i
bộ giáo dục và đào tạo
tr−ờng đại học nông nghiệp I
---------------------------------
Nguyễn thị tuyết nhung
So sánh một số tổ hợp
ngô lai F1 có triển vọng tại Gia Lâm – Hà Nội
luận văn thạc sỹ nông nghiệp
Chuyên ngành: Trồng trọt
m5 số: 60.62.01
Ng−ời h−ớng dẫn khoa học: pgs.ts. nguyễn thế hùng
Hà nội - 2007
i
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tất cả các số liệu
và kết quả nghiên cứu đ−ợc trình bày trong luận văn là trung thực,
109 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu So sánh một số tổ hợp ngô lai F1 có triển vọng tại Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch−a từng
đ−ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đ7 đ−ợc cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đ7 đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
ii
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ nông nghiệp, trong quá trình học tập và
nghiên cứu, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đ7 nhận đ−ợc sự giúp
đỡ rất nhiệt tình của tập thể, cá nhân, gia đình và ng−ời thân.
Tr−ớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng đ7 hết lòng h−ớng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài, cũng nh− quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, định h−ớng quí báu
của các Thầy Cô giáo Bộ môn Cây l−ơng thực đ7 tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành tốt luận văn; Các thầy cô và cán bộ nhân viên
Khoa Sau đại học đ7 giúp tôi hoàn thành các thủ tục tr−ớc khi bảo vệ luận văn.
Cuối cùng tôi xin đ−ợc cảm ơn tất cả bạn bè, gia đình và ng−ời thân đ7
khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2007
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
iii
Mục lục
LờI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LờI CảM ƠN............................................................................................................... ii
MụC LụC.....................................................................................................................iii
DANH MụC CáC CHữ VIếT TắT ................................................................v
DANH MụC BảNG BIểU .............................................................................vi
DANH MụC CáC Đồ THị ...........................................................................vii
1. Mở ĐầU....................................................................................................... i
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................3
1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................3
1.3.1. ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................3
1.3.2. ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................4
2. TổNG QUAN TàI LIệU..............................................................................5
2.1. Những nghiên cứu sử dụng ngô trên thế giới .............................................5
2.1.1. Những nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới .....................................5
2.2.2. Những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển ngô lai trên thế giới.....9
2.2. Những nghiên cứu, sử dụng ngô ở Việt Nam ...........................................11
2.2.1. Những nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam....................................11
2.2.2. Những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển ngô lai ở Việt Nam ...15
2.3. Ưu thế lai và ứng dụng trong sản xuất......................................................16
2.3.1. Ưu thế lai ...............................................................................................16
2.3.2. ứng dụng −u thế lai trong sản xuất ngô.................................................17
2.4. Tình hình sử dụng các loại giống ngô ......................................................18
2.4.1. Giống ngô thụ phấn tự do ......................................................................19
2.4.2. Giống ngô lai (Hybrid maize)................................................................20
2.5. Khảo nghiệm và đánh giá một số giống ngô lai mới................................22
3. VậT LIệU, NộI DUNG, ĐịA ĐIểM Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU...27
3.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu ..................................................27
iv
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu................................................................................27
3.1.2. Địa điểm thực tập...................................................................................27
3.1.3. Thời gian tiến hành................................................................................27
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................27
3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu...........................................................................28
3.3.1. Bố trí thí nghiệm....................................................................................28
3.3.2. Chăm sóc thí nghiệm .............................................................................29
3.3.3. Các chỉ tiêu và ph−ơng pháp theo dõi....................................................30
3.3.4. Ph−ơng pháp xử lý số liệu: ....................................................................32
4. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN ...........................................33
4.1. Đặc điểm sinh tr−ởng và ph tá triển của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm......33
4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc.....................................................................33
4.1.2. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ, tung phấn, phun râu ................................35
4.1.3. Giai đoạn chín........................................................................................38
4.2. Động thái tăng tr−ởng của các tổ hợp ngô lai...........................................39
4.2.1. Động thái tăng tr−ởng chiều cao cây.....................................................39
4.2.2. Số lá, động thái tăng tr−ởng số lá ..........................................................44
4.3. Đặc tr−ng sinh lý của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm.................49
4.3.1. Diện tích lá của các tổ hợp ngô lai ........................................................49
4.3.2. Chỉ số diện tích lá ..................................................................................52
4.4. Đặc tr−ng hình thái của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm..............55
4.5. Các chỉ tiêu về bông cờ và khả năng phun râu của các tổ hợp ngô lai .....59
4.6. Đặc tr−ng hình thái bắp ............................................................................61
4.7. Đặc tính chống chịu của các tổ hợp lai.....................................................64
4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cac tổ hợp ngô lai .......66
4.9. Chỉ số chọn lọc và mối t−ơng quan giữa các chỉ tiêu chọn lọc ................73
5. KếT LUậN Và Đề NGHị .........................................................................75
5.1. Kết luận.....................................................................................................75
5.2. Đề nghị .....................................................................................................76
Tài lệu tham khảo ................................................................................77
v
Danh mục các chữ viết tắt
BRN Bán răng ngựa
CC Chiều cao
CD Chiều dài
Đ/C Đối chứng
ĐK Đ−ờng kính
HH Hữu Hiệu
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
P1000 hạt Khối l−ợng nghìn hạt
RN Răng ngựa
TB Trung bình
TGST Thời gian sinh tr−ởng
THL Tổ hợp lai
V Màu vàng
VĐ Màu vàng đậm
VC Màu vàng cam
vi
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản l−ợng ngô trên thế giới (1999 – 2006)..7
Bảng 2.2: Một số n−ớc có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới (2003 – 2005)....8
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô của một số n−ớc Đông Nam á (1995 –
2005) .................................................................................................................9
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản l−ợng ngô Việt Nam giai đoạn 1990 – 2006....12
Bảng 2.5: Tiến độ sử dụng ngô lai ở n−ớc ta giai đoạn 1990 – 2006..............13
Bảng 3.1: Nguồn gốc của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm .................27
Bảng 4.1: Các giai đoạn sinh tr−ởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai tham
gia thí nghiệm .................................................................................................34
Bảng 4.2a: Động thái tăng tr−ởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai tham
gia thí nghiệm vụ Thu Đông 2006 ..................................................................41
Bảng 4.2b: Động thái tăng tr−ởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai tham
gia thí nghiệm vụ Xuân 2007..........................................................................42
Bảng 4.3a: Động thái tăng tr−ởng số lá của các tổ hợp ngô lai tham gia thí
nghiệm vụ Thu Đông 2007 .............................................................................45
Bảng 4.3b: Động thái tăng tr−ởng số lá của các tổ hợp ngô lai tham gia thí
nghiệm vụ Xuân 2007 .....................................................................................47
Bảng 4.4: Diện tích lá của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm ................50
Bảng 4.5: Chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm......53
Bảng 4.6: Các đặc tr−ng hình thái của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm..56
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu về bông cờ và khả năng phun râu của các tổ hợp ngô lai
tham gia thí nghiệm ........................................................................................60
Bảng 4.8: Đặc tr−ng hình thái bắp của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm..62
Bảng 4.9: Khả năng nhiễm sâu bệnh và chống đổ của các tổ hợp ngô lai tham
gia thí nghiệm .................................................................................................65
Bảng 4.10: Năng suất và các yếu tổ cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai
tham gia thí nghiệm ........................................................................................68
Bảng 4.11: Kết quả về phần lựa chọn các tổ hợp lai trong vụ Thu Đông .......73
Bảng 4.12: Kết quả về phần lựa chọn các tổ hợp lai trong vụ Xuân ...............74
vii
Danh mục các đồ thị
Hình 4.1: Động thái tăng tr−ởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai vụ Thu
Đông ................................................................................................................41
Hình 4.2: Động thái tăng tr−ởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai vụ Xuân
.........................................................................................................................42
Hình 4.3: Động thái tăng tr−ởng số lá của các tổ hợp ngô lai vụ Thu Đông...46
Hình 4.4: Động thái tăng tr−ởng số lá của các tổ hợp ngô lai vụ Xuân ..........47
Hình 4.5: Diện tích lá của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm........................51
Hình 4.6: Chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm ......54
Hình 4.7: Năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm .....69
1
1. Mở ĐầU
1.1. Đặt vấn đề
Sử dụng có hiệu quả tài nguyên cây trồng là tiền đề để nâng cao sản
l−ợng nông nghiệp một cách bền vững, góp phần xoá đói giảm nghèo, an toàn
l−ơng thực và bảo vệ môi tr−ờng toàn cầu. Chiến l−ợc của Viện tài nguyên Di
truyền thực vật thế giới (IPGRI) hiện nay và t−ơng lai là đa dạng sinh học cho
hạnh phúc loài ng−ời. Con ng−ời sống hạnh phúc hơn khi thu nhập tăng, an
toàn l−ơng thực đ−ợc đảm bảo, dinh d−ỡng đ−ợc cải thiện bền vững, môi
tr−ờng sống tốt hơn và chỉ có thể bằng con đ−ờng đa dạng hoá sinh học nông
nghiệp trên các trang trại nông dân và bảo vệ rừng (IPGRI, 2004) [46].
Cây ngô (Zea mays) là cây ngũ cốc chính, cổ nhất, phổ biến rộng, có năng
suất cao và giá trị kinh tế lớn của loài ng−ời. Có nguồn gốc từ Mexico trải qua
7000 năm tiến hoá và phát triển, thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân
tạo, cây ngô đ7 có sự di truyền rất rộng r7i và khả năng thích nghi của nó có lẽ
không cây trồng nào có thể sánh kịp (Ngô Hữu Tình & CS, 1997) [13]. Hiện
nay, tất cả các n−ớc trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở những mức độ khác
nhau. Toàn thế giới sử dụng 21% sản l−ợng ngô làm l−ơng thực cho con ng−ời.
Các n−ớc Trung mỹ, Nam á và Châu Phi sử dụng ngô làm l−ơng thực chính
(Trần Văn Minh, 2004) [30].
Ngô không chỉ là cây cung cấp l−ơng thực cho con ng−ời mà còn cung cấp
thức ăn cho chăn nuôi và là một trong những nguyên vật liệu cho nền công nghiệp
chế biến (hầu nh− 70% chất tinh trong thức ăn chăn nuôi tổng hợp là từ ngô). Ngô
còn là nguyên liệu phục vụ cho các ngành khác nh− công nghiệp nhẹ (5%), công
nghiệp thực phẩm, y học,… Trong những năm gần đây cây ngô là nguồn thu ngoại
tệ lớn thông qua xuất nhập khẩu của một số n−ớc trên thế giới. Trên thế giới hàng
năm l−ợng ngô xuất nhập khẩu khoảng 70 tấn (Trần Văn Minh, 2004) [30]. Theo
dự báo sản xuất và mậu dịch ngô trên thế giới 2004 – 2005 xuất khẩu ngô đạt
2
75,62 triệu tấn. Cây ngô đ−ợc coi là cây ngũ cốc báo hiệu sự no ấm của loài ng−ời
và nuôi sống 1/3 dân số thế giới (Kuperman, 1977) [47].
Hiện nay, năng suất, diện tích, sản l−ợng ngô không ngừng tăng lên. Theo
Trung tâm nghiên cứu quốc tế cải l−ơng giống ngô và lúa mỳ CIMMYT thì mức
tăng tr−ởng bình quân hàng năm của sản xuất ngô trên toàn thế giới về diện tích
là 0,7%, năng suất là 2,4% và sản l−ợng là 3,1% (CIMMYT, 1999/2000) [35].
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2006 diện tích ngô trên toàn thế giới đạt
hơn 150 triệu ha, năng suất đạt 4,8 tấn/ha, sản l−ợng đạt khoảng 696 triệu tấn. Tỷ
lệ tăng tr−ởng là 14% về diện tích, 21% về sản l−ợng và khoảng 28% về năng
suất (FAOSTAT, 2006) [39]. Theo dự đoán của Viện nghiên cứu ch−ơng trình
l−ơng thực thế giới (IFPRT, 2000) [45] nhu cầu ngô trên toàn thế giới vào năm
2020 sẽ v−ợt 50% so với sản l−ợng ngô vào năm 1995, tức là sẽ tăng từ 558 triệu
tấn (1995) lên tới 837 triệu tấn vào năm 2020. Đây thật sự là thách thức lớn đối
với sản xuất ngô đặc biệt là với các n−ớc đang phát triển nơi có tỷ lệ nông dân
nghèo cao.
ở Việt Nam cây ngô đ−ợc đ−a vào gieo trồng từ cuối thế kỷ XVII và
đ−ợc coi là cây l−ơng thực đứng thứ hai sau cây lúa. ở thời gian đầu, do không
đ−ợc chú trọng nên hầu hết diện tích các giống ngô đ−ợc trồng chủ yếu là các
giống ngô địa ph−ơng cho năng suất thấp khoảng 1,47 – 1,56 tấn/ha/vụ. Sau
năm 1992 cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đời sống kinh tế của
con ng−ời đ7 đ−ợc cải thiện, nhu cầu của con ng−ời ngày càng tăng. Do đó,
vai trò dùng làm cây l−ơng thực của ngô giảm dần, song nhu cầu sử dụng làm
thức ăn cho chăn nuôi ngày càng cao.
Trong những năm gần đây nhờ sử dụng những giống ngô lai mới, diện tích,
năng suất và sản l−ợng ngô của Việt Nam tăng lên nhanh chóng và đạt đỉnh điểm
vào năm 2005. Theo Nguyễn Sinh Cúc [15], năm 2005 diện tích trồng ngô đạt 1039
nghìn ha, năng suất đạt 35,5 tạ/ha và sản l−ợng 3,69 triệu tấn, đ7 làm thay đổi tỷ
trọng ngô trong cơ cấu sản l−ợng l−ơng thực từ 5,7% (2000) lên 9% (2005).
