BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN NGỌC THỦY TIÊN
SẮC MÀU HUYỀN THOẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA RABINDNARATH TAGORE
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số : 60 22 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2010
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Cô giáo hướng dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy
Các thầy cô Tổ Văn học nước ngoài
Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ C
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2748 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath tagore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí Minh
Phòng sau Đại học và Công nghệ trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh
Gia đinh và bạn bè
đã tận tình giúp đỡ, góp ý để tôi hoàn thành luận văn này.
Quảng Nam, ngày 25 tháng 12 năm 2010
Người viết luận văn
Trần Ngọc Thủy Tiên
Lớp Cao học Văn học nước ngoài Khóa 17
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công tr ình nghiên cứu của cá nhân tôi
Các số liệu khảo sát, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố ở các công
trình khác.
Người viết luận văn
Trần Ngọc Thủy Tiên
Lớp Cao học Văn học nước ngoài khóa 17
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Rabindranath Tagore (1861- 1941) là một trong số không nhiều những người mà tên
tuổi của họ đã trở thành biểu tượng cho năng lực sáng tạo kì diệu của con người. Ông được xem
là một tổng hợp kì diệu của Ấn Độ từ Upanisad qua Kalidasa đến Ấn Độ phục hưng. Bà Indra
Gandhi, cố Thủ tướng Ấn Độ từng nói “ R.Tagore là cái mà ta gọi là văn hóa Ấn Độ”. Ông
được xem là một trong Tam vị nhất thể của Ấn Độ hiện đại (M. Gandhi, J.Neru, R.Tagore).
Đóng góp của Tagore cho tiến trình văn hóa, văn học Ấn Độ hết sức lớn lao. Với một tầm nhìn
sâu rộng, một năng lực sáng tạo đặc biệt, ông đã góp phần tạo nên một cuộc cách mạng trong
văn học Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XX, đưa văn học Ấn Độ hội nhập vào nền văn học hiện
đại, rút ngắn được khoảng cách giữa hai nền văn học Đông và Tây.
1.2 Trong nền văn học Ấn Độ, thiên tài Tagore lan tỏa khắp mọi nơi như ánh sáng mặt
trời. Tagore đã sáng tạo trên nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng khẳng định được tài
năng của mình. Ông vừa là nhà thơ, một tiểu thuyết gia, vừa là họa sĩ, nhạc sĩ, nhà tư tưởng, nhà
giáo dục. Sau hơn 70 năm sáng tạo, ông đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 52 tập
thơ, 42 vở kịch, 12 tiểu thuyết, hơn 100 truyện ngắn, 2006 ca khúc và hàng ngàn bức họa.. Giải
Nobel văn học trao cho tập “Thơ Dâng” vào năm 1913 đã đưa ông lên vị trí người Châu Á đầu
tiên được trao tặng giải thưởng cao quý này. Với kiệt tác Thơ Dâng cùng sự nghiệp thơ ca,
Tagore là một phát hiện của thơ ca hiện đại, là “Kì công thứ hai củ a tạo hóa” sau Kalidasa (
Hoàng đế thơ Ấn Độ, sống dưới vương triều Gupta 320-350).
1.3 Với tài năng đã được khẳng định và giải Nobel cho “Thơ Dâng” năm 1913, Tagore
không chỉ là biểu tượng của thơ ca Ấn Độ mà còn là một ngôi sao sáng trên văn đàn Phục hưng
ở thể loại truyện ngắn. Tagroe là nhà văn mở đường đồng thời cũng là người có công đưa thể
loại này đến đỉnh cao bằng những sáng tác của mình. Thế giới truyện ngắn của ông phong phú,
đa dạng cả về đề tài lẫn cách thể hiện, nhưng đều thống nhất ở phong cách nghệ thuật độc đáo.
Đó là sự hài hòa giữa trữ tình và triết lí, tư duy và mơ mộng, hiện thực và huyền ảo…Đi vào tìm
hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn, chúng ta sẽ khám phá được bản lĩnh và khả năng sáng tạo
tuyệt vời của R.Tagore.
1.4 Khuynh hướng sử dụng huyền thoại trong văn học xuất hiện từ rất sớm. Những câu
chuyện thấm đẫm huyền thoại đã hướng người đọc cảm nhận về một thực tại huyền ảo, về vẻ
toàn bích của tâm hồn con người. Việc sử dụng yếu tố huyền thoại trong tác phẩm văn học như
một phương thức nghệ thuật của R. Tagore nói riêng, văn học thế giới nói chung đã tạo nên dấu
ấn thẩm mĩ trong tác phẩm.
Bút pháp huyền thoại cho phép nhà văn nhìn sâu hơn vào thế giới, tạo ra sự lạ hóa để thu
hút người đọc. Các tác phẩm ấy đã đem đến nhiều cảm xúc kì diệu về một hiện thực nghiệt ngã
và phức tạp qua những huyền thoại giàu chất tưởng tượng.Vì vậy, tìm hiểu yếu tố huyền thoại
trong truyện ngắn của R.Tagore không chỉ để hiểu biết thấu đáo về biệt tài viết truyện ngắn của
ông mà còn là sự tiếp cận một khuynh hướng sáng tạo trong thể loại truyện ngắn của văn học
hiện đại Ấn Độ và thế giới.
1.5 R. Tagore được đề cập đến ở Việt Nam khá sớm. Từ năm 1924, thơ ông đã được
dịch và giới thiệu trên báo Nam Phong và đến nay, R.Tagore đã trở thành một tác giả trọng tâm
trong chương trình giảng dạy từ bậc phổ thông cho đến bậc cao đẳng, đại học. Và hình như các
độc giả cũng chỉ biết R.Tagore với tư cách là một nhà thơ. Như thế là một khiếm khuyết lớn.
Bên cạnh là một nhà thơ, ông còn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc . Từ thực tế này,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm huyền thoại trong truyện ngắn của Tagore nhằm cung
cấp thêm tư liệu tham khảo để phần nào tháo gỡ những khó khăn trong việc tìm hiểu , nghiên
cứu về “ngôi sao sáng của Ấn Độ phục hưng ”(J.Neru) ở Việt Nam, đồng thời mở rộng việc tiếp
nhận R.Tagore ở nghệ thuật viết truyện ngắn của ông.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Qua những tài liệu hiện có và bao quát được, chúng tôi nhận thấy lịch sử vấn đề nghiên
cứu về nghệ thuật truyện ngắn Tagore đã được chú ý từ lâu, thu hút được sự quan tâm, nghiên
cứu của không ít độc giả, giới nghiên cứu ở Ấn Độ và các nước phương Tây. Chúng tôi tạm
phân loại việc nghiên cứu dịch thuật, truyện ngắn Tagore theo ba mảng tư liệu: ở Ấn Độ,
phương Tây và ở Việt Nam.
Ở Ấn Độ: Các bài viết, các ý kiến của các nhà tư tưởng, nhà văn, nhà nghiên cứu của Ấn
Độ về thành tựu sáng tạo của Tagore được xem là những đánh giá quan trọng và đây cũng là
nguồn tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu Tagore và truyện ngắn của ông.
- Trong “Tagore, đề tài và tư tưởng”, Sankar Basu đã so sánh một số truyện ngắn của
Tagore với truyện ngắn của Chekhov ở mảng đề tài hiện thực (69. 56-89)
- Giáo sư phê bình người Bengal Promothonath Bishi đã viết: “ Không có một nhà văn
Bengal nào có thể tạo ra nhiều nét đặc sắc như Tagore đã làm đối với tác phẩm của mình
…không chỉ là từ việc điểm những con số, mà trong sự khác biệt ở những nét đặc sắc này là cả
một sự sáng tạo tuyệt vời” (67.76)
-Trong bài “Truyện ngắn của Tagore”, Narayan Gongopadhay viết: “Ở thế kỷ XIX,
trong lĩnh vực văn chương thế giới, chúng ta đã tìm ra bốn cây bút truyện ngắn xuất sắc: Guy de
Maupassant, Anton Chekhov, Edgar Allan Poe and Rabindranath Tagore. Họ bắt đầu viết vì
một lý do như nhau, chỉ là để đáp ứng yêu cầu của những tạp chí khác nhau. Sự bắt đầu của một
kỷ nguyên mới đã đặt ra những hình thức mới về thể loại và những tạp chí này lại trở thành nền
tảng cho việc đáp ứng yêu cầu của thời đại” (66.183)
- Bhattacharya trong bài viết của mình đã đề cập đến những yếu tố siêu nhiên trong 10
truyện ngắn của Tagore.( 58. 67-82).Trong 10 truyện ngắn này, ông đã chỉ ra những yếu tố siêu
nhiên xuất hiện trong truyện ngắn của R.Tagore và điều đó đã tạo nên phong vị đặc biệt của các
câu chuyện. Đằng sau những yếu tố siêu nhiên đó, Tagore muốn đưa độc giả đến một tầm sâu
hơn về ý nghĩa xã hội, về mặt văn hóa. Ông muốn trình bày sự phản kháng của mình đối với
những thực tế đang tồn tại dựa trên sự tàn bạo, nhẫn tâm, vô nhân tính và phi lý của xã hội Ấn
Độ và khiến đôc giả nhìn sâu hơn vào thực tế đó
- Dr, Sukumar Sen cho rẳng “Tagore là nhà văn đầu tiên viết truyện ngắn thật sự bằng
tiếng Bengali(1891) và là nhà văn viết truyện ngắn hay nhất”( History of Bengali Literature-
Lịch sử văn học Begali (New Delhi, 1960), trang 310–11)
- Buddhadeva Bose nói: “Tagore đã mang truyện ngắn đến cho chúng ta thậm chí ngay
cả khi người ta hầu như còn chưa biết đến nó tại Anh”( An Acre of Green Grass, trang 2)
- Bhudev Chaudhuri khẳng định: “Truyện ngắn bằng tiếng Bengali đã có những mùa
hoa rực rỡ đầu tiên trong các tác phẩm của Tagore. Văn học hiện đại của Bengal đã bước một
kỷ nguyên mới với sự khởi đầu của thời kì Rabindnarath viết truyện ngắn” ( dẫn theo Dr
Sukumar Sen, History of Bengali Literature- Lịch sử văn học Begali (New Delhi, 1960), trang
310–11)
- Srikumar Banerjee, một giáo viên Văn học Bengali đã nhận xét “ Tagore ở giữa những
nhà văn Bengal - những người đầu tiên khám phá ra hình thức truyện ngắn: không có lời tựa, sự
vận động nhanh và có tính chất gợi mở tột bậc” (“The Short Story,” Studies in the Bengal
Renaissance, được biên soạn bởi Atulchandra Gupta (Jadavpur, Nam Bengal, 1958), trang 337).
Ở phương Tây
- Năm 1976, ở bài viết “ Truyện ngắn của R.Tagore” in trong tập “ Rabindranath
Tagore” do nhà xuất bản Twayne (New York) phát hành, tác giả Mary.M.Lago cho rằng truyện
ngắn của Tagore được xem là những truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học Bengal và
ông nêu một vài chủ đề chính trong truyện ngắn của Tagore : sự tương phản giữa nông thôn và
thành thị (Rural Versus Urban), giáo dục như là sự giàu sang (education- as- wealth), chủ nghĩa
dân tộc và chính trị (Nationalism and Politics), phụ nữ và cộng đồng (women and community)
(65. 80-114)
- Mary. M. Lago khảo sát những vấn đề liên quan đến tình trạng khó xử và những chọn
lựa về đạo đức trong hai truyện ngắn “Punishment” (Trừng phạt)và “A lapse of Judgement”(Sự
phán quyết sai lầm) trong phạm vi lịch sử, chính trị và văn hóa Ấn Độ ( 64. 24-36)
- Lansing Evans Smith bàn về những yếu tố hoang đường trong Đá đói trong sự so sánh
với truyện ngắn của Hoffmann và Charlotte Perkins Gilman.(63. 227)
- Bài báo Indian Tales trong ấn phẩm “Times literary Supplement”(Tạp chí văn chương)
ở Luân Đôn ngày 18/04/1918 đã đưa ra những đánh giá về truyện Mashi và một số truyện ngắn
khác của Tagore (62. 183)
- Buckley đưa ra những nhận xét tích cực về truyện ngắn Đá đói (61, 6-7)
- Các nhà phê bình nhận xét kỹ năng viết truyện ngắn của Tagore (67. 149-150)
- Singh chỉ ra trong truyện Mashi có những đại diện Ấn Độ có ảnh hưởng không tốt đến
độc giả ở phía Nam.( 70. 20-21)
- Các tuyển tập được dịch ra tiếng Anh:
The Hungry Stone and Other Stories, New York, 1916.
Selected Short Stories: Rabindranath Tagore,The Oxford Tagore Translation (2000), ,
vol.1, edited by Sankanta Chaudhuri.
Hungry stones, Nxb Macmillan, London 1958;
Stories from R.Tagore, Nxb Macmillan, London 1958;
More stories from R.Tagore, Nxb Macmillan, London 1958
Với những tư liệu được thu thập, tìm thấy từ các trang viết ở nước ngoài, chúng tôi nhận
thấy rằng việc nghiên cứu về R.Tagore và truyện ngắn của ông được biết đến khá sớm song
chưa có bài viết cụ thể, chuyên sâu nào về sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của
R.Tagore. Dẫu vậy, các bài nghiên cứu này sẽ là nguồn tư liệu cần thiết làm cơ sở để chúng tôi
triển khai đề tài của mình.
Ở Việt Nam
Giải Nobel văn học 1913 trao cho tập Thơ Dâng đã đặt R. Tagore vào một vị trí xác
định hơn trong nền văn học Ấn Độ và thơ ca thế kỷ XX. Và cũng từ đây , tên tuổi và tác phẩm
của ông được nói đến nhiều trên văn đàn thế giới, đặc biệt là ở phương Tây và Nga. Tuy nhiên,
trên thực tế, mọi sự chú ý của các dịch giả, các nhà nghiên cứu dường như đều tập trung vào
lĩnh vực thơ ca. Dựa trên những tài liệu bao quát được, chúng tôi nhận thấy, cho đến cuối thập
niên 50 của thế kỷ XX, truyện ngắn Tagore mới được dịch và giới thiệu ở nhiều nước Châu Âu
như Anh, Pháp, Nga Như vậy có thể thấy so với thơ, truyện ngắn của Tagore xuất hiện muộn
hơn nhiều thập kỷ.
