Tài liệu So sánh một số giống cao lương làm thức ăn cho gia súc trong vụ Thu Đông 2008 tại Gia Lâm - Hà Nội: ... Ebook So sánh một số giống cao lương làm thức ăn cho gia súc trong vụ Thu Đông 2008 tại Gia Lâm - Hà Nội
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4257 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu So sánh một số giống cao lương làm thức ăn cho gia súc trong vụ Thu Đông 2008 tại Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao lương (Sorghum bicolor L. Moench) thuộc chi lúa miến hay chi Cao lương (chi Sorghum) là một trong 30 loài thực vật thuộc họ hoà thảo (họ Poaceae). Theo Evelyn (1951), cao lương có nguồn gốc từ miền Trung Phi cách đây 5 - 7 nghìn năm, sau đó được phát triển ở Ấn Độ, Trung Quốc và được du nhập vào Mỹ năm 1850 để làm thức ăn gia súc. Hiện nay có hàng triệu người ở Ấn Độ, châu Phi, châu Mỹ La Tinh,… dùng cao lương như một loại lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày nhưng trên thế giới cao lương chủ yếu được dùng làm thức ăn cho gia súc dưới dạng lương thực và xi rô lúa miến (làm từ các giống có hàm lượng đường cao như ở mía), cỏ khô, cũng như để sản xuất một vài loại đồ uống chứa cồn (Dan và Woody, 2001). Theo thống kê của FAO (2007) thì từ 1960 - 2006 hàng năm trên toàn thế giới diện tích trồng các loại cao lương là khoảng 43 triệu ha (châu Phi, châu Á, châu Mỹ, châu Đại dương và một số vùng khác). Năng suất hạt trung bình khoảng 1309 kg/ha và sản lượng hàng năm là từ 55 triệu tấn đến 75 triệu tấn, trong đó khoảng 30 triệu tấn được dùng làm thức ăn cho gia súc.
Đây là loại cây trồng rất chịu hạn và ngập úng, nhưng chúng đóng vai trò quan trọng hơn trong các khu vực có khí hậu khô cằn. Hiện tại cao lương là cây lương thực chủ yếu của vùng bán khô hạn của thế giới. Nên chúng thường được trồng luân canh với lúa mì, ngô. Chúng là một thành phần quan trọng của các bãi chăn thả gia súc tại nhiều khu vực nhiệt đới. Các loài lúa miến là cây lương thực quan trọng tại châu Phi, Trung Mỹ và Nam Á và là "cây lương thực đứng hàng thứ 5 trên thế giới". Cao lương có tỷ lệ protein cao hơn ngô, chất béo thấp hơn ngô, không có caroten như ngô, và cần chú ý đến tanin khi sử dụng cao lương.
Cao lương có năng suất thân lá cao nên có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây đàn gia súc ăn cỏ ở nước ta tăng rất nhanh. Tuy nhiên số lượng đàn gia súc tăng nhanh đã gây ra những khó khăn cho người chăn nuôi trong việc đáp ứng đủ đều thức ăn thô xanh quanh năm cho đàn gia súc nhất là vào mùa lạnh. Nên việc tìm kiếm thêm các nguồn nguyên liệu làm thức ăn gia súc để giảm sự phụ thuộc, phong phú thêm về dinh dưỡng, dễ cân đối hơn khi phối hợp khẩu phần là cần thiết và cấp bách. Và cây cao lương là một sự lựa chọn đầy tiềm năng làm phong phú thêm nguồn cung cấp thức ăn trong chăn nuôi.
Tuy nhiên, hiện tại cao lương mới chỉ dừng lại ở dạng cây trồng có tiềm năng, đó là vì thiếu giống thích hợp, thiếu thị trường tiêu thụ chủ động, khâu bảo quản và chế biến còn hạn chế, tập quán canh tác lâu đời còn in đậm trong người nông dân... và một trong những nguyên nhân quan trọng đó là bệnh hại ngoài đồng ruộng và trên hạt giống. Nhưng trong tương lai cây cao lương sẽ là cây trồng thay thế ưu việt mà người nông dân nên hướng tới. Trước khi cây cao lương trở nên phổ biến thì cần nắm rõ các loài sâu bệnh hại để từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ thích hợp, hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh hại, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó cây cao lương mới thể hiện được các ưu điểm của nó.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Chi Sorghum được quan tâm hơn cả vì chi này được gieo trồng để lấy hạt và phần nhiều để làm thức ăn cho gia súc dưới dạng cỏ khô hoặc cỏ tươi trên các bãi chăn thả. Các loài trong chi này được gieo trồng trong các khu vực có khí hậu ấm áp khắp thế giới. Chúng có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên mọi châu lục cũng như ở châu đại dương và khu vực Australasia. Ngày nay, cao lương được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những vùng khô hạn thuộc khu vực nhiệt đới, á nhiệt đới và một số vùng có khí hậu ấm khác thuộc Bắc Phi, Trung Phi và Đông Phi như: Kenya, Uganda, Zămbia, Ethiopia, Mali, Cônggô, Suđăng, Nigieria... Ở châu Á, cao lương được trồng nhiều ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Banglades... Ngoài ra trên thế giới cao lương còn được trồng với quy mô lớn ở các nước thuộc châu Mỹ (Hoa Kỳ, Mexico) và châu Đại Dương (Australia).
Do xu thế diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Diện tích đất dùng để trồng cây làm thức ăn gia súc ngày càng bị hạn chế. Dẫn đến sự thiếu hụt thức ăn xanh cho gia súc nhất là vào vụ đông. Để giải quyết vấn đề này ở nước ta đã có một số giải pháp như trồng cây ngô đông, sử dụng nước tưới, phát triển cây cỏ có nguồn gốc từ vùng ôn đới như yến mạch... (Bùi Quang Tuấn, 2006). Các giải pháp trên đều có những hạn chế nhất định: Cây ngô đông chỉ cho thu cắt 1 lần mà đầu tư cho gieo trồng khá lớn; Tưới nước cho đồng cỏ dẫn đến giá thành sản xuất thức ăn xanh cao; Trong khi đó cao lương là một trong những loại cây trồng có khả năng chịu hạn nhất hiện nay, trồng loại cây này sẽ giúp nông dân giảm được chi phí tưới nước để có được nguồn thức ăn thô xanh trong vụ thu - đông trong khi tốc độ sinh trưởng của hầu hết các loại cỏ khác đều giảm mạnh. Nếu chọn lọc và sử dụng được một số giống cao lương phù hợp để trồng trong vụ thu - đông sẽ giúp giải quyết thức ăn xanh cho đàn gia súc ăn cỏ ở nước ta. Đồng thời việc chọn lọc này sẽ là cơ sở cho việc lai tạo các giống cây thức ăn có năng suất cao cho các vùng khác nhau trong nước.
Hơn nữa, cho đến nay cũng chưa có những nghiên cứu để so sánh năng suất chất xanh của các giống cao lương với các cây trồng vụ đông khác để tìm ra cây thức ăn xanh thích hợp cho gia súc trong vụ đông ở các vùng trong nước, và giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng; để giải quyết yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“So sánh một số giống cao lương làm thức ăn cho gia súc trong vụ Thu Đông 2008 tại Gia Lâm - Hà Nội”
1.3 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.3.1 Mục đích
Tuyển chọn được một số giống cây cao lương có năng suất chất xanh cao trong điều kiện vụ thu đông 2008 để làm thức ăn cho gia súc.
1.3.2 Yêu cầu
- Tìm hiểu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cao lương.
- Theo dõi một số đặc trưng, đặc điểm hình thái của các giống cao lương.
- Đánh giá sơ bộ khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh của các giống cao lương thí nghiệm.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cao lương thí nghiệm.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương trong nước và trên thế giới
2.1.1 Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương trên thế giới
Theo FAO (2007) cao lương trên thế giới được thống kê từ năm 1960 đến năm 2006 thì diện tích trồng cây cao lương thay đổi không đáng kể (khoảng 43 triệu ha). Tuy nhiên, năng suất hạt lại liên tục tăng và đạt cao nhất ở những năm 2004, 2005 (1,53 và 1,49 tấn/ha). Do đó, sản lượng hạt của cao lương cũng đạt cao nhất vào những năm 2004, 2005. Tình hình chung về diện tích, năng suất, sản lượng và sử dụng hạt cao lương có thể thấy qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương trên thế giới
Năm
Diện tích(1000ha)
NS hạt(tấn/ha)
Sản lượng(1000tấn)
Sử dụng làm lương thực và mục đích khác(1000 tấn)
Sử dụng làm thức ăn gia súc(1000 tấn)
Bình quân (kg/người/năm)
1960
40481
1,01
40812
21809
16020
12,4
1970
47853
1,15
55122
26585
31897
15,8
1980
45304
1,31
59403
26330
31523
13,0
1990
38645
1,39
53794
26341
29738
10,6
2000
39085
1,38
53774
26888
28400
9,1
2004
37715
1,53
57763
31397
26833
9,1
2005
39648
1,49
59164
33685
24354
9,0
2006
39764
1,43
56813
33920
24165
8,9
Nguồn FAO,2007
Qua bảng 2.1 cho thấy mục đích sử dụng cao lương trong những năm 1970 - 2000 cao lương chủ yếu được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, trong khi đó trước 1970 thì hạt lại được dùng làm lương thực cho con người.
Ngoài mục đích lấy hạt thì một mục đích rất quan trọng của trồng cao lương là lấy thân lá làm thức ăn cho gia súc. Phần lớn các giống cao lương có khả năng chịu khô hạn và chịu nóng cao nên chúng đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi ở các khu vực có khí hậu khô cằn.
Khi sử dụng thân lá làm thức ăn cho gia súc thì có thể thu hoạch từ 2 - 5 lần/vụ trồng. Ngoài các giống cao lương hàng năm thì cũng có nhiều giống cao lương lưu niên để làm thức ăn xanh cho gia súc. Năng suất thân của một số giống làm thức ăn cho gia súc có thể đạt tới 43,4 - 71,4 tấn/ha/lứa đối với cao lương lai (Reed, 1976). Năng suất chất khô tại Brazil là 13 - 15 tấn/ha, trong khi tại Mỹ là 14 - 17 tấn/ha. Theo Denman (1975) 2,5 - 15 tấn/ha ở Oklahoma, 12 tấn/ha ở Cuba (Menendez và Martinez, 1980), 6 - 8 tấn ở Ấn Độ (Itnal và cộng sự, 1980), 14 - 33 tấn/ha ở Louisiana (Ricaud và cộng sự), 1981). Trong khi đó năng suất chất khô của cao lương lai lại có thể đạt 20 (cây lâu năm) hoặc 30 tấn/ha/lứa cắt (cây hàng năm).