3
Theo định h−ớng đến năm 2010 sẽ đ−a diện tích trồng ngô n−ớc ta lên
1,2 triệu ha, sản l−ợng ngô cả n−ớc đạt 5 – 6 triệu tấn; Trong đó tỷ lệ giống
ngô lai từ 70 – 75% lên 85 – 90% (Viện nghiên cứu ngô) [31].
Mặc dù vậy, sản l−ợng ngô của n−ớc ta hiện nay vẫn ch−a đáp ứng đủ
yêu cầu của sản xuất. Theo GS.TSKH Trần Hồng Uy mỗi năm cả n−ớc cần
khoảng 4,5 triệu tấn ngô, nh−ng trên thực tế hiện nay mới có 3,7 triệu tấn. Do
đó, hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu một số l−ợng ngô lớn dùng làm
thức ăn cho chăn nuôi [42].
Để giải quyết vấn đề này, đồng thời đáp ứng đ−ợc mục tiêu và kế hoạch
đ7 đặt ra, trong thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh công tác chọn tạo các
giống ngô cho năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng thích ứng rộng và đ−a
các giống ngô lai vào sản xuất nhằm đáp ứng đ−ợc nhu cầu sử dụng ngô và
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “So sánh một số tổ hợp ngô lai F1 có triển vọng tại Gia
Lâm – Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Khảo sát, đánh giá khả năng sinh tr−ởng phát triển của một số tổ hợp
ngô lai F1 có triển vọng.
- Đánh giá khả năng chống chịu của một số tổ hợp ngô lai F1 có triển
vọng trong vụ Thu Đông 2006 và vụ Xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Chọn ra những tổ hợp lai tốt, phục vụ cho công tác chọn tạo giống ngô.
1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. ý nghĩa khoa học của đề tài
So sánh giống nhằm xác định khả năng thích ứng của các giống cây
trồng ở các vùng sinh thái và thời vụ khác nhau tr−ớc khi đ−a vào sản xuất. ở
mỗi vùng trồng ngô khác nhau đều có điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau,
4
nên nhu cầu về bộ giống ngô lai cũng rất khác nhau, bao gồm cả giống dài
ngày, trung ngày và giống ngắn ngày.
Việc đ−a các giống ngắn ngày vào sản xuất sẽ mở rộng diện tích trồng
ngô đông sau hai vụ lúa (lúa xuân muộn – lúa mùa sớm – ngô đông); Đồng
thời việc sử dụng các giống ngắn ngày và trung ngày vào sản xuất còn tạo
điều kiện thuận lợi cho việc bố trí thời vụ trong công thức luân canh tăng vụ ở
các tỉnh phía bắc, các tỉnh miền đông Nam bộ và Tây nguyên hoặc các vùng
đất b7i ven sông.
Tuy nhiên trong sản xuất hiện nay chúng ta mới chỉ tìm thấy sự phong
phú về chủng loại của các bộ giống dài ngày và trung ngày, còn bộ giống ngắn
ngày rất hạn chế về chủng loại. Do đó, trong sản xuất giống để chủ động trong
xây dựng công thức trồng trọt trong cơ cấu luân canh tăng vụ, việc tạo ra bộ
giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn, cho năng suất cao, phẩm chất tốt, phạm
vi thích ứng rộng, có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận là hết sức
cần thiết.
1.3.2. ý nghĩa thực tiễn
Kết quả thí nghiệm là cơ sở đánh giá và chọn tạo ra các giống ngô lai tốt,
phục vụ cho sản xuất.
5
2. TổNG QUAN TàI LIệU
2.1. Những nghiên cứu sử dụng ngô trên thế giới
2.1.1. Những nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới
Trên thế ngô là một trong những cây l−ơng thực quan trọng trong nền kinh
tế, đứng thứ ba về diện tích, thứ hai về sản l−ợng và đứng thứ nhất về năng suất.
Ngô là cây trồng phổ biến rộng lớn, nó có thể trồng trong nhiều điều kiện môi
tr−ờng khác nhau, sản phẩm đ−ợc sử dụng làm l−ơng thực cho ng−ời, thức ăn cho
gia súc và làm nguyên liệu cho công nghiệp (Maize, 2004) [49].
Ngô là cây l−ơng thực nuôi sống 1/3 số dân toàn thế giới, tất cả các n−ớc
trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở mức độ khác nhau. Toàn thế giới sử dụng 21%
sản l−ợng ngô làm l−ơng thực cho con ng−ời (Trần Văn Minh, 2004) [30]. Ngoài
các chất cơ bản nh− tinh bột, protit và lipit, hạt ngô còn chứa nhiều axit amin
không thay thế nh− triptophan, lyzine và methionin. Do đó, ở các n−ớc Trung Mỹ,
Nam á và Châu phi sử dụng ngô làm l−ơng thực chính nh− các n−ớc Đông nam phi
sử dụng 85% sản l−ợng ngô làm l−ơng thực cho chính con ng−ời, Tây Trung phi:
80%, Bắc Phi : 42%, Tây á: 27%, Nam á: 75%, Đông âu và Liên Xô cũ: 4%, các
n−ớc thị tr−ờng chung phát triển: 14% (Ngô Hữu Tình và CS, 1997) [13]. Vì vậy,
trên phạm vi toàn thế giới cây ngô sẽ vẫn là cây l−ơng thực quan trọng nhất do
thành phần dinh d−ỡng của cây ngô cao hơn gạo và lúa mỳ. Trong 100g hạt ngô
vàng có chứa 9,6g đạm trong khi gạo chỉ đạt 8g; Hàm l−ợng chất béo là 5,2g gấp
hai lần hàm l−ợng chất béo trong gạo trắng và đặc biệt hàm l−ợng vitamin C đạt
7,7mg trong khi đó ở gạo trắng không có hàm l−ợng vitamin C (Cao Đắc Điểm,
1988) [3].
Ngoài việc sử dụng làm l−ơng thực cho con ng−ời, ngô còn là thức ăn
giàu năng l−ợng là thành phần quan trọng trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc
và gia cầm. Hầu nh− 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô, điều đó
phổ biến trên toàn thế giới (Trần Văn Minh, 2004) [30]. Theo thống kê ở các
6
n−ớc phát triển 70 – 90% sản l−ợng ngô đ−ợc dùng để sản xuất thức ăn gia súc
và hơn 50% tổng số thức ăn gia súc là các dạng khác nhau từ ngô (FAO,
1995) [6]. Trong những năm gần đây, cây ngô là một trong những cây l−ợng
thực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho một số n−ớc nh− Trung Quốc, Thái
Lan,…(Lê Thành ý, 2000) [9]. Bên cạnh việc cung cấp chất tinh (hạt ngô),
thân lá ngô còn đ−ợc dùng làm thức ăn xanh và thức ăn ủ chua lý t−ởng cho
đại gia súc và đặc biệt là bò sữa (Ngô Hữu Tình, 1997) [11].
Mặt khác, cây ngô còn đ−ợc xem là nguyên liệu quan trọng trong công
nghiệp chế biến nh− gia công bột, sản xuất bánh kẹo, cồn,… và trong một số
lĩnh vực nh− công nghiệp d−ợc, công nghiệp r−ợu bia giải khát, công nghiệp
dệt,…(Liang Xiaoling, 1998) [48]. Trong công nghiệp ng−ời ta đ7 sản xuất ra
670 mặt hàng khác nhau của ngành công nghệp thực phẩm, công nghiệp d−ợc
và công nghiệp nhẹ,….(Ngô Hữu Tình, 1997) [11]. Hiện nay, ng−ời ta còn
dùng ngô để điều chế ethanol, tạo nên nguồn nguyên liệu sạch bổ sung cho sự
thiếu hụt dầu mỏ [44].
Ngô có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của các quốc gia mà hàng
năm trên thế giới tốc độ tăng tr−ởng, phát triển không ngừng về diện tích đặc biệt
là năng suất đ7 đem lại sản l−ợng lớn phục vụ cho con ng−ời cũng nh− chăn nuôi.
Việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật đ7 đ−a năng suất và sản l−ợng
ngô tăng lên không ngừng. Theo tài liệu dẫn của Võ Văn Thắng (2005) [32],
năm 1987 diện tích trồng ngô trên thế giới đạt 127 triệu ha và tổng sản l−ợng là
457,365 triệu tấn, đến năm 1997 diện tích trồng ngô đ7 tăng lên 139,480 triệu ha
với sản l−ợng đạt 571,130 triệu tấn, đến năm 2000 diện tích trồng ngô là 138,2
triệu ha sản l−ợng ngô đạt 592,3 triệu tấn và đến năm 2003 sản l−ợng ngô đạt tới
637,4 triệu tấn trên diện tích 142,3 triệu ha [43]. Cùng với sự tăng lên về diện
tích, năng suất ngô trên thế giới cũng liên tục tăng lên, nếu nh− năm 1997 năng
suất ngô là 4,00 tấn/ha thì đến giai đoạn 2006 năng suất ngô bình quân trên toàn
thế giới đạt 4,8 tấn/ha.
7
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản l−ợng ngô trên thế giới (1999 – 2006)
Năm Diện tích (tr. ha) Năng suất (tạ/ha) Sản l−ợng (tr.tấn)
1999 138,8 43,8 607,4
2000 138,2 42,8 592,3
2001 139,1 44,8 614,5
2002 138,7 42,4 602,6
2003 142,3 43,1 637,4
2004 147,0 49,0 721,4
2005 147,2 47,0 629,7
2006 150,0 48,0 694,0
(Nguồn: & FAOSTAT, 2004 – 2006) [39]
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 75 n−ớc trồng ngô bao gồm cả các n−ớc
phát triển và các n−ớc đang phát triển, mỗi n−ớc trồng ít nhất 100.000 ha ngô,
tổng diện tích đất trồng là 140 triệu ha, đem lại sản l−ợng 600 triệu tấn ngô ngũ
cốc trong một năm. Trong số 25 n−ớc sản xuất ngô hàng đầu thế giới có 8 n−ớc
phát triển, 17 n−ớc đang phát triển (9 n−ớc từ Châu phi, 5 n−ớc Châu á và 3
n−ớc Châu mỹ la tinh) và 2/3 diện tích ngô tập trung ở các n−ớc đang phát triển,
1/3 ở các n−ớc phát triển; Tuy nhiên 2/3 sản l−ợng ngô lại tập trung ở các n−ớc
phát triển. Những n−ớc sản xuất ngô hàng đầu thế giới là là Mỹ (229 triệu tấn),
Trung Quốc 124 triệu tấn), Brazil (35,5 triệu tấn), Mexico (19 triệu tấn) và Pháp
(16 triệu tấn) (Clive Jame, 2003) [4]. Nguyên nhân là do có sự chênh lệch rất về
năng suất và tỷ lệ sử dụng ngô lai giữa các quốc gia này. Có thể nói, một trong
những thành tựu có ý nghĩa quyết định đến sản l−ợng ngô ngày càng cao là lai
tạo và sử dụng ngô lai trên thế giới. Ngô lai đ7 chứng minh là một trong những
thành tựu tạo giống cây trồng lớn nhất của loài ng−ời. Ngô lai đ7 đóng góp vào
vào việc tăng sản l−ợng, giải quyết nạn đói ở các n−ớc đang phát triển vùng
Châu á, Châu phi và Châu mỹ la tinh (Nguyễn Thế Hùng, 1995) [17].
8
Bảng 2.2: Một số n−ớc có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới (2003 – 2005)
Diện tích
(tr. ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Tổng sản l−ợng
(tr. tấn) Quốc gia
2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005
Tỷ lệ
ngô lai
(%)
Châu á 43,2 44,6 46,5 3,8 4,1 4,0 165,6 181,7 185,5
Mỹ 28,8 29,8 30,08 9,0 10,07 9,3 256,9 299,9 282,3 100
Trung Quốc 24,1 25,5 26,2 4,8 5,1 5,0 116,0 130,4 139,4 90
Mêxicô 7,8 8,0 8,0 2,5 2,8 2,6 19,7 22,0 19,5 40
Brazil 13,0 12,3 11,5 3,7 3,4 3,0 48,3 41,8 41,0 40
ấn Độ 7,4 7,0 7,4 2,0 2,0 2,0 14,7 14,1 15,1 30
Indonexia 3,4 3,4 3,5 3,2 3,3 3,4 10,9 11,2 6,9
(Nguồn: FAO, 2006)
Qua bảng cho thấy: Mỹ và Trung Quốc là hai n−ớc phát triển có tỷ lệ sử
dụng ngô lai lên tới 90 – 100%; Trong khi đó ở các n−ớc đang phát triển nh−
Brazil, Mexico và ấn độ tỷ lệ sử dụng ngô lai chỉ đạt 30 – 40%. Vì thế, diện
tích trồng ngô ở Mỹ và Trung Quốc chỉ gấp 2 lần so với diện tích trồng ngô ở
các n−ớc đang phát triển, song về sản l−ợng lại lớn hơn rất nhiều lần.
Hiện nay, khu vực Đông Nam á đ−ợc đánh giá là khu vực có tiềm năng
về năng suất ngô lớn trong khu vực Châu á Thái Bình D−ơng, cũng nh− trên
thế giới. Cụ thể: Đông Nam á, Nam á, Tây á, Nam phi, Mỹ la tinh và vùng
Caribe (CIMMYT, 2002) [36]. Hầu hết các n−ớc trong khu vực Đông Nam á
là các n−ớc đang phát triển: Indonexia, Thái Lan, Việt Nam,….