Riêng ở Việt Nam, tên tuổi của R.Tagore lần đầu tiên được biết đến thông qua bài viết
“Bàn phiến về văn hóa phương Tây” của học giả Thượng Chi đăng trên báo Nam Phong số 84,
85 năm 1924. Trong bài viết của mình, tác giả ngợi ca Tagore như một đại diện siêu việt của
văn hóa phương Đông, người đang chủ trương hòa hợp hai nền văn hóa Đông- Tây. Và như đã
nói ở trên, các dịch giả, các nhà nghiên cứu Việt Nam phần lớn cũng đều tập trung vào lĩnh vực
thơ ca. Các công trình nghiên cứu về thơ ca rất phong phú và chuyên sâu, trong khi đó, trong
phạm vi mà chúng tôi bao quát được, các nghiên cứu về truyện ngắn lại không nhiều và cũng
chỉ dừng lại ở những bước khởi đầu.
- Trước hết phải kể đến công lao của Cao Huy Đỉnh và La Côn trong việc giới thiệu
truyện ngắn của R.Tagore đến với độc giả Việt Nam. Khi nhận xét về truyện ngắn Tagore , Cao
Huy Đỉnh cho rằng truyện ngắn của R.Tagore mang nhiều chất trữ tình và nó nói hộ triết lí và
tình cảm của nhà thơ bằng những hình ảnh thiên nhiên, bằng thần thoại, bằng biểu tượng và ngụ
ngôn nhiều hơn là sự việc rút từ thực tế đời sống. Cách viết của R.Tagore rất súc tích và cái tính
chất tập trung, logic và thống nhất cao độ trong truyện ngắn của ông chính là sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa những ảnh hưởng của văn học phương Tây và văn học Ấn Độ. Và khi bàn về
nguồn gốc đề tài của truyện ngắn, ông tiếp tục nhận xét “ những truyện ngắn của ông có truyện
lấy đề tài trong thực tế, có truyện lấy đề tài trong thần thoại, cổ tích và lịch sử”( 17. 360). Ở
đây, Cao Huy Đỉnh đã đề cập đến vấn đề nguồn gốc của yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn
của Tagore. Đây có thể xem là nhận xét có tính chất giới thiệu nhằm giúp độc giả tiếp cận với
truyện ngắn R.Tagore
- Tác giả Đào Anh Kha trong lời giới thiệu tập truyện ngắn “Mây và mặt trời” do nhà
xuất bản Văn học ấn hành năm 1986 có viết như sau: “Cách hư cấu của R.Tagore là cho hiện
thực lồng vào huyền thoại, là đúc kết những sự việc có thật trong xã hội rồi đem đặt bên cạnh
những yếu tố, những tư liệu rút từ thần thoại, cổ tích, dân ca và cả tôn giáo. Nhận xét này mang
tính gợi mở rất lớn về một đặc trưng trong nghệ thuật biểu hiện của Tagore.
- Tác giả Lưu Đức Trung có viết : “Truyện ngắn của Tagore rất đa dạng. Có truyện rất
ngắn chỉ mấy chục dòng, có truyện rất dài, kết cấu khá phức tạp, nhưng nói chung tính hiện
thực rất sâu sắc. Ông thường kết hợp tính chất huyền ảo và hiện thực trong truyện, khiến cho tác
phẩm có sức gợi cảm và hấp dẫn” ”( 49.151-152)
- Đỗ Thu Hà “cái siêu nhiên đã được Tagore sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật để
tạo ra một tầng sâu hơn về mặt xã hội và tư tưởng cho câu chuyện, chuyển tải sự phản kháng
của nhà văn đối với trật tự xã hội đang tồn tại”( 18.156)
* Từ phần nghiên cứu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy rằng những công trình nghiên
cứu, giới thiệu về truyện ngắn của Tagore ở nước ngoài nghiêng về giới thiệu chung, đánh giá
tài năng viết truyện ngắn của Tagore. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào giá trị nội dung
và đặt truyện ngắn của Tagore trong sự so sánh với một số tác giả phương Tây. Các nhận xét
của các nhà nghiên cứu ở trong nước mới chỉ mang tính giới thiệu chung về việc kết hợp hiện
thực và huyền ảo, sử dụng yếu tố huyền thoại như một thủ pháp biểu hiện đặc trưng trong
truyện ngắn Tagore. Chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về yếu
tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tagore. Trong phạm vi đề tài của luận văn Sắc màu huyền
thoại trong truyện ngắn R.Tagore, chúng tôi sẽ tiếp nhận những ý kiến, nhận xét đáng lưu tâm
có liên quan đến yếu tố huyền thoại từ nguồn tư liệu thu thập được để phục vụ cho quá trình
triển khai luận văn này.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Theo mục đích yêu cầu của đề tài, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là yếu tố
huyền thoại trong truyện ngắn của R.Tagore
- Phạm vi nghiên cứu: 35/100 truyện ngắn được in trong “ R. Tagore- tuyển tập tác
phẩm” do Lưu Đức Trung tuyển chọn và giới thiệu, NXB Lao động, Hà Nội 2004 kết hợp đối
chiếu với bản dịch tiếng Anh “ The Hungry stones and Other stories”, New York, 1916 để tìm
ra những yếu tố ổn định, đáng tin cậy cho việc lý giải, phân tích yếu tố huyền thoại được sử
dụng trong các truyện ngắn
- Phạm vi nghiên cứu còn mở rộng ra ở một số truyện ngắn của Tagore bằng bản tiếng
Anh in trong tập “ The Hungry stones and Other stories”, New York, 1916; “Selected Short
stories of R.Tagore”, in Oxford Tagore Translation, 2000 và “Collection of Stories”,
Visvabharati Publiciation, Calcuta, 1945.
-Việc khảo sát còn mở rộng ở sự đối chiếu so sánh với các thể loại khác của Tagore;
truyện ngắn của các tác giả Việt Nam, Sekhov.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong công trình này, để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi vận dụng những phương pháp
sau:
Phê bình huyền thoại là một phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi nhận thấy có hiệu
quả trong việc giải quyết vấn đề pháp nghiên cứu. Theo Gilbert Durand - nhà phê bình huyền
thoại tiêu biểu của thế kỉ XX, phê bình huyền thoại là sự phân tích văn bản để tìm ra những
“chuyện kể nằm bên dưới truyện kể” và “gắn liền với ý nghĩa của mọi chuyện kể”(15.3). Theo
Durand, phê bình huyên thoại là sự nghiên cứu trên tinh thần kết hợp giữa “một yếu tố văn hóa”
và một “tập hợp xã hội nhất định: và “việc xem xét các tác phẩm theo phê bình huyền thoại” sẽ
cho chúng ta biết về “linh hồn cá nhân hay tập thể” . Có thể nói trong truyện ngắn R.Tagore,
huyền thọai là chất liệu không thể thiếu để chuyển tải ý nghĩa của tác phẩm dù cho đó là những
câu chuyện mang đậm tính thời sự.
Phương pháp phân tích và so sánh theo loại hình cũng được sử dụng vì đối tượng khảo
sát của luận án là truyện ngắn.
Phương pháp thống kê- phân loại được sử dụng trong việc khảo sát văn bản giúp người
người viết luận văn có thể thống kê, phân loại một cách hệ thống để có thể đạt được hiệu quả tốt
nhất
Phương pháp trực giác: phương pháp này vốn được các nhà phê bình - lí luận sử dụng
trong việc cảm thụ văn chương, dựa vào trực giác tinh tế để cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác
phẩm
Ngày nay trong hoạ t động nghiên cứu khoa học, việc xác định phương pháp nghiên cứu
được xem là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài viết.
Ý thức được điều này, chúng tôi đã khá thận trọng trong việc lựa chọn và áp dụng các phương
pháp đã được gợi mở bởi các nhà khoa học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho luận văn
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm ba phần chủ yếu: phần mở đầu. các chương chính và phần kết luận. Phần
mở đầu gồm có sáu mục. Ở mục thứ nhất, Lí do chọn đề tài , chúng tôi sẽ điểm qua đôi nét về
tác giả R.Tagore nhằm cung cấp một cái nhìn trực diện cho những ai lần đầu tiên tiếp xúc với
tác giả cũng như tác phẩm của ông đồng thời chúng tôi cũng nêu lên những lí do cụ thể khiến
chúng tôi chọn truyện ngắn của R.Tagore làm đối tượng nghiên cứu trong công trình này. Trong
mục tiếp theo, Lịch sử vấn đề, chúng tôi sẽ phác họa bức tranh khái quát về tình hình nghiên
cứu trong và ngoài nước về truyện ngắn của R.Tagore. Ở mục Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, chúng tôi sẽ giới hạn những vấn đề được khai thác chủ yếu xoay quanh 35/100 truyện ngắn
của R.Tagore gắn liền với những gì thuộc về huyền thoại cùng những phương pháp mà chúng
tôi sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề ở mục Phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng, chúng
tôi sẽ trình bày về trình tự sắp xếp các chương, mục (Bố cục của luận văn) và ý nghĩa thực tiễn
lẫn khoa học mà công trình mang đến (Đóng góp mới của luận văn).
Tiếp theo phần mở đầu sẽ là ba chương chính. Ở chương 1- R.Tagore- người mở đầu
cho thể loại truyện ngắn của văn học hiện đại Begal, chúng tôi sẽ khái quát nền văn học Begal
thời Phục hưng và những ảnh hưởng của truyện ngắn R.Tagore trong quá trình hiện đại hóa văn
học Ấn Độ. Khi giới thiệu truyện ngắn của R.Tagore, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu những sáng tạo
của R.Tagore khi vận dụng những yếu tố huyền thoại trong văn học, văn hóa, tôn giáo Ấn Độ
và huyền thoại trong văn học thế giới vào những sáng tác của ông. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ
giới thuyết những khái niệm về huyền thoại, thi pháp huyền thoại để tạo cơ sở lí luận cho việc
tìm hiểu yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của R.Tagore.
Trong chương 2- Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn R.Tagore qua thế giới nhân
vật , chúng tôi sẽ nêu vấn đề tôn giáo con người của R.Tagore, quan niệm đặc biệt về con người
của ông để thấy được các kiểu nhân vật huyền thoại. Và trước khi đi sâu vào khai thác các kiểu
nhân vật mang sắc màu huyền thoại, chúng tôi cũng sẽ giới thuyết về nhân vật huyền thoại để
làm cơ sở lí luận để triển khai vấn đề ở chương này . Và chương 3- Sắc màu huyền thoại trong
truyện ngắn của R.Tagore qua không gian- thời gian, sau khi đặt cơ sở lí luận về không - thời
gian huyền thoại, chúng tôi sẽ khai thác các kiểu không- thời gian đặc trưng trong truyện ngắn
của R.Tagore để thấy được sự sáng tạo của ông khi vận dụng huyền thoại vào trang viết của
mình
Cuối cùng là Phần kết luận. Trong phần này, chúng tôi sẽ tổng hợp và đánh giá tất cả
các vấn đề đã trình bày ở các chương, đề xuất những hướng đi tiếp theo của các công trình
nghiên cứu sau này.
Ngoài ra, luận văn còn có mục Tài liệu tham khảo.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN:
Ý nghĩa khoa học: như chúng tôi trình bày ở phần Lịch sử vấn đề, R.Taogre là một tác
giả nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả lẫn các nhà nghiên cứu. Bên cạnh những thành
tựu thi ca, R.Tagore cũng là một cây bút truyện ngắn xuất sắc. Tuy nhiên những nghiên cứu về
truyện ngắn của ông chưa nhiều. Có thể nói nghiên cứu truyện ngắn dưới góc độ huyền thoại là
một ý tưởng khá mới mẻ mà chúng tôi nhận thấy chưa được khai thác một cách có hệ thống
trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào, mặc dù đôi lúc cũng được đề cập đến như một
trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm. Chính vì thế, chúng tối quyết định đến
với đề tài “Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn R.Taogre” với tâm thế của một người kế
thừa cái cũ, tìm hiểu cái mới và quyết tâm chinh phục nó.
Ý nghĩa thực tiễn: hiện nay, các công trình nghiên cứu trong nước về R.Tagore và thơ ca
của ông khá nhiều nhưng truyện ngắn lại chưa được quan tâm đúng mức, chưa xúng tầm với
một tài năng và tầm vóc của một thiên tài văn chương như R.Tagore . Vì vậy, công trình này
được hoàn tất chỉ với hy vọng góp một tiếng nói trong việc đưa vẻ đẹp của truyện ngắn
R.Tagore đến gần hơn với những ai yêu thích văn học, qua đó cung cấp cho người đọc một cái
nhìn toàn diện về một hiện tượng văn chương khá đặc biệt của văn học Ấn Độ.
Chương 1: R.TAGORE- NGƯỜI MỞ ĐẦU CHO THỂ LOẠI
TRUYỆN NGẮN CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ẤN ĐỘ
1.1 Văn học Bengal thời Phục hưng:
Khi bàn về cuộc chiến tranh xâm lược và sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ, C.
Mac đã cho rằng một đất nước mà nhân dân lấy tinh thần cao thượng và trầm tĩnh để làm thăng
bằng cho sự thuần phục của họ thì sớm hoặc muộn gì đất nước vĩ đại ấy cũng được phục hưng.
Quả đúng như vậy. Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, nhiều khuynh hướng tư tưởng, nhiều phong trào
xã hội, văn học, tôn giáo có tính chất cách mạng đã xuất hiện nhiều nơi, đánh dấu sự hồi sinh,
thức tỉnh của Ấn Độ.
So với những khu vực khác của Ấn Độ thì Bengal là nơi chứng kiến đầu tiên nền thống
trị Anh và ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Chính vì thế mà Bengal đã trở thành trung tâm
của nhiều phong trào nổi dậy phục hưng Ấn Độ. Trong cuốn hồi kí Đời Tôi(My life), Tagore
viết: “Tôi sinh năm 1861: đó không phải là một ngày quan trọng của lịch sử, nhưng nó thuộc về
giai đoạn lớn lao trong lịch sử Bengal. Chắc các bạn không biết rằng chúng tôi đạt vị trí hành
hương của chúng tôi vào những nơi tụ hội của các dòng sông, những dòng sông đối với chúng
tôi là biểu tượng tinh thần của sự sống trong thiên nhiên, và chỗ gặp gỡ của các dòng sông
tượng trưng cho chỗ gặp gỡ của trí tuệ, chỗ gặp gỡ của lí tưởng. Đúng vào lúc tôi sinh ra, cũng
là lúc gặp gỡ của ba trào lưu trong đời sống của đất nước chúng tôi”(437-438). Ba trào lưu mà
Tagore đề cập đến ở đây ch ính là traò lưu cải cách tôn giáo( do Raija Rammohan Roy lãnh
đạo), trào lưu cải cách văn học(do Bankim Chandra Chatterji khởi xướng) và phong trào dân
tộc( do Bal Gandhar Tilak phát động). Những thay đổi lớn lao của thời đại đã tác động rất lớn
đến văn học mà trước hết là sự thay đổi trong tư tưởng, tình cảm, quan niệm của người nghệ sĩ.
