Sự can thiệp của EU đối với mặt hàng giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào thương mại quốc tế. Nước ta là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM, đặc biệt là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1/2007. Những cột mốc đó đánh dấu quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế nước ta vào thương mại thế giới. Tự do hoá thương mại là một xu thế tất yếu của thương mại quốc tế. Nó đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia tham gia. Tự do hoá thương mại đã làm trao đổi hàng hoá tăng l

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Sự can thiệp của EU đối với mặt hàng giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên nhanh chóng và đi cùng với nó là sự gia tăng của các vụ tranh chấp thương mại, trong đó có các vụ kiện bán phá gía hàng hoá. Theo định nghĩa của WTO “Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được một nước này sang một nước khác thấp hơn mức gía có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu. Từ năm 1995 đến 2001, trên thế giới đã có 2132 cuộc điều tra về bán phá gía được tiến hành vào 1066 lần thuế chống bán phá giá đã được áp dụng. Cũng trong 10 năm qua, chúng ta đã là bị đơn của 24 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó nổi bật là các vụ kiện chống bán phá giá dệt may, giày mũ da, tôm, cá da trơn... Bán phá giá là một thực tế thường gặp và không thể tránh khỏi trong thương mại quốc tế, dù nó gây ra thiệt hại cho các ngành sản xuất và bị phạt theo thông lệ quốc tế. Là một nước đang phát triển, hơn nữa lại là một nước chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, chúng ta cần nhận thức đầy đủ và toàn diện về vấn đề này. Làm thế nào để tránh và giảm thiểu thiệt hại của các vụ kiện chống bán phá giá đối với ngành da giầy Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài là yêu cầu bức thiết đặt ra không chỉ cho ngành da giày Việt Nam. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “ Sự can thiệp của EU đối với mặt hàng giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam”. Đề án nhằm hệ thống vụ kiện của Uỷ ban châu Âu đối với ngành giày da Việt Nam nói chung, giày mũ da nói riêng từ khi Liên minh sản xuất giày da châu Âu phát đơn khởi kiện Việt Nam bán phá giá sản phẩm giày mũ da. Đồng thời cũng đã xem xét, giới thiệu, đánh giá thực trạng của ngành giày da Việt Nam và EU trong thời gian qua. Từ đó cố gắng rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp cho ngành giày da Việt Nam nói riêng và cho các ngành công nghiệp khác của đất nước ta nói chung. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu các tài liệu và số liệu của ngành da giày Việt Nam và EU, song chắc chắn đề án không tránh khỏi các sơ suất. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp các thầy cô và các bạn sinh viên để đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn./. Chương 1: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 1.1. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện 1.1.1. Ngành da giầy EU Ngành công nghiệp da giày của EU bao gồm rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ với số công nhân khoảng 20 người. Hầu hết các doanh nghiệp này ở các vùng có sự đa dạng công nghiệp kém. Tuy nhiên, giữa các doanh nghiệp nhà nước và các thành phần khác có rất nhiều sự khác biệt, các doanh nghiệp ở Pháp và Đức thường có khoảng 100 công nhân, trong khi các doanh nghiệp ở Tây Ban Nha và Ý thì chỉ có khoảng một chục công nhân. Theo thống kê năm 2003, có khoảng 27.371 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp da giầy ở EU, với 361,662 công nhân và chiếm 0.91% số lao động làm trong nghành công nghiệp toàn khối nói chung.