SGD Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Lời mở đầu Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng quan trọng bậc nhất, với hoạt động nghiệp vụ đa dạng và phức tạp. Trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập tại sở giao dịch của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam, tôi đã có sự tiếp cận đầu tiên với hoạt động thực tiễn của ngân hàng. Dưới đây, tôi xin trình bày đôi nét về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức hoạt động và chức năng của các phòng ban, những kết quả hoạt động kinh doanh của SGD trong ba năm gần đây, cùng những thuận lợi, khó khăn

doc31 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu SGD Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà SGD gặp phải, cũng như những định hướng hoạt động của SGD trong tương lai. Bài viết sẽ cung cấp những hiểu biết cơ bản nhất về SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam. 1. Giới thiệu chung về SGD Quá trình hình thành và phát triển của SGD Ngày 1 tháng 4 năm 1963, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức được thành lập theo quyết định số 115/ CP do hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/ 10/ 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lí ngoại hối trực thuộc NHTW( nay là NHNN Việt Nam). Ngày 21/ 09/ 1996, thống đốc NHNN kí quyết định số 286/ QĐ – NH5 thành lập ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam theo mô hình tổng công ty Nhà nước. Tháng 6/ 2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức trở thành ngân hàng cổ phần, trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên ở nước ta được cổ phần hóa. Tên giao dịch quốc tế của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là Bank for foreign trade of Vietnam, viết tắt là Vietcombank. Ngày 1/ 4/ 1991, SGD ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thành lập theo nghị quyết 125/ NQ – NHNT. HĐQT nhưng vẫn trực thuộc Vietcombank trung ương. SGD có vai trò là một bộ phận chức năng chính phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Ngày 28/ 12/ 2005, theo quyết định số 1215/ QĐ NHNT. TCCB&ĐT của Hội đồng quản trị ngân hàng Ngoại Thương, SGD ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam tách ra hoạt động độc lập. SGD chính thức trở thành một chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Lúc này, SGD đóng tại tòa nhà trụ sở của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ở 198 Trần Quang Khải- Q. Hoàn Kiếm- Hà Nội. Bên cạnh những thuận lợi về ưu thế và thương hiệu của SGD trước đây, ban đầu SGD cũng gặp nhiều khó khăn do sự xáo trộn về tổ chức, quan hệ khách hàng, nhiều nghiệp vụ mới được đưa vào tiến hành,…, nhưng với cố gắng của ban giám đốc và đội ngũ cán bộ nhân viên, SGD cũng đã nhanh chóng đi vào ổn định, bắt nhịp ngay với hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đầu năm 2008, SGD chuyển trụ sở làm việc ra địa chỉ mới là 31 – 33 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Ở đây có mặt bằng lớn hơn, cơ sở tốt hơn, tạo điều kiện cho hoạt động của Sở thuận tiện hơn. Dù SGD đã tách ra Hội sở chính NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam nhưng nó vẫn là một đơn vị trực thuộc NHTMCP Ngoại thương VN và không có tư cách pháp nhân. Tuy nó có con dấu riêng, nhưng không có tài sản riêng, mà tài sản do NHTMCP Ngoại thương trung ương cấp. SGD vẫn là một đơn vị hạch toán phụ thuộc với NHTMCP Ngoại Thương VN. 1.2. Chức năng hoạt động của SGD Sở giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NHTMCP Ngoại thương VN và thực hiện các chức năng sau: - Huy động vốn: + Nhận tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kì phiếu ngân hàng + Tiếp nhận vốn do NHTMCP Ngoại thương Việt Nam phân bổ. + Các nguồn khác không trái với quy định của pháp luật. Cho vay: Cho vay bằng VNĐ, ngoại tệ đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo quyền hạn và hạn mức do TGĐ của NHTMCP