Tài liệu Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương "chất khí" và "cơ sở của nhiệt động lực học" lớp 11 Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên nhằm tuyển chọn học sinh giỏi vào lớp chuyên/đội tuyển: ... Ebook Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương "chất khí" và "cơ sở của nhiệt động lực học" lớp 11 Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên nhằm tuyển chọn học sinh giỏi vào lớp chuyên/đội tuyển
144 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương "chất khí" và "cơ sở của nhiệt động lực học" lớp 11 Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên nhằm tuyển chọn học sinh giỏi vào lớp chuyên/đội tuyển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________
Bùi Thị Bảo Ngọc
SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VÀ “CƠ SỞ CỦA NHIỆT
ĐỘNG LỰC HỌC” LỚP 10 THPT BAN KHOA HỌC
TỰ NHIÊN NHẰM TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI
VÀO LỚP CHUYÊN/ĐỘI TUYỂN
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN HOA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của tất cả các mặt khoa học kỹ thuật,
kinh tế xã hội của thế kỷ XXI thì năng suất và chất lượng của lao động con người
đang trở thành sức mạnh quan trọng trong phát triển xã hội. Việc tìm kiếm tích cực
những thanh thiếu niên có năng khiếu cao và đào tạo họ trở thành người tài phục vụ
cho sự phát triển của đất nước đang là quốc sách không chỉ của các nước phát triển
mà cả những nước đang phát triển cũng rất quan tâm [32].
Theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng
Chính phủ, chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2001 đến 2010 là “phải đổi mới
và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động
thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy; dạy cho người học
phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân
tích tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động của
học sinh trong quá trình học tập...”. Với chủ trương trên, việc thay đổi phương pháp
giảng dạy và học tập nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động,
sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh (HS) trong khi giáo viên
(GV) giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy
học đã được áp dụng cho chương trình THPT bắt đầu từ năm học 2006-2007 thông
qua bộ sách giáo khoa (SGK) mới.
Phương pháp dạy và học thay đổi bắt buộc phương pháp kiểm tra và đánh giá
kết quả học tập của HS cũng thay đổi cho phù hợp, nó giữ một trong những vai trò
quan trọng góp phần quyết định chất lượng trong đào tạo, là một khâu không thể
thiếu trong quá trình giáo dục. Và hiện nay, hình thức đánh giá kết quả học tập bằng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan là công cụ được sử dụng rộng rãi trong tất cả các kỳ
thi, kể cả thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học.
Với tinh thần đổi mới như vậy, công tác đào tạo học sinh giỏi (HSG), HS các
lớp chuyên vẫn không nằm ngoài quy luật đó (mặc dù hiện nay, các kỳ thi HSG cấp
thành phố và cấp quốc gia vẫn tổ chức thi theo hình thức cũ: hình thức tự luận). Bởi
vì bên cạnh việc tham gia các kỳ thi HSG, phần lớn các HS chuyên vẫn phải tham
dự các kỳ thi tú tài và tuyển sinh đại học - cao đẳng như các HS khác – các kỳ thi
này đang được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Và nếu thử
nhìn ra các nước như Trung Quốc, Mỹ, Canada, Thụy Sỹ..., các kỳ thi HSG (thường
được gọi là các kỳ thi Olympic) đã được tổ chức với nội dung đề thi rất đa dạng,
phong phú, không chỉ gồm các bài toán tự luận, bài thực hành mà có cả phần TNKQ
[16], [20], [22], [23], [38]...
Hiện nay, quy chế trường chuyên [8] đã được nhà nước ban hành và các tỉnh
thành đã có nhiều đầu tư, quan tâm đến việc tuyển chọn HSG nhằm đào tạo, bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá trong trường
chuyên vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, tương xứng với việc đổi mới chương trình giáo
dục, trình độ của HS.
Theo chỉ thị đã ban hành của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân,
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục trong năm học 2007-
2008 là “đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu nhằm tạo
tiền đề cho công tác bồi dưỡng nhân tài... đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất
nước ở mỗi tỉnh, thành phố”. Để làm được điều này, các trường THPT chuyên hoặc
lớp chuyên ở các trường THPT thường đều tuyển chọn HS có năng khiếu ngay từ
đầu vào. Bên cạnh đó, sau một thời gian, một số HS sẽ có thể không theo kịp với
chương trình chuyên, trong khi ở những lớp thường không thiếu các HS có năng
khiếu. Như vậy, việc tuyển chọn hoặc bổ sung thêm những HSG cho lớp chuyên/đội
tuyển là cần thiết, không chỉ có lợi cho chính các em mà cho cả công tác đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng HSG của nhà trường, của thành phố.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động
lực học” lớp 10 THPT ban khoa học tự nhiên nhằm tuyển chọn học sinh giỏi vào
lớp chuyên/đội tuyển”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp TNKQ nhằm xây dựng đề kiểm tra để tuyển chọn
HSG từ các lớp 10 thường vào lớp chuyên/đội tuyển hoặc thay thế một số học sinh
yếu trong lớp chuyên ở phần kiến thức chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động
lực học” lớp 10 THPT ban khoa học tự nhiên.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu có một đề kiểm tra được xây dựng một cách khoa học và phù hợp thì sẽ:
- chọn được các HS giỏi, có khả năng về môn Lý từ các lớp 10 thường ban
nâng cao để bổ sung vào lớp chuyên Lý.
- giúp loại ra một số HS yếu, không đủ sức để tiếp tục theo chương trình
chuyên của lớp chuyên.
- giúp kiểm tra mức độ nắm kiến thức cơ bản của HS lớp chuyên - đây là
một nhược điểm thường gặp của các em: có thể giải được các bài toán nâng cao
nhưng lại làm không tốt ở các câu hỏi kiến thức đơn giản và dễ.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10 chuyên Lý và một số lớp 10 ban A
(lớp 10A2, 10SN2, 10CH, 10CT) trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - TPHCM.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Soạn thảo một để kiểm tra TNKQ ở phần kiến thức
chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” nhằm tuyển chọn HSG từ các
lớp 10 thường ban khoa học tự nhiên vào lớp chuyên/đội tuyển.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phương pháp TNKQ và nội dung chương trình của lớp 10
THPT ban khoa học tự nhiên, chương trình chuyên Lý 10 để xây dựng đề kiểm tra
dựa trên kiến thức của hai chương chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực
học” nhằm tuyển chọn HSG từ các lớp 10 thường ban khoa học tự nhiên trường
THPT Chuyên Lê Hồng Phong vào lớp chuyên, hoặc tuyển chọn HS từ lớp chuyên
Lý vào đội tuyển, hoặc có thể giúp GV lọc ra những em HS yếu trong lớp chuyên
không đủ khả năng tiếp tục chương trình chuyên (nhằm giảm bớt áp lực cho những
HS này và tạo điều kiện cho các em được học trong môi trường phù hợp với mình
nhất).
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá câu hỏi (CH) TNKQ
theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển và lý thuyết trắc nghiệm hiện đại.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng khiếu, tài năng.
- Nghiên cứu nội dung chương trình chương “Chất khí” và “Cơ sở của
nhiệt động lực học” lớp 10 THPT ban khoa học tự nhiên.
- Nghiên cứu nội dung chương trình phần Chất khí lý tưởng – Nhiệt học
lớp 10 chuyên.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học của HS ở các lớp chuyên, trường chuyên.
- Vận dụng cơ sở lý luận để xây dựng đề kiểm tra TNKQ thuộc phần kiến
thức của hai chương trên.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.
- Phân tích kết quả thực nghiệm để đánh giá hệ thống câu hỏi đã ra trong
đề kiểm tra, so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm – lớp đối chứng và so sánh với
kết quả học tập cả năm, kết quả thi học sinh giỏi thành phố vòng 1 hoặc kỳ thi
Olympic 30/4 để rút ra kết luận cho đề tài này.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu và xử lý thông tin từ sách, báo, tạp chí,
tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài đồng thời nghiên cứu nội dung, chương
trình chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” lớp 10 THPT ban khoa
học tự nhiên và lớp 10 chuyên.
- Thực nghiệm sư phạm: để đánh giá tính giá trị, độ tin cậy của đề trắc
nghiệm; hiệu quả của việc sử dụng CH TNKQ nhằm chọn HSG vào lớp chuyên/đội
tuyển.
- Điều tra khảo sát: lập phiếu điều tra khảo sát nhằm đánh giá sơ bộ những
nhận xét cuả HS trong việc áp dụng đề kiểm tra TNKQ để tuyển chọn HSG vào lớp
chuyên, các nguyên nhân ảnh hưởng trong quá trình làm bài và việc lựa chọn các
hình thức kiểm tra để đánh giá quá trình học của HS.
- Thống kê toán học: để xử lý, thống kê, đánh giá kết quả thực nghiệm sư
phạm.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐO LƯỜNG TRONG GIÁO DỤC VÀ PHƯƠNG
PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1.1. Đo lường trong giáo dục
Đo lường là phép so sánh một đại lượng nào đó với một vật chuẩn đã biết, và kết
quả là đưa ra các con số để đánh giá [26, tr.13]
Trong một quá trình giáo dục bất kỳ, việc đánh giá hành vi của một người nào
đó trong một tình huống nhất định nhằm biết được những biến đổi xảy ra trong
người đó ở mức độ nào khi tham gia vào quá trình giáo dục đó.
1.1.1. Phân loại các phương pháp đo lường và đánh giá trong giáo dục [9], [25],
[27], [28]
Theo cách thực hiện việc đánh giá:
Loại quan sát: giúp đánh giá các thao tác, hành vi, phản ứng vô thức, kỹ năng
thực hành, một số kỹ năng về nhận thức (cách giải quyết vấn đề trong một tình
huống đang được nghiên cứu).
Loại vấn đáp: nhằm đánh giá khả năng ứng đáp các câu hỏi được nêu một cách
tự phát trong một tình huống cần kiểm tra (cũng thường sử dụng khi sự tương tác
giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, xác định thái độ của người đối
thoại).
Loại viết: giúp đánh giá được nhiều thí sinh cùng lúc, có thể đánh giá một số loại
tư duy ở mức độ cao … Được chia thành hai nhóm chính:
Nhóm các câu hỏi tự luận: câu hỏi được trả lời dưới dạng mở, thí sinh
tự trình bày ý kiến của bản thân bằng hình thức viết để trả lời câu hỏi được nêu.
Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan: câu hỏi nêu lên vấn đề và
những thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời một cách ngắn gọn.
Bảng 1.1. Phân loại các phương pháp đánh giá thành quả
học tập theo cách thực hiện việc đánh giá
QUAN
SÁT
VIẾT
VẤN
ĐÁP
TRẮC NGHIỆM
TỰ LUẬN
TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN
Tiểu luận
Cung cấp thông tin
Ghép đôi
Điển khuyết
Đúng sai
Nhiều lựa chọn
……
CÁC
PHƯƠNG
PHÁP
ĐÁNH
GIÁ
THÀNH
QUẢ
HỌC TẬP
Theo mục tiêu của việc đánh giá:
Đánh giá trong tiến trình: được sử dụng trong quá trình dạy và học nhằm có
được những phản hồi từ học viên, từ đó giúp xem xét thành công, trở ngại trong
việc dạy và học và đưa ra cách khắc phục. Loại đánh giá này thường gắn chặt với
người dạy, độ chính xác vừa phải và có thể thảo luận, điều chỉnh khi có sai sót.
Đánh giá tổng kết: nhằm tổng kết những gì đạt được và xếp loại học viên, lựa
chọn học viên thích hợp để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng trong tương lai; giúp đánh
giá tính hiệu quả của việc dạy và học. Loại đánh giá này có thể và nên tách khỏi
người dạy, thường bám sát vào mục tiêu dạy học nên đòi hỏi độ chính xác cao và
khó điều chỉnh khi sai sót.
Theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá:
Đánh giá theo chuẩn: được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá
nhân so với các cá nhân khác trong cùng một nhóm cùng thm gia vào tiến trình
đánh giá trên.
Đánh giá theo tiêu chí: được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá
nhân so với các tiêu chí xác định trước của môn học hoặc chương trình học.
1.1.2. Phân loại các mục tiêu giáo dục
Lĩnh vực nhận thức
Trong lĩnh vực này, cá nhân thể hiện ở khả năng suy nghĩ, lập luận và đánh giá
có phê phán; được B. Bloom và các cộng sự chia thành 6 mức độ hành vi từ đơn
giản đến phức tạp như bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các mức độ của mục tiêu nhận thức
Đánh giá
Tổng hợp
Áp dụng
Phân tích
Hiểu
Biết
- Biết: là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết được và có thể tái hiện các dữ liệu, các
sự việc đã biết hoặc đã học trước đây.
- Hiểu: là khả năng nắm được ý nghĩa của kiến thức bằng việc chuyển kiến
thức từ dạng này sang dạng khác, giải thích, mô tả bằng ngôn từ của bản thân và
ước lượng được xu hướng tương lai.
- Áp dụng: là khả năng sử dụng kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể
mới.
- Phân tích: là khả năng phân chia một kiến thức, một tài liệu ra thành các
phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó, khả năng này đòi
hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
- Tổng hợp: là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một
tổng thể mới. Khả năng này nhấn mạnh các yếu tố sáng tạo, đặc biệt là việc hình
thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.
