Sở giao dịch 3 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua, các ngân hàng ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, góp phần vào việc phát triển kinh tế của đất nước . Sở giao dịch 3 thuộc ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam cũng đang ngày càng phát triển theo xu hướng đó . Qua báo cáo tổng hợp tôi xin được trình bày đến : lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và thực trạng hoạt động của sở giao dịch 3 trong thời gian qua .Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Lưu Hương Giang và các anh chị trong phòng thẩm định tín dụng – sở giao

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3224 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Sở giao dịch 3 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch 3 đã giúp tôi hoàn thành báo cáo này CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa SGD Sở giao dịch P.QLDA Phòng quản lí dự án P.QLRR Phòng quản lí rủi ro P.TĐ&QLTD Phòng thẩm định và quản lí tín dụng P.DVKH Phòng dịch vụ khách hàng P.TTQT Phòng thanh toán quốc tế P.KT-TC Phòng kế toán tài chính P.TCHC Tổ chức hành chính P.CNTT Phòng công nghệ thông tin Phần 1: Qúa trình hình thành và phát triển của sở giao dịch 3 – ngân hàng đầu tư và phát triển VIỆT NAM I. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư VIỆT NAM Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Lịch sử 50 năm xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam... Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước... Thời kỳ từ 1957- 1980: Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực Thời kỳ 1981- 1989: Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Thời kỳ 1990 - nay: Thời kỳ 1990- 1994: Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Từ 1/1/1995 Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Thời kỳ 1996 - nay: Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,… Sự ra đời của Sở giao dịch 3 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 2.1 :Lịch sử hình thànhvà phát triển của SGD3 Sở giao dịch 3 là một trong những sở giao dịch của BIDV được thành lập theo quyết định số 285/QĐ –TTg ngày 18/4/2002 của Thủ tướng chính phủ.và theo quyết định số 39/QĐ – HĐQT ngày 02/7/2002 của hội đồng quản trị ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Là một trong các đơn vị thành viên lớn nhất của BIDV .Sở giao dịch 3 luôn cung cấp tất cả các dịch vụ của ngân hàng đến mọi đối tượng khách hàng, là đầu mối quản lí các nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam .Được Word Bank đánh giá là ngân hàng chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong việc giải ngân nguồn vốn dự án tài chính nông thôn .Hoạt động ngân hàng trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại Hiện nay SGD 3 đã vượt qua những khó khăn ban đầu và khẳng dịnh được vị thế vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doannh tiền tệ .Mặt khác SGD 3 còn thường xuyên tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, hình thức giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ mấy năm trở lại đây SGD 3 đã thu được nhiều kết quả trong hoạt động sản suất kinh doanh, từng bước khẳng đinh mình trong môi trường kinh doannh mới đầy tính cạnh tranh 2.2: Các nhiệm vụ của SGD 3 Trực tiếp làm chủ dự án (tài chính nông thôn I, II & III), quản lý và cho vay tiếp toàn bộ số vốn vay từ tổ chức quốc tế, các đối tác nước ngoài tới các định chế tài chính (PFI), các tổ chức vi mô Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại theo Luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ và quy định của BIDV Thực hiện dịch vụ Ngân hàng Đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án và các nghiệp vụ khác theo ủy nhiệm của Tổng giám đốc BIDV II. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch 3 – Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch 3 BAN GIÁM ĐỐC Khối QLDA Khối Tín dụng Khối DVKH Khối Qlý nội bộ Khối các đơn vị trực thuộc P. QLRR P. LCĐC P. TĐịnh các tiểu DA bán buôn P. Môi Trường P. Tín dụng P. TĐ&QLTD P. DVKH P. Tiền tệ kho quỹ P. KT-TC P. KHNV Các Phòng Giao dịch Các Quỹ Tiết kiệm P. TTQT P. TCHC P. CNTT P. ĐLUT Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Hiện tại SGD3 có 5 khối chính là: khối quản lí dự án , khối tín dụng, khối dịch vụ khách hàng, khối quản lí nội bộ, khối các đơn vị trực thuộc . Trong đó mỗi khối đều có những phòng ban chức năng riêng của khối mình .Sau đây là chức năng của một số các phòng ban quan trọng trong SGD 3 2.1:Phòng khách hàng Chức năng Là phòng trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các doanh nghiệp lớn các doang nghiệp vừa và nhỏ về khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lí các sản phẩm liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của BIDV . Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng Nhiệm vụ Khai thác nguồn vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của BIDV: tín dụng , đầu tư chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng điện tử …; làm đầu mối bán các sản phẩm của ngân hàng đầu tư cho các khách hàng . Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm mới cho các khách hàng Thẩm định, xác định quản lí các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu về giao dịch tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của BIDV Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lí giao dịch Nhận và xử lí đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác Thẩm định khách hàng, dự án, phương thức vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của BIDV Đưa ra các đề xuất chấp thuận hoặc từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ chi khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định Kiểm tra và giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phải có trách nhiệm và phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn đúng hợp đồng đã kí Theo dõi quản lí các khoản cho vay bắt buộc, tìm biện pháp thu hồi các khoản cho vay này Quản lí các khoản tín dụng đã được cấp, quản lí tài sản theo quy đinh của BIDV .Tìm mọi biện pháp thu hồi nợ. Phối hợp với phòng quản lí rủi ro đề xuất các khoản thu hồi nợ đã xử lí rủi ro thuôc phòng mình cho vay trước đây Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lí rủi ro Cung cấp hồ sơ, tài liệu thông tin của khách hàng cho phòng quản lí rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của sở giao dịch và của BIDV Cập nhật phân tích thường xuyên các hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lí hoạt động tín dụng Thực hiện chấm điểm tín nhiệm với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch với sở giao dịch Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc phê duyệt, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết Lưu giữ số liệu hồ sơ làm báo cáo theo quy định hiện hành Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng Làm công tác khác khi được giám đốc giao Phòng kế toán Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính chi tiêu nội bộ tại sở giao dịch. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xủ lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và của BIDV . Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy.Thực hiện mở, đóng giao dịch sở giao dịch hàng ngày Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng Mở đóng các tài khoản Thực hiện các giao dịch gủi rút tiền từ tài khoản Bán Séc , ấn chỉ thường… cho khách hàng theo quy định Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VND, chuyển tiền ngoại tệ Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, sec du lịch, sec bảo chi ,sec chuyển khoản, nhờ thu phí thương mại… Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xóa nợ, … Thực hiện nhiệm vụ thấu chi( Theo hạn mức được cấp), chiết khấu chứng từ có giá theo quy định. Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra tính lãi ( lãi cho vay và lãi huy động). Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác Hạch toán các khoản mua bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ hợp pháp theo quy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Tăng cường công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng để khai thác nguồn vốn nội và ngoại tệ từ khách hàng có quan hệ tiền gủi. Có trách nhiệm và phối hợp các phòng khách hàng giữ vừng và tăng trưởng nguồn vốn đối với các khách hàng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại sở Thực hiện kiểm soát sau Kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh Thực hiện việc đối chiếu tài khoản điểu chuyển vốn với trụ sở chính, rà soát với ngân hàng trong và ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân Kiểm tra đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán Thực hiện các chức năng quản lý giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày đối chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên Kiểm soát sau tất cả các bút toán giao dịch, điều chỉnh các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch theo quy định Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng Quản lý thông tin: Duy trì, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng Quản lý mẫu dấu chữ kí khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân thuộc phần hành quản lý Quản lý sec và giấy tờ có giá, các ẩn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc ... của các giao dịch viên và toàn sở giao dịch Quản lý quỹ tiền mặt trong ngành thực hiện việc kiểm soát, đối chiếu tiền mặt hàng ngày với phòng tiền tệ theo quy định của ngân hàng nhà nước và của BIDV Lưu giữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ số liệu theo quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước và của BIDV Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ hạch toán chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng. Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích đánh giá các kết quả hoạt động kinh doanh của sở giao dịch dể trình ban lãnh đạo quuyết định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của BIDV Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh. Phối hợp với phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định Lập kế hoạch tài chính báo cáo tài chính theo quy định hiện hành Lập kế hoạch mua sắm tài sản trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của sở giao dịch trình giám đốc phê duyệt Phối hợp các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của nhà nước và của BIDV. Phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của sở giao dịch Tính và trích nộp thuế bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định. Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng đầu tư phát triển VN Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng Làm công tác khác do giám đốc giao Phòng quản lí rủi ro Chức năng Phòng quản lí rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh và công tác quản lí rủi ro của sở giao dịch, quản lí giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư bảo đảm các danh mục tín dụng cho vay từng khách hàng . Thẩm định hoặc tái thẩm định từng khách hàng, dự án phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lí rủi ro cho tất cả các hoạt động của ngân hàng theo chỉ đạo của BIDV .Chịu trách nhiệm về xử lí các khoản nợ có vấn đề tại các phòng có cho vay Nhiệm vụ Nghiên cứu chủ trương chính sách nhà nước và kế họach phát triển theo vùng kinh tế, nghành kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng … chiến lược kinh doanh, chính sách quản lí rủi ro của BIDV và thực trạng tín dụng của sở giao dịch trong từng thời kì Đề xuất mức tăng trưởng theo nhóm khách hàng … Phù hợp với năng lực của quản trị rủi ro của sở giao dịch và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng Thực hiện thẩm định độc lập hoặc tái thẩm định Thẩm định, xác định giá hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng tại sở giao dịch và trình cấp có thẩm quyền quyết định Thẩm định các khoản vay và dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh cấp tín dụng khác có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn theo các quy định của BIDV hoặc hội đồng thẩm định tại sở giao dịch Thẩm định đánh giá rủi ro đối với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của giám đốc sở giao dịch, hội đồng tín dụng sở giao dịch Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của giám đốc sở giao dịch Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theo quy định hiện hành Chấm điểm xếp hạng tín nhiện đối với khách hàng có quan hệ tín nhiệm tại sở Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát việc thực hiện các khoản cấp tín dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại sở Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại, chuyển tiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của giám đốc sở giao dịch Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản bảo đảm Triển khai các chính sách quy trình nghiệp vụ quản lí rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp rủi ro thị trường … giằm giúp các hoạt động nghiệp cụ tại