Rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK và một số biện pháp hạn chế phòng ngừa

Lời nói đầu Chưa bao giờ trong lịch sử nước ta, kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) lại có vai trò quan trọng hơn lúc này. Kinh doanh XNK không chỉ đóng vai trò là cầu nối cho giao lưu kinh tế giữa Việt nam và thế giới mà còn là động lực phát triển cho các lĩnh vực kinh tế trong nước và nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh doanh XNK bên cạnh những mặt tích cực còn đem theo nhiều rủi ro, tổn thất khó dự đoán, lường trước. Rủi ro, tổn thất trong kinh doanh XNK đa dạng, p

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK và một số biện pháp hạn chế phòng ngừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hong phú, phức tạp song hầu hết xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng bởi đây là quá trình dài nhất, bất định nhất và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không thể kiểm soát được. Rủi ro, tổn thất xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK là hiện tượng phổ biến do môi trường kinh doanh XNK có nét đặc trưng là luôn tiềm ẩn các nhân tố làm gia tăng rủi ro như sự khác biệt về luật pháp, văn hoá, tập quán, ngôn ngữ, chủ thể hợp đồng... Ngoài ra, quá trình thực hiện hợp đồng còn gắn chặt với các mặt kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương như làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng hoá XNK, thuê tàu, mua bảo hiểm, khiếu nại, kiện tụng, đây vốn dĩ là những nghiệp vụ phức tạp, chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro, tổn thất. Rủi ro, tổn thất thường xuyên xảy ra kéo theo nhiều thiệt hại, đe doạ tới hiệu qủa của thương vụ, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, rủi ro, tổn thất và hạn chế rủi ro, tổn thất trong thực hiện hợp đồng XNK còn là phạm trù khá mới mẻ và chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của các nhà nghiên cứu cũng như từ phía các doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu về rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK và các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro, tổn thất là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn cao. Rủi ro, tổn thất trong thực hiện hợp đồng XNK là một mảng đề tài rất rộng, song trong phạm vi của khoá luận này, người viết chỉ có tham vọng nghiên cứu rủi ro, tổn thất giới hạn trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK hàng hoá hữu hình và thực trạng vấn đề này của các doanh nghiệp Việt Nam từ đầu thập kỉ 90 trở lại đây với mục đích tìm ra nguyên nhân rủi ro, tổn thất, từ đó đưa ra một số kiến nghị về hạn chế phòng ngừa rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK tại Việt nam. Để giải quyết vấn đề này, người viết lựa chọn cách tiếp cận từ cái chung đến cái riêng, từ những vấn đề vĩ mô đến vi mô thông qua một số phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư duy lôgic, phỏng vấn-điều tra, thống kê, phân tích- tổng hợp, đối chiếu- so sánh. Nhằm làm sáng tỏ nội dung cơ bản của khoá luận, khoá luận được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK. Chương 2: Thực trạng về rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp Việt nam từ năm 1990 đến nay. Chương 3: Một số biện pháp hạn chế rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK. Do những hạn chế về hiểu biết và kinh nghiệm của người viết, khoá luận không thể không có những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của thầy cô, bè bạn và độc giả để vấn đề “Rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK và một số biện pháp hạn chế phòng ngừa” có tác dụng thiết thực hơn nữa đối với hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt nam và rộng hơn là đối với nền kinh tế nước nhà. Chương 1: Lý luận chung về rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn mang trong mình nó những mầm mống rủi ro, tổn thất. Xu thế hội nhập kinh tế thế giới và làn sóng tự do hóa thương mại luôn ẩn chứa nhiều “sóng gió lớn” buộc doanh nghiệp phải đối mặt với sự mạo hiểm. Dù không mong muốn rủi ro vẫn tồn tại khách quan và luôn đe dọa các nhà kinh doanh. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy lĩnh vực kinh doanh nào có độ rủi ro càng cao thì càng có nhiều cơ hội đem lại tỷ suất lợi nhuận lớn và ngược lại. Do đó, hiện nay phổ biến quan điểm chấp nhận rủi ro, mạo hiểm. Nếu như kinh doanh nói chung luôn mang tính mạo hiểm thì mức độ rủi ro, mạo hiểm lại tăng lên bội phần trong môi trường kinh doanh XNK. Rủi ro, tổn thất trong kinh doanh XNK chủ yếu xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, bởi thực hiện hợp đồng thường là khâu dài nhất và cọ xát nhiều nhất với các yếu tố bất định. Do đó, muốn quy trình thực hiện hợp đồng XNK triển khai suôn sẻ, doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất. Để làm được điều này, trước hết cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về rủi ro, tổn thất. I. Rủi ro, tổn thất trong kinh doanh 1. Khái niệm rủi ro, tổn thất a) Rủi ro Rủi ro là sự kiện không may mắn. Rủi ro hết sức đa dạng, phức tạp, tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau và gắn liền với hoạt động sống, sản xuất và kinh doanh của con người. Do đó, nhiều năm qua rủi ro đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả trong lĩnh vực kinh tế và bảo hiểm trên thế giới. Xoay quanh khái niệm rủi ro, hiện đang có rất nhiều quan điểm khác nhau. Sau đây là một số khái niệm phổ biến nhất. Frank Knight, một học giả người Mỹ trong lĩnh vực bảo hiểm và quản trị rủi ro, cho rằng “ rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”( Risk Management, Frank Knight, Prentice Hall, 1998, tr.23). Theo ông, các loại bất trắc không thể đo lường được thì được gọi là bất trắc, còn loại bất trắc có thể đo lường được gọi là rủi ro. Cách tiếp cận này dựa trên cơ sở bất trắc có đo lường được hay không. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bất trắc nào cũng có thể đo lường được hoàn toàn. Một học giả người Mỹ khác, ông Allan Willett trong cuốn “ Risk and Insurance”, Mc Graw-Hill, 1995 lại quan niệm rằng “rủi ro là bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi”. Như vậy, theo ông rủi ro liên quan tới thái độ của con người. Những biến cố ngoài mong đợi thì được xem là rủi ro còn những biến cố mong đợi không phải là rủi ro. Theo ông Nguyễn Hữu Thân, tác giả cuốn “ Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh”, NXB Thông Tin,1991, thì rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại. Theo cách tiếp cận này, rủi ro phải là bất trắc gây hậu quả cho con người, còn những bất trắc không gây tổn thất thì không phải là rủi ro. Theo giáo trình “Thị trường chứng khoán”, NXB Giáo dục, 1998 “Rủi ro là một hiện tượng khách quan, liên quan đến và có thể ảnh hưởng tới mục tiêu do con người vạch ra mà con người có thể thấy được các hiện tượng khách quan đó nhưng lại không lượng hóa được nó sẽ xảy ra lúc nào, ở đâu và mức độ thiệt hại thực sự đối với mục tiêu đó” Nhìn từ góc độ bảo hiểm, rủi ro là những đe dọa nguy hiểm mà con người không lường trước được và là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Tóm lại, qua các khái niệm khác nhau về rủi ro của các học giả đề cập ở trên, ta thấy các khái niệm có sự giao thoa và tồn tại mối liên hệ giữa chúng ở hai vấn đề cơ bản sau: Một là, các khái niệm đều đề cập tới sự bất định, không chắc chắn và sự ngờ vực đối với tương lai. Đây chính là thuộc tính cơ bản nhất của rủi ro. Hai là, các khái niệm đều hàm ý về hậu quả của rủi ro do một hay nhiều nguyên nhân gây ra cho con người trong một tình huống cụ thể và hậu quả của rủi ro chính là tổn thất. Như vậy, rủi ro không chỉ đơn thuần là mối ngờ vực trong tương lai mà còn ám chỉ cả một thực tế là nó có thể kéo theo thiệt hại cho con người. Tuy nhiên, các khái niệm nêu trên chưa phân biệt rõ sự kiện nguy hiểm đã xảy ra hay chưa, rủi ro đã xuất hiện hay chỉ mới ở dạng tiềm ẩn. Do vậy, trong khóa luận này, người viết muốn nhấn mạnh tới việc xem xét xem rủi ro đã xảy ra hay chưa để làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng ngừa hạn chế. Cụ thể là đối với rủi ro chưa xảy ra, thì sẽ tập trung vào biện pháp ngăn chặn phòng ngừa, còn đối với rủi ro đã xảy ra sẽ tập trung vào biện pháp khoanh lại rủi ro, giảm thiểu thiệt hại. Do đó, quan điểm của người viết là rủi ro tồn tại ở hai dạng: rủi ro và nguy cơ rủi ro. Rủi ro là những sự kiện không may mắn bất ngờ đã xảy ra gây thiệt hại về lợi ích cho con người. Lợi ích này tồn tại ở cả hai dạng: vật chất và phi vật chất. Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro là một hoàn cảnh trong đó xảy ra sự sai lệch trái với kết quả mong muốn, gây ra mất mát về tài sản, thua lỗ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những sự kiện bất lợi chưa xảy ra nhưng có khả năng xảy ra được gọi là nguy cơ rủi ro. Nói khác đi, nguy cơ rủi ro là những rủi ro có khả năng xảy ra. Nguy cơ là tình thế có thể gây ra những sự cố bất lợi, có nghĩa là, nó phản ánh trạng thái của hoàn cảnh có thể là nguồn gốc tạo ra sự kiện bất lợi. Nguy cơ được đặc trưng bởi hai tính chất cơ bản: - Nguy cơ diễn tả khả năng xảy ra sự cố. - Nguy cơ tồn tại với mức độ cao thấp khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố tác động tạo ra nguy cơ. Nguy cơ rủi ro phản ánh trạng thái tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro. Nguy cơ càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng lớn. Nguy cơ rủi ro luôn tiềm ẩn song hành với hoạt động kinh doanh và làm cho rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào gây thiệt hại mất mát cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguy cơ rủi ro ít nhiều mang tính quy luật. Nó luôn vận động, biến đổi theo môi trường tự nhiên, chính trị, kinh tế, ... Do vậy, khả năng làm chủ tự nhiên và khả năng tư duy của con người càng cao thì việc nhận dạng, dự đoán nguy cơ rủi ro càng chính xác. b) Tổn thất Rủi ro là sự kiện may rủi về một hậu quả không có lợi, là sự tiến triển dẫn tới kết quả gây ra thiệt hại cho con người. Tuy nhiên, nó không tự thân phản ánh đầy đủ mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Do đó, để đo lường và phản ánh mức độ nghiêm trọng của rủi ro, cần xây dựng phạm trù tổn thất - hậu quả của rủi ro. Tổn thất là những thiệt hại vật chất, tinh thần có thể xác định được bằng cách định lượng trực tiếp hoặc gián tiếp mức độ thiệt hại. Tổn thất là hậu quả của rủi ro, nó phản ánh trạng thái đã bị thiệt hại, hư hỏng, mất mát của đối tượng sau tác động của rủi ro. Tổn thất có thể tồn tại dưới dạng vật chất như giá trị, giá trị sử dụng bị mất mát, các chi phí phát sinh thêm trong hoạt động kinh doanh. Tổn thất cũng có thể tồn tại dưới dạng phi vật chất như mất uy tín kinh doanh, mất bạn hàng..... Nhìn từ góc độ tài chính, khi nghiên cứu tổn thất, cần xét xem tổn thất đó có khả năng lượng hóa được thành tiền hay không. Có những tổn thất có thể tính toán trực tiếp được thành tiền như thiệt hại về tài sản, thua lỗ trong một thương vụ. Song có những dạng tổn thất, việc lượng hóa thành tiền phụ thuộc vào mức độ phát triển của đời sống kinh tế xã hội thông qua quan niệm chủ quan của con người. Do vậy, tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản vật chất, tinh thần, cơ hội mất hưởng của con người do các nguyên nhân từ rủi ro gây ra. Tóm lại, từ khái niệm về rủi ro và tổn thất có thể dễ dàng nhận thấy rủi ro - tổn thất là hai phạm trù khác nhau. Tuy nhiên, chúng có quan hệ mật thiết với nhau do tồn tại quan hệ nhân quả giữa rủi ro và tổn thất. Rủi ro là nguyên nhân, tổn thất là hậu quả. Mối quan hệ này còn thể hiện ở chỗ cả rủi ro và tổn thất đều có liên quan chặt chẽ với một sự kiện bất lợi, không may mắn. Sự kiện này được phản ánh qua hai mặt: Rủi ro phản ánh mặt chất của sự kiện, thông qua rủi ro xác định được nguyên nhân và tính chất nguy hiểm của sự kiện. Tổn thất phản ánh về mặt lượng của sự kiện, nghĩa là tổn thất phản ánh mức độ thiệt hại, mất mát về vật chất và tinh thần khi sự kiện đã xảy ra. Do đó, cần nghiên cứu đồng thời rủi ro và tổn thất trong mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Nghiên cứu rủi ro đồng thời phải nghiên cứu tổn thất bởi qua nghiên cứu tổn thất sẽ thấy được sự nguy hiểm, tác hại và mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nghiên cứu về tổn thất phải đồng thời nghiên cứu rủi ro để biết được nguyên nhân nào đã gây ra tổn thất. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa rủi ro và tổn thất là điều kiện hết sức cần thiết để đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất trong kinh doanh. 2. Bản chất rủi ro, tổn thất Nói tới rủi ro, tổn thất là đề cập tới sự kiện không may mắn, bất ngờ xảy ra gây thiệt hại về lợi ích cho con người. Qua nghiên cứu khái niệm về rủi ro, tổn thất có thể rút ra một số tính chất cơ bản nhất của rủi ro, tổn thất như sau: Một là, rủi ro, tổn thất tồn tại khách quan. Bản chất này xuất phát từ thực tế là rủi ro khộng phụ thuộc vào ý chí của con người do mọi hiện tượng trong môi trường kinh doanh luôn vận động, biến đổi không ngừng. Trong quá trình vận động, biến đổi, sự vật, hiện tượng có thể đem lại lợi ích nhưng cũng có thể gây tác động có hại. Những tác động có hại này buộc nhà kinh doanh phải đối mặt với rủi ro, tổn thất. Hai là, rủi ro, tổn thất là những sự cố ngẫu nhiên, bất ngờ. Đó là sự kiện mà ta không lường trước được một cách chắc chắn. Con người có thể thấy được các hiện tượng khách quan và chủ quan có thể gây ra rủi ro, tổn thất nhưng lại không thể lượng hóa được chắc chắn nó sẽ xảy ra lúc nào, ở đâu. Tuy nhiên, mức độ bất ngờ của rủi ro, tổn thất còn phụ thuộc vào khả năng dự đoán của con người. Nếu không dự đoán được rủi ro thì khi rủi ro xảy ra, nó hoàn toàn bất ngờ với con người. Nếu khoa học nhận dạng và dự báo giúp con người dự báo được chính xác tuyệt đối sự kiện xảy ra khi nào, rủi ro sẽ giảm tới mức được coi là sự kiện chắc chắn và do vậy sự kiện đó không được coi là rủi ro mà chỉ là sự kiện bất lợi. Ba là, rủi ro, tổn thất là sự kiện ngoài mong đợi của con người. Rủi ro xảy ra đem theo tổn thất. Tổn thất đến lượt nó lại là những thiệt hại mất mát về lợi ích. Do đó, không ai mong muốn rủi ro tổn thất xảy ra với mình. Vì thế, rủi ro, tổn thất là sự kiện ngoài mong đợi. Nghiên cứu bản chất của rủi ro, tổn thất giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về rủi ro, tổn thất. Một sự kiện được coi là rủi ro, tổn thất phải đồng thời thỏa mãn cả ba thuộc tính trên. Nếu sự kiện đã biết trước chắc chắn xảy ra hoặc xảy ra nhưng không gẩy tổn thất hoặc xảy ra do mong muốn của con người thì không được coi là rủi ro. 3. Một số khái niệm có liên quan 3.1. Bất trắc Bất trắc là những biến cố mà trong đó khả năng xảy ra một sự kiện không được biết. Hay nói cách khác, bất trắc là biến cố ngoài mong đợi, không lường trước và không thể dự đoán được, là sự nghi ngờ trong việc tiên đoán kết quả tương lai của một loạt những hoạt động hiện tại. 3.2. Hiểm họa Hiểm họa là trạng thái có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng. Hiểm họa thường nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Hiểm họa là rủi ro nếu người ta không biết trước, lường trước nó một cách chắc chắn. 3.3. Chi phí rủi ro Chi phí rủi ro là toàn bộ những thiệt hại vật chất và chi phi vật chất trong phòng ngừa, hạn chế rủi ro, bồi thường tổn thất được quy thành tiền. Chi phí rủi ro có thể tồn tại dưới dạng chi phí hữu hình như: chi phí phòng ngừa, hạn chế nguy cơ rủi ro (chi cho trang thiết bị kỹ thuật an toàn...); chi phí khoanh lại rủi ro (chi cho xử lý sơ bộ rủi ro, tổn thất làm tổn thất không trầm trọng thêm); chi phí khắc phục tổn thất, bồi thường tổn thất, chia sẻ rủi ro, tổn thất (chi phí bảo hiểm, chi phí đóng góp tổn thất chung...). Chi phí rủi ro cũng có thể tồn tại dưới dạng chi phí vô hình như lợi nhuận mất hưởng, thiệt hại mất thời cơ, mất uy tín, mất bạn hàng, mất thị trường... Trên đây là một số vấn đề cơ bản về rủi ro, tổn thất trong kinh doanh. Nghiên cứu rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK trước hết phải nghiên cứu rủi ro, tổn thất trong kinh doanh nói chung vì thực chất rủi ro, tổn thất trong thực hiện hợp đồng XNK cũng là rủi ro, tổn thất trong kinh doanh nhưng là rủi ro, tổn thất xảy ra trong môi trường kinh doanh XNK. Do đó, nắm vững khái niệm về rủi ro, tổn thất trong kinh doanh sẽ là tiền đề cho việc đi sâu nghiên cứu rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK. II. Quy trình thực hiện hợp đồng XNK Quá trình thực hiện hợp đồng XNK thông thường là quá trình lâu dài, phức tạp và trải qua nhiều công đoạn . Nó bắt đầu sau khi hợp đồng được ký kết và kết thúc khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong quan hệ hợp đồng. Trong quá trình đó, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi điều kiện phát sinh rủi ro xuất hiện. Do đó, muốn tìm hiểu về rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK, trước hết phải nắm vững quy trình thực hiện hợp đồng XNK. Thực hiện hợp đồng XNK là một quá trình hết sức phức tạp vì các bên tham gia thường là những chủ thể có quốc tịch khác nhau, có sự xa cách nhau về mặt địa lý, khác biệt về hệ thống luật pháp, tập quán thương mại và chính sách kinh tế đối ngoại. Do đó, thực hiện hợp đồng XNK thường liên quan tới nhiều khâu công việc hơn thực hiện hợp đồng mua bán trong nước. Tùy vị trí là nhà XK hay NK mà các khâu công việc phải thực hiện có khác nhau. Để thực hiện một hợp đồng XK, doanh nghiệp phải tiến hành các công việc sau: Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương thức tín dụng chứng từ). Xin giấy phép XK (nếu mặt hàng XK thuộc diện quản lý Nhà nước bằng giấy phép). Chuẩn bị hàng XK, thu gom, tập trung hàng hoá, đóng gói bao bì, kẻ kí mã hiệu. Kiểm tra, kiểm dịch hàng hóa ở cấp cơ sở và cấp cửa khẩu Thuê tàu hoặc lưu cước ( nếu cần). Mua bảo hiểm (nếu cần). Làm thủ tục hải quan . Giao hàng lên tàu. Làm thủ tục thanh toán quốc tế. Giải quyết khiếu nại (nếu có). Để thực hiện một hợp đồng NK, doanh nghiệp thường phải tiến hành các công việc sau: Xin giấy phép NK (nếu mặt hàng thuộc diện quản lý nhà nước bằng giấy phép). Mở L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C). Thuê tàu hoặc lưu cước (nếu cần). Mua bảo hiểm (nếu cần). Làm thủ tục hải quan. Nhận hàng từ tàu. Kiểm tra hàng hóa - Kiểm dịch và giám định. Làm thủ tục thanh toán. Khiếu nại (nếu có). Tóm lại, trên đây là những bước cơ bản và quan trọng của quá trình thực hiện hợp đồng XNK. Nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng XNK giúp ta có một cái nhìn tổng quan về thực hiện hợp đồng XNK để từ đó có thể nhận dạng, phát hiện ra những khâu nào tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, ở những khâu nào nếu rủi ro xảy ra thường đem lại tổn thất nặng nề và qua đó có thể đề ra các phương án phòng ngừa thích hợp. III. Rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK là những sự kiện không may mắn bất ngờ xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, gây ra thiệt hại, tổn thất, mất mát cho người tiến hành hoạt động kinh doanh XNK. Thực hiện hợp đồng XNK như đã khẳng định ở trên, là một quy trình phức tạp, đòi hỏi nhiều nỗ lực, cố gắng của các bên tham gia. Có thể nói, sự phức tạp trong quy trình thực hiện hợp đồng đã tạo nên một đặc trưng hết sức cơ bản của kinh doanh XNK, đó là kinh doanh XNK luôn tiềm ẩn các nhân tố và nguyên nhân làm gia tăng rủi ro tổn thất. 1. Rủi ro tổn thất và các yếu tố làm gia tăng rủi ro tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK. Kinh doanh XNK là hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ vượt đường biên giới quốc gia. Thực hiện hợp đồng XNK liên quan mật thiết với toàn bộ các giao dịch giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau, được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật khác nhau, có trụ sở giao dịch khác nhau, có trình độ chuyên môn hiểu biết khác nhau. Do đó, có thể nói việc thực hiện hợp đồng XNK có nhiều khác biệt và mang tính đặc trưng hơn so với thực hiện hợp đồng mua bán thông thường. Với ý nghĩa này, quá trình thực hiện hợp đồng có thể đem lại cho doanh nghiệp kinh doanh XNK nhiều cơ hội mới và kèm theo đó là những nguy cơ mới. Bên cạnh các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây rủi ro, tổn thất trong kinh doanh nói chung, quá trình thực hiện hợp đồng XNK còn chịu sự chi phối của nhiều nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây rủi ro, tổn thất riêng có trong kinh doanh XNK. Trước hết phải kể đến những rủi ro phát sinh từ môi trường pháp lý. Nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại thương rất nhiều, bao gồm: điều ước quốc tế về ngoại thương, luật quốc gia, tập quán quốc tế về thương mại, án lệ và hợp đồng mẫu. Việc lựa chọn nguồn luật nào được áp dụng cho quan hệ hợp đồng là do các bên hoàn toàn tự do thỏa thuận. Tuy nhiên, trên thực tế, bất kỳ thương nhân nào cũng muốn áp dụng nguồn luật nước họ do họ cho rằng nguồn luật đó bảo vệ tốt nhất quyền lợi của họ. Do đó, trong trường hợp không có điều ước quốc tế, các bên thường tranh chấp trong thỏa thuận luật áp dụng. Nếu không bên nào chịu nhượng bộ, họ có thể lựa chọn luật của nước thứ ba. Đây chính là nguồn gốc có thể đem lại rủi ro do không phải bao giờ các bên cũng hiểu biết cặn kẽ luật pháp của nước thứ ba đó. Hơn nữa, cách giải thích, áp dụng nguồn luật đó cũng khác nhau ở các nước khác nhau. Ngoài việc tuân thủ luật áp dụng đã được lựa chọn trong hợp đồng, mỗi bên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng còn phải tôn trọng luật quốc gia. Hệ thống pháp luật của các quốc gia thường có những khác biệt vì ba lý do: thứ nhất, luôn tồn tại các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, giai cấp thống trị khác nhau; thứ hai, có sự khác biệt về trình độ phát triển về các mặt đặc biệt là về kinh tế giữa các quốc gia; thứ ba, có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, tập quán của các dân tộc và cộng đồng người. Các quy định pháp luật khác nhau là trở ngại rất lớn tới quá trình thực hiện hợp đồng XNK bởi vì sự khác biệt trong hệ thống luật pháp có nghĩa là tồn tại các quy định khác nhau về thuế quan, thủ tục XNK, về địa vị pháp lý của các bên tham gia, về hình thức và nội dung của hợp đồng. Nếu các bên không nắm vững những quy định khác biệt này trong pháp luật của nước đối tác thì khả năng xảy ra những sự cố bất lợi là rất lớn. Do đó, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra các bên trong quan hệ hợp đồng cần am hiểu luật pháp nước mình, luật pháp đối tác và các điều ước quốc tế có liên quan để vận dụng chúng trong quá trình thực hiện hợp đồng sao cho có lợi nhất cho mình. Nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân thứ hai làm gia tăng rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK chính là chủ thể của hợp đồng. Thông thường, trong hợp đồng mua bán quốc tế, các bên có quốc tịch khác nhau hoặc trụ sở giao dịch ở các nước khác nhau. Điều này dẫn tới địa vị pháp lý của các cá nhân và tổ chức tham gia quan hệ hợp đồng cũng khác nhau. Một công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể trở thành thương nhân nếu đăng ký kinh doanh. Trong khi đó, một công dân Mỹ nữ phải đủ 19 tuổi, nam đủ 21 tuổi thì mới có điều kiện để trở thành thương nhân. Các thương nhân mang quốc tịch Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp thì mới được