Lời mở đầu
Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước thì vai trò của con người trong xã hội cũng có sự thay đổi lớn lao. Vấn đề giới trở thành một vấn đề được quan tâm, chú ý nhiều hơn. Xung quanh vấn đề giới vẫn còn tồn tại những điều đáng bàn như : sự bất bình đẳng trong phân công lao động gia đình hay vai trò của người phụ nữ chưa được đánh giá đúng nên còn hạn chế khả năng phát huy của người phụ nữ và còn rất nhiều vấn đề khác. Đã có nhiều nghiên cứu, nhiều đề tài và báo cáo khoa học về
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sự ảnh hưởng của vai trò giới đến quyền quyết định công việc trong gia đình cư dân nông thôn ở vùng ven đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề này song với nghiên cứu này tôi mong muốn sử dụng những kiến thức đã học để phân tích vấn đề xã hội nhằm nhìn nhận đúng hơn về vai trò của người chồng và người vợ trong gia đình nông thôn hiện nay .
Để hoàn thành báo cáo này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong thời gian đi thực tập. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo: Tiến sĩ Hoàng Bá Thịnh - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện báo cáo với sự nhiệt tình và trách nhiệm cao. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với ban lãnh đạo xã, các trưởng thôn và các gia đình tại xã Đại Yên, tỉnh Quảng Ninh .
Do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo trong khoa xã hội học cũng như sự góp ý của các bạn sinh viên trong lớp quan tâm đến vấn đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày 5 tháng 5 năm 2003
Phần những vấn đề chung
Lý do chọn đề tài
Mỗi một gia đình là một tế bào của xã hội, nhiều tế bào xã hội tạo nên một xã hội tổng thể. Một mặt sự hình thành của gia đình quyết định sự hình thành của xã hội mặt khác gia đình lại chịu sự tác động của các quan hệ kinh tế - xã hội.
Khi bàn về gia đình người ta thường đề cập đến mối quan hệ vợ, chồng trong gia đình. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, địa vị của người phụ nữ ngày càng được đề cao. Phụ nữ chiếm một nửa nhân loại, đó là nửa phần nhân loại với những chức năng mà nửa kia không thể thay thế. Phụ nữ luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt.
Chính sách đổi mới đất nước năm 1986 đã góp phần tích cực đối với sự phát triển của người phụ nữ khiến họ có nhiều điều kiện thuận lợi để vươn lên. Tuy nhiên, trong thực tế người phụ nữ vẫn còn phải chịu nhiều thiệt thòi và bất côngđặc biệt là người phụ nữ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
ở nông thôn, lao động gia đình chủ yếu vẫn do người phụ nữ đảm nhiệm. Phụ nữ chiếm phần đông lao động xã hội nhưng lại là nhóm xã hội chịu nhiều thiệt thòi nhất. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do họ bị ảnh hưởng của nền giáo dục tư tưởng phụ quyền, họ quen nhường nhịn và lại tự ti, họ luôn đề cao vai trò của nam giới trong gia đình và ngoài xã hội. Chính bởi vậy nên đã hạn chế sự phát triển của người phụ nữ .
với đề tài: "Sự ảnh hưởng của vai trò giới đến quyền quyết định công việc trong gia đình cư dân nông thôn ở vùng ven đô". Chúng tôi mong muốn tìm hiểu rõ hơn về thực trạng vai trò của người phụ nữ và nam giới đối với quyền quyết định trong gia đình. Đồng thời nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quyền quyết định này trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị và giải pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực cũng như phát huy mặt tích cực góp phần ổn định và phát triển xã hội .
Chúng tôi mong muốn rằng người phụ nữ nông thôn nói riêng và người phụ nữ Việi Nam nói chung sẽ có điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu và mô tả thực trạng vai trò giới ảnh hưởng đến quyền quyết định của người vợ và người chồng trong gia đình .
-Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó cũng như nhân tố ảnh hưởng.
- Là bước thực tập ban đầu cho những nghiên cứu sau này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích sự phân công lao động theo giới trong gia đình
- Phân tích vai trò và chức năng của người vợ và người chồng qua đó thấy được quyền quyết định chính những công việc trong gia đình .
- Tìm hiểu nguyên nhân kinh tế - văn hoá - xã hội ảnh hưởng đến quyền quyết định chính những công việc trong gia đình.
- Bước đầu góp phần đề xuất khuyến nghị và giải pháp nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình, củng cố nhận thức trong việc đánh giá và tạo cơ hội cho người phụ nữ.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sự ảnh hưởng của vai trò giới đến quyền quyết định công việc trong gia đình cư dân nông thôn ỏ vùng ven đô .
