Long Xuyên, tháng 6 năm 2010
Chủ nhiệm đề tài: TRẦN NHỰT PHƯƠNG DIỄM
TỈNH AN GIANG
SINH KẾ CỦA GIỚI SAU KHI VÀO CỤM TUYẾN DÂN CƯ
TẠI HUYỆN AN PHÚ- CHÂU PHÚ VÀ TRI TÔN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TÓM TẮT
Mùa lũ hằng năm ở An Giang thường gây những thiệt hại đáng kể về tài sản và tính
mạng nhân dân sống trong vùng ngập lũ, do vậy chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư
nhằm mang lại đời sống an toàn và
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Sinh kế của giới sau khi vào cụm tuyến dân cư tại huyện An Phú - Châu Phú và Tri Tôn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổn định cho người dân đã được sự thống nhất và ủng hộ
của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Việc xây dựng cụm tuyến dân cư đã thể hiện
nhiều ưu điểm trong việc phòng tránh các thiệt hại trong mùa lũ, tuy nhiên nhiều vấn đề vẫn
còn đang tồn tại. Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh An Giang nhằm tìm hiểu về sự tiếp cận
các nguồn vốn sinh kế khi thay đổi điều kiện sống và sự phân công lao động giữa nam, nữ khi
vào CTDC. Qua đó, sẽ tìm ra những giải pháp để nâng cao sinh kế của giới góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng ngập lũ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy qui mô hộ gia đình trong cụm tuyến dân cư trung bình là 5
người/hộ và đa số người trong cụm có trình độ tương đối thấp. Số lượng nhà kiên cố, số hộ sử
dụng điện, nước máy, tình hình sức khoẻ và cơ hội giải trí của người dân được nâng lên so
với trước khi vào CTDC. Không có sự khác biệt đáng kể giữa trước và sau khi vào cụm về cơ
cấu và số lượng ngành nghề. Số lượng lao động ở các nghề nông nghiệp, nghề liên quan đến
mùa lũ ở cả hai giới và số lao động nam ở nghề làm thuê giảm khi vào CTDC. Tuy nhiên số
lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp và dịch vụ ở cả hai giới tăng lên khi vào
cụm. Tổng thời gian lao động trong ngày ở cả hai giới trong tất cả ngành nghề khi vào cụm
đều tăng lên. Số ngày lao động trong năm ở cả hai giới trong các nghề nông nghiệp, phi nông
nghiệp, dịch vụ và các nghề liên quan đến mùa lũ tăng lên khi vào cụm nhưng nghề làm thuê
(ở cả hai giới) và lao động nữ trong các nghề liên quan đến mùa lũ có số ngày lao động giảm.
Có sự thay đổi đáng kể về nguồn vốn đời sống của người dân sau khi vào CTDC. Trong
đó, vốn vật lý, vốn xã hội, và vốn tài chính có sự chuyển biến theo hướng tích cực cụ thể: nhà
ở không bị ngập lụt, tánh mạng không còn bị đe dọa, được sự quan tâm của chính quyền xã,
có cơ hội tham gia đào tạo nghề. Nguồn vốn con người có sự thay đổi về việc làm nhưng chưa
thể hiện rõ. Nguồn vốn tự nhiên thay đổi theo hướng bất lợi vì vào CTDC ở số hộ sống nghề
câu lưới giảm, đất đai và vật nuôi bị giới hạn. Chiến lược đời sống của người dân cũng thay
đổi phần nào nhờ tác động của sư thay đổi các nguồn vốn. Kết quả sinh kế có tăng lên nhưng
chưa thể hiện rõ. Bình quân tổng thu và chi/hộ có khuynh hướng tăng hơn so với trước khi
vào CTDC. Các hộ đều có tích luỹ vốn ở trước và sau khi vào cụm, tuy nhiên không có chênh
lệch lớn về số lượng tích luỹ giữa trước và sau.
Qua đó, cho thấy người dân vào sống trong CTDC từng bước cũng tỏ ra an cư lạc
nghiệp. Cả nam và nữ đều tham gia vào các hoạt động sinh kế của gia đình, có sự phân công
trong công việc sản xuất cũng như công việc nhà.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
TÓM LƯỢC..............................................................................................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................................................ii
DANH SÁCH BẢNG...............................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH...............................................................................................................vi
DANH SÁCH HỘP THÔNG TIN........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................................1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ..........................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................................1
2.2. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................................2
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................3
3.2. phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................3
3.2.1. Địa bàn nghiên cứu..................................................................................................3
3.2.2. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................3
4.1. Thu thập số liệu thứ cấp .................................................................................................3
4.2. Thu thập số liệu sơ cấp ...................................................................................................4
4.2.1. Phương pháp RRA và PRA .....................................................................................4
4.2.2. Phương pháp phỏng vấn nông hộ ............................................................................5
4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .........................................................................6
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................7
1. Khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững.................................................................................7
2. Các nguồn vốn và tài sản sinh kế ..........................................................................................7
3. Khái niệm hoạt động sinh kế và chiến lược sinh kế ..............................................................8
4. Các nguồn gây tồn thương.....................................................................................................9
5. Khung sinh kế bền vững........................................................................................................9
6. Tác hại của lũ.........................................................................................................................9
7. Sơ lược về cụm tuyến dân cư ..............................................................................................10
7.1. Cụm dân cư...................................................................................................................10
7.1.1. Ưu điểm của dân cư...............................................................................................10
7.1.2. Nhược điểm của cụm dân cư .................................................................................10
7.2. Tuyến dân cư ................................................................................................................10
7.2.1. Ưu điểm của tuyến dân cư .....................................................................................11
7.2.2. Nhược điểm của tuyến dân cư ...............................................................................11
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến đới sống của người dân trong các CTDC .................................11
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................14
1. Vốn con người .....................................................................................................................14
1.1. Quy mô hộ và sự phân bố về tuổi, trình độ học vấn.....................................................14
1.2. Sự phân công lao động và phân bố thời gian trong các hoạt động sản xuất.................15
1.2.1. Làm lúa và chăn nuôi ............................................................................................15
1.2.2. Làm thuê ................................................................................................................16
1.2.3. Hoạt động phi nông nghiệp ...................................................................................16
12.4. Buôn bán và dịch vụ ...............................................................................................18
1.2.5. Hoạt động mùa lũ ..................................................................................................19
1.3. Sự tham gia của Nam và nữ trong công việc nhà .........................................................19
1.4. Sức khỏe của người dân trước và sau khi vào CTDC ..................................................20
2. Vốn vật lý (Cơ sở hạ tầng và tài sản) ..................................................................................21
2.1. Nhà ở ............................................................................................................................21
2.2. Điện và nước sinh hoạt .................................................................................................22
2.3. Một số công trình công cộng trọng điểm khác .............................................................22
3. Vốn tự nhiên ........................................................................................................................23
4. Vốn xã hội ...........................................................................................................................24
5. Vốn tài chính .......................................................................................................................25
5.1. Chi tiêu cá nhân ............................................................................................................25
5.2. Thu nhập và chi tiêu trong nông hộ trước và sau khi vào CTDC.................................26
5.2.1. Thu nhập trước và sau khi vào CTDC...................................................................26
5.2.2. Thu chi hộ trước và sau khi vào CTDC................................................................26
6. Các chính sách ưu đãi đối với người dân vào trước và sau khi vào CTDC ........................29
7. Chiến lược và kết quả sinh kế nông hộ...............................................................................29
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................33
1. kết luận ...............................................................................................................................33
2. Kiến nghị ............................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................35
PHỤ CHƯƠNG ..................................................................................................................pc-1
DANH SÁCH BẢNG
STT Tên bảng Trang
1 Địa bàn nghiên cứu nghiên cứu 3
2 Một số công cụ PRA được sử dụng 4
3 Bảng điều tra phân bố trên từng CTDC 5
4 Tuổi, trình độ học vấn của các thành viên trong hộ phân theo giới 14
5 Ảnh hưởng của việc vào CTDC đến thời gian hoạt động nông nghiệp của giới 15
6 Ảnh hưởng của việc vào cụm/tuyến đến thời gian làm thuê của giới 16
7 Hoạt động phi nông nghiệp trước và sau khi vào CTDC 17
8 Hoạt động buôn bán và dịch vụ trước và sau khi vào CTDC 18
9 Hoạt động kinh tế trong mùa lũ 19
10 Sự thay đổi về phân bố thời gian ở hai giới trong công việc gia đình trước và sau khi vào CTDC 19
11 Tình hình sức khỏe của nam giới, phụ nữ và trẻ em sau khi vào CTDC 20
12 Sự thay đổi số lượng nhà phân theo hộ 21
13 Đường giao thông, trường học, trạm y tế và bưu điện trước và sau khi vào
CTDC 23
14 Thu nhập (triệu đồng) của nam giới trước và sau khi vào CTDC 27
15 Thu nhập (triệu đồng) của nữ giới trước và sau khi vào CTDC 28
16 Thu chi của hộ trước và sau khi vào CTDC 26
17 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro (SWOT) của người dân ở các
CTDC 31
DANH SÁCH HÌNH
STT Tên hình Trang
1 Ngũ giác phản ánh tài sản sinh kế 8
2 Sự biến đổi ngũ giỏc tài sản sinh kế 8
3 Khung sinh kế bền vững 9
4 Tình hình sử dụng điện của các hộ trước và sau khi vào CTDC 22
5 Tình hình sử dụng nước của các hộ trước và sau khi vào CTDC 22
6 Tỉ lệ hộ có đất trong CTDC 23
7 Hoạt động vui chơi giải trí trước khi vào CTDC 24
8 ho?t động vui chơi giải trí sau khi vào CTDC 24
9 Chi tiêu cá nhân sau khi vào cTDC 25
10 Chính sách ưu đãi trước và sau khi vào CTDC 29
11 Tóm tắt khung sinh kế bền vững của nông hộ sau khi vào CTDC 30
DANH SÁCH HỘP THÔNG TIN
STT Tên hộp Trang
1 Về việc làm phi nông nghiệp trên CTDC 17
2 Chia sẽ công nhà trong gia đình 20
3 Nhận định về sức khỏe của con em khi vào CTDC 21
4 Người dân vui mừng khi được có chổ ở ổn định 22
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTDC Cụm tuyến dân cư
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
SWOT Điểm mặt mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
An Giang là tỉnh đầu nguồn lưu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa hai nhánh
sông Tiền và sông Hậu của sông Mê Kông, giáp với các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên
Giang và nước bạn Cam-pu-chia. Hàng năm, mùa lũ ở An Giang cung cấp nguồn nước ngọt
và lượng phù sa dồi dào, tăng nguồn cá, tôm …. Đã tạo điều kiện cho An Giang trở thành tỉnh
có nền nông nghiệp phát triển ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
Tuy nhiên, lũ hàng năm đã gây những thiệt hại to lớn về người và của. Năm 2000, cơn
lũ lịch sử đã gây nhiều tổn thất về tính mạng và tài sản của nhân dân ước tính thiệt hại khoảng
trên 842 tỷ đồng (Phan Văn Ninh, 2004). Nhằm giảm bớt những thiệt hại do lũ gây ra, từ năm
1996 An Giang đã tổ chức thực hiện Quyết định số 99 (9/2/1996) của Thủ Tướng Chính Phủ
về phát triển giao thông, thủy lợi gắn với bố trí dân cư, tôn nền nhà vượt lũ và sau đó là Quyết
định 1548/2001/QĐ-TTg (5/12/2001) về việc đầu tư tôn nền để xây dựng các cụm tuyến dân
cư (CTDC) vùng ngập sâu vùng ĐBSCL. Thực hiện các chủ trương trên, tỉnh An Giang đã lần
lượt ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến xây dựng cụm, tuyến dân cư. Tổng cộng
An Giang đã khởi công 197 cụm-tuyến, trong đó đã hoàn thành 189 cụm, tuyến, với quy mô
diện tích 775 ha; khả năng bố trí được 35.520 hộ (Báo cáo của UBDN tỉnh An Giang, 2006).
Việc đầu tư xây dựng các cụm tuyến dân cư (CTDC) trong thời gian qua đã đem lại hiệu
quả tích cực trong bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh
những thuận lợi, cuộc sống của người dân trên cụm, tuyến dân cư vẫn còn tồn tại không ít khó
khăn như: sự thay đổi điều kiện sinh hoạt, nước sạch vệ sinh môi trường, việc làm, các quan
hệ xã hội, khả năng tiếp cận các nguồn vốn ở cộng đồng mới...Nó ảnh hưởng ít nhiều đến sinh
kế của người dân sau khi vào CTDC. Do vậy, cả nam và nữ đều tham gia vào các hoạt động
sản xuất nhưng sự phân công lao động giữa hai giới rất khác biệt do ảnh hưởng của truyền
thống, điều kiện sống và đặc điểm của giới. Việc vào sinh sống ở các cụm tuyến dân cư ít
nhiều đã ảnh hưởng đến vai trò của giới trong sự phân công lao động và đời sống hằng ngày.
Để tìm hướng phát triển cho đời sống người dân tại cụm tuyến dân cư thì vấn đề tìm hiểu
những thay đổi về điều kiện sinh hoạt và môi trường sống đã ảnh hưởng đến sinh kế của giới
trong các hoạt động sản xuất và đời sống là vấn đề cần được tìm hiểu qua đề tài “ Sinh kế của
giới sau khi vào cụm tuyến dân cư tại huyện An Phú, Châu Phú và Tri Tôn- An Giang”.
Từ đó, đưa ra những kiến nghị phù hợp để có thể nâng cao sinh kế của giới trong việc phát
triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trong cụm tuyến dân cư ở vùng ngập lũ trên địa bàn
tỉnh An Giang .
