Phần mở đầu
Sự nghiệp đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường của Việt Nam đã và đang được xúc tiến rất mạnh mẽ. Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế đươc tiến hành đồng thời với quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa. áp lực đòi hỏi phải có sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao phát sinh từ nhiều phía : nguy cơ tụt hậu, tỷ lệ gia tăng dân số cao, nạn thất nghiệp trầm trọng…Để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu phải tạo ra những bước chuyển mạnh mẽ về nă
96 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Rủi ro tín dụng & quản lý rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương Mại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng suất chất lượng, hiệu quả trong sản xuất để trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 năm biến nền kinh tế nước ta thành một nền kinh tế có trình độ công nghiệp có trình độ hiện đại trung bình so với thế giới. Đồng thời nâng cao mức sống của nhân dân, tạo đà cho những bước phát triển bền vững tiếp theo.
Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và những năm kế tiếp, với trọng tâm thực hiện chương trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa nền kinh tế nhu cầu vốn đầu tư cho toàn bộ xã hội vào khoảng trên 50 tỷ USD. Riêng nhu cầu vốn phục vụ cho mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam chúng ta. Hơn nữa trong tiến trình đó yêu cầu phải làm nhiều việc trong nhiều lĩnh vực. Mỗi hoạt động Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa có những đặc điểm tính chất khác nhau đòi hỏi phải tìm những nguồn vốn thích ứng với từnh hoạt động này. Điều đó đòi hỏi dù trên phạm vi kinh tế vĩ mô hay trên trên phạm vi vi mô của từng doanh nghiệp, những tế bào của nền kinh tế, đều phải được nghiên cứu khả thi tỷ mỷ, dưới hình thức một dự án đầu tư được tuyền chọn nghiêm túc. Như vậy các giải pháp tạo vốn đầu tư phải nằm ngay trong các dự án đầu tư có hướng đích Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa.
Trong số các dự án đầu tư này có những dự án đổi mới kỹ thuật công nghệ. Tuy nhiên đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ bằng máy móc thiết bị hiện đại là một bài toán mà không phải doanh nghiệp nào cũng giải được, số doanh ngiệp có đáp án thành công càng hiếm hoi. Loại dự án này thường đòi hỏi vốn lớn thuộc loại đầu tư trung dài hạn có nhiều rủi ro. Do đó muốn tìm vốn tài trợ cho loại dự án đầu tư này phải chứng minh tính khả thi cao, tỷ lệ sinh lời hấp dẫn và được thẩm định là khả thi. Nếu hội đủ những điều kiện này, dự án đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ có thể tìm được sự tài trợ bằng cách phối hợp nhiều nguồn vốn khác nhau phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược đầu tư.
Một trong những nguồn vốn đó chính là Tín dụng thuê mua ( Leasing ), mà nó thường đóng vai trò tài trợ rất có ý nghĩa trong các nền kinh tế đang phát triển. Nguồn tài trợ này cũng thường gắn chặt với các lĩnh vực sản xuất king doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp có qui mo vừa và nhỏ. Bởi đó là một giải pháp cấp tín dụng bằng hiên vật ( nhà xưởng, máy móc thiết bị…) thay thế cho việc đi vay từ các ngân hàng để mua sắm máy móc thiết bị.
Thị trường tín dụng thuê mua tại các nước đã phát triển cũng xem đó là một bộ phận của thị trường vốn vì nó có liên quan đến các giao dịch vốn trung và dài hạn. Các tài sản đươc tài trợ thuê mua thường có thời hạn hữu ích trên một năm.
Tuy nhiên khác với thị trương cho vay trung và dài hạn các ngân hàng đầu tư luôn yêu cầu cầm cố, thế chấp bất động sản mà không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng có khả năng đáp ứng, đồng thời cũng khác với thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhưng chỉ có loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần mới được phép phát hành. Trên thị trường Leasing các công ty cho thuê tài chính có khả năng cung cấp cả vốn hiện vật lẫn các dịch vụ kỹ thuật giúp cho người thuê đạt được hiệu quả từ việc sử dụng tài sản thuê mua. Đối tượng được cấp tín dụng thuê mua cũng có thể thuộc mọi loại hình doang nghiệp, kể cả hộ sản xuất gia đình mà không cần có tài sản thế chấp.
Xét từ góc độ doanh nghiệp, các phương thức tín dụng thuê mua sẽ cho phép doanh nghiệp với tư cách là người đi thuê có thể sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị cần thiết mà không phải đầu tư một lần với số vốn lớn, gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác tín dụng thuê mua cũng giúp cho doanh nghiệp không nhất thiết phải vay nợ ngân hàng để đầu tư vào các loại tài sản cố định, làm giảm tỷ lệ Nợ/Vốn của doanh nghiệp. Hơn nữa nếu vay nợ ngân hàng để mau sắm máy móc thiết bị thì các ngân hàng cũng chỉ cho vay tối đa khoảng 70% - 80% giá trị. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể thương lượng với công ty cho thuê tài chính để áp dụng phương thức bán và tái thuê. Theo đó doanh nghiệp có thể bán một phần tài sản của mình cho công ty cho thuê tài chính, đồng thời ký hợp đồng thuê lại tài sản đó. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể thu hồi một số vốn tiền tệ để đầu tư vào việc khác mà vẫn tiếp tục đươc sử dụng tài sản, không bị gián đoạn các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xét từ góc độ ở cấp vĩ mô của toàn nền kinh tế, phương thức tín dụng thuê mua cũng là một phương thức huy động vốn nước ngoài tài trợ trung dài hạn cho các doanh nghiệp trong nước. Nhu cầu trang bị Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa các nghành kinh tế không nhất thiết chỉ có con đường mời gọi vốn FDI, đầu tư hợp tác liên doanh. Ngoài ra theo qui định của IMF ( Quỹ tiền tệ quốc tế) thì các khoản nợ do thuê mua máy móc thiết bị ở nước ngoài không tính vào tổng số nợ nước ngoài của nước đó. Do đó Leasing cũng sẽ có ý nghĩa đối với Việt Nam chúng ta đang trong giai đoạn vận động và tiếp nhận nguồn vốn ODA dưới những điều kiên khống chế hạn mức nợ nước ngoài từ các định chế tài chính quốc tế đưa ra. Hiện nay số nợ nước ngoài của Việt Nam chưa phải lên tới con số quá lớn nhưng có thể nói cũng không phải là nhỏ.
Chính từ những lợi ích to lớn của tín dụng thuê mua, một kênh dẫn vốn quan trọng tới các doanh nghiêp, một trong những nhân tố đẩy nhanh trình độ phát triển công nghệ đã khiến nó trở thành một đề tài được tìm hiểu và nghiên cứu nhằm ứng dụng vào nước ta trong những năm gần đây. Với Việt Nam trong công cuộc đầu tư Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa nền kinh tế thì nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn. Tuy nhiên trong thời gian qua vốn đầu tư để đổi mới máy móc thiết bị còn bị hạn chế bởi cơ chế đầu tư còn nhiều bất cập. Nhằm khắc phục thực trạng này việc đưa ra một cơ chế đầu tư hợp lý là điều cấp thiết. Chính vì vậy sự ra đời của một số công ty cho thuê tài chính ở Việt nam là một giải pháp hữu hiệu. Một trong số các công ty đó là “Công ty cho thuê tài chính – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam “
Tiện ích của nghiệp vụ cho thuê tài chính mang lại không phải là nhỏ. Nó là một lối thoát cho cơn khát vốn gay gắt đang trói tay các doanh nghiệp. Nhu cầu đầu tư máy moác thiết bị mới khống ngừng tăng qua các năm không chỉ vì hiện trạng của các doanh nghiệp hiện tại mà còn vì con số ngày càng tăng các doanh nghiệp mới được thành lập. Với một thị trường đầu ra như vậy, đáng ra trong thời gian qua cho thuê tài chính có thể tìm được những cơ hội phát triển nhẩy vọt. Song những gì đang diễn ra không mang lại cho các công ty cho thuê tài chính nói chung và của Ngân Hàng Công Thương nói riêng một thị trường phát triển như mong muốn. Trước tình hình thuê và cho thuê hiện nay, phải khẳng định cho thuê tài chính là “ một thị trường đầy tiềm năng nhưng đầu ra lại bế tắc” Với đề tài “ Một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Công thương Việt Nam“ để từ đó có thể thấy rõ được vai trò của cho thuê tài chính đối với sự phát triển kinh tế đồng thời tìm ra được những giải pháp phù hợp với điều kiện Việt nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Do đó chuyên đề sẽ bao gồm những vấn đề chính sau đây:
Chương I : Những vấn đề chung về cho thuê tài chính
Chương II : Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động của Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Công thương Việt Nam
Chương III : Một số giải pháp và kiến nghị
Tuy nhiên đây là một đề tài rộng lớn còn nhiều điều mới mẻ ở nước ta và với sự hiểu biết còn hạn chế nội dung của chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để đề án được bổ sung và hoàn chỉnh.
Nội dung
chuơng I: những vấn đề chung về cho thuê tài Chính
I. Cho thuê tài chính trong nền kinh tế thị trường.
1.Sơ lược lịch sử tổ chức hoạt động cho thuê tài chính trên thế giới
Cho thuê tài sản là một công cụ tài chính đã được sáng tạo từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại. Theo các thư tịch cổ, các giao dịch cho thuê tài sản đa xuất hiện từ năm 2800 trước CN tại thành phố của người Sumerian của người UR. Các thầy tu giữ vai trò người cho thuê, người thuê là những nông dân tự do. Tài sản được đem ra giao dịch thường là công cụ sản xuất nông nghiệp. Vào khoảng năm 1700 trước CN, vau Babilon là Hamnurabi đã ban hnàh nhiều văn bản quan trọng tạo thành một bộ luật lớn, trong đó có đưa những qui định về hoạt động cho thuê tài sản. trong các nền văn minh cổ đại khác như Hy Lạp, Lã Mã hay Ai Cập cũng xuất hiện các hình thức cho thuê để tài trợ cho việc sử dụng đất đai, gia súc, công cụ sản xuất. Có thể nói rằng, rất nhiều vấn đề giao dịch thuê mua ngày nay gặp phải đã được giải quyết từ nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên các giao dịch thuê mua thời cổ đại thuộc hình thức thuê mua kiểu truyền thống (Traditional Lease). Phương thức giao dịch của hình thức này tương tự như hình thức thuê vận hành ngầy nay và trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại của nó đã không có sự thay đổi lớn nào về tính chất giao dịch.
Đầu thế kỷ 19, hoạt động thuê mau đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng và chủng loại thiết bị, tài sản cho thuê. Đến đầu thập niên 50 của thế kỷ này, giao dịch thuê mau đã có những bước phát triển nhảy vọt, nhất là tại Hoa Kỳ. Nguyên nhân của sự phát triển này là do hoạt động thuê mua đã có những thay đổi về tính chất của gia dịch. Đó là sự xuất hiên của nghiệp vụ chi thuê tài chính (Finace Leasing). Nó xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ, do công ty tư bản Unitel State Leasing Corporation sáng tạo ra. Sau đó nghiệp vụ Leasing phát triển sang Châu Âu và đã được ghi vào luật thuê mau của Pháp, năm 1960 với tên gọi “Crédit Bail”. Cũng năm 1960 hợp đồng thuê mau đầu tiên đã được thảo ra ở Anh.
