Tài liệu Sầm Sơn (Thanh Hoá): tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch: ... Ebook Sầm Sơn (Thanh Hoá): tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch
152 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 7038 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Sầm Sơn (Thanh Hoá): tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
DANH MỤC HÌNH 3
DANH MỤC ẢNH 4
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 9
Chương 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG 18
1.1. Quan ®iÓm c¬ b¶n vÒ du lịch và tµi nguyªn du lÞch 18
1.1.1. Quan điểm về du lịch 18
1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch 20
1.1.3. Các loại tài nguyên du lịch 21
1.2. Phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ với tài nguyên
môi trường 25
1.2.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững 25
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững 27
Chương 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN Ở SẦM SƠN (2000 – 2008) 30
2.1. Quá trình phát triển du lịch Sầm Sơn 30
2.1.1. Vị trí địa lý………………………………………………………….30
2.1.2. Quá trình phát triển du lịch Sầm Sơn 32
2.2. Tiềm năng du lịch Sầm Sơn 37
2.2.1. Vị trí du lịch 37
2.2.2. Tài nguyên du lịch ở Sầm Sơn 39
2.3. Thực trạng phát triển du lịch Sầm Sơn 68
2.3.1. Cơ sở hạ tầng 68
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 70
2.3.3. Sản phẩm du lịch hiện có ở Sầm Sơn 76
2.3.4. Lao động phục vụ du lịch 78
2.3.5. Khách du lịch đến Sầm Sơn 79
2.3.6. Doanh thu du lịch 84
2.3.7. Những hạn chế của du lịch Sầm Sơn theo quan điểm phát triển
bền vững 86
Chương 3. §Þnh híng vµ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SẦM SƠN 92
3.1. Định hướng phát triển du lịch Sầm Sơn 92
3.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa 92
3.1.2. Phương hướng phát triển du lịch Sầm Sơn 93
3.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển...............................................................95
3.2.1. Cơ sở dự báo.......................................................................................95
3.2.2. Các chỉ tiêu cụ thể.............................................................................95
3.3. Giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn................................................100
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch........................................100
3.3.2. Giải pháp đối với kinh tế du lịch theo hướng chuyên nghiệp......... 102
3.3.3. Giải quyết vấn đề mùa du lịch..................................................... ... 103
3.3.4. Giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn.................................. ...104
3.3.5. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước ..........................................111
3.3.6. Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch cho Sầm Sơn ...................112
3.3.7. Giải pháp tăng cường biện pháp tuyên truyền, quảng bá du lịch.....114
3.3.8. Giải pháp phát triển du lịch bền vững……………………………..115
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................118
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Vị trí Sầm Sơn trong tỉnh Thanh Hóa.................................................8
Hình 2.1.Sơ đồ du lịch Thanh Hoá.......................…………..........................33
Hình 2.2. Sơ đồ thị xã SầmSơn……………………………………......….....38
Hình 2.3. Sơ đồ tài nguyên du lịch tại Sầm Sơn…………………..…….......41
Hình 2.4. Sơ đồ các điểm du lịch phục vụ lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn..61
Hình 2.5. Cơ cấu cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn (2005) (xét theo quymô)………..72
Hình 2.6. Cơ cấu khách du lịch đến Sầm Sơn năm 2008………………........81
Hình 2.7. Cơ cấu doanh thu du lịch Sầm Sơn các năm 2000, 2005, 2007…..86
Hình 2.8. Kết quả thu ngân sách của du lịch Sầm Sơn 2000 -2007………....86
Hình 3.1. Các tuyến du lịch ở thị xã Sầm Sơn……………………………..106
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1. Toàn cảnh Sầm Sơn (Ảnh chụp từ vệ tinh)
Ảnh 2. Bình minh trên biển Sầm Sơn
Ảnh 3. Ngư dân đánh bắt hải sản phục vụ du lịch
Ảnh 4. Đền Độc Cước
Ảnh 5. Lầu Nghinh Phong
Ảnh 6. Bãi biển Sầm Sơn lúc cao điểm
Ảnh 7. Thuyền cứu hộ bảo đảm an toàn cho du khách
Ảnh 8. Hòn Trống – Mái
Ảnh 9. Mùa đông trên đỉnh núi Cổ Giải
Ảnh 10. Khách sạn Bộ công nghiệp
Ảnh 11. Khách sạn Champa
Ảnh 12. Khách sạn Binh đoàn Quyết thắng
Ảnh 13. Khách sạn Biển Đợi
Ảnh 14. Ngựa phục vụ khách du lịch
Ảnh 15. Xe đạp điện phục vụ khách du lịch
Ảnh 16 & 17. Khai mạc lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn
Ảnh 18. Tuyến đường Hồ Xuân Hương
Ảnh 19. Lễ khai mạc hội chợ thương mại Sầm Sơn 2007
Ảnh 20 & 21. Khu du lịch sinh thái Quảng Cư
Ảnh 22. Du khách đá bóng trên bãi biển
Ảnh 23. Khách du lịch đốt lửa trại, vui chơi trên biển
Ảnh 24. Thả diều trên biển – trò chơi thú vị của du khách
Ảnh 25. Xe đạp đôi – phương tiện dạo biển ưa thích của giới trẻ
Ảnh 26. Trung đường đền Độc Cước bị tu sửa không đúng bản gốc
Ảnh 27. Tượng Phật bà Quan Âm dựng không phép trên núi Cổ Giải
Ảnh 28. Hiện tượng bán hàng rong trên bãi biển
Ảnh 29. Rác thải trên bãi biển
Ảnh 30. Rác thải theo dòng đổ ra biển ở bãi tắm D
Ảnh 31. Kim tiêm rải rác trên bờ biển
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nhiệt độ mặt nước biển tại một số bãi biển 43
Bảng 2.2: Một số loại hải sản phục vụ khách du lịch 48 Bảng 2.3: Đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên du lịch tự nhiên
đối với sự phát triển du lịch ở Sầm Sơn 67
Bảng 2.4: So sánh cơ sở lưu trú giai đoạn 1994 - 1999 và 2000 - 2005 ở Sầm Sơn 70
Bảng 2.5: Hiện trạng khách sạn ở Thanh Hoá và Sầm Sơn năm 2005 71
Bảng 2.6: Cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn phân theo cấp quản lý (2005) 73
Bảng 2.7: Các cơ sở lưu trú phân theo loại hình kinh doanh phục vụ năm 2007 73
Bảng 2.8: Các cơ sở lưu trú phân theo chất lượng dịch vụ năm 2007 74
B¶ng 2.9: Lao ®éng trùc tiÕp trong ngµnh du lÞch SÇm S¬n giai ®o¹n (2000 - 2005) 79
Bảng 2.10: Số lượt khách du lịch đến Sầm Sơn từ 2001 – 2005 79
Bảng 2.12: Doanh thu du lịch Sầm Sơn các năm 2000, 2005, 2007 84
Bảng 3.1: Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế du lịch Sầm Sơn từ 2009 – 2015 96
Bảng 3.2: Dự báo về chỉ tiêu khách du lịch, ngày khách phục vụ và doanh thu du lịch Sầm Sơn từ 2009 – 2015 97
Bảng 3.3: Dự kiến các mức chi tiêu cho một ngày khách đến Sầm Sơn 97
Bảng 3.4: Dự báo cơ cấu doanh thu khách nội địa đến Sầm Sơn (2006–2015) 98
Bảng 3.5: Dự kiến các nguồn vốn đầu tư đến 2015 99
Bảng 3.6: Dự báo về lao động du lịch Sầm Sơn (2010-2015) 99
Danh môc ch÷ viÕt t¾t
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
CNH- HĐH
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
2
GTVT
Giao thông vận tải
3
Nxb
Nhà xuất bản
4
UBND
Ủy ban nhân dân
5
VH- TT
Văn hóa thông tin
6
TT TDTT
Trung tâm thể dục thể thao
Hình 1. VỊ TRÍ SẦM SƠN TRONG TỈNH THANH HÓA
Nguồn: Phòng Địa chính thị xã Sầm Sơn
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu du lịch ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là ở các nước phát triển. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đã thu hút một lực lượng lao động đông đảo trên khắp thế giới, mang lại lợi ích to lớn về nhiều mặt, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, tạo ra tích lũy ban đầu cho nền kinh tế quốc dân, là phương tiện quan trọng để thực hiện giao lưu giữa các nền kinh tế và văn hoá. Phát triển du lịch còn tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Đối với nhiều quốc gia, du lịch thực sự đã trở thành “con gà đẻ trứng vàng” và là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Trong bối cảnh chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế phát triển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn sẽ có tác dụng thực tiễn to lớn trong việc phát triển du lịch ở Thanh Hoá nói chung, và các điểm du lịch tương tự trong cả nước.
Bên cạnh đó, mặc dù du lịch Việt Nam có nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhân văn độc đáo song đến nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Trước tình hình như vậy, du lịch Việt Nam đang tìm hướng đi cho mình là xây dựng biểu tượng của một đất nước thanh bình, thân thiện, đánh thức tiềm năng của dải bờ biển dài và đẹp chạy dọc đất nước. Trong đó, Sầm Sơn lại là một điểm du lịch biển quen thuộc có lịch sử khai thác hàng trăm năm nên việc tìm ra giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch biển Sầm Sơn là hết sức cần thiết.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn (2007), Sầm Sơn đã có những đổi mới và chuyển biến tích cực tạo ra điểm nhấn cho một địa danh hấp dẫn đối với du khách. Mặt khác, những thay đổi trong cách thức tổ chức hoạt động du lịch cũng góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội Sầm Sơn, cũng như ngành kinh tế du lịch Thanh Hóa phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu ngân sách cho nhà nước và mở rộng hợp tác kinh tế, giao lưu văn hoá, phát triển xã hội giữa Sầm Sơn – Thanh Hoá với các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và phát triển du lịch Sầm Sơn những năm qua còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Hiện tượng khách du lịch có ấn tượng thiếu thiện cảm với du lịch Sầm Sơn vẫn còn khá phổ biến, thậm chí có nhiều ý kiến phê phán gay gắt trên các phương tiện thông tin đại chúng về những vẫn đề còn tồn tại trong các mùa du lịch ở Sầm Sơn. Không những thế, hiện nay sự vươn lên của nhiều địa danh du lịch mới, đặc biệt là du lịch biển ở các địa phương trong cả nước đang đặt Sầm Sơn trước thách thức của sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi địa danh du lịch này phải nhanh chóng củng cố và làm mới mình để thu hút du khách.
Vì những lí do trên, việc nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề ra những giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn trong thời gian tới là vấn đề cấp bách nhằm đưa ngành kinh tế du lịch Sầm Sơn phát triển theo hướng chuyên nghiệp và bền vững, khắc phục những thiếu sót trong cách thức tổ chức, phục vụ, xây dựng thương hiệu riêng cho biển Sầm Sơn. Do vậy tác giả đã chọn vấn đề: “Sầm Sơn (Thanh Hóa): tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích - yêu cầu
2.1. Mục đích:
Tìm hiểu và đánh giá được tiềm năng du lịch của thị xã Sầm Sơn. Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại Sầm Sơn: những thành quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong giai đoạn 2000 - 2008, so sánh với một số năm trước. Từ đó tiếp tục tìm ra những giải pháp thúc đẩy du lịch Sầm Sơn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, xứng đáng với tiềm năng vốn có của thị xã du lịch biển này.
2.2.Yêu cầu:
Trên cơ sở tập hợp đầy đủ các tài liệu và số liệu có liên quan, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để rút ra các kết luận khoa học có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.
Các kết luận khoa học rút ra phải đảm bảo góp phần giải quyết những lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, tránh làm xáo trộn quá mức đời sống kinh tế xã hội của địa phương, đảm bảo sự cân bằng tự nhiên và môi trường sinh thái của điểm du lịch này.