Hiện nay cao lương làm thức ăn thô xanh cho gia súc có thể được lấy từ nhóm cây cao lương lấy hạt (thường gọi là milo) nhưng năng suất chất khô nhóm này thấp. Nhóm giống cao lương chuyên dùng để làm thức ăn gia súc có năng suất chất xanh cao và tỷ lệ lợi dụng thường từ 80 - 90%. Năng suất chất khô của cao lương thay đổi rất lớn tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, thu hái và đặc biệt là giống. Điều này đã làm ảnh hưởng tới chất lượng và sản lượng thức ăn khi sử dụng cho mục đích làm thức ăn gia súc (Dan và Woody, 2001). Theo Boardman (1980), cao lương sử dụng làm thức ăn gia súc ở 120 ngày sau trồng tại California có tốc độ sinh trưởng trung bình đạt 23 gam/m2/ngày sẽ cho năng suất 27,6 tấn/ha; tại Australia cao lương 83 ngày sau trồng có tốc độ sinh trưởng trung bình đạt 17 gam/m2/ngày sẽ cho năng suất 14,1 tấn/ha.
2.1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương ở Việt Nam
Ở nước ta, tuỳ theo vùng cây cao lương được gọi theo một số tên khác nhau như lúa miến, cù làng, mì, bo bo.... Cao lương được trồng ở các khu vực núi cao như: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên… hoặc khu vực Tây Nguyên. Cao lương đã được đồng bào các dân tộc vùng núi dùng làm thức ăn chăn nuôi từ lâu đời nay (vi.wikipedia.org/wiki/Chi_L).
Việc nghiên cứu sử dụng cây cao lương theo mục đích làm thức ăn xanh còn rất hạn chế, đặc biệt là thức ăn xanh vụ đông. Trước đây, Lê Hoà Bình và cộng sự (1992) đã theo dõi trên ruộng thí nghiệm 36 giống cao lương nhập từ Liên Xô. Kết quả cho thấy có sự biến động lớn về tốc độ sinh trưởng, năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng giữa các giống. Có những giống cho năng suất chất xanh khá cao (30 - 33 tấn/ha/lứa). Kết quả trồng cao lương tại Nông trường Ba Vì cùng thời cũng cho kết quả tương tự. Có những giống có hàm lượng protein thô cao (12,61; 13,65 và 15,81%). Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn hạn chế về quy mô và lượng mẫu phân tích. Hơn nữa, nghiên cứu này không định hướng tuyển chọn giống cao lương làm thức ăn chăn nuôi (có năng suất và chất lượng cao) trong mùa đông khô hạn.
Kết quả so sánh khả năng tái sinh và năng suất của 9 giống/dòng cao lương trồng trong chậu có nguồn gốc từ ICRISAT và 1 giống đối chứng thu thập ở Phú Tân - An Giang thì thấy rằng giống Kep 389 có năng suất cao và phù hợp với việc ủ chua làm thức ăn cho gia súc và giống Purdue 81220 thích hợp cho chăn thả hoặc làm thức ăn xanh (Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2005).
Gần đây, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành thu thập và đánh giá một số giống cao lương ở các địa phương trong nước như Bản Phố (Bắc Hà - Lào Cai), Vũ Nông (Hà Quảng - Cao Bằng), Lũng Nặm (Hà Quảng - Cao Bằng), Kéo Yên (Hà Quảng - Cao Bằng). Một số giống cao lương cũng đã được nhập nội từ Nhật Bản: Idian Sorghum, Hayakawa, Kazetachi, Gold sorgo, Suzuko… Phạm Văn Cường (2006) đã tiến hành mô tả các đặc tính thực vật học của các giống cao lương đồng thời đánh giá đặc tính nông - sinh học qua các vụ trồng khác nhau tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Bước đầu tác giả cũng đã đánh giá năng suất và đặc tính sinh lý liên quan đến khả năng chịu hạn của cao lương. Bùi Quang Tuấn và cộng sự (2007) cũng đã đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số giống cao lương trồng trong mùa đông tại Gia Lâm - Hà Nội và cho thấy có rất nhiều triển vọng.
Nói tóm lại các nghiên cứu về cây cao lương của thế giới tương đối đa dạng, sâu rộng. Tuy nhiên các nghiên cứu cao lương ở Việt Nam là chưa nhiều. Ngoài ý nghĩa tìm ra cây có thể bổ sung thức ăn xanh cho gia súc ở mùa đông lạnh. Mong muốn hơn nữa là do nước ta nói riêng và thế giới nói chung đều bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho những nơi lượng mưa giảm đi và khả năng tưới không áp ứng nhu cầu của các cây trồng truyền thống và dẫn tới đất bị bỏ hoang không thể canh tác được; cũng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nhưng lại theo hướng ngược lại là do băng tan, nước biển dâng cao làm cho diện tích đất có thể trồng trọt kéo dài theo 3.260 km bờ biển của nước ta bị nhiễm mặn. Do vậy việc tìm ra cây trồng mới tham gia cơ cấu cây trồng để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn không xa là hết sức quan trọng với nông nghiệp Việt Nam.
2.2 Đặc tính thực vật học và khả năng chống chịu của cây cao lương
Cao lương có chiều cao cây thay đổi từ 0,5 - 5m, cũng có thể lên tới 6m. Đa số chúng là cây hàng năm nhưng cũng có những giống cây lâu năm tuỳ thuộc từng giống và điều kiện sinh trưởng. Thời gian sinh trưởng của chúng cũng rất khác nhau và tuỳ thuộc tổng tích ôn của từng giống trong từng điều kiện trồng cụ thể. Chúng có khả năng đẻ nhánh, nhánh được sinh ra từ các đốt trên thân và các đốt sát mặt đất ra nhánh trước, nếu thân chính vì lý do nào đó mà bị chết đi thì các nhánh con sẽ mọc ra và thay thế thân chính. Bộ rễ của cao lương có thể ăn sâu tới 1,5m dưới mặt đất nhưng thông thường tập trung ở độ sâu 0,9m. Thân cây cứng, thông thường thuộc dạng thân đứng, thân có thể khô hay chứa nhiều nước, giữa thân có thể rỗng hoặc không. Số lá trên thân chính có thể thay đổi từ 7 - 24 lá tuỳ thuộc từng giống. Lá cao lương cũng có phần bẹ ôm sát vào thân cây làm tăng độ cứng cho cây, bẹ lá thông thường có chiều dài khoảng 15 - 35cm và cuộn chặt lấy thân. Phiến lá dài từ 30 - 135cm và rộng từ 1,5 - 13cm với mép lá thẳng hoặc gợn sóng, mặt lá thường được phủ 1 lớp phấn muội. Gân giữa lá có thể có màu trắng, vàng, xanh. Hoa của cây cao lương là một cụm thẳng đứng nhưng cũng có trường hợp cong xuống như cổ ngỗng. Chùm hoa có một cuống trung tâm, với những nhánh cấp 1, cấp 2 đôi khi có cả nhánh cấp 3, từ các nhánh này sinh ra các chùm hoa nhỏ. Chiều dài và khoảng cách của những nhánh hoa quyết định hình dạng của chùm, từ hình nón hoặc hình ô van kín. Thường thường hạt được bao phủ bởi lớp mày. Hạt hình tròn và có đầu nhọn có kích thước từ 4 - 8mm. Hình dạng, kích thước, màu sắc hạt thay đổi tuỳ thuộc từng giống (ICRISAT, 1996).
Cao lương là một loại cây thân rỗng, có đốt giống cỏ nằm trong họ Hoà Thảo. Hạt của chúng khá nhỏ, đường kính chỉ khoảng 3 - 4mm, màu sắc hạt thay đổi từ vàng nhạt đến nâu đỏ và nâu sậm tùy thuộc vào giống. Chùm hoa của cao lương nhỏ, các hoa trên bông không đồng đều nở hoa. Các loài cao lương hoang dã được phân biệt bởi cái vòng đặc trưng với lông dài tại những mấu. Chúng dễ nở hoa và nở trên nhiều nhánh. Những nhánh hoa có hình xoắn ốc... Lá cây trông rất giống lá ngô, đôi khi chúng cuộn tròn lại. Một cây có thể có hơn hai lá. Chùm mang hai loại hoa, một loại không có cuống và có cả phần đực lẫn phần cái, loại còn lại có cuống thông thường là hoa đực (Ramph, 2005).
Một số hình ảnh về hình dạng chùm hoa của cây cao lương
1. Spindle 2. Heart 3. Cylinder 4. Stick 5. Cup 6. Spherical 7. Elbow 8-9. Umbrella 10-11. Broom
Nguồn: Fao, 2007
Cao lương thuộc cây C4 có khả năng sử dụng ánh sáng cao hơn các loại cây khác, dưới điều kiện ánh sáng cao và nhiệt độ nóng chúng có thể quang tổng hợp mạnh hơn (nhiều nghiên cứu cho thấy hơn 90% chất khô tích luỹ được là do quang hợp), và sản xuất nhiều sinh khối, nó có khả năng thích nghi và tiến hoá trong những vùng bị hạn chu kỳ (Trần Văn Hoà, 2003).
