CHƯƠNG 1: VÀI NÉT CHUNG VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
I. Qúa trình hình thành và phát triển của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
54 năm xây dựng, phát triển (1954-2008), ngành tài nguyên và môi trường ( tiền thân là ngành nhà đất ) đã có nhiều đóng góp to lớn và đáng kể trong lĩnh vực quản lý đất đai và phát triển nhà ở thủ đô Hà Nội. Trong sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng – 54 năm qua là một chặng đường đáng ghi nhớ - đánh dấu những mốc son phát tri
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sở tại Nguyên và Môi Trường Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển của Ngành Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
1.Trước năm 1954
Trước ngày giải phóng thủ đô ( 1954) Hà Nội với diện tích đất đai là 12km2 với dân số là 20 vạn người, sau mở rộng thêm một số xã thuộc tỉnh Hà Đông cũ thì diện tích tăng lên 30km2 với dân số 30 vạn người.
Bộ máy quản lý Nhà nước do chính quyền cũ để lại chỉ có 02 Sở chuyên môn là Sở Địa Chính và Sở Quản Thủ Điền Thổ chuyên trách những công việc về quản lý đất đai, với mục đích kiểm soát việc sử dụng đất đai và thu thuế là chính, không quan tâm nhiều đến vấn đề nhà ở, cũng như người đi thuê nhà, mặc cho các chủ nhà đầu cơ nâng giá. Tòa thị chính Thành phố chỉ có một bộ phận thư ký nhỏ làm công tác pháp chế nhà cửa, theo dõi một số nhà vắng chủ với một danh sách ít ỏi vài chục hộ. Nhiều xóm lao động mới được hình thành , nhà cửa nhếch nhác, tạm bợ, điện nước vệ sinh không có. Nhiều người sống ở gầm cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của các hồ sơ đất đai nhà cửa mà các Sở Địa Chính và Sở Quản Thủ Điền Thổ đang giữ. Ban công tác nội thành là đơn vị tiếp quản Thủ đô, được sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, đã động viên, giác ngộ một số viên chức cao cấp và một số nhân viên các Sở trên có cảm tình với kháng chiến, trong những ngày trước ngày tiếp quản Thủ đô đã bí mật cất giấu đưa ra ngoại thành nhiều hồ sơ, đồng thời đấu tranh với địch không cho chúng chuyển đi khá nhiều tài liệu, nên khi ta và tiếp quản thành phố, các cơ sở trên chỉ sau 2 ngày đã có điều kiện hoạt động ngay.
Việc tiếp quản Sở Địa Chính có khó khăn hơn: tại Sở Địa Chính Bắc Việt, phần lớn bản đồ, hồ sơ, dụng cụ làm việc bị phía địch mang đi. Còn ở Ty Địa Chính Hà Nội, Hàm Long, Gia Lâm ta đấu tranh giữ lại được hồ sơ, bản đồ, các dụng cụ cần thiết và tốt thì bị chúng lấy đi nhiều trước ngày tiếp quản. Tổng số nhân viên Sở Địa Chính là 83 người.
Một nguyên tắc chung được đề ra là nhà cửa trước đây do cơ quan nào của địch sử dụng thì nay giao lại cho cơ quan chức năng tương tự của ta tiếp nhân để tiếp nối được ngày công việc quản lý của Thành phố, an dân và khai thác sử dụng hợp lý. Khu vực nhà cửa do lực lượng nhà binh Pháp, ngụy sử dụng được giao cho Bộ Quốc Phòng tiếp quản và bố trí sử dụng – khu vực nhà cửa công thự tử đường Hoàng Diệu ra đường Hùng Vương hiện nay ròng sang các phố lân cận Lê Hồng Phong, Trần Phú ... do các cơ quan đầu não do Chính Phủ ngụy, Pháp sử dụng được giao cho Văn phòng Phủ thủ tướng tiếp quản. Khu vực còn lại thuộc trách nhiệm Ủy ban Quân chính thành phố.