ký kết hợp đồng XNK, còn ở Châu Âu các cá nhân, tổ chức chỉ cần có đăng ký kinh doanh là đủ. Như vậy, chủ thể của hợp đồng XNK có thể hợp pháp theo luật của nước này nhưng lại không hợp pháp theo luật của nước khác. Trong trường hợp hợp đồng được ký kết thì hợp đồng sẽ vô hiệu và nếu hai bên không nắm vững điều này thì rủi ro có thể phát sinh vì hợp đồng đã vô hiệu tuyệt đối thì khi có tranh chấp xảy ra, thiệt hại cho bên nào, bên đó phải tự gánh chịu. Ngoài ra, chủ thể của hợp đồng thường bất đồng về ngôn ngữ và có tập quán, văn hóa khác nhau. Điều này gây ra không ít khó khăn cản trở cho quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng và kết quả là khi thực hiện hợp đồng, có thể sự hiểu lầm sẽ xảy ra, đem lại rủi ro cho người kinh doanh XNK. Thực tiễn cho thấy, đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam do không thạo tiếng Anh nên đã ký hợp đồng với nhiều điều khoản bất lợi cho mình và chỉ trong quá trình thực hiện hợp đồng mới phát hiện ra rằng mình đã lâm vào thế yếu. Đến lúc đó tìm cách thoái thác, từ chối thực hiện hợp đồng thì đã quá muộn. Hơn nữa, các bên trong quan hệ hợp đồng thường có năng lực tài chính, có trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn và ý thức tôn trọng luật pháp khác nhau. Sự chênh lệch này thể hiện rất rõ giữa các đối tác ở các nước lớn, những người luôn muốn giữ chữ tín và quan hệ bạn hàng với các đối tác ở các nước nhỏ, rất nhiều người trong số họ chỉ chuyên lừa đảo, chụp giật. Do đó, trước khi ký kết hợp đồng cần quan tâm kiểm tra năng lực tài chính, tư cách pháp lý và phạm vi trách nhiệm vật chất của đối tác để phòng tránh rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng. Nhân tố thứ ba làm gia tăng rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK là việc giao dịch, trao đổi thông tin thường qua phương tiện trung gian. Ngày nay, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong kinh doanh ngày càng lớn và làm xuất hiện một phương thức kinh doanh mới, đó là thương mại điện tử. Với những nét ưu việt của nó, thương mại điện tử đang chiếm vị trí quan trọng trong thế giới kinh doanh bởi nó mở ra phạm vi hoạt động to lớn cho nhà kinh doanh, rút ngắn thời gian thu thập, xử lý, phân tích thông tin. Tuy nhiên, do thực hiện kinh doanh được tiến hành qua mạng máy tính điện tử, một yếu tố không thể được kiểm soát chặt chẽ nên nguy cơ rủi ro lớn hơn nhiều so với phương thức giao dịch thông thường. Khung pháp lý điều chỉnh thương mại điện tử càng chặt chẽ và hoàn thiện thì rủi ro trong thương mại điện tử càng có ít điều kiện để xuất hiện. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, cũng không ai dám chắc rằng các giao dịch trên mạng là có thực 100%. Người mua luôn lo sợ sau khi thanh toán, không nhận được hàng; người bán luôn sợ sau khi giao hàng, không nhận được tiền. Đây là mối lo thường trực của các nhà kinh doanh XNK theo phương thức truyền thống. Trong thương mại điện tử, sự lo ngại này tăng lên bội phần bởi cả hai bên đều không “xuất đầu lộ diện” trong giao dịch. Đến khi thương vụ rõ ràng đã thất bại thì người bán không biết tìm người mua ở đâu để đòi tiền, còn người mua lại không biết tìm người bán ở đâu để đòi hàng. Kết quả là nhà kinh doanh phải hứng chịu hậu quả nặng nề của những rủi ro trong phương thức kinh doanh hiện đại này. Một nhân tố nữa phải đề cập ở đây là khoảng cách địa lý. Trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK, hàng hóa thường được di chuyển qua biên giới quốc gia. Khoảng cách địa lý càng lớn, nguy cơ rủi ro càng cao và ngược lại. Chuyên chở hàng hóa giữa các quốc gia chủ yếu được thực hiện bằng đường biển (chiếm khoảng 80%). Trong quá trình chuyên chở bằng đường biển muôn vàn rủi ro rình rập, đe dọa người kinh doanh XNK và sẵn sàng giáng những tai họa lên đầu họ. Các trận bão, lũ, sóng thần, lốc có thể bất ngờ ập đến gây tổn thất cho hàng và tàu. Trong quá trình lênh đênh trên biển, sương muối, hiện tượng hấp hơi, lây bẩn, lây hại... có thể xảy ra làm hư hỏng, mất mát, thiếu hụt hàng hóa. Trong quá trình điều khiển và quản trị tàu, thuyền trưởng, thuyền viên có thể sơ suất, bất cẩn, gây ra lỗi thương mại và lỗi hàng vận làm tổn hại đến hàng hóa được chuyên chở trên tàu. Ngoài ra, hàng và tầu còn có thể bị xâm phạm bởi nạn cướp biển, trộm cắp. Đây thực sự là một lo ngại lớn của chủ hàng và chủ tàu mỗi khi có hàng và tàu đi qua những vùng biển có hải tặc hoành hành. Chuyển tiền và thanh toán quốc tế cũng là nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân làm gia tăng rủi ro, tổn thất. Đặc trưng của hợp đồng mua bán ngoại thương là đồng tiền tính giá hoặc đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một trong các bên trong hợp đồng. Việc thanh toán giữa người mua và người bán thường qua trung gian là ngân hàng.Thời điểm thanh toán và thời điểm giao hàng thường khác nhau. Do đó, rủi ro thường xuyên xuất hiện trong khâu thanh toán. Đứng từ phía người XK, biểu hiện rõ rệt nhất của rủi ro trong thanh toán là người bán đã giao hàng nhưng không nhận được tiền hàng. Trong một số phương thức thanh toán như ghi sổ (open account), chuyển tiền (remittance), nhờ thu (collection), nếu người bán không có các biện pháp đảm bảo thì khả năng không nhận được tiền là rất lớn. Thanh toán bằng ghi sổ và chuyển tiền hoàn toàn dựa trên uy tín và quan hệ tốt đẹp giữa các bên. Nếu người mua không có thiện chí, sau khi nhận hàng, anh ta có thể từ chối trả tiền hoặc thậm chí từ chối thực hiện hợp đồng bằng cách không nhận hàng và không thanh toán tiền hàng. Trong phương thức nhờ thu, có 2 loại: nhờ thu phiếu trơn (Clean Bill Collection) và nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection). Nhờ thu phiếu trơn là phương thức nhờ thu không kèm chứng từ thương mại; trong đó người bán sau khi giao hàng và giao chứng từ sẽ ký phát hối phiếu và gửi chỉ thị nhờ thu đến Ngân hàng XK, Ngân hàng XK ủy thác Ngân hàng nước ngoài (Ngân hàng NK) thu hộ tiền. Ngân hàng NK xuất trình hối phiếu đi đòi tiền người NK. Người NK sau khi kiểm tra sẽ ra quyết định có chấp nhận thanh toán hay không. Như vậy, ở phương thức này nguy cơ rủi ro rất lớn. Việc có đòi được tiền hay không, đủ hay không và kịp thời hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của người mua, ngân hàng không chịu trách nhiệm. Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người bán chỉ giao hàng chứ không giao chứng từ kèm theo hàng. Chứng từ gửi hàng sẽ được gửi kèm với hối phiếu và chỉ thị nhờ thu. Người mua muốn lấy được chứng từ để đi nhận hàng sẽ phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán lên hối phiếu. Mặc dù nhờ thu kèm chứng từ có an toàn hơn nhờ thu phiếu trơn song rủi ro vẫn tồn tại khi người mua không muốn nhận hàng nên cũng không cần lấy bộ chứng từ và từ chối thanh toán. Ngay cả ở những phương thức tưởng chừng đảm bảo an toàn như phương thức tín dụng chứng từ (L/C) và bảo lãnh thanh toán (Letter of guarantee), người XK vẫn có thể gặp phải rủi ro. ở phương thức tín dụng chứng từ, nếu người bán không kiểm tra kỹ L/C, không phát hiện ra những điều khác biệt so với hợp đồng gây bất lợi cho mình để yêu cầu người mua tu chỉnh L/C và vẫn tiến hành giao hàng thì phải chấp nhận những sai biệt đó và lập bộ chứng từ theo quy định của L/C. Đây chính là một rủi ro vì nó mang lại sự kiện bất lợi cho người XK. Ngoài ra, trong quá trình lập bộ chứng từ, người bán có thể có những sai sót chẳng hạn như đáng lẽ phải ký phát hối phiếu đòi tiền ngân hàng phát hành L/C thì lại ký phát đòi tiền người NK. Kết cục là khi xuất trình, bộ chứng từ không được ngân hàng thanh toán. ở phương thức bảo lãnh thanh toán, có hai loại bảo lãnh: bảo lãnh theo yêu cầu (demand guarantees) và bảo lãnh kèm chứng từ (documentarry guarantees). Nếu thanh toán bằng bảo lãnh theo yêu cầu, quyền lợi nhận tiền hàng của người bán được bảo đảm do khi anh ta xuất trình yêu cầu thanh toán thì ngân hàng phát hành L/C có nghĩa vụ trả tiền. Tuy nhiên nếu thanh toán bằng bảo lãnh kèm chứng từ, trước khi ngân hàng trả tiền cho người bán ngân hàng phải có sự đồng ý của người mua. Nếu người mua có lý do chính đáng, người mua có thể từ chối thanh toán. Kết quả là người bán không nhận được tiền hàng. Đứng từ phía người NK, rủi ro có thể gặp phải trong thanh toán là đã trả tiền nhưng k._.hông nhận được hàng. Nếu thanh toán bằng phương thức chuyển tiền trước khi nhận hàng thì có thể người bán sau khi nhận tiền lại không giao hàng. Nếu thanh toán bằng L/C, trong trường hợp người bán không thực hiện hợp đồng - không giao hàng thì người mua dù không phải trả tiền hàng song cũng phải trả chi phí mở L/C, ngoài ra còn có thể chịu chi phí gián đoạn kinh doanh, lợi nhuận mất hưởng... Trong trường hợp người bán lập bộ chứng từ khống, giả mạo, thì ngân hàng chỉ căn cứ vào sự hợp lệ trên bề mặt chứng từ để trả tiền nên người mua có thể gặp phải rủi ro là phải trả tiền hàng mà không nhận được hàng. Một biểu hiện nữa của rủi ro trong thanh toán quốc tế là sự biến động của tỷ giá hối đoái. Xuất phát từ đặc trưng đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên trong hợp đồng, sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm tăng giảm hiệu quả của thương vụ. Nếu đồng tiền thanh toán giảm giá trị so với nội tệ người XK sẽ bị thiệt hại còn người NK sẽ được lợi và ngược lại. Rủi ro xảy ra đối với người này có thể trở thành may mắn với người khác. Do đó, các bên khi ký kết hợp đồng thường lựa chọn một đồng tiền ổn định làm đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán để tránh rủi ro do biến động của tỷ giá khi thực hiện hợp đồng. Nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân khác song cũng khong kém phần quan trọng làm gia tăng rủi ro, tổn thất là tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tranh chấp thường xảy ra khi một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Bên bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng quy định về số lượng, chất lượng, bao bì, thời gian và địa điểm giao hàng. Bên mua không nhận hàng, từ chối thanh toán hoặc không trả đủ và đúng thời hạn. Ngoài ra, tranh chấp còn có thể xảy ra do nội dung của hợp đồng mập mờ khó hiểu không thống nhất với nhau dẫn đến việc hiểu sai và thực hiện sai. Khi thực hiện hợp đồng, gặp phải tranh chấp kiện tụng tức là gặp phải rủi ro vì dù thắng hay thua thì các bên cũng có nguy cơ chịu thiệt hại, tổn thất. Đó có thể là thiệt hại về uy tín, trí lực, thời gian, tiền bạc. Từ phía người vi phạm, ngoài những chi phí về bồi thường do các hành vi vi phạm gây thiệt hại cho đối tác, bên vi phạm còn phải trả các chi phí phát sinh trong quá trình khiếu nại kiện tụng như chi phí trọng tài, phí tòa án, chi phí đi lại trong quá trình giải quyết tranh chấp, chi phí luật sư... Đứng từ phía người bị vi phạm, anh ta cũng có thể gặp phải rủi ro khi không được bồi thường hoặc không được bồi thường đầy đủ. Hơn thế, trong quá trình khiếu nại kiện tụng nếu hàng hóa hư hỏng mà người bị vi phạm không có biện pháp hạn chế lây lan tổn thất thì phần tổn thất phát sinh thêm không được bồi thường. Trong trường hợp bên vi phạm không có lỗi vì hành vi vi phạm là do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do gặp bất khả kháng hoặc do bên thứ ba gặp bất khả kháng thì người vi phạm được miễn, giảm trách nhiệm và bên bị vi phạm có thể không được bồi thường. Ngoài thiệt hại vật chất mà các bên phải gánh chịu trong tranh chấp, cả hai bên còn đứng trước nguy cơ mất uy tín, mất quan hệ bạn hàng. Tranh chấp xảy ra nếu không được giải quyết thỏa đáng, hợp tình, hợp lý sẽ làm đổ vỡ quan hệ kinh doanh giữa các bên. Ngay cả khi quan hệ đó không hoàn toàn chấm dứt thì trong các thương vụ sau, các bên cũng có tâm lý e ngại, dè