Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời cho tới khi nhắm mắt xuôi tay, con người có rất nhiều những nhu cầu cần được đáp ứng: nhà để ở, quần áo để mặc, những trò chơi dể giải trí, sách vở để học hành ……….Nhưng dù ở trong quá khứ, hiện tại hay ở tương lai thì có lương thực dể sinh tồn vẫn là nhu cầu cơ bản nhất, thiết yếu nhất của mỗi con người và của cả loài người. Bởi vì con người vẫn có thể sống một cách hoàn toàn bình thường mà chẳng cần đến những toà biệt thự sang trọng, những bộ quần áo đắt đỏ,
23 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Ấn Độ sau cải cách Kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những trò giải trí xa xỉ ……….Nhưng chắc chắn là chúng ta sẽ chết nếu như chúng ta không có lương thực cho dù chúng ta là kĩ sư hay bác sĩ, là học sinh hay sinh viên, là người Việt Nam hay người ấn Độ……Vậy nên việc sản xuất và đảm bảo an ninh lương thực quả là một vấn đề quan trọng và rất đáng được quan tâm ở tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là đối với các nước nông nghiệp như ấn Độ và Việt Nam – Những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới trong những năm gần đây. Là một sinh viên của chuyên nghành ấn Độ học, tôi thực sự mong mỏi rằng việc tìm hiểu vấn đề: “ Sản xuất và xuất khẩu gạo của ấn Độ từ sau cải cách kinh tế tháng 7 năm 1991” sẽ mang lại cho tôi những kiến thức sâu sắc về ngành Nông nghiệp của ấn Độ nói chung và về lĩnh vực này nói riêng .
Tuy nhiên trong giới hạn một bài niên luận với độ dài 20 trang, sẽ rất khó cho tôi nếu phải đề cập đến tất cả các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của ấn Độ. Điều này chẳng khác gì cố gắng tóm tắt cuộc đời vinh quang và sự nghiệp vĩ đại của một nhân vật lịch sử trong vòng ba dòng ngắn ngủi. Vậy nên trong bài niên luận này, tôi xin được tập trung vao những vấn đề sau:
Chương 1: Sản xuất và xuất khẩu gạo của ấn Độ trước cải cách kinh tế tháng 7 năm 1991
1.Khó khăn- thử thách
2.Giải pháp
3.Kết quả và hạn chế
Chương 2: Sản xuất và xuất khẩu gạo của ấn Độ từ sau cải cách kinh tế tháng 7 năm 1991
1.Đổi mới chính sách nông nghiệp của ấn Độ từ cải cách Kinh tế: Nguyên nhân và chính sách
2.Những thành tựu của nghành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của ấn Độ từ sau cải cách Kinh tế 7.1991.
3. Những mặt hạn chế của ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của ấn Độ trong những năm gần đây .
Chương 3 : Hợp tác giữa các nước sản xuất và xuất khẩu gạo để giải quyết vấn đề bình ổn giá gạo xuất khẩu và tạo nguồn lợi chính đáng cho người nông dân trồng lúa.
I. Chương 1: Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của ấn Độ từ sau cải cách kinh tế tháng 7 năm 1991.
1.Khó khăn – thử thách
Ngay sau khi giành được độc lập 194, ấn Độ buộc phải đối mặt với vô vàn những khó khăn. Một trong số đó là làm sao có thể khắc phục được tình trạng thiếu lương thực và đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực cho một số dân không nhỏ 350 triệu người mà số dân ấy lại đang tăng lên hàng ngày hàng giờ.
Để có thể thực hiện được nhiệm vụ nặng nề ấy, đối với chính phủ ấn Độ lúc bấy giờ quả thực là một điều cực kì khó khăn. Bởi ngoài thuân lợi: ấn Độ vừa giành được độc lập và hiện đang sở hữu một đồng bằng vào hàng rộng lớn nhất Thế giới - đồng bằng châu thổ sông Hằng , với lượng phù sa ở hạ lưu dày từ 600-800 m, thì ấn Độ đang đứng trước rất nhiều khó khăn.
Thứ nhất: Diện tích đất phục vụ cho canh tác nông nghiệp của ấn Độ rất thấp so với tổng diện tích lãnh thổ, vậy nên diện tích dành cho nghành trồng lúa còn thấp hơn nhiều. Nhắc tới ấn Độ chắc có nhiều người ấn tượng với một quốc gia rộng lớn với diện tích lãnh thổ 329 triệu km2 – là nước có diện tích lớn nhất ở khu vực Nam á và lớn thứ bảy trên thế giới. Nhưng diện tích dất canh tác trong nông nghiệp sau ngày độc lập chỉ dừng lại ở mức 143 triệu km2 chiếm 43,5% tổng diện tích lãnh thổ.
