1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ................................................................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................... 5
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU.................................................................................................................
88 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3102 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....... 5
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................................................. 5
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. 6
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................. 7
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NHTM
VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ....................................................... 8
1.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI................................................................ 8
1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết của thị trường ngoại hối............................................................ 8
1.1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối ....................10
1.2 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI.............13
1.2.1 Tỷ giá hối đoái...........................................................................................................................................13
1.2.1.1 Khái niệm..............................................................................................................................13
1.2.1.2 Phân loại ................................................................................................................................13
1.2.2 Hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại......................................15
1.2.3 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại..........16
1.3 CÁC LOẠI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI ....................................................................................17
1.3.1 Giao dịch giao ngay ...............................................................................................................................17
1.3.2 Giao dịch kỳ hạn......................................................................................................................................17
2
1.3.3 Giao dịch hoán đổi..................................................................................................................................18
1.3.4 Giao dịch tiền tệ tương lai .................................................................................................................18
1.3.5 Giao dịch quyền chọn...........................................................................................................................18
1.4 NHẬN DẠNG RỦI RO TỶ GIÁ..................................................................................................18
1.5 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ
TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI.....................................................................................20
1.5.1 Bài học thứ nhất .......................................................................................................................................20
1.5.2 Bài học thứ hai ..........................................................................................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................32
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI
RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC
NH TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM...............................................................................................33
2.1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CÁC NH TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM .......33
2.1.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại TP. HCM thời kỳ trước 1990.....................33
2.1.2 Sự phát triển tự phát và đổ vỡ tràn lan của các hợp tác xã tín dụng.......................36
2.1.3 Nhu cầu hình thành các thể chế mới ...........................................................................................38
2.1.4 Sự hình thành các ngân hàng thương mại cổ phần ............................................................39
2.1.4.1 Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập mới................................39
2.1.4.2 Các ngân hàng TMCP được hình thành từ việc hợp nhất các hợp
tác xã tín dụng....................................................................................................................40
2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NH TMCP TRÊN
ĐỊA BÀN TP. HCM HIỆN NAY.................................................................................................42
2.2.1 Đặc điểm tình hình chung của hệ thống ...................................................................................42
2.2.2 Sơ lược về tình hình hoạt động.......................................................................................................44
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC
NH TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM...................................................................................49
3
2.3.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.......................................................................................................50
2.3.2 Hoạt động kinh doanh vàng..............................................................................................................54
2.4 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ
GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NH
TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM ............................................................................................56
2.4.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.......................................................................................................56
2.4.2 Hoạt động kinh doanh vàng..............................................................................................................62
2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THÀNH TỰU VÀ NHỮNG HẠN CHẾ
CÒN TỒN TẠI TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG
NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI
HỐI CỦA CÁC NH TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM.............................................67
2.5.1 Những thành tựu ......................................................................................................................................67
2.5.2 Những hạn chế ..........................................................................................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................68
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ
PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI CỦA CÁC NH TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM .................................69
3.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NH TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.
HCM ................................................................................................................................................................69
3.1.1 Vị thế cạnh tranh hiện tại ...................................................................................................................69
3.1.2 Chiến lược phát triển.............................................................................................................................70
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA
RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
CỦA CÁC NH TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM ........................................................73
3.2.1 Ý nghĩa của việc hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt
động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa
bàn TP. HCM.............................................................................................................................................74
3.2.2 Các giải pháp đối với các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. HCM.....................75
4
3.2.2.1 . Những giải pháp mang tính tổng thể........................................................................................75
3.2.2.2 . Những giải pháp cụ thể đối với từng ngân hàng thương mại cổ phần................76
3.2.3 Một số kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước .....................................................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................84
KẾT LUẬN ...............................................................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................................88
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Kể từ ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ
chức thương mại thế giới WTO và đang trong tiến trình cải cách để hội nhập vào
nền kinh tế thế giới và song song là tiến trình tự do hóa nền kinh tế mà lĩnh vực
được ưu tiên hàng đầu chính là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Khi tự do hóa kinh tế,
các ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động nhưng đồng thời cũng chịu
thêm nhiều áp lực cạnh tranh cũng như rủi ro từ môi trường bên ngoài, trong khi
không thể tiếp tục trông chờ vào chính sách bảo hộ của nhà nước. Tiến trình tự do
hóa kinh tế tất yếu dẫn đến tự do hóa các dòng vốn, tự do hóa lãi suất và tự do hóa
tỷ giá hối đoái. Từ trước tới nay, nhờ chính sách can thiệp của nhà nước đã giúp cho
lãi suất và tỷ giá hối đoái rất ổn định, ngoại trừ một số thời điểm đặc biệt như khủng
hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997-1998. Thêm vào đó hoạt động của
các ngân hàng hiện nay chủ yếu tập trung vào khâu tín dụng, có những ngân hàng
hoạt động kinh doanh tín dụng chiếm đến hơn 90%. Vì thế, vấn đề kinh doanh ngoại
hối cũng như rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối chưa được các ngân hàng
quan tâm đúng mức. Chỉ đến thời gian gần đây, khi thị trường chứng khoán sôi
động, tỷ giá USD/VND sụt giảm nhanh, giá vàng biến động mạnh, tỷ trọng kinh
doanh tín dụng giảm dần, nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện như đầu tư tài
chính, kinh doanh vàng… ,áp lực cạnh tranh trên thị trường tăng cao thì các ngân
hàng mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi
ro tỷ giá trong kinh doanh ngân hàng nói chung và kinh doanh ngoại hối nói riêng.
Bởi vậy, ngay từ bây giờ, các ngân hàng cần có các biện pháp để nâng cao khả năng
cạnh tranh, đồng thời trang bị cho mình các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu
quả. Đó là lý do vì sao đề tài “Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh
ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM” cần đặt ra.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
6
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra ở trên, đề tài này nhằm vào các mục
tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Sự cần thiết hình thành thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại
hối của các ngân hàng thương mại.
- Hệ thống hóa các loại giao dịch ngoại hối và nguồn gốc phát sinh rủi ro tỷ
giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại.
- Tìm hiểu một số quy tắc chung để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động
kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt
động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Hoàn thiện, cả về lý luận và thực tiễn, các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để tài này hướng tới khảo sát nhận thức và nhu cầu sử dụng các công cụ
phòng ngừa rủi ro tỷ giá của nhóm đối tượng là ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy
nhiên, phạm vi khảo sát chỉ giới hạn trong các ngân hàng thương mại cổ phần trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng liên doanh,
chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng thương mại cổ phần
không thuộc địa bàn TP. HCM không nằm trong phạm vi khảo sát của đề tài này.
Đề tài này không phải nói đến việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động
chung của ngân hàng (bao gồm các hoạt động cho vay, đầu tư, huy động và các dịch
vụ liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ hay
nội tệ) mà chỉ đề cập đến hoạt động kinh doanh ngoại hối mà thôi (sẽ được đề cập
trong chương 1). Cụ thể là bao gồm việc mua bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc
7
cung cấp dịch vụ phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho khách hàng và giao dịch ngoại
tệ của ngân hàng trên thị trường.
Trong kinh doanh ngoại hối có nhiều rủi ro khác nhau, đề tài này chỉ tập
trung nghiên cứu ở rủi ro tỷ giá mà thôi.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu này nhằm hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
và đưa ra những hướng dẫn có tính cụ thể đối với nhóm đối tượng là các ngân hàng
thương mại cổ phần, trong điều kiện các công cụ đó vẫn chưa phổ biến đối với nước
ta. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu ở đây vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính
thực tiễn. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp mô tả, phương
pháp điều tra chọn mẫu và khảo sát ý kiến chuyên gia. Số liệu được thu thập qua
sách báo và tạp chí, báo cáo tổng kết ngành nói chung và một số ngân hàng nói
riêng.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bố cục thành 3 chương
Chương 1 hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động kinh
doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại và các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ
giá.
Chương 2 phân tích thực trạng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3 đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi
ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ
phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
8
Chương 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC
NHTM VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ
1.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết của thị trường ngoại hối:
Một trong những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thương mại quốc tế và
thương mại nội địa là thương mại quốc tế thường liên quan đến việc chuyển đổi
giữa các đồng tiền khác nhau của những quốc gia khác nhau trong khi thương mại
nội địa thường chỉ liên quan đến nội tệ. Và cũng giống như thương mại quốc tế, du
lịch quốc tế, đầu tư quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế và các quan hệ tài chính quốc
tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán các đồng tiền khác nhau trên thị trường.
Chính vì vậy, sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với nhu cầu
giao dịch và trao đổi ngoại tệ giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho các hoạt động
kinh tế và xã hội, đặc biệt là phục vụ cho sự phát triển của ngoại thương. Chẳng
hạn, trong quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ liên quan đến ít nhất hai
đồng tiền là đồng dollar Mỹ (USD) và đồng Việt Nam (VND). Khi xuất khẩu hàng
sang Việt Nam, mục tiêu của các công ty Mỹ là thu về USD, trong khi các công ty
nhập khẩu Việt Nam có đồng VND. Do đó, thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu đòi
hỏi một cơ chế nào đó nhằm giúp các công ty Việt Nam đổi VND lấy USD để thanh
toán cho các công ty xuất khẩu ở Mỹ. Mặt khác, khi các công ty Việt Nam xuất
khẩu hàng hóa sang Mỹ hoặc bất kỳ nước nào khác thường thu về USD, nhưng
công ty không thể sử dụng USD mà phải dùng VND để chi trả lương hoặc thu mua
nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu. Khi ấy công ty cần bán USD thu được từ xuất
khẩu để lấy VND. Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất khẩu như mô tả trên đây
đòi hỏi phải có một cơ chế nào đó giúp cho các công ty chuyển từ đồng tiền mình
đang có sang đồng tiền khác mình đang cần. Cơ chế đó chính là thị trường ngoại hối
(the foreign exchange market). Một cách tổng quát, thị trường ngoại hối được xem
là nơi diễn ra việc mua và bán các đồng tiền khác nhau. Như vậy, điều rõ ràng là
nếu trên toàn thế giới chỉ sử dụng một đồng tiền chung duy nhất, thì hoạt động mua
9
bán các đồng tiền khác nhau sẽ bị triệt tiêu và ắt hẳn thị trường ngoại hối sẽ không
tồn tại và việc nghiên cứu nó sẽ trở nên vô nghĩa và không cần thiết nữa.
Theo luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 và luật Ngân hàng Nhà nước bổ
sung sửa đổi năm 2001, khái niệm ngoại hối bao gồm ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn
quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng ngoại tệ. Tuy nhiên,
trong phạm vi nghiên cứu này, ngoại hối được xem xét chỉ gồm các loại ngoại tệ và
vàng mà thôi. Như đã trình bày, sự ra đời của thị trường ngoại hối bắt nguồn từ sự
hình thành và phát triển của ngoại thương. Bởi vậy, chúng ta thấy các trung tâm
giao dịch tầm cỡ thế giới như London, NewYork và Tokyo hoặc tầm cỡ khu vực
như Frankfurt, Zurich ở Châu Âu hay Hông Kông, Singapore ở Châu Á, hoặc giả
tầm cỡ quốc gia như Sydney, Bangkok, Shanghai, Manila… đều hình thành và phát
triển gắn liền với sự phát triển thịnh vượng của các trung tâm thương mại sầm uất
với đầy đủ các giao dịch buôn bán trong và ngoài nước.
Cùng với hai bộ phận khác của thị trường tài chính là thị trường vốn và thị
trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh
tế-xã hội ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trước hết, thị trường ngoại
hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm bôi trơn
cho các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động có liên quan đến ngoại tệ. Thử
tưởng tượng, nếu không có thị trường ngoại hối thì các nhà xuất khẩu sẽ không biết
làm gì với số ngoại tệ mà họ thu được từ xuất khẩu, trong khi các nhà nhập khẩu sẽ
không biết làm thế nào để có ngoại tệ chi trả cho các hợp đồng nhập khẩu. Kế đến,
thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ
phục vụ cho khát vọng kiếm tiền và làm giàu của họ thông qua các hình thức đầu tư
vào tài sản hữu hình hay tài sản tài chính. Chẳng hạn, một nhà đầu tư Mỹ nhận thấy
rằng lãi suất trên thị trường Việt Nam cao hơn thị trường Thái Lan rất có thể ông ta
sẽ rút vốn từ các hoạt động đầu tư tài chính ở Bangkok để chuyển sang đầu tư ở TP.
