TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN THỦY SẢN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
SO SÁNH SỰ SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ẤU TRÙNG
VÀ HẬU ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium
rosenbergii) NGUỒN GỐC ĐỊA PHƯƠNG VÀ HAWAII
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. CAO VĂN THÍCH
Long Xuyên, tháng 5/2009
LỜI CẢM TẠ
Trước hết chúng tôi xin chân thành cảm tạ Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Nông
nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên trường Đại học An Giang đã tạo điều
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu So sánh sự sinh sản và phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) nguồn gốc địa phương và Hawaii, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện tốt để tôi
hoàn thành đề tài này.
Chân thành cảm ơn bộ môn thủy sản và cá nhân anh Phan Thanh Tân đã tạo điều kiện
hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài
TÓM TẮT
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng rất quan trọng
đối với nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản nước ngọt.
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng tôm càng xanh post xuất trại không ổn định, tình trạng suy
thoái con giống ngày càng trầm trọng đang gây ảnh hưởng lớn đến năng suất nuôi.
Đề tài “So sánh sự sinh sản và phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii) có nguồn gốc địa phương và Hawaii”, Nhằm tìm hiểu sức
sinh sản và sự phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh có nguồn gốc địa
phương và Hawaii để làm cơ sở cho việc chọn lựa nguồn tôm bố mẹ tốt, phục vụ cho công
tác sản xuât giống và nuôi thương phẩm. Kết quả thu được cho thấy:
Sức sinh sản của tôm càng xanh Hawaii cao hơn so với sức sinh sản của tôm càng xanh địa
phương và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ấu trùng tôm càng xanh Hawaii có
chỉ số phát triển tốt hơn tôm càng xanh địa phương nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Thời gian biến thái của ấu trùng tôm càng xanh Hawaii ngắn hơn tôm càng xanh
địa phương. Tỷ lệ sống trung bình từ giai đoạn ấu trùng lên tôm post của tôm càng xanh
Hawaii đạt 41,39%, tôm càng xanh địa phương đạt 37,12%, sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Sự phát triển về trung bình chiều dài và khối lượng trong thời gian
ương từ tôm post đến tôm giống của nghiệm thức tôm Hawaii luôn cao hơn so với tôm địa
phương, nhưng sư khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ sống ương từ
tôm post đến tôm giống của nghiệm thức tôm địa phương là 80% và tôm Hawaii là 81%.
MỤC LỤC
Lời cảm tạ…………………………………………………..……………. ........................ i
Mục lục ............................................................................................................................... ii
Danh sách bảng. .................................................................................................................. iii
Danh sách hình.................................................................................................................... iv
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
I. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ………………………………………………….. ..... 2
1.1 Mục tiêu ........................................................................................................................ 2
1.2 Nội dung........................................................................................................................ 2
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………...... 2
2.1 Đối tượng ...................................................................................................................... 2
2.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 2
III. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu…………………………………………….2
3.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................................. .2
3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 12
CHƯƠNG 2…………………………………………………………………. ................... 15
KẾT QUẢ THẢO LUẬN……………………………………………………................... 15
I. Đánh giá sức sinh sản của hai nguồn tôm…………….. ................................................. 15
1.1 Số lượng và kích thước trứng ....................................................................................... 15
1.2 Số lượng và kích thước ấu trùng................................................................................... 20
1.3 Chiều dài ấu trùng......................................................................................................... 23
II. Theo dõi sự phát triển của ấu trùng tôm từ khi mới nở lên tôm bột theo quy trình nước
xanh cải tiến ........................................................................................................................ 24
2.1 Môi trường nước ương.................................................................................................. 24
2.2 Sự phát triển của ấu trùng tôm...................................................................................... 28