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Phụ nữ và nam giới đã có gia đình tuổi từ 25 đến 60 tuổi ở xã Đại Yên, tỉnh Quảng Ninh .
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm : Xã Đại Yên, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian : Tháng 3/ 2003
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Phụ nữ là người giữ vai trò chính trong lao động gia đình
- Người phụ nữ chưa đóng vai trò ngang hàng với nam giới trong việc quyết định các vấn đề trong gia đình .
- Yếu tố ảnh hưởng đến quyền quyết định trong gia đình của phụ nữ và nam giới .
5.2 Khung lý thuyết
Điều kiện kinh tế
- văn hoá - xã hội
Gia đình
Nhân tố ảnh hưởng
Nhận thức của phụ nữ và nam giới
Quan niệm truyền thống
Trình độ học vấn
Vai trò giới ảnh hưởng đến quyền quyết định chính công việc trong gia đình.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp xã hội học sau:
- Phương pháp định lượng Báo cáo thực tập này là một nhánh của đề tài:
“Sự biến đổi quan hệ cộng đồng ven đô trong công cuộc đổi mới hiện nay’’
(Qua khảo sát tại xã Đại Yên - TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh ) do lớp K44- K45 XHHHN1 thực hiện . Chúng tôi có sử dụng 500 phiếu điều tra .
Mẫu khảo sát bao gồm :
+ Giới tính :
* Nam : 250 ( 50,2%) * Nữ : 248 ( 49,8%)
+ Nghề nghiệp :
* Nông nghiệp : 278 ( 55,8%) * Lâm nghiệp : 49 ( 9,8%)
* Ngư nghiệp : 35 (7%) * Công nhân : 21 ( 4,2%)
* Công viên chức : 28(5,6%) * Lực lượng vũ trang : 5 ( 1%)
* Nội trợ : 9 (1,8%) * Hưu trí : 33 (6,6% )
* Nghề khác : 40 (8%)
+ Độ tuổi :
* <20 : 1(0,2%) * 20-29 : 27 (5,4%)
* 30-39 : 153(30,7%) * 40-49 : 156( 31,3%)
* 50-59 : 86 (17,3%) * > 60 : 75 ( 15,1% )
- Phương pháp phỏng vấn sâu : Chọn mẫu ngẫu nhiên 5 người ở độ tuổi từ 25 tuổi trở lên, đã có gia đình theo tỉ lệ 2 nam, 3 nữ .
- Phương pháp phỏng vấn nhóm : Tiến hành phỏng vấn nhóm chọn ngẫu nhiên 10 người đã có gia đình theo tỉ lệ 5 nam, 5 nữ .
- Phương pháp quan sát : Quan sát hoàn cảnh thái độ của vợ, chồng và các thành viên trong gia đình, đánh giá mức thu nhập, thời gian lao động, quyền quyết định công việc hàng ngày của hai vợ chồng.
- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích tài liệu thu thập được, số liệu thống kê và các tài liệu có liên quan khác nhằm so sánh đối chiếu và lấy thông tin .
7. ý nghĩa của đề tài
7.1. ý nghĩa lý luận
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài không có mục đích đưa ra lý thuyết mới mà chủ yếu vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu thực tiễn nhằm tìm hiểu, xác định vai trò của người phụ nữ và nam giới đối với quyền quyết định các công việc trong gia đình .
7.2. ý nghĩa thực tiễn
Báo cáo " Sự ảnh hưởng của vai trò giới đến quyền quyết định công việc trong gia đình cư dân nông thôn ở vùng ven đô " góp phần làm rõ thực trạng vai trò, địa vị của người phụ nữ và nam giới trong gia đình ở vùng ven đô.
Đồng thời qua báo cáo này chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong gia đình và ngoài xã hội về vai trò, chức năng, địa vị của người phụ nữ nông thôn. Từ đó có cách nhìn đúng đắn hơn, toàn diện hơn và tạo mọi điều kiện để chị em phụ nữ phát huy khả năng tích cực trong sự nghiệp đổi mới đất nước nhằm xây dựng môt nước Việt Nam công bằng, dân chủ giàu mạnh.
Phần nội dung chính
Chương 1 : cơ sở lý luận và phương pháp luận
1. Cơ sở lý luận
đề tài được viết có sử dụng một số khái niệm sau :
Khái niệm giới
“ Giới là một phạm trù xã hội được xác lập qua các đạc trưng văn hoá nhằm xác định các hành vi xã hội của nam giới và phụ nữ và mối quan hệ giữa hai giới tính đó. Bởi vậy giới không chỉ đề cập một cách giản đơn tới phụ nữ hoặc nam giới mà còn phản ánh mối quan hệ giữa hai đối tượng đó, cách thức phản ánh được cấu trúc về mặt xã hội’’.
