Sự điều tiết của nhà nước tư sản trong chủ nghĩa tư bản ngày nay

Sự điều tiết của nhà nước tư sản trong chủ nghĩa tư bản ngày nay A.Mở Đầu: Vai trò điều chỉnh nền kinh tế của nhà nước tư sản đă xuất hiện và đần hình thành từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Đến ngày nay vai trò của nhà nước ngày càng trở nên quan trọng,là yếu tố quyết định sư vận động của chủ nghĩ tư bản.Vì vậy để hiểu rõ hơn sư vận động của chủ nghĩa tư bản ngày nay cần thiết phải nghiên cứu,tìm hiểu sự điều tiết kinh tế của nhà nưoc tư sản. B.Nội Dung: I.Lý thuyết về sự điều tiết kinh tế c

doc11 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2936 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Sự điều tiết của nhà nước tư sản trong chủ nghĩa tư bản ngày nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa nhà nước tư sản: Trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản,vai trò điều chỉnh nền kinh tế của nhà nước tư sản đã có mầm mống từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời trải qua quá trình phát triển lâu dài của chủ nghĩa tư bản sư can thiệp của nhà nước tư sản vào trong từng thời kì có khác nhau và có nhiều quan điểm nhiều lí luận khác nhau về vấn đề này. 1.Quan điểm về sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản trong công nghiệp trọng thương Trong thời kì này sư điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản chưa trở thành vấn đề quan trọng bởi lưu thông buôn bán trao đổi được đề cao,Nhà nước đóng vai trò giúp đỡ bằng cách tích luỹ tiền tệ, nhà nước giúp đỡ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mới ra đời còn non yếu. 2.Quan điểm sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản trong CNTB tư do cạnh tranh: CNTB đã tiến lên một bậc cao mới.Lúc này tư tưởng tư do kinh tế được các nhà kinh tế học ủng hộ.Thị trường trở thành một quyền lực khách quan độc lập với nhà nước trong hoạt động điều tiết kinh tế.Như vậy vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước bị phủ định hoàn toàn .Theo A.Smith triết lý :”bàn tay vô hình” là nguyên tắc chủ đạo của hệ thống thị trường ,phải han chế thậm chí bác bỏ sư can thiệp trực tiếp của nhà nước vào quá trình vận hành của hệ thống kinh tế thị trường 3.Quan điểm về sự điều tiết kinh tế của nhà nươc tư sản trong CNTB của Keynes: Theo Keynes sự can thiệp của nhà nước vào quá trình kinh tế với tư cách là yếu tố cấu trúc nội tại có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của hệ thống.Chỉ có cơ chế bao gồm cả 2 thành tố thị trường và nhà nước trong 1 tổ hợp hữu cơ mới đủ hiệu lực để duy trì và kích thích sự phát triển của CNTB.Vậy vai tró của nhà nước trong giai đoạn này đã được thừa nhận.Nó thể hiện nhà nước đang dần trở thành yếu tố quan trọng nhất trong nền kinh tế. 4. Quan điểm về sự điều tiết kinh tế của nhà nươc tư sản trong CNTB của A.Samuelson: Samuelson không loại bỏ nhà nước ra khỏi nền kinh tế cũng không quá đề cao nhà nước , ông chủ trương phát triển kinh tế phải dưa vào cả cơ chế thị trường và nhà nước.Theo ông vai trò của chính phủ trong kinh tế thị trường được thể hiện qua các chức năng: -thiết lập khuôn khô pháp luật -sửa chữa những thất bại của thị trường đê thị trường hoạt động có hiệu quả -ổn định kinh tế vĩ mô II.Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản trong CNTB ngày nay: 1.Muc tiêu điều tiết của nhà nước tư sản: Trong quá trình quốc tế hoá sản xuất lưu thông được đẩy mạnh,sư phân công hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng đã lám nảy sinh những mâu thuẫn mới mang tính quốc tế. Đây là lúc cần nhà nước đứng ra để điều chỉnh,giải quyết và phối hợp những hoạt động mang tính quốc tế.Ngoài ra những biến động về kinh tế như:khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh ,những cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ, nạn thất nghiệp ….đặt ra những yêu cầu ngày càng lớn vế sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế,vào các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội để đảm bảo cho sự vận động bình thường của nền kinh tế.Vì vậy mục tiêu của sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư bản độc quyền là nhằm khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, định hướng cho sư phát triên kinh tế-xã hội,nhằm tăng trưởng kinh tế đảm bảo cho sự tồn tại va phát triển của chủ nghĩa tư bản,giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình phát triển,thúc đẩy cạnh tranh và kích thích cạnh tranh. 2.Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản: Sự thích ứng của nhà nước tư sản với sức sản xuất phat triên cao của xã hội được thực hiện qua hoạt động của hệ thống điều chỉnh kinh tế.Hệ thống này được hình thành trên cơ sở kết hợp cơ chế nhà nước với cơ chế thị trường và cơ chế độc quyền tư nhân. Đây là sư hoà nhập vào nhau,dung hợp với nhau do yêu cầu củathực tiễn sản xuất đặt ra.Đó cũng là quá trình sang lọc bô sung cho nhau để tạo ra hệ thông điều chỉnh kinh tế hoạt động có hiệu quả,mở đường cho LLSX tiếp tục phát triển trong điều kiện mới. Hệ thống điều tiết kinh tế có thê hiêu là tong thê của những thiết chế nhưng thê chế kinh tế của nhà nước tư sản.,một bộ máy kinh tế nhà nước được tổ chức chặt chẽ với hệ thống công cụ chính sách có khả năng thực hiện chức năng điều chỉnh đối với sư vận động của toang bộ nền kinh tế-xã hội.Nó đã hoà nhập một cách hữu cơ vào cơ chế tái sản xuất CNTB,tồn tại như bộ máy chủ đọng thúc đẩy kiểm soát va quan lí toàn bộ sự vận động và tái sản xuât xã hội.Nó thưc hiện nhiệm vụ là thông qua các chính sách kinh tế để điều chỉnh sự vận động của từng khu vưc sản xuất và sau đó là thúc đây, điều tiết và quản lí toàn bộ nền kinh tế xã-hội. Trong kết cấu của nó các công cụ của thị trường như:tiền tệ,giá cả,các công cụ của cơ chế độc quyền như:kế hoạch,tài chính,tín dụng,chứng khoán đươc xem như là những công cú điều chỉnh cơ bản quan trọng.Các giả pháp mà cơ chế độc quyền cũng như cơ chế thị trường sử dụng để điều chỉnh sự vận động của nền kinh tế cũng được kế thừa.Song sự kế thừa ở đây là sự kế thừa được thừa nhận hợp lý tối ưu và được kết hợp nhịp nhàng trên phạm vi toàn bô nền kinh tế. Như vậy,cùng với tất yếu đòi hỏi phải có “sự chỉ huy từ một trung tâm”(hay là tất yếu của sự điều tiết kinh tế nhà nước) của nền sản xuất tập trung voi quy mô ngày càng lớn,thì sư ra đời ,hình thành và ngày càng hoàn chỉnh của hệ thống điều chỉnh kinh tế của nhà nước cũng là tất yếu xảy ra.Khi cơ chế thì trường trở lên bất lực trong việc điều tiết nền kinh tế với quy mô lớn thì buộc phải bổ sung thêm cơ chế độc quyền tư nhân, đến lựơt nó sự kết hợp giữa cơ chế thị trường và cơ chế độc quyền