chừng, nghi ngờ lẫn nhau. Hơn nữa nếu vụ kiện bị tiết lộ ra bên ngoài, các bên có thể gặp nhiều khó khăn trong thiết lập quan hệ bạn hàng mới với các đối tác khác. Điều này đặc biệt đúng tại các nước có nền kinh tế chưa phát triển bởi trong văn hóa kinh doanh tại các nước này người ta rất sợ tai tiếng do tranh chấp, kiện tụng. Qua nghiên cứu về rủi ro, tổn thất và các nhân tố làm gia tăng rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK, ta có thể thấy sự phức tạp đặc biệt của rủi ro, tổn thất trong môi trường kinh doanh quốc tế, từ đó có thể rút ra một số đặc điểm của rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng. 2. Đặc điểm của rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK Kinh doanh XNK diễn ra trong môi trường đặc biệt phức tạp. Quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm một chuỗi các bước nghiệp vụ kế tiếp nhau và trong từng khâu của quá trình này, các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây rủi ro, tổn thất xuất hiện ngày càng nhiều. Tất cả những điều này làm cho rủi ro, tổn thất trong kinh doanh XNK mà chủ yếu là trong quá trình thực hiện hợp đồng xảy ra thường xuyên hơn, mức độ nghiêm trọng hơn và biểu hiện dưới các hình thức đa dạng, phức tạp hơn so với kinh doanh trong nước. a) Rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK xảy ra với tần suất lớn hơn thực hiện hợp đồng trong nước Trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK, nhà kinh doanh phải luôn đối mặt với môi trường kinh doanh đầy biến động, kèm theo đó là muôn vàn nguy cơ rủi ro ở tất cả các lĩnh vực hoạt động diễn ra trong và ngoài nước. Các nhân tố ảnh hưởng, các nguyên nhân chủ quan và khách quan ở cả trong nước và nước ngoài làm cho rủi ro, tổn thất xảy ra thường xuyên hơn với tần suất lớn hơn so với kinh doanh trong nước. Sự xuất hiện dồn dập, thường xuyên của các sự cố bất lợi có thể lý giải bằng sự khác biệt trong hệ thống luật pháp, văn hóa kinh doanh, chủ thể trong quan hệ hợp đồng, khoảng cách địa lý... Nguyên nhân gây rủi ro, tổn thất càng nhiều thì rủi ro, tổn thất xảy ra với tần số càng lớn và ngược lại. Việc rủi ro, tổn thất xảy ra thường xuyên với tần số lớn hơn chính là đặc điểm nổi trội của rủi ro, tổn thất trong thực hiện hợp đồng XNK. b) Rủi ro, tổn thất xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn Khi đã xảy ra, rủi ro, tổn thất thường gây hiệu quả nghiêm trọng hơn cho người kinh doanh XNK vì hai lý do. Một là, giá trị của thương vụ XNK thường lớn hơn so với các thương vụ kinh doanh trong nước. Hai là, quá trình thực hiện hợp đồng XNK thường liên quan tới nhiều bên hơn nên khi xảy ra rủi ro, tổn thất có thể tất cả các bên cùng phải gánh chịu. Nói một cách khác, mức độ nghiêm trọng hơn được thể hiện ở phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, tổn thất rộng lớn hơn. c) Rủi ro, tổn thất đa dạng phức tạp hơn Đặc điểm này xuất phát từ thực tế là các nguyên nhân làm phát sinh rủi ro, tổn thất trong kinh doanh hoạt động ngoại thương vốn dĩ đa dạng và phức tạp hơn so với hoạt động kinh doanh thông thường trong nước. Do đó, rủi ro, tổn thất trong thực hiện hợp đồng XNK liên quan tới nhiều vấn đề phức tạp hơn như vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, bảo hiểm... Hơn nữa, đặc trưng của hợp đồng mua bán ngoại thương là có yếu tố nước ngoài, thể hiện ở chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thường được di chuyển qua biên giới quốc gia hoặc từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp lý khác, đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ với một trong các bên, luật điều chỉnh hợp đồng hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Vì vậy rủi ro, tổn thất xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK đa dạng, phức tạp hơn. Tóm lại, rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK xảy ra với tần suất lớn hơn, mức độ nghiêm trọng hơn và đa dạng, phức tạp hơn. Điều đó có nghĩa là các nhà kinh doanh XNK cần hết sức thận trọng trong thực hiện hợp đồng và cần đưa ra các biện pháp đảm bảo để ngăn ngừa hạn chế rủi ro, tổn thất. 3. Phân loại rủi ro, tổn thất Phân loại rủi ro, tổn thất là một công việc cần thiết và có ý nghĩa to lớn cho quá trình nhận thức và đề ra biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro, tổn thất một cách hợp lý. Trước hết, rủi ro, tổn thất tồn tại dưới nhiều hình thức biểu hiện, nhiều loại và nhiều dạng khác nhau. Hơn nữa, rủi ro, tổn thất thường xuất phát từ các nhóm nguyên nhân khác nhau. Kết quả là tính chất, phạm vi và mức độ ảnh hưởng của rủi ro, tổn thất lên đối tượng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, việc phân loại rủi ro, tổn thất chỉ mang tính tương đối vì dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Cùng một rủi ro, tổn thất nhưng theo tiêu chí này nó được xếp vào nhóm này, theo tiêu chí khác lại được xếp vào nhóm khác. a) Phân loại rủi ro Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK thành các loại sau: * Căn cứ vào khả năng đo lường Rủi ro có thể tính toán được: Là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán được ở mức độ tin cậy nào đó. Rủi ro không thể tính toán được: rủi ro mà tần số xuất hiện của nó bất thường, khó tiên đoán. * Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro Rủi ro cơ bản: Là rủi ro xuất phát từ các biến cố khách quan và ảnh hưởng đến toàn xã hội. Ví dụ: bão, lũ, chiến tranh, bạo động chính trị. Rủi ro riêng biệt: Là rủi ro xuất phát từ biến cố chủ quan của từng cá nhân, doanh nghiệp và chỉ ảnh hưởng đến một số ít người. Ví dụ: rủi ro phát sinh do hàng hoá hỏng hóc, thương vụ thua lỗ do biến động giá cả. *Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh rủi ro Rủi ro do thiên tai: Là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như bão gió lốc, sét, sóng thần, động đất, núi lửa, lở đá... Rủi ro do tai họa của biển: Là những tai nạn xảy ra đối với con tàu ở ngoài biển như: tàu bị mắc cạn, cháy, nổ, đâm va, mất tích... Rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội: rủi ro chiến tranh, đình công, hành động khủng bố... *Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro Rủi ro có nguyên nhân khách quan: Là rủi ro do tác động của môi trường vĩ mô và nguyên nhân bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát chi phối được. Như rủi ro do chính trị bất ổn, kinh tế suy thoái, tỷ giá biến động... Rủi ro có nguyên nhân chủ quan: Là rủi ro bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ quan như những yếu kém của doanh nghiệp về nghiệp vụ chuyên môn, thiếu thông tin, sai lầm trong chính sách kinh doanh... * Căn cứ vào nghiệp vụ của bảo hiểm Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Là rủi ro có tính chất bất ngờ, ngẫu nhiên, xảy ra ngoài ý muốn của người và được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm A, B, C. Ví dụ: Rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ. Rủi ro phải bảo hiểm riêng, không được bồi thường theo các điều kiện bảo hiểm gốc A, B, C. Ví dụ: chiến tranh, đình công... Rủi ro loại trừ: Là rủi ro không được bảo hiểm trong mọi trường hợp. Ví dụ: Rủi ro do nội tỳ, ẩn tỳ của hàng hóa, lỗi của người được bảo hiểm... Ngoài ra, người ta còn phân biệt rủi ro mang tính đầu cơ và rủi ro thuần tuý. Rủi ro mang tính đầu cơ là rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận với hy vọng có cơ hội tạo ra lợi nhuận. Rủi ro thuần tuý là rủi ro chỉ đem lại thiệt hại. b) Phân loại tổn thất * Căn cứ vào khả năng đo lường được thiệt hại Tổn thất có khả năng đo lường: Là tổn thất có thể cân đong đo đếm, tính toán tương đối chính xác. Ví dụ: tổn thất do hàng bị hư hỏng, rách bao bì... Tổn thất không có khả năng đo lường: là tổn thất mà hậu quả của nó không xác định được theo phương pháp cân đong trực tiếp mà chủ yếu thông qua phương pháp định tính. Ví dụ: thiệt hại tính mạng, sức khỏe, uy tín.... * Căn cứ vào đối tượng bị tổn thất Tổn thất về tài sản: là tổn thất vật chất gồm mất mát tài sản, tiền bạc, lợi nhuận mất hưởng. Tổn thất về con người: thiệt hại tính mạng, giảm sút sức khỏe, tinh thần... Tổn thất về pháp lý: là tổn thất liên quan đến trách nhiệm pháp lý của chủ thể trước pháp luật đối với hành vi gây thiệt hại cho người khác. Ví dụ: trách nhiệm dân sự với người thứ ba, trách nhiệm sản phẩm... * Căn cứ theo mức độ, quy mô tổn thất Tổn thất bộ phận: là sự mất mát, giảm giá trị, giá trị sử dụng, số lượng, trọng lượng, thể tích của đối tượng hàng hóa. Tổn thất toàn bộ: là sự hư hại hoặc mất mát toàn bộ giá trị sử dụng của hàng hóa. Tổn thất toàn bộ gồm hai loại: + Tổn thất toàn bộ thực tế: là tổn thất trong đó đối tượng bị hư hỏng hoàn toàn, nghiêm trọng, không còn như là vật phẩm ban đầu nữa + Tổn thất toàn bộ ước tính: là tổn thất trong đó đối tượng bị tổn thất tới mức xét thấy khả năng tổn thất toàn bộ thực tế không sao tránh khỏi hoặc có thể tránh khỏi song phải bỏ khoản chi phí lớn hơn giá trị của đối tượng * Căn cứ vào quyền lợi và trách nhiệm đối với tổn thất Tổn thất riêng: là tổn thất của riêng từng quyền lợi bảo hiểm, quyền lợi nào bị tổn thất thì phải tự gánh chịu Tổn thất chung: là tổn thất do hành động tổn thất chung gây nên là những thiệt hại do chi phí và hy sinh đặc biệt được tiến hành một cách hữu ý, hợp lý nhằm cứu tàu, hàng hóa và cước phí trong một hành trình chung trên biển. IV. Quan hệ tương tác giữa rủi ro, tổn thất và hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK 1. Hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK Hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp kinh doanh XNK để tạo ra kết quả cao nhất trong quá trình thực hiên hợp đồng với chi phí thấp nhất. Hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau: * Tỷ suất ngoại tệ Tỷ suất ngoại tệ của hợp đồng XK là số nội tệ phải bỏ ra để thực hiện hợp đồng XK: RX: tỷ suất ngoại tệ hợp đồng XK CX: Tổng chi phí XK DX: Tổng ngoại tệ thu được từ XK RX càng nhỏ càng tốt. Tỷ suất ngoại tệ của hợp đồng NK thể hiện một đồng ngoại tệ bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng nội tệ: RN: Tỷ suất ngoại tệ hợp đồng NK CN: Tổng chi phí NK bằng ngoại tệ DN: Tổng nội tệ thu được từ việc bán hàng RN càng lớn càng tốt. * Tỷ lệ lãi/một đơn vị ngoại tệ( p ) Hợp đồng XK: pX là chênh lệch tỷ giá trên thị trường và tỷ suất ngoại tệ XK: pX = r - RX Hợp đồng NK: pN là chênh lệch tỷ suất ngoại tệ NK và tỷ giá trên thị trường: pN = RN - r * Tổng lãi của hợp đồng: P Hợp đồng XK: PX = pX . DX Hợp đồng NK : PN = pN . DN * Tỉ lệ lãi của hợp đồng: P Hợp đồng XK: P’X = PX/CX Hợp đồng NK: P’N = PN/CN 2. Mối quan hệ tương tác giữa rủi ro, tổn thất và hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK Đạt được hiệu quả cao nhất trong thực hiện hợp đồng XNK luôn là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh XNK nào. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng nguy cơ rủi ro, tổn thất luôn tồn tại và rủi ro, tổn thất có thể xảy ra làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận thậm chí gây thua lỗ cho thương vụ và do đó, hạn chế hiệu quả hợp đồng XNK. Vì vậy, có thể nói rủi ro, tổn thất luôn có tác động tỷ lệ nghịch với hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK. Trước hết, gia tăng rủi ro, tổn thất làm giảm hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK. Rủi ro xảy ra đem theo thiệt hại to lớn về lợi ích vật chất và phi vật chất. Do vậy, khi rủi ro, tổn thất đã xảy ra, doanh nghiệp sẽ tốn kém thêm các chi phí để xử lý, khoanh vùng rủi ro, giảm thiểu tổn thất, chi phí phục hồi sản xuất kinh doanh. Chi phí tăng trong khi doanh thu về không đổi làm các chỉ tiêu hiệu quả biến đổi theo chiều hướng xấu. Khi đó, tỷ lệ lãi/một đơn vị ngoại tệ giảm, tổng lãi hợp đồng giảm, tỷ suất ngoại tệ hợp đồng XK tăng, hợp đồng NK giảm... Hiệu quả thực hiện hợp đồng chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp có biện pháp phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu rủi ro. Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, doanh nghiệp phải phân tích môi trường kinh doanh, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm loại trừ hoàn cảnh phát sinh rủi ro, tiết kiệm để bù đắp mất mát rủi ro bằng lập quỹ dự trữ, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Mặc dù để tiến hành các hoạt động này doanh nghiệp phải bỏ ra khoản chi phí nhất định song nếu đem so sánh nó với chi phí khắc phục rủi ro, tổn thất thì chi phí phòng ngừa có thể chấp nhận được. Đến lượt nó, các biện pháp phòng ngừa, giúp doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro, làm cho công việc kinh doanh ổn định và tạo tâm lý yên tâm cho nhà kinh doanh khi thực hiện hợp đồng. Tóm lại, rủi ro là những sự kiện bất lợi ngẫu nhiên bất ngờ xảy ra đem theo tổn thất và tổn thất là hệ quả trực tiếp của rủi ro. Rủi ro, tổn thất luôn tồn tại tiềm ẩn song hành với quá trình thực hiện hợp đồng XNK, đe doạ hiệu quả của thương vụ. Trong môi trường kinh doanh XNK, rủi ro, tổn thất xảy ra thường xuyên hơn và đem theo hậu quả nặng nề hơn so với kinh doanh trong nước do môi trường pháp lý phức tạp hơn, thể hiện ở sự phức tạp trong lựa chọn nguồn luật áp dụng, các quy định pháp lý khác nhau, chủ thể thường có quốc tịch khác nhau, năng lực tài chính khác nhau, văn hoá khác nhau, khoảng cách địa lý thường xa xôi nên hàng hoá dễ hư hỏng, dễ gặp thiên tai, tai nạn bất ngờ, việc thanh toán và thời điểm giao hàng thường khác nhau nên rủi ro thường xảy ra trong khâu thanh toán. Như vậy, rủi ro, tổn thất xảy ra luôn đem theo thiệt hại cho doanh nghiệp và tác động nghịch với hiệu quả thực hiện hợp đồng. Do đó, điều cần thiết để tăng hiệu quả là người kinh doanh XNK phải nhận thức được rủi ro và chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro, ngăn ngừa rổn thất. Chương 2: Thực trạng rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1990 đến nay I. Khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế và kinh doanh XNK của thế giới và Việt Nam giai đoạn 1990 đến nay 1. Tình hình phát triển kinh tế và kinh doanh XNK của thế giới a) Tình hình phát triển kinh tế Thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đã qua đi, để lại nhiều biến động thăng trầm cho nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990 - 1999 đạt 3.0%, giảm 0,4% so với mức 3,4% của thập kỷ 80. Tuy tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần song nền kinh tế thế giới đang có bước chuyển mình to lớn về chất. Xu hướng phát triển theo chiều rộng dựa trên các nguồn nguyên liệu, năng lượng truyền thống dễ khai thác đang bị vơi cạn dần đã chuyển sang xu hướng phát triển theo chiều sâu nhờ vào những tiến bộ khoa học công nghệ. Chính trong thời kỳ này, các yếu tố cũ của nền văn minh công nghiệp đã phát huy hết tác dụng và đang thúc đẩy chiều hướng tăng chi phí, giảm hiệu quả. Các yếu tố ưu việt của nền kinh tế tri thức mới dần hình thành và chưa đủ mạnh để có thể tác động tích cực tới nền kinh tế thế giới. Thêm vào đó, sự yếu kém trong quản lý và định hướng phát triển của Nhà nước ở nhiều quốc gia đã đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và suy thoái. Trong ba đầu tầu kinh tế thế giới, là Mỹ, EU, Nhật Bản, duy chỉ có nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ngoạn mục. Tốc độ tăng trưởng của Mỹ luôn ở mức cao, tăng từ 2,3% năm 1995 lên 3,4% năm 1996 và được duy trì ở mức 3,9% trong ba năm 1997, 1998, 1999. Với thành tựu này, kinh tế Mỹ đã trở thành điểm tựa cho nhiều nền kinh tế trên thế giới. Trong khi đó, bước vào thập kỷ 90, Nhật Bản đã chấm dứt thời kỳ “phát triển thần kỳ” và lâm vào giai đoạn trì trệ, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 với tốc độ tăng trưởng âm trong 2 năm liên tiếp, -0,7% (1997) và -2,8% (1998). Kinh tế EU tăng trưởng chậm dần, năm 1999 tốc độ tăng trưởng EU chỉ đạt 2,1%, giảm 0,8% so với mức 2,9% năm ‘98. Bước sang năm 2000, năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, nền kinh tế thế giới đã có những bước khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt mức cao nhất kể từ 1990, đạt 3,1% cao hơn 0,6%. Trong đó, Châu á đạt mức tăng trưởng cao nhất 6,7%, kế đến là Mỹ Latinh 4,25%, EU và Châu Phi 3,4% và thấp nhất là Đông Âu 3,1%. Tuy nhiên, tình hình cải thiện của nền kinh tế thế giới chưa kéo dài được lâu thì bóng mây đen đã bao phủ lên nhiều nước, kèm theo đó là làn sóng suy giảm lan rộng. Theo ông Steve Roach - một nhà kinh tế kỳ cựu của Morgan Stanley: “Thế giới đang ở giữa một thời kỳ suy thoái đồng bộ hiếm có. Chặng đường đầu tiên được tạo ra bởi sự suy giảm của chu kỳ công nghệ thông tin toàn cầu do Mỹ cầm đầu đã đẩy hầu hết các nước Châu á vào suy giảm. Chặng thứ hai được tạo ra bởi các cuộc tấn công khủng bố hôm 11/9, dẫn đến sự “đầu hàng” đã được trì hoãn quá lâu của người tiêu dùng Mỹ. Do nước Mỹ đã giáng hai cú sốc này xuống một nền kinh tế toàn cầu vốn phụ thuộc vào Mỹ, phần còn lại của thế giới đã “lao xuống dốc theo”. (Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2001-2002) Sự bất ổn của nền kinh tế thế giới đã báo hiệu thời kỳ phát triển bấp bênh kèm theo nó là những mầm mống nguy cơ rủi ro cho tất cả các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. b) Tình hình kinh doanh XNK Trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20, tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa của thế giới đã từng xuất hiện ba đỉnh cao: năm 1994 tăng 10%, năm 1997 tăng 10,5% năm 2000 tăng 12% và đó là mức tăng trưởng cao nhất trong 50 qua. Nếu như thập kỷ 60 của thế kỷ 20 thường được coi là “thời đại hoàng kim” của mậu dịch quốc tế thì đến thập kỷ 90, ngoài ba đỉnh cao kể trên, tình hình kinh doanh XNK không còn được như trước nữa và đến năm 2001 đã tụt xuống mức rất thấp là 2,7%. Trong giai đoạn 1990 - 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6%. Như vậy, tốc độ tăng của năm 2001 là thấp nhất, và không bằng một nửa. tốc độ tăng trưởng bình quân của 10 năm trước đó. Năm 2001, yếu tố giá cả và thị trường trong kinh doanh XNK của của thế giới mà chủ yếu là ở các mặt hàng nông sản và khoáng sản cũng dao động mạnh. Về giá cả, giá gạo trên các thị trường thế giới năm 2001 tiếp tục giảm từ 9 - 15% so với mức thấp của năm 2000; giá dầu thô giảm 30 - 35%; giá đường biến động rất thất thường, trong 4 tháng đầu năm 2001, giá đường trắng giảm 8,5% từ 249$/tấn xuống 229$/tấn; giá than năng lượng giảm từ 4 - 13% trên các thị trường thế giới. (Kinh tế Việt Nam và thế giới 2001 – 2002, tr.93). Về thị trường, một số mặt hàng có những biến động lớn về thị trường. Điển hình phải kể đến mặt hàng cao su.Theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, năm 2001 là năm u ám nhất trong lịch sử ngành cao su thế giới vì giá cao su đã chạm xuống mức thấp nhất do cung nhiều, cầu ít. Mặt hàng thứ hai có biến động lớn về thị trường là cà phê. Thị trường cà phê biến động mạnh do tình hình thời tiết ảnh hưởng tới mùa vụ cà phê ở Brazil; bội thu ở Châu á, Châu Phi, nhu cầu cà phê tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU đã bão hòa và giảm, trong khi đó, mức tiêu thụ cà phê/người cao nhất dịch chuyển sang một số nước như Phần Lan, Nauy, Đan Mạch. Các mặt hàng điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin XK từ các quốc gia Đông á cũng giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Mỹ. Tình hình mậu dịch quốc tế gần đây có nhiều biến động theo chiều hướng xấu cho thấy môi trường kinh doanh XNK ngày càng trở nên bất ổn. Điều này đem lại tác động tiêu cực và nguy cơ rủi ro cho thương mại quốc tế toàn cầu, đặc biệt là thương mại quốc tế của các nước đang phát triển. 2. Tình hình phát triển kinh tế và kinh doanh XNK của Việt Nam Tình hình phát triển kinh tế Hơn 10 năm trở lại đây, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và thương mại quốc tế có nhiều biến động, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế của khu vực và những diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên gây ảnh hưởng nặng nề tới nền sản xuất nông nghiệp, một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, kinh tế Việt Nam vẫn trụ vững và đang dần dần phục hồi và phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao đánh dấu bằng mức kỷ lục là 9,54% trong năm 1995. Thời kỳ 1991 - 1997, tốc độ tăng GDP luôn vượt 8%/năm. Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm đi rõ rệt, từ 8,15% năm 1997 xuống còn 5,76% năm 1998 và tiếp tục giảm còn 4,77% năm 1999, đây cũng là mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm qua. Bước sang thiên niên kỷ mới, kinh tế Việt Nam dần lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng GDP tương ứng qua các năm 2000, 2001, 2002 là 6,75%, 6,84% và 7,0%. Cùng với sự tăng trưởng chung, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm dần, tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng lên nhanh chóng, tỷ trọng dịch vụ ở mức tương đối ổn định. Năm 2001, khu vực nông lâm, thủy sản chiếm 23,3% GDP, công nghiệp xây dựng chiếm 37,75% và dịch vụ chiếm 38,95%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong GDP tăng dần đều, nếu như năm 1990 đạt 12,3% năm 1995 tăng lên 15%, năm 2000 đạt 18,7% thì năm 2001 tăng tới 19,6%. Năm 2002, tăng trưởng công nghiệp đạt 14%, đây là năm thứ 12 liên tục tăng ở mức hai chữ số, quy mô công nghiệp tăng 4.7 lần năm 90 và là thời kỳ tăng trưởng cao nhất và dài nhất mà trước đây chưa đạt được.(Thời báo kinh tế Việt nam số 1/11/02). Đây chính là tiền đề để thực hiện mục tiêu do Đại hội Đảng IX đã đề ra là đến năm 2020 cơ bản biến Việt nam thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả kinh tế vượt trội, tăng trưởng kinh tế Việt Nam hơn 10 năm qua còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Một là, chất lượng tăng trưởng còn thấp, dựa chủ yếu ở việc tăng yếu tố đầu vào là vốn đầu tư. Hai là, hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu chỉ đứng thứ 52/75 nước được xếp hạng (Kinh tế Việt Nam và thế giới 2001 - 2002, tr. 6). Ba là chuyển dịch cơ cấu còn chậm và mang nặng tính tự phát. Những yếu điểm này chính là rào cản cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trên con đường phát triển bền vững. b) Tình hình kinh doanh XNK Xét về thương mại quốc tế, thập kỷ 90 đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong kim ngạch XNK của Việt Nam. Biểu đồ 1: Kim nghạch xuất nhập khẩu Việt nam 1990-2002 Nguồn: Kinh tế Việt Nam và thế giới 2001 - 2002, tr.55 Thời báo kinh tế Việt Nam số 29/11/02, tr.3 Từ biểu đồ trên, có thể thấy sự tăng trưởng trong lĩnh vực XNK được thể hiện ở cả ba mặt. Thứ nhất, kim ngạch XK năm 2002 tăng 6.7 lần so với năm 1990, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1990 -2002 vào khoảng 20%. Đây là mức tăng trưởng cao hơn hẳn so với tốc độ tăng bình quân 6% của thương mại thế giới. Thứ hai, kim ngạch NK trong cùng kỳ tăng 6.6 lần, với tốc độ tăng bình quân vào khoảng 19,6%. Thứ ba, xu hướng tăng rất nhanh của nhập siêu trong nửa đầu thập kỷ 90 đã kết thúc vào năm 1996 và liên tục giảm dần qua các năm 1996-1999. Tuy nhiên trong thời kỳ 2000-2002, nhập siêu lại có xu hướng tăng mạnh. Năm 2000, tỉ lệ nhập siêu là 8%, 2001 là 7.6% và 2002 tăng lên 13%. Tuy đạt mức tăng trưởng khá song kinh doanh XNK của Việt Nam hơn 10 năm qua vẫn chưa ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu XNK của ta chưa thật vững chắc. Trong cơ cấu XK, sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu thô chiếm phần chủ yếu, các mặt hàng chế