HCM. Khi đó, ông ta có nhu cầu bán đồng baht Thái (THB) và mua đồng Việt Nam
(VND). Làm sao ông ta có thể thỏa mãn nhu cầu đầu tư và khát vọng kiếm tiền của
10
mình được nếu thiếu cơ chế hữu hiệu cho phép ông ta có thể chuyển đổi THB thành
VND, và ngược lại.
Tất cả những yếu tố trên cho thấy sự cần thiết của thị trường ngoại hối nhất
là khi quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng diễn ra nhanh chóng.
Tóm lại sự hình thành thị trường ngoại hối là tất yếu và đó là lý do để chúng ta tiếp
tục nghiên cứu về thị trường ngoại hối và những vấn đề khác liên quan đến thị
trường ngoại hối.
1.1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối:
Như trên đã nói, thị trường ngoại hối cho phép các đồng tiền được chuyển
đổi nhằm mục đích tạo sự thuận tiện cho hoạt động thương mại quốc tế hoặc các
giao dịch tài chính. Các hệ thống tỷ giá hối đoái đã thay đổi trong suốt thời gian
qua. Từ năm 1876 đến năm 1913, tỷ giá hối đoái chịu sự khống chế của chế độ bản
vị vàng. Mỗi đồng tiền được chuyển đổi thành vàng theo một tỷ lệ nhất định. Do đó,
tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định dựa trên tỷ lệ chuyển đổi thành một ounce
vàng của mỗi đồng tiền. Mỗi quốc gia sử dụng vàng để dự trữ cho đồng bản tệ.
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra và chế độ bản vị vàng hoàn
toàn sụp đổ. Đến thập kỷ 20, một số nước quay lại với chế độ bản vị vàng nhưng đã
từ bỏ nó khi xảy ra khủng hoảng ở Mỹ và Châu Âu theo sau cuộc Đại suy thoái.
Vào thập kỷ 30, một số nước lại nỗ lực neo giá trị đồng tiền của họ theo đồng đô la
hoặc bảng Anh, tuy nhiên, vấn đề này lại thường xuyên được đem ra bàn cãi. Như là
kết quả của sự bất ổn định trên thị trường ngoại hối và những rào cản trong các giao
dịch quốc tế, trong suốt thời kỳ này, số lượng hoạt động mậu dịch quốc tế liên tục bị
sụt giảm.
Năm 1944, một bản hiệp định giữa các nước (được biết với tên gọi Hiệp định
Bretton Wood) ra đời nhằm cố định tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền. Hiệp định
này đã tồn tại cho đến năm 1971, chính phủ các nước đã cố gắng duy trì tỷ giá hối
đoái biến động trong biên độ cao hơn hoặc thấp hơn 1% so với mức tỷ giá được
thiết lập ban đầu.
11
Năm 1971, đô la Mỹ bị đánh giá cao, trong khi nhu cầu nước ngoài đối với
đồng đô la về thực chất lại thấp hơn mức cung đô la. Đại biểu của các nước lớn đã
gặp gỡ và thảo luận nhằm đối phó với vấn đề này. Kết quả của cuộc họp, được biết
đến với tên gọi Hiệp định Smithsonian, đô la Mỹ được phá giá so với các đồng tiền
chính. Mức độ phá giá đô la Mỹ khác nhau tùy theo mỗi đồng tiền. Không chỉ giá
trị của đô la Mỹ bị thay đổi mà các tỷ giá cũng được phép dao động trong biên độ
2% so với tỷ giá mới. Đây là nền tảng đầu tiên trong việc để cung cầu thị trường xác
định giá cả của một đồng tiền. Mặc dù tồn tại các giới hạn trong tỷ giá hối đoái
nhưng chúng được nới rộng dần cho phép giá trị các đồng tiền được biến động tự do
xoay quanh giá trị ban đầu của nó.
Mặc dù có sự ra đời của Hiệp định Smithsonian, chính phủ các nước vẫn tiếp
tục gặp khó khăn trong việc duy trì tỷ giá hối đoái trong giới hạn cho phép. Tháng
3/1973, các đồng tiền giao dịch rộng rãi được phép dao động theo mức cung cầu thị
trường và các giới hạn chính thức bị bãi bỏ, mở đầu cho thời kỳ chế độ thả nổi và
được duy trì cho đến ngày nay. Những đồng tiền chính giao dịch trên thị trường
ngoại hối được thả nổi dưới sự trông nom sát sao của ngân hàng trung ương
(NHTW) phát hành. Các NHTW tham gia can thiệp trên thị trường mở thường
xuyên nhằm duy trì các hoạt động trên thị trường thị trường ngoại hối có trật tự hơn;
hoặc, NHTW can thiệp nhằm mục đích điều chỉnh hướng biến động của thị trường
theo mong muốn của mình. Các đồng tiền của các nước nhỏ hơn thường được neo
cố định với một trong số những đồng tiền chính, và chủ yếu là USD; hoặc với đồng
tiền của nước bạn hàng thương mại lớn nhất. Hệ thống tỷ giá thả nổi rõ ràng là đã
làm cho công tác dự báo tỷ giá giao ngay trong tương lai trở nên cực kỳ khó khăn,
nhưng nó lại trở thành công cụ linh hoạt hơn nhiều so với chế độ cố định trong việc
xử lý các áp lực của thị trường và những cú sốc trên thị trường ngoại hối như đã xảy
ra trong suốt thời kỳ hiệu lực của hệ thống Bretton Woods.
Ngày nay, thị trường ngoại hối ngày càng biến động phức tạp và khó dự đoán
vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
12
Thứ nhất, thị trường biến động mạnh do sự gia tăng đáng kể của các thành
viên tham gia thị trường nhằm mục đích tìm kiếm các cơ hội sinh lời khi tỷ giá biến
động. Ngoài ra, các nguồn lực về kỹ thuật và công nghệ sẵn có của các thành viên
tham gia thị trường đã được cải tiến một cách cơ bản theo hướng ngày một hiện đại
hơn. Trong các thành viên tham gia thị trường thì ngân hàng và những nhà đầu tư
chuyên nghiệp là những người đóng vai trò chủ đạo.
Thứ hai, thị trường ngoại hối biến động mạnh là là do các luồng di chuyển
nhằm thanh toán sự mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế giữa các quốc gia
là rất lớn. Vốn tư bản ngày nay được chu chuyển tương đối tự do giữa các đồng tiền
chính nhằm cân đối các trạng thái dư thừa và thiếu hụt trong cán cân thương mại và
cán cân dịch vụ; hơn nữa, các quỹ hưu trí cùng với các quỹ đầu tư khác ngày càng
tăng đã tạo nên những nguồn tài chính sẵn sàng di chuyển đầu tư vào những đồng
tiền khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Hơn nữa, những nhà đi vay tư nhân
và xã hội cũng có xu hướng tìm kiếm các nguồn vốn bằng các đồng tiền khác nhau
nhằm cho chi phí đi vay giảm xuống, do đó, các luồng vốn di chuyển từ đồng tiền
này qua đồng tiền khác cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của tỷ giá. Trong
khi cả hai nhóm nhu cầu đầu tư và nhu cầu đi vay tăng lên, các thị trường toàn cầu
đã trải qua những biến động mạnh về lãi suất, khi lãi suất biến động lại làm tăng
doanh số và mức độ thường xuyên chu chuyển các luồng vốn. Do giá dầu và giá các
hàng hóa khác tăng lên mạnh mẽ, áp lực tăng lương, tăng tín dụng và tăng cung ứng
tiền đã tạo áp lực tăng lạm phát, nhưng thái độ của các NHTW về việc chống lạm
phát là rất khác nhau, do đó, mức lạm phát dự tính của mỗi đồng tiền cũng rất khác
nhau. Vốn tư bản thường di chuyển đến đồng tiền nào có mức lãi suất hấp dẫn,
nghĩa là đồng tiền có mức lãi suất thực dự tính cao nhất. Khi các luồng tiền chảy
vào đồng tiền có lãi suất thực cao hơn, làm cho đồng tiền này lên giá rõ rệt. Một
điều cần chú ý là, sự hấp dẫn về mức lãi suất thực cao chỉ là tương đối và chỉ tồn tại
trong một thời gian nhất định, do đó, khi mức lãi suất không còn hấp dẫn nữa thì
các luồng vốn bắt đầu chảy ra và giá trị của đồng tiền người này sẽ giảm xuống
nhanh chóng.
13
Thứ ba, một nhân tố khác góp phần làm cho thị trường ngoại hối biến động
là việc người nước ngoài càng ngày nắm giữ càng nhiều tài sản của mình bằng
USD. Đồng USD là đồng tiền quốc tế được ưa chuộng nhất, do đó, sự biến động
của nó sẽ ảnh hưởng lên sự biến động của hầu hết các đồng tiền khác. Trong khi
lượng tài sản bằng USD do người nước ngoài nắm giữ đã góp phần làm tăng tổng
phương tiện thanh toán quốc tế, nhưng đồng thời nó cũng làm tăng các khối lượng
chu chuyển vốn quốc tế khi xuất hiện các chênh lệch về lãi suất giữa các đồng tiền
và tồn tại các mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế. Ví dụ, nếu thị trường dự
tính giá trị USD sẽ giảm, thì hầu hết các thành viên tham gia thị trường có xu hướng
bán các tài sản bằng USD.
1.2 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
1.2.1 Tỷ giá hối đoái:
1.2.1.1 Khái niệm:
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình. Thương
mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế… đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán
với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền khác
nhau, đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được trao đổi với nhau theo
một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá hay giá cả của đồng tiền này được biểu thị
thông qua đồng tiền khác. Vậy chúng ta có thể định nghĩa tỷ giá như sau: “Tỷ giá là
giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác”.
Ví dụ: 1 USD = 16.000 VND
Trong ví dụ này, giá của USD được biểu thị thông qua VND, nghĩa là 1 USD
có giá là 16.000 VND.
Trong thực tế, do hầu hết các quốc gia đều sử dụng phương pháp yết tỷ giá
trực tiếp (xem phân loại tỷ giá), cho nên tỷ giá còn được hiểu theo cách nhìn thực tế
như sau: “Tỷ giá là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ”.
1.2.1.2 Phân loại:
14
Trong thực tế chúng ta thường gặp một số loại tỷ giá sau đây:
a) Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra (Bid and Offer Exchange Rate): Tỷ giá
mua vào là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá.
Tỷ giá bán ra là tỷ giá, tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá. Tỷ
giá mua vào là tỷ giá đứng trước và luôn thấp hơn tỷ giá bán ra.
Ví dụ: Ngân hàng Citibank yết giá EUR/USD = 1.4725-1.4735
Trong đó: Tỷ giá đứng trước 1.4725 là tỷ giá mua EUR vào (tức bán USD), tỷ giá
đứng sau 1.4735 là tỷ giá bán EUR ra.
b) Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn (Spot and Forward Exchange Rate): Tỷ
giá giao ngay là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc thực hiện thanh
toán xảy ra vào ngày làm việc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng. Tỷ giá kỳ hạn là tỷ
giá được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc thanh toán xảy ra sau đó từ ba ngày
làm việc trở lên.
c) Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản (Banknote rate and Transaction
Rate): Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và
thẻ tín dụng. Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là
các khoản tiền gửi tại ngân hàng. Thông thường, tỷ giá mua tiền mặt thấp hơn và tỷ
giá bán tiền mặt cao hơn so với tỷ giá chuyển khoản.
d) Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa (Open and Closed Exchange Rate): Tỷ
giá mở cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày. Tỷ giá
đóng cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng trong ngày được giao dịch.