( Hoàng Bá Thịnh - Bài giảng xã hội học về giới và phát triển)
1.2. Vai trò giới
Là những công việc và hành vi cụ thể mà xã hội trông chờ mỗi thành viên với tư cách là đàn ông hoặc đàn bà trong bối cảnh xã hội cụ thể .
1.3. Khái niệm gia đình
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là một “thiết chế xã hội”, là một đơn vị kinh tế độc lập, một đơn vị cơ sở của xãT hội nên gia đình có quan hệ mật thiết với các tổ chức, các thiết chế xã hội khác. Sự biến đổi của gia đình ảnh hưởng đến sự biến đổi của xã hội . Có nhiều quan niệm khác nhau về gia đình .Theo quan điểm của nhà xã hội học Liên Xô A.G Khavchop trong tác phẩm hôn nhân và gia đình đã định nghĩa “Gia đình là một hệ thống cụ thể lịch sử của các quan hệ qua lại giữa vợ-chồng, cha mẹ- con cái. Là một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên gắn liền với nhau bởi các quan hệ anh em thân thuộc, bởi cộng đồng sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức. Sự cần thiết xã hội của gia đình được ấn định bởi nhu cầu của xã hội trong việc tái tạo dân số về tinh thần và sức khoẻ".
Trong “ Cấu trúc xã hội” xuất bản năm 1999 của G.P Murdock đã định nghĩa như sau về gia đình :"Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trưng là cùng cư trú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế. Và ít nhất trong đó có quan hệ tình dục với nhau được xã hội tán thành, có một hoặc nhiều con cái (do họ đẻ ra hoặc do họ nhận con nuôi ) ".
Hiện nay gia đình chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế xã hội, sự tác động của xã hội đối với mỗi gia đình khác nhau bởi mỗi gia đình có một tiểu văn hoá không giống nhau. Do vậy, phải xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình trong từng khu vực, từng thời kỳ lịch sử cụ thể để giải thích những biến đổi trong gia đình.
1.4. Cơ cấu quyền uy :
Cơ cấu quyền uy trong gia đình là mối quan hệ qua lại giữa các thế hệ, các giới trong gia đình thể hiện địa vị của họ thông qua quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình .
1.5. Chức năng của gia đình.
Gia đình có các chức năng sau đây:
+ Chức năng sinh đẻ.
+ Chức năng kinh tế .
+ Chức năng giáo dục.
+ Chức năng chăm sóc người già và trẻ em .
+ Chức năng thoả mãn nhu cầu của các thanh viên trong gia đình .
+ Chức năng thoả mãn nhu cầu tôn giáo .
+Chức năng nghỉ ngơi, giải trí .
+Chức năng thoả mãn nhu cầu tình dục .
1.6. Địa vị xã hội
Địa vị xã hội là một vị trí xã hội xác định gắn với quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ tương ứng. ở đây vị trí xã hội được hiểu là chỗ đứng của một cá nhân trong cấu trúc xã hội nhất định .
1.7 Vai trò xã hội
Vai trò xã hội chính là mong đợi xã hội về một mô hình hành vi xác định tương ứng với một vị trí xã hội trong một cấu trúc xã hội. Trong cuốn từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên, xuất bản năm 1994 định nghĩa vai trò của Stoetzel về vai trò như sau: “ Khái niệm vai trò được hiểu theo nghĩa rộng là tập hợp của những ứng xử của mỗi cá nhân mà người khác và xã hội mong chờ ở nó.”
2. Phương pháp luận
2.1 Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử : Trong quá trình nghiên cứu để viét báo cáo đề tài có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử như một cơ sở phương pháp luận cho quá trình nghiên cứu.
2.2 Tiếp cận theo quan điểm về giới : Trên cơ sở quan điểm xã hội học về giới là khoa học về các đặc tính tâm lý văn hoá xã hội của mối quan hệ giữa nam và nữ. Mối quan hệ đó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của điều kiện kinh tế xã hội. Vận dụng lý thuyết giới để thấy được qyền quyết định chính những công việc trong gia đình.
2.3 Tiếp cận lý thuyết vai trò : Sử dụng lý thuyết vai trò để làm rõ vai trò của nam và nữ từ đó thấy được vai trò giới trong quan hệ gia đình .
2.4 Tiếp cận quan điểm của xã hội học gia đình, xã hội học văn hoá: khi giải quyết mối quan hệ giữa vợ và chồng cần.Từ đó thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của vai trò giới đến quyền quyết định công việc trong gia đình.
2.5. Tiếp cận theo quan điểm phát triển : Nghiên cứu xem xét vấn đề gắn với sự phát triển của đất nước.
2.6. Tiếp cận theo quan diểm lịch sử cụ thể : Đặt sự phát triển của gia đình trong hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể để thấy những mặt tiến bộ, phù hợp với xã hội đương đại.
