Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Tài liệu Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La: ... Ebook Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

doc119 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- PHẠM MINH HẠNH SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ Ở VÙNG BÁN NGẬP HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚC THỌ HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - T«i xin cam ®oan r»ng, sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ ch­a hÒ ®­îc sö dông ®Ó b¶o vÖ mét häc vÞ nµo. - T«i xin cam ®oan r»ng, mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®­îc c¶m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n nµy ®Òu ®· ®­îc chØ râ nguån gèc. T¸c gi¶ luËn v¨n Ph¹m Minh H¹nh LỜI CẢM ƠN Trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ thùc hiÖn luËn v¨n tèt nghiÖp t«i ®· nhËn ®­îc sù gióp ®ì cña TS. NguyÔn Phóc Thä, c¸c thÇy c« gi¸o trong Bé m«n Kinh tÕ, c¸c thÇy c« gi¸o trong khoa Kinh tÕ vµ Ph¸t triÓn N«ng th«n, ViÖn Sau ®¹i häc, häc viªn cao häc líp K16B2, ViÖn Quy ho¹ch vµ ThiÕt kÕ N«ng nghiÖp, gia ®×nh néi ngo¹i, b¹n bÌ vµ ®ång nghiÖp. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù gióp ®ì tËn t×nh vµ quý b¸u ®ã. Hµ néi, ngµy 05 th¸ng 12 n¨m 2009 T¸c gi¶ luËn v¨n Ph¹m minh h¹nh MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á CTTĐ Công trình thuỷ điện DT Diện tích HTX Hợp tác xã TTCN Tiểu thủ công nghiệp MNDBT Mực nước dâng bình thường MNC Mực nước chết NBAH Người bị ảnh hưởng NĐ Nghị định NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NS Năng suất PTNT Phát triển Nông thôn QL Quốc lộ SKBV Sinh kế bền vững SL Sản lượng TĐC Tái định cư TĐSL Thuỷ điện Sơn La TNMT Tài nguyên môi trường UBND Uỷ ban nhân dân WB Ngân hàng Thế giới DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Sơn La 13 2.2 Số lượng các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của Nhà máy thủy điện Sơn La 26 2.3 Tổng hợp diện tích đất bán ngập hồ Sơn La tại địa bàn các huyện có tái định cư ven hồ 35 2.4 Diện tích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt phân theo địa bàn các xã có tái định cư ven hồ Sơn La 36 3.1 Tổng hợp diện tích các loại đất huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 43 3.2 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 43 4.1 Tổng hợp một số chỉ tiêu của 3 xã trên địa bàn huyện Thuận Châu bị ảnh hưởng do Thuỷ điện Sơn La 62 4.2 Số hộ và số nhân khẩu phải di dời 62 4.3 Tổng hợp diện tích đất bán ngập hồ Sơn La tại địa bàn tỉnh Sơn La có tái định cư ven hồ 64 4.4 Diệntích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt trên địa bàn huyện Thuận Châu có tái định cư ven hồ 65 4.5 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra 67 4.6 So sánh diện tích đất nông nghiệp trước và sau tái định cư 68 4.7 So sánh chất lượng đất trước và sau tái định cư 68 4.8 Đánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi ở cũ 70 4.9 Đánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi TĐC 70 4.10 Diện tích đất lâm nghiệp của các hộ điều tra 71 4.11 Tổng đàn, giá trị tổng đàn gia súc, gia cầm của các hộ điều tra 72 4.12 Quy mô chăn nuôi gia súc của các hộ điều tra 72 4.13 Quy mô chăn nuôi gia cầm của các hộ điều tra 73 4.14 Điều kiện nhà ở trước và sau tái định cư 74 4.15 Khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội trước và sau tái định cư 75 4.16 Mức thu nhập của các hộ điều tra trước và sau khi TĐC 77 4.17 Bố trí sử dụng đất bán ngập 83 4.18 Bố trí diên tích gieo trồng vùng bán ngập hồ Sơn La 86 4.19 Dự kiến DT - NS - SL cây trồng chính vùng bán ngập 86 4.20 Dự kiến giá trị sản xuất trên đất bán ngập 86 4.21 Dự kiến quỹ đất sản xuất tại các khu điểm tái định cư ven hồ Sơn La 87 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Các nguồn lực tạo thành sinh kế 5 4.1 Cơ cấu thu nhập của các hộ dân 77 4.2 So sánh thu nhập bình quân hộ và thu nhập bình quân khẩu 88 4.3 So sánh cơ cấu thu nhập của các hộ dân 88 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tiến hành triển khai, xây dựng nhiều công trình thuỷ điện lớn và nhỏ trên hầu khắp lưu vực các sông ở nhiều vùng trong cả nước nhằm góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống. Các dự án thủy điện thường được triển khai xây dựng tại miền núi, nơi mật độ dân cư thấp, phần lớn là dân tộc ít người, tuy nhiên không tránh khỏi những cộng đồng dân cư sinh sống trong phạm vi lòng hồ thuỷ điện. Do đó rất cần có những chính sách và biện pháp trong công tác di dân, tái định cư nhằm ổn định đời sống, giảm thiểu tác động tiêu cực đến các nguồn tài nguyên, môi trường, “bảo đảm cho người dân có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các công trình thuỷ điện đã và đang làm nảy sinh một số vấn đề bất cập về môi trường, văn hoá và đặc biệt là đời sống của người dân sinh sống ở những vùng lòng hồ thuỷ điện. Công tác đền bù và tái định cư bắt buộc tuy cũng được Chính phủ quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết, trong đó vấn đề đảm bảo chính sách, vấn đề sinh kế cho những người dân phải tái định cư đến nơi ở mới thật sự chưa được quan tâm đúng mức và đến nay chưa được thực hiện một cách hoàn chỉnh và bền vững. Kinh nghiệm trên thế giới và bản thân của Việt Nam đã cho thấy công tác tái định cư là quá trình rất phức tạp, mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải tiến hành các nghiên cứu rất tỉ mỉ về người dân tái định cư, về dân tộc, văn hoá, bản sắc, đặc tính dân tộc và tập quán của họ trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, đặc biệt đối với các chương trình tái định cư có quy mô lớn. Việc đảm bảo sinh kế đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho người dân phải tái định cư bắt buộc, giảm thiểu tối đa những tác động không mong muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo lập một sinh kế bền vững, ổn định phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững. Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/QH11 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, ngày 15/1/2004 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 92QĐ-TTg về việc phê duyệt đầu tư thủy điện Sơn La với mức nước dâng là 215m. Theo đó, tổng mức đầu tư thủy điện Sơn La là 36.433 tỉ đồng, trong đó gần 12.000 tỉ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư. Theo kết quả rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái định cư công trình thủy điện Sơn La tháng 3/2006 của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì hồ chứa ảnh hưởng đến 8 huyện thị xã thuộc 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và phải di chuyển 259 bản với 17.828 hộ. Trong đó nhiều nhất là Sơn La có 162 bản với 11.408 hộ. Theo thiết kế, hồ chứa Sơn La sẽ gây ngập lụt trên 23.000 ha đất tự nhiên, trong đó có 7.700 đất đang sản xuất nông nghiệp với 1.700 ha ruộng lúa màu, 4.900 ha đất nương rẫy và gần 500 ha đất cây lâu năm. Mức độ thiệt hại về đất sản xuất là rất lớn vì các hộ dân ở đây thu nhập chính là từ canh tác nông nghiệp tự cấp tự túc, thu nhập bình quân khoảng 1,5-2 triệu đồng/hộ/năm. Người dân phải di chuyển chiếm khoảng 90% là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế, điều kiện văn hóa xã hội còn nhiều khó khăn [20]. Một thực tế sau khi cắm mốc ngập vùng hồ, xu thế của rất nhiều người dân muốn ở lại, không muốn di chuyển đi xa nơi “chôn rau cắt rốn”, một phần muốn sử dụng lại diện tích đất không bị ngập để phát triển sản xuất, vì vậy phương án đảm bảo sinh kế cho người dân tái định cư tại chỗ ven hồ cũng được các địa phương quan tâm, rà soát lại khả năng đất đai, cũng như các phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện mới để tiếp nhận lại số hộ này. Cơ sở để tổ chức sản xuất nông nghiệp trong vùng hồ là do các hồ chứa thủy điện được vận hành theo quy luật điều tiết hàng năm, theo đó mực nước hồ được điều chỉnh từ cao trình mực nước chết đến cao trình mực nước dâng bình thường theo các tháng trong năm. Quá trình tích nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô phục vụ phát điện và chống lũ tạo ra khoảng đất không bị ngập trong thời gian nhất định trong năm có thể sử dụng để trồng trọt. Thực tế cũng cho thấy, các hộ dân ven các hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình, Trị An, Ialy đã sử dụng trên 4.000 ha đất bán ngập để trồng trọt rất có hiệu quả, tạo thêm thu nhập, giảm áp lực quỹ đất sản xuất tái định cư, đảm bảo cuộc sống hàng ngày của người dân, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế cho người dân tái định cư. Với ý nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” 1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ di dân tái định cư từ vùng bán ngập của công trình thuỷ điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về sinh kế cho người dân nói chung và sinh kế của các hộ thuộc diện di dân vùng bán ngập tái định cư nói riêng. - Đánh giá tình hình di dời, tái định cư và sinh kế của các hộ dân tại công trình thủy điện Sơn La. - Đề xuất giải pháp phù hợp đảm bảo sinh kế cho các hộ dân thuộc diện tái định cư. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình tái định cư ở vùng bán ngập của công trình thuỷ điện Sơn La. 1.4. Địa điểm nghiên cứu Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La với diện tích tự nhiên là 153.590,00 ha. - Phạm vi thời gian: Từ tháng 12 năm 2004 đến 8/2009. 1.6. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8/2008 đến 8/2009. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về sinh kế và tái định cư 2.1.1. Sinh kế của người dân - Khái niệm sinh kế: Theo Bùi Đình Toái (2004) [15] Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó. - Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế: Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ. Bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ. Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) cơ bản sau: Nguồn nhân lực Nguồn lực tự nhiên Nguồn lực tài chính Nguồn lực vật chất Nguồn lực xã hội SINH KẾ Hình 2.1: Các nguồn lực tạo thành sinh kế - Nguồn nhân lực: bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn. - Nguồn lực xã hội: là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con người đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ. - Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng đồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng... Trong thực tế, sinh kế của người dân thường bị tác động rất lớn bởi những biến động của nguồn lực tự nhiên. Trong các chương trình di dân tái định cư, việc di chuyển dân đã làm thay đổi nguồn lực tự nhiên của người dân và qua đó đã làm thay đổi sinh kế của họ. - Nguồn lực vật chất: bao gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin... - Nguồn lực tài chính: là những gì liên quan đến tài chính mà con người có được như: nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương, bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng. Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tài sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng đó, vì vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ đều có sự tương đồng và phù hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng. Chiến lược sinh kế cộng đồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên nhưng mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng đồng, đó là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của cộng đồng; Thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín của cả cộng đồng; Điều kiện tự nhiên của địa bàn cộng đồng sinh sống; Các cơ sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin... - Xu hướng sinh kế của người dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu sản xuất nông nghiệp, làm rẫy và khai thác lâm sản phụ. Trình độ sản xuất còn rất thô sơ, thuần túy theo phương thức tự sản tự tiêu từ lâu đời, quảng canh, sống phụ thuộc vào thiên nhiên là chính. Bên cạnh đó trình độ học vấn và khả năng tiếp thu các yếu tố kỹ thuật, văn hoá rất hạn chế. Nhiều tập quán, hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại và duy trì trong đời sống dân cư và các buôn làng. Việc thay đổi điều kiện, môi trường sống của người dân là một vấn đề lớn đối với cuộc sống của mỗi con người và các cộng đồng đó vì khả năng thích nghi của đồng bào rất hạn chế. Điều kiện sống của người dân còn cực kỳ khó khăn như đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú, Xá v.v… Cộng đồng dân cư làng bản đồng bào các dân tộc sống trong địa bàn khó khăn của vùng Tây Bắc, đời sống kinh tế rất khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, còn tồn tại duy trì nhiều phong tục tập quán sản xuất sinh hoạt lạc hậu, cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Về cơ cấu nông nghiệp, hơn 95% số hộ tái định cư thuộc khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp là nguồn sống chính, các ngành nghề khác ngoài nông nghiệp chưa phát triển . Để phục hồi sinh kế sau tái định cư, giải pháp cơ bản nhất là ổn định đời sống trước mắt và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn bền vững. Cộng đồng dân cư chủ yếu là các dân tộc bản địa, có tập quán sinh sống ở các vùng thấp, gần sông suối, gần các thung lũng hay phiêng bãi rộng, tập quán sản xuất là trồng lúa nước, ngô, đậu đỗ và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trình độ canh tác lúa nước của họ cũng đã có những bước phát triển gần bằng trình độ thâm canh của người Kinh (tuy nhiên năng suất vẫn thấp do điều kiện đất đai, khí hậu và nguồn nước còn khó khăn). Họ tận dụng những nơi đất thấp, bằng, có nguồn nước là các khe suối nhỏ hay mó nước tự nhiên để xây dưng các phai đập nhỏ và ruộng bậc thang để sản xuất 1 hoặc 2 vụ. Cũng có nơi chỉ tận dụng nước trời để sản xuất lúa vụ mùa trong mùa mưa. Canh tác nương rẫy vẫn là loại hình phổ biến nhất. Canh tác trên nương rẫy chủ yếu là trồng lúa nương, ngô, sắn và một vài loại cây có củ khác trên đất dốc. Năng suất cây trồng còn thấp. Như vậy trồng trọt trong đó sản xuất lương thực là hoạt động chính trong hoạt động sản xuất mà canh tác cây lúa và ngô là 2 cây trồng chủ lực, trong đó ngô là nông sản hàng hóa chiến lược. 2.1.2. Di dân tái định cư trong các công trình thủy điện 2.1.2.1. Di dân Dân số biến động do cơ bản là do tăng tự nhiên và tăng cơ học. Tăng trưởng tự nhiên của dân số gắn liền với quá trình sinh học sinh ra, tồn tại và mất đi của con người theo thời gian. Quá trình này thông qua hiện tượng sinh và chết. Di biến động dân cư còn do tác động cơ học của quá trình di dân. Trong mọi quốc gia, những luồng di cư tạo nên sự phân bố lại dân cư, đồng thời làm tăng giảm mật độ dân cư giữa các vùng miền địa lý. Di dân về bản chất không phải là hiện tượng sinh học như sinh, chết. Di dân có thể diễn ra nhiều lần, lặp đi lặp lại trong cuộc đời của một cá nhân, trong khi sinh đẻ và tử vong chỉ diễn ra một lần [1]. Di dân là quá trình phân bố lại lực lượng lao động, dân cư và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Di dân và quá trình tập trung dân số ở địa bàn nơi đến luôn đặt ra những thách thức mới cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đặc biệt trong mối quan hệ với các nguồn lực tự nhiên, môi trường của các vùng miền đất nước. Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian, thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này, di dân đồng nhất với sự di động dân cư. Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định [1]. Tóm lại, khái niệm di dân có thể được tóm tắt theo các điểm chung như sau: - Người di dân di chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến nơi khác sinh sống. - Người di chuyển bao giờ cũng có những mục đích, họ đến một nơi nào đó và định cư tại đó trong một thời gian để thực hiện mục đích đó. - Di dân gắn liền với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, công việc nghề nghiệp, sở thích, lối sống,... Có nhiều cách phân loại di dân theo các góc độ khác nhau [1], như: - Theo khoảng cách di chuyển, gồm có: di dân nông thôn - thành thị, di dân nông thôn - nông thôn,... - Theo độ dài thời gian cư trú, gồm có: di chuyển ổn định, di chuyển tạm thời, di dân mùa vụ,... - Theo tính chất di dân: + Di dân tự nguyện: là trường hợp người di chuyển tự nguyện di chuyển theo đúng mong muốn hay nguyện vọng của mình. + Di dân ép buộc: diễn ra trái với nguyện vọng di chuyển của người dân. Loại hình di chuyển này thường đem lại những hậu quả không mong muốn cho xã hội và cần được hạn chế tối đa. - Theo đặc trưng di dân: + Di dân có tổ chức: là hình thái di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch và theo chương trình mục tiêu nhất định do nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra và tổ chức, thực hiện với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội. Về nguyên tắc, người dân di chuyển có tổ chức được nhà nước và chính quyền địa phương nơi nhập cư giúp đỡ. Di dân có tổ chức có thể giảm bớt khó khăn cho những người nhập cư, tăng nguồn lực lao động địa phương, có thể tránh được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. + Di dân tự phát (tự do): là hình thái di dân mang tính cá nhân do bản thân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và câc cấp chính quyền. Di dân tự phát phản ánh tính năng động và vai trò độc lập của cá nhân và hộ gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm. 2.1.2.2. Tái định cư Tái định cư là việc phải di chuyển đến một nơi khác để sinh sống, đây là thuật ngữ chung liên quan tới bị thu hồi đất, mất đất, mất chỗ ở, mất tài sản, mất nguồn thu nhập hay mất những phương tiện kiếm sống khác. Theo khái niệm của Ngân hàng Phát triển châu Á năm 1995 [8], tái định cư được phân loại dựa trên thiệt hại của người tái định cư: - Thiệt hại về tài sản sản xuất, bao gồm đất đai, thu nhập và đời sống. - Thiệt hại về nhà ở, có thể là toàn bộ cộng đồng và các hệ thống, dịch vụ kèm theo. - Thiệt hại về các tài sản khác. - Thiệt hại về các nguồn tài nguyên của cộng đồng như môi trường sinh sống, văn hóa, và hàng hóa. 2.1.2.3. Tái định cư tự nguyện và không tự nguyện Tái định cư được hiểu là con người tạo dựng cuộc sống ở nơi cư trú mới sau khi rời khỏi nơi cư trú cũ của họ. Thực tế có nhiều lý do mà người dân phải tái định cư và có thể chia ra thành hai loại: Tái định cư bắt buộc (do những điều kiện khách quan như chiến tranh, thiên tai, xây dựng công trình, thu hồi đất,...) và Tái định cư tự nguyện (do nhu cầu người dân muốn cải thiện cuộc sống). Thực tế tại Việt Nam có nhiều hình thức tái định cư và được tổng hợp thành hai hình thức tái định cư phổ biến như sau [7]: (1) Tái định cư tập trung theo quy hoạch, kế hoạch chung, có tổ chức (còn gọi là tái định cư bắt buộc): - Di dân từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung vào Tây Nguyên xây dựng các vùng kinh tế mới. Hình thức này chủ yếu diễn ra trước năm 1990. - Xây dựng làng thanh niên lập nghiệp và các khu giãn dân. - Xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia (các công trình thủy điện tại Tây Nguyên, Sơn La,...). Tái định cư bắt buộc là việc tái định cư do người dân bị trưng dụng đất để xây dựng dự án vì lợi ích chung của cộng đồng. Việc tái định cư bắt buộc liên quan tới tất cả lứa tuổi và giới, những mong muốn của một số người bị ảnh hưởng có thể không được đáp ứng. Rất nhiều người có thể gặp rủi ro và thiếu động lực, sáng tạo để di chuyển và tái lập nơi ở mới và thực hiện những định hướng mới. Phụ nữ và những hộ gia đình do họ đứng đầu thường chịu nhiều thiệt thòi vì đền bù lại thường chỉ giành cho nam giới, những hộ do phụ nữ đứng đầu lại thường trong tình trạng kinh tế mong manh, hơn nữa phụ nữ thường bị hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ. Không có sự giúp đỡ mạnh mẽ, thì những người bị tái định cư bắt buộc sẽ trở nên nghèo khó. Nếu việc tái định cư bắt buộc là không thể tránh khỏi thì nó cần được hoạch định và thực thi một cách chu đáo để kinh tế có thể được tăng trưởng và giảm được nghèo đói, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương [7]. (2) Di dân tự do (tái định cư tự nguyện): di cư tự phát vào Tây Nguyên từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung, trong đó có cả nhân dân các dân tộc ở miền núi phía Bắc như Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, H’Mông. Di dân tự phát diễn ra mạnh ở một số thời điểm và thường gây áp lực lớn về đất đai. Những người tái định cư tự nguyện được tự quyết định lựa chọn. Họ thường là nam giới ở lứa tuổi trẻ hoặc trung niên vì vậy họ khá năng động, sáng tạo và chấp nhận rủi ro. Chính phủ sẽ tổ chức các chương trình tái định cư được quy hoạch trước, các chương trình này không chỉ quy hoạch nơi ở mới mà còn quy hoạch điều kiện sống tại nơi ở mới, cung cấp các dịch vụ xã hội và thậm chí phục vụ cả nhu cầu văn hóa và tôn giáo [7]. 2.1.2.4. Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện thường là di dân bắt buộc để giải phóng mặt bằng, thi công công trình thuỷ điện. Các công trình thuỷ điện đều mang tính quan trọng quyết định đối với sự phát triển của địa phương, khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, chúng cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa mục đích phát triển quốc gia lâu dài với quyền lợi của các cộng đồng và cá nhân - những người chịu bất lợi trước tiên. Các dự án này đều có thể tác động bất lợi tới những người đang sử dụng các nguồn tài nguyên như đất đai, nguồn nước, hay các loại tài nguyên thiên nhiên khác và các phương tiện kinh tế, xã hội, văn hoá và tôn giáo liên quan. Điều quan trọng là phải cân nhắc lợi ích đạt được với cái giá phải trả cho các ảnh hưởng này bằng cách xem xét các phương án triển khai hoặc không phải di dân, hoặc chỉ gây gián đoạn nhỏ về kinh tế, xã hội và tìm ra cách để hoà hợp những quyền lợi và mâu thuẫn nói trên. Trường hợp không tránh khỏi tái định cư, phải tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm đạt được các nội dung như sau: - Bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của những người bị di chuyển do dự án; - Giảm và đền bù những thiệt hại về tiềm năng kinh tế của người bị ảnh hưởng, của nền kinh tế khu vực và địa phương; - Hỗ trợ phát triển tiềm năng kinh tế, xã hội và văn hoá cho các cộng đồng và người bị ảnh hưởng. 