không thể khắc phục tính tự phát của 1 nền sản xuất lớn thì chủ nghĩa tư bản buộc phải bổ sung vào cơ chế điều tiết của nhà nước.Từ đó hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản ra đời để thực hiện mục tiêu điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản. 3.Công cụ điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản: Ta đã biết hệ thống điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư sản là hệ thông dung hợp ư điểm của 3 yếu tố:thị trường ,độc quyền và nhà nước tư sản.Trong hệ thống này chức năng kinh tế của bộ máy nhà nước được mở rộng.Và nó sử dụng những công cụ để điều tiết nền kinh tế.Những công cụ đó bao gồm: -Công cụ thị trường như:giá cả,tỷ giá…… -Công cụ đôc quyền như:tổ chưc kinh doanh,XN theo 1 kế hoạch thống nhất…. -Công cụ nhà nước như:hệ thông pháp luật,tài chính tiền tệ đã đươc tổ chức, điều hành các quá trình kinh tế vĩ mô… a) Công cụ thị trường: Để điều tiết nền kinh tế nhà nước tư sản đã kế thừa những công cụ quan trọng từ cơ chế thị trường, ở đây là sự kế thừa có biến đổi và phat huy sao cho hợp lý phù hơp và tiến bộ so voi nền kinh tế hiện đại. Trong CNTB ngày nay nền kinh tế thị trường không những không mất đi mà nó là một nền kinh tế thị trường phát triên cao đê điều chỉnh được nó nhà nước tư sản đã chấp nhận cơ chế thị trường như là một bộ phận chủ yếu trong cơ chế điều chỉnh kinh tế.Nhà nước tư sản đã sử dụng giá cả như 1 công cụ chủ yếu trong điều chỉnh kinh tế.Trên bề mặt thị trường giá cả lien quan trực tiếp và chặt chẽ tới viêc làm và thu nhập của các tầng lớp dân cư,do đó giá cả ở đây không chỉ được xem như công cụ chủ yếu bổ sung cho công cu tài chính, tiền tệ mà còn gắn liền với vấn đề thu nhập và việc làm.Các nước tư bản đã thực thi chính sách thu nhập quy định mức tăng giá cả mức tăng tiền lương,cụ thể là tỉ lệ tăng của giá cả phải thấp hơn tỉ lê tăng của tiền lương.Ngoài ra chính phủ còn trỉên khai chính sách ôn định vật giá,quy định mức lương tối thiểu để ổn định thị trường tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. b)Công cụ độc quyền: Tổ chức kinh doanh XN theo 1 kế hoạch thống nhất,các tô chức độc quyền điều tiết trong phạm vi của nó bằng các kế hoạch hợp đồng kinh tế dựa trên sự nghien cứu thân trọng và thường xuyên các nhu cầu xã hội luôn biến đổi về xu hướng,khối lượng,cơ cấu. c)Công cụ nhà nước: Nhà nước dung rất nhiều công cụ đê điều tiết nền kinh tế như hệ thống phàp luật tài chính,tiền tệ,kế hoạch hoá và các công cụ kỹ thuật…trong CNTB ngày nay khi mà vai trò điều tiết của nhà nước ngày càng quan trọng thì các công cụ đó ngày càng không thể thiếu để ổn định và phát triển nền kinh tế. -Hệ thống pháp luật là công cụ đê nhà nước quản lý xã hội trong 1 khía cạnh nào đó,Pháp luật dùng để điều tiết quản lý nền kinh tế, đó chính là việc nhà nước tổ chức hướng dẫn thi hành các đạo luật kinh tế như:luât đầu tư,luật tô chức xí nghiệp….các văn bản và sắc lệnh của nhà nước cùng với bộ máy tổ chức thi hành ,thanh tra giám sát,xử lý tạo thành một hệ thống công cụ hành pháp mạnh để nhà nước điều chỉnh quá trình vận hành của nền kinh tế theo mục tiêu định trước của mình.Ngoài ra công cụ này còn mang tính cứng rắn bắt buộc các chủ thể kinh tế phải thi hành nên nó có tác dụng ở một mức độ nhất định đối với nền kinh tế. -Tài chính là phương tiện và là công cụ cơ bản trong tay của nhà nước.Nhà nước có được tiềm lực to lớn về vật chất do nắm trong tay thu nhập quốc dân nên thông qua việc thu chi ngân sách và phân phối lai thu nhập quốc dân nhà nước đã tác động vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.Bằng cách định ra những mức thuế khác nhau và định ra những khoản tài trợ chủ yếu,nhà nước có thể điều chỉnh được sự vận động của dòng đầu tư tư bản,khoa học công nghê, điều hoà thu nhập giữa các tầng lớp nhân dân tạo thị trường ổn định cho tư bản tư nhân hoạt động va nó có tác dụng như công cụ mạnh đê điều chỉnh tong cầu của xã hội. -Trong lĩnh vực tiền tệ,tín dụng hệ thống ngân hàng ,chính phủ các nước tư bản nắm giữ,khống chế các ngân hàng trung ương,hệ thống các ngân hàng lớn, độc quyền phát hành tiền giấy biến hệ thống này thành công cụ đê điều chỉnh nền kinh tế. 4.Sự biến đôi của cơ chế điều tiết nhà nước ở các nước tư bản: a)Bắt đầu từ năm 1980 các nước phương tây bắt tay vào việc thực hiện tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh.Bởi vì hiệu quả phần lớn của các xí nghiệp quốc doanh là không cao thậm chí còn bị thua lỗ nghiêm trọng,tài chinh quốc gia phải chịu gánh năng;năng suất lao động của các xí nghiệp quốc doanh thấp khó có thể cạnh tranh quốc tế được ;trước trào lưu thông tin hoá về công nghệ sản xuất đến quản lý các xí nghiệp quốc doanh tỏ ra rất lạc hậu.Họ cho rằng con đường cứu vãn cục diền đó là tư nhân hoá.Nhưng do các xí nghiệp quốc doanh phải đảm đương chức năng xã hội nhất định,các chức năng đó chuyên cho tư nhân gánh vác Do tiến trình tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh không được nhanh chóng nên cho tới nay một số xí nghiêp quốc doanh quan trọng vẫn đanh nằm trong tay nhà nước.Ngay các xi nghiệp thực hiện tư nhân hoá cũng chịu ít nhiếu sự quản lý của nhà nước. b)Nhà nước chuyển từ kỉêm soát sang điều tiết thần trọng lĩnh vực tài chính theo hướng tự do hoá Khu vực tài chính đã thay đôi nhanh chóng.Sự phát trỉên theo chiều sâu của khu vực tài chính của 1 nước là nhân tố hung mạnh quy định và thúc đẩy sự phát triển.Sư điều tiết hướng về kỉêm soát được áp dụng rộng rãi trong những năm đầu của thời ky hậu chiến khiến cho tín dụng có tính bao cấp với mức lãi suất thực tế âm và các hoạt động được ưu tiên đã hạn chế sự đa dạng hoạ các khu vực và do đó han chế sự phát trỉên sâu của khu vực tài chính.Do đó hầu như các nước đều đã từ bỏ những biện pháp kiểm soát đối với cơ cấu các thị trươngd tài chính và việc phân bổ tài chính của chúng chủyên sang quá trình tự do hoá.Tuy nhiên tự do hoá trong khu vực tài chình không giống với phi điều tiết.Có những lý do xác đáng đê điều tiết ngân hàng nhưng mục đích điều tiết đã bị thay đổi,trước kia điều tiết ngân hàng là để cho tín dụng chảy theo kênh được ưa thích còn nay la để bảo vê sức manh của hệ thống tài chính ngân hàng c) Điều tiết mở rông cạnh tranh các nghành dịch vụ công cộng Điều tiết của nhà nước có vai trò nổi bật đối với các nghành dich vụ công cộng.Các nghành dịch vụ có những độc quyền tự nhiên do đó nếu chúng không được điều tiết thì các tư nhân làm dịch vụ sẽ trở thành độc quyền hạn chế sản lượng và làm tăng giá cả gây tác hại cho toàn bộ nền kinh tế và việc phân phối thu nhập.Ngày nay những thay đổi về công nghệ đã tạo ra phạm vi mới cho cạnh tranh,nhưng