3. T×nh h×nh nghiªn cøu liªn quan ®Õn đề tài
Nghiên cứu về du lịch đã được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam ngày càng quan tâm. Việc nghiên cứu thực trạng các địa điểm du lịch, tuyến điểm du lịch, khả năng khai thác cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch...trở thành những nội dung cơ bản của ngành địa lý và ngành du lịch. Trên thế giới đã có những công trình khoa khoa học đánh giá các tổng thể tự nhiên phục vụ giải trí nh: L.I. Mukhina (1973) đưa ra những phương pháp, nguyên tắc ứng dụng để tiến hành một công trình đánh giá tổng thể tự nhiên cũng như các thành phần của chúng, E.N. Pertxik chỉ ra những nguyên tắc, phương pháp điều tra, đánh giá tài nguyên trong quy hoạch vùng kinh tế nói chung và quy hoạch vùng du lịch nói riêng, Porojnik đã tổng quan lý luận về địa lý du lịch. Một số nhà địa lý cảnh quan của trường Đại học tổng hợp Matxcơva như E.D Xmiarnova, V.B Nhefedova, L.V Xvittrenco tiến hành nghiên cứu các vùng thích hợp cho mục đích nghỉ duỡng trên lãnh thổ Liên Xô trước đây. Nhà địa lý B.N.Likhanov, 1973 đã xác định tài nguyên nghỉ ngơi giải trí theo lãnh thổ phục vụ khai thác cho du lịch. Hai nhà kinh tế học R.Lanquar và R.Hollie đưa ra những phương pháp marketing thu hút khách du lịch trong cuốn Marketing du lịch (Bản dịch từ tiếng Pháp), Nxb Thế giới, năm 1992 [41, tr.20].
Ở Việt Nam, thời gian gần đây có các công trình: luận văn phó tiến sĩ Khoa học kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, 1993 của Doãn Quang Thiện nghiên cứu về Đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh du lịch nước ta, luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 1996 của Vũ Đình Thuý nghiên cứu những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những đề tài và dự án đó đã phân tích cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ du lịch, đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch, dự báo nhu cầu du lịch, đÒ ra chiến lược phát triển du lịch, cơ chế quản lý kinh doanh du lịch...
Bên cạnh đó, ở tầm vi mô, các địa phương đã có triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch trên cơ sở dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam và căn cứ vào tình hình thực tế như:
Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá... đặc biệt là phát triển du lịch biển - một tiềm năng rất lớn nhưng chưa được khai thác đúng mức.
Đối với vấn đề khai thác và phát triển du lịch Sầm Sơn cũng đã có một số nhà nghiên cứu, nhà báo trong nước và địa phương đề cập tới, song chủ yếu mới dừng lại ở mức độ biên khảo, tuỳ bút, điểm tin, giới thiệu về phong cảnh Sầm Sơn với du khách. Le Breton trong cuốn “Tỉnh Thanh Hoá” cũng đã nhắc tới cảnh đẹp Sầm Sơn [22, tr.16]. Hoàng Tuấn Phổ trong cuốn “Thắng cảnh Sầm Sơn”, xuất bản năm 1983 đã đi sâu giới thiệu về những cảnh đẹp và phong tục tập quán truyền thống, những huyền thoại, sự tích của đất và người Sầm Sơn [38]. Đặc biệt năm 1991, cuốn sách “Đường về Sầm Sơn” của tác giả Lữ Giang do nhà xuất bản Văn hoá xuất bản bắt đầu chú ý tới những nét đổi mới trong việc khai thác du lịch ở mảnh đất Sầm Sơn [18].
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tìm thấy thông tin về Sầm Sơn qua những cuốn sách viết về phong cảnh xứ Thanh, sách về lễ hội, các bài báo trên tạp chí Du lịch Việt Nam (1995, 1996, 2007, 2008), báo Thanh Hoá, trang web của tỉnh Thanh Hoá và Sầm Sơn nh: Cuốn Du lịch Bắc miền Trung – Nhà xuất bản Thuận An – Nghệ An - Thanh Hoá - các tác giả: Trần Quốc Chấn, Lê Văn Hà, Lê Hoà, Trần Hoàng, Trần Minh Siêu, Trần Đức Anh Sơn, Nguyễn Quang Trung Tiến, Mai Khắc Ứng, cuốn Đền Độc Cước của Kim Lữ, cuốn Những thắng tích của xứ Thanh của Hương Nao, Nguyễn Văn Hảo – Lê Thị Vinh với cuốn Di sản văn hoá xứ Thanh – Nxb Thanh niên, 2003... Đặc biệt năm 2007 để chuẩn bị cho lễ hội 100 năm Sầm Sơn, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hoá đã xuất bản cuốn “Sầm Sơn xanh vẫy gọi” nêu khái quát lịch sử phát triển du lịch Sầm Sơn, những hình ảnh đẹp và những bài viết về Sầm Sơn ở các lĩnh vực thơ, văn, báo chí, âm nhạc [6]...
Bên cạnh đó, việc đi sâu nghiên cứu du lịch biển nói chung, du lịch Sầm Sơn nói riêng, như một đối tượng khoa học trong thời gian gần đây cũng đã bắt đầu được các nhà khoa học quan tâm như: Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở điểm du lịch Sầm Sơn (Thanh Hoá) – Luận văn thạc sĩ địa lý cña Mai Duy Lục (1999), luận văn thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005): Kinh tế du lịch ở Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ Kinh tế của Vũ Đình Quế (2008): Kinh tế du lịch ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005) đã đưa ra Dự báo xu hướng phát triển du lịch đến 2010 và quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái – văn hoá núi Trường Lệ. Uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn cũng đã tổ chức nghiên cứu hoạt động du lịch Sầm Sơn, nêu đề án đổi mới tổ chức và quản lý dịch vụ du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2007 – 2010, quy hoạch kinh tế – xã hội thị xã Sầm Sơn đến 2015...
Từ lịch sử nghiên cứu đề tài, có thể thấy Sầm Sơn đã và đang trở thành đối tượng nghiên cứu ngày càng nhiều của các nhà khoa học địa lý, kinh tế, du lịch, trở thành đề tài hấp dẫn trong sáng tác của giới văn nghệ sĩ. Tuy vậy, những nghiên cứu về Sầm Sơn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nhỏ lẻ, dưới hình thức giới thiệu quảng bá du lịch, Nếu có nghiên cứu sâu về tiềm năng thực trạng du lịch Sầm Sơn thì thời gian cũng đã cách đây hàng chục năm hoặc chỉ nghiên cứu ở góc độ kinh tế. Trước thực tại đó, việc có một công trình nghiên cứu du lịch Sầm Sơn dưới góc dộ lien ngành, nhằm chỉ ra thành công và tồn tại, đề ra giải pháp phát triển du lịch trong giai đoạn mới là hết sức cần thiết.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, tiÕn hµnh phân tích, đánh giá vÒ tiềm năng phát triển du lịch Sầm Sơn.
Phân tích thực trạng phát triển du lịch thị xã Sầm Sơn (Thanh Hoá) giai đoạn 2000 – 2008. Trong đó làm rõ những thành tựu cũng như những mặt còn tồn tại của sự phát triển du lịch Sầm Sơn, phân tích những nguyên nhân dẫn tới yếu kém của hoạt động du lịch tại đây, dự báo xu thế phát triển du lịch Sầm Sơn tầm nhìn 2015.
Đề ra giải pháp khoa học nhằm phát triển du lịch Sầm Sơn trong những năm sau, hướng tới sự phát triển bền vững.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch Sầm Sơn tõ năm 2000 - 2008 và các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển du lịch ở Sầm Sơn theo hướng nhanh, mạnh, bền vững.
5.2. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ thị xã Sầm Sơn.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận: Nghiªn cøu ®Ò tµi, chóng t«i dùa trªn c¬ së hÖ thèng ph¬ng ph¸p luËn sau:
6.1.1. Quan điểm tổng hợp:
Do hoạt động du lịch có liên quan tới nhiều đối tượng như: Các tài nguyên du lịch, các nhu cầu xã hội…, hình thức của chúng l¹i thay đổi từ nơi này đến nơi khác nªn không có quan điểm tổng hợp thì không giải thích được các vấn đề nảy sinh.
6.1.2. Quan điểm lịch sử: Mỗi sự vật trong đời sống và trong tự nhiên luôn luôn vận động theo trình tự thời gian. Đặc điểm của đối tượng vào một thời điểm nào đó là kết quả của quá trình chuyển hoá lâu dài, và ở một mức độ nào đó cũng cho biết được tương lai của nó. Ho¹t động du lÞch còng kh«ng n»m ngoµi quy luËt vËn ®éng ®ã, v× vËy muèn rót ra bµi häc kinh nghiÖm, dù ®o¸n ®îc xu híng ph¸t triÓn, ®Ò ra gi¶i ph¸p h÷u hiÖu ph¶i ¸p dông quan ®iÓm lÞch sö ®Ó ph©n tÝch t×nh h×nh ho¹t ®éng du lÞch tríc ®ã.
6.1.3. Quan điểm lãnh thổ: Mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch luôn luôn gắn với một lãnh thổ nhất định. Hệ thống đó bao hàm những bộ phận lãnh thổ nhỏ hơn, có liên hệ mật thiết với nhau vµ ®ång thêi lại là một bộ phận của một hệ thống lãnh thổ lớn hơn. Du lịch gắn với sự dịch chuyển của con người trong không gian. Mỗi điểm du lịch có một không gian cụ thể, do đó quan điểm lãnh thổ trong nghiên cứu du lịch thực sự cần thiết, không thể thiếu được.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thÓ:
Mỗi ngµnh khoa học có thể sử dụng c¸c phương pháp nghiên cứu khác nhau víi những ưu thế và hạn chế nhất định. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng c¸c phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể:
6.2.1. Phương pháp tổng hợp, đối chiếu so sánh:
Thông qua những số liệu, tài liệu, phương pháp đối chiếu so sánh giúp cho việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch Sầm Sơn so với tình hình phát triển du lịch của cả nước. Cũng bằng phương pháp này cho phép đánh giá đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch tại Sầm Sơn.
6.2.2. Phương pháp biểu đồ, thống kê: Các số liệu thống kê trong nghiên cứu du lịch là rất phổ biến: diễn biến của khách du lịch hàng năm, diễn biến của số lượng buồng phòng…Bằng phương pháp phân tích biểu đồ, phân tích các bảng thống kê cho phép rút ra nhiều kết luận quan trọng của hoạt động du lịch. Các loại biểu đồ, đồ thị là những hình thức biểu hiện sự vật trực quan sinh động.
6.2.3. Phương pháp thực địa: Chúng tôi tiến hành khảo sát, điền dã thực tế, điều tra xã hội học (ph¸t phiÕu ®iÒu tra th¸i ®é cña 100 du kh¸ch tại điểm du lịch Sầm Sơn) để thu thập các thông tin cần thiết, nh»m rót ra nh÷ng kÕt luËn chÝnh x¸c, nâng cao ý nghĩa thực tiễn của luận án.