Thông thường, ngân hàng không công bố tất cả tỷ giá của tất cả các hợp đồng đã
được ký kết trong ngày, mà chỉ công bố tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa là một chỉ
tiêu chủ yếu về tình hình biến động tỷ giá trong ngày. Cần chú ý là tỷ giá đóng cửa
ngày hôm nay không nhất thiết phải là tỷ giá mở cửa ngày hôm sau.
e) Tỷ giá chính thức (Official Exchange Rate): Tỷ giá chính thức là tỷ giá do
NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá
15
chính thức được áp dụng làm cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động
liên quan đến ngoại hối của chính phủ như xác định nợ vay của chính phủ. Ngoài ra,
ở Việt Nam tỷ giá chính thức (ngày nay là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
liên ngân hàng) là cơ sở để các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh
trong biên độ cho phép.
f) Tỷ giá chợ đen (Black Market Exchange Rate): là tỷ giá được hình thành
bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường này quyết định.
g) Tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực (Nominal and Real Exchange Rate): Tỷ
giá danh nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền. Tỷ giá thực phản ánh tương quan
sức mua giữa hai đồng tiền trong tỷ giá.
h) Tỷ giá trung bình (Effective Exchange Rate): Là tỷ giá đối với một rổ các
đồng tiền, tương tự như chỉ số giá cả hàng hóa trung bình, được biểu diễn dưới dạng
chỉ số.
i) Tỷ giá chéo (Crossed Exchange Rate): Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được
suy ra từ đồng tiền._. thứ ba (đồng tiền trung gian).
j) Tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi (Fixed and Floating Exchange Rate): Tỷ
giá cố định là tỷ giá do NHTW công bố cố định không thay đổi. Dưới áp lực cung
cầu của thị trường, để duy trì được tỷ giá cố định, buộc NHTW phải thường xuyên
can thiệp. Tỷ giá thả nổi là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị
trường ngoại hối, NHTW không bắt buộc phải can thiệp.
1.2.2 Hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại:
Khác với hoạt động kinh doanh vốn dựa trên lãi suất, hoạt động kinh doanh
ngoại hối dựa trên tỷ giá. Kinh doanh ngoại hối là một nghề rất khắc khe, đòi hỏi
nhiều tố chất, trí tuệ và nỗ lực thường xuyên để theo dõi, nắm bắt và dự đoán những
gì xảy ra trên thị trường và xem tỷ giá biến động theo hướng nào. Tính chất nghề
nghiệp tạo ra công việc hầu như 24/24 giờ mỗi ngày. Các nguồn thông tin được khai
thác qua phương tiện đại chúng như Internet hoặc các phần mềm chuyên dụng như
16
Reuters, Moneyline Telerate, Thombson. Các giao dịch được thực hiện bằng điện
thoại, fax, Reuters Dealing hoặc Internet Online. Thường thì nhà kinh doanh chuyên
kinh doanh một hoặc hai cặp đồng tiền nhất định.
Kinh doanh ngoại hối của một ngân hàng thương mại thường gồm các hoạt
động sau: kinh doanh ngoại tệ phục vụ nhu cầu chuyển tiền và thanh toán quốc tế
của khách hàng, kinh doanh arbitrage, kinh doanh môi giới cho khách hàng phục vụ
nhu cầu đầu tư của khách, kinh doanh tự doanh nhằm mục đích đầu cơ trong việc
dự đoán xu thế tỷ giá. Lãi/lỗ thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại hối chính là
chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra.
1.2.3 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương
mại:
Trong thuật ngữ tài chính, rủi ro liên quan đến khả năng mất mát tài chính
của các ngân hàng, rủi ro là một phần của bất cứ một giao dịch tài chính nào. Rủi ro
trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm phần chính là rủi ro về tỷ giá, là những
tổn thất gây ra do sự biến động về tỷ giá. Tuy vậy, một cách tổng quát rủi ro trong
kinh doanh ngoại tệ cơ bản bao gồm:
− Rủi ro hoạt động (Operational Risk): là các rủi ro gây ra bởi các yếu tố phi
tài chính, nó bao gồm rủi ro hệ thống, rủi ro gây ra bởi yếu tố con người, rủi ro ngẫu
nhiên.
− Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk): Rủi ro này xảy ra khi ngân hàng không
thể thực hiện việc mua bán của mình do tính thanh khoản kém của thị trường (thị
trường không ai mua, bán hoặc các thành viên của thị trường đều có cùng một nhu
cầu).
− Rủi ro thanh toán (Settlement Risk): Là khả năng xảy ra mất mát khi đối tác
của ngân hàng vì một lý do nào đó không chuyển số tiền theo hợp đồng mua bán tại
ngày giá trị của hợp đồng.
17
− Rủi ro đối tác (Counterparty Risk): Là khả năng mất mát xảy ra khi trước
ngày giá trị của hợp đồng, đối tác của ngân hàng trở nên mất khả năng thanh toán.
− Rủi ro thị trường: là rủi ro chính gây ra mất mát trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ. Khi tỷ giá, lãi suất trên thị trường thay đổi làm cho các ngân hàng thương
mại mất mát khi họ đang giữ một trạng thái ngoại tệ nào đó.
Quản lý rủi ro là một quá trình chấp nhận rủi ro đã được tính toán trước với
mục đích hạn chế các mất mát tài chính và tăng cường lợi nhuận cho ngân hàng, nó
ngược lại với việc trốn tránh rủi ro tức là không làm gì để không có rủi ro hoặc
không làm gì khi rủi ro xảy ra.
Việc quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ xuất phát từ các lý do sau: Bảo
vệ ngân hàng khỏi những mất mát, thiệt hại không dự tính được trong kinh doanh
ngoại tệ; chuẩn bị cho những thay đổi bất lợi cho ngân hàng trong kinh doanh ngoại
tệ; giảm bớt sự nhạy cảm đối với những thay đổi có hại của môi trường; tăng cường
lợi thế cạnh tranh; điều tiết rủi ro giá cả và nắm lấy cơ hội kinh doanh.
Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ bao gồm các nội dung như nhận
dạnh và đo lường rủi ro, các nguyên tắc cơ bản của việc quản lý rủi ro, hạ tầng quản
lý rủi ro, việc đặt các hạn mức trong kinh doanh ngoại tệ.
1.3 CÁC LOẠI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI
1.3.1 Giao dịch giao ngay (Spot Transaction):
Là giao dịch mua bán một lượng ngoại tệ này lấy một loại ngoại tệ khác với
một tỷ giá xác định, ngày giá trị là 2 ngày làm việc tiếp theo. Nghiệp vụ này rất phổ
biến trên thị trường Việt Nam đã và đang được các ngân hàng thương mại thực hiện
rất nhiều.
1.3.2 Giao dịch kỳ hạn: (Forward Transaction):
Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một lượng ngoại
tệ nhất định tại một thời điểm xác đinh trong tương lai với một tỷ giá đã được xác
đinh ngay khi giao dịch được ký kết.
18
1.3.3 Giao dịch hoán đổi (Swap Transaction):
Là giao dịch bao gồm đồng thời hai giao dịch mua bán cùng một số lượng
một đồng tiền nhưng khác ngày giá trị. Có hai loại giao dịch hoán đổi là:
Hoán đổi giao ngay - kỳ hạn: đồng thời mua giao ngay, bán kỳ hạn hay
ngược lại bán giao ngay, mua kỳ hạn một đồng tiền. Loại hoán đổi này rất thông
dụng trên thị trường ngoại hối.
Hoán đổi kỳ hạn - kỳ hạn: đồng thời mua và bán một đồng tiền cho hai ngày
giá trị kỳ hạn khác nhau.
1.3.4 Giao dịch tiền tệ tương lai (Currency Futures):
Hợp đồng tương lai tiền tệ là một thỏa thuận bắt buộc về mua hay bán một
đồng tiền theo một tỷ giá đặt trước và việc thanh toán được ấn định vào một ngày cụ
thể trong tương lai. Hợp đồng tương lai tiền tệ là công cụ hối đoái vừa mang tính
bảo hiểm, vừa có thể đầu cơ để tận dụng xu hướng thuận lợi của tỷ giá trên thị
trường tương lai. Hợp đồng tương lai tiền tệ chỉ được giao dịch trên các thị trường
tập trung, theo những điều kiện tiêu chuẩn hóa và không dành cho các chủ thể
không phải là thành viên.
1.3.5 Giao dịch quyền chọn (Currency Option):
Là một sự thỏa thuận bằng hợp đồng trong đó người mua có quyền (chứ
không phải nghĩa vụ) để mua hoặc bán một số lượng xác định một loại ngoại tệ với
một tỷ giá xác định tại thời điểm xác định trong tương lai. Người mua quyền chọn
phải trả một khoản phí cho người bán quyền chọn.
1.4 NHẬN DẠNG RỦI RO TỶ GIÁ
Về bản chất, kinh doanh ngoại hối tự nó chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các
rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất,
rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý,
rủi ro quốc gia…, thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là
rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem
19
là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh
doanh ngoại hối của các ngân hàng.
Trên thị trường ngoại hối, có ba phương pháp cơ bản để thu lãi. Chẳng hạn,
trên thị trường giao ngay đó là:
− Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối (Exchange
Position): nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một
đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và
thu lãi.
Ví dụ: Nếu nhà kinh doanh dự đoán USD sẽ giảm giá mạnh so với VND trong nay
mai, anh ta tiến hành bán USD vào ngày hôm nay tại tỷ giá 1 USD = 16.100 VND,
sau một thời gian, tỷ giá giảm xuống còn 1 USD = 15.800 VND, tiến hành mua
USD để cân bằng trạng thái, lãi kinh doanh ngoại hối thu được là 300 VND/USD (ở
đây ta chỉ tập trung vào yếu tố tỷ giá, mà bỏ qua chênh lệch lãi suất phát sinh giữa
hai đồng tiền). Bằng bảng luồng tiền, ta biểu diễn quy trình kinh doanh như sau:
Bảng (1.1) Luồng tiền
Thời điểm Giao dịch USD VND Tỷ giá áp dụng
t0 Bán USD lấy VND -1 +16.100 1 USD = 16.100 VND
t1 Dùng VND mua lại USD +1 -16.100 1 USD = 15.800 VND
Kết quả kinh doanh 0 +300
− Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (arbitrage): là việc tại cùng một
thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá
cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng một thời điểm
với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá
(vì không tạo trạng thái ngoại hối).
20
− Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra: do tỷ giá mua vào bao
giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập
của ngân hàng. Về thực chất, trong giao dịch này, ngân hàng đóng vai trò là nhà
cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng, nên không chịu rủi ro tỷ giá.
Qua phân tích cho thấy, nhà kinh doanh ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi
duy trì trạng thái ngoại hối mở (open position). Trạng thái ngoại hối mở của một
ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ (nội và ngoại bảng) của ngoại tệ
đó tại một thời điểm. Tất cả các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở
hữu về ngoại tệ (hiện tại và tương lai) đều tạo ra trạng thái ngoại tệ, trong đó thông
qua giao dịch mua bán là chủ yếu. Chính vì vậy, trong thực tế chỉ cần quản lý tốt
trạng thái mua bán ngoại tệ cũng đủ để ngăn ngừa rủi ro tỷ giá phát sinh.
Đối với mỗi ngoại tệ, tại một thời điểm, nếu tổng tài sản có lớn hơn tổng tài
sản nợ (nội và ngoại bảng) thì ngoại tệ đó ở trạng thái trường (long). Khi đồng tiền
này lên giá làm phát sinh lãi ngoại hối; và ngược lại, khi đồng tiền này giảm giá sẽ
phát sinh lỗ ngoại hối. Nếu tổng tài sản có nhỏ hơn tổng tài sản nợ, thì ngoại tệ đó ở
trạng thái đoản (short). Khi đồng tiền này lên giá sẽ làm phát sinh lỗ ngoại hối; và
ngược lại, khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lãi ngoại hối.
