A - đặt vấn đề.
Phát triển kinh tế là một hoạt động kinh tế cơ bản, là một bộ phận đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế là vấn đề hết sức quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nó chính là công cụ đánh giá giúp các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách tuyệt đối và tương đối với các nước phát triển trên thế giới.
Việc phát triển kinh tế như thế giới như thế nào? Giải ph
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sự cần thiết và các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp nào để phát triển kinh tế? Và hàng loạt các vấn đề cần phải quan tâm và được tính đến trong chính sách đầu tư của mỗi quốc gia.
Sản xuất lương thực thực phẩm (hay sản xuất nông nghiệp) là một đặc trưng cơ bản của nền sản xuất nước ta. Nó gắn liền với chiều dài lịch sử, văn hoá của dân tộc.
Kinh tế phát triển nông thôn là vấn đề phức tạp rộng lớn, nông thôn có vai trò vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với các nước đang phát triển nông thôn lại càng có ý nghĩa to lớn, đó là cơ sở đầu tiên để tổ chức sản xuất và đáp ứng yêu cầu cơ bản của nhân dân. Đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật là những nguồn lực quan trọng nhất của mỗi nước ngay từ những bước đi ban đầu phát triển kinh tế.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão về kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Với xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại các quan hệ song phương và đa phương. Một vấn đề đặt ra là để hòa nhập vào sự phát triển chung đó thì chúng ta cần phải tự khẳng định mình, đặc biệt là về kinh tế. Như đã nói trên, nước ta là một nước nông nghiệp, với gần 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thu nhập của người dân nông thôn phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, giá trị sản xuất do nông nghiệp tạo ra vẫn giữ vị trí khá lớn trong nền kinh tế.
Tuy đã đạt được một số thành tựu bước đầu từ khi đổi mới xong nông nghiệp nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc do nhiều nhân tố chủ quan và khách quan.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc phát triển kinh tế - xã hội có một vai trò rất quan trọng. Việc phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, lại càng có ý nghĩa to lớn. Vậy giải pháp nào được đặt ra cho việc phát triển kinh tế nông thôn nước ta.
Là một sinh viên khoa nông nghiệp em chọn đề tài “ Sự cần thiết và các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta trong thời kỳ quá đọ lên chủ nghĩa xã hội” làm đề tài cho đề án kinh tế chính trị. Trong quá trình tìm hiểu và viết bài em đã được các thầy cô đặc biệt là thầy giáo Phạm Thành- giáo viên bộ môn kinh tế chính trị giúp đỡ tận tình để em hoàn thành bài viết của mình. Tuy nhiên, do đề tài còn mang tính khái quát, khả năng tìm kiếm tài liệu còn hạn hẹp, trong bài viết còn có nhiều lỗi sai, chưa đáp ứng đủ yêu cầu của đề tài, em mong thầy thông cảm và cho em ý kiến về bài làm của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
B- giải quyết vấn đề
I. Kinh tế Nông thôn và sự cần thiết của phát triển của Kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ quá độ lên CNXH
1. Kinh tế Nông thôn
Khái niệm Kinh tế nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệp là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu các quan hệ giữa người trong quá trình sản xuất thuộc phạm vi nông nghiệp nghiên cứu những nét đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp do sự tác động của những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mang lại.
Khái niệm Kinh tế Nông thôn: Kinh tế Nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất trong Nông- Lâm- Ngư nghiệp cùng với các ngành thủ công truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biếnvà phục vụ nông nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ ... tất cả các quan hệ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay Kinh tế Nông thôn còn dựa chủ yếu trên cơ sở nông nghiệp để phát triển nhưng là một sự phát triển tổng hợp, đa ngành nghề, với nhữnh biến đổi quan trọng trong phân công lao động xã hội ngay tại khu vực Nông thôn, do đó tạo ra những lực lượng sản xuất mới mà nền nông nghiệp truyền thống trước đây chưa hề biết đến.
Kinh tế Nông thôn trước hết có Nông- Lâm- Ngư nghiệp bảo đảm nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất ra các sản phẩm cho thị trường trong nước và ngoài nước.
Kinh tế Nông thôn nhất thiết phải có công nghiệp gắn với nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Trước hết là ngành công nghiệp chế biến cùng với sự phát triển của Kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Nông thôn không chỉ dừng lại ở công nghiệp chế biến mà còn có thể phát triển những ngành công nghiệp phục vụ cho đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: Công nghiệp cơ khí sửa chữa máy móc nông nghiệp, thuỷ lợi... công nghiệp ở Nông thôn còn bao gồm 1 bộ phận tiểu thủ công nghiệp với các trình độ công nghiệp khác nhau, sản xuất các hàng hoá không có nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, như vậy công nghiệp ở Nông thôn làm cho nông nghiệp và công nghiệp kết hợp với nhau ngay tại chỗ thành cơ cấu ngành nghề.