2.3 Độ no của ấu trùng ....................................................................................................... 30
2.4 Tỷ lệ sống...................................................................................................................... 30
III. Theo dõi sự phát triển của hậu ấu trùng tôm từ tôm bột đến tôm giống 1 tháng tuổi... 32
3.1 Các chỉ tiêu môi trường ................................................................................................ 32
3.2 Tăn trưởng của tôm từ tôm bột đến 35 ngày tuổi ......................................................... 32
3.3 Tỷ lệ sống...................................................................................................................... 35
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 36
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận............................................................................................................................ 36
II. Đề xuất ........................................................................................................................... 36
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 37
Phụ lục……………………………………………………………………………………..39
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1 Sức sinh sản tuyệt đối của tôm càng xanh
Bảng 2 Tương quan giữa khối lượng tôm mang trứng – sức sinh sản với kích thước trứng và
ấu trùng tôm càng xanh
Bảng 3 Khóa phân biệt các giai đoạn ấu trùng tôm càng xanh
Bảng 4 Sức sinh sản tuyệt đối của tôm càng xanh địa phương và Hawaii
Bảng 5 Sức sinh sản tương đối của tôm càng xanh địa phương và Hawaii
Bảng 6 Kích thước trứng của tôm càng xanh địa phương và Hawaii
Bảng 7 Số ấu trùng/tôm mẹ tôm càng xanh địa phương và Hawaii
Bảng 8 Số ấu trùng/g tôm mẹ tôm càng xanh địa phương và Hawaii
Bảng 9 Chiều dài ấu trùng của tôm càng xanh địa phương và Hawaii
Bảng 10 Chỉ số phát triển của ấu trùng tôm càng xanh địa phương và Hawaii
Bảng 11 Tỷ lệ sống và tỷ lệ biến thái của ấu trùng
Bảng 12 Biến động môi trường
Bảng 13 Tỷ lệ sống từ tôm bột lên tôm giống
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1 Hình thái tôm càng xanh
Hình 2 Vùng phân bố của tôm càng xanh
Hình 3 Vòng đời tôm càng xanh
Hình 4 Tôm cái mang trứng
Hình 5 Tôm cái mang trứng màu vàng nâu và tôm cái mang trứng sắp nở
Hình 6 Các giai đoạn của ấu trùng tôm càng xanh
Hình 7 Số trứng/tôm mẹ
Hình 8 Số trứng/g tôm mẹ
Hình 9 Tương quan giữa số lượng trứng và trọng lượng tôm địa phương
Hình 10 Tương quan giữa số lượng trứng và trọng lượng tôm Hawaii
Hình 11 Tương quan giữa số lượng trứng và trọng lượng buồng trứng tôm địa phương
Hình 12 Tương quan giữa số lượng trứng và trọng lượng buồng trứng tôm Hawaii
Hình 13 Số ấu trùng/ tôm mẹ
Hình 14 Tương quan giữa số lượng ấu trùng và trọng lượng tôm địa phương
Hình 15 Tương quan giữa số lượng ấu trùng và trọng lượng tôm Hawaii
Hình 16 Số ấu trùng/g tôm mẹ
Hình 17 Biến động nhiệt độ nước bể ương
Hình 18 Biến động pH nước bể ương
Hình 19 Biến động NH4 nước bể ương
Hình 20 Biến động NO2 nước bể ương
Hình 21 Biến động NO3 nước bể ương
Hình 22 Chỉ số phát triển của ấu trùng
Hình 23 Độ no của ấu trùng
Hình 24 Kết quả ương ấu trùng
Hình 25 Chiều dài trung bình của tôm địa phương và tôm Hawaii
Hình 26 Khối lượng trung bình của tôm địa phương và tôm Hawaii
Hình 27 Tương quan giữa khối lượng và chiều dài tôm địa phương
Hình 28 Tương quan giữa khối lượng và chiều dài tôm Hawaii
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là đối tượng thủy sản có chất lượng thịt
thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. Tôm càng xanh là loài có kích thước lớn nhất
trong hơn 100 loài thuộc giống Macrobrachium (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Chính vì
vậy, tôm càng xanh là một trong những đối tượng rất quan trọng đối với nghề nuôi trồng
và khai thác thủy sản nước ngọt. Tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới đạt trên
119.000 tấn, đạt giá trị 410 triệu USD vào năm 2000. Trong số này, sản lượng tôm càng
xanh từ nuôi trồng chiếm tỷ lệ rất lớn với 72%, sản lượng tôm khai thác là 28%. Châu
Á, đặc biệt là Trung quốc, là châu lục sản xuất giống tôm càng xanh chủ yếu, chiếm
khoảng 95% tổng sản lượng tôm trên thế giới. Năm 2003, chỉ riêng Trung Quốc, sản
lượng tôm càng xanh đạt trên 300.000 tấn (Miao, 2003).
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích nước ngọt khoảng 600.000 ha với nhiều
sông ngòi, kênh rạch, ao, vườn, ruộng, ….. Vùng này có tiềm năng rất lớn cho nghề
nuôi tôm càng xanh với 6.000 ha tiềm năng nuôi tôm càng xanh, đạt sản lượng 2.500 tấn
(Bộ thủy sản, 1999). Nghề nuôi tôm càng xanh phát triển ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ,
Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với nhiều hình thức nuôi phổ biến như nuôi tôm kết
hợp mương vườn, nuôi ao và nuôi đăng quầng (Phương và ctv., 2004). Đặc biệt trong
những năm gần đây, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, nghề nuôi tôm luân
canh trong ruộng lúa đã phát triển mạnh ở các tỉnh An Giang và Đồng Tháp, với mô
hình một vụ lúa, một vụ tôm. Năng suất đạt từ 1.000 – 1.600 kg/ha (Bộ thủy sản, 2007).
