Sự ảnh hưởng của Lạm phát - Lãi suất - Tỷ giá đến tình hình tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Tên sinh viên: LÊ THANH LONG Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Long Xuyên, tháng 04 năm 2006 Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện: LÊ THANH LONG Lớp: DH3TC Mã số SV: DTC021638 Giáo viên hướng dẫn: Th.S ĐẶNG HÙNG VŨ Long Xuyên, tháng 04 năm 2006 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Giáo viên

pdf94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2843 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Sự ảnh hưởng của Lạm phát - Lãi suất - Tỷ giá đến tình hình tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng dẫn: Th.S ĐẶNG HÙNG VŨ Người chấm, nhận xét 1: ………………………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: ………………………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày 02 tháng 06 năm 2006 MỤC LỤC  i LỜI NÓI ĐẦU  Việt Nam được dự báo sẽ trở thành thành viên của WTO giữa năm 2006, điều này sẽ cải thiện sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách, bao gồm lạm phát ở mức cao, rủi ro về tỷ giá hối đoái, tình hình biến động lãi suất. Vì vậy, để thành công và hạn chế những thử thách, mỗi doanh nghiệp nên có một kế hoạch kinh doanh gắn liền với lạm phát – lãi suất – tỷ giá. Qua mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá sẽ giúp cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan về thị trường tài chính, có được kế hoạch đầu tư, tài trợ hợp lý và hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên con đường hội nhập. Và đây là đề tài “sự ảnh hưởng của lạm phát – lãi suất – tỷ giá đến tính hình tài chính” mà tôi xin được trình bày. Mặc dù đã cố gắng nhưng tôi cũng còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cám ơn công ty Agifish cùng thầy hướng dẫn Đặng Hùng Vũ và tất cả các giáo viên của khoa kinh tế quản trị kinh doanh, của trường Đại Học An Giang và toàn thể các giáo viên ở trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã cung cấp kiến thức cho em hoàn thành chuyên đề này. Chân thành cám ơn!!!. Tiêu đề Trang Chương 1: Tổng quan...........................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 2 Chương 2: Mối quan hệ gữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá.................................. 3 2.1. Lý thuyết ngang giá lãi suất IRP................................................................3 2.2. Lý thuyết ngang giá sức mua PPP............................................................. 6 2.2.1. Hình thức tuyệt đối........................................................................... 6 2.2.2. Hình thức tương đối..........................................................................7 2.2. Hiệu ứng FISHER quốc tế IFE.................................................................. 10 Chương 3: Giới thiệu về công ty..........................................................................13 3.1. Lịch sử hình thành..................................................................................... 13 3.1.1. Giới thiệu chung về công ty..............................................................13 3.1.2. Sơ đồ tổ chức và hội đồng quản trị................................................... 14 3.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty..........................................16 3.3. Vị trí địa lý.................................................................................................16 3.4. Tình hình tiêu thụ và phát triển kinh doanh...............................................17 3.4.1. Các hoạt động chính..........................................................................17 3.4.2. Tình hình tiêu thụ và cơ cấu thị trường xuất khẩu...........................17 3.4.3. Định hướng phát triển....................................................................... 18 3.5. Thuận lợi và khó khăn............................................................................... 19 3.5.1. Thuận lợi...........................................................................................19 3.5.2. Khó khăn...........................................................................................19 Chương 4: Phân tích tài chính & ảnh hưởng của tỷ giá đến lợi nhuận của doanh nghiệp .............................................................................................................. 20 4.1. Một vài chỉ số tài chính phản ánh tình hình lợi nhuận của công ty........... 20 4.1.1. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu..........................................................20 4.1.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.................................................21 4.1.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản....................................................22 4.2. Phân tích về cơ cấu thị trường và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2005..................................................................... 23 4.2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.................................................................................................................23 ii 4.2.2. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2005.......................................................................................................................25 Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006.......... 30 5.1. Diễn biến kinh tế trong năm 2005 .............................................................30 5.1.1. Điểm lại kinh tế Việt Nam trong năm 2005......................................30 5.1.2 Diễn biến nền kinh tế Mỹ năm 2005..................................................32 5.1.3. Kinh tế Châu Âu trong năm 2006.....................................................33 5.2. Dự báo tỷ giá..............................................................................................33 5.2.1 Diễn biến tỷ giá USD/VND và EUR/VND các năm qua...................33 5.2.2. Dự báo tỷ giá USD/VND năm 2006................................................. 34 5.2.3 Dự báo tỷ giá EUR/VND năm 2006.................................................. 35 5.2.4. Dự báo tỷ giá EUR/USD năm 2006..................................................37 5.2.5. Đánh giá về tỷ giá dự báo năm 2006................................................ 39 Chương 6: Tỷ giá dự báo ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp ..................42 6.1. Xây dựng kế hoạch tài trợ cho doanh nghiệp năm 2006........................... 42 6.2. Tài trợ bằng danh mục ngoại tệ................................................................. 44 6.3. Phân tích tình hình XNK đối với sự ảnh hưởng của tỷ giá năm 2006.......51 6.3.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2006........................................................51 6.3.2. Phân tích tác động của tỷ giá đến lợi nhuận 2006............................ 53 6.4. Giải pháp....................................................................................................54 6.4.1. Giải pháp thứ nhất: Tài trợ bằng danh mục ngoại tệ........................ 54 6.4.2. Giải pháp thứ hai: Đa dạng hóa rổ ngoại tệ...................................... 56 Kiến nghị và kết luận ..........................................................................................61 1. Kiến nghị.......................................................................................................61 1.1. Đối với doanh nghiệp...........................................................................61 1.2. Đối với ngân hàng................................................................................62 1.3. Đối với Nhà nước.................................................................................62 2. Kết luận.........................................................................................................62 DANH MỤC BIỂU BẢNG iii  Biểu bảng Trang Bảng 3.1: Số lượng thành viên của hội đồng quản trị...................................................14 Bảng 4.1: Phân tích lợi nhuận trên doanh thu...............................................................20 Bảng 4.2: Phân tích lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu...................................................... 21 Bảng 4.3: Phân tích lợi nhuận trên tổng tài sản............................................................ 22 Bảng 4.4: Phân tích cơ cấu thị trường...........................................................................23 Bảng 4.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Agifish năm 2005...................................... 25 Bảng 4.6: Tỷ giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2005.....................26 Bảng 4.7: So sánh xu hướng biến động của tỷ giá đến lợi nhuận.................................26 Bảng 4.8: Lãi lỗ chênh lệch tỷ giá................................................................................ 28 Bảng 5.1: Một số chỉ tiêu quang trọng của Việt Nam trong năm 2006........................ 31 Bảng 5.2: Chỉ tiêu cơ bản trong năm 2006 của Mỹ...................................................... 32 Bảng 5.3: Chỉ tiêu kinh tế của EU năm 2006............................................................... 33 Bảng 5.4: Dự báo tỷ giá USD/VND trong năm 2006................................................... 34 Bảng 5.5: Dự báo tỷ giá EUR/VND trong năm 2006................................................... 35 Bảng 5.6: Dự báo tỷ giá EUR/USD trong năm 2006....................................................37 Bảng 5.7: Tổng hợp dự báo tỷ giá trong năm 2006...................................................... 38 Bảng 5.8: Luồng ngoại tệ USD của doanh nghiệp năm 2005.......................................41 Bảng 6.1: Hạng mục đầu tư năm 2006......................................................................... 42 Bảng 6.2: So sánh lãi suất tài trợ có hiệu lực với lãi suất nội tệ................................... 43 Bảng 6.3: Phân phối xác suất về phần trăm thay đổi giá trị ngoại tệ USD...................44 Bảng 6.4: Lãi suất tài trợ có hiệu lực ứng với phần trăm thay đổi của tỷ giá...............45 Bảng 6.5: Tính lãi suất tài trợ có hiệu lực danh mục ngoại tệ...................................... 45 Bảng 6.6: Lãi vay của ngân hàng ngoại thương........................................................... 48 Bảng 6.7: Số tiền vay 30% USD và 70% EURO..........................................................48 Bảng 6.8: Trả nợ vay và lãi vay bằng 30% USD và 70% EUR...................................49 Bảng 6.9: Trả nợ vay và lãi vay theo phương án vay 15% ngoại tệ USD................... 49 Bảng 6.10: So sánh kế hoạch tài trợ nợ bằng danh mục ngoại tệ và 85% VND.......... 50 Bảng 6.11: Kế hoạch kinh doanh năm 2006................................................................. 51 iv Bảng 6.12: Tỷ giá dự báo tác động đến tổng doanh thu............................................... 53 Bảng 6.13: Biến động tỷ giá năm 2004.........................................................................53 Bảng 6.14: Biến động tỷ giá năm 2005.........................................................................54 Bảng 6.15: Kế hoạch kinh doanh theo giải pháp 1....................................................... 54 Bảng 6.16: Giải pháp 1 tỷ giá ảnh hưởng đến lợi nhuận trong năm 2006.................... 