Tóm lại, nếu không duy trì trạng thái ngoại hối mở thì nhà kinh doanh không
chịu rủi ro tỷ giá, hoặc duy trì trạng thái ngoại hối mở nhưng tỷ giá không biến
động thì rủi ro tỷ giá cũng không phát sinh. Tuy nhiên, một thực tế là, đã là nhà
kinh doanh ngoại hối (FX Dealer), thì động cơ kiếm lãi chủ yếu thông qua việc tạo
trạng thái và tỷ giá biến động càng nhanh, càng mạnh, càng khó dự đoán thì cơ hội
kiếm lãi càng nhiều. Điều này là phù hợp với quy luật lợi nhuận tương ứng với rủi
ro.
1.5 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ
GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
1.5.1 Bài học thứ nhất:
21
Tháng 2-2002: Ngân hàng Allied Irish lớn nhất ở Ireland bị tên John Rusnak,
một nhân viên giao dịch Mỹ, lừa đảo thiệt hại 750 triệu USD. Vụ này xảy ra ở một
chi nhánh của ngân hàng ở Mỹ. Rusnak bị tuyên án 7,5 năm tù. Tên này đã giở
nhiều thủ đoạn tinh vi để được hưởng 850.000 USD tiền lương và thưởng từ năm
1997 đến 2001
(Nguồn: Tài liệu tập huấn về quản trị rủi ro ngân hàng của BTC tháng 6/2007)
Dữ kiện:
Ngân hàng Liên minh Ailen (AIB): Allied Irish Bank
Là ngân hàng lớn nhất của Ailen. Năm 2000 tổng tài sản có đạt 76,6 tỷ USD,
hoạt động trong hơn 1.000 văn phòng trên toàn thế giới.
Năm 1989 AIB mua toàn bộ ngân hàng Maryland Bancorp, là một ngân hàng hoạt
động tại Baltimore, Mỹ. Năm 1999, Maryland Bancorp đổi tên thành Allfirst và
hoạt động như một công ty trực thuộc AIB. Việc mua Allfirst nằm trong chiến lược
vươn ra toàn cầu của AIB.
AIB tin tưởng rằng việc trao nhiều quyền hạn và trách nhiệm cho các công ty
trực thuộc là chìa khóa thành công trong kinh doanh tại thị trường Mỹ. Vì vậy
Allfirst được rất nhiều quyền chủ động tự quyết trong các hoạt động của mình đặc
biệt là hoạt động ngoại hối và kinh doanh các công cụ phái sinh lãi suất
AIB giao cho ông Cronin, một cán bộ nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh
ngoại hối và quản lý tiền tệ (Treasury) về phụ trách mọi hoạt động của Treasury tại
Allfirst.
Allfirst Treasury:
Treasury của Allfirst được tổ chức bài bản, phân thành 3 bộ phận như sau:
− Kinh doanh các hoạt động của Treasury (Front Office): Bộ phận này là
bộ phận kinh doanh, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và các đối tác. Các lĩnh vực
kinh doanh bao gồm:
22
• Huy động vốn liên ngân hàng và trên thị trường tiền tệ
• Kinh doanh các sản phẩm về lãi suất
• Kinh doanh đầu tư chứng khoán
• Kinh doanh ngoại hối toàn cầu
− Quản lý rủi ro, các tài sản nợ và tài sản có (Middle Office): Là bộ phận
quản lý các rủi ro và phân tích tài chính, viết báo cáo và theo dõi việc kinh
doanh đúng quy trình đã được phê duyệt của bộ phận Front Office
− Điều hành và xử lý các giao dịch (Back Office): Là bộ phận thực hiện các
giao dịch mà bộ phận Front Office tiến hành. Các công việc hàng ngày gồm có: xác
nhận các giao dịch, thanh toán và vào sổ các giao dịch. Cuối ngày bộ phận này còn
phải tiến hành kiểm kê và rà soát sổ sách (reconcile).
Trưởng bộ phận Front Office là ông Ray, một người rất giàu kinh nghiệm về
kinh doanh các sản phẩm lãi suất nhưng lại không biết nhiều về kinh doanh ngoại
hối.
Vài nét về nhân vật Rusnak
Rusnak trước đây làm cho Chemical Bank in NewYork tại bộ phận kinh
doanh ngoại hối.
Năm 1997, Rusnak thông qua sự quen biết với ông Ray đã được tuyển vào
Allfirst với mức lương khá cao là $100.000 một năm. Đặc biệt hơn, Rusnak được
hưởng 30% lợi nhuận mà ông ta có thể mang lại cho Allfirst.
Bảng dưới đây cho thấy mức lương và thưởng của Rusnak trong thời gian
làm tại Allfirst.
Year Lương Thưởng Toàn bộ ($)
1997 102.000 0 102.000
23
1998 104.000 128.102 232.102
1999 104.000 122.441 226.441
2000 108.000 78.000 186.000
2001 112.000 220.456 332.456
Đồng nghiệp nhận xét Rusnak là một người mạnh mẽ, tự tin và tận tụy với
công việc. Ông cũng là một người chồng, một người cha mẫu mực, đi nhà thờ đều
đặn. Cấp dưới thì cho rằng ông khá độc đoán và kiêu ngạo, song họ cũng cho rằng
đó là bởi vì ông thành đạt và kiếm được nhiều tiền cho ngân hàng. Khách hàng rất
yêu thích Rusnak, ông biết duy trì và củng cố quan hệ trong kinh doanh.
Sự thật là Rusnak không giỏi về kinh doanh ngoại hối. Các kiến thức nghiệp
vụ của ông mới dừng ở các sản phẩm ngoại hối spot (giao ngay) hoặc forward (kỳ
hạn) khá đơn giản.
Việc quản lý rủi ro tại Allfirst:
Theo quy trình, Rusnak được có hạn mức kinh doanh trong ngày là: 100
triệu, hạn mức giá trị chịu rủi ro (VAR limit) là 1,55 triệu. Hạn mức bán chống lỗ là
200 ngàn một tháng. Bộ phận kinh doanh (Front Office) và điều hành, thực hiện
giao dịch (Back Office) được bố trí tách rời. Ngoài ra còn có bộ phận quản lý rủi ro
và kiểm soát (Middle Office).
Đó là một cơ cấu và mức độ hạn mức khá hợp lý với một ngân hàng cỡ như
Allfirst.
Quá trình Rusnak đã làm thiệt hại cho ngân hàng AIB
Năm 1997 Rusnak bắt đầu tham gia mua các giao dịch kỳ hạn USD/JPY.
Khi tỷ giá JPY đi ngược lại với mong đợi Rusnak phải tự tạo ra các giao dịch
quyền lựa chọn (option) để tạo ra ấn tượng rằng các giao dịch kỳ hạn của mình đã
24
được xử lý giảm thiểu rủi ro (hedge). Rusnak tạo ra hai giao dịch option trái chiều
với cùng một đối tác khiến cho việc thanh toán sẽ triệt tiêu nhau.
Tất cả các giao dịch option này đều là ảo, vì vậy không thể có xác nhận cho
các giao dịch này được. Rusnak đã thuyết phục bộ phận điều hành, thực hiện giao
dịch (Back Office) rằng không cần phải làm xác nhận vì các đối tác đều ở châu Á,
và sự chênh lệch múi giờ sẽ làm cho Back Office phải làm việc vào nửa đêm nếu
muốn xác nhận qua phone. Rusnak cũng thuyết phục thêm rằng làm xác nhận sẽ rất
mất thời giờ và vô nghĩa bởi hai giao dịch option trái chiều có tổng thanh toán bằng
không (net-off fully).
Allfirst dùng hệ thống VAR (giá trị chịu rủi ro) để tính toán các rủi ro và lỗ
lã của các giao dịch ngoại hối của họ. Rusnak hiểu rất rõ hệ thống này và biết cách
biến hóa nó (manipulate) bằng cách tạo ra thêm các giao dịch ảo để giảm trạng thái
mở của các giao dịch ngoại hối này. Rusnak tự cho các giao dịch ảo này vào Excel
file, chuyển nó cho cán bộ quản lý rủi ro và cán bộ này nạp các giao dịch đó vào hệ
thống VAR. Vì vậy hệ thống VAR không bao giờ đưa ra các báo cáo mà Rusnak bị
vượt hạn mức.
Theo quy trình, trạng thái ngoại hối của Allfirst sẽ được định giá lại bằng các
tỷ giá ngoại hối của các công ty khách quan ví dụ như Reuters, nếu dùng tỷ giá này
thì các giao dịch lỗ của Rusnak sẽ bị phát hiện. Rusnak đã truy cập tỷ giá Reuters
vào máy tính của mình, sau đó thay đổi tỷ giá ngoại hối cho có lợi cho mình đồng
thời thuyết phục Back Office dùng bảng tỷ giá của Front Office thay vì tự trang bị
cho mình một hệ thống thông tin riêng. Rusnak lý luận rằng việc sử dụng bảng tỷ
giá của ông sẽ tiết kiệm chi phí mua thông tin (độ khoảng 10.000 USD để mua
thông tin của Reuters) cũng như tiện lợi cho công việc của Back Office.
Trong suốt 4 năm 1997-2001, Rusnak rất nhiều lần phá vỡ các hạn mức kinh
doanh ngoại hối của mình. Càng ngày các hoạt động kỳ hạn của ông càng lỗ, vì vậy
ông phải dấn sâu vào việc làm mạo các chứng từ của giao dịch quyền lựa chọn. Đến
thời hạn thanh toán, ông lại bán các giao dịch quyền lựa chọn này, đồng thời tạo ra
25
tiếp các giao dịch lựa chọn ảo khác gối đầu để tạo ra ấn tượng an toàn. Thông
thường một ngày ông mua bán doanh số khoảng 150 triệu USD, cá biệt có ngày đến
4 tỷ USD. Riêng tháng 12 năm 2001, Rusnak đã mua tới 25 tỷ USD.
Tháng 12 năm 1999, Rusnak kinh doanh lỗ 89 triệu. Con số này là 300 triệu
vào cuối năm 2000 và tới cuối năm 2001 thì nó đã lên tới 670 triệu. Song không có
ai có thể biết sự thật này cả vì các báo cáo đã bị phù phép.
Rusnak bị phát hiện như thế nào
Tháng 12 năm 2001, một kiểm soát viên tình cờ nhìn thấy hai phiếu giao
dịch không kèm xác nhận. Ông yêu cầu nhân viên Back Office làm xác nhận, song
họ giải thích là không cần làm vì hai giao dịch này trái chiều nhau và không tạo ra
luồng tiền chuyển động. Kiểm soát viên yêu cầu Back Office phải làm xác nhận cho
mọi giao dịch song cũng không kiểm tra xem Back Office có thực hiện yêu cầu của
mình không.
Sau đó, ông Cronin vô tình nhận thấy các luồng tiền chuyển động rất thất
thường trên bảng tổng kết tài sản. Kiểm tra lại ông thấy Rusnak đã đạt doanh số tới
25 tỷ USD vào thời điểm này.
Cronin yêu cầu đánh giá lại trạng thái các giao dịch kỳ hạn của Rusnak và
phát hiện đã lỗ trên sổ sách là 500.000 USD.
Tháng 1 năm 2002 Cronin thông báo Rusnak phải dần thực hiện các giao
dịch kỳ hạn, không được phép quay vòng nữa.
Ngày 30 tháng 1 năm 2002, lại một lần nữa kiểm soát viên (KSV) phát hiện
12 phiếu giao dịch không có xác nhận kèm theo. Kiểm soát viên yêu cầu Back
Office phải xác nhận các giao dịch này. Back Office cầu cứu Rusnak.
Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2002, Rusnak đưa 12 xác nhận cho Back Office.
Kiểm soát viên phát hiện các xác nhận này là giả. Rusnak hứa sẽ liên lạc với đối tác
châu Á để lấy xác nhận thật vào thứ hai ngày 3 tháng 2. Song ông ta đã không bao
giờ quay trở lại Allfirst nữa.