Từ khi xuất hiện hình thức cho thuê tài chính, các hoạt động giao dịch thuê mua đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ cả về chủng loại tài sản, thiết bị và khối lượng giao dịch. Trong giao dịch chi thuê mua ngày nay, các công ty chi thuê tài chính (Leasing) có thể thuê những nhà máy hoàn chỉnh theo phương thức chìa khoá trao tay. Đồng thời về mặt chủng loại, hoạt động thuê mau bao gồm từ các thiết bị, dụng cụ văn phòng cho tới những toà nhà lớn. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ tổng số vốn thiết bị cho thuê năm 1987 ước tính lên tới 107,9 tỷ USD và có tốc độ gia tăng 7% mỗi năm. Ngày nay nghành thuê mua thiết bị Hoa Kỳ chiếm khoảng 25% - 30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm. Còn ở Anh theo các số liệu của Hiệp Hội Tín Dụng thuê mua thiết bị, thì năm 1993, thuê vận hành chiếm khoảng 20% vốn tài trợ cho các hoạt động thuê mua của nước Anh, tổng giá trị thuê mua đạt khoảng 60 tỷ USD. Đối với các nước Châu á, thuê tài chính cũng đã có những bước phát triển đáng kể bắt đầu từ thập niên 70 và không có một chuẩn mực nào đối với tổ chức hoạt động của công ty Leasing. Chỉ có 2 nước là Hàn Quốc và Philipin là có luật Leasing, còn các nước khác hoạt động của công ty Leasing do các luật khác chi phối như luật thuế, luật thương mại, luật đầu tư…ở các khu vực khác hoạt động cho thuê tài chính cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, nhất là trong những năm gần đây là do nó là một hình thức tài trợ có tính an toàn cao, tiện lợi và có hiệu quả đối với các bên tham gia. Theo các số liệu thống kê cho thấy năm 1994 nghành công nghiệp cho thuê mua thế giới có giá trị trao đổi chiếm khoảng 350 tỷ USD.
2. Định nghĩa về Leasing.
Điều đầu tiên cần được xem xét là thuật ngữ Leasing. Thực chất nên gọi phương thức finance leases là tài trợ thuê mua, tín dụng thuê mua hay cho thuê tài chính.
Về cơ bản, vấn đề đang đề cập ở đây được ’’du nhập” từ nước ngoài, từ tiếng Anh là finance lease (một số tài liệu gọi là leasing, capital lease) hay tiếng Pháp là crédit-bail. Chính từ những chữ tiếng Anh :fiance là tài chính hay tài trợ còn lease là thuê nên các nhà dịch thuật đã đưa ra nhiều tên gọi như : Cho thuê tài chính, leasing, tài trợ thuê mua, cho thuê vốn...Trong tiếng Pháp crédit là tín dụng còn bail có nghĩa là thuê nên có thể dịch là tín dụng thuê mua
Khi dịch từ tiếng nước ngoài thì thuật ngữ không cần bám sát từ mà cần đảm bảo khái quát được bản chất của sự vật hiện tượng mà thuật ngữ đang mô tả.
Nếu gọi là cho thuê tài chính theo các văn bản chính thức qui định thì liệu phải hiểu tài chính ở đây là gì, ngay cả khái niệm về tài chính cũng được hiểu theo nhiều các khác nhau. Điều này dễ dẫn đến khó khăn cho những người muốn tìm hiểu về loại hình nghiệp vụ mới này. Mặt khác, ở đây đối tượng các công ty cho thuê lại là tài sản.
Nếu dịch là cho thuê theo phương thức thuê mua thì khá chuẩn về mặt bản chất của nghiệp vụ. Nghĩa là, việc cho thuê tài sản đồng thời bên thuê có thể mua lại tài sản theo một giá đã thoả thuận nếu bên thuê trả đủ tiền thuê và tuân thủ các điều kiện của hợp đồng.
Như vậy, nếu dùng chính xác thì nên gọi finance lease hay leasing là cho thuê theo phương thức thuê mua hay thuê mua.(cho thuê theo phương thức thuê mua khi đứng trên giác độ bên cho thuê, còn thuê mua trên giác dộ bên thuê). Tuy nhiên vấn đề thuật ngữ không đóng vai trò quá quan trọng mà ở đây là cần hiểu đúng và chính xác vấn đề, trong bài sẽ tiếp tục sử dụng thuật ngữ cho thuê tài chính theo như các văn bản chính thức và đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Khái niệm cho thuê tài chính cũng không được định nghĩa chuẩn. Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hay dài hạn không thể huỷ ngang. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện thuê tài sản đó với nhà cung cấp hoặc người cho thuê cung cấp tài sản của họ cho thuê. Tuỳ theo qui định của từng quốc gia, được coi là thuê tài chính khi thời hạn thuê thường chiếm phần lớn đời sống hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ các toàn bộ các khoản tiền cho thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. Mỗi nước trên thế giới định nghĩa khác nhau về cho thuê tài chính do luật pháp của nước đó chi phối, đặc biệt là luật thuế.
Theo Nghị định 64/CP ngày 9/10/1995 của Chính Phủ “ Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính “ qui định “ Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị và các động sản khắc. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị và động sản theo yêu cầu của bên thuê còn bên thuê thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê được hai bên thoả thuận và không được huỷ bỏ hợp đồng trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê “.
Từ những qui định chung trên đã tạo ra nhiều phương thức cho thuê tài chính khác nhau nhưng tất cả đều có một qui trình cơ bản như sau ( các loại khác cũng có thể coi là phái sinh của phương thức này ).
Công ty
cho thuê tài chính
Hợp đồng mua bán Hợp đồng cho thuê
Thanh toán
Thanh toán
tiền thuê
Thoả thuận về lựa chọn máy móc, thiết bị
Nhà cung cấp Bên thuê
Máy móc thiết bị Giao hàng, lắp đặt và bảo dưỡng
3. Đặc điểm của Leasing
Thực tế cho thấy việc đưa ra những tiêu chuẩn nhận dạng cụ thể, rõ ràng về giao dịch cho thuê tài chính là một vấn đề cần được quan tâm. Một hệ thống tiêu chuẩn chính xác sẽ góp phần. phân định rõ ràng giao dịch cho thuê tài chính với các giao dịch thương mại cũng như các hoạt động tài chính khác. Từ đây tránh được sự trùng lắp, mâu thuẫn của những văn bản pháp luật không phù hợp. Thế nhưng, khi nói đến đặc điểm của cho thuê tài chính thì vẫn chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế. Có thể liệt kê một số nhóm đặc điểm mà các nước, các tổ chức đưa ra để nhận dạng cho thuê tài chính như sau :
Thứ nhất, theo IASC, nghiệp vụ nào thoả mãn một trong bốn điều kiện sau thì được xem là cho thuê tài chính:
+ Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi hợp đồng hết hạn
+ Hợp đồng có quy định quyền mặc cả mua.
+ Thời giá của tổng các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc bằng giá trị của tài sản.
+ Hiện giá của các khoản tiền thuê gần bằng hoặc lớn hơn giá trị thị trường của tài sản.
Thứ hai: theo Hiệp định thống nhất luật dân sự về tín dụng thuê mua quốc tế do Hiệp hội tín dụng thuê mua quốc tế thoả thuận thì giao dịch thuê mua gồm những đặc điểm sau :
+ Người thuê chỉ rõ thiết bị và lựa chọn nhà cung cấp không phụ thuộc vào những kỹ năng và ý kiến của người cho thuê.
+ Thiết bị được đề cập trong thoả thuận thuê mua do người cho thuê mua theo thoả thuận giữa người cho thuê và người thuê, trong tình trạng mà người thuê biết rõ nhà cung cấp.
+ Những khoản tiền thuê phải trả theo thoả thuận của thuê mua được tính theo phương thức trả dần hay trả ngay một phần đáng kể chi phí mua thiết bị.
Thứ ba: theo tiêu chuẩn của Uỷ ban kế toán Hoa Kỳ thì giao dịch thuê mua là giao dịch thoả mãn những điều kiện :
+ Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho người đi thuê khi chấm dứt hợp đồng thuê.
+ Hợp đồng thuê cho phép người đi thuê được quyền chọn mua tài sản thuê với giá thấp hơn ở một thời điểm nào đó hay đến khi chấm dứt thời hạn thuê.
+ Thời hạn thuê phải bằng 75% hoặc cao hơn đời sống hoạt động ước tính của tài sản thuê
+ Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 90% so với giá trị tài sản thuê.
Nhìn chung trong luật của nhiều quốc gia thì tuỳ vào tình hình cụ thể mà những nhà làm chính sách có một số thay đổi liên quan đến đặc điểm của tín dụng thuê mua. Trên cơ sở các tiêu chuẩn phân loại của ISAC, mỗi quôc gia đều có những qui định cụ thể trong luật thuê mua của họ dựa trên những điều kiện cụ thể của mỗi nước. Những qui định này có những khác biệt nhất định, song về cơ bản chúng không mâu thuẫn và tuỳ theo mức độ những qui định này có thể chi tiết, cụ thể hơn. Chẳng hạn như quyền chon mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng ở Anh, Nhật, Hàn quốc, Thái Lan, Pakistan là không bắt buộc trong khi đó ở các quốc gia khác như Mỹ, anh Nhật và Việt nam là bắt buộc, nhưng một số quốc gia khác thì bị cấm như Malaysia, Singapore, ấn Độ. Thời hạn thuê tính theo đời sống hữu dụng của tài sản thuê thì ở Anh là phần lớn, ở Mỹ là ³ 75 % tối đa không quá 30 năm, ở Nhật đối với loại tài sản 10 năm là 60% và không quá 120%, với Hàn Quốc tài sản nhỏ hơn 5 năm là 70% còn lại là 60%, ở nước ta qui định chung là lớn hơn 75%. Hiện giá các khoản tiền thuê tối tiểu so với giá trị hợp lý của tài sản thì ở Indonexia thì là trả đủ tiền thuê, Hàn Quốc thì không qui định, với Việt Nam và đa số các nước thì qui định ³ 90%.
Tại Việt nam, Thể lệ tín dụng thuê mua đã quy định 3 tiêu chuẩn làm cơ sở phân biệt thuê mua tại điều 7 và Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết dịnh số 1025 TC/CĐKT ngày 14/12/1994 của Bộ trưởng bộ Tài chính cũng quy định 4 tiêu chuẩn để phân biệt thuê mua với các hình thức thuê khác.
Cụ thể như sau :
Theo thể lệ tín dụng thuê mua, một giao dịch tín dụng thuê mua phải đáp ứng ít nhất một trong những yêu cầu sau :
+ Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng tín dụng thuê mua, quyền sở hữu tài sản thuê được chuyển cho bên thuê hoặch bên thuê có quyền được lựa chọn quyền mua tài sản thuê theo một mức giá danh nghĩa được thoả thuận từ trước, thấp hơn giá trị thực tế của tài sản vào ngày mua lại tài sản hay tiếp tục thuê tài sản đó.
+ Thời hạn thuê ít nhất phải bằng 60 % thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.