Theo báo cáo từ các khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Tây Á, Địa Trung Hải… thì cao lương là cây trồng chống chịu được với các loại đất từ chua đến kiềm, đất ngập nước hay khô hạn, nồng độ muối cao, các loại nấm bệnh cũng như cỏ dại (Duke, 1983). Cao lương có các đặc điểm về hình thái và sinh lý cho phép nó có thể sinh trưởng và tồn tại trong điều kiện hạn như bộ rễ ăn sâu và lan rộng, lớp phấn muội dày bao phủ thân, bề mặt lá và khả năng tự dừng sinh trưởng trong điều kiện hạn, phục hồi bình thường trở lại khi thuận lợi. Do vậy nó có thể phát triển ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới với lượng mưa hàng năm chỉ 400 - 600 mm quá khô không trồng ngô được. Không chỉ có khả năng sinh trưởng trong vùng hạn mà nó cũng có khả năng phát triển được cả với điều kiện thường xuyên ngập nước, do đó nó cũng có thể trồng ở những vùng có lượng mưa lớn. Cao lương sinh trưởng được từ độ cao 0 - 2300m so với mực nước biển (ICRISAT, 1996). Khoảng pH đất mà cao lương có thể sinh trưởng được rất rộng (5,0 - 8,5) (ICRISAT, 1996), nhưng theo Duke (1983) thì cao lương cũng có thể trồng được ở những đất có pH xuống tới 4,3 hoặc lên tới 8,7. Khoảng nhiệt độ cao lương có thể thích ứng được là từ 2,0 - 41oC, nhiệt độ hàng năm trung bình có thể từ 7,8 - 27,8oC, thông thường khoảng 20,1oC (Duke, 1983). Như vậy cây cao lương có thể thích ứng được tốt trong các điều kiện nóng và lạnh của các vùng thuộc khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Igartua và CS (1994) đã mô tả đặc điểm chịu mặn của cây cao lương. Theo Sunseri (2006) thì cao lương cũng có thể chịu được độ mặn của đất lên đến 4,04 dS/m. Như vậy cao lương cho thấy khả năng chịu hạn, úng, nóng, lạnh và mặn hơn hẳn những cây trồng khác. Đây là ưu điểm lớn cho phép canh tác cao lương ở những vùng đất khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện khô hạn.
2.3 Những nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của cây cao lương
Hiện nay có hàng triệu người ở Ấn Độ, châu Phi, châu Mỹ La Tinh… dùng cao lương như một loại lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày, nhưng trên thế giới cao lương chủ yếu được dùng làm thức ăn cho gia súc dưới dạng lương thực hoặc làm xi rô lúa miến hoặc còn gọi là "mật cao lương" (làm từ các giống có hàm lượng đường cao như ở mía), cỏ khô, cũng như để sản xuất một vài loại đồ uống chứa cồn (Dan và Woody, 2001).
Cao lương có thể dùng làm thức ăn gia súc dưới dạng hạt hay dạng thức ăn thô xanh (thân lá). Cao lương là một trong 5 loại hạt cốc (ngũ cốc) hàng đầu của thế giới. Hạt cao lương có giá trị dinh dưỡng như với ngô tuy nhiên hàm lượng protein cao hơn ngô, song các thành phần dinh dưỡng khác thấp hơn ngô cụ thể như vitamin A (Carter và CS, 1989).
Qua phân tích hoá học cho thấy hạt cao lương có hàm lượng tanin và HCN ít hơn so với thân và lá; chúng có Protein thô 11 - 12%, dầu 3,0 - 3,1%, xơ 3,1 - 3,2%, dẫn xuất không đạm 70 - 80%, năng lượng trao đổi 3000 Kcal/kg chất thô. Thành phần dinh dưỡng của hạt cao lương so với ngô như trong bảng 2.2 (NRI, 1988).
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của hạt cao lương và ngô làm thức ăn chăn nuôi
Loại cây
ME cho gia súc nhai lại (MJ/kg)
ME cho gia cầm(MJ/ kg)
Protein
thô(%)
Lysin (%)
Lysin dễ tiêu (%)
Cao lương
12,4
13,7
11,0
0,27
0,19
Ngô
12,1
14,2
9,0
0,27
0,22
Có một phân tích chuyên sâu về thành phần dinh dưỡng trong hạt cao lương cho thấy: Cám của hạt cao lương rất ít protein và khoáng nhưng giàu chất xơ. Phôi cao lương giàu khoáng, protein, vitamin B - Complex và dầu nhưng ít tinh bột, trên 68% chất khoáng và 75% chất dầu của hạt nằm trong phôi. Nội nhũ là phần lớn nhất của hạt, nó nghèo dầu và khoáng nhưng lại có nhiều protein (80%), tinh bột (94%), vitamin B - Complex (50 - 75%) (Hubbard và CS, 1950).
Với thành phần dinh dưỡng như trên, để tăng tính ngọn miệng cho gia súc và tăng hiệu quả sử dụng của thức ăn, NRI (1988) đã khuyến cáo giới hạn sử dụng hạt cao lương và ngô trong khẩu phần ăn hướng dẫn như sau:
Cao lương (%) Ngô (%)
Gia cầm 30 70
Lợn 30 30
Bò sữa 50 70
Bò thịt 70 70
2.4 Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cao lương
2.4.1. Mùa vụ
Ở bang Minnesota của Mỹ, cao lương được trồng từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6 khi nhiệt độ của đất đạt 15,6 - 18,30C. Nếu trồng muộn hơn thì năng suất cao lương sẽ giảm (Carter và CS, 1989). Nhưng ở Mehico đa số cao lương được trồng từ tháng 7 đến tháng 8, sinh trưởng tăng ở điều kiện ngày dài và ấm, nhiệt độ thích hợp là từ 25-300C (Fribourg và CS, 1995).
2.4.2. Mật độ
Mật độ trồng cao lương phụ thuộc vào giống, cụ thể là kích thước và trọng lượng của hạt giống. Thông thường có khoảng 16.000 hạt giống cao lương/0,454 kg. Phần lớn hạt cao lương lai có tỷ lệ nảy mầm trung bình là 75%. Nếu đất tốt và độ ẩm thích hợp thì gieo hàng cách hàng là 0,76 - 1,02m, khoảng cách hạt trung bình là 1,5cm, và gieo hạt ở độ sâu 50 tới 70mm. Như vậy thì có khoảng 247.097 – 296.516 cây/ha. Nếu đất kém màu mỡ và khô cứng thì tỷ lệ hạt giống được gieo thấp hơn.
Kích thước hàng: Kích thước hàng phụ thuộc vào các thiết bị chuyên dùng để thực hiện việc gieo hạt. Trong nhiều năm gần đây việc trồng cây theo luống hẹp để tăng năng suất được chú trọng đặc biệt. Khi đó khoảng cách giữa các cây trên luống phải được bố trí sao cho phù hợp với số lượng cây trên ha. Ưu điểm của phương pháp này là tận dụng được độ ẩm, sự màu mỡ của đất cũng như ánh sáng mặt trời. Kết quả nghiên cứu từ Minnesota cho thấy luống có độ rộng 0,25m cho năng suất cao hơn từ 10 – 15% so với luống có độ rộng 1,02m. Tuy nhiên phương pháp này lại có nhược điểm là khó chăm sóc và việc kiểm soát cỏ dại phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc diệt cỏ. Đối với cao lương lấy hạt trong điều kiện có phân bón và nước tưới, gieo từ 8 – 12kg/ha (Carter và CS, 1989). Theo Mortvedt và cộng sự (1996) ở phía Đông Mehico năng suất cao lương cao khi trồng với mật độ 7,8kg/ha, khoảng cách hàng hẹp (15,2 – 50,8cm).
2.4.3. Phân bón
Nhu cầu dinh dưỡng của cây cao lương rất giống với cây Ngô nhưng cao lương cần một lượng lớn đạm, một lượng vừa phải phốt pho và kali. Trong điều kiện khô hạn bón 80 – 100 kg N/ha trước khi trồng. Với điều kiện có tưới bón 100kg N/ha trước khi trồng + 50 kg N/ha sau mỗi lần cắt (Carter và CS, 1989).
Theo Mortvedt và cộng sự (1996), đất trồng cao lương thích hợp nhất là đất thoát nước tốt, pH từ 6 đến 7. Lượng phân bón phụ thuộc vào kết quả kiểm tra mẫu đất trong khu ruộng cụ thể và cây trồng tiếp theo là gì. Trong trường hợp không làm thí nghiệm kiểm tra mẫu đất, nói chung bón lân 33,6kg/ha và 89,6kg Kali/ha. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân lân và kali sẽ không lớn nếu lượng lân và kali tồn dư trong đất từ vụ trước ở mức trung bình hoặc cao.
Lượng đạm yêu cầu phụ thuộc vào năng suất mong muốn và giống. Lượng đạm khoảng 224,2 kg N/ha với điều kiện có tưới và 16,8 kg N/ha trong điều kiện khô hạn bởi vì ở điều kiện này mật độ và năng suất sẽ thấp hơn. Lượng đạm cần bón có liên quan đến cây trồng trước, ví dụ cây họ đậu, lượng phân chuồng là những yếu tố cần tính đến để áp dụng mức phân cần bón. Nếu bón đạm ở mức nhiều cần chia ra nhiều lần bón đều nhau. Cao lương làm thức ăn gia súc sẽ lấy một lượng lớn đạm trong đất do đó người trồng phải kiểm tra hàm lượng đạm trong đất thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của cây.
Yêu cầu đạm của cao lương khi cắt 1 lần hoặc cắt nhiều lần là khác nhau bởi vì có sự khác nhau giữa tỷ lệ thân lá. Khi nghiên cứu nghiên cứu lượng đạm bón của cao lương làm thức ăn gia súc, cao lương lấy hạt và cây ngô thì Rahman và cộng sự (1992) khẳng định ở điều kiện cắt 1 lần hàm lượng 120kg N/ha năng suất chất xanh tăng đáng kể, nhưng không tăng nữa khi tăng tiếp lượng đạm. Tuy nhiên tổng lượng đạm tồn dư trong sản phẩm thu hoạch của cả 3 loại cây tăng đáng kể khi tăng lượng đạm bón vào, đạm tồn dư cao nhất ở công thức bón vào với tỷ lệ 240 kg N/ha. Năng suất chất xanh giảm đáng kể khi cắt nhiều lần, nhưng ảnh hưởng này không thấy ở công thức bón 240 kg N/ha lúc gieo hạt hoặc chia ra bón với tỷ lệ 120 + 60 + 60 kg N/ha. Tổng lượng đạm tồn dư trong sản phẩm thu hoạch ở công thức cắt nhiều lần cao hơn ở công thức cắt 1 lần, đặc biệt là ở các công thức bón nhiều đạm hơn.