6.2.4. Phương pháp dự báo: Để tìm ra những định hướng phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch tại Sầm Sơn rất cần có sự dự báo: Dự báo số lượng khách, số giường phòng cần xây dựng thêm, dự báo số vốn cần đầu tư, dù b¸o vÒ sè lîng lao ®éng trong ngµnh du lÞch…Vì vậy phải sự dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau: phương pháp quán tính, phương pháp kịch bản, …
6.2.5. Phương pháp nghiªn cøu liên ngành vµ khu vùc häc
Kh¸c víi khoa häc chuyªn ngµnh lÊy lÜnh vùc ho¹t ®éng cña con ngêi lµm ®èi tîng nghiªn cøu (ng«n ng÷, chÝnh trÞ, v¨n häc, lÞch sö...). Ph¬ng ph¸p liªn ngµnh lÊy kh«ng gian v¨n ho¸ lµm ®èi tîng t×m hiÓu víi môc ®Ých ®¹t tíi nh÷ng nhËn thøc tæng hîp vÒ mét kh«ng gian, trong ®ã mèi liªn hÖ mËt thiÕt gi÷a c¸c lÜnh vùc ho¹t ®éng cña con ngêi vµ quan hÖ t¬ng t¸c gi÷a con ngêi víi ®iÒu kiÖn tù nhiªn ®îc nghiªn cøu mét c¸ch ®Çy ®ñ. ¸p dông ph¬ng ph¸p liªn ngµnh vµo nghiªn cøu du lÞch SÇm S¬n cã nghÜa lµ kh«ng ®¬n thuÇn nghiªn cøu díi gãc ®é cña ®Þa lý, du lÞch hay kinh tÕ mµ kÕt hîp nhiÒu ngµnh khoa häc kh¸c nhau (®Þa lý, du lÞch, kinh tÕ, v¨n häc, lÞch sö...) nh»m ®¹t ®îc nhËn thøc tæng hîp vÒ ®iÓm du lÞch nµy, thÊy ®îc mèi quan hÖ qua l¹i gi÷a con ngêi vµ tµi nguyªn du lÞch, mèi qua hÖ gi÷a yÕu tè tù nhiªn vµ gi¸ trÞ nh©n v¨n.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã phân tích những số liệu mới về lượng khách, cơ sở lưu trú, doanh thu du lịch ở Sầm Sơn...trong giai đoạn từ 2000 – 2008, từ đó rút ra những kết luận mới về thực trạng và định hướng phát triển trong tương lai.
Ngoài ra, luận văn cũng nêu lên biện pháp thu hút khách du lịch đến Sầm Sơn trên cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch hiện có, đó là: bên cạnh mục tiêu lâu dài là không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch thì biện pháp trước mắt chính là tích cực tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân địa phương, xây dựng văn hoá du lịch và đào tạo lao động du lịch theo hướng chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, luận văn còn nhấn mạnh tới biện pháp phát triển du lịch Sầm Sơn theo hướng bền vững – nét mới mà phần lớn các công trình nghiên cứu về du lịch Sầm Sơn chưa đề cập tới. Yêu cầu phát triển bền vững ở Sầm Sơn là xu hướng tất yếu nhằm khắc phục thực trạng ô nhiễm môi trường và những hiện tượng xâm phạm di tích phục vụ hoạt động du lịch ở Sầm Sơn, bảo tồn các giá trị vật chất và nhân văn tốt đẹp cho thế hệ mai sau.
Là công trình nghiên cứu du lịch theo hướng liên ngành, lần đầu tiên luận văn đã kết hợp phương pháp và kiến thức của nhiều ngành khoa học: du lịch, kinh tế, địa lý, văn học, lịch sử...áp dụng vào nghiên cứu du lịch Sầm Sơn. Vì vậy, những kết luận về tiềm năng và thực trạng du lịch được nhìn nhận tổng hợp, không đơn thuần là số liệu kinh tế mà dựa trên cả cơ sở phân tích những giá trị nhân văn và biến đổi xã hội, biến đổi thiên nhiên trước ảnh hưởng của hoạt động du lịch. Các giải pháp mà luận văn đưa ra cũng chủ yếu nhấn mạnh đến việc kết hợp giải pháp cần thiết trước mắt là xây dựng văn hóa du lịch với giải pháp lâu dài là đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đào tạo du lao động du lịch có chiều sâu, phát triển du lịch theo hướng bền vững.
8. Bè côc cña luËn v¨n
Ngoµi phÇn më ®Çu, kÕt luËn, tµi liÖu tham kh¶o vµ phô lôc, luËn v¨n ®îc cấu trúc thµnh 3 ch¬ng như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch và phát triển du lịch bền vững.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Sầm Sơn (2000–2008).
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn.
Ch¬ng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN chung vÒ DU LỊCH vµ ph¸t triÓn
du lÞch bÒn v÷ng
1.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1.1.Quan điểm về du lịch
Về khái niệm du lịch, các nhà khoa học đã có nhiều định nghĩa khác nhau. E.Gure Freuler người Đức (1905) cho rằng: Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng mà thời đại chúng ta, dựa trên cơ sở tăng nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển các tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên [dẫn theo 41,tr.2].
Tại hội nghị quốc tế về du lịch do Liên hợp quốc tổ chức tại Rôma (21/8 – 5/9/1963), các nhà khoa học đã thống nhất định nghĩa: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng mà các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ và trong nước họ với một mục đích hoà bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [dẫn theo 41, tr.2].
Một định nghĩa khác được phổ biến hơn là định nghĩa của I.I. Pirôginoic, 1985 như sau: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi có liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá và thể thao kèm theo việc sử dụng các giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá [dẫn theo 41, tr.11]. Định nghĩa này của I.I Pirôginoic được các tác giả nghiên cứu sử dụng phổ biến ở Liên Xô cũ và Đông Âu. Tính chính xác và khoa học của định nghĩa này được thể hiện ở chỗ: nhìn nhận du lịch từ góc độ người tham gia du lịch, một yếu tố quyết định của quá trình du lịch.
Hiệp hội quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO) cho rằng: Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống [dẫn theo 41, tr.2].
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì: khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế [dẫn theo 41, tr.3].
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
* Bản chất du lịch:
Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách:
Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao. Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch:
Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ tương ứng.
Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như: cơ sở lưu trú, ăn uống vận chuyển. Xét từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “bán chương trình du lịch”.
Như vậy, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về du lịch nhưng điểm chung nhất là hầu hết các quan điểm đều cho rằng: du lịch là hoạt động của con người diễn ra ngoài nơi cư trú của họ nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao hiểu biết mà không nhằm mục đích kinh tế.
1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng “bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình” [29, tr.5].
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung.
Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch.
Tài nguyên du lịch là “cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch” [37, tr.12].
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
1.1.3. Các loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng, song vẫn có thể phân chia thành hai loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
1.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm tất cả các thành phần tự nhiên, các quá trình tự nhiên có thể phục vụ gián tiếp hoặc trực tiếp đối với sự phát triển du lịch [16, tr.18].
Chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ mục đích phát triển du lịch mới được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện lịch sử – văn hoá, kinh tế – xã hội và chúng thường được khai thác đồng thời với các tài nguyên du lịch nhân văn.
Các thành phần của tự nhiên:
Địa hình gồm: các vùng núi có phong cảnh đẹp, các hang động, các bãi biển, các di tích tự nhiên...
Khí hậu: tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người, tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng, triển khai các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động du lịch...
Thuỷ văn: bề mặt nước và các bãi nông ven bờ, các điểm nước khoáng, suối nước nóng.
Sinh vật: tài nguyên sinh vật ở nước ta phục vụ mục đích du lịch được tập trung khai thác ở: các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu rừng...
1.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài ._.nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hoá.
Như vậy, tài nguyên du lịch nhân văn được hiểu là những tài nguyên du lịch văn hoá. Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là những tài nguyên du lịch nhân văn. Chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Hay nói cách khác, những tài nguyên du lịch nhân văn cũng chính là những giá trị văn hoá tiêu biểu cho mỗi d©n tộc, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về văn hoá dân tộc, địa phương nơi mình đến.
Các tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc tính cơ bản sau:
+ Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính phổ biến.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính tập trung dễ tiếp cận.
+ Tài nguyên nhân văn có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ, giải trí.
Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm văn hoá nên rất đa dạng và phong phú. Chúng có thể phân thành những dạng chính sau:
* Các di tích lịch sử văn hoá:
Di tích lịch sử văn hoá được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, bao gồm: “...những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá - xã hội” [16, tr.20].
Theo khái niệm trên, chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật mới được coi là những di tích lịch sử, văn hóa. Như vậy một trong những vấn đề quan trọng trong việc xác định các di tích lịch sử, văn hoá chính là việc đánh giá đúng giá trị của các di tích.
- Các di sản văn hóa thế giới
Các di sản văn hoá thế giới được xác định theo 6 tiêu chuẩn:
+ Là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người.
+ Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiÕn trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định.
+ Cung cấp một ví dụ tiêu biểu về một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa.
+ Cung cấp một ví dụ đặc sắc về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được một nền văn hoá đang có nguy cơ bị hñy hoại trước những biến động không cưỡng lại được.
+ Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí.
- Các di tích lịch sử văn hoá thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương gồm: Các di tích khảo cổ học, các di tích lịch sử, các di tích văn hóa - nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh.
* Các lễ hội:
Trong các dạng tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những tín ngưỡng sinh hoạt của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Do vậy, lễ hội có tính chất cao đối với du khách. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính: phần lễ và phần hội. Để tìm hiểu văn hoá Việt Nam, văn hoá làng xã cũng như văn hóa lúa nước, người ta có thể tìm hiểu qua lễ hội, hoặc trực tiếp tham gia vào lễ hội. Từ đó có thể thấy lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn rất quan trọng.
* Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống cũng là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Thông thường, nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người. Đây cũng chính là những đặc tính riêng của các nền văn hóa và là sức hấp dẫn của các nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
Nước ta là nước có nhiều làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là các nghề chạm khắc, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, mây tre đan, dệt.., mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu đời và khá độc đáo.
* Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học là những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất với những sắc thái riêng của các dân tộc trên địa bàn cư trú của mình.
Thông thường mỗi dân tộc trên thế giới có những tập tục riêng về cư trú, về tổ chức xã hội, về sinh hoạt, trang phục và ẩm thực, ca múa nhạc...Tất cả những điều đó đã làm nên nét văn hoá độc đáo, có sức thu hút khách du lịch rất lớn.
Việt Nam có 54 tộc người, trong đó có tới 53 tộc người thiểu số chủ yếu sinh sống và cư trú ở các vùng miền xa xôi. Nhiều dân tộc còn giữ được những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của mình như: Tày, Nùng, Dao, Mường ở miền Bắc, các dân tộc Chăm, Gia rai, Ê đê, Bana ở miền Trung và Tây Nguyên, dân tộc Khơ Me ở đồng bằng sông Cửu Long đã lưu giữ được những nét truyền thống văn hoá giá trị cao có thể khai thác phục vụ việc phát triển du lịch.
* Các đối tượng văn hoá, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện.
Những đối tượng văn hoá như các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, các bảo tàng... đều có sức thu hút đối với khách tham quan du lịch và nghiên cứu.
Ngoài ra, những hoạt động mang tính sự kiện như các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim quốc tế, ca nhạc quốc tế hay dân tộc học, các lễ hội điển hình.... cũng là những đối tượng hấp dẫn khách du lịch.
1.2.Phát triển du lịch trong mối quan hệ bền vững với tài nguyên môi trường.
1.2.1 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
Sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội nói chung và của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng cần đạt được 3 mục tiêu cơ bản:
- Bền vững kinh tế.
- Bền vững về tài nguyên và môi trường.
- Bền vững về văn hoá xã hội.
Đối với kinh tế, sự phát triển bền vững thể hiện ở quá trình tăng trưởng liên tục theo thời gian hoặc không có sự đi xuống xét về chỉ tiêu kinh tế.
Sự phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu hiện tại không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện ở việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, đảm bảo sự đa dạng sinh học, không có những tác động tiêu cực đến môi trường.
Đối với văn hoá xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống của người dân và ổn định xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hoá.
Du lịch được coi là “ngành công nghiệp không khói” trên phạm vi toàn thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hoá có tính toàn cầu cũng như tác động đến mọi khía cạnh về tài nguyên và môi trường. Điều này đòi hỏi ở du lịch một sự phát triển bền vững.
Vậy sự phát triển bền vững là gì?
Phát triển bền vững là một khái niệm không nằm ngoài khái niệm chung về sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội nói chung và của một ngành kinh tế nào đó nói riêng. Điều đó có nghĩa là sự phát triển du lịch bền vững “là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng về nhu cầu du lịch của các thế hệ tương lai” [28, tr.48]. Vì vậy trong quá trình phát triển phải đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, về tài nguyên môi trường du lịch và về văn hoá xã hội.