+ Tổng số tiền thuê do bên thuê thanh toán cho tổ chức tín dụng trong thời hạn thuê ít nhất phải tương đương với giá trị thị trường của tài sản thuê vào thời điểm ký hợp đồng.
Hiện nay, Thể lệ tín dụng thuê mua đã được thay thế bằng Quy chế được ban hành kèm theo Nghị định 64CP về hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Những đặc điểm trong quy chế này đưa ra hoàn toàn trùng hợp với quy định của Bộ tài chính :
Quy chế chỉ ra: Nghiệp vụ cho thuê tài chính phải thoả mãn một trong 4 điều kiện sau:
+ Khi kết thúc thời hạn thuê hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của 2 bên
+ Nội dung hợp đồng thuê có quy định khi kết thức thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa hoặc thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại.
+ Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phảI bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.
+ Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy đinh tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
Qua các đặc điểm trên, nhìn chung tuy có một số điểm khác nhau nhưng đặc điểm chung về cho thuê tài chính đều quan tâm đến những điểm chính sau :
À Đối tượng cho thuê là những động sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Như vậy hàng hoá sử dụng cho tiêu dùng cá nhân không được áp dụng ở đây.
Á Người thuê có quyền lựa chọn tài sản thuê.
 Người thuê sử dụng hầu hết thời gian hữu dụng của tài sản ( thường chiếm 60%-70% )
à Người thuê sở hữu tài sản thuê trong suốt thời hạn thuê. Phần lớn các chi phí bảo trì, bảo hiểm, rủi ro thuế và các lợi ích phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản được chuyển từ người cho thuê sang người thuê.
Ä Hợp đồng cho thuê tài chính là một loại hợp đồng không được huỷ ngang.
Å Kết thúc hợp đồng thuê bên thuê có quyền mua lại tài sản thuê với giá tượng trưng đã được dự liệu trước trong hợp đồng hoặc bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu hay người thuê cũng có thể tiếp tục thuê tài sản hay làm đại lý bán tài sản đó tuỳ theo sự uỷ quyền của người cho thuê.
4. Phân biệt Leasing với các hoạt động khác
Khi nói đến đặc điểm của một sự vật hiện tượng, ngoài việc nêu được bản chất thì còn phải chỉ ra được sự khác biệt của sự vật hiện tượng đó với các sự vật hiện tượng gần tương đồng khác. Đối với cho thuê tài chính thì phải phân biệt được các hoạt động: vay vốn ngân hàng mua sắm trang thiết bị hay thuê vận hành.
Vay vốn Ngân Hàng mua sắm trang thiết bị.
Cho thuê tài chính là một biện pháp tài chính thay thế việc vay vốn ngân hàng để tài trợ việc mua sắm thiết bị. Tuy nhiên giữa đi thuê tài chính và vay vốn ngân hàng có những điểm giống và khác nhau
Tiêu thức
Thuê tài chính
Vay vốn trung dài hạn của
Ngân Hàng
Hình thức tài trợ
Bằng hiện vật
Bằng tiền
Đối tượng
Các loại động sản
Động sản và bất động sản
Quyền sở hữu
Do bên cho thuê chiếm giữ cho đến khi quyền mua của bên
thuê đươc thực hiện
Bên đi vay chiếm giữ
ngay từ đầu
b. Thuê vận hành
Thuê vận hành đã có lịch sử rất lâu đời nên còn được gọi là tuê mua kiểu truyền thống (Traditional Lease). Hình thức thuê vận hành có thể coi là một loại hợp đồng để chấp hành, tài sản không được ghi chép vào sổ sách kế toán của người thuê mà phần tiền trả theo thoả thuận được ghi như mọi khoản chi phí bình thường khác. Trong hợp đồng này không dự kiến chuyển giao quyền sở hữu thiết bị khi hết hạn thuê.
Người thuê
Quyền sở hữu tài sản và dịch vụ
Người cho thuê
Trả tiền thuê
Sự phân loại giữa thuê vận hành và thuê tài chính dựa trên hai căn cứ cơ bản là:
- Những rủi ro và những biện pháp đảm bảo cho giá trị còn lại của tài sản thuê do bên nào thực hiện.
- Quyền sử dụng và hưởng toàn bộ các lợi ích kinh tế do tài sản thuê mang lại có được chuyển giao cho người thuê hay không.
Dựa trên những tiêu chuẩn này, uỷ ban Tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC) đã đề ra 4 tiêu chuẩn làm cơ sở chung để phân loại và nhận diện các loại hợp đồng cho thuê tài sản thuộc phương thức nào
Quyền sở hữu tài sản có được chuyển giao cho người thuê khi kết thúc hợp đồng không? Nếu đó thì đó là giao dịch thuê tài chính, nếu không thì là thuê vận hành.
Trong hợp đồng có qui định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng với giá tượng trưng hay không? Nếu có là giao dịch thuê tài chính, còn không thì là thuê vận hành.
Thời gian của hợp đồng thuê có chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản hay không? Nếu thỏa mãn thì giao dịch thuộc thuê tài chính, các trường hợp còn lại thuộc thuê vận hành.
Hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê tối thiểu do người thuê trả có tương đương hoặc lón hơn giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng? Nếu có là giao dịch thuê tài chính và không là thuê vận hành.
Tất cả mọi giao dịch thuê tài sản nếu thoả mãn một trong bốn tiêu chuẩn này đều thuộc phương diện thuê tài chính. Những giao dịch còn lại thuộc thuê vận hành. Sơ đồ sau tóm tắt qui trình phân loại này:
Tài sản Quyền sở hữu được chuyển giao Có
khi thời hạn cho thuê chấm dứt.
KHÔNG
Hợp đồng thuê có qui định quyền Có
chọn mua theo giá tượng trưng
KHÔNG
Thời hạn thuê chiếm phần lớn Có
thời gian hữu dụng của tài sản
KHÔNG
Giá trị hiện tại của các khoản tiền Có
thuê tối thiểu lớn hơn hay tương
đương với giá trị tài sản.
Thuê vận hành Thuê tài chính
Cũng có thể so sánh giữa thuê tài chính và thuê vận hành như sau
Stt
Tiêu thức
Thuê vận hành
Thuê tài chính
1
Quyền sở hữu
Tách biệt quyền sở
hữu và quyền sử dụng
2
Thời hạn thuê
Rất ngắn so với đời sống
hữu ích của tài sản
Thường dài hơn một nửa cho tới
bằng đời sống hữu ích của tài sản
3
Quyền huỷ
hợp đồng
Được quyền huỷ ngang
hợp đồng
Không được quyền huỷ ngang
Hợp đồng
4
Rủi ro
Người cho thuê chịu mọi rủi
ro thiệt hại
Người thuê chịu mọi rủi ro thiệt
hại
5
Chi phí
Người cho thuê chịu mọi
chi phí vận hành, bảo trì,
dịch vụ, phí bảo hiểm…
Người thuê chịu mọi chi phí vận
hành, bảo trì, bảo hiểm…
6
Ưu đãi về thuế
Người cho thuê hưởng
và khấu trừ vào tiền thuê
7
Bồi thường
Tiền bồi thường bảo
Hiểm người cho thuê hưởng
8
Cung ứng tài
sản thuê
Tài sản thuê thường do
người cho thuê cung cấp
Thường do người thuê đặt hàng
Giao nhận và sử dụng
9
Tiền bán
tài sản
Thuộc quyền sử dụng của
người cho thuê
Nếu lớn hơn so với giá qui định
Của người cho thuê được chuyển
Cho người cho thuê hưởng như một khoản hoa hồng bán hàng hay
được khấu trừ vào tiền thuê.
10
Các loại tài sản
Thường sử dụng
Trong giao dịch
Máy móc dùng cho cho các
văn phòng, công sở, xe ô tô,
đồ đạc trong văn phòng…
Các loại bất động sản, phương tiện máy móc sản xuất…
II. Công ty cho thuê tài chính trong nền kinh tế thị trường
Mục đích của phần này từ chức năngcủa công ty cho thuê tài chính sẽ làm rõ mục đích của đề tài là xem xét hoạt động kinh doanh của công ty dưới góc độ nào. Mà ở đây đó là vấn đề đầu ra và đầu vào của công ty. Đối với công ty cho thuê tài chính thì đó là vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn. Vấn đề sử dụng của công ty có thể tìm hiểu dưói rất nhiều góc độ khác nhau. Trong phần này sẽ tìm hiểu ở những lĩnh vực hoạt động của công ty. Công ty cho thuê tài chính không chỉ hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính như mọi ngưòi thường hiểu mà nó còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác. Từ những lý luận chung này sẽ được xem xét hoạt động của công ty cho thuê tài chính để từ đó tìm ra những mặt hạn chế.
1. Các loại công ty cho thuê tài chính.
Tuỳ theo pháp luật của từng nước qui định, nên mỗi nước có những định nghĩa khác nhau về công ty Cho thuê tài chính. Nhưng nhìn chung có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát như sau: Công ty Leasing thường là một định chế tào chính, và các Ngân hàng, các tập đoàn công nghiệp có thể tham gia kinh doanh như một chức năng hoạt động của các tổ chức này. Một cách tổng quát Công ty Leasing hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cho thuê
Tại các nước phát triển nhìn chung công ty Leasing có thể chia làm 3 loại:
ả Công ty cho thuê tài chính độc lập ( Independent Leasing Company ): Loại hình công ty này thường được hình thành từ các chuyên gia tài chính có đầy đủ kiến thức kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu dự án, đánh giá giá trị tài sản... Các công ty này thường có một mạng lưới kinh doanh rất rộng rãi và có khả năng sửa chữa, cải tiến các loại thiết bị máy móc. Do đó họ có thể điều chuyển các loại máy móc thiết bị đến những nơi khách hàng có nhu cầu hoặc cải tiến gia tăng thêm chức năng cho tài sản để phù hợp với trình độ công nghệ đương thời. ở nhiều nước các công ty cho thuê tài chính độc lập thường tập trung cho thuê một số loại tài sản nhất định hay tập trung vào một số ngành công nghiệp nhất định ( giao thông, nông nghiệp...)
ã Công ty cho thuê tài chính phụ thuộc (Captive Leasing Company): loại hình công ty này thường là các công ty con của các tập đoàn công nghiệp lớn. Các công ty này chủ yếu cho thuê các tài sản do công ty mẹ sản xuất.
á Công ty cho thuê thuộc sở hữu ngân hàng (Bank-related Leasing Company): Loại hình công ty này xuất hiện muộn hơn 2 loại hình công ty cho thuê ở trên và cách thức kinh doanh của loại hình công ty này cũng có rất nhiều khác biệt với các loại hình công ty cho thuê khác. Các công ty cho thuê thuộc sở hữu ngân hàng thường cho thuê những tài sản theo yêu cầu của khách hàng và với kinh nghiêm tài trợ, khả năng nguồn vốn lớn... giúp cho các công ty này có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu của khách hàng về các loại tài sản có gía trị lớn, thời gian thuê kéo dài. tuy nhiên hoạt động của công ty này cũng có nhiều điều bất lợi do thiếu các kiến thức chuyên môn về tài sản cho thuê.