9
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô của một số n−ớc Đông Nam á (1995 – 2005)
Năng suất
(tạ/ha)
Diện tích
(1000 ha)
Sản l−ợng
(1000 tấn)
Quốc gia
1995 2005 1995 2005 1995 2005
Indonexia 22,60 34,30 3652 504 8246 12014
Myanmar 17,00 26,50 162 310 275,1 820
Philippin 15,20 20,80 2736 2500 4161 5200
Thái Lan 32,90 36,30 1263 1115 4155 4180
Việt Nam 21,10 35,50 559 10395 1177 3690
(Nguồn: FAO, 2006)
Qua bảng nhận thấy Indonexia và Philippin là hai n−ớc có sản l−ợng ngô
cao nhất, nh−ng Thái Lan và Việt Nam là hai n−ớc có năng suất ngô cao nhất;
Trong đó Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng tr−ởng nhanh nhất. Có đ−ợc sự
tăng tr−ởng đó là do các n−ớc Đông Nam á đ7 nhanh chóng ứng dụng, đ−a các
giống ngô lai vào sản xuất. Năm 1996 tỷ lệ sử dụng ngô lai của Thái Lan và
Việt Nam mới chỉ là 30%, hiện nay tỷ lệ sử dụng ngô lai ở Thái Lan lên tới
60% và 85% ở Việt Nam.
Rõ ràng rằng, cây ngô là cây trồng quan trọng trong nền kinh tế thế giới
và trong t−ơng lai cây ngô có thể sẽ là cây trồng chiếm vị trí số 1 trong nền
kinh tế nông nghiệp thế giới.
2.2.2. Những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển ngô lai trên thế giới
Sản xuất cây l−ơng thực thế giới vào cuối thế kỷ XX có một sự kiện rất
quan trọng, đó là sự nhảy vọt của cây ngô - một trong ba cây ngũ cốc chính
của loài ng−ời (lúa mỳ, lúa n−ớc và ngô). Nhờ sự phát hiện và sử dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu ứng dụng hiện t−ơng −u thế lai
trong công tác chọn tạo giống ngô, đ7 cải thiện đáng kể khả năng chống chịu
của giống ngô nh−: Khả năng chịu hạn, chống đổ, khả năng chống chịu với
một số sâu bệnh chính đặc biệt là có thể trồng ở mật độ cao.
10
Trung Quốc là một trong những n−ớc đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên
cứu ứng dụng hiện t−ợng −u thế lai vào sản xuất ngô. Thành công của ch−ơng
trình ngô lai đ−ợc đánh dấu bởi sự ra đời của các giống ngô lai kép đầu tiên
vào năm 1962. Những giống ngô này đ7 thể hiện −u thế lai v−ợt trội về năng
suất, khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận, cũng nh− độ đồng đều về
quần thể. Tiếp theo đó là sự ra đời của các giống ngô lai quy −ớc từ lai đơn, lai
ba cho đến các giống ngô lai không quy −ớc. Thành tựu nổi bật của Trung
Quốc chính là rút ngắn đ−ờng đi của các giống ngô lai đơn và chỉ trong ba
thập niên các giống ngô lai đơn đ7 đ−ợc thay thế tới ba lần. Nếu nh− năm
1975 các giống ngô lai đơn chiếm trên 72,2% tổng diện tích ngô lai toàn
Trung Quốc thì ngày nay các giống ngô lai đ7 chiếm trên 93,4% tổng diện
tích trồng ngô lai toàn Trung Quốc.
Ngày nay, việc sử dụng các giống ngô lai trong sản xuất của các n−ớc có
nền nông nghiệp phát triển chiếm tỷ lệ 100%, còn các n−ớc đang phát triển tỷ
lệ sử dụng ngô lai chiếm khoảng 38%. Cụ thể tỷ lệ sử dụng ngô lai ở một số
n−ớc trên thế giới nh− Mỹ: 100%, Trung Quốc: 90%, Brazil: 40%, Mêxico:
40%, ấn Độ: 30%.
Cùng với sự phát triển của nền chăn nuôi đại công nghiệp thì việc chọn
tạo ra những giống ngô có hàm l−ợng dinh d−ỡng cao đang là một yêu cầu hết
sức cần thiết. Các n−ớc trên thế giới đang chú trọng phát triển ch−ơng trình
chọn tạo giống ngô lai đơn giàu đạm, giàu protein,….Mỹ và Trung Quốc là
những quốc gia đầu tiên nghiên cứu và chọn tạo thành công những giống ngô
có hàm l−ợng protein cao, hiện những quốc gia này đ7 có nhiều nguồn vật liệu
phong phú để phát triển mạnh giống ngô lai giàu dinh d−ỡng.
Sau những thành công của Mỹ và Trung Quốc trong việc chọn tạo các
giống ngô có hàm l−ợng dinh d−ỡng cao, rất nhiều n−ớc trên thế giới nh−
Brazil, Mexico, Việt Nam,… đ7 bắt đầu nghiên cứu, phát triển các giống ngô
lai giàu dinh d−ỡng (QPM) và b−ớc đầu đ7 chọn tạo đ−ợc một số giống QPM
(Mexico: CML142; CML150; CML186,….; Việt Nam: HQ2000).
11
Nh− vậy, trong những năm tới h−ớng chọn tạo ngô lai trên thế giới sẽ tập
trung nghiên cứu phát triển chủ yếu là các giống ngô lai QPM để phục vụ cho
chăn nuôi công nghiệp. Mặt khác, với hiện t−ợng nóng lên toàn cầu, cần quan
tâm nghiên cứu các giống ngô lai chịu hạn cho những vùng trồng khó khăn về
n−ớc t−ới.
2.2. Những nghiên cứu, sử dụng ngô ở Việt Nam
2.2.1. Những nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam
Ngô đ−ợc đ−a vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm, là cây l−ơng
thực đứng thứ hai sau lúa n−ớc (Ngô Hữu Tình và CS,1997) [13], ngô có nhiều
đặc tính nông sinh học quý, có tiềm năng năng suất cao, có khả năng thích
nghi rộng với điều kiện sinh thái đa dạng ở Việt Nam. Do điều kiện chiến
tranh kéo dài nên những nghiên cứu về cây ngô cũng bắt đầu muộn hơn so với
các n−ớc trong khu vực; Năm 1973 ở Việt Nam mới có những định h−ớng
phát triển ngô (Trần Hồng Uy, 2001) [27].
Trong các giai đoạn phát triển ngô ở Việt Nam, năm 1975 đất n−ớc mới
thống nhất, khó khăn chồng chất nên cây ngô ch−a đ−ợc chú trọng. Diện tích
bình quân đạt 267 nghìn ha với năng suất đạt 1,05 tấn/ha và tổng sản l−ợng
bình quân đạt 280,6 nghìn tấn. Mặt khác, vật liệu ngô khởi đầu của n−ớc ta
còn rất nghèo nàn và không phù hợp, cùng với cơ sở vật chất ch−a đáp ứng
đ−ợc một số khâu quan trọng ._.trong sản xuất ngô. Tuy nhiên, đến năm 1990
diện tích trồng ngô tăng lên 432 nghìn ha, với tổng sản l−ợng đạt 671 nghìn
tấn tăng gấp 3 lần so với năm 1975. Năm 1995 sản l−ợng đạt 1184,2 nghìn tấn
trên diện tích 556,8 nghìn ha, và đến năm 2000 mặc dù diện tích trồng ngô so
với năm 1995 không đáng kể nh−ng sản l−ợng tăng gấp 2 lần đạt 2005,9 nghìn
tấn. Ngày nay, đ−ợc sự quan tâm đặc biệt của Nhà n−ớc về Nông nghiệp nói
chung và cây ngô nói riêng, diện tích trồng ngô cả n−ớc đạt 1031,6 nghìn ha,
năng suất đạt 37 tạ/ha, sản l−ợng đạt 3800 nghìn tấn (Tổng cục thống kê,
2006) [25].
12
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản l−ợng ngô Việt Nam giai đoạn 1990 – 2006
Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản l−ợng (1000 tấn)
1990 431,8 15,5 671,0
1991 447,6 15,0 672,9
1992 478,0 15,6 747,9
1993 496,5 17,7 882,2
1994 534,7 21,4 1143,9
1995 556,8 21,3 1184,2
1996 615,2 25,0 1536,7
1997 662,9 24,9 1650,6
1998 649,7 24,8 1612,0
1999 691,8 25,5 1753,1
2000 730,2 27,5 2005,9
2001 729,5 29,6 2161,7
2002 810,4 30,8 2314,7
2003 909,8 34,4 3136,3
2004 991,1 34,6 3430,9
2005 1043,3 36,0 3756,3
2006 1031,6 37,0 3800,0
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2006) [25]
Trong những năm gần đây nhu cầu l−ơng thực, thực phẩm ngày càng cao,
cùng với sự phát triển cao của nền chăn nuôi đại công nghiệp đòi hỏi một khối
l−ợng lớn ngô dùng cho chế biến thức ăn gia súc. Do đó, diện tích trồng ngô không
ngừng đ−ợc mở rộng và sản l−ợng không ngừng tăng lên. Để đạt đ−ợc năng suất và
sản l−ợng ngô đáp ứng đ−ợc nhu cầu thực tế thì không thể không nói tới ngô lai. Với
những −u thế về năng suất, hàm l−ợng dinh d−ỡng cao hơn rất nhiều so với các
giống ngô truyền thống và các giống ngô thụ phấn tự do; Các giống ngô lai ngày
13
càng đ−ợc sử dụng rộng r7i và ngày càng đ−ợc phổ biến nhiều trong sản xuất. Năm
1991 diện tích ngô lai mới chỉ có 500 ha (Trần Hồng Uy, 2000) [28], đến năm 2005
diện tích ngô lai đ7 tăng 840.000 ha (Viện nghiên cứu ngô, 2005) [1].
Quá trình phát triển ngô lai có thể chia làm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1980 – 1992: Giai đoạn này phần lớn sử dụng các giống thụ
phấn tự do, diện tích ngô lai vẫn chỉ ở mức thấp.
- Giai đoạn 1993 – nay: Đây là giai đoạn ứng dụng thành công của ngô lai
vào sản xuất đại trà diện tích, năng suất và sản l−ợng ngô không ngừng tăng lên.
Bảng 2.5: Tiến độ sử dụng ngô lai ở n−ớc ta giai đoạn 1990 – 2006
Năm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1990 5 0
1991 500 0,11
1992 12800 2,8
1993 50000 10,0
1994 100000 20,0
1995 140000 25,1
1996 230000 38,3
1997 300000 45,2
1998 350000 54,2
1999 380000 54,9
2000 450000 63,0
2001 510.650 70,0
2002
2003 528.952 83,3
2004
2005 839.370 83,0
2006 876.350 85,0
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2006)
14
Qua bảng cho thấy tiến độ sử dụng ngô lai ở n−ớc ta không ngừng tăng
nhanh. Năm 1990 cả n−ớc mới trồng thử nghiệm 5 ha ngô lai, đến năm 1994
diện tích trồng ngô lai đ7 tăng lên 100.000 ha chiếm 20% tổng diện tích trồng
ngô cả n−ớc; Diện tích trồng ngô lai không ngừng tăng lên trong những năm
tiếp theo và đến năm 2006 diện tích trồng ngô lai là 876.350 ha chiếm 85%
tổng diện tích trồng ngô cả n−ớc. Năng suất ngô từ 27,5 tạ/ha (2000) đ7 tăng
lên 37 tạ/ha (2006).
Việc chọn tạo các giống ngô lai có thời gian sinh tr−ởng khác nhau, có
thể trồng nhiều vụ trong năm. Đặc biệt, với việc đ−a cây ngô đông vào hệ
thống nông nghiệp đ7 chuyển h−ớng canh tác từ 1 – 2 vụ/năm lên 2 – 3 vụ/
năm trong công thức luân canh mới: Lúa xuân – lúa mùa – ngô đông; Ngô
xuân – lúa mùa – ngô đông.
Với khả năng thích nghi rộng, ngô lai đ7 đ−ợc trồng trên hầu hết các
vùng sinh thái nông nghiệp n−ớc ta. Nếu nh− Việt Nam có 8 vùng nông
nghiệp chính thì cả 8 vùng đều trồng đ−ợc ngô lai, tập trung chủ yếu ở đồng
bằng sông Hồng, Bắc trung bộ, Đông nam bộ và Tây nguyên; Trong đó vùng
đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều lợi thế để phát triển ngô lai, đến năm
2004 diện tích ngô lai chiếm 96,2% tổng diện tích trồng ngô toàn vùng và tập
trung chủ yếu ở các tỉnh Thái Bình, Hải D−ơng, Bắc Giang,… tỷ lệ sử dụng
ngô lai ở các tỉnh này đạt tới 95 – 100%.
Qua điều tra đánh giá điều kiện kinh tế x7 hội, điều kiện tự nhiên thì rất
nhiều vùng sinh thái của n−ớc ta có khả năng mở rộng diện tích ngô lai nh−:
Vùng Tây bắc diện tích trồng ngô lai có thể lên tới 70 – 80%; Đông bắc: 60%;
Bắc trung bộ: 70%. Kế hoạch đặt ra trong thời gian tỷ lệ sử dụng giống ngô lai
trên toàn quốc đạt 90% và 10% để trồng giống thụ phấn tự do ở những vùng
đặc biệt khó khăn.