Bền vững về kinh tế trong trường hợp này là “sự phát triển ổn định lâu dài” của du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là người dân địa phương. Nếu không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địa phương thì sẽ không có lý do để họ bảo vệ những gì mà du khách muốn hưởng lợi từ du lịch. Mức sống của người dân địa phương được cải thiện nhờ du lịch thì họ sẽ có mọi lý do để bảo vệ nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống để khách du lịch tiếp tục tới. Chia sẻ lợi ích du lịch cũng là phương pháp tích cực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế ở những vùng còn khó khăn.
Bền vững về tài nguyên và môi trường là “việc sử dụng các tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau” [7, tr.21].
Sự bền vững về văn hoá là “việc khai thác đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hoá truyền thống để lại cho các thế hệ tiếp sau” [7, tr.23].
1.2.2.Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững
1.2.2.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý
Du lịch không phải là “hàng hoá cho không” mà phải được tính vào chi phí đầu vào của sản phẩm du lịch. Do đó, cần có nguồn đầu tư cần thiết cho việc bảo tồn và tái tạo tài nguyên, kiểm soát và ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường. Muốn vậy cần:
- Ngăn chặn sự phá hoại các nguồn tài nguyên tự nhiên, các giá trị văn hoá lịch sử, truyền thống dân tộc.
- Phát triển và thực thi các chính sách môi trường hợp lý trong mọi lĩnh vực của du lịch.
- Đưa “ nguyên tắc phòng ngừa” vào tất cả các hoạt động và phát triển mới.
- Bảo vệ và ủng hộ việc thừa hưởng các di sản văn hoá và lịch sử của các dân tộc, cũng như tôn trọng các quyền lợi của người dân địa phương trong việc khai thác các tài nguyên du lịch.
- Duy trì trong giới hạn “sức chứa” [7, tr.24] đã được xác định. Để đơn giản trong việc xác định “sức chứa” của một du khách, Boullon (1985) đề xuất một công thức chung, theo đó:
Sức chứa
=
Khu vực do du khách sử dụng
Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân
1.2.2.2. Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải
Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát được chất lượng chất thải từ hoạt động du lịch là một trong những nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường, mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
Để thực hiện tốt nguyên tắc trên đây, hoạt động du lịch cần:
Quản lý tốt để đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm nhất tài nguyên, có giải pháp nhằm giám sát và ngăn chặn tiêu thụ quá mức tài nguyên của khách hàng.
Khuyến khích việc sử dụng công nghệ mới nhằm giảm mức tiêu thụ tài nguyên và hạn chế chất thải.
1.2.2.3. Phát triển gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng
Tính đa dạng về thiên nhiên, về văn hoá và xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch.Vì vậy muốn phát triển du lịch thì không thể tách rời việc bảo tồn sự đa dạng của các tài nguyên du lịch.
Bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch gồm: bảo tồn sự đa dạng của khí hậu, chủng loài động thực vật, địa hình, nguồn thực phẩm phục vụ du lịch...
1.2.2.4. Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng rất cao, vì vậy mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với các quy hoạch ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương. Ngoài ra, đối với mỗi phương án phát triển cần tiến hành đánh giá tác động môi trường nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường. Điều này góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên, gìn giữ môi trường.
Tiểu kết:
Tóm lại, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về du lịch nhưng điểm chung nhất là hầu hết các quan điểm đều cho rằng du lịch là hoạt động của con người diễn ra ngoài nơi cư trú của họ nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao hiểu biết mà không nhằm mục đích kinh tế. Vấn đề phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường đang trở thành vấn đề cấp bách và là xu hướng tất yếu của ngành du lịch trên toàn thế giới. Trên cơ sở những quan điểm về du lịch, bản chất du lịch và xu thế phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, chúng ta có thể áp dụng cụ thể vào việc nghiên cứu khu du lịch Sầm Sơn.
Chương 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
SẦM SƠN (2000 -2008)
2.1. Quá trình phát triển du lịch Sầm Sơn
2.1.1. Vị trí địa lý
Sầm Sơn ở phía Đông của tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 16km, nằm trong tọa độ 19043’ đến 19047’ vĩ độ Bắc và 1050 52’ đến 1050 54’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá (cách sông Mã), phía Tây và Nam giáp huyện Quảng Xương (cách sông Đơ), phía Đông giáp biển Đông.
Năm 2007, Sầm Sơn có diện tích tự nhiên xấp xỉ 18km2 (1790 ha), dân số 61.345 người. Trong đó nội thị chiếm 467 ha, ngoại thị 1323 ha, ao đầm nước lợ gần 200 ha, núi Trường Lệ có diện tích khoảng 300 ha (đây là dãy núi đá hoa cương diệp thạch hình thành cách ngày nay trên 300 triệu năm, gồm 16 ngọn, cao nhất là 84,7m, vách đứng về phía biển, núi được phủ xanh bởi những cánh rừng thông, bạch đàn, keo lá chàm và nhiều loại cây khác. Quá trình tạo sơn để lại hòn Cổ Giải, mỏm Cô Tiên, hòn Trống Mái và những vườn đá đẹp huyền ảo với những truyền thuyết say đắm lòng người).
Sầm Sơn là một trung tâm du lịch của Thanh Hoá - tỉnh nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch. Nơi đây là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi với đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt xuyên Việt, quốc lộ 10, quốc lộ 47, đường chiến lược 15A. Ngoài ra, Thanh Hoá còn có 4 hệ thống sông chính, 5 cửa lạch thông ra biển, cảng biển Nghi Sơn trong tương lai sẽ trở thành cảng nước sâu cửa ngõ của khu vực Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Giao thông giữa Sầm Sơn và các trọng điểm kinh tế, các di tích lịch sử - văn hoá của tỉnh Thanh Hoá đều rất thuận lợi và có bán kính không quá xa:
Ảnh 1. TOÀN CẢNH SẦM SƠN (Ảnh chụp từ vệ tinh)
Nguồn: Phòng Địa chính thị xã Sầm Sơn
Quốc lộ 47, đoạn đường từ thành phố Thanh Hoá đi Sầm Sơn dài 16km, đường được rải nhựa, rộng 12m. Ngoài ra từ quốc lộ 1A có đường tỉnh lộ từ núi Chẹt về thị trấn Môi dài 14km và đi Sầm Sơn dài 7km.
Đoạn Sầm Sơn - Biện Sơn (Tĩnh Gia) dài 70 km.
Sầm Sơn - Vườn quốc gia Bến En (Như Thanh): 50km.
Sầm Sơn - Lam Kinh và đền thờ Lê Hoàn (Thọ Xuân): 60km.
Sầm Sơn - Động Hồ Công và thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc): 60km.
Sầm Sơn - Suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ): 100km.
Sầm Sơn - Đền phố Cát 9 (Thạch Thành): 65km.
Sầm Sơn - Đền bà Triệu (Hậu Lộc): 35 km.
Sầm Sơn - Động Từ Thức (Nga Sơn): 60km…
Như vậy, chúng ta thấy rằng từ trung tâm du lịch nghỉ mát Sầm Sơn có thể tổ chức các tour du lịch lữ hành đi về trong ngày (một điểm) hoặc vài ngày (nhiều điểm). Được thiên nhiên ưu đãi, vị trí thuận lợi, lịch sử phát triển lâu dài, lại được tỉnh Thanh Hoá dốc sức tập trung, có thể nói Sầm Sơn đang trên đà phát triển, đóng vai trò ngày càng tích cực vào sự phát triển du lịch của địa phương và cả nước.
2.1.2. Quá trình phát triển du lịch Sầm Sơn
2.1.2.1. Vài nét về lịch sử địa danh Sầm Sơn
Theo Địa chí Thanh Hoá, Sầm Sơn xưa có tên gọi Gầm Sơn hay Gầm thôn - là xóm cổ mà cư dân ngày xưa đã sinh sống ở dưới chân núi, cách ngày nay 2.000 - 3.000 năm. Thời kỳ Bắc thuộc, dưới sự thống trị của nhà Hán, Sầm Sơn thuộc huyện Cư Phong, Thường Lạc. Thời nhà Tuỳ (589 - 617), Sầm Sơn thuộc huyện Long An, Châu Ái, thời Đường (618 - khoảng 900) lại thuộc huyện Song Bình, Châu Ái [5, tr.27].
Từ năm 938, sau khi Ngô Quyền giành được độc lập, đất nước chấm dứt ách nô lệ hơn một ngàn năm Bắc thuộc và sau đó là các triều đại Đinh, Tiền Lê,
Hình 1.2. SƠ ĐỒ DU LỊCH THANH HOÁ
Nguồn: Sở Văn hoá - thể thao - du lịch Thanh Hoá
nhà Trần, nhà Hồ, Sầm Sơn thuộc huyện Duyên Giác - lộ Cửu Chân (sau là trấn) Thanh Hoá.
Thời Hậu Lê (năm Quang Thuận thứ 10 – 1461), Sầm Sơn được đổi thành huyện Quảng Xương Thanh Hoá.
Sau năm 1954, Sầm Sơn từ một xã Quảng Tiến chia thành 4 xã: Quảng Tiến, Quảng Cư, Quảng Tường, Quảng Sơn. Đến năm 1958, ban quản trị thị trấn Sầm Sơn thuộc huyện Quảng Xương được thành lập.
Ngày 18 tháng 12 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ra quyết định số 157 -HĐBT thành lập thị xã Sầm Sơn gồm: thị trấn Sầm Sơn (cũ), các xã: Quảng Tiến, Quảng Tường, Quảng Cư và xóm Vinh thuộc Quảng Vinh - Quảng Xương. Năm 1995, đổi xã Quảng Tường thành phường Trung Sơn.
Hiện nay, thị xã Sầm Sơn gồm 5 đơn vị hành chính: 3 phường (Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn) và 2 xã (Quảng Tiến, Quảng Cư)
Dân số của Sầm Sơn khoảng 61.345 người (2007), gần 51,6% là nữ, 29.000 lao động, 15.000 học sinh từ mầm non đến THPH.
2.1.2.2. Quá trình phát triển du lịch Sầm Sơn
Thời kỳ 1907 - 1954 (thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ kháng chiến chống Pháp).
Ngày 13 tháng 8 năm 1904: toàn quyền Đông Dương Moulef đã có quyết định nhượng không cho sở thuế các lô đất nằm trên Sôuthou (Sầm thôn) và Lương Niệm một số lô đất như sau: số diện tích 2.384m2, số 47, diện tích 2.4772m2, số 83, diện tích 2.886m2, số 84, diện tích 4.578m2…Trên những lô đất này sẽ xây dựng các trạm y tế và trung tâm phục hồi sức khoẻ.
Năm 1906, toàn quyền Đông Dương lại ký sắc lệnh cho làm con đường tỉnh lộ 8 (nay là quốc lộ 47) từ thị xã Thanh Hoá (nay là thành phố Thanh Hoá) đi Sầm Sơn dài 16 km.
Cũng trong năm đó, toàn quyền Đông Dương đã ký sắc lệnh chi 50 đồng Đông Dương để thành lập Sở Bưu điện Sầm Sơn.
Một năm sau, vào năm 1907 - người Pháp và triều đình nhà Nguyễn quyết định cho xây dựng nhiều biệt thự trên núi Trường Lệ để làm nơi an dưỡng của quan lại bộ máy thống trị người Pháp và triều Nguyễn .
Sau Cách mạng tháng 8/1945 và bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, quân dân Sầm Sơn đã thực hiện chủ trương “Tiêu thổ kháng chiến”, “Vườn không nhà trống” của Đảng và Chính phủ, vì vậy những dinh thự xưa chỉ còn lại dấu tích.
Thời kỳ 1955 - 1980
Cùng với việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức Đảng và nhân dân Sầm Sơn chuẩn bị các điều kiện để khôi phục công tác và đón tiếp cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc theo quy định của Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam. Tất cả 7 đợt từ ngày 15 tháng 10 năm 1954 đến ngày 1.5.1955 đã đón 1.869 thương bệnh binh, 47.346 cán bộ, chiến sỹ, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ.