Thời kì phục hưng với tình hình xã hội khá phức tạp lại chứng kiến sự khởi phát tuyệt vời của
nền văn học Bengal.
Trong phong trào phục hưng Ấn Độ, trước tiên phải kể đến học giả đồng thời cũng là
nhà cải cách Raija Rammohan Roy (1774-1833). Ông luôn có ý thức khai thông sự bế tắc trong
tinh thần Ấn Độ bằng cách vứt bỏ những tín ngưỡng giáo điều, những tập tục lạc hậu trong đời
sống Ấn Độ như kêu gọi hủy bỏ chế độ đẳng cấp, tập tục tảo hôn và đặc biệt là tập tục Sati (hỏa
thiêu góa phụ), đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ văn hóa Ấn Độ trước cuộc xâm lăng văn
hóa phương Tây. Năm 1818, Raija Rammohan Roy đã cho ra đời tờ báo đầu tiên của Ấn Độ
viết bằng tiếng Anh và sau đó là tạp chí song ngữ Bengali- Anh….Đây thực sự là sự kiện để lại
một dấu ấn sâu rộng trong đời sống văn hóa Ấn Độ lúc bấy giờ. Ở Raija Rammohan Roy, người
ta luôn tìm thấy một biểu tượng sinh động của tinh thần Ấn Độ và đặc biệt là tư tưởng hòa hợp
Đông –Tây. Những tư tưởng tiến bộ của ông đã được các trí thức cấp tiến cùng thời kế thừa và
phát triển, góp phần đưa Ấn Độ vào thời kì phục hưng dân tộc.
Bankim Chandra Chatterji (1838-1894) là người đã góp phần mở rộng bức tranh toàn
cảnh của văn học Bengal. Trong các tác phẩm mang tính thời sự cuả B. Chandra. Chatterji, xã
hội Bengal và tác động của thời kì phục hưng được hiện ra một cách đầy đủ và rõ ràng nhất.
Cuốn tiểu thuyết “Con gái viên chỉ huy pháo đài” là tác phẩm đầu tiên của ông được viết bằng
tiếng Bengali, một thứ ngôn ngữ mà trước đó chỉ được biết đến như là ngôn ngữ của thơ ca.
Ông đã có công khai thông sự bế tắc của ngôn ngữ Bengal, thổi vào đó một sức sống mới bằng
chính tài năng và sự sáng tạo của mình. Có thể nói kể từ đây, thơ ca không còn giữ vị trí độc tôn
trong đời sống văn học nữa. Văn xuôi đã xác lập được vị trí, dần dần khẳng định sức sống mới
trong đời sống văn học Bengal và đạt đến đỉnh cao với sự xuất hiện của các tác phẩm được viết
bằng tiếng Bengali của R.Tagore.
Là con thứ mười ba trong gia đình có mười bốn người con, R.Tagore luôn nhận được sự
quan tâm, ưu ái của các anh, chị và những người giúp việc trong gia đình . Các anh, chị của
R.Tagore đều là những nhà thơ, nhà triết học, họa sĩ lớn ở Bengal thời bấy giờ. Cùng với những
người thân trong gia đình, R.Tagore còn có “vương quốc của những người đầy tớ”.Mối cảm
tình đặc biệt với lớp “người dưới đáy” và với thiên nhiên trong tâm hồn, tình cảm R.Tagore một
phần được bắt nguồn từ đó. Khác với bạn bè cùng trang lứa xuất thân trong gia đình quý tộc,
R.Tagore rất ít đến trường. Cả ba lần đến trường đều không mang lại cho ông chút hứng thú học
tập. Trong cảm nhận của ông, hệ thống giáo dục nhà trường chẳng khác nào một gọng kìm và
ông chia tay với nhà trường năm mười ba tuổi (1874). Và như vậy, một điều dễ nhận thấy là nhà
trường của Ấn Độ thuộc địa đã không ảnh hưởng nhiều đến tài năng, nhân cách của R.Tagore.
Thay vào đó là trường học cuộc đời. Sinh ra và lớn lên trong không khí tụ hội của ba phong trào
(trào lưu tôn giáo, cuộc cách mạng văn học, phong trào dân tộc) mà cả ba đều là phong trào
cách mạng và đặc biệt hơn là những thành viên trong gia đình đều tham gia tích cực ba phong
trào này, Tagore cũn g không tránh bị ảnh hưởng. Những vấn đề xã hội được Tagore đưa vào
trang viết một cách tinh tế, thể hiện được cái nhìn nhạy cảm và sâu sắc của nhà văn đối với thời
đại. Không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của R.Tagore trong thời kì phục hưng văn
học Ấn. Theo cách nói của J.Nehru thì Tagore chính là “ngôi sao sáng của Ấn Độ phục hưng”.
Các tiểu thuyết của R. Tagore là những biểu hiện sinh động của chủ nghĩa dân tộc và phong trào
Swadesi- cái mà đã càn quét Bengal dưới tác động của thời kì phục hưng. Trong tác phẩm
Ghare-Baire (The Home and the World), Tagore đã mô tả những xu hướng trá i ngược nhau
giữa những lý tưởng cực đoan và ôn hòa, chủ nghĩa khủng bố và lòng nhiệt thành tôn giáo- là
những vấn đề nổi cộm trong giai đoạn này.“ Chính Tagore hơn là B. Chandra.Chatterji đã là
người tạo ra tiểu thuyết Ấn Độ hiện đại và cũng chính ông là người đầu tiên viết ra những
truyện ngắn thực sự bằng tiếng Bengali” (8.120). Quả thật Tagore là nhà văn đầu tiên có công
đưa truyện ngắn thành một thể loại mới văn học Bengal. Ông đã đến với truyện ngắn để tìm ra
một giọng điệu mới, một phương thức nghệ thuật mới để bẻ gãy những ảnh hưởng nặng nề và
cứng nhắc của văn học truyền thống bằng tiếng Sanskrit. Tagore đã hòa quyện chủ nghĩa hiện
thực và chủ nghĩa dân tộc trong những câu chuyện phản ánh cuộc sống đương thời ở nông thôn
và thành thị Bengal. Nhiều truyện ngắn của ông đã mô tả những xung đột hay trạng thái căng
thẳng giữa cái cũ và cái mới, sự phân biệt đẳng cấp, những vấn đề về tâm lí con người…sâu sắc
và có chiều sâu.
Rõ ràng, thời đại phục hưng đã mở ra những khả năng to lớn cho những tài năng kiệ t
xuất như B. Chandra. Chatterji, R. Tagore… thể hiện được sự sáng tạo của mình. Riêng về
R.Tagore, với những sáng tác đặc sắc trên nhiều lĩnh vực và sự cống hiến không mệt mỏi trong
quá trình phục hưng văn học Ấn Độ nói chung và Bengal nói riêng, ông xứng đáng là “cái mà ta
gọi là văn hóa Ấn Độ”( Indra Gandhi).
1.2 Truyện ngắn R.Tagore trong quá trình hiện đại hóa văn học Ấn Độ
1.2.1 Tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn R.Tagore
R.Tagore- niềm tự hào của xứ sở dòng sông Hằng linh thánh không chỉ là một nhà thơ
với những vần thơ tuyệt diệu mang cảm nhận sâu sắc, độc đáo mà còn là một bậc thầy trong
lĩnh vực truyện ngắn. Các nhà nghiên cứu về lịch sử văn học Bengal đều đồng nhất cho rằng ở
thành tựu văn học Bengal nói riêng và văn học Ấn Độ nói chung, vào thập niên chín mươi của
thế kỷ XX, Tagore đã đóng góp một phần không nhỏ. Không những là nhà văn mở đường,
Tagore còn có công đưa thể loại này đến đỉnh cao vì những sáng tác của mình. Không có nhà
văn hàng đầu nào tại Bengal hay Ấn Độ có thể thế chỗ cho Tago re. Bhudev Chaudhuri đã
khắng định:“ Truyện ngắn bằng tiếng Bengali đã có được những mùa hoa thật rực rỡ đầu tiên
trong các tác phẩm của Tagore. Văn học hiện đại của Bengal đã bước đầu bước vào một kỷ
nguyên mới với sự khởi đầu của thời kì Rabindranath viết truyện ngắn”.
Để thực hiện những tác phẩm của đời mình, Tagore đã tự trang bị cho mình một nền văn
hóa đa diện, Âu cũng như Ấn. Tầm hiểu biết của R.Tagore được mở rộng và tư duy cũng trưởng
thành hơn qua những chuyến du lịch nước ngoài và học tập chuyê n sâu tại Anh. Thời thanh
niên,ông đã đi du lịch khắp đất nước và cùng._. cha tới tận dãy Himalaya. Khi bắt đầu sáng tác
bằng tiếng Bangali, ông vẫn còn rất trẻ và ông đã thử tài trong lĩnh vực thơ, văn xuôi, kịch và ở
thể loại nào, Tagore cũng đạt được những thành công vang dội
Lần đầu tiên trong văn học Bengal, R. Tagore xuất hiện với tư cách là một nhà văn viết
truyện ngắn, với hai tác phẩm đầu tay Ông chủ bưu điện và Sự trở lại của Khobababur , được
viết bằng tiếng Begali vào năm 1891. Đây là một điều đặc biệt bởi vì cũng như nhiều nước ở
phương Đông, Ấn Độ không có truyền thống văn xuôi. Lịch sử văn học, về cơ bản là lịch sử thơ
ca. Thơ trữ tình, và một chừng mực nào đó là kịch thơ, luôn giữ vị trí hàng đầu trong đời sống
văn học. Hơn nữa, trước R. Tagore, cùng thời với R. Tagore, dường như chưa có nhà văn nào ở
Ấn Độ thành công với những tác phẩm văn xuôi viết bằng ngôn ngữ bản địa, ngay cả sáng tác
của B. Bankim Chandrra. Tất cả những điều này cho chúng ta thấy bản lĩnh và khả năng sáng
tạo nghệ thuật của R. Tagore.
Sau hai truyện ngắn đầu tay, R.Tagore liên tiếp cho ra đời hàng loạt truyện ngắn viết về
nhiều đề tài khác nhau, mà tiêu biểu là các tác phẩm như: Một đêm (1892), Biên tập viên
(1893), Đền tội (1894), Mây và mặt trời (1894), Kẻ gây rắc rối (1895) Chúng tôi tôn anh làm
vua (1898)...
Hầu hết những tác phẩm này đều được R. Tagore viết khi ông về sống ở Shilaidaha, một
vùng quê yên tĩnh ở miền đông Bengal. Ông viết bằng tất cả tình yêu thương đối với con người,
đối với quê hương. Có nhiều người cho rằng ông không đủ hiểu biết sâu rộng về Bengal vì
R.Tagore là “một kẻ quá ư giàu có.Ông ta được sinh ra với chiếc thìa bạc của người Anh trong
miệng. Ông ta thì có hiểu biết gì về làng quê cơ chứ””(19.96) và R.Tagore cật lực phản đối vì
điều này “tôi có thể khẳng định rằng những kẻ nói như vậy ít biết về làng quê hơn tôi…Muốn
biết về làng quê thì người ta phải thực sự yêu nó trong khi những người đó chỉ kiếm tìm sự thỏa
mãn cá nhân của mình ngoài những gì làng quê có.Tôi đã nhìn cuộc sống ở làng quê với con
mắt của một tình yêu dưới nhiều góc độ…chứ không phải sự thờ ơ hay những khoảnh khắc bất
chợt” (19.96).
Tagore được sinh ra trong một gia đình đẳng cấp Balamon giàu có nhưng không vì thế
mà ông xa lánh cuộc sống, số phận của những người dân quê. Ông đã nhìn cuộc sống của họ
không phải xuất phát từ sự hiếu kỳ, sự khinh miệt mà bằng sự quan tâm, mối thiện cảm đặc biệt
của một nhà nhân đạo chủ nghĩa. Bởi ngay từ nhỏ, R.Tagore được những người “đầy tớ” chăm
sóc và ông gọi cái môi trường đặc biệt ấy là “vươn g quốc của những người đầy tớ”. Tuổi thơ
ông được đắm mình trong những câu chuyện cổ tích của chú Syam, trong những lời ca của chú
Caliat, những mẫu chuyện sử thi qua lời kể của chú Badesua và cái “vương quốc đầy tớ” ấy đã
khiến cho tâm hồn R.Tagore thêm phong phú và đa cảm. Mặt khác, cậu bé Tagore “có nhạc tâm
hồn ngân vang như tiếng quản huyền, trang nghiêm như khúc thiền ca, bay bổng như tiếng sáo
trời” ấy đã được tắm mình trong vòng tay của thiên nhiên. Với Tagore, hòa hợp với thiên nhiên,
đó không chỉ là tư tưởng, mà còn là triết lí hành động, phương châm sống. Và hơn thế, nó phải
trở thành một tình cảm đặc biệt, một nhu cầu tự nhiên của mỗi con người. Khi còn là một cậu
bé, khi đọc tác phẩm Robinson Cruso của D.Defoe, cái làm cho R.Tagore vui thích ở đây chính
là sự thực hiện một cách thắng lợi mối thông cảm hòa hợp giữa con người với thiên nhiên chứ
không phải sự chiến thắng của con người với thiên nhiên. Ở đây, ta bắt gặp một minh triết Ấn
Độ về sự hiện hữu của linh hồn tuyệt đối Bhaman, mà con người, thiên nhiên là những dạng tồn
tại khác nhau của nó. Đây chính là cốt lõi của triết lí “thiên nhân đồng thể hợp nhất” trong triết
học Upanisad mà R.Tagore đã hấp thụ một cách tự nhiên như hít thở khí trời để sống vậy.Gần
gũi với thiên nhiên, với R.Tagore không phải chỉ để thưởng thức, giao cảm mà còn để khám phá
những điều bí ẩn của vũ trụ bao la, của lòng người sâu thẳm, là cách để tìm về với bản ngã
nguyên sơ.
