Lời mở đầu
Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, phát triển và tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu quốc gia. Trong khi nền kinh tế phát triển thấp, tích luỹ từ nội bộ không nhiều , các nguồn lực của nền kinh tế chưa có điều kiện khai thác thì việc hỗ trợ của dòng vốn bên ngoài là rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để có thể thu hút đồng vốn từ bên ngoài đòi hỏi chúng ta phải thực thi hàng loạt chính sách kinh tế có
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên quan, nhằm tạo môi trường cho dòng vốn được lưu chuyển dưới tác động của cung cầu tiền tệ trên thị trường.
Bởi vì tiền tệ là vấn đề rất nhạy cảm, việc thực thi chính sách tiền tệ không những tác động đến tình trạng của nền kinh tế quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các nước khác do xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới. Mặt khác việc thực thi chính sách tiền tệ rất đa dạng, phần lớn tuỳ vào quan điểm nhận định của các nhà lãnh đạo, tuy nhiên, cho dù thế nào đi nữa thì những đúc kết từ thực tiễn điều hành chính sách vẫn là cơ sở quan trọng cho việc định hướng, hoàn thiện về sau. Trên tinh thần đó, việc nghiên cứu tổng kết việc thực thi chính sách tiền tệ trong thời gian qua là điều đáng quan tâm.
Tuy nhiên, do việc thực hiện chính sách tiền tệ là một vấn đề mang tính vĩ mô, được Ngân hàng Trung ương hoạch định và thực thi trong cả một giai đoạn dài. Do vậy, trên cơ sở những kiến thức đã học, trong bài viết này, em xin đề cập tới thực trạng của việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ hiện nay và một số đánh giá và giải pháp để việc thực hiện các công cụ đó hiệu quả hơn. Vì đây là một vấn đề có tính vĩ mô nên bài viết của em không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá và góp ý của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.
A.Giới thiệu chung về chính sách tiền tệ.
Theo điều 2 của Luật NHNN Việt Nam thì: "Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân". Với chính sách này, Nhà nước thống nhất quản lí mọi hoạt động của ngân hàng, động viên các nguồn lực trong nước, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế.
Để thực hiện được những mục tiêu hết sức quan trọng đó Ngân hàng Trung ương phải thông qua quá trình hoạch định chính xác và tổ chức thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ của mình.
Chính sách tiền tệ là tổng thể tất cả các biện pháp, công cụ của Ngân hàng Trung ương nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế, thông qua việc chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền và tín dụng, tức là thông qua chi phối dòng tiền chu chuyển và khối lượng tiền.
Mục đích của chính sách tiền tệ là nhằm điều tiết lượng tiền trong lưu thông. Sự điều tiết này thể hiện qua 2 hướng: mở rộng tiền tệ và thắt chặt tiền tệ. Việc điều tiết lượng cung tiền như thế nào để cho nền kinh tế phát triển một cách nhịp nhàng luôn là vấn đề nan giải của các quốc gia, việc thiếu hay thừa tiền luôn có tác động tiêu cực của nó.
Tuy nhiên trong thực tế điều hành của chính sách tiền tệ, tuỳ vào từng thời kì phát triển kinh tế, tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể của kinh tế xã hội mà sử dụng chính sách thắt chặt hay mở rộng tiền tệ. Đây cũng là vấn đề mang tính nhạy cảm của các nhà điều hành chính sách tiền tệ.
Để làm được điều này, Ngân hàng Trung ương phải sử dụng hàng loạt các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở. Vấn đề đặt ra là Ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ điều tiêt vĩ mô như thế nào và phối hợp giữa các công cụ này để đạt được sự ổn định trên thị trường tiền tệ.
B.Các công cụ của chính sách tiền tệ.
1.Hạn mức tín dụng.
1.1 Giới thiệu chung.
*Khái nịêm :Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng tối đa mà Ngân hàng Trung ương có thể cung ứng cho tất cả các Ngân hàng thương mại trong thời kì nhất định( năm hay quý), phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế của thời kì đó. Đây là một chỉ tiêu có quan hệ trực tiếp đến khối lượng tiền trung ương được cung ứng thêm đối với các Ngân hàng thương mại. Là công cụ mà Ngân hàng Trung ương sử dụng để kiểm soát lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế . Công cụ này tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, làm ảnh hưởng đến Ms cho lưu thông.
Khối lượng tín dụng do Ngân hàng thương mại cung ứng cho các doanh nghiệp xuất phát từ hai nguồn :
_ Nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế mà các NH huy động được .