2. Sau năm 1954
Về quản lý đất đai 2 năm đầu sau giải phóng (1954 - 1955) Thành Phố vẫn giữ nguyên 2 Sở : Sở Địa Chính và Sở Trước bạ - Quản Thủ Điền thổ với sự phân định nhiệm vụ như dưới thời chính quyền cũ.
2.1 Trước năm 1985
2.1.1 Sở Địa Chính Hà Nội
Sau khi tiếp quản Hà Nội, Chính phủ ta sát nhập Ty Địa Chính Hà Nội, Ty Địa chính ngoại thành vào Sở Địa Chính Bắc Việt và chuyển thành Sở Địa Chính Hà Nội. Phạm vi hoạt động của Sở bao gồm nội thành Hà Nội, 110 thôn ngoại thành, một số thị trấn như Bạch Mai, Gia Lâm, Khâm Thiên, Ngã Tư Sở. Những nhiệm vụ Sở phải thực hiện là:
Quản thủ bản đồ nội ngoại thành và Gia Lâm, sưu tầm, làm lại và chỉnh lý cho đúng với thực trạng.
Quản lý đất công nội, ngoại thành và Gia Lâm, nắm vững tình hình đất công, theo dõi sự chiếm hữu, chống việc chiếm đất bất hợp pháp.
Tham gia việc mở mang, tu sửa Thành phố, cắm ruột đường, định chỉ giới cho các nhà được phép xây dựng, các khu lao động, vườn hoa… tham gia việc nghiên cứu xây dựng Thủ đô mới.
Phục vụ việc phục hồi kinh tế: tìm đất cắm đất cho các cơ quan, công trường, Xí nghiệp, bệnh viện, trường học.
Vẽ và in bản đồ cho các tỉnh, đo đạc lập bản đồ gốc Thành phố cho đến xã, cắm mốc giới, sau đó lập bản đồ giải thửa, cấp tờ khai đến từng hộ có sử dụng đất làm căn cứ cho chính quyền công nhận, trên cơ sở đó lập Sở Địa chính xã.
Ngày 21/5/1959 Thành phố có Quyết định sát nhập 2 Sở: Sở Địa chính và Sở Nhà cửa và Trước bạ vào một cơ quan lấy tên là Sở Quản lý Nhà đất Hà Nội.
Năm 1983 do yêu cầu thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất về việc đo đạc bản đồ trong phạm vi toàn Thành phố, Sở quản lý ruộng đất và đo đạc được thành lập theo Quyết định số 7758/TC-UB ngày 25/5/1983 của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở Phòng Quản lý Ruộng đất thuộc Sở Nông Nghiệp Hà Nội. Sở Quản lý Ruộng đất và Đo đạc có trách nhiệm thực hiện thống nhất quản lý về mặt nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất và đo đạc Hà Nội tập trung vào thực hiện 6 nhiệm vụ chủ yếu:
Phối hợp với các ngành có liên quan, xây dựng và trình duyệt các dự án quy hoạch và kế hoạch phân bổ, sử dụng ruộng đất trên phạm vi toàn thành phố.
Tổ chức chỉ đạo, thực hiện giao đất, thu hồi xác nhận quyền sử dụng đất theo những quyết định của nhà nước và của UBND thành phố Hà Nội.
Tổ chức chỉ đạo đo đạc điều tra khảo sát phân loại, xếp hàng ruộng đất độc lập và quản lý bản đồ địa chính, lập và quản lý sổ địa chính. Tiến hành đăng ký và thống kê ruộng đất.
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện thanh tra và kiểm tra tình hình sử dụng ruộng đất, giải quyết các việc tranh chấp về ruộng đất theo đúng pháp luật và các chính sách của nhà nước.
Tổ chức quản lý thống nhất đo đạc và ban hành sử dụng các loại bản đồ gốc cả thành phố
Tổ chức thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng quản lý cán bộ chuyên ngành quản lý ruộng đất đo đạc, bản đồ của địa phương.