2. Chức năng cơ bản của công ty cho thuê tài chính
Xem xét bản chất của nghiệp vụ cho thuê tài chính, chúng ta sẽ thấy công ty cho thuê tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng mà nội dung kinh doanh thường xuyên là cho thuê máy móc thiết bị, các động sản và bất động sản (nếu được pháp luật cho phép, ở Việt nam thì không ). Nhìn chung, các công ty cho thuê tài chính đều có các chức năng cơ bản :
+ Huy động các nguồn vốn trong phạm vi được pháp luật cho phép.
+ Sử dụng các nguồn vốn để thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài sản theo phương thức thuê mua.
+ Công ty cho thuê tài chính cũng có thể thực hiện một số chức năng như tư vấn, bảo lãnh cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính và các nghiệp vụ khác nếu pháp luật cho phép.....
Như vậy cũng như một doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh của nó nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Để xem xét vấn đề hoạt động kinh doanh của nó thì cần phải xét đến vấn đề đầu ra và đầu vào mà ở đây là vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn. Đối với công ty cho thuê tài chính thì sử dụng vốn có tính chất phức tạp hơn, để làm rõ được vấn đề này việc phân tích thị trường của công ty đón._.g một vai trò quan trọng bởi thị trường hoạt động của nó khá đa dạng. Những vấn đề này sẽ được làm rõ ở những phần dưới đây.
3. Huy động vốn và sử dụng vốn của công ty cho thuê tài chính
3.a. Huy động vốn
Lựa chọn và huy động vốn phù hợp với từng điều kiện cu thể với chi phí thấp nhất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể chia toàn bộ nguồn vốn thành dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Do đặc điểm của nghiệp vụ cho thuê tài chính là việc tài trợ tín dụng trung, dài hạn nên nguồn vốn của công ty chủ yếu cũng là nguồn trung, dài hạn. Chúng có thể gồm các nguồn sau :
- Vốn tự có :
Khi công ty cho thuê tài chính thành lập bao giờ chủ sở hữu cũng phải đầu tư một số vốn nhất định. Số vốn này có tổng giá trị tối thiểu phải bằng với vốn pháp định.Tuỳ thuộc loại hình sở hữu mà vốn tự có của công ty có các hình thức khác nhau. Một bộ phận khác cũng rất quan trọng thuộc vốn tự có là lợi nhuận để lại sau khi công ty đã hoạt động được một thời gian. Nhiều quan điểm cho rằng sử dụng vốn tự có không phải tốn chi phí. Tuy nhiên, nếu xét về mặt lý thuyết thì chi phí vốn của vốn tự có chính là chi phí cơ hội (khái niệm chi phí vốn sẽ được làm rõ trong các phần sau.). ở đây, tỷ suất lợi nhuận mà chủ sở hữu mong muốn trên phần lợi nhuận để lại mình bỏ ra là chi phí của nó hoặc là tỷ suất lợi nhuận mà người chủ sở hữu mong đợi kiếm được từ khoản đầu tư có mức rủi ro tương đương.
- Phát hành trái phiếu (trong nước hoặc nước ngoài):
Trái phiếu là tên chung của các giấy vay nợ trung và dài hạn. Tuỳ theo luật pháp và tập quán từng nước các công tycó thể phát hành trai phiếu với các kỳ hạn khác nhau. Ví dụ, các công ty Hoa Kỳ thường phát hành trái phiếu với kỳ hạn phổ biến là 5 năm và 1 năm. Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa chọn loại trái phiếu nao phù hợp nhất với điều kiện của công ty và tình hình của thị trường tài chính. Một số loại trái phiếu thường được lưu hành như: Trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suất thả nổi.
- Phát hành cổ phiếu :
Thông thường, người ta chia cổ phiếu thành hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu tiên. Tuy nhiên có thể khái quát cổ phiếu là loại giấy tờ có giá chứng nhận quyền sở hữu đối với các tài sản của công ty phát hành cổ phiếu. Công ty cho thuê có thể phát hành cổ phiếu để duy trì tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn (giữ vững khả năng thanh toán, củng cố uy tín tài chính), hoặc để mở rộng quy mô.
- Vay nợ từ các tổ chức tín dụng khác (trong nước hoặc nước ngoài):
Khi đi vào hoạt động ổn định và xác lập được vị thế trên thị trường, công ty cho thuê tài chính có thể xin vay trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để tìm kiếm mức lãi suất thấp. Số nợ này có thể được thế chấp bằng quyền sở hữu các loại thiết bị đang tài trợ hoặc có sự bảo lãnh của các chủ sở hữu công ty.. Kỳ hạn vay cũng là một vấn đề được đặc biệt lưu ý đối với công ty.
- Nguồn vốn trả chậm tiền mua thiết bị.:
Do tập trung chuyên doanh vào một số loại thiết bị, máy móc nhất định, nên công ty cho thuê tài chính thường có mối quan hệ với một vài nhà cung cấp. Bởi vậy, công ty cho thuê tài chính có thể mua trả chậm một số máy móc thiết bị để tài trợ cho khách hàng, sau khi nhận tiền thuê sẽ chuyển trả cho nhà cung cấp. Điều cần xme xét cẩn thận ở đây cũng là phối hợp chính xác kỳ hạn thu tiền thuê và thời hạn trả nợ cho nhà cung cấp.
- Thuê mua từ các công ty cho thuê nước ngoài.:
Đây cũng gần tương tư như loại thuê mua bắc cầu. Nếu phí cho thuê của một công ty cho thuê nước ngoài nào đó là rẻ tương đối so với chi phí thuê mua trong nước và tỷ giá hối đoái có xu hướng ổn định thì công ty có thể tiến hành thuê tài sản theo nghiệp vụ cho thuê tài chính rồi đem cho các doanh nghiệp trong nước thuê lại. Trường hợp này diễn ra theo hướng công ty cho thuê tài chính thuộc các nước đang phát triển thuê tài sản từ các công ty thuộc các nước phát triển vì lãi suất nói chung và phí cho thuê nói riêng ở các nước phát triển thường rẻ hơn các nước đang phát triển.
- Nhận tiền gửi từ công chúng:
Một số nước cấm các công ty cho thuê tài chính huy động tiền gửi từ công chúng nhưng một số khác thì lại cho phép nhận tiền gửi có kỳ hạn (Ân Độ). Việc cho phép nhân tiền gửi có kỳ hạn xuất phát từ nhiều lý do nhưng một trong những lý do cơ bản là : nếu kỳ hạn tiền tiết kiệm tương đối dài đồng thời không cho phép rút tiền trước hạn thì sẽ có rất ít rủi ro xảy ra và đây được coi như biện pháp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn của công ty cho thuê tài chính khi thị trường chứng khoán chưa phát triển.
Như vậy, về cơ bản một công ty cho thuê tài chính có thể huy động từ khá nhiều nguồn vốn khác nhau. Nói chung, công ty bắt đầu phải sử dụng những nguồn tài trợ có chi phí thấp nhất, nhưng khi đã hết các nguồn tài trợ có chi phí thấp, công ty sẽ phải trông chờ vào các nguồn nguồn vốn có chi phí cao hơn. Vậy chi phí vốn là gì ?
Có thể hiểu khái quát rằng chi phí của một loại vốn cụ thể nào đó là chi phí trả cho nguồn vốn huy động, nó được tính bằng số lợi nhuận cần phải đạt được trên nguồn vốn huy động để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu của công ty. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là tìm một các riêng rẽ các nguồn vốn có chi phí rẻ mà phải xây dựng được một cơ cấu vốn sao cho chi phí trung bình của vốn làm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.( Chi phí trung bình của vốn chính là chi phí bình quân gia quyền hay chi phí trung bình trọng số của vốn đầu tư)
3.b Sử dụng vốn của công ty cho thuê tài chính
Công ty cho thuê tài chính tuy kinh doanh trong một “nghành hẹp”, thường chỉ được huy động vốn chủ yếu để cho thuê tài sản nhưng dưới những hình thức khác nhau. Mỗi hình thức này lại tạo ra các lĩnh vực hoạt động phong phú.
Nghiệp vụ chủ yếu là cho thuê tài chính. Nói cách khác, công ty cam kết mua máy móc thiết bị và động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản thuê. Công ty chuyển quyền sử dụng cho bên thuê và thu tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê.
Giống với ngân hàng càng phát triển ở trình độ cao thì càng có nhiều hình thức cho vay, công ty cho thuê tài chính cũng có thể cung cấp cho khách hàng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể ở đây chính là các loại cho thuê tài chính như: cho thuê trực tiếp, cho thuê đòn bảy, cho thuê bắc cầu, cho thuê liên kết, cho thuê trả góp, mua rồi cho thuê lại... Tuy nhiên bên cạnh lĩnh vực hoạt động chủ yếu là cho thuê tài chính các công ty cho thuê tài chính còn hoạt động trên một số lĩnh vực khác cũng liên quan đến thuê mua hay cũng nhằm mục đích cho thuê. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ ở phần dưới đây.
4. Các lĩnh vực hoạt động của các công ty cho thuê tài chính
Trên thế giới công ty cho thuê tài chính có hoạt động khá đa dạng, sau đây là một số thị trường lĩnh vực hoạt động chủ yếu :
4. a. Cho thuê tài chính (Finance Leasing)
Đây là thị trường chủ yếu của các công ty cho thuê tài chính. Giao dịch cho thuê tài chính thể hiện trên hợp đồng cho thuê. Thông thường các công ty cho thuê tài chính áp dụng một số hợp đồng cơ bản sau:
Hợp đồng cho thuê theo thoả thuận 3 bên :
Đa số hợp đồng cho thuê tài chính là loại hợp đồng theo thoả thuận 3 bên: bên cho thuê, bên thuê, bên cung cấp thiết bị
Theo đó quyền và trách nhiệm mỗi bên như sau:
Bên cho thuê
Xét duyệt tài trợ thuê tài chính chi người có nhu cầu thuê
Xác nhận các chi tiết và giá cả thiết bị từ phía người thuê và người cung ứng
Soạn thảo hợp đồng thuê.
Soạn thảo hợp đồng mua tài sản cho thuê với nhà cung ứng
Đứng tên sở hữu hợp pháp.
Bên thuê
Lựa chọn thiết bị cần thiết và chọn nhà cung ứng, thưong lượng các điều khoản bảo hành, thương lượng cách thức bảo dưỡng, thương lượng về các chi tiết giao nhận ( như vận chuyển, hoàn thành thủ tục hải quan, cấp giấy phép…), thương lượng về thời gian lắp đặt và đào tạo, thương thảo giá mua, cung cấp bảo hiểm toàn diện cho thời gian vân chuyển.
Thực hiện thoả thuận mua với nhà cung ứng và ngưòi cho thuê.
Thực hiện hợp đồng thuê với người cho thuê.
Có trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng tài sản thuê trong suốt quá trình thuê
Được quyền sử dụng tài sản.
Nhà cung ứng
Đàm phán với người thuê về loại thiết bị, các thông số kỹ thuật, giá cả…
Cung cấp bảo hành và dịch vụ cho người thuê
Giao thiết bị trực tiếp cho người thuê trong tình trạng hoạt động tốt
Thực hiện hợp đồng mua với người cho thuê
Hợp đồng bán và tái thuê
Bán và tái thuê là một thoả thuận tài trợ chính mà người thuê bán lại tài sản của chính họ cho người cho thuê và đồng thời một hợp đồng cho thuê tài chính được soạn thảo với nội dung Công ty cho thuê tài chính ( người cho thuê ) đồng ý cho bên thuê thuê lại tài sản mà chính họ vừa bán.