_Từ nguồn tiền trung ương có được thông qua hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương.
Như ta đã biết,từ các khoản tiền gửi không kì hạn ban đầu, Ngân hàng thương mại có khả năng cấp tín dụng. Từ các khoản tín dụng đã được cấp ra, các NH lại tiếp tục tạo ra tiền gửi không kì hạn (một bộ phậncấu thành quan trọng của khối tiền tệ). Cứ như vậy, quá trình này được tiếp diễn không ngừng trong hệ thống các Ngân hàng thương mại và được gọi là quá trình tạo tiền.Vậy là từ một khoản tiền ban đầu vào một NH, thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống Ngân hàng thương mại, số tiền gửi ban đầu đã tăng lên gấp bội, khả năng tăng lên bao nhiêu lần so với khoản tiền gửi ban đầu do hệ số mở rộng tiền gửi quyết định.
Do vậy để kiểm soát khối lượng tiền tệ cung ứng, cần phải áp dụng những biện pháp cần thiết để kiểm soát ngay cả khối lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế.
Khi sử dụng hạn mức tín dụng là khống chế dư nợ tín dụng của các Ngân hàng thương mại, từ đó nó quyết định đến lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế vì mỗi khoản cho vay cấu thành dư nợ tín dụng của các Ngân hàng thương mại thì tương đương với nó là một lượng nguồn vốn tiền gửi huy động, từ đó ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn tín dụng so với lượng tiền cung ứng. Khi Ngân hàng Trung ương tăng hạn mức tín dụng sẽ dẫn đến tăng khả năng cung ứng vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiền qua hệ thống NH, do đó làm tăng lượng tiền cung ứng. Ngược lại với trường hợp Ngân hàng Trung ương giảm hạn mức tín dụng, khống chế khả năng cung ứng tín dụng của hệ thống NH cho nền kinh tế, giảm khả năng tạo tiền trong hệ thống, do đó làm giảm lượng tiền cung ứng. Hạn mức tín dụng tác động vào hệ số mở rộng tiền tệ nên tác động vào lượng tiền cung ứng.
Việc kiểm soát khối lượng tín dụng cung ứng được thực hiện chủ yếu bằng những biện pháp quản lý trực tiếp như chỉ tiêu hạn mức tín dụng. Khi ấn định hạn mức cho mỗi thời kì, Ngân hàng Trung ương thường căn cứ vào kế hoạch tăng trưởng kinh tế cộng với chỉ số lạm phát cho phép trong thời kì đó. Hạn mức tín dụng này không phải là chỉ tiêu khống chế hạn mức tín dụng cho nền kinh tế mà các Ngân hàng thương mại ấn định đối với các doanh nghiệp. Các Ngân hàng thương mại có thể thực hiện mức tín dụng của mình lớn hơn hạn mức tín dụng của mình lớn hơn hạn mứctín dụng mà Ngân hàng Trung ương ấn định cho ngân hàng mình, nếu Ngân hàng thương mại huy động được khối lượng vốn lớn hơn. Sở dĩ như vậy vì, vốn do các NH huy động và cho vay ra dù lớn gấp nhiều lần hạn mức tín dụng được Ngân hàng Trung ương cung ứng, cũng không ảnh hưởng đến khối lượng tiền lưu thông.
1.2.Thực tế vận dụng "hạn mức tín dụng".
Trong quá trình cấp tín dụng cho nền kinh tế thông qua hệ thống NH kinh doanh, hạn mức tín dụng được Ngân hàng Trung ương sử dụng phối hợp chặt chẽ với nghiệp vụ tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để khống chế sao cho mức tăng khối lượng tiền tương ứng với động thái phát triển kinh tế, phù hợp với yêu cầu của việc kiểm soát mức lạm phát.Tuỳ theo thực trạng kinh tế mà Ngân hàng Trung ương ấn định hạn mức tín dụng cao hay thấp, nhưng cách sử dụng phổ biến là siết chặt hạn mực.
ở Việt Nam, NHNN Việt Nam bắt đầu sử dụng hạn mức tín dụng như một công cụ của chính sách tiền tệ từ 6/1994. Thời kì đầu chỉ áp dụng với 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh và sau đó mở rộng ra các NH khác. Công cụ này cũng đã phát huy hiệu quả là đã phần nào khống chế được mức tăng dư nợ ngắn hạn. Tuy nhiên ngay từ 1995,1996 công cụ hạn mức tín dụng đã bộc lộ những hạn chế là mức tăng dư nợ tín dụng thực tế đã vượt quá hạn mức tín dụng cho phép, và nó trở nên không có hiệu quả từ 1997 khi hạn mức tín dụng thừa so với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Do vậy, từ cuối 1998 đến nay Ngân hàng Trung ương đã tạm ngừng sử dụng công cụ này.