26
Allfirst kiểm tra toàn bộ 71 giao dịch còn hiệu lực, chỉ có 47 cái là thật, còn
lại là sản phẩm tự tạo của Rusnak.
Tổng số lỗ tại thời điểm 8 tháng 2 là 691 triệu USD. Công bố tin này đã là
chấn động giới kinh doanh tài chính.
Nhận xét:
Vụ việc trên cho thấy ngay cả khi hoạt động kinh doanh ngoại hối của một
ngân hàng được tổ chức bài bản đi nữa thì rủi ro tỷ giá vẫn có thể xảy ra như trường
hợp của AIB. Có thể nêu ra một số điểm sai lầm trong vụ việc trên:
− Vụ lừa đảo được lên kế hoạch rất cẩn thận và được tiến hành một cách tỉ mỉ
từ năm 1997 đến năm 2002.
− Sự kém hiệu quả trong cơ chế kiểm tra chéo của Back Office và Middle
Office
− Một loạt các quy trình kinh doanh bị vi phạm và phá vỡ
− Thất bại của cấp trên của Rusnak trong việc kiểm soát hoạt động của anh ta.
− Các báo cáo về hoạt động của Rusnak không đầy đủ
− Sự ỷ lại quá lớn và nhầm lẫn của ban lãnh đạo đối với hoạt động người Phụ
trách phòng kinh doanh ngoại hối và tiền tệ (Treasury) của AIB
− Sự nhận thức kém về các hoạt động buôn bán lừa đảo trong ngân hàng ngay
tại phòng kiểm toán và quản lý rủi ro
− Thất bại trong việc thực hiện đầy đủ các khuyến nghị của kiểm toán và thanh
tra.
Từ đó cho thấy việc cần thiết phải thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ
giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của một ngân hàng và việc triển khai đúng
các công cụ này là rất quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến thành công hay
thất bại của ngân hàng.
27
1.5.2 Bài học thứ hai:
Agribank kinh doanh ngoại tệ lỗ nặng
(Nguồn: Báo SGGP)
Do sơ hở trong quản lý điều hành của lãnh đạo và ý thức chấp hành quy trình
nghiệp vụ đã khiến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)
thua lỗ nghiêm trọng. Chỉ tính trong 3 tháng cuối năm 2004, việc kinh doanh ngoại
tệ tại đây đã thua lỗ gần 500 tỷ đồng.
Theo kết luận thanh tra kinh doanh ngoại tệ tại Sở Quản lý Kinh doanh vốn
và ngoại tệ (SQL) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến
31/12/2004, SQL có tổng thu thu 1.163,2 tỷ đồng, tổng chi 1.663,1 tỷ đồng, mức lỗ
khoảng 499,8 tỷ đồng. Riêng 3 tháng 10, 11 và 12, số lỗ kinh doanh ngoại tệ của
SQL chiếm 98,9% tổng số lỗ cả năm 2004 với con số 447,6 tỷ đồng.
Trong số này, hoạt động kinh doanh đồng EUR và USD lỗ khoảng 28,3 triệu
USD, tương đương với 447,14 tỷ đồng. Đặc biệt là trong các ngày 22 và 23/12/2004
với 2 giao dịch mua 30 triệu EUR/giao dịch, ngày 24/12 với 4 giao dịch mua 30
triệu EUR/giao dịch và ngày 27/12 với 4 giao dịch mua 30 triệu EUR/giao dịch.
Kết quả kiểm tra cho thấy, các giao dịch trực tiếp từ ngày 14/10 đến
31/10/2004 đều do ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc SQL trực tiếp giao dịch
trên máy hoặc chỉ đạo cán bộ phòng kinh doanh ngoại tệ giao dịch, mua bán với số
lượng lớn. Đại bộ phận số lỗ kinh doanh ngoại tệ liên quan đến hành vi giao dịch
của ông Nguyễn Anh Tuấn.
Điều đáng nói là, ông Nguyễn Anh Tuấn chỉ là phó giám đốc phụ trách giao
dịch, kinh doanh vốn và kinh doanh ngoại tệ, không được phép trực tiếp giao dịch.
Không chỉ có vậy, ông Nguyễn Anh Tuấn còn có hành vi gian dối, không báo cáo
kịp thời tình trạng thua lỗ cho cấp trên. Trong khi đó, các giao dịch lớn do ông
Nguyễn Anh Tuấn trực tiếp thực hiện nhưng các chứng từ giao dịch in từ máy ra lại
thể hiện tên người giao dịch là trưởng phòng kinh doanh ngoại tệ và trưởng phòng
28
quản lý, kinh doanh vốn. Các ông này trực tiếp ký tên trên phiếu giao dịch để hạch
toán cho hợp lệ, còn ông Nguyễn Anh Tuấn thì ký tên với tư cách là người ký
duyệt. Như vậy, ông Nguyễn Anh Tuấn “vừa đá bóng, vừa thổi còi” mà không cần
giám sát (các phiếu giao dịch không có chữ ký của kiểm soát như quy định).
Về trạng thái ngoại tệ, bao gồm các giao dịch chuyển đổi ngoại tệ trong nước và
quốc tế, tại nhiều thời điểm trong tháng 12/2004, trạng thái ngoại tệ của Agribank
đã vượt quá trạng thái giới hạn cho phép theo quy định của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
Đồng thời, SQL còn vi phạm chế độ báo cáo thống kê. Các báo cáo trạng thái
ngoại tệ của SQL gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không phản ánh chính xác
trạng thái ngoại tệ thực tế của ngân hàng này. Chính vì vậy, những dấu hiệu kinh
doanh không bình thường của SQL đã không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sai phạm nghiêm trọng nói trên là do sơ hở
trong quản lý, điều hành của lãnh đạo Agribank. Trong văn bản số 1301 ngày
5/11/2002 của Agribank quy định: “Việc mua bán ngoại tệ khu vực biên giới, hoạt
động của Phòng dialing room trên thị trường ngoại hối quốc tế thực hiện theo văn
bản quy định riêng của tổng giám đốc”. Tuy nhiên đến nay, văn bản này vẫn chưa ra
đời.
Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là, dù SQL có con dấu
riêng, có bảng cân đối tài khoản và được trực tiếp kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại
tệ nhưng trên thực tế, hoạt động kinh doanh của SQL vẫn hạch toán, phản ánh
chung vào bảng cân đối kế toán của trụ sở chính Agribank.
Trong khi đó, lãnh đạo ngân hàng lại chưa tăng cường kiểm tra, giám sát tổ
chức hoạt động của SQL. SQL lại không quy định rõ việc kiểm tra, giám sát, quy
trình nghiệp vụ, không quy định trách nhiệm cụ thể cho phòng kinh doanh ngoại tệ,
phòng kế toán về việc hàng ngày phải báo cáo kết quả kinh doanh ngoại tệ cho phó
giám đốc phụ trách SQL.
29
Bên cạnh trách nhiệm cụ thể của ông Nguyễn Anh Tuấn, cơ quan thanh tra
còn chỉ rõ việc để xảy ra khoản lỗ cực lớn nói trên còn có trách nhiệm của ông Hà
Đan Huấn, Phó giám đốc phụ trách SQL; ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng
kinh doanh ngoại tệ; ông Hoàng Thiện Hải, Trưởng phòng quản lý, kinh doanh vốn;
ông Khúc Quang Huy, Trưởng phòng kế hoạch và quản lý rủi ro.
Đằng sau vụ thua lỗ 500 tỷ VND của Agribank
(Nguồn: VTC News http:// www.vtc.vn)
Cảnh sát kinh tế - Bộ Công an đã quyết định triệu tập ông Hà Đan Huấn,
nguyên Phó Giám đốc Sở Quản lý Kinh doanh Vốn và Ngoại tệ của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vì liên quan đến vụ kinh
doanh ngoại tệ gây thua lỗ 500 tỷ đồng.
Theo nguồn tin của VTC News, nội dung thẩm vấn của Cơ quan Điều tra với
các cán bộ ngân hàng Agribank nêu trên tập trung vào vụ kinh doanh ngoại tệ gây
thua lỗ 500 tỷ đồng tại Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ (Sở QLKDVNT)
Sở QLKDVNT được thành lập theo quyết định số 72/QĐ-HĐQT ngày 2-3-
2004 của Chủ tịch HĐQT Agrbank với chức năng thực hiện nghiệp vụ quản lý, kinh
doanh vốn trong hệ thống Agrbank và trực tiếp kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại tệ
trong nước và quốc tế.
Sau 9 tháng hoạt động, tính đến 31/12/2004 số tiền thua lỗ ở đơn vị này đã
lên tới 499,8 tỷ đồng, trong đó có tới 447,6 tỷ đồng bị thua lỗ trong 3 tháng cuối
năm.
Giải thích về con số “khủng khiếp” này, một lãnh đạo Agribank thừa nhận,
cán bộ giao dịch ngoại tệ đã không dự báo được sự thay đổi tỷ giá giữa đồng EURO
và đồng USD tại thời điểm cuối năm 2004. Sai lầm trầm trọng hơn, theo lãnh đạo
này, những cán bộ giao dịch đã tiếp tục kinh doanh ngoại tệ với số tiền lớn hơn
để...gỡ gạc, sau khi phát hiện thua lỗ.
30
Tính riêng trong ngày 24/12/2004, thời điểm mà tỷ giá đồng EURO liên tục
tăng, đơn vị này đã thực hiện tới 4 giao dịch mua EURO với số ngoại tệ mua lớn
khủng khiếp: 30 triệu EURO/1 giao dịch. Tương tự, ngày 30/12/2004, cũng có 2
giao dịch với 30 triệu EURO/1 giao dịch được thực hiện. Như vậy, càng kinh doanh
lớn, càng thua đậm.
Kết quả của trò kinh doanh theo kiểu đánh “gấp thếp” của các con bạc khát
nước là số tiền thua lỗ trong việc kinh doanh ngoại tệ tại Agribank đã lên tới 499,8
tỷ đồng đến thời điểm 31/12/2004, ngày cuối cùng trong năm phải chốt sổ sách kế
toán.
Nếu có số liệu thống kê về việc làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp thì có lẽ
khó có đơn vị nào vượt qua được. “kỷ lục” về làm ăn thua lỗ cực lớn trong thời gian
cực ngắn của Sở QLKDVNT.
Điều đáng chú ý là, tại nhiều thời điểm trong tháng 12-2004, trạng thái ngoại
tệ của Agribank đã vượt quá giới hạn mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quy định. Bên cạnh đó, Sở QLKDVNT cũng vi phạm chế độ báo cáo thống kê
khi các báo cáo của đơn vị này gửi Ngân hàng Nhà nước đã không phản ánh chính
xác trạng thái ngoại tệ thực tế của Agribank.
Trạng thái ngoại tệ (tỷ lệ giữa đồng tiền nội với đồng ngoại tệ trong các ngân
hàng) vốn được coi như một chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng. Để đảm bảo
sự an toàn trong hoạt động ngân hàng khi mà đồng nội tệ hoặc đồng ngoại tệ có sự
biến động lớn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quy định rất cụ thể về trạng thái
ngoại tệ của các ngân hàng Việt Nam.
Trong trường hợp này, vì ham “gỡ” số tiền đã bị thua lỗ, các cán bộ thuộc
Agribank đã thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại tệ với số tiền đặc biệt lớn,
vượt quá trạng thái ngoại tệ mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho
phép. Điều này có nghĩa là, ngoài việc gây thua lỗ với số tiền lên tới gần 500 tỷ
đồng, những “phi vụ” kinh doanh nêu trên đã tác động trực tiếp đến sự an toàn của
toàn hệ thống Agribank.
