dục. 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục. 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên Hóa học 10, NXB Giáo dục. 16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục. 17. Công ty cổ phần mạng trực tuyến Việt Sin – Trung tâm công nghệ giáo dục (2008 – 2009), Hướng dẫn sử dụng hệ thống dạy và học tương tác Activboard. 18. Công ty cổ phần mạng trực tuyến Việt Sin – Trung tâm công nghệ giáo dục (2010), Giáo trình Activinspire - studio. 19. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội. 20. Nguyễn Cương (1995), Một số biện pháp phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học – đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học, ĐHSP – ĐHQG Hà Nội, tr. 24 – 36. 21. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học – Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục. 22. Nguyễn Cương (CB) (2008), Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học – Phương pháp dạy học hóa học tập 3, NXB ĐHSP. 23. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học hóa học, tập 1, NXB ĐHSP 24. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2000), Phương pháp dạy học hóa học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 25. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 26. Nguyễn Tinh Dung (1982), “Mấy biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh”, Nghiên cứu giáo dục, (9), tr. 10,29. 27. Nguyễn Tinh Dung, Hoàng Nhâm, Trần Quốc Sơn, Phạm Văn Tư (2002), Tài liệu nâng cao và mở rộng kiến thức Hóa học THPT, NXB Giáo dục. 28. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục. 29. Phạm Thị Hằng (2006), Sử dụng Powerpoint và internet để tạo và tìm kiếm tài liệu trực quan hỗ trợ giảng dạy hóa học chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHSP TPHCM. 30. Trần Bá Hoành, “Những vấn đề cơ bản về dạy và học tích cực”, Thế giới trong ta – CĐ PB4. 31. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Nguyễn Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Thống kê. 32. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm. 33. Quách Tuấn Ngọc (2005), “Vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học”, Báo cáo về ICT in Education. 34. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục. 35. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hóa học phổ thông, bộ môn PPGD khoa Hóa học trường ĐHSP Hà Nội. 36. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục. 37. Lâm Quang Thiệp (2003), “Công nghệ mới và phương pháp dạy học”, Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường ĐH, CĐ đào tạo giáo viên THCS, tr 94 – 101. 38. Lê Trọng Tín (2002), Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội. 39. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong hóa học – Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ III (2004 – 2007), NXB ĐHSP TPHCM. 40. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy – tự học, NXB Giáo dục. 41. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 42. Lê Xuân Trọng (CB) (2006), Bài tập hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục. 43. Nguyễn Xuân Trường (CB) (2006), Bài tập hóa học 10, NXB Giáo dục. 44. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 45. Nguyễn Xuân Trường (2007), Ôn luyện kiến thức hóa học đại cương và vô cơ trung học phổ thông, NXB Giáo dục. 46. Nguyễn Xuân Trường (2007), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP. 47. Nguyễn Xuân Trường (CB), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ III (2004 – 2007) Hóa học, NXB Đại học Sư phạm. 48. Nguyễn Phú Tuấn (2008), Luyện tập trắc nghiệm hóa học vô cơ (dùng cho lớp 10, 11, 12 và ôn thi đại học, cao đẳng), NXB Giáo dục. 49. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục. 50. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học, NXB Giáo dục. 51. Phan Thị Vinh (2008), Dạy học tương tác thông qua blog dạy học chương Halogen - Hóa học lớp 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TP HCM. 52. Viện ngôn ngữ học (2008), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Phương Đông, TP HCM. 53. Thomes.Geoffrey Petty (2002), Dạy học ngày nay, Dự án Việt – Bỉ, NXB Stanley. 54. Jean – Marc Denommé & Madeleine Roy (2000) (người dịch: Nguyễn Quang Thuấn, Tống Văn Quán), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, Tạp chí Tri thức và công nghệ, NXB Thanh Niên. 55. I.F Kharlamôp (1978) (người dịch: Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục. 56. Một số trang web. PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Phiếu nhận xét – đánh giá về Hệ thống dạy học tương tác Activboard (Dành cho GV) 2. Phụ lục 2: Phiếu nhận xét – đánh giá về Hệ thống dạy học tương tác Activboard (Dành cho HS) 3. Phụ lục 3: Các đề kiểm tra để đánh giá kết quả thực nghiệm. PHỤ LỤC 1. PHIẾU NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ VỀ HỆ THỐNG DẠY HỌC TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD Trường Đại học Sư phạm TPHCM Khoa Hóa PHIẾU NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ VỀ HỆ THỐNG DẠY HỌC TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD (Dành cho giáo viên) Quý thầy (cô) kính mến! Hệ thống dạy học tương tác Activboard hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học ở trường THPT. Những thông tin quý thầy (cô) cung cấp trong phiếu nhận xét – đánh giá sẽ giúp chúng tôi sử dụng tốt hệ thống dạy học này. Rất mong nhận được ý kiến và xin chân thành cảm ơn quý thầy (cô)! - Nam  Nữ  - Số năm kinh nghiệm:  Dưới 5 năm  Từ 5 đến dưới 15 năm  Từ 15 đến 25 năm  Trên 25 năm 1. Xin quý thầy (cô) vui lòng hãy đánh dấu vào mức độ đạt được (tăng dần từ 1 đến 5) của mỗi tiêu chí sau khi sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard. STT Tiêu chí Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1 Giao diện đẹp, thân thiện 2 Dễ sử dụng 3 GV soạn bài nhanh hơn vì có thể tương tác với bảng trong tiết dạy 4 GV có ngay kết quả làm bài của từng HS qua thiết bị trắc nghiệm Activote 5 GV chủ động tương tác với bài giảng 6 GV không còn lệ thuộc vào máy tính khi giảng dạy 7 GV đưa trực tiếp hình ảnh trên internet vào bài giảng bằng cách kéo thả mà không cần phải thực hiện lệnh copy, insert hay save,... 8 GV hạn chế được bệnh nghề nghiệp khi không dùng phấn trắng, bảng đen 9 Học sinh hứng thú với bài học 10 Học sinh hiểu bài nhanh 11 Học sinh nhớ bài lâu 12 Tạo bài học vui nhộn và có động lực thúc đẩy học sinh học tập 13 Lớp học mang tính tương tác hai chiều 2. Theo quý thầy (cô), hệ thống dạy học tương tác Activboard còn có những ưu điểm vượt trội nào so với các hình thức dạy học trước đây? .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ............................................................................................................. 3. Thầy (cô) có thấy hài lòng với hệ thống dạy học tương tác Activboard đang sử dụng không?  Rất hài lòng  Hài lòng  Tạm hài lòng  Chưa hài lòng 4. Quý thầy (cô) chưa hoàn toàn hài lòng với hệ thống dạy học tương tác Activboard vì  Giao diện chưa đẹp, chưa thân thiện với người sử dụng  Khó sử dụng, thao tác phức tạp  Ít tạo được hiệu ứng hay, phù hợp cho bài học  Không chủ động được với bài giảng do người khác soạn  Không copy nội dung có sẵn từ Microsoft office qua sử dụng được  Khó định dạng font chữ cho phù hợp  Lý do khác: ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ..................................................................................... 5. Theo quý thầy (cô), những sự cố nào thường gặp phải khi sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard và cách khắc phục sự cố đó? .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .........................................................Mọi chi tiết xin liên hệ: Lê Trung Thu Hằng -Tổ Hóa - Trường THPT Lương Thế Vinh. Email: letrungthuhang@gmail.com - DĐ: 0902628956 PHỤ LỤC 2. PHIẾU NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ VỀ HỆ THỐNG DẠY HỌC TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD Trường THPT Lương Thế Vinh Tổ Hóa Học PHIẾU NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ VỀ HỆ THỐNG DẠY HỌC TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD (Dành cho học sinh) Các em thân mến! Hiện nay tổ Hóa đang xây dựng hệ thống bài giảng Hóa 10 bằng phần mềm Activstudio PE nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường THPT. Những thông tin các em cung cấp trong phiếu nhận xét – đánh giá này sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện bộ bài giảng này. Rất mong nhận được ý kiến của các em! 1. Em có hứng thú với tiết học được giảng dạy bằng bài giảng Activboard không?  Rất hứng thú  Hứng thú  Bình thường  Không hứng thú 2. Em có thường được học các môn học bằng bài giảng Activboard không?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ 3. Em có thường tham gia thuyết trình trong bài giảng Activboard không?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ 4. Em có mong muốn được tham gia thuyết trình trong bài giảng Activboard không?  Rất mong muốn  Mong muốn  Bình thường  Không mong muốn 5. Em có thường sử dụng internet để tìm kiếm thông tin cho bài giảng Activboard không?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ 6. Em có nhận xét như thế nào về những ưu điểm sau của bài giảng Activboard? Hướng dẫn: Em hãy đánh dấu vào mức độ đạt được (tăng dần từ 1 đến 5) của mỗi tiêu chí. STT Tiêu chí Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1 Thao tác đơn giản, dễ sử dụng 2 Giao diện đẹp, thân thiện 3 Kích thích sự tò mò, thích thú 4 Có nhiều thiết bị phụ trợ ( bảng activboard, thiết bị trắc nghiệm activote, bút điện tử,…) phục vụ tốt cho dạy học 5 Activote giúp việc kiểm tra trắc nghiệm chính xác và vui nhộn 6 Thư viện tài nguyên giáo dục phong phú, đầy đủ, cung cấp nhiều thông tin cho bài học 7 Học sinh trực tiếp tương tác với bảng nên hiệu quả tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ bài lâu hơn 8 Học sinh có thể chuẩn bị những bài thuyết trình, tranh, phim ảnh,.. đưa vào bài học 9 Nhiều hiệu ứng lạ ( soi kính, tương phản màu so sánh, ...) làm nổi bật trọng tâm của bài Theo em, bài giảng Activboard còn có những ưu điểm nào? .