2.5 Những nghiên cứu về chế biến cao lương làm thức ăn chăn nuôi
Một vài loài cao lương có chứa một lượng xyanua và các nitrate (Morton,1981). Ngoài các chất nói trên chúng còn có cyanogenic glucosidedurrin (C14H17O7N) và alkaloid hodenine nếu ở nồng độ nhỏ thì chúng kích thích hô hấp và được đề nghị sử dụng làm thuốc chữa ung thư tuy nhiên ở nồng độ cao có thể gây suy hô hấp và thậm chí gây tử vong đối với động vật ăn chúng khi chúng ở giai đoạn đầu của sự phát triển (DUKE, 1983). Những loài cao lương có hàm lượng xyanua và phenol cao nhất thiết phải qua chế biến (Carter và cộng sự, 1989). Vì vậy khi sử dụng cao lương làm thức ăn gia súc cần lưu ý đến các độc tố trên để xử lý và phối trộn thức ăn cho phù hợp.
Trong điều kiện khí hậu khô hạn cao lương có khuynh hướng tích tụ nitrate và có thể gây độc cho gia súc. Bón đạm quá cao sẽ làm gia tăng khả năng gây độc của HCN cũng như ngộ độc nitrate.
Để an toàn cho gia súc khi sử dụng thân lá và hạt làm thức ăn cần lưu ý nhất là loại bỏ các ankloit và HCN. Thân lá khi được cắt và phơi khô vừa là quá trình bảo quản và dự trữ cỏ khô cho gia súc vừa là quá trình loại bớt bỏ các độc tố ra khỏi các bộ phân sinh dưỡng của cây. Ngoài ra còn có cách ủ chua tạo thức ăn chua vừa tận dụng tối đa khả năng tiêu hoá của gia súc đối với cây cao lương vừa là loại bỏ các độc tố ra khỏi sản phẩm thu hoạch. Cần lưu ý không vào khu ủ chua trong khoảng 2 - 3 tuần đầu tiên vì rất nguy hiểm do trong thời gian này khí HCN thoát ra từ đống ủ chua, đặc trưng của mùi HCN là mùi hạnh đắng (Dan và Woody, 2001).
Để khắc phục hiện tượng ngộ độc Nitrate thì quá trình phơi khô không làm giảm hàm lượng nitrate trong cỏ. Điều chỉnh tỷ lệ thức ăn khi cho ăn, thì cỏ khô sẽ không gây hại cho gia súc. Nồng độ nitrate trong cỏ cao so với bình thường có thể dẫn đến ngộ độc nitrate và làm cho gia súc chết đồng loạt. Nếu mức độ nitrate trong cây cao thì nên ủ chua hoặc kết hợp với các loại thức ăn khác để giảm lượng nitrate sử dụng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy ủ chua có thể làm giảm lượng Nitrate khoảng 25 - 50%.
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Vật liệu
Vật liệu là 10 giống cao lương: S27, S34, S33, S2, S5, S37, S22, S21, S23 (thu thập ở vùng núi phía bắc và nhập nội) và sử dụng giống S36 làm đối chứng 1, giống ngô LVN10 làm đối chứng 2.
Tên giống
Nguồn gốc
S2
Nhật Bản
S5
Nhật Bản
S21
Thái Học - Nguyên Bình - Cao Bằng
S22
Phác Hợp - Nguyên Bình - Cao Bằng
S23
Hồng Sỹ - Hà Quảng - Cao Bằng
S27
Xuân Hoà - Hà Quảng - Cao Bằng
S33
Canada
S34
Canada
S36
Sweet jumbo
S37
Canada
LVN10
Viện nghiên cứu ngô
3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được triển khai tại vùng Gia Lâm - Hà Nội. Cụ thể là tại vườn thực vật của Khoa Nông Học trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Thời vụ gieo hạt của thí nghiệm được tiến hành vào 2 thời điểm là 20 tháng 8 và 20 tháng 9 năm 2008.
3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
Thêi vô 1: Ngµy gieo 20/8/2008
NL 1
S33
S36
S34
S23
S21
S37
S27
LVN10
S2
S5
S22
NL 2
S37
S2
S22
LVN10
S23
S36
S21
S5
S27
S33
S34
NL 3
S22
S37
S5
S27
LVN10
S36
S33
S23
S34
S21
S2
Thêi vô 2: Ngµy gieo 20/9/2008
NL 1
S34
S36
S33
S23
S21
S37
S27
LVN10
S22
S5
S2
NL 2
LVN10
S22
S2
S37
S36
S23
S21
S27
S5
S34
S33
NL 3
S23
S27
S5
S37
LVN10
S2
S33
S22
S34
S21
S36
Các biện pháp kĩ thuật:
Đất trồng được làm kỹ, san phẳng, lên luống kích thước (4m x 2,2m), cao 25 cm, ô cách ô 30 cm. Mỗi ô thí nghiệm 8,4 m2.
Hạt được gieo trong bầu rồi đem ra trồng với mật độ 15cây/m2, hàng cách hàng 30 cm và cây cách cây 20 cm.
Mức phân bón sử dụng cho 1ha: 180 kg N + 90 kg P2O 5 + 120 kg K2O.
Phương pháp bón: Bón lót 100% lân
Bón thúc sau trồng 20 ngày 45kg N + 30 kg K2O
Sau mỗi lần cắt bón 45 kg N/ha + 30 Kg K2O
Loại phân bón sử dụng bao gồm đạm Urê (46% N), Supe Lân (18% P2O5) và Kali clorua (60% K2O).
* Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Thời gian sinh trưởng: từ gieo tới trồng, từ trồng tới cắt lứa 1, từ cắt lứa 1 đến cắt lứa 2, từ cắt lứa 2 đến cắt lứa 3, từ cắt lứa 3 đến trỗ bông, từ trỗ đến chín (thu hoạch lứa 4), tổng thời gian sinh trưởng.
+ Các chỉ tiêu nông sinh học:
Quan sát hình thái của các giống cao lương.
Chiều cao cây: đo từ gốc đến mút lá cao nhất, đo 5 cây/ô, 2 tuần một lần kể từ khi trồng.
Chiều cao cây cuối cùng: đo từ gốc đến mút lá hoặc đầu mút bông cao nhất khi thu hoạch.
Số lá trên thân chính: đếm số lá thật có trên thân chính 2 tuần một lần, số lá được đánh dấu qua các lần đếm.
Số lá cuối cùng: đếm số lá trên thân chính trước khi thu hoạch.
Số nhánh: đếm số nhánh trên khóm 2 tuần một lần, và số nhánh trước khi thu hoạch.
Số nhánh hữu hiệu: đếm tất cả số nhánh mang bông trên cây tại thời điểm trỗ.
+ Tại thời điểm cắt lứa 1, lứa 2, lứa 3, lứa 4 lấy mỗi công thức 5 cây để đo đếm các chỉ tiêu:
Diện tích lá: đo chiều dài và chiều rộng của lá và tính theo công thức
DTL (cm2) = a (cm) x b (cm) x 0,7
DTL: diện tích lá
a: Chiều dài lá
b: Chiều rộng lá (chỗ rộng nhất)
LAI (m2lá/m2đất) = DTL x mật độ/10.000
Khối lượng chất khô tích luỹ (g/cây): Cân khối lượng chất khô cả cây sau khi đã sấy ở nhiệt độ 80oC đến khối lượng không đổi.
+ Các chỉ tiêu năng suất:
- Năng suất chất xanh lứa 1: thu cắt tại giai đoạn chuẩn bị bông (60ngày) (vị trí cắt cách mặt đất khoảng 15cm)
- Năng suất chất xanh lứa 2 và 3: cắt sau lần cắt trước 45 ngày
- Năng suất phụ phẩm (lứa 4): khối lượng thân lá sau khi thu hoạch hạt
- Năng suất hạt (lứa 4).
+ Theo dõi khả năng chống chịu sâu, bệnh chủ yếu trên đồng ruộng.
+ Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong thân lá một số giống cao lương có triển vọng.
3.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Các số liệu thu thập từ thí nghiệm được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng chương trình IRRISTART.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thời gian các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của một số giống cao lương thí nghiệm
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình xen kẽ không thể tách rời, sinh trưởng là cơ sở cho phát triển và phát triển tạo điều kiện cho sinh trưởng (mối quan hệ tất yếu). Như mọi cây trồng khác sinh trưởng và phát triển của cây cao lương là tổng thời gian của các thời kỳ sinh trưởng phát triển. Trong đời sống của cây được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh thực.
Để làm tăng năng suất chất xanh giải quyết nguồn thức ăn cho đàn gia súc ăn cỏ ở nước ta và tận dụng những ưu điểm của cây cao lương kéo dài giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh dưỡng qua các lứa cắ._.t. Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau. Ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: đất đai, khí hậu, kỹ thuật thâm canh... Vì vậy, khi đánh giá giống cho từng thời vụ thì ngoài việc đánh giá bản chất di truyền giống cần đánh giá khả năng chống chịu của giống trước điều kiện ngoại cảnh.
Khi tiến hành thí nghiệm với điều kiện thí nghiệm là đồng nhất (trong cùng một vùng sinh thái và các yếu tố kỹ thuật như nhau), các giống khác nhau có đặc điểm và thời gian sinh trưởng là khác nhau. Qua theo dõi, đánh giá sự sinh trưởng phát triển của các giống cao lương trong điều kiện vụ thu đông năm 2008 chúng tôi thu được kết quả được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống cao lương
ĐVT: ngày
Thời vụ gieo
Giống
Vườn ươm
Trồng - lứa 1
lứa 1- lứa 2
lứa 2- lứa 3
Lứa 3- Trỗ
Trỗ - lứa 4
Tổng TGST
I
S2
10
60
45
60
51
59
285
S5
10
60
45
60
50
62
287
S21
10
60
45
60
65
57
297
S22
10
60
45
60
64
53
292
S23
10
60
45
60
54
64
293
20/8/2008
S27
10
60
45
60
84
45
304
S33
10
60
45
60
66
42
283
S34
10
60
45
60
56
54
285
S36
10
60
45
60
55
57
287
S37
10
60
45
60
57
56
288
Trung bình
10
60
45
60
60
55
290
LVN10
10
62
-
-
-
-
70
II
S2
10
60
45
60
48
55
278
S5
10
60
45
60
47
56
278
S21
10
60
45
60
63
53
291
S22
10
60
45
60
57
51
283
S23
10
60
45
60
-
-
175
20/9/2008
S27
10
60
45
60
78
42
295
S33
10
60
45
60
-
-
175
S34
10
60
45
60
52
54
281
S36
10
60
45
60
63
57
295
S37
10
60
45
60
55
52
282
Trung bình
10
61
45
60
46
42
263
LVN10
10
62
-
-
-
-
70
Thời kỳ từ gieo đến trồng: Thời kỳ này được tính từ khi gieo hạt xuống đất, hạt hút ẩm trương lên và mầm vươn lên khỏi mặt đất đến khi cây được 2 - 3 lá thì mang đi trồng. Thời gian này ở các giống là như nhau (10 ngày).