Thoả thuận mua bán
Công ty cho thuê tài sản Chủ sở hữu
Tài chính ban đầu
Quyền sở hữu pháp lý
Người mua Trả tiền mua tài sản Người bán
Người cho thuê Hợp đồng thuê tài sản Người thuê
Trả tiền thuê tài sản
Đặc trưng của hợp đồng cho thuê này là : Người thuê giữ lại quyền sử dụng thiết bị trong khi chuyển giao quyền sở hữu. Theo thoả thuận bán và cho thuê lại thì người sử dụng thiết bị sẽ bán thiết bị cho công ty cho thuê tài chính và người sử dụng thiết bị trước đó đã có quyền sở hữu hợp pháp thiết bi và thiết bị còn thời gian khả dụng hợp lý. Công ty cho thuê thoả thuận mua thiết bị và cho người sử dụng thuê lại, lúc đó người sử dụng trở thành người thuê thiết bị như trong trường hợp thoả thuận 3 bên, người thuê có đầy đủ các nghĩa vụ thực hiệ hợp đồng về bảo dưỡng và làm dịch vụ đối với thiết bị để đảm bảo rằng thiết bị được giữ trong tình trạng hoạt động tốt.
Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn hoạt động, họ không muốn vay Ngân hàng hoặc không vay được nữa nhưng họ vẫn muốn duy trì năng lực sản xuất hiện có nên họ không muốn bán tài sản cố định, trong bối cảnh đó sử dụng hình thức trên đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa có thêm vốn lưu động để kinh doanh,vừa có tài sản để sản xuất.
Hợp đồng tài trợ trực tiếp
Là loại hợp đồng mà người cho thuê sử dụng thiết bị của họ có sẵn tài trợ cho người thuê. Người cho thuê là nhà sản xuất hoặc cũng có thể là nhà sản xuất hoặc cũng có thể là Công ty cho thuê tài chính sử dụng tài sản của mình để tài trợ cho bên thuê.
Hợp đồng thuê
Người cho thuê Người thuê
Giao thiết bị và các dịch vụ
hay bảo trì, bảo dưỡng hay
Nhà sản xuất Trả tiền thuê và các dịch vụ Người tiêu thụ
Bán lại các thiết bị sản xuất
Quyền sở hữu Quyền sử dụng
Đặc trưng của hợp đồng cho thuê này là
Tài sản thuê thường không quá lớn và thường là máy móc thiết bị
Chỉ có 2 bên tham gia trực tiếp vào giao dịch: Người thuê và Người cho thuê
Vốn tài trợ hoàn toàn do người cho thuê đảm nhiệm
Người cho thuê có thể mua lại thiết bị khi chúng bị lạc hậu.
Đây là một hình thức tài trợ mà các nhà sản xuất thường sử dụng để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra. Mặt khác nhờ luôn cập nhật những công nghệ mới để chế tạo máy móc, thiết bị nên các nhà sản xuất có thể sẵn sàng mua lại những cũ đã lạc hậuvề mặt công nghệ để tiếp tục cung cấp những máy móc mới, hiện đại do họ chế tảo ra.
Hợp đồng cho thuê liên kết
Là loại hợp dồng gồm nhiều bên tài trợ cho một người thuê. Sự liên kết này có thể xảy ra theo chièu ngang hoặc chiều dọc tuỳ theo tính chất của loại tài sản hay khả năng tài chính của nhà tài trợ. Trong trường hợp tài sản có giá trị lớn, nhiều định chế tài chính hay các nhà chế tạo cùng nhau hợp tác để tài trợ cho người thuê tạo thành sự liên kết theo chiều ngang. Còn đối với trường hợp các định chế tài chính hay các nhà chế tạo lớn giao tài sản cho chi nhánh của họ (dealers) thực hiện giao dịch tài trợ cho khách hàng thì hình thành sự liên kết theo chiều dọc
Các định chế tài chính Quyền sở hữu tài sản
Các nhà chế tạo Tiền thuê Người thuê
Chi nhánh Các mối quan hệ như
thoả thuận 3 bên
Hợp đồng cho thuê bắc cầu
Đây là một hình thức đặc biệt của thuê mua thuần chỉ mới được phổ biến trong thời gian gần đây, xuất phát từ thực tế là các công ty cho thuê tài chính có những hạn chế về nguồn vốn không đủ khả năng tự tài trợ cho khách hàng.
Theo thể thức thuê mua này, người cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê từ một hay nhiều người cho vay nào đó. Theo luật pháp của một số quốc gia khoản tiền vay này không được vượt quá 80% tổng giá trị của tài sản tài trợ. Vật thế chấp cho khoản vay này là quyền sở hữu tài sản cho thuê và các khoản tiền thuê mà người thuê sẽ trả trong tương lai. Người chovay được hoàn trả tiền đã cho vay từ các khoản tiền thuê, thường do người thuê trực tiếp trả theo yêu cầu của người cho thuê. Sau khi trả hết món nợ vay, những khoản tiền còn lại sẽ được trả cho người chi thuê.
Về phía người thuê, không có sự khác biệt trong mối quan hệ giao dịch với người cho thuê so với các phương thức khác. Hình thức này đem lại lợi nhuận và mở rộng khả năng tài trợ ra khỏi phạm vi nguồn vốn của công ty cho thuê tài chính.
Người
Người Người
Tiền trả nợ Tiền thuê
cho cho thuê
Tiền cho vay Tài sản
vay thuê
Hình thức này thường được sử dụng trong những giao dịch giao dịch thuê mua đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, chẳng hạn thuê mua một máy bay thương mại hay một tàu chở hàng hoặc một tổ hợp chuyên ngành lớn…
Hợp đồng cho thuê giáp lưng
Là phương thức tài trợ mà trong đó được sự thoả thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê.
Kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được ký kết, mọi quyền lợi và nghĩa vụ cùng tài sản được chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai. Các chi phí pháp lý, di chuyển tài sản phát sinh từ hợp đồng này do người thuê thứ nhất và người thuê thứ hai thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, người thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại liên quan đến táỉan vì họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với người cho thuê ban đầu.
Hình thức thoả thuận thuê mua này thường được thực hiện dưới dạng hợp đồng hoàn trả toàn bộ được ký kết giữa người cho thuê với người thuê thứ nhất. Nhưng khi thực hiện được một phần hợp đồng, người thuê thứ nhất không còn nhu cầu với tài sản đã thuê hay vì một lý do nào đó (mà hợp đồng này là loại thoả thuận không thể huỷ ngang) nên họ phải tìm người thuê thứ hai để chuyển giao hợp đồng. Bởi nến không cho thuê tiếp được thì dù không sử dụng tài sản thì họ vẫn tiếp tục phải trả tiền thuê.
Người Quyền sử dụng Người Quyền sử dụng Người
tài sản thuê tài sản thuê
cho thứ thứ
nhất hai
thuê Tiền thuê Tiền thuê
4.b Cho thuê vận hành (Operating Lease)
Cho thuê vận hành không phải là phương thức tài trợ mua sắm máy móc thiết bị. Người đi thuê ký hợp đồng sử dụng các thiết bị có sẵn của Công ty cho thuê như máy bay, phương tiện vận tải, máy móc trong thi công cơ giới và cũng có thể là máy móc thiết bị dùng trong công nghiệp… chi phí mua thiết bị được thu hồi qua các lần cho thuê và thanh lý thiết bị.
Thuê vận hành thường với thời gian ngắn hơn nhiều so với tuổi thọ của thiết bị và hai bên có thể thoả thuận để huỷ bỏ. Cho thuê vận hành thường hạn chế trong các loại thiết bị có thời gian sử dụng lâu dài hoặc có thi trường thiết bị cũ năng động. Người cho thuê vận hành thường hiểu biết thiết bị cho thuê. Do vậy áp dụng cho thuê vận hành thường là các nhà sản xuất, họ là những người bảo dưỡng và chịu mọi rủi ro về hao mòn thiết bị. Vân hành thiết bị trong thời gian cho thuê có thể là nhà cho thuê.
Các công ty cho thuê tài chính nước ngoài đã áp dụng cho thuê vận hành ở Việt Nam từ lâu, các thiết bị lớn, có giá trị như máy bay, tàu thuỷ… ở Việt Nam hầu như phải đi thuê vận hành từ nước ngoài, trong mấy năm trở lại đây hình thức này phát triển mạnh mẽ. Một số công ty chuyên cung cấp máy móc thiết bị đặc biệt là thiết bị thi công cơ giới áp dụng nhiều hình thức cho thuê vận hành vì thiết bị này có giá trị lớn mà các doanh nghiệp có thể sử dụngthời gian ngắn: Các loại cẩu nâng có công suất lớn, các máy nén cọc, các thiết bị thi công các toà nhà cao tầng…hình thức này cũng áp dụng với các phương tiện giao thông bình thường. Gần đây các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã áp dụng hình thức cho thuê vận hành đối với máy móc thiết bị dùng cho công nghiệp, như công ty dệt Việt Thắng, bắt đầu thực hiện vào năm 1993 với 4 nhà đầu tư nước ngoài. Hai công ty của Nhật Bản và hai của Hàn Quốc đã thực hiện một hợp đồng với 90 chiếc máy chuyên dụng trị giá gần 5 triệu USD. Với phương thức cho thuê : Nhà đầu tư nước ngoài cho phía Việt nam thuê thiết bị hiện đại, tiền thuê máy được tính theo lượng sản phẩm làm ra trên thiết bị đó. Phía nước ngoài cùng hướng dẫn kỹ thuật cùng sáng tạo mẫu mã và bao tiêu một phần sản phẩm tại thị trường nước ngoài. Phía Việt Nam tự quản lý sản xuất. Theo đánh giá của công ty dệt Việt Thắng hình thức cho thuê máy móc thiết bị là rất tốt đã làm phần lãi của công ty tăng thêm ngay năm đầu tiên đi vào sản xuất là 430 triệu đồng và năm sau là trên nửa tỷ. Đây là một hình thức đầu tư không cần vốn giải quyết đươc vấn đề chuyển giao công nghệ, việc làm cho người lao động. Hình thức này đang đóng góp một phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề thiết bị sản xuất hiện đại cho các công ty ở Việt nam.
4.c Cho thuê trả góp ( Purchase Arrangement Lease ).
Trả góp là một hình thức tài trợ vốn thường đươc áp dụng cho mua sắm đồ dùng gia đình, đây cũng là một hình thức đươc các công ty cho thuê tài chính trên thế giới trong đó có Việt Nam áp dụng.
Trong hầu hết mọi giao dịch, thuê mua trả góp là một hình thức tài trợ cho các doanh nghiệp không có thế chấp. Khi một doanh nghiệp thuê mua tài sản theo hình thức này, họ sẽ tiến hành thiết lập hợp đồng với chủ tài sản, là nhà chế tạo hay định chế tài chính. Thoả thuận này cho phép công ty thanh toán tiền thuê thiết bị làm nhiều kỳ vào những thời điểm được ấn địmh trước và mỗi lần được trả một phần giá trị của tài sản cùng tiền lãi. Nếu công ty tuân thủ hoàn tất các điều khoản của hợp đồng thì vào thời điểm kết thúc, chủ tài sản sẽ chuyển giao quyền sở hữu cho người mua.