3.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Gia đình là một phạm trù xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và không ngừng biến đổi cùng với bước tiến của nền văn minh nhân loại. Hiện nay, gia đình Việt Nam đang ở trong giai đoạn quá độ từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại. Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần đồng thời thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội và mở rộng giao lưu quốc tế có tác dụng phát huy tiềm lực của đất nước nói chung. Từ đó dẫn tới sự chuyển biến của các gia đình trong đó có sự biến đổi vai trò của các thành viên ảnh hưởng đến quyền quyyết định chính các công việc trong gia đình giữa hai giới.
Để thực hiện nghiên cứu báo cáo này chúng tôi dựa trên cơ sở kinh nghiệm và kết quả tri thức của những người đi trước đồng thời sử dụng kết quả thực tế điều tra tại xã Đại Yên. Báo cáo nhằm chỉ ra vai trò giới đối với quyền quyết định công việc trong gia dình .
chương 2 : nội dung nghiên cứu
1 . Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội xã Đại Yên -TP Hạ Long
1.1 Một vài nét về đặc điểm tự nhiên
Xã Đại Yên đuợc thành lập ngày 7/5/1961 thuộc huyện Hoành Bồ –tỉnh Quảng Ninh, đến ngày 6/8/2001 xã Đại Yên và Việt Hưng tách khỏi huyện Hoành Bồ và nay thuộc thành phố Hạ Long. Đại Yên dược coi là cửa ngõ thành phố với diện tích tự nhiên là 4475 ha có 2000 ha đất rừng, 720 ha đất nuôi trồng thuỷ sản còn lại là đất ở và giao thông. Đại Yên giáp với xã Quảng Ngà và xã Dân Chủ thuộc huyện Hoành Bồ phía đông giáp xã Việt Hưng và một phần thành phố Hạ Long, phía nam giáp xã Hồng Tân, phía tây giáp xã Minh Thành. Dân số của xã bao gồm 1898 hộ với 7937 khẩu. Có 99% là người dân tộc kinh còn lại 1% là người Hoa và người Tày. Hiện nay xã được chia làm 10 thôn, khu trong đó có 5 thôn là: Yên Cư, Quỳnh Trung, Đại Đán, Minh Khai, Cầu Trắng và 5 khu là : Khu 1, Khu 2, Khu 3, Khu 4, Khu 5, Khu 6. Ngoài ra Đại Yên còn có quốc lộ 18 chạy qua đó là điều kiện thuận lợi cho Đại Yên phát triển kinh tế xã hội .
1.2 Đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội
* Về kinh tế
Từ trước đến nay kinh tế ở Đại Yên chủ yếu là phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp trong đó có 916 hộ chuyên sản xuất cấy lúa, trồng màu, 122 hộ khai thác nhựa thông để chế biến xà phòng, hàn điện tử, 70 hộ nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản tự nhiên, 200 hộ kinh doanh dịch vụ theo trục đường quốc lộ 18, 516 hộ hưu trí và nghề khác .
Trong sản xuất, Đại Yên đã áp dụng mạnh mẽ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tốt các công trình thuỷ lợi hiện có, tiếp tục củng cố và nâng cấp các mương nhánh để đảm bảo phục vụ toàn diện nhu cầu sản xuất của nhân dân, quản lý chặt chẽ các khâu dịch vụ như giống, thuốc phòng trừ dịch hại. Tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng, phát huy tốt các dự án trồng mới và chăm sóc rừng. Bảo vệ tốt môi trường sông, biển, hồ, đặc biệt chú trọng về kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất nhằm phát triển mô hình nuôi tôm sú, sò huyết và các loại cá có giá trị cao .
* Về cơ sở hạ tầng
Xã tổ chức làm mới 4 đường tiểu mạch có chiều dài gần 1,6 km với tổng kinh phí là 581 triệu đồng trong đó vốn thành phố cấp 60%( 348 triệu đồng) vồn do nhân dân đóng góp là 40%( 232,4 triệu đồng). Tiến hành hoàn thiện trụ sở UBND xã, thi công đường tiểu mạch liên thôn, xây dựng nhà văn hoá. Xã đã tiến hành tu sửa nâng cấp các đường nhánh điện, cung cấp 565 nghìn kwh điện cho nhân dân sử dụng.