Từ khi trồng cho đến khi cây chuẩn bị trỗ chúng tôi tiến hành cắt lứa 1. Ở giai đoạn đầu, cây con vừa được đưa ra trồng nên cần có thời gian để hồi xanh, cây sinh trưởng rất chậm, sự sinh trưởng phát triển tập trung vào bộ rễ. Vì vậy từ khi trồng cho đến khi cắt lứa 1 phải mất 60 ngày.
Cây cao lương được chăm bón lại tiếp tục sinh trưởng phát triển, số mầm nách mọc ra nhiều. Lúc này bộ rễ đã ổn định, rễ cây đã hút được dinh dưỡng nhiều hơn, cây sinh trưởng thuận lợi hơn vì thế mà chỉ 45 ngày đã cho thu hoạch lứa 2. Và khoảng 60 ngày tiếp theo cho thu hoạch lứa 3 (ở cả 2 thời vụ).
Theo dõi thời gian sinh trưởng từ cắt lứa 3 đến khi trỗ của các giống cao lương thí nghiệm chúng tôi thấy: Thời gian trỗ của các giống khác nhau tuỳ theo đặc tính của từng giống. Theo kết quả ở bảng 4.1 thì giống S5 là giống trỗ sớm nhất (50 ngày), tiếp đến là S2 (51 ngày), S23 (54 ngày),... S37 (57 ngày), S22 (64 ngày), S21 (65 ngày), S33 là 66 ngày và giống trỗ muộn nhất là S27 (84 ngày). Ở thời vụ II các giống S23 và S33 do không chống chịu được với điều kiện ngoại cảnh bất lợi nên cây bị chết vì thế không theo dõi được thời gian sinh trưởng cụ thể. Các giống còn lại thời gian sinh trưởng từ lứa cắt 3 đến khi trỗ của các giống tương đương như thời vụ I.
Thời kỳ từ trỗ đến thu hoạch lứa 4: Thời kỳ này rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất hạt cây cao lương. Đây là thời điểm mẫn cảm với điều kiện thời tiết. Khi trỗ nếu gặp điều kiện thuận lợi ít mưa thì tỷ lệ đậu hạt sẽ cao ngược lại nếu mưa nhiều và đất quá ẩm sẽ gây ra hiện tượng rụng hoa nhiều, không tạo hạt ảnh hưởng đến năng suất của cây.
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy: Các giống cao lương có thời gian từ trỗ đến khi thu hoạch lứa 4 (quả chín) khá dài, biến động từ 42 – 64 ngày, ngắn nhất là S33 (42 ngày), giống có thời gian từ trỗ đến khi thu hoạch lứa 4 dài nhất là S23 (64 ngày), tiếp đến là S5 (62 ngày), S2 (59 ngày), S21 và giống đối chứng 1 S36 (57 ngày), S37 (56 ngày), S34 (54 ngày), S22 (53 ngày), S27 (45 ngày).
Cũng các giống này, ở thời vụ II thời gian từ trỗ đến khi thu hoạch lứa 4 thấp hơn thời vụ I. Cụ thể: giống S5 là 56 ngày, S2 là 55 ngày, S34 là 54 ngày… thấp nhất là giống S27 (42 ngày). Tất cả các giống trong thời vụ này đều có thời gian từ trỗ đến thu hoạch lứa 4 thấp hơn đối chứng 1 giống S36 (57ngày).
Từ kết quả theo dõi thí nghiệm chúng tôi có nhận xét: Tổng thời gian sinh trưởng của các giống cao lương thí nghiệm biến động từ 283 - 304 ngày. Đa số các giống cao lương trong thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng cao hơn so với đối chứng 1 giống S36. Giống có tổng thời gian sinh trưởng ngắn nhất là S33 (283 ngày), cao nhất là giống S27 (304 ngày), tiếp đến là S21 (297 ngày), S23 (293 ngày), S22 (292 ngày), S37 (288 ngày), giống đối chứng 1 S36, S5 (287 ngày). Ở thời vụ II tổng thời gian sinh trưởng cũng dao động từ 175 - 295 ngày. Cao nhất là giống đối chứng 1 S36 và S27 (295 ngày), thấp nhất là giống S23, S33 (175 ngày).
4.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống cao lương trong thí nghiệm
4.2.1 Động thái ra lá và số lá cuối cùng của các giống cao lương thí nghiệm
Lá là một bộ phận quan trọng giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động sống của cây trồng nói chung và cây cao lương nói riêng. Tại đây diễn ra các hoạt động sinh lý: Quang hợp, hô hấp, trao đổi nước, vận chuyển các chất vô cơ thành các chất hữu cơ để nuôi dưỡng các bộ phận trong cây. Các kết quả nhiên cứu cho thấy trên 90% vật chất khô của cây là sản phẩm của quá trình quang hợp. Từ đó cho thấy bộ lá của cây là vô cùng cần thiết tới năng suất của cây cao lương. Bộ lá càng phát triển thì năng suất càng cao.
Số lá trên thân chính có thể nhiều ít khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giống. Qua theo dõi động thái ra lá của các giống cao lương trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau (kết quả được trình bày ở bảng 4.2):
Bảng 4.2. Số lá trên thân chính của các giống cao lương thí nghiệm
Thời vụ gieo
Giống
2TST
cắt lứa 1
2TSC1
cắt lứa 2
2TSC2
cắt lứa 3
2TSC3
Thu hoạch
I
S2
3,4
7,7
1,9
5,0
1,8
5,2
2,5
4,5
S5
3,2
7,6
2,5
5,2
2,1
5,0
2,8
4,8
S21
3,5
7,8
2,1
5,4
2,8
5,4
3,1
5,4
S22
3,5
7,3
2,6
4,5
2,6
5,8
3,1
6,5
S23
3,5
7,7
1,9
5,4
2,3
4,6
2,0
3,9
20/8/2008
S27
3,3
7,5
2,4
5,4
2,2
5,6
3,2
8,3
S33
3,2
7,8
3,1
5,7
2,1
5,6
2,0
6,3
S34
3,3
7,8
2,1
5,5
2,1
4,0
2,9
4,9
S36 (đ/c1)
3,2
8,2
2,9
5.7
2,5
4,8
3,0
5,3
S37
3,2
7,7
3,5
5,8
2,8
4,9
2,9
4,4
Trung bình
3,3
7,7
2,5
5,4
2,3
5,1
2,8
5,4
LVN10 (đ/c 2)
5,1
7,7
-
-
-
-
-
-
LSD0.05 (TV1)
0,64
0,77
0,31
0,45
0.56
0,47
0,42
0,97
CV%
10,8
5,9
8,0
5,4
15.6
5,9
9,8
11,6
II
S2
3,2
7,3
1,9
5,0
3,1
6,7
2,4
4,7
S5
3,0
7,2
2,0
5,2
2,2
6,2
2,6
4,5
S21
3,4
7,4
2,2
5,2
2,1
5,7
3,1
4,7
S22
3,2
7,0
2,6
4,9
3,0
7,0
2,9
6,6
S23
3,4
12,3
1,7
4,2
-
-
-
-
20/9/2008
S27
3,1
7,1
2,0
4,9
2,1
4,8
3,3
8,1
S33
3,0
7,4
3,2
5,9
-
-
-
-
S34
3,2
7,5
3,1
5,2
2,8
7,7
2,7
5,3
S36 (đ/c1)
3,0
7,8
2,7
5,4
3,2
7,8
3,2
5,2
S37
3,0
7,4
3,3
5,7
2,8
6,0
2,9
5,1
Trung bình
3,2
7,8
2,5
5,2
2,1
5,2
2,3
4,4
LVN10 (đ/c 2)
4,8
7,3
-
-
-
-
-
-
LSD0.05 (TV2)
0,5
0,64
0,34
0,45
0,5
0,53
0,39
0,77
CV%
9,0
4,8
8,9
5.6
15,3
6,7
10,9
11,2
Ở 2 tuần đầu sinh trưởng, số lá trên thân của các giống cao lương chỉ khoảng 3 - 4 lá. Số lá trung bình của các giống ở thời vụ I là 3,3 lá. Giống có số lá trên thân cao nhất là đối chứng 2 (ngô: 5,1 lá), tất cả các giống còn lại trong thí nghiệm đều có số lá ít hơn so với giống đối chứng 2. Ở thời vụ II cũng vậy, giống đối chứng 2 là giống có số lá trên thân cao nhất. Khi cây cao lương ở giai đoạn 8 tuần sinh trưởng, số lá trên thân đạt giá trị cao nhất, số lá trung bình của các giống là 11,6 lá, dao động từ 11,9 - 13,7 lá, thấp nhất là giống S34 (11,9 lá), giống đối chứng 1 S36 có số lá trên thân cao đạt 13,6 lá. Ở thời vụ II số lá trên thân cao hơn so với chính nó ở thời vụ I. Số lá trung bình ở thời vụ này đạt 14,0 lá (cao hơn thời vụ I là 2,4 lá). Cao nhất là giống S23 (15,6 lá), cao hơn giống đối chứng 1 và đối chứng 2, thấp nhất là giống S27 (12,5 lá).
Khi cây cao lương được 10 tuần sinh trưởng (cắt lứa 1), lúc này đã vào giai đoạn cuối của quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, chiều cao cây trung bình là 189,3 cm, lá của cây cao lương đều phát triển về kích thước to và dài ra, một số lá phía dưới héo và lụi đi, do đó số lá trên thân chính còn lại ở thời điểm này giảm hơn so với 2 tuần trước đó. Số lá trung bình của các giống chỉ còn 7,7 lá ở thời vụ I và 7,8 lá ở thời vụ II. Các giống đều có 7 - 8 lá. Giống S23 ở thời vụ II phát triển hơn cả có số lá là 12,3 lá.