- Đánh giá: là khả năng xác định giá trị của tài liệu, phán quyết được về những
tranh luận, bất đồng ý kiến về tài liệu dựa trên các tiêu chí nhất định.
Lĩnh vực tình cảm
Lĩnh vực này liên quan đến những đáp ứng về mặt tình cảm, trong đó có cả
những mối quan hệ như yêu - ghét, thái độ nhiệt tình - thờ ơ …; được đề xuất phân
loại bởi nhóm nhà tâm lý học do David Krathworl chủ trì.
- Tiếp nhận: thể hiện độ nhạy cảm đối với việc tồn tại các kích thích.(sự tự
nguyện tiếp nhận, sự quan tâm có lựa chọn)
- Đáp ứng: thể hiện sự quan tâm tích cực đối với sự tiếp nhận, sự tự nguyện
đáp ứng và cảm giác thoả mãn.
- Chấp nhận giá trị: thể hiện niềm tin và sự chấp nhận giá trị, sự ưu chuộng
hơn và sự cam kết.
- Tổ chức: thể hiện sự khái quát hoá các giá trị và tổ chức hệ thống giá trị.
- Đặc trưng hoá: bao gồm sự tiếp nhận một tập hợp các giá trị và khái quát
thành đặc trưng hay triết lý của cuộc sống.
Lĩnh vực tâm lý vận động (lĩnh vực kỹ năng)
Đây là lĩnh vực liên quan đến những kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo chân tay, sự
phối hợp các cơ bắp và khả năng của thân thể từ đơn giản đến phức tạp. Cách phân
loại dưới đây do E. J. Simpson đề xuất.
- Nhận biết: các đối tượng, tính chất hoặc quan hệ được nhận biết thông qua
các cơ quan cảm xúc, đây là bước đầu tiên và quan trọng trong chuỗi trạng thái -
giải thích - hành động dẫn đến thao tác.
- Bố trí: là sự điều chỉnh chuẩn bị cho một loại hoạt động hoặc trải nghiệm;
gồm ba phương diện là tâm linh, thể chất và cảm xúc.
- Đáp ứng được hướng dẫn: là một thao tác hành vi thể hiện của cá nhân dưới
sự hướng dẫn của cá nhân khác, là bước đầu của sự phát triển một kỹ năng thao tác.
- Cơ chế: ở mức độ này cá nhân đạt được sự tự tin và một mức kỹ năng để
thực hiện một thao tác.
- Đáp ứng thể hiện phức tạp: cá nhân có thể thực hiện một thao tác phức tạp do
mô hình vận động đòi hỏi một cách có hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn nhất.
1.2. Những vấn đề chung về trắc nghiệm khách quan [9], [25], [27], [28], [30]
1.2.1. Khái niệm về trắc nghiệm
Trắc nghiệm là một công cụ đo lường tâm lý, đo lường giáo dục nhằm đánh giá
thành quả học tập. Đây là một loại công cụ đo lường khả năng của người học, ở bất
kỳ cấp học nào, bất kỳ môn học nào, trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hay khoa học
xã hội [30].
Phương pháp trắc nghiệm tự luận (TNTL) (hay còn gọi là phương pháp luận đề)
là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà HS phải tự viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài
giải theo cách riêng của mình.
Phương pháp TNKQ là loại hình CH, bài tập mà phương án trả lời đã có sẵn,
hoặc nếu HS phải tự viết câu trả lời thì câu trả lời phải là câu ngắn và chỉ duy nhất
có một cách viết đúng. Trắc nghiệm này gọi là “khách quan” vì tiêu chí đánh giá là
đơn nhất, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chấm.
1.2.2. So sánh phương pháp trắc nghiệm khách quan và phương pháp trắc
nghiệm tự luận
Hai phương pháp TNKQ và phương pháp TNTL có những ưu điểm và khuyết
điểm riêng. Bảng 1.3 dưới đây có sự so sánh dựa trên những đặc điểm chung trong
quá trình soạn đề của GV, làm bài của HS và khâu chấm bài của hai phương pháp
này.
Bảng 1.3 So sánh phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận
Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận
- HS chỉ được chọn đáp án theo
những khả năng đã cho sẵn trong CH
- Bài trắc nghiệm có nhiều CH có tính
cách chuyên biệt nhưng đòi hỏi câu trả
lời ngắn gọn
- Thời gian làm bài chủ yếu để đọc và
- HS phải tự suy nghĩ và diễn đạt câu
trả lời bằng ngôn ngữ, cách hành văn của
bản thân
- Bài luận đề có ít CH có tính cách
tổng quát nhưng phải trả lời bằng lời lẽ
dài dòng
- Thời gian làm bài chủ yếu để suy
suy nghĩ
- Chất lượng bài làm phụ thuộc vào
kỹ năng của người ra đề
- Khó soạn, dễ chấm điểm và cho
điểm chính xác hơn
- Có thể dùng phương tiện kỹ thuật
hiện đại để chấm điểm và phân tích kết
quả
- HS chỉ chứng tỏ kiến thức thông qua
tỉ lệ câu trả lời đúng, người ra đề tự bộc
lộ kiến thức và giá trị của mình thông
qua việc đặt CH.
- Cho phép và đôi khi khuyến khích
sự “phỏng đoán” đáp án.
- Sự phân bố điểm số của bài làm do
bài trắc nghiệm quyết định.
nghĩ và diễn đạt
- Chất lượng bài làm phụ thuộc vào kỹ
năng của người chấm bài và các yếu tố
ngẫu nhiên khác (tâm trạng người chấm,
thứ tự các bài chấm, chữ viết...)
- Dễ soạn, khó chấm điểm và khó cho
điểm chính xác
- Không thể sử dụng phương tiện kỹ
thuật hiện đại để chấm bài cũng như
phân tích kết quả
- HS tự do bộc lộ suy nghĩ cá nhân,
người chấm tự do cho điểm theo xu
hướng riêng.
- Cho phép và đôi khi khuyến khích sự
"lừa phỉnh" đáp án thông qua việc sử
dụng ngôn từ hoa mỹ hay những bằng
chứng khó có thể xác định được.
- Sự phân bố điểm số của bài làm có
thể phần lớn do người chấm quyết định.
Thật ra, không có phương pháp nào hoàn toàn tốt hơn phương pháp nào, mỗi
phương pháp có những ưu thế riêng và những nhược điểm nhất định. Vấn đề còn lại
là phải nắm vững bản chất và việc triển khai cụ thể từng phương pháp sao cho có
thể sử dụng đúng quy trình, đúng lúc, đúng chỗ và mang lại hiệu quả cao nhất. Bảng
so sánh 1.4 rút gọn lại những ưu thế của mỗi phương pháp trong từng vấn đề.
Bảng 1.4 So sánh ưu thế
của phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận
Ưu thế thuộc về
Yêu cầu
PPTN PPTL
Ít tốn công ra đề
Đánh giá được khả năng diễn đạt và tư duy của HS
Đánh giá được khả năng tư duy sáng tạo của HS ở mức độ cao
Đề thi có tính toàn diện, hệ thống
Ít tốn công chấm thi
Độ may rủi thấp, tránh học tủ
Khách quan trong chấm thi, hạn chế tiêu cực
Dễ bảo quản và giữ bí mật đề thi, hạn chế quay cóp khi thi
Có thể sử dụng công nghệ đo lường để phân tích, nâng cao
chất lượng CH và đề thi
Có thể lưu giữ số liệu để sử dụng đánh giá trong giáo dục
1.2.3. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông dụng
Trong phương pháp TNKQ có nhiều kiểu CH khác nhau, và khi soạn thảo CH
trắc nghiệm, ta cần chú ý hai yêu cầu chung nhất:
Phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp với HS.
Không hỏi quan điểm riêng của HS, chỉ hỏi sự kiện, kiến thức.
Ngoài ra, mỗi loại câu trắc nghiệm khác nhau thì có những yêu cầu riêng khi
soạn thảo.
Ở đây tôi sẽ chỉ đề cập đến một số loại CH TNKQ được sử dụng trong phần
thực nghiệm của luận văn.
1.2.3.1. Loại câu điền khuyết
Hình thức
Là những CH với giải đáp ngắn hoặc là những câu phát biểu với một hay nhiều
chỗ trống; HS phải tự nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống bằng một từ
hoặc một nhóm từ ngắn.
Ưu khuyết điểm
Ưu điểm
- Loại CH này có thể xem vừa là loại CH trắc nghiệm khách quan vừa là loại
CH luận đề ngắn, một hình thức không thể thiếu trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi;
do đó có thể kiểm tra được một phần khả năng diễn đạt và suy luận của HS.
- Câu trả lời thường rất ngắn và cách cho điểm có thể khách quan hơn các CH
luận đề.
- Xác suất HS chọn được phương án đúng do ngẫu nhiên (độ may rủi) là
không có.
- Dễ biên soạn.
Khuyết điểm
- Cách chấm bài không dễ dàng: việc chấm điểm sẽ rất khó khăn và mất thời
gian vì rất khó có thể đoán trước được tất cả các cách trả lời khác nhau nhưng vẫn
đúng. Do đó, hình thức trắc nghiệm này đòi hỏi ở người chấm khả năng đánh giá
câu trả lời để tránh chấm sai. Bên cạnh đó, hình thức này cũng khó có thể dùng máy
để chấm.
- Điểm số không đạt được tính khách quan cao: bởi vì như đã phân tích ở trên,
hình thức này vẫn phải phụ thuộc một phần vào trình độ của người chấm và cách
dùng từ/cụm từ của HS.
Một số lưu ý khi sử dụng
- Câu trả lời phải có tiêu chuẩn đúng sai rõ rệt và ngắn, nếu là một từ đơn nhất
có tính đặc trưng càng tốt (như người, vật, địa điểm, thời gian, khái niệm).
- Chỉ nên dùng một chỗ trống trong một câu. Tuy nhiên, đối với đối tượng
HSG thì ta có thể để nhiều chỗ trống trong một câu.
- Cung cấp đủ thông tin để chọn từ trả lời.
- Có thể dùng ý tưởng từ những câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn làm CH điền
khuyết khi không thể tìm đủ số mồi nhử tối thiểu cần thiết (thay vì phải cố đưa ra
những mồi nhử vô nghĩa).
1.2.3.2. Loại câu trắc nghiệm thực nghiệm
Hình thức
Tương tự như loại câu trắc nghiệm điền khuyết, tuy nhiên nội dung của CH này
gắn với thực nghiệm và những hiện tượng thực tế xảy ra trong cuộc sống
Ưu khuyết điểm
Ngoài những ưu khuyết điểm giống như CH trắc nghiệm điền khuyết, loại câu
này còn có những ưu điểm sau:
- Đòi hỏi kỹ năng thực nghiệm của HS.
- Không chỉ dừng ở mức độ áp dụng kiến thức mà còn phải có sự phân tích, tổng
hợp và đánh giá để có thể dự đoán chính xác hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào, giải
thích tại sao….; vì đây là những hiện tượng đòi hỏi ở HS có quá trình lâu dài làm
quen với thực nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc những hiện tượng thực tế mà
HS chưa gặp hoặc ít để ý đến. Như vậy, ở loại CH này đòi hỏi mức độ tư duy cao
của HS.
1.2.3.3. Loại câu trắc nghiệm đơn tuyển (trắc nghiệm nhiều lựa chọn MCQ)
Hình thức
CH gồm có hai phần:
- Phần gốc: là một CH hoặc một câu bỏ lửng hoặc cũng có thể có hình vẽ, đồ
thị đi kèm với CH.
- Phần lựa chọn: gồm nhiều đáp án (thông thường là 4 hoặc 5 đáp án) trong đó
có một và chỉ một đáp án là đúng hoặc đúng nhất, các đáp án còn lại là những “mồi
nhử”.
Ưu và khuyết điểm
Ưu điểm
- Là hình thức phổ biến nhất hiện nay.
- Xác suất chọn phương án đúng do ngẫu nhiên (độ may rủi) không cao
- Có thể chấm điểm và phân tích kết quả bằng máy giúp tiết kiệm thời gian,
giảm thiểu sai sót chủ quan của con người.
- Có thể phân tích được độ khó và độ phân cách của từng câu để từ đó có thể
có được các câu trắc nghiệm tốt, loại bỏ hoặc điều chỉnh những câu chưa hay.
- Có thể tạo ra ngân hàng CH và sử dụng lại CH nhiều lần mà không sợ lộ đáp
án.
- Nếu soạn đúng kỹ thuật và cẩn thận thì có thể kiểm tra được những kỹ năng,
mức độ nhận thức và hình thức tư duy cao hơn.
Khuyết điểm
- Phải mất rất nhiều thời gian để có thể xây dựng được các câu trắc nghiệm tốt.
- Nếu không cẩn thận, CH trắc nghiệm đơn tuyển có khuynh hướng chỉ để
kiểm tra khả năng nhận biết và nhớ.
- Làm tăng khuynh hướng nhìn nhận sự vật trắng đen rạch ròi.
- Làm cho HS có khuynh hướng chọn kiểu học dàn trải hay nói cách khác là
học gạo để nhớ.
- Ngoại trừ những CH đã được xem lại nhờ những đồng nghiệp dạy chung, HS
phải chịu sự ảnh hưởng từ sự không cẩn thận của người viết bài kiểm tra.