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng tôm càng xanh post xuất trại không ổn định, tình trạng
suy thoái con giống ngày càng trầm trọng đang gây ảnh hưởng lớn đến năng suất nuôi.
Nguyên nhân, để giảm chi phí sản xuất, người sản xuất đã bỏ qua khâu chọn và nuôi vỗ
tôm bố mẹ, chỉ dùng tôm mẹ có trứng sẵn ở các ao, ruộng nuôi để cho sinh sản. Sau đó
tôm post sản xuất ra được bán trở lại cho các ao, ruộng nuôi trên. Cứ thế, dần dần các
thế hệ tôm sau này chắc chắn sẽ bị thoái hóa.
Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Văn Bùi (2006), nguồn tôm mẹ quyết định
chất lượng của tôm Post. Do đó, để cải thiện chất lượng tôm giống hiện nay cần bảo
đảm nguồn cung cấp tôm bố mẹ có chất lượng tốt, đó cũng là nguyên nhân cần thực
hiện đề tài “So sánh sự sinh sản và phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm
càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) có nguồn gốc địa phương và Hawaii”.
I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Nhằm tìm hiểu sức sinh sản và sự phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh
có nguồn gốc địa phương và Hawaii để làm cơ sở cho việc chọn lựa nguồn tôm bố mẹ
tốt phục vụ cho công tác sản xuât giống và nuôi thương phẩm
2. Nội dung
Đánh giá sức sinh sản và số ấu trùng của tôm nguồn gốc địa phương và Hawaii
1
Đánh giá sự phát triển của ấu trùng tôm từ khi mới nở đến giai đọan tôm post và từ tôm
post đến tôm giống.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Nghiên cứu được thực hiện trên đàn tôm F1 có nguồn gốc từ Hawaii và nguồn tôm nuôi
tại An Giang
2. Phạm vi
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sức sinh sản, sự phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng
của 2 nguồn tôm địa phương và tôm Hawaii được nuôi từ các ao nuôi với trọng lượng
tôm thu ngẫu nhiên từ 20g đến 40g
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1 Vị trí phân loại
Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii được de Man, 1897, có vị trí phân loại như
sau:
Ngành tiết túc: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Lớp phụ giáp xác bậc cao: Malacostraca
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ chân bơi: Natantia
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidea
Họ phụ: Palaemonina
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii (de Man,1897)
2
Hình 1: Hình thái của tôm càng xanh (Phương và ctv, 2003)
1.2 Phân bố tôm càng xanh
Tôm càng xanh phân bố ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương,
Bắc châu Úc, Nam Trung Quốc và Đài Loan, từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới. Trong
tự nhiên, tôm càng xanh phân bố nước ngọt lẫn nước lợ. Chúng phân bố ở hầu hết các
thủy vực nội địa như sông, hồ, kênh, rạch, ao đầm và vùng cửa sông. Ở Việt Nam, tôm
càng xanh phân bố từ Khánh Hòa trở vào, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long, mặc dù hiện nay tôm càng xanh đã được di giống nuôi nhiều ở Việt Nam,
đặc biệt là các ở các tỉnh phía Bắc.
Hình 2: Vùng phân bố của tôm càng xanh (Phương và ctv, 2003)
3
1.3 Vòng đời của tôm càng xanh
1.3.1 Đặc điểm sinh học và chu kỳ sống của tôm càng xanh
Vòng đời tôm càng xanh có bốn giai đoạn rõ rệt, ấu trùng tôm càng xanh có tính sống
trôi nổi, bơi lội tích cực, đuôi hướng về phía trước bụng ngửa lên trên. Ấu trùng sống ở
nước lợ 1 -2 tháng, khi trưởng thành sống trong nước ngọt. Tôm vừa mới biến thái có
đặc điểm tương tự như tôm trưởng thành về cách di chuyển và bơi (New và Sinhholka,
1985).
Hình 3 Vòng đời của tôm càng xanh (Phương và ctv, 2003)
1.3.2 Phân biệt giới tính
Tôm càng xanh trưởng thành có màu xanh ở thân, con đực có đôi càng to màu xanh
đậm, con cái có đôi càng nhỏ hơn. Tôm càng xanh trưởng thành không những dễ dàng
phân biệt con đực và con cái qua đôi chân bò thứ 2 (càng) mà còn qua cơ quan sinh dục
như lỗ sinh dục đực nằm giữa gốc của đôi chân bò 5, lỗ sinh dục cái nằm ở gốc đôi chân
bò 3 (Nguyễn Việt Thắng, 1993).