Sau khi cắt lứa 1, Số nhánh sinh ra nhiều, cây phải nuôi nhiều nhánh nên tốc độ ra lá cũng chậm hơn so với giai đoạn đầu. Khoảng 2 tuần sau lứa cắt 1, số lá trung bình là 2,5 lá ở cả 2 thời vụ. Ở giai đoạn 6 tuần sinh trưởng sau cắt 1 (cắt lứa 2), số lá trung bình là 5,4 lá, biến động từ 4,5 - 5,8 lá. Giống có số lá cao nhất là S37 (5,8 lá) và là giống có số lá cao hơn giống đối chứng 1 S36 (5,7 lá), thấp nhất là S22 (4,5 lá). Ở thời vụ II, giống có số lá trên thân chính cao nhất là S33 (5,9 lá) và giống S37 (5,7 lá) là 2 giống có số lá trên thân cao hơn các giống khác và giống đối chứng 1. Nhìn chung số lá trên thân của các giống cao lương ở cả 2 thời vụ đều tương đương nhau.
Sau lứa cắt 2, gặp điều kiện thời tiết bất lợi (rét, khô hanh), cây sinh trưởng phát triển chậm lại, do đó tốc độ ra lá cũng chậm hơn so với các lứa cắt trước. Khoảng 2 tuần sau lứa cắt 2, số lá trung bình chỉ đạt 2,3 lá (thời vụ I) và 2,1 lá (thời vụ II). Ở giai đoạn 8 tuần sau cắt 2 (cắt lứa 3), số lá trung bình của các giống mới chỉ đạt 5,1 lá (thời vụ I), 5,2 lá (thời vụ II). Trong thời vụ I, đa số các giống đều có số lá trên thân cao hơn giống đối chứng 1 (S36). Các giống cao lương ở thời vụ II có số lá cao hơn so với chính nó ở thời vụ I. Sở dĩ như vậy là do thời vụ II được gieo trồng sau thời vụ I là 30 ngày, lúc này nhiệt độ đã ấm dần lên, cây sinh trưởng và phát triển trở lại, giống có số lá trên thân chính cao nhất ở thời vụ II là đối chứng 1 giống S36 đạt 7,8 lá, các giống còn lại dao động từ 5,7 - 7,7 lá.
Sau khi thu cắt lứa 3 và tiếp tục chăm bón cho cây để chúng tái sinh, lần này mục đích gieo trồng không đơn thuần là thu lấy thân nữa mà thu cả hạt giống. Vì thế thời gian sinh trưởng lứa này dài hơn các lứa khác, chiều cao cây cao, số lá trên thân nhiều để tổng hợp các chất dinh dưỡng nuôi cây và tạo hạt. Qua theo dõi chúng tôi thấy số lá trên thân trung bình tăng dần từ 2,8 lá (thời vụ I) và 2,3 lá (thời vụ II) (sau cắt lứa 3 khoảng 2 tuần sinh trưởng) đến khi cây cao lương trỗ (khoảng 8 - 10 tuần sau cắt 3) thì số lá tăng cao. Số lá trung bình của các giống giai đoạn này ở thời vụ I là 10,0 lá, thời vụ II là 8,1 lá. Nhìn chung số lá trên thân của các giống ở thời vụ I cao hơn thời vụ II. Số lá bắt đầu giảm dần khi cây vào giai đoạn chín, những lá ở phía dưới héo và lụi đi trên thân chỉ tồn tại những lá chính. Số lá cuối cùng trên thân lúc này trung bình chỉ còn 5,4 lá (thời vụ I) và 4,4 lá (thời vụ II), giống có số lá trên thân thấp nhất là S23 (3,9 lá), cao nhất là S27 (8,3 lá). Ở thời vụ II, giống S27 cũng là giống có số lá trên thân chính cao nhất (8,1 lá), thấp nhất là S5 (4,5 lá). Ở cả 2 thời vụ, số lá cuối cùng trên thân chính của giống S27, S22 đều cao hơn đối chứng 1 giống S36.
4.2.2 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống trong thí nghiệm
Tuy chiều cao của cây không phải là yếu tố quan trọng trong chương trình chọn tạo giống nhưng nó lại là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khá trung thực về quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Chiều cao cây được quyết định bởi bản chất di truyền của giống, các giống khác nhau có chiều cao cây khác nhau. Ngoài ra, nó còn bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh: nước, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm... Nếu gặp điều kiện bất lợi (hạn, rét...) sẽ làm cho cây sinh trưởng phát triển chậm lại, số đốt giảm ảnh hưởng đến tốc độ ra lá. Kết quả là ảnh hưởng đến năng suất chất xanh cũng như quá trình phát triển sinh thực sau này của cây.
Ở các giai đoạn khác nhau, động thái tăng trưởng chiều cao của các giống là khác nhau. Qua theo dõi quá trình tăng trưởng chiều cao cây của các giống cao lương trong vụ thu đông 2008 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.3.
Qua bảng 4.3 cho thấy: ở giai đoạn cây con tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chậm và ít chênh lệch, biến động từ 12,7cm - 26,5cm, chiều cao trung bình của các giống là 19,1cm. Sau 4 tuần sinh trưởng, chiều cao cây trung bình của các giống cao thêm khoảng hơn 26cm, chiều cao cây tiếp tục tăng trưởng mạnh cho đến khi cây cao lương được khoảng 8 tuần sinh trưởng. Sau đó, cây sinh trưởng chậm dần và gần như ổn định ở giai đoạn 10 tuần sinh trưởng (cắt lứa 1). Ở giai đoạn này chiều cao trung bình của các giống cao lương là 189,3cm, chiều cao cây của các giống biến động từ 158,1cm - 216,9cm. Giống có chiều cao cây thấp nhất là giống S5 (158,1cm), cao nhất là giống S23 (216,9cm). Một số giống có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng 1 S36 (191,1cm) như: S2 (212,8cm), giống S37 (209,3cm), giống S33 (196,2cm). Giống đối chứng 2 ngô đạt 136,7cm.
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cao lương
ĐVT: cm
Thời vụ gieo
Giống
2TST
Cắt lứa 1
2TSC1
Cắt lứa 2
2TSC2
Cắt lứa 3
2TSC3
Thu hoạch
I
S2
17,9
212,8
15,0
56,6
15,8
64,4
14,8
175,4
S5
24,4
158,1
53,2
77,7
8,9
83,3
22,8
290,1
S21
12,9
173,3
50,8
74,2
9,9
80,0
18,3
253,2
S22
12,7
185,9
44,2
56,0
16,8
76,8
16,8
265,1
20/8/2008
S23
19,8
216,9
17,8
53,4
10,5
87,6
15,0
217,5
S27
13,9
164,1
19,6
80,4
16,8
61,0
18,1
270,0
S33
19,5
196,2
38,1
59,2
13,6
71,2
12,4
127,9
S34
23,9
184,7
55,7
80,9
12,3
92,5
18,9
180,2
S36 (đ/c1)
26,5
191,1
35,2
100,0
18,5
81,4
21,1
163,7
S37
19,4
209,3
67,3
145,0
16,5
112,8
22,4
153,8
Trung bình
19,1
189,3
39,7
78,3
14,0
81,1
18,1
209,7
LVN10 (đ/c2)
25,5
136,7
-
-
-
-
-
-
LSD0.05 (TV1)
2,8
24,4
5,08
10,79
2,19
12,24
3,95
25,59
CV%
8,4
7,8
8,3
8,9
10,2
9,8
14,2
7,9
II
S2
18,9
145,4
9,9
40,2
16,5
115,0
14,5
178,5
S5
16,5
127,8
51,5
92,8
9,8
131,2
22,5
292,6
S21
13,5
110,6
37,6
77,3
10,9
112,7
17,5
258,8
S22
14,0
114,8
48,3
74,9
18,3
134,2
15,8
268,5
20/9/2008
S23
20,5
203,9
14,3
43,8
-
-
-
-
S27
15,3
92,4
10,1
66,2
17,1
68,8
16,6
267,4
S33
20,4
124,0
50,2
73,6
-
-
-
-
S34
25,3
162,2
64,0
106,4
12,1
114,0
18,1
182,6
S36 (đ/c1)
27,9
150,8
20,6
72,0
19,2
144,8
20,5
157,6
S37
19,7
141,2
59,1
110,4
18,2
135,6
21,3
157,2
Trung bình
19,2
137,3
36,6
75,8
12,2
95,6
14,7
176,3
LVN10 (đ/c2)
27,3
99,8
-
-
-
-
-
-
LSD0.05 (TV2)
4,47
16,19
4,61
11,42
1,54
12,09
2,07
19,6
CV%
13,2
7,1
8,2
9,7
8,1
8,2
9,1
7,2
Tại thời điểm này ở thời vụ II (sau thời vụ 1 là 30 ngày) chiều cao cây trung bình của các giống trên thấp hơn ở thời vụ I chỉ đạt 137,3cm, chiều cao cây biến động từ 92,4cm - 203,9cm, giống S27 (92,4cm) là giống có chiều cao cây thấp hơn đối chứng 2 và là giống có chiều cao cây thấp nhất, giống S36 (đối chứng 1) có chiều cao cây khá cao đạt 150,8cm, cao nhất vẫn là giống S23 (204,2cm) tiếp đến là S34 (162,2cm). Giống LVN10 chỉ đạt 99,8cm trong khi ở thời vụ I là 136,7cm.
Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về chiều cao giữa các giống ở 2 thời vụ này là do tác động của yếu tố nhiệt độ, độ ẩm. Trong suốt quá trình sinh trưởng các giống cao lương ở thời vụ I có nền nhiệt độ rất thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây, độ ẩm cao, lượng mưa lớn. Trong khi đó ở thời vụ II vào giai đoạn cuối của thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng gặp điều kiện nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình tháng là 21,860C, lượng mưa trung bình thấp (4,66mm), số giờ nắng trong tháng là 4,67 giờ, nhiệt độ xuống thấp cây cao lương sinh trưởng phát triển chậm lại làm chiều cao cây trung bình của các giống giảm đi so với thời vụ I là 52cm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng sinh thực của cây sau này, đặc biệt làm giảm năng suất chất xanh của cây cao lương. Vì vậy, khi đánh giá (chọn lọc) giống cho từng thời vụ thì ngoài việc đánh giá bản chất di truyền của giống cần đánh giá khả năng chống chịu của giống trước điều kiện ngoại cảnh.
