So sánh tu từ trong tục ngữ Việt và tục ngữ Anh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM VÕ HỒNG SA LUẬN VĂN THẠC SĨ SO SÁNH TU TỪ TRONG TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 3 QUY ƢỚC VIẾT TẮT CSSS: Cở sở so sánh ĐHQG: Đại học Quốc gia ĐH & TCCN: Đại học và trung cấp chuyên nghiệp GD: Giáo Dục HN: Hà Nội KHXH: Khoa học xã hội Nxb: Nhà xuất bản Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

pdf215 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3768 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu So sánh tu từ trong tục ngữ Việt và tục ngữ Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SSTT: So sánh tu từ C-V: chủ ngữ - vị ngữ TN: tục ngữ 4 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tục ngữ (TN) có liên hệ mật thiết với hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống, từ việc thể hiện tƣ duy, lối sống, thái độ sống đến việc hỗ trợ làm đẹp lời nói con ngƣời. Ngƣời Việt Nam xem TN nhƣ “hạt cườm của tư duy bác học”, là “giọt đọng trong văn chương” [16]. Alfred Lord Tennyson – nhà thơ nổi tiếng ở Anh vào thế kỉ XIX – ca ngợi TN “là những đồ châu báu mãi mãi lấp lánh trên ngón tay trỏ vươn dài của mọi thời đại”(1) [18, tr.7]. Có thể khẳng định không một thể loại nào của văn học dân gian đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhƣ TN. Ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế giới, các nhà văn có tài thƣờng là những ngƣời biết quý trọng và sử dụng rất sáng tạo vốn TN của dân tộc mình. Do đó, khi nghiên cứu văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng, chúng ta không thể bỏ qua thể loại TN. Trong TN, so sánh là một biện pháp tu từ phổ biến. Từ xƣa ông cha ta đã nhận ra không có cách nào làm cho ngƣời nghe nhanh chóng hiểu những điều mình nói bằng một sự so sánh cụ thể. Thủ pháp này góp phần hữu hiệu vào việc miêu tả, khắc họa những bài học kinh nghiệm trong TN thông qua những mối tƣơng quan về mặt hình ảnh. Do đó, tìm hiểu so sánh tu từ (SSTT) trong TN Việt sẽ góp phần làm rõ đặc điểm của thể loại và nâng cao chất lƣợng giảng dạy TN Việt ở nhà trƣờng các cấp hiện nay. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập hiện nay, tiếng Anh đang đƣợc sử dụng phổ biến và trở thành ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam càng ngày càng có nhiều ngƣời học và sử dụng tiếng Anh. Do đó, những hiểu biết về SSTT nói riêng và TN Anh nói chung sẽ giúp ngƣời học không (1) “Proverbs are jewels that on the stretched forefinger of all time sparkle forever.” 5 chỉ biết mà còn hiểu sâu sắc hơn về ngôn ngữ và nền văn hóa của đất nƣớc này. Cuối cùng, việc tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt giữa SSTT trong TN Việt và TN Anh sẽ ít nhiều làm rõ tƣ duy thẩm mỹ và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Hiểu ngƣời cũng là một cách để hiểu mình hơn. Hi vọng rằng đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho việc giảng dạy và học tập chuyên đề TN của học sinh, sinh viên Việt Nam ở nhà trƣờng các cấp cũng nhƣ của sinh viên nƣớc ngoài ở các khoa Việt Nam học. Đó là lý do ngƣời viết chọn đề tài “SSTT trong TN Việt và TN Anh” làm đối tƣợng nghiên cứu. 0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Việc nghiên cứu so sánh tu từ trong TN Việt và TN Anh đã ít nhiều đƣợc đề cập đây đó trong các công trình nghiên cứu chung về TN. Ở Việt Nam, nhiều chuyên luận về TN có giá trị đã ra đời dƣới góc nhìn của các nhà nghiên cứu văn học dân gian nhƣ: TN Việt Nam của Chu Xuân Diên, Lƣơng Văn Đang, Phƣơng Tri [12], Tìm hiểu thi pháp TN Việt Nam của Phan Thị Đào [14], Tục ngữ Việt Nam – cấu trúc và thi pháp của Nguyễn Thái Hòa [24], Khảo và luận về tục ngữ người Việt của Triều Nguyên [47], Văn học dân gian Việt Nam [77], Thi pháp văn học dân gian [57],…. Những công trình này thƣờng xoay quanh các vấn đề: xác định khái niệm, tìm hiểu nội dung và hình thức diễn đạt của TN, mối quan hệ giữa TN và các thể loại văn học khác. Các tác giả cũng ít nhiều có nói đến SSTT. Chu Xuân Diên trong quyển “TN Việt Nam” (Nxb. KHXH, 1993) đã có những nhận xét ngắn gọn, hợp lí về lối ví von, so sánh. Trƣớc tiên, ông cho rằng “Có thể tìm thấy hình thức ví von so sánh trong những câu TN mà các 6 phán đoán thực hiện tư tưởng khẳng định về một đặc điểm nào đó của đối tượng bằng cách so sánh, liên hệ đối tượng ấy với đối tượng khác. Thí dụ: “Cơm với cá như mạ với con”, “Ăn cơm không rau như đau không thuốc”, “Xe không bánh như cánh không lông”, “Vợ chồng như đũa có đôi”, “Con có cha như nhà có nóc”, “Lòng người nhu bể khôn dò”,…” [12, tr.170] Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến một biến dạng của cấu trúc so sánh, trong đó, hai vế là hai phán đoán riêng biệt, gắn bó với nhau bằng mối quan hệ so sánh, có thể diễn đạt bằng liên từ “cũng như”. Thí dụ: “Người đẹp về lụa (cũng như) lúa tốt về phân”, “Canh suông khéo nấu thì ngon (cũng như) mẹ già khéo nói thì con đắt chồng”, “Miếng ngon nhớ lâu (cũng như) lời đau nhớ đời”, “Chim khôn chưa bắt đã bay (cũng như) người khôn chưa nói dang tay đỡ lời”, “Uốn cây từ thuở còn non (cũng như) dạy con từ thuở con còn ngây thơ”. [12, tr.170] Trong quy mô của một công trình nghiên cứu chung về TN, kết quả nghiên cứu của tác giả về SSTT chỉ dừng lại ở mức độ khái quát. Trong công trình “Tìm hiểu thi pháp TN Việt Nam” (Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2001) , khi trình bày các thủ pháp tạo nghĩa trong TN, Phan Thị Đào có đề cập đến SSTT. Sau khi trình bày khái niệm so sánh, tác giả chú ý khu biệt giữa so sánh nghệ thuật trong ca dao và TN. Ở ca dao, “cái cần so sánh thường là những cái trừu tượng, thuộc phạm trù tinh thần (thân phận người con gái, quan hệ tình yêu lứa đôi,…), cái dùng để so sánh phần nhiều là những cái cụ thể, thuộc phạm trù vật chất (hạt mưa sa, con hạc đầu đình, tấm lụa đào, giếng giữa đàng, miếng cau khô, cây quế giữa rừng, lửa mới nhen, trăng mới mọc, đèn mới khêu, con ong, con tằm,…) và qua cái dùng để so sánh, cái cần so sánh được cụ thể hóa.” [14, tr.141] 7 Trong khi đó, ở TN, theo tác giả, tình hình khác hẳn. “Cái cần so sánh lẫn cái dùng để so sánh hầu hết là cái cụ thể, tuy khác loại nhưng đều thuộc phạm trù vật chất. Vai trò chủ yếu của vế dùng để so sánh không thiên về hướng cụ thể hóa mà thiên về hướng khái quát hóa, “quy luật hóa” điều được nêu lên ở vế cần so sánh.” [14, tr.142] Tác giả còn đề cập đến cơ sở so sánh (CSSS): “chuẩn mực so sánh trong TN cũng rất đa dạng. Bởi thế, qua TN, chúng ta có thể tìm thấy những cách liên tưởng bất ngờ, góp phần tạo ra cho người đọc những ấn tượng thẩm mỹ khá phong phú”; tác dụng của so sánh: “nghiêng về nhận thức, nghiêng về lí trí”; cấu trúc của so sánh: “do sự hạn chế về độ dài của câu nên so sánh trong TN thường là so sánh đơn, rất ít kiểu so sánh chuỗi như trong ca dao”. [14, tr.142] Ở công trình “Thi pháp văn học dân gian” (Nxb. GD, 2000), Lê Trƣờng Phát cũng đề cập ngắn gọn đến phép so sánh. Về phƣơng diện cấu trúc, tác giả cho rằng so sánh thƣờng đƣợc thể hiện bằng hai vế, vế đầu là hiện tƣợng cần đƣợc biểu đạt một cách hình tƣợng, vế sau là hiện tƣợng dùng để so sánh. TN rất cô đúc, ngắn gọn nên lối so sánh chuỗi rất hiếm mà thƣờng xuất hiện lối so sánh đơn. Về từ ngữ, tác giả cho rằng giữa hai vế đƣợc nối với nhau bằng kết từ so sánh: như, như là, như thể, bằng, hơn,…Tác dụng của so sánh trong TN thiên về hƣớng khái quát hóa, quy luật hóa; nghiêng về lí trí, nhận thức. [57, tr.114 – 115] Quan niệm của ông tƣơng đối thống nhất với quan niệm của Phan Thị Đào trong chuyên luận “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam”. Tuy nhiên, việc ông cho rằng về phƣơng diện cấu trúc, so sánh thƣờng đƣợc thể hiện bằng hai vế là chƣa chính xác. Đồng thời, khi liệt kê các kết từ so sánh, ông liệt kê cả từ “hơn” vào, trong khi cơ sở liên tƣởng của SSTT là dựa trên mối 8 quan hệ tƣơng đồng, chứ không nhằm xác định sự hơn thua giữa các đối tƣợng. Trong công trình “TN Việt Nam – cấu trúc và thi pháp” (Nxb. KHXH, 1996), Nguyễn Thái Hòa khi trình bày về kiểu câu có quan hệ so sánh tƣơng đƣơng đã có những gợi ý vô cùng hữu ích về các từ nối. Chẳng hạn, từ so sánh sẽ vắng mặt khi giữa phần nêu và phần báo có kiến trúc sóng đôi khá chặt hoặc có sự đối nghĩa. Còn “như” đƣợc dùng trong các so sánh có tính chất miêu tả, khi có một số nét nghĩa giống nhau giữa hai loại, hai sự kiện hay hiện tƣợng đƣợc đƣa ra so sánh. “Bằng” là so sánh về giá trị. “Là” thì đƣợc dùng trong kiểu câu so sánh có tính chất tƣờng giải, có tính hình tƣợng, đồng thời thể hiện thái độ khen chê rõ rệt. [24, tr.84 – 93] Nhìn chung, tuy chỉ mới dừng lại ở mức ngắn gọn và sơ lƣợc nhƣng những nhận định trên đây là gơị ý ban đầu quý báu cho nh ững nghiên cứu cụ thể về sau. Ở Anh, khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về SSTT, Pierini Patrizia trong công trình “Simile in English: from description to translation” (2) nhận thấy: trong khi thủ pháp ẩn dụ thu hút sự tìm hiểu của nhiều ngành khác nhau (2) “While metaphor has attracted interest and research in a number of different disciplines – philosophy, linguistics, cognitive psychology, literary theory and criticism – with an extraordinary amount of papers and books on the subject, simile is much less investigated.” “Simile is a figure of speech used in general language as well as specialized language, in everyday conversation as well as literary, journalistic and promotional texts. Research on simile is carried out within rhetoric (e.g. Mortara Garavelli 2002, 251 – 252), literary studies (e.g. Wellek & Warren 1973, 186 – 211), linguistics and psycholinguistics (Ortony 1993; Miller 1993, Bredin 1998), often discussing simile along with metaphor.” 9 nhƣ triết học, ngôn ngữ học, tâm lí học, lí thuyết và phê bình văn học,…với vô số các bài báo và sách nghiên cứu thì SSTT ít đƣợc quan tâm hơn, chỉ đƣợc đề cập lƣớt qua khi nhân tiện (simply mentioned in passing) trong các công trình chung về tu từ học (nhƣ Mortara Garavelli, 2002, tr.251 – 252), nghiên cứu văn học (Wellek & Warren, Theory of literature, Penguin, 2nd edition, 1973, tr. 186 – 211), ngôn ngữ học và ngôn ngữ tâm lý (Andrew Ortony, Miller, George A., Images and models, Similes and metaphors, Cambridge University Press, 2 nd edition, 1993; Hugh Bredin, Comparisons and similes, Queen’s University, Northen Ireland, United Kingdom, 1998) [103]. Còn SSTT trong TN Anh chỉ đƣợc các nhà nghiên cứu liệt kê rải rác trong các công trình về văn bản học chứ chƣa thấy tài liệu nào chuyên viết về vấn đề này. Intensifying similes in English của Svartengren T. Hilding [108] là công trình sƣu tầm về các SSTT xuất hiện trong ngôn ngữ và văn học Anh nói chung, trong đó tác giả có trích dẫn cả các SSTT trong TN, từ các nguồn sau:  Ray, Complete Collection of English Proverbs, Cambridge, 1670.  Hazlitt, W. C, English Proverbs and Proverbial Phrases, 1904, London.  