(Nguồn: Cục thống kê EU Eurostat) Cứ mỗi 100 đôi giầy được tiêu thụ ở EU thì có đến 35 đôi là giày mũ da. Giá bán lẻ giày ở EU từ 40-100 euro/đôi, giá xuất khẩu giày của Việt Nam chỉ vào khoảng 10 euro/đôi. Mức sống của người dân EU ở mức cao, cộng với chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến cho mức lương công nhân ở đây cao hơn so với các nước có lợi thế về nhân công hơn như Trung Quốc, Việt Nam. Nếu như 1 công nhân giày ở Trung Quốc hay Việt Nam có mức lương không đến 100 USD/tháng thì một công nhân ở Pháp hay ở Ý lại có thể đòi ít nhất mỗi tháng 2000 USD. Nhưng năng suất thì không có gì chênh lệch, thậm chí công nhân Trung Quốc hay Việt Nam còn làm ra nhiều sản phẩm hơn trong cùng một thời gian. Yếu tố này đẩy giá thành sản phẩm lên cao gấp nhiều lần so với giày dép cùng loại sản xuất ở nơi khác. Hiển nhiên thấy rõ sự yếu kém về khả năng cạnh tranh của giày châu Âu. 1.1.2. Ngành da giầy Việt Nam Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động. Trước khi mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, ngành da giày Việt Nam chủ yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất lượng không cao và chủng loại ít. Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu. Nhờ chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều liên doanh với các đối tác nước ngoài được thành lập và ngành da giày bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Trong giai đoạn từ 1992 – 1997, số lượng giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng hơn 8 lần, trong khi đó về giá trị tăng gấp gần 33 lần. Điều này phản ánh sự cái thiện về chất lượng sản phẩm nhằm tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị cao trong cơ cấu xuất khẩu nhằm tăng giá trị các hợp đồng với khách hàng EU. Hiện ngành giày da Việt Nam đứng thứ tư trong số 8 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và  Italia, thế nhưng 90 % sản phẩm của giày da Việt Nam là hàng gia công. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm, và là một trong 5 nước có số lượng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở EU do giá khá rẻ, chất lượng và mẫu mã chấp nhận được. Các doanh nghiệp da giầy Việt Nam nhìn nhận được cái khó của mình khi các chuyên gia cho biết nếu tham gia vào thị trường giầy dép với sản phẩm chất lượng cao cấp thì không cạnh tranh được với sản phẩm của nước Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức; còn nếu trong sản phẩm cấp thấp, có chất lượng trung bình thì lại không cạnh tranh được với sản phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc. Do đó, các doanh nghiệp da giầy Việt Nam thời gian qua đã chọn hướng làm gia công cho các đối tác nước ngòai mà chưa có nhiều sản phẩm giày trực tiếp vào thị trường EU.Thực tế cho thấy ở thị phần có mức giá trung bình đến trung bình khả thi, giày dép nội địa của Việt Nam có thể cạnh tranh tốt với hàng ngoại về chất lượng. Có thể khẳng định trong thời gian qua, ngành da giầy Việt Nam tìm được hướng đi chiến lược cho mình là sản xuất giày da trung cao cấp phục vụ thị trường EU. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam đạt 3,59 tỷ USD, tăng bình quân 0,403 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2001 -2006. Thị trường của ngành đến nay vẫn là các nước thuộc EU, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xu hướng chuyển sang các thị trường ngách được xem là bước chuyển hướng thành công của giày dép năm 2006. Nhờ đó kim ngạch XK mặt hàng này vẫn đạt thành tích ấn tượng 3,5 tỷ USD, tăng trưởng 14,9% và chiếm 8,8% tổng kim ngạch chung Hiện Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc về xuất khẩu giầy dép sang EU và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Theo thống kê đến cuối năm 2006, trong 10 đôi giày tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuất tại Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành “nước lớn” về sản xuất giày dép trên thế giới, xét trong châu Á chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Thời gian qua, ngành da giầy Việt Nam có sự chuyển hướng trong đầu tư, đặc biệt là các hình thức đầu tư, trong đó có gần 70% năng lực sản