Cây cao lương cũng như một số cây trồng khác khi mầm đỉnh hoạt động thì ức chế sinh trưởng của mầm nách. Khi cây đạt chiều cao thích hợp, để thu được năng suất chất xanh, người ta tiến hành cắt để kích thích sự phát triển của mầm nách. Cây cao lương có sức tái sinh rất mạnh, trồng một vụ có thể thu hoạch liên tiếp 2 - 3 lần, có khi tới 4 lần, tuỳ vào mức độ thâm canh (trong khi đó cây ngô chỉ thu được 1 lần cắt). Đây là ưu điểm mà cây cao lương mang lại.
Sau khi cắt lứa 1 chúng tôi nhận thấy khả năng tái sinh ở các giống rất khác nhau, và chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá tốc độ tái sinh trưởng của giống. Từ kết quả ở bảng 4.3 cho thấy chiều cao cây của các giống tại thời điểm 2 tuần sau cắt 1 có sự khác nhau rõ rệt và biến đổi tương đối lớn từ 15,0cm - 67,3cm. Cao nhất là giống S37 (67,3cm), tiếp đến là S34 (55,7cm), S5 (53,2cm), S21 (50,8cm), S22 (44,2cm), S33 (38,1cm) đều có chiều cao cao hơn so với đối chứng 1 giống S36 (35,2cm) và thấp nhất là giống S2 (15,0cm).
Cũng là những giống này, ở thời vụ II sau khi cắt gặp điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp, ... nhưng một số giống vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Cụ thể, giống S37 chiều cao cây ở thời vụ I đạt 67,3cm, ở thời vụ II vẫn khá cao đạt 59,1cm. Đặc biệt là giống S34 chiều cao cây cao hơn hẳn so với các giống trong cùng thời vụ đạt 64,0cm và phát triển mạnh hơn chính nó ở thời vụ I là 8,3cm. Giống S33 cao hơn chính nó ở thời vụ I là 12,1cm. Chiều cao cây của các giống tại thời điểm này biến động khá mạnh từ 9,9cm - 64,0cm, trung bình đạt 36,6cm, cao nhất là S34 (64,0cm). Một số giống vẫn thể hiện sức sinh trưởng cao như: S37 (59,1cm), S33 (50,2cm), S5 (51,5cm), S22 (48,3cm), S21 (37,6cm). Trong khi đó giống đối chứng S36 có chiều cao thấp (20,6cm), một số giống có chiều cao thấp: S23 (14,3cm), S27 (10,1cm) thấp nhất vẫn là giống S2 chỉ đạt 9,9cm.
Khoảng 4 tuần sau cắt 1, chiều cao cây của các giống tăng trưởng rất khác nhau thể hiện sự thích nghi với điều kiện ngoại cảnh là khác nhau. Một số giống có sự thích ứng cao, sinh trưởng phát triển tốt như giống S27 chiều cao cây cao thêm được 49,7cm, S37 cao thêm được khoảng 40cm, S36 là 34cm, S23 là 23cm, S2 là 28cm. Còn lại các giống có chiều cao tăng lên không đáng kể.
Khoảng 6 tuần sau lứa cắt 1 (cắt lứa 2), chiều cao cây dần dần ổn định lúc này ở thời vụ I chiều cao cây trung bình của các giống đạt 78,3cm, biến động từ 53,4cm - 145,0cm cao nhất vẫn là giống S37 (145,0cm), tiếp đến là giống đối chứng S36 (100,0cm), S34 (80,9cm), S27 (80,4cm), S5 (77,7cm), S21 (74,2cm). Một số giống có chiều cao thấp như S33 (59,2cm), S2 (56,6cm), S22 (56,0cm) và S23 là giống có chiều cao cây thấp nhất (53,4cm).
Ở thời vụ II, chiều cao cây trung bình của các giống đạt 75,8cm, có sự khác biệt đáng kể so với thời vụ I. Giống cao nhất vẫn là giống S37 (110,4cm).Giống S34 (106,4cm) cao hơn thời vụ I là 25,5cm, S5 (92,8cm) cao hơn thời vụ I là 15,1cm, S21 (77,3cm) cao hơn thời vụ I là 3,1cm, S22 (74,9cm) cao hơn thời vụ I là 18,9cm, S33 (73,6cm) cao hơn thời vụ I là 14,4cm. Một số giống chiều cao cây thấp hơn thời vụ I là: giống đối chứng 1 S36 (72,0cm), S27 (66,2cm), S23 (43,8cm), thấp nhất là giống S2 (40,2cm).
Khi chiều cao cây đạt giá trị cực đại, chúng tôi tiến hành cắt lứa thứ 2. Cây cao lương được chăm bón lại tiếp tục sinh trưởng phát triển. Khoảng 2 tuần đầu, chiều cao cây trung bình của các giống là 14,0cm (ở thời vụ I) và 12,2cm (ở thời vụ II). Giống có chiều cao cây cao nhất là giống đối chứng S36 đạt 18,5cm (thời vụ I), 19,2cm (thời vụ II). Hai giống S33 và S23 ở thời vụ II do không chịu được nhiệt độ thấp cây đã lụi dần do vậy chỉ thu được 2 lứa cắt.
Nhìn chung sau lứa cắt 2, các giống cao lương vẫn sinh trưởng phát triển bình thường. Khoảng 8 tuần sau lứa cắt 2 (cắt lứa 3), chiều cao cây đã đi vào ổn định. Ở thời vụ I, chiều cao cây trung bình của các giống đạt 81,1cm, dao động từ 61,0cm - 112,8cm. Có 4 giống có chiều cao cao hơn giống đối chứng 1: Cao nhất là S37 (112,8cm), và S34 (92,5cm), S23 (87,6cm), S5 (83,3cm). Các giống còn lại có chiều cao thấp hơn đối chứng 1 giống S36, thấp nhất là S27 (61,0cm). Cũng thời điểm này ở thời vụ II nhiệt độ ấm dần lên, cây sinh trưởng phát triển rất thuận lợi, các giống cao lương ở thời vụ này cao hơn hẳn so với nó ở thời vụ I, chiều cao cây trung bình là 95,6cm biến động từ 68,8cm - 144,8cm. Cao nhất là giống đối chứng S36 (144,8cm), tiếp đến là S37 (135,6cm), S22 (134,2cm), S5 (131,2cm), S2 (115,0cm), S21 (112,7cm), S34 (114,0cm) và cuối cùng là S27 (68,8cm).
Ở thời điểm 2 tuần sau lứa cắt thứ 3, chiều cao cây của các giống cao lương tăng trưởng chậm, chiều cao cây trung bình của các giống chỉ đạt 18,1cm, dao động từ 12,4cm - 22,8cm. Ở thời vụ II, các giống cao lương này có chiều cao cây thấp hơn so với chính nó ở thời vụ I và biến động từ 14,5cm - 22,5cm, cao nhất vẫn là giống S5 (22,5cm), thấp nhất là giống S2 (14,5cm).
Tại thời điểm 6 tuần sau cắt 3, chiều cao cây trung bình chỉ đạt 77,6 cm (thời vụ I), 61,9cm (thời vụ II). Nhưng đến thời điểm 8 tuần sau lứa cắt 3 một số giống cao lương bắt đầu trỗ như S2, S5, S23, S34, S36, S37, chiều cao cây của các giống phát triển rất nhanh, chiều cao cây trung bình của các giống là 148,6cm (cao thêm khoảng 71cm ở thời vụ I) và 119,0cm (thời vụ II). Ở thời điểm này, chiều cao cây dao động từ 101,6cm - 195,1cm (thời vụ I), 123,1cm - 193,8cm (thời vụ II). Đa số các giống đều có chiều cao cao hơn giống đối chứng 1 S36. Hai giống S23 và S33 ở thời vụ II bị chết nên không theo dõi được chiều cao cây.
Vào giai đoạn 10 tuần sau cắt 3, giống S21, S22, S33 trỗ, chiều cao cây của các giống S2, S5, S23, S34, S36, S37 vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là giống S5 tăng lên rất nhanh gần 60cm, S23 cao thêm được 40cm, chiều cao của S21 tăng thêm được 43cm, S22 tăng được 44cm… Nhìn chung chiều cao cây của các giống cao lương thí nghiệm trước trỗ và sau trỗ vẫn tiếp tục tăng, chỉ có giống S27 trỗ muộn nhất (trỗ vào 12 tuần sau cắt 3). Ở thời vụ II gặp điều kiện thuận lợi chiều cao cây của các giống phát triển rất nhanh và cao hơn so với chính nó ở thời vụ I, chỉ có giống đối chứng S36 chiều cao cây thấp hơn ở thời vụ I.
Vào các tuần sinh trưởng tiếp theo chiều cao cây tăng trưởng chậm dần và gần như ổn định ở giai đoạn 14 tuần sau cắt 3.
Vào giai đoạn 16 tuần sau cắt lứa 3, chiều cao cây của các giống cao lương đã ngừng hẳn và đạt giá trị cực đại. Qua kết quả ở bảng 4.3 cho thấy, chiều cao cây của các giống dao động từ 127,9cm - 290,1cm. Một số giống có chiều cao thấp như: S33 (127,9cm), S37 (153,8cm), đối chứng S36 (163,7cm), cao nhất là giống S5 (290,1cm), tiếp đến là S27 (270,0cm), S22 (265,1cm).
Ở thời vụ II các giống cao lương này có chiều cao cao hơn ở thời vụ I, cao nhất là giống S5 (292,6cm), thấp nhất là giống S37 (157,2cm).
Tóm lại chiều cao cây của các giống rất khác nhau ở từng thời điểm cắt. Ở lứa cắt 4 là lứa phát triển chiều cao tốt hơn các lứa cắt 1, lứa cắt 2 và lứa cắt 3. Lứa cắt 2 phát triển chiều cao kém nhất ở cả 2 vụ. Chiều cao cây của các giống ở thời vụ I phát triển tốt hơn thời vụ II.