Từ năm 1957 đến năm 1962, cùng với kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế nói chung, các tổ chức Đảng, chính quyền các xã thuộc khu vực Sầm Sơn, đặc biệt là Quảng Sơn dưới sự chỉ đạo của huyện Quảng Xương và tỉnh đã quan tâm tới việc xây dựng và thực hiện công tác phục vụ du lịch. Một số nhà nghỉ ra đời như: Khách sạn Giao Tế, khách sạn Sầm Sơn (Bộ Nội thương), nhà nghỉ Tổng Công đoàn… Trong thời gian này, lượng khách đến Sầm Sơn và tắm biển ngày càng đông. Năm 1957 có 600 lượt khách, năm 1959: 6000 lượt khách, năm 1960: 11.474 lượt khách, năm 1961: 27.170 và năm 1962: 42.000 lượt khách.
Đặc biệt vào tháng 7.1960, chủ tịch Hồ Chí Minh đã về nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn. Người nghỉ đêm tại đền Cô Tiên, đi thăm hỏi nhân dân và cùng tham gia kéo lưới với ngư dân Sầm Sơn. Trong buổi nói chuyện với cán bộ nhân dân Sầm Sơn, người căn dặn: “Sầm Sơn cần phát triển du lịch để mà thu lấy tiền” [4, tr.30].
Từ năm 1962 - 1980, với lợi thế là vùng biển đẹp nổi tiếng của cả nước với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình và thực hiện lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ, nhân dân Sầm Sơn bắt tay vào xây dựng khu du lịch nghỉ mát, tắm biển.
Thị trấn Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá được thành lập theo quyết định số 50/CP ngày 19 tháng 8 năm 1963, với chức năng, nhiệm vụ phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển. Nhưng từ năm 1964 đến năm 1975, do giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam hòng ngăn chặn sự chi viện cho chiến trường miền Nam nên việc phát triển du lịch, dịch vụ không thể tiếp tục thực hiện. Trong thời gian này, thị trấn Sầm Sơn lại được giao nhiệm vụ tổ chức đón tiếp và điều dưỡng hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ cách mạng trở về từ các nhà tù của Mỹ - ngụy để an dưỡng, điều trị, phục hồi sức khoẻ.
Thời kỳ 1981 - 2006
* Từ năm 1981 -1989:
Giai đoạn này, hình thức chủ yếu vẫn là du lịch nghỉ dưỡng của các tổ chức công đoàn là chính, tuy nhiên năng lực đón khách đến với Sầm Sơn tăng khá, năm sau cao hơn năm trước.
* Từ năm 1990 - 2006:
Năm 1989, với sự đột phá mới của Đảng bộ tỉnh, thị xã Sầm Sơn bước vào một thời kỳ mới với chủ trương Sầm Sơn “Sức khoẻ - Kinh tế - Bạn bè”. Kinh tế du lịch, dịch vụ nói chung, hoạt động du lịch nói riêng có bước phát triển “bứt phá” cả về kết cấu hạ tầng (đường, điện, hệ thống cấp nước, mạng lưới bưu chính – viễn thông, cơ sở lưu trú…), cả về chất lượng và lượt khách đến với Sầm Sơn.
Tính chung trong 17 năm từ 1989 đến 2006, tốc độ tăng trưởng du lịch Sầm Sơn là 16% năm, năm cao nhất lên tới 26% và kinh tế dịch vụ, du lịch, thương mại thực sự trở thành ngành kinh tế trọng điểm của thị xã, chiếm 68% GDP (riêng du lịch chiếm 40%) (2006).
Năm 2007, được sự đồng ý của Tổng cục du lịch, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức long trọng: Lễ hội 100 năm Du lịch Sầm Sơn (1907 – 2007). Lễ hội đánh dấu một chặng đường cam go của quá trình hình thành và phát triển du lịch Sầm Sơn, đồng thời mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương: “Sức khoẻ - Kinh tế - Bạn bè” nhưng với phương châm: “Đổi mới toàn diện hoạt động du lịch Sầm Sơn theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2006 - 2010)” [6, tr.40], cũng là thực hiện chương trình kinh tế thứ 4 của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV: Phát triển dịch vụ, du lịch Thanh Hoá đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
2.2. TiÒm n¨ng du lÞch sÇm s¬n
2.2.1.Vị trí du lịch
Sầm Sơn là điểm du lịch có vai trò bậc nhất của tỉnh Thanh Hoá và là một trong những trung tâm kinh tế của địa phương. Đồng thời, đây cũng là điểm du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ.
Thanh Hoá nằm ở vị trí trung chuyển từ Bắc vào Nam, nên sự phát triển du lịch của tỉnh có quan hệ mật thiết với sự phát triển du lịch của các địa phương lân cận và cả nước. Giáp Thanh Hoá về phía Bắc là Ninh Bình - một tỉnh rất giàu tiềm năng với nhiều điểm du lịch quan trọng như: Tam Cốc – Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, cố đô Hoa Lư, vườn Quốc gia Cúc Phương. Ở phía Nam, Nghệ An có bãi biển Cửa Lò và khu di tích Kim Liên - Nam Đàn…Đặc biệt trong những năm gần đây, các tuyến du lịch liên vùng đang có xu hướng gia tăng, tạo nên những điều kiện phát triển cho du lịch Thanh Hoá, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với sự phát triển du lịch tại địa phương, trong đó có Sầm Sơn.
Hình 2.2: Sơ đồ thị xã Sầm Sơn
Nguồn: Phòng Địa chính thị xã Sầm Sơn.
Các tuyến đường xuyên Á có lối thông sang nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào qua địa phận Thanh Hoá đang làm xuất hiện các tuyến du lịch quốc tế theo hướng Đông - Tây. Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi trên, Sầm Sơn đang đứng trước những cơ hội và thách thức:
Cơ hội chính là vị trí quan trọng của Sầm Sơn ngày càng được phát huy bởi kinh nghiệm phát triển du lịch lâu dài và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đáng kể. Du khách đã biết đến nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: bãi biển Sầm Sơn, núi Trường Lệ, đền Độc Cước, hòn Trống Mái...
Thách thức đầy gay gắt là sự cạnh tranh du lịch của các điểm du lịch mới của địa phương và của du lịch vùng Bắc Bộ. Các điểm du lịch mới thường có sức lôi cuốn khách mạnh mẽ hơn.
Trong bối cảnh chung, nhu cầu du lịch đang tăng, đời sống kinh tế xã hội của địa phương và cả nước đang phát triển theo hướng tích cực thì sự thành công trong phát triển du lịch Sầm Sơn phụ thuộc vào sự đổi mới những sản phẩm du lịch, phụ thuộc vào việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ du lịch, khai thác đầy đủ các tài nguyên du lịch tại Sầm Sơn.
2.2.2. Tài nguyên du lịch ở Sầm Sơn
2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
a.Khí hậu
Khí hậu là yếu tố chi phối mạnh mẽ nhịp điệu trong năm. Qua nghiên cứu các chỉ số khí hậu của các nhà khoa học trong nước và tổ chức du lịch thế giới (OTM) đã đưa ra thì mức thích ứng của con người đối với khí hậu qua nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối ở Sầm Sơn là 210 ngày/năm [61,tr.4]. Đây cũng là chỉ số đạt vào loại cao ở nước ta.
Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá [61, tr.4], số ngày không thuận lợi cho hoạt động du lịch ở Sầm Sơn trong một năm là:
Gió lốc xoáy: 11 ngày
Ngày lạnh có nhiệt độ không khí dưới 150C: 5 ngày
Ngày bị ảnh hưởng của bão: 20 ngày
Số ngày mưa: Từ 45 ngày trở lên
Số ngày bị sương mù, sương muối: 56 ngày
Tổng cộng 138 ngày
Như vậy, số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch Sầm Sơn là 227 ngày/năm. Đây cũng là chỉ số cao so với nhiều điểm du lịch khác ở nước ta.
Nhiệt độ: Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu phía Bắc Việt Nam. Đầu mùa hạ nắng, khô và ít mưa do ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230, tháng nóng nhất là tháng 7, đạt trung bình 320C. Hàng năm, có 2 tháng nhiệt độ dưới 180C (tháng 1, tháng 2).
Chế độ gió: Sầm Sơn là cửa ngõ đón các gió từ biển Đông thổi vào, tốc độ gió khá mạnh, gió chủ đạo vẫn là gió Đông Nam, tốc độ trung bình 1,8m/s. Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 có gió Đông Nam – nồm Nam, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 có gió mùa Đông Bắc.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình đạt từ 1700 đến 1800mm với khoảng từ 45 đến 130 ngày mưa trong năm. Mưa lớn vào khoảng tháng 8, 9, 10.
Nắng: Hàng năm có khoảng 1700 giờ nắng, trong đó tháng 7 có nắng nhiều nhất, tháng 2 là tháng ít nắng nhất.
Độ ẩm của không khí: thường xuyên đạt 85% chỉ có thời gian ngắn như đầu mùa hè do ảnh hưởng của gió Lào nên thời tiết hanh khô, oi bức, đầu mùa đông (Tháng 11, 12) có những đợt gió lạnh độ ẩm giảm xuống (có ngày thấp <50%).
Bão: bão ở Sầm Sơn khá mạnh, tốc độ gió đạt tới 38 - 40m/s (tương đương cấp 13). Bão trực tiếp đổ bộ vào Sầm Sơn chủ yếu là từ tháng 6 đến hết tháng 9 (tháng 9 là tháng nhiều bão nhất).
Hình 2.1 SƠ ĐỒ TÀI NGUYÊN DU LỊCH THỊ XÃ SẦM SƠN
Biên tập: Lưu Thị Ngọc Diệp
Nhìn chung, khí hậu Sầm Sơn có sự phân hoá rõ rệt theo mùa, song nhờ tác động điều hoà của biển nên khí hậu tương đối dễ chịu, mát mẻ vào mùa hè và không lạnh lắm vào mùa đông. Đây là điều kiện lý tưởng để du khách có thể tắm biển, tham quan thắng cảnh và nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ.
b. Địa hình
Thị xã Sầm Sơn có 2 loại địa hình chính, đó là địa hình đồng bằng ven biển và địa hình đồi núi thấp.
Về địa hình đồng bằng ven biển: Khu vực phía Tây thị xã Sầm Sơn chạy dọc suốt sông Đơ từ Trường Lệ đến sông Mã. Đây là vùng đất bị ngập mặn, từ khi đắp đập Trường Lệ đã ngọt hoá dần và hiện nay dùng để trồng lúa nhưng năng suất thấp.
Khu vực phía Đông Bắc Sầm Sơn (xã Quảng Cư) là nơi có hồ nước ngập mặn, diện tích khoảng 300 ha.
Khu vực trung tâm thị xã Sầm Sơn chạy từ núi Trường Lệ đến bờ Nam sông Mã, diện tích 700 ha, địa hình bằng phẳng, không bị ngập nước, thuận lợi cho việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, khu trung tâm hành chính và khu dân cư của thị xã Sầm Sơn.
Khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương kéo dài đến Quảng Cư là dải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (dốc 2% -5%), diện tích khu này khoảng 150 ha với chiều dài 9km, rộng 200m.
Về địa hình đồi núi thấp: bao gồm toàn bộ dải núi Trường Lệ, nằm ở phía Nam thị xã Sầm Sơn, tổng diện tích khoảng 300 ha, độ dốc của núi thoải, cho phép xây dựng các công trình nhà nghỉ và vui chơi giải trí trên núi.
Trong các dạng địa hình trên nổi bật nhất là các khu vực: bãi biển Sầm Sơn, núi Trường Lệ và khu đầm lầy Quảng Cư.
Bãi biển Sầm Sơn
Nằm trên bờ vịnh Bắc Bộ, địa hình Sầm Sơn tương đối bằng phẳng, là vùng sơn thủy hữu tình, với khí hậu trong lành, dải bờ biển cát vàng, thoai thoải, nước trong xanh soi bóng núi Trường Lệ.