Như vậy hoạt động trả góp có những đặc trưng sau:
- Quyền tự chọn mua tài sản của người thuê.
- Người mua tài sản phải trả trước một phần ( thông thường đến 40% ) giá trị tài sản.
- Đồng sở hữu tài sản (bên cho thuê và bên thuê), có nghĩa là bên tài trợ (bên cho thuê) không đươc sở hữu toàn bộ, bên thuê tuy đứng quyền sở hữu nhưng không được đủ quyền sở hữu: không được quyền định đoạt tài sản ( không mua bán, chuyển nhượng, cho tặng) chỉ đến khi bên thuê thanh toán phần cuối cùng thì bên thuê mới chọn quyền sở hữu.
Hoạt động trả góp của các công ty cho thuê tài chính ở các nước trên thế giới phát triển tương đối mạnh mẽ vì hầu hết các đồ dùng trong gia đình kể cả nhà ở đều sử dụng hình thức thuê hoắc trả góp. ở Việt nam vào mấy năm gần đây hoạt động này phát triển tương đối mạnh mẽ, một số các Ngân hàng thương mại tài trợ cho các nhà sản xuất bán hàng trả góp. Công ty thuê mua Linco (trực thuộc Ngân hàng ngoại thương Việt nam) đang chủ yếu áp dụng loại hình hoạt động này trong kinh doanh. Năm 1996 tổng giá trị kinh doanh của công ty trên 33 tỷ đồng thì hoạt động thuê mua trả góp chiếm gần 20 tỷ.
4.d. Mua nợ (Factoring)
Là một dịch vụ tài chính, trong đó công ty cho thuê tài chính đứng ra thanh toán ngay cho xí nghiệp toàn bộ số tiền hàng mà xí nghiệp đã bán cho người mua. Nếu sau khi chuyển nhượng các hợp đồng cho Công ty cho thuê tài chính và được công ty thanh toán tiền, xí nghiệp không phải chịu trách nhiệm gì nữa về những rủi ro có thể xảy ra. Nghiệp vụ này đã rất phát triển ở các công ty cho thuê tài chính ở Singapore, nơi mà thị trường cho thuê đối với máy móc, thiết bị đã bão hoà. ở Singapore, công nghiệp cho thuê tài chính phát triển mạnh vào những năm 80, những năm gần đây Chính phủ không khuyến khích nghành này phát triển do nhu cầu đổi mới thiết bị trong nước không còn cần thiết như trước nữa bằng cách tăng các loại thuế đánh vào tài sản cho thuê. Vì vậy các công ty cho thuê tài chính mở rộng thi trường sang lĩnh vực mua nợ.
4.e. Tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính.
Đây là một loại hoạt động mang tính dịch vụ. Thông thường dịch vụ này không thu phí bởi vì hoạt động này nhằm chủ yếu là nhằm phục vụ khách hàng có ý định xin thuê tài chính. Nội dung tư vấn bao gồm các vấn đề sau:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh như : Lựa chọn dự án đầu tư, phân tích cho khách hàng những lợi thế của họ, những thông tin về hàng hoá hiện tại cũng như tương lai giúp họ hình thành những ý tưởng đầu tư.
- Công ty là người tư vấn cho khách hàng nguồn vốn đầu tư mang lại lợi ích nhất, cách thức lập phương án và những thủ tục cần thiết.
- Tư vấn về lợi ích của cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp.
- Tư vấn cho doanh nghiệp về sự lựa chọn máy móc thiết bị, Công ty cho thuê tài chính là người có nhiều thông tin về các nhà cung cấp máy móc thiết bị nên sẽ tư vấn được cho khách hàngloại thiết bị nào là kinh tế nhất, lựa chọn được nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ lắp đặt, bảo hành phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của công ty.
ở chừng mực nào đó Công ty còn tư vấn cho khách hàng về quản lý máy móc thiết bị, hạch toán kế toán và các chi phí tài chính…
III. Kinh nghiệm rút ra về Cho thuê tài chính của một số nước trên thế giới
Thị trường của các công ty cho thuê tài chính Việt nam đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển. Nó có nhiều nét tương đồng với giai đoạn xuất phát điểm của các công ty tài chính ở khu vực Châu á có điều kiện kinh tế và môi trường pháp lý lúc đó tương đồng với nước ta bây giờ như Malayxia, Indonexia, Hàn Quốc…Việc nghiên cứu kinh nghiêm phát triển thị trường của họ có thể giúp các công ty cho thuê tài chính Việt nam có những bước phát triển định hướng đúng đắn trong tương lai.
1. Thị trường của các công ty cho thuê tài chính ở Malayxia
Công ty cho thuê độc lập đầu tiên ra đời ở Malayxia được thành lập vào năm 1974. Những năm phát triển mạnh mẽ vào cuối thập kỷ 80, Hiệp hội cho thuê tài chính ELAM ra đời lên tới 151 thành viên. Nhưng khi chính phủ tiến hành sự sửa đổi các biện pháp nhằm xoá bỏ những lỗ hổng về thuế và thắt chặt sử dụng thuật ngữ “thuê mua” thì tốc độ phát triển của thị trường cho thuê đã có những dấu hiệu chững lại. Số thành viên của ELAM giảm sút đáng kể. Đến năm 1989-1990 khi nền kinh tế được phục hồi, phần lớn các khu vực kinh tế được mở rộng đặc biệt là khu vực công nghiệp đã thúc đẩy thị trường cho thuê tài chính phát triển trở lại. ở Malayxia, công ty cho thuê tài chính chủ yếu thực hiên các giao dịch cho thuê thiết bị và tiến hành cả hai hình thức cho thuê tài chính và cho thuê trả góp. Cho thuê tài chính chiếm tỷ trọng phần lớn nhưng cho thuê trả góp cũng đang có xu hướng tăng lên. Cho thuê trả góp chỉ chiếm 14% vào năm 1989 đã táng lên 20,7% vào năm 1990. Lý do tạo đà cho sự phát triển này là Công ty cho thuê tài chính không có đủ nguồn vốn dài hạn tương ứng với những khoản thuê dài hạn và khách hàng thích tính linh hoạt của nó, khi muốn chấm dứt hợp đồng người thuê chỉ phải trả phần dư nợ cho người cho thuê mà không phải bồi thường một khoản thất thu nào về thuế, khi hợp đồng cho thuê kết thúc người mua được quyền sở hữu tài sản mà không phải mua lại tài sản đó với giá thị trường tại thời điểm chuyển quyền sở hữu.
2. Thị trường của các công ty cho thuê tài chính ở Indonexia
Các công ty cho thuê tài chính đầu tiên ra đời ở đây từ năm 1974 trên cơ sở một pháp lệnh của liên bộ Tài chính-Công nghiệp-Thương mại, nhưng thị trường vẫn chưa thực sự phát triển. Chỉ đến khi tổng thông và bộ trưởng bộ tài chính ban hành một số sắc lệnh sửa đổi thì thị trường này mới có những bước phát triển đáng ghi nhận. Các sắc lệnh trên đã thay đổi một cách đáng kể hoạt động của các công ty cho thuê tài chính, nó cho phép các công ty có phạm vi thị trường rộng lớn hơn. Theo đó một công ty cho thuê tài chính có thể cung cấp cả hợp đồng cho thuê tài chính và cho thuê vận hành. Các công ty có quyền mở rộng các hoạt động tài chính khác như đầu tư dài hạn, kinh doanh chứng khoán, mua nợ, tài trợ tiêu dùng, thẻ tín dụng…với điều kiện nó phải xin giấy phép của Bộ tài chính. Sau những thay đổi đáng kể có tính chất đột phá này, số lượng các công ty cho thuê tài chính đã tăng lên một cách nhanh chóng lên tới 100 công ty vào năm 1990. Sự phát triển này còn do nó nhận được ,một số ưu đãi của chính phủ: miễn giảm thuế đối với tài sản cả khi nhập cũng như khi bán, Hệ thống Ngân hàng luôn cải cách có lợi cho các công ty cho thuê tài chính. Điều kiện cho vay trung và dài hạn của các Ngân hàng có những ngặt nghèo hơn làm cho các doanh khó có điều kiện để vay vốn. Chính vì vậy cho thuê tài chính trở nên hấp dẫn với cá doanh nghiệp.
3. Thị trường của các công ty chi thuê tài chính ở Hàn Quốc
Vào đầu những năm 70, khi chính phủ Hàn Quốc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp hoá chất và công nghiệp nặng, nhu cầu đầu tư thiết bị rất lớn trong khi thị trường vốn chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu đầu tư, hình thức cho thuê tài chính ra đời trở thành công cụ đắc lực trong việc cung cấp vốn trong khu vực công nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1972 công ty cho thuê tài chính đầu tiên ra đời nhưng chưa có điều kiện thuận lợi để phát triển do có những hạn chế từ phía các qui định của Nhà nước. Với nỗ lực thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển thị trường cho thuê, Chính phủ đã ban hành luật cho thuê vào năm 1973 và mỗi năm giá trị các hợp đồng cho thuê tài chính đã tăng lên gấp đôi. Tuy nhiên trong suốt giai đoạn 1979-1982 khi sự tăng trưởng kinh tế giảm sút làm cho tốc độ trung bình của các hợp đồng cho thuê giảm xuống 18%. Đến năm 1983 kinh tế nội địa phục hồi đã kéo theo nhu cầu đầu tư thiết bị phát triển, thị trưòng cho thuê đã được phucj hồi với tốc độ phát triển cao, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm hơn 40%. Sự đóng góp của hoạt động cho thuê trong việc đổi mới máy móc thiết bị là 13.9%. Hiện nay số lượng các công ty cho thuê tài chính là 34 công ty. Một số các yếu tố dẫn đến sự phát triển của thị trường cho thuê có thể kể đến là: nhu cầu vốn cho đầu tư thiết bị tăng lên, tỷ lệ nợ của các doanh nghiêp Hàn Quốc lúc mày đang ở mức cao dẫn đến hoạt động cho thuê hấp dẫn họ, các qui định khắt khe về vay vốn trung dài hạn của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp và chính sách tiền tệ thắt chặt làm hoạt động cho thuê trở nên hấp dẫn. Một yếu tố quan trọng làm cho công nghiệp cho thuê tài chính phát triển phải kể đến việc chính phủ xem xét và sửa đổi luật cho thuê cũ theo hướng mở rộng thị trường cho thuê và giản tiện các thủ tục cho thuê.
Ngày nay các công ty cho thuê tài chính đang có xu hướng liên kết với nhau trong các hợp đồng cho thuê lớn mà một nhà cho thuê không đủ vốn tài trợ cho người thuê, do vậy hình thành những hợp đồng cho thuê liên kết. Các công ty cho thuê tài chính lớn ở Hàn Quốc đã mở rông thị trường ra nước ngoài, hàng loạt các chi nhánh ở HongKong, Thailand, Philipin… đã được thành lập.
Dưới đây là cơ cấu thị trường cho thuê tài chính vào các ngành kinh tế ở một số nước ở khu vực Châu á.