Ngoại thương VN ủy quyền. Chỉ cho vay với thời hạn tối đa là 10 năm, với thời hạn lớn hơn thì phải chuyển lên hội sở chính. Thực hiện dịch vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như mở LC, thu chi hộ, chuyển tiền, dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng, kinh doanh ngoai hối trong phạm vi mua- bán ngoại tệ với khách hàng, Cung cấp dịch vụ gửi, bảo quản các tài sản có giá Dịch vụ phát sinh về tiền gửi, tiền vay theo quy chế quản lí vốn của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Lập báo cáo tài chính Thực hiện công tác quản lí ngân quỹ theo quy định. Lập báo cáo kết quả hoạt động và chuyển lên hội sở chính Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tổ chức quản lí cán bộ: được Hội đồng quản trị và tổng giám đốc giao chức năng và nhiệm vụ từng thời kì. 2. Bộ máy tổ chức của SGD và chức năng của các phòng ban Cơ cấu tổ chức của SGD ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam gồm có: 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, 24 phòng ban ở 198 Trần Quang Khải và 31-33 Ngô Quyền và 15 phòng giao dịch nằm rải rác trên địa bàn thành phố Hà Nội với hơn 500 nhân sự. Mỗi phòng có một chức năng, nhiệm vụ riêng, khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác nhau. Có thể chia 24 phòng ban này thành 4 nhóm như sau: (1) Nhóm tín dụng: Các phòng thuộc nhóm này thực hiện các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. (2) Nhóm thanh toán : Các phòng thuộc nhóm này có chức năng thực hiện công tác thanh toán. (3) Nhóm kinh doanh dịch vụ: Các phòng thuộc nhóm này thực hiện hoạt động ngoài hoạt động tín dụng của ngân hàng và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. (4) Nhóm hỗ trợ: Các phòng thuộc nhóm này có chức năng hỗ trợ cho hoạt động của SGD. Sơ đồ tổ chứcTổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng bảo lãnh Phòng đầu tư dự án Phòng khách hàng Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng Phòng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Phòng quản lí nợ Phòng quản lí rủi ro Phòng thanh toán xuất khẩu Phòng thanh toán nhập khẩu Phòng vay nợ viện trợ Phòng tiết kiệm Phòng kế toán giao dịch Phòng khách hàng đặc biệt Phòng ngân quỹ Phòng hối đoái Phòng thanh toán thẻ Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ Tổ quản lí quỹ ATM Phòng kế toán tài chính Phòng hành chính quản trị Phòng quản lí nhân sự Phòng tin học Tổ Đảng đoàn Phòng kiểm tra nội bộ Nhóm tín dụng Nhóm thanh toán Nhóm kinh doanh dịch vụ Nhóm hỗ trợ Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Chức năng của các phòng ban: Nhóm tín dụng Phòng bảo lãnh: Cung cấp các sản phẩm về bảo lãnh, tái bảo lãnh cho khách hàng là cá nhân, tổ chức. Phòng đầu tư dự án: Cấp tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng, tín dụng giành cho các dự án đầu tư; Là đầu mối xử lí các yêu cầu liên quan đến khách hàng về đầu tư dự án Phòng khách hàng: Chức năng: Cung cấp tín dụng ngắn hạn cho các khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn; Là đầu mối duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng; Phân tích rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng Nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng kế hoạch kinh doanh Xây dựng, triển khai chính sách khách hàng Thiết kế các sản phẩm phù hợp với khách hàng và triển khai các sản phẩm marketing tới khách hàng Đẩu mối xử lí các yêu cầu liên quan đến khách hàng trêm tất cả các lĩnh vực(duy trì liên lạc thường xuyên với khách hàng, cung cấp các thông tin liên quan đến khách hàng cho các phòng ban khác; đàm phán, kí kết hợp đồng cung ứng dịch vụ đến khách hàng) Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản lí các khoản tín dụng theo quy trình, quy định hiện hành Thực hiện chính sách quản lí rủi ro tín dụng và quản lí danh mục khách hàng Cung cấp thông tin về khách hàng cho phòng/ bộ phận quản lí nợ Giao đầy đủ, cập nhật hồ sơ tín dụng theo quy trình tín dụng cho phòng/ bộ phận quản lí nợ để lưu giữ và cập nhật thông tin trên hệ thống Chịu trách nhiệm về chất lượng tín dụng và chỉ tiêu lợi nhuận được giao đối với khách hàng. Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng: Cung cấp tín dụng cho khách hàng là cá nhân, đáp ứng cho tiêu dùng và mua trả góp như mua nhà trả góp, mua ô tô trả góp… Phòng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cung cấp sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Phòng quản lí nợ: Quản lí các hồ sơ vay vốn; Theo dõi thu hồi gốc, lãi, chế độ giải ngân), đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp với số liệu trên hồ sơ; Quản lí rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng, đảm bảo các khoản cấp tín dụng tuân thủ các quy định trong Quy trình tín dụng. Phòng quản lí rủi ro: quản lí về các khoản tín dụng đảm bảo cấp tín dụng tuân thủ các quy định, theo dõi, xử lí đối với các khoản tín dụng có vấn đề, quá hạn.. Nhóm thanh toán Phòng thanh toán xuất khẩu: Nhận LC từ nước ngoài, kiểm tra tính hợp lí, hợp lệ của LC, chiết khấu chứng từ hàng xuất, hạch toán chuyển tiền về. Phòng thanh toán nhập khẩu: cung cấp các sản phẩm ngân hàng phục vụ hoạt động nhập khẩu, mở LC, chuyển tiền sang bên bán. Phòng vay nợ viện trợ: Quản lí, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại, nhận và viện trợ các khoản vay viện trợ; Tham mưu cho BGĐ về nguồn vốn viện trợ. Phòng tiết kiệm: là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện công tác huy động vốn tiết kiệm bằng VNĐ và bằng ngoại tệ tại SGD theo đúng chế độ và quy định tại SGD. Nhóm kinh doanh dịch vụ Phòng kế toán giao dịch: Phục vụ khách hàng cư trú hoặc không cư trú có quan hệ với SGD, cung cấp các sản phẩm thanh toán cho các khách hàng là tổ chức kinh tế ( như trả lương qua tài khoản, dịch vụ thanh toán…) Phòng khách hàng đặc biệt: Cung cấp tất cả các sản phẩm dành cho các cá nhân đặc biệt ( như có số dư hoạt động lớn, là quan chức các ngành, bộ, cán bộ lãnh đạo của các tổ chức kinh tế..); Xây dựng chính sách cho khách hàng đặc biệt. Phòng ngân quỹ: Là phòng triển khai thực hiện công tác quản lí giấy tờ có giá tại SGD, thu chi tiền mặt VN Đ, ngoại tệ đảm bảo đúng quy trình, chế độ quản lí kho quỹ của Nhà nước, của ngành, của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Phòng hối đoái: Cung cấp sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân (cư trú hoặc không cư trú), cụ thể là quản lí hồ sơ, thông tin khách hàng là cá nhân mở tài khoản tại phòng; quản lí và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng cá nhân; chuyển tiền trong nước của khách hàng cá nhân; quản lí các chứng từ có giá, phục vụ cho nghiệp vụ của phòng. Phòng thanh toán thẻ: Phát hành thẻ (gồm có thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng); triển khai các sản phẩm thẻ của Ngân hàng ngoại thương, chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp thị sản phẩm thẻ đến khách hàng. Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ: Quản lí vốn theo cơ chế quản lí vốn tập trung; Mua bán ngoại tệ theo nguyên tắc mua đứt bán đoạn; tư vấn, tham mưu cho BGĐ lãi suất huy động, tỉ giá; Chuyển vốn giữa ngân hàng với ngân hàng khác; Thực hiện dự trữ bắt buộc của SGD. Tổ quản lí quỹ ATM: Cung ứng các dịch vụ, làm đầu mối xử lí các sự cố hoặc đề xuất xử lí các sự cố phát sinh để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống máy ATM của SGD. Nhóm hỗ trợ Phòng kế toán tài chính: Hạch toán, kế toán các khoản thu chi tài chính, hạch toán tài sản cố định, chi phí của dự án; Thanh toán bù trừ cũng như cân đối tài khoản kế toán phụ cho hoạt động tác nghiệp của các phòng nghiệp vụ (hạch toán doanh thu phát hành thẻ ATM, thu ngoại tệ…) Phòng hành chính quản trị: Hành chính: thực hiện các hoạt động văn thư, lễ tân, đóng dấu, luân chuyển công văn. Quản trị: đảm bảo cơ sở vật chất cho các phòng ban, quản lí đội ngũ lao động, lái