2.1.2.5. Đặc điểm sinh kế của di dân tái định cư vùng bán ngập trong các công trình thuỷ điện Các công trình thuỷ điện chủ yếu được đầu tư xây dựng ở bên các con sông có địa hình đồi núi cao. Mục đích xây dựng nhằm lợi dụng địa thế tự nhiên để hình thành các hồ chứa nhân tạo. Một nhà máy thuỷ điện không chiếm nhiều diện tích nhưng hồ chứa nước để đảm bảo vận hành nhà máy chiếm diện tích rất lớn, từ vài km2 đến hàng trăm km2 (diện tích hồ thuỷ điện Hoà Bình là 208 km2, Sơn La là 224 km2). Điều đó cũng có nghĩa là có diện tích đất tương ứng bị mất đi, hơn nữa, đó chủ yếu là diện tích canh tác đã ổng định lâu đời (do điều kiện đất ở đây gần nguồn nước, trong thung lũng và được canh tác lâu đời chủ yếu là đất tốt). Số lượng người dân phải tái định cư và bị ảnh hưởng một phần từ các dự án thuỷ điện thông thường cũng rất lớn (xem bảng 2.1). Bảng 2.1: Ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Sơn La Tỉnh Số bản bị di chuyển Số hộ bị di chuyển Sơn La 162 11.408 Điện Biên 47 3.383 Lai Châu 50 3.037 Tổng cộng 259 17.828 Nguồn: Viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp [20]. Đại đa số người dân ở đây rất nghèo, trình độ nhận thức thấp và không đủ ăn hàng năm. Các dự án tái định cư này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các huyện cũng như của toàn tỉnh và có khả năng sẽ làm cho chính quyền địa phương gặp khó khăn hơn trong việc đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra. Hiện nay ở nước ta các hồ chứa thủy điện đã vận hành ổn định từ hang chục năm nay như hồ Thác Bà, hồ Hòa Bình, hồ Trị An, hồ Ialy người dân cư trú ven hồ đã sử dụng đất bán ngập để trồng trọt rất có hiệu quả, đã tạo thêm thu nhập góp phần ổn định cuộc sống của người dân TĐC. Ngay cả các công trình thủy điện hiện đang xây dựng sắp hoàn thành ở Tây Nguyên như Plêikrông, Sông Ba Hạ, An Khê - Ka Nak…cũng được các Ban quản lý Dự án thủy điện và chính quyền địa phương khuyến cáo các hộ TĐC tận dụng trên 3000 ha đất bán ngập để tổ chức sản xuất . Cơ sở để tổ chức sản xuất nông nghiệp trong vùng hồ là các hồ chứa thủy điện được vận hành theo quy luật điều tiết mực nước hồ từ cao trình mực nước chết đến cao trình mực nước dâng bình thường theo các tháng trong năm. Quá trình tích nước trong mùa mưa xã nước trong mùa khô phục vụ phát điện và chống hạn tạo ra một phần diện tích đất không bị ngập trong thời gian nhất định trong năm có thể sử dụng để trồng trọt. Nghiên cứu khả năng khai thác sử dụng đất bán ngập và quy hoạch bố trí cây trồng hợp lý tại vùng hồ thủy điện Sơn La (theo quyết định số 706/QĐ-BNN-TT ngày 14/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn) là một trong giải pháp để giảm áp lực nhu cầu đất sản xuất nói chung và đặc biệt là các xã có các khu điểm TĐC di vén ven hồ nói riêng. Qua khảo sát các khu vực sản xuất nông nghiệp trên đất bán ngập tại một số hồ thủy điện ở nước ta cho thấy muốn sử dụng phải có các điều kiện sau: (1). Địa hình khu vực đất bán ngập phải có độ dốc đảm bảo cho canh tác nông nghiệp, diện tích phân bố phải tương đối tập trung, không manh mún. Khu đất phải được bồi lắng phù sa hàng năm...... (2). Khu vực đất bán ngập phải gần khu dân cư hay ít nhất phải thuận lợi giao thông đi lại trong quá trình sản xuất của người dân. (3). Thời gian hở đất phải trùng với thời vụ gieo trồng ở địa phương và đảm bảo chu kỳ sinh trưởng của các cây trồng hàng năm. (4). Người nông dân phải có trình độ canh tác nhất định, có lao động để kịp thời vụ gieo trồng và thu hoạch kịp thời gian đất hở. (5). Có thông tin kịp thời về mực nước hồ các tháng trong năm, đặc biệt là các tháng đầu và cuối vụ sản xuất để người dân có kế hoạch cho sản xuất. 2.2. Cơ sở thực tiễn về tái định cư 2.2.1. Kinh nghiệm tái định cư trên thế giới - Kinh nghiệm của Trung Quốc [6] Trung Quốc đã được coi là một trong những nước có chính sách TĐC tốt và phù hợp với đa số các yêu cầu của các tổ chức cho vay vốn, đặc biệt trong các nỗ lực nhằm khôi phục cuộc sống và nguồn thu nhập cho các hộ bị ảnh hưởng. Mục tiêu bao trùm của chính sách tái định cư của Trung Quốc là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất cũng như số lượng người bị ảnh hưởng của dự án. Song nếu việc tái định cư là không thể tránh khỏi thì cần có sự chuẩn bị các kế hoạch cẩn thận để đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng được đền bù và hỗ trợ đầy đủ, có tính đến các lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân, và dần dần làm cho những người bị ảnh hưởng khôi phục lại hoặc cải thiện thêm mức sống ban đầu của họ. Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc có những thành công nhất định trong công tác tái định cư là do họ đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với các hoạt động tái định cư trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong hoạt động tái định cư của các công trình thuỷ điện, hồ chứa. Mục tiêu của các chính sách này là cung cấp các cơ hội phát triển cho tái định cư, với phương thức tiếp cận cơ bản là tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư. Các kế hoạch tái định cư chi tiết cùng các thoả thuận phục hồi kinh tế cho từng làng, từng hộ gia đình bị ảnh hưởng được chuẩn bị trước khi thông qua dự án. Để đảm bảo sau khi tái định cư, việc hỗ trợ cho những người bị di chuyển vẫn được tiếp tục, các quy định quốc gia quy định rằng cần phải lập ra một quỹ phát triển hồ chứa và duy trì nó trong 10 năm, sử dụng một phần thu nhập của dự án. Bên cạnh việc có chính sách tốt thì nhân tố quan trọng thứ hai khiến hoạt động tái định cư ở Trung Quốc thành công là năng lực thể chế mạnh của các chính quyền địa phương. Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình tái định cư. Quyền sở hữu tập thể là một nhân tố quan trọng khác làm cho việc thực hiện tái định cư ở Trung Quốc có nhiều thuận lợi, đặc biệt ở nông thôn. Tiền đền bù đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình và được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát triển đất mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển cơ sở hạ tầng. Chính quyền thôn, xã sẽ chịu trách nhiệm phân chia lại đất cho các hộ bị ảnh hưởng. - Kinh nghiệm của Thái Lan [6] Ở Thái Lan, Hiến pháp năm 1982 đã quy định khi trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải thực hiện đền bù theo giá thị trường cho những người hợp pháp về tất cả những thiệt hại do việc trưng dụng gây ra. Trên cơ sở này, các ngành có các quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình theo những nguyên tắc đã quy định trong Hiến pháp. Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về Trưng dụng bất động sản mang tên B.E. 2530 áp dụng cho việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông ngiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác. Luật này cũng quy định các nguyên tắc trưng dụng đất, các nguyên tắc tính giá trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại, trình tự lập và phê duyệt dự án và đền bù, tái định cư, trình tự đàm phán, nhận tiền đền bù, trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại, trình tự đưa ra toà án. Luật B.E. 2530 cũng chỉ quy định các nguyên tắc chung, không quy định cụ ._.thể, vì vậy, từng ngành có các quy định riêng cho ngành mình về các trình tự và nguyên tắc cụ thể để xác định giá trị đền bù và thực hiện tái định cư cho người bị thu hồi đất. Trong việc thực hiện thì ngành điện lực thực hiện tốt nhất. Cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án tái định cư lớn nhất nước đã có chính sách riêng về đền bù và tái định cư với mục tiêu "đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn" thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng nhiều hơn và tốt hơn, đảm bảo cho người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển. Chính sách đền bù và tái định cư của cơ quan Điện lực Thái Lan đã vượt trên các đòi hỏi về mặt pháp lý của luật pháp Thái vì được xây dựng với mục tiêu nâng cao mức sống của những người bị ảnh hưởng và trên thực tế đã tỏ ra có hiệu quả trong nhiều dự án đập lớn của Thái Lan. 2.2.2. Chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước liên quan đến tái định cư ở Việt Nam Hiện tại Việt nam chưa có các quy định cụ thể và thống nhất về di dân - tái định cư nói chung và triển khai thực hiện công tác này. Các kế hoạch di dân tái định cư thường được xây dựng tùy theo điều kiện cụ thể của dự án và khả năng của nhà đầu tư. Tuy nhiên, chủ trương, chính sách của Đảng cũng khẳng định tất cả các phương án tái định cư đều phải đảm bảo“bảo đảm cho người dân có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” Trước năm 1993, Nhà nước có thể thu hồi đất mà không đền bù gì hoặc chỉ đền bù cho chính quyền địa phương hoặc tổ chức tập thể đã được cấp đất. Cơ sở pháp lý cho chính sách tái định cư dần dần được hình thành với sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 1993, kèm theo đó là hướng dẫn thực hiện trong Nghị định 22/1998/NĐ-CP, cùng với những cải thiện trong Luật Đất đai năm 2003. Cho đến nay, luật đã quy định là phải đền bù những thiệt hại về đất và các tài sản kèm theo đất. Các biện pháp hỗ trợ ổn định mức sống của những đối tượng bị ảnh hưởng đã được đưa ra với nguyên tắc chung là nơi tái định cư phải có điều kiện sống ít nhất là ngang bằng hoặc tốt hơn. Dưới đây là tóm tắt một số văn bản pháp luật về tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các chính sách liên quan đến đền bù, TĐC từ năm 1993. - Luật Đất đai 1993 - Nghị định 90/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quy định đền bù những thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. - Nghị định 87/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về giá đất. - Nghị định 17/NĐ-CP ngày 21/3/1998 điều chỉnh Phần 2, Điều 4 của Nghị định 87/CP về quy định khung giá các loại đất. - Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, bao gồm cả đất thu hồi cho các dự án phát triển. Đây là cơ sở pháp lý để xây dựng chính sách (cả tạm thời và chính thức) cho việc triển khai công tác tái định cư ở các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi trên cả nước - Luật Đất đai 2003. - Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện Luật Đất đai. - Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP, hướng dẫn phương pháp xác định giá đất và tổ chức thực hiện. - Nghị định 197/2004/NĐ-CP về đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Quyết định 459/QĐ-TTg ngày 12/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ qui định về bồi thường di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La. 2.2.3. Thực trạng tái định cư, sử dụng đất bán ngập tại các hồ chứa công trình thủy điện ở Việt Nam [22] Các hồ chứa thủy điện được điều tiết năm theo quy luật tích nước vào cuối mùa mưa và xả nước vào đầu mùa khô. Quy luật này tạo thành đới bán ngập vùng lòng hồ chứa từ cốt mực nước dâng bình thường (MNDBT) và mực nước chết (MNC). Lợi dụng chế độ vận hành theo chu kỳ được tính toán cụ thể cho từng thời điểm tại các tháng trong năm, nhiều nơi nhân dân sống ven hồ đã tận dụng đất bán ngập để sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình vùng lòng hồ và điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư cư trú ven hồ nên chỉ có một vài hồ chứa thủy điện có diện tích đất bán ngập được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là các công trình thủy điện đã vận hành hồ chứa ổn định như thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An, thủy điện Ialy... a. Vùng hồ thủy điện Hòa Bình Công trình thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng năm 1979 trên sông Đà hoàn thành năm 1994, vị trí đập và nhà máy tại thị xã Hòa Bình. Nhà máy có công suất 1.920 MW. Ngoài mục tiêu cung cấp điện năng công trình thủy điện Hòa Bình còn có nhiệm vụ cắt lũ vùng hạ du vào mùa mưa lũ và phải cung cấp nước tưới cho vụ lúa Đông Xuân vùng đồng bằng trung du Bắc bộ. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, hồ Hòa Bình được điều tiết theo mùa, có nghĩa là cuối mùa mưa bắt đầu trữ nước và đầu mùa khô bắt đầu xả nước đến cuối mùa khô để sẵn sàng đón lũ của năm sau. Vì vậy, hàng năm nhất thiết phải tích nước vào hồ đến MNDBT (120m) từ đầu tháng 9 và giữ ở MNDBT đến tháng 12, công việc này sẽ được thực hiện cùng với nhiệm vụ cung cấp điện năng và đảm bảo dung tích phòng lũ vào mùa mưa. Chu kỳ này được lặp lại hàng năm theo một lịch trình cụ thể với chế độ điều tiết rất khoa học. Theo số liệu của Ban công tác Sông Đà đến thời điểm năm 1998 số dân được di chuyển ra khỏi vùng lòng hồ là 9.305 hộ, 54.230 khẩu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái, HMông… của 51 xã, 9 huyện thuộc tỉnh Hòa Bình và Sơn La. Số liệu thống kê của tỉnh Sơn La cho thấy tổng số có 5.200 hộ phải di chuyển ra khỏi vùng ngập thì chỉ có 1.068 hộ di chuyển đến TĐC tại địa bàn các xã xa vùng hồ, trong đó tỉnh Hòa Bình có 4.105 hộ TĐC thì có đến 3/4 số hộ dân di vén tại chỗ. Theo định hướng phát triển sản xuất của các xã lúc bấy giờ thì các khu, điểm TĐC ven hồ sẽ sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp khai thác nguồn lợi thủy sản và dịch vụ vận tải trên hồ. Đất đai cho sản xuất được cân đối sử dụng đất cũ không bị ngập và điều hòa lại quỹ đất chung của các HTX nông nghiệp không bị ngập trong nội bộ của xã (để bù lại hơn 5.000 ha đất nông nghiệp bị ngập trong lòng hồ). Tuy nhiên, do không thể điều hoà được đất sản xuất do nhiều lý do, nên đa số các hộ dân di vén TĐC tại chổ bị thiếu đất canh tác buộc phải phá rừng phòng hộ ven hồ để phát nương làm rẫy .Vấn đề cấp đủ đất sản xuất cho các hộ TĐC là vấn đề nan giải của chính quyền địa phương tại các xã có TĐC và vì vậy việc sử dụng đất bán ngập để sản xuất là nhu cầu của các hộ dân di vén ven hồ tại những khu vực có quỹ đất bán ngập từ những năm 90 của thế kỷ trước. Do chế độ vận hành mực nước hồ Hòa Bình dao động từ 80m (MNC) đến 120m (MNDBT), do vậy trên vùng đất ngập nước sẽ tạo ra một vùng đất bán ngập có diện tích khoảng 8.000 ha quanh hồ, những khu vực địa hình bằng phẳng được tích tụ phù sa có khả năng trồng trọt đều được tận dụng sản xuất. Tuỳ theo cao trình khu đất và thời gian hở đất các tháng trong năm, thời vụ phù hợp với cây trồng hàng năm có thể sử dụng gieo trồng 2 vụ hoặc 1 vụ. oàn vùng hồ có khoảng 15/41 xã có các hộ dân TĐC ven hồ sử dụng đất bán ngập để sản xuất với diện tích khoảng 1.200 ha, trong đó tập trung hơn 1.000 ha tại 5 xã vùng ven suối Tấc (vùng ven hồ thuộc chi lưu của sông Đà) thuộc huyện Phù Yên tỉnh Sơn La gồm các xã Tường Phù, Tường Thượng, Tường Hạ, Tường Tiến, Tường Phong. Nhiều hộ TĐC có nguồn thu nhập chính là từ sản xuất trồng trọt trên ruộng bán ngập. b. Vùng hồ công trình thủy điện Trị An Công trình thủy điện được xây dựng trên sông Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh 65 Km về phía Đông Bắc được khởi công xây dựng năm 1984 và hoàn thành năm 1989 với 4 tổ máy, công suất 400 MW, với 2 nhiệm vụ là cung cấp sản lượng điện 1,7 tỷ KWh/năm. Ngoài ra công trình còn phục vụ công tác thủy nông cho Tp. Hồ Chí Minh (phục vụ đẩy mặn, tưới tiêu, cắt lũ). Địa hình vùng lòng hồ Trị An tương đối thoải nên diện tích đất bán ngập khá lớn, toàn vùng có khoảng 2.100 ha có thể sản xuất trồng trọt cây hàng năm. Do nhu cầu đất đai của nhân dân ven hồ không phải là vấn đề bức bách nên thời gian đầu chỉ có một số hộ nông dân tận dụng một phần để trồng 1 vụ ngô, rau màu, có nhiều năm bỏ không sản xuất, diện tích gieo trồng hàng năm khoảng từ 300 – 400 ha. Việc sử dụng đất bán ngập để trồng trọt đa số là các hộ dân sống ven hai bên bờ hồ phía Tây Nam cầu La Ngà thuộc địa phận huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai và tập trung tại các xã La Ngà, Phú Ngọc. Thời gian gần đây việc sử dụng đất bán ngập đã thành phong trào, người dân thi nhau lấn chiếm sâu vào vùng lòng hồ, đắp đê bao lập trang trại chăn nuôi, đào ao nuôi cá đã làm ảnh hưởng đến khả năng tích nước của hồ chứa làm hạn chế công suất phát điện của nhà máy và gây ô nhiểm nguồn nước của hồ chứa. c. Vùng hồ công trình thủy điện Ialy Được xây dựng trên sông Sê San thuộc địa phận xã Ialy của huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai. Công trình được khởi công năm 1993 và hoàn thành năm 2002 với công suất 720MW. Hồ chứa có chiều dài trên 40 km kéo dài đến thị xã Kon Tum, chiều rộng bình quân của hồ 1.000m, nơi rộng nhất 4.000m, nơi sâu nhất 60m. Số dân bị ảnh hưởng ngập 4.600 hộ trong đó ngập nhà phải di chuyển TĐC 1.600 hộ và ngập đất sản xuất không bị ngập nhà 3.000 hộ thuộc 12 xã phường thuộc 3 huyện thị của hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đất sản xuất bị thiệt hại do ngập 2.680 ha. Về TĐC, chủ yếu bố trí TĐC di vén tại chỗ, vì vậy nhu cầu đất canh tác cho dân TĐC tạo áp lực rất lớn cho chính quyền địa phương và đòi hỏi phải sử dụng đất bán ngập để sản xuất, đặc biệt đối với các hộ TĐC ven hồ của các xã Kroong, Ngọc Bay, Vinh Quang của thị xã Kon Tum. Vùng bán ngập hồ thủy điện Ialy hiện đang sử dụng khoảng 1.608 ha để canh tác từ cao trình 512 – 515m, trong đó các xã phường của thị xã Kon Tum sử dụng 1.425 ha, các xã còn lại thuộc huyện Chưpảh tỉnh Gia Lai sử dụng 183 ha. Do địa hình khu vực đất bán ngập từ cao trình 490m đến 515 m rất thuận lợi cho trồng trọt, vì đây là khu vực canh tác trước khi hình thành lòng hồ. Diện tích hở đất có thời gian kéo dài 7-9 tháng chiếm gần một nửa diện tích bán ngập thuận lợi gieo trồng 2 vụ trong năm. Để tạo điều kiện cho người dân sản xuất có hiệu quả, chủ đầu tư tổ chức san ủi, xây dựng hoàn chỉnh đồng ruộng, đầu tư 6 trạm bơm điện và hệ thống kênh tưới bằng bê tông trước khi bàn giao cho các hộ dân. Theo số liệu của Ban QLDA thủy điện 4 – đơn vị quản lý xây dựng nhà máy tổng vốn đầu tư cho khu bán ngập là 32 tỷ đồng (thời điểm năm 2002). Việc canh tác trên diện tích này cũng không thường xuyên, năm làm năm bỏ do không chủ động thời vụ, giống cây trồng. Các cơ quan chức năng của địa phương chưa có những chỉ đạo hoặc hướng dẫn cho người dân sản xuất mà chủ yếu do người dân tự làm và tận dụng là chính để trồng ngô và rau đậu cho nhu cầu của gia đình. Tại một số nơi được trồng cỏ hoặc khai thác cỏ tự nhiên trong thời gian không ngập cho chăn nuôi trâu bò. 2.2.4. Yếu tố tác động đến sử dụng đất bán ngập tại hồ chứa các công trình thủy điện [22] 2.2.4.1. Lịch điều tiết mực nước hồ các tháng có thể điều chỉnh phụ thuộc vào thời tiết cụ thể của từng năm. Mục tiêu và nhiệm vụ chính của các công trình thủy điện là sản xuất điện năng, cắt lũ và chống hạn, đẩy mặn cho vùng hạ lưu, vì vậy công tác điều tiết mực nước hồ không phải là một lập trình chính xác lặp đi lặp lại đúng thời điểm hàng năm mà còn căn cứ vào diễn biến thời tiết cụ thể của từng năm để điều chỉnh lịch tích và xả nước phù hợp. Vì vậy có năm nước rút chậm và tích nước sớm hơn so với lịch trình định trước để phục vụ cắt lũ hoặc chống hạn, những năm như vậy sẽ không thể sản xuất được do không kịp với thời vụ gieo trồng hoặc có làm cũng khá bấp bênh đôi khi thất thu gây thiệt hại cho người nông dân. 2.2.4.2. Chưa có quy định rõ ràng về mặt pháp lý về sử dụng đất bán ngập Do chưa có quy định cụ thể về vấn đề sử dụng đất bán ngập tại các hồ chứa thủy điện để sản xuất nên đôi khi có những quan điểm khác nhau của người dân và chủ dự án dẫn đến những thiệt hại mà người dân hoặc nhà máy thủy điện phải gánh chịu. - Về phía chủ dự án (Nhà máy thủy điện) căn cứ theo luật đất đai và Nghị định 22/CP (được thay thế bằng 197/CP) thì sau khi bồi thường thiệt hại thu hồi đất để xây dựng công trình thủy điện thì đất đai vùng lòng hồ do chủ dự án trực tiếp quản lý để thực hiện các nhiệm vụ của dự án đã được Chính phủ quy định. Các mục đích sử dụng khác quỹ đất vùng lòng hồ nếu làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ được phê duyệt của dự án là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên do áp lực đất sản xuất cho dân TĐC, một số dự án thủy điện ở nước ta chủ dự án vẫn đồng ý để người dân sử dụng đất bán ngập canh tác nhưng không thừa nhận việc cấp quyền sử dụng đất cho người dân. Vì vậy, đôi khi gây thiệt hại cho người dân do phải tích và xả nước hồ không theo lịch nhằm đảm bảo dung lượng nước cho hoạt động của nhà máy, hoặc điều tiết để bảo dưỡng các tổ máy phát điện không theo định kỳ (thuờng không thông báo cho người dân) ... - Về phía nguời dân TĐC do bị thu hồi đất, họ đòi phải bồi thường theo phương thức “đất đổi đất” hoặc bồi thường với giá trị thay thế, họ không thừa nhận việc phân phối, đền bù và chia đất sản xuất cho họ trong vùng lòng hồ, vì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Theo họ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản dùng để trao đổi chuyển nhượng hay thế chấp vay tiền ngân hang khi cần thiết. Quan điểm tận dụng trên dẫn đến người dân sử dụng tùy tiện, đào đắp ao, xây tường bao chiếm, nuôi trồng thủy sản thậm chí lập trang trại nuôi lợn…gây ảnh hưởng làm thu hẹp diện tích mặt hồ làm giảm dung tích hồ theo thiết kế, gây thiệt hại cho chủ dự án chưa nói đến việc gây ô nhiệm nặng môi trường nước hồ khi các chất thải của các trang trại chăn nuôi được xã trực tiếp vào hồ. Những thiệt hại của người dân do bị ngập khi chưa thu hoạch hoặc không sản xuất ảnh hưởng đến sản xuất điện năng của nhà máy không được một cơ quan nào xem xét để bồi thường hoặc hổ trợ một phần mất mát. 2.2.4.3. Chính quyền và các ngành chức năng của địa phương chưa quan tâm đúng mức đến sản xuất trên đất bán ngập của người dân. Thực tế ở các địa phương có sử dụng đất bán ngập để canh tác, chính quyền địa phương cấp huyện, tỉnh hầu như không quan tâm nhiều đến vấn đề sản xuất trên đất bán ngập và xem việc này là chỉ làm thêm của dân, tự lo và tự chịu rủi ro. Theo điều tra tại huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La thuộc vùng hồ Hòa Bình diện tích đất bán ngập được sử dụng hàng năm gần 1.000 ha (các xã Tường Hạ và Tường Thượng sử dụng trên 600 ha chiếm khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp của hai xã nói trên và giá trị sản xuất trên đất bán ngập chiếm tỷ trọng 60-70% giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt của cả xã, gần 800 hộ gia đình có sản xuất trên đất bán ngập và là nguồn thu nhập chính của họ). Nhưng các cơ quan chức năng của địa phương không quản lý diện tích đất bán ngập, hồ sơ địa chính của xã cũng không có bản đồ hay sơ đồ đất bán ngập, không có các hướng dẫn cho nông dân về thời vụ, lịch gieo cấy, cơ cấu giống, phòng trừ sâu bệnh trong các văn bản chỉ đạo sản xuất hàng vụ, hàng năm như trên đất không ngập . Thậm chí người dân không thể vay vốn để đầu tư sản xuất trên đất bán ngập do tính rủi ro cao. Sự không quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo sản