Thứ hai : Hoạt động sản xuất lúa gạo của ấn Độ còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế hoạt động của gió mùa Tây nam – yếu tố có vai trò quyết định đối với khí hậu của ấn Độ. Gió mùa Tây Nam thổi từ vùng ấn Độ Dương tới đất liền vào mùa hạ ( nên còn được gọi là gió mùa mùa hạ), gió này mang theo rất nhiều mưa . Song sự phân bố mưa lại không đồng đều đã tạo ra những vùng khí hậu ẩm ướt và cả những vùng có khí hậu khô hạn. ở các sườn núi Gát Đông và Gát Tây và ở vùng hạ lưu của con sông Hằng ( những nơi trực tiếp đón gió mùa mùa hạ) lượng mưa tương đối cao. Nên đây chính là địa bàn thuận lợi cho việc trồng đay trồng , mía đặc biệt là cây lúa. Trái lại, ở các vùng như Đông Bắc, lưu vực sông ấn và ở giữa cao nguyên Đêcan , lượng mưa ít hơn rất nhiều . Ngay ở trong mùa hạ - mùa mưa, hạn hán vẫn thường xuyên xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng. Trừ hai con sông lớn sông ấnvà sông Hằng, các con sông của ấn Độ đều hiếm nước. Do đó, năm nào gió mùa Tây Nam đến muộn, vì thiếu nước mà việc cày bừa cho vụ sau bị chậm lại, rơm cỏ cho súc vật vì thế cũng khan hiếm. ở nhiều nơi, ngay cả nứoc phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân còn khó khăn do các mạch nước ngầm bị cạn cả , chưa nói gì đến nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Thứ ba : Chế độ sở hữu ruộng đất của ấn Độ còn tồn đọng nhiều điểm bất bình đẳng. Nông dân chiếm tới 85% dân số nhưng chỉ nắm trong tay 15% ruộng đất. Trong khi đó địa chủ chí chiếm 15% dân số nhưng lại thâu tóm đến 85% tổng diên tích ruộng đất. Có thể nói chính chế độ sở hữu ruộng đất này đã kĩm hãm sự phát triển của nghành sản xuất nông nghiệp của ấn Độ .
Thứ tư : Trình độ sản xuất còn rất thô sơ và lạc hâụ. Phần lớn các công việc đồng áng như cày, bừa và làm đất đều sử dụng sức súc vật thậm chí ở nhiều nơi vần còn dùng đến sức người. Mức độ sử dụng phân bón cũng rất thấp, phân hoá học chỉ khoảng 3kg/ha trong khi đó nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng phân hoá học ở con số trên 100kg/ha, điển hình như Nhật Bản tới 135,9kg/ha.
Chính những khó khăn ấy mà trong vòng gần hai trăm năm dưới ách đô hộ của thực dân Anh, những cư dân được coi là may mắn sống sót đã phải đau lòng trước thảm cảnh nạn đói đe doạ và cướp đi sinh mạng của hạng chục triệu người. Và cũng chính vì những lí do ấy mà sau ngày giành được độc lập, tuy là một nước nông nghiệp nhưng hàng năm ấn Độ vẫn phải nhập một khối lượng lương thực khổng lồ để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho nước nhà.
2. Giải pháp
Đứng trước những trở ngại lớn như vậy, ấn Độ đã thực hiện hàng loạt các chính sách kinh tế nhằm phát triển nghành nông nghiệp nói chung và nghành sản xuất lúa gạo nói riêng: Cải cách ruộng đất (1947-1954); ba lần kế hoạch 5 năm (1951-1966); và cuộc cách mạng xanh 1967.
Cải cách ruộng đất hay còn gọi là luật thay thế Daminda được bắt đầu vào năm 1947 và kết thúc vào năm 1954 được đánh giá là bước quan trong đầu tiên trong chính sách kinh tế của chính phủ ấn Độ . Đã từ lâu trên lãnh thổ của ấn Độ luôn tồn tại hai chế đọ sở hữu ruộng đất: Daminda và Raiyatvari.
Chế độ Daminda có từ thời trung đại: các chủ đất có quyềh thừa kế đất đai và họ cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo như quy định.
Chế độ Yaiyatvari là chế độ thuế đất do thực dân Anh đặt ra từ thế kỉ thứ XIX ở ấn Độ trong đó quyền sở hữu tối cao ruộng đất thuộc về nhà nước còn địa chủ và nông dân chỉ có quyền chiếm hữu theo chế độ lĩnh canh vô thời hạn .
Hình thức Raiyatvari vẫn còn được bảo lưu. Luật cải cách ruộng đất chỉ tiến hành ở những vùng theo chế độ Daminda nên cải cách ruộng đất còn được gọi là luật thay thế Daminda.
Ba năm sau thời điểm bắt đầu cuộc cải cách ruộng đất, ấn Độ tiến hành liên tiếp ba lần kế hoạch 5 năm ( 1951-1956; 1956-1961; 1961-1966). Nội dung chủ yếu của các giai đoạn nay là phát triển Nông nghiệp theo hướng quảng canh . Vì ta cũng biết rất rõ là sau ngày độc lập nguồn dự trữ đất đai của ấn Độ vẫn còn rất nhiều ( 143 triệu ha phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong tổng số 329 triệu ha diên tích lãnh thổ). Đối với một nước vừa mới dành được độc lập như ấn Độ nên kĩ thuật canh tác còn thô sơ lac hậu, thì hưởng quảng can lúc đó là phù hợp trong việc đưa diện tích đất còn bỏ hoang vào canh tác.