xuất là của cacs doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là các khách hàng chuyên đặt hàng gia công trứơc đây nay đã trực tiếp đầu tư các nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp tiềm năng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hoá thiết kế, các dây chuyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, các nhà nhập khẩu. Điển hình như Cty CP giày An Lạc, Cty CP giày Thái Bình và các Cty 100% vốn nước ngoài ( Tea Kwang Vina, Shyang Hung Cheng, Pou Yuen, Pou Chen, Biti’s HCM, Biti’s Đồng Nai, giày Thượng Đình…) 1.1.2.1. Ngành da giày Việt Nam được hưởng các lợi thế từ bên ngoài: Việt Nam được EU dành cho quy chế ưu đãi GSP (ưu đãi theo hệ thống thuế quan phổ cập khi nhập khẩu vào EU), sản phẩm nhập khẩu từ Việt nam bán tại các nước EU có mức giá cạnh tranh (do thuế nhập khẩu thấp hơn các nước trong khu vực). Lợi thế này các đối tác hợp tác với Việt Nam đang hưởng lợi nhiều hơn chính các doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường EU là một thị trường có quy mô rộng, có nhu cầu tiêu dùng lớn, ổn định và ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng giá trị của đồng EURO. Chất lượng sản phẩm giày dép được sản xuất tại Việt Nam phù hợp và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong các nước EU. Các nước EU mở rộng tạo thêm nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Da - Giày Việt Nam xuất khẩu sang EU (với chính sách đồng nhất của EU được thực thi từ tháng 5/2004). Các lợi thế khác từ mối quan hệ giữa Việt Nam và EU, giữa các doanh nghiệp với các nhà nhập khẩu EU (quan hệ trực tiếp và thông qua đối tác thứ 3). 1.1.2.2. Các lợi thế bên trong của ngành da giầy Việt Nam: Ngành công nghiệp sản xuất giầy của Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh khá nổi bật như sau: Giá nhân công thấp, chỉ 800.000VND/ tháng ( khoảng 40 Euro/tháng) Với một ngành sử dụng nhiều lao động có trình độ không cao như da giầy thì mức lương công nhân ảnh hưởng lớn tới chi phí sản phẩm. Trình độ tay nghề công nhân cao, chăm chỉ, tính kỉ luật. Những cái cách về thể chế pháp luật của chính phủ theo hướng cải thiện, giúp đỡ, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Việc tuân thủ nghiêm túc những cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và đầu tư. Sự ổn định về kinh tế - chính trị đất nước. Việt Nam được quốc tế công nhận là đất nước an toàn, hoà bình, có độ ổn định về kinh tế - chính trị cao. Chính những lợi thế này đã thu hút sự đặc biệt chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài và các hãng sản xuất giày nổi tiếng trên thế giới như Adidas, Nike, Reebok, Fila, Puma. Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giầy dép Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng đầu thế giới đã được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam, và các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng sản xuất, cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng đáp ứng được thị hiếu và từng thị trừơng, không chỉ EU. Vì vậy ta có thể kết luận sản phẩm giày da của Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. 1.2. Diễn biến vụ kiện Nhìn lại lịch sử, nhóm hàng giày dép đã từng bị EU khởi kiện vào năm 1998. Tuy nhiên EU đã không áp thuế vì lý do thị phần của hàng Việt Nam gia tăng nhỏ hơn so với Trung Quốc, Indonexia và Thái Lan. Đến năm 2002, Canada đã chính thức khởi kiện mặt hàng giày và đế giày không thấm nứơc nhập khẩu từ Việt Nam. Trong vụ kiện này Việt Nam được kết luận là không gây tổn hại đáng kể đến ngành sản xuất trong nước của Canada nên không bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá nào. Như vậy, xét trên khía cạnh lịch sử, nhóm hàng giày dép của Việt Nam đã có tiền lệ bị kiện chống bán phá giá nhiều lần. Ngày 30/5/2005, Liên minh sản xuất giày da châu Âu đại diện cho các nhà sản xuất chiếm hơn 40% tổng sản lượng giày có mũ da đã nộp đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc bán phá giá giày mũ da vào thị trường EU. Ngày 7/7/2005, Uỷ ban châu Âu (EC) đã quyết định mở cuộc điều tra bán phá giá đối với 33 mã giày mũ da và với 60 doanh nghiệp Việt Nam là bị đơn. Theo nội dung đơn kiện, biên độ phá giá ước tính của giày da Việt Nam là 130%, của Trung Quốc là 400%. Bắt đầu từ tháng 9/2005, EU tiến hành điều tra tại chỗ sau khi nhận được đầy đủ thông tin kê khai của doanh nghiệp. Tháng 12/2005, Hiệp hội các nhà sản xuất giày dép châu Âu (ECFI) cáo buộc giày mũ da Việt Nam đã bán phá giá vào EU 130%. Ngày 23/2/2006, Cao uỷ thương mại EU đề nghị mức thúê sơ bộ 16,8% áp dụng trong 6 tháng kể từ 7/4/2006. Theo kết luận sơ bộ của Uỷ ban Châu Âu, lượng nhập khẩu giày của Việt Nam giảm 1% trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2005 nhưng đã tăng 99% trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2005. Trong khi đó, giá sản phẩm nhập khẩu từ hai nước giảm trung bình 30%. Việc bán phá giá làm ngành sản xuất giày da của EU suy giảm 30% doanh số, 9% thị phần và làm mất 26,000 việc làm trong ngành. Để biện minh cho việc áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng giày da của VN và TQ cho quyết định này, EC cho rằng họ không đánh vào lợi thế cạnh tranh tự nhiên của VN và TQ, mà chỉ nhắm vào những hành động thương mại không công bằng. Lý do được EC nêu ra là: "Đã xác minh được bằng chứng rõ ràng cho thấy có những sự can thiệp vào lĩnh vực giày dép ở VN và TQ, tạo nên hành động thương mại không công bằng". Tuy nhiên, bằng chứng mà EC viện cớ chỉ là việc các địa phương đã ưu đãi cho các DN thuê đất giá rẻ để làm mặt bằng sản xuất - một chính sách thu hút đầu tư mà ngay chính các nước EU vẫn đang sử dụng. Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan - Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Thương mại: Chính phủ VN không can thiệp và không trợ giá cho các DN nói chung cũng như các DN giày da. Lợi thế cạnh tranh của các DN VN là do chi phí lao động thấp và công nghệ hiện đại.  Ngày 7/4/2006, giày mũ da Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời với với mức khởi điểm 4%; qua bốn giai đoạn, mức này tăng dần lên 16,8%. Từ 7/4/2006 đến 1/6/2006: 4,2% Từ 02/6/2006 đến 13/7/2006: 8,4% Từ14/7/2006 đến 14/9/2006: 12,6% Từ 15/9/2006 đến 6/10/2006: 16,8% Trong thời gian này, EC sẽ tiếp tục điều tra để tháng 10/2006 sẽ quyết định áp dụng mức thuế chính thức trong vòng 5 năm tiếp theo. EU đã chọn Brazil và Việt Nam để so sánh trong việc sản xuất giày mũ da. Bắt đầu từ ngày 19/9/2006, Liên minh châu Âu mở cuộc điều tra về vụ kiện chống phá giá sản phẩm giày dép bằng da của với tám doanh nghiệp mẫu. Ngày 7/10/2006, EU áp thuế chống bán phá gía giày mũ da và giày trẻ em sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức thuế 10% trong vòng 2 năm. Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1. Động cơ áp thuế chống bán phá giá giày mũ da xuất khẩu từ Việt Nam của EU 2.1.1. Quy định của WTO về chống bán phá giá hàng hoá Theo quy định của WTO về kiện chống phá giá một sản phẩm nào đó khi lượng nhập khẩu sản phẩm bị kiện phá giá từ quốc gia đó vào quốc gia lớn hơn 3% tổng lượng nhập khẩu của sản phẩm tương tự và bị kiện phá giá ở quốc gia, trừ khi lượng nhập khẩu của sản phẩm bị kiện phá giá từ các nước bị điều tra nếu tính riêng lẻ có lượng nhập khẩu ít hơn 3% lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự và bị kiện phá giá ở quốc gia nhưng gộp lại chiếm tới hơn 7% lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự và bị kiện phá giá ở quốc gia; hoặc biên phá giá nhiều hơn 2%, được thể hiện bằng lượng phần trăm của giá xuất khẩu. 2.1.2. Động cơ áp thuế chống bán phá giá giày mũ da xuất khẩu từ Việt Nam của EU Động cơ đầu tiên phải nói đến trong việc EU đánh thuế chống bán phá giá giày mũ da xuất khẩu từ Việt Nam đó là để bảo vệ ngành da giày của khối này. Từ năm 2001 đến nay, sản xuất giày da