xuất của các phòng ban chức năng của huyện đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất trên vùng bán ngập về quy mô diện tích cũng như năng suất sản lượng, giá trị sản xuất của người dân. 2.3. Đặc điểm dự án tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La 2.3.1. Đặc điểm vùng di dân tái định cư (nơi đi) Tính đến nay các tỉnh bị ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Sơn La đã tổ chức thống kê bồi thường cho trên 10.679 hộ, đã phê duyệt phương án đền bù cho 6.046 hộ, như vậy công tác đền bù thiệt hại đạt 16.725 hộ, chiếm 80% số hộ có tài sản cần bồi thường trong đó: + Tỉnh Sơn La đã thống kê đền bù cho 8.579 hộ, phê duyệt phương án đền bù tài sản cho 4.466 hộ. + Tỉnh Điện Biên năm 2006 đã thống kê đền bù cho 854 hộ, phê duyệt phương án đền bù tài sản cho 404 hộ. + Tỉnh Lai Châu năm 2006 đã tiến hành thống kê đền bù cho 1.246 hộ, duyệt phương án đền bù cho 1.143 hộ. Số lượng người bị ảnh hưởng trực tiếp của nhà máy thủy điện Sơn La tính theo dân tộc trong năm 1998 với mức nước dâng bình thường 215 m chủ yếu là dân tộc Thái chiếm 88,12%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể (dân tộc La Ha chiếm 5,36% dân tộc Kinh chiếm 2,38%, dân tộc Xá chiếm 3,42% và dân tộc Kháng chiếm 0,7% tổng số hộ bị ngập) (Xem bảng 2.2). Bảng 2.2: Số lượng các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của Nhà máy thủy điện Sơn La TT Dân tộc Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Dân số (người) Cơ cấu (%) Tổng cộng 7.716 100,00 48.006 100,00 1 Thái 6.699 86,81 42.225 87,95 2 La Ha 430 5,57 2.700 5,62 3 Xá 277 3,58 1.682 3,50 4 Kinh 280 3,62 1.230 2,56 5 Kháng 30 0,38 169 0,35 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT (2003)[4] Đồng bào các dân tộc sống quần tụ thành bản theo dòng tộc, nhiều nơi các dân tộc khác nhau sống xen ghép, nhưng mỗi dân tộc có tập quán và bản sắc riêng. Đây là đặc điểm hết sức quan trọng cần chú ý trong quá trình tổ chức sắp xếp TĐC. a) Người Thái: Người Thái chiếm khoảng 55% dân số tỉnh Sơn La và 36% dân số tỉnh Lai Châu, gồm hai nhóm địa phương là Thái Đen và Thái Trắng. Trong vùng lòng hồ, người Thái Đen ở các huyện Mường La, Thuận Châu tỉnh Sơn La và Tuần Giáo, Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Nhóm Thái Trắng ở các huyện Quỳnh Nhai của Sơn La và Mường Tè, Mường Lay, Sìn Hồ, Tủa Chùa, Tuần Giáo của Lai Châu. Điểm cư trú của người Thái thường là những dải đất ven sông, ven suối, trên những quả đồi thấp hoặc ở chân núi, người Thái có tập quán làm nhà gần nhau. So với các dân tộc thiểu số khác thì người Thái là dân tộc có truyền thống định canh định cư nhất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, công trình công cộng cũng như nhà ở của người Thái thường khá tốt so với các dân tộc khác. Ở vùng tái định cư của đồng bào Thái Đây là đặc điểm cần lưu ý khi tiến hành chương trình tái định cư đối với đồng bào. Hoạt động sản xuất chính của người Thái là canh tác ruộng lúa nước. Kỹ thuật canh tác của họ khá phát triển, trong đó nổi bật là việc tạo ra hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh để đưa nước vào ruộng tưới cho lúa. Sử dụng cày bừa và phân bón để canh tác lúa nước cũng là một tiến bộ trong canh tác nông nghiệp của người Thái. Ngoài ruộng nước, đồng bào còn làm nương với cây trồng chính là ngô và sắn để chăn nuôi và một phần làm lương thực. Một số nơi còn trồng bông và chàm để dệt vải, nhuộm vải. Hái lượm và săn bắn vẫn còn chiếm vị trí nhất định trong đời sống kinh tế của đồng bào. Chăn nuôi gia đình tương đối phát triển, gồm có gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng. Đồng bào vẫn duy trì tập quán làm chuồng dưới gầm sàn nhà. Người Thái cũng biết tận dụng các điều kiện để đào, đắp ao nuôi thả cá, điều này cần được phát huy trong việc xây dựng kế hoạch tái định cư như mở rộng nghề nuôi cá thành nuôi cá bè khi có công trình thủy điện. Nghề thủ công của người Thái có đan lát, dệt vải, làm gối, chăn đệm, những hoạt động này không những bổ trợ cho nền kinh tế tự cung tự cấp mà còn dần trở thành sản phẩm hàng hoá trong những năm gần đây. Người Thái từ lâu đời đã biết sử dụng thuyền làm phương tiện vận chuyển trên sông suối với nhiều mục đích khác nhau như đi lại, vận chuyển hàng hóa, chở khách. Như vậy khi xây dựng công trình thủy điện cần tạo điều kiện để người Thái có thể thích nghi và khai thác thế mạnh của một vùng hồ lớn. Phát huy các thể mạnh về thủy sản, giao thông thủy kết hợp với lâm nghiệp sẽ cho phép tái định cư một số lượng không nhỏ các hộ gia đình theo hình thức di vén. b) Người La Ha: Số lượng người La Ha hiện nay rất ít, chỉ khoảng vài nghìn người tập trung chủ yếu tại tỉnh Sơn La. Do ảnh hưởng của công trình thủy điện, tổng số có 23 bản của người La Ha phải di chuyển thuộc các xã Ít Ong, Mường Trai, Nậm Dôn huyện Mường La và Mường Sại huyện Thuận Châu. Dân tộc La Ha sống chan hòa với các dân tộc khác trong nhiều bản. Ở nhiều xã họ sống xen kẽ cả với dân tộc Thái, Khơ Mú, Kháng, Kinh,... Do vậy trong chương trình tái định cư có thể bố trí dân tộc La Ha sống xen ghép với các dân tộc khác. Tổ tiên của người La Ha là một trong những nhóm đầu tiên khai phá ruộng nước trong các thung lũng lòng chảo Tây Bắc, tuy nhiên đến nay thì họ sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy. Ngoài trồng trọt, người La Ha còn chăn nuôi, đan lát, hái lượm, săn bắn, đánh cá và đặc biệt là nghề dệt vải khá phát triển. Bản của người La Ha được dựng ở những nơi thuận tiện cho việc đi lại để làm nương, song thường ở sườn núi thấp gần suối, mỗi bản thường có trung bình 20 nóc nhà. c) Người Khơ Mú: Là dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me, tại Sơn La họ chiếm khoảng 1,4% dân số và sống xen kẽ tại 50 xã trong số 183 xã của tỉnh, tại Lai Châu họ chiếm tỷ lệ cao hơn, khoảng 2,7% và sống tại 40 xã trong số 141 xã của tỉnh. Trong vùng ảnh hưởng của lòng hồ, có 7 bản người Khơ Mú (tập trung hoàn toàn ở Lai Châu) thuộc các xã Mường Mô huyện Mường Tè, xã Nậm Hằng, Pa Ha huyện Mường Lay, xã Căn Co huyện Sìn Hồ và xã Mường Báng huyện Tủa Chùa. Trên địa bàn vùng dự án, người Khơ Mú hầu như sống xen kẽ với các dân tộc khác, trong số các xã có người Khơ Mú cư trú, thường họ chỉ chiếm dưới 20% dân số. Người Khơ Mú cư trú ở vùng rẻo giữa, chuyên sống bằng trồng trọt trên nương rẫy. Cây trồng chính là lúa nếp, ngoài ra còn có ngô sắn, khoai sọ, bầu, bí. Canh tác sản xuất chủ yếu bằng dao, rìu sắt, gậy chọc lỗ và cuốc. Năng suất cây trồng rất thấp, vì vậy hái lượm và săn bắt còn giữ vị trí quan trọng trong đời sống của họ. Chăn nuôi kém phát triển, hầu như là thả rông. Trước đây do du canh du cư nên bản của người Khơ Mú không cố định, tuy nhiên gần đây bản đã định cư và đông đúc hơn, mỗi bản có từ 30-40 nhà, nhà của họ thường quay ra phía sông suối hoặc khe núi. d) Người Kháng: Người Kháng cũng là dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me có số lượng khoảng 4 nghìn người cư trú tại khoảng 20 xã của hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. Có 3 bản của người Kháng của xã Nậm Dôn, huyện Mường La tỉnh Sơn La bị ảnh hưởng phải tái định cư. Phương thức canh tác của người Kháng có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm du canh du cư sống hoàn toàn bằng nương rẫy ; Nhóm du canh bán định cư, làm nương chuyên canh bỏ hóa một vài vụ, kết hợp làm một ít ruộng nước vào mùa mưa; Nhóm định canh định cư sống bằng ruộng nước kết hợp với nương rẫy. Bản của người Kháng được dựng trên những sườn đồi thấp, ven sông suối. Nhà thường nhìn ra phía có nguồn nước hay thung lũng giữa hai sườn núi. Năng suất nương rẫy còn thấp và bấp bênh, phần lương thực đó chỉ đủ cho 6-9 tháng. Do vậy, hái lượm và săn bắt còn chiếm vị trí quan trọng. Chăn nuôi kém phát triển, sản phẩm chỉ đủ dùng vào cúng lễ, ma chay, cưới xin. Ở các bản ven sông, nghề làm thuyền và đánh cá rất phát triển. Đan lát là một nghề phụ khá phổ biến. 2.3.2. Đặc điểm vùng nhận dân tái định cư (nơi đến) a) Quy hoạch bố trí khu tái định cư: Theo quyết định phê duyệt, trên địa bàn 3 tỉnh có 22 vùng, 111 khu, 260 điểm tái định cư với khả năng tiếp nhận 18.897 hộ, được bố trí như sau: - Tỉnh Sơn La có 10 vùng (thuộc 10 huyện), 83 khu (thuộc 83 xã), 218 điểm tái định cư, bố trí 100% số hộ tái định cư của tỉnh, gồm 12.479 hộ, 62.394 khẩu. - Tỉnh Lai Châu có 4 vùng, 7 khu với 24 điểm tái định cư, có khả năng bố trí khoảng 4.043 hộ, gồm 2.578 hộ tái định cư của tỉnh Lai Châu (100%) và có thể bố trí khoảng 1.500 hộ tái định cư của tỉnh Điện Biên. - Tỉnh Điện Biên: dự báo đến năm 2010 số dân phải di chuyển của tỉnh Điện Biên là 3.840 hộ, trong đó bố trí trên địa bàn tỉnh là 2.739 hộ, gồm 2.087 hộ tái định cư đô thị và 652 hộ tái định cư nông thôn (đã di chuyển 200 hộ đến khu tái định cư mẫu Nậm Chim, Si Pa Phìn); bố trí tái định cư tại tỉnh Lai Châu 1.101 hộ. b) Phương thức tái định cư: Phương thức tái định cư áp dụng là phương thức tái định cư tập trung với phương châm chủ yếu là bố trí xen ghép giữa các xã các bản trong huyện, trong tỉnh theo hình thức di dân tại chỗ với các khu vực có đất để sản xuất nông nghiệp. Xây dựng các điểm tái định cư đều dựa trên cơ sở sắp xếp lại sản xuất, gắn với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ nông lâm sản. c) Cơ sở lựa chọn các khu tái định cư: Nhà nước chủ động đầu tư cao và đồng bộ vào các vùng có tiềm năng về đất, nước và khí hậu,... xây dựng các vùng kinh tế tập trung quy mô lớn với cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa. Đồng thời với quá trình bố trí lại sản xuất là sắp xếp lại dân cư để tạo thêm việc làm tiếp nhận dân TĐC Dự án Thủy điện Sơn La. Các vùng được lựa chọn để xây dựng khu TĐC là các vùng có điều kiện như sau: - Vùng đất rộng, người thưa, có tiềm năng phát triển kinh tế gắn với an ninh, quốc phòng. - Vùng có lợi thế về tự nhiên và kinh tế để phát triển. - Vùng được quy hoạch phát triển nhanh gắn với quá trình đô thị hóa. 2.3.3. So sánh đặc điểm vùng di dân TĐC và vùng nhận dân TĐC Các điểm tái định cư được bố trí hầu hết ở những vùng lân cận với vùng bị ảnh hưởng phải di chuyển dân. Do đó có những sự tương đồng nhất định về dân tộc, văn hoá, lối sống giữa người dân tái định cư và người dân vùng tiếp nhận dân tái định cư. Tuy nhiên do bị bắt buộc phải di chuyển nên không thể tránh khỏi việc phá vỡ kết cấu của cộng đồng, không những của cộng đồng người dân tái định cư mà còn của cộng đồng vùng nhận dân tái định cư. Cả 3 tỉnh đều có mật độ dân số rất thấp (đều dưới 100 người/km2) nhưng do địa hình đồi núi gẫy khúc cho nên diện tích để bố trí canh tác không nhiều. Vì vậy, điều kiện canh tác, sản xuất của các hộ sau khi tái định cư bị giảm xuống tương đối rõ rệt. Người dân từ chỗ tạo sinh kế dựa trên các con sông và diện tích canh tác tương đối bằng phẳng phải di chuyển đến chỗ ở mới có địa hình cao hơn, diện tích canh tác dốc hơn và xa các con sông. Vùng nhận dân tái định cư do được quy hoạch để tiếp nhận người dân đến sinh sống vì vậy cơ sở hạ tầng ở những vùng này được đầu tư khá đồng bộ và đầy đủ so với nơi ở cũ. 2.4. Tiêu chí sử dụng đất bán ngập sản xuất nông nghiệp vùng hồ Sơn La 2.4.1. Quy trình điều tiết mực nước hồ chứa Sơn La Hồ chứa Sơn La có dung tích điếu tiết phát điện là 6504.106 m3 được tính từ MNDBT (215m) đến MNC (175m). Hàng năm nhất thiết phải tích nước vào hồ từ đầu tháng 9 và giữ ở MNDBT đến tháng 12 được thực hiện cùng với nhiệm vụ cung cấp điện năng và đảm bảo dung tích phòng lũ vào mùa mưa. Theo nhiệm vụ chống lũ thì công trình thì thủy điện Sơn La cùng với công trình thủy điện Hòa Bình sẽ điều tiết mực nước sông Hồng khu vực Hà Nội không vượt qua 11,5m trong mùa mưa lũ. Đối với nhiệm vụ chống hạn cho vùng đồng bằng trung du Bắc bộ phải đảm bảo nước tưới cho 644.000 ha lúa đông xuân trong đó có khoảng 400.000 ha phải tưới bằng các trạm bơm điện. Nếu trong mùa lũ thừa nước cho việc phát công xuất đảm bảo và việc tích nước đầy hồ thì công xuất nhà máy thuỷ điện có thể tăng lên đến công suất tối đa để tăng sản lượng điện và hạn chế đến mức thấp nhất lượng xả qua đập tràn. Lúc này hồ Sơn La có nhiệm vụ chống lũ cho hạ lưu. Khi mực nước hồ trong khoảng các cao trình từ 194,08 m – 215m việc điều phối lưu lượng xả xuống hạ du do Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương quyết định. Nếu trong mùa khô những năm nước lớn sẽ khai thác phần lớn dung tích điều tiết năm của hồ chứa còn giữ lại 1.215 triệu km3 (tới cao trình khoảng 185,2m) để đạt được sản lượng điện cao và dự trữ cho những năm lũ tiểu mãn đến muộn. Thời gian tích nước hồ chứa từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm, còn thời gian nước kiệt là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. 