Ngày 27.5.1964 J.Nehru người con vĩ đại của dân tộc ấn Độ, người đã kiến tạo nước ấn Độ mới, người bạn lớn của cac nước đang phát triển đã qua đời giai doạn ổn định tạm thời của tình hình trong nước cũng chấm dứt. ấn Độ lâm vào tình trạng khủng hoảng Kinh tế –Xã hội trầm trọng. Tình trạng thiếu lương thực tiếp tục căng thẳng, đặc biệt là những năm 1965-1966. Theo báo cáo của Bộ Lương thực từ tháng 4 đến tháng 6.1966, có 52 triệu người ấn Độ bị chết đói. Nhiều người do đói quá đã phải lấy lá cây, thậm chí giết cả bò cái đế ăn- một việc làm mà cộng đồng những người ấn Độ giáo cho là tội lỗi và cấm kị. Thời gian này ấn Độ cũng phải nhập một lượng lương thực lớn từ 6,3 triệu tấn năm 1965 đến 10,5 triệu tấn năm 1966.
Như vậy việc phát triển Nông nghiệp theo hướng quảng canh không thể đem lại hiệu quả lớn. Vậy nên vấn đề mấu chốt ở đây chính là làm sao nâng cao được năng suất cây lúa . Ngay sau khi kế hoạch 5 năm lần thứ ba kết thúc năm 1966, vào tháng 7. 1967 chính phủ ấn Độ đã quyết định đưa nông nghiệp và nghành xản xuất lúa gạo phát triển theo hướng thâm canh- nghĩa là phát triển theo chiều sâu với nội dung chính là sử dụng giống cao sản.
3.Thành quả và hạn chế
Với một loạt cac chính sách kinh tế nhằm cải biến tình hình, nghành sản xuất lúa gạo đã đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên vẫn còn những điểm hạn chế .
Luật thay thế Daminda cũng đã làm giảm đi phần nào số lượng nông dân không có ruộng đất hoặc có ruộng đất nhưng ở dưới mức tối thiểu để có thể duy trì nổi cuộc sống. Thêm vào đó, cuộc cải cách ruộng đất cũng có nhiều tác động nhất định đối với sản xuất lúa gạo: phá vỡ những dàng buộc kiểu phong kiến đồng thời cũng mở ra hàng loạt các quan hệ sản xuát và kinh doanh nông nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cho phép tiếp thu kĩ thuật mới, góp phần nâng cao năng suất lao động và sản lượng lúa gạo.
Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận một điều rằng cải cách ruộng đất cũng chỉ đơn thuần là một cuộc cải cách mang tính chất cải lương: chỉ hạn chế phần nào số lượng chủ đất chứ không xoá bỏ hoàn toàn chênh lệch về sở hữu ruộng đất giữa địa chủ và nông dân
Bằng chứng là số nông dân không có ruộng đất vẫn tiếp tục tăng một cách nhanh chóng. Trong vòng 10 năm( 1947-1957), ấn độ đã có thêm 37 triệu người không có ruộng đất. Theo điều tra năm 1981, có tới 160 triệu người có sở hữu ruộng đất nhưng ở dưới mức sinh tồn ( nhỏ hơn 1 ha) và tới 140 triệu dân không có ruộng đất để sản xuất.
Về ba lần kế hoach 5 năm, đã đem lại những kết quả khả quan cho nghành sản xuất lúa gạo.: Tổng sản lượng lúa gạo tăng. Nhưng cũng cần lưu ý rằng sự gia tăng ấy có được chủ yếu dựa vào chiến dịch mở rộng diện tích đất canh tác( đưa thêm 100,45 triệu ha đất khai hoang vào sản xuất), nghĩa là phát triển trồng trọt theo hưởng quảng canh- theo bề rộng , chứ không phát triển theo hướng thâm canh- theo chiều sâu với tâm điểm là ứng dụng khoa học kĩ thuật phục vụ cho sản xuất, sử dụng giống cao sản ………Cho nên tổng năng xuất có tăng nhưng thực chất năng suất lúa gạo trên một đơn vị diện tích vẫn chẳng có gì thay đổi.
Có thể nói cuộc cách mạng xanh của nhân dân ấn Độ đã đóng vai trò quyết định đến việc tăng sản lượng lúa gạo. Nếu như trước năm 1967, ấn Độ liên tục phải nhập khẩu lúa gạo để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, thì đến đầu thập kỉ 80 ấn Độ đã tự túc được nguồn lúa gạo. Riêng sản lượng lúa nước trong vòng 40 năm ( 1950-1990) tăng gấp hơn 5 lần từ 20,6 triệu tấn lên 111,8 triệu tấn lúa gạo. Chính cuộc cách mạng xanh đã đặt nền móng cơ bản để ấn Độ trở thành một nước xuất khẩu lúa gạo lớn của thế giới trong những năm sau này.