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm hiểu sinh kế của giới đang sống trên cụm tuyến dân cư
(dựa vào ngũ giác tài sản sinh kế). Việc làm, sức khỏe và vai trò của giới trong các hoạt động
sản xuất, gia đình và xã hội trước và sau khi vào cụm tuyến dân cư vượt lũ. Từ đó, đưa ra
những kiến nghị phù hợp góp phần nâng cao đời sống của người dân sống trên cụm tuyến dân
cư.
Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu sự chuyển biến các nguồn vốn (hình 1) gồm: vốn con người, vốn vật lý, vốn
tự nhiên, vốn xã hội, vốn tài chính mà người dân có được trước và sau khi vào CTDC
- Khảo sát về cơ cấu việc làm, sự phân bố thời gian trong các hoạt động (sản xuất, dịch
vụ, buôn bán, công việc gia đình) của hai giới ở thời điểm trước và sau khi vào CTDC.
- sức khỏe và sự tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động đoàn thể của
người dân trước và sau khi vào CTDC.
- Phân tích chi tiêu và thu nhập của người dân trước và sau khi vào CTDC
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của CTDC vượt lũ ở tỉnh An Giang.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Khi di cư đến nơi ở mới thì cuộc sống của người dân sống trên CTDC hiện nay có chuyển
biến gì so với trước khi vào CTDC? Họ tiếp cận các nguồn tài sản hiện có như thế nào (dựa
vào ngũ giác tài sản sinh kế) cụ thể là:
+ Vốn con người: Quy mô và cấu trúc gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp phân theo giới thể hiện trong gia đình. Sức
khỏe của giới sau khi vào CTDC.
+ Vốn vật lý: Cơ sở hạ tầng (điện, nước sạch cho sinh hoạt, trường học, trạm y tế, thông tin
liên lạc so với trước khi vào CTDC.
+Vốn tự nhiên: Có sự thay đổi gì về nguồn vốn tự nhiên sau khi vào CTDC? (đất, cây trồng,
vật nuôi...)
+ Vốn xã hội: Các mối quan hệ trong và ngoài cộng đồng (láng giềng), sự tham gia vào các
tổ chức xã hội trước và sau khi vào CTDC.
+ Vốn tài chính: thu nhập và chi tiêu của gia đình trước và sau khi vào CTDC. Chi tiêu cá
nhân của giới có thay đổi như thế nào so với trước khi vào CTDC.
- Các chiến lược đời sống: Những chiến lược sinh kế mới cho cuộc sống khi thay đổi nơi ở
không?
- Các kết quả đời sống: Mục tiêu đời sống của nông hộ, sự tích lũy vốn trước và sau khi vào
CTDC.
- Khi thay đổi điều kiện sống thì sự phân lao động theo giới trong gia đình có thay đổi không?
2.3. Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu các vấn đề chính sau:
- Tìm hiểu sự chuyển biến 5 nguồn vốn đời sống của người dân trong trước và sau khi vào
CTDC gồm: vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật lý và vốn xã hội.
- Tìm hiểu chiến lược đời sống diễn ra nhằm duy trì đời sống của người dân như:
+ Cơ hội việc làm, các hoạt động sản xuất của giới trong hệ thống sản xuất nông nghiệp,
phi nông nghiệp, làm thuê ở hai thời điểm trước và sau khi vào cụm, tuyến dân cư .
+ Một số yếu tố chính về môi trường, điều kiện sinh hoạt, cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế,
việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của giới trước và sau khi vào cụm, tuyến dân cư.
+ Sự phân công lao động trong các hoạt động hàng ngày trong gia đình trước và sau khi
vào cụm tuyến dân cư.
+ Mối quan hệ cộng đồng và sự tham gia vào các hoạt động đoàn thể của giới trước và sau
khi vào cụm tuyến dân cư..
- Kết quả sinh kế của họ trước và sau khi vào CTDC: Thu nhập và chi tiêu của nông hộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chọn nhóm nông hộ đang sống trên CTDC, các hộ chọn phỏng vấn được chọn gồm nhiều
nhóm ngành nghề khác nhau.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Địa bàn nghiên cứu
Dựa trên các loại bản đồ như: Bản đồ độ ngập sâu, bản đồ sinh thái, bản đồ hành chánh
của tỉnh An Giang, kết hợp với mục tiêu nghiên cứu và các yếu tố về kinh tế- xã hội đưa ra
các tiêu chí chọn vùng nghiên cứu sau:
- Các huyện được chọn thuộc 3 tiểu vùng sinh thái khác nhau: Huyện đầu nguồn có độ
ngập sâu khoảng 3,5- 4,5m, lũ kéo về sớm và thường bị ảnh hưởng nặng nhất. Huyện nằm
đoạn cuối của sông Hậu của tỉnh An Giang, có độ ngập 1,5 - 2,5m và huyện có độ ngập sâu
trung bình 1- 2m (vùng núi)
- Các cụm, tuyến dân cư được chọn có số hộ dân vào sống khoảng 90 % và cơ sở hạ tầng
tương đối ngang nhau. Trên mỗi huyện chọn cụm trung tâm và tuyến vùng sâu vì cụm trung
tâm được bố trí gần trung tâm xã, nên cơ hội về việc làm và tiếp cận các dịch vụ sẽ khác nhau.
Dựa vào các tiêu chí trên và sự thảo luận với các ban ngành có liên quan, địa bàn được chọn
thể hiện ở (Bảng 1)
Bảng 1: Địa bàn nghiên cứu nghiên cứu
Tên huyện Tên CTDC
Cụm dân cư ấp Phú Thạnh – xã Phú Hữu Huyện An Phú Tuyến dân cư ấp 4 – xã Vĩnh Hội Đông
Cụm dân cư ấp Long An – xã Ô Long Vĩ Huyện Châu Phú Tuyến dân cư ấp Long Phú – xã Ô Long Vĩ
Huyện Tri Tôn Tuyến dân cư ấp Tân Bình – xã Tà Đảnh
Các cụm và tuyến dân cư trong địa bàn nghiên cứu thường được xây dựng cạnh trục
giao thông hoặc các kênh dẫn nước. Một cách khái quát để phân biệt cụm và tuyến là nếu khu
vực dân cư có từ 3 lô nhà nằm song song trở lên thì được gọi là cụm dân cư và dưới 2 lô nhà
thì được gọi là tuyến.
3.2.2. Giới hạn nghiên cứu: Thời gian thực hiện: 12/2006 - 12/2007 tại 3 huyện của tỉnh
An Giang
Đề tài chỉ nghiên cứu 3 CTDC điển hình của 3 huyện được chọn. Đề tài tập trung tìm hiểu
sinh kế của giới trước và sau khi vào CTD. Tìm hiểu sự chuyển biến 5 vốn đời sống của
người dân khi vào CTDC. Ngoài ra, đề tài tìm hiểu sự phân công công việc của giới trong hộ
gia đình trước và sau khi vào CTDC. Chi tiêu và thu nhập của nông hộ trước và sau khi vào
CTDC.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Một số công cụ
chính được sử dụng như:
4.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu trước đây, các phương tiện thông tin đại chúng (báo,
internet). Từ Sở xây dựng An Giang, Sở lao động thương binh xã hội, Uỷ Ban Nhân Dân
(UBND) 3 huyện, UBND xã và hội phụ nữ nhằm tìm hiểu tổng quát địa bàn nghiên cứu về
một số vấn đề: đối tượng xét duyệt vào CTDC, kết quả xây dựng nhà và bố trí dân cư vào
CTDC, chính sách có liên quan đến người dân trên CTDC, thông tin về việc làm, vấn đề hỗ
trợ vay vốn làm kinh tế hộ và định hướng phát triển trong trời gian tới cho người dân trong
CTDC.
4.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập qua các cuộc thực hiện RRA (Rapid Rural Appraisal), PRA
(Paricipatory Rural Appraisal) và phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng phiếu câu hỏi đã soạn
sẵn.
4.2.1. Phương pháp RRA và PRA
RRA
Sau khi thu thập những thông tin tổng quát về vùng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đa
ngành được thành lập bao gồm: Kinh tế nông nghiệp, Trồng trọt, Môi trường, Phát triển nông
thôn nhằm thu thập những thông tin tổng quát về hiện trạng kinh tế- xã hội, môi trường, cơ sở
hạ tầng của cụm, tuyến (điện, nước, trường, trạm y tế, việc làm) tại các địa bàn nghiên cứu
bằng phương pháp quan sát thực địa khách quan. Kết quả RRA làm cơ sở cho bước thực hiện
phương pháp đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân (PRA) hiệu quả hơn
PRA (Thảo luận nhóm)
Phương pháp này được thực hiện khi đã hiểu rõ địa bàn nghiên cứu. Nhóm đối tượng
được chọn bao gồm nhiều thành phần người lớn tuổi, thanh niên, phụ nữ .Nhóm này gồm
nhiều ngành nghề khác nhau (sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, làm thuê, câu lưới, thất
nghiệp...). Trên mỗi cụm, tuyến dân cư chọn 1 nhóm để thảo luận. Tổng số cuộc PRA thực
hiện là 5 cuộc/4 xã được chọn.
- Với phương pháp này, người dân sẽ nêu ra những nguồn tài sản sinh kế và cách thức sử
dụng các nguồn tài sản mà họ có được trước và sau khi vào CTDC. Những việc làm hằng
ngày của cả 2 giới (nam, nữ) và mức độ tham gia làm việc của từng giới. Những thuận lợi,
khó khăn mà người dân đối mặt theo chính suy nghĩ của bản thân họ mà họ cho là hợp lý. Kết
quả thảo luận PRA, sẽ làm cơ sở để thiết lập các chỉ tiêu nghiên cứu cho việc điều tra theo
bảng hỏi và những thông tin định tính bổ ích cho việc so sánh đối chiếu với kết quả nghiên
cứu định lượng.
Bảng 2: Một số công cụ của PRA được sử dụng
Công cụ Mục tiêu Chỉ tiêu quan sát
Lát cắt lịch sử
Tìm hiểu những mốc thời gian
quan trọng trong quá trình hình
thành CTDC
Cơ sở hạ tầng, điều kiện sống, tiếp
cận y tế, giáo dục, việc làm.
SWOT
Nhận ra điểm mạnh – điểm yếu –
cơ hội – rủi ro của người dân
trước và sau khi vào cụm, tuyến
dân cư
- Cơ cấu việc làm, vai trò của giới
trong lao động (sản xuất, gia đình)
- Những thay đổi về: môi trường
sống, sức khỏe người dân, cơ hội vui
chơi giải trí và vấn đề thu chi của
hộ...
Biểu đồ veen
Tìm hiểu mối quan hệ của các tổ
chức và người dân trong cộng
đồng. Xác định ai tham gia nhiều
Quan sát các vòng tròn mà người dân
trong cộng đồng mô phỏng gần và xa
thể hiện mối quan hệ chặt chẽ và
vào các tổ chức tại địa phương
(xét về giới)
không chặt chẽ.
Phỏng vấn sâu
Phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu quan điểm, cánh nghỉ, cánh làm việc cũng như
những thuật lợi và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của người dân khi họ vào sống trong
cụm, tuyến dân cư. Môi trường sống, sức khỏe, việc làm, mối quan hệ láng giềng, nhu cầu về
vui chơi giải trí, sự phân công lao động trong các hoạt động hàng ngày của giới. Họ đã tiếp
cận được những tài sản gì để họ có thể phát triển đời sống khi vào sống trong CTDC. Họ có
suy nghĩ gì trong tương lai khi họ di chuyển vào nơi ở mới. Trên mỗi cụm tuyến dân cư chọn
2 người am hiểu để phỏng vấn. Tổng số cuộc phỏng vấn là 10 cuộc/ 5 cụm, tuyến dân cư.
Ngoài ra, phương pháp này còn tìm hiểu sâu quan điểm của lãnh đạo huyện/ xã/ấp về
tạo việc làm cho người dân sống trong cụm, tuyến dân cư. Định hướng trong phát triển của
cụm, tuyến dân cư trong thời gian tới. Tham vấn lãnh đạo các ban ngành có liên quan đến việc
xây dựng CTDC ở các cấp tỉnh, huyện, xã thông qua bản câu hỏi bán cấu trúc. Tổng số cuộc
thực hiện là 12 cuộc gồm:
- Phỏng vấn Sở xây dựng tỉnh và ban quản lí dự án ở cấp huyện nhằm thu thập thông tin
tổng quát về chính sách, tình hình xây dựng thực tế và những định hướng phát triển trong
tương lai.
- Phòng công nghiệp và phòng lao động thương binh xã hội huyện để tìm hiểu về thực
trạng vấn đề ngành nghề và việc làm cũng như những định hướng phát triển.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nhằm tìm hiểu tình hình thực tế ở các CTDC, những thuận lợi
và khó khăn về đời sống của người dân khi vào sống trong CTDC, giải pháp để giải quyết các
vấn đề khó khăn và những định hướng phát triển trong tương lai.
- Hội phụ nữ (cấp xã, huyện và tỉnh) để thu thập những thông tin về việc làm, sức khỏe,
đời sống tinh thần của phụ nữ trên CTDC và những giải pháp giải quyết những khó khăn hiện
tại.