* Về văn hoá
Xã tiến hành tổ chức tốt đời sống văn hoá tại các thôn, khu, tổ dân từ việc cưới, việc tang, đến tổ chức các lễ hội và các ngày trọng đại trong năm. Quản lý tốt các hoạt đọng văn hoá lành mạnh, ngăn chặn kịp thời các luồng văn hoá độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt văn hoá và tinh thần cho nhân dân. Trung tâm văn hoá cũng được duy trì và thường xuyên đón các đoàn nghệ thuật về phục vụ nhân dân. Triển khai tốt chương trình xây dựng làng văn hoá. Thường xuyên tuyên truyền chính sách pháp luật và các thông tin kinh tế xã hội, các chủ trương, các kế hoạch hoạt động của Đảng uỷ, chính quyền, các đoàn thể trong thôn.
* Về giáo dục
Số người có trình độ Đại học và trên Đại học là 8% . PTTH, THCS là 30%. Tiểu học là 62%. Xã Đại Yên đã hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2002.
Xã có 3 trường:
- THCS có 19 lớp học gồm 43 giáo viên và 704 học sinh .
- Tiểu học có 35 lớp gồm 49 giáo viên và 851 học sinh.
- Trường mầm non có 6 lớp gồm 17 giáo viên và 190 học sinh.
* Về y tế
Toàn xã có một trạm y tế gồm 4 cán bộ, 1 bác sĩ, 4 y sĩ và 10 cán bộ y tế thôn bản . Theo đánh giá của cơ quan chính quyền địa phương trong năm qua trạm y tế đã phát huy tốt công tác chuyên môn, tổ chức thường trực tại trạm 24/24 giờ,chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh kịp thời cho nhân dân, hạn chế được bệnh dịch, thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia .
* Về an ninh trật tự
Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, thôn khu, tổ đân phát huy mạnh mẽ phong trào an ninh tự quản, quản lý tốt hộ tịch, hộ khẩu. Thường xuyên tuần tra canh gác, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra trên địa bàn. Chủ động triển khai kế hoạch phòng chồng tệ nạn xã hội, kêu gọi toàn dân cùng tham gia phòng chống tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội.
2. Sự phân công lao động trong gia đình
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đồng thời với nó vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội cũng được nâng lên. Bởi vậy việc phân công lao động trong gia đình cũng cần phải biến đổi để phù hợp với xu hướng ấy. Nếu như trước đây hầu hết mọi việc lớn trong gia đình đều do ngưòi đàn ông quyết định thì hiện nay việc vợ chồng cùng bàn bạc để đưa ra những quyết định hợp lý đối với các công việc của gia đình không còn là điều mới mẻ.
Tuy nhiên, trên thực tế qua khảo sát tại xã Đại Yên, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi nhận thấy: Mặc dù bộ mặt nông thôn ngày nay đã thay đổi rất nhiều, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao song sự phân công lao động theo giới trong gia đình vẫn chưa có nhiều thay đổi. Nhìn chung, lao động chính trong gia dình vẫn do người phụ nữ đảm nhiệm. Hầu hết trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp hay hoạt động lao động trong gia đình tỉ lệ ngưòi vợ tham gia nhiều hơn so với chồng. Họ phải chăm lo phần lớn các hoạt động thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại của gia đình: chăm sóc chồng con, chi tiêu hàng ngày... Ngay cả trong trường hợp vợ chồng cùng tham gia vào công việc trong gia đình thì gánh nặng chủ yếu vẫn đặt lên vai người phụ nữ. Người vợ thường đóng vai trò thực hiện còn người chồng chỉ giúp đỡ phần nào. " Mọi việc trong gia đình chị đều làm tất khi nào rảnh rỗi anh ấy cũng giúp' (Nữ, 32 tuổi, thôn Minh Khai, xã Đại Yên- Phỏng vấn sâu " Thỉnh thoảng chú cũng giúp cô cơm nước nhà cửa”( Nam, 40 tuổi, thôn Minh Khai, xã Đại Yên- Phỏng vấn sâu).
Như vậy, qua sự phân công lao động trong gia đình chúng tôi nhận thấy phụ nữ nông thôn không chỉ trước kia mà ngay cả bây giờ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của gia đình. Hầu hết mọi công việc trong gia đình từ cơm nước, giặt giũ, chăm sóc con cái, đến công việc đồng áng vẫn dồn lên đôi vai của người phụ nữ. Trong khi họ thực hiện những công việc vất vả đó họ có một vai trò quan trọng thì tiếng nói quyết định của họ về những vấn đề lớn của gia đình so với chồng như thế nào ?