31
Cơ quan chức năng xác định, chiếm phần lớn trong 499,8 tỷ đồng thua lỗ vì
kinh doanh ngoại tệ là do hành vi giao dịch trực tiếp của ông Nguyễn Anh Tuấn,
nguyên Phó Giám đốc, phụ trách Phòng Kinh doanh ngoại tệ và Phòng Quản lý
Kinh doanh vốn. Vào thời điểm năm 2004, ông Nguyễn Anh Tuấn cũng chính là
người ký các báo cáo không chính xác về trạng thái ngoại tệ của Agribank để gửi
lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo tài liệu do phóng viên VTC News thu thập, hoạt động kinh doanh ngoại
tệ gây thua lỗ 500 tỷ đồng đã được các cán bộ của Agribank thực hiện với các ngân
hàng quốc tế như ABN-Amro, Citybank tại Hà Nội, Fortis (Hongkong), HSH
(Singapore). Trong số này, ABN-Amro chính là ngân hàng tham gia mua bán ngoại
tệ với Ngân hàng Công thương Hải Phòng gây thua lỗ cho phía Việt Nam 70 tỷ
đồng dẫn đến việc nguyên Giám đốc Ngân hàng Công thương Hải Phòng là bà Đỗ
Thị Nghị bị khởi tố, hàng loạt cán bộ của 2 ngân hàng bị cảnh sát kinh tế- Bộ Công
an bắt giam.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên về vụ việc này, lãnh đạo
Agribank cho rằng, việc làm thua lỗ 500 tỷ đồng nêu trên không phải do tiêu cực
mà là do những người trực tiếp thực hiện giao dịch đã không dự đoán được sự thay
đổi tỷ giá giữa các đồng ngoại tệ.
Vị lãnh đạo này khi thừa nhận, việc kinh doanh ngoại tệ thua lỗ với số tiền
lớn như vậy đã ăn vào chi phí nghiệp vụ, làm giảm lãi chung của toàn hệ thống của
Agribank..
Tuy nhiên, sau khi trừ đi 500 tỷ đồng thua lỗ từ kinh doanh ngoại hối, năm
2004, tổng lãi của Agribank vẫn đạt 791 tỷ đồng, cao hơn 29% so với năm trước đó.
Theo kết quả điều tra của VTC News, việc kinh doanh ngoại hối đã từng diễn
ra tại Agribank trước khi có sự ra đời của Sở QLKDVNT. Ban đầu, Agribank thử
nghiệm hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Sở Giao dịch, sau đó, tách riêng chức
năng kinh doanh ngoại tệ sang Sở này.
32
Trong những cán bộ kinh doanh ngoại hối thời kỳ đó, ông Hà Đan Huấn sau
khi rời Sở Giao dịch được điều động sang làm Trưởng Ban Quan hệ Quốc tế. Sau
khi để xảy ra vụ này, 2 Phó Giám đốc là Hà Đan Huấn và Nguyễn Anh Tuấn cùng
Trưởng Phòng kinh doanh ngoại tệ là Nguyễn Tuấn Anh đều đã bị cách chức. Tuy
nhiên, không có ai phải bỏ tiền túi ra đền.
Nhận xét:
Việc kinh doanh ngoại tệ ở Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn rất nhiều sơ hở, không có một giải
ph._.hữu và quyền điều hành. Ở ta, vấn đề
không chỉ dừng lại ở việc can thiệp, mà đôi lúc, nặng nề hơn, đó là sự thao túng.
Những thành công, và cả những thất bại trong thời gian vừa qua của các ngân
hàng đã diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt được những thành
quả đáng khích lệ. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của các ngân hàng
cổ phần trong tiến trình đó. Phía trước chúng ta là vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế,
là các thỏa thuận song phương, là những việc phải làm hậu WTO. Các cải cách, tái
72
cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là một tất yếu khách quan để nền
kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển bền vững hơn. Viễn cảnh chung của các ngân
hàng thương mại Việt Nam sẽ như thế nào? Xu hướng cổ phần hóa các ngân hàng
thương mại nhà nước phải chăng sẽ xóa nhòa dần sự phân biệt giữa hai hệ thống các
ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần. Hệ thống các ngân hàng thương mại
trong nước trong tương lai phải chăng sẽ là sự hiện diện của đa số các ngân hàng
thương mại cổ phần, bên cạnh một số ít các ngân hàng chính sách xã hội và chính
sách kinh tế phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế của chính phủ. Sứ mạng của
các ngân hàng cổ phần phải đặt trong bối cảnh đó. Không phải chỉ là trung gian tài
chính, không phải chỉ là nơi cung cấp những dịch vụ thanh toán, những dịch vụ tài
chính đa dạng… cho giới sản xuất kinh doanh, cho quảng đại công chúng, các ngân
hàng thương mại còn phải thể hiện rõ vai trò của mình trong những vấn đề mang
tính “đại sự quốc gia” hơn nữa, đó là một trong những kênh nguồn vốn quan trọng
phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Sứ mạng vô cùng quan trọng đó cũng không thể tách rời vai
trò trung gian của các ngân hàng thương mại trong việc thực thi các chính sách tiền
tệ quốc gia.
Sứ mạng đó đòi hỏi các ngân hàng ngay từ bây giờ phải xác định lại các giá
trị cốt lõi mà mình phải theo đuổi như là định hướng phát triển của mình. Các định
hướng đó bao gồm:
- Thứ nhất, xây dựng niềm tin cho công chúng sẽ là khối giá trị đầu tiên đối
với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói chung và trên địa bàn TP.
HCM nói riêng, do hoàn cảnh lịch sử, qua nhiều giai đoạn khác nhau, đã ít nhiều
gây cho công chúng cái ấn tượng về cái “mong manh”, “bất ổn” của những gì gắn
với khái niệm tiền tệ, ngân hàng. Giải tỏa được áp lực “lòng tin” đó, cánh cửa sẽ mở
rộng và rộng hơn cho những nguồn vốn khổng lồ vẫn còn đâu đó ngoài vòng kiểm
soát của các ngân hàng.
73
- Giá trị lòng tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng lại phụ thuộc vào tính ổn
định và độ rủi ro. Làm sao một ngân hàng cổ phần có thể hoạt động ổn định trong
tình trạng bộ máy quản lý luôn mâu thuẫn, lục đục cùng với sự can thiệp thao túng
của các cổ đông vào công việc hàng ngày của ban giám đốc. Rủi ro có thể ước định
ra sao trong tình trạng khó kiểm soát của vấn đề mâu thuẫn giữa quyền sở hữu và
quyền quản lý (vấn đề chi phí đại diện – lý thuyết agency)? Do đó, giá trị đại chúng
là khối giá trị thứ hai đối với các ngân hàng cổ phần. Đại chúng ở đây hàm ý cánh
cửa đầu tư vào ngân hàng cổ phần phải ngày càng rộng mở cho các nhà đầu tư. Tính
chất cổ phần phải được thể hiện thực sự đối với các ngân hàng cổ phần. Phải thực
thi và phân định rõ ràng ranh giới giữa quyền sở hữu các cổ đông và quyền quản lý
của ban điều hành. Tại sao chúng ta có thể mạnh dạn bán 5-10% cổ phần cho một
nhà đầu tư nước ngoài (có thể vì mức lợi vốn cao hay được tiếp nhận hỗ trợ kỹ
thuật), nhưng chúng ta lại khá e dè nếu một cổ đông trong nước ngỏ ý mua lại số cổ
phần đó? Hay chính vì nỗi lo chịu sự chia sẻ quyền lực luôn là cái ám ảnh đối với
triết lý và văn hóa hùn hạp kiểu “phương Đông” của chúng ta?
- Một giá trị cốt lõi nữa là những giá trị vượt trội được xây dựng bằng những
lợi thế cạnh tranh của chính các ngân hàng thương mại cổ phần. Cạnh tranh có
nghĩa là cung ứng cho khách hàng các giá trị gia tăng vượt trội hơn so với các lực
lượng cạnh tranh của mình. Các giá trị lòng tin, các giá trị đại chúng cũng sẽ có
những liên hệ hỗ tương đối với việc xây dựng các giá trị cạnh tranh vượt trội đó.
Chất lượng, sự đa dạng hóa, khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ, quản lý cung cách
phục vụ… là những vấn đề mà các ngân hàng cổ phần luôn cần phải quan tâm và
xem như những giải pháp, những sách lược chủ yếu trong việc hướng tới mục tiêu
chiến lược là trở thành nhóm các ngân hàng có thị phần quan trọng tại thị trường tài
chính – ngân hàng Việt Nam trong những năm sắp tới.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ PHÒNG
NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM
74
3.2.1. Ý nghĩa của việc hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong
hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng TMCP trên địa bàn
TP. HCM
- Các chuyên gia tài chính dự đoán, rủi ro về tỷ giá đang lớn dần khi VN hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những lợi thế như mở rộng môi trường
kinh doanh, nắm bắt nhiều cơ hội phát triển thì các DN sẽ phải đối mặt với những
rủi ro trong hoạt động thanh toán khi có sự góp mặt ngày càng lớn của những ngoại
tệ mạnh, không chỉ tập trung ở đồng USD. Bên cạnh đó, nhiều dự báo đưa ra rằng
sự “bảo hộ” của ngân hàng nhà nước trong tương lai sẽ dần nới lỏng. Khi mà biên
độ tỷ giá VND/USD càng nới rộng, rủi ro sẽ càng lớn. Đó là chưa kể, tỷ giá một
đồng tiền này so với đồng tiền của một quốc gia khác chịu sự tác động của rất nhiều
yếu tố, như các chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ, tương quan kinh tế giữa quốc
gia này và quốc gia khác và các chỉ số kinh tế.
- Theo nhận định của các ngân hàng, đây là thời điểm các DN cần tính đến
những giải pháp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá. Hầu hết các ngân hàng đều đã cung
cấp sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho DN XNK như: sản phẩm ngoại hối và
công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro mua ngoại tệ giao ngay; thực hiện hợp đồng
mua/bán kỳ hạn, hợp đồng mua quyền chọn bán/quyền chọn mua. Mặc dù các sản
phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá này chưa được hoàn thiện nhưng một phần là do sự
thờ ơ của các doanh nghiệp, vì vậy trong thời gian tới khi các doanh nghiệp quan
tâm tới các sản phẩm này hơn thì việc hoàn thiện các sản phẩm này là cần thiết đối
với ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn
thành phố nói riêng.
- Mặt khác đối với bản thân các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, dưới áp lực tăng vốn điều lệ sắp tới mà cụ thể là sử dụng
nguồn vốn tăng thêm như thế nào cho có hiệu quả khi mà thị phần các sản phẩm
truyền thống như huy động và cho vay đang bị thu hẹp dần, đòi hỏi các ngân hàng
phải chú ý phát triển các mảng kinh doanh khác mà một trong những mảng kinh
75
doanh quan trọng đem lại lợi nhuận cao đó là hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Muốn như vậy, ngoài việc tập trung hoàn thiện các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ
giá cung cấp cho khách hàng, các ngân hàng rất cần thiết phải hoàn thiện các giải
pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình nhằm
tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra nhất là hoạt động kinh doanh tự doanh
và đầu cơ kiếm chênh lệch tỷ giá.
3.2.2. Các giải pháp đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn
TP. HCM
3.2.2.1. Những giải pháp mang tính tổng thể:
- Đi đầu và chủ động phân tích xem sự Hội nhập kinh tế khi Việt Nam gia
nhập WTO sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối
trong tương lai. Từ đó chủ động thay đổi nhận thức về sự tác động của rủi ro ngoại
hối đến khách hàng và ngân hàng. Có như vậy, ngân hàng thương mại mới có thể
tuyên truyền và tạo ra sự thay đổi nhận thức về rủi ro ngoại hối cho khách hàng của
mình, để từ đó, kích thích nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại
hối cho họ.