4.2.2. Phương pháp phỏng vấn nông hộ
Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo các nhóm hộ (làm ruộng, buôn bán nhỏ, chăn
nuôi, làm thuê và dịch vụ) đang sống trên CTDC. Dựa vào tình hình thực tế về số lượng các
hộ sinh sống trên CTDC và yêu cầu về số lượng mẫu, số mẫu điều tra là 170 hộ được phân bố
ở các huyện ( Bảng 3)
Bảng 3: Bảng điều tra phân bố trên từng cụm/tuyến dân cư
Tên huyện Tên CTDC n
Cụm dân cư ấp Phú Thạnh - Phú Hữu 40 Huyện An Phú Tuyến dân cư ấp 4 - xã Vĩnh Hội Đông 40
Cụm dân cư ấp Long An – Ô Long Vĩ 30 Huyện Châu Phú Tuyến dân cư ấp Long Phú - Ô Long Vĩ 30
Huyện Tri Tôn Tuyến dân cư ấp Tân Bình – Tà Đảnh 30
Tổng 170
Những thông tin được thu thập từ lãnh đạo các ban ngành, RRA, PRA được sử dụng
cho việc thiết kế bảng câu hỏi. Bảng hỏi sẽ được phỏng vấn thử và chỉnh sửa để sẵn sàng cho
việc phỏng vấn đại trà. Cấu trúc bảng hỏi khảo sát gồm 3 phần
Phần 1: Khảo sát các đặc điểm nông hộ và các nguồn vốn tài sản sinh kế mà người
dân tiếp cận trước và sau khi vào CTDC
Phần 2: Tìm hiểu về hoạt động của cả hai giới trong từng ngành nghề và cả trong
công việc gia đình. Sự phân công lao động theo giới trước và sau khi vào
CTDC. Những thay đổi về môi trường sống, sức khỏe của hộ trước và sau
khi vào CTCD
Phần 3: Khảo sát các nguồn thu, chi của hộ, khả năng tiếp cận các dịch vụ vui chơi,
giải trí trước và sau khi vào CTDC
4. 3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Tiến trình thực hiện:
- Phỏng vấn thử: 8 hộ/2 xã
- Sửa bảng câu hỏi
- Tiến hành phỏng vấn nông hộ
- Mã hoá số liệu
- Nhập số liệu bằng phần mềm Excel và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê tần số, phần trăm và số trung bình,
bảng so sánh ngẫu nhiên, phép thử T-test...
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững
Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn vốn, tài sản (kể cả nguồn lực vật chất và xã hội) và
các hoạt động kiếm sống cần thiết.
Sinh kế được coi là bền vững khi có thể đương đầu và vượt qua những áp lực, sốc và
duy trì hoặc nâng cao khả năng cũng như tài sản ở cả hiện tại và tương lai, nhưng không gây
ảnh hưởng xấu đến cơ sở tài nguyên tự nhiên (Andrew và Nigel, 2003). Sinh kế bền vững là
mục tiêu của mọi hoạt động và chiến lược sinh kế.
Khung sinh kế bao gồm những nội dung sau: các nguồn vốn và tài sản sinh kế; hoạt
động và chiến lược sinh kế; các nguồn gây tổn thương; kết quả sinh kế (Nguyễn Thị Lan
Hương và ctv, 2007).
2. Các nguồn vốn và tài sản sinh kế
Khái niệm: nguồn vốn và tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà
con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển. Nguồn vốn và tài sản sinh kế được chia
làm 5 nhóm chính là: vốn nhân lực (hay còn gọi là con người), vốn tài chính, vốn vật chất,
vốn xã hội; vốn tự nhiên (Nguyễn Thị Lan Hương và ctv, 2007).
- Vốn con người: vốn con người thể hiện qua các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và
sức khỏe tốt cái giúp con người đeo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đeo đuổi các
chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Ở mức độ nông hộ hộ vốn con
người là một nhâ._.n tố cả về số lượng và chất lượng mà người lao động sẵn có .
- Vốn xã hội: là khái niệm đề cập đến mạng lưới xã hội, các tổ chức và các nhóm chính thức
cũng như không chính thức mà con người tham gia để từ đó có được những cơ hội và lợi ích
- Vốn tự nhiên: bao gồm những yếu tố liên quan (thuộc về) tự nhiên môi trường như: khí
hậu, địa hình, đất đai, sông ngòi, rừng, biển, mùa màng...mà con người bị phụ thuộc
- Vốn vật lý: vốn vật lý bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa cần thiết mà người sản
xuất tạo ra để hỗ trợ cho sinh kế như phương tiện đi lại, công cụ sản xuất, nhà ở, hệ thống
thủy lợi hay giao thông
- Vốn tài chính: Vốn tài chính bao gồm nguồn tài chính mà con người sử dụng để đạt được
mục tiêu sinh kế của họ như những phương tiện và dịch vụ tài chính hiện có; phương thức tiết
kiệm của người dân và các dạng thu thập mà gia đình có được
Mô tả các nguồn vốn và tài sản- ngũ giác tài sản sinh kế: có nhiều cách mô tả tài sản sinh kế
như các bảng biểu số liệu thống kê về các nguồn tài sản sinh kế hay diễn giải, đồ thị, sơ
đồ...Một trong những phương pháp hay được sử dụng là sơ đồ mạng nhện (Hình 1) mà cơ sở
của nó là ngũ giác tài sản sinh kế.
- Vốn tự nhiên
Vốn tài chính Vốn vật lý
Vốn xã hội
Hình 1: Ngũ giác phản ánh tài sản sinh kế (DFID,1999)
Vốn con người
Thông qua so sánh sự biến dạng của ngũ giác tài sản sinh kế để đáng giá sự cải thiện hay suy
giảm theo thời gian, hay đánh giá khả năng tiếp cận, năng lực tài sản của các nhóm đối tượng
khác nhau (Hình 2).
Vốn con người
Vốn tự nhiên
Vốn xã hội
Vốn tài chính Vốn vật lý
Hình 2: Sự biến đổi ngũ giác tài sản sinh kế
3. Khái niệm hoạt động sinh kế và chiến lược sinh kế
Hoạt động sinh kế: là toàn bộ hoạt động nhằm duy trì và phát triển các nguồn và tài sản sinh
kế. Quan trọng và đáng chú ý nhất là các hoạt động tạo thu nhập (Andrew và Nigel, 2003).
Chiến lược sinh kế: thuật ngữ “chiến lược sinh kế” được dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp
những lựa chọn và quyết định mà con người đưa ra trong việc sử dụng, quản lý các nguồn vốn
và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống. Chiến lược sinh kế thường được
phân ra làm 3 nhóm cơ bản: chiến lược duy trì, chiến lược phát triển, chiến lược thay đổi
- Chiến luợc duy trì: Theo Andrew và Nigel (2003) thì đó là việc sử dụng hay kế hoạch sử
dụng các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm ổn định/giữ nguyên quy mô các nguồn tài sản,
mức phúc lợi hiện tại hay quy mô sản xuất hiện có của hộ gia đình.
- Chiến lược phát triển: Đó là việc sử dụng hay kế hoạch sử dụng các nguồn vốn và tài sản
sinh kế nhằm tăng quy mô các nguồn tài sản hay sản xuất. Biểu hiện rõ nhất là một kế hoạch
tích lũy tài sản
- Chiến lược thay đổi: Đó là việc sử dụng hay kế hoạch sử dụng các nguồn vốn và tài sản
sinh kế để chuyển sang một loại hoạt động sản xuất khác nhằm tạo ra lợi ích cao hơn và ổn
định hơn.
4. Các nguồn gây tổn thương
Shock: Shock là những sự kiện bất ngờ có tác động rất lớn đến sinh kế của con người.
Shock thường mang ý nghĩa tiêu cực, không theo quy luật, không thể đoán trước. Có thể phân
ra làm nhiều loại shock khác nhau: Shock thiên nhiên: bao gồm các thảm họa thiên nhiên lũ
lụt, lở đất,...Shock kinh tế: mất việc làm, sự thay đổi của giá cả,...Shock vật chất: cháy nhà,
gia súc bị bệnh, mất của,...Shock con người: chết, tai nạn,...xung đột: chiến tranh, tranh chấp.
Shock có tính cộng đồng: tác động/ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều hộ. Ví dụ: Lũ lụt, động
đất, dịch bệnh...Shock có tính cá nhân/hộ: tác động ảnh hưởng trong phạm vi hộ gia đình. Ví
dụ: bị mất việc, bị mất trộm tài sản,...
5. Khung sinh kế bền vững
Qua khung sinh kế bền vững cho ta thấy nguồn vốn đời sống cộng đồng được thể hiện ngũ
giác sinh kế trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất (Hình 3). Người dân trong cộng
đồng với nguồn vốn đời sống và đạt những kết quả đời sống khác nhau. Chiến lược đời sống
được xem làm là có hiệu quả khi kết quả của nó mang lại sẽ làm gia tăng các nguồn vốn trong
cộng đồng và ngược lại. Bên cạnh đó, vốn đời sống được đánh giá là mạnh khi mà tự bản thân
nó có khả năng chịu được ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro gây shock và tress và tạo ra được
nhiều chiến lược đời sống mới, phù hợp hơn.
XH
TN
CN
VL TC
Chính sách
thể chế, quá
trình (C.T.Q)
Luật
Các tổ chức
ở các cấp
Chiến lược
sinh kế
Kết quả
sinh kế
ảnh hưởng
& tiếp cận
Tài sản sinh kế - Tăng thu nhập
- Giảm tác
động ngoại
cảnh
- Sử dụng
tài nguyên
bền vững
hơn
Hoàn cảnh
dễ bị tổn
thương
Shock
Xu hướng
Tính thời
vụ
Hình 3. Khung sinh kế bền vững (DFID, 1999)
6. Tác hại của lũ
Trận lũ, lụt lịch sử năm 2000 ở ĐBSCL đã làm hơn 800.000 hộ bị ngập, gần 50.000 hộ
phải di dời, trong đó nhiều hộ phải di chuyển chổ ở 2-3 lần, nữa triệu người phải cứu trợ khẩn
cấp, hơn 80 vạn học sinh phải nghỉ học từ 1-3 tháng, 501 người chết phần lớn là trẻ em. Hằng
năm, hàng ngàn hecta lúa, hoa màu, cây ăn trái, cây công nghiệp bị ngập, hư hại và giảm năng
suất. Hơn 1200 km quốc lộ; tỉnh lộ; hơn 10.000 km đường nông thôn, hàng ngàn cầu, cống
các loại bị ngập, hư hỏng. Hệ thống kênh mương thủy lợi bờ bao sạt lỡ hàng chục triệu m3.
Tổng thiệt hại do lũ, lụt năm 2000 ước hơn 4.200 tỷ đồng Viêt Nam (Đỗ Ngọc Thiện, 2002:1-
2).
An giang với địa hình và cao độ mặt đất tự nhiên của tỉnh, mỗi khi xuất hiện lũ lớn và lũ
vừa (ứng với mực nước lũ tại tân Châu là 4m), thì hầu hết diện tích đất canh tác trong tỉnh đều
bị ngập (vùng ngập sâu trên 2m chiếm 43% điện tích). Vì vậy trong những tháng mùa lũ sản
xuất nông nghiệp bị đình trệ, nhà cửa và công trình hạ tầng vùng nông thôn bị nước lũ làm hư
hại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân nông thôn. Trong khoảng thời gian
1994 – 2000, lũ đã làm thiệt hại về vật chất ước tính 1.968 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về nông
nghiệp là 315 tỷ đồng (chiếm 19%), số người chết trong 7 năm là 396 người trong đó 312 là
trẻ em ... (Phan văn Ninh, 2004:305-306).
Ngoại trừ những gia đình khá giả còn lại những nông dân vốn đã nghèo không có ruộng
đất đa số là đi làm thuê làm mướn mà trong mùa lũ ít được người thuê nên họ lâm vào cảnh
thiếu ăn, việc mưu sinh của những người dân nghèo này chỉ nhờ vào việc hái hoa điên điển,
ngó bông súng, câu lưới, lờ lợp, câu rê cá lóc nhiều lắm thì cũng đủ ăn cho gia đình, có người
lén lút đi chích điện, siệc điện để bắt cá, làm quần quật vật lộn với nước lũ cũng chỉ kiếm
được 10.000 đến 15.000 đồng gọi là trúng nếu không thì không có tiền để xoay xở cho gia
đình cũng là chuyện thường. Hầu hết người dân sống ở vùng lũ lụt họ đã quá quen với cái
cảnh này nên họ vẫn sống một cách bình thường, điềm tỉnh, thích nghi và chịu đựng chờ cho
đến khi nước rút. Một điều mà những người ở xa khó tưởng tượng (Hồ Đắc Duy, 2002).
7. Sơ lược về cụm tuyến dân cư
7.1. Cụm dân cư
Khái niệm
- CDC là khu vực tập trung những người dân sinh sống, ở đó có các cơ sở hạ tầng cơ bản
(điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa,..), là nơi diển ra các hoạt động của người dân và có
ranh giới địa lý xác định, không có các nhà máy hay khu công nghiệp
- CDC vượt lũ là cụm dân cư được bố trí người dân vùng ngập lụt vào sinh sống. Đảm bảo an
toàn về tình mạng và tài sản của người dân trong mùa lũ.
- Theo văn bản của chính phủ thì: CDC là một khu dân cư sống tập trung có quy mô từ hai
đến vài chục hecta cho khoảng 100-200 hộ dân, gắn với đồng ruộng, phù hợp với điều kiện
sinh hoạt, sản xuất của người dân và có bố trí các công trình phúc lợi.
7.1.1. Ưu điểm của cụm dân cư
- Có điều kiện đôn nền hoặc đôn nền kết hợp với đê bao vượt lũ và chịu được lũ. Từ đó có thể
kiên cố hóa nhà ở và các công trình xây dựng.
- Tiện lợi cho việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ và tiện nghi sinh
hoạt theo kiểu đô thị.
- Là địa bàn thích hợp để phát triển các cơ sở sản xuất thường xuyên có yêu cầu bố trí tập
trung. Trên những địa điểm cố định, như các ngành công nghiệp và kinh doanh dịch vụ ở
nông thôn. (Đào Công Tiến, 2004)
7.1.2. Nhược điểm của cụm dân cư
- Cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công và tiện nghi sinh hoạt phải phát triển cao, nông dân,
nông thôn, không có ngay khả năng đáp ứng và có khả năng tiếp nhận.