xe, bảo vệ. Phòng quản lí nhân sự: Tham mưu cho ban giám đốc về bộ máy, quản lí cán bộ nhân viên, tham mưu về việc giải thể, sáp nhập, chia tách các đơn vị bộ máy SGD; Quản lí cán bộ nhân viên về hoạt động lao động, bố trí điều động cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiến hành công tác BHXH cho người lao động, đề xuất công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ công nhân viên; quản lí tiền lương đối với người lao động. Phòng tin học: Đảm bảo hệ thống thông tin, máy móc; lập trình theo yêu cầu của các phòng ban. Tổ Đảng, đoàn: phổ biến, kiểm tra, giám sát công tác đoàn, Đảng của SGD. Phòng kiểm tra nội bộ: chuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương chính sách, quy chế của SGD ở các phòng, tổ nghiệp vụ. Hệ thống phòng giao dịch: thực hiện đa chức năng từ huy động vốn, thanh toán, tín dụng, séc, chuyển tiền… theo quy định. 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD 2006 – 2008 3.1. Huy động vốn Tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐ ước đến 31/ 12/ 2008 đạt 40.500,75 tỉ VNĐ, tăng 21,07% so với cùng kì năm 2007. Trong đó, vốn huy động bằng VNĐ ước đạt 25.701,51 tỉ đồng, tăng 59,20% so với cùng kì năm 2007, chủ yếu nhờ tiền gửi có kì hạn của các tổ chức kinh tế và vốn huy động bằng ngoại tệ quy USD ước đạt 896,33 tr.USD, giảm 16,56% so với cuối năm 2007. Năm 2008 là năm nền kinh tế có nhiều khó khăn và SGD cũng gặp phải những khó khăn trong tình hình chung. Cụ thể như sau: Lãi suất tiền gửi của các TCKT tăng cao, có thời điểm ngang bằng với lãi suất huy động từ dân cư, đồng thời việc phát sinh thêm các kì hạn huy động ngắn như 1 tuần, 2 tuần, đã góp phần làm tăng tiền gửi có kì hạn VNĐ của các TCKT. Mức chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng cổ phần và SGD là khá lớn, đồng thời các NHTMCP và các ngân hàng nước ngoài có các gói sản phẩm tiền gửi rất đa dạng, kết hợp với các chương trình khuyến mại hấp dẫn đã hút bớt một phần tiền gửi của dân cư cả ở VNĐ và USD. Trong năm 2008, Tổng công ti dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên đã chuyển đi khỏi hệ thống VCB một lượng vốn lớn, riêng tại SGD lên đến 100 tr.USD cũng đã góp phần làm cho số dư tiền gửi bằng ngoại tệ của TCKT tại SGD giảm đáng kể. Thêm vào đó, lãi suất huy động VNĐ tăng cao nên người dân có xu hướng chuyển từ ngoại tệ sang VNĐ để gửi tiết kiệm, dẫn đến vốn huy động bằng ngoại tệ từ dân cư giảm mạnh. Lãi suất huy động liên tục tăng cao trong khi lãi suất cho vay chịu mức trần 150% LSCB đã ảnh hưởng đáng kể đến chi phí huy động vốn của SGD. Tỉ lệ lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng đến lượng tiết kiệm của đối tượng này. Tỉ trọng cho vay trực tiếp nền kinh tế chỉ chiếm khoảng 12% tổng nguồn vốn huy động. Phần vốn dư thừa SGD gửi ở hội sở chính nên lợi nhuận của SGD phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất nhận gửi nội bộ của hội sở chính, nên cũng gián tiếp ảnh hưởng đến lãi suất huy động đầu vào của SGD. Tiền gửi của các TCKT quy VNĐ đến 31/ 12/ 2008 ước đạt 29.125,36 tỉ VNĐ, tăng 7.866,28 tỉ đồng (37%) so với cuối năm 2007. Trong đó, tiền gửi VNĐ tăng 9.768,28 tỉ đồng (81,79%) ( riêng từ nguồn IPO VCB của SCIC là 5.650 tỉ đồng) và tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ giảm 129 tr.USD (22,33%) so với năm 2007. Tiền gửi bằng ngoại tệ quy USD lại giảm 129,10 tr.USD (16,56%) so với năm 2007. Tiền gửi của dân cư giảm cả ở VNĐ và USD. Ước đến 31/ 12/ 2008, tiền gửi của dân cư chỉ đạt 3.990,83 tỉ đồng và 447,25 tr. USD, giảm tương ứng 5,02% và 9,83% so với cuối năm 2007. Trong đó, tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng tăng lên, và tiền gửi kì hạn trên 12 tháng giảm, do trong năm 2008 lãi suất huy động VNĐ và USD kỳ hạn dưới 12 tháng cao hơn kỳ hạn trên 12 tháng và có xu hướng tăng từ tháng 1 đến tháng 9 nên khách hàng có xu hướng gửi tiết kiệm ngắn hạn. Bảng 1.1 Huy động tiền gửi của