- Có khuynh hướng làm giảm các loại điểm (hay nói cách khác là làm giảm độ
lệch tiêu chuẩn) do mức độ của sự phân biệt.
Một số lưu ý khi soạn thảo
- Các phương án sai phải có vẻ hợp lý.
- Chỉ nên dùng 4 hoặc 5 phương án lựa chọn.
- Đảm bảo câu dẫn nối liền với mọi phương án lựa chọn theo đúng ngữ pháp.
- Chỉ có một phương án là đúng hoặc đúng nhất.
- Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là câu phủ định hai lần.
- Tránh lạm dụng kiểu khẳng định “Không phương án nào trên đây đúng”
hoặc “Mọi phương án trên đây đều đúng”
- Tránh làm cho phương án đúng khác biệt so với các phương án nhiễu (dài
hoặc ngắn hơn, mô tả tỉ mỉ hơn…).
- Phải sắp xếp phương án đúng và các phương án nhiễu theo một trật tự ngẫu
nhiên.
1.2.3.4. Loại câu trắc nghiệm đa tuyển (trắc nghiệm nhiều đáp án đúng MRQ)
Hình thức
Tương tự như hình thức của CH trắc nghiệm đơn tuyển MCQ, CH trắc nghiệm
đa tuyển MRQ cũng có hai phần:
- Phần gốc: là một CH hoặc một câu bỏ lửng hoặc cũng có thể có hình vẽ, đồ
thị đi kèm với CH.
- Phần lựa chọn: gồm nhiều đáp án (thông thường là 4 hoặc 5 đáp án) trong đó
có một hoặc nhiều hơn một đáp án đúng, các đáp án còn lại là những “mồi nhử”.
Ưu và khuyết điểm
Ngoài một số ưu khuyết điểm giống như câu trắc nghiệm đơn tuyển, câu trắc
nghiệm đa tuyển còn có những ưu khuyết điểm sau:
Ưu điểm
- Độ khó cao hơn loại CH đơn tuyển vì HS không thể biết trước được số đáp
án đúng phải chọn là bao nhiêu, khó có thể “phỏng đoán” được đáp án do đó độ
may rủi sẽ rất thấp.
- Độ phân cách cao hơn giúp phân biệt HS giỏi với các HS khác tốt hơn.
- Bắt buộc HS phải đọc kỹ từng lựa chọn.
Khuyết điểm
- Khó có thể sử dụng máy để chấm.
- HS có thể chọn nhiều đáp án để làm tăng khả năng chọn câu đúng, độ may
rủi cao (tuy nhiên điều này vẫn có thể khắc phục được dựa vào việc xây dựng một
thang điểm phù hợp làm giảm độ may rủi khi làm loại câu trắc nghiệm này)
Một số chú ý khi soạn thảo
Ngoài những lưu ý giống như câu trắc nghiệm đơn tuyển, cần lưu ý thêm những
yêu cầu sau:
- Các phương án lựa chọn phải hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai, không có
ngoại lệ.
- Phải có ít nhất một phương án lựa chọn là đúng.
- Số phương án đúng của mỗi câu cũng theo một trật tự ngẫu nhiên
- Với hình thức trắc nghiệm cho phép lựa chọn nhiều đáp án, một số HS sẽ cố
gắng kiếm điểm bằng cách đánh càng nhiều lựa chọn thì xác suất rơi vào đáp án
đúng càng cao. Để tránh tình trạng trên, với hình thức trắc nghiệm này người ra đề
trắc nghiệm sẽ phải xây dựng một thang điểm đánh giá phù hợp, khác so với các
loại trắc nghiệm khác, chẳng hạn như: chọn đáp án đúng và đủ: 3đ/câu; chọn đúng
nhưng không đủ : 1đ; chọn lựa chọn sai hoặc bỏ qua: 0đ.
1.3. Các chỉ số để đánh giá một CH hoặc một đề thi trắc nghiệm
Mục đích của việc phân tích câu hoặc đề trắc nghiệm là nhằm:
- Biết được mức độ khó dễ của từng câu/đề.
- Chọn được các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được HS giỏi với
HS kém
- Biết được lý do tại sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn
và cần phải sửa đổi như thế nào để có được câu/đề trắc nghiệm tốt hơn
Để phân tích một câu/đề trắc nghiệm ta sẽ dựa trên các phương diện sau:
- Độ khó
- Độ phân cách
- Độ tin cậy (mức độ chính xác của phép đo)
- Độ giá trị (mức độ đạt mục tiêu của phép đo: đo được cái cần đo)
1.4. Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển (Classical Test Theory CTT) [9], [25], [26],
[27]
Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển được bắt đầu xây dựng từ đầu thế kỷ 20 và hoàn thiện
dần cho đến thập niên 1970.
1.4.1. Độ phân cách của câu trắc nghiệm
Khả năng của một câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt HS giỏi với HS
kém được gọi là độ phân cách (độ phân biệt). Khi đó, nó sẽ làm tăng tính tin cậy và
giá trị của bài trắc nghiệm.
Công thức tính độ phân cách câu (D)
Dựa vào tổng điểm thô của từng người, ta tách ra một nhóm cao (nhóm giỏi)
gồm 27% số người của toàn nhóm có điểm cao từ trên xuống và một nhóm thấp
(nhóm kém) cũng gồm 27% số người của toàn nhóm có điểm thấp từ dưới lên.
N
LHD (1.1)
trong đó H là số người trả lời đúng trong nhóm cao
L là số người trả lời đúng trong nhóm thấp
N là số người của một trong hai nhóm trên (27% tổng số)
Ý nghĩa độ phân cách câu
Độ phân cách câu giới hạn từ mức -1.00 đến +1.00. Độ phân cách càng cao
thì CH càng khó hơn đối với HS kém.
Dựa vào độ phân cách của CH, người ta sẽ xem xét chỉnh sửa và chọn lựa
CH phù hợp với mục tiêu phân loại HS.
Bảng 1.5 cho thấy thang đánh giá độ phân cách CH
Bảng 1.5 Thang đánh giá độ phân cách
Chỉ số D Đánh giá câu trắc nghiệm
D = +1.00
0.40 D <1.00
0.30 D 0.39
0.20 D 0.29
-1.00 < D 0.19
D = -1.00
Tất cả HS nhóm cao làm đúng, HS nhóm thấp làm sai→loại bỏ CH
này
Có độ phân cách rất tốt
Độ phân cách khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn
Độ phân cách tạm được, nhưng cần phải điều chỉnh
Độ phân cách kém, cần loại bỏ hoặc sửa chữa lại cho tốt hơn
Tất cả HS nhóm cao làm sai, HS nhóm thấp làm đúng→loại bỏ CH
này
1.4.2. Độ khó
Độ khó của một CH trắc nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ kiến thức,
thể loại, cách hỏi, đối tượng HS,… Tuy nhiên, nếu định nghĩa độ khó theo các đặc
tính nội tại nào đó của câu thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đo lường giáo
dục và tâm lý. Vì vậy, người ta định nghĩa độ khó của câu căn cứ vào số người trả lời
đúng CH ấy.
Độ khó của câu trắc nghiệm chính là tỷ lệ phần trăm số người trả lời đúng câu
trắc nghiệm trên tổng số người tham gia làm câu trắc nghiệm đó, ký hiệu là p.
Công thức:
Ý nghĩa của chỉ số p:
Độ khó có giá trị từ 0 → 1 (tương ứng với độ khó của CH từ dễ → khó).
Giá trị p càng nhỏ thì câu trắc nghiệm càng khó và ngược lại. Độ khó của một câu
trắc nghiệm thông thường nằm trong khoảng 0,25 – 0,75 là chấp nhận được.
Ta có thể dễ dàng xác định mức khó dễ của một câu trắc nghiệm mà không
cần xem xét nội dung của nó thuộc lĩnh vực khoa học nào; bởi vì tính chất khó dễ là
một đặc tính của cả câu trắc nghiệm lẫn người làm trắc nghiệm.
Chỉ số p cho ta một thứ đo lường chung về nhiều lĩnh vực hoàn toàn khác
nhau.
Từ giá trị p, ta xem xét nhằm chỉnh sửa hoặc loại bỏ, xếp loại CH và đưa
vào ngân hàng CH
Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm:
Một bài trắc nghiệm tốt là một bài trắc nghiệm gồm những câu có độ khó trung
bình hay còn gọi là độ khó vừa phải.
Công thức tính độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm:
Độ khó p của câu thứ i = Tổng số TS làm đúng CH (1.2)
(1.3)
Tổng số TS tham gia làm CH
100% + % may rủi
2
Độ khó vừa phải =
Như vậy, tùy vào mỗi loại câu trắc nghiệm sẽ có độ khó vừa phải khác nhau.
Ngoài ra, theo công thức trên, loại câu trắc nghiệm nào có tỷ lệ may rủi càng thấp
thì độ khó vừa phải sẽ càng thấp, tức là số HS làm đúng loại câu đó càng thấp, tức
là loại câu trắc nghiệm đó khó hơn.
- Loại đúng sai: loại CH này có hai lựa chọn nên tỷ lệ may rủi kỳ vọng là 50%,
do đó độ khó vừa phải là 75%, tức là câu trắc nghiệm loại này sẽ là câu có độ khó
vừa phải nếu có 75% HS trả lời đúng.
- Loại câu điền khuyết: vì đây là loại CH trả lời tự do nên tỷ lệ may rủi là 0%
độ khó vừa phải là 50%.
- Loại câu đơn tuyển (xét câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn): tỷ lệ may rủi là 25%
độ khó vừa phải là 62,5%.
- Loại câu đa tuyển (xét câu trắc nghiệm 4 lựa chọn): nếu xây dựng được một
thang điểm phù hợp thì tỷ lệ may rủi là 0% độ khó vừa phải là 50%.
Độ khó của ĐTN
Độ khó của ĐTN phụ thuộc vào: độ khó của các CH trong ĐTN đối với một
nhóm HS nhất định._. nào đó, số CH trong đề, thời gian, đối tượng HS, điều kiện làm
bài, tâm lý…
Độ khó của ĐTN được đánh giá dựa trên việc so sánh điểm số trung bình của
ĐTN (1.4) với điểm trung bình lý tưởng (1.5) của đề đó.
Tổng số CH trả lời đúng (1.4) Điểm số trung bình =
Tổng số TS tham gia làm CH
Điểm trung bình lý tưởng = N + (N/n)
2
(1.5)
trong đó: N là số CH, n là số lựa chọn trong mỗi CH.
Nếu điểm trung bình lý tưởng nằm ở khoảng giữa hoặc ở phía trên hoặc ở phía
dưới phân bố các điểm quan sát được thì ĐTN đó là vừa sức hoặc khó hơn hoặc dễ
hơn đối với đối tượng làm bài.
Dựa vào độ khó của ĐTN, ta có thể xây dựng thang điểm qui đổi phù hợp cũng
như đánh giá trình độ của HS.
1.4.
ốt hơn, ngoài việc phân tích độ khó và độ phân
tâm đến các mồi nhử bằng cách xem xét tần số của
các
cứ trên một số nguyên tắc căn bản sau:
câu trắc nghiệm có chỉ số khó quá thấp hoặc quá cao, đồng thời chỉ
số xét
3. Phân tích các mồi nhử
Để một câu trắc nghiệm trở nên t
cách của câu, ta còn phải quan
đáp ứng sai (số người chọn từng mồi nhử) cho từng CH: số người lựa chọn từng
mồi nhử trong nhóm cao phải ít hơn số người lựa chọn mồi nhử này trong nhóm
thấp. Nếu ngược lại, tùy vào sự khác biệt nhiều hay ít mà ta sẽ có sự điều chỉnh cho
mồi nhử hấp dẫn hơn hoặc phải loại bỏ.
Kết luận:
Như vậy, để có một CH tốt thì ta căn
- Những
pâhn cách âm hoặc quá thấp, là những câu trắc nghiệm kém, cần phải xem
điều chỉnh lại hoặc loại bỏ.
- Với lựa chọn đúng: số người trả lời đúng trong nhóm cao phải nhiều hơn số
người trả lời đúng trong nhóm thấp.
nhóm thấp.
1.4.
ào để đánh giá một ĐTN là độ tin
ĐTN là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ
ĐT
- Với lựa chọn sai (mồi nhử): số người lựa chọn câu này trong nhóm cao phải ít
hơn số người lựa chọn câu này trong
4. Đánh giá một ĐTN
Hai đại lượng quan trọng thường được dựa v
cậy và độ giá trị.
Độ tin cậy
Độ tin cậy của
N.
Cách tính độ tin cậy của ĐTN:
Có nhiều cách tính độ tin cậy của ĐTN, nhưng do giới hạn của luận văn không
đi c pháp trắc nghiệm khách quan nên người viết đề
cập
huyên sâu hoàn toàn về phương
thẳng vài phương pháp tính thông dụng, trong đó phương pháp phân đôi ĐTN
được sử dụng trong phần mềm phân tích số liệu thực nghiệm.
- Phương pháp phân đôi ĐTN: theo Spearman-Brown thì
1sr
s2rr (1.6)
với rs là hệ số tương quan được tính theo công thức (1.7) với N là số HS tham gia
làm ĐTN, x và y là hai bộ điểm số ứng với hai đề chẵn lẻ.