1.4 Đặc điểm sinh sản của tôm càng xanh
1.4.1 Thành thục và giao vĩ
Con đực thành thục có thể trạng khỏe mạnh có thể tiến hành giao vĩ, trong khi con cái
chỉ tiến hành giao vĩ ngay sau khi hoàn tất lột xác tiền giao vĩ.
Theo Ling (1962) con cái có tiết ra chất kích thích con đực sau khi lột xác tiền giao vĩ.
Sự giao vĩ xảy ra giữa con tôm đực có võ cứng và con tôm cái mới vừa lột xác tiền giao
vĩ. Quá trình đẻ trứng xảy ra vài giờ sau khi giao vĩ, trứng đi ngang qua túi tinh và xảy
ra quá trình thụ tinh. Các trứng thụ tinh được giữ ở bụng tôm mẹ và được dính lại nhờ
các tuyến dính ở các phụ bộ chân bơi, nó được ấp ở đây cho đến khi nở. Thời gian ấp
4
trứng có thể thay đổi thường không quá 3 tuần. Các trứng được cung cấp oxy nhờ sự
hoạt động tích cực của các đôi chân bụng và các trứng được vệ sinh nhờ đôi chân ngực
thứ nhất (New và Sinhholka, 1985). Con cái tiến hành di cư ra vùng cửa sông nơi có
nồng độ muối 6 – 18%0. Để trứng nở thành ấu trùng bơi lội phù du trong nước, giai
đoạn ấu trùng thường kéo dài 4- 6 tuần, tùy thuộc vào nhiệt độ nước, chất lượng nước
và thức ăn (Aquacop, 1977). Hậu ấu trùng có tập tính bám, chuyển sang sống ở tầng đáy
và bắt đầu di cư ngược dòng vào khu vực nước ngọt.
1.4.2 Đẻ trứng
Sau khi giao vĩ 6 – 20 giờ, con cái bắt đầu đẻ trứng, ở những con cái thành thục không
giao vĩ vẫn đẻ trứng trong khoảng 24 giờ sau khi lột xác, tuy nhiên trứng không thụ tinh
sẽ thoái hóa sau 2- 3 ngày (nguyễn Việt Thắng, 1993). Trong điều kiện nuôi tốt, trứng
phát triển trong buồng trứng khi tôm mẹ vẫn mang trứng (O’Donovan et al, 1984)
1.4.3 Ấp trứng
Quá trình ấp trứng kéo dài từ 19 – 23 ngày ở nhiệt độ 25 – 310C (Ling, 1962). Trong
thời gian ấp trứng, màu trứng sẽ chuyển từ màu vàng sang cam, rồi xám hay nâu đậm
khi nở. Sự ấp trứng liên quan trực tiếp đến nhiệt độ và tôm cái rất nhạy cảm với những
chấn động trong thời gian mang trứng. Khi gặp những chấn động lúc ấp trứng dẫn đến
hoạt động của chân bụng thường giảm, làm trở ngại đến nở trứng và tỷ lệ sống của ấu
trùng. Đặc điểm các giai đoạn phát triển trứng của tôm càng xanh có thể chia ra làm bốn
giai đoạn sau:
Giai đoạn I: Trứng chưa thành thục. Buồng trứng nhỏ, trong suốt, nằm ở vùng chót sau
của khoang giáp đầu ngực. Trứng có hình cầu với nhân rõ ràng và nguyên sinh chất
trong suốt. Đường kính trứng đạt 0,064 – 0,128mm.
Giai đoạn II: Chớm thành thục, buồng trứng chiếm khoảng ½ - ¼ chiều dài của khoang
giáp đầu ngực và có màu vàng. Trứng hơi ngà do có noãn hoàng trong nguyên sinh chất.
Nhân không thấy rõ. Đường kính trứng 0,191 – 0,447mm.
Giai đoạn III: Thành thục. Buồng trứng phát triển hơn và chiếm hơn ¾ chiều dài khoang
đầu ngực , có mầu vàng cam. Trứng hơi đục, nhân không thấy được do hình thành noãn
hoàng. Đường kính trứng 0,3192 – 0,545mm
Giai đoạn IV: Chín mùi. Buồng trứng chiến toàn bộ chiều dài khoang giáp đầu ngực,
màu vàng sậm. Trứng có hình cầu, đục do noãn hoàng tích tụ nhiều. Đường kính trứng
0,4468 – 0,7661mm.