2.1.2 Sở Quản thủ điền thổ:
Sở Quản thủ Điền thổ đổi tên thành Sở trước bạ và Quản lý Điền thổ có các nhiệm vụ sau:
Lập các bằng khoán điền thổ cấp cho các chủ sở hữu dựa trên cơ sở các tài liệu đo đạc của địa chính. Theo dõi đăng ký, xét cho chuyển dịch mua bán, cầm cố đất đai, thừa kế sang tên theo các Nghị định của Chính quyền trong phạm vi nội thành và các khu vực ven nội đã lập xong bằng khoán điền thổ, thu các loại thuế trước bạ.
Cũng trong thời gian này, ở ngoại thành đã tiến hành cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của các địa chủ , điều chỉnh phân chia lại ruộng đất cho nông dân. Sau đó tiến hành việc cấp Giấy chứng nhận sở hữu về ruộng đất cho các hộ, xoá bỏ các giấy tờ về ruộng đất cũ, lập lại sổ địa bạ củ các xã ngoại thành.
Tháng 2/1957 Thành phố có Quyết định 185 sáp nhập Phòng Nhà cửa vào Sở trước bạ và Quản thủ Điền thổ lây tên Sở Nhà cửa và Trước bạ. Sở Nhà cửa và Trước bạ là cơ quan quản lý chuyên môn đầu tiên về nhà cửa của Thành phố, đã tập hợp về một khối thống nhất gắn liền việc quản lý hồ sơ gốc về đất- nhà là các bằng khoán điền thổ với việc thực hiện các chính sách mới vÒ nhà cửa.
Ngày 21/5/1959 Thành phố có Quyết định sát nhập 2 Sở: Sở Địa chính và Sở Nhà cửa và Trước bạ vào một cơ quan lấy tên là Sở Quản lý Nhà đất Hà Nội. Sở Quản lý Nhà đất Hà Nội được giao nhiệm vụ:
Quản lý nhà cửa, ruộng đất công tư ở nội ngoại thành, Nghiên cứu chính sách, hướng dẫn thi hành các chính sách nhà cửa và ruộng đất công tư trong Thành phố. Thu thuế thổ trạch, thuế trước bạ và các loại phí liên quan.
2.2 Sau năm 1985
Ngành nhà đất gặp nhiều khó khăn vào những năm đầu đổi mới do tác động của khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Sau đó ngành đã đề ra 4 yêu cầu đổi mới.
* Sở Nhà đất Hà Nội
Đến tháng 5/1994 Sở Nhà đất Hà Nội được xác định lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế theo Quyết định số 898/QĐ-UB ngày 18/5/1994 của UBND Thành phố.
Năm 1999 do nhu cầu thống nhất việc quản lý đất và nhà vào một đầu mối. Chính phủ đã có Quyết định số 10/1999/QĐ-TTg ngày 29/1/1999 và UBND Thành phố có Quyết định số 12/1999/QĐ-UB ngày 18/3/1999 thành lập Sở địa chính – Nhà đất Hà Nội trên cơ sở xác nhập 2 Sở: Sở Địa chính và Sở Nhà đất Hà Nội, có nhiệm vụ:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án đầu tư và phát triển nhà trên địa bàn thành phố, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức khảo sát điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính và hồ sơ nhà
Thụ lý hồ sơ trình UBND thành phố quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất.
Thống nhất quản lý: Hệ tọa độ, cao độ, mốc chỉ giới, mốc địa giới
Chỉ đạo hướng dẫn việc bán nhà ở theo quy định của Nhà nước và thành phố
Trình UBND thành phố duyệt và quyết định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
Xử lý các vi phạm pháp luật của nhà nước trong quản lý sử dụng đất
Đến tháng 8/2003 do yêu cầu của nhiệm vụ mới, công tác tổ chức Ngành Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã được thành lập theo Quyết định số 101/2003/QĐ-UB ngày 28/08/2003 của UBND Thành phố Hả Nội về việc thành lập hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Thành phố Hà Nội: Thành lập Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội trên cơ sở hợp nhất tổ chức của sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội và các tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và môi trường.