SGD 2006 – 2008 Đơn vị: Tỉ VNĐ, tr.USD Nội dung Năm 2006 Năm 2007 2007/2006 Năm 2008 2008/2007 +/- % +/- % HĐ từ nền KT 34.761,8 33.453,54 -1308,26 -3,76 40.500,75 7047,21 21,07 Theo đối tượng TG của TCKT 18.200,3 21.259,08 3.058,78 16,8 29.125,36 7.866,28 37 TG của cá nhân 14.951,6 12.194,45 -2757,15 -18,44 11.375,39 -819,06 -6,72 Theo loại tiền VNĐ 14.947,1 16.144,01 1.196,91 8,00 25.701,51 9.557,5 59,2 USD 1.231,4 1.074,2 -157,2 -12,77 896,33 -177,87 -16,56 Theo kì hạn Không kì hạn 10.670,1 14.226,68 3.556,58 33,33 10.232,52 -3.994,16 -28,08 TG có kì hạn 22.481,74 23.233,31 751,57 3,34 30.268,23 7.034,92 30,28 Cho vay trực tiếp nền kinh tế quy VNĐ Tổng dư nợ quy VNĐ đến 31/ 12/ 2008 ước đạt 4.677 tỉ đồng, tăng 1.094,03 tỉ VNĐ (30,53%) so với cùng kì năm 2007. Trong đó, dư nợ VNĐ va ngoại tệ quy USD dạt 1.607,77 tỉ đồng, tăng 404,04 tỉ đồng (33,57%) và 185,89 tr.USD, tăng 38,67 tr.USD (26,27%) so với năm 2007. Năm 2008, mặt bằng lãi suất tăng cao, kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng như tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và các chỉ đạo của hội sở chính, SGD đã tập trung vốn vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, phục vụ nhu cầu thiết yếu như lĩnh vực xăng dầu, nông nghiệp nông thôn, cho vay xuất khẩu, hạn chế đầu tư vào lĩnh vực phi sản xuất; phân loại khách hàng dựa trên tiêu chí xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, từ đó đưa ra biện pháp tăng giảm dư nợ cho phù hợp, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và theo đúng lộ trình tăng trưởng tín dụng. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì việc tăng trưởng tín dụng đạt trên 30% của SGD là một kết quả đáng khích lệ. Bảng 2.1 Cho vay trực tiếp nền kinh tế quy VNĐ của SGD 2006 - 2008 Đơn vị: tỉ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 2007/2006 Năm 2008 2008/2007 +/- % +/- % Dư nợ cho vay 2.501,39 3582,97 1.081,58 43,23 4.677 1.094,03 30,53 Dư nợ CV NH 2.071,1 2554,79 483,69 23,35 3.141,56 586,77 22,97 Dư nợ CV TDH 367,47 698,48 331,01 90,08 924,24 225,76 32,32 Dư nợ CV ĐTT 62,82 329,43 266,61 424,4 610,93 281,5 85,45 Nợ quá hạn 52,23 36,40 -15,58 -30,31 36,40 0 0 Tỉ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ của SGD lớn (khoảng 70% tổng dư nợ) nên dư nợ cho vay không ổn định do vốn lưu động thường luân chuyển nhanh. Do đó, trong thời gian tới, SGD sẽ tập trung để nâng dần tỉ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ bằng cách tiếp cận các dự án lớn, hiệu quả. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 39,47% tổng dư nợ của SGD. Dư nợ cho vay thể nhân chiếm 12,13% tổng dư nợ của SGD. Ta thấy rằng, dư nợ cho vay thể nhân của SGD chiếm tỉ trọng thấp là do trong 2 quý đầu năm, thực hiện chỉ đạo thắt chặt tín dụng, để đạt dư nợ theo lộ trình, SGD đã thực hiện chọn lọc khách hàng theo đó, tập trung vào các khách hàng kinh doanh hiệu quả, đồng thời tập trung thu nợ đối với các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn của khách hàng thể nhân nên dư nợ đối với đối tượng này giảm đáng kể. Cho đến cuối năm, chỉ tiêu tín dụng đã có thể nới rộng hơn thì lãi suất cho vay vẫn đang ở mức cao đồng thời tình hình kinh tế khó khăn nên việc tăng dư nợ đối với khách hàng thể nhân tăng không đáng kể. Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay qua các năm * Tình hình xử lí nợ xấu và nợ đã xử lí bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Tính đến quý IV/ 2008, theo báo cáo phân loại nợ: Tổng nợ xấu tại SGD là gần 488 tỉ đồng, tổng dư nợ rủi ro nội bảng là xấp xỉ 4.406 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ TTNB là 11,08%. Năm 2008 là năm nền kinh tế có nhiều bất ổn, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nợ xấu tại SGD ước khoảng 550 tỉ đồng, chiếm 11,2% tổng dư nợ, trong đó riêng nợ xấu của công ti cổ phần Container Vianshin là 359 tỉ đồng, chiếm 65% tổng nợ xấu của toàn SGD. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lí nợ xấu và phòng ngừa rủi ro tín dụng, SGD đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm thu hồi nợ kịp thời như đôn đốc trả nợ, xử lí tài sản của khách hàng, … Đặc biệt, SGD đã thành lập tổ công tác xử lí nợ xấu phát sinh từ phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng để xử lí dứt điểm các khoản nợ tồn đọng của khách hàng thể nhân. Kết quả trong năm đã thu được trên 10 tỉ nợ xấu của khách hàng thể nhân. Tổng số nợ đã thu được năm 2008 là 27,4 tỉ đồng và 1.753,6 nghìn USD. SGD cũng đã lập hồ sơ xin xuất trình ngoại bảng đối với 14 đơn vị có dư nợ đã hạch toán và theo dõi ngoại bảng trên 5 năm không còn khả năng thu nợ và đáp ứng các yêu cầu tại công văn số 943/ CV – NHNT. CN ngày 29/ 8/ 06 và 3447/ CV – NHTMCPMT.CN ngày 24/06/08 về hướng dẫn hồ sơ pháp lí xóa các khoản nợ tồn đọng và nợ đang theo dõi ở ngoại bảng cân đối kế toán. 3.3. Thanh toán xuất nhập khẩu 3.3.1. Thanh toán xuất khẩu Bảng 3.1 Thanh toán xuất khẩu của SGD 2006 – 2008 Đơn vị: tr. USD Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 2007/ 2006 Năm 2008 2008/ 2007 +/- % +/- % Thanh toán LC, nhờ thu -Số bộ 2698 2.133 -565 -20,94 1.705 -428 -20,07 -Giá trị 459,26 258,87 -200,39 -43,63 358,65 99,78 38,54 Doanh số chiết khấu chứng từ 17,4 24,60 7,2 41,38 14,18 -10,42 -42,36 Thanh toán chuyển tiền đến 112,04 223,65 111,61 99,62 211,33 -12,32 -5,51 Năm 2008, doanh số thông báo LC và thanh toán đều có sự sụt giảm về khối lượng giao dịch song giá trị lại tăng khá mạnh so với năm 2007. Sự tăng trưởng này chủ yếu do doanh số của Coalimex, công ti chiếm tới hơn 80% thị phần thanh toán xuất khẩu của SGD. Tuy nhiên, hai tháng cuối năm 2008 doanh số hoạt động của Coalimex đã bị giảm sút rất nhiều do giá than trên thế giới giảm nên công ti không kí được hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Dự báo nếu thời gian tới, tình hình trên không được cải thiện thì sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán xuất khẩu của SGD. Về hoạt động thông báo LC, trong năm 2008, SGD thực hiện 1.516 món, giảm 206 món (11,96%) so với năm 2007. Doanh số thông báo đạt 341,88 tr.USD, tăng 107,33 tr.USD, tương đương 45,76% so với năm 2007. Về thanh toán bằng thư tín dụng LC và nhờ thu, năm 2008, doanh số đạt 358,65 tr. USD, tăng 99,78 tr. USD (38,54%) so với năm ngoái, tuy nhiên thì nếu xét về số tuyệt đối thì vẫn thấp hơn so với năm 2006. Doanh số chiết khấu chứng từ đã không duy trì được mức tăng trưởng 7,2 của năm 2007 mà có còn giảm. Doanh số chiết khấu chứng từ năm nay đạt 14,18 tr.USD, giảm 42,36% so với năm 2007. Nguyên nhân do một số khách hàng thường xuyên chiết khấu tại SGD như công ti Bitexco Nam Long chuyển về thanh toán và chiết khấu tại VCB Thái Bình, công ti TNHH Tùng Lâm giảm doanh số xuất khẩu và giảm giao dịch tại SGD. Về chuyển tiền, trong năm 2007, giá trị chuyển tiền tăng rất cao so với năm 2006 (tăng 111,61%), nhưng năm 2008, doanh số chuyển tiền đạt khoảng 211,33 tr.USD, giảm 12,32 tr.USD (5,51%) so với năm 2007, nhưng vẫn tăng 88,62% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do không còn các khoản chuyển tiền đến công ti Quang Điện Tử, một trong hai công ti (cùng với Vietnam Airlines) thực hiện chuyển tiền đến tại SGD. 33.2. Thanh toán nhập khẩu Bảng 3.2 Thanh toán nhập khẩu tại SGD 2006 - 2008 Đơn vị: tr. USD Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 2007/ 2006 Năm 2008 2008/ 2007 +/- % +/- % Thanh toán LC 1.127,67 1.109,63 -18,84 -1,6 1.075,36 -34,27 -3,09 Thanh toán nhờ thu 26,15 32,65 6,5 24,87 37,00 4,35 13,33 Thanh toán chuyển tiền 1.138,95 1.420,5 281,55 24,72 1.863,61 443,1 31,19 Tổng doanh số thanh toán nhập khẩu 2.562,51 2.562,78 0,27 11,78 2.975,96 413,19 16,12 Năm 2008, tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu của cả 3 phương thức tại SGD đạt 2.975,96 tr. USD, tăng 413,19 tr.USD (tương ứng 16,12%) so với năm 2007. Phương thức