trong khối EU đã thu hẹp 30%, và mất khoảng 40.000 việc làm trong ngành. Trong cuộc họp ngày 21/2/2006 giữa Cao uỷ Thương mại EU Peter Mandelson với các nước thành viên EU, ông Mandelson đã khẳng định điều tra của EC đối với những khiếu nại về việc bán phá giá giày da của Việt Nam. EC đã tìm ra những bằng chứng hiển nhiên về sự can thiệp của Nhà nước, việc bán phá giá và tổn hại do việc bán phá giá gây ra. Trong năm 2005, mức tăng xuất khẩu giày da trong khối này bị giảm 30%. Khoảng 4000 việc làm trong ngành đã bị mất. Thị trường giày của EU tiêu dùng khoảng 2,5 tỉ đôi, 35% trong đó là giày mũ da. Trong khi đó, tổng số giày nhập khẩu từ Việt Nam năm 2005 là 265 triệu đôi. Mức tăng của giày da Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2005 là 95%. Giá bán giày da của Việt Nam cũng giảm trong khoảng thời gian này với mức trung bình là 20%. Bảng 2.1.Tổng kết của EC đối với da giầy xuất khẩu từ Việt Nam Thị trường giày của EU 2,5 tỉ đôi Tỷ lệ giày mũ da 35% Tổng số giày nhập khẩu từ Việt Nam năm 2005 265 triệu đôi Mức tăng của giày da Việt Nam từ 2001 - 2005 95% Mức giảm giá trung bình của giày da Việt Nam -20% Theo bảng số liệu của cục thống kê EU, ta thấy số lượng công ty trong ngành da giày của EU đã giảm từ 33.350 (năm 1999) công ty xuống còn 27.371 công ty vào năm 2003 (giảm 18%). Cụ thể, vào năm 1999, số công ty hoạt động trong ngành da giày EU là 33.350 công ty. Năm 2000, số công ty giảm 1000 công ty, còn 32.323 công ty. Năm 2001, số lượng công ty giảm mạnh, chỉ còn 29.363 công ty. Và đến năm 2003, con số này tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn 27.371 công ty còn hoạt động trong ngành. Cùng chịu chung số phận với số lượng công ty, số lượng công nhân làm trong ngành này cũng giảm từ 449.180 công nhân (năm 1999) xuống còn 361.662 công nhân vào năm 2003 ( giảm 20%). Số lao động trực tiếp của ngành này vào năm 1999 là 449.180 công nhân. Năm 2000 là 419.693 công nhân. Cùng với sự sụt giảm của số công ty, số công nhân làm việc trong ngành da giày vào năm 2001 chỉ còn 397.975 người. Đến năm 2003, con số này là 383.726 lao động. Bảng thống kê dưới đây cho biết sản lựơng sản xuất và số lượng xuất -nhập khẩu của ngành da giày EU từ năm 2002 đến 2005. Năm 2002, EU sản xuất được 900,535 triệu đôi. Năm 2003 chỉ sản xuất được 780,811 triệu đôi. Năm 2004 lại giảm tiếp còn 728,211 triệu đôi. Và đến năm 2005 thì sản lượng chỉ đạt 641,852 triệu đôi. Như vậy, mức độ tăng trưởng của sản lượng sản xuất của ngành đã giảm 28.7% trong 4 năm từ 2002 đến 2005. Tình hình xuất khẩu giày da EU cũng trong tình trạng tương tự. Năm 2002, ngành da giày EU xuất khẩu được 214,348 triệu đôi. Năm 2003 là 181,276 và giảm hơn nữa vào năm 2004 chỉ xuất được 170,085 triệu đôi. Năm 2005 là năm mà ngành da giày EU xuất khẩu được nhiều nhất 225,998 triệu đôi. Tuy nhiên, số lượng giày nhập khẩu lại tăng trưởng rất nhanh. Năm 2002, số lượng giày nhập khẩu là 1,232,914 triệu đôi. Năm 2003 đã tăng thêm hơn 2 triệu đôi nữa. Đến năm 2003, số lượng nhập khẩu là 1,709,875 triệu đôi. Con số cuối cùng trong bảng thống kê là 1,939,813 triệu đôi vào năm 2005. Trong khi sản lượng xuất khẩu của ngành tăng trưởng không ổn định và chỉ đạt 5.4% trong 4 năm, thì sản lượng giày dép nhập khẩu vào khối lại tăng đều đặn và đạt mức tăng trưởng qua 4 năm rất cao là 57.3% Bảng 2.2.Mức độ tăng trưởng của sản lượng, lượng xuất - nhập khẩu của ngành da giày EU (1000 đôi) 1000 đôi 2002 2003 2004 2005 % tăng trưởng 2002-2005 Sản lượng 900,535 780,811 728,211 641,852 -28.7 Xuất khẩu 214,348 181,276 170,085 225,998 5.4 Nhập khẩu 1,232,914 1,455,036 1,709,875 1,939,813 57.3 Tổng lựơng tiêu dùng 1,919,100 2,054,571 2,268,001 2,355,667 22,7 Tổng lượng tiêu dùng: sản lượng + nhập khẩu - xuất khẩu Nguồn : Eurostat + estimates by DG Enterprise & Industry Bảng dưới đây thống kê 10 nước có giá trị kim ngạch nhập khẩu da giày vào EU nhiều nhất tính đến năm 2005. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 2 sau Trung Quốc và chiếm 17,1% giá trị kim ngạch nhập khẩu giày dép vào thị trường này. Tuy từ năm 2002 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng -5,4% nhưng Việt Nam luôn duy trì mức xuất khẩu trên 2 tỷ Euro. Bảng 2.3. Top 10 nước có giá trị kim ngạch nhập khẩu da giày vào EU nhiều nhất từ năm 2002 đến năm 2003 (1000 Euro) 1000 Euro 2002 2003 2004 2005 Tỉ trọng nhập khẩu 2005 % tăng trưởng 2004-2005 % tăng trưởng 2002-2005 Toàn thế giới 10,125,480 10,428,489 10,895,615 12,173,661 100.0 11.7 20.2 Trung Quốc 2,286,572 2,633,912 2,959,949 4,796,808 39.4 62.1 109.8 Việt Nam 2,109,816 2,155,389 2,194,834 2,076,354 17.1 -5.4 -1.6 Romania 1,342,578 1,437,682 1,372,877 1,378,316 11.3 0.4 2.7 Ấn Độ 603,044 581,707 674,097 702,993 5.8 4.3 16.6 Indonesia 663,367 552,233 521,992 513,664 4.2 -1.6 -22.6 Brazil 236,948 234,880 294,214 374,458 3.1 27.3 58.0 Tunisia 371,168 375,467 339,988 355,587 2.9 4.6 -4.2 Thailand 314,837 262,529 245,466 240,322 2.0 -2.1 -23.7 Bulgaria 184,537 205,075 192,774 201,891 1.7 4.7 9.4 Morocco 205,670 204,361 188,297 187,241 1.5 -0.6 -9.0 Nguồn : Cục thống kê châu Âu - Eurostat Còn theo 1 thống kê khác về số lượng đôi giày nhập khẩu vào thị trường EU thì Việt Nam cũng đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc, chiếm 13,7 thị phần giầy nhập khẩu vào EU. Bảng 2.4. Top 10 nước có sản lượng giày nhập khẩu vào EU nhiều nhất từ năm 2002 đến năm 2005 (1000 đôi) 1000 đôi 2002 2003 2004 2005 Tỉ trọng xuất khẩu 2005 % tăng trửơng 2004-2005 % tăng trưởng 2002-2005 Thế giới 1,232,914 1,455,036 1,709,875 1,939,813 100.0 13.4 57.3 Trung Quốc 461,364 682,290 862,603 1,250,802 64.5 45.0 171.1 Việt Nam 284,032 285,734 297,968 265,271 13.7 -11.0 -6.6 Romania 66,509 72,019 71,589 71,467 3.7 -0.2 7.5 Ấn Độ 36,073 41,996 52,063 52,629 2.7 1.1 45.9 Indonesia 62,551 55,006 60,192 50,772 2.6 -15.7 -18.8 Brazil 15,094 18,588 28,123 30,978 1.6 10.2 105.2 Thailand 37,427 36,061 33,679 28,056 1.4 -16.7 -25.0 Turkey 25,890 30,803 32,910 24,650 1.3 -25.1 -4.8 Hong-Kong 26,067 25,084 31,628 22,654 1.2 -28.4 -13.1 Tunisia 18,226 18,947 17,764 19,766 1.0 11.3 8.4 Nguồn: Cục thống kê châu Âu - Eurostat Một điểm dễ thấy là trong cả 3 vụ kiện đối với nhóm giày dép đều liên quan tới mặt hàng giày dép của một nước thứ ba khác, đặc biệt là giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc. Thống kê các vụ kiện do EU tiến hành đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam dường như các vụ kiện EU tiến hành nhằm mục đích chính là đối phó với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan… và Việt Nam do xuất khẩu cùng chủng loại mặt hàng nên đã bị kiện theo. 2.2. Tác động 2.2.1. Tác động đối với Việt Nam Thu nhập doanh nghiệp giảm Ngay khi EC khởi kiện, các đối tác nước ngoài có các phản ứng nhằm hạn chế thấp nhất những tác động xấu từ vụ kiện thông qua việc không đặt đơn hàng lớn đối với mặt hàng giày mũ da mà chuyển sang đặt các loại giày dép có chất liệu khác như PVC, vải, PU….Một số đối tác rút đơn hàng và dịch chuyển sản xuất sang các nước khác như Indonesia, Campuchia, Thái Lan… Như vậy doanh nghiệp không chỉ bị mất đơn hàng mà mất cả khách hàng truyền thống của mình. Cùng với hậu quả thu nhập giảm, doanh nghiệp còn bị thiệt hại nặng nề về kinh tế do chỉ sử dụng được tối đa 60-70% công suất thiết kế, thiệt hại trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hao mòn vô hình, hao mòn hữu hình… Theo các chuyên gia, ngành da giày VN vẫn trụ được bất kể việc bị áp thuế trong hai năm tới, đó là nhờ EU đã đưa ra hai mức thuế khác nhau, 10% cho VN và 16,5% cho sản phẩm của Trung Quốc (TQ). Chênh lệch về thuế lên đến 6,5% là một con số đáng kể để các nhà nhập khẩu phải tính toán khi quyết định đặt hàng. So với Thái Lan và Campuchia, với mức thuế mới bị áp đặt thì giày da từ VN vẫn còn sức hấp dẫn để giữ chân khách hàng, đặc biệt là