15
2.2.2. Những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển ngô lai ở Việt Nam
ở Việt Nam những nghiên cứu về cây ngô đ−ợc bắt đầu vào những năm
1950, nh−ng phải đến cuối những năm 1980 sang đầu những năm 1990 với sự
ra đời của 14 giống ngô thụ phấn tự do thì công tác nghiên cứu ngô mới bắt đầu
đ−ợc quan tâm đặc biệt (Phạm Hà Thái, 2006) [21]. Thành công nhất trong
công tác này phải kể đến những thành tựu của Viện nghiên cứu ngô Quốc gia;
Từ khi thành lập đến nay cùng kết hợp với một số đơn vị nghiên cứu khác nh−
Viện cây l−ơng thực thực phẩm, tr−ờng Đại học Nông nghiệp I,…Viện đ7 thu
thập, bảo tồn các nguồn giống và quần thể ngô địa ph−ơng, các giống ngô nhập
nội; Nghiên cứu và phục hồi các giống ngô đang đ−ợc sử dụng tại các địa
ph−ơng, các giống ngô thụ phấn tự do, chọn tạo các giống ngô lai chất l−ợng
cao nh− LVN10, LVN20, LVN24,….và một số tổ hợp ngô lai có triển vọng nh−
ĐP5, LVN45, HQ2004,…đang đ−ợc thử nghiệm để đ−a vào sản xuất đại trà.
Các giống ngô lai do Việt Nam chọn tạo hiện nay hoàn toàn đáp ứng
đ−ợc nhu cầu của ng−ời sản xuất trong n−ớc và còn xuất khẩu ra một số n−ớc
khác [41]. Mặt khác, các giống ngô lai do Việt Nam chọn tạo không chỉ cạnh
tranh với các giống ngô của các công ty n−ớc ngoài mà còn v−ơn ra thị tr−ờng
thế giới nh− Lào, Campuchia, Bangladesh, Trung Quốc (Viện nghiên cứu ngô,
2005) [31].
Trong 10 giống ngô có diện tích trồng lớn nhất cả n−ớc, phần lớn đều là
các giống ngô lai đơn (LVN10, LVN4, G49, CP989) và các giống lai kép (P11,
B968) do các công ty Việt Nam nghiên cứu và sản xuất (575 giống cây trồng
nông nghiệp mới, 2005) [2]. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền chăn
nuôi đại công nghiệp, sự ra đời của các giống ngô có hàm l−ợng dinh d−ỡng
cao (các giống QPM) là hết sức quan trọng và cần thiết. Năm 2000 Viện nghiên
cứu ngô quốc gia đ7 cho ra đời giống ngô lai quy −ớc HQ2000 với tiềm năng
năng suất từ 8 – 10 tấn/ha, hàm l−ợng Triptophan và lyzin cao hơn hai lần so
với các giống ngô th−ờng (Trần Hồng Uy và CS, 2001) [27]. Hiện nay, đ7 có
16
thêm giống QPM mới nh− HQ2004 đang đ−ợc nghiên cứu và trồng thử
nghệm, b−ớc đầu đ7 có một số thành công đáng kể.
Trong những năm gần đây hiện t−ợng nóng lên và thay đổi khí hậu toàn
cầu, dẫn đến tình trạng hạn hán xảy ra th−ờng xuyên. Do đó, nhu cầu sử dụng
các giống ngô lai có khả năng chịu hạn nh−ng vẫn cho năng suất cao đang là
một thách thức đối với các nhà chọn tạo giống ngô. Thành công của sự ra đời
các giống ngô chịu hạn nh− LVN25, LCH9 đ7 mở đầu cho những nghiên cứu
chọn tạo giống ngô chịu hạn sau này.
2.3. Ưu thế lai và ứng dụng trong sản xuất
2.3.1. Ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện t−ợng con lai có sức sống mạnh hơn, sinh tr−ởng nhanh
hơn, tăng năng suất chất l−ợng và khả năng chống chịu cao hơn so với bố mẹ
chúng. Hiện t−ợng −u thế lai tăng sức sống ở con lai đ7 đ−ợc Koelreuter miêu
tả lần đầu tiên vào năm 1976, khi ông tiến hành lai các cây trồng thuộc chi
Nicotiana, Dianthus, Verbascum, Mirabilis và Datura với nhau (Stuber,1994) [50].
Năm 1871, Chales Darwin - ng−ời đầu tiên quan sát thấy hiện t−ợng −u thế
lai của cây ngô. Từ một thí nghiệm nhỏ trong nhà kính, ông nhận thấy những cây
giao phối phát triển cao hơn những cây tự phối 20%. Đến năm 1876 Darwin đ7
công bố những kết quả thu đ−ợc trong tác phẩm “Những tác động của giao phối
và tự phối trong thế giới thực vật”. Sau đó ông đ7 lai rất nhiều loài, giống cây
trồng với nhau và ông đ7 rút ra rằng “Tự phối th−ờng làm giảm sức sống còn
giao phối thì khôi phục lại nó” (Ngô Hữu Tình và CS, 1997) [13].
Năm 1877, William James Beal [13] lần đầu tiên đ7 tiến hành lai có kiểm
soát giữa các giống ngô với mục đích duy nhất là tăng năng suất bởi −u thế lai.
Ông cũng đ7 nhận thấy sự khác biệt về năng suất giống lai với các giống bố
mẹ và cho biết năng suất con lai th−ờng v−ợt hơn năng suất của bố mẹ chúng
khoảng 25%.
17
Ưu thế lai có thể coi là trạng thái dị hợp tối đa và nhận đ−ợc dị hợp tối đa
này khi lai giữa hai dòng tự phối khác nhau. Sự phát triển và sử dụng −u thế lai
khá phức tạp và phải trải qua các giai đoạn nh−: Lựa chọn vật liệu cho dòng tự
phối, phát triển dòng tự phối, thử khả năng tự phối, nghiên cứu nhân dòng tự
phối và sản xuất hạt lai. Ưu thế lai không phải là một kết quả bất biến khi lai
giữa hai dòng tự phối bởi vì các dòng tự phối có thể giống nhau về mặt di
truyền, giá trị dòng tự phối đ−ợc đánh giá trên cơ sở mức độ −u thế lai nhận
đ−ợc khi tổ hợp với một dòng khác (Slavko Borojecvic, 1990)[50].
Ưu thế lai thể hiện ở tổ hợp lai trên các tính trạng có thể chia thành các
dạng biểu hiện chính sau:
- Ưu thế lai về hình thái: Biểu hiện qua sức mạnh phát triển trong thời gian
sinh tr−ởng nh− tầm vóc của cây. Theo tài liệu dẫn của Võ Văn Thắng [32], năm
1922 con lai F1 của ngô có độ lớn hạt tăng hơn bố mẹ 11,1%, đ−ờng kính thân
tăng 48%, chiều cao cây tăng 30 – 50%,… ngoài ra diện tích lá, chiều dài bông
cờ, số nhánh trên bông cờ ở các tổ hợp lai th−ờng lớn hơn bố mẹ.
- Ưu thế lai về năng suất: Đ−ợc biểu hiện thông qua các yếu tố cấu thành
năng suất nh− khối l−ợng hạt, số hạt/bắp, tỷ lệ hạt/bắp,… Ưu thế lai về năng
suất ở các giống lai đơn giữa dòng có thể đạt 193 – 263% so với năng suất
bình th−ờng của bố mẹ (Trần Hồng Uy, 1985) [26].
- Ưu thế lai về tính thích ứng: Biểu hiện qua khả năng chống chịu với
điều kiện môi tr−ờng bất thuận nh−: Sâu, bệnh, khả năng chịu hạn,….
- Ưu thế lai về tính chín sớm: Thể hiện thông qua con lai chín sớm hơn
bố mẹ do sự biến đổi quá trình sinh lý, sinh hoá, trao đổi trong cơ thể.
2.3.2. ứng dụng −u thế lai trong sản xuất ngô
Ưu thế lai đóng vai trò to lớn trong sản xuất nói chung và trong sản xuất
nông nghiệp nói riêng. Công tác chọn tạo giống ngô lai đ−ợc H.Shull bắt đầu
thực hiện vào năm 1909. Ưu thế lai thể hiện qua con lai F1 và biểu hiện −u thế lai
này phụ thuộc vào các dạng bố mẹ vì vậy cần có những giải pháp cụ thể cho từng
18
giai đoạn. Năm 1917 khi Jones đ−a ra ph−ơng pháp sản xuất hạt lai kép nhằm hạ
giá thành sản phẩm và ngay trong năm thử nghiệm đầu tiên (1920), ph−ơng pháp
này đ7 nhanh chóng đ−ợc chấp nhận. Mặt khác trong các loại giống cây trồng
của con ng−ời, cây ngô là cây có −u thế lai cao nhất. Các giống ngô lai đơn đầu
tiên đ−ợc thử nghiệm năm 1960 đ7 chinh phục loài ng−ời bởi năng suất cao và độ
đồng đều mặc dù giá thành hạt giống rất cao. Theo CIMMYT (2000) [35], bình
quân chung ngô lai trên thế giới chiếm khoảng 65%.
Việt Nam là quốc gia có những định h−ớng phát triển ngô t−ơng đối sớm
và đ7 đạt đ−ợc những thành công b−ớc đầu. Nếu năm 1990 diện tích trồng ngô
lai ban đầu chỉ chiếm 5ha, nh−ng đến năm 2006 diện tích trồng ngô lai là
876.350 ha (Tổng cục thống kê, 2006) [25]. Bên cạnh sự tăng lên về diện tích
thì ngô lai ngày càng phát triển mạnh mẽ và −u thế lai đ7 thể hiện hầu hết các
tính trạng của tổ hợp; Trong đó tính trạng năng suất thể hiện rõ rệt, ban đầu
năng suất chỉ đạt 0,1% (1990), sau tăng lên 40% (1996) và 73% (2002) (Tổng
cục thống kê, 2002) [22]. Vì thế Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ phát
triển rất nhanh trong lịch sử ngô lai thế giới.
2.4. Tình hình sử dụng các loại giống ngô
Hiện nay, trên thế giới giống chiếm một vai trò rất quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô nói riêng. Chính nhờ những thành
tựu trong công tác chọn tạo giống mà năng suất và sản l−ợng ngô thế giới tăng
lên liên tục trong những thập niên gần đây. Dựa vào cơ sở di truyền và quá
trình chọn tạo giống, giống ngô đ−ợc chia làm hai nhóm chính: Nhóm ngô thụ
phấn tự do và nhóm ngô lai (FAO/UNDP/08/004/1988) [38].
Sau khi Việt Nam thiết lập quan hệ với Trung tâm nghiên cứu quốc tế cải
l−ơng giống ngô và lúa mỳ CIMMYT, thì định h−ớng phát triển giống ngô
trong ch−ơng trình chọn tạo giống đ7 mang lại những tiến bộ đáng kể và đạt
đ−ợc nhiều thành công rực rỡ. Ch−ơng trình ngô của CIMMYT đ7 xây dựng,
cải thiện và phát triển khối l−ợng lớn nguồn nguyên liệu, vốn gen, các quần
19
thể và các giống thí nghiệm. Những nguyên liệu đó đang đ−ợc trồng trên diện
tích 6 triệu ha ngô thuộc thế giới thứ 3 d−ới dạng các giống ngô thụ phấn tự do
hoặc các kiểu giống lai.
2.4.1. Giống ngô thụ phấn tự do
Giống ngô thụ phấn tự do (Open Pollinated Variety) là một danh từ
chung để chỉ các loại giống mà trong quá trình sản xuất hạt con ng−ời không
ngừng can thiệp vào quá trình thụ phấn – chúng thụ phấn tự do - thụ phấn mở
(Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Đây là khái niệm t−ơng đối nhằm phân biệt với
loài giống lai. Giống ngô thụ phấn tự do đ−ợc chia làm các loại sau:
Giống địa ph−ơng (local variety), là những giống ngô đ7 tồn tại trong một
thời gian dài tại địa ph−ơng, có những đặc tr−ng, đặc tính khác biệt với các giống
khác và di truyền đ−ợc cho các thế hệ sau. Giống địa ph−ơng có những đặc tính
thích nghi cao với địa ph−ơng thông qua thông qua tính chống chịu sâu bệnh,
điều kiện bất thuận của địa ph−ơng đó, chất l−ợng sản phẩm cao, nh−ng năng
suất thấp (Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Với các đặc điểm trên, giống địa ph−ơng
cũng đ−ợc sử dụng làm vật liệu để lai với nguồn nhập nội nhằm tạo ra các giống
lai có năng suất cao vẫn giữ đ−ợc đặc tính tốt (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [16].
Chính vì vậy các dòng ngô địa ph−ơng là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công
tác tạo giống ngô dựa trên cơ sở −u thế lai (Tomov, 1990) [52].
- Giống tổng hợp (synthentic variety) là thế hệ đầu tiên của giống lai nhiều
dòng bằng thụ phấn tự do. Giống tổng hợp đầu tiên đ−ợc sử dụng vào sản xuất
thuộc về Hayes và Garber vào năm 1919 (Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Sản xuất
hạt giống ngô cải tiến bằng cách tái hợp nhiều dòng tự phối có −u điểm cao hơn
so với lai đơn, lai kép vì ng−ời nông dân có thể giữ giống từ 2 – 3 vụ. Giống tổng
hợp ngoài việc sử dụng trực tiếp trong sản xuất còn đ−ợc coi là nguồn vật liệu tốt
để rút ra dòng và tạo giống ngô lai (Ngô Hữu Tình, 2003) [12].
- Giống thụ phấn tự do cải tiến (improved variety), bao gồm các giống
tổng hợp và hỗn hợp có một số đặc điểm chính nh− hiệu ứng gen cộng đ−ợc
20
khai thác trong chọn tạo, có nền di truyền rộng, có tiềm năng năng suất khá
hơn các giống địa ph−ơng, có độ đồng đều chấp nhận đ−ợc, dễ sản xuất, giống
đ−ợc sử dụng từ 2 – 3 đời (Mai Xuân Triệu, 1998) [10].