)
N
2)y(-2y)(
N
2)x(-2x(
N
yx-xy
r
(1.7)
- Công thức Kuder-Richardson-20: chỉ được áp dụng khi phải biết độ khó p
của mỗi CH.
)2σ
pq(1
1k
kr (1.8)
trong đó: k là số CH của ĐTN
rả lời đúng cho một CH (độ khó của một CH)
N.
c CH không
p là tỷ lệ trường hợp t
q = (1 – p) là tỷ lệ trường hợp trả lời sai cho một CH
σ2 là phương sai của tổng điểm mọi TS đối với cả ĐT
- Công thức Kuder-Richardson-21: áp dụng khi độ khó của cá
khác nhau nhiều, công thức sẽ dễ tính toán hơn.
)M1(M
2σ
k1
1k
kr (1.9)
trong đó M là giá trị trung bình của điểm số của cả ĐTN.
của ĐTN là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho
phé
ị cao là khi nó được xác định tỉ mỉ mục tiêu cần đo và bám
sát
Độ giá trị
Độ giá trị
p đo nhờ ĐTN.
Một ĐTN có độ giá tr
mục tiêu đó trong suốt quá trình xây dựng CH trắc nghiệm cũng như khi tổ chức
triển khai kiểm tra.
Nói chung, một ĐTN sẽ chỉ có độ giá trị cao chỉ khi nó có độ tin cậy cao, tuy
nhiên ĐTN có độ tin cậy cao chưa hẳn đã có độ giá trị cao. Khi đánh giá độ tin cậy,
phải xem xét các hệ số tin cậy và sai số chuẩn của phép đo. Còn khi đánh giá độ giá
trị, phải coi trọng sự phân bố nội dung hơn là các số liệu thống kê. Có thể làm tăng
độ tin cậy của ĐTN khi tăng mức độ thuần nhất về nội dung (tức là phải lược bỏ bớt
các CH khó chẳng hạn), và để đạt được như vậy đôi khi phải hy sinh độ giá trị.
Trong những trường hợp như vậy, nên coi trọng độ giá trị hơn độ tin cậy.
1.4.5. Kết luận
Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển đã đóng vai trò quan trọng trong khoa học đo
lường giáo dục giúp việc định lượng và đánh giá được chất lượng của CH và đề thi
trắc nghiệm, và hiện nay vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, lý thuyết
này vẫn gặp một số trở ngại, đặc biệt là do sự phụ thuộc của các đặc trưng CH vào
mẫu thử và vào chính độ khó của CH nên gây khó khăn cho việc xây dựng các ĐTN
thật sự tương đương nhau cũng như trong việc xác định các sai số của phép đo.
1.5. Lý thuyết trắc nghiệm hiện đại [4], [27], [28], [42]
Trắc nghiệm là một phép đo, trong đó thước đo là ĐTN và đối tượng đo là năng
lực nào đó của các cá thể trong một nhóm TS.
Để phép đo được chính xác thì:
kết quả định cỡ ĐTN (tức các tham số của CH thu được) phải không phụ
thuộc vào mẫu TS được dùng để trắc nghiệm thử
các điểm số đo được của các TS không phụ thuộc vào một ĐTN cụ thể, tức
các điểm số đo được sẽ như nhau dù đo bằng ĐTN nào có cùng định cỡ.
Rõ ràng với hai yêu cầu trên thì lý thuyết trắc nghiệm cổ điển không thể đáp ứng
được. Vì vậy, người ta đi theo hướng mô hình hoá quá trình đo lường bằng trắc
nghiệm để có thể tính toán định lượng các quá trình này. Một trong các phương
hướng đó là Lý thuyết ứng đáp CH (Item Response Theory – IRT). Lý thuyết này
phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1970 và được hỗ trợ bởi công nghệ tính toán nhờ
computers; nên đạt được những thành tựu quan trọng giúp tăng độ chính xác của
phép đo lường trong giáo dục.
1.5.1. Giả thiết cơ bản của Rasch để xây dựng hàm ứng đáp CH (Item
Response Function-IRF)
Để xem xét quan hệ giữa TS và CH trong sự ứng đáp CH, đối với TS Rasch
chọn tham số năng lực, đối với CH Rasch chọn một tham số liên quan đến độ khó
(không xét đến độ phân biệt). Giả thiết cơ bản của Rasch đưa ra là:
“Một TS có năng lực hơn một TS khác thì TS này phải có một xác suất trả lời
đúng một CH bất kỳ lớn hơn TS kia, cũng tương tự như vậy, một CH khó hơn một
CH khác thì xác suất để một TS bất kỳ trả lời đúng CH đó phải nhỏ hơn so với CH
sau”
Để có thể so sánh năng lực θ của TS và độ khó b của CH với nhau thì chúng
phải là những con số không thứ nguyên hoặc có cùng thang đo. Do đó, năng lực TS
được biểu diễn bằng một tỷ số (so với một năng lực trung bình nào đó) và độ khó
cũng được biểu diễn bằng một tỷ số (so với một độ khó trung bình nào đó).
Hệ quả: xác suất P trả lời đúng một CH phụ thuộc vào tương quan giữa năng lực
TS và độ khó CH. Hàm P gọi là hàm ứng đáp CH (Item Response Function – IRF).
1.5.2. Ba mô hình ứng đáp CH thông dụng
- Mô hình Rasch hay mô hình một tham số
Trong mô hình này, Rasch chỉ sử dụng một tham số liên quan đến độ khó b của
CH, nên còn được gọi là mô hình một tham số.
Biểu thức IRF cho mô hình một tham số có dạng:
)ibν(θe1
)ibν(θe)ν(θiP (1.10)
- Mô hình hai tham số
Trong mô hình này, các nhà nghiên cứu đưa thêm thông số thứ hai liên quan đến
độ phân biệt a của CH.
Biểu thức IRF cho mô hình hai tham số:
)ibν(θiae1
)ibν(θiae)ν(θiP (1.11)
Với biểu thức này, tham số a càng lớn thì với một sự khác biệt về năng lực θ của
TS cũng gây ra một độ chênh lệch lớn về xác suất trả lời đúng P.
- Mô hình ba tham số
Thực tế, đôi khi một TS có năng lực θ = 0 vẫn có xác suất trả lời đúng một CH
khác không. Do đó, người ta đưa thêm tham số c (0 < c < 1) phản ánh hiện tượng
đoán mò vào hàm đặc trưng CH.
Biểu thức IRF cho mô hình ba tham số:
)ibν(θiae1
)ibν(θiae)ic(1ic)ν(θiP (1.12)
trong đó: Pi(θν) là xác suất trả lời đúng CH thứ i của TS thứ ν có năng lực là θ
θν là năng lực của TS thứ ν
ai là tham số liên quan đến độ phân biệt của CH thứ i (độ phân biệt)
bi là tham số liên quan đến độ khó của CH thứ i (độ khó)
ci là tham số phản ánh hiện tượng đoán mò của TS (độ phỏng đoán)
1.5.3. Mô hình Rasch và vai trò của nó
Mô hình Rasch là mô hình đơn giản nhất trong các mô hình IRT nhưng đầy đủ
và phản ánh tường minh nhất mối quan hệ giữa TS và CH. Đây cũng được xem là
mô hình thoả mãn các yêu cầu để xây dựng các phép đo lường khách quan trong xã
hội nói chung. Ngoài ra, dạng toán học của mô hình Rasch còn đem lại hiệu quả
trong việc đánh gía vì sự phù hợp với số liệu thực nghiệm chứ không chỉ thuần tuý
ở dạng toán học.
Theo các nhà nghiên cứu, mô hình Rasch với chỉ một tham số là độ khó đã giải
phóng được bế tắc của việc phát triển IRT torng nhiều thập niên, bởi vì chỉ có độ
khó là có thể ước lượng được một cách ổn định và đầy đủ qua số liệu quan sát đối
với loại CH trắc nghiệm lưỡng phân.
Qua mô hình này, Rasch đã giảm bớt việc dựa vào tổng thể TS khi phân tích các
ĐTN; và nó chỉ đáng giá thực sự khi dựa vào từng cá nhân TS, với các tham số của
TS và của CH được tách rời nhau. Quan điểm của Rasch đánh dấu sự chuyển tiếp từ
lý thuyết trắc nghiệm cổ điển dựa trên tổng thể với việc nhấn mạnh biện pháp tiêu
chẩn hoá và ngẫu nhiên hoá, sang lý thuyết trắc nghiệm hiện đại với mô hình xác
suất tương tác giữa một CH và một TS.
1.5.4. Đường cong đặc trưng CH ICC
Đường cong đặc trưng CH một tham số (mô hình Rasch)
Hàm số (1.10) cho ta đường cong đặc trưng của CH trắc nghiệm theo mô hình
một tham số có dạng như hình 1.1.
Hình 1.1 Đường cong đặc trưng CH (ICC) theo mô hình một tham số
Tính chất của ICC một tham số
Hàm có dạng như biểu thức (1.10) được gọi là hàm logistic.
Khi θ = b thì P = 0,5.
Đặt trục θ (-∞ → +∞) với gốc ở 0 thì khi b = 0 sẽ có P = 0,5.
Khi b biến đổi thì các ICC một tham số sẽ dịch chuyển theo trục hoành,
tạo thành họ ICC không cắt nhau.
Đường cong đặc trưng CH hai và ba tham số
Hàm số (1.11) cho ta đường cong đặc trưng của CH trắc nghiệm theo mô hình
hai tham số và hàm số (1.12) cho ta đường cong đặc trưng của CH trắc nghiệm theo
mô hình ba tham số có dạng như hình 1.3.
Những tính chất của ICC hai và ba tham số:
Khi c = 0 thì trở về mô hình hai tham số.
Khi a = 0 thì trở về mô hình một tham số
Đồng biến như các ICC một tham số.
Sự khác biệt so với các đường cong khác: Từ biểu thức IRF (1.12), khi
cho θ → -∞ thì hàm P(θ) → c tức là tiệm cận trái không về 0.
Cũng từ biểu thức IRF (1.8), khi θ = b thì P(θ) = (1 + c)/2
Hệ số a biểu diễn độ dốc của đường cong đặc trưng CH tại điểm có hoành
độ θ = b và tung độ P(θ) = (1 + c)/2
P(θ)
2
c1
θ = b
I(θ) = c a
θ
Hình 1.2 Đường cong đặc trưng câu hỏi theo mô hình 3 tham số
Ý nghĩa của đường cong đặc trưng CH:
Nói chung, đường cong đặc trưng CH là những đường cong đồng biến (trong
một vài trường hợp có dạng gần như là đường thẳng trong một khoảng năng lực nào
đó). Mức năng lực ứng với trung điểm của thang điểm thực (ứng với N/2) xác định
vị trí của CH trên thang năng lực. Hoành độ ứng với điểm đó cho biết độ khó của
CH. Độ nghiêng của đường cong cho biết điểm thực phụ thuộc vào năng lực như
thế nào, tức là độ phân biệt của CH. Và phần tiệm cận trái của đường cong với trục
hoành sẽ phản ánh hiện tượng đoán mò của TS khi trả lời CH.
1.5.5. Đường cong đặc trưng đề trắc nghiệm – điểm thực
Theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển: điểm trung bình τ của một TS qua hàng loạt
phép đo bằng một ĐTN là điểm thực, ε là sai số của phép đo, X là điểm quan sát
(điểm thô); thì mối quan hệ giữa ba đại lượng trên: ε = X – τ
Đối với lý thuyết ứng đáp CH, điểm thực của một TS có năng lực θ là tổng của
các xác suất trả lời đúng của mọi CH của ĐTN tại giá trị θ:
N
1j j
Pτ trong đó N là số CH trong ĐTN. (1.14)
Như đã biết, mỗi CH có một đường cong đặc trưng được xác định bởi hàm đáp
ứng CH. Như vậy, với mọi giá trị năng lực trên trục θ, khi cộng tất cả các đường
cong đặc trưng của mọi CH trong ĐTN ta sẽ thu được đường cong đặc trưng của
ĐTN, tức cũng là đường cong điểm thực.
Các đặc điểm của đường cong đặc trưng ĐTN cũng được mô tả tương tự như
đường cong đặc trưng CH.
Tính chất của đường cong điểm thực
Không biểu diễn được bằng công thức đơn giản.
Đồng biến và bất biến. Hình dạng của nó không phụ thuộc vào phân bố
tần số điểm năng lực của HS trên thang năng lực.
Tiệm cận trái của đường cong bằng ∑ci, tiệm cận phải của đường cong
bằng N (là số CH có trong ĐTN)
Giữa điểm thực và điểm năng lực có quan hệ đơn trị: điểm thực là một
chuyển đổi phi tuyến của năng lực.