Yêu thương con người, thích gần gũi với thiên nhiên trong một cuộc sống cô dơn tĩnh
lặng với tâm hồn mơ mộng đầy cảm xúc…là những đặc điểm nổi bật ở R.Tagore. Đó vừa là
những yếu tố tâm lí mang tính cá nhân cá thể, vừa tiêu biểu cho đời sống tinh thần Ấn Độ. Khi
nói về Ấn Độ, Romain Rolland (1866-1944) cho rằng “nếu có một nơi nào đó trên bề mặt trái
đất mà ở đó tất cả những giấc mơ của con người đã tìm được quê hương ngay từ thời kì nguyên
sơ khi con người bắt đầu mơ ước về sự tồn tại của mình thì đó là Ấn Độ”. Như vậy, ngoài ngôn
ngữ Bengali, Tagore- “ Leonardo de Vanci của thời phục hưng Ấn Độ” còn thể hiện mình bằng
một thứ ngôn ngữ riêng: ngôn ngữ của thiên nhiên, biểu tượng và ngụ ngôn.
Hòa hợp với cuộc sống phong phú của Ấn Độ được tích lũy qua hàng ngàn năm cùng
với một nền văn học cổ điển Anh đã khắc sâu trong tâm hổn R.Tagore từ bé và khả năng thiên
bẩm về nghệ thuật đã khắc họa nên hai mặt của một tâm hồn: cái trầm ngâm, sâu sắc, trừu
tượng và trầm lặng của Ấn Độ hòa hợp với cái sôi nổi, phóng khoáng của văn hóa tiến bộ
phương Tây và điều này cũng đã được thể hiện khá đậm nét trong những truyện ngắn của ông.
Đề tài trong truyện ngắn của R.Tagore phong phú, đa dạng và mang nhiều màu sắc của
cuộc sống, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi viết về con người và làng quê
Bengal, không giống với các nhà văn khác “chỉ tìm kiếm sự thoả mãn cá nhân của mình ngoài
những gì làng quê có” với thái độ lãnh cảm, thờ ơ, thiếu hiểu biết sâu rộng về làng quê thì
R.Tagore lại nhìn cuộc sống ở làng quê với “con mắt của một tình yêu dưới nhiều góc độ”.
Trong những tác phẩm của ông có một sự thân thuộc với làng quê mà hiếm có người nào khác
có thể có được. Sống gần gũi với nông dân, tận mắt chứng kiến sự nghèo khó tối tăm của họ,
bằng sự quan sát hiện thực sắc sảo, R.Tagore đã nhận ra tình trạng bất bình đẳng giữa các đẳng
cấp trong xã hội Ấn Độ. Và tình trạng này càng trở nên sâu hơn, rộng hơn dưới chính sách cai
trị của người Anh. Điều này đã có một tác động rất lớn đến tư tưởng tình cảm và những xúc
cảm nghệ thuật mạnh mẽ của R.Tagore. Trong phần lớn truyện ngắn của mình, Tagore chủ yếu
tập trung miêu tả, bộc lộ những niềm vui nho nhỏ cũng như nỗi đau khổ trong cuộc sống đời
thường của những con người nghèo khổ, thấp kém, bị xã hội quên lãng. “Thật thú vị khi chú ý
đến thời điểm những truyện ngắn này ra đời, những con người bình thường, đặc biệt là những
người nghèo khổ chưa từng đi vào văn chương Ấn Độ với bất kì chiều sâu tâm lí nào (người
viết dịch- A Tagore reader, trang40)
Trong đời sống tinh thần Ấn Độ, hòa hợp là một triết lý căn bản, gắn với mục đích giải
thoát linh hồn cá nhân, cá thể. Người Ấn cho rằng, sự giải thoát tuyệt đối chỉ có được khi linh
hồn cá nhân (Atman) hòa hợp với linh hồn vũ trụ (Bhaman) bằng con đường thiền định, thực
nghiệm tâm linh. Đó là một triết lý trừu tượng, c ao siêu trong minh triết Ấn Độ, được hình
thành trên nguyên lí vạn vật đồng nhất trong Upanisad. Coi trọng đời sống tinh thần, bỏ qua cái
nhất thời, hướng đến những giá trị tuyêt đối, mang ý nghĩa phổ quát là một nét đặc trưng của
tinh thần Ấn Độ, làm nên nét khác biệt cơ bản giữa Ấn Độ và phương Tây. Trong cuộc tiếp xúc
Đông- Tây, sự khác biệt ấy đã dẫn đến những xung đột , về thực chất là xung đột giữa các quan
niệm, các giá trị văn hóa..Vượt lên trên những xung đột ấy, R.Tagore đã hướng tới một lý tưởng
hòa hợp với tinh thần “cả thế giới là nhà của tôi”. Mục đích của ông là tìm sự hài hòa giữa các
giá trị. Khái niệm “thế giới” trong quan niệm của R.Tagore không bị giới hạn trong những quan
hệ xã hội và cũng không hề trừu tượng, hư vô. Nó được đặt trong nhiều tương quan mà trong đó
con người là yếu tố trung tâm. Nhờ đó, triết lí hòa hợp trong tinh thần Ấn Độ từ chỗ trừu tượng,
cao siêu đã được R.Tagore cụ thể hóa thành nguyên tắc ứng xử căn bản trong quan hệ văn hóa,
nhằm đạt được sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, bên trong và bên ngoài, quá khứ và
hiện tại, phương Đông và phương Tây, dân tộc và nhân loại…
Là nhà văn đồng thời cũng là một chiến sĩ họa động xã hội, ngòi bút của R.Tagore luôn
hướng về mục đích vạch trần, phê phán xã hội đương thời, thức tỉnh quần chúng, mong muốn
giải phóng tâm hồn, tư tưởng người Ấn Độ cận đại ra khỏi cái thòng lọng của tôn giáo, ra khỏi
sự kìm hãm của bạo lực và cường quyền. Có thể nói, mỗi truyện ngắn của Tagore đều chứa
đựng một nỗi niềm tâm sự của ông về cuộc đời nhân thế và những biến hóa khôn lường.
R.Tagore luôn mở rộng tâm hồn để lắng nghe mọi sự việc, tìm hiểu mọi tâm tình, sẻ chia với
những kiếp người bé nhỏ bao buồn, vui trong vòng quay vô tận của thời gian. Số phận của
những con người trong xã hội Ấn Độ luôn bị sự chi phối nghiệt ngã của tôn giáo và chế độ đẳng
cấp (Varna). Và bởi vây, khi đọc những tác phẩm của R.Tagore, chúng ta bắt gặp những mảnh
đời đen trắng với bao thăng trầm, biến dịch. Cuộc đời nhân vật có khi được bao bọc trong vòng
hào quang xán lạn, cũng có lúc ngập chìm trong giông tố cuộc đời. Câu chuyện k ể có lúc dữ
dội, dồn nén, mang đầy kịch tính nhưng cũng có lúc nhẹ nhàng, man mác như một áng thơ văn
xuôi. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Tagore là những con người bình thường, gần gũi
trong cuộc sống, đủ mọi tầng lớp. Đó là những thương gia, nhữ ng viên chức nhà nước, hay
những sinh viên thụ hưởng lối sống thực dụng từ nhà trường thực dân, những nông phu lam
lũ…Đặc biệt, trong truyện ngắn của ông, chúng ta còn bắt gặp những tu sĩ Balamon, những đứa
trẻ lang thang bị vất ra ngoài rìa của cuộc sống , những người phụ nữ bị hắt hủi chìm trong
những tháng ngày hờn tủi. Có biết bao số phận sinh ra như một sự sai lầm của tạo hóa, một thứ
định mệnh nghiệt ngã của kiếp nhân sinh. Họ đã phải sống trong đau khổ, trong những giằng xé
tinh thần đến từ muôn nẻo khác nhau của đời sống trần thế. Có lúc chỉ là sự ngẫu nhiên tai ác
như một sự đùa bỡn của số phận nhưng không ít khi chỉ vì cái lợi trước mắt, sự cám dỗ của đời
sống vật dục khiến họ phải sống trong ân hận dằn vặt suốt đời.
Tagore trăn trở trước cuộc sống thực tại, lo âu cho từng số phận đang phải sống trong
một xã hội đầy rẫy áp bức bất công với sự trói buộc của những hủ tục lạc hậu, sự phân biệt đẳng
cấp nghiệt ngã, sự xung đột giữa cái mới và cái cũ trước những va đập dữ dội của cơn lốc Âu
hóa.. Dưới dạng này hay dạng khác, miêu tả trực tiếp hay gián tiếp những xung đột gay gắt của
hiện thực xã hội đã được ông “gia đình hoá” qua những xung đột giữa cha - con; chồng- vợ;
anh- em.. và bao trùm lên là xung đột giữa cái cũ và cái mới, trong đó không phải cái c ũ nào
cũng đã lỗi thời và cái mới nào cũng tiến bộ. Cũng như ở nhiều nước phương Đông, ở xã hội
Ấn Độ hiện đại, gia đình vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng. Nó vừa là nơi hội tụ những quan
hệ mang tính điển hình của xã hội, vừa là nơi lưu giữ những tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp nhất
trong đời sống mỗi con ngưòi. Có thể xem đó như một thành trì cuối cùng để bảo vệ các giá trị
truyền thống trước cuộc xâm lăng ồ ạt từ nhiều phía của văn hoá thực dân. Là một nhà văn đặc
biệt nhạy cảm với những biến thái trong đời sống tinh thần xã hội, R. Tagore đã cảm nhận được
nhiều vấn đề nóng bỏng của hiện thực đang diễn ra trong mỗi gia đình ngay cả khi nó vẫn giữ
được cái vẻ ngoài phẳng lặng, đặc biệt là ở tầng lớp bình dân. Ông nghe thấy những điều mà
không phải ai cũng hiểu, nhìn thấy được nỗi đau khổ của con người dù là nhỏ nhất. Hiện thực
tăm tối ngột ngạt của xã hội Bengal đã được R. Tagore soi chiếu dưới nhiều góc độ, hiện hình
lên qua từng số phận. Đó là Anathbandhu (Đền tội – 1894), một kẻ xuất thân trong gia đình
nghèo khó ở một vùng nông thôn hẻo lánh, nhưng nhiều tham vọng, để cuối cùng phải đối mặt
với một sự thật phũ phàng là mất đi tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự kính trọng của mọi người
hay Baroda (Người thờ phụng- 1916)- một thanh niên lười học hành, trở thành một tu sĩ khổ
hạnh, để lại vợ con phía sau nhưng sau mười hai năm lại xuất hiện rước mặ cha mình trong
trang phục Âu mà không hề nghĩ rằng điều đó gây tổn thương đến những người thân yêu như
thế nào; đó là số phận của Bindu, Mrinal (Lá thư của một người vợ – 1914), những người phụ
nữ khát khao hạnh phúc nhưng cuối cùng một người phải kết thúc cuộc đời bằng cái chết oan
nghiệt và người kia chôn vùi tuổi thanh xuân trong một cuộc sống mỏi mòn vô cảm, là cô gái
Mahamaya (Dàn hỏa thiêu) với mong ước được sống cùng người yêu nhưng chế độ phân biệt
đẳng cấp đã không cho Mahamaya được toại nguyện. Cô sống mà như đã chết với tấm Xari dày
lúc nào cũng che kín gương mặt đầy vết sẹo của cô. Tuy nhiên, phải nói rằng nhân vật của
R.Tagore không chỉ cam chịu mà đã bắt đầu có ý thức phản kháng, báo hiệu sự thức tỉnh của ý
thức cá nhân trong cuộc đấu tranh vì quyền sống của con người. Trong bức tranh xám xịt của
cuộc sống đã xuất hiện những tia sáng mong manh, có khi chỉ là trong giấc mơ, hay trong một
viễn cảnh mang tính huyễn tưởng. Điều này cho thấy một sự kết hợp hài hoà giữa hai cảm hứng
hiện thực và lãng mạn trong sáng tạo của R. Tagore.
Một đặc điểm nổi bật của truyện ngắn R.Tagore là sự lồng ghép, đan cài các yếu tố hư,
thực. Những motip trong truyện kể dân gian, những huyền thoại tôn giáo hay những yếu tố bất
ngờ, ngẫu nhiên xuất hiện nhiều trong tác phẩm của R.Tagore. Nó thường giữ một vị trí quan
trọng trong việc tổ chức cốt truyện. Đây không chỉ là một nghệ thuật mà còn thể hiện một cách
nhìn cuộc sống của R.Tagore. Với cuộc sống này, không có gì là không thể. Nó là một dòng
chảy tự nhiên giữa quá khứ và hiện tại, là sự hòa trộn giữa cái có thể và cái không thể, giữa bên
trong và bên ngoài, giữa linh hồn và thân xác.
Tính chất duy lý của triết học phương Tây, khả năng trực giác và sự mơ mộng của người
Ấn Độ đã được kết hợp hài hoà trong tư duy nghệ thuật R. Và truyện ngắn chính là kết tinh tài
năng của Tagore trong sáng tạo nghệ thuật: “sắc sảo trong quan sát hiện thực, phóng khoáng
trong tưởng tượng và nhân hậu trong ình yêu thương con người”(5.107)
1.2.2 Yếu tố huyền thoại:
1.2.2.1 Khái niệm huyền thoại:
Được coi là chất liệu nghệ thuật quan trọng, yếu tố huyền thoại là một trong những
thành tố tạo nên phương pháp sáng tác huyền thoại, nòng cốt của trào lưu văn học ở châu Mĩ La
tinh trong thế kỉ XX “một chủ nghĩa huyền thoại xuất hiện trong hàng loạt sáng tác của nhiều
nhà văn nhiều nước với những kiểu khác nhau…Sử dụng hình ảnh ngụ ngôn, triết lí trữ tình,
hướng về các hằng số cổ xưa, về cuộc sống tự nhiên của nhân loại: ngôi nhà, con đường, núi,
đồi, tuổi thơ, tuổi già, bệnh tật, cái chết…(47;187). Có thể nói, khái niệm huyền thoại không
còn xa lạ gì với văn chương hiện đại. Ngay từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có không ít các
nhà văn đã gặt hái được vin h quan bằng các tác phẩm sử dụng huyền thoại như F.Kafka,
G.Macket, T.Aimatov… Tuy nhiên, do biên độ nội hàm khái niệm co dãn khá rộng nên việc trả
lời cho câu hỏi “huyền thoại là gì” vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh luận.