- Giống hỗn hợp (composite variety), là thế hệ tiến triển của tổ hợp các
nguồn vật liệu −u tú có nền di truyền khác nhau (Ngô Hữu Tình, 2003) [12].
Nguồn vật liệu này bao gồm các giống thụ phấn tự do, giống tổng hợp, giống
lai kép,…Giống hỗn hợp khác giống tổng hợp ở chỗ có nền di truyền rộng và
nhà chọn giống không thể kiểm soát đ−ợc chặt chẽ khả năng kết hợp của các
vật liệu tạo giống (Mai Xuân Triệu, 1998) [10]. Nhóm giống này đ−ợc coi là
giống quá độ tr−ớc khi sử dụng các giống lai mới có năng suất cao (Nguyễn
Thế Hùng, 1995) [17].
2.4.2. Giống ngô lai (Hybrid maize)
Ngô lai là kết quả của việc ứng dụng −u thế lai trong công tác tạo giống
ngô. Có thể nói ngô lai là thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật của thế kỷ
XX (Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Trong sản xuất hiện nay, giống ngô lai có thể
tạo ra là giống ngô lai quy −ớc (trên cơ sở các dòng tự phối) và giống lai
không quy −ớc (có ít nhất một bố mẹ không phải là dòng tự phối thuần):
- Giống ngô lai quy −ớc (Conventional hybrid): là giống ngô lai giữa các
dòng thuần với nhau. Việc tạo các giống ngô lai quy −ớc đ−ợc coi là thành tựu
lớn nhất của khoa học nông nghiệp thế giới mấy chục năm qua (giáo trình cây
l−ơng thực, 1996) [5]. Đây là ph−ơng thức sử dụng có hiệu quả của hiện t−ợng
−u thế lai do đó lợi dụng hiệu ứng trội và siêu trội khi lai giữa các dòng tự
phối đời cao với nhau. Dựa vào số dòng thuần tham gia tạo giống, giống ngô
lai quy −ớc đ−ợc phân thành: Lai đơn: là phép lai dựa trên cơ sở hai dòng bố
mẹ tự phối. Lai ba: là lai giữa một lai đơn và một dòng tự phối. Lai kép: Là lai
giữa hai lai đơn. Lai đơn th−ờng đ−ợc phát triển nhiều trên thế giới vì nó cho
năng suất cao và đồng đều nh−ng rất khó nhân dòng và sản xuất hạt lai (David
L. Beck, CIMMYT, 2002) [37].
21
Các giống ngô lai quy −ớc cho năng suất cao từ 8 -14 tấn/ha, độ đồng
đều cao, cây sinh tr−ởng mạnh, có −u thế lai cao, phẩm chất hạt đáp ứng yêu
cầu thị tr−ờng. Giống ngô lai quy −ớc yêu cầu thâm canh cao mới phát huy hết
−u thế lai và cho năng suất cao.
- Giống lai không quy −ớc là giống ngô lai đ−ợc tạo ra trong đó ít nhất
một thành phần bố mẹ không phải là dòng thuần. Các giống ngô lai không quy
−ớc th−ờng gặp là:
Giống x giống: Khả năng lai giữa các th−ờng cho năng suất cao hơn từ
15 đến 18% so với các giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh tr−ởng.
Dòng x giống hoặc giống nhân dòng (lai đỉnh): Các tổ hợp lai đỉnh có
khả năng cho năng suất cao hơn 25 – 30% so với giống thụ phấn tự do có cùng
thời gian sinh tr−ởng.
Lai đơn x giống (lai đỉnh kép): Tổ hợp lai đỉnh kép cho năng suất cao
hơn 20 – 30% so với giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh tr−ởng.
Gia đình x gia đình
Ưu điểm của giống lai không quy −ớc là có nền di truyền rộng, có khả
năng chống chịu tốt, năng suất và đặc điểm nông sinh học cao hơn các giống
thụ phấn tự do, giá hạt giống thấp. ở mức độ thâm canh vừa phải các giống
ngô loại này cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế khá nh−ng tiềm năng năng
suất không cao bằng giống lai quy −ớc.
Các nghiên cứu phát triển giống ngô của Việt Nam trong những thập niên
gần đây đ7 đạt đ−ợc một số kết quả khả quan mà nòng cốt là Viện nghiên cứu
ngô. Viện nghiên cứu ngô đ7 chủ động trong việc chọn tạo dòng thuần, giống
lai, giống thụ phấn tự do nên đ7 kịp thời đ−a vào sản xuất những giống ngô tốt
có khả năng thích ứng rộng, phù hợp với cơ cấu luân canh cho từng vùng tạo
tiền đề phát triển kinh tế.
- Giống ngô lai quy −ớc gồm:
22
+ Nhóm giống chín sớm: LVN1, LVN5, LVN20, LVN25, G49, G45, T1,
LVN24, LVN9, LVN99,…có tiềm năng năng suất từ 5 -7 tấn/ha.
+ Nhóm giống chín trung bình: LVN4, LVN17, LVN12, P11, P60, T3,
T9, LVN22, VN8960,…có tiềm năng năng suất từ 5 – 8 tấn/ha.
+ Nhóm giống chín muộn: LVN10, CPDK888, HQ2000, LVN98,
T6,…có tiềm năng năng suất từ 5 – 9 tấn/ha.
- Giống lai không quy −ớc: LS3, LS4, LS5, LS6, LS7, LS8,… có tiềm
năng năng suất từ 3 – 7 tấn/ha.
Thành công đem lại hiệu quả cao trong ch−ơng trình phát triển ngô lai ở
Việt Nam, chúng ta đ7 xây dựng một quy trình sản xuất chế biến hạt giống
ngô lai khá hoàn chỉnh. Với quy trình này chúng ta đ7 hoàn toàn chủ động
đ−ợc việc sản xuất và cung ứng hạt giống đồng thời dành lại thị tr−ờng mà
những năm tr−ớc đây các công ty n−ớc ngoài đ7 chiếm giữ.
2.5. Khảo nghiệm và đánh giá một số giống ngô lai mới
Giống cây trồng là một nhân tố quyết định năng suất, chất l−ợng và hiệu
quả của sản xuất nông nghiệp (575 giống cây trồng nông nghiệp mới, 2005) [2].
Giống tốt và hạt giống đạt tiêu chuẩn chất l−ợng có thể tăng năng suất từ 10 –
30% và có thể hơn thế nữa. Với tính chất quan trọng của giống đối với sản xuất
nên giống mới sau khi chọn tạo, cần phải thông qua công tác khảo sát, đánh giá
nhằm xác định khả năng thích ứng của giống, tr−ớc khi đ−a vào sản xuất đại trà.
Mục đích của công tác so sánh và khảo nghiệm giống nhằm phân tích
đánh giá khả năng sinh tr−ởng, phát triển, khả năng thích nghi với các điều
kiện sinh thái khác nhau cũng nh− khả năng chống chịu sâu bệnh. Đồng thời
công tác này cũng góp phần bổ sung, hoàn thiện quy trình trồng trọt tr−ớc khi
đ−a giống vào sản xuất đại trà.
Việt Nam trong những năm gần đây đ7 có những thành tựu đáng kể về
ngô lai. Năng suất chất l−ợng các giống ngô lai không thua kém các giống của
các công ty n−ớc ngoài. Mặt khác, chúng ta có lợi thế hơn khi các giống ngô
23
lai quy −ớc không thua kém về năng suất cũng nh− phẩm chất hạt giống của
các công ty n−ớc ngoài; Đồng thời giá thành hạt giống của Việt Nam thấp hơn
rất nhiều so với giá thành hạt giống của các công ty n−ớc ngoài. Để ngày càng
đáp ứng đ−ợc nhu cầu trong n−ớc và xuất khẩu ngô giống cũng nh− ngô
th−ơng phẩm thì công tác chọn tạo giống, khảo nghiệm, đánh giá giống rất
quan trọng và đ−ợc tiến hành th−ờng xuyên nhằm mục đích chọn tạo ra những
giống phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Theo tài liệu dẫn của Võ Văn Thắng (2005) [32], tác giả Bùi Phúc Khánh
và cộng sự (1993), đ7 tiến hành khảo nghiệm các giống ngô trong vùng Đông
tại Vĩnh Phúc và đ−a ra kết luận: Nên đ−a các giống ngô lai vào sản xuất đại
trà nh− giống P11 vừa có năng suất ổn định, trung ngày, phạm vi thích ứng
rộng. Tiến hành thử nghiệm sản xuất với các giống LVN12, LVN11, LVN6,
VN1. Để ngô đông có năng suất cao thì nhóm chín muộn nên trồng tr−ớc
15/9, nhóm chín trung bình nên trồng tr−ớc 20/9.
Tác giả Phùng Quốc Tuấn và Nguyễn Thế Hùng (1995) [17], đ7 tiến
hành khảo nghiệm các giống vụ Xuân tại Gia Lâm – Hà Nội, các giống sinh
tr−ởng phát triển tốt đạt năng suất khá cao, ổn định. Các giống LVN10,
LVN20, LVN18, ĐK888 có thời gian sinh tr−ởng thuộc nhóm chín trung bình
(120 – 130 ngày), năng suất cao, thích hợp cho cơ cấu luân canh vụ Xuân
vùng đồng bằng Bắc bộ.
Kết quả khảo nghiệm quốc gia năm 1996 – 1997 theo Nguyễn Tiên
Phong và cộng sự (1997) [19] kết luận: Tại các điểm trong mạng l−ới khảo
nghiệm ngô ở phía Bắc đ7 xác định đ−ợc hai giống ngô lai chín sớm số 2 và
LVN25, năm giống ngô lai chín sớm trung bình: VN2151, LVB4, LVN17,
B9681 và số 10, một số giống ngô lai chín muộn LVN9. Đây là những giống
có triển vọng, năng suất cao ổn định, ít sâu bệnh, cần đ−ợc mở rộng sản xuất
trong các vùng sinh thái khác nhau.
24
Năm 2003, tại các tỉnh phía Bắc đ7 tiến hành khảo nghiệm 54 giống và
đ−a ra kết luận: Các giống LVN35, DK5253, DK414, DK171, NMH2002,
CPA888 là các giống thuộc nhóm chín trung bình, là những giống đ7 qua
khảo nghiệm 2 – 5 vụ có triển vọng. Các giống có triển vọng sau 1 vụ:
SX2010, SC16161, SC1617, SC65, SC1614, NK66, 30D55 đ−ợc đánh giá là
những giống sinh tr−ởng phát triển khá, dạng hình đẹp, năng suất cao.
Tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đ7 tiến hành khảo
nghiệm 59 giống và kết luận một số giống nh− A8864, NK46, T9, T5, DK171,
30P95, 30A65, SC7114 là các giống thuộc nhóm chín trung ngày có triển
vọng, với năng suất cao và khả năng chống chịu khá (Kết quả khảo nghiệm và
kiểm nghiệm giống cây trồng 2003) [8].
Theo TS. Phạm Thị Tài năm 2004 tại các tỉnh phía Bắc đ7 tiến hành khảo
nghiệm 58 giống ngô lai mới, trong đó các giống khảo nghiệm 3 vụ có triển
vọng là SX2010, SC16161, SC1614, NT6650 với năng suất cao (5 – 7 tấn/ha)
và ổn định, khả năng chống chịu ở mức khá. Các giống qua khảo nghiệm 1 - 2
vụ có triển vọng là DB5, LVN145, CN4, NHM117 năng suất đạt 6 – 7 tấn/ha.
Vụ Xuân 2005, Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng quốc gia đ7 tiến
hành khảo nghiệm cơ bản 34 giống ngô lai tại khu vực phía Bắc và chọn ra
đ−ợc một số giống có triển vọng là: LVN184, LVN145, HK4, VX2546 (nhóm
chín sớm),…SC164, ĐP5 (nhóm chín trung bình),….
Tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vụ Đông xuân
2004 – 2005 đ7 tiến hành khảo nghiệm 50 giống mới, trong đó có 38 giống
ngô lai trong và ngoài n−ớc. Kết quả là 4 giống: SC164, SX2010, HQ2004,
NT6650 đ7 đ−ợc khảo nghiệm 3 – 4 vụ có triển vọng, năng suất đạt cao đạt
7,5 – 8,5 tấn/ha, cần tiếp tục khảo nghiệm thêm 1 – 2 vụ để có thể nhanh
chóng đ−a vào sản xuất.
Trong tập đoàn giống ngô lai mang khảo nghiệm trên nhiều vùng sinh
thái khác nhau, đ7 hình thành nhiều giống ngô tốt phục vụ sản xuất đem lại
25
năng suất chất l−ợng cao nh−: LVN4, LVN23, LVN24, LVN10, LVN9,
LVN99, VN98, LVN25, LVN20, T9, B9999, CPDK888, HQ2000,…
Theo tài liệu dẫn của nguyễn Hồng Hạnh [14], trong giai đoạn 2001 – 2005,
Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn đ7 công nhận chính thức 25 giống ngô
lai: LVN24, LNS222, VN25-99, HQ2000, VN8960, LVN22, LVN9, B9698,
DK5252, CP989, NK54, NK4300, DK414, MX2, MX4, Pac.963, CPA88, NK46,
B9999, C191, DKGold. Công nhận tạm thời 10 giống nh−: LVN98, LCH9,
LVN45, LVN145, V2002, B9797, T9, T7, NMH2ô2, CP3Q; Các giống này đều
có tiềm năng năng suất từ 5 – 8 tấn/ha, khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu
bệnh, điều kiện ngoại cảnh t−ơng đối tốt.