- Tập quán của nông dân, muốn cư gắn với canh, gắn với ruộng, vườn cây, ao cá, chuồng nuôi
gia súc, bến đậu xuồng ghe. Tất cả những thứ này không thể mang vào cụm dân cư, theo đó sẽ
mất một số công việc làm và thu thập, trong khi đó nhiều khoản thanh toán mới sẽ phát sinh
như: thanh toán điện, nước: thu gom và xử lý chất thải; chất đốt...Điều này rất khó nông dân,
nhất là nông dân nghèo nếu buộc phải vào cụm dân cư - việc làm, thu nhập và chi tiêu sẽ có
một sự mất cân bằng ghê gớm.
7.2. Tuyến dân cư
Khái niệm
Tuyến dân cư là khu dân cư sống tập trung xây dựng trên cơ sở tuyến kênh trực cấp I và các
trục lộ giao thông là chính. (Nguyễn Đình Huấn, 2003)
7.2.1. Ưu điểm của tuyến dân cư
- Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú, với hệ thống đường bộ đã và đang phát triển
mạnh tạo ra địa bàn theo tuyến- dọc theo bờ sông, kênh và trục lộ với khả năng tiếp nhận
được nhiều hộ dân đến cư trú. Trong đó có nhiều tuyến đạt cao trình vượt lũ hoặc chỉ ngập
trong thời gian ngắn khi có lũ lớn. Trên thực tế, tuyến dân cư là dạng hình cư trú phổ biến với
quy mô cư dân lớn nhất trong các dạng hình cư trú của dân cư vùng lũ.
- Bố trí dân cư theo tuyến cũng tiện lợi cho việc cấp điện và trên thực tế hệ thống cấp điện đã
về đến hầu hết các tuyến.
- Hầu hết các tuyến dân cư có sự kết hợp giao thông đường bộ và đường thủy- trên lộ, dưới
sông, kênh rạch. Do đó giao thông thủy, giao thông bộ bổ sung cho nhau, giao lưu trong phạm
vi tuyến và với bên ngoài dễ dàng được thực hiện thông suốt ngay cả trong mùa lũ.
- Với yêu cầu và khả năng xử lý môi trường trong điều kiện hiện tại chưa thể đạt ngay một
chất lượng khá cao, quá khe khắc thì việc cấp thoát nước sinh hoạt, xử lý nước thải, tạo
khoảng không xanh ở các tuyến dân cư dễ giải quyết hơn. (Đào Công tiến, 2004)
7.2.2. Nhược điểm của tuyến dân cư
- Hạn chế lớn nhất của tuyến dân cư là phân bố dân cư trên địa bàn quá rộng, phụ thuộc vào
hệ thống đường bộ, bờ sông, bờ kênh. Không phải chỗ nào cũng có điều kiện tôn nền vượt lũ.
Do đó, hiện tại và trong một thời gian nửa- không phải quá gần, một phần tuyến dân cư còn
phải chịu ngập, nên phải có nhà và các công trình xây dựng trên đó vượt lũ bằng cách làm nhà
trên cọc, phải bổ sung phương tiện vận tải thủy để đi lại trong mùa lũ.
- Tuyến dân cư nếu bố trí không hợp lý- không xuôi theo hướng thoát lũ hoặc vượt lũ một
cách thiếu tính toán có thể cản lũ- làm nghiêm trọng thêm lũ và do đó cũng phải đầu với tác
động gây hại của lũ nhiều hơn.
- So với cụm, tuyến có đặc điểm không gian phân tán- hẹp và kéo dài; khả năng vượt lũ và
chịu được lũ có hạn chế; chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chất lượng xử lý chất thải hợp vệ
sinh còn ở cấp độ thấp so với cụm....Cách cư trú phân tán theo chiều dài của tuyến cũng tạo
khoảng cách xa từ chỗ ở của người dân đến các cơ sở dịch vụ công cộng thiết yếu như trường
học, cơ sở y tế, điểm thông tin liên lạc, chợ búa...Theo tính toán của một số nghiên cứu hiện
có khoảng 30% số hộ nông thôn vùng lũ ở xa trên 5 km so với các cơ sở dịch vụ công cộng.
Điều này làm cho trẻ em khó đến trường, người bệnh khó đến cơ sở y tế... Tất cả những điều
đó gây ảnh hưởng không thuận lợi cho tiến trình xây dựng nông thôn mới theo hướng “nông
thôn đô thị hóa văn minh hiện đại”. Trên thực tế ở vùng lũ ĐBSCL chưa có tuyến đô thị hóa,
mà chỉ có cụm dân cư đô thị hóa, thiết nghĩ có nguyên nhân từ những hạn chế như đã đề cập.
(Đào Công tiến, 2004)
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến đới sống của người dân trong các CTDC
Nhà ở: Ở ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, tất cả các hộ dân đang sống trong
CTDC đều cho rằng nơi ở mới vững chắc, khang thang hơn so với nhà ở trước đây về các
khía cạnh sau đây: (1) Đến mùa nước nổi, yên tâm không phải chạy lũ; (2) ở trong CTDC
không sợ bị đổ nhà, gây chết đuối trẻ em; (3) không lo bệnh tật vì ở chổ cũ thường xuyên họ
phải tiếp xúc với nước bẩn (nước lũ), quần áo chân tay đều bị ướt nên thường bị bệnh ngứa và
bị bệnh phụ khoa; (4) Cơ hội tốt hơn để hưởng thành quả của cuộc sống đô thị về nước sạch,
điện, thông tin văn hóa, thị trường...nếu ở rải rác thì khó có cơ hội được hưởng thành quả đô
thị hóa nói trên (Nguyễn Đình Huấn và ctv, 2003:62)
Điện: Ở ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, ước tính có khoảng 15% các hộ dân
trong CTDC được sử dụng điện, còn 85% chưa được sử dụng điện. các CTDC được sử dụng
điện là các CTDC nằm ở trung tâm xã nên việc “kéo” điện từ trung tâm xã đến các cụm thuận
lợi hơn. Các cụm xã trung tâm, các hộ dân đều trông đợi nhà nước vì vốn là hộ nghèo vào
sống trong cụm nên không thể có tiền đóng góp để “kéo điện” được. Do thiếu điện nên những
ngày nắng nóng, người dân sống ở các ngôi nhà mái tôn, không có cây xanh, không có quạt
lại thiếu gió trời (vì nhà ở sát nhau) rất là khó chịu vì nóng (Nguyễn Đình Huấn và ctv,
2003:64)
Nước sạch: Đây là khó khăn số một ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
Hiện nay ở ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An thì tỷ lệ phần trăm số hộ dân di dời vào
sống trong CTDC được tiếp cận hoặc sử dụng nước sạch còn rất thấp, họ sử dụng nguồn cung
cấp nước sạch ở các trạm cấp nước có sẵn (ở gần CTDC) hoặc nhờ tổ chức CARE giúp cho
xô bình lọc nước. Đa số các hộ dân sống trong CTDC không tiếp cận được với nước sạch, họ
phải trực tiếp múc nước từ kênh rạch đổ vào chum lắng lọc để uống. Vào mùa khô kênh rạch
cạn gần tới đáy, vịt tắm và bơi lội tự do nên nước ở kênh rạch đục ngầu. Đấy là chưa kể do
công trình vệ sinh không sử dụng được nên người dân phóng uế ngay trên bờ kênh rạch càng
làm cho nguồn nước ô nhiễm hơn (Nguyễn Đình Huấn và ctv, 2003:63)
Nhà vệ sinh: Ở mỗi CTDC, công ty xây dựng nhà ở làm một cầu vệ sinh bán tự hoại, bể
phốt là một ống cống bằng xi măng. Do ống cống bằng xi măng. Do ống cống không có đáy
lại chôn trực tiếp xuống đất (hoặc cát nên phân và nước tiểu không “tự hoại” được làm cho hố
vệ sinh hôi thối. Trong khi đó người dân lại chưa quen sử dụng hố xí tự hoại nên đôi khi cho
cả cát và giấy báo vào hố vệ sinh. Điều đó, càng làm cho hố vệ sinh vốn đã hoạt động kém lại
càng mất vệ sinh hơn. Trước tình hình đó, người dân buộc phải đi đại tiểu tiện ra ngoài đồng
hoặc kênh rạch làm cho môi trường ở CTDC (nơi tập trung đông người) bị ô nhiễm ghê gớm
(Nguyễn Đình Huấn và ctv, 2003: 64)
Chất thải và thu gom chất thải: ở các CTDC mà dân cư vào sống đông đúc thì việc thu
gom và xử lý rác thải đang là vấn đề rất lớn. Trước đây sống rãi rác ở các kênh, rạch hoặc ở
bờ ruộng người ta thường hay vứt ngay chất thải rắn và lỏng trực tiếp xuống kênh hoặc ruộng.
Khi sống ở các CTDC, người nông dân vẫn quen với lối sống cũ đổ chất thải ra đường của
cụm hoặc bờ kênh ven CTDC. Chất thải tự phân hủy thu hút ruồi, nhặn tập trung rất đông.
Tình trạng này kéo dài sẽ gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng, đây là nguy cơ dễ
phát sinh nhiều loại dịch bệnh do ô nhiễm gây ra (Nguyễn Đình Huấn và ctv,2003: 64)
Đường đi bộ và cống, rảnh thoát nước: CTDC được tôn nền bằng đất hoặc bằng cát
nên đường đi trong nội bộ còn rất khó khăn vì độ lún của đất cát và độ nóng của đường thiếu
cây xanh. Khi có gió, nhất là gió lốc thì bụi đất, cát bay vào nhà dân ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh hoạt của họ. Người dân cũng phàn nàn rằng cống thoát nước ở CTDC hoạt động rất kém.
Về mùa mưa, ở các CTDC nền đất lầy lội, đi lội khó khăn. Do thiếu cống thoát nước nên nước
thải sinh hoạt của các gia đình bị dồn ứ, người dân buột phải đổ nước thải ra đường gây ô
nhiễm môi trường cho toàn CTDC. (Nguyễn Đình Huấn và ctv,2003: 63)
Môi trường sống và sinh hoạt: ở cả ba tỉnh An Giang, đồng Tháp, Long An, môi trường
sống và sinh hoạt đang bị ô nhiễm rất lớn. Chất thải rắn, chất thải lỏng chưa được thu gom.
Phân và nước tiểu còn thải bừa bãi. Nước sinh hoạt thiếu trầm trọng. Cây xanh chưa có,
đường đi nội bộ còn rất khó khăn và nóng bỏng nhất là vào ngày trời nắng...Tất cả đều đó tạo
ra nguy cơ lây lan dịch bệnh và hỏa hoạn ở CTDC (Nguyễn Đình Huấn và ctv,2003: 65)
Thu nhập và việc làm: Các gia đình sống ở CTDC tỏ ra “lạc nghiệp” so với nơi ở mới.
Về cơ bản họ chưa có cơ hội tăng thu nhập. Trước đây họ làm thuê hoặc bắt ốc làm kiếm ăn
thì nay họ vẫn làm các công việc ấy. Vấn đề khác trước chỉ là thay đổi chổ ở. Các chủ hộ ở
CTDC cho rằng nếu ở lâu dài trong CTDC thì cơ kiếm việc làm thuê mất dần đi vì người thuê
họ sẽ thuê người khác ở gần hơn. Cơ hội phát triển chăn nuôi hoặc trồng rau ở mảnh đất gia
đình hơn vì diện tích quá hẹp, nền đất khô và nóng, nước lại thiếu thốn (Nguyễn Đình Huấn
và ctv, 2003: 66)
Một khó khăn tiềm ẩn rất lớn là đại bộ phận số hộ dân đăng ký và được xét duyệt vào ở
các CTDC mới xây dựng là những hộ thuộc diện nghèo đói, vốn đã gặp khó khăn trong việc
tạo việc làm, tạo thu nhập cho cuộc sống, nên vào CTDC- nơi thiếu điều kiện dung nạp những
hoạt động nghề nghiệp thông thường của nhà nông theo kiểu vườn- ao- chuồng, nên càng
thiếu việc làm, thiếu thu nhập hơn, trong khi đó nhiều khoản chi phải thanh toán trực tiếp
hàng ngày (điện, nước, xử lý chất thải, chi tiêu cho bếp núc...) lại tăng lên, việc gia tăng mất
cân đối giữa thu nhập và chi tiêu này là thách thức quá lớn vượt quá khả năng tự giải quyết
của người dân, nhất là người dân nghèo (Đào Công tiến, 2004: 275- 277).
Các công trình công cộng thiết yếu: Hiện nay ở hầu hết các CTDC nhìn chung chưa
xây dựng mới được các công trình công cộng thiết yếu như: trường học, nhà trẻ, mẫu giáo,
trạm xá, chợ, sân bóng mini, nhà văn hóa, bưu điện, khu vực hành chánh của ấp (hoặc xã).
Người dân vẫn sử dụng các công trình cũ mà trước đây họ sử dụng. Các công trình cũ không
nằm ở CTDC. Đây cũng là một khó khăn đối với họ vì đối với các CTDC xa trung tâm thì con
em họ phải đi đến trường học xa hơn, khi bị bệnh phải đến trạm xá xa hơn từ 1- 3km. Người
dân cũng phản ảnh rằng các công trình đó đang xuống cấp nên dịch vụ họ nhận được có chất
lượng thấp. Trong tương lai, các cư dân ở đây có các công trình này thì đời sống của họ mới
thật sự an cư và phát triển bền vững được (Nguyễn Đình Huấn và ctv,2003: 65)
- Hiện nay, các hộ dân sống trong CTDC có cơ hội tiếp cận với dịch vụ hàng hóa nhiều
hơn so với nơi cũ. Hàng hóa nhu yếu phẩm và các dịch vụ hàng hóa như càfê, nước giải khát,
bàn chơi bida khá phát triển. Người dân sống tập trung, lại không có việc làm (ngoài thời vụ)
nên tụ tập ở các quán. Các công nhân tôn nền và làm nhà trong giờ nghỉ cũng tập trung ở hàng
quán. Tuy nhiên sự phát triển đột biến của các dịch vụ và tỏ ra không bền vững đã và đang
kích thích sự tiêu xài lãng phí, mất đoàn kết cộng đồng vì nạn ăn thiếu và ghi nợ, thậm chí gia
tăng tình trạng cho vay nặng lãi hoặc trong mong vào sự rủi may của số đề và cờ bạc.