Kinh tế Nông thôn ngoài nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nnghiệp còn có các loại hình dịch vụ thương nghiệp, tín dụng, kế hoạch và dịch vụ tư vấn, các loại hình dịch vụ này cùng với các cơ sở hạ tầng ở Nông thôn sẽ là những bộ phận hợp thànhcủa Kinh tế Nông thôn, sự phát triển mạnh mẽ và hợp lý của chúng là biểu hiện trình độ phát triển của Kinh tế Nông thôn.
Kinh tế Nông thôn là một cơ cấu Kinh tế nhiều thành phần, nền Kinh tế quốc dân có bao nhiêu thành phần thì ngành Kinh tế Nông thôn có bấy nhiêu, tuy nhiên các thành phần Kinh tế đó trong Kinh tế Nông thôn sẽ có những hình thức biểu hiện cụ thể những đặc điểm riêng biệt của Kinh tế Nông thôn.
2- Vai trò và tác dụng của phát triển kinh tế nông thôn.
Kinh tế nông thôn có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước vì vậy kinh tế nông thôn có vai trò và tác dụng rất quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình phát triển, một số nước trước đây chỉ chú ý phát triển các đô thị các khu công nghiệp hiện đại mà ít chú ý đến phát triển nông thôn do đó đã làm cho khoảng cách về kinh tế và xã hội, giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước làm tăng thêm sự mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa sản xuất và tiêu dùng tạo nên mâu thuẩn trong nội bộ của cơ cấu kinh tế
Cùng lúc đó một số nước khác có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh như là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc họ đã quan tâm phát triển nông thôn ngay từ đầu thời kì công nghiệp hoá coi nông nghiệp nông thôn là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quấc dân. Phát triển nông thôn không phải chỉ là lợi ích riêng của nông thôn mà vì lợi ích chung của đất nước.
Ngày nay việc phát triển nông thôn không còn là việc riêng của các nước đang phát triển mà còn sự quan tâm của cộng đồng thế giới
Việt Nam là một nước đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nông thôn lại càng có vai trò vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển đất nước
Nông thôn là nơi sản xuất lương thực phẩm cho nhu cầu cơ bản của nhân dân , cung cấp nông sản nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Trong nhiều năm nông nghiệp sản xuất ra 40% thu nhập quốc dân và trên 40% giá trị xuất khẩu góp phần tạo nguồn tích lũy cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho xã hội chiếm trên 70% lao động xã hôị. Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp chuyển dần sang làm công nghiệp, dịch vụ chuyển dần lao động nông thôn vào các khu đô thị và các khu chế xuất công nghiệp
Nông thôn chiếm 80% dân số cả nước. Đó là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, nông thôn phát triển cho phép nâng cao đời sống và thu nhập của dân cư, nông dân tao ra điều kiện mở rộng thị trường để phát triển sản xuất trong cả nước.
ở nông thôn có 52 dân tộc khác nhau sinh sống bao gồm nhiều thành phần, nhiều tầng lớp có các tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau là nền tảng quan trọng để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước, để tăng cường sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc
Nông thôn nằm trên địa bàn rộng lớn của đất nước có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khác nhau. Đó là tiềm lực to lớn về tài nguyên đất đai, khoáng sản để phát triển bền vững đất nước .
3- Sự cần thiết phải phát triển kinh tế nông thôn
Xuất phát từ vai trò và tác dụng của kinh tế nông thôn là nền tảng cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vậy để cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá diễn ra đạt được mục tiêu như dự định chúng ta phải có sự đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, hơn nửa nước ta lại là nước nông nghiệp lạc hậu trình độ dân trí trong khu vực nông thôn lại thấp do vậy nó sẻ làm cho quá trình công nghiệp hoá sẻ gặp khó khăn. Nhà nước cần có chính sách và biên pháp để phát triển kinh tế nông thôn như: Mở rộng đường xá, phát triển giáo dục, quan tâm khu vực vùng núi, vùng sâu và vùng xa để tạo ra sự phát triển đồng đều dữa các khu vực tránh tình trạng phân hóa giàu nghèo dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội ...