Huyền thoại (myth) là một thuật ngữ xuất hiện từ xa xưa và nội dung của nó thay đổi
không ngừng. Thuật ngữ này vốn bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là muthos..Muthos có nghĩa đen là
lời, lời nói, câu chuyện, là truyền thuyết, truyền thoại. Trong khoa học về huyền thoại, huyền
thoại thường được định nghĩa là những truyện kể thiêng liêng, giải thích thế giới và con người
đã hình thành và có được dạng tồn tại hiện nay như thế nào. Huyền thoại theo nghĩa đó thường
được hiểu là “những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn
gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu (thời gian khởi nguyên),
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như việc tạo lập nên những nhân
tố của nó – thiên nhiên và văn hoá”( E.M.Melentinsky- Từ điển thần thoại, trang 74)
Bất cứ dân tộc nào trên thế giới ít nhiều cũng có kho thần thoại của riêng mình. Những
huyền thoại ấy là sản phẩm của trí tưởng tượng; chúng cũng mơ hồ, tối nghĩa, cần phải giải
đoán và không thể đưa ra những tiêu chuẩn của lý trí để bắt bẻ được . Chính vì thế mà xung
quanh khái niệm “huyền thoại” có rất nhiều cách giải thích, định nghĩa khác nhau. Có những
cách giải thích, định nghĩa khá đơn giản , ngắn gọn nhưng vô hình trung lại khoác lên “huyền
thoại” một chiếc áo khá rộng như huyền thoại kể “một sự kiện chưa từng bao giờ xảy ra để nói
về một điều tồn tại từ xa xưa” (sử gia La Mã cổ đại Salluste); kể “một sự kiện đã xảy ra trong
thời khai thiên lập địa”(Mircea Eliade); huyền thoại là “truyện hoang đường từ xa xưa, qua đó
thể hiện một cách tượng trưng quan niệm về thế giới”(Từ điển Encarta), là “truyện hoang đường
truyền từ đời nọ qua đời kia, trái với truyền thuyết có tầm hạn hẹp (nó gắn với một địa điểm
chẳng hạn), huyền thoại có khuynh hướng mang ý nghĩa phổ quát (vũ trụ, siêu hình hoặc nhân
loại)” hay “ huyền thoại là một câu chuyện hoang đường tự kể ra”… Một số học giả lại xem
huyền thoại đồng nhất với thần thoại hay coi huyền thoại là sự tương tác giữa văn học và thần
thoại qua các thời đại văn học sử…
Như vậy, nói đến huyền thoại là người ta nghĩ ngay đến những yếu tố siêu nhiên, hoang
đường. Do tính chất hư cấu, không có thật của huyền thoại xưa nên nhiều khi thuật ngữ “huyền
thoại” còn được dùng để chỉ những sự việc, những mơ ước hão huyền.
Từ những điểm nhìn không giống nhau, các học giả đi đến nhiều nhận định khác nhau
về bản chất của huyền thoại. R.Barthes cho “huyền thoại là một ngôn từ”, S.Freud đánh giá
huyền thoại như là “một trong những hình thức thay thế việc thực hành ham muốn”, C.Jung lại
hiểu huyền thoại là “cái mang tải kinh nghiệm nhân loại đặc biệt quan trọng, quí giá đối với mọi
thời đại”…còn với E.M.Meletinsky- tác giả của Thi pháp huyền thoại thì “huyền thoại là một
hiện tương trung tâm trong lịch sử văn hóa, đồng thời là một phương tiện cổ xưa để nhận thức
thực tại xung quanh và bản chất của con người. Huyền thoại cũng là mô hình đầu tiên của mọi
hệ tư tưởng, là cái nôi nguyên hợp của các loại hình văn hóa khác nhau- văn học, nghệ thuật,
tôn giáo và ở mức độ nào đó, cả triết học, thậm chí cả khoa học”(tr.xiv)
Nhìn chung, có quá nhiều ý kiến, quan điểm về huyền thoại được đưa ra khiến cho
nội hàm của khái niệm này bị co dãn không ngừng. Với tâm thế của người kế thừa những thành
quả của người đi trước và chỉ mới chập chững bước vào con đường khám phá huyền thoại, đồng
thời do yêu cầu của đề tài, chúng tôi cũng xin đưa ra quan điểm của mình về huyền thoại để làm
cơ sở cho việc triển khai đề tài. Chúng tôi cho rằng huyền thoại là một phương thức xây dựng
tác phẩm (chiếm lĩnh hiện thực) bằng cách đưa vào những yếu tố hoang đường, kì ảo, những cái
“có tính huyễn hoặc” tạo cho tác phẩm một màu sắc hư ảo- sự trộn lẫn giữa cái thực, cái ảo,
nhằm khắc học rõ nét hơn hiện thực khách quan. Nói cách khác, những yếu tố hoang đường,
những cái “có tính huyễn hoặc” đó được vận dụng ở nhiều cấp độ trong sáng tác nhằm chuyển
tải những vấn đề của cuộc sống con người hiện tại. Và cùng với nó là cách hiểu “huyền thoại
hóa” như một thủ pháp nghệ thuật để “lạ hóa” một cách thức thể hiện mang đến cho tác phẩm
mọt sức hấp dẫn, một vẻ đẹp riêng, đi giữa hai bờ thực và ảo.
Việc sử dụng yếu tố huyền thoại trong sáng tạo văn chương cho thấy mối tương tác rất
lớn giữa văn học và hiện thực khách quan. Yếu tố huyền thoại trong các hình tượng văn học sẽ
tạo nên một thế giới giả định, mờ ảo bao bọc một thực tại cụ thể. Nó biến thực tế đôi khi trần
trụi, vô cảm thành sống động tràn trề niềm vui. Với sự tưởng tượng đặc biệt cùng lối cấu trúc
riêng biệt, yếu tố huyền thoại sẽ cho chúng ta cảm nhận về một thực tại không thuần túy như nó
vốn có.
Trong nghệ thuật xây dựng truyện ngắn , R.Tagore đã sử dụng yếu tố huyền thoại khá
linh hoạt và độc đáo. Điều đó đã làm cho truyện ngắn của ông được bao bọc trong một màu sắc
huyền ảo và lung linh. Tuy nhiên, nếu huyền thoại phương Tây mang tính tượng trưng rất cao,
huyền thoại Ba Tư có tính công thức thì huyền thoại phương Đông lại thiên về ẩn dụ. Và đặc
biệt, ở văn học Ấn Độ, các huyền thoại trong văn chương, văn hóa và tôn giáo như được hòa
quyện và thâm nhập lẫn nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú trong cách nhìn, cách hiểu ở độc
giả.
1.2.2.2. Yếu tố huyền thoại trong sáng tác của R.Tagore:
R.Tagore chịu ảnh hưởng lớn của xu hướng huyền thoại trong văn học truyền thống Ấn
Độ và văn học thế giới. Chất thơ, vẻ đẹp huyền ảo đôi chút hoang dại, những ngẫu nhiên huyền
thoại trong tác phẩm Kalidasa, Tunxi Đat hay một thế giới nửa thực nửa hư, mờ ảo ẩn hiện của
Dickens đã làm rung động và có sức ám ảnh nhà thơ trong những năm tháng tuổi thơ. Với ảnh
hưởng này, R.Tagore cảm nhận, suy tư và mô tả thực tại theo cách riêng. “Chất hiện thực” ở
R.Tagore không phải là bức ảnh sao chụp chính xác tự nhiên mà là một thực tại chứa đựng sức
sống của sự vận động và niềm vui, một thực tại với liên hợp hình tượng kì ảo nhất được tạo nên
từ óc tưởng tượng thiên bẩm đặc biệt ở R.Tagore.
Sử dụng yếu tố huyền thoại trong văn xuôi, nhà văn R.Tagore cho “ra mắt” một giấc mơ
có thể nắm bắt và biến nó thành thực tại huyền diệu. Chẳng hạn như tiểu thuyết Đắm thuyền-
một câu chuyện tình yêu hấp dẫn, éo le được thể hiện bằng bút pháp trữ tình tài ba. Chất trữ tình
sâu lắng, vẻ đẹp mờ ảo tinh tế của cuộc sống hiện hữu bộc lộ từ nhân vật đến không gian, thời
gian và các tình huống ngẫu nhiên huyền diệu.
Những truyện ngắn đặc sắc như Mây và mặt trời, Chiến thắng, Ảo ảnh tan vỡ là những
nét nhấn cho sự hoàn thiện bút pháp. Từ tên truyện đến cấu trúc đã khắc họa một thực tại trần
trụi, khắc nghiệt, bỏng rát (Mây và mặt trời); một ảo ảnh tình yêu đeo đuổi ám ảnh suốt cuộc
đời (Ảo ảnh tình yêu) hay sự chiến thắng của chân lí tình yêu vĩnh cửu (Chiến thắng)…bằng bút
pháp huyền ảo bậc thầy.
Sự vận dụng yếu tố huyền thoại không chỉ giới hạn trong thể loại văn xuôi mà còn mở
rộng ở những thể loại khác như kịch, thơ. Vở kịch Sự trả thù của tự nhiên ( sau đổi tên thành
Thầy tu khổ hạnh) là một ví dụ tiêu biểu. Vở kịch này nói về tấn bi kịch của một tu sĩ, muốn
sống cách biệt với thế giới, muốn rời bỏ tất cả để đi tìm chân lí trong cõi hư vô nhưng rốt cuộc
lại mắc kẹt trong tình yêu, hối hận về tình yêu rồi kiên quyết trở về với cuộc đời. Với vở kịch
này, R.Tagore đã tuyên chiến thật khéo với “ maya - ảo mộng” và chủ nghĩa khổ hạnh của tôn
giáo, đưa con người về với thực tại để cảm nhận rằng thiên đường, chốn giải thoát là nơi có
người thân yêu của ta, là nơi ta được sống với những điều trái tim mách bảo. Cái nhìn duy mĩ đã
giúp R.Tagore giải phóng các mo tip huyền thoại trong Kinh thánh và thần thoại cổ tích; đưa
chúng vượt qua những giới hạn của tín ngưỡng, tái tạo chúng trên một bình diện lớn, đánh thức
khát vọng yêu đương của bản ngã, tâm linh; hướng con người tới chân lí tình yêu thương vĩnh
cửu.
Thơ trữ tình là “vương quốc của chủ quan” (Bielinski). Với đặc trưng đó, nó ít có khả
năng dung nạp những tìm tòi, sáng tạo trong việc biểu hiện bằng những cốt truyện huyền thoại.
Với R.Tagore thì khác, sự giao thoa thể loại đã trở thành một đặc trưng của sự sáng tạo. Thơ
ông đầy cốt truyện đậm chất trữ tình. R.Tagore đã tìm về với quá khứ huyền thoại để tạo cho
thơ một màu sắc độc đáo. Xuyên suốt thơ R.Tagore thấm đẫm tinh thần nhân đạo, cảm xúc
thẩm mĩ tinh tế và dạt dào phong vị dân gian trữ tình của những dân ca truyền thuyết. Sự đấu
tranh giữa Đạo và Đời, Tình yêu và Tôn giáo; những xung đột giữa khổ hạnh và luyến
ái…trong thần thoại Kama kì thú đã tạo nên nhiều âm hưởng trong thơ R.Tagore.
1.3 Bản lĩnh và khả năng sáng tạo nghệ thuật của R.Tagore ở thể loại
truyện ngắn
1.3.1 Đề tài “con người bé nhỏ”
Với ngòi bút trữ tình, Tagore đã đưa chúng ta đến một thế giới của muôn vàn điều bí ẩn,
tế vi- một thế giới mà ở đó thiên nhiên và con người, thần linh và ác quỷ, thánh thiện và phàm
tục, hiện tại và quá khứ… đan cài vào nhau, chi phối nhau. Những câu chuyện đời thường về
cuộc sống và con người Bengal được ông khắc họa rất chân thực với cách kể có lúc dữ dội, dồn
nén, mang đầy kịch tính nhưng cũng có khi nhẹ nhàng như một áng văn xuôi. Thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Tagore cũng vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều tầng lớp, nhiều thành
phần trong xã hội. Từ cuộc sống đời thường với bao lo toan, trăn trở, bao ngọt ngào xen lẫn
đắng cay…các nhân vật của ông đã bước vào trang sách một cách tự nhiên, giản dị và chân thật
nhất. Đặc biệt, khi đọc truyện ngắn của Tagore, chúng ta sẽ bắt gặp những con người bé nhỏ
mang đầy tâm trạng khi sống trong một xã hội bất bình đẳng. Đó là Ratan (Thầy kí bưu điện), là
Ái Chân (Em Ái Chân), là Xuria (Cứu đói), là Raicharan (Cậu chủ nhỏ), Kadambini (Sống hay
chết), Khidora (Quan chánh án)…- những nhân vật nhỏ bé về địa vị xã hội và bị xếp vào đẳng
cấp cùng đinh (Vaisya) và nô lệ (Sudra) . Thế nhưng đằng sau cái thân phận bé nhỏ và nghèo
khổ ấy lại ẩn chứa một trái tim chan chứa tình yêu đối với con người, với cuộc sống. Tagore
thường đặt nhân vật của mình trong sự đối lập với những nhân vật khác. Sự chung thủy, giàu
tình cảm của cô bé Ratan đối lập với sự vô tâm, ích kỉ của thầy kí bưu điện, sự thành thật của
em Ái Chân đối lập với thái độ khinh miệt của bọn trẻ nơi vườn tu, tấm lòng nhân ái bao la của
Xuria đối lập với thái độ ích kỉ của nhà triệu phú, nhà vua ; sự trung thành quên mình của
Raicharan đối lập với thái độ thờ ơ của vợ chồng Anukul…Để từ đó, nhà văn muốn khẳng định
sự lớn lao về nhân cách và tâm hồn của quần chúng cùng khổ. Có thể thấy rằng mỗi truyện
ngắn, mỗi nhân vật đều chứa đựng một nỗi niềm tâm sự của Tagore về cuộc đời nhân thế với
những biến dịch khôn lường.