Nhưng cuộc cách mạng xanh vẫn còn những hạn chế: chỉ được triển khai ở một số vùng có điều kiện thuận lợi như vùng đồng bằng sông ấn Hằng ( bang Punjap, Hairiana và một số bang khác). Vì những vùng này có các cơ sở hệ thống thuỷ lợi, người nông dân giàu có hơn nên có vốn đầu tư. Chính điểm hạn chế này đã khiến sản lượng lúa gạo của ấn Độ vẫn chưa đạt so với yêu cầu.
Chương 2 : Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của ấn Độ từ sau cải cách kinh tế tháng 7. 1991
1. Đổi mới chính sách nông nghiệp của ấn Độ từ cải cách kinh tế .
a.Nguyên nhân
Đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 có rất nhiều biến động xảy ra trên thế giới: sự tan rã, sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu- Đây vốn là các nước bạn hàng lớn và lâu năm của ấn Độ, thêm vào đó là cuộc chiến tranh vùng vịnh đã đem đến cho nền kinh tế ấn Độ không ít những điều bất lợi. Đặc biệt là có rất nhiều những khó khăn nảy sinh từ trong nội tại của nền kinh tế ấn Độ: đó là sự kìm hãm về cơ chế quản lí, sở hữh nhà nước quá cao, sự can thiệp quá sâu của chính phủ vào các hoạt động kinh doanh và cả sự hạn chế đối với tư bản.
Tất cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan kể trên đã biến ấn Độ từ mô hình “tự lực tự cường” không những trở thành một mô hình tự cấp tự túc ( hạn chế quan hệ với bên ngoài, kìm hãm sự tăng trưởng dẫn đến tình trạng lạc hậu và thấp kém hơn hẳn so với các nền kinh tế khác trong khu vực châu á như hàn Quốc, Đài Loan và các nước trong khối ASEAN) mà còn đưa nền kinh tế ấn Độ vào tình trạng khủng hoảng nặng nề.
Cuộc khủng hoảng kinh tế biểu hiện trên nhiều khía cạnh: hơn 30 triệu dân ở trong tình trạng thất nghiệp; nợ nước ngoài lên đến 70 tỉ USD; nguồn dự trữ ngoại tệ tính cho đến tháng 5. 1991 chỉ còn vẻn vẹn 1 tỉ US D; Đầu tư trung bình chỉ đạt 100 triệu USD; thêm vào đó, sau vụ ấn Độ trục xuất hai công ty Côcacôla và IBM ra khỏi lãnh thổ thì xem chừng không khí đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ấn Độ đã lắng hẳn xuống, nhiều nhà đầu tư đã xa lanhs thậm chí còn bỏ rơi ấn Độ để tìm nơi đầu tư ở những quốc gia khác có triển vọng hơn.; mức tăng GDP tụt xuỗng còn có 0,8% vào những năm tài hính 1991-1992; lạm phát dâng cao, nhiều ngành công nghiệp gặp khó khăn, tình hình Xã hội luôn căng thẳng và bất ổn.
Riêng về tình hình sản xuất lúa gạo, mặc dù ấn Độ đã tự túc được lúa gạo từ những năm đầu của thập kỉ 80, sản lượng lúa tăng đáng kể, thậm chí còn tích trữ được một lượng lúa gạo để xuất khẩu :
1980-1981
1984-1985
Giá trị gạo xuất khẩu (triệu rupi)
2.238,6
1.1619,9
Tỉ trọng lúa gạo trong cơ cấu hàng xuất khẩu (%)
0,32
1,44
Nhưng xét đến cùng, thì tỉ trọng của mặt hàng gạo trong cơ cấu hàng xuất vẫn còn thấp hơn so với các mặt hàng khác như: hàng dệt 13,9% năm 1980-1981 và 20,4% năm 1984-1985; hàng thủ công mĩ nghệ 13,94% năm 1980-1981 và 14,09% năm 1984-1985……..Dù tình hình sản xuất lúa gạo có khả quan hơn trước nhưng không có nhà kinh tế nào dám chắc sẽ không còn người dân nào phải lấy lá cây hay giết bò cái để ăn thịt như những năm 1965-1966, nhất là khi nền kinh tế của ấn Độ đang rơi vào tình trạng khủng hoảng mà tình hình xã hội lại căng thẳng trong khi dân số đang tăng lên vùn vụt.
Đứng trước tình trạng đó, chính phủ ấn Độ do ông Narasimha Rao (N.Rao) lãnh đạo, đã chủ trương điều chỉnh chính sách. Thủ tưởng N. Rao từng nói rằng : “ Thế giới đã thay đổi, các nước đều đã thay đổi và không có gì biện minh nếu như ấn Độ không thay đổi. Chúng ta phải điều chỉnh và có cách đề cập thực tế, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi những nguyên tắc và những mục tiêu đó”.
Để thực hiên được điều này, từ tháng 7.1991 ấn độ tiến hành một cuộc cải cách kinh tế toàn diện- một cuộc chuyển đổi chiến lược từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và tự lực cánh sinh theo kiểu đóng cửa, tự cấp tự túc, thực hiện trong suốt 4 thập kỉ từ cuối những năm 50 cho đến hết những năm 80 của thế kỉ 20, sang chiến lược tự do hóa và mở cửa thực hiện từ đầu những năm 90 nhằm tăng cường sức sống cho nền kinh tế, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế trong một thế giới đang vận động mạnh mẽ sang thế kỉ thứ 21.
b. Chính sách cải cách trong nghành trồng lúa
Đối với một nước nông nghiệp như ấn Độ (khoảng 75% dân số kiếm kế sinh nhai bằng nghề nông nghiệp), thì nghành trồng lúa luôn đóng vai trò quan trọng. Với chủ trương cải cách kinh tế toàn diện từ tháng 7.1991, Chính phủ ấn độ chủ trọng phát triển nghành lúa gạo theo hai hướng chính : khuyến khích đầu tư vào sản xuất lúa gạo và thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo. Từ hai hướng này, ấn Độ thực hiện một loạt các chính sách sau :
ấn Độ chủ trương tăng sản lượng lúa gạo nhằm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lẫn nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước bằng hai cách . Thứ nhất, tăng sản lượng lúa bằng cách mở diện tịch đất trồng lúa. ở ấn Độ diện tích đất nông nghiệp lớn nhất thế giới nhưng diện tích đất trồng lúa chỉ chiếm khoảng 31% diện tích đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Thứ hai, tăng sản lượng lúa bằng cách tăng năng suất lúa thông qua việc áp dụng khoa hoc kĩ thuật vào sản xuất. Muốn vậy, ấn Độ đã tạo điều kiện thuận lợi để những người nông dân đươc trang bị những kĩ thuật trồng lúa hiện đại đồng thời tiếp cận với cách sử dụng cũng như cách vận hành những thiết bị máy móc hiện đại phục vụ hữu hiệu cho sản xuất. Nhà nước cũng ban hành những chính sách ưu tiên cho nghành trồng lúa điển hình như điều chỉnh mức thuế nhập khẩu áp dụng cho các thiết bị sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa. Đặc biệt gần đây, tổ chức xúc tiến thương mại của ấn Độ viết tắt là ITPO đã tổ chức hội chợ Krishi Expo lần thư tư tại thủ đô New Dehli, nhằm giới thiệu những tiến bộ mới nhất của ấn Độ trong lĩnh vực Nông nghiệp, những dụng cụ trồng lúa hiện đại nhất được trưng bày tại hội chợ. Hội chợ này cũng tập trung vào chủ đề tiếp thu công nghệ trong các khu vực nông nghiệp thiết yếu như nghành sản xuất lúa gạo. Hội chợ thực sự là một diễn đàn hữu ích- nơi trao đổi và học hỏi kinh nghiệm quý báu giữa những người trồng lúa . ( Theo ấn Độ toàn cảnh tháng 7 năm 2003).
Để đẩy mạnh xuất khẩu gạo, chính phủ ấn Độ đã công bố đầu tư khoảng 11.470 triệu rupi cho 41 vùng xuất khẩu trải dài trên 17 bang. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các bang sản xuất lúa gạo lớn nhất: Hairiana, Punjap va bang tây Bengan- bang có chất lượng gạo cao nhất. Đồng thời thông qua các công ty đa quốc gia, ấn Độ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nghành trồng lúa. Nguồn đầu tư ấy bao gồm cả vốn và cả khoa hoc kĩ thuật.
Muốn làm được như vậy, ấn Độ đã tiến hành đơn giản hoá đến mức tối đa các thủ tục xuất khẩu gạo đồng thời thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với giới thương nhân bằng cách tạo cho họ những điệu kiện thuận lợi về phương tiện chuyên chở, giá cả, tài chính cũng như các thủ tục ……..nhằm khuyến khích giới tư thương tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo. Thậm chí nhà nước còn cho họ vay những khoản tín dụng lớn với lãi xuất thấp để họ đủ vốn xuất khẩu mặt hàng này.
Để có thể thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất lúa gạo, ấn Độ tích cực cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu vực trồng lúa xuất khẩu, hệ thống đường xá và cả các phương tiện phục vụ cho việc vận tải. Bởi vì giao thông vân tải là nghành có vị trí quan trọng trong cơ cấu hạ tầng Kinh tế-Xã hội . Đây là nghành sản xuất đặc biệt vừa mang tính sản xuất vật chất lại vừa mang tính dịch vụ và có tác động cực kì lớn đối với sự phát triển Kinh tế cũng như Xã hội của mỗi quốc gia. Ngành giao thông vận tải được mệnh danh là huyết mạch trong một cơ thể sống mà nếu các mạch máu ấy bị tắc nghẽn thi sớm muộn gì cơ thể ấy cũng phải chấm dứt sự sống. Nên hoàn toàn dễ hiểu khi những cường quốc kinh tế hùng mạnh nhất hiện nay như Mĩ và Nhật Bản đồng thời cũng là những quốc gia có hệ thống giao thông vận tải hiện đại và phát triển bậc nhất thế giới. Chính phủ không chỉ đầu tư cho việc mở rộng và bố trí hợp lí hệ thống cảng biển, phát triển đường hàng không, và hiện đại hoá các sân bay quốc tế tạo nên cầu nối giữa ấn Độ và thế giới mà còn đầu tư cho việc nâng cấp đường ô tô và tầu hoả đến tận những vùng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Các loại toa tàu được thiết kế đặc biệt rất tiện lợi cho việc chuyên chở hàng xuất khẩu cũng được tăng cường để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nhà xuất khẩu gạo.Thêm vào đó, chi phí vận tải cũng được giảm bớt..