- Mối quan hệ xã hội giữa người dân sống trong CTDC nhìn chung không thay đổi vì họ
đều xuất thân từ một nơi thuần túy nông thôn sang bán thành thị, quan hệ về giới, tình đoàn
kết xóm giềng và các quan hệ truyền thống khác trong gia đình, làng xóm bị ảnh hưởng; hành
vi xã hội của người dân có khuynh hướng đô thị. Nhiều người dân e ngại rằng tệ nạn xã hội
đang gia tăng do cách sống thay đổi từ nông thôn chuyển ra bán thành thị. Rượu chè, cho vay
nặng lãi và cờ bạc cũng phát triển theo sau sự chuyển đổi này (Nguyễn Thị Song An, Nguyễn
Tấn Khuyên, Lê trung Đạo và ctv, 2004)
- Phụ nữ và bé gái là người gặp nhiều khó khăn và bất tiện nhất khi sống ở đây do thiếu
nước sạch và điều kiện vệ sinh không thích hợp. Họ phải đi lấy nước từ các kênh rạch khá xa
các CTDC để dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, đa số phụ nữ và bé gái cho biết họ
dùng nước ở các kênh để tắm rửa và giặt giũ. Ngoài ra không có những nơi kính đáo cho việc
tắm rửa cũng như việc vệ sinh cá nhân riêng của phụ nữ. Điều này cũng góp phần làm gia
tăng các trường hợp bị nhiễm bệnh phụ khoa trong số các phụ nữ sống ở đây (Nguyễn Đình
Huấn, 2003: 18-19)
PHẦN III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
1. Vốn con người
1.1. Quy mô hộ và sự phân bố về tuổi, trình độ học vấn
Kết quả khảo sát cho thấy, bình quân mỗi hộ sống trong các CTDC là 5 người/hộ, trong
đó có từ 2-3 lao động chính/hộ. Nhóm người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ khá cao
(60%), trong đó không có chênh lệch lớn giữa tỉ lệ giữa nam và nữ. Tỉ lệ người cao tuổi trong
cộng đồng thấp. Nhóm người trong độ tuổi lao động cao là nguồn lực lao động đắc lực cho
gia đình, nếu có việc làm ổn định sẽ góp phần tăng thêm thu nhập cho nông hộ.
Số người có trình độ cấp 1 chiếm 50,25%, kế đến cấp 2 (20,99%) và không có sự chênh
lệch nhiều giữa tỉ lệ nam và nữ ở 2 trình độ này. Tuy nhiên, tỉ lệ người có trình độ ở các cấp
học cao hơn giảm đi rõ rệt và có sự chênh lệch giữa tỉ lệ nam và nữ. Tỉ lệ mù chữ trong cộng
đồng cao (16,16%).
Bảng 4. Tuổi, trình độ học vấn của các thành viên trong hộ phân theo giới
Số lượng thành viên phân theo giới
tính Tổng Tuổi thành viên
Nam (%) Nữ (%) n (%)
<18 tuổi 130 16,54 136 17,30 266 33,84
18- 55 tuổi 233 29,64 241 30,66 474 60,31
> 55 tuổi 30 3,82 16 2,04 46 5,85
Tổng 393 50,00 393 50,00 786 100
Trình độ học vấn
Mù chữ 60 7,63 67 8,52 127 16,16
Mẫu Giáo 10 1,27 18 2,29 28 3,56
Cấp 1 196 24,94 199 25,32 395 50,25
Cấp 2 92 11,70 73 9,29 165 20,99
Cấp 3 22 2,80 11 1,40 33 4,20
Trung học nghề 3 0,38 5 0,64 8 1,02
Cao Đẳng 3 0,38 3 0,38 6 0,76
Đại học 5 0,64 1 0,13 6 0,76
Chưa đến tuổi đi học 2 0,25 16 2,04 18 2,29
Tổng 393 393 786 100
Ghi chú: n: số lao động tham gia vào các hoạt động dịch vụ
Nhìn chung, trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình ở các CTDC hiện nay
còn thấp. Nguyên nhân chính do những hộ về sống trên các CTDC phần lớn là những hộ diện
nghèo. Hàng ngày họ đối mặt với những khó khăn của cuộc sống nên việc học hành của con
cái chưa được quan tâm nhiều. Kết quả PRA, người dân giải thích: “Hầu hết những thành viên
không biết chữ là con của những hộ nghèo nhà ở tạm bợ trong vùng lũ, nên việc đưa con em
đến trường là rất khó. Họ sống xa trường học và mỗi khi lũ về con họ không đi học được vì
không có phương tiện ghe xuồng để cho con đi học hoặc cha mẹ không có thời gian đưa trẻ
đến trường nên phải nghỉ. Ngoài ra, chi phí học ngày càng cao ở các cấp học và nếu học càng
cao thì phải đi càng xa nên gia đình không có khả năng đầu tư cho con họ”. Mặt khác, các hộ
nghèo thường hay di chuyển từ nơi này đến nơi khác để tìm kế sinh nhai. Do đó, trẻ em phải
theo cha mẹ vì vậy ảnh hưởng đến việc học hành của con em. (Phỏng vấn lãnh đạo, 2006).
1.2. Sự phân công lao động và phân bố thời gian trong các hoạt động sản xuất
Để tạo ra thu nhập, cả nam và nữ trong CTDC tham gia vào nhiều công việc, nhưng do
đặc điểm về sức khỏe và những yêu cầu đặc thù mà công việc mỗi giới đảm nhiệm có thể
khác nhau .
Sau khi vào cụm tuyến dân cư, cơ bản thì không có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu và số
lượng các ngành nghề. Các ngành nghề chủ yếu ở cả hai giai đoạn trước và sau khi vào CTDC
như: làm thuê, làm lúa, chăn nuôi, các hoạt động phi nông nghiệp… Tuy nhiên, số lượng lao
động và sự phân công lao động giữa nam và nữ trong các công việc này đã có sự thay đổi khi
vào CTDC. Thêm vào đó, số giờ lao động trong ngày và số ngày lao động trong năm trong
từng ngành nghề ở hai giới cũng đã thay đổi khi vào CTDC.
1.2.1. Làm lúa và chăn nuôi
Trồng lúa và chăn nuôi là 2 hoạt động gắn bó chặt chẽ với người dân ở vùng nông thôn.
Nam giới là lực lượng lao động chính ở những việc làm như: làm đất, gieo sạ, bón phân…
Phụ nữ tuy có vai trò không rõ ràng như nam giới, nhưng họ tham gia vào hầu hết các giai
đoạn của quá trình trồng lúa thể hiện rõ nhất trong các khâu: cấy lúa, làm cỏ và thu hoạch.
Trong chăn nuôi, chủ yếu nuôi heo và bò theo ý kiến của người dân thì chăn nuôi là công việc
làm thêm để tận dụng thời gian lao động nhàn rỗi nhằm tăng thu nhập cho gia đình, phần lớn
nữ giới đảm nhiệm công việc này (Nguyễn Hữu Dũng, 1997)
Bảng 5. Ảnh hưởng của việc vào CTDC đến thời gian hoạt động nông nghiệp của giới
Chênh lệch
(Sau -Trước) Giới tham gia
Công việc U Giờ/ngày Ngày/người/năm
Làm lúa -2 1,0 13,8 Nam Chăn nuôi -10 0,2 9,9
Làm lúa -12 0,1 0,7
Nữ
Chăn nuôi -7 -0,1 62,9
Làm lúa 10 0,9 13,0 Chênh lệch (Nam - Nữ)
Chăn nuôi -3 0,3 -53,0
Ghi chú: ngày tương đương 8 giờ làm việc; U: chênh lệch số lao động tham gia
Khi vào CTDC, số lượng lao động ở cả 2 giới tham gia vào hoạt động làm lúa và chăn
nuôi giảm. Tuy nhiên, số giờ lao động trong ngày và số ngày lao động trong năm ở nam giới
cho cả hai hoạt động làm lúa và chăn nuôi đều tăng lên. Trong chăn nuôi, hầu hết các hộ gia
đình được khảo sát nuôi heo hoặc nuôi bò. Chăn nuôi là công việc phụ mà họ làm thêm để tận
dụng thời gian lao động nong nhàn nhằm tăng thu nhập cho gia đình.
Phần lớn nữ giới đảm nhiệm việc nuôi heo và phụ chồng làm vệ sinh chuồng trại trong
chăn nuôi bò. Đối với nữ thời gian đầu tư cho hai hoạt động trên chênh lệch không đáng kể.
Tuy nhiên, do điều kiện trong CTDC có thể chăn nuôi được quanh năm (không bị ngập), do
đó số lượng ngày/năm phụ nữ đầu tư cho công việc này tăng lên nhiều (62,9 ngày/năm). Mặc
dù, khi vào CTDC là điều kiện tốt để phụ nữ có thể chăn nuôi quanh năm, do mật độ dân cư
đông và diện tích đất hẹp, việc phát triển chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ
của người dân trong CTDC. Do vậy, việc cấm chăn nuôi súc vật theo chủ trương của tỉnh An
Giang là hết sức đúng đắn, bên cạnh đó cần mở ra các ngành nghề phù hợp để giải quyết việc
làm cho người dân vào CTDC.
1.2.2. Làm thuê
Phần lớn người dân vào sống trong CTDC là những hộ nghèo sống trong vùng ngập lũ
và thu nhập chủ yếu do làm thuê, nhưng “ai mướn gì làm đó” không biết được công việc của
ngày mai nên cuộc sống rất bấp bênh.
Bảng 6. Ảnh hưởng của việc vào cụm/tuyến đến thời gian làm thuê của giới
Chênh lệch (Sau -Trước) Hoạt động Giới U Giờ/ ngày/ người Ngày/ năm
Cắt lúa, vác lúa, vác phân -20 1,0 -3,8
Đắp bờ, đào đất, chở đất -9 1,0 -1,9
Làm cỏ, giặm lúa -10 1,0 -2,5
Xịt thuốc, xạ phân -11 0,5 -1,6
Đi máy suốt, kéo lúa 0 0,0 0,0
Giữ vịt, ở mướn 5 0,0 0,0
Tổng
Nam
-45
Cắt lúa 2 1,0 -3,75
Làm cỏ lúa, giặm lúa 3 1,0 -5,0
Tỉa đậu, nhổ khoai, vô chân sắn -3 1,0 1,25
Tổng
Nữ
2
Ghi chú: U: chênh lệch số lao động tham gia
Nhìn chung không có sự khác biệt về số lượng công việc làm thuê giữa giai đoạn
trước và sau khi vào CTDC, nhưng số lượng công việc cho lao động nam đa dạng hơn nữ giới
vì ưu điểm của sức khoẻ, cắt lúa, vác lúa, vác phân là việc làm phổ biến ở nông thôn, thu hút
số người tham gia đông nhất vì đây là các công việc được thuê mướn chính trong sản xuất
nông nghiệp (Bảng pc- 2)
Số lượng lao động nam tham gia vào các ngành nghề làm thuê giảm (45 người), đối
với số lao động nữ sự chênh lệch này không đáng kể, tuy nhiên số giờ đi làm thuê/ngày của
nam và nữ có khuynh hướng tăng hơn so với trước khi vào CTDC (biến động từ 0,5-1
giờ/ngày) bởi vì sống trong cụm/tuyến người dân phải đi làm với quảng đường xa hơn,.
Thêm vào đó, số ngày làm thuê/năm của cả nam và nữ có khuynh hướng giảm hơn so
với trước khi vào CTDC, do khi vào CTDC cơ hội tìm việc làm khó hơn vì số người làm thuê
tập trung đông ở một nơi, cộng thêm những cơ hội việc làm trong cộng đồng nơi họ sinh sống
trước đây đã bị mất do việc rời bỏ nơi ở (Phỏng vấn sâu nông hộ, 2006)
1.2.3. Hoạt động phi nông nghiệp
Kết quả khảo sát cho thấy: Cơ cấu các ngành nghề phi nông nghiệp còn khá nghèo nàn
và chủ yếu hoạt động ở qui mô nhỏ lẻ. Số lao động ở cả hai giới tham gia vào các ngành nghề
phi nông nghiệp đều tăng sau khi vào CTDC. Khả năng tìm việc làm của lao động nam, nữ
trong lĩnh vực phi nông nghiệp là tương đương nhau (15: 17). (Bảng pc-3)
Số giờ lao động/ngày và số ngày lao động/năm, ở những ngành nghề phục vụ cho nhu
cầu hàng ngày (các nghề thợ) tại CTDC tăng lên, vì dân số tăng lên và sống tập trung kéo
theo hàng loạt những nhu cầu phát triển. Tuy nhiên sự phát triển này là có giới hạn vì phụ
thuộc vào dân số và thu nhập của người dân trong vùng (và các vùng khác lân cận). Nếu nhiều
người cùng hoạt động trong cùng ngành nghề mà sức tiêu thụ chỉ phụ thuộc vào cộng đồng tại
chỗ thì thu nhập của người này sẽ làm hạn chế thu nhập của người khác.