Coivan, PS, Frank C, A Dictionary of the Proverbs relating to the Sea, Greensborough, 1894. Ở đây, SSTT đƣợc sắp xếp theo các đề tài: trí tuệ, tính cách (similes referring to mind and character), cơ thể ngƣời (similes chiefly referring to the human body); hình dáng, màu sắc, kích cỡ, hình thức và bản chất của sự vật (similes otherwise referring to form, to colour, size, the surface and substance 10 of things); SSTT có ý nghĩa cụ thể (definite similes) và có ý nghĩa tổng quát (indefinite or general similes). Ngoài phần sƣu tầm, tác giả có bài giới thiệu về công trình ở đầu quyển sách. Tác giả có trình bày quan niệm của mình về SSTT qua một số ví dụ: (1) The giant whom Jack killed was as high as a house. (Tên khổng lồ mà Jack giết cao như một ngôi nhà.) (2) The bricklayer thinks that his scaffold was just as high as a house. (Người thợ nề nghĩ rằng giàn giáo của anh ta cao vừa bằng ngôi nhà.) Trƣờng hợp (1) là một SSTT, còn trƣờng hợp (2) chỉ là một sự đo lƣờng, ƣớc lƣợng xác thực, không có giá trị tu từ. Ngoài việc sƣu tầm các SSTT, tác giả còn hi vọng rằng quyển sách này sẽ tìm ra phần nào sở thích, kinh nghiệm, hoàn cảnh sống, cách nhìn, quan điểm của những ngƣời sáng tạo ra chúng. (3) Với tƣ cách là một công trình sƣu tầm về SSTT trong văn học Anh nói chung và TN nói riêng, “Intensifying similes in English” chỉ dừng lại ở việc liệt kê ra những SSTT trong TN mà chƣa có sự miêu tả cụ thể về đặc điểm, bản chất của chúng. (3) “The aim of this work is not only to collect these similes, but to try to find out the human interests behind them, the experiences and the circumstances of life and the outlook upon life that have helped to create them.” 11 Trong bài báo “Comparisions and similes” của Bredin, Hugh (Queen’s University, 1998), ở phƣơng diện ngôn ngữ, ông đề cập đến 2 vấn đề: so sánh và SSTT. Ông cho rằng sự khác biệt giữa so sánh thông thƣờng và SSTT nằm ở chỗ SSTT là so sánh vị ngữ, nhằm miêu tả về chủ ngữ. Còn so sánh thông thƣờng là một so sánh đối xứng, trong đó chủ ngữ và vị ngữ hoàn toàn độc lập. Trong các so sánh thông thƣờng, chủ ngữ và vị ngữ có thể thay thế cho nhau mà nghĩa của câu không thay đổi. (4) Ở phần cuối của bài viết, ông cũng chỉ ra SSTT hoàn toàn khác biệt, độc lập với ẩn dụ (5). Cả so sánh và ẩn dụ đều đƣợc thiết lập dựa trên mối quan hệ giữa hai thực thể nhất định, nhƣng hai biện pháp tu từ này khác nhau ở 3 phƣơng diện sau: SSTT đối chiếu các thực thể đƣợc đề cập văn bản với nhau, trong khi ẩn dụ so sánh thực thể này với một khái niệm hoàn toàn khác; SSTT có thể có nghĩa đen hoặc nghĩa bóng, ẩn dụ thì chỉ đƣợc hiểu theo nghĩa bóng; SSTT đƣợc đánh dấu bằng nhiều phƣơng tiện thể hiện quan hệ so sánh khác nhau, ẩn dụ thì không có dấu hiệu nào trên bề mặt. Có lẽ còn có một sự khác biệt nữa giữa hai biện pháp tu từ này, xét về mặt ảnh hƣởng, tác động, SSTT ít có sức thu hút, tính chất gợi mở và hiệu quả, ấn tƣợng bằng ẩn dụ tu từ. [84] (4) “The difference between a simile and an ordinary comparison, however, is that similes are predicative comparisons (in which the predicate describes the subject), and ordinary comparisons are symmetrical comparisons (in which the subject and the predicate are referentially independent). In the latter, but not in the former, the subject and the predicate can be intersubstituted without any consequential change of meaning. Some concluding remarks deal with simile in discourse and in literature, and demonstrate that simile is quite different from, and independent of, metaphor.” (5) “Both simile and metaphor establish a connection between two entities, but the two figures differ in three respects: simile compares the entities, while metaphor conceptually assimilates them to one another; the former can be literal or non-literal, the later is only non-literal; the former is signalled by a variety of comparision markers, the later has no surface marker. Probably, there is also a difference in impact: a simile usually has less power, suggestiveness and effectiveness than a good metaphor.” 12 Quan niệm của Hugh Bredin đƣợc đánh giá rất cao ở Anh và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu sau này kế thừa, trích dẫn. Trong công trình sƣu tầm văn bản Fifteen thousand useful phrases/ Striking similes (Funk & Wagnalls company, 1917), Kleiser Grenville đã dành chƣơng 8 để liệt kê các SSTT nổi bật tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau gồm thành ngữ, TN, các tác phẩm văn học viết, báo chí,… [92] Ngoài ra, ở Anh còn có hai quyển từ điển về SSTT của Wilstach & Frank Jenners: A dictionary of similes (6) ; Ruth Paris & Robert Baldwin: The Book of Similes (7) . Các quyển từ điển này liệt kê SSTT theo thứ tự A – B – C, cũng lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ văn học dân gian, sách vở, kinh thánh, các tác phẩm văn học viết,… Trong các giáo trình về văn học Anh nhƣ Introduction to English folklore [80]; English literature [87]; A course in British literature [98]; Lịch sử văn học Anh quốc [40] …; ngƣời viết cũng không thấy các nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề SSTT trong TN. Tóm lại, theo tài liệu chúng tôi tìm đƣợc, các nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ ở Anh chƣa xem SSTT trong TN của nƣớc họ là một đối tƣợng nghiên cứu riêng biệt. Về việc nghiên cứu đối chiếu giữa TN Việt và TN Anh, hiện nay công việc này chủ yếu vẫn dừng lại ở việc so sánh TN về phƣơng diện văn hóa nhƣ: “Khảo luận về TN người Việt [47] của Triều Nguyên, “Dấu ấn văn hóa qua TN” [10] của Nguyễn Đức Dân, “So sánh TN Anh – Việt trong quá trình hình thành và phát triển” [25] của Nguyễn Thƣợng Hùng, “Một số biểu (6) London, G.G. Harrap & Company, 1917. (7) Illustrated by David Austin, Publishing: Routledge & Kegan Paul, London, 1982. 13 hiện của văn hóa qua các thành ngữ, TN có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh và tiếng Việt” [17] của Nguyễn Thị Vân Đông, “Ngôn ngữ với việc phản ánh các yếu tố văn hóa và nhân sinh quan – thông qua TN Việt, Anh” [41] của Nguyễn Văn Mƣời, … Một số kết quả nghiên cứu của các công trình trên là định hƣớng quý báu cho ngƣời viết khi đi vào lí giải dấu ấn văn hóa qua SSTT trong TN ở chƣơng III của luận văn. Về nghiên cứu đối chiếu SSTT trong TN Việt và Anh, ngƣời viết tìm đƣợc bài viết “Phép tỉ dụ trong TN Việt – Anh” của Trần Văn Phƣớc, Hoàng Kim Anh [59]. Bài viết này đƣợc triển khai theo thứ tự: khái niệm phép tỉ dụ, cấu trúc, phân loại, đặc điểm về ngôn ngữ của tỉ dụ Việt Anh, đặc điểm về văn hóa của tỉ dụ Việt Anh. Ở phần cấu trúc phép tỉ dụ, hai tác giả cho rằng cấu trúc này vô cùng đơn giản, gồm hai thành tố, đƣợc nối với nhau bằng liên từ. Nhƣng khi liệt kê liên từ, họ có sự nhầm lẫn giữa so sánh logic và SSTT khi liệt kê cả dạng so sánh hơn “-er than”, “more than” trong TN Anh, “không bằng, chẳng bằng, không tày, chẳng tày, hơn” trong TN Việt. Ở phần phân loại, các tác giả phân loại phép tỉ dụ theo quan điểm của Juozas Tininis (8) (dựa vào thành tố thứ nhất – trƣớc từ nối) và IR. Galperin (9) (dựa vào thành tố thứ hai – sau từ nối). Nhƣng ngay từ đầu, các tác giả đã có một sự nhầm lẫn. Đó là việc nhập nhằng giữa khái niệm thành ngữ và TN, nên đã dẫn cả những ví dụ minh họa sau: TN Việt: -Béo như chim ra ràng. -Nhanh như ngựa chạy trạm. -Nháo nhác như gà lạc mẹ. (8) Juozas Tininis (1971), Similes in Lithuanian Folk Proverbs, Lituanus Foundation, Inc., Lituania. (9) I.R. Galperin (1971), Stylistics, Higher School Publishing House, Moscow 14 TN Anh: -Like a drowned rat. (Nhƣ chuột chết chìm.) -To swim like a duck. (Bơi nhƣ vịt.) -As snug as a bug in a rug. (Thoải mái và ấm áp nhƣ rệp trong chăn.) -To fit like a glove. (Vừa vặn nhƣ chiếc găng tay.) -To stick to somebody like a leech. (Dính ai nhƣ đỉa.) -To eat like a pig. (Ăn nhƣ heo/lợn.) Còn trong phần đặc điểm về ngôn ngữ trong tỉ dụ Anh, Việt, các tác giả đƣa ra ba luận điểm: tính âm thanh của lời nói (lặp vần, lặp âm đầu), tính đa thành tố (hai vế, ba vế so sánh), tính tiềm ẩn của liên từ so sánh. Trong phần đặc điểm về văn hóa của tỉ dụ trong TN Việt Anh, họ đƣa ra ba luận điểm: tính dân tộc, tính hài hƣớc châm biếm, tính sáo ngữ. Các luận điểm thƣờng ngắn, không có sự lí giải và chỉ đƣợc chứng minh bằng vài câu TN (có lẫn cả thành ngữ). Nhìn chung, trong giới hạn của một bài viết ngắn đăng trên tạp chí, hai tác giả không thể đào sâu để nói cho đủ, nói cho hết về vấn đề này. Phƣơng pháp nghiên cứu còn chƣa hợp lí, tài liệu khảo sát chƣa xác đáng, dẫn đến kết quả chỉ mới dừng lại ở mức định hƣớng, gợi ý sơ lƣợc cho những công trình sau. Tóm lại, trong phạm vi tài liệu mà ngƣời viết tìm hiểu đƣợc, chƣa có công trình nào xem SSTT trong TN của ngƣời Việt và ngƣời Anh là đối tƣợng nghiên cứu riêng biệt, chƣa có khảo sát nào thật sâu để làm nổi bật giá trị của chúng. Trên tinh thần kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, ngƣời viết hi vọng rằng có thể làm sáng tỏ phần nào sự tƣơng đồng và 15 dị biệt qua SSTT trong TN Việt và TN Anh dƣới góc độ ngôn ngữ học và văn hóa học. 0.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI So sánh bao gồm so sánh logic và SSTT. Trong luận văn này, ngƣời viết chỉ khảo sát thủ pháp so sánh với tƣ cách là phƣơng thức diễn đạt tu từ “khi đối chiếu hai sự vật hiện tượng khác loại trong thực tế khách quan, không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”. [31, tr. 157 – 159] Ẩn dụ cũng là một phƣơng thức so sánh mà bản thân sự vật hiện tƣợng đƣợc nói đến đã bị giấu đi một cách kín đáo. Luận văn sẽ không khảo sát thủ pháp so sánh ngầm này mà chỉ tìm hiểu những biện pháp so sánh cụ thể trong đó yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh hiện diện rõ trên văn bản. SSTT có thể đƣợc nghiên cứu từ nhiều góc độ, từ nhiều quan điểm khác nhau, nhƣng ở luận văn này, do thời gian và khả năng có hạn, ngƣời viết chỉ khảo sát các SSTT trong TN Việt và TN Anh từ góc độ ngôn ngữ học và văn hóa học. Ngoài ra, ngƣời viết không coi việc sƣu tầm văn bản, minh định những vấn đề còn tồn nghi là nhiệm vụ cần giải quyết mà sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình từ điển học đã đƣợc công bố rộng rãi. Cụ thể, cơ sở của việc thống kê phân loại và khảo sát sẽ là: + Về TN Việt, ngƣời viết sử dụng các văn bản đƣợc in trong quyển “TN Việt Nam” của Chu Xuân Diên, Lƣơng Văn Đang, Phƣơng Tri [12]. Sách này gồm hai phần, phần nghiên cứu về TN do Chu Xuân Diên chấp bút, còn phần biên soạn các câu TN do Chu Xuân Diên, Lƣơng Văn Đang, Phƣơng Tri 16 thực hiện. Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam sƣu tập TN với tƣ cách là một thể loại riêng biệt, công phu. Trong đó, 4206 câu TN Việt đƣợc sắp xếp theo hệ thống 73 đề tài rất khoa học. Công trình đƣợc giới nghiên cứu ở Việt Nam đánh giá rất cao. + Về TN Anh, ngƣời viết chọn khảo sát các văn bản đƣợc in trong quyển “The Penguin Dictionary of Proverbs” (Penguin Books) [86]. Ở Anh, đây là quyển từ điển đơn ngữ tƣơng đối đầy đủ về TN gồm 6708 câu đƣợc sắp xếp theo hệ thống 188 đề tài hợp lí. Trong mỗi đề tài, các câu TN đƣợc sắp xếp theo từng nhóm thể hiện các khía cạnh khác nhau của đề tài. Đây là tài liệu tham khảo vô cùng cần thiết cho những công trình nghiên cứu chuyên sâu về TN Anh. Sách do nhà xuất bản rất uy tín ở Anh là Penguin ấn hành. Phần chuyển ngữ các câu TN đƣợc in trong sách từ tiếng Anh sang tiếng Việt là do ngƣời viết thực hiện. Nhìn chung, mức độ bao quát và tần số xuất hiện của các hình ảnh so sánh có thể sẽ dao động khi đối chiếu kết quả thống kê giữa công trình này và công trình khác nhƣng chắc chắn rằng, những hình ảnh quen thuộc có ảnh hƣởng đến đời sống vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc sẽ có tần số xuất hiện cao trong tất cả các công trình. Sở dĩ ngƣời viết chọn khảo sát hai công trình văn bản học này vì chúng đã tạo đƣợc tiếng vang rất lớn trong giới nghiên cứu, trong đó TN đƣợc khảo sát với tƣ cách là một thể loại riêng biệt, không có sự nhập nhằng với thành ngữ, và chúng đều đƣợc phân loại theo đề tài. Điều đó sẽ giúp chúng ta có thể theo dõi đƣợc vốn TN phong phú, đa dạng của ngƣời xƣa “không phải là trong trạng thái rời rạc, mà là trong một hệ thống nội dung liên tục, qua đó hình dung được một cách tổng quát về xã hội và con người thời xưa từ các 17 lĩnh vực đời sống lao động, đời sống vật chất, đời sống xã hội, đến lĩnh vực đời sống tinh thần.” [12, tr. 191] 0.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Những phƣơng pháp chủ yếu mà ngƣời viết sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn gồm: - Phƣơng pháp thống kê – phân loại: Đây là phƣơng pháp đƣợc tiến hành đầu tiên nhằm cung cấp những dữ kiện, số liệu chính xác, tạo cơ sở thực tế tin cậy cho các kết luận khoa học. Sử dụng phƣơng pháp thống kê, ngƣời viết tiến hành phân loại các vấn đề theo nội dung nghiên cứu yêu cầu. Đơn vị thống kê nhỏ nhất là từ thể hiện quan hệ so sánh và lớn nhất là cả câu TN. - Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: Đây là phƣơng pháp quan trọng để làm nổi bật đặc trƣng văn hóa, quan niệm thẩm mỹ và trình độ nhận thức của ngƣời sáng tạo. Đối tƣợng so sánh đối chiếu là SSTT trong TN của ngƣời Việt và ngƣời Anh. Nội dung so sánh đối chiếu là về hai phƣơng diện ngôn ngữ và văn hóa. Chẳng hạn, qua thao tác so sánh, ngƣời viết nhận ra hình ảnh ma quỷ qua SSTT trong TN Việt mang tính chất tiêu cực, còn trong TN thì mang cả tính chất tiêu cực lẫn trung hòa. - Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Dựa trên cơ sở phân tích các thành tố so sánh cụ thể, ngƣời viết tiến hành khái quát những đặc điểm tƣơng đồng và dị biệt để tổng hợp thành hệ thống các giá trị của phép SSTT trong TN mỗi nƣớc ở phƣơng diện ngôn ngữ và văn hóa. - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: TN không chỉ đề cập đến những kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống của nhân dân mà còn 18 là nơi lƣu giữ lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán, tín ngƣỡng của ngƣời bình dân. Đƣợc lan truyền chủ yếu bằng phƣơng thức ghi nhớ và truyền miệng, TN bị chi phối bởi môi trƣờng văn hóa dân gian mà nó tồn tại. Do đó, để tiếp cận đƣợc với đối tƣợng này, chúng ta cần có một phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp: nghiên cứu liên ngành. Những kiến thức về các ngành khoa học khác nhƣ lịch sử, địa lí, dân tộc học, xã hội học, đất nƣớc học,… sẽ giúp chúng ta hiểu đƣợc các quan niệm khác nhau còn đƣợc lƣu giữ trong TN của mỗi nƣớc. Chẳng hạn những hiểu biết về địa lí, khí hậu, về loại hình văn hóa của dân tộc Việt và dân tộc Anh sẽ giúp ngƣời viết lí giải sự khác biệt về hệ động thực vật, phƣơng thức sản xuất, cách tƣ duy, nhân sinh quan của ngƣời Việt và ngƣời Anh trong luận văn. 0.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI - Về phương diện khoa học: + Luận văn góp phần làm rõ bản chất c ủa thể loaị TN nói chung và SSTT trong TN của hai dân tộc nói riêng. Đây là một công trình nghiên cứu chuyên ngành hẹp, đi sâu tìm hiểu giá trị của phép SSTT trong TN Việt và Anh thông qua tầm nhìn liên ngành. + SSTT trong TN thể hiện những tƣơng đồng và dị biệt trong cách tƣ duy, tri nhận về sự vật của ngƣời bản ngữ. Nó đƣợc coi là phƣơng tiện để khám phá ra những bí mật của quá trình tƣ duy cũng nhƣ những kinh nghiệm đƣợc hình thành trong quá trình con ngƣời và giới tự nhiên tƣơng tác với nhau. Qua SSTT trong TN của ngƣời Việt và ngƣời Anh, chúng ta có thể thấy đƣợc văn hóa Việt, tinh thần Việt cũng nhƣ văn hóa Anh, tinh thần Anh. Đồng thời cũng hiểu thêm phần nào cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ của hai dân tộc; về lối cảm, lối nghĩ, lối diễn đạt riêng của mỗi nƣớc. 19 - Về phương diện thực tiễn: + Khi đi vào hƣớng nghiên cứu đối chiếu này, chúng ta có điều kiện làm sáng tỏ thêm vấn đề đặc trƣng tâm lí cộng đồng trong chiều sâu ngôn ngữ, văn hóa. Đây là cơ sở giúp ta mở rộng hiểu biết, tạo tiền đề cho quá trình hội nhập. + Luận văn góp phần vào quá trình trang bị những tiền đề tâm lí – văn hóa – xã hội, làm cơ sở cho việc hiểu sâu ngôn ngữ, trực tiếp góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập tiếng Anh cho ngƣời Việt cũng nhƣ tiếng Việt cho ngƣời Anh. + Phần phụ lục ghi chép đầy đủ và có hệ thống về các trƣờng hợp SSTT trong TN Việt và TN Anh có khả năng ứng dụng vào việc giảng dạy và nghiên cứu về TN nói chung cũng nhƣ SSTT nói riêng. 0.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Kết cấu luận văn ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung chính gồm có các chƣơng mục sau: Chương I: Những vấn đề chung về SSTT trong TN Việt và TN Anh Trong chƣơng I, ngƣời viết sẽ trình bày khái quát các quan niệm khác nhau về TN cũng nhƣ SSTT trong TN, từ đó lựa chọn cho mình một quan niệm nhất quán để tiến hành việc khảo sát, nghiên cứu. Chƣơng I là cơ sở, nền tảng cho các chƣơng sau. Chương II: SSTT trong TN Việt và TN Anh, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học Ở chƣơng II, tiếp cận SSTT dƣới góc độ ngôn ngữ học, ngƣời viết sẽ đi vào làm rõ sự giống nhau và bản sắc riêng của mỗi dân tộc khi miêu tả từng thành tố trong cấu trúc của SSTT. Việc lựa chọn có tính chất nhất quán đặc 20 điểm, cấu tạo của các yếu tố trong SSTT là dấu hiệu quan trọng cho phép ta nhận diện đƣợc phong cách riêng của mỗi dân tộc. Để đánh giá các yếu tố trong cấu trúc SSTT, ngƣời viết sẽ chú ý tìm hiểu xem các yếu tố trong so sánh có đầy đủ không, cấu tạo và đặc điểm của chúng, … Chương III: SSTT trong TN Việt và TN Anh, nhìn từ góc độ văn hoá học. Qua SSTT, chúng ta có thể nhận ra những đặc trƣng của phong cách thời đại, phong cách dân tộc. Là đề tài vận dụng một khái niệm của phong cách học (SSTT) vào việc tìm hiểu một thể loại văn học dân gian, ngƣời viết sẽ khảo sát những nét tƣơng đồng và dị biệt trong quan niệm thẩm mỹ, bản sắc văn hoá và trình độ nhận thức của mỗi dân tộc qua quá trình phân tích các câu TN có chứa SSTT. Đó không chỉ là ngôn ngữ mà còn là dấu tích của các nền văn hoá. Ngoài ra luận văn còn có phần Phụ lục với 135 câu TN Việt có SSTT và 178 câu TN Anh có SSTT. Các SSTT này đƣợc thống kê theo yêu cầu của chính văn, chia thành 12 bảng. Trong đó, SSTT trong TN Việt và Anh đƣợc phân loại theo yếu tố A, B về phƣơng diện đề tài và phƣơng diện từ vựng – cú pháp. CSSS trong TN Việt và Anh đƣợc phân loại theo cấu tạo của chúng. Ngoài ra còn có phụ lục về các hình ảnh lặp đi lặp lại ở yếu tố B trong SSTT của TN Việt và Anh và bảng kê các số liệu đã đƣợc sử dụng trong luận văn. Phần chuyển ngữ từ Anh sang Việt là do ngƣời viết thực hiện. 21 Phần thứ hai: NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SSTT TRONG TN VIỆT VÀ TN ANH 1.1. KHÁI NIỆM TỤC NGỮ 1.1.1. Khái niệm TN ở Việt Nam 1.1.1.1. Khái niệm TN dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu văn học Ở Việt Nam, khi tìm hiểu về TN các nhà nghiên cứu văn học thƣờng nêu ra một số đặc trƣng sau đây: + Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao Việt Nam [56, tr. 39]: “TN là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê phán.” + Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Văn học dân gian Việt Nam, [26, tr.244] “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỉ.” + Bùi Mạnh Nhị, Tục ngữ// Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu [ 48, tr. 254]: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân áp dụng vào đời sống, tư duy và lời ăn tiếng nói hàng ngày.” 22 + Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam [77, tr.109]: “TN là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét, phán đoán, lời khuyên răn của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, giản dị, súc tích, có nhịp điệu, d._.ễ nhớ, dễ truyền”. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đã tìm hiểu, đào sâu nghiên cứu TN ở cả phƣơng diện nội dung và hình thức.Theo các ý kiến trên, nội dung của tục ngữ xoay quanh các kinh nghiệm, tri thức của dân gian; dƣới hình thức một câu, ngắn gọn, súc tích, có vần điệu, giàu hình ảnh; do nhân dân lao động sáng tạo và lƣu truyền qua nhiều thế kỉ. Những ý kiến trên đã đặt nền móng vững chắc cho một quan niệm đầy đủ về TN. Để việc nghiên cứu nhất quán và hiệu quả, trong quá trình làm việc, chúng tôi xin dựa vào định nghĩa TN của Chu Xuân Diên và các tác giả khác trong tiểu luận về “TN Việt Nam”. Trƣớc hết, quan niệm này đã cho ngƣời đọc cái nhìn bao quát nhƣng cụ thể về TN, cho thấy vai trò của TN trong việc phản ánh lối sống của con ngƣời trong từng thời đại, với lối nghĩ của nhân dân và lối nói của dân tộc. Đó “là sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân”, có chức năng “làm phong phú thêm những kinh nghiệm sống của con người, từ đó xác định cho con người những phương châm xử thế phù hợp”, với lối nói “có hình ảnh”, “hàm súc”, “bằng một hình thái tu từ” và“bằng ngôn ngữ thẩm mĩ”. [12, tr.172] 1.1.1.2. Khái niệm TN dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học: Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học cho ta góc nhìn khác về TN. 23 Cù Đình Tú trong “Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ và tục ngữ” [74, tr. 39 – 49] dựa vào tiêu chí chức năng cho rằng: “TN cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích, đều là các thông báo. Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy mỗi TN đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng. Đó cũng là lí do giải thích TN có cấu tạo là các kết cấu hai trung tâm”. Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” [6, tr.72], dựa vào tiêu chí cấu tạo và ngữ nghĩa, cho rằng TN và thành ngữ đƣợc phân biệt trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy. Theo ông, thành ngữ biểu thị khái niệm, TN biểu thị phán đoán. “Nghĩa của thành ngữ tương đương với nghĩa của cụm từ…Nghĩa của TN là một phán đoán, một sự đánh giá, một sự khẳng định về một chân lí nào đó, nghĩa là một tư tưởng hoàn chỉnh” Hoàng Văn Hành trong “Tục ngữ theo cách nhìn của ngữ nghĩa học” [22, tr. 59- 63] dựa vào tiêu chí cấu tạo và ngữ nghĩa, ông đã xem xét TN nhƣ một phức thể đa diện và quan niệm TN là câu thông điệp nghệ thuật: “Khi nói TN là những câu – thông điệp nghệ thuật là cùng một lúc chúng ta nhấn mạnh hai đặc trưng bản chất, không tách rời nhau của nó: Một là, TN là câu, nhưng là câu đặc biệt khác với mọi câu nói thông thường ở tư cách là làm thông điệp nghệ thuật”. Trong một hƣớng tiếp cận khác, Nguyễn Thái Hòa (Tục ngữ Việt Nam – cấu trúc và thi pháp) khẳng định TN là loại “phát ngôn đặc biệt” [24, tr. 47 – 48]. Trong công trình của mình, tác giả đã xem xét TN trên các bình diện thể chất, cấu trúc và chức năng. Ông kết luận: 24 + TN là những phát ngôn hình thành trong lời thoại hàng ngày. Đó là những đơn vị lời nói nhƣng tồn tại trong kí ức cộng đồng nhƣ là một đơn vị ngôn ngữ, nói nhƣ J.Lyons là “những phát ngôn làm sẵn”. + Giữa thành ngữ (cụm từ cố định) là đơn vị cơ bản của phát ngôn và TN (những phát ngôn làm sẵn) có những hình thức trung gian cũng nhƣ giữa TN và ca dao cũng tồn tại những hình thức trung gian tƣơng đồng về chức năng và cấu trúc. Nhƣng những hình thức trung gian ấy là chỗ “giáp ranh thú vị” (R. Jakobson) không lớn so với tổng số TN khảo sát. + Gọi là “những phát ngôn làm sẵn” có thể nhầm lẫn với một số phát ngôn làm sẵn khác tồn tại trong lời nói, chƣa phản ánh đầy đủ những đặc trƣng của TN. Vì vậy, chúng tôi quan niệm TN là những phát ngôn đặc biệt – hình thành từ trong lời thoại hàng ngày nhưng tồn tại như một đơn vị ngôn ngữ, (…) có cơ cấu ngữ nghĩa cú pháp đa dạng, có khuôn hình cố định, làm cơ sở cho sự tái hiện, lưu giữ và sản sinh những kiểu nói TN. [24, tr. 72] Nhìn chung, theo các nhà ngôn ngữ, tục ngữ là những phát ngôn làm sẵn, diễn đạt một tƣ tƣởng hoàn chỉnh, có chức năng thông báo với cấu tạo cố định, tƣơng đƣơng với một phán đoán trọn vẹn. Ở bình diện ngôn ngữ, quan điểm về TN của Chu Xuân Diên trong quyển “TN Việt Nam” mà ngƣời viết chọn làm cơ sở để tiến hành việc nghiên cứu của mình, cũng rất gần với quan điểm của các nhà ngôn ngữ học khi cho rằng TN “là một đơn vị thông báo”, “đơn vị câu độc lập”, “là loại câu cố định về thành phần và cấu trúc, bền vững về ngữ nghĩa”, nội dung của TN “được diễn đạt thông qua những tư tưởng khẳng định hoặc phủ định của các phán đoán”, “được tái hiện dưới dạng làm sẵn khi được sử dụng trong lời nói”, “TN thoạt tiên và trước hết thuộc ngôn ngữ nói” [12, tr. 119, 158, 159]. 25 1.1.2. Khái niệm về TN ở Anh: Theo Wolfgang Mieder trong “Proverbs are out of season” (Oxford University Press, 1993), TN là “những câu nói ngắn gọn, được phổ biến rộng rãi của dân gian thể hiện sự thông thái, chân lí, đạo đức và những quan niệm truyền thống dưới hình thức ẩn dụ, cố định và dễ nhớ, nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”. (10) [97] Từ điển tục ngữ Oxford (The Oxford dictionary of proverbs, 2007) bổ sung thêm: TN là những câu nói phổ biến và cổ xưa được lặp đi lặp lại, đặc biệt chúng thường ngắn và diễn tả một cách sinh động thực tiễn, hoặc những kinh nghiệm, quan sát. (11) [100] Nhà nghiên cứu Richard L. Berry thì quan niệm: TN là những câu nói ngắn gọn chứa đựng sự thông thái hoặc diễn đạt những kinh nghiệm cụ thể, rõ ràng. Chúng chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa của con người. TN Anh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm văn học viết, văn học dân gian, kinh thánh, lịch sử và kinh nghiệm thông thuờng. Chúng rất có giá trị và là chìa khóa để hiểu người Anh.(12) Theo từ điển bách khoa toàn thƣ trên mạng, trang tiếng Anh ( khái niệm “TN” (proverb) có nguồn gốc từ tiếng (10) A proverb is a short, generally known sentence of the folk which contains wisdom, truth, morals, and traditional views in a metaphorical, fixed and memorizable form and which is handed down from generation to generation. (11) “An old and common saying which is often repeated; especially, a sentence which briefly and forcibly expresses some practical truth, or the result of experience and observation.” (12) “Proverbs are sayings, which contain wisdom or express an idea clearly without using many words. They contain a great deal of the accumulated culture of the people. English proverbs come from many sources including literature, folk tales, the bible, history and simple wisdom. They are very valuable and are a key to understanding English people.”(Website: RichardBerry.com) 26 Latinh “proverbium”(13). “Đó là những câu nói ngắn gọn, cụ thể được phổ biến rộng rãi và được lặp đi lặp lại, thể hiện chân lý dựa vào các giác quan thông thường hay những kinh nghiệm thực tiễn của loài người.” Sau khi thống kê lại, ngƣời viết thấy quan niệm về TN của ngƣời Việt và ngƣời Anh tƣơng đối giống nhau chứ không có sự khác biệt quá lớn: đó là những câu nói ngắn gọn, sinh động, có ý nghĩa khái quát, có tính truyền thống, nhằm truyền đạt kinh nghiệm của người xưa. Nhìn chung, ngƣời Việt và ngƣời Anh đều có kho tàng phong phú về TN của dân tộc mình. Ở Việt Nam, công trình sƣu tầm giới thiệu TN đồ sộ nhất là quyển “Kho tàng TN người Việt” của Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Luân, Nguyễn Thúy Loan, Phan Lan Hƣơng [29]. Đây là công trình giới thiệu TN với số câu nhiều nhất - 16.098 câu (có trong 52 đầu sách - 63 tập, trong đó cuốn xuất bản sớm nhất là năm 1896, và mới nhất đƣợc in năm 1999), có ghi xuất xứ và các dị bản trong trƣờng hợp một câu có nhiều bản. Về TN Anh, hiện nay cuốn từ điển đầy đủ nhất, đồ sộ nhất là quyển “The Oxford dictionary of English proverbs” của Smith William George, Wilson F.P., Wilson Joanna [106]. Sách dày 950 trang, bao gồm khoảng 10540 câu TN Anh. Nhƣ vậy, kho tàng TN của ngƣời Việt và ngƣời Anh quả là giàu có. Nội dung của TN Việt và TN Anh cũng rất phong phú, đa dạng, bao quát hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống. Đó có thể là các kinh nghiệm của dân gian về thiên nhiên, lao động sản xuất, về các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội, các quan niệm về nhân sinh, tôn giáo, tín ngƣỡng,…Nhìn chung, đề tài của TN Việt và TN vô cùng rộng lớn, bất cứ lĩnh vực nào dân gian khi có kinh nghiệm đều có thể đúc kết thành TN. (13) A proverb, (from the Latin proverbium), is a simple and concrete saying popularly known and repeated, which expresses a truth, based on common sense or the practical experience of humanity. 27 Về phƣơng diện nghệ thuật, TN Anh và Việt đều mang tính chất ngắn gọn, súc tích, đa nghĩa với lối nói giàu hình ảnh thông qua các biện pháp tu từ nhƣ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,… Tuy nhiên, do tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nên TN Việt rất giàu nhạc tính với vần, nhịp và sự hòa đối. Còn tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, đa âm tiết nên TN của họ không có đặc điểm này mà chỉ là những lời nói bình thƣờng, gần với phong cách của văn học viết. Về hình thức, TN Việt có thể gồm một, hai hoặc ba vế trở lên, trong đó nhiều nhất là loại câu có hai vế với kết cấu đối xứng, nhịp nhàng, giàu nhạc điệu. Trong khi đó, TN Anh chủ yếu gồm một mệnh đề độc lập, chứa một phán đoán duy nhất. Tóm lại, từ những bài học triết lí khô khan, TN Việt và Anh trở nên hấp dẫn hơn và đi vào lòng ngƣời một cách dễ dàng là do nhiều nguyên nhân, trong đó có đóng góp không hề nhỏ của biện pháp SSTT. 1.2. SSTT TRONG TỤC NGỮ Cách đây gần 2500 năm, Aristote (384 – 322 trƣớc công nguyên) trong cuốn “Nghệ thuật thi ca” nổi tiếng đã đề cập đến phép tu từ so sánh. Hégel (1770 – 1831) trong cuốn “Mĩ học” cũng có bàn luận về so sánh. 1.2.1. Khái niệm SSTT Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, “so sánh” là lối đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng có dấu hiệu giống và khác nhau về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong. Cách nói này nhằm mục đích giải thích, miêu tả, đánh giá hoặc biểu lộ tình cảm về đối tƣợng đƣợc nói đến. Nhờ so sánh, ta thấy rõ bản chất của sự vật, hiện tƣợng đƣợc phản ánh. Đây là hình thức rất phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, vì nó giúp ngƣời nghe hiểu điều mình muốn nói một cách nhanh chóng. 28 Còn “tu từ”, theo nghĩa từ nguyên Hán Việt, “tu” là sửa chữa cho hay, cho tốt đẹp hơn, “từ” là từ ngữ, lời nói, câu viết. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (Viện ngôn ngữ học, 2002, tr. 1059), “tu từ” là những thuộc tính biểu cảm của các phƣơng tiện ngôn ngữ, giúp lời văn hay hơn, đẹp hơn. Ở phƣơng Tây, ngƣời ta dùng khái niệm tƣơng đồng là “figura”, có nguồn gốc từ tiếng Latinh. “Figura” có nghĩa là bóng bẩy, có sức hấp dẫn, lôi cuốn. “Figura” đƣợc các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam dịch ra thành nhiều thuật ngữ khác nhau nhƣ biện pháp tu từ, mỹ từ pháp,…Với tƣ cách là một thuật ngữ khoa học, “figura” đƣợc xem là những cách thức diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm, có sức hấp dẫn, lôi cuốn khi trình bày. Về khái niệm SSTT, Cù Đình Tú trong Phong cách học tiếng Việt cho rằng: “SSTT là sự đối chiếu hai sự vật (về tính chất, trạng thái, sự việc) A và B cùng có một dấu hiệu chung nào đấy giống nhau. A là sự vật chưa biết, nhờ qua B mà người đọc biết A hoặc hiểu thêm về A (…) SSTT còn gọi là so sánh hình ảnh, đó là một sự so sánh không đồng loại, không cùng một phạm trù chung, miễn là có một nét tương đồng nào đó về mặt nhận thức hay tâm lý (thí dụ: con mắt và ngôi sao, trái tim đau thương và một cái cốc vỡ). Đó là một sự so sánh có giá trị hình tượng và giá trị biểu cảm”. [73, tr. 100 – 103] Đinh Trọng Lạc trong“99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” cũng quan niệm tƣơng tự: “So sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, SSTT) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng.” [31, tr. 154 – 159] 29 Chẳng hạn trong câu TN “Người ta hoa đất”, con ngƣời đƣợc so sánh với một hình ảnh cụ thể là “hoa” dựa trên cơ sở mối quan hệ tƣơng đồng: con ngƣời và hoa đều là tinh túy của đất trời, đều là cái đẹp cần đƣợc nâng niu. Hai sự vật đƣợc đem ra so sánh ở đây hoàn toàn khác loại: ngƣời và hoa. Chính hình ảnh hoa đã nâng cảm xúc thẩm mỹ vƣợt lên mức thông thƣờng. Nhƣ vậy, SSTT (hay còn gọi là so sánh nghệ thuật, so sánh văn chƣơng, so sánh hình ảnh) chính là “đôi cánh giúp chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của tưởng tượng hơn là đến ngưỡng của logic học.”[30] Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu Anh, Richard L. Berry cho rằng: SSTT (14) được sử dụng khi chúng ta muốn nói cái này giống cái kia. Chúng được giới thiệu bởi các từ: “like”, “as..as..”