55 Bảng 6.17: Mức độ ảnh hưởng của tỷ giá dự báo với DMNT.....................................55 Bảng 6.18: Bảng tỷ trọng ngoại tệ thanh toán.............................................................. 57 Bảng 6.19: Giải pháp 2 tỷ giá ảnh hưởng đến lợi nhuận trong năm 2006.................... 57 Bảng 6.20: Ảnh hưởng của tỷ giá với đa dạng hóa rổ ngoại tệ năm 2006....................58 Bảng 6.21: So sánh với kế hoạch năm 2006.................................................................59 DANH MỤC ĐỒ THỊ  v Đồ thị Trang Đồ thị 2.1: Phân tích ngang giá lãi suất bằng đồ thị..................................................... 5 Đồ thị 2.2: Phân tích ngang giá sức mua bằng đồ thị................................................... 9 Đồ thị 2.3: Phân tích hiệu ứng Fisher quốc tế bằng đồ thị............................................11 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang..................... 15 Đồ thị 4.1: Phân tích lợi nhuận & doanh thu................................................................ 20 Đồ thị 4.2: Phân tích lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.................................................... 21 Đồ thị 4.3: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.................................................................22 Đồ thị 4.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2003...................................................... 23 Đồ thị 4.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2004...................................................... 24 Đồ thị 4.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2005...................................................... 24 Đồ thị 4.7: So sánh doanh thu hàng nội địa và hàng xuất khẩu....................................25 Đồ thị 4.8: Xu hướng biến động của tỷ giá đến lợi nhuận............................................27 Đồ thị 4.9: Diễn biến tỷ giá năm 2005..........................................................................29 Đồ thị 5.1: Diến biến tỷ giá cuối năm của năm 2000 – 2005...................................... 33 Đồ thị 5.2: Tỷ giá hối đoái 3 tháng đầu năm 2006....................................................... 38 Đồ thị 6.1: So sánh lãi suất tài trợ có hiệu lực vay 30%USD và 70%EUR..................47 Đồ thị 6.2: Mức độ rủi ro tài trợ bằng danh mục ngoại tệ............................................ 47 Đồ thị 6.3: So sánh tài trợ nợ bằng danh mục ngoại tệ và 85% VND.......................... 50 Đồ thị 6.4: Kế hoạch cơ cấu thị trường xuất khẩu 2006............................................... 51 Đồ thị 6.5: Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2006......................................................52 Đồ thị 6.6: Doanh thu hàng xuất khẩu và doanh thu hàng nội địa năm 2006...............52 Đồ thị 6.7: Diễn biến mức độ thay đổi của tỷ giá với DMNT...................................... 56 Đồ thị 6.8: Đa dạng hóa rổ ngoại tệ với sự biến động của tỷ giá..................................58 Đồ thị 6.9: So sánh với kế hoạch năm 2006................................................................. 59 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi  BH bán hàng CKĐDH chứng khoán đầu tư dài hạn CKĐTNH chứng khoán đầu tư ngắn hạn DMNT danh mục ngoại tệ DN doanh nghiệp ĐTTCNH đầu tư tài chính ngắn hạn ĐVT đơn vị tính HTK hàng tồn kho HĐTC hoạt động tài chính HĐKH hoạt động kinh doanh HĐQT hội đồng quản trị KH khách hàng LN lợi nhuận NB người bán NN Nhà nước NK nhập khẩu TSCĐ tài sản cố định TNDN thu nhập doanh nghiệp TT thị trường TTS tổng tài sản TP.HCM thành phố Hồ Chí Minh TC tài chính VCSH vốn chủ sở hữu VN Việt Nam XNK xuất nhập khẩu XK xuất khẩu XDCB xây dựng cơ bản vii Chương 1: Tổng quan Chương 1 TỔNG QUAN  1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Gia nhập vào hiệp hội quốc tế không chỉ tạo ra những cơ hội mà còn có những thách thức to lớn đang chờ phía trước. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tận dụng những cơ hội và vượt qua được những thử thách đó. Khi đó, đất nước vững tin bước vào thời kỳ đa phương hóa – đa dạng hóa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, để phát triển đúng hướng con đường xã hội chủ nghĩa và từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực một cách thành công nhất. Đối với công ty hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể là công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu thủy sản sang nhiều nước trên thế giới, tỷ giá sẽ ảnh hưởng nhiều đến nguồn lợi nhuận. Ngoài ra tỷ giá luôn là một chỉ tiêu khó dự đoán vì nó bao hàm cả lạm phát, lãi suất và các biến động của thị trường. Do vậy, doanh nghiệp phải rất chú ý đến sự biến động của tỷ giá cũng như các công cụ dự báo và phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Nhà quản trị tài chính phải am hiểu về tỷ giá, nắm bắt được thông tin trên thị trường tiền tệ, lạm phát, lãi suất và chính sách ngoại hối của từng quốc gia có quan hệ kinh tế. Sử dụng tốt các công cụ dự báo, doanh nghiệp có thể phản ứng một cách nhạy bén trước sự biến động của tỷ giá. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nắm bắt được đối thủ cạnh tranh nước ngoài của họ sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào về các biến động trong tỷ giá, lãi suất, chi phí lao động và lạm phát. Những đặc tính này có thể tác động đến chi phí sản xuất và chính sách giá cả của đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Từ đó, doanh nghiệp có thể tận dụng được những cơ hội và hóa giải những thách thức, đưa doanh nghiệp đứng vững hơn trên con đường hội nhập. Trong thời học tập ở trường Đại Học An Giang, em đã được trang bị một kiến thức nền tảng về kinh tế, phương pháp phân tích kinh tế, kết hợp với sự tìm tòi qua báo chí, tài liệu, internet… giúp em thấy được tầm quan trọng vấn đề lạm phát, lãi suất, tỷ giá ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời mối quan hệ của lạm phát – lãi suất – tỷ giá sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa việc đầu tư, tối đa hóa nguồn lợi nhuận từ việc xuất khẩu sản phẩm và cả cơ hội kinh doanh tiền tệ mà doanh nghiệp cần quan tâm. Riêng công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, với đề tài “SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT – LÃI SUẤT – TỶ GIÁ ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH” rất cần thiết đối với công ty cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở hiện tại và tương lai. Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 1 Chương 1: Tổng quan 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU • Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2004 đến 2005. • Xem xét tỷ giá ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trong các năm vừa qua 2004, 2005. • Dự báo tỷ giá năm 2006 ảnh hưởng đến doanh số của công ty. • Đưa ra các giải pháp tài chính giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tỷ giá. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Thu thập số liệu bằng việc điều tra hỏi trực tiếp cơ quan thực tập. • Thu thập các báo cáo tài chính và tài liệu của cơ quan thực tập qua các năm gần nhất của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH). • Tìm hiểu thông tin các niêm giám thống kế về tỷ giá, lạm phát, lãi suất và tình hình phát triển thủy sản của tỉnh và cả nước. • Thông tin trên báo chí, truyền hình và internet. • Phân tích số liệu bằng phương pháp: So sánh. Phân tích chỉ số Phương pháp thống kê. • Vận dụng các lý thuyết tài chính quốc tế. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH), sử dụng nguồn số liệu từ công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang cung cấp. Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 2 Chương 2: Mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá CHƯƠNG 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT – LÃI SUẤT – TỶ GIÁ 2.1. Lý thuyết ngang giá lãi suất IRP (1) Ngay khi các áp lực của thị trường làm cho lãi suất và tỷ giá thay đổi thì hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa không còn khả thi nữa, chúng sẽ ở vào một vị thế cân bằng gọi là ngang giá lãi suất (IRP). Mối quan hệ giữa phần bù (hoặc chiết khấu) của ngoại tệ và chênh lệch lãi suất theo IRP có thể được xác định như sau: Chúng ta hãy xem xét trường hợp một nhà đầu tư Việt Nam. Thực hiện kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa, tỷ suất sinh lợi từ hoạt động này được xác định như sau: Ah: Số lượng đồng bản tệ đầu tư ban đầu. St: Tỷ giá giao ngay của đồng bản tệ. if: Lãi suất tiền gửi ở nước ngoài. Fn: Tỷ giá kỳ hạn khi chuyển ngoại tệ sang nội tệ. Số lượng đồng bản tệ nhận được ở cuối kỳ An được xác định như sau: An=(Ah/St)(1+if)Fn Vì Fn=St(1+p) nên ta có thể viết lại công thức như sau: An=(Ah/St)(1+if)[St(1+p)] = Ah(1+if)(1+p) Gọi rf là tỷ suất sinh lợi từ đầu tư này như sau: rf = h hn A AA − rf = h h A A−++ p)])(1i(1[A fh rf =(1+if)(1+p)-1 Nếu ngang giá lãi suất tồn tại tỷ suất sinh lợi nhận được từ kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (rf) sẽ bằng với lãi suất trong nước. Gọi ih là lãi suất trong nước: rf = ih (1+if)(1+p)-1=ih (1+p)= f h i i + + 1 1 1 Được tham khảo trong tài liệu: PGS.TS Trần Ngọc Thơ và TS Nguyễn Ngọc Định. 2005. Tài Chính Quốc tế. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 3 Chương 2: Mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá  p= f h i i + + 1 1 - 1 Đây là công thức xác định phần bù p theo ngang giá lãi suất.  Ta xem xét ví dụ sau: Lãi suất 1năm của VND là 6%. Lãi suất USD là 7%/1năm. Một nhà đầu tư Việt Nam quyết đinh kinh doanh chênh lệch lãi suất với tỷ giá giao ngay 15.650VND/USD. Như vậy USD sẽ thể hiện một phần chiết khấu như sau: p= 107,01 06,01 − + + = -0,00934 hay -0,934%. Như vậy tỷ giá kỳ hạn sẽ là: Fn=St(1+p)=15.650(1-0,00934)=15.503VND/USD Nếu nhà đầu tư dùng 1.000.000VND đầu tư vào Mỹ: Ông ta sẽ dùng số tiền đó đổi sang USD với tỷ giá giao ngay 15.650VND/USD. 1.000.000/15.650=63,897USD Ông ta sẽ dùng 63,897USD gởi vào ngân hàng ở với lãi suất 7% 1 năm, đồng thời cũng bán kỳ hạn số USD nhận được sau 1 năm: Vậy sau 1 năm ông ta nhận được số USD là: 63,897(1+7%)=68,369USD Ông ta cũng bán số USD này với tỷ giá kỳ hạn đã thỏa thuận trước: 68,369 x 15.530 = 1.059.924,607 VND Vậy hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa thu được tỷ suất sinh lợi: %992,5100 000.000.1 000.000.1607,924.059.1 = − x Ta thấy rằng hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa đã tạo ra một tỷ suất sinh lợi gần bằng tỷ suất mà nhà đầu tư Việt Nam đáng lý nhận được nếu nhà đầu tư đầu tư tiền của mình ở trong nước. Điều này khẳng định rằng kinh doanh chênh lệch lãi suất sẽ không thu được lợi nhuận thặng dư nào nếu như IRP tồn tại. Mối quan hệ giữa phần bù (chiết khấu) kỳ hạn và chênh lệch lãi suất theo thuyết ngang giá lãi suất IRP có thể xác định dưới hình thức gần đúng: p= t tn S SF − = ih – if Trong đó : p: Phần bù hoặc chiết khấu kỳ hạn. Fn: Tỷ giá kỳ hạn St: Tỷ giá giao ngay ih: Lãi suất trong nước if: Lãi suất nước ngoài Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 4 Chương 2: Mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá Tỷ giá kỳ hạn bao gồm một khoản chiết khấu (có nghĩa là tỷ giá kỳ hạn thấp hơn tỷ giá giao ngay). Mức độ lãi suất nước ngoài càng cao hơn lãi suất trong nước thì chiết khấu kỳ hạn của đồng ngoại tệ càng cao. Nếu như lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất trong nước, mối quan hệ lãi suất trong IRP cho thấy phần bù trong tỷ giá kỳ hạn. Phân tích ngang giá lãi suất bằng đồ thị Chúng ta có thể khảo sát chênh lệch lãi suất và so sánh nó với phần bù hoặc chiết khấu kỳ hạn bằng đồ thị. Đồ thị 2.1: Phân tích ngang giá lãi suất bằng đồ thị Ta thấy điểm B trên đồ thị thể hiện một khoản chiết khấu 1% với lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước là 1% (ih – if = -1%) Nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài 2% (ih – if = 2%) thì phần bù kỳ hạn sẽ 2% tại điểm A. Như vậy bất cứ điểm nào nằm trên đường chéo đi qua trục tọa độ đều tượng trưng cho ngang giá lãi suất và cũng được xem là đường ngang giá lãi suất IRP. Ở tại đó kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa không xảy ra. Tại điểm Y phần bù kỳ hạn của đồng tiền nước ngoài là 4%. Vậy những gì mà nhà đầu tư mất trên lãi suất thấp hơn từ việc đầu tư ra nước ngoài sẽ bù đắp nhiều hơn do phần bù kỳ hạn cao. Như vậy đầu tư ra nước ngoài sẽ có lợi hơn. Tại điểm Z cho thấy lãi suất nước ngoài tăng cao hơn lãi suất trong nước 1% trong khi tỷ giá kỳ hạn biểu thị 3% chiết khấu. Điểm này cho thấy tất cả những điểm nằm bên trái đường IRP cho thấy nhà đầu tư trong nước sẽ có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với nhà đầu tư đầu tư ở nước ngoài. Ngược lại những điểm nằm bên phải đường IRP cho thấy nhà đầu tư sẽ có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với nhà đầu tư đầu tư ở trong nước. Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 5 A BZ Y -3 -2 -1 0 1 2 3 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 Chiết khấu % Phần bù % i h – i f (%) Đường IRP Đầu tư ra nước ngoài có lợi hơn Đầu tư ra trong nước có lợi hơn Chương 2: Mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá  Những đánh giá về ngang giá lãi suất Khi ngang giá lãi suất IRP không tồn tại, chúng ta có thể không có khả năng thu được lợi nhuận thặng dư từ hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa. Lý do là những khoản chi phí tiềm ẩn phát sinh thêm khi đầu tư ra nước ngoài so với đầu tư trong nước. Những chi phí đó là chi phí giao dịch, những rào cản ngoại hối và những luật thuế ở các quốc gia. Nếu như nhà đầu tư xem xét thêm các chi phí tiểm ẩn như thế, thì điểm thật sự phản ánh chênh lệch lãi suất và phần bù kỳ hạn phải ở rất xa đường IRP để làm cho kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa có lợi. 2.2. Lý thuyết ngang giá sức mua PPP (2) 2.2.1. Hình thức tuyệt đối Một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất là ngang giá sức mua, tập trung vào mối liên hệ lạm phát – tỷ giá hối đoái. Có nhiều hình thức khác nhau của lý thuyết này. Theo hình thức tuyệt đối, còn gọi là luật một giá cho rằng “giá cả của sản phẩm giống nhau của hai nước khác nhau sẽ bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung”. Nếu có một chênh lệch trong giá cả khi được tính bằng một đồng tiền chung hiện hữu, mức cầu sẽ dịch chuyển để các giá cả này gặp nhau. Nếu ký hiệu: S – tỷ giá biểu thị số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ; P – giá cả hàng hóa ở trong nước, tính bằng nội tệ; P* - giá cả hàng hóa ở nước ngoài, tính bằng đồng ngoại tệ. Qui luật một giá được viết như sau: P = S.P* Cơ chế khôi phục trạng thái cân bằng của phương trình diễn ra là khác nhau trong chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi. a/ Trong chế độ tỷ giá cố định Giả sử Qui luật một giá bị phá vỡ và ở trạng thái: P>S.P* Bất đẳng thức này nói lên rằng, hàng hóa ở trong nước là đắt hơn ở nước ngoài, do đó làm phát sinh hành vi kinh doanh chênh lệch giá. Những nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ tiến hành mua hàng hóa ở nước ngoài chuyển về bán trong nước. Do tỷ giá S là cố định, nên hành vi kinh doanh chênh lệch giá làm cho: giá hàng hóa ở nước ngoài tăng lên, tức P* tăng; và giá hàng hóa trong nước giảm xuống, tức P giảm; dẫn đến hai vế của bất đẳng thức bằng nhau và thị trường trở lại trạng thái cân bằng. Do giá cả hàng hóa thay đổi một cách chậm chạp, nên quá trình thiết lập cân bằng giá cả trên thị trường khác nhau diễn ra tương đối dài. Qua phân tích, chúng ta đi đến kết luận: trong chế độ tỷ giá cố định, trạng thái cân bằng của qui luật một giá được thiết lập thông qua quá trình chu chuyển hàng hóa từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao, làm cho giá cả ở các thị trường khác nhau thay đổi và trở nên ngang bằng với nhau. 2 Được tham khảo trong tài liệu: PGS.TS Trần Ngọc Thơ và TS Nguyễn Ngọc Định. 2005. Tài Chính Quốc tế. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 6 Chương 2: Mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá b/ Trong chế độ tỷ giá thả nổi Do tỷ giá S là thả nổi nên có thể thay đổi một cách linh hoạt. Quá trình kinh doanh chênh lệch giá mua hàng hóa ở nước ngoài về bán trong nước, làm cho cầu ngoại tệ và cung ngoại tệ đều tăng; kết quả là tỷ giá S tăng lên. Do thị trường ngoại hối hoạt động linh hoạt hơn nhiều so với thị trường hàng hóa, cho nên trong chế độ tỷ giá thả nổi, mất cân bằng trong qui luật một giá được thiết lập trở lại chủ yếu là do có sự thay đổi tỷ giá. Trong trường hợp đang xét, tỷ giá S tăng lên làm cho giá cả được thiết lập về trạng thái cân bằng nhanh nhiều hơn. Kết luận: Trong chế độ tỷ giá thả nổi, trạng thái cân bằng của quy luật một giá được thiết lập trở lại thông qua sự thay đổi của tỷ giá hơn là thay đổi giá cả hàng hóa. Quá trình này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. 2.2.2. Hình thức tương đối Hình thức tương đối của lý thuyết này là một hình thức khác giải thích cho khả năng bất hoàn hảo của thị trường như chi phí vận chuyển, thế quan và hạn ngạch. Hình thức này công nhận rằng do các bất hoàn hảo của thị trường, giá cả của những sản phẩm giống nhau ở các nước khác nhau sẽ không nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Tuy nhiên, theo hình thức này, tỷ lệ thay đổi trong giá cả sản phẩm sẽ phần nào giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận chuyển và các hàng rào mậu dịch không thay đổi. Giả dụ rằng chỉ số giá cả ở trong nước (Ph) và ở nước ngoài (Pf) bằng nhau. Bây giờ giả dụ rằng theo thời gian, mức lạm phát trong nước là Ih trong khi mức lạm phát của nước ngoài là If. Do lạm phát, chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng (Ph) trong nước trở thành: Ph(1+Ih). Chỉ số giá cả của nước ngoài (Pf) cũng sẽ thay đổi do lạm phát ở nước đó: Pf(1+If). Nếu Ih>If và tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai nước đó không đổi, sức mua hàng nước ngoài sẽ lớn hơn sức mua hàng trong nước. Trong trường hợp này, không có ngang giá sức mua. Nếu Ih<If và tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai nước không đổi, khi đó sức mua hàng hóa trong nước lớn hơn sức mua hàng hóa nước ngoài. Trong trường hợp không có ngang giá sức mua. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, tỷ giá hối đoái sẽ không giữ nguyên, mà sẽ điều chỉnh để duy trì ngang giá sức mua. Nếu lạm phát và tỷ giá của đồng tiền nước ngoài thay đổi, chỉ số giá cả nước ngoài từ góc độ của người tiêu dùng trong nước trở thành: Pf(1+If)(1+ef). Trong đó ef tiêu biểu cho phần trăm thay đổi giá trị của ngoại tệ. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, phần trăm thay đổi trong ngoại tệ (ef) sẽ thay đổi để duy trì ngang giá trong chỉ số giá cả mới của cả hai nước. Chúng ta có thể tính ef theo các điều kiện của ngang giá sức mua bằng cách đặt công thức cho chỉ số giá cả mới của nước ngoài bằng với công thức tính chỉ số giá cả mới trong nước như sau: Pf(1+If)(1+ef)=Ph(1+Ih) Để tính được ef chúng ta có: ef = 1)1( )1( − + + ._.ff hh IP IP Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 7 Chương 2: Mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá Vì Ph=Pf nên loại trừ lẫn nhau, còn lại: ef = 1)1( )1( − + + f h I I Nếu Ih>If ; ef sẽ dương. Đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lạm phát trong nước vượt quá lạm phát ở nước ngoài. Nếu Ih<If ; ef sẽ âm. Đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lạm phát nước ngoài vượt quá lạm phát ở trong nước. Giả dụ rằng tỷ giá hối đoái ban đầu cân bằng. Sau đó đồng tiền trong nước chịu mức lạm phát 5%, trong khi đồng ngoại tệ chỉ chịu mức lạm phát 3%. Theo ngang giá sức mua, đồng ngoại tệ sẽ điều chỉnh như sau: ef = 1)1( )1( − + + f h I I = 1)03,01( )05,01( − + + =0,0194 hay 1,94% Như vậy đồng ngoại tệ sẽ tăng giá 1,94% để đáp ứng mức lạm phát cao hơn trong nước so với nước ngoài. Nếu tỷ giá hối đoái này thay đổi đúng như vậy, chỉ số giá cả nước ngoài sẽ cao bằng với chỉ số giá cả trong nước từ góc độ của người tiêu dùng trong nước. Thậm chí dù lạm phát ở nước ngoài thấp hơn nhưng dưới góc độ người tiêu dùng trong nước việc tăng giá của đồng ngoại tệ sẽ đẩy chỉ số giá cả nước ngoài tăng lên. Khi xem xét tác động của tỷ giá hối đoái, chỉ số giá cả của hai quốc gia đều tăng 5% từ góc nhìn của người trong nước, do sức mua hàng nước ngoài bằng với sức mua hàng nội địa. Ngoài công thức đã trình bày chúng ta còn có một công thức khá đơn giản: ef = Ih – If . Là phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ gần bằng trong chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa hai quốc gia. Dùng ngang giá sức mua đánh giá biến động của đồng tiền trong tương lai Giá trị mới của tỷ giá giao ngay của một đồng tiền nào đó (St+1) sẽ là một hàm số của tỷ giá giao ngay ban đầu đã có trong tình trạng cân bằng (S t) và chênh lệch lạm phát: St+1=St     − + + + 1 )1( )1( 1 f h I I Công thức gần đúng sẽ là: St+1=St [1+(Ih-If)] Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 8 Chương 2: Mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá Phân tích ngang giá sức mua bằng đồ thị Đồ thị 2.2: Phân tích ngang giá sức mua bằng đồ thị Các điểm trên hình cho thấy rằng khi có một chênh lệch lạm phát giữa nước chủ nhà và nước ngoài là x%, đồng tiền nước ngoài sẽ điều chỉnh x% do chênh lệch lạm phát. Đường chéo nối tất cả những điểm này được gọi là đường ngang giá sức mua. Ta thấy điểm A có mức chênh lệch lạm phát giữa trong nước được giả dụ bằng 9% và của nước ngoài là 5%, do đó (Ih – If = 4%). Từ điều này đưa đến một tăng giá ngoại tệ đúng bằng 4% như điểm A. Tại điểm B có mức chênh lệch lạm phát Ih – If = -5%. Điều này đưa đến một giảm giá dự báo của ngoại tệ đúng bằng 5%. Do đó điểm A và điểm B nằm trên đường ngang giá sức mua PPP, trên đường này việc đầu tư ở trong nước hay nước ngoài đều có tỷ suất sinh lợi ngang nhau, sẽ không có hình thức đầu tư kinh doanh chênh lệch giá. Còn tại điểm C trong hình tiêu biểu lạm phát trong nước cao hơn lạm phát nước ngoài 4%. Tuy nhiên, đồng ngoại tệ chỉ tăng giá 1% để đáp ứng với chênh lệch lạm phát này. Do đó xuất hiện không ngang giá sức mua. Sức mua hàng nước ngoài của người tiêu dùng trong nước trở nên thuận lợi hơn so với sức mua hàng trong nước. Qua thời gian, khi người tiêu dùng trong nước tận dụng sự không ngang giá sức mua bằng cách mua hàng nước ngoài nhiều hơn, áp lực tăng trên giá trị đồng tiền nước ngoài sẽ làm điểm C chuyển dịch về phía đường ngang giá sức mua. Như vậy tất cả các điểm nằm bên trái đường ngang giá sức mua tiêu biểu cho sức mua thuận lợi đối với hàng nước ngoài hơn hàng trong nước. Tại điểm D tiêu biểu lạm phát trong nước thấp hơn lạm phát nước ngoài 3%. Tuy nhiên, đồng ngoại tệ chỉ giảm giá 2%. Do đó xuất hiện không ngang giá sức mua. Sức mua hàng nước ngoài không thuận lợi hơn so với sức mua hàng trong nước. Vì Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 9 A B C D -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 % thay đổi tỷ giá giao ngay ngoại tệ I h -I f (%) Đường ngang giá sức mua - PPP Chương 2: Mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá đồng ngoại tệ đã không yếu đi nên người tiêu dùng trong nước có thể không tiếp tục mua hàng nước ngoài nữa, làm cho đồng ngoại tệ sụt giá, dẫn đến điểm D sẽ dịch chuyển về phía đường ngang giá sức mua. Như vậy tất cả các điểm nằm bên phải đường ngang giá sức mua tiêu biểu cho sức mua thuận lợi đối với hàng trong nước hơn hàng nước ngoài. Tuy nhiên lý thuyết ngang giá sức mua luôn không duy trì liên tục bởi vì các nguyên nhân sau: Các yếu tố ảnh hưởng: Ngoài chênh lệch lạm phát, tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác. Đó là sai biệt trong lãi suất, mức thu thập và các biện phát kiểm soát của chính phủ. Không có hàng hóa thay thế cho hàng nhập khẩu. 2.2. Hiệu ứng FISHER quốc tế IFE (3) Cùng với lý thuyết ngang giá sức mua, thì có một lý thuyết quan trọng khác liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp là lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế. Lý thuyết này sử dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian. Mối quan hệ chính xác giữa lãi suất của hai nước và thay đổi tỷ giá hối đoái dự kiến theo hiệu ứng Fisher quốc tế có thể được mô tả như sau: Đầu tiên, tỷ suất sinh lợi thực sự cho nhà đầu tư, đầu tư vào chứng khoán thị trường tiền tệ (như là ký thác ở ngân hàng) ở nước họ chỉ là lãi suất của các chứng khoán đó. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi thực sự của các nhà đầu tư đầu tư vào chứng khoán thị trường tiền tệ nước ngoài tùy thuộc không chỉ vào lãi suất nước ngoài (if) mà còn vào phần trăm thay đổi trong giá trị ngoại tệ (ef) của chứng choán. Công thức tính tỷ suất sinh lợi thực sự (đã điều chỉnh theo tỷ giá hối đoái) còn gọi là tỷ suất sinh lợi thực từ ký thác ở ngân hàng nước ngoài (hay bất kỳ chứng khoán thị trường tiền tệ nào) là: r = (1+if)(1+ef) – 1. Theo lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế, tỷ suất sinh lợi từ đầu tư trong nước tính trung bình sẽ bằng tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ đầu tư nước ngoài. Tức là: r = ih Trong đó r là tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ ký thác nước ngoài và ih là lãi suất ký thác trong nước. Chúng ta có thể xác định mức độ mà đồng ngoại tệ phải thay đổi để làm cho nhà đầu tư ở cả hai nước cùng tỷ suất sinh lợi bằng nhau. Lấy công thức tính r và cho bằng ih ta có: r = (1+if)(1+ef) – 1 =ih. (1+if)(1+ef) = (1+ih) (1+ef) = )1( )1( f h i i + + ef = 1)1( )1( − + + f h i i  Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế khẳng định rằng: Khi ih>if ; ef sẽ dương. Tức là, đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất trong nước. Sự tăng giá này sẽ cải thiện tỷ suất sinh lợi từ nước ngoài cho các nhà đầu tư trong nước, làm cho tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán nước ngoài tương tự với tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán trong nước. 3 Được tham khảo trong tài liệu: PGS.TS Trần Ngọc Thơ và TS Nguyễn Ngọc Định. 2005. Tài Chính Quốc tế. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 10 Chương 2: Mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá Khi ih<if ; ef sẽ âm. Tức là, đồng ngoại tệ giảm giá khi lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất nước ngoài. Sự giảm giá này sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán nước ngoài dưới góc nhìn của nhà đầu tư trong nước, làm cho tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán nước ngoài không cao hơn từ tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán trong nước. Ví dụ: lãi suất cho ký thác ngân hàng trong nước thời hạn một năm là 10% và lãi suất ký thác ngân hàng nước ngoài kỳ hạn một năm là 12%. Để tỷ suất sinh lợi thực của hai đầu tư này bằng nhau từ góc nhìn đầu tư trong nước, đồng ngoại tệ sẽ thay đổi trong thời kỳ đầu tư theo tỷ lệ phần trăm: ef = %785,1hay01785,01)12,01( )10,01( −=−=− + + Có nghĩa là đồng ngoại tệ của ký thác nước ngoài sẽ cần giảm giá 1,785% để làm cho tỷ suất sinh lợi thực từ ký thác nước ngoài bằng 10% từ góc nhìn của nhà đầu tư trong nước. Điều này sẽ làm cho tỷ suất sinh lợi từ đầu tư nước ngoài bằng với tỷ suất sinh lợi từ đầu tư trong nước. Một công thức đơn giản hóa nhưng không chính xác bằng hiệu ứng Fisher quốc tế là: ef = ih – if. Tức là phần trăm thay đổi tỷ giá hối trong thời kỳ đầu tư sẽ bằng sẽ bằng chênh lệch lãi suất giữa hai nước. Phân tích hiệu ứng Fisher quốc tế bằng đồ thị: Đồ thị 2.3: Phân tích hiệu ứng Fisher quốc tế bằng đồ thị Quan sát trên đồ thị ta thấy điểm B phản ánh một trường hợp mà lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước 1%. Tuy nhiên, đồng ngoại tệ đã giảm giá 1% để bù trừ lợi thế lãi suất của nó. Như vậy, một nhà đầu tư khi ký thác ở nước ngoài sẽ có thể đạt được một tỷ suất sinh lợi tương tự với tỷ suất sinh lợi có thể đạt được trong nước. Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 11 A BZ Y -3 -2 -1 0 1 2 3 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 % thay đổi tỷ giá giao ngay của đồng ngoại tệ i h – i f (%) Đường hiệu ứng Fisher quốc tế Chương 2: Mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá Tại điểm A biểu thị cho lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài 2%. Nếu các nhà đầu tư trong nước đầu tư nước ngoài, họ ở vị thế bất lợi về lãi suất nước ngoài. Tuy nhiên, theo lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế, đồng ngoại tệ này sẽ tăng giá 2% để bù trừ bất lợi của lãi suất. Tất cả các điểm dọc theo đường hiệu ứng Fisher quốc tế phản ánh điều chỉnh tỷ giá hối đoái để bù trừ chênh lệch trong lãi suất. Điều này có nghĩa một nhà đầu tư cuối cùng sẽ đạt được cùng một tỷ suất sinh lợi (đã điều chỉnh theo các biến động tỷ giá hối đoái) bất kì đầu tư trong nước hay đầu tư ở nước ngoài. Các điểm bên dưới đường hiệu ứng Fisher quốc tế không cho rằng mối liên hệ này sẽ hiện diện qua mỗi thời kì. Điểm chính của lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế thường phản ánh tỷ suất sinh lợi từ ký thác nước ngoài cao hơn. Thí dụ, điểm Y biểu thị lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài 2%. Ngoài ra, đồng ngoại tệ tăng giá 4%. Sự kết hợp lãi suất nước ngoài thấp hơn với tăng giá đồng ngoại tệ sẽ làm tỷ suất sinh lợi nước ngoài cao hơn tỷ suất sinh lợi có thể có trong nước. Các điểm nằm phía trên đường hiệu ứng Fisher quốc tế thường phản ánh tỷ suất sinh lợi từ ký thác nước ngoài thấp hơn tỷ suất sinh lợi có thể thu được trong nước. Điểm Z phản ánh lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước 1%. Tuy nhiên, điểm Z cũng cho thấy rằng tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ giảm giá 3% để bù trừ nhiều hơn lợi thế lãi suất. Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 12 Chương 3: Giới thiệu về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 3.1. Lịch sử hình thành 3.1.1. Giới thiệu chung về công ty Tiền thân của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang là Xí nghiệp Đông lạnh An Giang, được xây dựng năm 1985 do Công ty Thủy sản An Giang đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Năm 1990, Xí nghiệp Đông lạnh được sáp nhập vào Công ty Xuất nhập khẩu Nông thủy sản An Giang và được đổi tên là Xí nghiệp Xuất khẩu Thủy sản. Tháng 10/1995, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Xí nghiệp Xuất khẩu Thủy sản với Xí nghiệp Đông lạnh Châu Thành. Ngày 28/6/2001, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang theo quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Vốn điều lệ của Công ty là 41.791.300.000 đồng với cơ cấu sở hữu như sau: - Cổ đông sáng lập Nhà nước (1 pháp nhân): 20% - Cổ đông sáng lập cá nhân (10 người): 11,23% - Cổ đông trong công ty: 26,07% - Cổ đông ngoài công ty: 42,7% Trong đó: Cổ đông nước ngoài (3 người) chiếm 6,42%. Tên gọi công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG Tên giao dịch: ANGIANG FISHERIES IMPORT & EXPORT JONIT STOCK COMPANY Tên viết tắt: AGIFISH Co. Vốn điều lệ: 41.791.300.000 đồng Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Điện thoại: (84.76) 852 939-852 368-852 783 Fax: (84.76) 852 202 E mail: agifishagg@hcm.vnn.vn Website: www.agifish.com.vn Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số: 4.01.1.001/GP do bộ thương mại cấp ngày 29/05/1995 Quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần 729/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính Phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001. Mã số thuế: 16.00583588.1 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh được cấp phép bao gồm: sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất nhập khẩu thủy – hải sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp. Ngoài trụ sở chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, công ty còn có nhiều chi nhánh ở Thành Phố Hồ Chí Minh và công ty Agifish USA tại Hoa Kỳ. Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 13 Chương 3: Giới thiệu về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang 3.1.2. Sơ đồ tổ chức và hội đồng quản trị  Số lượng thành viên Số lượng thành viên là 11 người. Trong đó:  Thành viên bên trong: 9 người  Thành viên bên ngoài: 2 người  Nhiệm kỳ và chức vụ: Bảng 3.1: Số lượng thành viên của hội đồng quản trị Họ và tên Chức vụ Nhiệm kỳ 1. Ngô Phước Hậu Chủ tịch HĐQT 2004 – 2007 2. Nguyễn Đình Huấn Phó Chủ Tịch HĐQT 2004 – 2007 3. Phan Thị Lượm Thành viên 2004 – 2007 4. Huỳnh Thị Thanh Giang Thành viên 2004 – 2007 5. Võ Tòng Xuân Thành viên 2005 – 2008 6. Phan Hữu Tài Thành viên 2005 – 2008 7. Nguyễn Thị Hoàng Yến Thành viên 2005 – 2008 8. Phù Thanh Danh Thành viên 2005 – 2008 9. Hồ Xuân Thiên Thành viên 2003 – 2006 10. Võ Phước Hưng Thành viên 2003 – 2006 11. Lê Công Định Thành viên 2003 – 2006 Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 14 Chương 3: Giới thiệu về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 15  Sơ đồ tổ chức S Ơ ĐỒ 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨ C CỦA CÔN G TY CỔ PHẦ N XUẤ T NHẬ P KHẨ U THỦ Y SẢN AN GIA NG P. TỔN G GIÁ M ĐỐC (Phụ trách Tài chính -Kế Toán ) P. TỔN G GIÁ M ĐỐC (Phụ trách hàng nội địa) P. TỔN G GIÁ M ĐỐC (Phụ trách kỹ thuật - XDC B) B A N KI Ể M S O Á T P. C H Ủ TỊ C H H Đ Q T THƯ KÝ CÔNG TY CHI NHÁNH CÔNG TY TẠI TP.HCM CÔNG TY AGFISH USA TẠI HOA KỲ XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH 7 XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH 8 XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ KỸ THUẬT XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ THỦY SẢN PHÒNG KINH DOANH TIẾP THỊ PHÒNG KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÁNH TỔ CHỨC BAN THU MUA BAN CÔNG NGHỆ & CHẤT LƯỢNG ĐẠ I HỘ I ĐỒ NG CỔ ĐÔ NG HỘ I ĐỒ NG QU ẢN TR Ị CH Ủ TỊ CH HĐ QT TỔ NG GI Á M ĐỐ C Chương 3: Giới thiệu về công ty cổ phần xuất nhập thủy sản An Giang 3.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co) được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang theo Quyết định số 729/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 28 tháng 06 năm 2001, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 06 năm 1999. 