Trong khi đó việc làm có tính ổn định (công nhân) cũng tăng lên. Điều này, có thể giải
thích là do khi vào CTDC thì mối quan hệ trong cộng đồng được nâng lên nên cơ hội tìm việc
cũng tăng theo. Kết quả thực hiện PRA người dân cho biết “ Khi vào CTDC, một số lao động
trẻ được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như mối quan hệ láng giềng với nhau
đã giới thiệu việc làm cho con họ tại các khu công nghiệp như: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Đồng Nai...”.
Bảng 7. Hoạt động phi nông nghiệp trước và sau khi vào CTDC
Chênh lệch (sau – trước)
Hoạt động Giới
tính U
Giờ/
ngày
Ngày/
năm
Làm thợ (thợ mộc, thợ sửa điện tử, thợ sửa máy,
thợ sửa xe, thợ hót tóc, thợ hồ) 3 2 150
Công nhân (công ty sản xuất ván ép, công ty giày,
công ty sản xuất đồ nhựa)
9 0 0
Nghề khác (sản xuất chày, lưới cá, vót đủ, giết mổ
gia súc)
3 0 0
Tổng
Nam
15
Thợ may 5 3 159
Thợ uốn tóc 0 3 188
Công nhân (công ty may mặc, công ty giày, công
ty chế biết nông sản)
6 0 0
Làm lông mi giả
Nữ
6 9 405
Tổng 17
Ghi chú: U: chênh lệch số lao động tham gia
Hộp thông tin số 1: Về việc làm phi nông nghiệp trên CTDC
Phỏng vấn chị Đặng Thị Loan 32 tuổi, ở TDC ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn. Chị
cho biết: “Gia đình tôi có 4 người và có 1000m2 đất làm lúa của cha mẹ cho. Trước kia, vợ
chồng tôi làm ruộng, thời gian còn lại đi làm thuê trong nông nghiệp thêm nhưng._. có chỗ để xuồng.
8. Chiến lược và kết quả sinh kế nông hộ
Các chiến lược sinh kế của nông hộ là sự kết hợp các hoạt động và những lựa chọn mà nông
hộ thực hiện nhằm đạt đến mục tiêu mưu sinh của họ. Nguồn lực chính của hộ gia đình là sức lao
động. Trên cơ sở nguồn lực của mình, chiến lược đời sống của họ trước khi vào CTDC chủ yếu làm
thuê trong nông nghiệp, buôn bán nhỏ và sống nghề câu lưới trong mùa lũ. Đặc trưng của việc làm
thuê mang tính mùa vụ nên cơ hội việc làm thường không ổn định nên ảnh hưởng đến kết quả đời
sống của nông hộ.
Từ những chính sách ưu đãi và sự chuyển biến 5 vốn đời sống của người dân sau khi vào CTDC, đã
tác động phần nào làm thay đổi chiến lược sống của họ nhưng chưa thật sự rõ nét. Hiện nay, người
dân sống trên CTDC phần lớn vẫn sống với nghề làm thuê nhưng đã có nhiều cơ hội tiếp cận với
việc làm mới và các nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển cuộc sống. Chiến lược đời sống của người dân
có hướng chuyển biến tích cực hơn so với trước khi vào CTDC. Thành phần làm thuê chuyển sang
đi làm ở các khu công nghiệp có tính ổn định hơn so với làm thuê trong nông nghiệp. Bên cạnh đó,
một số hộ gia đình tiếp cận được nguồn vốn vay nên chiến lược đời sống của họ thay đổi, chuyển
sang buôn bán nhỏ, chăn nuôi nhỏ và dịch vụ. Trình độ văn hóa của con em được cải thiện. Tuy
nhiên, sống nơi đông dân cư và phát triển các dịch vụ sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến việc nhiễm các thói
hư và tệ nạn xã hội nhất là thanh niên. (Kết quả tham vấn lãnh đạo và PRA, 2006)
Hình 11: Tóm tắt khung sinh kế bền vững của nông hộ sau khi vào CTDC
Tài sản sinh kế
ảnh hưởng
& tiếp cận
Các chính
sách thực
thi và cơ
ấ
XH
TN
CN
VL TC
Hoàn
cảnh dễ
bị tổn
thương
Chiến lược
sinh kế
Kết quả
sinh kế
nông hộ
Kết quả đời sống
- Tổng thu của
nông hộ có tăng
lên.
- Người làm thuê
có cơ hội chuyển
nghề.
- Tiếp cận nguồn
vốn vay chuyển
sang buôn bán nỏ
và dịch vụ
- Trình độ học vấn
được cải thiện
- Dễ bị ảnh hưởng
các tệ nạn xã hội
Các nguồn vốn
Tự nhiên: giảm sau khi vào
Con người: nguồn lực con
người, thay đổi việc làm theo
hướng tích cực, sức khỏe tốt
hơn, có thể hiện sự phân
công lao động
Vốn xã hội: tăng lên được sư
quan tâm của chính quyền,
láng giềng giúp nhau
Vốn vật lý: của cá nhân và
cộng đồng đều tăng lên đáng
kể như: nhà ở, nước sạch,
điện, trường, trạm...
Vốn tài chính: có tăng lên
nhưng không cao, được tiếp
cận vốn chuyển đổi nghề
nghiệp
- Rủi ro về
cháy nổ
- Nguy cơ
dịch bệnh:
ô nhiễm
môi
trường
- Mất trật
tự xã hội
Chiến lược của
hộ
- Làm thuê theo
nhóm, di chuyển
đến các khu
công nghiệp
- Vay vốn: Chăn
nuôi, buôn bán
nhỏ, dịch vụ...
- Học nghề tiểu
thủ công nghiệp
Các chính sách
- Tín dụng ưu
đãi
- Y tế: cấp sổ
khám bệnh cho
hộ nghèo
- Giáo dục:
Miễm giảm học
phí trẻ em nghèo
- Tổ chức Care:
bình lọc nước,
xô chứa nước...
Các chinh
sách thực thi
và cơ cấu
( Nguồn PRA và phỏng vấn lãnh đạo, 2006)
9. Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro (SWOT) của người dân ở các CTDC
Bảng 17. Ma trận SWOT của người dân ở CTDC
Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
S1: Có nguồn lao động dào
S2: Đi lại trong mùa lũ thuận tiện
S3: Chổ ở ổn định, an toàn đến tính mạng và tài
sản
S4: Mối quan hệ cộng đồng tăng hơn trước khi
vào CTDC
W1: Trình độ học vấn thấp
W2: Thiến vốn sản xuất
W3: Không có tay nghề, đa phần là lao động
phổ thông chưa qua đào tạo nghề
W4: Thu nhập không ổn định
W5: Chi phí sinh hoạt hằng ngày cao hơn với
trước khi vào CTDC
Cơ hội (Opportunities) Rủi ro (Threats)
O1: Có cơ hội tiếp cận các dịch vụ công cộng dễ
dàng
O2: Có cơ hội đi lao động ở các khu công nghiệp
như Bình Dương, Thành Phố Hồ Chí Minh và đi
xuất khẩu lao động
O3: Nhận được sự giúp đỡ từ các chương trình
và chính sách của nhà nước
T1: Nguy cơ mất việc do đông người và cạnh
tranh
T2: Vào mùa lũ nhiều hộ không sống bằng
nghề câu lưới được.
T3: Các tệ nạn xã hội có thể gia tăng nhất là
thanh niên
T4: Dễ phát sinh dịch bệnh do sống tập trung
mà môi trường sống chưa được quan tâm
Dễ gặp nguy cơ cháy nổ
Kết hợp mạnh- cơ hội
S1,S4- O2,O3: Đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu
lao động có tay nghề cao.
Kết hợp mạnh- rủi ro
S1- T1: Nâng cao trình độ và tay nghề
S3,S4- T3,T4: Nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường và mở các buổi chuyên đề giáo dục cho
thanh niên hiểu về các tệ nạn xã hội.
Kêt hợp Yếu- cơ hội
W1,W3,W4- O2, O3: Mở các lớp dạy nghề và
đầu tư nhiều hơn về giáo dục ở những nơi tập
trung dân cư
Kêt hợp Yếu- rủi ro
W1,W3,-T1, T3: Đào tạo nghề và cần có chính
sách ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
hoạt động nhằm sử dụng nguồn lao động của
địa phương
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Số người trung bình trong hộ là 5 người và số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao
960,31%). Phần lớn người trong CTDC có trình độ học vấn thấp (cấp 1) chiếm 50,25%. Số người
mù chữ trong CTDC còn cao (16,6%).
Số lượng nhà kiên cố, bán kiên cố, số hộ sử dụng điện, nước máy, tình hình sức khoẻ và cơ hội
tham gia các hoạt động vui chơi giải trí của người dân được nâng lên so với trước khi vào CTDC.
Phần lớn người dân vào CTDC là hộ nghèo không có đất canh tác, họ chủ yếu sống bằng các
ngành nghề làm thuê, buôn bán và dịch vụ. Không có sự khác biệt đáng kể giữa trước và sau khi vào
CTDC về cơ cấu và số lượng ngành nghề.
Số lượng lao động ở các nghề nông nghiệp, nghề liên quan đến mùa lũ ở cả hai giới và số lao
động nam ở nghề làm thuê giảm (45 người) khi vào CTDC. Tuy nhiên số lượng lao động trong các
ngành phi nông nghiệp và dịch vụ ở cả hai giới tăng lên (Nam 17 người; Nữ 17 người) khi vào
CTDC.
Tổng thời gian lao động trong ngày ở cả hai giới trong tất cả ngành nghề khi vào CTDC đều
tăng lên trung bình tăng từ 0,5 – 1 giờ/ ngày so với trước khi vào CTDC.
Số ngày lao động trong năm ở cả hai giới trong các nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch
vụ và các nghề liên quan đến mùa lũ tăng lên khi vào CTDC. Tuy nhiên, nghề làm thuê (ở cả hai
giới) và lao động nữ trong các nghề liên quan đến mùa lũ có số ngày lao động giảm.
Bình quân tổng thu và chi/hộ có khuynh hướng tăng hơn so với trước khi vào CTDC. Chênh
lệnh tổng thu sau khi vào CTDC so với trước khi vào CTDC là 3,54 triệu đồng/năm. Khi vào CTDC
nông hộ chi nhiều hơn so với trước khi vào là 3,16 triệu đồng/ năm. Các hộ đều có tích luỹ vốn ở
trước và sau khi vào CTDC, tuy nhiên không có chênh lệch lớn về số lượng tích luỹ giữa trước và
sau (chênh lệnh 0,38 triệu đồng/ năm).
Có sự thay đổi đáng kể về nguồn vốn đời sống của người dân sau khi vào CTDC. Trong đó,
vốn vật lý, vốn xã hội, và vốn tài chính có sự chuyển biến theo hướng tích cực cụ thể: nhà ở không
bị ngập lụt, tánh mạng không còn bị đe dọa, được sự quan tâm của chính quyền xã, có cơ hội tham
gia đào tạo nghề. Nguồn vốn con người có sự thay đổi như: trình độ con em sẽ được cải thiện, thanh
niên sẽ có cơ hội được đào tạo nghề và thay đổi việc làm. Nguồn vốn tự nhiên thay đổi theo hướng
bất lợi vì vào CTDC ở số hộ sống nghề câu lưới giảm, đất đai và vật nuôi bị giới hạn. Qua đó, cho
thấy người dân vào sống trong CTDC từng bước cũng tỏ ra an cư lạc nghiệp. Cả nam và nữ đều
tham gia vào các hoạt động sinh kế của gia đình, có sự phân công trong công việc sản xuất cũng như
công việc nhà. Nữ giới khi vào CTDC có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội và số giờ đầu tư
cho công việc gia đình giảm (0,55 giờ/ ngày ) so với trước khi vào CTDC.
2. Kiến nghị
Phía nhà nước
- Số người trong cộng đồng ở độ tuổi lao động nhiều nhưng đa số có học vấn thấp và họ không
có đất sản xuất nên cơ hội cho họ tìm được việc làm là rất khó khăn. Thêm vào đó, số người bị mất
việc làm do thay đổi môi trường sống tăng lên trong khi những nghề phát sinh tại nơi ở mới không
đáp ứng được nhu cầu của họ. Do vậy việc làm là nhu cầu cấp bách của người dân sống trong
CTDC. Cần có sự hỗ trợ về cả mặt tài chính và kỹ thuật để hình thành và phát triển các mô hình sản
xuất phù hợp tạo cơ hội tăng thu nhập và việc làm cho người dân.
- Cần có những chính sách khuyến khích và ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt
động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có điều kiện phát triển tại CTDC. Đây sẽ là nơi sử dụng
nguồn lao động tại địa phương.
Sở tài nguyên môi trường và phòng tài nguyên môi trường
- Cần tăng cường kiểm tra và theo dỏi hệ thống xử lý nước thải, rác thải để phòng ngừa dịch
bệnh phát sinh trong CTDC.
- Vấn đề môi trường cần được quan tâm, cần thực hiện triệt để các qui định về cấm chăn nuôi
súc vật trong CTDC vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đồng thời phải giáo dục để
người dân làm quen và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Cần xây dựng bãi xử lý rác thải tại các CTDC chưa có hệ thống thu gơm rác thải sinh hoạt
hàng ngày và đầu tư công nghệ xử lý rác thải, đảm bảo thực hiện tốt vệ sinh môi trường.
Sở giáo dục, đào tạo nghề và nhà nghiên cứu xã hội học
- Công tác đào tạo nghề cũng nên được tiến hành song song để người dân nắm bắt được cơ hội
việc làm khi nhà doanh nghiệp có yêu cầu.
- Cần tăng cường công tác phổ cập giáo dục trên CTDC vì tỉ lệ người mù chữ còn khá cao.