Kinh tế nông thôn có vị trí quan trọng nó tạo điều kiện cho quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta. Trong khu vực nông thôn với một địa bàn rộng lớn và dân số đông thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ công nghiệp nhỏ vì vậy vai trò của phát triển nông thôn cực kì quan trọng nó sẽ đảm bảo cho nhu cầu lương thực nước nhà, kinh tế nông thôn phát tiển sẽ tao ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động giúp đời sống cuả người lao động trong khu vực nông thôn được nâng cao. Hiện nay trong khu vực nông thôn đã có nhiều có sở chế biến công nghiệp và dịch vụ đã thu hút một bộ phận lớn người dân và đã tạo ra nhiều công ăn vệc làm cho người lao động, nông sản của nông dân đã được thu mua không còn tình trạng ứ đọng hàng hoá.
Do vai trò cần thiết của kinh tế nông thôn nên nhà nước rất chú trọng vào phát triển nó, nhà nước tạo điều kiện tối ưu nhất để cho khu vực nông thôn phát triển bằng cách xây dựng các hợp tác xã, xây dựng các tổ hợp kinh tế trong nông thôn , xây dựng và quy hoạch vùng nguyên liệu cạnh các khu công nghiệp chế biến , nhà nước đã đưa khoa học công nghệ vào ứng dụng sản xuất tạo ra năng suất cao , chất lượng được đảm bảo. Hàng hoá nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới đã được người tiêu dùng an tâm, tin cậy từ đó bộ mặt nông thôn đã được khởi sắc
Hiện nay nước ta nhìn chung kinh tế nông thôn đả có nhiều khởi sắc nhưng nông thôn vẩn còn gặp nhiều khó khăn nhất là vùng sâu vùng xa. Khoảng cách chênh lệch giũa các vùng còn lớn nhát là nông thôn với thành thị, tuy nhiên trong khu vực nông thôn còn có nhiều tiềm năng thuận lợi chưa được khai thác triệt để . Vì vậy chúng ta phải làm sao cho nền nông nghiệp nông thôn phát triển toàn diện vững mạnh tạo điều kiện cho đất nước tiến lên CNH-HĐH.
II- Thực trạng, phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông thôn.
II.1- Thực trạng kinh tế nông thôn nước ta trong thời kỳ đổi mới.
1.1- Nông nghiệp thế kỷ 20.
Trong thế kỷ 20, nước ta đã trải qua 4 cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và 2
cuộc khủng hoảng kinh tế (1930 và 1985). Thế mà dân số nước ta trong thời gian này vẫn tăng hơn 6 lần, với mức tăng trưởng trên 2%/ năm (trong thế kỷ 19 dân số chỉ tăng chưa đến 3 lần với mức tăng trưởng dưới 1%). Sản lượng lương thực và thóc gạo đã tăng gần 8 lần, chứng tỏ nông nghiệp đã giải quyết nhiệm vụ một cách xuất sắc, đáp ứng đủ lương thực để nuôi sống nhân dân. tuy vậy đên 1990 tỷ lệ tăng dân số vẫn còn cao hơn tỷ lệ tăng lương thực, chứng tỏ nhiệm vụ của thế kỷ chỉ được giải quyết trong thập kỷ cuối cùng với thời kỳ đổi mới.
Nông nghiệp Việt Nam vào đầu thế kỷ.
Nông nghiệp Việt Nam vào đầu thế kỉ chủ yếu là nền nông nghiệp cổ truyền, dựa trên nền kinh tế gia đình nông dân và cộng đồng làng xã. Dân số trong nửa đầu thế kỉ chỉ tăng khoảng 1% năm. Dân số bắt đầu tăng nhanh hơn từ sau 1920 1,5% ở Bắc bộ và 1,2 - 1,3% ở Nam Bộ .
ở Miền Bắc và Miền Trung đã có một nghề trồng lúa nước chủ yếu đầu tư lao động. Ngoài cải tiến về thuỷ lợi chưa dùng phân hoá học. Năng suất khoảng 12 tạ/ha so với 15 tạ ở Java (Indonexia) 18 tạ Thái Lan và 34 tạ ở Nhật Bản Miền Bắc và Miền Trung sản xuất đủ ăn một cách khó khăn, năm bình thưòng Miền Bắc xuất 200.000 tấn gạo và 130.000 tấn ngô. Sự phát triển của nông nghiệp chủ yếu được thực hiện bằng cách khai phá thêm đất đai ở Bắc Kỳ từ năm 1925 đến 1926 đã có 35 lần vỡ đê, do đấy công tác thuỷ lợi ở Miền bắc phải tập trung vào việc củng cố đê điều. Chính quyền Pháp xây dựng một số công trình tưới tự chảy ở Bắc Giang, Vĩnh Yên, Thanh Hoá, Nghệ An.