5
Hình 4: Tôm cái có trứng màu vàng cam
Hình 5: Tôm cái mang trứng màu vàng nâu (trái) và trứng nâu đen sắp nở
1.5 Kích cỡ tham gia sinh sản của một số loài giáp xác.
Tôm càng xanh tham gia sinh sản lần đầu sau 3 – 3,5 tháng nuôi tính từ tôm post 15
ngày tuổi hoặc kích thước khoảng 10 – 13cm, trong lượng nhỏ nhất bắt gặp ngoài tự
nhiên là 7,5g (Nguyễn Việt Thắng, 1995). Ở tây sông Bengal (Ấn Độ) kích cỡ tối thiểu
để tham gia sinh sản là 15,5cm. Ngoài ra, kích cỡ nhỏ nhất của tôm mang trứng trong ao
ở Mauritius là 11,8 cm và 20g khi 5 – 7 tháng tuổi. Trong khi ở tôm sú là loài kích
thước lớn, chúng thành thục ở kích thước 35g đối với con đực và 67,6g đối với tôm cái.
Trong ao, tôm đực có thể thành thục ở trong lượng 20g và con cái ở 41,3g. Trong tự
nhiên, các loài thuộc giống Penaeus thường đạt tuổi thành thục sau 8 – 10 tháng tuổi
(Motoh, 1981). Tôm hùm Panulirus longipes có kích cỡ nhỏ nhất tham gia sinh sản là
171g và nhóm có kích thước lớn nhất tham gia sinh sản ở loài Panulirus ornatus là
2,792g (Hồ Thu Cúc, 1981).
6
1.6 Mùa vụ sinh sản
Theo Phan Hữu Đức (1988), tôm càng xanh sinh sản tập trung vào tháng 4 -6 và 8 – 10.
Tôm cái đẻ 4 – 6 lần/năm, mỗi lần cách nhau 19 – 45 ngày tùy theo điều kiện nhiệt độ
và dinh dưỡng (Nguyễn Việt Thắng, 1995).
1.7 Sức sinh sản
Sức sinh sản tuyệt đối của tôm càng xanh là số trứng trên khối lượng cơ thể tôm cái, số
lượng trứng thường phụ thuộc kích thước tôm cái, con cái càng lớn số trứng càng nhiều
(Nguyễn Việt Thắng, 1995).Sức sinh sản tuyệt đối của tôm ngoài tự nhiên dao động từ
60.000 – 130.000 trứng/con cái (Patra, 1976). Theo Ang (1991) nghiên cứu sức sinh sản
của tôm càng xanh trong ao, với kích cỡ 9.0 – 15.8 cm và khối lượng trứng 6,22 –
45,80g, sức sinh sản dao động từ 1.216 – 89.747 trứng/con cái. Theo Phan Hữu Đức
(1988) thì sức sinh sản tuyệt đối của tôm tùy thuộc vào kích thước, khối lượng tôm bố
mẹ cũng như theo loài. Sức sinh sản của một số loài tôm khác là tôm thẻ 200.000 –
500.000 trứng/tôm mẹ; tôm sú 200.000 – 1.200.000 trứng/tôm mẹ; Tôm hùm 200.000 –
1.400.000 trứng/tôm mẹ. Kết quả cho thấy tôm càng xanh là loài có sức sinh sản tương
đối thấp hơn một số loài giáp xác nêu trên.
Bảng 1: Sức sính sản tuyệt đối của tôm càng xanh (Phan Hữu Đức, 1988)
Khối lượng toàn
thân (g)
Sức sinh sản tuyệt đối
(trứng/tôm cái)
Khối lượng buồng
trứng (g)
Chiều
dài thân
(mm)
Dao
động
Trung
bình
Dao động Trung
bình
Từ - đến Trung
bình
100-125
126-150
151-175
176-200
220
7.5-24
20-39
23-65
45-110
17.5
28.12
38.95
67
113
2.697-73.500
4.413-151.589
5.500-186.000
10.536-160.500
15.947
34.074
43.676
72.561
75.843
0.6-2.0
0.9-4.0
1.7-8.5
7.5-13.1
1.7
2.8
3.67
9.5
13.5
Tôm cái ôm trứng thường gặp nhất có chiều dài 126 – 150mm, khối lượng cá thể 20 -
39g. Cũng gặp một số cá thể dài 100mm, khối lượng 7,5g đã ôm trứng, cá biệt có cá thể
ôm trứng dài 220mm, khối lượng 113g. Khối lượng buồng trứng thay đổi từ 0,5- 13,5g,
thường gặp 1 - 4g. Sức sinh sản tuyệt đối của một cá thể cao nhất 180.000, bình quân
80.000 trứng/cá thể (Phan Hữu Đức, 1988).