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ................................................................................................7. Em có nhận xét như thế nào về những mặt hạn chế sau của bài giảng Activboard? Hướng dẫn: Em hãy đánh dấu vào mức độ khó khăn (tăng dần từ 1 đến 5) của mỗi tiêu chí. STT Tiêu chí Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1 Khó khăn khi sử dụng bút điện tử (viết xấu, không thẳng hàng, nét bút không ăn lên bảng,...) 2 Còn ít hiệu ứng hay, sinh động 3 Chưa đủ thiết bị Activote cho tất cả HS trong lớp, một số cái bị hư không dùng được 4 Ghi sai khó tẩy xóa, hoặc xóa nhầm bài soạn của GV Theo em, hệ thống dạy và học tương tác Activboard còn hạn chế ở những điểm nào khác? .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ................................................................................................Xin chân thành cảm ơn ý kiến của các em. Chúc các em vui và học tốt! Mọi chi tiết xin liên hệ: Lê Trung Thu Hằng - Email: letrungthuhang@gmail.com PHỤ LỤC 3. CÁC ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM 1. Đề kiểm tra năm 2009 ĐỀ 1 ĐỀ KTTT ĐỢT 1 – HÓA HỌC 10 – HKII – 2009 Câu 1 (2,5đ): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). Pirit sắt → lưu huỳnh đđioxit → axit sunfuric → lưu huỳnh đđioxit → natri sunfit → natri sunfat. Câu 2 (2đ): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaOH, NaNO3, HCl, H2SO4, K2SO3. Câu 3 (4đ): Chia m gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Ag thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 3,04 gam muối. Phần 2 đem tác dụng với H2SO4 đặc nguội, dư thì thu được 336 ml một khí A có mùi hắc (đkc). a. Tính giá trị m. b. Cho khí A thu được ở trên hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch KOH 0,1M. Tính khối lượng muối tạo thành. Câu 4 (1,5đ): Từ 9,6 tấn quặng pirit sắt (có lẫn 15% tạp chất) có thể sản xuất được bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 60%? Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. Cho K=39, Ag=108, H= 1, S=32, Fe= 56, O=16. ĐỀ 2 ĐỀ KTTT ĐỢT 1 – HÓA HỌC 10 – HKII – 2009 Câu 1 (2,5đ): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). Kẽm sunfua → hiđro sunfua → lưu huỳnh đđioxit → axit sunfuric → sắt (III) sunfat → sắt (III) hiđroxit. Câu 2 (2đ): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: Ba(OH)2, HCl, HNO3, Na2CO3, KCl. Câu 3 (4đ): Chia m gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 6,84 gam muối. Phần 2 đem tác dụng với H2SO4 đặc nguội, dư thì thu được 672 ml một khí A có mùi hắc (đkc). a. Tính giá trị m. b. Cho khí A thu được ở trên hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch NaOH 0,2M. Tính khối lượng muối tạo thành. Câu 5 (1,5đ): Từ 7,2 tấn quặng pirit sắt (có lẫn 20% tạp chất) có thể sản xuất được bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 40%? Biết hiệu suất cả quá trình là 75%. Cho Na=23, H= 1, S=32, Al= 27, O=16, Cu=64. 2. Đề và đáp án bài kiểm tra năm 2010 ĐỀ 1 ĐỀ KTTT ĐỢT 1 – HÓA HỌC 10 – HKII – 2010 Câu 1 (2,5đ): Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho H2SO4 đặc, nguội tác dụng với: Ag, FeO, Al, Na2CO3, P, Fe2O3. Câu 2 (2đ): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaOH, HCl, H2SO4, K2SO3 Câu 3 (1,5đ): Viết phương trình phản ứng chứng minh: a. Tính oxi hóa giảm dần Cl2 > Br2 > I2. b. H2S có tính khử. Câu 4 (4đ): Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc nóng 98% thu được 48 gam muối và 6,72 lít khí A (đkc). a. Tính giá trị m. b. Cho khí A thu được ở trên hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch KOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành. c. Tính khối lượng quặng pirit sắt (có lẫn 15% tạp chất) cần dùng để sản xuất được lượng H2SO4 ở trên. Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. Cho K=39, Ag=108, H= 1, S=32, Fe= 56, O=16, Cu =64. ĐỀ 2 ĐỀ KTTT ĐỢT 1 – HÓA HỌC 10 – HKII – 2010 Câu 1 (2,5đ): Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho H2SO4 đặc, nguội tác dụng với: Cu, Fe(OH)2, Fe, K2SO3, C, Al2O3. Câu 2 (2đ): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, HNO3, Na2CO3, KCl. Câu 4 (1,5đ): Viết phương trình phản ứng chứng minh: a. HCl có tính khử (2 phương trình). b. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. Câu 5 (4đ): Cho m gam hỗn hợp gồm Al và ZnO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc nóng 98% thu được 33,2 gam muối và 3,36 lít khí A (đkc). a. Tính giá trị m. b. Cho khí A thu được ở trên hấp thụ hoàn toàn vào 100ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành. c. Tính khối lượng quặng pirit sắt (có lẫn 20% tạp chất) cần dùng để sản xuất được lượng H2SO4 ở trên. Biết hiệu suất cả quá trình là 75%. Cho Na=23, H= 1, S=32, Al= 27, O=16, Cu=64, Z ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5295.pdf
Tài liệu liên quan