1.3.Hiệu quả
Việc áp dụng công cụ hạn mức tín dụng trước đây đã có những hiệu quả nhất định:Trong điều kiện của nền kinh tế đang phát triển, thị trường tài chính đang trong quá trình hình thành và phát triển, các công cụ nhạy cảm của cơ chế thị trường như lãi suất chiết khấu, thị trường mở...chưa đủ mạnh để khống chếvà kiểm soát khối cung tiền tăng thêm, thì công cụ hạn mức tín dụng đóng vai trò quan trọng : Một là, nó giúp cho Ngân hàng Trung ương có thể khống chế được khối lượng tiền cung ứng tăng thêm tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế và hai là có tác dụng thúc đẩy các NH kinh doanh phải chăm lo tự cân đối vốn, khi muốn mở rộng cho vay phải tìm biện pháp huy động vốn trên thị trường tín dụng, qua đó tự cân đối nhu cầu tiền tệ mà không cần tăng thêm tiền TƯ. Đối với nước ta, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, hệ thống tài chính còn đang yếu thì việc sử dụng công cụ hạn mức tín dụng là cần thiết.
Tuy nhiên, việc điều hành công cụ này chỉ có hiệu quả khi hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh còn chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiền tệ, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các công cụ (lãi suất tín dụng, can thiệp thị trường hối đoái), cùng các biện pháp hành chính khác. Mặt khác, trong điều kiện thị trường tiền tệ, thị trường vốn chưa phát triển như trước đây, sự tăng giảm giữa hạn mức tín dụng cho toàn bộ nền kinh tế là gần cùng nhịp điệu, nên việc điều khiển công cụ này thuận lợi hơn. Hiện nay, thị trường chứng khoán đã ra đời, hệ thống các Ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần, các tổ chức tài chính phát triển đa dạng, phong phú thì việc điều hành bằng công cụ này không đơn giản. Chính vì vậy mà hiện nay Ngân hàng Trung ương không còn sử dụng công cụ này nữa.
2.ấn định lãi suất:
2.1.Giới thiệu chung.
*Khái niệm: Chính sách lãi suất là một bộ phận của chính sách tài chính và là công cụ của chính sách tiền tệ điều tiết lượng tiền cung ứng cho mục tiêu quản lý vĩ mô.
Thực chất của công cụ này là việc ngân hàng trung ương ấn định cung lãi suất để chỉ đạo, điều tiết lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng kinh doanh. Theo phương pháp này, Ngân hàng Trung ương quy định mức lãi suất tiền gửi tối thiểu và mức lãi suất cho vay tối đa, buộc các ngân hàng kinh doanh phải thi hành, hoặc có khi chỉ qui định mức lãi suất cho vay tối đa mà không qui định mức lãi suất tiền gửi. Mức lãi suất tác động đến khả năng cho vay của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến Ms. Trong khuôn khổ trần sàn lãi suất, tổ chức tín dụng được phép qui định các mức lãi suất cho vay và tiền gưỉ cụ thể phù hợp với quan hệ cung cầu về vốn tín dụng trong từng giai đoạn. Ngoài ra lãi suất phải được xác định trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc qui định lãi:
- Lãi suất tín dụng phải bảo đảm được giá trị vốn vay, đảm bảo tích luỹ cho cả người cho vay.
- Lãi suất phải đảm bảo được kích thích sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển, người sử dụng vốn quan tâm đến hiệu quả đầu vốn và kích thích người gửi tiền vào ngân hàng.
2.2.Thực tế vận dụng.
Truớc khi chuyển sang hoạt động kinh doanh, hoạt động theo mô hình hai cấp lãi suất được xác định theo nguyên tắc lãi suất cho vay cao hơn lãi suất tiền gửi. Trong lãi suất cho vay có phân biệt đối xử: lãi suất cho vay cá thể cao hơn lãi suất cho vay hợp tác xã, lãi suất cho vay hợp tác xã cao hơn lãi suất cho vay các đơn vị quốc doanh. Khi tính toán để xác định lãi suất không được phép xét đến yếu tố giá cả thị truờng, hoặc trượt giá vì cho rằng trong nền kinh tế có kế hoạch ở nước ta không thể có lạm phát. Lãi suất tiền gửi thanh toán do các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng và lãi suất tiền gửi tiết kiệm không được coi là một công cụ kinh tế và công cụ của chính sách tiền tệ thực sự. Để cho lãi suất tín dụng thực sự là công cụ của chính sách tiền tệ, hiện nay lãi suất không còn giữ mức tuơng đối cố định lâu dài như truớc mà đã luôn linh hoạt theo thị truờng. Phương pháp xác định lãi suất đã được tính toán đến các yếu tố lãi suất cơ bản với chỉ số trượt giá. Đồng thời lãi suất được thay đổi thường xuyên. Điều đó có nghĩa là công cụ lãi suất đã bước đầu được sử dụng một cách đúng đắn. Trong đó, không phải chỉ thuần tuý căn cứ vào gía cung cấp trong kế hoạch nhà nứơc, bỏ qua khu vực giá tự do để ngộ nhận rằng giá cả ổn định, thị trường ổn định, mà đã tính toán đến tất cả các khu vực của thị truờng.
Giai đoạn tháng tám năm 2000 trở lại đây Ngân hàng Trung ương đã tạo ra bước ngoặt trong cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tiến tới tự do lãi suất, do cơ chế lãi suất trước đây chưa có mức lãi suất nào đóng vai trò là lãi suất chủ đạo, định hướng cho các tổ chức tín dụng ấn định mức lãi suất kinh doanh, vì thế kể từ 5-8-2000 theo quyết định 241/ QD- NHNN1 của thống đốc NHNN đã chính thức thay đổi cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt Nam và cơ chế thị trường có sự quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Theo đó, đối với lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam các tổ chức tín dụng sẽ ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNN công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá mức lãi suất cơ bản và biên độ do thống đốc NHNN qui định cho từng thời kỳ. Trong đó, lãi suất cơ bản được NHNN công bố trên cơ sở tham khảo mức laĩ suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các TCTD được lựa chọn theo quyết định của thống đốc NHNN trong từng thời kỳ, còn biên độ thì được công bố hàng tháng trong trường hợp cần thiết, NHNN sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.
Đối với lãi suất cho vay bằng USD: Các tổ chức tín dụng sẽ ấn định mức lãi suất cho vay theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất USD trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore kỳ hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn, kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay trung dài hạn tại thời điểm cho vay và biên độ do thống đốc ngan hàng qui định trong từng thời kỳ.
Với cơ chế điều hành lãi suất mới này, về mặt bản chất cũng giống như cơ chế lãi suất trần, bởi vì lãi suất cho vay bị khống chế bởi lãi suất cơ bản cộng với biên độ, chỉ khác là nó mang tính hướng dẫn, chỉ đạo cho các TCTD hình thành lãi suất hoạt động cho mình một cách dễ dàng hơn. tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay khi mà nhà nước chưa thể thả nổi lãi suất thì việc qui định biên độ dao động là nhằm đảm bảo quản lý của nhà nước truớc khi chuyển hẳn sang lãi suất thị trường, lúc đó việc điều hành chính sách tiền tệ chủ yếu bằng công cụ lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị truờng mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Chính vì vậy mà tình hình lãi suất ngân hàng đến nay hầu như không biến động so với thời điểm truớc khi điều chỉnh.
Ngày 29-5-2001, thống đốc NHNN đã ra quyết định số 718 về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng USD. Theo đó, các TCTD được quyền chủ động ấn định lãi suất cho vay bằng USD trên cơ sở lãi suất thị truờng quốc tế và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ trong nước. Đây là một bước đi tự tin táo bạo và sáng suốt, đặt tiền đề hết sức quan trọng cho quá trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam.
2.3. Hiệu quả:
Từ năm 1991 trở về truớc, lãi suất âm tuyệt đối nhưng mức tăng trưởng lại thấp hơn các năm sau đó. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng không phải lãi suất cho vay thấp mà có được tăng truởng cao mà vấn đề là ở chỗ lãi suất phải phù hợp với qui luật cung cầu về vốn, thì công cụ bổ trợ này mới có ý nghĩa.
Lãi suất tín dụng Việt Nam hiện tại đang giải quyết các mục tiêu mâu thuẫn với nhau là :
- Huy động được nhiều vốn trong dân chúng để đáp ứng cho nền kinh tế.
- Tỉ lệ lãi suất phải kéo thấp xuống để phù hợp với thế giới, đồng thời phù hợp với qui luật hình thành và phân chia lợi nhuận bình quân toàn xã hội.
Chúng ta không đánh giá mặt đúng mặt sai trong việc thực hiện các biện pháp tình thế về lãi xuất, để gây tác động mạnh, tức thời, nhằm giảm nhanh tốc độ lạm phát, mà phải gánh chịu một khoản lỗ do lãi xuất cho vay bình quân thấp hơn lãi xuất tiền gửi. Ơ đây, chúng ta chỉ quan tâm đến khía cạnh sức mạnh của công cụ lãi suất mà trước đây chưa từng sử dụng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, thì nay kết quả của việc sử dụng công cụ nàylà đã làm thay đổi lớn khối lượng tiền trong lưu thông. Tính theo con số tương đối thì, năm 1991, khối lượng tiền trong lưu thông bằng 71,88% so với năm 1990, năm 1992 bằng 64,81% so với năm 1991 và 1993bằng 34,4% so với1992. Khi nâng lãi xuất tiền gửi để rút bớt lượng tiền từ lưu thông, buộc phải nâng lãi xuất cho vay. Nhưng từng vùng kinh tế có mức phát triển khác nhau. Vì vậy, nếu như các doanh nghiệp phía nam sẵn sàng chấp nhận vay vốn với mức lãi xuất cao ( 1992 họ đã chấp nhận vay với lãi xuất 5%tháng) thì các doanh nghiệp phía bắc không chịu nổi mức lãi suất đó. Thực trạng này đã và đang làm hạn chế tác dụng của công cụ lãi suất tín dụng nếu chúng ta không tính toán đến quan hệ cung cầu về vốn trong khi hoạch định chính sách lãi suất.
Mặt khác công cụ lãi suất kém tác dụng vì một lí do khác nữa.Ngân hàng Trung ương đã sử dụng các phương pháp toán số học để tính toán nhằm thực hiện nguyên tắc lãi suất cho vay phải bằng lãi suất tiền gửi cộng trượt giá cộng thêm một vài yếu tố về chi phí ngân hàng. Đồng thời khẳng định con số có tính chất ấn định trần trên và sàn dưới của lãi suất, để qui định mức lãi suất bình quân về tiền gửi và cho vay một thời kì nhất định với một khung hẹp về biên độ và không có chênh lệch lớn giữa các Ngân hàng thương mại, tuy các NH này có những điều kiện rất khác nhau. Như vậy, trong những trường hợp cung về nguồn vốn lớn hơn cầu, các Ngân hàng thương mại khó sử dụng công cụ lãi suất một cách nhạy cảm.
Biên độ chênh lệch giữa "đầu vào" và "đầu ra" hẹp (khoảng 0,35%), có tác dụng giúp cho Ngân hàng Trung ương điều khiển chính sách tiền tệ thuận lợi. Bởi vì biên độ hẹp của lãi suất có thể dễ dàng điều hành chính sách tín dụng "nới lỏng" hay "hạn chế".Do các Ngân hàng thương mại dù rất khác nhau về điều kiện, về môi trường hoạt động cũng phải chịu sự khống chế của biên độ hẹp về khung lãi suất, nên vai trò cạnh tranh giữa các NH, một yếu tố cần thiết trong nền kinh tế thị trường đã không phát huy được.
Để thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả, cần phải hoàn thiện công cụ lãi suất theo hướng tiến tới tự do hoá lãi suất, cụ thể là trong giai đoạn tới là nhằm vào sự hoàn thiện nguyên tắc xác định lãi suất cơ bản. Như chúng ta đã biết, lãi suất vừa phải đáp ứng lợi ích của người đi vay và người cho vay; đối với người cho vay thì lãi suất phải bao gồm lạm phát dự kiến, rủi ro và mức lợi nhuận mong đợi;còn người đi vay thì mức lãi suất phải nhỏ hơn mức lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, về phía NH cần xác định chính xác mức lạm phát dự kiến, rủi ro và lợi nhuận mong đợi. Theo như hiện nay NHNN xác định lãi suất cơ bản chỉ dựa trên một sốNgân hàng thương mại là rất phiến diện, chưa phản ánh hết quan hệ cung cầu tín dụng thực của thị trường; trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh hiện đã có gần 100 TCTD hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.
3. ấn định tỉ giá.
3.1.Giới thiệu chung về tỉ giá hối đoái.
Phạm trù tỉ giá hối đoái phản ánh quan hệ so sánh giá trị giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng tiền trong nước và đồng thời cũng biểu hiện tương quan cung cầu ngoại tệ.
Chính sách tỉ giá là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia, đã được các Ngân hàng Trung ương của các nước tiến hành theo điều kiện của mỗi nước, phù hợp với tình hình cụ thể của từng thời kì. Ơ nước ta, trong thời kì dài chuyển sang kinh tế thị trường, việc thực hiện chính sách tỉ giáđang được đi theo những tiến trình hoà hợp với xu thế chung. Tỉ giá là một yếu tố quan trọng, do đó, Ngân hàng Trung ương tìm cách can thiệp khi tỉ giá biến động, chống nguy cơ khủng hoảng tỉ giá dẫn đến khủng hoảng tiền tệ
Tỷ giá hối đoái được sử dụng như một công cụ điều tiết đối với quan hệ kinh tế đối ngoại, từ đó có ảnh hưởng tới tình trạng cán cân thanh toán quốc tế, tới dự trữ ngoại tệ. Cụ thể là:
Nếu tỷ giá hối đoái quá thấp sẽ hạn chế đối với xuất khẩu khuyến khích nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng bất lợi tới cán cân thanh toán và tới dự trữ ngoại hối.
Ngược lại, tỷ giá hối đoái cao sẽ tác dụng khuyến khích xuất khẩu , ảnh hưởng tới tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại hối.
3.2.Thực tiễn về diễn biến tỉ giá.
ở nước ta, khi bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường, cũng là lúc lạm phát còn ở mức độ rất cao, thì vàng và ngoại tệ có sức chi phối rất mạnh đến việc điều hành chính sách tiền tệ cũng như liên quan trực tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông.Trong thời kì đó, đồng bản tệ không thể làm tròn chức phận của nó trong lưu thông, trong khi sản xuấtvà lưu thông xã hội không thể ngừng lại, nên khi chưa có được một chính sách ngoại hối thích hợp như ở Việt Nam trong những năm 1990 đầu năm 1991, buộc vàng và ngoại tệ phải xuất hiện trên vũ đài lưu thông để thực vai trò của tiền tệ như một tất yếu khách quan.Chính sách ngoại hối lúc đó chỉ đọng lại trên các văn bản và bị bật ra khỏi thựctiễn, càng không có ý nghĩa trong việcđạt được mục tiêu chính sách tiền tệ.
Chỉ đến cuối năm 1992, khi mức độ lạm phát ở mức 17,5%/năm, lúc đó Việt nam mới thực sự áp dụng một tỉ giá linh hoạt với sự quản lí và can thiệp của Ngân hàng Trung ươngthông qua các trung tâm giao dịch ngoại tệ, thay thế cho hệ thống tỉ giá cứng , tỉ giá kết toán trước đây, thì khi đó việccan thiệp trên thị trường ngoại hối đã có tác dụng thực sự như một công cụ hỗ trợ cho các công cụ khác. Tỉ giá hối đoái thời kì đó đã tương đối ổn định, bước đầu qua tỉ giá mà điều khiển được khối lượng tiền trong lưu thông.
Ngày nay, thị trường ngoại tệ trong một nước không thoát li thị trường quốc tế. Không một ai có thể ngăn cản được những cuộc mua bán ngoại tệ ở một NH nước mình , do một NH nước ngoài tiến hành thông qua một cuộc thương lượng qua điện thoại, điện báo , vì vậy tỉ giá linh hoạt , chính sách đúng đắn, sẽ tạo thuận lợi cho việc giao dịch và mua bán ngoại tệ thông qua các NH theo tỉ giá thị trường. "Mục tiêu chủ yếu là tạo dự trữ ngoại tệ ngày càng lớn để điều tiết thị trường ngoại hối, làm cho tỉ giá hối đoái phản ánh đúng hơn sức mua thực tế của đồng VN, tiến tới làm cho đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
Nhằm thực hiện mục tiêu nói trên, qua nhiều năm đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của các nước có điều kiện tương tự, Việt nam đang thực hiện một chính sách tỉ giá linh hoạt có điều chỉnh theo phương pháp "tỉ giá nguội". Tỉ giá chính thức đượcNgân hàng Trung ương công bố hàng ngày.Căn cứ tỉ giá chính thức đó, các Ngân hàng thương mại qui định tỉ giá giao dịch trên cơ sở dưới phép giao động với biên độ 0,7 % so với tỉ giá chính thức.
Với một chính sách và phương thức vận hành như vậy cho đến nay, thực tế đã cho thấy, nó phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Chưa có một biến động lớn nào về kinh tế và lưu thông tiền tệ do chính sách tỉ giá gây ra.
Giai đoạn từ 25/2/1999 đến nay, chính sách tỷ giá hối đoái cũng hoàn toàn giống như giai đoạn trước; tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là biên độ được điều chỉnh giảm từ 0,7% xuống còn 0,1% và hàng ngày, NHNN sẽ công bố tỷ giá liên NH của ngày giao dịch trước đó làm cơ sở cho các TCTD quy định tỷ giá mua và bán ngoại tệ, áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu.Việc thay đổi về cơ chế quản lí, điều hành tỷ giá đã tạo quyền chủ động cho các Ngân hàng thương mại trong việc tự qui định tỷ giá giữa VNĐ với các ngoại tệ khác (không phải USD)
Kể từ đó đến nay, tỷ giá liên NH vẫn luôn tăng kịch trần nhưng do biên độ chỉ có 0,1%, nên tỷ giá hối đoái thường giao động từ 10-20 đ/USD. Tuy nhiên, nhiều lúc tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên NH ngày hôm sau mà NH công bố vẫn ở mức cũ, điều này chứng tỏ tỷ giá liên ngân hàng mà NH công bố vẫn là tỷ giá theo ý muốn chủ quan của Ngân hàng Trung ương.
Khi phân tích quá trình thực hiện chính sách tỷ giá của VN trong những năm gần đây, tỷ giá chính thức VNđ được cho ít căn cứ vào tình hình giá cả nội địa và chỉ số lạm phát của VN. Ví dụ, năm 1990 và 1991 lạm phát cùng chỉ số 67%/ năm. Tỷ giá so với USD lại theo 2 chỉ số khác nhau là1990, 7050 VNĐ/1USD năm 1991 là 12500VNĐ/USD. Như vậy việc hoạch địnhvà thực thi chính sáchtỷ giá ở nước ta đã tính toán đếnnhiều yếu tố và cũng bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ kinh tế và lưu thông tiền tệ.
3.3.Đánh giá.
Trong thời gian tới khi mà lãi suất chưa được tự do hoá vẫn còn sự can thiệp của Nhà nước, dự trữ ngoại tệ còn quá ít, kinh tế tăng trưởng nhưng chưa vững chắc, thị trường tiền tệ chưa phát triển thì việc duy trì tỷ giá công bố và biên độ giao dịch như hiện nay vẫn là cần thiết.
Hiện nay, nhu cầu về ngoại tệ còn rất cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong khi đó, cung ngoại tệ thì rất hạn chế. Nhiều người thừa nhận VNĐ đang bị đánh giá cao, nếu cứ để tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu thị trường sẽ tất yếu dẫn đến một sự tăng vọt không lường, nguy cơ lạm phát và khủng hoảng sẽ xảy ra. Mặt khác, trong nước đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhập khẩu đang chiếm tỉ trọng lớn hơn xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu của nước ta chủ yếu là hàng nông sản, may mặc, giày da...những mặt hàng có hàm lượng chất xám thấp, trong khi đó, cơ cấu nhập khẩu thường là may móc thiết bị hiện đại, các nguyên liệu đầu vào...
Do đó, lợi ích của việc nhập khẩu hiện nay là lớn hơn xuất khẩu, ngoài ra nếu tỉ giá tăng vọt sẽ làm cho các khoản nợ nước ngoài tăng. Chính vì vậy mà việc duy trì một tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ làm cho Nhà nước chủ động hơn trong việc điều hành.
Với cơ chế điều hành mới từ ngày 25/2/99, tỷ giá của đồng Việt nam được hình thành trên cơ sở giao dịch trên thị trường và phản ánh tương đối khách quan sức mua của đồng Việt nam so với ngoại tệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được vai trò kiểm soát của nhà nước. Điều hành tỷ giá trong năm 1999 đã mang lại những kết quả khả quan: tỷ giá ổn định cả trên thị trường chính thức và thị trường tự do, chênh lệch tỷ giá ở hai thị trường này ngày càng được thu hẹp, doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên NH đạt ở mức khá cao đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế, góp phần khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
4.Dự trữ bắt buộc.
4.1. Giới thiệu chung.
Ta biết rằng, khi ngân hàng trung gian huy động vốn và cho vay sẽ có khả năng tạo ra tiền gửi mới cho hệ thống, tạo ra hệ số tín dụng. Để có thể kiểm soát được tình hình này, Ngân hàng Trung ương sử dụng cơ chế dự trữ tối thiểu bắt buộc, nhằm điều hoà khối lượng tín dụng.