Giống ngô lai LVN4 là giống lai đơn do tác giả Trần Hồng Uy, Phan
Xuân Hào và CS tạo ra và đ−ợc khu vực hoá 1/1998. Giống LVN4 thuộc nhóm
chín trung bình ở phía Bắc, năng suất đạt 5 – 7 tấn/ha, chịu hạn khá, chịu rét
tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ. Có thể trồng ở các vụ của miền Bắc và miền Trung,
đặc biệt vụ Đông trên đất 2 lúa ở miền Bắc.
Giống ngô lai LVN22 do Viện nghiên cứu ngô tạo ra và đ−ợc khu vực
hoá năm 2002. Giống LVN22 là giống ngô lai đơn, thuộc nhóm chín trung
bình, năng suất trung bình 5 – 5,5 tấn/ha thâm canh tốt có thể đạt 8 tấn/ha, khả
năng chống đổ khá, ít nhiễm sâu bệnh. Giống LVN22 thích ứng rộng, có thể
trồng ở các vùng trong các vụ trên cả n−ớc.
Giống ngô lai đơn V98-1 là giống ngô lai đơn do các tác giả Phạm Thị
Rịnh, Trần Kim Đính, Nguyễn Thế Hùng, Trần Thị ánh Nguyệt, Nguyễn Canh
Vinh, Phan Th−ợng Trinh thuộc Viện Khoa học kỹ thuật và Nông nghiệp miền
Nam lai tạo đ−ợc công nhận và khu vực hoá ở phía Nam 8/2002. Giống V98-1 có
thời gian sinh tr−ởng ở phía Nam 90 – 92 ngày, năng suất bình quân đạt 71 tạ/ha,
chịu thâm canh tốt, ít nhiễm sâu bệnh, tiềm năng năng suất cao, hạt bán răng
ngựa, màu vàng cam, hợp thị hiếu ng−ời tiêu dùng, chủ động sản xuất hạt giống.
26
Giống ngô lai VN25-29 là giống ngô lai đơn do tác giả La Đức Vực,
Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc thuộc Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông
nghiệp H−ng Lộc lai tạo đ7 đ−ợc công nhận và khu vực hoá ở phía Nam
8/2002. Giống VN25-29 có thời gian sinh tr−ởng ở phía Nam 93 – 98 ngày,
năng suất trung bình đạt 62,3 – 72,98 tạ/ha, chịu thâm canh, ít nhiễm sâu
bệnh, năng suất cao, ổn định, phù hợp với điều kiện sinh thái ở phía Nam, chủ
động sản xuất hạt giống trong n−ớc [41].
Giống PAC963 là giống ngô lai đơn của Công ty Pacific (Thái Lan) do
Công ty Giống cây trồng Miền Nam nhập, đ−ợc công nhận và khu vực hoá
8/2002. Giống PAC963 có thời gian sinh tr−ởng 90 – 93 ngày (phía Nam),
108 – 115 ngày (phía Bắc); Năng suất bình quân ở phía Bắc đạt 58,7 tạ/ha, có
tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh, khả năng thích ứng rộng.
Giống ngô lai B9999 là giống ngô lai đơn của Xí nghiệp sản xuất hạt
giống lai Bioseed lai tạo tại Việt Nam đ−ợc công nhận và khu vực hoá ở miền
Đông Nam Bộ 8/2002. Giống B9999 là giống ngô lai thuộc nhóm chín trung
bình, năng suất bình quân đạt 70 – 90 tạ/ha, có độ đồng đều cao, hình dạng
gọn, chịu thâm canh, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất khá cao và ổn định, thích
ứng rộng [41].
27
3. VậT LIệU, NộI DUNG, ĐịA ĐIểM Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
3.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu gồm 9 tổ hợp ngô lai mới do Bộ môn Cây L−ơng
Thực - Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I chọn tạo và 1 đối chứng là LVN4.
Bảng 3.1: Nguồn gốc của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm
STT Tổ hợp lai Nguồn gốc
1 NN1-4 Tr−ờng ĐHNNI – Hà Nội
2 NN1-7 Tr−ờng ĐHNNI – Hà Nội
3 NN1-8 Tr−ờng ĐHNNI – Hà Nội
4 NN1-9 Tr−ờng ĐHNNI – Hà Nội
5 NN1-10 Tr−ờng ĐHNNI – Hà Nội
6 NN1-15 Tr−ờng ĐHNNI – Hà Nội
7 NN1-17 Tr−ờng ĐHNNI – Hà Nội
8 NN1-3-1 Tr−ờng ĐHNNI – Hà Nội
9 NN1-3-3 Tr−ờng ĐHNNI – Hà Nội
10 LVN4 (Đ/C) Viện Nghiên cứu Ngô
3.1.2. Địa điểm thực tập
Tại khu ruộng thí nghiệm cây trồng cạn Bộ môn Cây L−ơng Thực – Khoa
Nông học - Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội.
3.1.3. Thời gian tiến hành
Thí nghiệm đ−ợc tiến hành trong 2 vụ (vụ Thu Đông 2006 và vụ Xuân 2007).
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thời gian sinh tr−ởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai F1
có triển vọng trong hai vụ trồng khác nhau.
- Xác định khả năng chống chịu của một số tổ hợp ngô lai F1 có triển vọng.
28
- Xác định năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp
ngô lai F1 trong hai vụ trồng khác nhau.
3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đ−ợc bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với ba lần
nhắc lại, mỗi tổ hợp lai gieo hai hàng.
Hàng cách hàng: 70cm
Cây cách cây: 25cm
Chiều dài mỗi ô thí nghiệm: 5m
Mật độ trồng 57.000 cây/ha
* Sơ đồ thí nghiệm
- Vụ Thu Đông 2006
Dải bảo vệ
I II III
NN1-15 NN1-3-3 Đ/C
NN1-7 NN1-3-1 NN1-8
NN1-3-3 NN1-10 NN1-3-1
Đ/C NN1-9 NN1-15
NN1-8 NN1-15 NN1-4
NN1-4 Đ/C NN1-3-3
NN1-17 NN1-4 NN1-7
NN1-10 NN1-8 NN1-17
NN1-9 NN1-7 NN1-10
NN1-3-1 NN1-17 NN1-9
Dải bảo vệ
Ghi chú: I, II, III: Là các lần nhắc lại
29
- Vụ Xuân 2007
Dải bảo vệ
I II III
NN1-9 Đ/C NN1-3-1
Đ/C NN1-8 NN1-7
NN1-15 NN1-17 NN1-4
NN1-17 NN1-3-3 Đ/C
NN1-4 NN1-10 NN1-15
NN1-7 NN1-9 NN1-8
NN1-3-1 NN1-3-1 NN1-9
NN1-10 NN1-7 NN1-3-3
NN1-8 NN1-15 NN1-17
NN1-3-3 NN1-4 NN1-10
Dải bảo vệ
Ghi chú: I, II, III: là các lần nhắc lại
3.3.2. Chăm sóc thí nghiệm
- L−ợng bón tính theo đơn vị ha.
Bón 10 tấn phân chuồng + 800kg phân vi sinh + 150kg N + 90kg P2O5 +
90kg K2O.
- Cách bón:
+ Bón toàn bộ phân vi sinh và phân lân.
+ Bón thúc lần 1: Khi cây có 3 – 4 lá, bón 1/3 l−ợng N + 1/3 l−ợng K2O;
Đồng thời kết hợp với làm cỏ, vun nhẹ quanh gốc.
+ Bón thúc lần 2: Khi cây có 7 – 9 lá, b._. cây trồng 2003 -2004, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Lê Thành ý (2000), X` hội hóa nghiên cứu khoa học và công nghệ, thành
công và ghi nhận từ một Viện nghiên cứu, (Cán bộ Viện Nghiên cứu ngô).
10. Mai Xuân Triệu (1998), Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng
thuần có nguồn gốc địa lý khác nhau, phục vụ ch−ơng trình tạo giống ngô lai,
Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội, 1998.
11. Ngô Hữu Tình (1997), Cây Ngô, Giáo trình cao học. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Ngô Hữu Tình (2003), Cây Ngô, NXB Nghệ An
13. Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Võ Đình Long, Bùi mạnh c−ờng,Lê Quý
Kha, Nguyễn Thế Hùng (1997), Cây ngô, nguồn gốc đa dạng di truyền và quá
trình phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Hồng Hạnh (2006), Xác đinh khả năng kết hợp của một số dòng
ngô thuần tự phối bằng ph−ơng pháp lai luân giao, Luận văn thạc sỹ nông
nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
78
15. Nguyễn Sinh Cúc (2006), “Tổng quan nông nghiệp 2006”, Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, số 1/2006.
16. Nguyễn Văn Hiển (2000), Giá o trình chọn giống cây trồng, NXB Giá o dục, tr 44-47.
17. Nguyễn Thế Hùng (1995), Nghiên cứu chọn tạo các dòng fullsib trong
ch−ơng trình chọn giống ngô lai ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sỹ khoa học
Nông nghiệp, tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
18. Nguyễn Thế Hùng (2002), Ngô lai và kỹ thuật thâm canh ngô lai, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Tiên Phong, Tr−ơng Đích, Phạm Đồng Quảng (1997), “Kết quả
khảo nghiệm các giống ngô năm 1996 – 1997”, Tạp chí khoa học công nghệ
và quản lý kinh tế. Bộ Nông nghiệp và PTNT, tr 190 – 192.
20. Phạm Chí Thành (1998), Giáo trình ph−ơng pháp thí nghiệm đồng ruộng,
Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
21. Phạm Hà Thái (2006), “Những đột phá trong công tác nghiên cứu và
chuyển giao khoa học công nghệ của Viện Nghiên cứu ngô”, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 1/2006.
22. Tổng cục thống kê 2002 (2003), Niêm giám thống kê, NXB Thống kê.
23. Tổng cục thống kê 2003 (2004), Niêm giám thống kê, NXB Thống kê.
24. Tổng cục thống kê 2004 (2005). Niêm giám thống kê. NXB Thống kê.
25. Tổng cục thống kê 2005 (2006), Niêm giám thống kê, NXB Thống kê.
26. Trần Hồng Uy (1985), Những nghiên cứu về di truyền tạo giống liên quan tới
sản xuất ngô n−ớc Cộng hòa x` hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sỹ khoa
học nông nghiệp. Viện Hàn lâm Nông nghiệp, Xophia, Bungari.
27. Trần Hồng Uy (2000), “Một số vấn đề về triển khai sản xuất và cung ứng
hạt giống ngô lai ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005”, Tạp chí khoa học công
nghệ và quản lý kinh tế, tháng 1, tr 3 -5.
79
28. Trần Hồng Uy (2001), Báo cáo kết quả ngô lai Việt Nam, Báo cáo của Viện
Nghiên cứu ngô tại Hội nghị tổng kết 5 năm phát triển ngô lai (1996 – 2000,
lần 2).
29. Trần Hồng Uy, Lê Quý Kha, Surindervasal, Châu Ngọc lý, Bùi Mạnh C−ờng
(2001), “Kết quả chọn tạo và thử nghiệm một số giống ngô lai chất l−ợng đạm
cao, HQ2000”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 1/2001.
30. Trần Văn Minh (2004), Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Viện Nghiên cứu ngô (2005), Một số kết quả nổi bật trong nghiên cứu
khoa học công nghệ Viện Nghiên cứu ngô giai đoạn 2001 – 2005 và định
h−ớng giai đoạn 2006 – 2010,
32. Võ Văn Thắng (2005), Xác định khả năng kết hợp của một số dòng ngô
thuần bằng ph−ơng pháp lai đỉnh, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, tr−ờng Đại
học Nông nghiệp I – Hà Nội.
33. Vũ Văn Liết (2006), Thực hành thí nghiệm nghiên cứu nông nghiệp và
phân tích thống kê kết quả nghiên cứu, Tài liệu dịch, 112 tr.
Tiếng Anh
34. CIMMYT (1999), Maize Inbred lines Released by CIMMYT, CIMMYT
EL Batan, Mexico.
35. CIMMYT (2000), “Works Maize Facts and Trends 1999/2000”, Meeting
world Maize Need. Technological opportenities and priorities for the public
sector, Prabhu L. Pingali, Editor.
36. CIMMYT (2002), Impacts of International maize breeding research in
developing countries, CIMMYT, 1996 – 1998.
37. David L. Beck, CIMMYT, August, (2002), Management of Hybrid Maize
seed production, CIMMYT.
38. FAO/UNDP/VIE/80/004 (1998), Proceedings of the planing workshop maize
research and development project. Ho chi minh city, 29 – 31 March, 1998.
80
39. FAOSTAT (2006).
40.
41.
42.
43.
44.
45. IFPRI (2002), 2020 Projections, Washington, D.C
46. IPGRI (2004), Why plant genetic resources matter, http:// ipgri.cgar.org
47. Kuperman (1977), Morphologga rastenia, M.V.usaia Scola, p258.
48. Liang Xiaoling (1998), Maize post-harvest practice in Asia and research
in crop manager, Asian Maize training courese. Suwan Farm 12 – 1998.
49. Maize (Zea Maize L.) (2004), Oregon State University, training nanual,
50. Slavko Borojecvic (1990), Principle and methods of phant breeding,
Elsevier, p 234-237.
51. Stuber. C.W (1994), “Heterosis in plant breeding”, In: Plant breeding reviews
(sd.Janick J.), V.12, john wiley & Sons. Insc press New york, USA, p 238 – 243.
52. Tomov N. (1990), Expression of heterosis in maize, Rastenivedni Nauki,
27 – 1990, p 22 – 25.