tạo còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Trong khi đó, nhiều mặt hàng XK chủ lực như dệt may, giầy da... lại phải NK rất nhiều nguyên liệu từ bên ngoài, phương thức gia công vẫn là chính nên hiệu quả rất thấp. Hàng nông sản và nguyên liệu thô XK thường xuyên có nguy cơ giảm giá, thị trường lại không ổn định nên kim ngạch XK thu về rất bấp bênh. Trong cơ cấu NK, Việt Nam chủ yếu nhập máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu, kỹ thuật giá cao và thường xuyên ở vào vị thế bất lợi. Tỷ trọng nhóm hàng nguyên liệu NK chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch NK (Tạp chí thương mại số 20/2002). Điều này cho thấy, Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm của nước ngoài và kinh tế nước ta còn mang nặng tính chất rất phổ biến của nền sản xuất gia công, lắp ráp. Từ những phân tích trên đây về tình hình phát triển kinh tế và kinh doanh XNK của thế giới và Việt Nam giai đoạn 1990 đến nay, có thể thấy môi trường kinh tế và kinh doanh XNK luôn tiềm ẩn những nhân tố bất định, ảnh hưởng tới thương mại quốc tế trên phạm vi toàn cầu, từng quốc gia cũng như từng doanh nghiệp kinh doanh XNK. Do đó, điều quan trọng là cần chủ động nắm bắt xu thế biến động của thị trường thế giới để tránh rủi ro, tổn thất có thể xảy ra, đồng thời biến những nguy cơ rủi ro, tổn thất đó thành những sự kiện có lợi cho doanh nghiệp mình. II. Thực trạng rủi ro, tổn thất trong thực hiện hợp đồng XNK ở Việt nam Thực tiễn hơn 10 năm đổi mới, mở cửa hội nhập vừa qua cho thấy nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh XNK nói riêng đã trải qua những bước thăng trầm. Chính trong giai đoạn đầu tiên của quá trình hòa mình với nền kinh tế thế giới, các nhà đầu tư kinh doanh XNK nước ta đã gặp rất nhiều rủi ro. Theo đánh giá của các nhà phân tích, tỷ lệ rủi ro, tổn thất trong kinh doanh XNK trong thời gian vừa qua của Việt Nam là khá cao vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Rủi ro, tổn thất xảy ra ngày một nhiều trong kinh doanh XNK mà chủ yếu là xuất hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế và cho các doanh nghiệp. Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới lên xuống thất thường, tỷ giá thường xuyên biến động, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán hoành hành ở nhiều nơi, các vụ lừa đảo kinh tế xảy ra liên tiếp, sự cố tai nạn hàng hải, cướp biển gia tăng, tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng ngày một nhiều, tình trạng non kém về nghiệp vụ vẫn là phổ biến ở các doanh nghiệp kinh doanh XNK, tất cả đã cộng hưởng cùng tác động tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để nhìn nhận vấn đề một cách có hệ thống, chúng ta sẽ đi sâu phân tích những nguy cơ rủi ro, tổn thất và một số rủi ro, tổn thất điển hình trong quá trình thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp kinh doanh XNK của Việt Nam từ năm 1990 đến nay. 1. Nguy cơ rủi ro Nguy cơ rủi ro phản ánh trạng thái tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro. Nó là tổng hợp những mối nguy hiểm, hiểm họa có thể gây ra rủi ro. Một cách đơn giản hơn, nguy cơ rủi ro chính là tình thế có thể gây ra sự kiện bất lợi. Hơn 10 năm cải cách kinh tế vừa qua, Việt Nam đã tích cực hội nhập vào kinh tế thế giới mà nét biểu hiện rõ rệt nhất là thông qua hoạt động kinh doanh XNK ngày càng đa dạng, phong phú. Bên cạnh mặt tích cực của nó, tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế càng sâu rộng thì các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây rủi ro, tổn thất càng nhiều và do đó nguy cơ rủi ro càng cao. Thực tiễn cho thấy, nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK thể hiện trên tất cả các bình diện và có ảnh hưởng nhiều chiều tới môi trường kinh doanh XNK của nước ta. a) Nguy cơ rủi ro từ môi trường tự nhiên Trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, tình hình thời tiết biến động thất thường ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sự tàn phá thiên nhiên của con người đã bị trả giá bằng sự nóng lên của trái đất, bằng bão lũ, ngập úng, hạn hán, cháy rừng, động đất, núi lửa... Các hiện tượng thiên nhiên bất thường xảy ra ngày càng nhiều, mức độ thiệt hại ngày càng lớn. Chắc hẳn, người ta vẫn chưa quên những trận động đất khủng khiếp ở Sanfrancisco (Mỹ) năm 1989 đã gây ra tổn thất được bảo hiểm là 1,1._.n bối cảnh của tình hình kinh tế thế giới và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp, để từ đó đề ra mục tiêu chiến lược phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp, tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng do Nhà nước giao là để đạt kế hoạch không tính đến hiệu quả và bất chấp rủi ro, tổn thất. - áp dụng các phương pháp xây dựng và thực hiện chiến lược tiên tiến trên cơ sở hoàn thiện công tác dự báo, dự đoán, thu thập phân tích, xử lý dữ liệu cập nhật thông tin kinh tế nhằm giúp các doanh nghiệp lường trước những biến động về giá cả, thị trường nhờ đó chủ động phòng tránh rủi ro có thể xảy ra. - Xây dựng các phương án thúc đẩy thực hiện các kế hoạch chiến lược như tăng đầu tư tạo nguồn hàng XK ổn định, khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân nhằm tạo thế chủ động trong tìm kiếm chân hàng khi thực hiện hợp đồng XNK; chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường để phân tán rủi ro, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào một khu vực thị trường. 1.2. Đổi mới hoàn thiện chính sách quản lý và cơ chế điều hành kinh doanh XNK Công tác quản lý và điều hành kinh doanh XNK trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, gây khó khăn cho quá trình thực hiện hợp đồng XNK. Thủ tục hải quan, thủ tục hành chính trên thực tế còn rườm rà, chưa rõ ràng; các văn bản pháp luật còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn nhau, hay thay đổi, thói nhũng nhiễu, quan liêu, tắc trách, tùy tiện, sự yếu kém về năng lực phẩm chất của một bộ phận cán bộ công chức luôn gây trở ngại không nhỏ tới hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần: - Ban hành các quy định chi tiết hơn về thủ tục hải quan, quy định rõ ràng về tỷ lệ kiểm tra, miễn kiểm tra, phân định rõ ràng trách nhiệm của Hải quan trong việc ra quyết định thông quan, nộp thuế, kiểm tra sau thông quan... - Loại bỏ những quy định không rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn nhau để giúp doanh nghiệp không phải lúng túng trong việc quyết định tuân thủ văn bản pháp luật nào. Cải tiến công tác ban hành pháp luật, xây dựng chính sách từ khâu thảo luận đến khâu ban hành chính thức nhằm hạn chế tối đa những sai sót, mập mờ, không khả thi, thiếu thống nhất đặc biệt là các văn bản dưới luật, từng bước đổi mới, hoàn thiện công tác hành chính, triển khai cấp phép, cấp mã số thuế gọn nhẹ, nhanh chóng. - Nâng cao hiệu quả cấp hạn ngạch tự động bằng cách thiết lập kênh thông tin chính xác để Bộ Thương mại nắm được tình hình sử dụng hạn ngạch của doanh nghiệp, nghiêm cấm tình trạng bán lại hạn ngạch cho các doanh nghiệp nước ngoài (điển hình là bán cho doanh nghiệp Trung Quốc như trong thời gian qua) khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam khác không có hạn ngạch để XK. - Đổi mới quan điểm, tư duy, nhận thức, nâng cao phẩm chất đạo đức cán bộ công chức, từ đó cải tiến công tác nhân sự của bộ máy hành chính cồng kềnh, thiếu năng lực, bảo thủ, quan liêu cửa quyền. - Quản lý chặt chẽ một cách hợp lý các đầu mối buôn bán quốc tế. Khuyến khích phát triển kinh doanh XNK không có nghĩa là thả nổi và quản lý chặt không có nghĩa là hạn chế kinh doanh. Để hạn chế rủi ro, tranh mua, tranh bán gây thiệt hại cho uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà nước cần: Quy định các tiêu chuẩn doanh nghiệp được quyền tham gia kinh doanh XNK. Các tiêu chuẩn này có nội dung phản ánh năng lực thực sự và uy tín của doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra giám sát kinh doanh bằng chế độ kiểm toán, báo cáo tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài chính khi cần thiết. Có sự phân biệt mức độ quản lý với từng loại kinh doanh ngành hàng khác nhau. Đối với một số mặt hàng XNK chủ lực có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, cần phải quản lý chặt đầu mối kinh doanh và ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp. 1.3. Đẩy mạnh công tác dự báo, dự đoán những biến động của môi trường kinh doanh quốc tế, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường. Nhà nước chủ động trong nghiên cứu dự đoán nguy cơ rủi ro từ môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, luật pháp và môi trường cạnh tranh, từ đó định hướng cho các doanh nghiệp có các biện pháp phòng tránh, đối phó. Cụ thể là: - Đối với những nguy cơ rủi ro từ môi trường tự nhiên, Nhà nước phải đưa ra dự báo tình hình thời tiết trong cả một giai đoạn và những tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn hàng, từ đó chỉ đạo công tác thu mua dự trữ, ổn định nguồn hàng XK; Cảnh báo các cơ quan giao thông, thông báo cho mọi người kinh doanh XNK trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hiện tượng bất thường của thời tiết có thể xảy ra góp phần giúp các doanh nghiệp có kế hoạch vận chuyển hàng hóa cho phù hợp. - Đối với những biến động trong môi trường cạnh tranh, cung cầu giá cả trên thị trường thế giới, cần thiết lập kênh thông tin cập nhật, dễ dàng tiếp cận cho các doanh nghiệp, ví dụ như xây dựng các trang Web chuyên cung cấp thông tin về một chủng loại mặt hàng, thị trường, về các nhà cung cấp và khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đánh giá, dự đoán, dự báo về biến động của giá cả nhằm tránh những rủi ro về giá. Ngoài ra, Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho việc hình thành các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại thông qua việc hình thành khung pháp lý, quy định cơ chế hoạt động và hỗ trợ tài chính ban đầu. Các hiệp hội, tổ chức này có chức năng chủ yếu là dự báo thị trường, hỗ trợ thông tin, tư vấn rủi ro, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp thành viên. 1.4. Thành lập ngân hàng XNK nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong phòng chống hạn chế rủi ro về thanh toán Hiện tại, đề án thành lập ngân hàng XNK Eximbank đang được Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Quỹ hỗ trợ phát triển tham gia soạn thảo. Việc xúc tiến thành lập Eximbank là hết sức cần thiết vì khi Eximbank ra đời, nghiệp vụ chủ yếu của nó sẽ là bảo hiểm tín dụng XK. Nghiệp vụ này giúp doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro bất ngờ từ thanh toán các khoản tín dụng khi bán hàng cho người NK. Theo kinh nghiệm của các Eximbank ở nhiều quốc gia, nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng XK ở Việt nam nên được triển khai dưới nhiều hình thức như: - Bảo hiểm tín dụng XK ngắn hạn: Hình thức này cung cấp tín dụng trước và sau khi giao hàng, áp dụng với khoản tín dụng không vượt quá 180 ngày. - Bảo hiểm tín dụng XK trung và dài hạn: Loại bảo hiểm này được sử dụng để đảm bảo các khoản tín dụng thời gian dài (³ 3 năm). - Bảo hiểm rủi ro do tỷ giá hối đoái: Loại bảo hiểm này được áp dụng để phòng sự biến động về tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tiêu cực đến trị giá hàng hóa bán chịu tính bằng ngoại tệ. 1.5. Tăng cường tài trợ cho các biện pháp hạn chế rủi ro và bồi thường tổn thất trong kinh doanh XNK Nhà nước có thể tài trợ một phần chi phí phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất của doanh nghiệp bằng cách hỗ trợ cho doanh nghiệp chi phí huấn luyện an toàn, xây dựng phương án kinh doanh an toàn, tuyên truyền về nguy cơ rủi ro... Ngoài ra Nhà nước cũng có thể hỗ trợ một phần chi phí rủi ro thông