Bãi biển Sầm Sơn dài 9 km, kéo từ cửa Hới (sông Mã) tới hết địa phận Sầm Sơn ở cuối dãy Trường Lệ. Quá trình hình thành bãi biển không thể tách rời tác động cơ học, hoá học của nước biển. Thành phần của nước biển nói chung có chứa các nguyên tố vi lượng (nitơ, phốt pho,…) có lợi cho sức khoẻ con người.
Dòng biển đạt tốc độ 1,3m/s đến 2m/s vào mùa đông và 0,3m/s vào mùa hè. Mùa đông, dòng biển theo hướng Đông Bắc đẩy lượng nước lớn của sông Mã áp sát vào bờ nên độ mặn hạ thấp, nước đục hơn so với mùa hè. Mùa hè, dòng biển từ phía Nam lên, độ mặn nước biển cao, lượng nước từ sông Mã đẩy lên phía bắc, nước trong xanh.
Bảng 2.1: Nhiệt độ mặt nước biển tại một số bãi biển
(Lúc 10h40 giờ ngày 21/7/2008)
(Ghi chú: Nhiệt độ này được tính trung bình trên 1 km2 bề mặt tại mỗi toạ độ,
theo độ phân giải của ảnh vệ tinh MODIS)
STT
Địa điểm
SST (0C)
1
Cửa Ông
29,9
2
Bãi Cháy
29,7
3
Đồ Sơn
29,9
4
Sầm Sơn
30,2
5
Cửa Lò
29,5
6
Đà Nẵng
30,6
7
Quy Nhơn
29,8
8
Nha Trang
28,5
9
Vũng Tàu
Mây
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Nhìn vào bảng nhiệt độ mặt nước biển ở một số địa phương có thể thấy nhiệt độ của nước biển ở Sầm Sơn vào thời điểm tháng nóng nhất của mùa hè là 30,20C, cao hơn so với nhiều địa phương như Cửa Ông, Bãi Cháy, Quy Nhơn, Nha Trang, chỉ thấp hơn Đà Nẵng (30,60C). Cùng với xem xét các số liệu về nhiệt độ biển Sầm Sơn của trạm khí tượng thủy văn Thanh Hoá (2007) thì nhiệt độ ở Sầm Sơn vào mùa hè tương đối cao, rất thích hợp cho hoạt động tắm biển.
Về phương diện địa lý, chúng ta có thể khái quát và phân chia các bãi biển ở Sầm Sơn như sau:
* Bãi tắm nội thị (A, B, C, D)
Bãi tắm thường có độ dài 2,8 km, rộng khoảng 80m – 100m. Cát nhỏ từ 0,2 – 0,5 chiếm 80 – 85%, cát > 1mm chiếm từ 15 - 20%, mùn sét < 1%.
Độ mặn trung bình v._.ờng du lịch Sầm Sơn. Trong những năm qua nhờ công tác phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm nên trên địa bàn thị xã không xảy ra dịch bệnh, ngộ độc thức ăn, tuy nhiên tình trạng chưa sử dụng nước sạch (nước máy) trong kinh doanh vẫn còn phổ biến.
6. Nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại ở trên và thúc đẩy tốc độ phát triển, định hướng của du lịch Sầm Sơn trong những năm tới là chú trọng cải tạo, nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có tại các phường Trường Sơn, Bắc Sơn và Trung Sơn theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó tiếp tục phát triển các loại hình, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong xã hội phát triển. Cùng với vấn đề hoàn thiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch Sầm Sơn là việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa du lịch tại đây.
Để định hướng phát triển đó trở thành hiện thực, thị xã Sầm Sơn phải kết hợp đồng bộ các biện pháp: quy hoạch phát triển du lịch, phát triển kinh tế du lịch theo hướng chuyên nghiệp, giải quyết vấn đề mùa du lịch, giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn, tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng thương hiệu du lịch cho Sầm Sơn, phát triển du lịch bền vững.
Trong đó, Sầm Sơn cần đặc biệt chú ý tới vấn đề quy hoạch phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, xây dựng văn hoá du lịch, tuyên truyền quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và luôn đặt vấn đề phát triển du lịch trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường.
KIẾN NGHỊ
1. Về nâng cao chất lượng phục vụ: Để du lịch Sầm Sơn có điều kiện phát triển nhanh chóng trong giai đoạn tiếp theo, trước hết phải thay đổi nhận thức về du lịch, xem du lịch là hoạt động phục vụ có tính chuyên nghiệp cao. Từ đó thay đổi trong tư duy kinh doanh du lịch: xoá bỏ dần lối kinh doanh “thời vụ ngắn hạn”, cục bộ, vì mục tiêu trước mắt, bỏ lợi ích lâu dài. Vấn đề đặc biệt cấp thiết hiện nay không phải là xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mà là xây dựng văn hoá du lịch, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, xây dựng Web site Sầm Sơn có nội dung phong phú hơn đế quảng bá du lịch. Kết hợp giữa việc tạo dựng hình ảnh du lịch Sầm Sơn thân thiện, hiếu khách với mục tiêu lâu dài là thu hút vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng tính cạnh tranh của Sầm Sơn với các điểm du lịch khác.
2. Về xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất:
Trước hết, Sầm Sơn cần đặt vấn đề quy hoạch đồng bộ cơ sở hạ tầng lên hàng đầu. Một mặt phải điều chỉnh, tháo gỡ, khắc phục những hậu quả do tính chắp vá về quy hoạch do thời kỳ trước để lại, mặt khác phải đặt quy hoạch phát triển du lịch Sầm Sơn trong quy hoạch mở rộng không gian đô thị đến năm 2015, tầm nhìn 2020, đồng thời xem xét tính gắn kết với quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hoá và các vùng phụ cận. Việc xây dựng các công trình lưu trú và công trình văn hoá phải được thiết kế hài hoà, vừa mang tính tiện ích vừa thể hiện được vẻ đẹp đặc trưng của một đô thị du lịch biển miền Trung, toát lên tâm hồn và nếp sống gần gũi thiên nhiên của cư dân Sầm Sơn.
Cùng với việc khuyến khích xây mới các cơ sở lưu trú, đầu tư xây dựng theo chiều sâu ở các khách sạn, nhà nghỉ, mua sắm trang thiết bị nội thất cao cấp, Sầm Sơn cần kết hợp xây dựng xen kẽ các công trình văn hoá như: thư viện, công viên, khu vui chơi giải trí để phục vụ nhân dân và du khách.
3. Về quản lý du lịch và cơ chế chính sách: Sầm Sơn cần quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh du lịch đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Ngành du lịch Sầm Sơn phải thường xuyên tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng lao động trực tiếp, mở các lớp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và thái độ phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên, đội ngũ bán hàng và ý thức bảo vệ môi trường, thái độ văn minh lịch sự trong giao tiếp với khách du lịch.
Mặt khác, tỉnh Thanh Hoá nên sớm ban hành quy chế quản lý đô thị du lịch Sầm Sơn và ban hành cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch Sầm Sơn, hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch sinh thái Quảng Cư, khu vực núi Trường Lệ và Nam Sầm Sơn để tạo ra sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào khai thác du lịch trên địa bàn. Không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều hành, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những người làm công tác quản óy và đội ngũ lao động nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực du lịch.
Bên cạnh đó, các vấn đề như: thi công và hoàn thành Đại lộ phía Nam sông Mã, mở rộng không gian đô thị, dự án thông dòng sông Đơ, nâng cấp đường 47 và làm đường vào khu du lịch Nam Sầm Sơn tạo điều kiện cho các tour du lịch tới Sầm Sơn nhanh chóng, thuận lợi cũng rất cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Lê Anh (2005), “Môi trường xã hội – nhân văn và vấn đề phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (3), (tr.20 – 21), (4), [tr.10 – 11]
2. Trần Xuân Ánh (2006), Thị trường du lịch ở tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Ban Kinh tế tỉnh ủy Thanh Hoá, Sở Du lịch Thanh Hoá (1995), Kỷ yếu hội thảo phát triển du lịch Thanh Hoá.
4. Ban NC và BSLS Thanh Hoá (1994), Lịch sử Thanh Hoá, Nxb KHXH, Hà Nội
5. Ban NC và BSLS Thanh Hoá (2005), Địa chí Thanh Hoá, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
6. Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hoá (2007), Sầm Sơn xanh vẫy gọi, Nxb Thanh Hoá.
7. GS. TSKH Lê Huy Bá (chủ biên), Th.s Thái Lê Nguyên (2006), Du lịch sinh thái, Hà Nội .
8. Đặng Bật (2007), Ninh Bình một vùng đất sơn thuỷ hữu tình – Nxb trẻ, Hà Nội.
9. Nguyễn Thái Bình (2003), "Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), (tr. 64).
10. Vũ Tuấn Cảnh - Đặng Duy Lợi – Lê Thông (1991), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam,Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
11.Nguyễn Mạnh Cầm (2002), "Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.2.
12. Quốc Chấn (2007), Những thắng tích của xứ Thanh, Nxb Thanh Hoá.
13. Công ty cổ phần hợp tác truyền thông Việt Nam (2005), Lào Cai vận hội mới, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí MInh, Hà Nội.
14. Công ty cổ phần truyền thống kinh tế đối ngoại (2005), Việt Nam thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia.
15. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại, Thanh Hoá thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia.
16. GS Thế Đạt (2005), Tài nguyên du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
17. Nguyễn Văn Đính (2003), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch chủ động hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.2.
18. Lữ Giang (1995), Đường về Sầm Son, NXb Văn Hóa, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Kim Hoa (2006), Du lịch Khánh Hoà từ cuối thế kỷ XIX đến nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Đinh Trung Kiên, Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ Kinh tế, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
22. Le Breton – Tỉnh Thanh Hoá, Bản dịch thư viện tỉnh Thanh Hoá.
23. Luật du lịch Việt Nam 2005.
24. Mai Duy Lục (1998), Đánh giá một số yếu tố khí hậu đối với hoạt động du lịch ở Sầm Sơn, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lý, Đại học sư phạm Hà Nội.
25. Mai Duy Lục (1999), Luận án thạc sĩ địa lý: Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở điểm du lịch Sầm Sơn (Thanh Hoá), Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
26. Lê Kim Lữ (1998), Đền Độc Cước, Nxb Thanh Hoá.
27. Lê Kim Lữ (1998), Hòn Trống Mái, Nxb Thanh Hoá.
28. PGS. TS Phạm Trung Lương (2005), “Thực trạng và những vấn đề phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí du lịch Việt Nam (1), tr.48 – 50.
29. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam.
30. Nguyễn Thị Thuý Minh (2001), Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, LVCN-1442 chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
31. Lê Đình Nam (chủ biên) (1997), Điều chỉnh quy hoạch Sầm Sơn giai đoạn 1997- 2010, Sở xây dựng Thanh Hoá.
32. Vũ Nam và Phạm Hồng Long (2005), "Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ quản lý nhà nước", Tạp chí quản lý Nhà nước, (2), tr. 15-19.
33. Bích Ngọc (2004), Sầm Sơn ngày nay, báo Dân tộc và thời đại, (68), tr.26 – 32.
34. Bùi Khắc Nguyên sưu tầm và biên soạn (1986), Hòn Trống Mái: truyện cổ dan gian vùng Sầm Sơn, Nxb Thanh Hoá.
35. Hoàng Anh Nhân (2006), Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh, Nxb Văn hoá dân tộc.
36. Hoàng Anh Nhân – Lê Huy Trâm (1993), Khảo sát văn hoá làng xứ Thanh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999).