81
một số hình ảnh minh họa
ảnh 1: Toàn cảnh ruộng ngô
ảnh 2: Tổ hợp NN1-7 ảnh 3: Giống LVN4
82
ảnh 4:Tổ hợp NN1-15 ảnh 5: Tổ hợp NN1-10
ảnh 6: Tổ hợp NN1-8 ảnh 7: Tổ hợp NN1-9
83
Số liệu khí t−ợng trạm láng - hà nội
tháng 7 năm 2006
Ngày
Nhiệt độ
(0C)
L−ợng m−a
(mm)
Độ ẩm
(%)
1 27.7 45.2 88
2 28.1 20.6 85
3 28.9 22.3 83
4 29.9 0 78
5 29.6 0 79
6 30.7 0.8 79
7 31.7 0 69
8 32.6 0 63
9 31.4 0 66
10 31.8 0 67
11 29.6 0 79
12 29.4 3.4 82
13 29.7 13.5 78
14 32.1 0.6 71
15 32.6 0 66
16 32.7 0 66
17 28.6 14.8 90
18 29.1 2.9 78
19 29.1 0.1 79
20 29.6 0.1 77
21 30.8 0 77
22 30.9 0 77
23 31.6 0 74
24 32.0 0 72
25 28.9 0.1 86
26 30.6 0 74
27 32.5 0 70
28 29.1 8.3 82
29 25.8 72.1 95
30 26.7 21.3 88
31 26.2 21.8 94
Tổng 906.9 247.9 2409
Max 32.6 94
Min 26.2 63
T.bình 30.2 78
84
Số liệu khí t−ợng trạm láng - hà nội
tháng 8 năm 2006
Ngày
Nhiệt độ
(0C)
L−ợng m−a
(mm)
Độ ẩm
(%)
1 27.2 0.2 89
2 29.3 0.0 80
3 28.9 26.6 79
4 27.9 0.1 79
5 28.8 0.0 78
6 26.7 2.3 91
7 26.2 16.5 92
8 26.1 20.4 93
9 28.5 0.0 82
10 29.9 0.0 81
11 29.5 0.0 78
12 28.9 0.0 78
13 29.2 7.0 74
14 29.8 14.3 75
15 28.7 14.8 76
16 27.0 7.7 89
17 26.4 96.8 93
18 25.7 54.5 95
19 26.7 63.3 91
20 26.9 0.1 91
21 27.8 0.0 84
22 29.1 0.0 78
23 28.7 0.0 73
24 27.1 0.0 85
25 27.8 0.0 74
26 29.4 3.5 80
27 28.7 2.8 85
28 29.0 0.0 86
29 28.1 8.6 83
30 27.5 13.3 88
31 28.3 1.0 86
Tổng 869.8 353.8 2586
Max 29.9
95
Min 25.7
73
T.bình 28.1
83
85
Số liệu khí t−ợng trạm láng - hà nội
tháng 9 năm 2006
Ngày
Nhiệt độ
(0C)
L−ợng m−a
(mm)
Độ ẩm
(%)
1 29.4 0.0 79
2 30.6 0.0 79
3 31.4 0.0 79
4 30.8 0.0 77
5 27.4 0.0 88
6 28.9 0.0 84
7 30.7 0.0 81
8 30.5 0.0 84
9 26.5 0.0 84
10 24.7 0.0 63
11 25.8 0.0 53
12 26.6 0.0 57
13 27.7 0.0 59
14 28.9 0.0 61
15 28.4 0.0 67
16 28.9 0.0 65
17 28.8 0.0 70
18 28.8 0.0 64
19 28.1 0.0 68
20 26.7 0.0 74
21 27.5 0.0 74
22 28.1 0.0 65
23 27.8 0.0 65
24 28.4 0.0 63
25 26.2 0.0 82
26 26.0 0.0 88
27 26.9 0.0 82
28 28.6 0.0 72
29 28.5 0.0 71
30 29.4 0.0 70
Tổng 847.0 0.0 2168
Max 31.4
88
Min 24.7
53
T.bình 28.2
72
86
Số liệu khí t−ợng trạm láng - hà nội
tháng 10 năm 2006
Ngày
Nhiệt độ
(0C)
L−ợng m−a
(mm)
Độ ẩm
(%)
1 28.5 0.0 72
2 26.4 0.9 80
3 26.5 1.2 80
4 27.2 5.1 78
5 28.2 0.0 79
6 27.8 7.6 83
7 27.8 0.0 82
8 28.5 0.0 76
9 24.7 0.6 81
10 26.4 0.0 75
11 26.3 8.0 81
12 26.5 0.1 81
13 28.4 0.0 77
14 28.4 0.0 76
15 28.5 0.0 73
16 28.4 0.0 75
17 28.6 0.0 72
18 28.5 0.0 74
19 28.7 0.0 76
20 28.2 0.0 75
21 27.9 0.0 75
22 27.4 0.0 75
23 28.0 0.0 72
24 27.2 1.2 79
25 27.3 3.6 79
26 26.8 0.0 81
27 26.4 0.0 70
28 26.3 0.0 72
29 26.6 0.0 71
30 26.7 0.0 71
31 26.8 0.0 71
Tổng 849.9 28.3 2362
Max 28.7
83
Min 24.7
70
T.bình 27.4
76
87
Số liệu khí t−ợng trạm láng - hà nội
tháng 2 năm 2007
Ngày Nhiệt độ
( 0C )
L−ợng m−a
(mm)
Độ ẩm (%)
1 18.5 0.0 61
2 17.9 0.0 52
3 16.6 0.0 62
4 17.3 0.0 75
5 1938 0.0 81
6 20.7 0.0 81
7 20.8 0.0 83
8 20.9 0.0 80
9 20.7 0.0 81
10 21.2 0.0 86
11 21.1 0.0 80
12 21.6 0.0 83
13 23.2 0.0 81
14 23.1 0.0 82
15 22.9 2.1 86
16 24.1 0.0 86
17 24.5 0.0 83
18 24.9 0.0 81
19 23.6 0.0 83
20 24.3 0.0 89
21 22.9 1.8 88
22 23.9 2.4 90
23 22.4 0.0 89
24 23.9 0.4 83
25 24.5 0.0 86
26 22.8 7.5 87
27 23.0 1.5 90
28 22.6 4.1
Tổng 25.0
Max
Min
TB 21.9 81
88
Số liêụ khí t−ợng trạm láng - hà nội
tháng 3 năm 2007
Ngày Nhiệt độ
( 0C )
L−ợng m−a
(mm)
Độ ẩm (%)
1 23.7 0.0 85
2 24.0 0.2 90
3 24.1 0.6 92
4 25.0 0.3 88
5 24.6 0.0 86
6 17.1 0.0 83
7 13.8 0.0 78
8 13.7 0.2 81
9 14.4 0.0 86
10 16.5 1.2 95
11 17.0 1.9 91
12 18.0 1.8 95
13 19.9 1.5 93
14 23.2 0.1 91
15 23.1 0.1 91
16 22.9 0.2 90
17 24.1 9.9 95
18 21.1 5.0 94
19 15.6 3.0 80
20 15.7 0.0 72
21 17.3 0.0 77
22 18.8 1.6 94
23 19.9 1.8 91
24 22.4 0.0 91
25 23.4 0.0 92
26 24.4 0.0 90
27 24.5 0.0 86
28 25.9 0.0 76
29 25.6 0.0 86
30 25.8 0.0 89
31 25.4 0.0 86
Tổng 29.4
Max
Min
TB 21.1 88
89
Số liệu khí t−ợng trạm láng - hà nội
tháng 4 năm 2007
Ngày Nhiệt độ
( 0C )
L−ợng m−a
(mm)
Độ ẩm (%)
1 27.8 0.0 81
2 26.9 0.0 77
3 19.4 0.0 63
4 17.0 0.0 69
5 16.7 0.0 75
6 18.7 0.0 73
7 20.3 0.0 75
8 20.8 0.4 74
9 20.6 3.7 78
10 20.6 0.0 81
11 21.9 0.0 78
12 22.6 0.0 79
13 22.5 2.4 88
14 24.1 8.1 84
15 25.5 0.0 83
16 25.3 0.0 87
17 26.4 0.0 85
18 24.6 0.0 63
19 23.2 0.0 60
20 24.7 0.0 83
21 25.9 0.5 87
22 27.8 0.0 83
23 27.7 0.0 81
24 28.1 0.0 82
25 22.5 53.8 86
26 24.0 0.0 84
27 25.3 0.0 84
28 25.9 0.3 84
29 22.4 28.2 88
30 24.5 0.1 70
Tổng 97.5
Max
Min
TB 23.4 79
90
Số liệu khí t−ợng trạm láng - hà nội
tháng 5 năm 2007
Ngày Nhiệt độ
( 0C )
L−ợng m−a
(mm)
Độ ẩm
(%)
1 26.0 0.0 66
2 26.7 0.0 64
3 26.3 0.0 77
4 22.6 28.4 94
5 21.9 3.3 87
6 25.3 0.0 72
7 26.6 0.0 65
8 26.3 0.0 63
9 26.0 0.0 67
10 26.6 0.0 78
11 27.8 0.0 80
12 26.1 0.6 78
13 25.6 0.1 61
14 25.8 3.1 80
15 27.0 0.6 83
16 28.3 0.0 80
17 25.4 3.0 78
18 26.7 0.0 79
19 25.5 31.7 90
20 27.6 9.5 85
21 30.1 0.0 72
22 31.3 0.0 62
23 32.8 52
24 33.9 50
25 30.0 63
26 29.7 6.0 77
27 28.1 0.7 78
28 26.3 21.3 89
29 28.3 83
30 27.7 8.8 88
31 29.3 1.0 81
Tổng 118.1
Max
Min
TB 27.3 75
91
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7 - 9 LA FILE NH1 28/ 8/ 7 20:50
----------------------------------------------------------- :PAGE 1
chi so dien tich la vu thu dong
VARIATE V003 7 - 9 LA - 9 LA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO
PROB ER SQUARES SQUARES
LN
=======================================================================
1 CT$ 9 .209430 .232700E-01 10.10
0.000 3
2 NL 2 .361400E-01 .180700E-01 7.85
0.004 3
* RESIDUAL 18 .414600E-01 .230333E-02
---------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 29 .287030 .989759E-02
----------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE XOAN NON FILE NH1 28/ 8/ 7 20:50
------------------------------------------------------------ :PAGE 2
chi so dien tich la vu thu dong
VARIATE V004 XOAN NON NON
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO
PROB ER SQUARES SQUARES
LN
======================================================================
1 CT$ 9 .470550 .522833E-01 10.31
0.000 3
2 NL 2 .124800E-01 .624000E-02 1.23
0.316 3
* RESIDUAL 18 .913200E-01 .507334E-02
-----------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 29 .574350 .198052E-01
-----------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHIN SUA FILE NH1 28/ 8/ 7 20:50
------------------------------------------------------------- :PAGE 3
chi so dien tich la vu thu dong
VARIATE V005 CHIN SUA SUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO
PROB ER SQUARES SQUARES
LN
=======================================================================
1 CT$ 9 .876950 .974389E-01 12.06
0.000 3
2 NL 2 .884665E-02 .442333E-02 0.55
0.593 3
* RESIDUAL 18 .145420 .807889E-02
-----------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 29 1.03122 .355592E-01
-----------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NH1 28/ 8/ 7 20:50
92
------------------------------------------------------------ :PAGE 4
chi so dien tich la vu thu dong
MEANS FOR EFFECT CT$
-----------------------------------------------------------------------
CT$ NOS 7 - 9 LA XOAN NON CHIN SUA
1 3 0.800000 1.37000 1.89000
2 3 0.570000 1.31000 1.60000
3 3 0.740000 1.60000 2.00000
4 3 0.630000 1.37000 1.93333
5 3 0.740000 1.31000 1.60000
6 3 0.540000 1.54000 1.83000
7 3 0.680000 1.71000 1.94000
8 3 0.690000 1.43000 1.54000
9 3 0.680000 1.44000 1.71000
10 3 0.800000 1.37000 1.54000
SE(N= 3) 0.277088E-01 0.411231E-01 0.518938E-01
5%LSD 18DF 0.823269E-01 0.122183 0.154184
-----------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
-----------------------------------------------------------------------
NL NOS 7 - 9 LA XOAN NON CHIN SUA
1 10 0.665000 1.43700 1.73800
2 10 0.660000 1.47300 1.75700
3 10 0.736000 1.42500 1.78000
SE(N= 10) 0.151767E-01 0.225241E-01 0.284234E-01
5%LSD 18DF 0.450923E-01 0.669223E-01 0.844500E-01
------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NH1 28/ 8/ 7 20:50
------------------------------------------------------------- :PAGE 5
chi so dien tich la vu thu dong
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL
|
(N= 30) -------------------- SD/MEAN | |
|
NO. BASED ON BASED ON % | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
|
7 - 9 LA 30 0.68700 0.99487E-010.47993E-01 7.0 0.0000 0.0036
XOAN NON 30 1.4450 0.14073 0.71227E-01 4.9 0.0000 0.3162
CHIN SUA 30 1.7583 0.18857 0.89883E-01 5.1 0.0000 0.5926
93
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7 - 9 LA FILE NH2 28/ 8/ 7 21: 5
------------------------------------------------------------- :PAGE 1
Chi so dien tich la vu Xuan
VARIATE V003 7 - 9 LA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO
PROB ER SQUARES SQUARES
LN
=======================================================================
1 CT$ 9 .112320 .124800E-01 7.35
0.000 3
2 NL 2 .144200E-01 .721000E-02 4.24
0.030 3
* RESIDUAL 18 .305800E-01 .169889E-02
-----------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 29 .157320 .542483E-02
----------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE XOAN NON FILE NH2 28/ 8/ 7 21: 5
------------------------------------------------------------- :PAGE 2
chi so dien tich la vu xuan
VARIATE V004 XOAN NON
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO
PROB ER SQUARES SQUARES
LN
========================================================================
1 CT$ 9 .826320 .918133E-01 8.41
0.000 3
2 NL 2 .690666E-02 .345333E-02 0.32
0.737 3
* RESIDUAL 18 .196560 .109200E-01
-----------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 29 1.02979 .355099E-01
-----------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHIN SUA FILE NH2 28/ 8/ 7 21: 5
------------------------------------------------------------- :PAGE 3
chi so dien tich la vu xuan
VARIATE V005 CHIN SUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO
PROB ER SQUARES SQUARES
LN
=======================================================================
1 CT$ 9 1.13712 .126347 14.72
0.000 3
2 NL 2 .840666E-02 .420333E-02 0.49
0.626 3
* RESIDUAL 18 .154460 .858112E-02
-----------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 29 1.29999 .448271E-01
-----------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NH2 28/ 8/ 7 21: 5
94
------------------------------------------------------------- :PAGE 4
chi so dien tich la vu xuan
MEANS FOR EFFECT CT$
-----------------------------------------------------------------------
CT$ NOS 7 - 9 LA XOAN NON CHIN SUA
1 3 0.800000 1.77000 2.00000
2 3 0.680000 1.43000 1.60000
3 3 0.860000 1.71000 2.17000
4 3 0.740000 1.60000 2.00000
5 3 0.800000 1.54000 2.05000
6 3 0.680000 1.50667 2.00000
7 3 0.800000 1.89000 2.17667
8 3 0.800000 1.43000 1.89000
9 3 0.740000 1.31000 1.82000
10 3 0.860000 1.54000 1.60000
SE(N= 3) 0.237970E-01 0.603324E-01 0.534824E-01