sở giao dịch ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức rủi ro Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng có liên quan khi có yêu cầu Đề xuất theo dõi kiểm tra thực hiện về lãi xuất, phí, chi phí khuyến mại, tiếp thị chi hoa hồng theo quy định Đề xuất phương án trình các cấp có thẩm quyền hỗ trợ sở trong việc thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi, khả năng xử lí tại sở giao dịch Đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lí rủi ro, miễn giảm lãi của sở theo quy định của BIDV Tổ chức học tập nâng cao trình độ cán bộ trong phòng Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao Phòng thẩm định tín dụng Chức năng Thẩm định dự án cho vay, bảo lãnh trung và dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng, tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng Nhiệm vụ Thẩm định đề xuất hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng Thẩm định đánh giá về tài sản đảm bảo nợ vay Làm thư kí hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro của sở giao dịch Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay, đánh giá phân loại xếp hàng doanh nghiệp, Định kì kiểm soát phòng tín dụng trong việc giải ngân vốn vay và kiểm tra theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng Quản lý kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn sở giao dịch Kiểm soát, giám sát các khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, giá trị các tài sản đảm bảo và khác khoản vay đã đến hạn Theo dõi hoạt động tín dụng tại sở giao dịch Phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mới trực tiếp quản lý bảo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu Giám sát tự tuân thủ các quy định của xã hội nhà nước, quy định chính sách của ngân hàng đầu tư và phát triển VN về tín dụng các quy định chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng Thu thập cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật Đầu mối tổng hợp thực hiện báo cáo tín dụng Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thoanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của ngân hàng BIDV Nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp Thực hiện nhiệm vụ về mua bán ngoại tệ Hỗ trợ phòng kế toán chuyển tiền nước ngoài Phối hợp với bộ phận kiểm soát thuộc phòng kế toán kiểm soát, đối chiếu các bút toán phát sinh trên các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của phòng và xử lý các khoản sai xót, chênh lệch theo quy trình nghiệp vụ và chế độ kế toán hiện hành Phối hợp với các phòng khách hàng thực hiện công tác tiếp thị để khai thác ngoại tệ cho chi nhánh, tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tải trợ thương mại thanh toán xuất nhập khẩu Tham gia hội đồng tín dụng hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi ro khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo lưu giữ chứng từ theo quy định Phòng tiền tệ kho quỹ Chức năng Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng BIDV. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn Nhiệm vụ Quản lý an toàn kho quỹ theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước và của BIDV Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác đúng chế độ quy định Thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng Thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời các hiện tượng ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi xuất nhập khẩu kho quỹ đầy đủ Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển sec du lịch, hóa đơn thanh toán thẻ visa, master về trụ sở chính hoặc các đầu mối để gủi đi nước ngoài Phòng tổ chức hành chính Chức năng Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại sở theo đúng chủ trương chính sách nhà nước và quy định của ngân hàng BIDV. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn tại sở Nhiệm vụ Thực hiện quy định của nhà nước và ngân hàng đầu có liên quan đến chính sách tiền lương bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế Thực hiện quản lý lao động thực hiện lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của sở Thực hiện bồi dưỡng quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ nhân viên chi nhánh Phối hợp cùng phòng kế toán lập kế hoạch mua sắm và sửa chữa tài sản cố định… Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sủa chữa nhà làm việc… quản lý và sử dụng xe ô tô, điện, điện thoại và các trang thiết bị tại sở Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của nhà nước và của ngân hàng đầu tư Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp hội thảo sơ kết tổng kết và ban giám đốc tiếp khách Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ và các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan Lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng Phòng thông tin điện toán Chức năng Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại sở. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh Nhiệm vụ Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kĩ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao Quản lý hệ thống giao dịch trên máy Bảo trì bảo dưỡng hệ thống, thiết bị ngoại vi, mạng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống tại sở Thực hiện triển khai các hệ thống chương trình phần mềm mới các phiên bản cập nhật mới từ phí ngân hàng đầu tư triển khai cho sở 3.Nhân sự Tính đến thời điểm 30/6/2008 sở giao dich 3 có tất cả là 107 cán bộ . Đều là những cán bộ có trình độ đại học và sau đại học . Tất các các nhân viên trong sở đều được đào tạo có đúng chuyên ngành .Có nghiệp vụ chuyên môn sâu , được tham gia đầy đủ các khóa đào tạo ngắn hạn của ngân hàng BIDV để nâng cao trình độ chuyên môn Phòng tín dụng của SGD 3 gồm có 10 thành viên , đều là những cán bộ trẻ có năng lực tại SGD 3. Trong đó có 3 thành viên là thạc sĩ .Được đào tạo từ các khối trường kinh tế như Kinh tế quốc dân, ngân hàng, học viện tài chính… Phần 2:Thực trạng tình hình hoạt động của Sở giao dịch 3 - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam I. Thực trạng tình hình hoạt động của Sở giao dịch 3 - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 1. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng của SGD 3 trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực .Các chỉ tiêu về chất lượng, cơ cấu tín dụng đều đạt được kết quả tốt hơn so với các năm trước. Với định hướng phát triển thành một ngân hàng bán lẻ, trong những năm qua danh mục các sản phẩm tín dụng bán lẻ của SGD đã liên tục được bổ sung .Một số nghành đựơc SGD ưu tiên tập trung như điện, xi măng, bất động sản, chế biến gỗ xuất khẩu, chế biến thủy hải sản xuất khẩu đều tăng trưởng dư nợ về tỉ trọng và về số tuyệt đối.Song song với việc chuyển đổi tích cực các tỉ lệ trong cơ cấu tín dụng, SGD cũng đã tập trung xây dựng, phát triển nền khách hàng bền vững, bao gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn của đất nước, các khách hàng này đang tập trung đầu tư vào những nghành, lĩnh vực then chốt có vai trò quan trọng phát triển kinh tế đất nước như điện lực, xi măng, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng …Với định hướng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong thời gian qua SGD cũng đã thiết lập và tạo mối quan hệ với các công ty, và tập đoàn kinh tế tư nhân như :Tập đoàn Vĩnh Phúc, tập đoàn Khải Vi… Về quan hệ khách hàng của SGD đang tiến triển theo xu hướng hợp tác toàn diện từ quan hệ tín dụng kết hợp với hoạt động đầu tư, góp vốn, quan hệ cổ đông chiến lược …Đây là một xu hướng quan hệ sẽ phát triển trong những năm tới, tạo sự gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng Chỉ tiêu(%) 2006 2007 Doanh nghiệp nhà nứớc 49,3 39,2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3,9 2,4 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác 34,2 44,0 Cá nhân 10,1 13,1 Cho vay khác 2,5 1,3 ( Theo nguồn SGD 3) Nếu năm 2006 cho vay nhiều nhất là các doanh nghiệp nhà nước chiếm 49,3% thì đến năm 2007 cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng lớn nhất 44,0%.Đặc biệt tư quý 4 năm 2007 Sở 3 cũng như BIDV đã triển khai thành công chương trình tín dụng tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu nhằm thu hút khách hàng và gia tăng thị phần tín dụng trong lĩnh vực này .Bên cạnh việc tích cực triển khai công tác tín dụng, các biện pháp quản lí chất lượng tín dụng cũng được sở 3 quan tâm . Sở đã thực hiện nhiều biện pháp để thực hiên phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, kiểm soát nợ xấu đảm bảo việc phân loại nợ một cách chính xác theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế . Diễn biến tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ngày càng giảm thấp và ổn định cho thấy