thanh toán chuyển tiền vẫn có giá trị lớn nhất trong ba phương thức thanh toán. Giá trị của hoạt động này tăng mạnh (24,72% từ năm 2006 - 2007, và 31,19% từ năm 2007 - 2008). Phương thức thanh toán nhờ thu tuy tốc độ tăng có giảm khá lớn nhưng vẫn đạt giá trị cao hơn năm 2006. Tuy nhiên, thanh toán qua LC đã giảm qua cả hai năm vừa qua. 3.4. Thẻ Bảng 4.1 Thanh toán thẻ của SGD 2006 - 2008 Đơn vị: thẻ, tỷ VNĐ, tr. USD Chỉ tiêu Năm 2008 2008/ 2007 2007/ 2006 +/- % +/- % 1.Thẻ tín dụng quốc tế(tr. USD) - Doanh thu 118,71 6,40 5,70 31,44 38,89 -Tổng phí 2,99 0,08 2,81 0,88 43,13 2. Thẻ tín dụng do SDG phát hành - Thẻ mới 8.918,00 891,00 11,1 993,00 14,12 - Doanh số thanh toán 460,70 68,94 17,60 86,67 28,41 3. Thẻ ATM - Thẻ mới Conect 24 và SG 24 40.200 -9.435 -19,01 10.697 27,47 - DS sử dụng 6.984,47 1.723,53 24,68 2376,58 51,58 4. Thẻ ghi nợ quốc tế - Thẻ mới 12.223 4.487 58 5431,00 235,62 - DS chi tiêu 76,61 21,97 40,21 48,84 842,07 Doanh số thanh toán và phí thu được từ thẻ tín dụng quốc tế trong năm 2008 tăng so với năm trước và tương ứng là 6,4 tr.USD(5,7%) và 0,08 tr.USD (2,81%), tốc độ tăng không cao bằng trong năm 2007. Hoạt động cho vay thanh toán thẻ tín dụng luôn đảm bảo an toàn và không phát sinh nợ khó đòi. Trong năm 2008, số lượng thẻ ATM phát hành không tăng như năm 2007 (27,47%), thậm chí giảm mạnh ( giảm 19,01%). Nguyên nhân do năm 2008, thẻ ghi nợ quốc tế có nhiều chương trình khuyến mại nên khách hàng chuyển từ việc phát hành thẻ ATM sang thẻ ghi nợ quốc tế vì hiện nay giao dịch này vẫn chưa bị thu phí. Tuy vậy, doanh số sử dụng thẻ ATM vẫn tăng cao là 1.723,53 tỷ VNĐ (24,68%). Các máy ATM luôn phải hoạt động hết công suất và phát sinh nhiều giao dịch có lỗi phải tra soát và xử lí. SDG đã thường xuyên phối hợp với nhà cung cấp để bảo trì, bảo dưỡng, xử lí các lỗi kĩ thuật và tra soát… để phục vụ khách hàng kịp thời. 3.5. Kinh doanh ngoại tệ Năm 2008, tình hình cung cầu ngoại tệ có nhiều biến động, gây khó khăn cho SGD trong việc cân đối ngoại tệ để phục vụ khách hàng. Tuy vậy, trạng thái ngoại tệ của SGD vẫn đảm bảo duy trì cân bằng, đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nhu cầu ngoại tệ để thanh toán và trả nợ của khách hàng đồng thời hỗ trợ bán ngoại tệ cho khách hàng của một số chi nhánh VCB trên cùng địa bàn. Bảng 5.1 Doanh số mua bán ngoại tệ tại SDG 2006 - 2008 Đơn vị: tr. Nguyên tệ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 2007/2006 Năm 2008 2008/2007 +/- % +/- % 1.DS mua USD 195,44 2.126,63 172,19 8,81 2.360,22 233,59 10,98 EUR 123,80 115,58 -8,22 -6,64 425,11 309,53 267,79 JPY 43.345,88 51.227,56 7.881,68 18,28 53.587,04 2.359,48 4,61 2.DS bán USD 1.949,52 2.129,12 179,60 9,21 2.357,88 228,75 10,74 EUR 123,84 115,58 -8,26 -66,67 425,05 309,46 267,75 JPY 43.348,43 51.197,81 7.849,38 18,11 53.637,26 2.439,45 4,76 Bảng 5.2 Tỉ giá mua bán USD/ VNĐ trong năm 2007 và 2008 như sau Mua vào CK Bán ra - Thấp nhất Năm 2007 15.975 15.977 Năm 2008 15.815 15.825 - Cao nhất Năm 2007 16.246 16.252 Năm 2008 16.988 16.988 3.6. Hối đoái Doanh số mua bán ngoại tệ tại SGD được điều chỉnh theo nhu cầu thị trường nhưng nhìn chung tăng so với năm ngoái. Về thanh toán séc nhờ thu, phát hành bankdraft, và đổi tiền, số món thực hiện đều giảm khá nhiều, tương ứng là 23,05%, 43,56%, 44,36%, nhưng doanh số thực hiện vẫn tăng khá lớn, tương ứng tăng là 62,18%, 59,87%, 22,52%. Đổi tiền từ khách vãng lai giảm đến 3.475,46 nghìn USD (giảm 17,15% so với năm 2007) là vì khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và mua sắm giảm. Riêng việc bán ngoại tệ tiền mặt tăng cả về số món ( tăng 1.011 món, tức 146,10%), và doanh số (tăng 2.931,52 nghìn USD, tức 412,24%). Hoạt động này phụ thuộc vào nhu cầu ngoại tệ để du lịch, mua sắm các đồ cao cấp như ô tô, máy bay, học tập… của khách hàng. Bảng 6.1 Số liệu hoạt động hối đoái của SGD 2006 - 2008 Đơn vị : 1000 USD Chỉ tiêu 2006 2007 2007/2006 2008 2008/ 