Ý nghĩa của đường cong điểm thực: đường cong điểm thực cho thấy mối
quan hệ hàm số giữa điểm thực và thang năng lực; nếu biết được một mức năng lực
cụ thể thì từ đường cong này ta có thể tìm được điểm thực tương ứng của HS mà
không cần phải làm bài thi. Mức năng lực ứng với trung điểm của đường cong (tại
giá trị N/2) cho biết vị trí của ĐTN trên thang năng lực và điểm thực ứng với điểm
đó cho biết độ khó của ĐTN. Tiệm cận trái của đường cong cho biết độ phỏng đoán
của HS khi làm bài trắc nghiệm này. Độ nghiêng của đường cong cho biết sự phụ
thuộc của điểm thực vào năng lực của HS (tức là liên quan đến độ phân biệt của
ĐTN)
Hình 1.3 Đường cong đặc trưng đề trắc nghiệm (đường cong điểm
thực) theo mô hình 2 tham số
1.5.6. Hàm thông tin của CH
Biểu thức hàm thông tin của CH do A. Birnbaum đề xuất có dạng:
Ii(θ) là thông tin cung cấp bởi CH thứ I ở mức năng
lực θ
ii
i QP
'2
iPI Q(θ) = 1 - Pi(θ) (1.14)
P’i(θ) là đạo hàm của Pi(θ) theo θ.
Ý nghĩa: hàm thông tin CH là công cụ đánh giá sự đóng góp của từng CH
trắc nghiệm, dựa vào đó có thể tạo nên các ĐTN thích hợp nhằm đo các khoảng
năng lực mong muốn.
1.5.7. Hàm thông tin của đề trắc nghiệm
Hàm thông tin của ĐTN là tổng các hàm thông tin của các CH có trong ĐTN:
N
1i i
II (1.15)
Từ định nghĩa này, ĐTN càng có nhiều CH thì giá trị hàm thông tin ĐTN càng
cao, tức là một ĐTN dài sẽ đo năng lực chính xác hơn một ĐTN ngắn.
Ý nghĩa: hàm thông tin ĐTN là một công cụ quan trọng của lý thuyết IRT,
giúp thiết kế các ĐTN cho các phép đo với các mục tiêu xác định.
Hình 1.4 Hàm thông tin đề thi và đường cong sai số chuẩn
theo mô hình 2 tham số
1.5.8. Sai số chuẩn của đề trắc nghiệm
Iσ
1 (1.16)
Biên độ của sai số chuẩn phụ thuộc vào:
- số CH trong ĐTN (số CH càng lớn thì σ càng nhỏ)
- chất lượng của các CH trong ĐTN (CH có độ phân biệt càng lớn thì khả
năng đoán mò càng thấp, sai số σ càng nhỏ)
- độ khó CH gắn với giá trị năng lực được đo (ĐTN không quá khó không quá
dễ)
1.5.9. Tính bất biến của các đặc trưng CH và năng lực của thí sinh
Từ những nội dung cơ bản của lý thuyết ứng đáp CH IRT, có thể thấy các hệ quả
quan trọng của lý thuyết này:
- Các tham số của CH đo được không phụ thuộc vào mức năng lực của TS trả
lời CH đó, nghĩa là các tham số của CH có giá trị bất biến đối với mẫu thử TS trả
lời CH. Từ đó cho thấy rằng các tham số của CH là thuộc tính riêng của chính CH
chứ không phải của mẫu thử TS tham gia vào quá trình trả lời CH đó. Đây là một
đặc tính quan trọng của lý thuyết IRT, nó hoàn toàn trái ngược với lý thuết CTT.
- Giá trị ước lượng năng lực của TS là bất biến đổi với các CH được dùng để
xác định nó, nghĩa là một TS cụ thể khi làm một ĐTN dễ hay khó thì đều thu được
một ước lượng năng lực như nhau. Đây cũng là một sự khác nhau rõ rệt với lý
thuyết CTT (cần nói rõ thêm, năng lực TS là bất biến trong những điều kiện đã cho,
nhưng không phải là cái không thể thay đổi được). Như vậy, năng lực là thuộc tính
riêng của TS, không phụ thuộc vào mức độ khó dễ của ĐTN mà TS làm.
Tuy nhiên, trong tính toán thực tế, đối với hai nhóm TS trả lời cùng các CH như
nhau hoặc một TS làm hai ĐTN khác nhau thì các giá trị tham số CH hoặc năng lực
của TS là không hoàn toàn giống nhau. Đó là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân
khách quan: kích thước mẫu, cấu trúc số liệu và chỉ số trùng khớp, loại kiến thức,
tâm lý, độ dài của ĐTN, thời gian làm bài…
1.5.10. So sánh những ưu thế vượt trội của lý thuyết IRT so với lý thuyết CTT
Từ những phân tích, ta có thể thấy lý thuyết trắc nghiệm cổ điển vẫn có những
vai trò quyết định không thể thiếu trong việc đo lường đánh giá CH và ĐTN. Bên
cạnh đó, lý thuyết trắc nghiệm hiện đại ra đời với những ưu thế nổi bật đã bổ sung
những nhược điểm của lý thuyết trắc nghiệm cổ điển. Bảng 1.6 dưới đây cho ta một
vài so sánh những ưu thế nổi bật của thuyết IRT so với thuyết CTT.
Bảng 1.6 So sánh những ưu thế vượt trội của thuyết IRT so với thuyết CTT
Đặc điểm Theo CTT Theo IRT
Các tham số của CH ước
lượng (thước đo của phép đo -
kết quả định cỡ ĐTN)
phụ thuộc vào mẫu TS không phụ thuộc vào
mẫu TS
Năng lực đo được của TS
(thuộc tính của đối tượng được
đo–các điểm số đo được của
TS)
→ năng lực thật sự của TS
ảnh hưởng bởi các
thước đo–các ĐTN khác
nhau
→ không thể biết chắc
chắn
không ảnh hưởng bởi
các thước đo–các
ĐTN khác nhau
→xác định một cách
chính xác
Điểm thực τ là một sự trừu tượng toán
học, không thể xác định
được xác định một
cách cụ thể, rõ ràng
Thông tin của một CH đóng
góp trong ĐTN để đánh giá
năng TS
ảnh hưởng lên mọi chỉ số
của các CH khác và
ĐTN
độc lập với các CH
khác trong ĐTN
1.6. Kết luận
TNKQ có thể dùng cho mọi yêu cầu ở mọi trình độ. Đặc biệt, CH trắc nghiệm
đơn tuyển và đa tuyển có thể đánh giá cả ba trình độ “nhận biết”, “thông hiểu” và
“vận dụng” cũng như có thể xây dựng cho cả bài tập định tính và định lượng. Trắc
nghiệm thực nghiệm như những bài toán tự luận nhỏ, đặc biệt yêu cầu cao ở HS sự
vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng vật lý trong cuộc sống.
Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn đóng một
vai trò quan trọng trong việc phân tích đánh giá các CH và ĐTN. Ngoài ra, khoa
học đo lường trong giáo dục được hỗ trợ thêm bởi những lý thuyết trắc nghiệm hiện
đại, trong đó có lý thuyết ứng đáp CH, giúp cho việc vận dụng CH trắc nghiệm vào
việc đánh giá năng lực HS ngày một chính xác hơn.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG KHIẾU, TÀI NĂNG VÀ VIỆC ĐÀO TẠO
BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU Ở CÁC TRƯỜNG THPT
TẠI VIỆT NAM
Theo lịch sử phát triển của nhân loại, thời nào cũng có nhân tài và nhân tài thời
nào cũng có những đóng góp vào sự phát triển nhất định của xã hội thời đó. Theo
nghiên cứu của nhà tài năng học người Mỹ Renzulli (1985) thì việc lựa chọn và đào
tạo người tài phục vụ cho đất nước được cho là xuất hiện đầu tiên vào khoảng 2200
năm trước Công nguyên tại Trung Hoa. Theo nghiên cứu của nhà tài năng học
người Đức Klaus K. Urban thì kế hoạch “Phát triển có hệ thống những thanh niên
có năng khiếu cao đặc biệt” được đề xuất lần đầu tiên cách đây khoảng 2500 năm
bởi nhà triết học Trung Hoa Khổng Phu Tử (551 – 479 TCN). Kế hoạch trên đã
được vua Hán Vũ Đế (140 – 87 TCN) đưa ra thực hiện và những thanh niên có năng
khiếu trên trung bình này (năng khiếu cao) sau khi được đào tạo đã được nhà nước
phong kiến ưu đãi, tôn vinh; và được xem là những người bảo đảm cho sự giàu
mạnh, trường tồn của nước Trung Hoa thời bấy giờ.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của tất cả các mặt khoa học kỹ thuật,
kinh tế xã hội của thế kỷ XXI thì năng suất và chất lượng của lao động con người
đang trở thành sức mạnh quan trọng trong phát triển xã hội. Việc tìm kiếm tích cực
những thanh thiếu niên có năng khiếu cao và đào tạo họ trở thành người tài phục vụ
cho sự phát triển của đất nước đang là quốc sách không chỉ của các nước phát triển
mà cả những nước đang phát triển cũng rất quan tâm.
Các nước phát triển nhất thường cũng là nước có chính sách nhân tài sớm nhất
và đầu tư cho việc đào tạo nhân tài nhiều nhất. từ năm 1958, Mỹ đã có đạo luật về
tuyển chọn và đào tạo HS tài năng bậc phổ thông. 1960, Mỹ từ bỏ việc giáo dục
đồng loạt và chủ trương phát triển tối đa tài năng của mỗi cá nhân. 1972, Bộ Giáo
dục Hoa Kỳ thành lập Liên bang về đào tạo trẻ em tài năng. Các nước khác như
Đức, Pháp, Ý, Nga, Trung Quốc đều có những chính sách nhân tài. Gần đây, các
nước đang phát triển cũng đầu tư nhiều vào việc đào tạo nhân tài và cũng được sự
hậu thuẫn, góp sức của cộng đồng quốc tế nhằm thu ngắn khoảng cách giữa các
nước và dễ dàng hội nhập vào thế giới hiện đại thông qua các hội nghị khu vực [32].
2.1. Năng lực [1], [2], [13], [14], [15], [32], [40], [41]
Năng lưc là tổng hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động
đó diễn ra có kết quả.
2.1.1. Phân loại năng lực
Theo nguồn gốc phát sinh
Năng lực tự nhiên: là năng lực có nguồn gốc sinh vật, có mối liên hệ trực tiếp
với các yếu tố bẩm sinh di truyền, tư chất.
Năng lực xã hội: được hình thành và phát triển trong quá trình sinh hoạt xã hội
và chỉ có con người mới có năng lực này. Đây là sản phẩm của sự phát triển lịch sử
xã hội loài người, đồng thời nó được hình thành trong hoạt động nhằm thoả mãn
nhu cầu của con người.
Theo xu hướng chuyên môn hoá:
Năng lực chung: là những phẩm chất tâm lý cá nhân đảm bảo cho mọi lĩnh vực
hoạt động nhanh chóng, thành thạo và đạt hiệu quả cao. Đó là năng lực cần thiết cho
nhiều ngành hoạt động khác nhau như trí nhớ tốt, tư duy linh hoạt, sâu sắc, óc tưởng
tượng sáng tạo…
Năng lực riêng: là những phẩm chất tâm lý cá nhân phù hợp với một lĩnh vực
hoạt động nhất định và đạt được kết quả, hiệu quả cao trong lĩnh vực đó.
Hai năng lực trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo điều kiện phát triển cho
nhau. Trong thực tế cuộc sống, mọi hoạt động đều có những yêu cầu nhất định đối
với cá nhân cả về năng lực chung cũng như năng lực riêng.
Theo mức độ sáng tạo trong hoạt động:
Năng lực tái tạo: là những phẩm chất đảm bảo cho cá nhân có thể nhanh chóng
biến những kinh nghiệm của người khác thành kinh nghiệm của bản thân, hành
động theo mẫu một cách nhanh chóng và chính xác (có thể theo sự chỉ dẫn của
người khác hoặc theo sự chỉ dẫn của tài liệu)
Năng lực sáng tạo: là những phẩm chất đảm bảo cho cá nhân tìm ra được cái
mới trong hoạt động dựa trên cơ sở chế biến những kinh nghiệm cũ làm cho hoạt
động đạt hiệu suất, chất lượng cao.
Hai năng lực trên không thể tách rời nhau. Trong hoạt động sáng tạo thường
chứa đựng cả những yếu tố tái tạo nhất định. Ngược lại, khi hoạt động tái tạo
thường bao hàm những yếu tố sáng tạo nào đó, vì trong thực tiễn thường hoàn cảnh
cụ thể không có sự lặp lại.
2.1.2. Những biểu hiện của năng lực trong quá trình phát triển của con người
Tư chất là những đặc điểm giải phẫu - sinh lý của con người, quan trọng là
những đặc điểm của hệ thần kinh, mang tính chất bẩm sinh – di truyền và là cơ sở
tự nhiên, tiền đề vật chất, mầm mống đầu tiên của năng lực cá nhân.
Thiên hướng là những phẩm chất đầu tiên của năng lực được bộc lộ trong hoạt
động trên cơ sở của những tố chất nhất định. Tố chất gặp những điều kiện hoạt động
phù hợp sẽ phát triển thành thiên hướng.
Năng khiếu (giftedniss) là toàn bộ những phẩm chất dựa trên những tư chất bẩm
sinh di truyền làm cho hoạt động của con người trong một hoặc vài lĩnh vực đạt
được kết quả đặc biệt, và làm cho họ nổi bật lên so với những người khác cùng học
tập, cùng hoạt động trong điều kiện như nhau (chưa qua đào tạo).
Phân công xã hội phù hợp với thiên hướng sẽ phát triển thành năng khiếu. Năng
khiếu được bộc lộ trong hoạt động mang tính chất nghề nghiệp.