3. Vai trò giới đối với quyền quyết định trong gia đình
Việt Nam là một nước chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, đề cao vai trò của nam giới và coi nhẹ vai trò của nữ giới. Trong xã hội truyền thống, người chồng có vai trò là trụ cột kinh tế, tạo ra nguồn thu nhập chính trong gia đình còn người vợ đóng vai trò làm nội trợ, chăm sóc con cái. Trong gia đình, người chồng có toàn quyền quyết định mọi công việc, phụ nữ chỉ là cái bóng mờ nhạt bên cạnh nam giới và hoàn toàn phục tùng nam giới. Quyền hạn quyết định của người vợ không vượt quá những công việc chi tiêu hàng ngày, chăm sóc con cái và các nhu cầu cơ bản của các thành viên. Khác với xã hội phong kiến, hiện nay phụ nữ ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gia đình. Đó là một phần thiết yếu để nâng cao quyền quyết định của chị em phụ nữ nông thôn. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy xem xét quyền quyết định của phụ nữ và nam giới trong từng vấn đề cụ thể.
3.1 Quyền quyết định của phụ nữ và nam giới trong hoạt động sản xuất Qua khảo sát tại xã Đại Yên, chúng tôi nhận thấy đối với các công việc trong sản xuất như: sử dụng đất, vốn cho sản xuất,... tỉ lệ người phụ nữ (người vợ) quyết định có sự chênh lệch nhau đáng kể so với người đàn ông (người chồng): 26,8% so với 7,4% và 20,7% so với 8,6% nhưng tỉ lệ phần trăm cả hai vợ chồng cùng bàn bạc, quyết định lại lớn hơn rất nhiều (65,3% và 70,5%). Điều đó chứng tỏ rằng mối quan hệ vợ chồng trong các gia đình nông thôn hiện nay đã khá dân chủ, bình đẳng khác xa với xã hội truyền thống.
Bảng 1: Quyết định trong sản xuất
Quyền quyết định trong sản xuất
Chồng
Vợ
Cả hai
Người khác
ý kiến khác
Tổng cộng
Sử dụng đất
112
26.8%
31
7.4%
273
65.3%
2
0.5%
0
0%
418
100%
Vốn cho sản xuất
82
20.7%
34
8.6%
279
70.5%
1
0.3%
0
0%
396
100%
Có thể nói rằng, người chồng đóng vai trò trụ cột trong gia đình nên tiếng nói của người chồng vẫn quan trọng hơn. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội thì phụ nữ không còn ở địa vị phụ thuộc nữa. Họ đã có cơ hội bàn bạc với chồng nhiều hơn. Chúng ta hãy xem xét quyền quyết định chính những công việc theo các mối tương quan
+ Tương quan nghề nghiệp với quyền quyết định
Bảng 2 cho thấy: Nếu so sánh giữa các nhóm nghề nghiệp với nhau thì trong công việc ruộng đồng, nơi mà chị em phụ nữ phải làm nhiều việc nhất từ khâu làm đất, gieo trồng, làm cỏ, bỏ phân, cấy hái, thu hoạch,…thì vai trò quyết định của người phụ nữ lớn hơn so với trong các nghề khác.
* Quyền quyết định sử dụng đất của chị em phụ nữ trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ 6.1% so với 4.9% trong các nghề khác và quyết định trong vốn cho sản xuất là 6.5%so với 3.7% trong các nghề khác.
* Quyền quyết định về sử dụng đất và vốn cho sản xuất của nam giới chiếm tỉ lệ 23.4% so với 20.7% và 17.6% so với 13.4%trong các nghề khác.
* Với các nghề như lâm nghiệp, ngư nghiệp, … nơi mà chị em phụ nữ ít tham gia lao động hơn thì quyền quyết định của họ cũng giảm hơn so với trong nông nghiệp. Hầu hết ở nghành nghề này nam giới đóng vai trò chủ yếu. Phải chăng quyền quyết định của người phụ nữ trong sản xuất phụ thuộc vào sự tham gia của họ trong chính các vấn đề đó?
* Quyền quyết định của người chồng trong vấn đề sử dụng đất và vốn cho sản xuất cao hơn so với người phụ nữ ( 23.4% so với 6.1% và 17.6% so với 6.5%). Đối với nghề khác tỉ lệ quyết định của nam giới cũng vẫn cao hơn so với người phụ nữ ( 20.7% so với 4.9%trong sử dụng đất và 13.4% so với 4.7% trong vốn cho sản xuất). Như vậy người chồng vẫn là người quyết định trong sản xuất.