2007 +/- % +/- % Thanh toán séc nhờ thu 7.269,83 4.991,44 -2278,39 -31,34 8.095,29 3.103,85 62,18 Phát hành Bankdraf 176,31 155,85 -20,46 -11,60 249,16 93,31 59,87 Đổi tiền 33.275,1 72.901,77 39.626,67 119,09 89.317,60 16.415,83 22,52 -Khách vãng lai 6.171,55 20.266,25 14.094,70 228,38 16.790,79 -3.475,46 -17,15 - Đại lí 27.103,56 52.635,53 25.531,97 94,2 72.526,91 19.891,28 37,79 Bán ngoại tệ tiền mặt 837,05 711,13 -125,92 -15,92 3.642,64 2.931,52 412,24 3.7. Bảo lãnh Hoạt động bảo lãnh tại SGD luôn đảm bảo an toàn và không phát sinh khoản nợ quá hạn do bảo lãnh. Năm 2008, SGD đã phát hành 3015 hợp đồng bảo lãnh, tăng 405 hợp đồng so với năm 2007 (15,52%). Doanh số phát hành và phí thu từ bảo lãnh lần lượt là 1.435 tỷ VNĐ (tăng 1,77% so với năm 2007) và 15,07 tỷ VNĐ (tăng 1,07%). Doanh số bảo lãnh trong nước chiếm tỉ trọng lớn (87,23% năm 2007 và tăng lên 95,99% năm 2008), trong đó bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm trên 50%. Bảo lãnh nước ngoài giảm tỉ trọng từ 12,77% năm 2007 xuống 4,01% năm 2008 và chỉ có bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng. Biểu 7.1 Tỉ trọng các loại bảo lãnh tại SGD năm 2008 Kết quả kinh doanh Năm 2008, ước kết quả kinh doanh của SGD đạt 653,43 tỉ VNĐ lợi nhuận trước thuế, tăng 103,61 tỉ VNĐ (18,85%) so với năm 2007. Trong đó, tổng doanh thu tăng 967,16 tỉ VNĐ (38,04%) và tổng chi phí tăng 807,73 tỉ VNĐ (40,53%) so với năm 2007. Trong năm 2008, SGD điều chỉnh giảm lợi nhuận theo biên bản kiểm toán năm 2007 là 55,81 tỉ VNĐ. Bảng 8.1 Kết quả kinh doanh của SGD 2006 - 2008 Đơn vị: tỷ VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 2008/ 2007 2007/ 2006 +/- % +/- % Thu lãi cho vay 407,14 242,02 180,81 165,12 68,22 61,21 33,85 Thu về kinh doanh ngoại tệ 149.32 83,63 69,61 65,69 78,55 14,02 20,14 Thu dịch vụ ngân hàng 166,68 152,19 153,07 14,50 9.53 -0,88 -0,57 Thu tiền lãi gửi TW 2.707,30 1973,44 1697,46 733,86 37,19 275,98 16,26 Thu khác 79,51 91,52 39,02 -12,01 -13,12 52,5 134.55 Tổng doanh thu 3.509,96 2.542,80 2.139,97 967,16 38,04 402,83 18,82 Trả lãi tiền gửi của khách hàng 2.039,39 1.517,76 1.217,23 521,63 34,37 300,53 24,69 Chi dịch vụ ngân hàng+dự phòng 545,19 332,02 28.62 213,17 64,20 303,4 10.601 Chi thuê tài sản 86,10 61,22 28,41 24,88 40,64 32,81 115,49 Chi quản lí VP và đào tạo 16,78 10,76 5,84 6,02 56,01 4,92 84,24 Chi cho CBNV 68,03 48,52 34,93 19,51 40,22 13.59 38,9 Chi khác(thuế, lệ phí) 38,85 21,78 18,86 17,07 78,37 2,92 15,48 Chi trả lãi vay TW 6,37 0,93 0,44 5,44 588,54 0,49 111,36 Tổng chi phí 2.800,72 1992,98 1334,33 807,73 40,53 649,65 48,36 Điều chỉnh giảm LN năm 2008 theo BB kiểm toán năm 2007 55,81 Lợi nhuận trước thuế 653,43 549,82 805.68 103,61 18,85 -255,86 -31,76 Hoạt động ngân quỹ Trong năm 2008, số lượng tiền giả SGD đã phát hiện và tịch thu gồm: VNĐ: 106.240.000 VNĐ, giảm 155,4 tr.VNĐ (59,39%) USD: 2.160 USD, 120 EUR, giảm tương ứng 0,82% và 48% so với năm 2007. SGD cũng đã trả lại 102 tr.VNĐ tiền thừa cho khách hàng. Trong năm 2008, thu tiền mặt VNĐ tăng 12,5% so với năm ngoái, chủ yếu là lĩnh tiền từ NHNN về nhập quỹ để phục vụ nhu cầu khách hàng. Lượng chi tiền mặt tăng 13,5% so với năm 2007, chủ yếu là tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Trong đó, tổng thu ngoại tệ tăng 63% chủ yếu là ngoại tệ nhập từ nước ngoài tăng 24% so với năm 2007, chi ngoại tệ tăng 62% (trong đó chủ yếu chi lưu thông mà khách hàng kiều hối chiếm khoảng 58%). 4. Những thuận lợi và khó khăn của SGD. 4.1. Thuận lợi Có uy tín cao: SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam là một chi nhánh cấp 1 của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam. Sở được thực hiện tất cả các hoạt động của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam với việc thực hiện ở quy mô lớn, đối tượng rộng so với các chi nhánh khác cùng hệ thố._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5796.doc
Tài liệu liên quan