2.4.2. Khả năng khai thác quỹ đất bán ngập để sản xuất 2.4.2.1. Cao trình ngập và thời gian hở đất bán ngập Trên cơ sở chế độ điều tiết mực nước hồ theo mùa và theo từng tháng trong năm, căn cứ đường biểu đồ cho thấy tương quan giữa mực nước hồ và cao trình ngập tại các tháng trong năm như sau: Từ tháng 9 đến tháng 12 mực nước hồ ở MNDBT là 215m. Từ tháng 1 nước bắt đầu rút, đến tháng 3 mực nước đạt đến cốt 190 – 195m. Từ tháng 4 đến cuối tháng 6 nước rút nhanh đạt MNC là 175m. Từ tháng 7 đến giữa tháng 8 mực nước hồ giữ ở mức 175m. Từ cuối tháng 9 bắt đầu tích và đạt MNDBT 215 m vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10. Căn cứ biểu đồ điều tiết chế độ mực nước hồ chứa thì từ tháng 1 đến tháng 9 có thời gian hở đất có thể tận dụng diện tích không ngập thích hợp để trồng trọt. - Vụ chiêm xuân có thời vụ bắt đầu từ tháng 2 đến tháng giữa tháng 6. - Vụ mùa có thời vụ bắt đầu từ cuối tháng 6 đến đầu tháng tháng 9. Theo quy luật tích xã nước của hồ chứa thủy điện những khu vực nước rút sớm sẽ ngập muộn và ngược lại nếu rút muộn thì sẽ ngập sơm. Như vậy trên diện tích đất bán ngập từ cao trình MNC (175m) đến cao trình 190m không có khả năng sử dụng để sản xuất do thơi gian rút và ngập chỉ kéo dài trong vòng 2-3 tháng. Từ cao trình 190m đến cao trình MNDBT (215m) có thể tận dụng sản xuất trồng trọt 1-2 vụ , cụ thể: - Từ cốt 210m đến 215m có thời gian hở đất khoảng 8 tháng từ 20/1 đến 30/9 hàng năm. Trên chân đất bán ngập này có thể gieo trồng kịp 2 vụ đông xuân và hè thu. - Từ cốt 200m đến 210m thời gian hở đất khoảng 6 tháng từ 30/3 đến 20/9 hàng năm, có thể gieo trồng vụ xuân an toàn. - Từ cốt 190m đến cốt 200m có thời gian hở đất 3,5 – 4 tháng, khoảng từ 15/5 đến 30/8 hàng năm có thể gieo trồng vụ mùa nhưng không an toàn. 2.4.2.2. Khả năng sử dụng đất bán ngập sản xuất nông nghiệp Tương tự như vùng hồ Hòa Bình tại hồ Sơn La đất bán ngập có khả năng sản xuất nông nghiệp sẽ tập trung ở những khu vực ven các khe suối nhỏ là chi lưu của dòng sông Đà vì nhưng đó nơi có điều kiện tích tụ bồi lắng phù sa trong quá trình vận hành điều tiết mực nước hồ chứa. Vùng hồ Sơn La kéo dài khoảng trên 200 km từ huyện Mường La của tỉnh Sơn La đến huyện Mường Lay của tỉnh Điện Biên, hồ chứa làm ngập khoảng 23.000 ha đất tự nhiên trong đó có khoảng gần 10.000 ha bán ngập. *Các tiêu chí nghiên cứu đất bán ngập (1) Khu vực đất nằm trong cao trình từ 180 – 215 m trong vùng hồ. Độ dốc dưới 25o. Không xen lẫn đá cuội Trừ diện tích sông suối, núi đá, bãi đá *Các tiêu chí xác định đất bán ngập có khả năng sử dụng sản xuất (2) - Thời gian hở đất đủ để gieo trồng._.nh cư cũng khác nhau giữa các tầng lớp, thế hệ người. Bởi vậy, chính sách tái định cư không thể đồng nhất trong một tổng thể mà phải có các chính sách hết sức cụ thể cho từng đối tượng. Đối với các dự án thủy lợi, thủy điện lớn, tiến hành nghiên cứu xã hội học kỹ lưỡng, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, lối sống, thực trạng đất đai và sinh kế của các dân tộc, các hộ gia đình bị ảnh hưởng, nhằm tránh đưa ra những quyết sách về di dân, tái định cư duy ý chí, vội vàng, thiếu khoa học. - Phân cấp mạnh và trao quyền cho các cấp cơ sở, nhất là cấp huyện, thị, gắn với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quy hoạch và cán bộ trực tiếp làm công tác di dân, tái định cư vốn còn rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn. Bộ máy quản lý dự án di dân, tái định cư thủy điện phải đề cao trách nhiệm, gắn bó sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện ở cơ sở, bảo đảm tiến độ di dân, tái định cư vận hành theo hướng đồng bộ, thống nhất. - Tạo thị trường cho sản phẩm nông nghiệp. Nông sản chính trên vùng đất bán ngập gồm thóc và ngô. Đây là hai mặt hàng nông sản có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, trong đó sản phẩm ngô hàng hóa được coi là sản phẩm chiến lược có tiềm năng. Thị trường nông sản có thể được tiêu thụ theo định hướng sau: Thóc gạo sẽ là sản phẩm tự sản tự tiêu trong nội bộ do nhu cầu lương thực của chính các hộ dân tại các khu điểm TĐC. Sản phẩm ngô hàng hóa sẽ tiêu thụ thông qua các đại lý thu mua của thương lái, mạng lưới thu mua ngô hình thành ở các xã, các huyện trong thời gian qua, thậm chí tư thương vào đến địa bàn từng bản ven sông Đà để thu mua ngô cho nông dân từng vụ sản xuất. Để hạn chế tư thương ép giá có thể thành lập các tổ hợp tác cấp xã chuyên lo về tiêu thụ ngô cho người dân. - Có mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường cho người dân tái định cư về: Nhu cầu các loại nông sản trên thị trường; Giá cả các loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh nói chung và các ngành nghề cho người dân tái định cư; Tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người dân tái định cư khi tham gia thị trường - Thực hiện chính sách hướng dẫn, đào tạo huấn luyện các thức làm ăn, phổ biến các hình thức kinh doanh phù hợp khả năng của người; Có các kế hoạch nghiên cứu nhu cầu thị trường hàng hoá cụ thể để có hướng chuyển dịch các hoạt động kinh tế để đáp ứng nhu cầu thị trường. 4.4.3. Giải pháp về nguồn lực tự nhiên - Chất lượng đất nông nghiệp phải được đánh giá với sự tham gia của những người đang tái định cư trước khi chúng được phân bổ. Nếu đất đai màu mỡ, thì số lượng hiện tại là phù hợp để phân bổ. Tuy nhiên, nếu là đất đồi hoặc bạc màu, như thế số lượng phân bổ cho các hộ phải lớn hơn. Việc phân bổ đất phải có khoản dự phòng theo quy mô gia đình. - Đất bán ngập tại các vùng hồ chứa thủy điện cần tận dụng để sản xuất, nhằm tăng thu nhập cho các hộ dân TĐC ven hồ không cân đối trừ vào định mức đất cấp theo tiêu chuẩn bồi thường đất sản xuất bị thiệt hại cho các hộ TĐC, không nên xem diện tích đất bán ngập là quỹ đất TĐC. - Ban hành quy chế quản lý khai thác vùng hồ chứa nói chung và trên vùng đất bán ngập nói riêng trong đó quy định các hoạt động được phép khi sử dụng đất bán ngập để nuôi trồng đánh bắt thủy sản, canh tác nông nghiệp, ví dụ: xây dựng đồng ruộng, kênh mương, trồng cây hàng năm…và các hoạt động không được phép như thu hẹp diện tích, cản trở hạn chế đến dung lượng của hồ chứa… - Có cam kết giữa người dân sử dụng đất bán ngập và Ban quản lý nhà máy thủy điện và phải có trách nhiệm với nhau về giữ gìn, bảo vệ môi trường vùng hồ và ven hồ. Ban quản lý thông báo thường xuyên tình trạng vùng hồ, người dân đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích. Việc triển khai chương trình tái định cư cần được thực hiện một cách đồng bộ, có trọng điểm, có trật tự và phải được thực hiện trên từng địa bàn tái định cư, tránh sự xáo trộn lớn đến vùng nhận dân tái định cư. - Chế độ đền bù đất đai không nên chỉ chi trả một khoản trọn gói mà nên dành riêng một khoản cho chi phí chuyển đổi nghề đối với các hộ gia đình thuộc đối tượng tái định cư. Ngoài ra cần có một cơ quan, tổ chức thiết kế chương trình, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm về chuyển nghề cho người dân (kể cả giải quyết sắp xếp việc làm). - Cần có sự khảo sát kỹ lưỡng về quỹ đất cũng như điều kiện, chất lượng đất đai tại nơi dự kiến nhận dân tái định cư. Dựa trên quỹ đất hiện có để xác định số dân sẽ tái định cư đến cho phù hợp. 4.4.4. Giải pháp về nguồn lực vật chất - Khuyến khích các hình thức di dân không tập trung theo phương thức xen ghép, tự nguyện nhằm hạn chế sức ép về đất đai tập trung, nâng cao khả năng tự điều chỉnh, phục hồi nhanh cuộc sống của các hộ dân sau tái định cư, hạn chế những xung đột về văn hóa và phong tục tập quán giữa các cộng đồng. Thực hiện làm điểm khu tái định cư, lựa chọn thiết kế nhà ở và kết cấu hạ tầng cho người dân; khuyến khích các hộ tái định cư tự lập phương án sản xuất theo quy hoạch phê duyệt. Phương thức Nhà nước hỗ trợ vận chuyển, san ủi nền, nhân dân tự tháo dỡ nhà cũ, lắp dựng tại nơi ở mới theo sở thích, nguyện vọng là một cách làm phù hợp. - Đất sinh hoạt phải giành cho những người tái định cư có tính đến kiểu cách của các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau và sao cho giống với bản làng của họ trước đây. Các chính sách phải đủ mềm dẻo để cho phép có nhiều diện tích hơn mức tối đa hiện nay 400 m2 đối với đất sinh hoạt (nhà cửa và vườn). Việc phân bổ các lô đất sinh hoạt phải tôn trọng nguyện vọng của người dân. Các thành viên của dòng tộc, gia đình phải được phép sống gần hoặc kề bên nhau. Trước khi di chuyển đến nơi ở mới, cộng đồng cần được tìm hiểu và tham gia bàn bạc việc bố trí đất sinh hoạt của các hộ, dòng tộc trong cộng đồng. - Nhanh chóng bảo đảm ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân đến định cư và cộng đồng dân sở tại trên các mặt như: nhà ở, an ninh lương thực, việc làm, phát triển sản xuất, giao thông, tránh những rủi ro do di dân, tái định cư gây nên. Trong hệ thống đồng bộ trên, cần đặc biệt chú trọng việc giải quyết vấn đề nước sinh hoạt, sản xuất và đất canh tác, vì đây là hai yếu tố mang tính quyết định đến việc ổn định cuộc sống trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài của các hộ dân. Cần có quy định hình thành quỹ phục hồi thu nhập sau tái định cư để hỗ trợ lâu dài cho người dân trong khoảng từ 10 - 20 năm. Nguồn vốn này tính toán vào dự án và chủ đầu tư các công trình xây dựng nhà máy sẽ trích lợi nhuận hoặc thuế tài nguyên sau khi đưa công trình vào hoạt động. Quan tâm hơn nữa đến đầu tư mở rộng quy mô trường học, trạm xá cũ của xã để tăng năng lực phục vụ dân trong đó do dân tái định cư. Các xã mong muốn có ý kiến chính thức trong quá trình hoạch định và xây dựng phương án tái định cư cụ thể tại địa bàn xã, đặc biệt là chọn lựa để xây dựng và giám sát trong quá trình thi công các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng (sẽ được bàn giao cho xã vận hành quản lý lâu dài). Cần có nguồn cho chi phí tu bổ sau này