Thực hiện nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Vào ngày 06/05/2008 UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 1593/QĐ-UBND đổi tên Sở Tài Nguyên Môi trường và Nhà đất Thành phố Hà Nội thành Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hà Nội, chuyển chức năng, tổ chức về nhà ở và công sở từ Sở Tài Nguyên và Môi trường sang Sở Xây dựng.
Vào ngày 29/5/2008 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH12 điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1/8. Theo Nghị quyết thủ đô Hà Nội sẽ rộng gấp 3,6 diện tích hiện nay bao gồm: thành phố Hà Nội hiện tại, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh ( Vĩnh Phúc ) và 4 xã của huyện Lương Sơn ( Hòa Bình ). Tổng diện tích của thủ đô mới hơn 3.300 km2. Quyết đinh số 42/QĐ-UBND ngày 2/8/2008 của UBND Thành phố Hà Nội thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tây với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội ( cũ ). Đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có tổng số 158 cán bộ công chức, viên chức của 8 phòng, ban chuyên môn và 363 cán bộ nhân viên của 6 đơn vị trực thuộc Sở.
II. Chức năng, nhiệm vụ của Sở
Căn cứ vào quyết định số 32/2008/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội ra ngày 09/0602008 và quyết định số 06/2008/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội ra ngày 09/09/2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội.
1.Chức năng
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của UBND thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sở có chức năng tham mưu giúp UBND Thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ
- Trình UBND Thành phố Hà Nội
. Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND thành phố Hà Nội về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực tài nguyên và môi trường và các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố.
. Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc Sở theo quy định của pháp luật
. Dự thảo quy định tiêu chuẩn, chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các tổ chức trực thuộc Sở và Trưởng phòng, phó trưởng phòng Tài nguyên và Mội trường quận, huyện, thành phố trực thuộc thành phố Hà Nội.
Trình chủ tịch UBND thành phố Hà Nội:
. Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các phòng nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
. Dự thảo các văn bản quy định cụ thể về quan hệ công tác giữa Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội với các Sở, Ban, ngành, UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc và UBND thành phố Hà Nội.
Hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được cơ quan Nhà nước cấp trên có thẩm quyền ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hướng dân chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thành phố trực thuộc, công chức chuyên môn giúp UBND xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là UBND cấp xã) quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường,
Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của UBND thành phố Hà Nội, chủ trì hoặc tham gia thẩm đinh, đánh giá và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, đề án, dự án ứng dụng tiến bộ công nghệ có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở và các đơn vị sự nghiệp công lập khác của thành phố Hà Nội hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện
Giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, hướng dân, kiểm tra hoạt động các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở theo quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo những quy định của pháp luật hoặc phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố Hà Nội.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của văn phòng, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố Hà Nội, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Quản lý tài chính,t ài sản thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố Hà Nội
Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường, thống kê, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của pháp luật
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND thành phố Hà Nội giao hoặc theo quy định của pháp luật
3.Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong từng lĩnh vực
3.1 Về đất đai
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để trình UBND thành phố Hả Nội, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt
Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do UBND cấp huyện trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt
Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất
Thực hiện việc ký hợp đồng thuê đất, thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất, việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng hệ thống thong tin đất đai của thành phố Hà Nội.
Chủ trì xác định giá đất, gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình UBND thành phố Hà Nội quy định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương phù hợp với khung giá đất do chính phủ ban hành, đề xuất việc giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất, tổ chức thực hiện điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin, dữ liệu về giá đất.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật
Tổ chức thực hiện kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất
Tổ chức, quản lý hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai thành phố, tổ chức phát triển quỹ đất và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện và tổ chức phát triển quỹ đất trực thuộc UBND thành phố Hà Nội
3.2 Về tài nguyên nước
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, chuyển nước giữa các lưu vực song thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội
Tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông, các tầng chứa nước, các khu vực trữ nước, các khu vực hạn chết khai thác nước, kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tổ chức thẩm định hồ sơ gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo thẩm quyền, thực hiện việc cấp phép và thu phí, lệ phí về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật, thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước quy định trong giấy phép
Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn, tổ chức quản lý, khai thác công trình quan trắc tài nguyên nước do thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng.
Tổ hợp tình hình khai thácm, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt
Hướng dân, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật
Tham gia tổ chức phối hơp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ chức phối hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông
3.3 Về tài nguyên khoáng sản
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, xác định các khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội, đề xuất với UBND thành phố Hà Nội các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Tổ chức thẩm đinh đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, tham gia xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND thành phố Hà Nội
Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng,cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế và các đề án đóng cửa mỏ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố Hà Nội
Tổ chức thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luật
Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng và than bùn, thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài Nguyên và Môi trường
3.4 Về môi trường
Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trương tại địa phương theo định kỳ, điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội và định kỳ báo cáo UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở đó
Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố môi trường gây ra theo phân công của UBND thành phố Hà Nội
Thực hiện thẩm đinh báo cáo đánh giá môi trường chiến lươc, báo cáo đánh giá tác động môi trương, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, hướng dân, kiểm tra việc thực hiện sau khi được co quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Chủ tri, phối hợp tổ chức thực hiện chương trình, đề án bảo vệ, khắc phục cải tạo cảnh quản môi trường liên ngành,bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước theo phân công của UBND thành phố Hà Nội
Hướng dân xây dựng và tổ chức, quản lý hệ thống quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật, thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường của thành phố Hà Nội
Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thống bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng của Sở
Tổ chức việc thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trương, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của pháp luật
Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội và phối hợp với Sở Tài chính báo cáo UBND thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính quản lý quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội theo phân công của UBND thành phố Hà Nội
3.5 Về khí tượng thủy văn
Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, thu hồi giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dung ở địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố Hà Nội và kiểm tra việc thực hiện
Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thủy văn chuyên dung, tham gia xây dựng phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan ở Trung ương và thành phố Hà Nội trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang an toàn kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn của Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tổng hợp và báo cáo tình hình, tác động của biến đổi khí hậu đối với các yếu tố tự nhiên, con người và kinh tế -xã hội ở địa phương, phối hợp với các ngành có liên quan đề xuất
3.6 Về đo đạc và bản đồ
Xác nhận đăng ký, thẩm định hồ sơ và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, bổ sung, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật
Tổ chức, quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy hoạch, kế hoạch, quản lý chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ, thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ tại địa phương, quản lý việc bảo mật, lưu trữ, cung cấp khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ, quản lý việc bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ
Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhập, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ của thành phố Hà Nội, bao gồm: hệ thống điểm đo đạc cơ sở, cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý, hệ thống địa danh trên bản đồ, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ nền, bản đồ chuyên để phục vụ các mục đích chuyên dụng, bản đồ địa hình
Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ẩn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc thành phố Hà Nội, ấn phẩm bản đồ có sai sót về kỹ thuật.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở
4.1 Lãnh đạo Sở
Sở có giám đốc và 4 phó giám đốc
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định
Phó giám đốc Sở là người giúp giám đốc Sở chịu trách nhiêm trước giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công, khi giám đốc Sở vắng mặt, một phó giám đốc Sở được giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
Việc bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc Sở do chủ tịch UBND thành phố Hà Nội quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với giám đốc, phó giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
4.2 Cơ cấu tổ chức thuộc Sở
4.2.1 Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
a. Văn phòng
b. Thanh tra
c. Phòng kế hoạch tổng hợp
d. Phòng Tài nguyên khoáng sản
e. Phòng quản lý đất đai
f. Phòng tài nguyên nước và khí tượng thủy văn
g. Phòng đo đạc và bản đồ
h. Phòng đăng ký thống kê
4.2.2 Đơn vị quản lý hành chính thuộc Sở
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội
4.2.3 Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở
a. Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường Hà Nội
b. Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội
c. Trung tâm giao dịch đất đai và phát triển quỹ đất Hà Nội
d. Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường
e. Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường
f. Quỹ bảo vệ môi trường
Đơn vị quản lý hành chính và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là những đơn vị được UBND thành phố lập, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tài khoản riêng để giao dịch, hoạt động theo quy định pháp luật
III. Chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc Sở
1.Phòng đăng ký thống kê
Quản lý nhà nước về đất đai trong lĩnh vực thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 5 năm 1 lần thuộc thẩm quyền cấp tỉnh theo luật định và kiểm tra nghiệm thu đối với đơn vị thi công
Quản lý Nhà nước về đất đai trong lĩnh vực giao cấp đất, thu hồi đất, cho thuê, thế chấp, góp vốn, chuyển nhượng, thừa kế, cấp giây CNQSD đất và cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính của 3 cấp tỉnh, huyện, xã theo luật định.
Kiểm tra nghiệm thu trình tự, thủ tục hồ sơ đăng ký cấp, đổi giấy CNQSD đất theo bản đồ địa chính chính qui đối với đơn vị thi công và thông qua Hội đồng nghiệm thu sản phẩm đăng ký cấp, đổi giấy của Sở theo qui định.
Kiểm tra về trình tự, thủ tục giao cấp đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp tỉnh do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh thiết lập thẩm định trình UBND thành phố đúng theo qui định.
Thành viên tham gia Hội đồng định giá, đấu giá quyền sử dụng đất, giải tỏa, bồi thường các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố
Tổng hợp số liệu báo cáo tiến độ đăng ký cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất theo định kỳ
Thẩm định đo đạc bản đồ địa chính đối với các dự án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu đo đạc địa chính
2.Thanh tra
- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có liên quan đến lĩnh vực tranh chấp đất đai và lĩnh vực quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường. - Thiết lập và cập nhật sổ tiếp công dân theo đúng qui định của Thanh tra Chính phủ. Bảo đảm giữ bí mật các thông tin có liên quan của người tố cáo khi người tố cáo có yêu cầu. - Giúp Giám đốc Sở thực hiện trách nhiệm điều hành hoạt động của Hội đồng tư vấn liên ngành giải quyết tranh chấp đất đai. Xây dựng kế hoạch tổ chức thụ lý, xác minh, báo cáo đề xuất để Giám đốc Sở báo cáo kiến nghị UBND thành phố biện pháp giải quyết các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thành phố
- Theo dõi, phát hành văn bản hướng dẫn các trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền theo qui định của phâp luật. - Thực hiện trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Giám đốc Sở trên các lĩnh vực quản lý nhă nước về đất đai, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hằng năm trình Giám đốc Sở phê duyệt trước ngày 31/12 và tiến hành hoạt động thanh tra theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt. - Tiến hành hoạt động thanh tra đột xuất trong trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; theo yêu cầu phát sinh từ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Giám đốc Sở TN&MT giao. - Thực hiện trách nhiệm giúp Giám đốc Sở trong công tác phòng ngừa và chống tham nhũng trên cơ sở phối hợp với các mặt hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. - Thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. - Thực hiện thanh tra việc chấp hành các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường; các tiêu chuẩn về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng và khai thác các thành phần môi trường của các tổ chức, cá nhân. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý các vi phạm phâp luật về bảo vệ môi trường. - Thực hiện thanh tra việc chấp hành các qui định._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5899.doc