chất lượng tín dụng đựoc nâng lên, khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng chủ động chính xác và an toàn Cơ cấu khách hàng đã được chuyển dịch cho phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, đó là ưu tiên phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng tỉ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỉ trọng cho vay trung và dài hạn . Cho vay theo ngành nghề cũng dần đẩy mạnh sang các lĩnh vực sinh lợi cao, hạn chế cho vay trong lĩnh vực nhiều rủi ro như nghành xây dựng, cơ sở hạ tầng .Cho vay xây dựng mặc dù vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong trong tổng dư nợ song đã giảm mạnh trong những năm qua, thể hiện từ năm 2005 chiếm 36,5% đến năm 2007 còn 23,6% thay vào đó là cho vay trong các nghành nghề nhiều tiềm năng như ngân hàng- tài chính –bảo hiểm, hóa chất, bưu chính viễn thông, hàng không, năng lượng, tài nguyên, khoáng sản Tỉ trọng cho vay theo nghành nghề Ngành nghề(%) 2005 2006 2007 Xây dựng 36,5 24,9 23,6 Sản xuất phân phối điện , khí đốt và nước 9,00 9,16 7,26 Sản xuất và chế biến 13,7 24,52 19,20 Côngnghiệp khai thác 5,50 4,87 3,49 Nông lâm nghiệp và thủy sản 14,50 6,34 6,04 Giao thông 3,50 3,71 4,54 Thương mại và dịch vụ 15,80 25,07 34,49 Ngành khác 1,50 1,43 1,3 Tổng 100 100 100 ( theo nguồn SGD 3) Như vậy nhận thấy trong những năm qua vốn cho vay ngành xây dựng đang có xu hướng giảm, xong vẫn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn vay. Khối ngành thương mại dịch vụ đang có xu hướng tăng từ 15,8% năm 2005 lên 34,49% năm 2007, đó cũng là xu hướng chung trong nền kinh tế hiện nay Trong năm 2007 , sở tiếp tục triển khai và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ . Đối tượng xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được mở rộng từ những khách hàng có dư nợ trên 5 tỉ VNĐ (năm 2006) đến toàn bộ khách hàng doanh nghiệp (năm 2007)chứng tỏ sở ngày càng kiểm soát chặt chẽ danh mục tín dụng theo thông lệ quốc tế Trong năm 2007, sở đã thực hiện thành công việc kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lí nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác theo thông lệ quốc tế là 5,05%. So sánh tỉ lệ nợ xấu của năm 2007 với năm 2005(31,3%)và năm 2006 (9,6%)có thể thấy được nổ lực cũng như hiệu quả trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng , xử lí nợ xấu, làm sạch bảng cân đối của SGD Hoạt động cho vay của SGD 3 Phân loại dư nợ 2006(triệu VND) 2007(triệu VNĐ) Tăng trưởng cho vay % dư nợ năm 2006 % dư nợ 2007 1.Nợ đư tiêu chuẩn 9.138 16.141 76,64 52,1 69,53 2.Nợ cần chú ý 6.753 5898 -14,50 38,5 25,41 3.Nợ dưới chuẩn 867 598 -45,01 4,94 2,57 4.Nợ nghi ngờ 300 220 -36,33 1,47 0,95 5.Nợ không thu hồi được 525 356 -47,4 2,99 1,54 6.Nợ xấu(nhóm 3+4+5) 1692 1174 -45,26 Tổng 17538 23213 100 100 ( Theo nguồn SGD 3) Như vậy nhận thấy một điểm nổi bật là đến năm 2007 thì 69,53% danh mục dư nợ thương mại của SGD là nợ đủ tiêu chuẩn .Tất cả các danh mục dư nợ từ dưới chuẩn tới không thu hồi được đều giảm mạnh, xuống mức chấp nhận được .Nợ nhóm 2 đã giảm từ 38,5% năm 2006 xuống còn 25,41% năm 2007, là do sở đã kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ bằng các biện pháp thích hợp 2. Công tác huy động vốn (đơn vị triệu VNĐ) Chỉ tiêu TH 31/12/2005 TH 31/12/2006 TH 31/12/2007 Tổng nguồn vốn huy động 57.259 58.584 67.967 Cơ cấu nguồn vốn huy động - Tiền gửi tổ chức kinh tế 22.044 24.512 33.215 - Tiền gửi dân cư 35.214 34.072 34.752 Phân theo loại tiền gửi - Tiền gửi bằng VNĐ 46.992 46.603 57.331 - Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy VNĐ) 10.266 11.981 10.636 Như vậy nhận thấy trong thời gian qua tổng nguồn vốn mà sở 3 huy động được có xu hướng ngày càng tăng .Năm 2006 tăng 102,3% so với năm 2005, còn năm 2007 tăng 116% so với năm 2006 .Đó là do công tác huy động vốn của sở đã được cải thiện,lãi suất tiền gửi luôn được điều chỉnh sao cho phù hợp với nên kinh tế chung. Tiền gửi từ dân cư vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng vốn tiền gửi, nhưng những năm trở lại đây tiền gửi từ các tổ chức kinh tế vào sở đang ngày càng gia tăng và chiếm tỉ trọng gần bằng tiền gửi từ khối dân cư( năm 2007).Lượng tiền gửi bằng ngọai tệ đã có sự ra tăng, góp phần tăng lên nguồn ngoại tệ cho sở 3: Các hoạt động đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5663.doc
Tài liệu liên quan