Mọi người bình thường đều có năng khiếu ở một mức độ nhất định trong một
lĩnh vực nào đó nên trong lĩnh đào tạo tài năng, khi nói đến những người có “năng
khiếu” thì thật ra là nói đến những người có “năng khiếu cao” – cấp độ chất
lượng cao của năng khiếu, một tiền đề của tài năng chứ không đề cập đến “năng
khiếu” nói chung – một năng lực tự nhiên có ở mọi người bình thường [34].
Năng khiếu cao (high giftedniss) là toàn bộ những phẩm chất dựa trên những tư
chất bẩm sinh di truyền và những yếu tố được hình thành trong đời sống cá thể của
con người, cho họ khả năng giải quyết với chất lượng cao một yêu cầu nhiệm vụ
nhất định nào đó.
Năng khiếu cao là bậc chất lượng của hệ thống các thuộc tính nhân cách tạo điều
kiện tối đa cho con người đạt thành tích tốt nhất trên một lĩnh vực ở một thời điểm
và có thể mở rộng nâng cao hơn nữa.
Có năng khiếu cao không tất yếu trở thành tài năng nếu thiếu tính kiên trì, chăm
chỉ trong học tập hằng ngày, không nhận được sự hỗ trợ, khích lệ kịp thời của gia
đình, nhà trường và xã hội. Đây là một chặng đường phát triển không phải tất cả
đều có thể vượt qua.
Tài năng (talent) là một tổ hợp các điều kiện bên trong và bên ngoài đặc biệt
thuận lợi cho phép con người hoạt động đạt được kết quả độc đáo và mới mẻ, có sự
hoàn thiện cao và có ý nghĩa xã hội lớn, đặc biệt là khả năng sáng tạo cao; tuy
những kết quả này về cơ bản vẫn nằm trong khuôn khổ những điều đã đạt được của
xã hội loài người ở thời điểm đó.
Năng khiếu cao là cái trời phú, nhưng tài năng là cái do con người tự tạo ra
trong quá trình hoạt động có ý thức của bản thân trong cuộc sống của con người.
Có năm loại tài năng khác nhau: tài năng trí tuệ - tinh thần, tài năng ngôn ngữ,
tài năng nghệ thuật, tài năng tâm – vận động, tài năng xã hội.
Thiên tài (genius) là trình độ phát triển cao nhất của tài năng, cho phép con
người tạo ra một cái gì mới mẻ hoàn toàn về nguyên tắc trong một lĩnh vực hoạt
động mang ý nghĩa lịch sử toàn xã hội và toàn nhân loại, mở ra một thời đại mới
trong lĩnh vực hoạt động đó, đánh dấu một bậc phát triển mới cao hơn của xã hội
loài người.
Thiên tài là trình độ rất cao của năng lực cá nhân, là hiện tượng rất hiếm và đáng
quý trọng của xã hội.
Nguồn gốc và quá trình hình thành của nhân tài vẫn là một bí ẩn đối với khoa
học. Do đó, với tầm phát triển hiện nay của nhân loại, chúng ta không thể giáo dục
đào tạo được thiên tài mà chỉ có thể giáo dục đào tạo được tài năng, nhân tài mà
thôi.
2.1.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong sự hình thành và phát triển năng lực
Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất
Năng lực là kết quả của sự phát triển nhân cách thông qua hoạt động.
Tư chất là mầm mống đầu tiên của năng lực cá nhân. Tuy nhiên, tư chất chỉ là
điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ của sự phát triển năng lực. Sự khác biệt về
năng lực không do tư chất quyết định, mà là sản phẩm của toàn bộ quá trình phát
triển nhân cách, trong đó tư chất được xem là điều kiện xuất phát. Trong những điều
kiện cụ thể của hoạt động, tư chất lại có thể phát triển theo những hướng khác nhau
(hoặc được phát triển đến mức hoàn thiện, hoặc bị mai một dần).
Di truyền về mặt sinh học cũng là một trong những điều kiện cho sự phát triển
tâm lý người, nhưng năng lực không phải là chức năng trực tiếp của di truyền. Cũng
như tư chất, bẩm sinh, di truyền không quy định trước sự phát triển năng lực.
Trong sự phát triển tâm lý người, trong đó có năng lực, quy luật lịch sử - xã hội
là quy luật chiếm độc tôn. Do đó, có thể nói, năng lực được “di truyền” về mặt xã
hội (“di truyền xã hội”)
Mối quan hệ giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Muốn có năng lực trong một lĩnh vực nào đó, nhất thiết phải có tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo trong lĩnh vực đó - đây là điều kiện không thể thiếu. Mặt khác đến lượt mình,
năng lực lại được biểu hiện trong việc tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Năng lực sẽ
khác nhau khi điều kiện bên ngoài như nhau nhưng khả năng tiếp thu tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo khác nhau.
Mối quan hệ giữa năng lực và xu hướng
Xu hướng cá nhân, đơn giản là nguyện vọng của một người về một cái gì đó
(mục tiêu) và quá trình thực hiện mục tiêu của xu hướng chính là quá trình hình
thành và phát triển năng lực. Ngược lại, trình độ phát triển năng lực lại quyết định
quá trình hiện thực hoá xu hướng cá nhân. Cả hai phát triển đồng thời cùng với các
nhân tố khác của một nhân cách trọn vẹn.
2.2. Quan niệm hiện đại về cấu tạo tài năng
Sự ra đời của xã hội thông tin, sự phát triển của kinh tế, sự hội nhập toàn cầu đã
làm thay đổi quan niệm của tâm lý học về tài năng của con người.
Từ sự kế thừa có phê phán các quan niệm tài năng của các nhà tâm lý học hiện
đại nước ngoài và xuất phát từ thực tế xã hội Việt Nam, các nhà nghiên cứu khoa
học cho rằng “tài năng trí tuệ là tổ hợp tương tác của trí thông minh nhận thức cao,
trí sáng tạo cao, động cơ ý chí – môi trường mạnh mẽ với những tác động đồng bộ
của các yếu tố môi trường thuận lợi là nhà nước, nhà trường, gia đình và bạn bè
thân” [32]
2.3. Quan niệm hiện đại về đào tạo tài năng
Bồi dưỡng tài năng cho HS chính là tạo điều kiện để các em hình thành cho
mình những đặc điểm, thuộc tính nhân cách quan trọng của người tài năng như: có
nhu cầu và hứng thú trí tuệ cao, có tính nhạy cảm cao, trí tưởng tượng sáng tạo cao,
có khả năng làm việc hiệu quả cao trong thời gian hạn định, có năng lực cộng tác
với người khác [32].
Bồi dưỡng tài năng không phải truyền thụ có tính áp đặt những tri thức, kỹ năng
mà đơn giản là tạo cơ hội cho HS thể hiện tài năng, động viên khuyến khích, hỗ trợ
HS đương đầu với những thử thách ngày càng cao trong học tập. Và nhà trường là
nơi tạo ra những điều kiện để HS có năng khiếu cao thử sức nhiều lần trong các
hình thức hoạt động độc lập và sáng tạo.
2.4. Những đặc điểm của học sinh giỏi, lớp chuyên, trường chuyên tại Việt Nam
2.4.1. Một vài đặc điểm chung của HS năng khiếu
Bảng 2 dưới đây cung cấp một vài đặc điểm mà một số trường nước ngoài sử
dụng trong việc tư vấn và chọn HS năng khiếu hoặc chọn du HS nước ngoài tham
gia vào các hoạt động học tại các trường này.
Bảng 2.1 Một vài đặc điểm của HS năng khiếu
ĐẶC ĐIỂM TRÍ TUỆ ĐẶC ĐIỂM KỸ NĂNG
- Có khả năng tiếp thu tốt khi nghe,
quan sát và hành động
- Có tính thích tìm hiểu, muốn biết
và muốn đào sâu suy nghĩ hơn HOẶC
luôn đặt ra các CH, không muốn tuân thủ
theo các quy tắc
- Quan tâm đến nhiều thứ và dành
rất nhiều thời gian cho những điều quan
tâm
- Luôn tự cải thiện HOẶC luôn
._.==
Câu số: 44
Bỏ qua: 0
Độ phân biệt (cổ điển): 0.27798
Độ khó (cổ điển): 0.92405
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 146 12 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 92.41 7.59 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.27798 -0.27798 0.00000 0.00000
Giá trị t: 3.61444 -3.61443 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00020 0.00020 0.50000 0.50000
========================================================================
Câu số: 45
Bỏ qua: 0
Độ phân biệt (cổ điển): 0.13070
Độ khó (cổ điển): 0.96835
Các phương án: A B* C D
Số TS chọn: 5 153 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 3.16 96.84 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: -0.13071 0.13070 0.00000 0.00000
Giá trị t: -1.64663 1.64663 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.05082 0.05082 0.50000 0.50000
========================================================================
Câu số: 46
Bỏ qua: 0
Độ phân biệt (cổ điển): 0.04000
Độ khó (cổ điển): 0.41139
Các phương án: A B* C D
Số TS chọn: 93 65 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 58.86 41.14 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: -0.04000 0.04000 0.00000 0.00000
Giá trị t: -0.49999 0.49999 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.30889 0.30889 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 47
Bỏ qua: 0
Độ phân biệt (cổ điển): 0.12480
Độ khó (cổ điển): 0.98101
Các phương án: A B* C D
Số TS chọn: 3 155 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 1.90 98.10 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: -0.12480 0.12480 0.00000 0.00000
Giá trị t: -1.57110 1.57110 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.05909 0.05909 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 48
Bỏ qua: 3
Độ phân biệt (cổ điển): 0.21707
Độ khó (cổ điển): 0.28387
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 44 111 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 28.39 71.61 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.21707 -0.03025 0.00000 0.00000
Giá trị t: 2.77747 -0.37796 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00307 0.35299 0.50000 0.50000
========================================================================
Câu số: 49
Bỏ qua: 3
Độ phân biệt (cổ điển): 0.39295
Độ khó (cổ điển): 0.72258
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 112 43 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 72.26 27.74 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.39295 -0.21353 0.00000 0.00000
Giá trị t: 5.33728 -2.72999 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.00353 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 50
Bỏ qua: 3
Độ phân biệt (cổ điển): 0.44863
Độ khó (cổ điển): 0.91613
Các phương án: A B* C D
Số TS chọn: 13 142 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 8.39 91.61 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: -0.18875 0.44863 0.00000 0.00000
Giá trị t: -2.40068 6.26978 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00877 0.00000 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 51
Bỏ qua: 3
Độ phân biệt (cổ điển): 0.20714
Độ khó (cổ điển): 0.69032
Các phương án: A B* C D
Số TS chọn: 48 107 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 30.97 69.03 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: -0.02907 0.20714 0.00000 0.00000
Giá trị t: -0.36328 2.64454 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.35844 0.00451 0.50000 0.50000
========================================================================
Câu số: 52
Bỏ qua: 0
Độ phân biệt (cổ điển): 0.30398
Độ khó (cổ điển): 0.86076
Các phương án: A B* C D
Số TS chọn: 22 136 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 13.92 86.08 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: -0.30398 0.30398 0.00000 0.00000
Giá trị t: -3.98535 3.98535 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00005 0.00005 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 53
Bỏ qua: 0
Độ phân biệt (cổ điển): 0.28238
Độ khó (cổ điển): 0.76582
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 121 37 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 76.58 23.42 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.28238 -0.28238 0.00000 0.00000
Giá trị t: 3.67652 -3.67652 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00016 0.00016 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 54
Bỏ qua: 0
Độ phân biệt (cổ điển): 0.43251
Độ khó (cổ điển): 0.79747
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 126 32 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 79.75 20.25 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.43251 -0.43251 0.00000 0.00000
Giá trị t: 5.99144 -5.99144 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.00000 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 55
Bỏ qua: 0
Độ phân biệt (cổ điển): 0.22507
Độ khó (cổ điển): 0.88608
Các phương án: A B* C D
Số TS chọn: 18 140 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 11.39 88.61 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: -0.22507 0.22507 0.00000 0.00000
Giá trị t: -2.88520 2.88520 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00223 0.00223 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 56
Bỏ qua: 3
Độ phân biệt (cổ điển): 0.36777
Độ khó (cổ điển): 0.72903
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 113 42 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 72.90 27.10 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.36777 -0.18572 0.00000 0.00000
Giá trị t: 4.93964 -2.36076 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.00974 0.50000 0.50000