Sau khi đánh chiếm Nam Kỳ thực dân Pháp bắt đầu khai thác Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ yếu phát triển bằng nghề trồng lúa. Cách khai thác dựa chủ yếu vào phương thức canh tác cổ truyền từ thế kỷ 17 chỉ thay đổi một phần ở khâu thu mua chế biến và xuất khẩu gạo.
Việc đào kênh bắt đầu từ thế kỷ 19 được tiếp tục vào 1866 bằng sức dân đến 1893 việc dùng xăng đưọc bắt đầu đã đẩy nhanh tốc độ. Nhờ vậy mà diên tích trồng lúa tăng nhanh. Năm 1930, nứơc ta là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới sau Miến Điện, cung cấp chủ yếu cho Trung Quốc (30 đến 40% lượng nhập).
Sự phân phối ruộng đất không đồng đều ở Miền Bắc và Miền Trung chủ yếu là chế độ địa chủ nhỏ còn ở Miền Nam là chế độ địa chủ lớn. Một số lớn ruộng đất bị thực dân Pháp chiếm đoạt chế độ cộng đồng làng xã ở Miền Bắc và Miền Trung tương đối khép kín và chặt chẽ hơn ở Miền Nam.
2- Sự phát triển của nông nghiệp sau năm 1930.
Sau năm 1930, tốc độ tăng dân số đã tăng lên 2,2%/năm, lại gặp cuộc khủng hoảng thế giới và tiếp sau đấy là các cuộc chiến liên tục nên nông nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong sự phát triển .
Trong những năm 30, nhà địa lý pháp Pietre Gourou (1936) viết cuốn sách “những người nông dân đồng bằng Bắc Bộ” đã mô tả hệ thống nông nghiệp của một vùng có mật độ dân số cao nhất thế giới. Thời bấy giờ dân số nông thôn vùng Đồng bằng này là 6,5 triệu người với mật độ là 430 người/km2. Tác giả dự báo với tỷ lệ tăng dân số là từ 1 đến 1,3% năm, dân số vùng này sẽ đạt 13 triệu người vào các năm 1981- 2001. Thực tế dân số vùng này đã tăng hơn 1% trong 65 năm qua và đạt 13 triệu vào năm 1998. Gourou đã nói “hình như châu thổ này không nuôi đủ 430 người/km2, không thể nuôi được một dân số gấp đôi”. Nhưng thực ra nông dân châu thổ này sau nhiều cách làm thử khác nhau đã tìm được cách không những nuôi được một dân số tăng gấp đôi, mà còn có một lượng dư thừa để tích luỹ và xuất khẩu. Lương thực trên đầu người đã tăng từ 277 kg năm 1930 lên 376 kg năm 1998.
Các cây trồng khác cũng phát triển đáng kể, đưa nước ta vào loại xuất khẩu hàng đầu của thế giới đối với các mặt hàng như cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè, cao su… chăn nuôi cũng đã phát triển nhanh hơn dân số nhưng chưa đạt đến mức trở thành ngành chính như chúng ta mong muốn vì còn phát triển chậm hơn trồng trọt. Nhìn chúng ta thấy nông nghiệp cả 3 vùng đều phát triển. Sản lượng lương thực tăng nhanh hơn dân số… Việc tăng sản lượng lương thực chủ yếu do tăng năng suất.
Trong 68 năm qua (từ 1930 - 1998) dân số Đồng bằng Sông Hồng đã tăng 2,6 lần vì một phần đã di cư lên miền núi và vào nam. Đất nông nghiệp bị mất một phần ba, do đấy diện tích trên đầu người giảm trên 4 lần. Nhưng do thâm canh nên sản lượng lương thực trên đầu người tăng 1,36 lần.
Cũng trong thời gian này ở ĐBSCL dân số tăng nhanh hơn vì có di cư đến, đất nông nghiệp cũng tăng nhưng diện đất trên đầu người lại giảm, nhưng vẫn cao hơn ĐBSH đến 3,3 lần và sản lượng lương thực cao hơn 2,4 lần.
ở Miền núi phía Bắc dân số tăng (do có di cư đến), diện tích đất và sản lượng lương thực vẫn còn dưới mức đủ ăn và cái giá phải trả là đã phá hoại mất hơn 9 triệu ha rừng (gần 50% rừng của nước ta) để lại một hậu quả khó bù lại cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Hiện nay các hệ thống nông nghiệp ở miền núi trừ các vùng trồng nhiều cây lâu năm đang ở trong một tình trạng khủng hoảng, chưa tìm được lối ra vì cách làm ăn cũ: phá rừng đốt rẫy, canh tác nương, du canh, bỏ hoá cho rừng phục hồi không còn làm được nữa vì các rừng có thể phá đã bị phá gần hết. Tất cả các phương hướng phát triển mới như làm nương định canh, trồng theo đường đồng mức trên đất dốc, làm bậc thang, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, trồng cỏ và chăn nuôi… đều đòi hỏi phải có thị trường, vốn, lao động và kiến thức là các thứ mà ở miền núi thiếu hơn bất cứ nơi nào.
Sự phát triển ấy chủ yếu là do trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ hai nhiều cuộc cải thể chế ruộng đất hoặc mang tính cải cách hoặc mang tính cách mạng đã xoá bỏ dần chế độ địa chủ, chia ruộng cho dân cày, làm tăng đáng kể sự công bằng xã hội và mức sống của nông dân. Tuy vậy sự cải tiến này chỉ được thực hiện rõ ràng nhất sau thời kỳ đổi mới.
ở ĐBSH trong thời gian này thu nhập thuần của nông dân tăng 2,6 lần; cao hơn ĐBSCL, nhưng giá trị tuyệt đối chỉ bằng 77%.
Về mặt kỹ thuật nông nghiệp: ở Miền Bắc, ngay từ sau hiệp định Geneve (1954), một phong trào làm thuỷ lợi đại quy mô vừa do nhà nước vừa do dân cùng làm đã tăng nhanh diện tích nước tưới và tiêu tạo tiền đề cho việc tăng vụ, thâm canh lúa và cây trồng khác, làm thay đổi hệ thống cây trồng và thúc đẩy việc dùng các giống lúa năng suất cao, phân bón và thuốc trừ sâu.
Trong một thời gian ngắn sự thay đổi này (bắt đầu từ trước và trong chiến tranh đã được đẩy mạnh sau khi chiến tranh chấm dứt ở Miền Bắc và nhất là sau năm 1975) đã tạo điều kiện cho sự bột phát lúc thể chế kinh tế hộ nông dân và kinh tế thị trường được áp dụng.
Trong quá trình thâm canh, diện tích lúa Đông xuân tăng lên do phát triển thuỷ lợi, năng suất cũng tăng do việc thay thế lúa chiếm cổ truyền bằng giống lúa mới năng suất cao. Diện tích lúa mùa có giảm đi một ít do một số diện tích quá trũng được chuyển sang nuôi cá nhưng năng suất cũng tăng lên do hạn chế tác hại úng lụt. Diện tích và năng suất lúa mùa và màu lương thực không ổn định, trước 1990 tăng lên do phát triển vụ Đông, nhưng gần đây lại giảm vì bị mất thị trường xuất khẩu rau và thịt lợn.
ở Miền Nam, việc thâm canh lúa cũng bất đầu từ các năm 60 lúc có các giống lúa năng suất cao, phân hoá học và thuốc trừ sâu. Tuy vậy diện tích được tưới không lớn vì chỉ sử dụng bơm loại nhỏ của gia đình, nên sau 6 năm diện tích giống năng suất cao ở vùng này chỉ đạt có 30%. Nhiều máy kéo lớn nhỏ cũng được dùng để thay thế lao động. Hai vụ lúa mới được phát triển: vụ Đông xuân và vụ hè thu trên đất có tưới. ở đất úng vừa, đất bị nhiễm mặn vẫn phải cấy lúa mùa. Chỉ sau 1975 công tác thuỷ lợi mới bắt đầu phát triển mạnh: 15 hệ thống đập được xây dựng, một mạng lưới 75 kênh lớn với hàng trăm kênh vừa và hàng ngàn kênh nhỏ rửa phèn và cung cấp nước ngọt, 14 hệ thống đê ven biển chống sự xâm nhập của nước mặn, trên 100 trạm bơm điện và hơn 2200 bơm lớn và trung bình phục vụ việc tưới nước diên tích lúa hè thu được tưới tăng 2 lần. Diện tích được tưới tăng thêm 350 nghìn ha hay 60%. Cơ giới nông nghiệp cũng phát triển. Việc cung cấp phân bón và thuốc trừ sâu bệnh được cải tiến đặc biệt công tác nghiên cứu khoa học và chọn giống được tiến hành đồng thời với việc nhân giống năng suất cao.