khi các công trình giao thông, điện, nước, của tái định cư xây dựng xuống cấp. - Tăng cường công tác thông tin cho người dân ở các vùng chịu tác động của chương trình tái định cư thuỷ điện, cụ thể như các thông tin liên quan đến pháp luật, chủ trương chính sách đền bù, kế hoạch quy hoạch di dân tái định cư. Cần phải có thông tin về chiến lược sinh kế của các hộ dân cũng như cộng đồng người dân tái định cư, tổng kết các hộ gia đình có chiến lược sinh kế tốt để phổ biến cho các hộ gia đình khác, từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra những bài học về khôi phục sinh kế cho người dân vào vào các chương trình hành động phát triển sinh kế cho người dân tái định cư. - Cung cấp đầy đủ thông tin về mực nước hồ chứa đến tận người dân: Phối hợp giữa Ban điều hành nhà máy thủy điện và các huyện, tỉnh (Sở Nông nghiệp hay Phòng Kinh tế huyện) thông báo tình hình, kế hoạch và lịch điều tiết mực nước hồ của năm và các tháng trong năm đến các hộ dân sản xuất nông nghiệp trên đất bán ngập. Phương pháp cung cấp thông tin có thể gửi bản tin, thông báo đến các huyện xã có liên quan hoặc thông báo trên phương tiện truyền thông địa phương như báo chí, đài phát thanh tỉnh, đài truyền thanh huyện, xã trong các tháng của thời vụ gieo trồng. Các địa phương xã, huyện cần có bộ phận chuyên trách về sản xuất trên đất bán ngập để giúp nông dân trong quá trình sử dụng và canh tác trên đất bán ngập. Bộ phận này có thể kiêm nhiệm cả hoạt động khuyến nông và tiêu thụ nông sản cho người dân. 4.4.5. Giải pháp về nguồn lực tài chính - Các khoản đền bù tái định cư chủ yếu được thanh toán trực tiếp bằng tiền cho người dân bị thiệt hại. Đây là nỗ lực của Chính phủ trong việc đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên mặt trái của việc đền bù bằng tiền cho người dân mà không có bất kỳ hỗ trợ nào về quản lý tài chính, hướng dẫn chi tiêu... có thể gây ra những tác dụng không mong muốn cho người dân. Như đã đề cập đến trong các phần trên, các hộ bị thiệt hại được đền bù hầu hết là người dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí không cao và kỹ năng quản lý kinh tế hộ hầu như chỉ trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Khi nhận được những khoản tiền đền bù quá lớn trong thời gian ngắn mà không có kế hoạch sử dụng sẽ chắc chắn sẽ dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả và bền vững. Tại điểm tái định cư được khảo sát ở xã Chiềng Ngàm, hầu hết các hộ dân tái định cư sử dụng tiền đền bù để mua sắm, trang bị những thiết bị, phương tiện sinh hoạt, trong khi đó không hề có sự đầu tư nào vào phát triển kinh tế. Với việc sử dụng tiền đền bù không hiệu quả sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống của hộ sau này. - Cần có những hỗ trợ thêm trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đền bù. Giải pháp ở đây là cần có một tổ chức đứng ra quản lý số tiền đền bù cho người dân tại mỗi điểm tái định cư. Tổ chức này sẽ cùng người dân bàn bạc, lập kế hoạch khôi phục sinh kế để sử dụng tiền đền bù một cách thiết thực và hiệu quả nhất cho người dân. Số tiền đền bù được quản lý chung dưới dạng một quỹ phát triển và cộng đồng sẽ cùng quyết định sử dụng số tiền này để tạo ra các nguồn sinh kế khác thay cho nguồn sinh kế bị mất do việc tái định cư gây ra. 4.4.6. Giải pháp hỗ trợ các thiệt hại - Người bị ảnh hưởng phải được đền bù về những thiệt hại tài sản, cây cối, cây trồng và các tài sản khác. Cụ thể là, khi người dân phải di chuyển khỏi địa bàn sống của mình trước khi đất nông nghiệp mới được phân phối, thì người bị ảnh hưởng phải có được thời gian quá độ đầy đủ để điều chỉnh môi trường mới của họ với sự hỗ trợ thỏa đáng của chính phủ để đảm bảo cho sinh kế và an ninh lương thực của họ. - Người bị ảnh hưởng sẽ không di dời khi mà chưa có đất nông nghiệp. Di chuyển người bị ảnh hưởng mà không cung cấp sinh kế thích hợp đang gây ra một tình trạng nguy hiểm khi mà tiền đền bù bị mau chóng sử dụng và người dân lại không có lao động trong nhiều tháng. Tính không chắc chắn này dẫn đến việc tiêu dùng lãng phí, nghiện rượu và sự trì trệ về thể lực. - Người bị ảnh hưởng phải có chiến lược sinh kế hiệu quả trước khi họ tái định cư. Một phần của kế hoạch phải bao gồm việc thảo luận với những người tái định cư về những gì họ có thể làm tại điểm tái định cư để có thu nhập, loại cây trồng gì họ có thể trồng và dịch vụ khuyến nông cần thiết nào mà họ có thể cần tới để giúp đỡ họ tại môi trường mới. - Việc đền bù phải dành cho những người mà sinh kế phụ thuộc vào các dòng sông hoặc hai bên bờ sông mà giờ đây phải tái định cư ở xa con sông. - Việc đền bù phải giành cho đầu tư cơ sở hạ tầng được làm theo các cộng đồng theo nơi ở cũ và những chi phí cho xây dựng (thí dụ hệ thống kênh dẫn nước xây dựng cho các hộ hoặc một nhóm hộ). Những đầu tư này có thể không còn được các cộng đồng sử dụng và sẽ phải được tái xây dựng tại khu tái định cư mới. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Nhà máy thuỷ điện Sơn La là một dự án thuộc các công trình quan trọng quốc gia và là công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á. Đây là là dự án có số lượng di dân và tái định cư lớn nhất từ trước đến nay. Tới năm 2010, sẽ có 91.000 người hoặc 18.968 hộ tại 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, dự kiến sẽ được tái định cư. Những hộ dân này sẽ phải di chuyển xa khoảng từ 50 đến 100 km so với nơi ở hiện nay và sẽ không còn được tiếp cận với sông Đà - là nguồn sinh kế chính của họ. - Sinh kế là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Sinh kế được cấu thành từ 5 nguồn lực: nguồn nhân lực, nguồn lực xã hội, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. - Đời sống của người dân tái định cư trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% số hộ nghiên cứu. Thu nhập bình quân của khu vực chỉ 12,0 triệu đồng/hộ/năm, tương ứng với 3,7 triệu đồng/khẩu/năm, rất thấp so với bình quân chung của cả nước, thấp hơn chuẩn nghèo năm 2009. Cơ cấu thu nhập nghèo nàn, phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp (96%). - Một số loại hình sinh kế chủ yếu của cộng đồng, trong đó quan trọng nhất là nương rẫy, lúa nước, chăn nuôi, trồng rừng, bảo vệ rừng. Hầu hết các loại hình sinh kế đều dựa trên cơ sở khai thác thô các nguồn tài nguyên, phụ thuộc vào thiên nhiên. Thu nhập từ các loại cây ngắn ngày trên nương rẫy, nguồn thu chủ yếu của cộng đồng (chiếm 55% tổng thu nhập) lại thấp và không ổn định do trình độ canh tác và đầu tư thấp, cơ cấu cây trồng chưa phù hợp, thiếu đất canh tác, đất xấu, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. Nhiều tiềm năng của địa phương như chăn nuôi đại gia súc, kinh tế vườn hộ, khai thác và phát triển lâm sản ngoài gỗ chưa được phát huy một cách đúng mức. Đói nghèo vì vậy trở thành áp lực lớn đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái, đặc biệt là đối với đất sản xuất nông nghiệp. - Tận dụng đất bán ngập sản xuất nông nghiệp tại vùng hồ thủy điện Sơn La sẽ làm giảm áp lực về đất sản xuất cho nhu cầu TĐC nói chung và các hộ TĐC ven hồ nói riêng và góp phần ổn định cuộc sống của người dân sau TĐC. Theo tính toán ngoài đất sản xuất được cấp theo tiêu chuẩn định mức TĐC bình quân 1,5 ha/hộ, các hộ TĐC ven hồ sẽ có thêm 0,33 ha/hộ đất bán ngập để sản xuất. Sử dụng đất bán ngập là một trong cơ sở căn cứ thực tiển để bố trí TĐC ven hồ trên địa bàn các xã có dân bị ngập. Sản xuất nông nghiệp trên đất bán ngập sẽ góp phần ổn định cuộc sống cho các hộ dân sau TĐC của các xã ven hồ. Diện tích đất bán ngập phần lớn tập trung ở xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu. - Việc sử dụng đất bán ngập trong sản xuất cũng cần có những tiêu chí nhất định: Thời gian hở đất đủ để gieo trồng ít nhất 1 vụ sản xuất trong năm và trùng với thời vụ gieo trồng của nông dân; Khu vực đất bán ngập có độ dốc dưới 10o đây là độ dốc có điều kiện để canh tác thuận lợi, cây trồng hàng năm bảo đảm khi nước vừa mới rút, đất còn ướt có thể là đất, gieo hạt kịp thời vụ; Vị trí khu đất không xa khu dân cư TĐC, có đường giao thông, đi lại dễ dàng bằng thuyền cho người dân; Diện tích phải tập trung, không manh mún, địa hình tương đối bằng phẳng; Có điều kiện để khai hoang xây dựng, cải tạo đồng ruộng với chi phí không cao; Đất đai khu vực bán ngập phải phù hợp với các loại cây trồng hàng năm, không xen lẫn sỏi đá, tầng dày đất phải trên 25cm, không bị bào mòn rửa trôi khi nước hồ lên xuống. - Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần giải quyết nhằm đảm bảo sinh kế cho các hộ dân như: còn chậm trễ về mặt hành chính, về nguồn nhân lực như đào tạo nghề, hỗ trợ kỹ thuật canh tác mới; Về nguồn lực tự nhiên như đất đai, nguồn nước, cây trồng...; Về nguồn lực vật chất như nhà ở, giao thông, điện, trường học, trạm y tế..; Về nguồn lực tài chính như chậm hỗ trợ tái định cư, vấn đề quản lý tiền của các hộ dân được nhận đền bù... chưa được thực hiện đầy đủ, các vấn đề quản lý tiền mặt cho đền bù, về với vùng nhận dân tái định cư và về điều kiện sống chưa được quan tâm đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân tái định cư, gây bất ổn trong tâm lý của người dân. Để giải quyết vấn đề trên, một số giải pháp được đưa ra là: Giải pháp về nguồn nhân lực: Giúp người dân nhận thức được rằng họ cần phải năng động hơn và có động lực hơn trong việc tìm và huy động các giải pháp nhằm phát triển sinh kế cho chính bản thân họ. Đào tạo nghề cho người dân, giúp họ có kỹ năng lao động phù hợp với điều kiện mới, đặc biệt là sản xuất trên đất bán ngập. Nâng cao năng lực quản lý của cộng đồng và chính quyền địa phương. Giải pháp về nguồn lực xã hội: Tăng cường công tác dân vận nhằm tạo ra sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc đối với chủ trương, chính sách tái định cư. Phân cấp mạnh và trao quyền cho các cấp cơ sở, nhất là cấp huyện, thị, gắn với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quy hoạch và cán bộ trực tiếp làm công tác di dân, tái định cư. Tạo thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, có mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường, có hướng chuyển dịch các hoạt động kinh tế để đáp ứng nhu cầu thị trường Giải pháp về nguồn lực tự nhiên: Tận dụng đất bán ngập tại các vùng hồ chứa thủy điện để sản xuất. Ban hành quy chế quản lý khai thác vùng hồ chứa nói chung và trên vùng đất bán ngập nói riêng. Cần có sự khảo sát kỹ lưỡng về quỹ đất cũng như điều kiện, chất lượng đất đai tại nơi dự kiến nhận dân tái định cư để giao cho dân đưa vào sản xuất. Giải pháp về nguồn lực vật chất: Khuyến khích các hộ tái định cư tự lập phương án sản xuất theo quy hoạch phê duyệt. Nhà nước hỗ trợ vận chuyển, san ủi nền, nhân dân tự tháo dỡ nhà cũ, lắp dựng tại nơi ở mới theo sở thích. Nâng cao cơ sở hạ tầng. Bảo đảm ổn định sinh kế cho cộng đồng dân đến định cư và cộng đồng dân sở tại trên các mặt như: nhà ở, an ninh lương thực, việc làm, phát triển sản xuất, giao thông. Đầu tư mở rộng quy mô trường học, trạm xá, chợ... cũ của xã để tăng năng lực phục vụ dân trong đó do dân tái định cư. Cung cấp đầy đủ thông tin về mực nước hồ chứa đến tận người dân Giải pháp về nguồn lực tài chính: Cần có một tổ chức đứng ra quản lý số tiền đền bù cho người dân tại mỗi điểm tái định