các nhà cạnh tranh tương lai có thê cần sự tái bảo đảm đặc biệt từ phía các nhà điều tiết trước khi vào cuộc. Trong nghành viễn thông các nước tư bản phát triển đã thực hiện cạnh tranh trong các dich vụ viễn thông đường dài, điện thoại di động …….. Trong môi trường mới này mức độ của độc quyền tư nhiên đã bị giảm đáng kể mặc dù có thê không loại bỏ hoàn toàn.Nhưng điều tiết vẫn rất quan trọng vì 2 lí do:1 là nó có thê tạo điều kiện thúc đây cạnh tranh;2 là sự điều tiết cũng cần được cải tiến vì cạnh tranh có thể không đủ để bảo vệ khu vực tư nhân trước sự “rủi ro của điều tiết” vào 1 lúc nào đó,khi những quyết định điều tiết của nhà nước sẽ áp đặt những đòi hỏi mới mẻ và tốn kém d)Cải cách cơ chế kinh tế và thay đôi mô hình kinh tế: Trong thời kỳ CNTB độc quyền hình thức bỉêu hiện của độc quyền cũng như các đặc trưng khác của độc quyền ở mỗi nước cũng khác nhau .Giai đoạn CNTB độc quyền tư bản nhà nước sau chiến tranh thế giới thứ 2 chủ yếu do quan hệ giữa nhà nước và thị trường,cũng như do phương châm chính sách nhà nước can thiệp vào kinh tế ở mỗi nước một khác mà hình thành nên nhưng mô hình kinh tế có đặc sắc riêng.Mô hình kinh tế cơ bản chia ra làm mấy loại hình sau: -mô hình thị trường tự do -mô hình tư bản pháp nhân -mô hình kinh tế thị trường xã hội -mô hình nhà nước phúc lợi Trong nửa thế kỷ sau chiến tranh thế giới thứ 2 các mô hình kinh tế thị trương tư bản chủ nghĩa káhc nhau này đều có vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội của các nước đã thúc đây kinh tế phát trỉên làm dịu mâu thuẫn kinh tế và xã hội. Nhưng nhưng mô hình này cũng tồn tại một số khiếm khuyết và hạn chế,sau khi kinh tế TBCN đi vào suy thoái những năm 1970 các khiếm khuyết của các mô hình lại càng được bộc lộ rõ rang. Đến những năm 1980-1990 rất nhiều phương diện kinh tế của các nước tỏ ra lỗi thời làm trỏ ngại cho lực lượng sản xuất phát trỉên khiến cơ chế này không thê không tiến hành cải cách, điều chỉnh và xây dựng lại,mà cải cách kinh tế=>thay đổi mô hình kinh tế. Cải cách kinh tế làm cho QHSX thích ứng với sự phát trỉên của LLSX trên tầng vĩ mô và giữa chúng còn có mối quan hệ qua lai thúc đây lẫn nhau.Cuộc cải cách kinh tế ở các nước TBCN biểu hiện ở tất cả các mặt.Chính phủ giảm sắc thuế nào đó đồng thời giảm chi tài chính nhằm giảm thâm hụt ngân sách cuối cùng thực hiện mục tiêu cân đối ngân sach.Nhà nước giảm sự can thiệp vào nền kinh tế phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế thị trường trong một số lĩnh vực mũi nhọn như:thông tin,ngân hang,thị trường tiền tệ,giao thông vận tải…..;nới lỏng hoặc xoá bỏ hạn chế ,khuyến khích các xí nghiệp cạnh tranh nhau và sáp nhập;mặt khác trọng đỉêm của chính sách nhà nước là hướng vào một số lĩnh vực quan trọng chẳng hạn về tăng cường nghiên cứu trỉên khai phát trỉên các nghành công nghệ cao, đôi mới giáo dục đào tạo,mở rộng kinh tế đối ngoai…..,ra sức nâng cao hiệu quả kinh tế,tăng cường năng lực cạnh tranh mở rông ưu thế và kim nghạch lớn hơn trên thị trường thế giới. e)Tiến hành cải cách thể chế kinh tế: Ngoài việc cải cách các xí nghiệp quốc doanh,còn cải cách hệ thông tài chính và thuế để giảm bớt thâm hụt ngân sách;cải cách hệ thống tiền tệ làm ổn định hệ thống tiền tệ;cải cách chế độ tiền lương hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp;cải