- Toàn ngành ngân hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quảng bá, phát
triển và tung các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá ra thị trường. Một số ngân hàng
đã sớm nhận thức và đi đầu trong việc cung cấp các sản phẩm này như Eximbank,
ACB cần tiếp tục phát huy, đồng thời phối hợp với những ngân hàng thương mại cổ
phần khác để mở rộng việc cung cấp các sản phẩm này thông qua các hợp đồng liên
kết giới thiệu, làm đại lý tiêu thụ sản phẩm và trao đổi kinh nghiệm phát triển sản
phẩm. Những nỗ lực này sẽ góp phần làm cho toàn ngành ngân hàng có tiếng nói
chung và đồng bộ trong việc tạo ra nhận thức về sản phẩm cho doanh nghiệp. Đối
với những ngân hàng chưa cung cấp các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá, thời
gian tới cần chú trọng hơn trong việc đầu tư nguồn lực cho việc nghiên cứu các sản
phẩm này để hòa nhập cùng với các ngân hàng thương mại khác sao cho bất cứ lúc
nào, nơi nào khi cần thiết đều có thể đáp ứng nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho
76
doanh nghiệp. Làm được điều này sẽ góp phần gia tăng hiệu quả quảng bá và tạo
nhận thức về sản phẩm cho doanh nghiệp.
- Nâng cao trang thiết bị kỹ thuật kinh doanh ngoại hối hiện đại, thiết lập các
phần mềm quản lý rủi ro tỷ giá.Trang thiết bị kỹ thuật là một công cụ rất quan trọng
tạo cho người quản lý có đầy đủ các thông tin chính xác về rủi ro tỷ giá trong hoạt
động của mình. Trong kinh doanh ngoại tệ các ngân hàng đã dùng các phần mềm
như Reuters, Bloomberg, hệ thống môi giới yết giá điện tử EBS (Electronics
Brokerage System), hệ thống MIDAS - phần mềm chuyên dụng cho bộ phận Back
Office.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối và có chính sách
đãi ngộ hợp lý. Việc đào tạo cán bộ kinh doanh ngoại hối có chuyên môn sâu sẽ góp
phần lớn vào việc thành bại trong kinh doanh ngoại hối. Việc đào tạo cán bộ kinh
doanh ngoại tệ cần đáp ứng được yêu cầu về trình độ nghiệp vụ kinh doanh cao,
nghiên cứu thị trường chặt chẽ, đòi hỏi tính năng động nhạy bén, có khả năng phân
tích đánh giá xu hướng biến động của thị trường trong nước cũng như quốc tế. Kinh
doanh ngoại hối là một công việc căng thẳng, đòi hỏi sức làm việc cao, bền bỉ. Việc
kiếm ra lợi nhuận cho ngân hàng khi các đối tác trên thị trường quốc tế là những đối
tác có tiềm lực, kinh nghiệm, chuyên môn cao là một công việc không hề đơn giản.
Các ngân hàng thương mại cổ phần cần có chính sách khen thưởng đối với các cán
bộ kinh doanh giỏi, mức thưởng cần được quy định gắn liền với mức lợi nhuận đạt
được trong từng kỳ nhằm khuyến khích các cán bộ kinh doanh ngoại hối phát huy
hết khả năng của mình và tinh thần trách nhiệm trong công việc kinh doanh.
3.2.2.2. Những giải pháp cụ thể đối với từng ngân hàng thương mại cổ phần:
- Cần Xây dựng định hướng phát triển dài hạn từ 5-10 năm cho ngân hàng nói
chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng.
- Thực hiện tái cấu trúc hoạt động Kinh doanh Ngân quỹ nói chung và hoạt
động Kinh doanh ngoại hối nói riêng để đảm bảo việc tổ chức hoạt động kinh doanh
77
ngoại hối được thực hiện một cách khoa học, rút kinh nghiệm từ quá trình tái cấu
trúc của các ngân hàng khác đã từng thực hiện.
Một quy tắc cơ bản nhất trước khi đi vào những giải pháp cụ thể để phòng
ngừa rủi ro tỷ giá là tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ sao cho hợp lý.
Thông thường, một ngân hàng tích cực trong kinh doanh ngoại tệ thường có
3 phòng liên quan mật thiết đến hoạt động này đó là:
+ Phòng kinh doanh (Dealing Room): đây chính là bộ phận Front Office. Tại
đây, các nhà kinh doanh trực tiếp tham gia mua bán trên Interbank, nghĩa là
họ phải đối mặt với thị trường, đối thủ cạnh tranh… Đây cũng là nơi thể hiện
năng lực, trình độ và sự thành công hay thất bại của từng Dealer nói riêng và
của ngân hàng nói chung.
+ Đặc điểm của Phòng kinh doanh là luôn có cuộc giao ban vào đầu giờ mỗi
ngày làm việc để xem xét những biến động của thị trường qua đêm, đọc các
bản tin liên quan về các thị trường mở cửa sớm hơn, thảo luận về diễn biến
thị trường và các đồng tiền liên quan, thảo luận về nội dung kế hoạch trong
ngày. Phòng kinh doanh phải kiểm soát được một cách chắc chắn trạng thái
trường hay đoản của từng đồng tiền tại bất cứ thời điểm nào, cũng như
phương án thoát ra khỏi từng trạng thái là như thế nào. Cán bộ kinh doanh
phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về lãi lỗ trong hoạt động của mình
và bảo đảm rằng hoạt động của mình luôn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro
cho phép hay có thê kiểm soát được.
+ Phòng thanh toán (Back Office): Đây là phòng có chức năng độc lập, không
nhất thiết phải được ngay cạnh phòng kinh doanh; có nhiệm vụ xác nhận
giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư, sao kê tài khoản…
+ Phòng quản lý rủi ro (Middle Office): Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi, giám
sát các hạn mức mà mỗi nhà kinh doanh được phép sử dụng, tránh không để
78
cán bộ kinh doanh vượt ra ngoài khuôn khổ thẩm quyền và quá mạo hiểm
trong kinh doanh, nhất là nghiệp vụ tự doanh.
- Cần có sự phối hợp giữa các phòng ban và các bộ phận với nhau trong nỗ lực
chung cho việc phát triển và tung sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá ra thị trường.
Trước tiên, ngân hàng cần xác định rõ yêu cầu và nhiệm vụ của từng phòng ban liên
quan. Thông thường, để có thể thành công trong việc đưa các sản phẩm này ra thị
trường, trong một ngân hàng thương mại cổ phần cần có sự phối hợp hành động
trực tiếp của Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D), Phòng tiếp thị,
Phòng kinh doanh ngoại hối, Phòng tư vấn và hỗ trợ khách hàng, và sự hỗ trợ gián
tiếp của tất cả các phòng ban khác, đặc biệt là của Phòng tín dụng, Phòng thanh toán
quốc tế, Phòng giao dịch, Phòng công nghệ thông tin và Phòng kế toán.
- Sử dụng hiệu quả công cụ lệnh:
Một phương pháp khác, nhà kinh doanh có thể đưa ra các lệnh rằng, nếu có
những thay đổi nhất định trên thị trường phù hợp với các lệnh đã được đưa ra trước
đó, thì giao dịch được tự động thực hiện. Trong mỗi lệnh, phải nói rõ giá cả, các
thông số để trên cơ sở đó một giao dịch có thể thực hiện. Các lệnh đó là:
+ Limit order: Tại tỷ giá đã được xác định, lệnh được tiến hành thực hiện. Đôi
khi, chỉ một phần của lệnh có thể được thực hiện tại mức tỷ giá đã xác định.
Như vậy, lệnh này phải phân biệt ở chỗ rằng, giao dịch có thể được thực hiện
từng phần hay phải thực hiện toàn bộ lệnh tại cùng một thời điểm.
+ At – the – market order: Giao dịch phải được thực hiện ngay lập tức theo tỷ
giá tốt nhất hiện hành có sẵn trên thị trường.
+ Stop – loss order: Nhà kinh doanh có thể đang ở trạng thái trường hay đoản
đối với một đồng tiền nào đó, muốn giới hạn các khoản lỗ tiềm tàng. Bản
chất của lệnh này là nhằm phòng ngừa rủi ro lớn có thể xảy ra. Lệnh stop –
loss order chưa được thực hiện chừng nào tỷ giá trên thị trường chưa biến
động đến tỷ giá giới hạn cho phép. Mức tỷ giá mà tại đó lệnh được thực hiện
79
có thể là mức tỷ giá tiếp theo đã vượt ra ngoài giới hạn cho phép. Hơn nữa,
nếu tại mức tỷ giá tiếp theo mà lệnh vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn, thì
có thể áp các mức tỷ giá xảy ra tiếp theo.
+ Take – profit order: Nhà kinh doanh có thể đang ở trạng thái trường hay
đoản đối với một đồng tiền nào đó, muốn thoát khỏi trạng thái ngoại hối này
khi đạt được một mức lãi nhất định. Tương tự như lệnh Stop – loss order,
Take – profit order được thiết kế, khi thị trường biến động đến một mức độ
nhất định nào đó, thì lệnh được thực hiện.
+ Open or good – until – canceled orders: Những lệnh này luôn có hiệu lực
cho đến khi được thực hiện thì mới thôi, hoặc là bị hủy bỏ bởi chính người ra
lệnh.
+ Good – until – specified – time orders: Các lệnh này sẽ tự động hết hạn, nếu
như không được thực hiện cho đến một thời điểm nhất định nào đó.
+ Day/night orders: Những lệnh ban ngày (day orders) có hiệu lực cho đến khi
ngày giao dịch hôm đó đóng cửa. Những lệnh ban đêm (night orders) có hiệu
lực cho đến khi ngày giao dịch hôm sau mở cửa.
+ Fill or kill orders: Thường là các lệnh có hiệu lực trong thời gian rất ngắn.
Hơn nữa, các lệnh cho phép thực hiện toàn bộ hay bất cứ phần nào của lệnh.
Phần còn lại chưa được thực hiện trong thời gian hiệu lực của lệnh tự động
hết hạn.
+ Any – part orders: Tại mức tỷ giá đã xác định, bất cứ phần nào của lệnh nếu
có thể thực hiện được thì tiến hành thực hiện. Phần còn lại chưa thực hiện
vẫn có hiệu lực cho đến khi nào thực hiện xong thì thôi,hoặc là được hủy bỏ
bởi chính người ra lệnh.
+ All – or – none orders: Tại mức tỷ giá đã xác định, hoặc là toàn bộ lệnh được
thực hiện, hoặc là không một phần nào được thực hiện cả.
80
+ Either/or orders: Loại lệnh này liên quan đến hai lệnh, nếu một lệnh đã được
thực hiện, thì lệnh kia sẽ tự động bị hủy bỏ. Ví dụ, nhà kinh doanh có thể
thiết lập đồng thời hai lệnh là “Take – profit và Stop – loss order”. Nếu lệnh
“Take – profit order” của nhà kinh doanh được thực hiện, thì lệnh thứ hai là
“Stop – loss order” sẽ tự động bị hủy và ngược lại.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sử dụng các giao dịch phái sinh:
Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại, các giao
dịch phái sinh thường được sử dụng để cung cấp dịch vụ phòng ngừa tổn thất ngoại
hối cho khách hàng. Bao gồm các loại giao dịch sau:
+ Giao dịch kỳ hạn
+ Giao dịch hoán đổi
+ Giao dịch giao sau
+ Giao dịch quyền chọn
- Quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối bằng công cụ hạn mức:
Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại tệ tối đa và giới hạn lỗ
tối đa mà mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh ngoại tệ được phép thực hiện. Tùy theo
kinh nghiệm, trình độ, mục đích kinh doanh, năng lực tài chính và trang thiết bị mà
hạn mức giữa các tổ chức, giữa các Dealer là không giống nhau. Việc quản lý hạn
mức kinh doanh tại một ngân hàng thương mại có thể căn cứ theo một số tiêu chí
như sau:
a) Hạn mức chung cho cả phòng kinh doanh, trên cơ sở đó phân bổ hạn mức
cho từng nhà kinh doanh cụ thể. Nguyên tắc phân bổ hạn mức cho từng nhà kinh
doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên Forex.