Mối tương quan giữa kích cỡ tôm mẹ và sức sinh sản, kích thước trứng và ấu trùng mới
nở được Nguyễn Việt Thắng (1993) trình bày qua bảng sau
7
Bảng 2: Tương quan giữa khối lượng tôm mang trứng – sức sinh sản với kích thước
trứng và ấu trùng mới nở (Nguyễn Việt Thắng 1993).
Khối lượng tôm
mang trứng
Sức sinh sản thực
tế (số at/g cơ thể)
Kích thước trứng
(µm)
Chiều dài ấu trùng
(µm)
20-40
40-60
60-80
80-100
100-120
120-0140
140-160
465
742
976
1124
1083
1219
1136
535
654
721
695
754
656
673
1.850
2.060
2.120
2.140
2.040
2.010
1.930
1.8 Sự phát triển của ấu trùng
Ấu trùng trải qua 11 giai đoạn khác nhau, và giai đoạn sau rất khác với giai đoạn trước
khi biến thái (Uno và Soo, 1969). Mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau. Ấu
trùng giai đoạn I dài không qua 2mm, trong khi ở giai đoạn XI chúng đạt chiều dài hơn
7mm (Uno và Soo, 1969). Khóa đơn giản để phân biệt ấu trùng này được trình bày qua
bảng sau
Bảng 3: Khóa phân biệt các giai đoạn ấu trùng của tôm càng xanh
Giai đoạn ấu trùng Đặc điểm lưu ý
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
Mắt không có cuống
Mắt có cuốn
Chân đuôi xuất hiện
Chũy có hai răng ở cạnh trên
Đốt đuôi hẹp và dài
Mầm chân bụng xuất hiện
Chân bụng có hai nhánh và chưa có lông tơ
Chân bụng có lông tơ
Nhánh trong của chân bụng có nhánh phụ trong
Chủy có 3 -4 răng ở đầu cạnh trên
8
XI
Postlarave
Có nhiều răng ở nữa cạnh trên
Chũy có răng ở cạnh trên và dưới.
Hình 6: Các giai đoạn ấu trùng của tôm càng xanh (Aquacop, 1983)
1.9 Khái quát về sản xuất giống tôm càng xanh
Các qui trình sản xuất giống tôm càng xanh
1.9.1 Qui trình nước xanh – hở (Ling, 1969)
Qui trình này có đặc điểm là nước được cung cấp tảo chlorella và thay nước 1 -2
ngày/lần, mật độ tảo 750.000 – 1.500.000 tế bào tảo/ml nước, mật độ ương ấu trùng
thấp (20 – 40 con/L) và thể tích nước thường dùng là 10 – 20m3. Tỷ lệ sống 14,6 – 80%,
9
1.9.2 Qui trình nước trong – kín (Aquacop,1977)
Qui trình nước trong kín có đặc điểm cơ bản là sử dụng nước tuần hoàn quan bể lọc sinh
học, điều kiện nhiệt độ, lượng nước thay tuần hoàn gấp 6 lần thể tích bể/ngày. Tỷ lệ
sống 15,2 – 66,2%
1.9.3 Qui trình nước trong – hở (Aquacop,1983)
Qui trình này có đặc điểm là nước bể ương nước trong và thay nước thường xuyên, mật
độ ương ấu trùng cao (100 – 400 ấu trùng/l), sử dụng dụng cụ tăng nhiệt để ổn định
nhiệt độ trong mùa lạnh, và bể ương dạng hình chóp, thể tích 1 – 5m3. Tỷ lệ sống 35-
50%
1.9.4 Qui trình nước xanh cải tiến (Ang,1986)
Qui trình này sử dụng nước tảo nuôi từ cá rô phi (chủ yếu tảo chlorella) cho vào bể
ương, không thay nước, không siphon, mật độ ương 50 – 60con/l. Tỷ lệ sống 30-98%.
1.10 Nguồn tôm bố mẹ
1.10.1 Nguồn tôm tự nhiên và nhân tạo
Nguồn tôm mang trứng thu từ tự nhiên thường được sử dụng cho các trại sản xuất qui
mô nhỏ. Nguồn tôm này có ưu điểm là tiện lợi và ít tốm kém cho phí, công lao động,
các đầu tư khác trong nuôi vỗ tôm bố mẹ. Tuy nhiên, tôm trứng tự nhiên xuất hiện theo
mùa, khó chủ động về số lượng và chất lượng ấu trùng thường không ổn định do
phương tiên đánh bắt, thu gom và vận chuyển không phù hợp.
Để chủ động nguồn tôm mẹ nhằm đảm bảo sản xuất ổn định, đặc biệt vào những tháng
tôm ít trứng tự nhiên, nên chọn tôm mẹ từ ao nuôi thịt hay ao nuôi vỗ để có chế độ cho
ăn đầy đủ về chất lượng và số lượng.