2. Kết quả
Nếu nhìn vào các chặng đường lịch sử của ấn Độ bắt đầu từ thời điểm giành được độc lập 1947 cho đến nay, ta sẽ nhận thấy rõ sự vận động theo chiều hướng đi lên của nghành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đựoc biểu hiện bằng hàng loạt các thành tựu .
Trong suốt ba thập kỉ (50-70), xuất phát từ nguyên tắc tự lực cánh sinh ấn Độ phát triển theo chiến lược hướng nội là chính ( với khoảng 90 % vốn đầu tư dựa vào nguồn lực trong nước, thực hiện chính sách bảo hộ mạnh mẽ và quá đề cao vai trò của khu vực kinh tế quốc doanh mà coi nhẹ vai trò của tư bản nước ngoài cũng như tư nhân trong nước), thì nghành sản xuất lúa gạo vẫn còn rất lạc hậu và thấp kém. Vào thời điểm đó ấn Độ liên tiếp phải nhập khẩu một khối lượng lương thực khổng lồ: 2.841 triệu tấn; 3,706 triệu tấn thậm chí đến mức 10,500 triệu tấn vào năm 1966. Đến những năm 80, nền kinh tế ấn Độ dần chuyển sang chiến lược hỗn hợp theo kiểu nửa hướng nội nửa hướng ngoại. Và kết quả là nghành sản xuất lúa gạo của ấn Độ cũng có được những kết quả đáng nể : ấn Độ không những đáp ứng đủ nhu cầu lúa gạo của nhân dân trong nước mà còn tích luỹ được một khối lượng gạo nhỏ xuất khẩu ra thị trường ngoài nước, cho dù tỉ trọng của mặt hàng này trong cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn thua kém nhiều mặt hàng khác. Nhưng từ năm 1991- được đánh dấu bằng cuộc cải cách kinh tế toàn diện, ấn Độ chuyển một cách mau lẹ sang chính sách tự do hoá, coi trọng nền kinh tế thị trường và kinh tế đối ngoại. Từ đó , nghành sản xuất và xuất khẩu gạo của ấn Độ đã thực sự tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế: ấn Độ trở thành một trong số những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới – mà trước đó chính phủ ấn Độ trong mơ cũng không dám nghĩ tới.
Với sự hoạt động của gió mùa, mỗi năm nước này sản xuất hai vụ mùa: vụ mùa Kharif (vụ hè) thường bắt đàu vào tháng 6-7 kết thúc vào tháng 9-10; vụ mùa Rabi ( vụ xuân ) thường gieo trồng voà tháng 9-12 và thu hoạch vào tháng 3-5. Trong đó vụ mùa Rabi là vụ chính trong tất cả các năm với sản lượng luôn vượt trội hơn so với vụ mùa Kharif. Ta ccó thể tham khảo bảng số liệu sau dể thấy được điều này.
Vụ
93-94
94-95
95-96
96-97
97-98
Xuân
70,72
72,60
67,88
71,32
72,35
Hè
9,59
9,21
9,10
10,41
10,41
Bảng số liệu về sản xuất lúa gạo của ấn Độ từ năm 93-98 ( đơn vị: triệu tấn)
Vụ
98-99
99-00
00-01
01-02
02-03
Xuân
72,72
77,48
72,78
79,76
63,66
Hè
10,01
13,36
12,20
13.32
9,00
Bảng số liệu về sản xuất lúa gạo của ấn Độ từ năm 98-2003( đơn vị: triệu tấn)
(Bộ thương mại-Thương vụ Việt Nam tại ấn Độ)
Như vậy, ta có thể nhận thấy: sản lượng lúa gạo của ấn Độ trong khoảng thời gian 10 năm từ 1993-2003 luôn ở mức cao và tương đối ổn định, ấn Độ luôn xuất hiện trên thị trường thế giới với tư cách là nhà xuất khẩu gạo lớn .
Về lĩnh vực xuất khẩu gạo, sản lượng gạo xuất khẩu cũng tăng mạnh đặc biệt là trong 3 năm gần đây. Điều này không chỉ đem lại nguồn giá trị tăng mà còn tạo đà rất tốt cho phát triển nông nghiệp nói chung và cây lương thực nói riêng.