Bảng 2 : Tương quan giữa nghề nghiệp và quyết định trong sản xuất
Quyền quyết định sử dụng đất
Chồng
Vợ
Cả hai
Người khác
ýkiến khác
Tổng
Nông nghiệp
65
23.4%
17 6.1%
150
6.1%
2
0.7%
44
15.8%
278
100%
Lâm nghiệp
11
22.4%
5
10.2%
26
53.1%
0
0%
7 14.3%
49
100%
Ngư nghiệp
10
28.6%
2 5.7%
22
62.9%
0
0%
1 2.8%
35
100%
Cán bộ công nhân viên
9
16.7%
3
5.6%
30
55.6%
0
0%
12
22.1%
54
100%
Khác
17
20.7%
4
4.9%
45
54.9%
0
0%
16
19.5%
82
100%
Quyền quyết định vốn cho sản xuất
Nông nghiệp
49
17.6%
18
6.5%
156
56.1%
1
0.4%
54
19.4%
278 100%
Lâm nghiệp
6
12.2%
7
14.2%
26
53.1%
0
0%
10
20.5%
49
100%
Ngư nghiệp
9
25.8%
4
11.4%
18
51.4%
0
0%
4
11.4%
35
100%
Cán bộ công nhân viên
7
13%
2
3.7%
31
57.4%
0
0%
14
25.9%
54
100%
Khác
11
13.4%
3
3.7%
48
50%
0
0%
20
24.4%
82 100%
+ Xét tương quan giữa học vấn và quyền quyết định
Bảng 3: Học vấn của đối tượng điều tra
Mù chữ
Tiểu học
THCS
THPT
Khác
Tổng
Nam
15
6%
50
20%
120
48%
46
18.4%
19
7.6%
250
100%
Nữ
10
4%
76
30.7%
117
47.1%
36
14.5%
9
3.7%
248
100%
Tổng
25
100%
126
50.7%
237
95.1%
82
32.9%
28
11.3%
498
100%
Qua khảo sát tại xã Đại Yên chúng tôi nhận thấy nhìn chung trình độ học vấn ở đây chưa cao. Trình độ học vấn của nam giới hơn hẳn trình độ học vấn của nữ giới. Trong số nam giới được hỏi có 6% mù chữ và phụ nữ chiếm 4%, nam giới đạt trình độ tiểu học chiếm 20% và phụ nữ chiếm 30.7%. Nhưng số nam giới có trình độ THCS trở lên chiếm tỉ lệ cao hơn phụ nữ nhiều và trình độ học vấn càng cao nam giới càng chiếm tỉ lệ cao hơn phụ nữ. Điều này cho thấy việc học tập của phụ nữ ở nông thôn chưa được chú ý, cơ hội để phụ nữ học hành chưa được ngang bằng như của nam giới.
Vậy trình độ học vấn như vậy có ảnh hưởng gì đến quyền quyết định chính trong gia đình của người phụ nữ ?
Nhìn vào bảng số liệu 4: Tương quan giữa trình độ học vấn và quyền quyết định chúng ta nhận thấy tỉ lệ bàn bạc để đi đến quyết định của cả hai vợ chồng tương đối cao. Nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cấp I, cấp II, cấp III tham gia quyết định sử dụng đất và vốn cho sản xuất rất ít (11.9%, 4.2%, 2.4% trong sử dụng đất và 12.7%, 5.1%, 3.6% trong vốn cho sản xuất). Điều này là do tỉ lệ phụ nữ ở 3 nhóm học vấn này rất ít trong cơ cấu mẫu.
Đối với nam giới, càng ở cấp học cao thì tỉ lệ nam giới quyết định công việc trong sản xuất càng cao. Nam giới có trình độ cấp I chiếm tỉ lệ quyết định công việc sử dụng đất là 22.9% trong khi nữ giới chỉ chiếm 4.2% và đối với quyền quyết định vốn cho sản xuất là 15.6% so với 5.1%.
Có thể lí giải điều này như sau: Trước đổi mới mặc dù đã có những tiến bộ nhất định trong bình đẳng giới, song cơ hội để người phụ nữ học hành chưa được ngang bằng như của nam giới. Điều đó dẫn tới một thực tế là hiện nay trình độ học vấn giữa người chồng và người vợ còn chênh lệch nhau đáng kể. Người phụ nữ có trình độ học vấn thấp vẫn bị lệ thuộc vào chồng. Tư tưởng phong kiến gia trưởng còn tồn tại, họ cho rằng việc nhà là việc của đàn bà những việc to tát do đàn ông gánh vác nên số phụ nữ trình độ học vấn thấp tham gia quyết định công việc trong sản xuất ít. Họ bị lệ thuộc vào chồng đặc biệt người chồng học vấn càng cao thì lệ thuộc càng nhiều.