Số tiền dự trữ tối thiểu bắt buộc phụ thuộc 2 yếu tố:Số tiền gửi huy động được và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Tiền dự trữ bắt buộc = Tỷ lệ dự trữ bắt buộc x Tổng số tiền gửi nhận được
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là hệ số giữa số lượng phương tiện thanh toán cần vô hiệu hoá trên tổng số tiền gửi không kì hạn và có kì hạn, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các ngân hàng trung gian.
Nếu khả năng thanh toán quá lớn (Các ngân hàng trung gian đang dư thừa tiền trung ương), Ngân hàng Trung ương sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm khối lượng tiền tệ, giảm khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng trung gian.
Ngược lại, nếu khả năng thanh toán thấp, Ngân hàng Trung ương sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng khả năng cung ứng tín dụng của các NH trung gian.
Theo thuyết tạo tiền, một khối lượng tiền gửi tăng thêm sẽ dẫn tới khả năng cung ứng tín dụng của toàn bộ hệ thống các NH trung gian tăng lên nhiều lần.
Ngược lại, khi giảm đi một khối lượng tiền gửi ban đầu thì khả năng cho vay của toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian cũng giảm đi nhiều lần. Có thể thấy:
Khả năng mở rộng tiền gửi ngân hàng = Số tiền gửi huy động ban đầu x 1
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Thông qua công cụ dự trữ tối thiểu bắt buộc, Ngân hàng Trung ương có thể tác động cả về khối lượng và giá cả tín dụng của các ngân hàng trung gian. Từ đó tạo ra yếu tố kích thích mở rộng hoặc hạn chếcung ứng tín dụng của các ngân hàng trung gian.
Ngân hàng Trung ương thường ấn định mức dự trữ bắt buộc khác nhau đối với các loại tiền gửi khác nhau. Về nguyên tắc, mức dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kì hạn ao hơn đối với tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn.
Về cơ cấu dự trữ bắt buộc, bao gồm tiền gửi trên tài khoản của ngân hàng trung gian tại Ngân hàng Trung ương và tiền mặt tại quĩ của các ngân hàng trung gian. Ngoài ra, ở một số nước Ngân hàng Trung ương cũng cho phép tính vào tiền dự trữ bắt buộc cả các khoản tiền mua tín phiếu kho bạc, nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng trung gian. `
4.2.Qúa trình sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc ở Việt nam.
Đây là một loại công cụ của chính sách tiền tệ lần đầu tiên được sử dụng ở nước ta.
Tại điều 45 Pháp lệnh NHNN đã qui định "NHNN qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc ít nhất ở mức 10% và nhiều nhất ở mức 30% trên toàn bộ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng quản trị NHNN quyết định tăng tỷ lệ dự trữ trên mức 30% và NHNN trả lãi cho mức tăng đó."
Trên thực tế công cụ này được bắt đầu sử dụng từ cuối năm 1989, với tổng số tiền các Ngân hàng thương mại phải ký gửi hơn 100 tỷ đồng, năm 1990 là 356 tỷ đồng và các năm sau vẫn được thực hiện theo mức 10% tính trên số tiền gửi của khách hàng. Trong một thời gian dài, tỷ lệ 10% được duy trì một cách cố định, mặc dù chính sách tín dụng từ năm 1989 đến nay đã trải qua nhiều thời kì khác nhau theo chủ trương lúc thì thắt chặt, khi thì nới lỏng. Trong một năm cũng có quí , tháng tín dụng được mở rộng hơn các quí, các tháng khác. Tức là việc thực hiện bơm tiền vào lưu thông, điều khiển khối lượng tiền lưu thông luôn luôn được thực hiện theo những dự kiến nhất định, bằng những công cụ khác nhau, nhưng công cụ dự trữ bắt buộc chưa được sử dụng nhạy bén, tỷ lệ dự trữ bắt buộc vẫn luôn ở mức cố định.
Đầu năm 1994 Ngân hàng Trung ương đã có quy định bổ sung: tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi không kì hạn là 13%, đối với loại tiền gửi có kì hạn là 7%, nhưng cũng là để thi hành trong một thời gian dài.
Sự ổn định như vậy đã nói lên rằng, nước ta mới bước đầu sử dụng công cụ này nên chưa có khả năng điều khiển nó một cách linh hoạt theo tình hình tiền tệ luôn biến động trong lưu thô._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35145.doc