Đề tài “con người bé nhỏ” là một đề tài quen thuộc của văn học thế giới. Sekhov- nhà
văn Nga cũng rất thành công ở đề tài này. Trước Sekhov, loại nhân vật này đã xuất hiện trong
sáng tác của Puskin, Gogon, Turghenhev. Đó là những con người bé nhỏ, thấp cổ bé họng. Dù
bị chà đạp nhưng họ vẫn sống như một con người, có công việc, có ít lương để tạm duy trì cuộc
sống. Và Sekhov tiếp tục đề tài con người bé nhỏ với diện mạo mới. Những năm 90 của thế kỷ,
nước Nga đã phô ra rất nhiều điều khủng khiếp. Sekhov đã đi sâu vào cuộc sống cùng khổ của
người dân để đưa lên trang viết của mình những gì chân thật nhất. Với ngòi bút tỉnh táo, Sekhov
đã khám phá những biểu hiện dù là nhỏ nhất của những kiếp người trong cõi tối tăm, khổ nhục.
Bên cạnh hình ảnh những người lớn bị đầy đọa là những đứa trẻ với thân phận tôi đòi, cũng rơi
vào tình cảnh khốn cùng không kém gì người lớn. Cuộc sống cơ cực của những em bé này xuất
hiện không nhiều nhưng sức tố cáo thật lớn. Trong những truyện ngắn (“Vanka”, “Buồn ngủ”,
“Lũ trẻ”) chuyện tưởng như không có chuyện. Một đứa bé mới chín tuổi viết thư, một đứa bé đi
ở phải trông con cho nhà chủ làm nhiều quá và buồn ngủ, những đứa bé chơi với nhau vô tư…,
tưởng như không có gì đáng nói. Vậy mà, qua ngòi bút Sekhov, nó mang ý nghĩa nhân sinh vô
cùng lớn. Những câu chuyện đơn giản nhưng đã làm xúc động người đọc. Thông qua những
truyện ngắn của mình, Sekhov muốn mọi người nhìn lại cuộc sống của mình, ở xung quanh
mình để thấy được bản chất của cuộc sống, thấy được những gì mình đang phải chịu đựng và
tìm cách khắc phục nó để hướng đến một tương lai tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
Khi nói đến con người bé nhỏ, Sekhov không miêu tả nhiều đời sống, tư tưởng, tình cảm
của họ mà miêu tả những gì làm cho con người trở nên bé nhỏ. Còn với Tagore, ông đề cập đến
vấn đề mang ý nghĩa rộng lớn hơn: vấn đề phân chia đẳng cấp và khoảng cách giữa nông thôn
với thành thị và từ đó nhà văn đưa ra yêu cầu làm sao để thu hẹp khoảng cách ấy. Có thể nói R.
Tagore là người đầu tiên đi vào đề tài “con người bé nhỏ” và đưa nó thành một vấn đề trung
tâm của văn học Bengal. Mặc dù phải chịu sự đơn độc, bất hạnh, nhưng trong ý thức của họ đã
nhen nhóm sự phản kháng để tự bảo vệ công bằng và phẩm giá của mình. Phải chăng đó chính
là dấu hiệu sự thức tỉnh của ý thức cá nhân trong cuộc đấu tranh vì quyền sống của con người.
Mặc dầu mức độ của nó, theo cách nói của ông, chỉ mới như “những con kiến tỏ ra bạo dạn”.
“Con người bé nhỏ” đã thật sự lớn dậy thành người mới, với một tầm vóc lớn lao.
Sekhov viết về những con người bé nhỏ với cảm hứng phê phán trong khi đó, Tagore
viết trên cảm hứng ngợi ca. Và, dù ngợi ca hay phê phán thì vượt lên trên hết vẫn là tình yêu
thương con người, tin tưởng vào con người với niềm hy vọng về một ngày mai tươi sáng.
1.3.2 Phương thức kể chuyện gần với ngụ ngôn với những kết thúc truyện độc
đáo:
Trong nền văn xuôi Ấn Độ, Tagore là một nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong
cách độc đáo. Sự khéo léo ở việc khai thác đề tài, ở phương thức kể chuyện gần với ngụ ngôn
khiến truyện ngắn của Tagore vươn lên tầm cao mới với tinh thần nhân văn cao cả, với tầm vĩ
đại hồn nhiên và sự trầm lặng cổ điển.
Ở Ấn Độ cổ đại, truyện ngụ ngôn quả đã nảy nở rất mạnh và trở thành một thể văn
riêng. Có thể thấy rằng truyện ngụ ngôn là những sáng tạo rất “trí thức”, rất bác học và lại rất
gần gũi với quần chúng nhân dân. Với hình thức kể chuyện sinh động, ngụ ngôn đem đến cho
người đọc những triết lí nhân sinh sâu sắc. Chính vì thế mà ngụ ngôn không sa vào văn chương
tư biện mà trở thành những câu chuyện lí thú, có tính mĩ học cao. Nó đến với rộng rãi quần
chúng và trở thành một phương tiện truyền đạt những triết lí nhân sinh. Đặc điểm này của ngụ
ngôn lại đặc biệt phù hợp với đặc điểm văn hóa Ấn, là nơi mà những triết lí nhân sinh trừu
tượng và tư biện nhất lại mang dáng dấp cụ thể của cuộc đời. Hơn nữa, đặc điểm của thể truyện
ngụ ngôn là tính ngụ ý, tính ẩn dụ, tính biểu tượng rất cao.
Kế thừa và vận dụng một cách linh hoạt những đặc điểm của thể loại ngụ ngôn truyền
th._.ó để lên trời…Tuy
nhiên, trong giấc mơ của lão Jaganat, lão đã không tìm được cái thang để trèo ra cái ngục tối
tăm ghê sợ của lão, nơi không có ánh sáng để nhìn, nơi không có không khí để thở. Jaganat đã
không thể quên và cũng không có cách nào để gột rửa tội lỗi của mình. Và lão đã ngã vật xuống
giường và chết đi trong đau khổ, tuyệt vọng.
• Giấc mơ đi tìm và chiếm lĩnh cái tuyệt đích của cuộc sống:
Roland Cahen viết: “Chiêm mộng là biểu hiện hoạt động tinh thần, nó sống trong ta, nó
suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm, tư biện ở ngoài lề những hoạt động ban ngày của chúng ta, ở tất
cả các cấp độ, từ cấp sinh vật nhất đến cấp tinh thần nhất của con người, mà chúng ta không
biết đến. Biểu thị dòng tâm thức ngấm ngầm và những dữ liệu của một chương trình sống được
ghi ở nơi sâu nhất của con người, chiêm mộng thể hiện những khát vọng sâu kín của cá thể và
vì thế nó là nguồn thông tin vô cùng quí giá, về mọi phương diện đối với chúng ta”(9.164). Quả
đúng như vậy, thông qua những giấc mơ, chúng ta có thể tìm thấy khát vọng sâu kín của con
người. Giấc mơ của anh sinh viên trong “Bộ xương”về người con gái trở về từ cõi chết đi tìm
lại tuổi trẻ, tìm lại tình yêu đã ám ảnh anh ta. Người con gái ấy, ngay cả khi chết rồi vẫn còn rất
lưu luyến nhân gian, vẫn muốn kiếm tìm tuổi trẻ xuân sắc và tình yêu vĩnh cửu. Và những gì cô
tìm thấy chỉ là một bộ xương khô trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, cái thực tế mà cô gái bắt
gặp không làm cô từ bỏ mục đích của mình. Cô vẫn trở về nhân gian hằng đêm, vẫn khát khao
được tìm lại tuổi trẻ và tình yêu của mình. Nỗi lòng của cô gái cũng chính là nỗi lòng của biết
bao người phụ nữ trên trái đất này, luôn mơ đến cái tuyệt đích của cuộc sống. Bên cạnh chiêm
mộng thường gặp là chiêm mộng ban đêm còn có chiêm mộng lúc tỉnh. Nếu giữ đúng mọi tỉ lệ,
có thể được đồng nhất với chiêm mộng ban đêm , cả về mặt những biểu trưng mà nó ứng dụng
lẫn những chức năng tâm lý mà nó có khả năng thực hiện. Maria Zambrano đã chỉ rõ cả những
mạo hiểm lẫn những ưu thế của loại chiêm mộng này: “Trong trạng thái tỉnh, chiêm mộng đột
chiếm ta mà ta không biết được và tạo ra một kiểu quên lãng hay hồi tưởng mà sự diễn biến của
nó có thể xô đẩy ta tới những bờ cõi mà ý thức không thể dung nạp được. Khi ấy thì chiêm
mộng trở thành mầm mống của sự ám ảnh, sự bóp méo hiện thực. Nhưng ngược hẳn lại, nếu nó
dẫn dắt sang một bình diện ứng hợp với ý thức, đến nơi mà ý thức và tâm hồn cộng sinh thì nó
lại trở thành một hình thức sáng tạo trong đời sống cá nhân hoặc trong một sự nghiệp”.(9.166)
Trong truyện ngắn “Ảo ảnh tan vỡ”, qua giấc mơ của nhân vật “tôi”, cái khát vọng đi tìm và
chiếm lĩnh cái tuyệt đích của tình yêu, của cuộc sống hiện lên rất rõ nét. Người con gái của tiểu
vương Goolam Kade Khan ở Bodraon trong giấc mơ đã không ngại nguy hiểm, đã bất chấp tất
cả để đi tìm cái tuyệt đối trong tình yêu “tôi đi khắp Thánh địa, thăm hết đền này đến đền
khác…nhiều năm dài trôi qua…tôi nghĩ là tôi nghĩ về tôi, về cái ảo ảnh khó hiểu đã ám ảnh tôi,
theo đuổi tôi trong suốt bao năm dài đằng đẵng kia”(48.295)…để rồi khi chạm vào hiện thực,
tất cả chỉ còn là nỗi đau, sự thất vọng, tất cả đều là ảo ảnh mà thôi. Chàng hoàng tử trong truyện
ngắn “Tiên nữ hiện hình” thì luôn mang bên mình giấc mơ về một nàng tiên. Ngay trong trạng
thái tỉnh, chàng vẫn không thôi nghĩ về tiên nữ. Chính giấc mơ ấy đã bóp méo hiện thực, đã trở
thành một sự ám ảnh đối với chàng. Lúc nào chàng cũng nghĩ người vợ bên cạnh mình là một
tiên nữ và chàng chìm đắm trong giấc mơ ấy. Ngay cả khi người vợ bỏ đi, chàng hoàng tử vẫn
không thể thoát khỏi cõi mộng…để trở về với hiện thực “tiên nữ hiện hình bằng cách bay biến
đi” (38.310)
Thông thường, hình ảnh các nàng tiên tượng trưng cho những khả năng phi thường của
tinh thần hoặc những năng lực kì diệu của trí tưởng tượng kì diệu của con người. Có lẽ các tiên
nữ thể hiện những năng lực mà con người ao ước mà không thể có. Và đôi khi, người ta cứ mải
mê đi tìm cái tuyệt đích củ a tình yêu mà đánh rơi những điều giản dị, bình thường trong cuộc
sống.
Có thể th ấy rằng, cái tuyệt đích của cuộc sống mà con người ta hướng tới tìm kiếm
nhiều khi chỉ là một thứ ảo ảnh, chỉ là khát khao không bao giờ có thể trở thành sự thật. Và dù
thế nào đi chăng nữa, khi nào con người còn có những giấc mơ thì con người vẫn còn hy vọng,
vẫn tiếp tục cuộc hành trình kiếm tìm cái tuyệt đích trong tình yêu, cuộc sống. Và không thể
phủ nhận rằng niềm tin và hy vọng sẽ nâng đỡ tâm hồn con người trong cuộc sống đầy những
bất trắc và cạm bẫy này.
3.2 Thời gian nghệ thuật
Chủ đề của truyện ngắn R.Tagore hầu hết là những vấn đề của cuộc sống Ấn Độ hiện
đại. Đó là tình yêu, là số phận người phụ nữ, là sức lôi cuốn cám dỗ của vật chất, của tiền, của
vàng trong giai đoạn thống trị của chủ nghĩa tư b ản, là cuôc đấu tranh giành độc lập của các
tầng lớp nhân dân…Tất cả những chủ đề này được R.Tagore “lạ hóa” bằng cách sử dụng yếu tố
huyền thoại trong việc xây dựng thời gian nghệ thuật, tạo cho tác phẩm có một sức cuốn hút đặc
biệt.
Trong các truyện ngắn của mình, những vấn đền thời sự của cuộc sống Ấn Độ hiện đại được
R.Taogre triển khai dưới hình thức sử dụng thủ pháp trừu tượng hóa, “cổ tích hóa” về mặt thời
gian nghệ thuật.
3.2.1 Đẩy lùi thời gian về quá khứ:
Đó là sự đúc rút những sự việc có thật của cuộc sống con người hiện tại, những vấn đề
nóng hổi của đất nước, của dân tộc rồi hư cấu chúng bằng cách đẩy lùi về một thế giới xa xưa
mang màu sắc truyền thuyết cổ tích. Thủ pháp này đã có tác dụng tạo dựng một khoảng cách
cần thiêt giữa người đọc với thế giới nghệ thuật của tác phẩm, tạo cho họ có điều kiện để chiêm
nghiệm, để nhìn nhận một cách sâu sắc hơn tư tưởng chủ đề mà R.Tagore muốn truyền tải.
Trong truyện ngắn Bolai của mình, R.Tagore đã xây dựng hình ảnh một nhân vật tên
Bolai với tấm lòng từ bi như Đức Phật. Cậu không hề hiếu động như những đứa trẻ cùng tuổi
mà thường đứng hằng giờ liền chỉ để nhìn ngắm cây cối và thường rất đau lòng khi bạn bè của
mình nhổ một cái cây, chặt một cây mía hay vô tình ngắt một bông hoa. Câu bé Bolai thiếu tình
thương của mẹ ấy yêu thương mọi sinh vật trên cõi đời này bởi với cậu, mọi sinh vật trên đời
đều có sự sống. Chính tấm lòng yêu thương bao la ấy mà cậu trở nên biệt lập với mọi người
xung quanh. Thậm chí dì của Bolai còn nghĩ đầu óc cậu có vấn đề. Bất cứ xã hội nào cũng cần
có tình yêu thương và một người có tấm lòng như Bolai lại trở thành một kẻ lạc lõng và cô đơn.