01/09/2001 công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và công ty được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 8/3/2002. Ngày 2/5/2002 cổ phiếu của công ty được chính thức niêm yết trên thị trường khoán Việt Nam. Ngày 1/8/2002 công ty được tổ chức quốc tế SGS công nhận hợp chuẩn quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000. Từ năm 1997 công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, GMP, SSOP… và có code vào EU là DL07, DL08. Tháng 4/2003 các sản phẩm chế biến của công ty đã được Ban Đại Diện Hồi giáo tại Việt Nam cấp chứng chỉ HALAL mở ra một thị trường tiêu thụ mới cho cộng đồng người hồi giáo trong và ngoài nước. Từ ngày 1/9/2002 công ty đã đưa 38 mặt hàng giá trị gia tăng được chế biến từ cá basa vào tiêu thụ tại thị trường nội địa, năm 2003 đã phát triển thêm gần 40 sản phẩm nâng số mặt hàng tiêu thụ là 70 sản phẩm, năm 2004 phát triển thêm 30 mặt hàng nâng tổng số mặt hàng tiêu thụ lên đến trên 100 sản phẩm. AGFISH đạt 6 huy chương vàng và 1 sản phẩm độc đáo tại hội chợ Vietfish 2004 và lần đầu tiên các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa được xuất khẩu sang các nước Âu, Á, Mỹ, Úc… Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang chính thức là thành viên của VASEP, VCCI, G18, AFA. AGFISH đạt danh hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao” năm 2003 – 2004 do người tiêu dùng bình chọn. Thương hiệu AGFISH là thương hiệu mạnh năm 2004 do bạn đọc Thời báo kinh tế VN, báo điện tử Thời Báo Kinh Tế VN và triển lãm thương hiệu VN do internet bình chọn. Liên tục các năm 2002 – 2003 – 2004 công ty được tặng thưởng cờ thi đua của Chính Phủ trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh góp phần vào sự phát triển chung của ngành thủy sản Việt Nam. 3.3. Vị trí địa lý Điều kiện địa lý hết sức thuận lợi: dòng sông Mekong một trong những con sông lớn nhất khu vực Đông Nam Á chảy qua tỉnh An Giang mang theo nhiều loài cá nước ngọt có giá trị. Trong đó cá Basa và cá Tra là hai chủng loại cá đặc biệt chỉ có ở đồng bằng Sông Cửu Long. Chúng có giá trị kinh tế cao, hương vị đặc biệt đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường thế giới và đây cũng là hai sản phẩm chế biến chính của Công ty Agifish. Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 16 Chương 3: Giới thiệu về công ty cổ phần xuất nhập thủy sản An Giang Agifish, tên thương mại của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang, là một trong những nhà chế biến thực phẩm thủy sản hàng đầu của Việt Nam góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nước từ năm 1997. Sự năng động và sáng tạo đã giúp Agifish trở thành nhà chế biến có uy tín hàng đầu trong ngành công nghiệp thủy sản và là một trong số mười công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới. Văn phòng chính của công ty Agifish tọa lạc tại 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang và có văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh số 162 Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. HCM. Agifish đã và đang tiêu thụ với hơn 100 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra với hệ thống phân phối rộng khắp 50 tỉnh thành trong cả nước qua các kênh phân phối: đại lý, nhà hàng, siêu thị, hệ thống phân phối Metro Cash & Carry VN, các bếp ăn tập thể, trường học… 3.4. Tình hình tiêu thụ và phát triển kinh doanh 3.4.1. Các hoạt động chính Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5203000009 ngày 10/8/2001 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh An Giang, các ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm: sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất nhập khẩu thủy, hải sản đông lạnh, nông thực phẩm, vật tư nông nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm bao gồm hầu hết các hoạt động như đã liệt kê ngoại trừ kinh doanh vật tư nông nghiệp. Ngoài ra trong năm còn mở rộng kinh doanh các sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ cung cấp thuốc thú y thủy sản. Dịch vụ cung cấp thức ăn thủy sản Dịch gia công, bảo trì, lắp đặt, sửa chửa… các loại máy móc thiết bị. Công ty ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tỷ trọng hàng giá trị gia tăng trong cơ cấu hàng xuất khẩu và hoạt động liên kết kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài tỉnh. 3.4.2. Tình hình tiêu thụ và cơ cấu thị trường xuất khẩu  Tình hình tiêu thụ Quá trình hoạt động kinh doanh trong năm 2005 vừa qua, đạt được một số các chỉ tiêu như sau: Sản lượng xuất khẩu đạt 14.061,95 tấn, đạt 91,49% so với cùng kỳ năm 2004 và đạt 93,74% so với kế hoạch năm 2005. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 38,26 triệu USD, đạt 82,81% so với cùng kỳ năm 2004 và đạt 89% so kế hoạch năm 2005. Tổng doanh thu năm 2005 đạt 790,72 tỷ đồng, đạt 89,04% so với cùng kỳ năm 2004 và đạt 98,84% so kế hoạch năm 2005. Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 17 Chương 3: Giới thiệu về công ty cổ phần xuất nhập thủy sản An Giang  Về cơ cấu thị trường xuất khẩu Do khó khăn tại thị trường Mỹ vì bị áp thuế chống bán phá giá nên trong năm công ty đã thực hiện chuyển đổi thị trường thành công. Cụ thể: năm 2004 thị trường Mỹ+Canada+Mexico 15,32%, Châu Âu 42,08%, Châu Á + TT khác 37,77%, Châu Úc 4,83% đến năm 2005: thị trường Mỹ+Canada+Mexico giảm mạnh chỉ còn 2,19%, Châu Âu tăng nhanh chiếm 54,66% (nhiều nhất vẫn là Tây Ban Nha, Đức), Châu Á + TT khác vẫn ổn định 32,22%, Châu Úc phát triển mạnh 10,93%. Thị trường Châu Âu: Là thị trường yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và là thị trường chủ lực của Công Ty, tiếp tục tăng trưởng về sản lượng bù vào thiếu hụt của thị trường Mỹ. Thị trường Châu Á: Thị trường tương đối dễ tính và có sức tiêu thụ đều qua các tháng, so với năm 2004 thị trường Châu Á giảm nhẹ. Thị trường Mỹ chỉ chiếm khoảng 2,2% do những khó khăn về thuế chống bán phá giá nhưng Công Ty vẫn xác định là thị trường tiềm năng, nếu có cơ hội vẫn trở lại phát triển thị trường này. Hiện nay, cổ phiếu AGF đạt mức 46.000 đ/cp, cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, trong năm 2005 lần đầu tiên thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu với số lượng 208.904CP, tổng trị giá 2.089.040.000đồng . Quan hệ tín dụng ngân hàng rất tốt – uy tín về thanh khoản cao. Năng lực huy động vốn vay từ ngân hàng dồi dào đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh ở những thời điểm khó khăn nhất. 3.4.3. Định hướng phát triển Chuẩn bị cho hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, công ty định hướng phát triển trong những năm tới như sau:  Tổ chức lại sản xuất để phát triển bền vững.  Đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ.  Thành lập liên hợp sản xuất cá sạch APPU.  Áp dụng và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm.  Xây dựng và hợp chuẩn hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu.  Nâng cao năng lực cạnh tranh.  Liên kết cộng đồng xây dựng vùng nuôi an toàn, thân thiện với môi trường:  Không sử dụng kháng sinh và hóa chất cấm.  Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học.  Bảo vệ môi trường.  Liên kết giữa các doanh nghiệp trong các hiệp hội nghề nghiệp:  Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.  Trao đổi thông tin về thị trường, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 18 Chương 3: Giới thiệu về công ty cổ phần xuất nhập thủy sản An Giang  Xây dựng và quảng bá thương hiệu chung.  Liên kết, hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn ở thị trường:  Xây dựng mối quan hệ kinh doanh với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị, chuổi các nhà hàng, các tổ chức dịch vụ thực phẩm tại các thị trường.  Dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường. Từng bước xây dựng hệ thống phân phối thủy sản Việt Nam tại nước ngoài.  Phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh.  Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sang các lĩnh vực khác.  Xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, điện nước; kinh doanh bất động sản và các hoạt động có liên quan đến bất động sản.  Tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing để chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo thừa kế. 3.5. Thuận lợi và khó khăn 3.5.1. Thuận lợi Cá tra, cá basa và tôm đông lạnh là những mặt hàng sản suất chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU và một số thị trường khác do những thông tin về dịch cúm gia cầm có nguy cơ lan rộng trên toàn cầu khiến cho người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thủy sản nhiều hơn. Thương hiệu AGIFISH là lợi thế cạnh tranh cho việc tiêu thụ sản phẩm chế biến của công ty. Trong nhiều đơn vị cùng ngành tạm ngưng hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng thì công ty vẫn ổn định sản xuất 100 đến 120 tấn/ngày. Lắp đặt thêm hệ thống cấp đông nhanh tại các xí nghiệp cũng như các trang thiết bị hiện đại kiểm tra dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng để phục vụ tốt cho công tác thu mua và kiểm tra hàng hóa. 3.5.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, trong năm 2005 công ty gặp không ít những khó khăn tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh như:  Giá các loại vật tư, bao bì, vật liệu, nhiên liệu… phục vụ sản xuất tăng khá cao trong khi đó giá xuất khẩu cá tra, cá basa giảm bình quân khoảng 20%, làm giảm năng lực cạnh tranh của các đơn vị xuất khẩu. Bên cạnh đó các rào cản về thương mại, kỷ thuật các nước nhập khẩu thủy sản là trở ngại không nhỏ cho hoạt động của doanh nghiệp.  Nguyên liệu cá tra cá basa vừa thừa lại vừa thiếu: thiếu nguyên liệu tốt để đảm bảo chất lượng về thị hiếu người tiêu dùng, thừa nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trong khi thị trường trong nước đối với sản phẩm này chưa được quan tâm phát triển đúng mức. Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu nên yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang là thách thức lớn đối với toàn ngành.  Tốc độ phát triển của ngành nghề sản xuất cá tra, cá basa quá nhanh tạo áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm này trên mọi phương diện: giá cả, thị trường, nguyên liệu, lao động. Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 19 Chương 4: Phân tích tài chính & ảnh hưởng của tỷ giá đến lợi nhuận DN CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH & ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP 4.1. Một vài chỉ số tài chính phản ánh tình hình lợi nhuận của công ty 4.1.1. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Bảng 4.1: Phân tích lợi nhuận trên doanh thu ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Lợi nhuận sau thuế 22.233 18.098 22.355 -18,60% 23,52% Doanh thu 490.862 883.401 786.182 79,97% -11,01% Lợi nhuận/doanh thu 4,53% 2,05% 2,84% -54,77% 38,80% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) Đồ thị 4.1: Phân tích lợi nhuận & doanh thu Nhận xét: Qua bảng thống kê và đồ thị ta thấy: lợi nhuận thuần của năm 2005 có tăng hơn so với năm 2004 là 23,52%, nhưng mức độ tăng tuyệt đối không lớn và lợi nhuận năm 2005 vẫn thấp hơn so với năm 2003. Trong năm 2005 doanh thu giảm nhiều so với năm 2004 là 11,01% nhưng cao hơn so với năm 2003, nên tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2005 cao hơn 2004 là 38,80% và thấp hơn 2003. Trong năm 2004 khi bán 100 đồng thì lợi nhuận là 2,05 đến năm 2005 khi bán 100 đồng sản phẩm thì lợi nhuận có tăng lên đôi chút là 2,84. Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 20 4,53% 2,05% 2,84% 0% 1% 2% 3% 4% 5% Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ trọng Lợi nhuận/doanh thu 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tr i ệ u đ ồ ng Doanh thu Chương 4: Phân tích tài chính & ảnh hưởng của tỷ giá đến lợi nhuận DN Như vậy, doanh thu của doanh nghiệp giảm nhưng lợi nhuận có tăng, đây là một điểm đáng mừng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 12 tháng vừa qua. Tình hình này, công ty đã đạt được 98,84% so với kế hoạch năm 2005 và tổng doanh thu đạt 89,04% so với cùng kỳ năm 2004. Nhưng vẫn không vượt trội hơn so với năm 2004 về giá trị tuyệt đối, do vậy doanh nghiệp cần vạch ra cho mình một bước tăng tiến mới để đạt được các chỉ tiêu đề ra trong quá trình sản xuất kinh doanh trong các năm tiếp theo. 4.1.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Bảng 4.2: Phân tích lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Lợi nhuận sau thuế 22.233 18.098 22.355 -18,60% 23,52% Vốn chủ sở hữu 72.823 86.549 95.980 18.85% 9,15% Lợi nhuận/VCSH 30,53% 20,91% 23,29% -31,51% 13,16% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) Đồ thị 4.2: Phân tích lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Nhận xét: Từ số liệu phân tích ta thấy: Năm 2005, lợi nhuận tăng cao so với 2004 là 23,52% kể cả năm 2003. Vốn chủ sở hữu tăng đều theo các năm và năm 2005 đạt cao nhất: 95,980 tỷ đồng (vì doanh nghiệp chia lợi nhuận một phần bằng cổ phiếu, một phần lợi nhuận bằng tiền mặt được giữ lại trong doanh nghiệp). Do đó tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tăng nhưng rất ít so với 2004 là 13,16%. Năm 2005 vốn chủ sở hữu mang lại 23,29% lãi, trong khi năm 2004 mang lại 20,91% lãi. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và biết đầu tư cho tương lai, giữ lại lợi nhuận để tái sản xuất và mở rộng thị phần. Theo chiều hướng này thì nhà đầu tư sẽ đánh giá cao giá trị của doanh nghiệp, đây là một điểm khả quan, một kế hoạch tốt cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp cần duy trì và nâng cao kết quả này. Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 21 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 Tr i ệ u đ ồ ng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu 30,53% 20,91% 23,29% 0% 10% 20% 30% 40% T ỷ tr ọ ng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lợi nhuận/VCSH Chương 4: Phân tích tài chính & ảnh hưởng của tỷ giá đến lợi nhuận DN 4.1.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Bảng 4.3: Phân tích lợi nhuận trên tổng tài sản ĐVT: Triệu đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Lợi nhuận sau thuế 22.233 18.098 22.355 -18,60% 23,52% Tổng tài sản 209.827 325.197 251.633 54,98% -22,62% Lợi nhuận/TTS 10,60% 5,57% 8,88% -47,48% 59,63% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bản cân đối kế toán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) Đồ thị 4.3: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Nhận xét: Như đã phân tích 2 tỷ suất sinh lợi ở trên ta thấy lợi nhuận năm 2005 cao hơn 2003 và 2004, trong khi đó tổng tài sản của năm 2004 cao hơn hẳn so với 2003 và 2005 là: 54,98% (do trong năm 2005 doanh nghiệp hạn chế đầu tư thêm máy móc thiết bị và một phần tài sản của doanh nghiệp được khấu hao dần). Điển hình trong năm 2._. báo và công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá tương đối chính xác và hiệu quả, mới có thể đưa doanh nghiệp đến một vị thế cao trong kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu rủi ro và có nhiều cơ hội đầu tư tốt. Đối với thị trường xuất khẩu, mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá có thể giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm các thị trường tiềm năng thông qua các lý thuyết ngang giá lãi suất, ngang giá sức mua, hiệu ứng Fisher quốc tế…vì 3 lý thuyết này cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng quát sức mạnh cạnh tranh về giá cả hàng hóa trong quan hệ mậu dịch. Nếu như nước bạn hàng có lạm phát cao hơn so với nước chủ nhà thì đây là cơ hội cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường này, bởi vì hàng hóa ở nước họ sẽ đắt hơn so với hàng hóa của chúng ta sản xuất. Cho nên, để có thể vứng bước trong tiến trình hội nhập quốc tế, doanh nghiệp cần phải dự báo các diễn biến của thị trường để tìm cơ hội tăng năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa đầu tư, tối thiếu hóa chi phí thì không thể không nghĩ đến mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá. Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 64 Kiến nghị và kết luận KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN  1. KIẾN NGHỊ Nhằm thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kế hoạch năm 2006, doanh nghiệp cũng như các đơn vị liên quan cần tiến hành các hoạt động sau: 1.1. Đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp cần theo dõi liên tục sự biến động của tỷ giá, vì doanh nghiệp là một đơn vị hoạt động trong xuất nhập khẩu, nếu tỷ giá tăng hoặc giảm sẽ tác động mạnh đến lợi ích của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành dự báo tỷ giá để có một cái nhìn tổng quan về thị trường tiền tệ, nhằm ứng phó kịp thời khi tỷ giá biến động giúp doanh nghiệp đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Doanh nghiệp phải đánh giá được thị trường xuất khẩu hiện đang có quan hệ kinh tế. Nghĩa là, nắm bắt được tình hình diễn biến kinh tế của quốc gia đó (EU, Mỹ, Châu Úc…) để theo dõi các chỉ số kinh tế như: lạm phát, lãi suất, thu nhập quốc dân… với chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể ứng dụng lý thuyết: ngang giá lãi suất, ngang giá sức mua, hiệu ứng Fisher quốc tế… đưa ra chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp. Bởi vì, lạm phát hay thu nhập quốc dân của quốc gia này cao hay thấp so với quốc gia khác thì sẽ có lợi thế gì? Ngoài ra, doanh nghiệp cần cắt giảm chi phí tài chính bằng cách vay 100% ngoại tệ để tối thiểu chi phí sử dụng vốn (như đã trình bày ở chương 6). Đồng thời, khi xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp cần lựa chọn rổ ngoại tệ để thanh toán giao dịch để làm giảm rủi ro tỷ giá. Điển hình, khi xuất khẩu sang EU doanh nghiệp nên sử dụng EUR để tính giá trị sản phẩm, vì theo phân tích và dự báo đồng EUR sẽ tăng giá so với USD và VND, đây là một cơ hội cho doanh nghiệp tăng doanh thu tăng lợi nhuận. Đối với thị trường xuất khẩu khác doanh nghiệp sẽ sử dụng đồng USD để đơn giản hóa tỷ trọng ngoại tệ và dể kiểm soát, vì theo dự báo đồng USD cũng tăng giá hơn so với VND, nên khi chuyển đổi ngoại tệ lợi ích của doanh nghiệp sẽ nâng cao. Doanh nghiệp nên đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nội địa, thành lập các văn phòng đại diện ở khắp cả nước, nhằm quảng bá thương hiệu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng để đảm bảo tổng doanh thu, tăng lợi nhuận vì hiện nay tình hình tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 10% trên tổng doanh thu. Do vậy, trong năm 2006 doanh nghiệp cần nâng tỷ trọng này lên khoảng 20% khi đó chỉ tiêu kế hoạch mới có thể đạt được. Doanh nghiệp cần mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều quốc gia như: Nam Phi, Trung và Nam Mỹ… các thị trường này đa phần là giới trung lưu đến thượng lưu, họ rất thích sản phẩm cá tra cá basa, nên đây là một trong những thị trường tiềm năng, doanh nghiệp cần thâm nhập để đảm bảo doanh thu hàng xuất khẩu đạt 42 triệu USD trong năm 2006. Đồng thời doanh nghiệp nên đề phòng rủi ro tỷ giá, bằng các hợp đồng mua bán kỳ hạn, mua bán quyền chọn ở các ngân hàng, để đảm bảo các khoản chi phí cũng như thu nhập ít bị rủi ro. Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 65 Kiến nghị và kết luận Ngoài ra, để thâm nhập thị trường thành công, doanh nghiệp cần xúc tiến thương mại kết hợp với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam để được tư vấn, trao đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Agifish mở rộng thị trường. 1.2. Đối với ngân hàng Ngân hàng, nên mở rộng dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá, vì hiện nay loại hình dịch vụ này chưa thật sự phát triển, một số ngân hàng có cung cấp dịch vụ một số lại không. Nếu có, hoạt động dịch vụ này của ngân hàng với qui mô nhỏ, số lượng giao dịch rất ít, điển hình như ngân hàng ngoại thương chi nhánh An Giang (có cung cấp dịch vụ), ngân hàng công thương (chưa cung cấp dịch vụ), riêng Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chính phủ chỉ mới cho phép cung cấp loại hình dịch vụ này trong mấy tháng gần đây. Đối với mức phí trong hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn do ngân hàng định giá còn khá cao (từ 0,6% - 1,5% trên tổng qui mô giao dịch) nên doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm cũng như nhu cầu phòng ngừa rủi ro từ dịch vụ này. Do vậy, để doanh nghiệp tham gia và thực hiện giao dịch bằng hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn. Ngân hàng nên mở rộng và phát triển loại hình dịch vụ này bằng cách tư vấn, trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu và lợi ích mong muốn đạt được từ công cụ phòng ngừa này. Từ đó, ngân hàng có thể tính toán lại mức phí giao dịch trong các hợp đồng mua bán ở giá thấp hơn, nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia và mở hợp đồng. Ngoài ra, ngân hàng nên chia sẽ nhiều nguồn thông tin về diễn biến kinh tế cũng như các chỉ số dự báo mà ngân hàng thu thập được của một số quốc gia. Ngân hàng có thể truyền tải cho các doanh nghiệp thông qua trang web hoặc E mail của ngân hàng và của doanh nghiệp, cụ thể là công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (website: www.agifish.com.vn; E mail: agifishagg@hcm.vnn.vn) để doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin của thị trường, nhằm ứng phó kịp thời khi bất lợi xảy ra. 1.3. Đối với Nhà nước Nhà nước, đặc biệt là các phòng xúc tiến thương mại, cần hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và thâm nhập thị trường. Phòng xúc tiến thương mại cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp thăm dò khách hàng, nhu cầu khách hàng, khả năng cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh… giúp doanh nghiệp nắm rõ được các yếu tố bất lợi và thuận lợi ở thị trường mới, để có chính sách hợp lý mở rộng thị trường và phát triển bền vững. Cần hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp xử lý tốt vấn đề về tranh chấp thương mại, các vụ kiện cáo…nhằm làm rõ nguyên nhân, đem lại lợi ích xác thực cho doanh nghiệp. 2. KẾT LUẬN Qua phân tích về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và mức độ biến động của tỷ giá đến tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. Trong năm 2005 công ty đạt được nhiều thành tựu đáng kể: Lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) tăng cao hơn so với năm 2004, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các cổ đông là 5.094 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu 14.061,95 tấn và doanh thu đạt được thấp hơn năm 2004, nhưng lợi nhuận lại cao hơn. Nguyên nhân tăng nghịch lý đó, một phần là do tỷ giá USD/VND tăng cao Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 66 Kiến nghị và kết luận trong năm qua, nên doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ có giá trị và chênh lệch tỷ giá hối đoái đem lại doanh nghiệp một khoản lãi. Qua phân tích mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá, giúp cho doanh nghiệp có được một công cụ dự báo chính xác và hiệu quả. Doanh nghiệp có thể áp dụng để đưa ra các chiến lược tài chính về đầu tư, tài trợ sẽ mang hiệu quả kinh tế cao. Khi phân tích và dự báo tỷ giá, giúp doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng về sự ảnh hưởng tỷ giá đến lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng như là các quyết định đầu tư và tài trợ. Đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì vấn đề tỷ giá khá quan trọng đến nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao hơn nhập khẩu trong kim ngạch xuất nhập khẩu, nếu tỷ giá tăng như dự báo sẽ có lợi cho doanh nghiệp. Nhưng khi bước vào nền kinh tế thị trường, khu vực và trên thế giới không chỉ quan tâm đến nguồn doanh thu từ xuất khẩu sản phẩm, mà doanh nghiệp phải biết tận dụng các đồng tiền thanh toán để chia sẽ rủi ro tỷ giá và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Đối với kế hoạch tài chính thì đây là một điểm mới cho Ban quản trị của Agifsh, trong các quyết định đầu tư và tài trợ. Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ cần một lượng vốn nhất định, vì vậy doanh nghiệp nên hướng tới việc tài trợ nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ vì nó sẽ có các nguồn lợi. Lãi suất vay ngoại tệ, gọi là lãi suất tài trợ có hiệu lực sẽ được so sánh với lãi suất vay nội tệ, kết hợp với dự báo tỷ giá giúp doanh nghiệp có được một kế hoạch tài trợ với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Tuy nhiên dự báo tỷ giá tăng trong năm 2006, không có nghĩa là doanh nghiệp không có rủi ro về tỷ giá, vì dự báo tỷ giá là một cái nhìn về thị trường tiền tệ, tăng giảm đến mức độ nào. Riêng về doanh nghiệp, đặt ra chỉ tiêu kế hoạch khá cao trong năm 2006 doanh thu đạt 850 tỷ đồng, khi đó kim ngạch xuất khẩu chiếm 90% (42 triệu USD), nên con số kế hoạch này đôi khi không thực hiện được. Muốn vậy doanh nghiệp cần tìm đến việc tài trợ bằng danh mục ngoại tệ, tài trợ bằng danh mục ngoại tệ sẽ giúp cho doanh nghiệp đề phòng được rủi ro tỷ giá, bởi vì khi tài trợ bằng danh mục ngoại tệ sẽ bao hàm với việc so sánh hai lãi suất khi đó có cả biến động của tỷ giá. Vì vậy việc tài trợ bằng danh mục ngoại tệ vừa tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, vừa đề phòng rủi ro về tỷ giá, đây là một chiến lược tốt cho doanh nghiệp. Như vậy, mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá không những giúp cho doanh nghiệp một công cụ dự báo tỷ giá đắt lực mà còn giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ biến động của tỷ giá đến tình hình tài chính. Ngoài ra nhờ vào dự báo tỷ giá, doanh nghiệp có thể thấy được các kế hoạch tài trợ ngắn hạn mới, mang đến hiệu quả kinh tế cao và chia sẻ rủi ro ngoại tệ để phát triển kinh doanh đạt doanh thu và lợi nhuận như kế hoạch. Việc dự báo tỷ giá không chỉ có lợi cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà kể cả các công ty hoạt động trong nội địa, vì các công ty này có thể sử dụng để dự báo tỷ giá đưa ra hai quyết định đầu tư và tài trợ để có tỷ suất sinh lợi cao, chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 67 A – PHỤ LỤC Phụ lục 1 – BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2005 VÀ NĂM 2004 ĐVT: đồng (Nguồn: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) B. TÀI SẢN DÀI HẠN 87.272.678.405 100.861.797.272 13.589.118.867 15,57% A - 1 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch So sánh A. TÀI SẢN NH 237.924.532.706 150.771.452.849 (87.153.079.857) -36,63% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 919.043.806 1.789.379.719 870.335.913 94,70% 1. Tiền 709.665.977 1.159.338.914 449.672.937 63,36% 2. Các khoản tương đương tiền 209.377.829 630.040.805 420.662.976 200,91% II. Các khoản ĐTTCNH 0 3.096.300.600 3.096.300.600 1.Đầu tư ngắn hạn 3.096.300.600 3.096.300.600 2. Dự phòng giảm giá CKĐTNH (*) 0 III. Các khoản phải thu 141.502.767.574 88.603.727.849 (52.899.039.725) -37,38% 1. Phải thu KH 137.734.287.669 85.364.461.910 (52.369.825.759) -38,02% 2. Trả trước cho NB 847.198.458 2.451.727.723 1.604.529.265 189,39% 3. Phải thu nội bộ 0 4. Phải thu khác 2.921.281.447 912.247.682 (2.009.033.765) -68,77% 5. Dự phòng phải thu khó đòi (*) (124.709.466) (124.709.466) IV. Hàng tồn kho 66.629.686.609 54.364.261.467 (12.265.425.142) -18,41% 1. Hàng tồn kho 66.629.686.609 59.339.552.001 (7.290.134.608) -10,94% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (4.975.290.534) (4.975.290.534) V. Tài sản NH khác 28.873.034.717 2.917.783.214 (25.955.251.503) -89,89% 1. Chi phí trả trước NH 3.473.135.363 544.567.851 (2.928.567.512) -84,32% 2. Thuế phải thu 24.181.076.405 1.617.299.286 (22.563.777.119) -93,31% 3. Tài sản ngắn hạn 1.218.822.949 755.916.077 (462.906.872) -37,98% I. Các khoản phải thu DH 3.750.000.000 3.750.000.000 0 0,00% 1. Phải thu dài hạn KH 0 2. Phải thu nộ bộ dài hạn 3.750.000.000 3.750.000.000 0 0,00% 3. Phải thu dài hạn khác 0 4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0 II. Tài sản cố định 83.422.678.405 95.558.437.792 12.135.759.387 14,55% 1. TSCĐ hữu hình 80.167.845.998 85.987.805.937 5.819.959.939 7,26% - Nguyên giá 123.875.821.491 137.502.505.953 13.626.684.462 11,00% - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (43.707.975.493) (51.514.700.016) (7.806.724.523) 17,86% 2. TSCĐ thuê tài chính 0 0 0 - Nguyên giá 0 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 0 3. TSCĐ vô hình 2.483.600.788 2.827.314.133 343.713.345 13,84% - Nguyên giá 2.768.169.091 3.105.495.251 337.326.160 12,19% - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (284.568.303) (278.181.118) 6.387.185 -2,24% 4. Chi phí xây dựng cơ bản 771.231.619 6.743.317.722 5.972.086.103 774,36% III.Bất động sản đầu tư 0 Nguyên giá 0 Giá trị hao mòn lũy kế (*) 0 IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 100.000.000 100.000.000 0 0,00% 1. Đầu tư vào công ty con 0 2. Đầu tư vào công ty liên kết 0 3. Đầu tư dài hạn khác 100.000.000 100.000.000 0 0,00% 4. Dự phòng giảm giá CKĐTDH (*) 0 V. Tài sản dài hạn khác 0 1.453.359.480 1.453.359.480 1. Chi phí trả trước dài hạn 1.453.359.480 1.453.359.480 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0 3. Tài sản dài hạn khác 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 325.197.211.111 251.633.250.121 (73.563.960.990) -22,62% (Nguồn: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) NGUỒN VỐN Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch So sánh A. NỢ PHẢI TRẢ 237.199.983.805 155.642.871.871 (81.557.111.934) -34,38% A - 2 I. Nợ ngắn hạn 217.684.773.934 144.706.755.828 (72.978.018.106) -33,52% 1. Vay và nợ ngắn hạn 141.435.726.129 74.594.694.675 (66.841.031.454) -47,26% 2. Phải trả người bán 34.864.133.972 37.068.584.500 2.204.450.528 6,32% 3. Người mua trả tiền trước 833.839.190 8.184.363.497 7.350.524.307 881,53% 4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 24.925.750.256 9.105.227.097 (15.820.523.159) -63,47% 5. Phải trả công nhân viên 2.310.523.910 7.517.615.641 5.207.091.731 225,36% 6. Chi phí phải trả 3.810.558.067 4.903.818.211 1.093.260.144 28,69% 7. Phải trả nội bộ 0 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 9.504.242.410 3.332.452.207 (6.171.790.203) -64,94% II. Nợ dài hạn 19.515.209.871 10.936.116.043 (8.579.093.828) -43,96% 1. Phải trả dài hạn NB 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 0 3. Phải trả dài hạn khác 0 4. Vay và nợ dài hạn 19.515.209.871 10.936.116.043 (8.579.093.828) -43,96% B. NGUỒN VCSH 87.997.227.306 95.990.378.250 7.993.150.944 9,08% I. Vốn chủ sở hữu 86.548.639.642 94.471.203.065 7.922.563.423 9,15% 1. Vốn đầu tư của CSH 55.584.052.951 41.791.300.000 (13.792.752.951) -24,81% 2. Thặng dư vốn cổ phần 1.876.196.700 1.876.196.700 0 0,00% 3. Cổ phiếu ngân quỹ 0 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 6. Quỹ đầu tư phát triển 12.637.201.555 32.001.273.433 19.364.071.878 153,23% 7. Quỹ dự phòng tài chính 2.082.761.075 2.852.981.835 770.220.760 36,98% 8. Quỹ khác thuộc VCSH 243.850.000 243.850.000 9. Lợi nhuận chưa phân phối 14.368.427.361 15.705.601.097 1.337.173.736 9,31% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.448.587.664 1.519.175.185 70.587.521 4,87% 1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 1.393.587.664 1.509.175.185 115.587.521 8,29% 2. Nguồn kinh phí 55.000.000 10.000.000 (45.000.000) -81,82% 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 TỔNG NGUỒN VỐN 325.197.211.111 251.633.250.121 (73.563.960.990) -22,62% (Nguồn: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) Phụ lục 2 – BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2004 VÀ NĂM 2003 ĐVT: đồng A - 3 TÀI SẢN Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch So sánh A - 4 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 156.372.359.608 237.927.972.706 81.555.613.098 52,15% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.505.320.034 919.043.806 (586.276.228) -38,95% 1. Tiền 335.511.733 709.665.977 374.154.244 111,52% 2. Các khoản tương đương tiền 1.169.808.301 209.377.829 (960.430.472) -82,10% II. Các khoản ĐTTCNH 1.000.000.000 (1.000.000.000) -100,00% 1.Đầu tư ngắn hạn 1.000.000.000 (1.000.000.000) -100,00% 2. Dự phòng giảm giá CKĐTNH (*) 0 III. Các khoản phải thu 91.017.284.928 163.818.875.961 72.801.591.033 79,99% 1. Phải thu của khách hàng 78.984.532.614 137.734.287.669 58.749.755.055 74,38% 2. Trả trước cho người bán 1.948.565.413 847.198.458 (1.101.366.955) -56,52% 3. Thuế GTGT được khấu trừ 12.064.540.965 24.181.076.405 12.116.535.440 100,43% 4. Phải thu nội bộ 0 5. Phải thu khác 863.007.348 1.056.313.429 193.306.081 22,40% 6. Dự phòng phải thu khó đòi (*) (2.843.361.412) 2.843.361.412 -100,00% IV. Hàng tồn kho 58.138.313.519 66.629.686.609 8.491.373.090 14,61% 1. Hàng mua đang đi đường 0 2. Nguyên liệu. vật liệu tồn kho 2.898.773.054 6.338.353.372 3.439.580.318 118,66% 3. Công cụ dụng cụ 609.143.960 225.265.502 (383.878.458) -63,02% 4.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 1.320.418.626 1.250.261.312 (70.157.314) -5,31% 5. Thành phẩm tồn kho 42.612.250.298 53.264.783.503 10.652.533.205 25,00% 6.Hàng hóa tồn kho 10.697.727.581 5.551.022.920 (5.146.704.661) -48,11% 7. Hàng gửi bán 0 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 4.708.001.127 6.556.926.330 1.848.925.203 39,27% 1. Tạm ứng 786.790.587 580.614.023 (206.176.564) -26,20% 2. Chi phí trả trước ngắn hạn 2.086.737.721 3.473.135.363 1.386.397.642 66,44% 3. Chi phí chờ kết chuyển 499.165.958 (499.165.958) -100,00% 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 304.220.842 1.218.822.949 914.602.107 300,64% 5. Các khoản thế chấp, ký quỹ ngắn hạn 1.031.086.019 1.284.353.995 253.267.976 24,56% VI. Chi sự nghiệp 3.440.000 3.440.000 (Nguồn: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) (Nguồn: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) A - 5 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 53.162.250.816 87.272.678.405 34.110.427.589 64,16% I. ài sản cố định 48.832.256.140 82.651.446.786 33.819.190.646 69,26% 1. TSCĐ hữu hình 48.078.236.111 80.167.845.998 32.089.609.887 66,74 Nguyên giá 82.928.251.345 123.875.821.491 40.947.570.146 49,38% Giá trị hao mòn lũy kế (*) (34.850.015.234) (43.707.975.493) (8.857.960.259) 25,42% 2. TSCĐ thuê tài chính 0 Nguyên giá 0 Giá trị hao mòn lũy kế (*) 0 3. TSCĐ vô hình 754.020.029 2.483.600.788 1.729.580.759 229,38% Nguyên giá 1.033.675.000 2.768.169.091 1.734.494.091 167,80% Giá trị hao mòn lũy kế (*) (279.654.971) (284.568.303) (4.913.332) 1,76% II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 165.000.000 100.000.000 (65.000.000) -39,39% III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4.164.994.676 771.231.619 (3.393.763.057) -81,48% IV. Các khoản ký quỹ. ký cược dài hạn 3.750.000.000 