Bảng 4: Tương quan giữa trình độ học vấn với quyền quyết định
Quyền quyết định sử dụng đất
Chồng
Vợ
Cả hai
Người khác
í kiến khác
Tổng
Mù chữ
3
12%
3
12%
14
56%
0
0%
5
20%
25
100%
Tiểu học
29
23%
15
11.9%
61
48.4%
0
0%
21
16.7%
126
100%
THCS
54
22.9%
10
4.2%
137
57.8%
1
0.4%
35
14.7%
237
100%
THPT
19
23.2%
2
2.4%
47
57.3%
1
1.2%
13
15.9%
82
100%
Khác
7
25%
1
3.6%
14
50%
0
0%
6
21.4%
28
100%
Quyền quyết định vốn cho sản xuất
Mù chữ
3
12%
3
12%
14
56%
0
0%
5
20%
25
100%
Tiểu học
24
19%
16
12.7%
57
45.2%
0
0%
29
23.1%
126
100%
THCS
37
15.6%
12
5.1%
142
59.9%
1
0.4%
45
19%
237
100%
THPT
13
15.8%
3
3.6%
50
61%
0
0%
16
19.6%
820
100%
Khác
5
17.8%
0
0%
16
57.1%
0
0%
7
25%
28
100%
Đối với phụ nữ và nam giới có trình độ cấp III tỉ lệ cả hai người cùng quyết định công việc trong sản xuất cao (57.8% trong sử dụng đất và 59.9% trong vốn cho sản xuất). Lý do là họ dễ đi đến thống nhất quan điểm khi cả hai vợ chồng có trình độ học vấn tương đương.
Trên thực tế, người phụ nữ nông thôn quanh năm bận rộn, đầu tắt mặt tối với những công việc đồng ruộng, chăn nuôi, nhà cửa chăm sóc chồng con, cơm nước,... Mọi gánh nặng công việc đều dồn lên vai họ. Họ không còn thời gian để học tập nâng cao trình độ, họ ít có cơ hội tiếp xúc với phương tiện truyền thông để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong khi đó nam giới có nhiều cơ hội để hiểu biết hơn phụ nữ, cũng như có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nhất là biết sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất như thế nào để có hiệu quả.
Mặc dù lao động chủ yếu trong gia đình là do bần tay của, công sức của người vợ nhưng người chồng lại đóng vai trò chỉ đạo thực hiện điều hành công việc ''Anh đi ra ngoài nhiều tiếp thu học hỏi kinh nghiệm rồi về bàn bạc với chị để hai vợ chồng cùng quyết '' ( Nữ 30 tuổi, thôn Quỳnh Trung, xã Đại Yên- Phỏng vấn sâu)
''Kinh nghiệm sản xuất thì chồng học hỏi, họ là đàn ông còn phụ nữ mình chỉ làm theo thôi ''(Nữ 32 tuổi, thôn Minh Khai, xã Đại Yên- Phỏng vấn sâu).
Như vậy có nhiều lý do khiến quyền quyết định của người phụ nữ chưa được nâng cao như mong muốn trong đó trình độ học vấn là một trong những lý do quan trọng .
+ Xét tương quan quy mô hộ gia đình và quyền quyết định
Bảng 5: Tương quan giữa quy mô hộ gia đình và quyền quyết định
Quyền quyết định sử dụng đất
Chồng
Vợ
Cả hai
Người khác
ý kiến khác
Tổng
1-2 người
3
12.5%
5
20.8%
10
41.7%
0
0%
6
25%
24
100%
3-4 người
47
19.4%
15
6.2%
14
59.5%
2
0.8%
34
14.1%
242
100%
5-6 người
53
28.6%
8
4.3%
91
49.2%
0
0%
33
17.9%
185
100%
Trên 6 người
9
19.1%
3
6.4%
28
59.6%
0
0%
7
71.9%
47
100%
Quyền quyết định vốn cho sản xuất
1-2 người
2
8.3%
4
16.7%
12
50%
0
0%
6
25%
24
100%
3-4 người
35
14.5%
16
6.6%
145
59.9%
1
0.4 %
45
18.6%
242
100%
5-6 người
37
20%
11
5.9%
95
51.4%
0
0%
42
22.7%
185
100%
Trên 6 người
8
17%
3
6.4%
27
57.4%
0
0%
9
19.2%
47
100%
Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy: Tỉ lệ cả hai vợ chồng bàn bạc ở quy mô hộ gia đình từ 3-4 người rất cao ( 59.5% so với 41.7%, 49.2%, và 56.9%), ( 59.9% so với 50%, 51.4%, và 57.4%). Tỉ lệ phụ nữ và nam giới quyết định các công việc cũng khác nhau ở quy mô hộ gia đình. Trong hộ gia đình từ 1-2 người tỉ lệ phụ nữ quyết định công việc cao hơn hẳn so với quy mô hộ gia đình khác (20.8% so với 6.2%, 4.3%, và 6.4%); (16.7% so với6.6%, 5.9% và 6.4%). Nguyên nhân là ở quy mô hộ gia đình này người phụ nữ không phải chịu áp lực của cha mẹ chồng khi quyết định công việc.
ở quy mô hộ gia đình từ 5-6 người tỉ lệ nam giới quyết định công việc cao hơn so với quy mô hộ gia đình khác (28.6% so với 12.5%, 19.4%, và 19.1%)._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT215.doc