- Khi người dân vào sinh sống ở CTDC, tức là có sự thay đổi về chất chuyển từ đời sống nông
thôn lên cuộc sống bán thành thị, do đó không ít hộ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề hoà nhập vào cuộc
sống. Vì vậy, cần mở các cuộc thảo luận, trao đổi các vấn đề có thể xảy ra trong gia đình họ (những
thay đổi có thể trong quan hệ gia đình, cách cư xử trong khu vực đông dân cư, quan hệ xã hội về
giới, quản lí chi tiêu và cả những vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Andrew, Dorward và Nigel, Poole. 2003. Thị trường, Rủi ro, cơ hội. Kỷ yếu hội thảo khởi động dự
án Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo. Hà Nội. Ngân hàng Châu Á
Bảng theo dõi kết quả xét duyệt đối tượng, xây dựng nhà ở và bố trí dân cư vào cụm/tuyến dân cư,
2005. Sở xây dựng tỉnh An Giang.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quí I và những công tác trọng tâm quí II năm 2006. Ủy ban nhân
dân tỉnh An Giang.
Bộ xây dựng – Cục quản l ý nhà, 2002. Tài liệu liên quan đến xây dựng CTDC và nhà ở vùng thường
xuyên bị ngập lũ các tỉnh ĐBSCL. Hà Nội.
DFID.1999.stainble livelihoods guidance sheets [on-line]. Departerment for Internationnal
Devlopment. Available from: sheet rtfs/sect2.rtf
[ Accesed 24/12/2006]
Đào Công Tiến và ctv của đề tài KC,08.16.2004. Những vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường trong
việc xây dựng cụm tuyến dân cư ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu hội thảo
khoa học- xây dựng luận cứ khoa học cho giải pháp tổng thể phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ
môi trường theo hướng chung sống với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Hồ Chí
Minh. Bộ khoa học công nghệ.
Đỗ Ngọc Thiện.2002.Tiếng nói của người dân, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý tại
ĐBSCL- Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm từ lũ lụt. Hội CTĐVN/Hiệp hội CTĐ&TLLĐ
Quốc tế.
Hồ Đắc Duy.2002. Thạnh Hóa trong mùa lũ năm 2002. [trực tuyến], cơ quan Dự Báo Thời Tiết Bão
Lụt Việt Nam. Đọc từ: .com/ cuutro2002_uni.html
Huỳnh Lợi, Cao Phong. 2004. ĐBSCL: CTDC vượt lũ đang “mắc cạn”? [trực tuyến]. Mang kiến
trúc và xây dựng Việt Nam. Đọc từ: K=1&d=
2004040205423 (đọc ngày 29.04.2005)
Kamla Bhasin. Nhìn thế giới bằng đôi mắt phụ nữ. Đọc từ: Ngày 6/ 5/ 2006
Koos Neefjes. 2002.Tiếng nói của người dân, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý tại
ĐBSCL- Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm từ lũ lụt. Hội CTĐVN/Hiệp hội CTĐ&TLLĐ
Quốc tế.
Nguyễn Văn Châu, 2004. Tổng kết và đề xuất phương án xây dựng mô hình kinh tế- xã hội và môi
trường gắn với địa bàn cụm tuyến dân cư trong vùng ngập lũ tỉnh Tiền Giang. Kỷ yếu hội thảo
khoa học- xây dựng luận cứ khoa học cho giải pháp tổng thể phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ
môi trường theo hướng chung sống với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Hồ Chí
Minh. Bộ khoa học công nghệ
Nguyễn Hữu Dũng, 1997. Đánh giá vai trò của phụ nhữ nông thôn trong vấn đề phát triển nông
nghiệp bền vững và xóa đói giảm nghèo tại đồng bằng sông Cửu Long. Trường Đại học Kinh
Tế thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Duy Cần, 2005. Đánh Giá thực trạng và phân tích các hệ thống canh tác trong vùng chuyển
đổi cơ cấu sản xuất tỉnh Cà Mau: phân tích khung sinh kế bền vững.
Nguyễn Duy Cần, Nico Vromant, 2006. Đánh giá nông thôn với sự tham gia người dân- PRA
Nguyễn Đình Huấn, Jilly Robson và St. George. 2003. Báo cáo khảo sát về cụm tuyến dân cư tại ba
tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam. Báo cáo
viết cho tổ chức Care tại Việt Nam do ECHO và ADB tài trợ
Nguyễn Thị Song An, Nguyễn Tấn Khuyên, Lê Trung Đạo và Nguyễn Trung Đông, Lại Văn Tài,
Hạ Thị Thiều Dao.2004. Người nghèo không đất ít đất ở vùng ngập lũ ĐBSCL – Những cản
ngại và cơ hội. Kỷ yếu hội thảo khoa học – Xây dựng luận cứ khoa học cho giải pháp tổng thể
phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng chung sống với lũ ở ĐBSCL. Thành
phố HCM. Bộ Khoa Học Công Nghệ.
Nguyễn Thị Lan Hương, Thái Phúc Thành, Trần Thị Tuy Hòa, Dương tần Cương, Vũ Thị Hải
Hà.2007. Sổ tay đánh giá nghèo đói và thị trường có sự tham gia. Cơ quan đại diện thường trú
tại Việt Nam Ngân Hàng Phát Triển Châu Á
Nguyễn Văn Phương, Vũ Quang Cảnh, 2003. Hoạt động kinh tế mùa nuớc nổi ở An Giang.
Phạm Anh Dũng và Lư Thị Kim Thùy, 6.2005. Đời sống của người dân trong cụm tuyến dân cư
vuợt lũ trên địa bàn tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp.
Phan Phùng Sanh, 2004. Giải pháp nào để người dân vào định cư ở các cụm và tuyến dân cư ở
ĐBSCL. Kỷ yếu hội thảo khoa học- xây dựng luận cứ khoa học cho giải pháp tổng thể phát
triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng chung sống với lũ ở đồng bằng sông Cửu
Long. Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ khoa học công nghệ
Phan Văn Ninh, 2004. Tổng kết mô hình kinh tế- xã hội và môi trường gắn với địa bàn dân cư tỉnh
An Giang.
Thông Tấn Xã Việt Nam.2005. an Giang: 50% hệ thống cấp nước đã hoàn thành nhưng chưa được
nghiệm thu [trực tuyến], Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Đọc từ:
detail.asp?tn=tn&id=1187215 (đọc
ngày 01.03.2007)
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. 2001. Quyết định số 2082/2001/QĐ-UB về việc phê duyệt đề án
xây dựng nhà ở an toàn trong điều kiện thường xuyên bị ngập lũ trên địa bàn tỉnh An Giang
giai đoạn 2001-2005.
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang .2002. Quyết định số 267/2002/QĐ-UB về việc giao kế hoạch,
doanh mục và chỉ tiêu vốn xây dựng cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ trên địa bàn tỉnh An
Giang năm 2002, thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương.
Văn phòng chính phủ. 2001. Quyết định số 1548/2001/QĐ-TTg về việc đầu tư tôn nền để xây dựng
các cụm tuyến dân cư vùng ngập sâu đồng bằng sông Cửu Long.
Thái Thị Ngọc Dư, 1994. “Vai trò của Phụ nữ trong sản xuất nông ngiệp ở đồng bằng sông Cửu
Long” trong phụ nữ và phát triển. Khoa Phụ nữ học. Đại học mở Bán Công thành phố Hồ Chí
Minh.
PHỤ CHƯƠNG
Bảng pc- 1: Số lao động tham gia vào ngành nông nghiệp ở hai thời điểm
Trước khi vào Sau khi vào
Giới
Công
việc n Giờ/ ngày Ngày/ n Giờ/ ngày Ngày/
Làm lúa 41 6,67 83 39 7,71 96Nam Chăn 20 3,83 172 10 4,05 182
Làm lúa 33 6,42 46,5 21 6,52 47,27 Nữ Chăn 25 3,62 97,7 18 3,52 160,6
Ghi chú : n ( Số người tham gia)
Bảng pc- 2: Số lao động tham gia vào làm thuê ở hai thời điểm
Trước khi vào Sau khi vào
Hoạt động Giới
n Giờ/ ngày/ người
Ngày/
năm n
Giờ/ ngày/
người Ngày/ năm
Cắt lúa, vác lúa, vác phân 102 7 44 82 8 40
Đắp bờ, đào đất, chở đất 48 6 26 39 7 24
Làm cỏ, giặm lúa 34 8 25 24 9 23
Xịt thuốc, xạ phân 31 5 19 20 5.5 17
Đi máy suốt, kéo lúa, chụm lò
sấy 14 10 50 14 10 50
Giữ vịt, ở mướn 6 9 405 11 9 405
Tổng
Nam
235 190
Cắt lúa 72 7 43.75 74 8 40
Làm cỏ, giặm lúa 76 8 50 79 9 45
Tỉa đậu, nhổ khoai, vô chân sắn 6 8 10 3 9 11
Tổng
Nữ
154 156
Ghi chú : n ( Số người tham gia)
Pc-1
Bảng pc-3 : Số lao động tham gia vào các ngành phi nông nghiệp ở hai thời điểm
Trước khi vào Sau khi vào
Hoạt động
Giới n Giờ/ ngày
Ngày/
năm n
Giờ/
ngày
Ngày/
năm
Làm thợ (thợ mộc. thợ sửa đồ điện tử. thợ sửa máy. thợ sửa
xe. thợ hót tóc. thợ hồ) 11 5 113 14 7 262,5
Công nhân (công ty sản xuất ván ép. công ty giày. công ty
sản xuất đồ nhựa) 6 8 360 15 8 360
Nghề khác (sản xuất chày. lưới cá; vót đủa; giết mổ gia
súc)
Nam
7 5 225 10 5 225
Tổng 24 39
Thợ may 8 4 37,5 13 7 196,9
Thợ uốn tóc 3 5 113 3 8 300
Công nhân (công ty may mặc. công ty giày. công ty chế biết
nông sản) 3 8 312 9 8 312
Làm lông mi giả
Nữ
0 - 6 9 405
Tổng 14 31
Ghi chú: n ( Số người tham gia)
Pc-2
Bảng pc-4: Số lao động tham gia vào các buôn bán và dịch vụ ở hai thời điểm
Trước khi vào Sau khi vào
Hoạt động Giới
n
Giờ/
ngày Ngày/ năm n Giờ/ ngày Ngày/ năm
Buôn bán
Bán tạp hóa (kẹo. bánh. đường…) 2 1 18,8 6 3 135
Quán cafê 1 2 90 7 2 90
Bán quán nhỏ (kẹo. cóc. ổi…) 4 1 45 1 3 135
Vé số 0 4 7 315
Dịch vụ
Chạy xe ôm 9 4 85,5 20 6 225
Cho thuê điện thoại. karaoke. chiếu
phim. chơi game. bida..
Nam
0 - - 10 6 225
Tổng 21 54
Buôn bán
Tạp hóa (đường. tỏi. tiêu. đồ mũ…) 7 4 75 17 5 225
Quán cafê 5 3 135 9 6 270
Bán quán nhỏ (kẹo. cóc. ổi…) 9 3 135 11 6 270
Bán thực phẩm (cá. rau cải. gạo. trái
cây…) 17 3 135 20 6 270
Thức ăn sáng 5 4 89,5 6 5 187,5
Dịch vụ (điện thoại. karaoke. bi da...)
Nữ
0 10 3 112,5
Tổng 44 74
Ghi chú: n ( Số người tham gia)
Pc-3
Bảng pc- 5: Số lao động tham gia vào các hoạt động trong mùa lũ ở hai thời điểm
Trước khi vào Sau khi vào
Nam Nữ Nam Nữ Hoạt động
n
Giờ/
ngày
Ngày/
năm n
Giờ/
ngày
Ngày/
năm n Giờ/ ngày
Ngày/
năm N
Giờ/
ngày
Ngày/
năm
Đánh bắt cá tự
nhiên 85 7 65,6 33 7 65,6 57 10 75 21 8 60
Bắt ốc bươu vàng 4 5 28,1 2 5 40 6 5 28,1 2 5 28,1
Hái bông súng,
bông điên điển 3 3 11,3 7 3 11,3 0 4 15 3 4 20
Tổng 92 42 63 26
Ghi chú: n ( Số người tham gia)
Pc-4
Phụ chương 6
BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ TRONG CTDC
ĐỀ TÀI: SINH KẾ CỦA GIỚI SAU KHI VÀO CỤM/TUYẾN DÂN CƯ
Mã số phiếu……………..
Người phỏng vấn: ……………………………Ngày……………..
Người được phỏng vấn:………………………. Ấp …………….. Xã ……………….. Huyện ………………………. Tỉnh An Giang
I. THÔNG TIN CHUNG
(Q001) Thành viên trong gia đình (Q002) Số khẩu:…………. người
TKV SKV
Quan hệ với
chủ hộ (*) Tuổi
Giới
tính
(**)
Tình trạng
hôn nhân
(***)
Sống
cùng gia
đình
(****)
Nếu
không
thì sống ở
đâu
Học vấn
(*****)
Nghề
chính
(a)
Nghề
phụ
(a)
Nguồn
thu
phụ
Nghề
chính
(a)
Nghề phụ
(a)
Nguồn
thu phụ
Chủ hộ 1 2 3 1 2 (1, 2)
1 2 3 1 2 (1, 2)
1 2 3 1 2 (1, 2)
1 2 3 1 2 (1, 2)
1 2 3 1 2 (1, 2)
1 2 3 1 2 (1, 2)
1 2 3 1 2 (1,2 )
1 2 3 1 2 (1, 2)
1 2 3 1 2 (1, 2)
1 2 3 1 2 (1, 2)
1 2 3 1 2 (1, 2)
1 2 3 1 2 (1, 2)
(*) 1. Vợ 2. Chồng 3. Con trai 4. Con gái 5. Con rể 6.Con dâu 7. Cháu trai 8. Cháu gái 9. Cha 10. Mẹ.