qua cơ chế bù giá, bù lỗ cho các hợp đồng XNK theo chỉ tiêu Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp mang tính tình thế trước mắt nhằm hỗ trợ về mặt tài chính cho doanh nghiệp khi xảy ra rủi ro về giá cả, thị trường. Về lâu dài, biện pháp này sẽ gây tâm lý ỷ lại và không bình đẳng giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Trên đây là một số kiến nghị về giải pháp vĩ mô. Hy vọng rằng thực hiện tốt các giải pháp này sẽ đem lại những kết quả tích cực trong hạn chế rủi ro, tổn thất cho thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp Việt Nam. 2.Các giải pháp từ phía doanh nghiệp XNK 2.1 Các giải pháp mang tính kĩ thuật 2.1.1 Phòng tránh rủi ro trong thực hiện hợp đồng XNK ngay từ khi đàm phán, ký kết Hợp đồng là “luật cao nhất” giữa hai bên mua- bán vì nó quy định trực tiếp quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Rủi ro, tổn thất trong kinh doanh XNK hầu hết phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng trong rất nhiều trường hợp mầm mống của rủi ro, tổn thất lại phôi thai ngay từ khi đàm phán, ký kết do những sơ hở của các điều khoản quy định trong hợp đồng. Chính vì vậy, biện pháp chủ động phòng tránh rủi ro, tổn thất trong thực hiện hợp đồng XNK hiệu quả nhất chính là đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế rủi ro. Qua phân tích thực trạng rủi ro,tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp Việt nam, có thể đưa ra một số giải pháp mang tính kỹ thuật nghiệp vụ như sau: Rủi ro có thể gặp phải Nguyên nhân gây rủi ro Biện pháp hạn chế rủi ro 1.Chất lượng - hợp đồng không quy định rõ ràng về phẩm chất - quy định cụ thể trong hợp đồng về: phương pháp xác định chất lượng: theo mẫu, tiêu chuẩn phẩm cấp, quy cách. giá trị pháp lý của giấy chứng nhận chất lượng để làm căn cứ miễn trách nếu rủi ro xảy ra thời gian, địa điểm,phương pháp, cơ quan kiểm tra chất lượng - bao bì rách, hỏng, không phù hợp với hàng hoá - quy định cụ thể trong hợp đồng về vật liệu, hình thức,kích cỡ số lớp, đai nẹp phù hợp với hàng hoá và tuyến đường chuyên chở - hàng là hàng mau hỏng, tuyến đường chuyên chở qua nhiều vùng khí hậu khác nhau - quy định đặc biệt về bao bì, cách thức xếp dỡ bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển 2. Số lượng - hàng bị hao hụt tự nhiên - quy định tỉ lệ miễn trừ hợp lý - nguồn hàng không ổn định về số lượng, hao hụt dọc đường - quy định dung sai - bao bì rách, vỡ - quy định cụ thể điều khoản bao bì về vật liệu, kích cỡ, số lớp, đai nẹp. 3. Giá cả - biến động của giá cả đầu ra - biến động của giá cả đầu vào - đưa vào hợp đồng các phương pháp quy định giá như : giá quy định sau- giá xác định khi thực hiện hợp đồng giá linh hoạt- giá xác định khi kí kết nhưng được điều chỉnh nếu vượt qua ngưỡng quy định giá di động- giá được tính toán vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá quy định ban đầu 4. Thanh toán - Người mua không thanh toán, không mở L/C, chậm mở L/C, trả thiếu tiền, trả chậm - quy định biện pháp đảm bảo thanh toán: phat vi phạm nghĩa vụ mở L/C phạt vi phạm do trả chậm, trả thiếu mở L/C xác nhận, bảo lãnh thanh toán(letter of guarantee) - người bán không giao hàng - quy định người bán mở bảo đảm thực hiện hợp đồng ( performance bond hoặc standby L/C ) - bộ chứng từ không hợp lệ, làm người bán không nhận được tiền, người mua không nhận được hàng -quy định rõ ràng nội dung và hình thức của các chứng từ giao hàng, chứng từ tài chính trong điều khoản thanh toán -nghiên cứu kĩ năng lực tài chính của đối tác 5. Vận tải - tai nạn, sự cố hàng hải - cướp biển - mua bảo hiểm hàng hoá XNK, thuê tàu đủ khả năng đi biển, quy định về tuổi tàu, lựa chọn tuyến đường chuyên chở an toàn - lừa đảo trong thương mại hàng hải - thuê tàu của hãng tàu có uy tín,biết rõ quốc tịch, nguồn gốc con tàu 2.1.2 Lựa chọn bảo hiểm cho rủi ro: Bảo hiểm hàng hoá XNK : Bảo hiểm hàng hoá XNK là biện pháp truyền thống để hạn chế rủi ro, tổn thất. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm đúng cho đối tượng bảo hiểm lại là một nghệ thuật không đơn giản chút nào. Bảo hiểm chỉ phát huy tác dụng là một biện pháp hạn chế rủi ro, tổn thất khi doanh nghiệp mua đúng bảo hiểm – tức là mua bảo hiểm theo điều kiện nào để khi tổn thất xảy ra sẽ đươc bồi thường và tiết kiệm chi phí nhất. Do tính chất khác nhau của từng loại hàng hoá, nên khi mua bảo hiểm doanh nghiệp cần lưu ý đến tính chất hàng hoá, quy cách đóng gói, tuyến đường vận chuyển. Dưới đây là một số loại hàng hoá XNK phổ biến và các điều kiện bảo hiểm thường được áp dụng: Bảng 12: Các điều kiện bảo hiểm cho một số loại hàng hoá XNK phổ biến Mặt hàng Đặc tính Điều kiện bảo hiểm (ĐKBH) nên áp dụng *Than Dễ bắt lửa FPA + ĐKBH nóng, tự bốc cháy *Quặng Phát nhiệt cao FPA + ĐKBH nóng, tự bốc cháy *Gỗ Dễ hút ẩm, nứt nẻ, cong vênh, mối mọt, cháy FPA *Phốt phát Dễ hút ẩm FPA + ĐKBH chi phí sấy *Nitrat , potesium Hoà tan trong nước FPA *Dầu công nghiệp Dễ cháy, nhiễm điện, dễ nổ, dễ nhiễm bẩn do cặn bẩn trong giếng dầu ĐKBH dầu chở xá + BH rủi ro nhiễm bẩn sản phẩm dầu + BH nóng, tự bốc cháy *Hoá chất -đóng bao -lỏng, không bao bì - Bao bì dễ hư hỏng, rách vỡ, dễ hút ẩm - Dễ nhiễm bẩn, hao hụt - WA + BHRR mưa,nước ngọt, không giao hàng hoặc AR - WA + BHRR dễ nhiễm bẩn, thiếu hàng *Bông thô Dễ nhiễm bẩn dễ hút ẩm, mục nát, dễ bị ôxy hoá, tự bốc cháy AR + bảo hiểm hư hỏng từ nơi xuất xứ(do mưa bùn gây ra trước khi gửi hàng) *Len Dễ hút ẩm, mục nát,ôxy hoá, dễ cháy AR *Hàng dệt Rủi ro mất trộm, không giao hàng , dễ cháy, hút ẩm dễ hỏng, đứt sợi AR hoặc WA + bảo hiểm mất trộm, không giao hàng *Da, da thuộc Dễ đổ mồ hôi, nóng lây bẩn do tiếp xúc với hàng khác trộm cắp, không giao hàng WA+ BHRR nước ngọt, nước biển hoặc AR *Máy móc Dễ hỏng hóc bộ phận AR+điều khoản thay thế phụ tùng *Sắt thép Dễ gỉ, han FPA hoặc AR *Hàng đông lạnh, thịt và hải sản khác Dễ ôi thiu, dễ ảnh hưởng của quá trình hoạt động sinh trưởng của vi sinh FPA *Đồ hộp Dễ mất cắp, gỉ, nhãn bị mốc, bong AR + bảo hiểm nhãn hiệu (label clause) *Hạt Dễ ẩm, đọng sương, đổ mồ hôi, dễ phát triển thành cây, độ thuỷ phần cao WA+BHRR mưa, nước ngọt, độ ẩm hàng hoá+BHRR đổ mồ hôi, nóng Ghi chú: - WA : ĐKBH miễn tổn thất riêng ( ICC-1963) FPA : ĐKBH tổn thất riêng ( ICC-1963) AR : ĐKBH mọi rủi ro ( ICC-1963) Bảo hiểm rủi ro do tỷ giá và giá cả hàng hoá biến động: Bảo hiểm rủi ro tỷ giá Để bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong số các cách sau: Bảo hiểm kỳ hạn: bảo hiểm kỳ hạn là sự thoả thuận về việc chuyển đổi hai đơn vị tiền tệ vào một ngày quy định trong tương lai theo tỷ giá hối đoái được xác định khi hai bên ký hợp đồng bảo hiểm . Giả sử sau khi ký hợp đồng XNK dự đoán tỷ giá giảm, người XK bị lỗ vì khi quy đổi, số nôi tệ thu về ít hơn ban đầu. Người XK có thể tránh rủi ro này bằng cách bán kỳ hạn ở sở giao dịch một lượng ngoại tệ bằng với trị giá hợp đồng với tỉ giá bằng tỉ gía ở thời điểm ký hợp đồng xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá giảm, hợp đồng XK bị lỗ nếu tính theo tỉ giá mới nhưng hợp đồng bán kỳ hạn lại lãi đúng một khoản bằng khoản lỗ. Trường hợp ngược lại, dự đoán tỷ giá tăng, người NK mua kỳ hạn một lượng ngoại tệ với tỉ giá bằng tỉ giá khi ký hợp đồng . Mua hợp đồng quyền chọn (Option contract): Hợp đồng quyền chọn có hai loại: hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Hợp đồng quyền chọn mua (quyền chọn bán) cho phép mua( bán ) một lượng ngoại tệ với giá quy định trước bất kể tỷ gía trên thị trường biến động như thế nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Người mua hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn thực hiện hợp đồng hoặc có thể huỷ hợp đồng và phải trả một khoản phí gọi là phí chọn mua (phí chọn bán). Nhà kinh doanh XNK có thể sử dụng nghiệp vụ này để bảo hiểm rủi ro tỉ giá. Dự đoán tỷ giá tăng, người NK sẽ bất lợi do số nội tệ phải bỏ ra mua ngoại tệ để thực hiện hợp đồng NK tăng, anh ta có thể mua quyền chọn mua với tỷ giá bằng tỷ giá khi ký hợp đồng. Nếu dự đoán đúng, người mua bị lỗ trong hợp đồng XNK nhưng lại lãi trong hợp đồng quyền chọn. Nếu dự đoán sai, người mua có thể huỷ hợp đồng và chỉ phải trả phí chọn mua. Dự đoán tỷ giá giảm, người XK sẽ bất lợi, anh ta có thể mua quyền chọn bán với tỷ giá bằng tỷ giá khi ký hợp đồng. Nếu dự đoán đúng, người bán bị lỗ trong hợp đồng XNK nhưng lại lãi trong hợp đồng quyền chọn. Nếu dự đoán sai, người bán có thể huỷ hợp đồng và chỉ phải trả phí chọn bán. Bảo hiểm rủi ro do giá cả nguyên vật liệu đầu vào biến động: Để tránh rủi ro này, nhà kinh doanh XNK có thể tham gia vào các giao dịch ở Sở giao dịch hàng hoá như giao dịch kỳ hạn, giao dịch khống, nghiệp vụ tự bảo hiểm. Giao dịch kỳ hạn là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được tiến hành sau một kỳ hạn nhất định nhằm mục dích thu lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng với lúc giao hàng. Nghiệp vụ tự bảo hiểm là biện pháp kỹ thuật thường được các nhà buôn nguyên liệu, các nhà sản xuất áp dụng nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính bằng cách lợi dụng giao dịch khống trên Sở giao dịch. Ví dụ, một thương nhân mua một lượng lạc vào tháng 8, dự tính 3 tháng sau sẽ bán lại để thu lãi bình thường trong kinh doanh. Sợ rằng đến tháng 11 giá lạc sẽ hạ và thương vụ sẽ lỗ nên ngay từ tháng 8 khi mua vào, thương nhân đó đến sở giao dịch để bán khống một lượng lạc ngang với lượng mua vào theo giá của tháng 8 và hạn giao là tháng 11. Đến tháng 11, thương nhân bán lượng lạc theo giá thị trường lúc đó, đồng thời cũng đến Sở giao dịch thanh toán chênh lệch giá của hợp đồng bán khống. Nếu giá ở tháng 11 hạ hơn giá tháng 8 thì thương nhân này bị lỗ trong giao dịch hiện vật nhưng lãi trong giao dịch khống và ngược lại. Lãi của hợp đồng này bù cho lỗ của hợp đồng kia làm cho thương nhân này không bị tác động của biến động giá cả. Tuy nhiên, ở Việt nam các biện pháp này khó có thể được thực hiện ở thời điểm hiện tại khi SGD mới đang ở giai đoạn phôi thai. 2.2 Các biện pháp mang tính tổ chức quản lý 2.2.1 Giám sát thực hiện hợp đồng: Rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK đem lại những sự kiện bất lợi, những thiệt hại cho người kinh doanh XNK. Do đó, để thực hiện hợp đồng một cách trôi chảy, thuận lợi, doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng . Hoạt động giám sát hợp đồng là tập hợp các công việc mà mỗi bên cần phải thực hiện để đảm bảo rằng phía mình và phía đối tác có thực hiện các nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng. Các nghĩa vụ của mỗi bên thường được thực hiện tại những thời điểm khác nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó, cần thiết lập hệ thống nhắc nhở tại các thời điểm thích hợp để các bên có thể thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, thông qua đó theo dõi tiến độ và các công đoạn nhằm đạt hiệu quả cao, tối ưu hoá quy trình thưc hiện hợp đồng XNK. Giám sát hợp đồng liên quan đến viêc nhận dạng và theo dõi chuỗi sư kiện và hành động khi đến thời điểm hành động hoặc khi cần phải hành động. Nhờ đó, giám sát thực hiện hợp đồng tập trung vào quản lý ở những khâu quan trọng của quá trình thực hiện hợp đồng nhằm phòng ngừa rủi ro, tổn thất. Nội dung của giám sát thực hiện hợp đồng XNK phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng xuất nhập khẩu. Thông thường, các điều khoản hợp đồng cần giám sát chặt chẽ là: khối lượng hàng hoá : chủng loại, số lượng từng chủng loại chất lượng hàng hoá : hiện trạng chất lượng, thời gian, địa điểm, phương pháp kiểm tra chất lượng, chỉ định cơ quan giám định bao bì hàng hoá : loại và chất lượng bao bì, người cung cấp bao bì, thời điểm và địa điểm cung cấp bao bì chỉ định tàu / cảng: đặc điểm