. Có nhiều giá trị văn hóa tồn tại trong SSTT. Theo Từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, SSTT là 1 hình thái của lời nói mà trong đó hai sự vật khác nhau được mang ra so sánh trong một cụm từ được giới thiệu bằng “like” hoặc “as”. (15)[88] Chẳng hạn nhƣ câu: Curses, like chickens, come home to roost (Những lời nguyền rủa giống nhƣ lũ gà lại quay về chuồng nhà mình mà đậu.) Lời nguyền rủa và lũ gà là hai sự vật hiện tƣợng khác loại, nhƣng dân gian đã phát hiện ra điểm giống nhau giữa chúng: gà quay về chuồng của ( 14 ) Similes are used when we say that something is like something else. They are usually introduced with the words “…like…” or “as…as…”. There is a great cultural value in similes. (Trích từ website: RichardBerry.com) (15) “A figure of speech in which two essentially unlike things are compared, often in a phrase introduced by like or as.” 30 mình mà đậu cũng nhƣ lời nguyền rủa sẽ quay về làm hại chính chủ nhân của nó – sự độc ác lại rơi xuống đầu của những kẻ độc ác! Tóm lại, với các nhà ngôn ngữ ở Anh, tiêu biểu là Bredin Hugh, SSTT là biện pháp tu từ ngữ nghĩa dựa vào sự đối chiếu, là quá trình tƣ duy quan trọng khi chúng ta suy nghĩ và phát ngôn về thế giới chung quanh. (16) [ 84] Nhìn chung, quan niệm của các nhà nghiên cứu về SSTT không có sự khác biệt nào quá lớn. Để nhất quán trong quá trình làm việc, ngƣời viết xin chọn quan điểm của Cù Đình Tú về SSTT để làm cơ sở cho việc khảo sát. Về việc phân biệt SSTT với so sánh logic, ta thấy so sánh trong TN thuộc hai dạng: so sánh logic (còn đƣợc gọi là so sánh luận lí, so sánh định lƣợng) và SSTT (còn đƣợc gọi là so sánh hình ảnh, so sánh văn chƣơng). Cù Đình Tú cho rằng trong phép so sánh luận lí, “cái được so sánh và cái so sánh là đối tượng cùng loại và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. Trong SSTT tình hình diễn ra có khác. Các đối tượng được đưa ra so sánh là các đối tượng khác loại và mục đích của phép so sánh là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng. Muốn nhấn mạnh vào tính chất này có nhà ngôn ngữ học dùng thuật ngữ “so sánh hình ảnh”. Chính do mục đích diễn tả một cách hình ảnh này mà các phép SSTT ít nhiều đều khập khiễng, đều mang tính chất khoa trương.” [72, tr. 272] (16)“Simile is a semantic figure based on comparision, a mental process playing a central role in the way we think and talk about the world...” 31 Đinh Trọng Lạc cũng phân biệt rất rạch ròi hai khái niệm này trong quyển “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” của mình. Tác giả khẳng định: “trong so sánh luận lí, cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng”. Chẳng hạn, SSTT: “Mặt tươi như hoa”, còn so sánh luận lí: “Mặt con cũng tròn như mặt mẹ”. [31] Nhƣ vậy, những câu TN mà đối tƣợng đƣa ra so sánh là đồng loại kiểu nhƣ: “Lệnh ông không bằng cồng bà”; “Thuốc không hay bằng thang”; “Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại”; “Nhất thủ, nhì vĩ”; …không thuộc phạm vi khảo sát của luận văn. Các câu so sánh logic này chỉ phản ánh một kinh nghiệm, một quan niệm dựa trên cơ sở xác định sự hơn thua giữa các đối tƣợng. Còn những câu TN đƣợc cấu tạo bằng biện pháp so sánh mà trong đó, các đối tƣợng đƣợc đƣa ra so sánh là khác loại, dựa trên cơ sở liên tƣởng tƣơng đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của đối tƣợng này thông qua đặc điểm, thuộc tính của đối tƣợng kia một cách hình tƣợng mới chính là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. Chúng đƣợc sử dụng rất phổ biến trong TN, phản ánh cách tƣ duy, lối nghĩ của nhân dân. Tóm lại, SSTT khác với so sánh logic ở: + tính dị loại (không cùng 1 loại) của sự vật hiện tƣợng. + tính hình tƣợng, tính biểu cảm Chỉ có SSTT mới đem lại xúc cảm thẩm mĩ, là cơ sở để ngƣời ta có thể nhận ra những nét riêng của ngƣời sử dụng. Do đó, chúng cần đƣợc khảo sát. 32 1.2.2. Cấu trúc của SSTT: Theo Hoàng Văn Hành trong “Về bản chất của thành ngữ so sánh tiếng Việt” [21], Nguyễn Thị Bích Thủy trong “Cấu trúc tỉ dụ trong thơ Tố Hữu” [69], một SSTT nói chung có thể gồm đến 5 yếu tố ở dạng đầy đủ: A (t1) như B (t2) Trong đó, A là yếu tố cần so sánh, tức cái đƣợc hay bị so sánh; t1 là thuộc tính của A; B là cái dùng làm chuẩn để so sánh, hay còn đƣợc gọi là cái so sánh; t2 là thuộc tính của B; “như” là từ thể hiện quan hệ so sánh. Các nhà nghiên cứu khác thì cho rằng t1 và t2 ở cấu trúc so sánh có 5 thành tố là thuộc tính riêng của A và B, mà khi đã hình thành cấu trúc so sánh thì giữa A và B phải có ít nhất 1 thuộc tính trở thành thuộc tính chung – chính điểm chung này làm nảy sinh mối liên tƣởng tƣơng đồng – chứ không phải thuộc tính của sự vật nào vẫn đi với sự vật ấy. Do đó, mô hình trên chƣa chỉ ra đƣợc đâu là thuộc tính chung, làm cơ sở cho sự so sánh. Lê Trƣờng Phát trong Thi pháp văn học dân gian [57, tr.114] thì quan niệm SSTT chỉ gồm 2 yếu tố: “Về phương diện cấu trúc, so sánh thường được thể hiện bằng hai vế. Vế đầu là hiện tượng cần được biểu đạt (cái được biểu đạt) một cách hình tượng. Vế sau là hiện tượng dùng để so sánh (cái biểu đạt).” Trƣớc đây, trong sách Tiếng Việt dạy học sinh lớp 6 của nhà xuất bản Giáo dục, 1995 [1], mô hình so sánh chỉ gồm 3 yếu tố: A – từ so sánh – B. Yếu tố CSSS nếu có xuất hiện thì bị đẩy về A, coi đó là thuộc tính của A. Việc hƣớng dẫn học sinh chỉ quan tâm đến những sự vật nào, hình ảnh nào đƣợc so sánh với nhau mà không hỏi xem các sự vật đó có tính chất, trạng thái gì chung là một thiếu sót lớn. Chỉ khi nào biết đƣợc những tính chất, 33 trạng thái chung đó thì mới hiểu đƣợc vì sao những sự vật tƣởng chừng nhƣ xa lạ lại có thể đem so sánh với nhau, mang lại bao xúc cảm và nhận thức trong lòng ngƣời tiếp nhận. Còn một số tác giả khác nhƣ Nguyễn Thế Lịch [ 36], Cù Đình Tú [72], Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa [ 30], Đỗ Thị Kim Liên [37] cho rằng các SSTT bao gồm 4 yếu tố cơ bản ở dạng đầy đủ (cái được/bị so sánh, cái so sánh, CSSS, từ so sánh), tùy hoàn cảnh, mục đích sử dụng mà số lƣợng các yếu tố có thể bớt đi. Trong khi các tác giả khác cho rằng so sánh gồm hai yếu tố (yếu tố đƣợc so sánh – yếu tố so sánh) hay ba yếu tố (yếu tố đƣợc/bị so sánh – từ so sánh – yếu tố so sánh) đều không tách ra một thành phần của cấu trúc so sánh là yếu tố CSSS, đều cho thuộc tính đƣợc nói đến hay ngầm ẩn thuộc yếu tố đƣợc/ bị so sánh (A) thì việc phân tích cấu trúc so sánh thành 4 yếu tố đã làm hiện ra CSSS, hiện ra thuộc tính chung giữa các sự vật đem so sánh với nhau. Yếu tố CSSS nhất thiết phải có, nếu không xuất hiện ở dạng hiển ngôn thì ở dạng ngầm ẩn. Khi viết về SSTT trong tiếng Anh, Patrizia Pierini [103] quan niệm cấu trúc của một SSTT gồm ba phần: chủ thể (thực thể đƣợc miêu tả), phƣơng tiện (thực thể đem ra so sánh với chủ đề), chúng liên kết với nhau bằng từ thể hiện quan hệ so sánh. Còn điểm tƣơng đồng (thuộc tính chung giữa chủ thể và phƣơng tiện so sánh) có thể đƣợc đề cập rõ ràng hoặc ẩn đi.(17) Quan niệm này về cơ bản cũng chỉ ra đƣợc 4 yếu tố của cấu trúc SSTT ở dạng đầy đủ. Nhƣ vậy, ta sẽ có mô hình cấu trúc của SSTT nhƣ sau: (17) “A simile can be defined as the statement of a similarity relation between two entities, essentially different but thought to be alike in one or more respects. It has a tripartite structure, consisting of: topic (the entity descibred by the simile), vehicle (the entity to which the topic is compared), accompanied by a comparision marker. Similarity feature(s) (the properties shared by topic and vehicle), which can be expressed explicitly or left unsaid.” 34 Bảng 1.1: Cấu trúc đầy đủ của SSTT Yếu tố đƣợc/ bị so sánh CSSS Từ thể hiện quan hệ so sánh Yếu tố so sánh Gái có chồng  nhƣ đeo gông vào cổ Đàn bà cạn lòng nhƣ đĩa Đàn ông bạc nghĩa nhƣ vôi Curses (lời nguyền rủa) come home to roost (quay về chuồng nhà mình mà đậu) like (nhƣ) chickens (lũ gà) Time (thời gian)  is (là) money (tiền bạc) Yếu tố đƣợc/ bị so sánh (kí hiệu là A) có thể là 1 từ, 1 ngữ hoặc nhiều cấu trúc chủ vị. Yếu tố so sánh (kí hiệu là B) hay còn gọi là yếu tố đƣa ra làm chuẩn để so sánh cũng đƣợc thể hiện bằng một từ, một ngữ, một hoặc nhiều cấu trúc chủ vị. Một yếu tố đƣợc/ bị so sánh có thể tƣơng ứng với nhiều yếu tố so sánh, chẳng hạn: “Gái có chồng như chông như mác/ Gái không chồng như rác như rơm.” CSSS (t) – nét tƣơng đồng giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố chuẩn để so sánh – có thể đƣợc nêu ra hoặc giấu đi. Khi CSSS đƣợc nêu ra, các nhà ngôn ngữ học gọi đây là SSTT nổi, nếu nó bị giấu đi, ta có SSTT chìm. Mà dù có đƣợc nêu ra, nó vẫn luôn chứa đựng những liên tƣởng vô tận khác ở ngƣời đọc. 35 Từ so sánh là từ nối yếu tố A và B, thể hiện quan hệ so sánh. Nhƣ vậy, mô hình đầy đủ của SSTT là: A – Cở sở so sánh – Từ so sánh – B Tùy trƣờng hợp mà trật tự của các yếu tố có thể thay đổi hoặc bớt đi một số yếu tố trong mô hình trên. Cái hay, giá trị đặc biệt của một so sánh chính là việc lựa chọn yếu tố so sánh. Một so sánh mới lạ nhƣng vẫn đủ để cho phép ngƣời đọc có thể phát hiện ra nét tƣơng đồng giữa nó với yếu tố đƣợc so sánh là một so sánh hay. Từ đó, chúng ta sẽ có thêm nhận thức mới, sâu sắc hơn về đối tƣợng và cả thái độ, tình cảm của dân gian với đối tƣợng ấy nữa. Chẳng hạn trong câu: Phải duyên thì dính như keo Trái duyên chổng chểnh như kèo đục vênh. Theo Cù Đình Tú trong Phong cách học TV, sự gắn bó của tình yêu so sánh với sự gắn bó của keo với nhau hay của keo với một vật khác thì đó là một sự so sánh không phải không hay, vì ngƣời so sánh đã phát hiện rất đúng đắn nét giống nhau giữa hai đối tƣợng khác loại (tình yêu và keo), nhƣng cách so sánh này không thật mới mẻ, bất ngờ. Khi dân gian so sánh sự không gắn bó của tình yêu với sự nghễnh ngãng của cái kèo nhà bị đục vênh thì quả là một sự so sánh vừa độc đáo vừa mang sắc thái dân tộc, vì cách so sánh này không phải dễ nhận thấy, dễ phát hiện, cho nên nó luôn mới mẻ, gợi hình, gợi cảm. Phép so sánh ở đây mộc mạc, chân chất, chính xác và pha màu hài hƣớc của trí tuệ dân gian. [73, tr. 102] 1.2.3. Tác dụng của SSTT SSTT trong TN giúp ta hiểu tường tận, sâu sắc hơn về môi trường cảnh quan, cuộc sống, xã hội, con người,…, đặc biệt là những vấn đề trừu 36 tượng, vô hình, khó nắm bắt. Chẳng hạn trong câu “Đời người như ngọn nến”, đời ngƣời, kiếp ngƣời là một khái niệm mơ hồ, trừu tƣợng, khó nắm bắt. Tác giả dân gian đã cụ thể hóa bằng cách ví nó nhƣ một ngọn nến vì cả hai đều ngắn ngủi, yếu ớt, chóng tàn. Đôi lúc SSTT còn nhằm khái quát hóa, quy luật hóa điều được nêu lên, nghiêng về nhận thức lí trí. Ở câu “Hatred is a blind as love” (Oán thù cũng mù nhƣ tình yêu), cái cần so sánh và cái dùng để so sánh đều là cái trừu tƣợng, tuy khác loại nhƣng cùng thuộc phạm trù tinh thần. Câu TN không thiên về hƣớng cụ thể hóa nhƣ ở trên mà thiên về hƣớng khái quát hóa: oán thù và tình yêu giống nhau vì đều mù quáng, không sáng suốt. Ngoài ra, SSTT còn cung cấp thêm thông tin về đặc trưng văn hóa, quan niệm thẩm mỹ và trình độ nhận thức của người sáng tạo. Chẳng hạn, khi nói về tầm quan trọng của lƣơng thực, ngƣời Việt ví von “Cơm tẻ, mẹ ruột”, ngƣời Anh thì nói khác: “Bread is the staff of life” (Bánh mì là chiếc gậy của cuộc sống). Hình ảnh cơm của ngƣời Việt và bánh mì của ngƣời Anh đã hé mở cho ta thấy sự khác biệt giữa hai phƣơng thức sản xuất, hai nền văn hóa. Không chỉ miêu tả đối tƣợng, SSTT còn bao gồm cả sự giải thích, đánh giá và biểu lộ tình cảm. Chẳng hạn trong câu “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”, hình ảnh so sánh ở đây thể hiện thái độ bình giá rõ rệt của nhân dân: phê phán, đả kích, châm biếm. Khi nói về tác dụng của SSTT, Patrizia Pierini [103] quan niệm SSTT sẽ giúp việc giao tiếp súc tích và hiệu quả, chúng là một trong những công cụ của ngôn ngữ học (các biện pháp tu từ) nhằm mở rộng nguồn tài nguyên đa dạng về ngôn ngữ. Ngoài ra, SSTT còn có chức năng nhƣ một công cụ tri nhận giúp chúng ta bay vào thế giới của sự tƣởng tƣợng thông qua cách thiết 37 lập sự tƣơng đồng. Trong các văn bản văn học, SSTT còn có chức năng thẩm mỹ, là những cách nói sáng tạo, đầy bất ngờ về các sự vật, hiện tƣợng. (18) Nhƣ vậy, tìm hiểu SSTT cũng đồng nghĩa với việc bƣớc vào thế giới nghệ thuật độc đáo, giàu hình tƣợng, giàu cảm xúc của TN Việt và Anh. Sự hấp dẫn, cái hay cái đẹp của nội dung và hình thức phép SSTT đã góp phần làm cho TN trở thành những tác phẩm nghệ thuật đích thực. 1.3. TIẾP CẬN SSTT TRONG TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ ANH TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC VÀ VĂN HÓA HỌC SSTT trong TN là một đề tài nghiên cứu khá hấp dẫn. Trong luận văn này, ngƣời viết không chỉ nghiên cứu SSTT trong ngữ Việt và TN Anh từ góc độ ngôn ngữ học mà còn nghiên cứu từ góc độ văn hóa học. Những luận điểm đƣợc nêu ra trong các chƣơng tiếp theo sẽ làm sáng tỏ đặc trƣng của SSTT hai dân tộc Việt, Anh theo quan điểm của phong cách học và trình bày những đặc trƣng văn hóa ẩn tàng dƣới hình thức ngôn ngữ ấy. Ở chƣơng II, để tìm ra phong cách riêng của mỗi dân tộc khi kiến tạo các SSTT, ngƣời viết tiến hành phân xuất cấu trúc SSTT ra từng thành tố riêng lẻ để tiện cho việc quan sát, khái quát hóa. Ở mỗi yếu tố, ngƣời viết sẽ lần lƣợt trình bày các kết quả thống kê, phân loại chúng trong TN Việt, Anh; cấu tạo và đặc điểm của chúng. Từ đó, chúng ta sẽ hiểu đƣợc tại sao các nhà nghiên cứu đã nói TN của ngƣời Việt giàu sắc độ tu từ hơn TN Anh [28, tr.6]. Mô tả cấu trúc SSTT nhìn từ góc độ ngôn ngữ là một công việc đòi hỏi sự tỉ (18) “Similes can fulfil various functions. First, they serve to communicate concisely and efficiently: they are one of a set of linguistic devices (figures of speech) which extend the linguistic resources available. Secondly, they can function as cognitive tools for thought in that they enable us to think of the world in novel, alternative ways, namely, they can create relations of similarity….. In literary texts – be it fiction, poetry or drama – similes fulfil an aesthetic function, and are usually creative, a way of talking about something in a surprising way.” 38 mỉ và chính xác mà thông qua đó, ngƣời viết có thể đƣa ra những đặc điểm về phƣơng diện ngôn ngữ và tƣ duy, làm nền tảng cho việc khám phá đặc trƣng văn hóa dân tộc qua SSTT trong TN Việt, Anh. TN vừa là nơi phản ánh đặc điểm ngôn ngữ, tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhân dân, vừa là nơi thể hiện tập trung sâu sắc nhất trí tuệ, truyền thống văn hóa, phong tục của dân gian. Do đó, khi đã làm rõ cơ chế sáng tạo, đặc điểm, giá trị của SSTT với tƣ cách là những đơn vị ngôn ngữ đầy tính nghệ thuật, chúng ta có thể khám phá những đặc trƣng văn hóa ở cả phƣơng diện vật chất lẫn tinh thần của ngƣời Việt và ngƣời Anh. Ở chƣơng III, để nhận diện đƣợc bức tranh văn hóa xã hội của mỗi dân tộc còn in dấu trong TN, ngƣời viết sẽ tiến hành xem xét trên bình diện câu chứ không dừng lại ở từng thành tố riêng lẻ nữa. Chu Xuân Diên [12] trong công trình của mình đã phân loại TN theo ba nhóm đề tài: quan hệ giữa con ngƣời và giới tự nhiên, con ngƣời và đời sống xã hội, con ngƣời và đời sống tinh thần. Kế thừa quan điểm này, ngƣời viết sẽ triển khai chƣơng III thành hai vấn đề lớn: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trong SSTT của TN Việt, Anh. Trong phần văn hóa vật chất, ngƣời viết sẽ khảo sát về mối quan hệ giữa con ngƣời và giới tự nhiên, con ngƣời và đời sống vật chất. Ở phần văn hóa tinh thần, ngƣời viết sẽ trình bày những đặc trƣng văn hóa trong đời sống xã hội và đời sống tinh thần của ngƣời Việt và ngƣời Anh. Nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa là một công việc vô cùng lí thú. Trên tinh thần “nói có sách, mách có chứng”, dựa trên những kết quả thống kê khảo sát cụ thể, ngƣời viết hi vọng có thể bƣớc đầu đƣa ra cách lí giải thuyết phục về bức tranh văn hóa toàn cảnh của mỗi dân tộc qua các SSTT trong TN của nƣớc họ. 39 Tóm lại, TN nói chung và SSTT trong TN nói riêng là cứ liệu đáng tin cậy để nghiên cứu phong cách ngôn ngữ và đặc trƣng văn hóa dân tộc của ngƣời Việt và ngƣời Anh. 40 Chương 2: SO SÁNH TU TỪ TRONG TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ ANH, NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TU TỪ HỌC Cách thức, tần suất sử dụng các phƣơng tiện tu từ trong TN phản ánh khá trung thực quan niệm và kĩ năng vận dụng ngôn ngữ nghệ thuật của mỗi dân tộc. Theo khảo sát, ngƣời Việt có khuynh hƣớng sử dụng SSTT nhiều hơn ngƣời Anh. Bảng 2.1: Thống kê tỉ lệ câu SSTT trong TN Việt và TN Anh TN Việt TN Anh Tổng số câu TN có SSTT 135 178 Tổng số câu TN khảo sát 4206 6708 Tỉ lệ % câu TN có SSTT 3.2 2.65 Để nhận diện đặc điểm và giá trị nghệ thuật của các SSTT, ngƣời viết sẽ xem xét từ các yếu tố cấu tạo. 2.1. Đặc điểm của yếu tố được / bị so sánh (A) trong TN Việt và TN Anh: Ngƣời viết sẽ trình bày đặc điểm của yếu tố đƣợc/ bị so sánh (A) và yếu tố so sánh (B) theo thứ tự sau: - Kết quả thốn._.ũ (phàng) x 2 tiền vào nhà khó ngƣời x 2 thấy việc dữ ác 187 lòng ngƣời lời nói x 2 ngƣời sa lời nói nói đúng nói với ngƣời say nói ngƣời không học xấu ngƣời dốt ngãi khỏe lênh đênh to rẻ ngƣời đẹp vì lụa một lần dọn nhà ngông nghênh nhăng nhít Quan niệm về tôn giáo, tín ngƣỡng phải duyên thì dính 3 trái duyên chổng chểnh miệng bà đồng Tổng cộng 166 Phụ lục 5: PHÂN LOẠI YẾU TỐ B TRONG SSTT CỦA TỤC NGỮ VIỆT THEO ĐỀ TÀI Đề tài Yếu tố B Số lƣợng Con ngƣời và giới tự nhiên Tự nhiên non 12 sông có nguồn nƣớc thủy triều lửa đốt đầu gió gió vào nhà trống trời mƣa 188 bể mây giếng khơi nƣớc lã ruộng Động vật máu rồng 31 cánh không lông gà thấy ngô cóc cụt đuôi hổ miêu quạ thấy gà con cò bợ phải trời mƣa rồng có vây gà giữ ổ nòng nọc đứt đuôi lông cánh phƣợng lông lợn hạch đách lợn sề ông Ba Vì chó nằm gầm chạn bồ nông mò biển rái vích mày mạy đòng đong chó x 3 kiến thấy mỡ khỉ tế giác chim sổ lồng voi con tằm 189 hổ vô đầu Thực vật hoa đất x 2 22 cây có cội dâu ngả bóng bồ hòn có rễ bè nghể trôi sông thài lài phải cứt chó nứa trôi sông cây không rễ thì cây hƣ măng ấp bẹ chuối chín cây tre ấm bụi cái nhân sâm bèo trôi sông lúa tốt vì phân cây gỗ tròn hoa bèo x 2 chuối hột nghệ rơm Bộ phận cơ thể ngƣời bóng không ngƣời 6 chân tay cuống ruột trôn trẻ máu thân không của Con ngƣời - đời sống vật chất Đồ vật chổi trời 53 cƣa trời tấc vàng tiền bỏ đi 190 kho thuốc tiêu thuốc gió thuốc tiên bè tháng sáu rào giậu giỏ x 2 hom vang cơi đựng trầu đĩa vôi cái bầu kỳ vô phong keo kèo đục vênh cái nơm rối x 2 tiền bỏ đi x 2 tiền gieo xuống suối giỏ phân hom đũa có đôi lỗ tiền chôn giỏ có hom rợ buộc chân cối xay chết ngõng chông mác rác tủ không khóa gông đeo cổ phản gỗ long đanh vàng x 2 191 nhà có nóc gạch tƣợng mới tô bồ nghe chửi rợ cọc chèo lồng chim khƣớu than vào lò ngãi gói vàng ngọc không mài kèo neo không mấu Ăn mặc, vui chơi nƣớc mắm thối chấm lòng lợn thiu 3 hạt cơm dính mỡ ao rƣợu Kinh nghiệm sản xuất néo không mấu 3 bào chèo Con ngƣời và đời sống xã hội Quan hệ trong gia đình vợ giữa làng 13 chồng giữa làng gái năng tô mẹ ruột đĩ thấy cha bố vợ phải đấm rể nằm nhà ngoài gái không chồng làm dâu có chồng gái mạnh về chồng gái theo chồng chồng xấu dễ sai 192 dạy con Quan hệ xã hội thiên hạ có vua 4 bà hoàng hậu chúa muôn loài khách vãng lai một thời Con ngƣời và đời sống tinh thần Quan niệm về nhân sinh làm giàu không thóc 15 đánh nhau không có ngƣời gỡ vạ vào mình cứu hỏa đuổi xuân đi mơ thấy vàng mơ đƣợc vàng trông vào vách ngƣời ta chết để tiếng vay không trả ba lần cháy gãi vào chỗ ngứa đàn bà một mắt ngƣời khôn x 2 Quan niệm về tôn giáo, tín ngƣỡng nhà giàu chết không kèn trống 11 tiên x 5 ma chửa cất ma duyên nợ nần duyên tiên trên đời Tổng cộng 173 193 Phụ lục 6: PHÂN LOẠI YẾU TỐ A, B TRONG SSTT CỦA TỤC NGỮ VIỆT THEO TIÊU CHÍ TỪ VỰNG – CÚ PHÁP 1/ Yếu tố A: Danh từ/ Danh ngữ Động từ/ Động ngữ Tính từ/ Tính ngữ Cụm C-V nƣớc mƣa làm ruộng không trâu đẹp x2 gió thổi mƣa tháng ba ăn cơm không rau đẹp con nhà có cố có ông mƣa tháng sáu ăn đƣợc ngủ đƣợc ngông nghênh nhăng nhít con không cha thì con trễ tấc đất không ăn không ngủ vênh váo nứa trôi sông không giập thì gãy mặt đỏ thấy việc khôn x 3 con giữ cha mặt vàng thấy ăn lởn vởn dại x 3 trâu chết để da một nạm gió cứu bệnh phũ x 2 gái có con một cây mít có mẹ già dữ gái không con cơm tẻ phải duyên thì dính ác thuyền không lái một lời nói trái duyên chổng chểnh xấu gái không chồng ngƣời dốt đêm nằm mê mẩn x 2 khỏe nam vô tửu tiền bắt chấy cho mẹ chồng lỗi thời nam thực ngãi ăn trầu không có rễ to nữ thực của một lần dọn nhà rẻ trai thấy gái lạ của ăn x 2 trai tơ lấy phải nạ dòng một cái rắm làm cƣới vợ không cheo trẻ mùa hè nói đúng cƣới vợ không cheo mỗi năm mỗi tuổi nói với ngƣời say lấy vợ không cheo ngƣời già nói trai phải hơi vợ đàn ông uốn cây từ thuở còn non gái phải hơi trai đàn bà chồng cần vợ kiệm phận gái vợ chồng may rủi lời nói vợ chồng hòa thuận chồng già vợ trẻ trai có vợ x 3 vợ già chồng trẻ làm ruộng có trâu đàn ông thuyền mạnh về lái 194 chồng gái có chồng x 3 vợ gái không chồng x 3 vợ chồng thuyền theo lái mẹ già củi tre dễ nấu con đàn nồi đồng dễ nấu chị em dâu ruộng đầu chợ chị em gái ruộng giữa đồng anh em con có cha bố chồng x 2 con không cha mẹ chồng x 2 con có mẹ nàng dâu con có mạ bố vợ con trai ở nhà vợ mẹ vợ ngƣời đẹp vì lụa chàng rể quan thấy kiện tiền của lễ vào quan đồng tiền tiền vào nhà khó ngƣời ta cờ phải nƣớc bí của ngƣời sa lời nói miệng bà đồng nhà không móng việc quan xe không bánh lính tuần quân vô tƣớng miệng quan nhà không chủ ơn dân cơm không rau dân cơm vào dạ ngƣời ta nàng dâu mới về ngƣời gái lớn trong nhà ngƣời ngƣời không học của hoa thơm ai chẳng nâng niu lòng ngƣời ruộng không phân đàn ông x 2 dâu năng hái đàn bà x 2 hòn đất nỏ 61 22 20 63 Tổng cộng: 166 yếu tố A 195 2/ Yếu tố B: Danh từ/ Danh ngữ Động từ/ Động ngữ Cụm C-V cƣa trời làm giàu không thóc nhà giàu chết không kèn trống chổi trời đánh nhau không có ngƣời gỡ tiền bỏ đi hoa đất cứu hỏa đĩ thấy cha máu rồng đuổi xuân đi gà thấy ngô tấc vàng mơ thấy vàng cây có cội giỏ phân mơ đƣợc vàng dâu ngả bóng sào ruộng néo không mấu sông có nguồn bó chèo bị phải trời mƣa bè nghể (ngổ) trôi sông chó bào quạ thấy gà con mẹ ruột gãi vào chỗ ngứa nƣớc mắm thối chấm lòng lợn thiu voi vay không trả ma chửa cất tiên trông vào vách tủ không khóa bèo x 2 cóc cụt đuôi chuối hột bồ hòn có rễ kho kỳ vô phong non kèo đục vênh nắm thuốc tiêu gái theo chồng bè tháng sáu chồng xấu dễ sai x 2 ba rào giậu tiền gieo xuống suối giỏ cò bợ phải trời mƣa giếng khơi thài lài phải cứt chó đĩa gông đeo cổ hom phản gỗ long đanh vôi rồng có vây cơi đựng trầu cối xay chết ngõng liều thuốc gió làm dâu có chồng lọ thuốc tiên gái mạnh về chồng miêu giỏ có hom keo rợ buộc chân duyên nợ nần đũa có đôi cái bầu tiền bỏ đi hổ gái chồng rẫy chẳng chứng nọ cũng tật kia 196 tiên gà giữ ổ cái nơm nhà có nóc rối nòng nọc đứt đuôi rối cây không rễ thì cây hƣ con tằm măng ấp bẹ lỗ tiền chôn thiên hạ có vua chông chuối chín cây mác tre ấm bụi rác tƣợng mới tô rơm bồ nghe chửi giỏ bèo trôi sông hom bố vợ phải đấm tiên chó nằm gầm chạn duyên rể nằm nhà ngoài tiên trên đời bồ nông mò biển bầu nƣớc lã khách vãng lai một thời cái nhân sâm lúa tốt vì phân chân tay kiến thấy mỡ lông cánh phƣợng than vào lò lông lợn hạch lửa đốt đầu đách lợn sề gió vào nhà trống bà hoàng hậu hạt cơm dính mỡ rợ cọc chèo chim sổ lồng ông Ba Vì gái không chồng nƣớc thủy triều ngọc không mài chúa muôn loài bóng không ngƣời cuống ruột cánh không lông rái hổ vô đầu vích gái năng tô mày mạy kèo neo không mấu đòng đong vợ giữa làng tiên chồng giữa làng chó thân không của lồng chim khƣớu dạy con từ thuở con còn ngây thơ ao rƣợu vạ vào mình trôn trẻ ngƣời khôn ai chẳng kính yêu mọi bề 197 chó ngƣời khôn ai chẳng nâng niu bên mình cây gỗ tròn ngƣời ta chết để tiếng ba lần cháy hoa đất hoa vàng ngãi tê giác khỉ đàn bà một mắt bể gói vàng một đọi máu mây gió ma tiên gạch vàng vang nghệ 90 12 71 Tổng cộng: 173 yếu tố B Phụ lục 7: THỐNG KÊ CÁC HÌNH ẢNH LẶP LẠI Ở YẾU TỐ B TRONG SSTT CỦA TN VIỆT 1/ “Tiên”: -Ăn được ngủ được là tiên... -Chồng già vợ trẻ là tiên/ Vợ già chồng trẻ là duyên nợ nần. -Chồng cần vợ kiệm là tiên… -Vợ chồng may rủi là duyên/ Vợ chồng hòa thuận là tiên trên đời. -Đẹp như tiên lo phiền cũng xấu. -Khôn như tiên không tiền cũng dại… 2/ Giỏ & hom: 198 -Trai có vợ như giỏ có hom. -Đàn ông như giỏ, đàn bà như hom 3/ Rối: -Đẹp như rối, không mối không xong. -Đẹp như rối, chẳng có mối tối nằm không. 4/ Tiền: -Cưới vợ không cheo, tiền gieo xuống suối. -Ngông nghênh nhăng nhít là tiền bỏ đi. -Trai có vợ như lỗ tiền chôn. -Đồng tiền là chúa muôn loài/ Người ta là khách vãng lai một thời. -Tiền của như nước thủy triều. 5/ Hoa: -Người ta là hoa đất. -Người như hoa ở đâu thơm đấy. 6/ Hoa thơm, ngƣời khôn: -Hoa thơm ai chẳng nâng niu Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề. -Hoa thơm ai chẳng muốn đeo Người khôn ai chẳng nâng niu bên mình. 7/ Vàng: -Người là vàng, của là ngãi. -Lời nói, gói vàng. -Tiền là gạch, ngãi là vàng. -Bố dòng lấy được gái tơ/ Đêm nằm mê mẩn như mơ thấy vàng. -Nạ dòng lấy được trai tơ/ Đêm nằm mê mẩn như mơ được vàng. 8/ Bèo: -Rẻ như bèo nhiều hươu cũng hết. -Gặp thời thì nổi hòa huênh/ Lỗi thời thì lại lênh đênh như bèo. 9/ Chó: -Hà tiện mới có, phũ như chó mới giàu. -Có độc mới đủ, có phũ như chó mới giàu. -Khôn như tiên không tiền cũng dại/Dại như chó có ló (lúa) cũng khôn. 199 10/ Cơm không rau: -Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ. -Cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống. Phụ lục 8: PHÂN LOẠI YẾU TỐ A TRONG SSTT CỦA TỤC NGỮ ANH THEO ĐỀ TÀI Đề tài Yếu tố A Số lƣợng Con ngƣời và giới tự nhiên Tự nhiên England x 2 (nƣớc Anh) 5 change of the weather (sự thay đổi của thời tiết) the air of a window (gió ngoài cửa sổ) march (tháng ba) Động vật a wolf (con sói) 1 Thực vật a black plum (cây mận đen) 2 the sloe tree (cây mận gai) Cơ thể ngƣời a good face (gƣơng mặt đẹp) 10 the mouth x2 (cái miệng) the eyes (mắt) a flatterer's throat (cổ họng) health (sức khỏe) a cough (ho) a brain (não) a tongue x 2 (lƣỡi) Con ngƣời và đời sống vật chất Đồ vật a back door (cửa sau) 13 the mirror (tấm kính) debt (nợ) 200 riches (của cải) the chamber of sickness(căn phòng bệnh) fortune (gia tài) a dowry (của hồi môn) money x 3 (tiền) a women's sword (thanh gƣơm) the pen (cây viết) a book (quyển sách) Ăn mặc, vui chơi fine dressing (mặc đẹp) 10 wine x 2 (rƣợu) bread (bánh mì) an apple-pie without some cheese (bánh nhân táo không có phó mát) cards (bài bạc) hunger x 2 (cái đói) fair play (chơi đẹp) sleep (giấc ngủ) Kinh nghiệm lao động, sản xuất building (xây dựng) 7 a bargain (sự trả giá) dear bought (việc mua ngọt ngào) business (kinh doanh) affairs(việc buôn bán) trade (thƣơng mại) three removals (ba lần chuyển nhà) Con ngƣời và đời sống xã hội Quan hệ gia đình children x 2 (trẻ con) 7 two daughters(hai cô con gái) the wife(ngƣời vợ) wedlock(tình trạng có gia đình) marriage x 2(hôn nhân) Quan hệ xã hội nobility (quý tộc) 40 a merry companion (ngƣời bạn vui tính) 201 a friend(ngƣời bạn) friendship(tình bạn) a physician(bác sĩ) law x 2(luật sƣ) a client (khách hàng) a young maid (cô gái trẻ) a woman x 2 (ngƣời phụ nữ) man (ngƣời đàn ông) the world x 3 (thế giới) sailors (thủy thủ) soldiers (ngƣời lính) women x 6 (những ngƣời phụ nữ) the receiver (ngƣời nhận) the liar and the murderer (kẻ nói dối và tên giết ngƣời) a whore (cô gái điếm) a solitary man (ngƣời đàn ông đơn độc) great talkers (những ngƣời nhiều chuyện) a flatterer (ngƣời nịnh hót) who has done no good while he lived (ngƣời không làm gì tốt khi còn sống) a blab (ngƣời ba hoa) an ilde person (kẻ lƣời biếng) lovers (những ngƣời đang yêu) he that gives honour to his enemy (ngƣời nhƣờng danh dự cho kẻ thù) a gentleman without an estate (quý ông không có tài sản) custom x 2 (phong tục) old age (tuổi già) gentility (ngƣời thuộc dòng dõi cao quý) great birth (ngƣời thuộc tầng lớp quý tộc) 202 Con ngƣời và đời sống tinh thần Quan niệm về nhân sinh wickedness with beauty (sự độc ác và cái đẹp) 83 a fair woman without virtue(ngƣời phụ nữ đẹp không có đức hạnh) beauty x 2 (cái đẹp) a change (sự thay đổi) brag (sự khoe khoang) conscience x 5 (lƣơng tâm) content (sự hài lòng) a contented mind (đầu óc thỏa mãn) enough (vừa đủ) a man's discontent (sự không hài lòng) cruelty (sự tàn bạo) war (chiến tranh) deeds (hành động) words x 2 (lời nói) slander (lời phỉ báng) reward and punishment (thƣởng và phạt) fame x 6 (danh tiếng) a good name (tiếng tốt) credit lost (mất uy tín) fear (sự sợ hãi) music (âm nhạc) virtue and happiness (đạo đức và hạnh phúc) virtue (đạo đức) gossips (những ngƣời ngồi lê đôi mách) the secret (bí mật) laughter (nụ cƣời) mirth (sự vui vẻ) joy and sorrow (niềm vui và nỗi buồn) hatred(oán thù) plain dealing (sự thẳng thắn) 203 honesty (thành thật) an honesty man's word (lời nói của ngƣời thành thật) honour without profit (danh dự mà không có lợi nhuận) hope x 2 (niềm hi vọng) sloth (sự lƣời biếng) ignorance and incuriousity (sự ngu dốt và không tò mò) learning (học vấn) wit without learning (thông minh mà không học) knowledge (kiến thức) practice (thực hành) learning in the breast of a bad man (học vấn trong đầu óc của kẻ xấu) liberty (sự tự do) life x 4 (cuộc đời) every day of the life (mỗi ngày trong đời) love x 2 (tình yêu) war, hunting and love (chiến tranh, săn bắn và tình yêu) love without return (yêu mà không quay đầu lại) a man without reason (ngƣời sống không có lí tƣởng) zeal without knowledge (nhiệt tình mà thiếu hiểu biết) patience (kiên nhẫn) pride (tự hào) promises x 2 (lời hứa) proverbs (TN) revenge (sự trả thù) silence x 2 (im lặng) quietness (sự yên tĩnh) speech (lời nói) skill and confidence (kĩ năng và sự tự tin) time x 2 (thời gian) 204 mistrust (sự nghi ngờ) truth x 2 (sự thật) mere wishes (mong ƣớc suông) literature (văn học) Quan niệm về tôn giáo, tín ngƣỡng curses (những lời nguyền rủa) 9 beasts x 2 (quái vật) the devil's mouth (miệng của quỷ) a man without religion (ngƣời không có đạo) the blood of the martyrs (máu của kẻ tử vì đạo) the church (nhà thờ) death (cái chết) a monk out of his cloister (thầy tu ra khỏi tu viện) Tổng cộng: 187 Phụ lục 9: PHÂN LOẠI YẾU TỐ B TRONG SSTT CỦA TN ANH THEO ĐỀ TÀI Đề tài Yếu tố B Số lƣợng Con ngƣời và giới tự nhiên Tự nhiên fire x 2 (lửa) 10 a shipwreck (nạn đắm tàu) a little garden full of very sour weeds (khu vƣờn nhỏ đầy hạt giống xấu) a river (dòng sông) a shadow (bóng râm) a field of nettles (cánh đồng trồng cây tầm ma) the wind x 2 (cơn gió) a fair garden (khu vƣờn đẹp) Động vật pigeons (bồ câu) chickens (gà) an ass x 3 (con lừa) 205 a dog x2 (con chó) muck (phân động vật) a beast x2 (con thú lớn) frogs (ếch) a goose twixt two foxes (con ngỗng giữa hai con cáo) a lion (sƣ tử) a lamb (cừu) horses x3 (ngựa) butterflies (bƣơm bƣớm) a fish x2 (cá) monkeys (khỉ) a lamb's tail (đuôi cừu) wasps (ong bắp cày) Thực vật a white plum (cây mận trắng) 11 a flower x 3 (hoa) a blossom (hoa) fruits (quả) leaves (lá) a plant (cây) a tree without fruit (cây không có trái) flax (cây lanh) cherry (anh đào) Cơ thể ngƣời bond x 2 (xƣơng) 8 the breath (hơi thở) a scab (ghẻ, vảy ở vết thƣơng sắp lành) the plague (bệnh truyền nhiễm) a span (gang tay) tongue (lƣỡi) the eye (mắt) Con ngƣời và đời sống vật chất Vật thể nhân tạo a house x 2 (ngôi nhà) 58 a letter of recommendation (thƣ giới thiệu) 206 ancient riches (của cải lỗi thời) debt (nợ) a wagon (xe ngựa) a pillow x 2 (cái gối) a coat of mail (áo giáp) the philosopher's stone (đá tạo vàng) a sheet (tờ giấy) a sword (thanh gƣơm) the walls (bức tƣờng) the glass of the mind (tấm gƣơng của trí tuệ) the staff of life (chiếc gậy của cuộc sống) the window of the soul (cửa sổ tâm hồn) the perfume of heroic deeds (hƣơng thơm của những hành động anh hùng) a magnifying glass (kính phóng đại) a heritage (tài sản thừa kế) a Venice-glass (kính của nƣớc Ý) the prison of the heart (tù ngục của trái tim) a jewel of great price (trang sức quý giá) the medicine (thuốc men) great riches (của cải) a cross-bow (cái ná) a jewel x 4 (trang sức) a ring (chiếc nhẫn) a bottomless pit (hố không đáy) padlock (cái ổ khóa) lottery (vé số) a bed full of brambles (chiếc giƣờng đầy gai) a new house thatched with old straw (căn nhà mới lợp rơm cũ) treasure x 2(tài sản) 207 the key x 2 (chìa khóa) a miser's purse (chiếc ví) a mine of gold (mỏ vàng) chimneys (ống khói) a hospital (bệnh viện) an anvil (cái đe) garment (trang sức) silver (bạc) golden (vàng) a good weapon (vũ khí lợi hại) leaky pitchers (cái bình bị rò rỉ) money (tiền bạc) an axe (cái búa) a weathercock (chong chóng chỉ hƣớng gió) a net (cái lƣới) a good staff (cây quyền trƣợng tốt) a bad crutch (cái nạng tồi) rust (rỉ sét) a stage (sân khấu) a ladder (cái thang) Ăn mặc, vui chơi palled wine (rƣợu nhạt) 20 a pudding x 2 (bánh pudding) a very poor dish (món ăn dở) a rest (nghỉ ngơi) a feast x 3 (tiệc tùng) the honey (mật ong) the food (thức ăn) the sugar (đƣờng) the salt (muối) salt fish (cá khô) the bread (bánh mì) meat (thịt) the sauce (nƣớc chấm) a cake (chiếc bánh ngọt) pie-crust (vỏ bánh) a dish (món ăn) 208 the ace of trumps (con át chủ bài) Con ngƣời và đời sống xã hội Quan hệ gia đình mother and daughter (mẹ và con gái) 1 Quan hệ xã hội a thief x 4 (tên trộm) 28 a pick-purse (tên móc túi) a witnesses (nhân chứng) a tyrant (tên bạo chúa) the physician (bác sĩ) children of the same village (trẻ con cùng một ngôi làng) a turncoat (kẻ phản bội) the executioner (đao phủ) the doctor (bác sĩ) a backbiter (kẻ nói xấu sau lƣng) a flatterer (kẻ nịnh hót) a friend x 2 (ngƣời bạn) a liar (ngƣời nói dối) the prisoner (tù nhân) neighbours (hàng xóm) a lickpenny (móc túi) the idol of fools (thần tƣợng của kẻ ngốc) madmen (ngƣời điên) the mistress (bà chủ) an army (quân đội) the monarch (quốc vƣơng) a servant (đầy tớ) master (ông chủ) a file (gã láu cá) evil x 2 (thảm họa, tai họa) Con ngƣời và đời sống tinh thần Quan niệm về nhân sinh an evil conscience (lƣơng tâm tội lỗi) 11 a kiss without a squeeze (cái hôn mà không ôm chặt) a thin shadow of eternity (cái bóng của sự trƣờng tồn) 209 the discourse of fools (bài diễn văn của kẻ ngốc) love (tình yêu) the dream (giấc mộng) a leaf in the history (một trang trong lịch sử) pleasure (điều thú vị) a question without an answer (câu hỏi không có câu trả lời) Quan niệm về tôn giáo, tín ngƣỡng the devil's hook baited (mồi câu của quỷ) 28 God (Chúa) the divinity (thần thánh) an sepulchre (ngôi mộ) the paradise (thiên đƣờng) the hell (địa ngục) the purgatory (tĩnh ngục) death x 2 (cái chết) the devil's books (sách của quỷ) the chapel of devotion (nhà nguyện) the trumpeter of death (lính thổi kèn của thần chết) an angel x 3 (thiên thần) a devil x2 (ác quỷ) the devil's workshop (phân xƣởng của quỷ) the devil's cushion (cái nệm của quỷ) a pilgrimage (cuộc hành hƣơng) devil's nets (lƣới của quỷ) saints (thánh) death's feast (bữa tiệc của thần chết) the seed of the church (hạt giống của nhà thờ) a beast (con quái vật) God's daughter (con gái của Chúa) 210 a spectre (bóng ma) the snares of Satan (bẫy của quỷ Satan) Tổng cộng: 198 Phụ lục 10: PHÂN LOẠI YẾU TỐ A, B TRONG SSTT CỦA TỤC NGỮ ANH THEO TIÊU CHÍ TỪ VỰNG – CÚ PHÁP Yếu tố A Danh từ Cụm C-V March children pick up words A wolf children utter them (words) again Debt he that is a blab Money march comes in Friendship march goes out War a young maid married to an old man Curse he who has done no good while he lived …. he that gives honour to his enemy Số lƣợng: 179 8 Tổng: 187 yếu tố Yếu tố B Danh từ Cụm C-V Fire pigeons peas Wind a good dog but dares not bite Lamb a foul house swept before the doors Cherry a tyrant that's always attended with fear Sword a new house thatched with old straw Chimney the honey that is licked from the thorn Axe the dream of those that wake Cake god shall please God a plant which must be often watered Paradise muck, which stink in a heap, but spread abroad make the earth fruitful Angel an angel when employed, but a devil when one must pay him Wagon a flower that grows not in every one's 211 garden Anvil a flower that grows in the devil's garden Weathercock an anvil which has worn out many hammers Warsp a dish that can be eaten cold … a file that wears and makes no noise Số lƣợng: 182 16 Tổng: 198 yếu tố Phụ lục 11: THỐNG KÊ CÁC HÌNH ẢNH LẶP LẠI Ở YẾU TỐ B TRONG SSTT CỦA TN ANH 1/ Rich: Gentility is but ancient riches. Dòng dõi cao quý chỉ là thứ của cải lỗi thời. Health is great riches. Sức khỏe là tài sản vô giá. 2/ A pudding wanting suet: Nobility, without ability, is like a pudding wanting suet. Giới quý tộc không có năng lực giống như chiếc bánh pudding cần có lớp mỡ bao quanh. A gentleman without an estate is like a pudding without suet. Quý ông không có tài sản giống như chiếc bánh pudding không có lớp mỡ bao quanh. 3/ Dish: Revenge is a dish that can be eaten cold. Sự trả thù là một món ăn có thể ăn nguội. Great birth is a very poor dish at table. Dòng dõi cao quý là món ăn rất tồi trong bữa tiệc. 4/ Gold: A useful trade is a mine of gold. Một việc buôn bán có lợi là mỏ vàng. Speech is silver, silence is golden. Nói là bạc, im lặng là vàng. 5/ Evil: A great book is a great evil. Một quyển sách hay là một thảm họa khủng khiếp. 212 A man's discontent is his worst evil. Sự không hài lòng của một người là tai họa tồi tệ nhất. 6/ Bond: An honest man's word is as good as his bond. Lời nói của người chân thật cũng quý như xương tủy của anh ta. An Englishman's word is his bond. Lời nói của một người Anh là cái xương của anh ta. 7/ Friend: The best mirror is an old friend. Tấm gương tốt nhất là một người bạn cũ. As a wolf is like a dog, so is a flatterer like a friend. Con sói thì giống con chó, cũng như kẻ nịnh hót nhìn giống như một người bạn. 8/ Pillow: Ignorance and incuriosity are two very soft pillows. Sự ngu dốt và không tò mò là hai chiếc gối rất êm ái. A good conscience is a soft pillow. Lương tâm trong sạch là chiếc gối êm ái. 9/ Death: Love is as strong as death. Tình yêu cũng có sức mạnh như cái chết. Life without a friend is death without a witness. Sống mà không có bạn bè thì cũng như chết đi mà không có người chứng kiến. 10/ Treasure: Quietness is a great treasure. Im lặng là châu báu quý giá. Knowledge is a treasure but practice is the key to it. Kiến thức là một kho báu nhưng thực hành là chìa khóa để mở nó. 11/ Wind: The mouth is wind, the pen is a track. Miệng là cơn gió, bút viết là dấu tích. Women are as wavering as the wind. Phụ nữ thay đổi như cơn gió. 12/ God: Children pick up words as pigeon peas and utter them again as God shall please. (Trẻ con học từ nhƣ chim bồ câu nhặt đậu và nói lại nhƣ Chúa muốn nhƣ vậy) Truth is God’s daughter. (Sự thật là con gái của Chúa) 213 13/ Feast: A good conscience is a continual feast. Lương tâm trong sạch là những bữa tiệc liên tục. A contented mind is a continual feast. Cách nghĩ hài lòng là những bữa tiệc liên tục. Enough is as good as a feast. Vừa đủ cũng tốt như là được đi dự tiệc. War is death's feast. Chiến tranh là bữa tiệc của thần chết. 14/ Thief: Two daughters and a back door are three arrant thieves. Hai cô con gái và cái cửa sau là ba tên trộm vĩ đại. The receiver is as bad as the thief. Người chỉ biết nhận thì cũng tệ như là kẻ trộm. Sleep is the greatest thief, for it steals half one's life. Giấc ngủ là tên trộm vĩ đại nhất vì nó cướp mất nửa đời người. Building is a thief. Xây dựng là một tên trộm. 15/ Glass: Wine is the glass of the mind. Rượu là tấm gương của trí tuệ. Fame is a magnifying glass. Danh tiếng là chiếc kính phóng đại. Credit lost is like a Venice-glass broken. Uy tín bị mất cũng giống như tấm kính quý bị vỡ. 16/ Jewel: Virtue is a jewel of great price. Đạo đức là trang sức quý giá. Plain dealing is a jewel. Sự thẳng thắn là châu báu. Honesty is a fine jewel, but much out of fashion. Sự trung thực là trang sức quý giá nhưng đã lỗi thời. Fair play is a jewel. Chơi đẹp là đồ trang sức quý giá. Liberty is a jewel. Tự do là vàng bạc. 17/ Devil: Women are the devil's nets. Phụ nữ là cạm bẫy của quỷ. An idle person is the devil's cushion. 214 Kẻ lười biếng là cái nệm của quỷ. An idle brain is the devil's workshop. Một cái đầu lười biếng là phân xưởng của quỷ. Cards are the devil's books. Bài bạc là sách của quỷ. Wickedness with beauty is the devil's hook baited. Sự độc ác đi chung với cái đẹp là mồi câu của quỷ. 18/ Angel: A solitary man is either a beast or an angel. Người cô độc có thể là một con quái vật hoặc là một thiên thần. A physician is an angel when employed, but a devil when one must pay him. Bác sĩ là thiên thần khi được mời đến, nhưng là quỷ sứ khi ai đó phải trả tiền cho ông ta. Women are saints in church, angels in the street, and devils at home. Phụ nữ là thánh trong nhà thờ, thiên thần trên đường phố và quỷ ở nhà. 19/ Horse: A man without religion is like a horse without a bridle. Người không có đạo như ngựa không có cương. Zeal without knowledge is a runaway horse. Nhiệt tình mà thiếu hiểu biết giống như con ngựa lồng lên. Sailors get money like horses and spend it like asses. Thủy thủ kiếm tiền như ngựa và tiêu xài chúng như con lừa. 20/ Flower: Patience is a flower that grows not in every one's garden. Kiên nhẫn là một đóa hoa không nở ở mọi khu vườn. Pride is a flower that grows in the devil's garden. Sự kiêu căng là một đóa hoa nở trong khu vườn của quỷ. Beauty fades like a flower. Cái đẹp phai tàn như một bông hoa. 21/ Fire: Three removals are as bad as a fire. Ba lần dọn nhà thì cũng tệ như là một lần cháy. A woman is flax, man is fire, the devil comes and blows the bellows. Phụ nữ là những sợi lanh, đàn ông là lửa, bọn quỷ đến và thổi vào ống bể. 22/ Ass: The law is an ass. Pháp luật là một con lừa. He that gives honour to his enemy, is like to an ass. Người nhường danh dự cho kẻ thù của mình chẳng khác gì một con lừa. 215 Sailors get money like horses and spend it like asses. Thủy thủ kiếm tiền như ngựa và tiêu xài chúng như con lừa. Phụ lục 12: CẤU TẠO CỦA CSSS TRONG SSTT CỦA TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ ANH TN Việt TN Anh Động từ/ động ngữ không lo cũng hết fades (phai tàn) ăn mòn cũng hết come home to roost (về nhà mình mà đậu) lởn vởn ought to be a good while a-soaking (chỉ trở nên tốt khi nhúng vào nước) sa đâu ấm đấy consumes faster than labour wears (phân hủy nhanh hơn khi lao động) mê mẩn x 2 better broken than kept (nên bẻ gãy hơn là giữ lại) dính made to be broken (được làm ra để bẻ vụn) gặp đâu úp đấy wavering (dao động) chẳng có mối tối nằm không wags (ve vẩy, lúc lắc) không mối không xong ở đâu thơm đấy khôn dò không coi cũng ngã lại rút ruột ra lênh đênh Tính từ/ tính ngữ nông nổi sweet (ngọt ngào) sâu sắc good x 3 (tốt) cạn lòng bad x 2 (xấu, tệ) bạc nghĩa white (trắng) chổng chểnh narrowest at its source and broadest afar off (hẹp nhất ở thượng nguồn và rộng nhất phía hạ nguồn) khôn x 2 as well as (cũng tốt như) dại x 2 fine but much out of fashion (đẹp 216 nhưng hầu hết đã lỗi thời) strong (mạnh mẽ) as full of trouble as pleasure (đầy đủ niềm vui cũng như nỗi buồn) Cụm C-V nào ai bày cỗ that turn all it touches into gold (nó chuyển mọi thứ nó chạm vào thành vàng) nhiều hƣơu cũng hết which stink in a heap, but spread abroad make the earth fruitful (nó sẽ bốc mùi hôi thối khi chất thành đống nhưng nếu rải ra thì nó sẽ làm cho mặt đất trở nên màu mỡ) they drink and talk (chúng nhậu nhẹt và bắt đầu nói) if you let it (secret) go, you art a prisoner to it (nếu bạn để bí mật ra đi, bạn đã tạo nên một tù nhân cho nó) that grows not in every one's garden (nó (bông hoa) không nở trong mọi khu vườn) that grows in the devil's garden (đóa hoa chỉ nở trong khu vườn của quỷ) some are caught, others fly away (vài con đậu, vài con bay) that can be eaten cold (món ăn có thể ăn khi nguội) for it steals half one's life (vì nó (giấc ngủ) đánh cắp hết nửa đời người) everything runs out of them (mọi thứ chảy ra ngoài chúng) she does not let it rust (cô ấy không để nó rỉ sét) the more we stir in it, the more we are entangled (chúng ta càng chuyển động thì càng bị mắc kẹt trong đó) every man plays his part (mỗi người sẽ diễn phần của mình) some to go up and some down (một số người lên và một số người xuống) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5159.pdf
Tài liệu liên quan