Tuy vậy tất cả các thay đổi về kỹ thuật cho đến cuối thập kỷ 80 vẫn không mang lại kết quả rõ rệt cho việc tăng sản lượng nông nghiệp. Sự thay đổi thực sự chỉ xảy ra từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 sau những thay đổi về thể chế đã xẩy ra sau công cuộc đổi mới. Những thay đổi này mà chủ yếu là việc quay trở lại nền kinh tế nông dân và kinh tế thị trường đã làm cho nông nghiệp chuyển biến với tốc độ không thể ngờ và thực hiện được xuất sắc nhiệm vụ của thế kỷ. Chính các cơ chế phù hợp này đã giúp cho các thay đổi về kỹ thuật tích luỹ trong thời gian trước phát huy được tác dụng.
Mặc dù vậy với một thời gian quá ngắn nông nghiệp Việt Nam còn chưa giải quyết được hết khó khăn do sự phát triển đất nước. Nền nông nghiệp hàng hoá chỉ mới được phát triển trên một số vùng như Nam Bộ và Tây Nguyên. Các vùng khó khăn như Miền Trung và miền núi phía Bắc, hay ngay cả ĐBSH vẫn còn đang tìm hướng phát triển.
3- Những thành tựu đạt được của nông nghiệp trước thềm thế kỷ 21.
Bước sang thế kỷ 21, ngành nông nghiệp Việt Nam rất tự hào đạt được những thành tựu quan trọng khi kết thúc thế kỷ 20. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân 15 năm cuối thế kỷ đạt 4,5%, cao hơn thời kỳ trước đó 3,4%, riêng năm 1999 đạt trên 5,5%. Thành công đó đảm bảo vững chắc an toàn lương thực thực phẩm trong nước và có sản phẩm dư thừa để xuất khẩu với khối lượng lớn. Nguồn ngoại tệ thu được từ các sản phẩm nông nghiệp nhưng năm qua đạt đến 47% tổng giá trị xuất khẩu cả nước. Chính sự ổn định vững chắc của lương thực thực phẩm trong 15 năm qua đã góp phần quan trọng hạn chế tiêu cực của khủng hoảng kinh tế và tiền tệ khu vực và thế giới đối với kinh tế nước ta.
Năm 2000 mặc dù bị lũ lụt lớn, nhất là ở ĐBSCL, gây thiệt hại nặng nề nhưng trên phạm vi cả nước, nông nghiệp vẫn được mùa toàn diện. Theo đánh giá bước đầu nhiều chỉ tiêu quan trọng như sản lượng lương thực, cà phê, cao su, hạt điều, thịt hơi xuất chuồng, sản lượng thuỷ sản… đều đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành vượt kế hoạch đề ra cho kế hoạch 1996-2000.
Sản lượng lương thực quy thóc đạt 35,7 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với năm 1999 và là mức cao nhất từ trước đến nay, chủ yếu là tăng sản lượng lúa. Sản lượng lương thực năm 2000 tăng cả sản lượng lúa và ngô, tăng nhanh cả diện tích, năng suất và sản lượng.
Sản lượng lúa cả năm đạt khoảng 32,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm 1999. Năng suất bình quân cả năm đạt 42,62 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha so với năm 1999; Miền Bắc đạt 46,5 tạ/ha tăng 2,2 tạ/ha; Miền Nam đạt 40,65 tạ/ha tăng 1,29 tạ/ha. Tăng năng suất lúa do cơ cấu giống lúa ở các tỉnh Miền Bắc thay đổi theo hướng tỉ lệ diện tích lúa lai, lúa thuần có năng suất cao (chủ yếu trong vụ đông xuân).
Sản xuất ngô đã mở rộng diện tích đi đôi với thâm canh tăng năng suất. Diện tích ngô cả năm đạt 707 ngàn ha, tăng 15 ngàn ha (2,2%) so với năm 1999. Trong đó các tỉnh phía Bắc đạt 470 ngàn ha tăng 6,1 ngàn ha (1,9%), các tỉnh phía Nam đạt 237 ngàn ha tăng 9,2 ngàn ha (4%) chủ yếu ở Tây Nguyên. Năng suất ngô bình quân cả nước đạt 26,6 ta/ha. Nguyên nhân tăng năng suất ngô chủ yếu mở rộng diện tích ngô lai cho năng suất cao. Sản lượng ngô cả năm 2000 đạt 1.877 ngàn tấn tăng 124 ngàn tấn (7,1%) so với năm 1999 và là mức cao nhất từ trước tới nay.
Sản lượng cây công nghiệp, cây ăn quả tiếp tục phát triển tốt và tăng trưởng khá. Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm đạt 1.257,8 ngàn ha, tăng 106 ngàn ha so với năm 1999. Trong đó cà phê đạt 490 ngàn ha, tăng 82 ngàn ha; cao su 401 ngàn ha, tăng 7 ngàn ha; điều 191 ngàn ha, tăng 7,4 ngàn ha.