những thương hiệu lớn hoặc những nhà nhập khẩu chuộng chất lượng. Ít có khả năng các nhà nhập khẩu chuyển sang đặt hàng của Thái Lan, Indonesia hoặc Philippines thay cho VN hoặc TQ Xét về lâu dài, việc áp thuế cũng đã làm tổn thương ngành da giày Việt Nam. Trước hết lợi nhuận của nhà sản xuất bị giảm, ảnh hưởng đến tái đầu tư, nâng cấp công nghệ và đặc biệt là gây khó khăn cho việc nâng cấp đời sống của người lao động. Bên cạnh đó, do giá bán lẻ tăng lên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức mua của ngừơi dân khu vực EU. Thậm chí khi thị trường bị thu hẹp, có khá năng xảy ra tình trạng cạnh tranh giảm giá để có đơn hàng giữa những doanh nghiệp sản xuất da giày. Thị phần xuất khẩu giảm mạnh ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của đất nước: Dưới tác động của vụ kiện bán phá giá giày mũ da, thị phần xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đã bị giảm mạnh. Thống kê mới nhất của Hiệp hội Da giày Việt Nam (tháng 4/2007) cho biết, xuất khẩu vào EU chỉ chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép so với tỷ lệ 70% trước đây. Ngay từ đầu năm 2006, khi EU chưa có quyêt định chính thức của Uỷ ban châu Âu (EC), ngành da giày Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Đó là tình trạng thiếu việc làm diễn ra trên diện rộng và nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì không có hợp đồng xuất khẩu. Các nhà nhập khẩu đã trì hoãn việc đặt hàng vì họ lo sợ mức thuế chống phá giá cao. Sau khi có phán quyết cuối cùng của Liên minh châu Âu áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam trong khi Trung Quốc chịu mức 16,5% thì tình hình xuất khẩu đã dần ổn định, khách hàng đã quay trở lại Việt Nam để đặt hàng. Tuy nhiên, EU vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Thị phần xuất khẩu vào thị trường này vẫn chiếm số lượng lớn là do giày dép Việt Nam tiếp tục được hưởng ưu đãi theo hệ thống thuế quan phổ cập khi nhập khẩu vào EU. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam vẫn đạt 3,59 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2005 với số lượng 579 triệu đôi giày dép các loại. Ảnh hửơng tới người lao động:mất việc, giảm lương Theo thống kê, ngành giày dép VN đang tạo việc làm cho trên 500.000 lao động trong đó có tới 80% là lao động nữ. Nhiều doanh nghiệp da giày tỉ lệ lao động nữ chiếm tới 95 - 98% tổng số lao động trong doanh nghiệp. Ngoài ra còn một số lượng lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực khác liên quan cũng phải chịu tác động do việc áp thuế nêu trên của EC. Sự sút giảm đơn hàng đã buộc các doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ việc. Lấy công ty giày An Giang làm dẫn chứng, mức thu nhập trong năm 2004 - 2005 của công nhân Công ty giày An Giang khoảng 800.000-1.000.000 đồng/người/tháng. Nhưng từ đầu năm 2006, mức thu nhập của họ chỉ còn 600.000 đồng/tháng dù số lượng công nhân đã giảm từ 700 xuống còn gần 400 người. Hơn 10 năm hoạt động, đây là lần đầu tiên Công ty giày An Giang phải giảm số lượng công nhân xuống một nửa và có nguy cơ giảm tiếp. Giám đốc Công ty giày An Giang, cho biết từ đầu năm 2006, lượng đơn hàng của công ty nhận được đã giảm 50% so với cùng kỳ năm 2005. Đáng lo nhất là nhiều khách hàng bắt đầu đề nghị giảm giá các đơn hàng mới. Đối tác của họ đưa ra lý do vì thuế tăng nên chi phí của họ cũng tăng lên, do đó giày dép cần phải được giảm giá khoảng 20-30% so với trước thì mới tiêu thụ được tại các thị trường EU. 2.2.2. Tác động đối với EU Không chỉ có ngành giày Việt Nam khốn đốn, người dân EU sẽ phải móc thêm hầu bao để mua giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam. Theo nhiều nhà phân tích tại châu Âu, sẽ có trên dưới 500.000 lao động làm việc trong các lĩnh vực thiết kế, mua hàng, phân phối… bị mất việc, con số này còn nhiều hơn con số mà Liên đoàn các nhà sản xuất giày tại EU (CEC- tổ chức khởi kiện vụ việc này) khai báo về số lao