tàu, thời gian đến cảng bốc hàng, tuyến đường vận chuyển chứng từ cần thiết cho thông quan gía cả: nếu giá cả thị trường biến động và giá là giá quy định sau hoặc giá di động hay giá trượt, theo dõi thời điểm, địa điểm để gặp gỡ nhau đàm phán lại giá thanh toán: thời điểm mở L/C , tiến độ thanh toán, … khiếu nại: thời gian khiếu nại, chứng từ cần lập khi khiếu nại, giải quyết khiếu nại Để tiến hành giám sát hợp đồng, doanh nghiệp có thể sử dụng một loạt phương pháp như : lập hồ sơ theo dõi hợp đồng, phiếu giám sát hợp đồng và các phương pháp sử dụng máy tính điện tử để quản lý thông tin. Giám sát thực hiện hợp đồng giúp doanh nghiệp nhận diện được những khâu công việc có thể phát sinh rủi ro, tổn thất, từ đó có thể đưa ra các quyết định ngăn chặn rủi ro hoặc nếu rủi ro đã xảy ra thì có các biện pháp khoanh vùng, giảm thiểu tổn thất. Sau đây là một ví dụ về tình huống có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển xếp dỡ: Rủi ro với chất lượng hàng hoá Nguyên nhân Biện pháp khoanh lại rủi ro, tổn thất Hàng bị hấp hơi đi qua vùng nhiệt độ khác nhau sử dụng chất hút ẩm Hàng bị lây bẩn lây hại tiếp xúc với hàng hoá khác tách phần hàng bị tổn thất và bị lây bẩn lây hại ra khỏi hàng còn nguyên vẹn Hàng bị rách,vỡ, chảy bao bì hỏng đóng gói lại, thay bao bì Hàng bị bẹp, cong, vênh va chạm trong vận chuyển, xếp dỡ chèn lót cẩn thận 2.2.2 Xây dựng bộ phận chuyên trách có chức năng quản lý rủi ro, tổn thất Bộ phận này sẽ tập trung vào công tác nhận dạng, đánh giá và đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro xảy ra với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK . Cụ thể là: Nghiên cứu, phân tích, nhận dạng rủi ro trong thực hiện hợp đồng Nghiên cứu, nhận dạng rủi ro là quá trình liên tục và có hệ thống nhằm xác định các rủi ro, bất trắc của doanh nghiệp. Các hoạt động nhận dạng nhằm thu thập, phát hiện thông tin về rủi ro , các yếu tố mạo hiểm, nguy cơ rủi ro. Nghiên cứu, nhận dạng rủi ro bao gồm một số nội dung cơ bản sau: nghiên cứu về rủi ro nghiên cứu về đối tượng rủi ro xây dựng bảng liệt kê về rủi ro phân tích hiểm hoạ Đo lường rủi ro, tổn thất Đo lường có vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng tới việc phân bổ các nguồn lực cho quản lý và kiểm soát rủi ro,tổn thất. Đo lường giúp doanh nghiệp biết được rủi ro đó xảy ra nhiều hay ít, mức độ và tác hại của rủi ro, tổn thất và những ảnh hưởng của nó đến khả năng tài chính của doanh nghiệp . Các phương pháp đo lường có thể được sử dụng: phương pháp định lượng: cân, đong, đo, đến, tính toán, thống kê… phương pháp địng tính : đo lường tổn thất dựa trên cơ sở kinh nghiệm, suy đoán tổn thất, tính toán tình huống tương tự, giả định, thăm dò… Phương pháp định lượng thường được sử dụng sau khi rủi ro đã xảy ra gây tổn thất và tổn thất đó là tổn thất hữu hình, có thể xác định được bằng phương pháp vật lý thông thường. Phương pháp định tính được sử dụng cả trước khi rủi ro xảy ra lẫn sau khi rủi ro đã xảy ra . Đối với các doanh nghiệp Việt nam hiện nay, cần đẩy mạnh áp dụng phương pháp định tính vì nó mang tính tích cực hơn cho quá trình quản lý rủi ro của doanh nghiệp . Ví dụ cụ thể về áp dụng phương pháp định tính để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong thanh toán quốc tế của doanh nghiệp : Bước 1: Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trong thanh toán quốc tế A: tỷ giá hối đoái B: sai sót trong bộ chứng từ thanh toán C: yếu kém về nghiệp vụ ngân hàng D: ý thức thực hiện hợp đồng của đối tác E: phương thức thanh toán Bước 2 : Xác định phương pháp đo lường: phương pháp so sánh liên hoàn phương pháp cho điểm. Nếu mức độ ảnh hưởng lớn hơn : điểm số đạt được là 3 Nếu mức độ ảnh hưởng bằng nhau : điểm số đạt được là 1 Nếu mức độ ảnh hưởng nhỏ hơn : điểm số đạt được là 0 Bước 3 : Lập bảng so sánh liên hoàn theo mức độ ảnh hưởng của nhân tố tác động tới rủi ro trong khâu thanh toán quốc tế của doanh nghiệp : A B C D E Tổng điểm Xếp thứ bậc ưu tiên A 0 1 0 0 1 4 B 3 3 1 3 10 1 C 1 0 0 0 1 4 D 3 1 3 3 8 2 E 3 1 3 0 7 3 Số điểm trung bình 5,4 Bước 4: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Từ bảng so sánh có thể kết luận như sau: nguyên nhân chủ yếu của rủi ro trong thanh toán quốc tế là do sai sót trong bộ chứng từ thanh toán, tiếp đến là do ý thức thực hiện hợp đồng, phương thức thanh toán. Yếu tố tỉ giá hối đoái và yếu kém về nghiệp vụ ngân hàng có mức độ ảnh hưởng như nhau. Do đó, doanh nghiệp nên quan tâm nhiều tới khâu lập bộ chứng từ thanh toán và giám sát chặt chẽ tiến độ thanh toán. Xử lý rủi ro, tổn thất: Xử lý rủi ro, tổn thất là triển khai tổng hợp các biện pháp cần thiết để ngăn chặn kịp thời rủi ro,tổn thất . Xử lý rủi ro, tổn thất có thể bao trùm các nội dung sau: Kế koạch hành động : bao gồm toàn bộ hoạt động tác nghiệp của bộ phận liên quan khi rủi ro xảy ra Kế koạch tài chính: gồm khoản phải chi cho xử lý sơ bộ rủi ro, tổn thất như chi phí khắc phục, sửa chữa, cứu giữ thị trường, bồi thường thiệt hại Kế hoạch nhân lực: chuẩn bị nhân lực xử lý rủi ro, tổn thất, hành động nhanh, thống nhất, hiệu quả khi xảy ra rủi ro, tổn thất. Xử lý rủi ro, tổn thất gồm các bước cụ thể: khoanh lại rủi ro, tổn thất: không làm rủi ro,tổn thất lan rộng cả về phạm vi lẫn mức độ trầm trọng để không trở thành nguyên nhân gây rủi ro, tổn thất khác. Tuỳ loại rủi ro, tổn thất mà người ta sử dụng biện pháp khoanh lại khác nhau. Ví dụ: rủi ro về chất lượng do lây bẩn lây hại thì phải tách riêng phần hàng bị tổn thất để xử lý và tiến hành giám định ngay để có căn cứ khiếu nại. Tìm kiếm biện pháp kĩ thuật : khôi phục giá trị sử dụng, giá trị thương mại của hàng hoá Giám sát xử lý rủi ro, tổn thất: đảm bảo quá trình xử lý hiệu quả Di chuyển rủi ro, tổn thất: khiếu nại người bảo hiểm nếu hàng hoá được bảo hiểm Tài trợ rủi ro tổn thất: Là biện pháp trích lập quỹ để : Xây dựng kế hoạch phục hồi kinh doanh: là tổng thể các biện pháp khả thi để hạn chế hậu quả lâu dài nếu rủi ro, tổn thất xảy ra Thực hiện kế hoạch phục hồi kinh doanh : Biện pháp khẩn cấp: bảo đảm an toàn, bảo vệ hàng hoá, chứng từ Thông báo cho khách hàng, bạn hàng về kế hoạch Xử lý tai biến: hỏi ý kiến chuyên gia, phân công nhiệm vụ Thực hiện chươnng trình cứu giữ thị trường , quan hệ bạn hàng Tái đầu tư kinh doanh Kiểm tra,đánh gía lại kế hoạch 2.3 Nhóm biện pháp mang tính chiến lược: 2.3.1 Tăng cường hoàn thiện kế hoạch chiến lược kinh doanh XNK Kế hoạch hoá chiến lược kinh doanh XNK là quá trình phân tích, nhận định các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đưa ra chiến lược nhằm tiến hành một cách có hệ thống các khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian dài. Hoàn thiện kế hoạch chiến lược kinh doanh XNK bao hàm nội dung xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược, giám sát và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Với ý nghĩa này, chiến lược kinh doanh XNK giúp doanh nghiệp định hướng được mục tiêu,cơ cấu tối ưu nguồn lực để đạt được mục tiêu đó, đồng thời công tác giám sát luôn được chú trọng, từ đó ổn định bạn hàng, ổn định thị trường, luôn chủ động trong hạn chế phòng ngừa tối đa rủi ro, tổn thất có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK. 2.3.2 Xây dựng hệ thống kênh thông tin cập nhật nhằm xử lý kịp thời và có hiệu quả trước những biến động của giá cả, thị trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin ở cả hai cấp: Cấp doanh nghiệp: doanh nghiệp cần giải quyết ba vấn đề Thu hút được nhân viên có trình độ chuyên môn cao, biết thu thâp, khai thác, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin. Trang bị máy móc thiết bị, công nghệ cho thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin Hoàn thiện cơ chế quản lý, điêù hành về thu thập tìm kiếm và bảo mật thông tin. Cấp ngành hàng: doanh nghiệp cần tham gia vào các hiệp hội ngành hàng để tạo ra sự liên kết thông tin giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Ngoài ra, trước khi đàm phán, kí kết , tiến hành giao dịch tại một khu vực thị trường, doanh nghiệp nên sử dụng các dịch vụ tư vấn để có những thông tin cần thiết về thị trường và tham khảo ý kiến các chuyên gia về khu vực thị trường đó. Qua đó, doanh nghiệp có thể biết được yếu tố nào là quan trọng với đối tác, phía Việt nam hay mắc phải những sai lầm gì, quy định về luật pháp của thị trường đó ra sao. Biện pháp này rất hữu hiệu trong phòng tránh, hạn chế rủi ro, tổn thất. 2.3.3 Trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý của cán bộ trong doanh nghiệp Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần phải được tiến hành thường xuyên liên tục vì trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nhân tố quyết định nhất tới hiệu quả của các biện pháp hạn chế rủi ro, tổn thất. Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều nằm dưới sự giám sát, điều hành của con người, do đó một doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ vững mạnh tinh thông nghiệp vụ và trình độ quản lý tốt sẽ là vũ khí lợi hai trong phát triển kinh doanh an toàn. Các lĩnh vực cần đặc biệt chú ý tới trong đào tạo là kiến thức về luật pháp nước đối tác, tập quán quốc tế, nghiệp vụ ngoại thương, văn hoá kinh doanh, tiếng Anh, Tin học. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều biện pháp như tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, cử người tham gia các khoá học chuyên ngành ngắn hạn và dài hạn tại các trường đại học, thi tìm hiểu kiến thức nghiệp vụ. Kết luận Quá trình thực hiện hợp đồng XNK bao giờ cũng là quá trình gian nan, vất vả, nhiều thử thách. Nó gian nan, vất vả ở sự phức tạp riêng có của hoạt động kinh doanh XNK, nhiều thử thách ở những nguy cơ rủi ro, tổn thất luôn tiềm ẩn trong từng khâu của quá trình thực hiện hợp đồng. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK, có thể khẳng định sự tồn tại khách quan hết sức đa dạng, phức tạp của rủi ro, tổn thất xảy ra khi thực hiện hợp đồng. Những biến động về giá cả, sự thay đổi về chất lượng, số lượng, những rủi ro trong thanh toán, vận tải, những nguy cơ rủi ro, tổn thất từ môi trường tự nhiên, chính trị, môi trường cạnh tranh, những thay đổi về cơ chế chính sách điều hành kinh doanh XNK của nhà nước, những yếu kém trong năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tất cả cùng hoà quyện, đan xen vào nhau tạo thành một môi trường kinh doanh XNK ngày càng trở nên bất định. Tuy vậy, kinh doanh XNK vẫn là lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn nếu doanh nghiệp biết cách phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất. Thực tế phức tạp, đa dạng của rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK đòi hỏi phải có sự phối hợp tích cực giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nhà nước cần quan tâm tới các giải pháp vĩ mô còn doanh nghiệp nên tập trung nhiều hơn tới các giải pháp vi mô mang tính chất nghiệp vụ, tổ chức, quản lý. Rủi ro, tổn thất đã, đang và sẽ mãi tiềm ẩn song hành với quá trình thực hiện hợp đồng XNK. Do đó, không thể kể hết những rủi ro, tổn thất đã xảy ra và càng không thể dự đoán được chính xác những rủi ro, tổn thất sẽ xảy ra. Hy vọng rằng khoá luận này đã đưa ra được bức tranh khái quát khá đầy đủ và toàn diện về rủi ro, tổn thất của các doanh nghiệp XNK Việt Nam hơn một thập kỷ qua và một số biện pháp hạn chế phòng ngừa hữu hiệu rủi ro, tổn thất có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Qua đó, khoá luận đã góp một phần dù là nhỏ bé trong việc nhìn nhận một vấn đề còn đang bỏ ngỏ, chưa được sự quan tâm của nhiều người. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthao khoa luan.doc
  • docloi cam on.doc
  • docmuc luc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan