Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 12, 10 - 2017 119
SẢN PHẨM PROTECTOR Zn BẢO VỆ CHỐNG ĂN MÒN
ĐƯỜNG ỐNG LÀM MÁT TRÊN TÀU HẢI QUÂN GEPARD 3.9
BÙI BÁ XUÂN, MAI VĂN MINH, ĐỒNG VĂN KIÊN, NGUYỄN VĂN CHI
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Trên các tàu Hải quân, hệ thống đường ống dẫn nước làm mát là bộ phận nhạy
cảm, chịu tác động ăn mòn mạnh do vậy cần được bảo vệ bằng các phương pháp
thích hợp. Phương pháp sử dụng protector Zn (anot hy sinh) được sử dụng rộng
10 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Sản phẩm protector zn bảo vệ chống ăn mòn đường ống làm mát trên tàu hải quân Qepard 3. 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rãi
do tính hiệu quả, tương đối đơn giản, tin cậy với chi phí phù hợp.
Đối với tàu Gepard 3.9 (tàu hộ vệ tên lửa) lắp đặt 150 protector Zn với 6 loại
khác nhau để bảo vệ chống ăn mòn cho các đường ống làm mát [1]. Theo quy định,
khi ăn mòn tiêu hao của protector lên tới 50% (tương đương 4 tháng) thì phải thay
thế protector [2]. Như vậy, mỗi năm với 2 tàu Gepard 3.9, lượng protector cần thay
thế lên đến 900 chiếc.
Ngoài ra các loại tàu hải quân khác cũng có nhu cầu thay thế protector Zn
hàng năm rất lớn. Phần lớn protector trong quá trình sửa chữa tàu Hải quân đều phải
nhập ngoại. Một số sản phẩm trong nước được thử nghiệm cho thấy không đáp ứng
được yêu cầu, vì vậy cần nghiên cứu chế tạo để chủ động nguồn cung cấp. Sau hai
năm nghiên cứu, hiện nay Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã chế tạo thành công 6
loại protector Zn dùng cho việc chống ăn mòn các đường ống làm mát trên tàu.
Hình 1. Các protector lắp trên tàu Đinh Tiên Hoàng 011
2. SẢN PHẨM PROTECTOR Zn DO TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT -
NGA CHẾ TẠO
Theo yêu cầu kỹ thuật, các sản phẩm protector Zn được chế tạo phải đảm bảo
các thông số về điện hóa, kích thước và khối lượng đều tương tương với nguyên
mẫu của Nga.
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã chế tạo 6 loại protector Zn với các yêu cầu
kỹ thuật tương đương sản phẩm của Nga (hình 2).
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 12, 10 - 2017 120
Hình 2. Sản phẩm 6 loại protector Zn
Sau khi kiểm tra các chỉ tiêu điện hóa, thành phần hợp kim và kích thước, khối
lượng, các protector chế thử hoàn toàn đạt yêu cầu để có thể tiến hành chế tạo sản
phẩm protctor Zn đưa vào thử nghiệm thực tế [3].
Kích thước và khối lượng của các protector Zn do đề tài chế tạo hoàn toàn tương
ứng với các loại protector Zn do Liên bang Nga sản xuất (bảng 1), vì vậy đảm bảo cho
quá trình lắp đặt trong đường ống làm mát phù hợp với từng vị trí bố trí protector.
Bảng 1. So sánh thông số điện hóa, kích thước của protector Zn chế tạo
TT Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị Mức chất lượng Zn
Sản phẩm chế tạo Mẫu LB Nga
1
Loại 1
- Khối trụ, kích thước:
- Khối lượng:
mm
gam
Ø (35÷37); L1(25÷127)
799÷801
Ø36; L126
800
2 Loại 2
- Khối trụ, kích thước:
- Khối lượng:
mm
gam
Ø(31÷33); L(106÷108)
529÷531
Ø32; L107
530
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 12, 10 - 2017 121
3 Loại 3
- Khối trụ, kích thước:
- Khối lượng:
mm
gam
Ø(22÷24); L(119÷121)
324÷326
Ø23; L120
325
4 Loại 4
- Khối trụ, kích thước:
- Khối lượng:
mm
gam
Ø(29÷31); L(64÷66)
249÷251
Ø30; L65
250
5 Loại 5
- Khối hộp, kích thước:
- Khối lượng:
mm
gam
(25÷26)x(20÷21)x(50÷51)
154÷156
25x20x50
155
6 Loại 6
- Khối hộp, kích thước:
- Khối lượng:
mm
gam
(20÷22)x(21÷22)x(34÷35)
79÷81
20x21x34
80
7 Dung lượng điện hóa A.h/kg 825÷920 790÷800
8 Điện thế bảo vệ mV -990 ÷ -1039 -950 ÷ -1000
9 Thành phần Kẽm (Zn) % 96,5÷97,1 96,65
10 Thành phần Nhôm (Al) % 3,1÷3,2 3,2
11 Thành phần Sắt (Fe) % 0,15÷0,16 0,15
3. THỬ NGHIỆM THỰC TẾ PROTECTOR Zn CHẾ TẠO TRÊN TÀU
GEPARD 3.9
Ngày 25/02/2016, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã tiến hành bàn giao 210
sản phẩm protector Zn cho nhà máy X50 và lữ đoàn 162. Nhóm đề tài đã cùng cán
bộ kỹ thuật của nhà máy X50 và ngành 5 của tàu tiến hành lắp đặt trực tiếp một số
sản phẩm protector Zn lên hệ thống đường ống làm mát của 2 tàu Gepard 3.9 là 011
và 012 đang tiến hành sửa chữa tại nhà máy
Trong quá trình tàu hoạt động huấn luyện chiến đấu tại Vùng 4 Hải quân,
nhóm đề tài đã tiến hành đo đạc các thông số điện hóa của protector Zn đã lắp đặt.
Hình 3. Đo điện thế phân cực protector Zn lắp đặt trên tàu
Kết quả đo điện hóa các loại protector như sau:
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 12, 10 - 2017 122
Bảng 2. Dung lượng điện hóa của protector Zn thử nghiệm trên tàu
STT Tên vật tư Điện áp (mV) Điện cực Calomel Tình trạng hoạt động
1 Protector Zn đường ống làm mát (mẫu 1) - 998 Bình thường
2 Protector Zn đường ống làm mát (mẫu 2) - 1000 Bình thường
3 Protector Zn đường ống làm mát (mẫu 3) - 997 Bình thường
4 Protector Zn đường ống làm mát (mẫu 4) - 998 Bình thường
5 Protector Zn đường ống làm mát (mẫu 5) - 996 Bình thường
6 Protector Zn đường ống làm mát (mẫu 6) - 999 Bình thường
4. KẾT LUẬN
Sản phẩm protector Zn do Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga chế tạo để bảo vệ
chống ăn mòn đường ống làm mát trên tàu Gepard 3.9 đã đáp ứng được các chỉ tiêu
về kích thước, điện hóa.
Trong quá trình thử nghiệm thực tế, thế điện cực đo trực tiếp trong trạng thái
hoạt động trên tàu đạt từ -990 đến -1000 mV, thời gian bảo vệ đạt 4 tháng, tương
đương với protector Zn do Liên bang Nga chế tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Bá Xuân, Nghiên cứu chế tạo protector nền kẽm dùng để bảo vệ các kết
cấu kim loại và công trình vùng biển, Luận án Tiến sĩ, Đại học Bách khoa TP
Hồ Chí Minh, 2012.
2. Nguyễn Văn Tư, Alain Galerie, Ăn mòn và bảo vệ vật liệu, Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật, 2002.
3. TCVN 6024:1995, Protector kẽm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, 1995.
Nhận bài ngày 08 tháng 5 năm 2017
Hoàn thiện ngày 9 tháng10 năm 2017
Chi nhánh Ven biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 12, 10 - 2017 123
THỬ NGHIỆM VẬT LIỆU BẢO QUẢN VŨ KHÍ ĐẠN DƯỢC
TRANG BỊ VÙNG BIỂN ĐẢO
NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG, NINH ĐỨC HÀ,
VŨ MINH THÀNH, NGUYỄN VĂN CÀNH
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, Quân chủng Hải quân đã và đang triển khai trang bị vũ
khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) hiện đại để tăng cường sức mạnh và khả năng sẵn
sàng chiến đấu cho bộ đội tại các vùng biển đảo. Trong khi đó, điều kiện của môi
trường biển đảo khá khắc nghiệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, nhiệt
độ trung bình cao, độ ẩm, độ muối cao, gió, cát ảnh hưởng trực tiếp đến các loại
vũ khí đạn dược, kể cả khi được bảo quản, cất giữ [1, 2]. Thực tế công tác bảo quản
tại các đơn vị trên đất liền hiện nay cho thấy, đối với những vũ khí đạn dược trong
kho, hầm được bao gói nhiều lớp đặt trong hòm hộp có hiệu quả bảo vệ khá tốt [3].
Tuy nhiên, do điều kiện kho hầm ở môi trường biển đảo thường chật hẹp nên khó
thực hiện được các biện pháp thông gió như các kho trên đất liền. Bên cạnh đó, đối
với các vũ khí đạn dược được trang bị ở trạng thái sẳn sàng chiến đấu (SSCĐ) yêu
cầu phải được mở niêm nhanh chóng, không thể sử dụng biện pháp bảo quản truyền
thống như sử dụng dầu mỡ bảo quản hay bao gói quá nhiều lớp, đặc biệt là số đạn
trực SSCĐ bên cạnh vũ khí đặt tại bệ chiến đấu [2, 4]. Chính vì thế, đối với các loại
vũ khí đạn dược này đòi hỏi công nghệ bảo quản phù hợp để có thể sử dụng ngay
khi có lệnh chiến đấu mà không cần quá nhiều thao tác, đồng thời vật liệu bảo quản
có thể sử dụng được lâu dài trên đảo. Với những yêu cầu đó, cần có nhiều giải pháp
đồng bộ để khắc phục những hạn chế này, giảm thiểu được sự phá hủy của môi
trường biển đảo, kéo dài thời gian sử dụng cho vũ khí, đạn dược.
Viện Hóa học - Vật liệu đã nghiên cứu chế tạo một số vật liệu bảo quản [5÷7]
và khảo sát tính chất, đánh giá tính năng bảo vệ trong điều kiện môi trường thực tế
biển đảo. Trên cơ sở kết quả thu được, đề xuất được các vật liệu có thể áp dụng cho
công tác bảo quản VKTBKT trong môi trường biển đảo.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố môi trường biển đảo ảnh hưởng đến VKTBKT.
- Các vật liệu bảo quản: Mỡ chịu mặn MC-13; Dung dịch chống mờ mốc
CMK-14; Dung dịch biến tính gỉ BTG-13, dung dịch vecni VĐ; Màng hấp thụ khí
ăn mòn KT-11-21; Dung dịch PVC tạo màng và gioăng cao su silicon.
- Cụm vũ khí đạn dược pháo phòng không 37mm: đạn pháo cao xạ 37mm,
pháo phòng không 37mm trên trận địa, kính ngắm pháo phòng không.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 12, 10 - 2017 124
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát điều kiện môi trường và đánh giá hiện trạng bảo quản VKTBKT
trong điều kiện biển đảo.
- Thử nghiệm trong điều kiện tự nhiên: Lựa chọn một số vật liệu để tiến hành
thực hiện quá trình bảo quản, niêm cất hành tại một số đơn vị vùng biển đảo.
- Đề xuất giải pháp bảo quản cho VKTBKT tại vùng ven biển và hải đảo.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Khảo sát đặc điểm môi trường biển đảo và tác động của chúng
Bảng 1. Tổng hợp số giờ nắng, tổng lượng mưa, nhiệt độ (t) và độ ẩm (RH)
trung bình tại một số đảo và nhà giàn năm 2015
Đảo
Tháng
Trường Sa Song Tử Tây DK1-7
Số giờ
nắng
trung
bình,
giờ
Tổng
lượng
mưa
trung
bình,
mm
Nhiệt
độ
trung
bình,
oC
Độ
ẩm
trung
bình,
%
Số giờ
nắng
trung
bình,
giờ
Tổng
lượng
mưa
trung
bình,
mm
Nhiệt
độ
trung
bình,
oC
Độ
ẩm
trung
bình,
%
Số giờ
nắng
trung
bình,
giờ
Tổng
lượng
mưa
trung
bình,
mm
Nhiệt
độ
trung
bình,
oC
Độ
ẩm
trung
bình,
%
1 184,5 185,0 26,8 89 220,4 94,8 27,1 85 143,6 180,3 26,3 87
2 199,4 98,0 27,0 89 237,8 256,9 27,3 86 194,3 40,5 26,5 87
3 199,2 456,7 27,7 86 214,1 440,8 28,1 84 197,8 101,8 27,5 84
4 263,0 217,0 28,4 86 311,0 37,1 29,2 80 254,8 98,5 28,3 81
5 248,9 230,0 29,1 83 224,5 193,2 29,3 81 230,1 107,0 28,8 79
6 215,6 129,9 28,9 84 159,9 283,7 28,8 83 195,0 207,8 28,1 82
7 192,6 226,2 28,1 85 194,3 270,4 28,2 84 190,0 281,9 27,5 84
8 259,6 240,3 28,9 83 221,5 79,3 28,5 85 254,7 112,0 28,0 83
9 137,6 346,3 27,7 87 182,7 262,0 27,8 85 138,8 244,6 27,6 82
10 221,7 178,3 28,2 84 226,8 86,7 28,4 82 225,9 104,9 28,2 80
11 195,7 184,4 28,4 85 268,8 83,5 29,2 80 176,0 165,4 28,0 84
12 200,8 208,3 28,4 83 244,2 153,7 28,4 81 206,8 125,3 27,8 84
Ghi chú: Số liệu của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 12, 10 - 2017 125
VKTBKT chịu nhiều tác động của các yếu tố trong môi trường cất giữ, gây
phá hủy và giảm chất lượng đáng kể, cụ thể như sau:
- Nắng gây nên nhiệt độ trung bình của các đảo khá cao, đặc biệt còn gây ra
bức xạ tác động trực tiếp lên các VKTBKT được đặt ngoài trời, không có các biện
pháp bảo vệ. Các tia bức xạ tử ngoại gây phá huỷ các vật liệu hữu cơ như cao su,
nhựa, vécni, sơn các vật liệu bị rắn và nứt, làm nóng các bề mặt kim loại.
- Mưa cùng với nhiệt độ cao gây độ ẩm trong không khí rất lớn. Đồng thời môi
trường biển đảo chứa hàm lượng muối rất lớn trong không khí nên khi không khí có
mưa tạo điều kiện thuận lợi cho hàm lượng muối xâm nhập vào bề mặt VKTBKT.
- Độ mặn gây ra do sự có mặt của các muối có trong nước biển như NaCl,
MgCl2 Đây là yếu tố gây ăn mòn kim loại mạnh nhất, đặc biệt là ăn mòn điện hóa.
Tại vùng biển đảo, các muối không chỉ tồn tại trong nước mà còn cả ở dạng sương
lơ lửng trong không khí gây phá hủy các chi tiết kim loại ngay cả khi không tiếp xúc
trực tiếp với nước biển. Đồng thời do khó bị thăng hoa, dễ hút ẩm, bám dính tốt và
nhất là có khả năng gia tốc ăn mòn chỉ với hàm lượng rất nhỏ, nên dễ gây giảm đáng
kể tuổi thọ của các vũ khí trang bị.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác như bụi cát nhiều hay một số hiện tượng
sương, sấm sét ảnh hưởng đến công tác bảo quản VKTBKT.
3.2. Lựa chọn phương án bảo quản trong môi trường biển đảo
Trên cơ sở khảo sát điều kiện khí hậu và các loại vật liệu sử dụng trong công
tác niêm cất, bảo quản, các vật liệu được sử dụng cho thử nghiệm thực tế bao gồm:
- Màng phủ chống mờ kính quang học CMK-14 được phủ trực tiếp trên kính
ngắm pháo phòng không 37mm.
- Mỡ chịu mặn, chịu nhiệt MC-13 được bôi trực tiếp lên bộ phận truyền động
của pháo phòng không 37mm.
- Bảo quản đạn pháo phòng không 37 mm theo phương pháp khô sạch với số
lượng ít gọn đáp ứng SSCĐ bằng các vật liệu như: Vật liệu bảo vệ bề mặt đạn (dung
dịch biến tính gỉ BTG, vecni VĐ), vật liệu bao gói (màng hấp thụ khí ăn mòn, ống
giấy bảo quản), cải tiến hòm bảo quản đạn với màng ngăn ẩm PVC và gioăng bền
môi trường.
Kết quả thử nghiệm tại các đơn vị thực tế sau 01 năm ở bảng 2.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 12, 10 - 2017 126
Bảng 2. Tổng hợp kết quả thử nghiệm trên đảo Trường Sa của các vật liệu bảo quản
TT Mẫu thử nghiệm
Số
lượng Mô tả mẫu thử
Tình trạng mẫu
Trước thử nghiệm Sau 1 năm thử nghiệm
1 Kính phủ
màng
chống mờ
kính quang
học CMK-
14
06
kính
- Kích thước, hình dạng
mẫu: Kính dạng tròn, có
viền kim loại bảo vệ,
đường kính 35 mm,
chiều dày 1,5 mm.
- Thử trên kính ngắm
pháo phòng không
37mm.
- Kính được phủ dung
dịch chống mờ lên cả 2
bề mặt kính.
- Vị trí đặt mẫu: Trạm
Sửa chữa tổng hợp của
Đảo Trường Sa lớn.
Bề mặt kính: trong,
không có hiện
tượng đọng nước,
sương, không có
rêu mốc hay muối
(trắng) bám trên bề
mặt kính.
Bề mặt kính: trong,
không có hiện
tượng đọng nước,
sương, không có
rêu mốc hay muối
(trắng) bám trên bề
mặt kính.
2 Hòm bảo
quản đạn
pháo
phòng
không
37mm
04
hòm
- Hình dạng, kích thước:
hình hộp chữ nhật có
kích thước 50 x 51 x 20
cm.
- Mỗi hòm chứa 10 quả
đạn 37mm trang bị cho
đơn vị đảo được chuyển
từ hòm bảo quản truyền
thống sang. Ký hiệu: 37-
39 STVĐ, lô 11 - 09 -
13 SC.
- Vị trí đặt hòm đạn thử
nghiệm: Hầm đạn số 5
tại đảo Trường Sa lớn.
- Hòm không bị
cong vênh, không
có hiện tượng nấm,
mốc, mối mọt.
- Các chi tiết khóa
kim loại được phủ
sơn chống gỉ và sơn
bảo vệ.
- Bề mặt bên ngoài
hòm phủ sơn xanh.
- Bề mặt bên trong
phủ lớp PVC mỏng
chống thấm nước.
- Không gian bên
trong khô ráo,
silicagen chỉ thị có
màu xanh dương
đậm.
- Hòm không cong
vênh, mối mọt. Có
một lớp mốc trắng
dạng bột bám trên
bề mặt bên trong
nắp hòm.
- Các chi tiết khóa
kim loại: không có
hiện tượng han gỉ,
bong tróc sơn.
- Bề mặt bên ngoài
hòm: lớp sơn phủ
không bị hiện
tượng phồng, nổ.
- Bề mặt bên trong
phủ lớp PVC kín,
không bị thấm
nước, bong tróc.
- Không gian bên
trong: khô ráo,
silicagen chỉ thị có
màu xanh nhạt.
3 Mỡ chịu
mặn, chịu
nhiệt MC-
13
Bôi mỡ lên cung răng
tầm pháo phòng không
37mm
Khả năng điều
khiển của cung răng
tầm hướng tốt, mỡ
không bị chảy
Khả năng điều
khiển của cung
răng tầm hướng tốt,
mỡ không bị chảy
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 12, 10 - 2017 127
Qua kết quả thử nghiệm thực tế tại vùng biển đảo cho thấy các sản phẩm dùng
trong công tác bảo quản vũ khí, đạn dược đã lựa chọn có khả năng bảo vệ trang bị
tốt. Kết quả làm tiền đề cho việc đề xuất giải pháp bảo quản cho một số vũ khí, đạn
dược đáp ứng nhiệm vụ SSCĐ tại khu vực biển đảo như sau:
- Đối với pháo phòng không 37 mm: Sử dụng mỡ chịu mặn MC-13 (TCQS
353:2015/VKHCNQS) để bôi vào các bộ phận truyền động, chuyển động. Mỡ có thể
cấp cho nhân viên kỹ thuật phụ trách để trực tiếp bão dưỡng tại đảo.