1.10.2 Kích cỡ tôm bố mẹ
Theo Ling (1969), Fujimura (1974) chọn tôm mẹ cho sản xuất giống từ 40 – 80g. Đối
với các ao nuôi thương phẩm, trong thời gian nuôi 7 – 8 tháng, khối lượng tôm mẹ
thường giao động từ 20 – 50g, số lượng tôm mẹ trên 50g thường không nhiều. Vì vậy,
các trại giống thường chú ý đến số lượng tôm bố mẹ hơn là khối lượng tôm miễn sao
tôm mẹ khỏe mạnh, buồng trứng đạt đầy là đủ.
Để đánh giá nguồn tôm bố mẹ cung cấp và chất lượng ấu trùng. Chất lượng ấu trùng
không chỉ phụ thuộc vào thể trọng mà còn phụ thuộc vào nguồn gốc tôm mẹ mang
trứng. Đánh giá chất lượng ấu trùng có thể sử dụng sức sinh sản hiệu quả, chỉ số này
được tính bằng số lượng ấu trùng nở ra dựa trên 1g thể trọng tôm mẹ.
Tôm mẹ chọn từ ao nuôi thương phẩm, ấu trùng phát triển chậm hơn so với ấu trùng
tôm mẹ ở ao nuôi vỗ. Theo New (2002), một số trại giống thích sử dụng tôm trứng từ tự
nhiên và họ cho rằng chất lượng ấu trùng tốt hơn trong ao nuôi. Tuy nhiên, bắt tôm từ tự
nhiên thường có một khối lượng lớn trứng bị hao hụt trong khi vận chuyển có thể ảnh
hưởng đến sức sinh sản của tôm mẹ cũng như chất lượng ấu trùng, vì vậy nhiều trại
giống thích sử dụng tôm ao nuôi gần trại giống. Từ đó cho thấy nguồn tôm mẹ phục vụ
10
cho sinh sản nhân tạo tốt nhất được chọn từ các ao nuôi vỗ hay có thể tuyển chọn từ các
ao nuôi thương phẩm.
1.11 Tình hình nghiên cứu tôm càng xanh trong nước và trên thế giới:
1.11.1 Trên thế giới
Nghề nuôi tôm càng xanh trên thế giới đã xuất hiện từ lâu. Đặc biệt sau khi Ling (1969),
người đầu tiên nghiên cứu thành công quy trình sản xuất giống tôm càng xanh nhân tạo
trong phòng thí nghiệm. Sau đó Fujimura và Okamoto (1970), đã thực hiện sản xuất
giống đại trá thì việc nuôi tôm càng xanh thương phẩm ngày càng phát triển mạnh. Tôm
càng xanh trở thành hàng hóa xuất khẩu của nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, Đài
Loan, Mỹ, Israel, Ấn Độ và Malaysia, ….
Bắt đầu từ năm 1956, Sithimunkha đã nghiên cứu nuôi thử bằng giống tự nhiên trong ao
với diện tích vài trăm mét vuông. Năm 1966, Fujimura nhập từ Malaysia 36 con tôm
giống về nuôi ở Hawaii và đến năm 1974 đã công bố quy trình sản xuất giống nước
xanh và lấy ấu trùng để nuôi thương phẩm tôm càng xanh và đây đã trở thành khu vực
dẫn đầu trong lĩnh vực nuôi tôm cành xanh trên thế giới (Fujimura, 1974).
Phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh mẽ không những ở các nước có tôm
càng xanh tự nhiên phân bố như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Ấn Độ, ….
Mà còn phát triển ở các nước mới được phát tán như Hawaii, Jamaica, Florida,
California (Mỹ); Brazil, Mexico, Ecuado, Costarica (Nam Mỹ); Đài Loan, Israel, và một
số nước Châu Âu thực nghiệm nuôi như Hy Lạp, Ý, … (New, 2002)
Sản lượng tôm càng xanh từ 1980 đạt 20.000 tấn/năm, đến năm 1987 đã đạt 50.000
tấn/năm (New, 1988). Một số nước có phong trào nuôi mạnh như Thái Lan năm 1982
có 677 trại với tổng diện tích nuôi 1.734 ha và năng suất trung bình 750 – 1.500 kg/ha;
đến năm 1974 đã có 40 tỉnh trong tổng số 72 tỉnh nuôi tôm càng xanh và sản lượng
khoảng 15.000 tấn/năm (New và Singholka, 1985). Ở Đài Loan năm 1969 bắt đầu nuôi
thử, năm 1979 đạt 65 tấn/năm đến năm 1986 đạt 3.500 tấn/năm (New, 1988). Ở Hawaii
1981 nuôi đạt 118 tấn/năm đến 1986 đạt từ 4.000 – 5.000 tấn/năm (New, 1988).