========================================================================
Câu số: 57
Bỏ qua: 3
Độ phân biệt (cổ điển): 0.05562
Độ khó (cổ điển): 0.14839
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 23 132 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 14.84 85.16 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.05562 0.17347 0.00000 0.00000
Giá trị t: 0.69580 2.20002 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.24379 0.01464 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 58
Bỏ qua: 3
Độ phân biệt (cổ điển): 0.12483
Độ khó (cổ điển): 0.55484
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 86 69 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 55.48 44.52 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.12483 0.04388 0.00000 0.00000
Giá trị t: 1.57148 0.54862 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.05905 0.29202 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 59
Bỏ qua: 3
Độ phân biệt (cổ điển): 0.29369
Độ khó (cổ điển): 0.28387
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 44 111 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 28.39 71.61 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.29369 -0.10437 0.00000 0.00000
Giá trị t: 3.83744 -1.31071 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00009 0.09594 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 60
Bỏ qua: 4
Độ phân biệt (cổ điển): 0.35235
Độ khó (cổ điển): 0.85065
Các phương án: A B* C D
Số TS chọn: 23 131 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 14.94 85.06 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: -0.07554 0.35235 0.00000 0.00000
Giá trị t: -0.94618 4.70240 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.17276 0.00000 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 61
Bỏ qua: 4
Độ phân biệt (cổ điển): 0.37241
Độ khó (cổ điển): 0.42857
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 66 88 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 42.86 57.14 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.37241 -0.15638 0.00000 0.00000
Giá trị t: 5.01197 -1.97753 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.02487 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 62
Bỏ qua: 4
Độ phân biệt (cổ điển): 0.00500
Độ khó (cổ điển): 0.62987
Các phương án: A B* C D
Số TS chọn: 57 97 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 37.01 62.99 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.21563 0.00500 0.00000 0.00000
Giá trị t: 2.75811 0.06250 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00325 0.47512 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 63
Bỏ qua: 4
Độ phân biệt (cổ điển): 0.08177
Độ khó (cổ điển): 0.48701
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 75 79 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 48.70 51.30 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.08177 0.13030 0.00000 0.00000
Giá trị t: 1.02479 1.64150 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.15353 0.05135 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 64
Bỏ qua: 4
Độ phân biệt (cổ điển): 0.19887
Độ khó (cổ điển): 0.18182
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 28 126 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 18.18 81.82 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.19887 0.07485 0.00000 0.00000
Giá trị t: 2.53445 0.93755 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00612 0.17496 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 65
Bỏ qua: 6
Độ phân biệt (cổ điển): 0.08348
Độ khó (cổ điển): 0.03947
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 6 146 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 3.95 96.05 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.08348 0.48256 0.00000 0.00000
Giá trị t: 1.04635 6.88139 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.14851 0.00000 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 66
Bỏ qua: 4
Độ phân biệt (cổ điển): 0.50797
Độ khó (cổ điển): 0.89610
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 138 16 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 89.61 10.39 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.50797 -0.20621 0.00000 0.00000
Giá trị t: 7.36566 -2.63218 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.00467 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 67
Bỏ qua: 19
Độ phân biệt (cổ điển): 0.37717
Độ khó (cổ điển): 0.32374
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 45 94 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 32.37 67.63 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.37717 0.24660 0.00000 0.00000
Giá trị t: 5.08659 3.17823 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.00089 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 68
Bỏ qua: 13
Độ phân biệt (cổ điển): 0.54890
Độ khó (cổ điển): 0.78621
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 114 31 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 78.62 21.38 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.54890 -0.02317 0.00000 0.00000
Giá trị t: 8.20173 -0.28946 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.38631 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 69
Bỏ qua: 44
Độ phân biệt (cổ điển): 0.37460
Độ khó (cổ điển): 0.24561
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 28 86 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 24.56 75.44 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.37460 0.56789 0.00000 0.00000
Giá trị t: 5.04613 8.61721 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.00000 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 70
Bỏ qua: 11
Độ phân biệt (cổ điển): 0.59230
Độ khó (cổ điển): 0.86395
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 127 20 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 86.39 13.61 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.59230 -0.06090 0.00000 0.00000
Giá trị t: 9.18156 -0.76210 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.22357 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 71
Bỏ qua: 11
Độ phân biệt (cổ điển): 0.54636
Độ khó (cổ điển): 0.82313
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 121 26 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 82.31 17.69 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.54636 -0.04426 0.00000 0.00000
Giá trị t: 8.14759 -0.55333 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.29042 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 72
Bỏ qua: 23
Độ phân biệt (cổ điển): 0.35976
Độ khó (cổ điển): 0.37037
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 50 85 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 37.04 62.96 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.35976 0.31034 0.00000 0.00000
Giá trị t: 4.81581 4.07753 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.00004 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 73
Bỏ qua: 14
Độ phân biệt (cổ điển): 0.32152
Độ khó (cổ điển): 0.48611
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 70 74 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 48.61 51.39 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.32152 0.17650 0.00000 0.00000
Giá trị t: 4.24090 2.23965 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00002 0.01326 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 74
Bỏ qua: 7
Độ phân biệt (cổ điển): 0.32972
Độ khó (cổ điển): 0.78146
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 118 33 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 78.15 21.85 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.32972 0.03867 0.00000 0.00000
Giá trị t: 4.36218 0.48338 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00001 0.31475 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 75
Bỏ qua: 15
Độ phân biệt (cổ điển): 0.17044
Độ khó (cổ điển): 0.09790
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 14 129 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 9.79 90.21 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.17044 0.53949 0.00000 0.00000
Giá trị t: 2.16035 8.00262 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.01614 0.00000 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 76
Bỏ qua: 12
Độ phân biệt (cổ điển): 0.34409
Độ khó (cổ điển): 0.54795
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 80 66 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 54.79 45.21 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.34409 0.10693 0.00000 0.00000
Giá trị t: 4.57718 1.34330 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.09056 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 77
Bỏ qua: 20
Độ phân biệt (cổ điển): 0.34692
Độ khó (cổ điển): 0.33333
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 46 92 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 33.33 66.67 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.34692 0.28781 0.00000 0.00000
Giá trị t: 4.61991 3.75352 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.00012 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 78
Bỏ qua: 15
Độ phân biệt (cổ điển): 0.60164
Độ khó (cổ điển): 0.85315
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 122 21 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 85.31 14.69 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.60164 0.01484 0.00000 0.00000
Giá trị t: 9.40767 0.18542 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.42657 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 79
Bỏ qua: 16
Độ phân biệt (cổ điển): 0.26149
Độ khó (cổ điển): 0.36620
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 52 90 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 36.62 63.38 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.26149 0.29031 0.00000 0.00000
Giá trị t: 3.38373 3.78915 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00045 0.00011 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 80
Bỏ qua: 23
Độ phân biệt (cổ điển): 0.40491
Độ khó (cổ điển): 0.36296
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 49 86 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 36.30 63.70 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.40491 0.26945 0.00000 0.00000
Giá trị t: 5.53100 3.49465 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00000 0.00031 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 81
Bỏ qua: 16
Độ phân biệt (cổ điển): 0.27051
Độ khó (cổ điển): 0.19718
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 28 114 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 19.72 80.28 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.27051 0.36437 0.00000 0.00000
Giá trị t: 3.50956 4.88693 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00029 0.00000 0.50000 0.50000
-----------------------------------------------
PHỤ LỤC 7
KẾT QUẢ CHẤM THI TỪ MYMARKER
CỦA MẪU HS ĐỐI CHỨNG
STT SBD Điểm thô Điểm % Điểm quy đổi
1 1034 26/54 48.15 4.9
2 1046 26/54 48.15 4.9
3 1056 26/54 48.15 4.9
4 1083 25/54 46.30 4.7
5 1082 24/54 44.44 4.5
6 1102 24/54 44.44 4.5
7 1053 23/54 42.59 4.3
8 1080 23/54 42.59 4.3
9 1096 23/54 42.59 4.3
10 1123 23/54 42.59 4.3
11 1035 22/54 40.74 4.1
12 1037 22/54 40.74 4.1
13 1078 22/54 40.74 4.1
14 1081 22/54 40.74 4.1
15 1113 22/54 40.74 4.1
16 1049 21/54 38.89 3.9
17 1051 21/54 38.89 3.9
18 1063 21/54 38.89 3.9
19 1076 21/54 38.89 3.9
20 1079 21/54 38.89 3.9
21 1100 21/54 38.89 3.9
22 1108 21/54 38.89 3.9
23 1114 21/54 38.89 3.9
24 1115 21/54 38.89 3.9
25 1065 20/54 37.04 3.8
26 1071 20/54 37.04 3.8
27 1077 20/54 37.04 3.8
28 1120 20/54 37.04 3.8
29 1029 19/54 35.19 3.6
30 1039 19/54 35.19 3.6
31 1074 19/54 35.19 3.6
32 1084 19/54 35.19 3.6
33 1095 19/54 35.19 3.6
34 1106 19/54 35.19 3.6
35 1107 19/54 35.19 3.6
36 1112 19/54 35.19 3.6
37 1041 18/54 33.33 3.4
38 1043 18/54 33.33 3.4
39 1048 18/54 33.33 3.4
40 1064 18/54 33.33 3.4
41 1091 18/54 33.33 3.4
42 1012 17/54 31.48 3.2
43 1021 17/54 31.48 3.2
44 1024 17/54 31.48 3.2
45 1040 17/54 31.48 3.2
46 1058 17/54 31.48 3.2
47 1101 17/54 31.48 3.2
48 1105 17/54 31.48 3.2
49 1118 17/54 31.48 3.2
50 1122 17/54 31.48 3.2
51 1032 16/54 29.63 3