Những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, có thâm niên, đã gặt hái được nhiều thành
công thường là những nhà kinh doanh chính được giao hạn mức cao hơn rất nhiều
so với những “tân binh”. Hơn nữa những nhà kinh doanh chính còn được giao
81
nhiệm vụ “trông nom và dìu dắt” các tân binh. Kết quả kinh doanh của các “tân
binh” có liên quan đến trách nhiệm của những nhà kinh doanh chính.
b) Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh: Ngoài việc quy định tổng hạn mức
chung , đối với những tổ chức và cá nhân kinh doanh liên quan đến nhiều đồng tiền,
thì việc quy định hạn mức kinh doanh đối với mỗi đồng tiền là cần thiết. Những
đồng tiền ít biến động thì hạn mức có thể cao, những đồng tiền biến động mạnh thì
hạn mức thấp.
c) Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể, ví dụ hạn mức giao ngay, kỳ hạn,
hoán đổi, tương lai và quyền chọn.
Các NHTMCP cần quy định các hạn mức hợp lý đối với các giao dịch viên.
Việc này nhằm quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Hạn
mức cho các giao dịch viên phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng giao dịch viên,
mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, vốn chủ sở hữu của ngân hàng và các
phản ứng của thị trường. Hạn mức đối với các giao dịch viên bao gồm: hạn mức
giao dịch trong ngày (Intraday limit); hạn mức trạng thái qua đêm (Overnight
Limit), hạn mức này luôn nhỏ hơn hạn mức trong ngày để phòng tránh sự mất mát
do việc đóng trạng thái khó hơn; ngoài ra có một hạn mức rất quan trọng, đó là hạn
mức lỗ (Stop-loss limit), hạn mức này đảm bảo rằng các giao dịch viên đóng trạng
thái của mình với một mức lỗ không vượt quá một mức nào đó, còn hơn là chịu
những tổn thất tài chính nặng hơn. Một khi các hạn mức đã được đặt ra thì các giao
dịch viên cần phải tuân thủ nghiêm túc các quy định này.
- Quy định các thủ tục nghiệp vụ về kinh doanh ngoại hối. Các thủ tục nghiệp
vụ này đối với các ngân hàng nước ngoài đều được tuân thủ rất nghiêm ngặt. Nội
dung của nó bao gồm các quy định về việc phân tách nhiệm vụ rõ ràng giữa bộ phận
giao dịch (Dealing Room) và bộ phận Back Office, các quy định về giờ giấc giao
dịch, về chỉ dẫn thanh toán, việc xác minh và kiểm toán nội bộ. Việc xác minh này
trong hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng hiện đại tỏ ra rất hữu hiệu trong
công tác quản lý rủi ro, nó bao gồm các công việc như kiểm tra lại xem các thông
82
tin đúng đã được ghi chép vào hệ thống kế toán chưa, định giá lại các trạng thái
ngoại tệ một cách độc lập so với phòng kinh doanh ngoại hối, kiểm tra và đảm bảo
rằng mọi trạng thái vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép.
- Tăng cường khả năng dự đoán tỷ giá và đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong
kinh doanh. Để dự đoán đúng sự biến động của tỷ giá yêu cầu các giao dịch viên
phải nắm vững hai phương pháp phân tích là phân tích cơ bản (Fundamental
analysis) và phân tích kỹ thuật (Technical analysis), ngoài ra việc phân tích các
dòng tiền vào ra trên thị trường (Cashflows) cũng là một yếu tố quan trọng tác động
tới sự thay đổi tỷ giá.
o Phân tích cơ bản là phương pháp dự đoán giá của một loại tiền tệ trong
tương lai dựa trên cơ sở các thông tin về kinh tế, chính trị, môi trường
tài chính và các yếu tố liên quan khác sắp diễn ra sẽ tác động đến cung
cầu về một loại tiền tệ như thế nào. Ý tưởng của phương pháp này là
tiến đến dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một loại tiền tệ để xác
định xem loại tiền tệ đó được định giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực
của nó. Phần khó nhất của phân tích cơ bản là quyết định thông tin nào
và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành.
o Phân tích kỹ thuật là phương pháp nghiên cứu dự đoán giá một loại tiền
tệ trong tương lai dựa vào phân tích đồ thị giá trong quá khứ của loại
tiền tệ đó hay hành động của thị trường trong quá khứ. Trong khi phân
tích cơ bản nghiên cứu các lý do làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống
thì phân tích kỹ thuật nghiên cứu biến động của chính bản thân giá.
o Phân tích dòng tiền ra vào trên thị trường sẽ cho thấy nhu cầu về một
loại tiền, ví dụ khi dòng vốn nước ngoài chảy vào thị trường Việt Nam
mạnh sẽ có khuynh hướng làm cho cầu về đồng Việt Nam tăng và cung
về đôla Mỹ tăng lên, điều này làm cho tỷ giá USD/VND có khuynh
hướng giảm.
3.2.3. Một số kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước:
83
- Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc phát triển thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng, hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ, tạo điều kiện để
hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, hình thành các công ty
môi giới ngoại hối, hướng thị trường ngoại hối Việt Nam hòa nhập với thế giới.
- Nên chuyển từ quy định quản lý trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày
như hiện nay sang quản lý trạng thái ngoại tệ thường xuyên tại bất kỳ thời điểm nào.
Thực tế, ngân hàng nhà nước với vai trò là người quản lý, quy định trạng thái ngoại
tệ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá quá mức có thể xảy ra đối với ngân hàng
thương mại và tránh nạn đầu cơ. Về giác độ kinh doanh, chính các ngân hàng
thương mại mới là người cần phải quan tâm quản lý chặt chẽ và thường xuyên trạng
thái của chính mình, bởi vì lãi hay lỗ phát sinh không phải ngân hàng nhà nước là
người gánh chịu mà chính tổ chức kinh doanh mới là người gánh chịu thưc sự. Một
thực tế đang tồn tại trong tư duy của một bộ phận cán bộ ngân hàng là chỉ quan tâm
đến việc làm của mình có vi phạm quy định của pháp luật hay không, còn kết quả
kinh doanh của chính mình là lãi hay lỗ trở thành vấn đề thứ yếu. Chính vì vậy, một
bộ phận cán bộ ngân hàng thương mại đã dành phần lớn kinh nghiệm, năng lực và
trí tuệ của mình vào việc “lách luật” để thực hiện các phi vụ mạo hiểm. Đây là điều
trái với đạo lý kinh doanh phổ thông trong kinh tế thị trường. Xuất phát từ thực tế
này, việc ngân hàng nhà nước chỉ quy định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối
ngày đã trở thành khe hở để những nhà kinh doanh thực hiện các phi vụ mua bán
mạo hiểm quá mức có thể diễn ra trong ngày. Nghĩa là trong ngày, nhà kinh doanh
có thể mua bán bao nhiêu cũng được, miễn sao đến cuối ngày cân bằng trạng thái
theo quy định của ngân hàng nhà nước.
- Như thực trạng sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá đã phân tích ở phần
2.4, chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá trong thời gian qua cũng là một trong
những nguyên nhân khiến cho nhu cầu sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại
hối bị hạn chế nhiều do đó đề nghị ngân hàng nhà nước cần phải thay đổi chính sách
quản lý ngoại hối và tỷ giá theo hướng khắc phục dần vòng luẩn quẩn: doanh
84
nghiệp không có công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá nên ngân hàng nhà nước phải can
thiệp và quản lý chặt chẽ để bảo vệ doanh nghiệp, doanh nghiệp được bảo vệ bởi
chính sách của Ngân hàng nhà nước nên không cần sử dụng các công cụ phòng
ngừa rủi ro tỷ giá nữa.
- Ngân hàng nhà nước cần chủ đạo sớm trong việc hình thành sàn giao dịch
các công cụ tài chính phái sinh. Như trên đã phân tích, một trong những hạn chế của
các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá là phí giao dịch cao, khách hàng ở
thế bị động do giao dịch qua thị trường OTC ở một số ít ngân hàng cung cấp. Do
đó, việc hình thành nên sàn giao dịch các công cụ phái sinh sẽ khắc phục những hạn
chế đó, thúc đẩy phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
- Cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần được thực hiện nghiệp vụ kinh
doanh vàng tài khoản cho khách hàng. Hiện tại khách hàng giao dịch vàng qua sàn
giao dịch vàng của ngân hàng ACB cũng chịu một rủi ro rất lớn do hạn chế về giờ
giao dịch, các công cụ giao dịch đặc biệt là công cụ lệnh trong khi giao dịch trên
vàng tài khoản không khác mấy so với giao dịch trên sàn giao dịch vàng mà lại
không khống chế về thời gian cũng như các công cụ lệnh. Và nếu sử dụng đúng
cách thì có thể dùng vàng tài khoản để bảo hiểm giá vàng (như đã phân tích ở mục
2.4). Do đó khuyến nghị Ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại
cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cung cấp công cụ bảo hiểm giá vàng
này cho khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:
Dựa trên những thực trạng về sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.
HCM, chương 3 chỉ ra những vấn đề cần hoàn thiện thêm để có thể ứng dụng các
công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá phù hợp với các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.
HCM nói riêng cũng như các ngân hàng ở Việt Nam nói chung. Hy vọng nếu làm
được những giải pháp này, hoạt động kinh doanh ngoại hối ở các ngân hàng thương
mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM sẽ có những bước triển mới và sẽ gia tăng nhu
85
cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp và các
ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. HCM.
86
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành và
từng bước phát triển. Chính sách quản lý ngoại hối đang dần được hoàn thiện phù
hợp với hướng phát triển kinh tế thị trường mở; những nhân tố thị trường ngày càng
trở nên quyết định hơn trong việc xác định tỷ giá hối đoái; bước đầu đã đưa một số
các giao dịch kinh doanh ngoại hối vào cuộc sống như giao dịch giao ngay, giao
dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi. Mặc dù với những bước đi đầu tiên, nhưng thị
trường ngoại hối Việt Nam đã tạo ra môi trường kinh doanh ngoại hối cho các Ngân
hàng thương mại, đồng thời cung cấp các công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro tỷ
giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những nhà đầu tư quốc tế.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối chứa đựng nhiều rủi ro nhất là rủi ro tỷ giá
nhưng nếu được quản lý một cách khoa học sẽ mang lại lợi nhuận lớn, đóng góp
vào tổng lợi nhuận chung cho các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, trong xu
hướng hội nhập hiện nay, việc hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết.
Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng đề tài này đã giải quyết được một số vấn
đề nghiên cứu được đưa ra như sự cần thiết của thị trường ngoại hối, nguồn gốc
phát sinh rủi ro tỷ giá, các quy tắc chung để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và thực trạng
sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Với
các giải pháp mà đề tài đưa ra để hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hy vọng rằng trong những năm tới, các ngân hàng
thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ có một bước tiến mới
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, góp phần đưa hoạt động này thành một trong
những hoạt động quan trọng mang lại lợi nhuận chung cho ngành ngân hàng, đóng
87
góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và đất nước
Việt Nam nói chung.
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 TS Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh
doanh ngoại hối, Nhà xuất bản thống kê.
2 PGS.TS. Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định, Tài chính quốc tế, Nhà
xuất bản thống kê.
3 Ths. Tạ Ngọc Sơn, Bàn về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại
tệ tại ngân hàng thương mại, Tạp chí ngân hàng - Số 3 năm 2004.
4 PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối và những
quy tắc phòng ngừa, Tạp chí Ngân hàng - Số 7 năm 2005.
5 PGS. TS. Phạm Văn Năng, PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Trương Quang
Thông, Ngân hàng TMCP TP. HCM Nhìn lại một chặng đường phát triển,
Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TP. HCM.
6 Trần Trọng Quốc Khanh, Nghiệp vụ hoán đổi vàng - Một công cụ bảo hiểm
giá vàng nhập khẩu rất hữu hiệu cho thị trườngViệt Nam, Tạp chí Thị trường
tài chính tiền tệ - ngày 1.5.2004
Websites tham khảo:
http:// www.sbv.gov.vn
http:// www.vneconomy.com.vn
http:// www.vcci.com.vn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA0137.pdf