1.11.2 Trong nước
Trước năm 1975, nhiều tác giả nghiên cứu về tôm càng xanh nhưng phần lớn chỉ dừng
lại ở mức độ tổng kết các tài liệu nước ngoài và kinh nghiệm của nông dân nhằm phục
vụ cho việc khai thác.
Sau năm 1975, tôm càng xanh mới phát triển nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long, tổng
sản lượng tôm nuôi năm 1975 đạt 1.000 tấn; 1984 đạt 4.000 tấn; năm 1985 đạt 15.000
tấn (Aquatic Farm, 1989)
Theo thống kê các tỉnh Nam bộ có diện tích có nuôi tôm càng xanh là 168.000 ha, tuy
nhiên hiện nay chỉ nuôi đạt khoảng 6.000 ha sản lượng 2.500 tấn/năm (Bộ Thủy sản,
1999).
Tôm càng xanh được nuôi tập trung ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, An
Giang, Đồng Tháp, …. Nghề nuôi tôm hiện nay phổ biến với các hình thức nuôi như
nuôi tôm kết hợp ruộng lúa, nuôi trong mương vườn, nuôi ao, nuôi đăng quầng (Trần
11
Thị Thanh Hiền và ctv., 1998). Ở miền Bắc tôm càng xanh cũng đã được đưa vào nuôi
thành công từ những năm 1982 và hiện nay đã phát triển ra nhiều khu vực (Nguyễn
Văn Thành và ctv, 1991). Nhu cầu con giống đang gia tăng theo diện tích và mô hình
nuôi.
Tuy nhiên các mô hình trước đây chủ yếu dựa vào nguồn tôm giống tự nhiên có chất
lượng rất biến động và số lượng giới hạn. Những thành công gần đây về sản xuất giống
tôm càng xanh nhân tạo đã mở ra triển vọng cho nghề nuôi tôm càng xanh.
Ở nước ta, từ năm 1975, FAO đã đầu tư xây dựng trại tôm càng xanh đầu tiên tại Vũng
Tàu. Tuy nhiên, trại vẫn chưa hoàn chỉnh và chưa hoạt động được sau một thời gian dài.
Từ năm 1980, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II và Trường Đại Học Cần Thơ
đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng các qui trình nước trong kín, nước trong hở và và
qui trình nước xanh trong sản xuất giống tôm càng xanh bước đầu đã đạt được những
kết quả quan trọng (Thắng, 1993). Qui trình nước trong hở trở thành qui trình chủ yếu
và đã được triển khai ứng dụng ở Vũng Tàu và một số tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL. Từ
năm 1998 đến nay, qui trình nước xanh cải tiến trong sản xuất giống tôm càng xanh đã
được nghiên cứu khá ổn định bởi Trường Đại học Cần Thơ và đã triển khai ứng dụng
rộng rãi ở các tỉnh ĐBSCL của Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện:
Các thí nghiệm được bố trí thực hiện tại trại thủy sản – khoa Nông nghiệp – Tài nguyên
thiên nhiên (CS2)
Thời gian thực hiện: từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 8 năm 2007
2.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Vật liệu
Nguồn tôm bố mẹ: Tôm bố mẹ được tuyển chọn từ nguồn tôm nuôi ở ao. Chọn tôm cái
đã thành thục (giai đoạn IV) và tôm trứng có màu xám đen, tôm khỏe mạnh, không
thương tật. Tôm cái thành thục mang về được trữ trong bể xi – măng. Cho tôm ăn thức
ăn viên 2 lần/ngày, hàm lượng đạm 30%. Tôm vừa mới đẻ trứng và tôm trứng có màu
xám đen sẽ được sử dụng cho nghiên cứu sinh học.
Thức ăn sử dụng cho ấu trùng:
- Các loại thức ăn gồm: Artemia và thức ăn chế biến.
- Công thức thức ăn chế biến bao gồm: trứng gà, sữa bột, dầu cá, dầu mực
- Các nguyên liệu được xay nhuyễn, giữ trong tủ lạnh để cho tôm ăn dần.
Thức ăn sử dụng cho hậu ấu trùng
- Thức ăn viên công nghiệp dùng cho tôm có hàm lượng đạm 35%
12
Nguồn nước:
- Nước ngọt: sử dụng nước máy do nhà máy nước cung cấp.
- Nước mặn: nước ót lấy từ Bạc Liêu có._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7721.pdf