5%LSD 18DF 0.707043E-01 0.179256 0.158904
-----------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
-----------------------------------------------------------------------
NL NOS 7 - 9 LA XOAN NON CHIN SUA
1 10 0.747000 1.56000 1.91000
2 10 0.781000 1.56400 1.93100
3 10 0.800000 1.59400 1.95100
SE(N= 10) 0.130341E-01 0.330454E-01 0.292935E-01
5%LSD 18DF 0.387264E-01 0.981828E-01 0.870354E-01
-----------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NH2 28/ 8/ 7 21: 5
------------------------------------------------------------- :PAGE 5
chi so dien tich la vu xuan
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL
|
(N= 30) -------------------- SD/MEAN | |
|
NO. BASED ON BASED ON % | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
|
7 - 9 LA 30 0.77600 0.73653E-010.41218E-01 5.3 0.0002 0.0304
XOAN NON 30 1.5727 0.18844 0.10450 6.6 0.0001 0.7366
CHIN SUA 30 1.9307 0.21172 0.92634E-01 4.8 0.0000 0.6256
95
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCC (TD) FILE CC1 28/ 8/ 7 21:55
------------------------------------------------------------- :PAGE 1
chieu cao cay cuoi cung
VARIATE V003 CCC (TD) (TD) (TD) (TD
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO
PROB ER SQUARES SQUARES
LN
========================================================================
1 CT$ 9 2755.05 306.116 3.15
0.018 3
2 NL 2 103.226 51.6130 0.53
0.602 3
* RESIDUAL 18 1749.53 97.1963
-----------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 29 4607.81 158.890
-----------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCC (X) FILE CC1 28/ 8/ 7 21:55
-------------------------------------------------------------- :PAGE 2
chieu cao cay cuoi cung
VARIATE V004 CCC (X) (X) (X)
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO
PROB ER SQUARES SQUARES
LN
=======================================================================
1 CT$ 9 3736.83 415.203 4.54
0.003 3
2 NL 2 154.225 77.1123 0.84
0.450 3
* RESIDUAL 18 1646.30 91.4613
------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 29 5537.36 190.943
-----------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CC1 28/ 8/ 7 21:55
------------------------------------------------------------- :PAGE 3
chieu cao cay cuoi cung
MEANS FOR EFFECT CT$
-----------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CCC (TD) CCC (X)
1 3 187.700 188.800
2 3 185.200 187.100
3 3 186.700 186.767
4 3 183.400 185.500
5 3 165.800 161.800
6 3 194.600 195.300
7 3 180.400 192.500
8 3 170.700 179.300
9 3 166.800 165.600
10 3 169.600 168.800
SE(N= 3) 5.69199 5.52151
5%LSD 18DF 16.9117 16.4052
-----------------------------------------------------------------------
96
MEANS FOR EFFECT NL
------------------------------------------------------------------------
NL NOS CCC (TD) CCC (X)
1 10 178.560 184.060
2 10 181.580 180.850
3 10 177.130 178.530
SE(N= 10) 3.11763 3.02426
5%LSD 18DF 9.26294 8.98551
------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CC1 28/ 8/ 7 21:55
------------------------------------------------------------------ :PAGE
4
chieu cao cay cuoi cung
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL
|
(N= 30) -------------------- SD/MEAN | |
|
NO. BASED ON BASED ON % | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
|
CCC (TD) 30 179.09 12.605 9.8588 5.5 0.0184 0.6018
CCC (X) 30 181.15 13.818 9.5635 5.3 0.0032 0.4497
97
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE TD1 24/ 8/ 7 16:18
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
nang suat thuc thu cua cac THL vu Thu Dong 2006
VARIATE V003 NSTT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 9 2412.43 268.048 22.00 0.000 3
2 NL 2 1.47200 .736002 0.06 0.941 3
* RESIDUAL 18 219.300 12.1834
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 29 2633.20 90.8001
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TD1 24/ 8/ 7 16:18
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
nang suat thuc thu cua cac THL vu Thu Dong 2006
MEANS FOR EFFECT CT$
-----------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS NSTT
1 3 85.7767
2 3 78.0433
3 3 85.9867
4 3 64.5200
5 3 65.7000
6 3 65.1767
7 3 82.5567
8 3 64.3667
9 3 63.4900
10 3 70.6567
SE(N= 3) 2.01522
5%LSD 18DF 5.98752
------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
------------------------------------------------------------------------------
NL NOS NSTT
1 10 72.3280
2 10 72.6970
3 10 72.8570
SE(N= 10) 1.10378
5%LSD 18DF 3.27950
-----------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TD1 24/ 8/ 7 16:18
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
nang suat thuc thu cua cac THL vu Thu Dong 2006
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |
(N= 30) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
NSTT 30 72.627 9.5289 3.4905 4.8 0.0000 0.9412
98
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE N1 23/ 8/ 7 13:36
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
NSTT cac THL tham gia thi nghiem vu Xuan 2007
VARIATE V003 NSTT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 9 2369.42 263.269 9.56 0.000 3
2 NL 2 .530526 .265263 0.01 0.991 3
* RESIDUAL 18 495.526 27.5292
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 29 2865.48 98.8096
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE N1 23/ 8/ 7 13:36
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
NSTT cac THL tham gia thí nghiem vu Xuan 2007
MEANS FOR EFFECT CT$
-----------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS NSTT
1 3 89.3000
2 3 86.9667
3 3 83.1500
4 3 69.8000
5 3 79.8000
6 3 86.5000
7 3 70.0500
8 3 65.5000
9 3 69.4800
10 3 66.2600
SE(N= 3) 3.02926
5%LSD 18DF 9.00037
-----------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
------------------------------------------------------------------------------
NL NOS NSTT
1 10 76.7050
2 10 76.8300
3 10 76.5070
SE(N= 10) 1.65919
5%LSD 18DF 4.92971
------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE N1 23/ 8/ 7 13:36
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
NSTT cac THL tham gia thí nghiem vu Xuan 2007
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |
(N= 30) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
NSTT 30 76.681 9.9403 5.2468 6.8 0.0000 0.9913
99
Chi so di truyen Ver 1.0 Nguyen dinh Hien
So dong <= 300 ; So bien <= 30
chon to hop lai
Vu Thu Dong 2006
Tai Gia Lam - HN
THONG KE CO BAN
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
BIEN TRUNG BINH DO LECH HS BIEN DONG MIN MAX
CD bap 17.644 0.697 0.039 16.700 18.700
Hang/ba 13.400 0.791 0.059 12.200 14.600
Hat/han 34.611 2.970 0.086 31.600 40.000
TL bap 0.999 0.017 0.017 0.980 1.030
sau duc 7.222 2.475 0.343 4.700 11.700
P1000 335.611 12.941 0.039 318.300 363.300
NSTT 70.049 7.987 0.114 62.560 85.990
TGST 99.111 1.833 0.018 96.000 101.000
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
BANG HE SO TUONG QUAN
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
³ ³CD bap ³ Hang/ba³ Hat/han³ TL bap ³ sau duc³ P1000 ³ NSTT ³ TGST ³
³ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
ÄÄ
³CD bap ³ 1.000 ³
³Hang/ba³ -0.270 ³ 1.000 ³
³Hat/han³ 0.634 ³ -0.631 ³ 1.000 ³
³TL bap ³ 0.694*³ 0.196 ³ 0.344 ³ 1.000 ³
³sau duc³ -0.729*³ 0.397 ³ -0.850*³ -0.310 ³ 1.000 ³
³ P1000 ³ 0.049 ³ -0.102 ³ -0.042 ³ 0.337 ³ 0.440 ³ 1.000 ³
³ NSTT ³ 0.137 ³ -0.462 ³ 0.506 ³ 0.109 ³ -0.157 ³ 0.379 ³ 1.000 ³
³ TGST ³ 0.152 ³ 0.466 ³ -0.230 ³ -0.116 ³ -0.240 ³ -0.642 ³ -0.364 ³ 1.000 ³
ÀÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
ÄÄ
MUC TIEU
BIEN MUC TIEU HE SO GIA TRI
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
TGST 3.0 5.0 104.6
CD bap 2.0 9.0 19.0
Hang/ba 2.0 7.0 15.0
Hat/han 2.0 11.0 40.6
TL bap 1.0 13.0 1.0
sau duc 1.0 4.0 9.7
P1000 1.0 15.0 348.6
NSTT 1.0 17.0 78.0
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
CAC DONG DUOC CHON
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
Dong Chi so Bien 1 Bien 2 Bien 3 Bien 4 Bien 5 Bien 6 Bien 7 Bien 8
6 12.93 18.30 14.60 35.60 1.03 5.70 338.00 62.56 100.00
2 14.03 18.40 12.20 40.00 1.01 4.70 343.30 85.99 98.00
1 14.37 17.50 13.10 36.80 0.99 5.40 335.00 78.04 99.00
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
TOM TAT VE PHAN LUA CHON
100
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
BIEN TBINH PHAN CHON HIEU CHUAN HOA
CD bap 17.64 18.07 0.42 0.61
Hang/ba 13.40 13.30 -0.10 -0.13
Hat/han 34.61 37.47 2.86 0.96
TL bap 1.00 1.01 0.01 0.66
sau duc 7.22 5.27 -1.96 -0.79
P1000 335.61 338.77 3.16 0.24
NSTT 70.05 75.53 5.48 0.69
TGST 99.11 99.00 -0.11 -0.06
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
Chi so di truyen Ver 1.0 Nguyen dinh Hien
So dong <= 300 ; So bien <= 30
chon to hop lai
Vu Xuan 2007
Tai Gia Lam – HN
THONG KE CO BAN
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
BIEN TRUNG BINH DO LECH HS BIEN DONG MIN MAX
CD bap 18.478 0.743 0.040 17.300 19.400
Hang/ba 13.578 0.758 0.056 12.300 14.500
Hat/han 35.289 2.951 0.084 31.600 40.600
TL bap 0.999 0.017 0.017 0.980 1.030
sau duc 6.778 2.334 0.344 4.000 10.200
P1000 338.356 7.288 0.022 327.700 348.500
NSTT 75.272 8.761 0.116 65.500 86.970
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
BANG HE SO TUONG QUAN
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
³ ³CD bap ³ Hang/ba³ Hat/han³ TL bap ³ sau duc³ P1000 ³ NSTT ³
³ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
³CD bap ³ 1.000 ³
³Hang/ba³ -0.416 ³ 1.000 ³
³Hat/han³ 0.793* ³-0.624 ³ 1.000 ³
³TL bap ³ 0.406 ³ 0.193 ³ 0.415 ³ 1.000 ³
³sau duc³ -0.871* ³0.465 ³ -0.766*³ -0.400 ³ 1.000 ³
³ P1000 ³ 0.091 ³ -0.157 ³ 0.357 ³ -0.158 ³ -0.010 ³ 1.000 ³
³ NSTT ³ 0.379 ³ 0.081 ³ 0.607 ³ 0.748*³ -0.226 ³ 0.449 ³ 1.000
ÀÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
MUC TIEU
BIEN MUC TIEU HE SO GIA TRI
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
CD bap 2.0 9.0 20.0
Hang/ba 2.0 7.0 15.1
Hat/han 2.0 11.0 41.2
TL bap 1.0 13.0 1.0
sau duc 1.0 4.0 9.1
P1000 1.0 15.0 345.6
NSTT 1.0 17.0 84.0
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
CAC DONG DUOC CHON
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
101
THL Chi so Bien 1 Bien 2 Bien 3 Bien 4 Bien 5 Bien 6 Bien 7
6 11.95 18.60 14.50 36.50 1.03 5.70 336.20 86.97
2 13.83 19.00 12.30 40.60 1.01 4.30 348.50 86.50
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
TOM TAT VE PHAN LUA CHON
ÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄÄ
BIEN TBINH PHAN CHON HIEU CHUAN HOA
CD bap 18.48 19.00 0.52 0.70
Hang/ba 13.58 13.40 -0.18 -0.23
Hat/han 35.29 38.33 3.04 1.03
TL bap 1.00 1.01 0.01 0.66
sau duc 6.78 5.27 -1.51 -0.65
P1000 338.36 343.63 5.28 0.72
NSTT 75.27 84.42 9.15 1.04
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2741.pdf