Cậu phải tự mình gánh chịu nỗi cô đơn và lạc lõng ấy để tạo cho mình một tư thế khả dĩ đối mặt
với đời. Và khi xây dựng nhân vật này, R.Taogre đã đặt nhân vật của mình vào một thế giới
cách đây hằng triệu năm, khi mà trên mặt đất chỉ có bùn, đất và nước, các loài cây cũng có khả
năng trò chuyện với con người “This boy's real age was the age, those millions of years ago,
when, from the womb of the ocean and the newborn layers of mud, the earth's would-be forests
rose and first cried out; that day there were no animals, no birds, no babble of life;--on all four
sides only rock and silt and water. The trees, leading all other creatures on the path of time,
raised their hands to the sun and said, "I shall stay, I shall survive, I am the eternal pathfinder;
after death and amidst death, endlessly, I continue my pilgrimage of growth, my journey in sun
and cloud, through night and day."" Even today that murmur of the trees rises in every forest,
on every hill and grassland; and from their branches and leaves, the life-breath of the earth
speaks out, again and again: "I will stay, I will stay." These trees, the mute foster-mothers of
earth's life, have through endless eons milked the heavens to gather into the earth's nectar-cups
the radiance, the essence, the grace and power of life itself; and endlessly they raise their eager
heads high: "I will stay. " And in some way Bolai had heard that call of the earth-being, heard
it in his blood”.
Và cho dù ở thời đại nào thì tình yêu thương con người, yêu thương cuộc sống vẫn là
sức mạnh, là động lực để con người sống tốt đẹp hơn. Nhân vật có thể không thực, thời gian có
thể không thực do nhà văn căn cứ vào cảm quan của mình trước thực tại xã hội mà tưởng tượng
ra rồi đưa vào tác phẩm theo nguyên tắc huyền thoại hóa nhưng qua đó R.Tagore muốn khẳng
định một điều: tình yêu thương chính là lẽ sống của con người trên trái đất này.
Có lẽ tình yêu thương chính là lí lẽ để sống và để chết của con người. Chiến thắng cũng
là câu chuyện về tình yêu như thế. Đó là sự ca ngợi, nâng niu của ngòi bút R.Tagore đối với
tình yêu của con người. Mãi mãi tình yêu sẽ luôn chiến thắng tất cả những cái gì là khuôn phép
siêu hình và vô nghĩa. Thông điệp đó của tư tưởng R.Tagore luôn và sẽ mãi là vấn đề thời sự
trong cuộc sống con người. Nhưng Tagore lại đặt nó vào trong một thời gian quá khứ mang tính
phiếm chỉ.
Câu chuyện về tình yêu giữa thi sĩ Sêkha và hoàng hậu Ajita diễn ra trong hoàng cung
triều vua Narayan nhưng người đọc không hề biết triều đại Narayan là triều đại tồn tại vào thời
gian nào và nó ở đâu. Thời gian và không gian thấm đẫm tính truyền thuyết đó đã mang đến cho
tác phẩm một màu thực ảo mĩ lệ. Vòng hoa mà thi sĩ Sêkha nhận được từ nữ hoàng trái tim
mình trước khi vĩnh viễn đi vào cõi hư vô mãi mãi là vòng hoa chiến thắng của tình yêu.
Tương tự như truyện ngắn Chiến thắng, Ảo ảnh tan vỡ cũng đưa người đọc trở về thời
xa xưa với câu chuyện về người con gái tiểu vương Goolam Kade Khan ở Badraon. Chính nhân
vật “người kể chuyện” cũng không thể xác định rõ thời gian và địa điểm nơi người con gái của
tiểu vương sinh sống. Chính bởi câu chuyện được bao bọc trong không gian huyền ảo và
khoảng thời gian quá khứ không thể xác định đã tạo nên một một sắc màu huyền ảo, khiến
người đọc cảm thấy mơ hồ, bâng khuâng về những tình tiết diễn biến trong câu chuyện. Dù thực
hay ảo, dù quá khứ hay hiện tại thì câu chuyện đã cho chúng ta thấy rằng hành trình đi tìm tình
yêu cũng lắm gian khổ, chông gai và có khi suốt cuộc đời con người vẫn không thể tìm được
cho mình một hạnh phúc đích thực, một tình yêu trọn vẹn như mình hằng mong mỏi.
Không thể phủ nhận rằng Tagore là một cây bút viết về hiện thực xã hội rất xuất sắc.
Những vấn đề xã hội được ông đưa vào trang viết một cách tự nhiên và có sức gợi rất cao. Bên
cạnh việc xây dựng những truyện mang màu sắc huyền thoại bằng cách sử dụng những yếu tố
huyền thoại trong văn học dân gian, tôn giáo thì có những truyện được nhà văn vận dụng thủ
pháp huyền thoại hóa một cách tối đa, hư cấu nên những cốt truyện có tính chất ảo tưởng. Chính
điều này đã khiến cho người đọc thấy khá rõ nét hiện thực cuộc sống cùng với tất cả ý nghĩa sâu
sắc của nó. Và qua đôi mắt tâm tư chúng ta dường như nhìn thấy trong niềm sảng khoái diệu kì
“tòa lâu đài pha lê của chân lí” như R.Tagore đã từng nói.
Truyện ngắn “Đá đói” là một ví dụ cho hình thức “hoang tưởng” nhưng chứa chan hiện
thực này. “Đá đói” chính là tiếng lòng của R.Tagore đối với một quá khứ đau thương trong lịch
sử Ấn Độ. Mười lăm triệu người chết đói trong vòng hai mươi lăm năm (1875- 1900), là cái
“lõi” hiện thực đau thương của truyện ngắn mang tính chất ảo tưởng này. Thời gian ở đây chính
là thời gian hồi tưởng về quá khứ. Thủ pháp này cho phép người đọc từ hiện tại, quay về chứng
kiến một quá khứ đau thương. Thế giới của những sự kiện ở “Đá đói” được miêu tả là thế giới
khổ đau của những trinh nữ Ba Tư “hai trăm năm mươi năm về trước”. Người kể chuyện trong
truyện ngắn đã có sự tiếp xúc với những con người của gần ba thế kỉ trước sống trong lâu dài cổ
do vua Mamut Sa II xây dựng. Anh ta đã biết được nỗi đau đơn, bi kịch đến tận cùng của những
trinh nữ Ba Tư thông qua những giấc mơ của mình. Mượn cái ảo để nói cái thực, mượn cái hôm
qua để nói cái hôm nay, R. Tagore đã làm sống dậy các huyền thoại, mang đến cho nó một sức
sống mới. Bao bọc trong lớp khói sương huyền thoại là một hiện thực phũ phàng nghiệt ngã. Đó
là số phận bi thảm, lời khẩn cầu tự do hạnh phúc và khát vọng giải phóng của người phụ nữ Ấn
Độ.
Với cách viết này, Truyện ngắn của R.Tagore vừa có sự hấp dẫn, lối cuốn vừa mở rộng
được hiện thực phản ánh. Nó cho thấy được cái tầm của nhà văn đồng thời mang đến cho người
đọc một cái nhìn đa diện về thế giới, về con người. Thông qua những chi tiết hoang đường, tác
giả muốn nhắn gửi đến người đọc những bài học đạo lý thâm trầm, sâu sắc trong cuộc sống. Bởi
huyền thoại không đơn thuần là hình thức chuyển tải các vấn đề đạo đức theo kiểu “phạt ác,
thưởng thiện” mà nó còn là sự sợ hãi, trăn trở của con người về nhân tính, khát vọng tự do, dân
chủ thấm đẫm tinh thần thời đại. Có những câu chuyện thuộc về quá khứ nhưng vẫn luôn được
kể dưới điểm nhìn hiện tại. Đó là lúc điểm nhìn của tác giả hoà nhập với điểm nhìn nhân vật,
cùng sống với giây phút biểu hiện của n hân vật. Có khi trong một truyện ngắn, có đến mấy
giọng kể, từ nhiều phía. Thông qua yếu tố huyền thoại, từ điểm nhìn trần thuật, nhà văn bộc lộ
quan niệm về một thế giới đa chiều. Tính chân thực, xác định của câu chuyện được đẩy lên một
mức cao, gây cho người đọc cảm giác “giống như thật”.
3.2.2. Xây dựng thời gian nghệ thuật mang những đặc trưng thi pháp cổ tích.
Với cách xây dựng nghệ thuật này, thời gian gắn liền với chuỗi sự kiện và được tính
bằng bản thân sự kiện, thời gian kể gần như trùng với thời gian sự kiện được kể. Truyện không
có thì quá khứ, thì tương lai, tất cả chỉ là một hiện tại kéo dài, khi sự kiện kết thúc thì thời gian
cũng hết. Nói chung, thời gian đó không ra ngoài phạm vi một hôm.
Trong nhiều truyện ngắn của R.Tagore, các cốt truyện, các chuỗi sự kiện được kể hầu
như không có một niên đại nào cụ thể. Thời gian của các truyện chủ yếu được biểu hiện dưới
những phương tiện mang tính trừu tượng hóa, cổ tích hóa. Thầy Masai là một ví dụ tiêu biểu.
Thời gian kể ở đây gần như trùng với thời gian sự kiện được kể: “Hồi mới bắt đầu câu chuyện
này có một vị khách xuất hiện ở nhà lão.Sau một thời gian dài vô vọng, bà Nanibala, vợ lão đã
sinh cho lão một thằng con trai…Khi Venu lớn lên…Đúng lúc đó Haralan xuất hiện…Lần
này…Bây giờ Venu đã mười m ột tuổi…Hôm ấy Venu dậy sớm hơn thường lệ…Hôm sau
Haralan đang ngồi trên cái giường gỗ ở nhà trọ…Sau cuộc chia tay buồn bã với người bạn
nhỏ…Một hôm ở sở làm về…Một đêm thứ sáu có một chiếc xe song mã đứng trước nhà
Harala..”
Đọc truyện này, người đọc nhận thấy rằng, thời gian của truyện rất giống với thời gian
trong truyện cổ tích. Mượn thời gian cổ tích để nói đến những vấn đề hiện tại, thời gian cố tích
nhưng chủ đề tư tưởng đặt ra trong truyện lại không hề “cổ tích”. Thói hám tiền và bản tính keo
kiệt của Babu Ada đã phá tan mọi ràng buộc tình cảm đối với những người thân của mình, ngay
cả đứa con trai duy nhất là Venu. Không những thế, lòng tham của lão còn là nguyên nhân bi
kịch của những người khác xung quanh lão, như Haralan là một ví dụ.
Của cải không quan trọng bằng tự do và cuộc sống, của cải cũng không quan trọng bằng
tình yêu thương con người. Đó chính là thông điệp mà nhà văn muốn truyên đạt đến người đọc.
Cũng tương tự như Thầy Masai, truyện ngắn Của phù vân cũng được đặt trong một thời gian
không xác định, thời gian kể trùng với sự kiện được kể. Câu chuyện bắt đầu từ “ Sau khi cha
chết,Baidiana yên vị sống trên lợi tức của khoảng công trái nhà nước anh được thừa kế…Một
hôm, Baidiania đang ngồi môt mình…Đêm hôm đó,cả hai vợ chồng không ai ngủ được…Ngày
hôm sau, vị tu sĩ biến mất…Từ đấy về sau, mỗi lần Baidiana nêu lên sự thật nào…Cuối cùng,
một hôm xuất hiện một nhà chiêm tinh…Sau đó, Xundari bảo anh có một ngôi nhà chôn
của…Hai ngày trôi qua…Ngày hôm sau, Baidiana đi Benares…Đêm đến, Baidiana có cảm giác
kì quái…Hôm sau, đến nửa đêm…Cuối cùng mất hết hy vọng…một lần nữa gói ghém hành
trang…Đêm xuống cả hai vợ chồng không nói một lời…Sáng sớm hôm sau, người hầu giá
không thấy ông chủ đâu nữa” và kết thúc cùng với hình ảnh Baidiana bỏ đi. Người đọc không
thể xác định được câu chuyện xảy ra trong thời gian nào, ở đâu. Tác giả xây dựng một kiểu thời
gian khiến người đọc cứ dõi theo hành trình của Baidiana và chỉ chợt bừng tình khi phát hiện sự
ra đi của nhân vật này. Và đó chính là thành công của tác giả. Cách xây dựng thời gian một
cách trừu tượng, không xác định làm cho độc giả chìm đắm trong thế giới cổ tích, thế giới
tưởng tượng, mộng mơ của riêng mình song những gì mà R.Tagore gửi đến người đọc thì lúc
nào cũng hiện thực và đầy ý nghĩa. Chính sự ham muốn của cải, sự tham lam của Xundari đã
làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, tan vỡ tình yêu mà Badiana dành cho vợ. Con người nếu lúc nào
cũng hám của, cũng tham lam thì cuối cùng sẽ chẳng còn lại gì.
Cũng thuộc môtíp đi tìm kho báu, truyện ngắn Gửi của được xây dựng theo kiểu thời
gian như hai truyện ngắn đã được đề cập phía trên. Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc cãi cọ của hai
cha con lão Jaganat. Khi con trai lão bỏ đi, lão cũng không buồn lâu vì dù sao cũng bớt được
một số khoản chi tiêu trong gia đình. Thế nhưng có một chỗ mềm yếu trong trái tim của lão
chính là đứa cháu trai Gokun Chandra của lão. Và lão cứ buồn cho đến khi gặp được một đứa
trẻ tên là Nitai Pan. Thời gian trong truyện được tác giả miêu tả bằng những từ, ngữ như ngay
giữa trưa, một buổi chiều, ngay lúc ấy, một hôm, đến trưa, đêm đã khuya, đến nửa đêm, mặt
trời đã chiếu sáng chân trời phía đông….và các sự kiện trong truyện cũng đi theo khoảng thời
gian ấy, trùng với thời gian của người kể chuyện. Khi người kể chuyện dừng lại cũng là lúc câu
chuyện kết thúc. Đọc truyện ngắn này, người đọc có cảm giác mình đang bước vào một thế giới
cổ tích với những điều hết sức kì lạ, những điều không thể xảy ra trong đời sống hiện thực. Sự
gặp gỡ ngẫu nhiên giữa lão Jaganat với cậu bé Nitai Pan giống như một định mệnh và cách đối
xử của lão với cậu bé cũng thật kì lạ. Nhưng đến gần cuối truyện, người đọc cảm giác vỡ òa,
đau đớn khi biết sự thật. Lão Janganat gần như chôn sống câu bé nhằm biến cậu thành thần giữ
của cho mình. Huyền thoại về thần giữ của đã ăn sâu vào trong đầu óc lão, thói tham lam ích kỉ
của lão đã biến lão thành một kẻ nhẫn tâm. Và chính những điều đó đã giết chết bản thân lão.