52 1036 16/54 29.63 3
53 1068 16/54 29.63 3
54 1117 16/54 29.63 3
55 1126 16/54 29.63 3
56 1130 16/54 29.63 3
57 1066 15/54 27.78 2.8
58 1086 15/54 27.78 2.8
59 1093 15/54 27.78 2.8
60 1094 15/54 27.78 2.8
61 1103 15/54 27.78 2.8
62 1116 15/54 27.78 2.8
63 1125 15/54 27.78 2.8
64 1003 14/54 25.93 2.6
65 1016 14/54 25.93 2.6
66 1031 14/54 25.93 2.6
67 1042 14/54 25.93 2.6
68 1059 14/54 25.93 2.6
69 1061 14/54 25.93 2.6
70 1069 14/54 25.93 2.6
71 1070 14/54 25.93 2.6
72 1098 14/54 25.93 2.6
73 1099 14/54 25.93 2.6
74 1119 14/54 25.93 2.6
75 1127 14/54 25.93 2.6
76 1014 13/54 24.07 2.5
77 1019 13/54 24.07 2.5
78 1047 13/54 24.07 2.5
79 1109 13/54 24.07 2.5
80 1002 12/54 22.22 2.3
81 1011 12/54 22.22 2.3
82 1088 12/54 22.22 2.3
83 1089 12/54 22.22 2.3
84 1009 11/54 20.37 2.1
85 1015 11/54 20.37 2.1
86 1026 11/54 20.37 2.1
87 1057 11/54 20.37 2.1
88 1090 11/54 20.37 2.1
89 1013 10/54 18.52 1.9
90 1018 10/54 18.52 1.9
91 1020 10/54 18.52 1.9
92 1022 10/54 18.52 1.9
93 1044 10/54 18.52 1.9
94 1055 10/54 18.52 1.9
95 1104 10/54 18.52 1.9
96 1124 10/54 18.52 1.9
97 1131 10/54 18.52 1.9
98 1001 9/54 16.67 1.7
99 1007 9/54 16.67 1.7
100 1067 9/54 16.67 1.7
101 1085 9/54 16.67 1.7
102 1092 9/54 16.67 1.7
103 1110 9/54 16.67 1.7
104 1111 9/54 16.67 1.7
105 1060 8/54 14.81 1.5
106 1129 8/54 14.81 1.5
107 1008 7/54 12.96 1.3
108 1027 7/54 12.96 1.3
109 1045 7/54 12.96 1.3
110 1072 7/54 12.96 1.3
111 1006 6/54 11.11 1.2
112 1023 6/54 11.11 1.2
113 1073 6/54 11.11 1.2
114 1004 5/54 9.26 1
115 1010 5/54 9.26 1
116 1062 5/54 9.26 1
117 1087 5/54 9.26 1
118 1128 5/54 9.26 1
119 1097 4/54 7.41 0.8
120 1052 3/54 5.56 0.6
121 1033 2/54 3.70 0.4
122 1054 2/54 3.70 0.4
123 1005 1/54 1.85 0.2
124 1028 1/54 1.85 0.2
125 1030 1/54 1.85 0.2
126 1121 0/54 0.00
127 1017 -1/54 -1.85
128 1038 -1/54 -1.85
129 1050 -1/54 -1.85
130 1075 -7/54 -12.96
PHỤ LỤC 8
KẾT QUẢ TỔNG ĐIỄM CỦA MẪU HS ĐỐI CHỨNG
STT SBD Điểm quy đổi Năng lực ước lượng Tổng điểm
1 1034 4.9 0.3629 5.26
2 1056 4.9 0.3629 5.26
3 1046 4.9 0.2761 5.18
4 1083 4.7 0.1912 4.89
5 1082 4.5 0.2335 4.73
6 1102 4.5 0.1493 4.65
7 1096 4.3 0.2335 4.53
8 1053 4.3 0.1493 4.45
9 1123 4.3 0.1493 4.45
10 1078 4.1 0.2335 4.33
11 1081 4.1 0.2335 4.33
12 1080 4.3 0.0253 4.33
13 1108 3.9 0.3193 4.22
14 1079 3.9 0.1912 4.09
15 1035 4.1 -0.016 4.08
16 1037 4.1 -0.016 4.08
17 1076 3.9 0.1493 4.05
18 1049 3.9 0.0664 3.97
19 1113 4.1 -0.138 3.96
20 1063 3.9 0.0253 3.93
21 1100 3.9 0.0253 3.93
22 1077 3.8 0.1078 3.91
23 1120 3.8 0.1078 3.91
24 1051 3.9 -0.097 3.80
25 1114 3.9 -0.097 3.80
26 1115 3.9 -0.097 3.80
27 1107 3.6 0.1912 3.79
28 1065 3.8 -0.056 3.74
29 1029 3.6 0.1078 3.71
30 1095 3.6 0.1078 3.71
31 1039 3.6 0.0664 3.67
32 1084 3.6 0.0664 3.67
33 1106 3.6 0.0253 3.63
34 1041 3.4 0.1912 3.59
35 1071 3.8 -0.219 3.58
36 1043 3.4 0.1493 3.55
37 1064 3.4 0.1493 3.55
38 1091 3.4 0.1493 3.55
39 1074 3.6 -0.056 3.54
40 1112 3.6 -0.138 3.46
41 1040 3.2 0.2335 3.43
42 1048 3.4 0.0253 3.43
43 1058 3.2 0.0253 3.23
44 1036 3 0.1493 3.15
45 1101 3.2 -0.056 3.14
46 1118 3.2 -0.056 3.14
47 1122 3.2 -0.097 3.10
48 1125 2.8 0.2761 3.08
49 1021 3.2 -0.138 3.06
50 1130 3 0.0253 3.03
51 1066 2.8 0.1912 2.99
52 1117 3 -0.056 2.94
53 1012 3.2 -0.259 2.94
54 1024 3.2 -0.259 2.94
55 1086 2.8 0.1078 2.91
56 1127 2.6 0.2335 2.83
57 1068 3 -0.178 2.82
58 1032 3 -0.219 2.78
59 1069 2.6 0.1493 2.75
60 1094 2.8 -0.056 2.74
61 1093 2.8 -0.097 2.70
62 1103 2.8 -0.097 2.70
63 1126 3 -0.3 2.70
64 1105 3.2 -0.506 2.69
65 1061 2.6 0.0664 2.67
66 1116 2.8 -0.138 2.66
67 1099 2.6 0.0253 2.63
68 1042 2.6 -0.016 2.58
69 1119 2.6 -0.016 2.58
70 1031 2.6 -0.097 2.50
71 1047 2.5 -0.056 2.44
72 1089 2.3 0.0664 2.37
73 1059 2.6 -0.259 2.34
74 1014 2.5 -0.178 2.32
75 1016 2.6 -0.341 2.26
76 1070 2.6 -0.341 2.26
77 1019 2.5 -0.259 2.24
78 1109 2.5 -0.259 2.24
79 1003 2.6 -0.382 2.22
80 1088 2.3 -0.138 2.16
81 1098 2.6 -0.465 2.14
82 1002 2.3 -0.178 2.12
83 1090 2.1 -0.056 2.04
84 1124 1.9 0.1078 2.01
85 1011 2.3 -0.341 1.96
86 1015 2.1 -0.178 1.92
87 1009 2.1 -0.219 1.88
88 1026 2.1 -0.219 1.88
89 1111 1.7 0.1493 1.85
90 1022 1.9 -0.097 1.80
91 1104 1.9 -0.097 1.80
92 1018 1.9 -0.138 1.76
93 1131 1.9 -0.178 1.72
94 1057 2.1 -0.382 1.72
95 1092 1.7 -0.056 1.64
96 1110 1.7 -0.056 1.64
97 1044 1.9 -0.3 1.60
98 1007 1.7 -0.138 1.56
99 1013 1.9 -0.382 1.52
100 1067 1.7 -0.259 1.44
101 1085 1.7 -0.259 1.44
102 1055 1.9 -0.465 1.44
103 1072 1.3 0.1078 1.41
104 1020 1.9 -0.591 1.31
105 1060 1.5 -0.219 1.28
106 1129 1.5 -0.219 1.28
107 1073 1.2 -0.016 1.18
108 1045 1.3 -0.138 1.16
109 1001 1.7 -0.591 1.11
110 1008 1.3 -0.219 1.08
111 1023 1.2 -0.138 1.06
112 1128 1 -0.056 0.94
113 1087 1 -0.138 0.86
114 1027 1.3 -0.465 0.84
115 1006 1.2 -0.423 0.78
116 1062 1 -0.382 0.62
117 1097 0.8 -0.259 0.54
118 1004 1 -0.465 0.54
119 1010 1 -0.465 0.54
120 1052 0.6 -0.341 0.26
121 1054 0.4 -0.506 -0.11
122 1033 0.4 -0.634 -0.23
123 1038 -0.341 -0.34
124 1121 -0.423 -0.42
125 1017 -0.465 -0.46
126 1028 0.2 -0.677 -0.48
127 1030 0.2 -0.677 -0.48
128 1005 0.2 -0.721 -0.52
129 1050 -0.591 -0.59
130 1075 -0.634 -0.63
PHỤ LỤC 9
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH THAM GIA THỰC NGHIỆM
Họ tên HS (có thể không cần ghi ra). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Địa chỉ email: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Sau khi đã làm quen với loại đề kiểm tra mới, em có nhận xét gì về đề kiểm tra này?
Khó Dễ Bình thường (không khó cũng không dễ)
Hay Dở Không có gì lạ
Thích Không thích
Ý kiến khác: ………………………………………………………………………………
Lý do:……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Đối với bản thân em, trong quá trình làm bài, em nhận xét như thế nào về độ khó của từng
loại câu hỏi? (hãy đánh dấu x vào phần lựa chọn của mình)
Rất khó Khó
Vừa
sức Dễ Rất dễ
Hay Không
hay
Phân loại
được
HSG
Trắc nghiệm
đơn tuyển
Trắc nghiệm
đa tuyển
Trắc nghiệm
điền khuyết
Câu hỏi
thực nghiệm
3. Đôi với hình thức kiểm tra này, em gặp khó khăn hoặc làm không tốt đối với loại câu hỏi:
trắc nghiệm đơn tuyển trắc nghiệm đa tuyển
trắc nghiệm điền khuyết câu hỏi thực nghiệm
4. Nguyên nhân của vấn đề trên là do:
không hiểu gì về hiện tượng không hiểu yêu cầu của đề
vấn đề trong câu hỏi rộng và bao quát quá kiến thức cơ bản không tốt
phân tích đề không kỹ tính toán sai
không kịp thời gian vì đề dài, nhiều dạng khác nhau không cẩn thận
với hình thức của câu trắc nghiệm như vậy, không thể đoán mò đáp số được, độ may rủi
rất thấp
không kịp thời gian vì phân bố thời gian chưa hợp lý cho các câu, các phần
hình thức trắc nghiệm mới, lạ, chưa kịp làm quen (có thể nói rõ là loại trắc nghiệm nào?
............. ........……….........................................................................................................................)
Nguyên nhân khác: ..…………………………………………..…………………………
5. Đối với cảm nhận của riêng bản thân (khi không bi áp lực về điểm số), em thấy thích và hứng
thú với loại câu hỏi nào? (đánh theo số thứ tự từ 1 đến 4 theo thứ tự giảm dần về mức độ)
Trắc nghiệm đơn tuyển Trắc nghiệm đa tuyển
Trắc nghiệm điền khuyết Câu hỏi thực nghiệm
Hình thức câu hỏi khác (nếu có):…………………………………………………………
6. Nếu được phép lựa chọn, em sẽ chọn hình thức thi/ kiểm tra nào sau đây?
Thi/ kiểm tra vấn đáp
Viết tiểu luận (một hình thức tự nghiên cứu tài liệu về một chuyên đề)
Thi/ kiểm tra viết (kiểm tra tập trung, trong một khoảng thời gian qui định)
Một hình thức khác: ……………………………………………………………………
7. Về hình thức của bài thi/ kiểm tra viết, nếu có thể được tự quyết định, em sẽ chọn:
Loại bài tự luận
Loại bài trắc nghiệm đơn tuyển
Loại bài trắc nghiệm đa tuyển
Loại bài trắc nghiệm điển khuyết
Loại bài gồm nhiều dạng khác nhau (ghi rõ gồm những hình thức nào?)
………………………………………………………………………………………………………
8. Lý do của sự lựa chọn trên:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
9. Em nhận xét gì vể loại câu trắc nghiệm đa tuyển?
Hay Dở Bình thường Lạ
Giảm được tỷ lệ đúng do may mắn, đoán mò đáp số
Đòi hỏi HS phải nắm kỹ và đọc kỹ tất cả vấn đề mà câu hỏi nêu ra ở tất cả các lực chọn
Mất nhiều thời gian để suy nghĩ hơn
Rèn luyện tính cẩn thận, sự suy luận logic trong khoảng thời gian rất ngắn
Có thể phân loại được học sinh giỏi (về riêng môn kiểm tra)
Thang điểm hợp lý
Thang điểm chưa hợp lý: Thang điểm gắt quá Thang điểm rộng quá
Em có đề nghị nào khác về thang điểm của loại câu trắc nghiệm này? ……………………
………………………………………………………………………………………………………
10. Nếu so sánh sức học của bản thân và các bạn khác trong lớp, em nhận xét gì về độ chính xác
trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua hình thức bài kiểm tra mới này?
Kết quả đánh giá phản ánh đúng và chính xác
Kết quả đánh giá cao hơn năng lực thực sự của HS
Kết quả đánh giá thấp hơn năng lực thực sự của HS
Em không biết
11. Theo em, với mức độ đề kiểm tra như vậy (sẽ kết hợp với bài toán tự luận nhỏ) thì có thể
đánh giá và phân loại được học sinh khá giỏi và kém
đánh giá được khả năng nắm bài ở cả mức độ dàn trải và chuyên sâu
áp dụng cho học sinh lớp chuyên trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi
áp dụng đại trà cho học sinh lớp thường trong các kì kiểm tra và thi
Cám ơn sự hợp tác của các em và chúc các em thành công!
PHỤ LỤC 10
GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM XỬ LÝ CH VÀ ĐTN VITESTA
VITESTA là một chương trình hỗ trợ phương pháp trắc nghiệm được phát triển
bởi Công ty TNHH EDTECHDP. Đây là một chương trình phân tích đánh giá câu
hỏi, soạn đề thi, chấm thi trắc nghiệm… được xây dựng dựa trên Lý thuyết Ứng đáp
Câu hỏi (Item Response Theory - IRT) hiện đại.
Các ứng dụng chính của phần mềm
- Tính các tham số đặc trưng và đánh giá chất lượng của câu hỏi, đề trắc
nghiệm.
- Ước lượng năng lực của TS.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
- Biến điểm trắc nghiệm thô thành điểm thực theo các thang điểm tuỳ chọn
Các tính năng cơ bản của phần mềm
Định cỡ đề trắc nghiệm theo các mô hình IRT 1, 2 và 3 tham số
VITESTA áp dụng giải thuật tối ưu, từ số liệu ứng đáp của một mẫu TS đối với
một ĐTN, để ước lượng các tham số a, b, c của câu hỏi và năng lực θ của thí sinh
theo lý thuyết IRT tương ứng với các mô hình 1, 2 hoặc 3 tham số (tuỳ thuộc vào sự
lựa chọn của người sử dụng).
Tính toán các hàm thông tin, cung cấp tường minh các đồ thị đường cong đặc trưng
và hàm thông tin của từng câu hỏi và của đề thi.
Cung cấp các số liệu thống kê theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển
Bên cạnh đó, trong quá trình ước lượng tham số câu hỏi theo IRT, phần mềm
cũng tính các tham số độ khó, độ phân biệt theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển và tự
động chỉ ra các câu hỏi có độ phân biệt âm, có độ khó quá cao hoặc quá thấp –
những thông tin cần thiết trong việc thiết kế các đề trắc nghiệm chất lượng cao.
Cung cấp các tham số tổng hợp của đề trắc nghiệm
Phần mềm tính toán và cung cấp tường minh các đồ thị biểu diễn hàm thông
tin của đề trắc nghiệm và đường cong đặc trưng đề trắc nghiệm (đường cong điểm
thực). Đây là hỗ trợ rất quan trọng cho việc đánh giá và thiết kế các đề trắc nghiệm.
Cung cấp thông tin về tương quan giữa đề trắc nghiệm và mẫu thí sinh
Phần mềm cung cấp biểu đồ so sánh phân bố năng lực của thí sinh trong mẫu
thí sinh với phân bố độ khó trong đề trắc nghiệm. Đây là công cụ cung cấp một cảm
nhận trực quan về độ khó của đề trắc nghiệm so với mẫu thí sinh cũng như phân bố
năng lực của các thí sinh trong mẫu.
Cung cấp thông tin về bài làm của từng thí sinh
Để từng thí sinh biết rõ bản thân đã làm các câu hỏi trong đề trắc nghiệm như
thế nào phần mềm cung cấp cho từng thí sinh sơ đố bài làm của thí sinh. Sơ đồ cho
biết thí sinh đã làm đúng/sai các câu trắc nghiệm khó/dễ nào của đề trắc nghiệm.
Biến đổi điểm thô thành điểm thực theo thang điểm tùy chọn
Theo lý thuyết trắc nghiệm, điểm thô (tính theo số câu đúng/sai trong đề trắc
nghiệm) chưa phải là kết quả đo lường năng lực của thí sinh, vì điểm được quy định
ban đầu cho từng câu trắc nghiệm là tương đối tùy tiện. Cách biển đổ điểm thô hợp
lý nhất là dựa phép chuyển đổi từ giá trị năng lực của thí sinh ước lượng được thành
điểm thực tính theo một thang điểm tùy chọn (trên 10, trên 20, trên 100 v..v.)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7462.pdf