Cơ cấu Nước
Hàn Quốc
Indonexia
Malayxia
MMTB công nghiệp
57%
37%
35%
Thiết bị giao thông vận tải
20%
25%
19%
Thiết bị thi công cơ giới
9%
15%
Thiết bị văn phòng
7%
15%
13%
Thiết bị khác
15%
15%
18%
( các số liệu trên ở thời kỳ đầu những năm 1990, trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu á )
Mỗi nước trong khu vực đã có những bước phát triển thị trường cho thuê tài chính khác nhau phụ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế của từng quốc gia. Qua những kinh nghiệm đó có thể rút ra một số nhận xét sau:
Các yếu tố làm cho thị trường cho thuê tài chính phát triển
- Chính phủ phải tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động cho thuê và phải có các chính sách ưu đãi đối với hoạt động này.
- Các công ty cho thuê tài chính phải đưa ra những thủ tục cho thuê đơn giản không quá phức tạp.
- Các ngân hàng thương mại không muốn mở rộng cho vay trung hoặc dài hạn, họ có các biện pháp cho vay vốn khá ngặt nghèo.
- Thị trường cho thue tài chính bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển thì thị trường cho thuê cũng phát triển và ngược lại.
Thị trường cho thuê tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp, phương tiện vận tải và máy móc thiết bị thi công cơ giới.
Thời gian đầu hoạt động các công ty cho thuê tài chính chỉ tập trung mở rộng thị trường cho thuê với đống sản, khi đã phát triển đến một mức nào đó thường từ 5 đến 10 năm công ty cho thuê tài chính mới mở rộng thị trường cho thuê vận hành.
Đối tượng khách hàng cho thuê chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi thị trường cho thuê đã phát triển mạnh như ở Hàn Quốc thì có thể tham gia vào thị trường nước ngoài với các doanh nghiệp lớn, dự án lớn.
Việc nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển thị trường của các nước như trên rất có ích đối với việc phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt nam. Điều cần nhấn mạnh ở đây là việc phát triển thị trường phải phù hợp với điều kiện vật chất và năng lực tài chính của từng công ty, có như vậy thị trường của công ty mới có thể phát triển một cách bền vững, tránh những sự rủi ro đáng tiếc.
Chương II
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh Doanh của công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam
Dẫn nhập: Từ phần lý luận đã phân tích ở trên trong chương này sẽ tìm hiểu hoạt động của công ty dưới 2 vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn. Vấn đề sử dụng vốn sẽ xem xét các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Từ đó tìm ra những hạn chế, phân tích nguyên nhân của những hạn chế để đưa ra những giải pháp và kiến nghị. Tuy nhiên sự hoạt động này phải đặt trong bối cảnh chung của thị trường cho thuê tài chính Việt Nam, dự báo của thị trường trong những năm tới để có thể phân tích một cách chính hoạt động kinh doanh của công ty.
I. Tiềm năng và khả năng phát triển cho thuê tài Chính ở Việt Nam
1. Các qui định pháp lý cho sự ra đời cá._.vốn với chi phí rẻ hơn trên thị trường vốn.
Như vậy, nếu dự thảo chính thức trở thành Nghị định đồng thời được phép cổ phần hoá thì Công ty có thể phát hành cổ phiếu. Phát hành cổ phiếu có rất nhiều điểm lợi trong đó có thể kể đến những vấn đề cơ bản: để tái cấu trúc bảng cân đối kế toán, để tài trợ cho sự phát triển trong tương lai, để tạo tính thanh khoản cho cổ đông, để có vốn trong tương lai, để có tiền mua sắm tài sản, và để nâng cao sự tín nhiệm của công ty. Đối với các công ty cho thuê tài chính thì vấn đề quan trọng nhất là phát hành cổ phiếu sẽ giúp các công ty có cơ hội mở rộng hoạt động đáp ứng nhu cầu thuê tài sản. Rõ ràng việc các công ty cho thuê tài chính trực thuộc của ngân hàng đều có 55 tỷ VND vốn tự có, tích luỹ hầu như không có do cơ chế thu sử dụng vốn NSNN thiếu hợp lý thì hạn chế rất nhiều hoạt động của công ty. Điều này cũng đồng nghĩa tổng giá trị tài sản cho thuê của công ty đối với một khách hàng tối đa chỉ 16,5 tỷ VND.
Thứ tư là huy động tiền tiết kiệm trung và dài hạn từ các tổ chức cá nhân.
Trong dự thảo cũng quy định cho phép các công ty cho thuê tài chính được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của các tổ chức cá nhân khi được Thống đốc NHNN chấp thuận (Điều 18 khoản 1). Tập hợp các khoản tiền gửi tiết kiệm này có ý nghĩa rất lớn khi hoạt động của công ty được mở rộng. Vấn đề ở đây là kỳ hạn, lãi suất huy động và dự trữ hợp lý. Hình ảnh ngân hàng là nơi an toàn để gửi tiền đã rất sâu đậm trong tâm trí của những người dân. Mặt khác, người dân Việt Nam có tâm lý không muốn gửi tiền dài hạn. Do đó, nếu công ty huy động tiền tiết kiệm công ty phải đưa ra một lãi suất đủ cạnh tranh với các NHTM hoặc đưa ra những điều kiện bổ sung hấp dẫn (ví dụ nếu rút trước hạn sau khi đã gửi được một năm thì sẽ được hưởng lãi suất tiền gửi có thời hạn một năm, với các NHTM khách hàng chỉ được nhận lãi suất tiền gửi không kỳ hạn). Kỳ hạn công ty cũng nên để ở những mức như 13, 18, 24 tháng ....Đặc biệt với kỳ hạn 13 tháng vừa đảm bảo thực hiện đúng luật vừa thu hút được sự chú ý của người dân vì không quá dài. Một vấn đề quan trọng khác là dự trữ cần thiết để chi trả cho người gửi. Công ty nên trích lấp một quỹ riêng nhưng cần chú ý quỹ này làm tăng chi phí sử dụng vốn.
Nói chung trong từng điều kiện vĩ mô và vi mô cụ thể mà công ty có thể có những quyết định cụ thể khác nhau về lãi suất, kỳ hạn,và dự trữ cần thiết.
b. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài:
Trong giai đoạn 1999-2000, lãi suất cho vay bằng ngoại tệ của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất Đông Nam á, vì nền kinh tế Việt Nam bị đánh giá có độ rủi ro cao. Như đã trình bày, nền kinh tế Việt Nam rồi sẽ khôi phục và tiếp tục tăng trưởng như quy luật về chu kỳ kinh doanh. Mặt khác, Việt Nam là một nước đang phát triển nên khi kinh tế tăng trưởng thì lãi suất sẽ phải tăng và cao hơn lãi suất của các nước phát triển (một nền kinh tế khó tăng trưởng nhanh với tỷ lệ lạm phát thấp và khi kinh tế tăng trưởng các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao hơn.) Nguồn vốn vay từ nước ngoài của công ty cho thuê tài chính có thể sẽ gồm :
Thứ nhất, đối với việc mua thiết bị trả chậm trung dài hạn rồi đem cho thuê, công ty nên cân nhắc để so sánh không chỉ yếu tố lãi suất ẩn mà còn các yếu tố như thời hạn thanh toán đối với người bán thiết bị và thời hạn mà khách hàng trả tiền cho công ty. Công ty cũng nên xem xét việc sử dụng trực tiếp khoản tiền mà khách hàng trả để thanh toán cho nhà cung cấp hay kết hợp trả nhà cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Với cách làm thứ hai chắc chắn đòi hỏi khả năng quản lý tài chính khá cao.
Thứ hai, đối với việc thuê mua rồi cho thuê lại cũng là một vấn đề dễ hiểu. Lý do bởi tại các nước đang phát triển phí cho thuê thường xấp xỉ bằng lãi suất cho vay trung dài hạn. Nếu lãi suất cho vay trung dài hạn của Việt Nam cao tương đối so với lãi suất trung dài hạn của nước ngoài thì việc Công ty cho thuê tài chính thuê mua rồi cho thuê lại là điều hoàn toàn hợp lý.
Nói tóm lại, trong thực tiễn công ty sẽ có một cơ cấu vốn hợp lý được xác định bằng hỗn hợp nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Cơ cấu vốn có thể thay đổi theo thời gian khi những điều kiện thay đổi, nhưng tại bất kỳ thời điểm nào cho trước, ban quản lý công ty đều có một cơ cấu vốn nhất định và những quyết định tài trợ riêng lẻ phải thích hợp với mục tiêu này. Việc thiết lập cơ cấu vốn tối ưu để làm mục tiêu cho mọi sự tài trợ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là rủi ro kinh doanh của công ty, thuế của công ty, khả năng linh hoạt tài chính, sự bảo thủ hay phóng khoáng của nhà quản lý.
á Tăng cường hoạt động Marketing
Cho thuê tài chính ở Việt Nam hiên nay đã có 9 doanh nghiệp đi vào hoạt động do đó công ty cũng đã bắt đầu phải đối phó với sự cạnh tranh. Đến nay cũng không phải nhiều doanh nghiệp biết đến cho thuê tài chính như một kênh dẫn vốn mới có tiện ích khá hấp dẫn trong từng dự án cụ thể so với chon vay ngân hàng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu qủa, hướng sản xuất kinh doanh chưa xác định rõ... nên chưa mạnh dạn đầu tư trang bị máy móc thiết bị kỹ thuật cao, hoặc đổi mới năng lực sản xuất, đây là một thực tế khách quan. Mặt khác các doanh nghiệp lớn kinh doanh ổn định, uy tín và có hiệu quả thì đã xác lập mối quan hệ tín dụng tiền gửi với các ngân hàng thương mại truyền thống trên từng địa bàn. Từ thực tế trên một nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho công ty phải tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng, xâm nhập thị phần của các ngân hàng. Đồng thời tìm hiểu nhu cầu của thị trường để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Điều đó đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên vạch ra một chiến lược Marketing cụ thể, sau đó làm công tác quảng cáo, tìm hiểu thị trường nhưng hiện công ty lại chưa có một phòng Maketing để làm nhiệm vụ này. Công ty cần thành lập một bộ phận riêng về vấn đề này để nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Về vấn đề chiến lược Marketing thì hiên nay để cạnh tranh thì phần lớn các công ty đều cố gắng tạo ra sự khác biệt thông qua mức phí cho thuê hấp dẫn. Điều đó là chưa đủ. Nghiên cứu lý thuyết Marketing thì bán hàng hoá không chỉ đơn thuần có yếu tố giá mà còn 3 yếu tố khác là phân phối, chất lượng hàng hoá và quảng cáo tiếp thị.
Đối với yếu tố phân phối thì ở đây có thể hiểu là việc công ty nhằm vào đối tượng khách hàng nào, hay nhằm vào khu vực (kinh tế, địa lý) nào ? Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Công thương Việt Nam đang mong muốn nhằm vào các Tổng Công ty 90, 91, đặc biệt là các khách hàng truyền thống của ngân hàng mẹ. Trong tương lai, công ty nên tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài (nếu chia theo tiêu thức sở hữu), hoặc xúc tiến cho thuê đối với các công ty hàng không, tàu biển (nếu phân chia theo tiêu thức lĩnh vực sản xuất kinh doanh).