4.2.3 Động thái ra nhánh và số nhánh cuối cùng
Số nhánh trên cây cũng là một trong các chỉ tiêu để đánh giá sức sinh trưởng của giống. Các giống khác nhau thì có khả năng ra nhánh khác nhau. Nghiên cứu động thái ra nhánh của một số giống cao lương thí nghiệm trong vụ thu đông năm 2008 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.4.
Qua bảng 4.4 cho thấy: hai tuần đầu sinh trưởng số nhánh đều chưa xuất hiện. Sau 4 tuần sinh trưởng, nhánh có xuất hiện ở một vài giống như: S23, S36, S2, S34, S27, S37. Số nhánh trên thân ở thời vụ II thấp hơn thời vụ I. Giống S34 có số nhánh trên cây là 0,3 nhánh (thời vụ I), 0,1 nhánh (thời vụ II); giống S2 là 0,7 nhánh (thời vụ I), 0,6 nhánh (thời vụ II); S23 là 1,8 nhánh (thời vụ I), 1,6 nhánh (thời vụ II). Sau 6 tuần sinh trưởng, tất cả các giống cao lương đều ra nhánh.
Bảng 4.4. Động thái ra nhánh và số nhánh cuối cùng của các giống cao lương thí nghiệm
Thời vụ gieo
Giống
Cắt lứa 1
2TSC1
Cắt lứa 2
2TSC2
Cắt lứa 3
2TSC3
Thu hoạch
I
S2
1,7
2,9
5,0
3,2
12,8
12,7
4,7
S5
0,2
3,5
5,7
2,1
7,2
3,1
2,5
S21
0,3
2,9
4,8
2,0
5,4
5,3
5,5
S22
0,5
3,0
4,1
3,2
17,8
11,3
3,0
S23
0,1
2,5
3,6
3,0
7,0
2,2
2,9
20/8/2008
S27
1,3
2,6
9,3
4,5
24,0
13,2
8,7
S33
0,3
1,3
2,4
2,1
6,6
2,8
5,9
S34
0,1
3,1
4,3
3,8
16,8
14,9
5,0
S36 (đ/c1)
0,6
2,7
7,3
4,6
20,2
12,3
6,8
S37
0,5
3,9
7,7
5,2
22,0
14,0
4,7
Trung bình
0,5
2,8
5,4
3,4
14,0
9,2
5,0
LVN10 (đ/c2)
-
-
-
-
-
-
-
LSD0.05 (TV1)
0,35
0,63
0,66
0,48
1,09
1,28
1,08
CV%
41,5
14,4
7,9
9,2
5,0
9,0
15
II
S2
1,5
2,9
6,1
2,3
7,3
11,5
5,1
S5
0,2
4,1
6,9
1,8
8,2
2,3
2,3
S21
0,3
2,8
7,2
2,5
6,7
6,3
5,1
S22
0,4
3,4
10,8
2,8
11,8
11,2
2,5
S23
0,1
1,7
4,9
-
-
-
-
20/9/2008
S27
1,1
2,4
10,7
3,2
20,2
7,5
9,0
S33
0,2
1,4
4,0
-
-
-
-
S34
0,1
5,5
8,3
2,1
10,7
14,9
5,5
S36 (đ/c1)
0,6
2,1
6,2
2,8
8,2
12,3
7,2
S37
0,4
2,3
4,9
3,6
16,0
14,0
5,3
Trung bình
0,5
2,9
7,0
2,1
8,9
8,0
4,2
LVN10 (đ/c2)
-
-
-
-
-
-
-
LSD0.05 (TV2)
0,39
0,54
0,93
0,32
0,69
1,08
0,84
CV%
51,7
12,3
8,6
9,9
5,5
8,7
12,9
Ở giai đoạn 10 tuần sinh trưởng, số nhánh trên cây ở các giống đều giảm hơn so với thời điểm 8 tuần sinh trưởng. Giống S2 ở thời điểm 8 tuần đạt 2,2 nhánh thì ở thời điểm này chỉ đạt 1,7 nhánh, giống đối chứng S36 ở giai đoạn 8 tuần đạt 1,7 nhánh thì ở giai đoạn này chỉ đạt 0,6 nhánh, S23 ở giai đoạn 8 tuần đạt 0,7 nhánh thì ở thời điểm này đạt 0,1 nhánh... Ở thời vụ II cũng giảm hơn so với thời điểm lúc 8 tuần sau trồng. Số nhánh trung bình của các giống chỉ đạt 0,5 nhánh.
Khi chồi ngọn phát triển thì ức chế sự sinh trưởng của chồi bên, các chồi bên hoạt động kém hơn vì thế số nhánh trên cây ở giai đoạn đầu thường thấp. Sau khi cắt lứa 1, các mầm nách lập tức sinh trưởng, đặc biệt là mầm ở sát gốc.
Khoảng 2 tuần sau cắt 1 số nhánh xuất hiện nhiều, số nhánh trên cây trung bình ở thời vụ I là 2,8 nhánh, dao động từ 1,3 - 3,9 nhánh. Giống sinh trưởng mạnh nhất cũng là giống có số nhánh trên cây nhiều nhất đó là giống S37 đạt 3,9 nhánh, thấp nhất là S33 (1,3 nhánh), trong khi đó giống đối chứng S36 (2,7 nhánh). Ở thời vụ II các giống cao lương trong thí nghiệm đều sinh trưởng phát triển tốt, cây cao, số nhánh trên cây nhiều. Cụ thể: giống S34 ở thời vụ I chỉ đạt 3,1 nhánh nhưng ở thời vụ II đạt 5,5 nhánh đạt giá trị cao nhất, S5 ở thời vụ I là 3,5 nhánh thì ở thời vụ II đạt 4,1 nhánh. Giống S33 ở thời vụ I là 1,3 nhánh thì ở thời vụ II là 1,4 nhánh. Các giống S27, S2, S36, S37, S21 số nhánh trên cây tương đương như chính nó ở thời vụ I.
Khoảng 6 tuần sau lứa cắt 1 (cắt lứa 2) số nhánh trên cây tăng lên rất nhanh. Ở thời vụ I, số nhánh trên cây trung bình đạt 5,4 nhánh. Cao nhất là giống S27 (9,3 nhánh), thấp nhất là giống S33 (2,4 nhánh), trong khi đó đối chứng 1 giống S36 là 7,3 nhánh. Ở thời vụ II, số nhánh trên cây cao hơn so với chính nó ở thời vụ I, số nhánh trung bình đạt 7,0 nhánh, cao nhất là S22 (10,8 nhánh), tiếp đến là S27 (10,7 nhánh), S34 (8,3 nhánh)… đa số các giống đều có số nhánh trên thân cao hơn giống đối chứng S36 (6,2 nhánh), thấp nhất vẫn là S33 (4,0 nhánh).
Như vậy khi được cắt, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm so với lứa 1 nhưng tốc độ tăng trưởng số nhánh trên cây lại cao hơn rất nhiều. Điều này được thể hiện rõ sau lần thu cắt 2.
Khoảng 4 tuần sau cắt 2, số nhánh trên cây ở thời vụ I có sự chênh lệch khá lớn biến động từ 4,3 - 17,5 nhánh và có sự khác biệt ở 2 thời vụ. Số nhánh trung bình của các giống ở thời vụ I là 10,4 nhánh, cao nhất là giống S27 (17,5 nhánh). Ở thời vụ II số nhánh trung bình chỉ đạt 4,0 nhánh, cao nhất vẫn là giống S27 (9,6 nhánh), giống đối chứng 1 S36 đạt 15 nhánh (thời vụ I), 3,5 nhánh (thời vụ II)... Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhiệt độ xuống thấp nên khả năng tái sinh cây ở thời vụ II kém hơn thời vụ I, giống S23 và S33 ở thời vụ II do không chịu được nhiệt độ thấp đã lụi dần và chết.
Sau lứa cắt 2 khoảng 8 tuần (cắt lứa 3), số nhánh trên cây tăng rất nhanh. Số nhánh trung bình lúc này đạt 14,0 nhánh và dao động từ 5,4 - 24,0 nhánh. Cao nhất là S27 (24,0 nhánh), tiếp đến là S37 (22,0 nhánh/cây), giống đối chứng 1 S36 (20,2 nhánh), thấp nhất là S21 (5,4 nhánh). Ở thời vụ II, các giống cao lương có số nhánh trên cây thấp hơn so với các giống ở thời vụ I, số nhánh trung bình của các giống chỉ đạt 8,9 nhánh, cao nhất vẫn là giống S27 (20,2 nhánh), thấp nhất là S21 (6,7 nhánh), giống đối chứng 1 S36 chỉ đạt 8,2 nhánh.
Sau lứa cắt 3, nhiệt độ ấm dần lên, cây sinh trưởng phát triển rất nhanh, chiều cao cây tăng, số lá tăng, số nhánh trên thân nhiều. Khoảng 2 tuần sau cắt 3, số nhánh trên cây trung bình là 9,2 nhánh, thời vụ II trung bình đạt 8,0 nhánh. Nhìn chung ở 2 thời vụ số nhánh trên cây sai khác không đáng kể. Giống có số nhánh cao nhất là S34 (14,9 nhánh) ở cả 2 thời vụ. Trong khi đó đối chứng 1 giống S36 đạt 12,3 nhánh.
Vào giai đoạn 8 tuần sau cắt 3, số nhánh đạt giá trị cao nhất. Số nhánh trung bình của các giống ở thời vụ I đạt 14,6 nhánh, giống có số nhánh nhiều nhất là S27 (22,2 nhánh), thấp nhất là S5 (6,2 nhánh), giống đối chứng S36 đạt 18,7 nhánh, các giống còn lại số nhánh dao động từ 6,9 - 21,9 nhánh. Ở thời vụ II vào thời điểm này số nhánh cũng khá cao, số nhánh trung bình đạt 12,6 nhánh, cao nhất là giống S37 (20,5 nhánh), giống S27 chỉ đạt 18,4 nhánh, giống S36 là 17,1 nhánh, thấp nhất vẫn là giống S5 (6,7 nhánh).
Vào thời điểm cuối của giai đoạn sinh trưởng sinh thực trên cây chỉ còn lại một vài nhánh. Giống S27 số nhánh trên ._.