38. Hoàng Tuấn Phổ (1983), Thắng cảnh Sầm Sơn (Biên khảo), NXb Thanh Hoá.39. Phạm Văn Phương (1996), Đánh giá khả năng khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Luận án phó tiến sĩ khoa học địa lý - địa chất, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
40. Vũ Đình Quế (2008), Kinh tế du lịch ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
41. R.Lanquar, R.Hollie (1992), Marketing du lịch, Nxb Thế giới, Hà Nội.
42. Sở văn hoá thông tin Lạng Sơn (2005), Lạng Sơn nơi địa đầu Tổ quốc, Nxb Văn hoá Sài Gòn.
43. Lê Bá Thảo (2008), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
44. Tạp chí xưa và nay (2007), Đất và người Tây Nguyên, Nxb Văn Hoá Sài Gòn.
45. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Quý Thao, Bùi Xuân Đính, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Phí Công Việt, Nguyễn Đức Vũ, Việt Nam đất nước con người, NXB Giáo dục, Hà Nội.
46. Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003), Dự án: xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam
47. Doãn Quang Thiện (1993), Đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh du lịch nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Khoa học kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
48. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/TTg về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
49. Vũ Đình Thuý (1996), Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
50. Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI “Chương trình kinh tế thứ 5 về chiến lược phát triển du lịch Thanh Hoá giai đoạn 2000 – 2010”
51. Anh Tuấn (2008), “ Để trở thành khách du lịch thân thiện với môi trường”, Tạp chí du lịch Việt Nam (6), tr.22 – 23.
52. Hoàng Trung Tuyên (2004), “Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn”, Tạp chí du lịch Việt Nam, (11), tr.26.
53. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999), Phát triền du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. UBND tỉnh Thanh Hoá (1994), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1995- 2010.
55. UBND tỉnh Thanh Hoá (2000), Đề án đổi mới phát triển du lịch Thanh Hoá giai đoạn 2000 – 2010.
56. UBND tỉnh Thanh Hoá (2005), Đề án phát triển du lịch Thanh Hoá thành trọng điểm du lịch quốc gia.
57. UBND tỉnh Thanh Hoá (2000), Tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động du lịch từ 2000 – 2005, định hướng phát triển du lịch đến 2010.
58. UBND thị xã Sầm Sơn (2006), Quy hoach kinh tế – xã hội thị xã Sầm Sơn đến 2015.
59. UBND thị xã Sầm Sơn (2007), Đổi mới tổ chức và quản lý dịch vụ du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2007 – 2010.
60. UBND thị xã Sầm Sơn (1996 – 2007), Các báo cáo tổng kết công tác phát triển du lịch Sầm Sơn.
61. UBND thị xã Sầm Sơn (1996 – 2007), Các báo cáo kinh tế – xã hội của thị xã Sầm Sơn.
62. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1994), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995- 2010 (bản tóm tắt).
63. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (1997), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hoá từ 1997-2010.
64. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005), Dự báo xu hướng phát triển du lịch đến 2010 và Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái – văn hoá núi Trường Lệ.
65. Ths. Nguyễn Quang Vinh (2008), “Quy trình xây dựng sản phẩm văn hoá thành sản phẩm du lịch”, Tạp chí du lịch Việt Nam (5), tr.38 – 39.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA THÁI ĐỘ CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH SẦM SƠN (THANH HÓA) NĂM 2008
Họ và tên:
Giới tính:
Độ tuổi:
Nghề nghiệp:
Ngày điều tra: 20/6/2008
Số lượng người được điều tra: 100 du khách.
(Xin điền dấu X vào ý kiến anh (chị) cho là đúng).
Câu 1:
Anh (chị) vui lòng cho biết cảm nhận của mình về bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hoá)?
A. Nước biển xanh trong, bãi cát thoai thoải, dài và đẹp.
B. Bãi cát hẹp, nước biển ô nhiễm do rác thải.
C. Bãi cát dốc, nước biển đục
D. Nước biển trong, bãi cát dài, đẹp nhưng còn nhiều rác thải.
Câu 2:
Anh (chị) đánh giá như thế nào về các di tích lịch sử – văn hoá ở khu du lịch Sầm Sơn?
Di tích
Di tích tham quan yêu thích nhất
Di tích có ý nghĩa độc đáo nhât
Đánh giá về vấn đề bảo vệ, tôn tạo di tích
Đền Độc Cước
Hòn Trống Mái
Chùa Cô Tiên
Đền thờ Tô Hiến Thành
Đền thờ Hoàng Minh Giám
Đền Bà Triều
Lầu Nghinh Phong
Câu 3:
Xin anh (chị) cho biết nhận xét của mình về các cơ sở lưu trú nơi anh chị ở lại trong thời gian du lịch tại Sầm Sơn.
Cơ sở lưu trú (Nhà nghỉ, khách sạn, nhà điều dưỡng..) hiện đại, tiện nghi, thái độ phục vụ tốt.
Cơ sở lưu trú ở mức độ bình dân.
Cơ sở lưu trú nghèo nàn, lạc hậu.
Cơ sở lưu trú chưa tiện nghi nhưng thái độ phục vụ nhiệt tình.
Câu 4:
Anh (chị) thường tham gia những loại hình du lịch nào khi tới Sầm Sơn? (Loại hình du lịch tham gia nhiều nhất xin đánh XX)
Leo núi
Thăm quan làng nghề
Tắm biển
Du lịch sinh thái đầm hồ Quảng Cư
Thể thao mạo hiểm
Các loại hình du lịch khác
Câu 5:
Anh (chị) đánh giá như thế nào về môi trường sinh thái của khu du lịch Sầm Sơn trong những năm gần đây (2000 -2008)?
Môi trường trong lành, sạch đẹp, tốt cho sức khoẻ.
Môi trường trong lành, tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng vứt rác thải bừa bãi.
Môi trường ô nhiễm, rác thải bừa bãi
Câu 6:
Anh (chị) có nhận xét gì về thái độ phục vụ của nhân viên các cơ sở lưu trú và đội ngũ bán hàng ở Sầm Sơn?
Nhân viên
Thái độ
Nhân viên khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm điều dưỡng
Đội ngũ bán hàng
Phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp, ân cần, chu đáo.
Một bộ phận chưa có tính chuyên nghiệp.
Chưa chuyên nghiệp,
chưa tận tình, chu đáo.
Câu 7:
Anh (chị) thường mua quà gì cho người thân và bạn bè sau khi kết thúc chuyến du lịch Sầm Sơn?
Đồ thủ công mỹ nghệ chế tác từ vỏ các loại hải sản.
Hải sản khô (tôm, cua, cá, mực, hải sâm, rong biển...)
Quần áo
Đồ thủ công mỹ nghệ và hải sản khô.
Câu 8:
Đối với giá cả sinh hoạt ở Sầm Sơn, anh chị có nhận xét như thế nào?
Giá cả rất đắt đỏ
Phù hợp với giá cả chung của thị trường.
Một số mặt hàng rẻ hơn so với thị trường (hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ...)
Còn tồn tại hiện tượng “chém giá” (nâng giá quá cao so với giá thực).
Câu 9:
Anh (chị) thấy nét độc đáo của Sầm Sơn so với các khu du lịch biển khác (Bãi Cháy, Đồ Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu...) thể hiện ở điểm nào?
Bãi biển hoang sơ, chưa có bàn tay can thiệp của con người.
Bờ biển đẹp, cơ sở lưu trú hiện đại, thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
Kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp của tài nguyên thiên nhiên và vẻ đẹp của các giá trị nhân văn (di tích lịch sử, văn hoá, thái độ thân thiện, hiếu khách...)
Ý kiến khác:
Câu 10:
*Sau khi kết thúc chuyến du lịch tại Sầm Sơn, anh (chị) có ý định quay trở lại đây thêm những lần khác và kéo dài thời gian lưu trú không?
Có
Không
Tôi sẽ suy nghĩ về ý định này.
*Xin anh (chị) vui lòng góp ý kiến để Sầm Sơn ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch hơn nữa?
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn !
Người điều tra
Lưu Thị Ngọc Diệp
Danh sách một số khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở điều dưỡng ở Sầm Sơn (2008)
I. Danh sách khách sạn ở Sầm Sơn
STT
TÊN CƠ SỞ LƯU TRÚ
ĐỊA CHỈ
SỐ PHÒNG
1
Khách sạn Năng Lượng
Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn
52
2
Khách sạn Mai Hà
Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn
30
3
Khách sạn Sơn Quy
Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn
15
4
Khách sạn Bình Minh
Đường Thanh Niên - Phường Bắc Sơn
18
5
Khách sạn Tùng Mai
Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn
32
6
Khách sạn Binh đoàn Quyết Thắng
Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn
47
7
Khách sạn Bưu điện Sầm Sơn
Đường Nguyễn Du – Phường Trường Sơn
28
8
Khách sạn Ngành Thép
Đường Nguyễn Du – Phường Bắc Sơn
64
9
Khách sạn Hàng Không
Đường Nguyễn Du – Phường Bắc Sơn
40
10
Khách sạn Đường Sắt
Đường Nguyễn Du – Phường Bắc Sơn
93
11
Khách sạn Công đoàn GTVT
Đường Nguyễn Du – Phường Bắc Sơn
64
12
Nhà nghỉ Du lịch Sầm Sơn
Đường Nguyễn Du – Phường Bắc Sơn
55
13
Khách sạn Công đoàn Thanh Hoá
Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn
100
14
Khách sạn Đồng Khánh
Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn
30
15
Khách sạn Đức Hạnh
Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn
30
16
Khách sạn Minh Đức
Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn
17
17
Khách sạn Quang Vinh
Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn
30
18
Khách sạn Ngọc Lan
Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn
23
19
Khách sạn Tùng Lâm
Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn
17
20
Khách sạn Vân Thành
Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn
33
21
Khách sạn Hà Nội
Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn
34
22
Khách sạn Thuỳ Dương I
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
38
23
Khách sạn Thanh Lan
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
18
24
Khách sạn Giầy Vải Thượng Đình
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
24
25
Khách sạn Hồng Hà
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
24
26
Khách sạn Biển Đợi
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
62
27
Khách sạn Thuỳ Dương II
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
22
28
Khách sạn Mai Trang
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
50
29
Khách sạn Hồng Nhung
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
22
30
Khách sạn Thắng Lợi
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
38
31
Khách sạn Hồ Gươm
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
36
32
Khách sạn Duy Hoàng
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
18
33
Khách sạn Hoa Hồng I
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
58
34
Khách sạn Lam Sơn
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
33
35
Khách sạn Sông Mã
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
40
36
Khách sạn Hương Biển (cũ)
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
42
37
Khách sạn Hương Biển (mới)
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
70
38
Khách sạn Bộ Xây Dựng
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn
125
39
Khách sạn Dệt Lụa
Đường Tây Sơn – Phường Trường Sơn
24
40
Khách sạn Bộ Công Nghiệp
Đường Tây Sơn – Phường Trường Sơn
54
41
Khách sạn Hải Yến
Thôn Lập - Phường Bắc Sơn
35
42
Khách sạn Việt Anh
Thôn Hà - Phường Bắc Sơn
15
43
Vạn Chài Resorts
Thôn Hồng Thắng – Xã Quảng Cư
30
44
Khách sạn Trường Giang
Đường Lê Lai – Phường Bắc Sơn
26
45
Khách sạn Đông Á
Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn
16
46
Khách sạn Đức Lợi
Khu phố Minh Hải – Phường Bắc Sơn
22
47
Khách sạn Ánh Nguyệt
Khu phố Minh Hải – Phường Bắc Sơn
26
48
Khách sạn Nam Phong
Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn
21
49
Khách sạn Hữu Nghị
Khu phố Minh Hải – Phường Bắc Sơn
26
50
Khách sạn Minh Vân
Khu phố Minh Hải – Phường Bắc Sơn
20
51
Khách sạn Đức Châu
Khu phố Minh Hải – Phường Bắc Sơn
18
52
Khách sạn Minh Hoàng
Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn
31
53
Khách sạn Hương Trầm
Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn
18
54
Khách sạn Thăng Long
Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn
28
55
Khách sạn Đức Toàn
Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn
18
56
Khách sạn Minh Hằng
Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn
17
57
Khách sạn Quỳnh Nhiệm
Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn
17
58
Khách sạn Nam Dương
Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn
17
59
Khách sạn Thế Anh
Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn
30
60
Khách sạn Trung Đông
Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn
28
61
Khách sạn Hoàng Lâm
Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn
18
62
Khách sạn Bạch Dương
Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn
20
63
Khách sạn Tĩnh Thái
Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn
19
64
Khách sạn Hoa Mai
Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn
17
65
Khách sạn Hoa Sữa
Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn
32
66
Khách sạn Hùng Vương
Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn
32
67
Khách sạn K2
Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn
23
68
Khách sạn Mai Liên
Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn
19
69
Khách sạn Nam Phương
Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn
25
70
Khách sạn Hà Thành
Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn
21
71
Khách sạn Thuỳ Linh
Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn
17
72
Khách sạn Linh Trang
Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn
20
73
Khách sạn Huy Hoàng
Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn
20
74
Khách sạn Thành Trung
Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn
29
75
Khách sạn Bình Dương
Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn
32
76
Khách sạn Hà Nội
Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn
28
77
Khách sạn Nội Hoa
Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn
18
78
Khách sạn Mường Thanh
Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn
20
79
Khách sạn Đức Anh
Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn
30
80
Khách sạn Hải Thuận
Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn
30
81
Khách sạn Bông Hồng
Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn
32
82
Khách sạn Lê Lợi
Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn
93
83
Khách sạn Sầm Sơn
Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn
84
Khách sạn Hương Lý
Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn
18
85
Khách sạn Sơn Hà
Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn
27
86
Khách sạn Hải Hà
Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn
18
87
Khách sạn Chiến Thắng
Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn
18
88
Khách sạn Rạng Đông
Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn
27
89
Khách sạn Tân Tiến
Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn
22
90
Khách sạn Thăng Long (mới)
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn
55
91
Khách sạn Đông Á (mới)
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn
40
92
Khách sạn Hậu Hợp
Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn
16
93
Khách sạn Đông Nam Khác
Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn
10
94
Khách sạn Thái Bình
Đường Lê Hoàn – Phường Trường Sơn
13
95
Khách sạn Văn Hường
Đường Lê Hoàn – Phường Trường Sơn
10
96
Khách sạn Khánh Hưng
Đường Lê Hoàn – Phường Trường Sơn
27
97
Khách sạn Minh Sơn
Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn
20
98
Khách sạn Hưng Thịnh
Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn
15
99
Khách sạn Bình Thuận
Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn
12
100
Khách sạn Quang Sáng II
Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn
16
101
Khách sạn Thanh Mau
Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn
16
102
Khách sạn Như Ý
Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn
13
103
Khách sạn Thái Bình Dương
Đường Lê Lai – Phường Bắc Sơn
84
104
Khách sạn Bông Sen
Đường Tây Sơn – Phường Trường Sơn
40
105
Khách sạn Đồng Vinh
Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn
12
106
Khách sạn Bảo An
110 Nguyễn Du – Phường Bắc Sơn
12
107
Khách sạn Vân Hải
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
10
108
Khách sạn Minh Trang
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
16
109
Khách sạn TCP
Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn
16
110
Khách sạn Đỉnh Vàng
Phường Trung Sơn
20
II. Danh sách khối nhà nghỉ và điều dưỡng
STT
TÊN NHÀ NGHỈ
ĐỊA CHỈ
SỐ PHÒNG
1
Nhà nghỉ Đoàn 205
Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn
25
2
Nhà nghỉ Hoan Long
Đường Thanh Niên – Phường Trường Sơn
12
3
Nhà nghỉ Minh Có
Đường Thanh Niên – Phường Trường Sơn
10
4
Nhà nghỉ UBND tỉnh Thanh Hoá
Đường Thanh Niên - Phường Trường Sơn
20
5
Nhà nghỉ Long Giang II
Đường Thanh Niên - Phường Bắc Sơn
15
6
Nhà nghỉ Đức Tâm
Đường Thanh Niên - Phường Trường Sơn
18
7
Nhà nghỉ Tỉnh đội Thanh Hoá
Đường Nguyễn Du - Phường Trường Sơn
20
8
Nhà nghỉ Công ty phát hành sách
Đường Nguyễn Du - Phường Trường Sơn
12
9
Nhà nghỉ công an Ninh Bình
Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn
14
10
Nhà nghỉ Kiểm Lâm
Đường Nguyễn Du - Phường Trường Sơn
14
11
Nhà nghỉ Đài tiếng nói Việt Nam
Đường Nguyễn Du - Phường Trường Sơn
25
12
Nhà nghỉ E480 – Giao thông
Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn
19
13
Nhà nghỉ Viện Kiểm sát
Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn
16
14
Trung tâm điều dưỡng GTVT
Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn
17
15
Đoàn an dưỡng 296
Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn
180
16
Viện điều dưỡng Bộ Y tế
Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn
80
17
Trung tâm điều dưỡng NCC
Đường Bà Triệu - Phường Bắc Sơn
50
18
Nhà nghỉ Cây tre
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
33
19
Nhà nghỉ Long Hoan
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
16
20
Nhà nghỉ Hồ Văn
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
15
21
Nhà nghỉ Văn Hải
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
13
22
Nhà nghỉ Hà Giang
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
10
23
Nhà nghỉ Hà Phương
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
14
24
Nhà nghỉ Linh Dương II
Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn
38
25
Nhà nghỉ Hải Quan
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
37
26
Nhà nghỉ Điện Lực I
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn
56
27
Nhà nghỉ Hương Định
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn
12
28
Nhà nghỉ Ngân Hoa
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn
29
Nhà nghỉ ngành Kế hoạch
Đường Tây Sơn - Phường Trường Sơn
31
30
Nhà nghỉ Z111
Đường Tây Sơn - Phường Trường Sơn
10
31
Nhà nghỉ Thanh Bình
Đường Tây Sơn - Phường Bắc Sơn
25
32
Trung tâm BDDT nội trú
Đường Lê Văn Hưu - Phường Bắc Sơn
60
33
Nhà nghỉ giao thông 8
Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn
46
34
Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá
Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn
30
35
Nhà nghỉ Tùng Linh
Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn
16
36
Nhà nghỉ Ngọc Lan
Đường Lê Hoàn - Phường Trường Sơn
16
37
Nhà nghỉ Trung Lan
Đường Lê Hoàn - Phường Trường Sơn
13
38
Nhà nghỉ Hùng Hường
Đường Lê Hoàn - Phường Trường Sơn
11
39
Nhà nghỉ Thông Thuỷ
Đường Lê Hoàn - Phường Trường Sơn
10
40
Nhà nghỉ Ngọc Sơn
Đường Lê Hoàn - Phường Trường Sơn
17
41
Nhà nghỉ Thanh Hương
Đường Lê Lợi - Phường Trường Sơn
61
42
Nhà nghỉ ngân hàng Nhà nước
Đường Lê Lợi - Phường Trường Sơn
18
43
Trung tâm đào tạo bồi dưỡng Thống Kê
Đường Lê Lợi - Phường Trường Sơn
15
44
Nhà nghỉ Thanh Lam
Đường Lê Lợi - Phường Trường Sơn
61
45
Nhà nghỉ Cỏ May
Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn
19
46
Nhà nghỉ Đức Lợi
Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn
13
47
Nhà nghỉ Hoa Mai
Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn
12
48
Nhà nghỉ Bộ thương binh
Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn
20
49
Nhà nghỉ Trắc địa
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
15
50
Nhà nghỉ Biên phòng
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn
15
51
Nhà nghỉ Công đoàn Bộ Ngoại Giao
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn
52
Nhà nghỉ Bộ Tài Chính
Đường Tây Sơn - Phường Bắc Sơn
66
53
Nhà nghỉ Ban cơ yếu chính phủ
Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn
15
54
Khối nhà nghỉ dưới 10 phòng
Hiện có 148 cơ sở
1.323
CHI TIẾT TOUR DU LỊCH HÀ NỘI - SẦM SƠN
Ngày thứ nhất: Xuất phát từ Hà Nội đi Sầm Sơn
8h30: Đón khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Sầm Sơn, trên đường quý khách ghé thăm đền Bà Triệu - người có công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô năm 248.
11h30: Đến Sầm Sơn, nhận phòng khách sạn, ăn trưa, nghỉ ngơi. Buổi chiều: quý khách tự do tắm biển. Sau đó ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày thứ 2: Thăm quan Sầm Sơn, trở về Hà Nội.
Sau bữa sáng, xe đón quý khách tham quan Sầm Sơn:
Du khách đi thăm thăm hòn Trống – Mái - một sự sắp đặt của tạo hoá gắn liền với truyền thuyết về một tình yêu chung thuỷ.
Thăm và lễ tại đền Độc Cước – di tích gắn liền với huyền thoại về vị thần xẻ đôi thân mình để cứu dân làng thoát khỏi tai họa.
Thăm chùa Cô Tiên trên đỉnh đầu Voi thuộc dãy núi Trường Lệ, đứng ở đây quý khách có thể bao quát cả một vùng biển Sầm Sơn lộng gió và thị xã Sầm Sơn trải dài theo bờ biển.
11h: Quý khách dùng cơm trưa, sau đó chuẩn bị hành lý, trả phòng về Hà Nội.
13h: Xe đưa quý khách khời hành về Hà Nội, kết thúc chuyến đi.
Đơn giá cho một quý khách ghép đoàn:
Bao gồm:
+ Khách sạn: Phòng điều hoà, tivi, nóng lạnh, gần biển, 2 – 3 khách/phòng.
+ Các bữa ăn theo chương trình (5 bữa chính, 2 bữa phụ - 80.000đ/ngày/khách).
+ Hướng dẫn viên suốt tuyến, vé thăm quan thắng cảnh.
+ Bảo hiểm du lịch với mức đền bù tối đa: 10.000.000
Không bao gồm: đồ uống, chi tiêu cá nhân, hoá đơn VAT 10%...
Lưu ý: Trẻ em dưới 5 tuổi được miễn phí, từ 5 – 11 tuổi thu 1/2 chi phí, trên 11 tuổi thu như người lớn.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẦM SƠN
Ảnh 3. Ngư dân đánh bắt hải sản
phục vụ du lịch
Ảnh 2. Bình minh trên biển Sầm Sơn
Ảnh 5. Lầu Nghinh Phong
Ảnh 4. Đền Độc Cước
Ảnh 7. Thuyền cứu hộ bảo đảm an toàn cho du khách
Ảnh 6. Bãi biển Sầm Sơn lúc cao điểm
Ảnh 9. Mùa đông trên đỉnh núi Cổ Giải
Ảnh 8. Hòn Trống – Mái
Ảnh 11. Khách sạn Champa
Ảnh 10. Khách sạn Bộ công nghiệp
Ảnh 13. Khách sạn Biển Đợi
Ảnh 12. Khách sạn Binh đoàn Quyết thắng
Ảnh 15. Xe điện phục vụ khách du lịch
Ảnh 14. Ngựa phục vụ khách du lịch
Ảnh 16 & 17. Khai mạc lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn
Ảnh 18 & 19. Khu du lịch sinh thái Quảng Cư
Ảnh 20. Tuyến đường Hồ Xuân Hương
Ảnh 21. Lễ khai mạc hội chợ thương mại Sầm Sơn 2007
Ảnh 23. Đốt lửa trại, vui chơi trên biển
Ảnh 22. Du khách đá bóng trên bãi biển
Ảnh 24. Thả diều trên biển – trò chơi
thú vị của du khách
Ảnh 25. Xe đạp đôi – phương tiện dạo biển ưa thích của giới trẻ
Ảnh 27. Tượng Phật bà Quan Âm dựng không phép trên núi Cổ Giải
Ảnh 26. Trung đường đền Độc Cước bị tu sửa không đúng bản gốc
Ảnh 29. Rác thải trên bãi biển
Ảnh 28. Hiện tượng bán hàng rong trên bãi biển
Ảnh 30. Rác thải theo dòng đổ ra biển ở bãi tắm D
Ảnh 31. Kim tiêm rải rác trên bờ biển
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26121.doc