cách chế độ phúc lợi xă hội nhằm giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho nhà nước; điều chỉnh quan hệ giữa trung ương và địa phương;cải cách thể chế mậu dịch đối ngoại giảm bớt các rào chắn thúc đây tự do hoá. Bộ máy điều chỉnh nền kinh tế của nhà nước tư bản độc quyền bao gồm các cơ quan hành pháp,lập pháp va tư pháp. Điều chỉnh kinh tế là một chức năng mới đã được phát trỉên là một chức năng mới của nhà nước tư bản hiện đại.Nhà nước còn sử dụng các phương tiện công cụ điều tiết như:khu vực kinh tế thuộc sở hữu nhà nước,các công cụ hành chính pháp luật các chính sách và đòn bây kinh tế nhăm đạt các mục tiêu đã định.Cơ chế điều chỉnh kinh tế của CNTB gồm 4 yếu tố:cơ chế thị trường cạnh tranh tư do;cơ chế độc quyền tư nhân;cơ chế đôc quyền nhà nước;cơ chế hoạt động của cộng đồng tô chức phi chính phủ.Sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước la sự kết hợp của cả 4 cơ chế cốt lõi hình thành lên 1 hệ thống một cơ chế thống nhất. Đây là sự thống nhất biện chứng giữa chúng vừa làm tiền đề cho nhau vừa mâu thuẫn với nhau nhằm đảm bảo lơi ích cho tô chức độc quyền vừa duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.Trong điều kiện hiên nay nền kinh tế của các nước tư bản đều chịu sự điều tiết của cạnh tranh, độc quyền tư nhân…nghĩa là chính sách kinh tế của các quốc gia đều chịu sự chế định của các nhà nước quốc gia,của các thê chế khu vực mà các nước cùng là một thành viên.Cơ chế độc quyền nhà nước bị thể hiện thành tiêu chí độc quyền nhà nước xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá.Bản chất cơ bản chủa chủ nghĩa tư bản về căn bản vẫn không đôi.Rõ ràng vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước tư bản vẫn quan trọng và cần thiết.Nhờ điều tiết kinh tế của nhà nước,nền kinh tế các nước tư bản đang và sẽ còn tiếp tục vượt qua nhữngcuộc khủng hoảng,tạo ra những thời kỳ tăng trưởng lớn. f)Nhà nước thưc hiện điều tiết lĩnh vực xã hội thông qua việcbù đắp tôn thất về thu nhập và mở rộng phúc lợi xã hội: Thông qua các chính sách về thuế thu nhập,cấp phát,trợ giá nông sản,khuyến khích đầu tư đê tăng việc làm,từ đó nâng cao thu nhâp người lao động nâng cao mức sống,giữ ổn định trật tự chính trị xã hội.Chính sách thuế đóng vai trò quan trọng trong việc phát trỉên các quỹ hưu trí. Đóng góp của chủ xí nghiệp vào quỹ thường được xem như chi phí sản xuất cần thiết trong 1 khoảng thời gian nhất định được miễn thuế,những thuế ưu tiên dành cho các thu nhập dâu tư vào các quỹ.CNTB hiên đang tồn tại và phát trỉên mô hình thê chế của nhà nước phúc lợi,với việc nhà nước ban hành một số sắc luật bảo đảm phúc lợi xã hội với mục đích làm giảm bất bình đăng xã hội duy trì sự tồn tại và phát trỉên của CNTB III.Kết Luận: Nhà nước tư bản hiện đại can thiệp vào điều tiết toàn bộ đời sống kinh tế xã-hội nhằm thích ứng với yêu câu xã hội hoá cao độ của sức sản xuất,thúc đẩy sức sản xuất phát trỉên,bảo đảm tình hình kinh tế xã hội,duy trì CNTB, đảm bảo cho các tập đoàn độc quyền thu được lợi nhuận cao. Điều chỉnh kinh tế xã hội của nhà nước tư bản,hoạt động của tư bản tài chính nhà nước là những xu hướng mới trong tô chức quan lý trên cơ sở thích ứng với sư biến đôi về mat quan hệ sở hữu đã tạo ra những biến đổi to lớn trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docU0219.doc