Năm
2000-2001
2001-2002
2002-2003
Khối lượng xk (1000 tấn)
1.531
2.209
4.671
Trị giá( triệu USD)
606,00
652,13
490,64
Bảng số liệu về khối lượng gạo xuất khẩu của ấn Độ từ 2000-2003
Gạo xuất khẩu của ấn Độ có nhiều loại nhưng được chia ra làm hai loại chính: Gạo Basmati và gạo ngoài Basmati ( như gạo Permal, Minket, Sharbiti). Trên thị trường thế giới, gạo Basmati của ấn Độ nổi tiếng với chất lượng cao và được coi là đứng đầu bảng và không có đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là nhu cầu của thị trường thế giới đối với loại gạo này ngày càng tăng. Ngoài Pakistan, ấn Độ là nước duy nhất sản xuất được loại gạo này. Tuy nhiên, gạo Basmati của ấn Độ lại được thế giới ưa chuộng hơn so với gạo của Pakistan, do chất lượng gạo của ấn Độ cao hơn. Giá xuất khẩu gạo Basmati luôn cao hơn gạo thường từ 1,5-4 lần. Điều này sẽ được minh hoạ rõ nét hơn qua bảng giá gạo xuất khẩu ( Đơn vị Rupees/ tấn và 1USD=43 Rupees)
+Giá gạo xuất khẩu tuần thứ 2 tháng 1.2004
Gạo Permal: 910-1.070
Gạo Basmati: 1.650- 4.800
+Giá gạo xuất khẩu tuần thứ 2 tháng 2.2004
Gạo Permal: 975-1.100
Gạo Basmati: 1.700- 4.800
+Giá gạo xuất khẩu tuần thứ 2 tháng3.2004
Gạo Permal: 940-1.085
Gạo Basmati: 1.650-4.800
Gạo Minkit: 1.200-1.500
+Giá gạo xuất khẩu tuần thứ 2 tháng 4.2004
Gạo Permal: 980-1.100
Gạo Basmati: 1.600-4.800
Gạo Minkit: 1.200-1.500
Gạo Sharbiti: 1.300-1.400
Thành tựu tiếp theo mà nghành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ấn Độ đạt được trong những năm gần đây: Mặt hàng gạo xuất khẩu gạo này không chỉ có mặt tại các thị trường Châu á- Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi mà còn thâm nhập vào cả những thị trường khó tính như Châu Âu, Bắc Mĩ Điều này cho thấy gạo xuất khẩu của ấn Độ ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường quốc tế.
+ Khu vực Châu á- Thái Bình Dương: Astralia, Bangladesh, Bhutan, Hongkong, Indonesia, Japan, Korea, Malaysia, Maldives, Myanmar, Pakistan, Newzealand, Phippines, Singapore, Srilanka, Yemen, Nepal……
+Khu vực Châu Âu: Belgium, Cyprus,Penmark, France, German, Italy, Holland, Norway, Russia, Spain, Sweden, U.K, Ukraine………..
+ Khu vực Trung Đông: Israel, Jordan, Egypt, Oman, Qatar, Saudi Arabia, UAE, Syri…….
+ Khu vực châu Phi: Djibuti, Ethiopia, Ghana, Mali, Nigeria, South Africa…
+Khu vực Bắc Mĩ: Canada, USA
(Nguồn : Bộ Thương Mại- Thương vụ Việt Nam tại ấn Độ)
3. Những mặt hạn chế trong lĩnh vực Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của ấn Độ
Với những nỗ lực không ngừng của Chính Phủ và nhân dân, nghành sản xuất và khấut khẩu gạo của ấn Độ đã đạt được những bước tiến thật đáng khâm phục. Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định một điều rằng nghành kinh tế này của ấn Độ vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế : Khí hậu-thời tiết, khủng hoảng nguồn nhân lực, đặc biệt dân số tăng quá nhanh.
Sản lượng lúa gạo của ấn Độ còn phụ thuộc quá nhiều vào mùa mưa, liên quan đến gần 60% diện tích đất gieo trồng.
Năm
93-94
94-95
95-96
96-97
97-98
S lượng
80,30
81,81
76,98
81,73
82,52
Tổng sản lượng lúa gạo của ấn Độ từ 1993-1998
98-99
99-00
00-01
01-02
02-03
03-04
96,08
89,68
84,98
93,08
72,66
87,94
Tổng sản lượng lúa gạo của ấn Độ từ 1999-2004
Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy, sản lượng lúa gạo của ấn Độ qua các năm tương đối cao và khá ổn định. Những năm thời tiết đẹp như 97-97, 98-99, 99-2000, 2000-2001, 2001-2002, Sản lượng lúa gạo của ấn Độ cao và sự biến động trong sản lượng có nhưng không đáng kể. Chẳng hạn từ năm 1996-2000, sản lượng gạo liên tục tăng nhẹ từ 81,73 – 82,53 – 86,08 – 89,68; Năm 2000-2001, sản lượng gạo có thấp hơn năm trước 1999-2000 một khối lượng là 4,70 triệu tấn nhưng không đáng kể.
Nhưng cũng từ trong bảng số liệu này ta thấy năm 2002-2003 có một sự tụt giảm mạnh trong tổng sản lượng 72,66 triệu tấn- thấp hơn năm 1999-2000 là 17,02 triệu tấn, thấp hơn so với năm 2000-2001 là 12,32 triệu tấn, giảm mạnh so với năm 2001- 2002 tới 20,42 triệu tấn. Nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tụt giảm về sản lượng gạo năm 2002-2003 là do thời tiết không được thuận lợi, ở nhiều vùng còn xảy ra hạn hán lụt lội và sâu bệnh.