Jaganat cuối cùng đã biết được một sự thật vô cùng phũ phàng, đứa bé đó chính là đứa cháu
Gokun Chandra mà lão hằng yêu thương và mong nhớ.
Chính điều này đã ám ảnh lão, lão ngã vật xuống giường và biến đi vào cái xứ sở không
sợ bị ai tìm thấy bao giờ trong trò chơi ú tim vĩnh cửu của thế gian.
Bằng cách xây dựng thời gian huyền thoại cùng với những yếu tố hoang đường, truyện
ngắn của R.Tagore giúp cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh bay xa. Nó giúp
cho tâm hồn con người được thanh lọc, giúp cho độc giả có một cách nhìn “thực” hơn, phù hợp
hơn về quan hệ con người, về cuộc sống vốn rất kỳ lạ và đầy biến hoá, bí ẩn.
Sử dụng huyền thoại, kết hợp siêu thực với hiện thưc không còn là thủ pháp biểu hiện
nghệ thuật thuần túy mà thực sự đã trở thành một dấu ấn phong cách, một cá tính sáng tạo của
một tài năng siêu việt. Chính vì thế mà qua bào thăng trầm, truyện ngắn của R.Tagore vẫn dồi
dào sức sống, hùng vĩ như dãy Hy mã lạp sơn, cuồn cuộn như nước sông Hằng và rực rỡ như
bông hoa Patala nơi rừng đại ngàn Ấn Độ.
KẾT LUẬN
1. Việc vận dụng yếu tố huyền thoại trong sáng tác đã được nhiều nhà văn phương Đông và
phương Tây sử dụng, nhưng ở mỗi tài năng, mỗi cá tính sáng tạo, mỗi môi trường văn hóa, điều
đó sẽ mang đến một hiệu quả nghệ thuật khác nhau. Qua truyện ngắn của mình, R.Tagore đã
chứng tỏ ông là một tài năng bậc thầy trong việc vận dụng yếu tố huyền thoại trong từng sáng
tác của mình, và ông còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như thơ, kịch, tiểu thuyết. Hiện thực
pha lẫn huyền thoại đã tạo cho tác phẩm một màu sắc mĩ lệ, hư ảo- cái hư ảo đậm chất phương
Đông và đượm màu tâm linh Ấn Độ. Tất cả đã làm nên một vẻ đẹp riêng R.tagore không lẫn lộn
được.
2. Với truyện ngắn của R.Tagore, huyền thoại đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình bằng
cách vẫn không thôi đồng vọng vào các sáng tác văn học hiện đại qua các hình ảnh và mô típ
mang tính cổ mẫu, làm sống lại các huyền thoại dân tộc. Sử dụng huyền thoại để xây dựng nên
một thế giới nhân vật đa dạng là một dấu ấn độc đáo trong truyện ngắn của R.Tagore. Đó là
những người phụ nữ tỏa sáng với “thiên tính nữ”, “tính mẫu”; mô típ trẻ mồ côi, bất hạnh hay tu
sĩ trong tôn giáo Ấn Độ ...Thông qua thế giới nhân vật huyền thoại, R.Tagore đã cảm thông,
chia sẻ với những số phận bất hạnh; mở rộng đón nhận những tâm tư tình cảm, những sự việc
của cuộc đời với tất cả tấm lòng yêu thương sâu sắc đối với con người; bày tỏ niềm tin của ông
vào con người “tôi có một lòng tin mạnh mẽ vào con người, lòng tin đó cũng như mặt trời, chỉ
có thể bị mây che chứ không bao giờ bị tắt” (17.312)
3. Ở phương diện không- thời gian nghệ thuật, ngoài việc sử dụng mô típ không gian, thời gian
thần thoại, cổ tích; không gian tôn giáo thì R. Tagore đã sử dụng giấc mơ như một phương tiện
để mở rộng không gian sống cho nhân vật. Nhờ đó mà truyện ngắn của ông có sức ám gợi, mê
hoặc người đọc.Tìm về truyền thống, phát huy bản sắc dân tộc để đi đến hiện đại là một lối đi
riêng độc đáo của R.Tagore. Truyền thống luôn hàm chứa một nội lực cách tân mạnh mẽ. Sự
giàu có, phong phú của truyền thống văn học, văn hóa dân gian và triết học -tôn giáo Ấn Độ
cộng với tài năng xuất chúng của R.tagore đã đưa ông lên vị trí mà cả thế giới phải tôn vinh,
ngưỡng mộ.
4. Không chỉ với truyện ngắn, R.Tagore mới chứng tỏ khả năng bậc thầy trong việc vận dụng
huyền thoại hóa trong văn học mà nó còn mở rộng sang các thể loại khác như tiểu thuyết, kịch,
thơ. Chính vì vậy, luận văn chỉ là bước tiếp cận sơ khởi về về truyện ngắn của R. Tagore dưới
sắc màu huyền thoại. Và cũng vì ở giai đoạn tìm hiểu ban đầu nên luận văn khó tránh khỏi sai
sót, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành để những công trình
nghiên cứu tiếp theo sẽ trở nên toàn diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân (1992), Thần thoại,văn học,văn hóa huyền thoại, Tạp chí văn học số 3, 1992
3. Bình Anson (2007), Giới thiệu đạo Phật, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
4. Roland Barthes (2008), Những huyền thoại (Phùng Văn Tửu dịch), Nxb Tri Thức, Hà Nội.
5. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn:lí luận tác gia và tác phẩm, 2 tập, Nxb Giáo dục, Quảng
Nam.
6. Lê Huy Bắc (2009), Đặc trưng truyện ngắn Anh Mĩ, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội.
7. Lê Nguyên Cần (2003), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
8. Lê Nguyên Cẩn(chủ biên), Nguyễn Thi Mai Liên, Rabindranah Tagore, NXB ĐHSP, 2006.
9. Chevalier, J.- Gheerbrant, A.(2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh Cư
chủ biên, Nxb. Đà Nẵng.
10. Đào Ngọc Chương (2007), Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh và cấu trúc huyền
thoại, Tạp chí văn học số 10.
11. Đào Ngọc Chương (2008), Phê bình huyền thoại, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh.
12. Đào Ngọc Chương (2008), Hiện tượng chuyển hóa trong văn học- trường hợp huyền thoại ,
Tạp chí văn học số11.
13. Chu Xuân Diên (2005), Để góp phần nghiên cứu huyền thoại và thi pháp huyền thoại trong
sáng tác văn học , Viện Ngôn ng ữ và Văn học, Trường Khoa học xã hội và Nhân văn,
ĐHQG Tp Hồ Chí Minh.
14. Ngô Văn Doanh (2003), Cao Huy Đỉnh- tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao động, Hà Nội.
15. Gilburt Durand, Từng bước đến với phê bình huyền thoại (Nguyền Thị Thanh Xuân phỏng
dịch), nguồn www.vienvanhoc.org.vn
16. Nguyễn Tấn Đắc (2000), Văn hóa Ấn Độ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Cao Huy Đỉnh (2000), Tuyển tập tác giả- tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
18. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
19. Đỗ Thu Hà (2005), Tagore- văn và người, nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Hạnh (2007), R.Tagore với thời kì phục hưng Ấn Độ, Nxb Đại học Quốc gia,
Tp Hồ Chí Minh.
21. Phan Thu Hiền (2005), “Oedipus” Ấn Độ, Khoa Ngữ Văn Và Báo Chí, Trường ĐH KHXH
và NV, Tp Hồ Chí Minh.
22. Phan Thu Hiền (1999), Sử thi Ấn Độ,tập 1, Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.
23. Phan Thu Hiền (2006), Huyền thoại học và văn hóa học, Báo cáo tại Hội thảo khoa học
“Nâng cao chất lượng đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành văn hóa học” do Bộ môn Văn
hóa học tổ chức, Trường ĐH KHXH và NV,Tp Hồ Chí Minh.
24. Đỗ Đức Hiểu (2003), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội
25. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), Bước đầu tìm hiểu nghệ thuật kết thúc truyện trong
truyện ngắn R.Tagore, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Sư phạm, Tp Hồ Chí Minh.
26. Edith Hamilton (2004), Huyền thoại phương Tây, Chương Ngọc dịch, Nxb. Mỹ Thuật, Hà
Nội.
27. Lê Xuân Khoa (1964), Nhập môn triết học Ấn Độ, Trung tâm học liệu, Bộ Giáo dục, Tp Hồ
Chí Minh.
28. Phương Lựu và nhóm tác giả (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nôi.
29. G.G. Marquez (2000), Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học.
30. E. M. Meletinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại (Trần Nho Thìn và Song Mộc dịch),
Nxb Đại Học Quốc gia, Hà Nội.
31. Vương Trí Nhàn (1999), Anton Sekhov- tuyển tập tác phẩm, truyện ngắn, Nxb Văn hóa, Hà
Nội.
32. Vũ Dương Ninh (1995), Lịch sử Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
33. Vũ Dương Ninh (2006), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Quảng Nam.
34. Wendy Doniger O’Flaherty (2005), Thần thoại Ấn Độ (Lê Thành dịch), Nxb Mỹ thuật, Hà
Nội.
35. Panchatantra (1992), Thuật xử thế Ấn Độ ( Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương,
Nguyễn Tuấn dịch), Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
36. Daniel – Henri Pageaux, Huyền thoại (Nguyễn Thị Thanh Xuân lược dịch), nguồn
www.vienvanhoc.org.vn
37. Rachel Storm (2003), Huyền thoại phương Đông, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
38. Trần Đình Sử (1999), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Huế.
39. Tagore (1973), Thực nghiệm tâm linh (Như Hạnh dịch), Nxb Kinh Thi, Hà Nội.
40. Vũ Thị Thanh Tâm, Yếu tố kì ảo và tư duy huyền thoại trong”Những huyền thoại của
Guatemala”của Miguel Ángel Asturias, Khoa Văn học và ngôn ngữ, Trường oc xã hội và
Nhân văn, ĐHQG Tp Hồ Chí Minh.
41. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn- Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Bích Thúy (2002), Đặc điểm nghệ thuật thơ trữ tình-tình yêu R.Tagore qua hai
tập thơ Người làm vườn và tặng phẩm của người yêu, Luận án Tiến sĩ, Trung tâm Khoa học
xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội.
43. Lương Duy Thứ (1999), Đại cương văn hóa phương Đông, Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí
Minh.
44. Tzvetan Todorov (2007), Dẫn luận về văn chương kì ảo, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
45. Tzvetan Todorov (2004), Mikhail Bakhtin- nguyên lí đối thoại ( Đào Ngọc Chương dịch) ,
Nxb Đại học Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh.
46. Đường Thị Thùy Trâm (2009), Người yêu dấu của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền
thoại, Luận văn thạc sĩ văn học, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.
47. Lưu Đức Trung (1996), Vài nét về truyện ngắn Tagore, Báo Văn nghệ số 26
48. Lưu Đức Trung (2004), R.Tagore- tuyển tập tác phẩm (2 tập), Nxb Lao động, Hà Nội.
49. Lưu Đức Trung (1993), Giáo trình văn học Ấn Độ - Lào- Campuchia, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
50. Lưu Đức Trung (2003), Bước vào vườn hoa Châu Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
51. Lưu Đức Trung (2006), Văn học Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Qui Nhơn.
52. Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel (2008), Nxb Hội nhà văn.
53. Phùng Văn Tửu (2009), Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học, Tạp chí NCVH
số 10/2007.
54. P. Yogananda (2004), Ấn Độ huyền bí (Nguyên phong dịch), Nxb Văn hóa Thông tin, Tp
Hồ Chí Minh.
55. Heirich Zimmer(2006), Triết học Ấn Độ- một cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa Thông tin,
Tp Hồ Chí Minh.
TIẾNG ANH
56. A review of Hungry Stones (1907), in North American Review, Vol.205, p.149- 150
……………………………………………………………………
57. A Wife‘s Letter (1945), in Collection of Stories, Visvabharati Publication, Calcuta.
58. Bhattacharya (1989), The supernatural in Tagore’s Short Stories, in Rabindranath Tagore,
edited by Mary Lago and Ronald Warwich, MacMilan, pp. 67-82.
59. Bhudev Chaudhuri (1962), Bānglā Sāhityer Chotogalpa o Galpakori, The Short Story and
Story Writers in Bengali Literature, Calcutta, p 103.
60. Bolai, in Collection of Stories, Visvabharati Publication, Calcuta, 1945.
61. Buckley (1916), A review of Hungry Stones, in Bookman, Vol. 50, December, p 6-7.
62. Indian Tales (1918), in Times Literary Supplement, April 18, p 183.
63. Lansing Evans Smith (1997), Myths of Poesis, Hermeneusis and Psychogenesis:Hoffmann,
Tagore, and Gillman,in Studies in Short Fiction, Vol.34, No.2, Spring, p 227. Indian Tales,
in Times Literary Supplement, April 18, 1918, p 183.
64. Living or Dead(1945), in Collection of Stories, Visvabharati Publication, Calcuta.
65. Mary.M.Lago (1967), Modes of Questioning in Tagore’s Short Stories, in Studies in Short
Fiction, Vol.5, No.1, Fall, p 24-36
66. Mary.M.Lago (1976), Tagore’s Short Fiction, in Rabindranath Tagore, Twayne, pp 80-114.
67. Narayan Gongopadhay (1961), The Short Stories of Rabindranath in the book Rabindranath
ed. G. Haldar, Calcuta, p 81–82 (Translated from Bengali by S.B.)
68. P. Bishi (1954), The Shaw Stories Tagore, Calcutta, p 76 (from Bengali by S.B)
69. Ritual and Reform, in Collection of Stories, Visvabharati Publication, Calcuta, 1945.
70. Sankar Basu, “Tagore: Ideas and Themes”, in Chekhov and Tagore: A Comparative Study
of their stories, Sterling Publishers,1985
71. Singl (1918), A reviewof Mashi and Other Stories, in Bookman, Vol. 55, No. 325, October,
p 20-21.
72. The Hungry Stone and Other Stories, New York, 1916.
72. The Oxford Tagore Translation (2000), Selected Short Stories: Rabindranath Tagore, vol.1,
edited by Sankanta Chaudh.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5169.pdf