Sản lượng nhiều cây công nghiệp lâu năm đạt mức cao nhất từ trước tới nay đáng chú ý là sản lượng cà phê nhân ước đạt 626 ngàn tấn, tăng 116 ngàn tấn (22,8%) so với năm 1999. Cây điều sau nhiều năm giảm sút thì năm nay tăng cả diện tích và năng suất nên sản lượng đạt 60 ngàn tấn (69,9%) so với năm 1999. Sản lượng chè đạt 336 ngàn tấn, tăng 6,2%; hồ tiêu 34,7 ngàn tấn, tăng 17,2%.
Sản lượng cây ăn quả đạt trên 3 triệu tấn trong đó sản lượng vải, nhãn, chôm chôm trên 7000 ngàn tấn, tăng 28%; cam, chanh, quýt 438 ngàn tấn tăng 14% so với năm 1999… Xu hướng đa dạng hoá cây trồng nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đã thể hiện rõ.
Chăn nuôi gia súc gia cầm tiếp tục phát triển ổn định, đến ngày 1/10/2000 đàn trâu đạt 2,96 triệu con, tăng 0,34%; đàn bò đạt được 4,15 triệu con, tăng 2%; đàn lợn đạt được 19,52 triệu con, tăng 3.4%; đàn gia cầm đạt 197,3 triệu con, tăng 9,1%; sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng ước đạt 1,82 triệu tấn, tăng 6,32% so với năm 1999.
Lâm nghiệp có khởi sắc cả trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh, diện tích rừng tập trung ước đạt 232 ngàn ha, tăng 2 ngàn ha so với năm 1999. Diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh đạt 33,9 ngàn ha, tăng 4,5%, diện tích rừng được chăm sóc 300 ngàn ha, bằng 83%; diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ 2 triệu ha, bằng 60% so với năm 1999. Diện tích rừng bị cháy, bị phá 3123 ha, giảm 35% so với năm trước. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 33,2% so với 28% năm 1996.
Thuỷ sản có bước tiến bộ vượt bậc, sản lượng thuỷ sản cả năm ước đạt 2,1 triệu tấn, tăng khoảng 100 ngàn tấn so với năm 1999, chủ yếu do tăng sản lượng thuỷ sản khai thác xa bờ (cá tăng 5,1%, tôm tăng 8,1%). Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ước đạt 513 ngàn tấn, tăng 6% so với năm 1999; trong đó cá 353,3 ngàn tấn, tôm 66 ngàn tấn, tăng 5,2% và 14% so với năm 1999.
Tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp (mở rộng) vượt kế hoạch và đạt mức cao nhất. Giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá cố định năm 1994) đạt 132.999 tỉ đồng, tăng 4,88% so với năm 1999, trong đó:
Nông nghiệp đạt 107.766 tỉ đồng (tăng 4,7%);
Lâm nghiệp đạt 5.624 tỉ đồng bằng năm 1999;
Thuỷ sản đạt 19.608 tỉ đồng (tăng 7,4%).
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 81,17% năm 1999 còn 81,03%; ngành thuỷ sản từ 14,39%, tăng lên 14,74% năm 2000.
Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2000 đã và vượt kế hoạch tạo thế và lực bước vào thế kỉ 21 với nhiều triển vọng tốt đẹp hơn.
1.2- Thực trạng tri thức trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Tri thức nói chung, tri thức trình độ cao nói riêng, có sự phân bố không đồng đều giữa các ngành khoa học. Tri thức các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành có quy mô lớn nhất thì đội ngũ trí thức cũng chỉ chiếm hơn 1,36% so với lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nhiều ngành khoa học, trí thức quá ít ỏi như công nghiệp hàng tiêu dùng chỉ chiếm 1,6% so với tổng số tri thức .
Về cơ cấu đào tạo tri thức đang có sự biến động mạnh. Ngoài các trường cao đẳng và đại học thuộc hệ thống đào tạo quốc lập, các trường dân lập, trường tư thục, trường bán công đang có xu thế ngày càng tăng. Hệ thống này đáp ứng đáp ứng phần nào nhu cầu cán bộ khoa học cho kinh tế thị trường, nhưng nhìn chung chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, nhất là đối với khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn. ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm, chiếm tới 21% dân số cả nước, nhưng cho tới nay còn 18 % dân số (từ 10 tuổi trở lên) mù chữ, có tới 2% dân số học hết phổ thông trung học những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên bằng 0,39% dân số và chỉ có duy nhất một trường đại học chinh quy (Đại học Cần Thơ). Với mặt bằng dân trí như vậy, tình hình đào tạo đội ngũ tri thức cho vùng kinh tế trọng diểm này vẫn còn là một vẫn đề nan giải. Vừa qua, chính phủ đã có họp và bàn kế hoạch cho giáo dục - đào tạo khu vực ĐBSCL, nhưng để có một độ ngũ tri thức đủ mạnh cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá khu vực này vẫn chưa thể giải quyết nhanh chóng, mà vẫn cần có thời gian.