động bị mất việc do phá giá. 2.3. Phản ứng của các quốc gia và tổ chức quốc tế khác Các quốc gia thành viên và Hiệp hội ở EU Trong vụ kiện da giầy của Việt Nam, đã có những nước như Italy, Tây Ban Nha, Pháp…ủng hộ các quyết định chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng có những nước chủ yếu tiêu thụ hàng nhập khẩu lại không đồng ý và có ý kiến phản đối như Anh và các nước Bắc Âu. Trong quá trình biểu quyết của 25 nước trong EU, có 12 nước (chủ yếu ở Bắc Âu) phản đối việc áp thuế, chỉ có 9 nước (chủ yếu ở Nam Âu) như Tây Ban Nha, Ý, Pháp hay Hungary biểu quyết áp thuế, có 4 nước bỏ phiếu trắng nhưng được EU tính là đồng ý áp thuế. Ngay giữa các tổ chức ngành nghề cũng xảy ra mâu thuẫn, Liên đoàn Công nghiệp hàng thể thao châu Âu (FESI) và Hiệp hội Ngoại thương châu Âu (FTA) cực lực phản đối việc áp thuế. Liên đoàn các nhà sản xuất đồ dùng thể thao, đại diện cho các tập đoàn sản xuất đồ thể thao như Nike và Adidas Reebok, cho rằng, vụ kiện này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp và người tiêu dùng châu Âu. Tập đoàn bán lẻ giày dép Clarks của Anh - hiện sản xuất tại Việt Nam và Trung Quốc tới 60% trong tống số 27 triệu đôi giày mà hãng bán ra ở châu Âu mỗi năm - cho biết, mức thuế trên sẽ làm lợi nhuận của công ty giảm 25%. Tổ chức Action Aid Việt Nam Tháng 5/2006, tổ chức ActionAid Việt Nam đã kiến nghị Uỷ ban Châu Âu (EC) xem xét lại việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất xứ từ Việt Nam và cần đảm bảo rằng quyết định này không ảnh hưởng trực tiếp đến những công nhân da giày Việt Nam. Kiến nghị được gửi lên phiên điều trần của EC về vụ kiện này, tổ chức tại Brussels (Bỉ), hôm 2/6/2006. ActionAid còn gửi kèm theo báo cáo nghiên cứu “Tác động của vụ kiện bán phá giá của EC đối với ngành da giày Việt Nam " - tài liệu do ActionAid Việt Nam và Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO) thực hiện trong nửa đầu tháng 5/2006, sau khi EC áp dụng mức thuế sơ bộ 4,2% từ ngày 7/4/2006, kèm theo một lá thư tập thể với hơn 2.000 chữ ký của công nhân da giày. Da giầy Ấn Độ hưởng lợi khi Việt Nam bị áp thuế chống phá giá: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã chuẩn bị một chương trình hành động cho ngành da giày, nhằm tận dụng lợi thế từ quyết định áp thuế chống bán phá giá của EU lên da giày Việt Nam và Trung Quốc. Ông Jairam Ramesh, Quốc vụ Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho rằng, việc Liên minh châu Âu (EU) chính thức áp dụng mức thuế chống bán phá giá ở mức 16,5% đối với giày, mũ da Trung Quốc và 10% đối với giày, mũ da Việt Nam đã tạo cơ hội cho ngành da giầy nước này vượt lên. Giữa tháng 1/2006, ông J. Ramesh đã có cuộc làm việc với các nhà xuất khẩu da giày để thảo luận kế hoạch hành động nhằm tăng thị phần giày da xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu da, sản phẩm da và giày năm 2005-2006 của Ấn Độ đạt giá trị kim ngạch 2,6 tỷ USD, chiếm 2,56% tổng trị giá xuất khẩu của đất nước, tăng 2,4 tỷ USD so với năm 2004-2005. Trong đó, xuất khẩu giày là 1 tỷ USD, tăng 900 triệu USD so với năm 2004-2005. Chương 3: BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Bài học từ việc bị áp thuế chống phá giá đối với mặt hàng giày da Việt Nam Vì vụ kiện, các doanh nghiệp da giày đã thực sự chuyển mình, giảm dần sự lệ thuộc vào thị trường EU. Theo ông Nguyễn Bảo Thọ, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Da Giày Sài Gòn, với mức thuế mà EU đang áp đặt, Công ty không còn cách nào khác là phải thay đổi chiến lược kinh doanh, chọn những mặt hàng có thế mạnh để sản xuất, mạnh dạn chuyển sang những chủng loại hàng sử dụng nguyên liệu cao cấp để tăng giá trị gia tăng, hơn là chú trọng sản xuất các mặt hành có giá trị thấp. Cùng quan điểm này, ông Hoàng Văn Chung, Phó Tổng Giám đốc Công ty Giày Thượng Đình cho biết, Công ty đã có sự._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35991.doc
Tài liệu liên quan