Chắc chắn nhân loại trên thế giới này sẽ không bao giờ quên được thảm cảnh do trận đại hồng thuỷ gây ra ngày 26.12.2004 ở các nước Đông Nam á và Nam á. ấn Độ là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nằng nề nhất. Cơn sóng giết người ấy đã tấn công vào thủ phủ Nagapattinam và Vailankami thuộc bang Tamilnadu ở miền nam của ấn Độ, cướp đi sinh mạng của của hàng nghìn người thậm chí hàng triệu người, mà cho đến nay người ta vẫn chưa thể đưa ra con số thống kê chính xác về số người thiệt mạng và số người mất tích trong trận sóng thần kinh hoàng đó. Cơn sóng ấy cũng cuốn theo hàng nghìn ngôi nhà, vườn tược, chợ búa ….. thậm chí cả những cánh đồng lúa. Tamilnadu không phải là bang có sản lượng lúa gạo lớn nhất ấn Độ, cũng không phải là bang có chất lượng gạo cao nhất. Nhưng thiệt hại nặng nề cả về người và của mà trận đại hồng thuỷ gây ra cho bang Tamiladu đã buộc người ta phải lo ngại đến những hiểm hoạ thiên tai tương tự có thể ập xuống ở nhiều bang khác trong đó có cả những bang chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo của. Bởi những thay đổi trong thời tiết của ấn Độ không phải là một hằng số mà là một ẩn số.
Châu á nói chung và ấn Độ nói riêng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân lực trầm trọng. Nghành sản xuất lúa gạo giờ đây không còn thu hút được nguồn nhân lực như trước đây nữa. Lực lượng nông dân trồng lúa – những con người cả đời “chân nấm tay bùn”, cả đời phải trông vào cây lúa giờ đay đã trở nên già yếu. Người ta vẫn nói rằng: “Làm ruộng thì ra, Làm nhà thì tốn”. Nhưng nắng, mưa, sương, gió đã làm những người nông dân ấy già nua hơn và họ cũng thấu hiểu đến tận xương tuỷ nỗi vất vả cay cực của người trồng lúa, đối với họ làm ruộng chẳng ra chút nào. Bởi họ đã rất nhiều lần phải bán đi những gánh thóc vàng óng ả với giá rẻ mạt chỉ để mua một chiếc áo mới cho con bằng bạn bằng bè trong dịp khai giảng năm học mới. Những người nông dân có thể cam chịu một cuộc sống nghèo khổ vất vả cả đời nhưng tương lai con cái của họ phải đổi khác. Vậy nên cũng đừng quá ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh một bác nông dân gánh hai thúng thóc nặng ra chợ bán lấy tiền lo cho con đi thi đại học ở trên tỉnh, cũng đừng trách móc những người nông dân khi họ khuyến khích con cháu rời bỏ vùng nông thôn ra thành phố học tập và lập nghiệp.
Nhưng điểm hạn chế lớn nhất của ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của ấn Độ lai là dân số đông và tăng quá nhanh. Hạn chế này có thể khiến ấn Độ trong những năm trước mắt có thể mất đi vị trí hiện nay trên thị truờng lúa gạo của thế giới. Vì nghành lúa gạo ấy phải đáp ứng một nhu cầu không hề nhỏ của thị trường trong nước- một số dân khổng lồ.
Vào những năm đầu của Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc, chủ tịch Mao Trạch Đông đã từng khích lệ nhân dân sinh cang nhiều càng tốt để giúp Trung Quốc trở thành một nước mạnh mẽ hơn. Vậy nên từ 1949-2000, dân số của Trung Quốc đã tăng lên gấp hơn hai lần ( khoảng 560 triệu người năm 1949 đến 1,2 tỉ người vào năm 2000) . Với số dân như vậy, Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới về số lượng dân số sau đó mới đến ấn Độ, Mĩ
Số thứ tự
Tên nước
Dân số
1
Trung Quốc
1.261.832.482
2
ấn Độ
1.041.003.817
3
Mỹ
275.562.673
4
Inđônêsia
224.784.210
5
Brazil
172.860.370
6
Nga
146.001.176
7
Pakistan
141.553.775
8
Bangladesh
129.194.224
9
Nhật Bản
126.594.976
10
Nigeria
123.337.822
Bảng sắp xếp thứ tự 10 quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2000 (báo Thanh Niên)
Nhưng theo các nhà dân số học hàng đầu hiện nay dân số của ấn Độ đã chạm mức 1,3 tỷ năm 2004, có thể lên đến 1,46 tỷ vào năm 2035, vượt dân số của Trung Quốc để chiếm ngôi vị quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2050 ở mức 1,6 tỷ dân.
Số thứ tự
Tên nước
Dân số
1
ấn Độ
1.619.582.271
2
Trung Quốc
1.470.468.924
3
Mỹ
403.943.147
4
Inđônêsia
337.807.011
5
Nigeria
303.586.770
6
Pakistan
267.751.477
7
Brazil
206.751.477
8
Bangladesh
2._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28287.doc