- Đối với kính ngắm pháo phòng không 37 mm: Sử dụng dung dịch chống mờ
kính CMK-14 (TCQS 342:2014/VKHCNQS) để phun trực tiếp lên bề mặt kính sau
khi đã lau bụi bẩn trên bề mặt. Dung dịch có thể cấp cho nhân viên kỹ thuật phụ
trách để trực tiếp bảo dưỡng tại đảo.
- Đối với đạn pháo phòng không 37mm: Sử dụng dung dịch biến tính gỉ BTG-
13 (TCQS 219:2014/VKHCNQS), dung dịch vecni VĐ (TCVN/QS 576:2011) để xử
lý bảo vệ bề mặt toàn bộ thân đạn. Đạn tiếp tục được bao gói trong màng hấp thụ khí
ăn mòn KT-11-21 (TCVN/QS 1802:2014) trước khi đưa vào ống giấy bảo quản.
Đạn sau bao gói được đặt trong hòm gỗ có sử dụng thêm gioăng cao su silicon và
dung dịch cản ẩm PVC bên trong lòng hòm.
4. KẾT LUẬN
Khảo sát tính chất và đánh giá tính năng bảo vệ của một số vật liệu bảo quản
do Viện Hóa học - Vật liệu chế tạo sau 01 năm thử nghiệm cho thấy các vật liệu này
đã đáp ứng được yêu cầu bảo quản trong điều kiện môi trường biển đảo. Theo yêu
cầu của Quân đội nói chung và Quân chủng Hải quân cũng như ngành Quân khí nói
riêng, các VKTBKT trên vùng biển đảo cần được kéo dài chu kỳ luân chuyển so với
hiện nay là từ 3 đến 6 tháng. Với các vật liệu bảo quản này, chu kỳ luân chuyển có
thể kéo dài được đến 01 năm, đáp ứng được tính SSCĐ cho bộ đội thực hiện nhiệm
vụ vùng biển đảo nói chung và quần đảo Trường Sa nói riêng. Trên cơ sở kết quả
thu được đề xuất giải pháp cho công tác bảo quản vũ khí, đạn dược môi trường biển
đảo trong đó sử dụng các vật liệu bảo quản tiên tiến sản xuất trong nước đáp ứng
nhiệm vụ SSCĐ cho bộ đội Trường Sa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đình Phong, Đặc điểm môi trường tác động đến tổ chức bảo đảm kỹ thuật
trong tác chiến bảo vệ biển đảo, Tạp chí Kỹ thuật và Trang bị, số 138, tháng
3/2012, tr.15-18.
2. Vũ Thế Hiển, Đặc điểm tổ chức bảo đảm kỹ thuật trong tác chiến bảo vệ biển
đảo, Tạp chí Khoa học Quân sự, số 153, tháng 3/2012, tr.70-72.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 12, 10 - 2017 128
3. Vũ Xuân Bình, Ứng dụng công nghệ và vật liệu mới trong bảo quản, niêm cất
VKTBKT - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kỹ thuật và Trang bị, số đặc san
tháng 9, 2010.
4. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Việt Bắc, Ninh Đức Hà, Nguyễn Thị Hoài
Phương, Đoàn Thị Ngãi, Khảo sát khả năng bảo quản của một số vật liệu bao
gói đối với các chi tiết trong kết cấu tên lửa, Tạp chí Kỹ thuật và Trang bị, số
141, 2012, tr.44-47.
5. Ninh Đức Hà, Nguyễn Thị Hoài Phương, Nghiên cứu ứng dụng chât ức chế ăn
mòn đa kim loại trong dung dịch vecni VĐ bảo quản đạn, Tạp chí Nghiên cứu
Khoa học và Công nghệ quân sự, Đặc san, 2015, TR.81-87.
6. Phan Thanh Xuân, Nguyễn Thị Hoài Phương, Đoàn Thị Ngãi, Lê Thanh Bắc,
Lã Đức Dương, Khảo sát khả năng hấp thụ khí ăn mòn của màng bao gói PE
chứa đồng bảo quản trang bị kỹ thuật, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập
51, số 3A, 2013, tr.143-149.
Nhận bài ngày 06 tháng 9 năm 2017
Hoàn thiện ngày 9 tháng10 năm 2017
Viện Hóa học - Vật liêu, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- san_pham_protector_zn_bao_ve_chong_an_mon_duong_ong_lam_mat.pdf