Về cơ cấu giai cấp trong đào tạo cũng còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Việc đi học là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân, không phân biệt thành phần giai cấp, nhưng trên thực tế của nền kinh tế thị trường, do điều kiện kinh tế của mỗi gia đình khác nhau, nên con em những nhà giàu vẫn có điều kiện học cao nhiều hơn, con em nông dân vào các trường đại học giảm một cách tương đối so với các bộ phận xã hội khác. Vì vậy, nhiều tài năng, năng khiếu, đã bị thui chột và ngày càng ít đi.
Cơ chế thi trường cũng đã làm cho cơ cấu tri thức mất cân đối. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh đã thu hút phần lớn số sinh viên trẻ, có năng lực và cả những tri thức giỏi vào cơ sở của mình. Riêng ở Hà Nội, hàng năm có khoảng 2000 lao động là tri thức làm việc cho các công ty nước ngoài, số ở thành phố Hồ Chí Minh là gấp đôi. Hàng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp không chịu về vùng nông thôn làm việc…Đó là một sự lãng phí chất xám rất lớn trong khi nước ta đang rất cần lực lượng tri thức cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhất là đối với nông nghiệp và nông thôn.
Sự phân bố tri thức giữa các vùng, các miền cũng rất không đồng đều. Trí thức tập trung nhiều ở các thành phố, tỉnh lị lớn; trong khi đó, tri thức vùng nông thôn vùng cao, vùng dân tộc, vùng kinh tế lớn ĐBSCL, ĐBSH…còn rất thiếu. Phần lớn tri thức tập trung ở phía Bắc và chủ yếu ở Hà Nội, phía Nam chỉ có khoảng 20% và tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Số đông trí thức thường tập trung ở các cơ quan trung ương và thành phố lớn. Tính chung số tri thức có học hàm, học vị trong cả nước làm việc tại Hà Nội là 65,7% và thành phố Hồ Chí Minh là 16,3%. Bên cạnh đó vùng núi, vùng nông thôn tiềm năng phát triển rất lớn chưa nói là chủ yếu nhưng lực lượng tri thức còn rất mỏng và phát triển không đồng đều giữa các dân tộc. Theo số liệu thống kê năm 1991, nước ta có 53 dân tộc thiểu số, chiếm 13% dân cư và 3/4 diện tích cả nước mà chỉ có 3,25% người có trình độ cao đẳng, đại học. Hiện nay tri thức đang phát triển theo xu thế ngày càng tăng; nhưng tỷ lệ học sinh con em dân tộc đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng (kể cả cử tuyển) cũng chỉ đạt 3,5% cả nước. Vì vậy, ở khu vực này khả năng phát triển cán bộ khoa học là rất khó khăn. Địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số có những đặc điểm riêng cho xóm xã hội này. Trách nhiệm phát triển vùng miền núi, vùng dân tộc trước hết đặt lên vai những tri thức dân tộc thiểu số. Với số lượng ít ỏi như hiện nay (chưa kể chất lượng) thì họ khó có thể đảm đương nổi công việc lao động khoa học của mình trong sự phân công lao động xã hội và yêu cầu phát triển miền núi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Trí thức hiện có của vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa vùng kinh tế nông nghiệp vừa thiếu lại vừa yếu. Chủ yếu tri thức ở vùng nông thôn hiện nay là đội ngũ giáo viên, bác sĩ. Tri thức trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp chỉ có 8,1%, chưa kể một số kỹ sư các ngành khoa học nông nghệp và liên quan đến kinh tế nông nghiệp và nông thôn đều đã không làm chức năng sáng tạo khoa học của mình, mà giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, khả năng hưỡng dẫn và tư vấn khoa học trực tiếp cho những người sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn là rất chặt chẽ, dẫn đến lao động sản xuất nông nghiệp nhiều nơi vẫn mang tính tự phát kinh nghiệm là chính, sự ứng dụng khoa học - công nghệ mới còn mang tính phong trào.
1.3- Những mặt còn tồn tại và yếu kém trong kinh tế nông thôn.
- Kinh tế nông thôn mang tính chất thuần nông, cơ cấu lao động, cơ cấu nhập khẩu, cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản phẩm và sản phẩm hàng hoá thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tương đối, c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34609.doc