cư. Tổ chức này sẽ cùng người dân bàn bạc, lập kế hoạch khôi phục sinh kế để sử dụng tiền đền bù một cách thiết thực và hiệu quả nhất cho người dân. Số tiền đền bù được quản lý chung dưới dạng một quỹ phát triển và cộng đồng sẽ cùng quyết định sử dụng số tiền này để tạo ra các nguồn sinh kế khác thay cho nguồn sinh kế bị mất do việc tái định cư gây ra. 5.2. Đề nghị - Để sử dụng có hiệu quả đất bán ngập để sản xuất nông nghiệp đề nghị có sự phối hợp giữa địa phương và nhà máy thủy điện thông tin kịp thời lịch điều tiết mực nước hồ trong các tháng mùa vụ sản xuất tạo điều kiện để các hộ gia đình tổ chức sản xuất chủ động hơn. - Đề nghị chủ đầu tư ban hành quy chế quản lý khai thác vùng hồ Sơn La trong đó có việc khai thác sử dụng đất bán ngập sản xuất nông nghiệp và có hình thức thích hợp về quyền sử dụng đất bán ngập để gắn với quyền lợi và trách nhiệm của các hộ dân sử dụng với nhà máy thủy điện. - Sản xuất trên đất bán ngập tại hồ Sơn La là hình thức canh tác mới đối với đồng bào các dân tộc, vì vậy đề nghị các cấp chính quyền huyện và tỉnh, Ban QLDA di dân TĐC cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho các hộ gia đình về bố trí mùa vụ, làm đất, gieo trồng, chọn giống, chăm sóc và thu hoạch. Tổ chức cho các hộ tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất bán ngập tại vùng hồ Hòa Bình, xây dựng các mô hình canh tác trong thời gian đầu để hạn chế rủi ro trong sản xuất. Đề nghị các địa phương tỉnh, huyện quan tâm và chỉ đạo cụ thể sản xuất trên đất bán ngập như chỉ đạo sản xuất trên đất không ngập. Lưu ý đến các giải pháp nâng các nguồn lực: nguồn nhân lực, nguồn lực xã hội, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. - Đề nghị đầu tư xây dựng đồng ruộng, khai hoang giải phóng mặt bằng triệt để vùng đất bán ngập có khả năng canh tác để khi hồ chứa Sơn La đi vào vận hành khai thác có thể canh tác được ngay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 2. Đặng Nguyên Anh (2007), Tái định cư cho các công trình thuỷ điện ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, (số 8/2007). 3. Ban Quản lý dự án thuỷ điện Sơn La (2002), Dự án quy hoạch bố trí dân cư tỉnh Sơn La giai đoạn 2003 - 2010, Hà Nội. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), Báo cáo Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, Hà Nội. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), Báo cáo Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La (Tài liệu đã chỉnh sửa theo Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La). 6. Phạm Mộng Hoa và Lâm Mai Lan (2000), Tái định cư trong các dự án phát triển: Chính sách và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Vũ Công Lân, Nguyễn Việt Hải và các cộng sự (2007), Báo cáo phân tích tác động giảm nghèo thông qua đầu tư công đến tái định cư tại Tây Nguyên - Dự án “Giám sát và đánh sát việc thực hiện CPRGS trong lĩnh vực nông thôn Việt Nam" - TF052631, Hà Nội. 8. Ngân hàng Phát triển châu Á (1995), Cẩm nang về tái định cư - Hướng dẫn thực hành. 9. Ngân hàng Phát triển châu Á (2000), Chính sách tái định cư không tự nguyện ở Việt Nam. 10. Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 11. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003. 12. Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg Ngày 29 tháng 11 năm 2004, của Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La. 13. Quyết định số 02/2007/qđ-ttg ngày 09 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La. 14. Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 8 tháng 5 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ- TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ. 15. Bùi Đình Toái (2004), Sử dụng PRA trong việc tăng cường khả năng giảm thiểu tác hại của ngập lụt của cộng đồng địa phương, Đại học Huế. 16. Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 7 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Nghị định Chính phủ 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 17. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020, Sơn La. 18. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Sơn La, Sơn La. 19. UBND huyÖn ThuËn Ch©u tỉnh Sơn La (2006) B¸o c¸o quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi huyÖn ThuËn Ch©u, tØnh S¬n La giai ®o¹n 2006 – 2020, Sơn La. 20. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2006), Rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La, Hà Nội. 21. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2007), Báo cáo tổng hợp quy hoạch các vùng sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho vùng tái định cư Thuỷ điện Sơn La, Hà Nội. 22. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2007), Quy hoạch bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý vùng bán ngập công trình Thuỷ điện Sơn La, Hà Nội. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG ĐỜI SỐNG HỘ GIA ĐÌNH TÁI ĐINH CƯ Phần chung: - Tỉnh: Sơn La Huyện: ............. Xã: ................ Thôn: ................................. - Họ tên chủ hộ: .......................... Giới tính: ........ Năm sinh: ....... Dân tộc: ............ - Trình độ văn hóa: ..................... Tổng số người trong hộ: ........Số Nam: Số Nữ: Phần chi tiết: Anh, chị chuyển về đây khi nào ? Ngày ........... tháng .......... năm .......... Anh, chị đã nhận được loại đền bù và hỗ trợ nào? - Bằng tiền mặt?  - Nhà ở?  - Đất?  - Khác? , cụ thể: + ....................................................................................................................... Anh, chị đã nhận được bao nhiêu tiền? ............................... Năm nào? ........... Anh, chị có nhận đầy đủ tiền như đã được hứa không? Có . Không . Nếu không, anh chị còn bao nhiêu tiền nữa? ......................... Anh, chị có làm những thủ tục gì để nhận được nốt số tiền còn lại? ................ ....................................................................................................................... Theo anh chị, số tiền đền bù như vậy có thỏa đáng cho hộ gia đình không? Có  Không  Nếu Không, theo anh chị, bao nhiêu mới thỏa đáng: ....................................... Nếu anh, chị được đền bù bằng nhà, anh, chị có hài lòng với nhà đó không? Có  Không  Nếu không, tại sao? ........................................................................................ So sánh nhà ở nơi mới với nhà ở cũ: Thuận tiện hơn  Ít thuận tiện hơn  Rộng hơn  Hẹp hơn  Anh chị có mong muốn nhà nước cấp tiền mặt để anh chị có thể tự xây nhà không? Có  Không  Anh, chị có được nhận đầy đủ diện tích đất như đã hứa không? Có  Không  So sánh đất canh tác nơi ở mới với nơi ở cũ: Nhiều hơn  Bằng  Ít hơn  Tốt hơn  Bằng  Xấu hơn  Đi gần hơn  Bằng  Xa hơn  Anh chị có đủ lương thực ăn trong năm không? Có  Không  So sánh với thời gian trước khi anh, chị chuyển đến đây thì như thế nào? ………………………………………………………………………………………... Từ khi chuyển đến đây, gia đình anh, chị có bị thiếu đói không? Có  Không Nếu Có, + Thiếu mấy tháng trong một năm: ............ + tại sao? ....................................................... + Thỉnh thoảng hay thường xuyên Anh, chị có được đi lấy củi và khai thác tận thu các lâm sản trong rừng của cộng đồng hoặc rừng của nhà nước không? Có  Không  Các nguồn thu nhập bằng tiền mặt chính của gia đình anh chị là gì? Ở nơi ở cũ Nơi ở mới Từ sản phẩm trồng trọt   Từ vật nuôi   Từ gỗ lấy từ rừng   Từ sản phẩm khác   Từ nguồn khác .................. So với thu nhập của gia đình ở nơi ở cũ: Nhiều hơn  Bằng  Ít hơn  Thắp sáng trong nhà: Ở nơi ở cũ Nơi ở mới Từ lưới điện quốc gia   Máy phát thủy điện nhỏ   Đèn dầu   Nhiên liệu để đun nấu thông dụng nhất trong gia đình anh chị là gì? Củi  Rơm  Lá cây  Khác ............................. Gia đình anh chị có đủ chất đốt so với nơi ở cũ không? Có  Không  Nếu Không, tại sao? ................................................................................................ Gia đình anh chị lấy nước sinh hoạt và nước ăn ở đâu? Ở nơi ở cũ Nơi ở mới Giếng xây   Giếng đào   Sông, suối   Nước máy   Khác ......... Anh chị có bao giờ bị thiếu nước dùng không? Không  Có; Nếu Có, thiếu bao nhiêu tháng trong năm? ............ tháng So sánh với nước sinh hoạt ở nơi ở cũ: Nhiều hơn  Bằng  Ít hơn  Tốt hơn  Bằng  Kém hơn  Đi lấy gần hơn  Bằng  Xa hơn  Đi học. Tại khu tái định cư có xây trường học cho trẻ em không? Có  Không ; Nếu có, trường cấp mấy: Mầm non  Tiểu học  Trung học Cơ sở  Khác ..... So sánh với trường học ở nơi ở cũ: Tốt hơn  Bằng  Kém hơn  Đi gần hơn  Bằng  Xa hơn  Con cái anh chị có được đi học không: Có  Không  Nếu Không, tại sao ? ................................................................................................. Tại khu dân cư có trạm y tế nào không? Có  Không ; Nếu Có, trạm y tế có được trang bị đầy đủ không? Có  Không ; So sánh với trạm y tế ở nơi ở cũ: Tốt hơn  Bằng  Kém hơn  Đi gần hơn  Bằng  Xa hơn  Anh chị hoặc người trong gia đình của anh chị có được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh kịp thời khi đau ốm không? Có  Không  Nếu Không, tại sao ....................................................................................................... Anh, chị vẫn duy trì các hoạt động văn hóa và các phong tục, tập quán mà anh chị vẫn làm trước kia không? Có  Không  Nếu Không, tại sao ................................................................................................. Tại thôn mới có xây nhà văn hóa không? Có  Không ; Nếu có, nó có được xây theo kiểu truyền thống không? Có  Không  Anh chị có hài lòng với nhà đó không? Có  Không  ; Tại sao ………………. Chợ nông thôn: Tại khu dân cư có chợ không? Có  Không  Anh chị thường đi đến chợ gần nhất bằng phương tiện gì? Đi bộ  Xe đạp  Xe máy  Thuyền  Phương tiện khác: ................. Từ nhà anh chị đến chợ gần nhất hết bao nhiêu lâu ? ............ giờ. So sánh với chợ ở nơi ở cũ: Tốt hơn  Bằng  Kém hơn  Đi gần hơn  Bằng  Xa hơn  Tại cộng đồng đang ở có dự án tạo thu nhập nào không? Có  Không ; Nếu có, anh chị có được khuyến khích để tham gia không? Có  Không ; Nếu Không, tại sao? ................................................................................................... Dự án có giúp cải thiện thu nhập của gia đình không? Có  Không  Tại sao? ....................................................................................................................... Cuộc sống của anh chị tại nơi tái định cư tốt hơn hay tồi hơn so với cuộc sống ở nơi ở cũ? Tốt hơn , Tại sao? ......................................................................... Bằng , Tại sao? ......................................................................... Kém hơn , Tại sao? ........................................................................ Theo anh, chị, cần phải làm gì để cải thiện đời sống của người dân tại nơi tái định cư? ................................................................................................................. ....................................................................................................................................... Ngày tháng năm 2009 Người điều tra Đại diện UBND xã Chủ hộ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09017.doc
Tài liệu liên quan