(**) 1. Nam 2. Nữ
(***) 1. Độc thân 2. Có gia đình 3. Góa
(****) 1. Có 2. Không
(*****) 1. Mù chữ 2.Cấp 1 3. Cấp 2 4. Cấp 3 5. Trung học nghề 6. Cao đẳng 7. Đại học 1. Có bằng cấp 2 . Không bằng cấp
(a)1. Nông dân; 2.Tiểu thủ công nghiệp; 3.Nội trợ; 4.Công nhân; 5.Buôn bán; 6.Xe ôm ; 7.Làm thuê ; 8.CNVNN; 9. học sinh;10.Thất nghiệp;
11. Nghề khác.
(Q003) Dân tộc: 1. Kinh 2. Chăm 3. Khmer 4. Hoa.
(Q004) Nhà loại gì
Pc-5
TKV SKV
1. Tạm 1. Tạm
2. Kiên cố 2. Kiên cố
3. Bán kiên có 3. Bán kiên có
(Q005) Diện tích đất nông hộ
Loại đất Diện tích (m2)
TKV SKV
Thổ cư
Nhà
Vườn
Ruộng
Rẫy
Ao
Pc-6
II. THỰC TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI
(Q006) Xin anh/chị cho biết thời gian trung bình anh/ chị dành cho các hoạt động sau
TKV SKV
Nam Nữ Nam Nữ
Giờ/ Ngày/ Giờ/ Ngày/ Giờ/ Ngày/ Giờ/ Ngày/
Hoạt động
ngày tháng
tháng
/năm ngày tháng
tháng
/năm ngày tháng
tháng
/năm ngày tháng
tháng
/năm
1. Làm trên ruộng nhà
Lúa
Màu
2. Chăn nuôi
Trâu - bò
Heo
Gà - vịt
Dê
3. Thủy sản
Cá
Lươn
4. Làm thuê
……………………………
Nông
nghiệp
……………………………
Pc-7
TKV SKV
Nam Nữ Nam Nữ
Giờ/ Ngày/ Gi /ờ Ngày/ G /i Nờ gày/ Gi /ờ Ngày/Hoạt động
ngày tháng
thán
g
/nă
m ngày tháng
thán
g
/nă
m ngày
tháng
/năm ngày tháng tháng
tháng
/năm
1. Tiểu thủ công nghiệp
…………………………
2. DNTNhân
………………………
…………………………
3. Buôn bán nhỏ
…………………………
4. Làm thuê
…………………………
…………………………
Phi
Nông
Nghiệ
p
………………………
5. Công chức Nhà nước
6. Công việc gia đình
Gánh/ bơm / lấy nước
Nhiên liệu
Đi chợ
Chuẩn bị bữa ăn
Giặt giũ
Dọn dẹp nhà cửa
Công
việc
gia
đình
Giữ trẻ/ giúp người già
Pc-8
7. Chạy xe ôm
8. Mùa lũ
…………………
……………………
…………………………
……
…………………………
……
(Q007) Xin ông/bà cho biết về cơ sở hạ tầng nơi ông/ bà sống
Các chỉ tiêu TKV SKV
1.Dễ 1. Dễ Giao thông
2. Không dễ 2. Không dễ
1 Đất 2. Nhựa 1. Đất 2. Nhựa Giao thông
3 Bêtông 4.Đá cấp phồi 5.Đá 3. Bêtông 4.Đá cấp phồi 5.Đá
Tại sao không tiếp tục cho con đi học? ………………………………………………………………….........................................................
Tại sao tiếp tục cho con đi học? …………………………………………………………………....................................................................
1. Chưa có 1. Chưa có
2. Có nhưng chưa đủ nhu cầu 2. Có nhưng chưa đủ nhu cầu
3. Câu nhờ hộ kế bên 3. Câu nhờ hộ kế bên
Điện sinh hoạt
4. Sử dụng thoải mái 4. Sử dụng thoải mái
Trạm y tế gần nhất ……………… km …………….. km
Nước sinh hoạt Nước sông Nước máy Nước sông Nước máy
Pc-9
(Q08) Môi trường sống khi ở ngòai vùng lũ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của gia đình
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
(Q09)Tại sao:…………………………………………………………………………………………................................................................
(Q010) Khi vào sống trên CTDC thì sức khỏe gia đình ông/bà như thế nào?
Nam
1. Bình thường 2. Ít bệnh hơn 3. Bệnh nhiều hơn 4 Tốt hơn
………………………………………………………………………………………………………………………………………
..........................................
Số lần khán bệnh/năm :…………………..
Phụ nữ
1. Bình thường 2. Ít bệnh hơn 3. Bệnh nhiều hơn 4 Tốt hơn
………………………………………………………………………………………………………………………………………
...........................................
Số lần khán bệnh/năm :………………..
Trẻ em
1. Bình thường 2. Ít bệnh hơn 3. Bệnh nhiều hơn 4 Tốt hơn
………………………………………………………………………………………………............................................................
............................................
Số lần khán bệnh/năm ……………………
Người
già
1. Bình thường 2. Ít bệnh hơn 3. Bệnh nhiều hơn 4 Tốt hơn
Tại
sao………………………………………………………………………………………..................................................................
...................................
Số lần khán bệnh/năm ..................................
(Q011) Nhà có tủ thuốc gia đình không?
TKV SKV
1. Có 2. Không 1. Có 2. Không
Pc-10
(Q012) Khi bị bệnh hoặc sinh đẻ ông bà khám chữa bệnh ở đâu (xếp hạng)
TKV SKV
Nơi khám/ trị bệnh Bệnh
nhẹ
Bệnh
nặng
Sinh
đẻ
Bệnh
nhẹ
Bệnh
nặng Sinh đẻ
Bệnh viện
Trạm y tế
Tủ thuốc gia đình
Mua thuốc ở cửa tiệm
Bác sĩ tư
Thầy lang
Thuốc Nam
Thuốc Bắc
Khác
(Q013) Giải trí
TKV
Nam Nữ Người già Trẻ em
Họat động
Giờ/
ngày
Ngày
/tháng
Tháng/
năm
Giờ/
ngày
Ngày
/tháng
Tháng/
năm
Giờ/
ngày
Ngày
/tháng
tháng
/
năm
Giờ/
ngày
Ngày
/tháng
tháng
/
năm
Học, tự học, đọc sách báo
Xem truyền hình, nghe phát thanh
Hoạt động đoàn thể
Tụ điểm văn hóa (lần/năm)
Thăm viếng bà con, họ hàng (lần/năm)
Thời gian ngủ, nghỉ
Pc-11
SKV
Nam Nữ Người già Trẻ em
Họat động
Giờ/
ngày
Ngày
/tháng
tháng
/
năm
Giờ/
ngày
Ngày
/tháng
tháng
/
năm
Giờ/
ngày
Ngày
/tháng
tháng /
năm
Giờ/
ngày
Ngày
/tháng
tháng
/
năm
Học, tự học, đọc sách báo
Xem truyền hình, nghe phát
thanh
Hoạt động đoàn thể
Tụ điểm văn hóa
Thăm viếng bà con, họ hàng
(lần/năm)
Thời gian ngủ, nghỉ
(Q014) Anh/ chị có tham gia vào tổ chức nào không? (xếp hạng)
TKV SKV Các tổ chức
Nam Nữ Nam Nữ
1.Hội phụ nữ
2.Công đoàn
3.Hội nông dân
4.Tổ hợp tác
5. Hợp tác xã
6. Hội cựu chiến
binh
Nếu không thì tại sao
……………………….
………………………..
……………………….
………………………..
……………………….
………………………..
……………………….
………………………..
Pc-12
Nếu có thì tại sao
………………………..
………………………..
………………………..
………………………..
………………………..
………………………..
………………………
……………………
(Q015) Khi vào CTDC chi tiêu cá nhân của ông/bà có thay đổi ?
Nam Nữ
1. Không tăng 2. Tăng 3. Giảm
Tại sao: ………………………………………….............................................................
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
1. Không tăng 2. Tăng 3. Giảm
Tại sao…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
(Q016) Theo ông/bà khi vào CTDC thì những thói quen xấu như thế nào so với trước khi vào CTDC
1. Không tăng 2. Tăng ít 3. Tăng nhiều
(Q017) Nếu tệ nạn xã hội tăng lên thì ông/bà có lo lắng gì cho con của ông/bà khi chúng vào độ tuổi vị thành niên:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………
Pc-13
(Q018) Chi tiêu của nông hộ trong năm
TKV SKV
Chi tiết
Đồng/năm Đồng/năm
Thực phẩm
Nhiên liệu
Quần áo
Điện
Nước
Rác
Giáo dục
Giao tiếp
Y tế
Đi lại
Khác
Tổng
Pc-14
(Q019) Thu nhập của nông hộ trong năm qua
TKV SKV Chi tiết
Đồng/năm Đồng/năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thuỷ sản
Làm thuê
Doanh nghiệp
Hưởng lương NN
Tiểu thủ công
nghiệp
Buôn bán
Trợ cấp
Tiết kiệm
Nguồn khác
Tổng
Pc-15
(Q020) Theo anh/ chị thì gia đình có một số tiền lớn thì anh/chị làm gì trong tương lai để cuộc sống ổn định
Nam:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………...…………………………………………………………………………………………………………………………………..
………….........................................................................................................................................................................................................................
Nữ:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………….........................................................................................................................................................................................................................
Pc-16
PHỤ CHƯƠNG 7
PHỎNG VẤN SÂU CHÍNH QUYÊN ĐOÀN THỂ CỘNG ĐỒNG
Cơ quan phỏng vần: ………………………………
Người được phỏng vấn: ………………………….. chức vụ: ……………………
Câu hỏi gợi ý
1. Số hộ vào cụm/tuyến dân cư
2. Hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng trêm cụm, tuyến dân cư
3. Theo ông/ bà khi vào cụm truyến dân cư các nguồn tài sản sinh kế nào người dân tiếp cận được?
4. Nguồn tài sản sinh kế nào có sự thay đổi? chiều hướng thay đổi như thế nào?
5. Thực trạng việc làm của nam và nữ trên cụm, tuyến dân cư? Bao nhiêu phần trăm có đất sản xuất? chăn nuôi? buôn bán nhỏ? nghề làm thuê?
Câu lưới?
6. Từ khi thực hiện đưa người dân vào sống đến nay chính quyền và đoàn thể có tạo việc làm gì cho họ không?
7. Theo ông/bà khi vào cụm/tuyến dân cư thì Nam hay Nữ giới thất nghiệp nhiều? tại sao
8. Ông/bà có hướng giải quyết gì khi họ thất nghiệp không?
9. Theo ông/bà mức thu nhập của nông hộ trung bình là bao nhiêu?
10. Những chương trình, chính sách nào giúp cho người dân trên cụm tuyến dân cư? Cho biết cụ thể?
11. Môi trường trên cụm tuyến dân cư so với lúc mới vào như thế nào?
12. Trong những năm qua có dịch bệnh gì xảy ra không? Hướng giải quyết?
13. Những thuận lợi và khó khăn chính khi vào cụm, tuyến dân cư
14. Mối quan hệ láng giềng có thay đổi? thay đổi như thế nào ? Tại sao
15. Chi tiêu các nhân của họ có gia tăng không? Tại sao
16. Những vấn đề về xã hội phát sinh như thế nào
17. Theo ông/bà để giúp cho người dân sống trên cụm, tuyến dân cư ổn định được cuộc sống nhà nước cần có những biện pháp nào?
Pc-17
Pc-18
PHỤ CHƯƠNG 8
QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI DÂN KHI VÀO SỐNG TRONG
CỤM, TUYẾN DÂN CƯ
1. Họ tên người được phỏng vấn
2. Tuổi…………… Trình độ học vấn: ………………….
3. Ông/bà vào CTDC sống được mấy năm: …………. Năm
4. Trước kia ông/bà sống ở vùng lũ có những thuận lợi và khó khăn gì
5. Các nguồn tài sản sinh kế được tiếp cận? Nguồn tài sản nào thay đổi nhiều? chiều hướng thay đổi?
6. Điều kiện sinh họat trước và sau khi vào khi mới vào CTDC?
7. Việc làm hiện nay như thế nào? Nam hay nữ co việc làm nhiều hơn?
8. Mức thu nhập của gia đình trước và sau khi vào CTDC?
9. Việc làm hiện tại có đáp ứng như cầu sống cho gia đình không? tại sao? Hướng giải quyết của gia đình?
10. Theo ông/bà hiện nay sống trên CTDC có dễ tìm việc làm hơn so với khi mới vào không? tại sao?
11. Chính quyền và đoàn thể có giúp gì cho gia đình không? Giúp như thế nào? hiệu quả đạt được.
12. Môi trường sống ngòai vùng lũ trước kia Có ảnh hưởng gì sức khỏe của nam va nữ giới không? Trẻ em?
13. Vào đây sống được vài năm ông/bà thấy sức khỏe như thế nào?
14. Môi trường sống hiện nay có thay đổi so với lúc mới vào không? Tại sao?
15. Khi mới chuyển vào sống trong CTDC ông/bà thấy mối quan hệ láng giềng như thế nào? Có khác gì so với trước khi vào không?
16. Hiện nay mối quan hệ láng giềng như thế nào?
17. Khi điều kiện sống thay đổi, có các vấn đề xã hội gì phát sinh không? giới nào?
18. Sự tiếp cận thông tin đại chúng có gì khác nhau trước và sau khi vào cụm tuyến dân cư?
19. Các loại hình dịch vụ nào phát triển nhanh trong CTDC làm cho ông bà lo lắng? tại sao
20. Ông/bà có đề nghị gì về việc tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân đang sinh sống trên CTDC?
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7719.pdf