3.750.000.000 V. Chi phí trả trước DH 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 209.534.610.424 325.200.651.111 115.666.040.687 55,20% NGUỒN VỐN Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch So sánh A. NỢ PHẢI TRẢ 135.474.379.779 237.199.983.805 101.725.604.026 75,09% I. Nợ ngắn hạn 123.765.239.287 212.503.918.006 88.738.678.719 71,70% 1. Vay ngắn hạn 91.508.804.093 131.004.708.475 39.495.904.382 43,16% 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 4.043.905.378 10.431.017.654 6.387.112.276 157,94% 3. Phải trả cho người bán 8.644.602.152 34.864.133.972 26.219.531.820 303,31% 4. Người mua trả tiền trước 390.362.378 833.839.190 443.476.812 113,61% 5. Thuế và các khoản nộp NN 9.513.284.287 24.925.750.256 15.412.465.969 162,01% 6. Phải trả công nhân viên 5.882.450.831 2.310.523.910 (3.571.926.921) -60,72% 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 0 8.Các khoản phải trả. phải nộp 3.781.830.168 8.133.944.549 4.352.114.381 115,08% II.Nợ dài hạn 9.128.593.612 19.515.209.871 10.386.616.259 113,78% 1. Vay dài hạn 9.128.593.612 19.515.209.871 10.386.616.259 113,78% 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 0 III. Nợ khác 2.580.546.880 5.180.855.928 2.600.309.048 100,77% 1. Chi phí phải trả 2.156.910.798 3.810.558.067 1.653.647.269 76,67% 2. Tài sản thừa chờ xử lý 423.636.082 1.370.297.861 946.661.779 223,46% 3. Nhận ký cược ký quỹ dài hạn 0 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 74.060.130.645 88.000.667.306 13.940.536.661 18,82% I. Nguồn vốn - quỹ 72.953.903.709 86.548.639.642 13.594.735.933 18,63% 1. Nguồn vốn kinh doanh 50.025.799.541 57.460.249.651 7.434.450.110 14,86% Cổ phiếu quỹ -3.956.250.000 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 3. Quỹ đầu tư phát triển 0 A - 6 4. Quỹ dự phòng tài chính 8.198.929.794 12.637.201.555 4.438.271.761 54,13% 5. Quỹ dự phòng tài chính 1.252.767.911 2.082.761.075 829.993.164 66,25% 6. Lợi nhuận chưa phân phối 17.432.656.463 14.368.427.361 (3.064.229.102) -17,58% 7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 0 II. Nguồn kinh phi và quỹ khác 1.106.226.936 1.452.027.664 345.800.728 31,26% 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.047.786.936 1.393.587.664 345.800.728 33,00% 2. Quỹ quản lý cấp trên 0 3. Nguồn kinh phí sự nghiệp 58.440.000 58.440.000 0 0,00% Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 58.440.000 58.440.000 0 0,00% Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 0 4. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 TỔNG NGUỒN VỐN 209.534.510.424 325.200.651.111 115.666.140.687 55,20% (Nguồn: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) Phụ lục 3 – BẢNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2005 & 2004 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2004 Chênh lệch So sánh Doanh thu bán hàng 830.979.006.414 891.534.499.683 (60.555.493.269) -6,79% Các khoản giảm trừ 44.797.121.394 8.133.745.356 36.663.376.038 450,76% Chiết khấu thương mại 0 Giảm giá hàng bán 954.959.885 380.776.702 574.183.183 150,79% Hàng bán bị trả lại 43.842.161.509 7.752.968.654 36.089.192.855 465,49% 1. Doanh thu bán hàng 786.181.885.020 883.400.754.327 (97.218.869.307) -11,01% 2. Giá vốn hàng bán 680.791.075.107 794.109.444.158 (113.318.369.051) -14,27% 3. Lợi nhuận gộp BH 105.390.809.913 89.291.310.169 16.099.499.744 18,03% 4. Doanh thu HĐTC 2.777.408.630 3.414.020.211 (636.611.581) -18,65% 5. Chi phí tài chính 7.424.830.600 11.946.316.179 (4.521.485.579) -37,85% Trong đó: chi phí lãi vay 6.992.046.862 11.603.815.287 (4.611.768.425) -39,74% 6. Chi phí bán hàng 55.889.465.621 49.553.309.257 6.336.156.364 12,79% 7. Chi phí quản lý TC 19.017.793.908 11.568.175.463 7.449.618.445 64,40% 8. Lợi nhuận từ 25.836.128.414 19.637.529.481 6.198.598.933 31,57% 9. Thu nhập khác 1.763.127.784 1.310.000.909 453.126.875 34,59% 10. Chi phí khác 2.050.310.828 265.640.372 1.784.670.456 671,84% 11. Lợi nhuận khác (287.183.044) 1.044.360.537 (1.331.543.581) -127,50% 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 25.548.945.370 20.681.890.018 4.867.055.352 23,53% 13. Thuế TNDN 3.193.618.170 2.584.384.752 609.233.418 23,57% A - 7 14. Lợi nhuận sau thuế 22.355.327.200 18.097.505.266 4.257.821.934 23,53% (Nguồn: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) Phụ lục 4 – BẢNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2004 & 2003 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch So sánh Doanh thu bán hàng 494.580.352.031 891.534.499.683 396.954.147.652 80,26% Các khoản giảm trừ 3.718.762.700 8.133.745.356 4.414.982.656 118,72% Giảm giá hàng bán 132.907.876 380.776.702 247.868.826 186,50% Hàng bán bị trả lại 3.585.854.824 7.752.968.654 4.167.113.830 116,21% Doanh thu bán hàng 490.861.589.331 883.400.754.327 392.539.164.996 79,97% Giá vốn hàng bán 417.977.807.957 794.109.444.158 376.131.636.201 89,99% Lợi nhuận gộp 72.883.781.374 89.291.310.169 16.407.528.795 22,51% Doanh thu hoạt động tài chính 1.575.631.818 3.414.020.211 1.838.388.393 116,68% Chi phí tài chính 4.834.339.791 11.946.316.179 7.111.976.388 147,11% Trong đó :chi phí lãi vay phải trả 4.393.249.465 11.603.815.287 7.210.565.822 164,13% Chi phí bán hàng 32.542.425.377 49.553.309.257 17.010.883.880 52,27% Chi phí quảng lý doanh nghiệp 15.474.948.380 11.568.175.463 (3.906.772.917) -25,25% Lợi nhuận thuần tư HĐKD 21.607.699.644 19.637.529.481 (1.970.170.163) -9,12% Thu nhập khác 740.896.514 1.310.000.909 569.104.395 76,81% Chi phí khác 115.582.517 265.640.372 150.057.855 129,83% Tổng lợi nhuận trước thuế 22.233.013.641 20.681.890.018 (1.551.123.623) -6,98% A - 8 Thuế TNDN 2.584.348.752 2.584.348.752 Lợi nhuận sau thuế 22.233.013.641 18.097.541.266 (4.135.472.375) -18,60% (Nguồn: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) Phụ lục 5 – MỘT SỐ CHỈ TIÊU THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2005 ĐVT: đồng 1. Tiền và các khoản tương tiền Năm 2005 Năm 2004 Tiền mặt 1.159.338.91 4 709.665.977 Tiền gởi ngân hàng 630.040.80 5 209.377.829 Tổng 1.789.379.71 9 919.043.806 Tiền gởi ngân hàng Ngân hàng VND USD qui đổiVND Ngoại thương - Chi nhánh An Giang 51.547.08 4 213.989.258 Công thương - Chi nhánh An Giang 7.350.64 8 Đầu tư & phát triển - Chi nhánh An Giang 930.55 2 Nông nghiệp và nông thôn - Chi nhánh An Giang 7.975.150 Ngoại thương - Chi nhánh TP.HCM 118.248.107 10.819.448 Citibank - Chi nhánh TP.HCM 6.705.24 2 14.214.158 HSBC - chi nhánh TP.HCM 3.704.982 Indovina - Chi nhánh TP.HCM 173.681.785 Bangkok - Chi nhánh TP.HCM 335.67 5 ANZ - Chi nhánh TP.HCM 20.538.689 A - 9 Tổng 391.017.914 239.022.864 2. Phải thu khách hàng Năm 2005 Năm 2004 Khách hàng giao dịch bằng VND 22.166.657.772 14.081.572.326 Khách hàng giao dịch bằng ngoại tệ 63.197.804.138 123.652.715.343 Cộng 85.364.461.910 137.734.287.669 3. Trả trước cho người bán Năm 2005 Năm 2004 Khách hàng giao dịch bằng VND 1.583.774.480 427.328.016 Khách hàng giao dịch bằng ngoại tệ 867.953.243 419.870.442 Cộng 2.451.727.723 847.198.458 (Nguồn: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) 4. Phải trả người bán Năm 2005 Năm 2004 Khách hàng giao dịch bằng VND 31.229.620.117 29.134.350.865 Khách hàng giao dịch bằng ngoại tệ 5.838.964.383 5.729.783.107 Cộng 37.068.584.500 34.864.133.972 5. Người mua trả tiền trước Năm 2005 Năm 2004 Khách hàng giao dịch bằng VND 581.285.612 667.741.116 Khách hàng giao dịch bằng ngoại tệ 7.603.077.885 166.098.074 Cộng 8.184.363.497 833.839.190 6. Doanh thu hoạt động tài chính Năm 2005 Năm 2004 Lãi tiền gởi tiền cho vay 261.386.259 315.605.555 Lãi lỗ chênh lệch tỷ giá 1.996.624.457 2.794.652.664 Cho thuê nhà 128.173.633 Lãi bán hàng trả chậm 514.596.815 296.661.992 Doanh thu hoạt động tài chính khác 4.801.099 7.100.000 Cộng 2.905.582.263 3.414.020.211 7. Chi phí tài chính Năm 2005 Năm 2004 Lãi tiền vay 6.992.046.862 11.603.815.287 Chênh lệch tỷ giá 432.783.738 342.500.892 Cộng 7.424.830.600 11.946.316.179 A - 10 (Nguồn: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) Phụ lục 6 - Consumer Price Index. 1980- USA ĐVT: Phần trăm Year Annual Average Annual Percent Change(Rate of Inflation) 1980 82,4 13,5 1981 90,9 10,3 1982 96,5 6,2 1983 99,6 3,2 1984 103,9 4,3 1985 107,6 3,6 1986 109,6 1,9 1987 113,6 3,6 1988 118,3 4,1 1989 124,0 4,8 1990 130,7 5,4 A - 11 1991 136,2 4,2 1992 140,3 3,0 1993 144,5 3,0 1994 148,2 2,6 1995 152,4 2,8 1996 156,9 2,9 1997 160,5 2,3 1998 163,0 1,6 1999 166,6 2,2 2000 172,2 3,4 2001 177,0 2,8 2002 179,9 1,6 2003 184,0 2,3 2004 188,9 2,7 2005 195,3 3,4 2006* 202,5 3,7 (Nguồn: Consumer Price Index. 1913- USA – Web site: www.bls.gov/cpi ) *An estimate for 2006 is based on the change in the CPI from fourth quarter 2004 to fourth quarter 2005 A - 12 B – TÀI LIỆU THAM KHẢO  Alan C. Shapiro, biên dịch: TS Bùi Lê Hà. 1999. Quản Trị Tài Chính Quốc Tế. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê. PGS.TS Trần Ngọc Thơ và TS Nguyễn Ngọc Định. 2005. Tài Chính Quốc tế. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê. TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. 2005. Tài Chính Quốc Tế ứng dụng Excel cho các bài tập và giải pháp. TP. HCM: Nhà xuất bản thống kê. PGS. TS Trần Ngọc Thơ. 2003. Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê. TS Nguyễn Văn Tiến. 2001. Tài Chính Quốc Tế Hiện Đại Trong Nền Kinh Tế Mở. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê. Ngày 29.03.2006. FED tăng lãi suất 4.75%/năm [on-line]. Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long. Đọc từ (đọc ngày 29.03.2006). Ngày 01.03.2006. Mỹ vẫn là đầu tàu kinh tế [on-line]. Bộ tài chính. Đọc từ (đọc ngày 15.03.2006). Ngày 14.03.2006. EU đang phục hồi [on-line]. Bộ tài chính. Đọc từ (đọc ngày 15.03.2006). Ngày 31.03.2006. Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm nhưng không khủng hoảng [on-line]. Bản tin thị trường. Đọc từ (đọc ngày 01.04.2006). Ngày 12.05.2006. Kinh tế khu vực Eurozone tăng trưởng khá. Thời báo kinh tế Sài Gòn [on-line]. Đọc từ: (đọc ngày: 15.05.2006). Ngày 15.05.2006. Những ngày gần cuối tuần qua đã chứng kiến những biến động mạnh và bất ngờ trên thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước. Thời báo kinh tế Sài Gòn [on-line]. Đọc từ: (đọc ngày: 15.05.2006). Ngày 18.05.2006. Tỷ giá USD/VND sẽ ổn định trong vài năm tới. Thời báo kinh tế Sài Gòn [on-line]. Đọc từ: (đọc ngày: 15.05.2006). Ngày 28.05.2006. Diễn biến giá USD/VND trong 15 năm qua: giá tăng thấp. Thời báo kinh tế Sài Gòn [on-line]. Đọc từ: (đọc ngày: 15.05.2006). Không ngày tháng. Tỷ giá và lãi suất. Ngân hàng ngoại thương [on-line]. Đọc từ: (đọc từ ngày 02.02.2006 đến 15.04.2006). Không ngày tháng. Tỷ giá và lãi suất. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [on- line]. Đọc từ: (đọc từ ngày 02.02.2006 đến 15.04.2006). B - 13 Không ngày tháng. EU and Eurozone inflation – including irish inflation and other EU member countries inrish Economic Boom – Facts [on-line]. Inreland Economy irish Economic information news. Đọc từ (đọc ngày 15.03.2006). Không ngày tháng. Consumer price index home page US Bureau of Labor Statistics current data on CPI. The world Factbook. Đọc từ (đọc ngày 15.03.2006). Không ngày tháng. Nhìn lại kinh tế toàn cầu năm 2005 [on-line]. Bộ kế hoạch và đầu tư. Đọc từ (đọc ngày 01.04.2006). Không ngày tháng. Không thiếu ngoại tệ. Thời báo kinh tế Sài Gòn [on-line]. Đọc từ: (đọc ngày: 15.05.2006). B - 14 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1147.pdf
Tài liệu liên quan