Đối với yếu tố chất lượng hàng hoá, công ty nên nghiên cứu để đảm bảo các dịch vụ liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính được đảm bảo với mọi khách hàng ở các khu vực đại lý khác nhau. Ví dụ công ty sẽ giải quyết ra sao nếu khách hàng thuê ở địa chỉ quá xa so với nhà cung cấp (người tiến hành bảo hành).
Đối với hoạt động quảng cáo tiếp thị, đây thực sự là vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Khi rất nhiều người cùng bán một loại hàng hoá thì yếu tố tiếp thị có ảnh hưởng mạnh tới quyết định của người mua (người thuê). Theo ý kiến cá nhân thì công ty nên nghiên cứu mô hình tiếp thị của các công ty bảo hiểm nhân thọ hiện nay. Với quan niệm các nhân viên kinh doanh kiêm tiếp thị là hình ảnh của Công ty, họ không chỉ cần có nội dung (khả năng chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp...) mà còn cần cả hình thức (những bộ đồng phục lịch sự ấn tượng, ...). Bên cạnh đó công ty cũng nên có chế độ khen thưởng bằng vật chất cho các cán bộ năng động trong tìm kiếm khách hàng tốt như thưởng hoa hồng (tỷ lệ phần trăm trên tổng lãi dự tính...). Tất cả vấn đề trên sẽ giúp công ty tăng được doanh số cho thuê.
ạ Phát triển thị trường
Mở rộng phạm vi thị trường: ở Việt nam hiện nay có 8 công ty cho thuê tài chính trong đó có 3 công ty đóng trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, 5 công ty tại Hà nội. Còn các tỉnh và thành phố khác hiện nay chưa có một công ty cho thuê tài chính nào. Qua thực tế hoạt động cho thấy thị trường cho thuê tài chính ở các tỉnh và thành phố khác cũng rất lớn, do vậy muốn phát triển thị trường công ty phải mở rộng màng lưới hoạt động. Trước tiên nên mở một số chi nhánh ở các tỉnh là thành phố lớn có nhiều nhu cầu : Thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội, Hải phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh. Còn các tỉnh khác có thể đặt tại các chi nhánh Ngân Hàng.
Tăng cường các loại nghiệp vụ cho thuê: Các công ty nên áp dụng linh hoạt các loại hợp đồng cho thuê nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu kịp thời của người thuê.
a. Hợp đồng theo thoả thuận 3 bên: là loại thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các hợp đồng cho thuê. Bởi vì sử dụng loại hợp đồng này thực sự tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị của nền kinh tế, loại hợp đồng này cần được hoàn thiện và phát triển
b. Hợp đồng bán và tái thuê: trong thực tế loại hợp đồng này rất cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt nam. Bởi lẽ hầu hết máy móc thiết bị đang hoạt động trong các doanh nghiệp là nguồn vốn đi vay Ngân hàng. Việc cho vay trung dài hạn vừa có tỷ lệ rủi ro cao, vừa không có nguồn lại không kinh tế do vậy các Ngân hàng thương mại thường có tâm lý không muốn cho vay trung dài hạn. Do vậy tỷ cho vay trung dài hạn so với tổng dư nợ cho vay thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư. có nhiều trường hợp vì tính cấp thiết của dự án trung hạn nhưng hông có nguồn vốn, nên Ngân hàng áp dụng hình thức cho vay ngắn hạn, hoặc nếu cho vay thì thời gian thường ngắn hơn so với thời gian của dự án. Do vậy để trả nợ doanh nghiệp buộc phải lấy vốn lưu động để trả nợ và cũng có rất nhiều doanh nghiệp phải dùng vốn lưu động để mua sắm tài sản cố định. Điều này làm cho các doanh nghiệp thiếu vốn lưu động triền miên gây nhiều ách tắc trong kinh doanh. Nếu công ty cho thuê tài chính mua lại tài sản và tái thuê trong các trường hợp này sẽ bù đắp được phần vốn lưu động cho doanh nghiệp.
c. Hợp đồng cho thuê liên kết: Đây là loại hợp đồng có rất nhiều ưu điểm nhưng lại chưa được bất kỳ công ty cho thuê tài chính nào áp dụng tại Việt Nam. Một thực tế là các công ty cho thuê tài chính do mới bước đầu hoạt động vốn tự có đều thấp (thường chỉ vừa đúng bằng vốn pháp định, đối với các công ty Việt Nam là 55 tỷ VND, các công ty nước ngoài, liên doanh khoảng 5 triệu USD). Như vậy tối đa các công ty cũng chỉ có thể cho thuê một dự án có tổng giá trị khoảng từ 16,5 - 21 tỷ VND đối với một khách hàng. Điều này dẫn đến các công ty sẽ bỏ qua những dự án có giá trị lớn cần thuê mua, như các công ty hàng không muốn đổi mới máy bay, các công ty vận tải đường biển muốn thuê mua tàu thuỷ... Mặt khác, trong thực trạng nền kinh tế đang có xu hướng thiểu phát, sẽ rất ít những nhà kinh doanh muốn đầu tư. Tuy nhiên, để đối phó với tình trạng trên, Chính phủ sẽ sử dụng biện pháp tăng đầu tư. Các công ty trong thời điểm hiện tại đều có sức mạnh tương tự nhau (về tài chính, về khả năng chiếm lĩnh thị trường, về sự bảo trợ của các công ty mẹ ...) nên khó có thể xảy ra trường hợp một công ty nào đó bị phá sản do cạnh tranh. Điều này có nghĩa cứ với thực trạng thi nhau hạ lãi suất thì các công ty đang “dìm” nhau trong cuộc suy thoái.
Sẽ hợp lý nếu các công ty thuộc các NHTM quốc doanh cùng nhau đồng cho thuê cho một dự án. Mỗi ngân hàng hiện có một thế mạnh trong thị phần nhất định. Ngân hàng ĐT&PT VN mạnh trong tài trợ cho các doanh nghiệp thi công xây lắp; Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mạnh trong lĩnh vực tài trợ cho các dự án nông nghiệp, (đặc biệt hiện nay các trang trại đang có nhu cầu máy móc công nghệ rất lớn); Ngân hàng Công thương mạnh trong tài trợ cho lĩnh vực dự án công nghiệp; Ngân hàng ngoại thương có nhiều khách hàng truyền thống hoạt động xuất nhập khẩu. Việc đồng cho thuê sẽ gồm từ hai thành viên trở lên. Các thành viên góp vốn để đồng cho thuê một dự án với các mức tiền nhất định do các công ty thoả thuận. Khi thực hiện đồng cho thuê với một khách hàng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó thì công ty thuộc ngân hàng có kinh nghiệm về lĩnh vực đó nên làm công ty đầu mối.
Công ty đầu mối sẽ có các quyền như : Hưởng phí thu xếp trên cơ sở thoả thuận giữa các thành viên đồng cho thuê.
Công ty đầu mối cũng có nghĩa vụ :
- Dự thảo hợp đồng cho thuê, lấy ý kiến của các thành viên, thay mặt bên đồng cho thuê thảo luận với bên thuê.
- Thực hiện mọi nghĩa vụ và quyền lợi của bên đồng cho thuê với bên thuê, cụ thể
+ Thu hồi vốn gốc và lãi cho thuê, đôn đốc nếu bên cho thuê không chủ động trả nợ.
+ Thống nhất với các thành viên cho thuê về giải quyết các đề nghị như trả, nợ trước hạn, gia hạn nợ, giảm phí cho thuê ....
+ Thông báo đầy đủ kết quả kiểm tra sử dụng vốn và các thông tin có liên quan cho các bên, nhằm bàn bạc và thống nhất thực hiện
d. Cho thuê vận hành: là loại cho thuê mang lại hiệu quả kinh tế lớn, nhưng hiện nay các công ty cho thuê tài chính chưa nên thực hiên hình thức này vì yêu cầu của loại hợp đồng này công ty phải có đội nhũ kỹ thuật chuyên nghành, có kho tàng bến bãi. Các công ty nên áp dụng hình thức kiên doanh liên kết với một nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp máy móc thiết bị để thực hiện cho thuê vận hành. Sau này công ty đã đi vào ổn định thì có thể thực hiện cho thuê vận hành một cách rộng rãi.
º Các biện pháp phòng ngừa rủi ro: Tài trợ bằng hình thức cho thuê có độ an toàn cao so với hình thức cho vay trung dài hạn của Ngân hàng. Tuy nhiên bất kể lĩnh vực đầu tư cũng đều có rủi ro, đặc biệt là nghiệp vụ cho thuê tài chính còn mới mẻ đối với Việt nam, do vậy việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính nhằm giúp cho thị trường của công ty phát triển một cách vững chắc.
Lựa chọn khách hàng: Để có điều kiện thẩm định chính xác khách hàng và phối hợp thu tiền thuê được dễ dàng. Thời gian đầu công ty nên lựa chọn các khách hàng truyền thống tại các ngân hàng chủ quản của mình.
Nghiêm túc thực hiện nghiệp vụ qui trình cho thuê tài chính. Nội dung của hợp đồng cho thuê thiết bị, hợp đồng cho thuê phải chặt chẽ, đúng luật pháp, đảm bảo quyền lợi bên cho thuê.
Thẩm định dự án: Muốn phòng ngừa hậu quả rủi ro trong cho thuê tài chính thì công tác thẩm định xét duyệt là hết sức quan trọng. Yêu cầu của công tác này là phải xem xét đánh giá toàn diện các vấn đề chủ yếu về hai phương diện:
- Đánh giá đầy đủ về người đi thuê, cần xem xét một số mặt: tư cách pháp nhân, khả năng tài chính, lĩnh vực hoạt động của khách hàng.
- Thẩm định tài sản và dự án cho thuê: trong hoạt động của cho thuê tài chính, việc lựa chọn và định giá tài sản thuộc quyền và trách nhiệm của người đi thuê. Nhưng với tư cách là nhà tài trợ chính, bên cho thuê không thể không xem xét kỹ lưỡng hiệu quả và tài sản của dự án cho thuê. Cần chú ý một số vấn đề : tính pháp lý của tài sản, chất lượng, trình độ công nghệ, kỹ thuật của tài sản, giá cả, năng lực sử dụng, vận hành, xu hướng sử dụng trong tương lai
Yêu cầu được thế chấp hoặc bảo lãnh bằng tài sản của người thứ 3 đối với khách hàng thuê chưa thạat mạnh về khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro.
Mua bảo hiểm tài sản cho thuê. Tuỳ theo từng loại tài sản mà lựa chon hình thức bảo hiểm thích hợp.
Ràng buộc nhà cung cấp trong hợp đồng mua bán thiết bị bằng biện pháp bảo hành, hoặc yêu cầu họ mua lại tài sản khi hợp đồng cho thuê hết hạn.
Đối với các tài sản tốc độ lỗi thời cao cần xác định thời gian thuê phù hợp, thu hồi vốn nhanh.
Theo dõi chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm phát hiện khả năng mất an toàn vốn và tài sản để có biện pháp xử lý kịp thời.
Liên kết các công ty cho thuê tài chính khác để đồng tài trợ trong những dự án lớn nhằm phân tán rủi ro.
II. Một số kiến nghị nhằm tháo gỡ các vướng mắc
1. Kiến nghị với Chính Phủ
Kinh nghiệm cho thuê từ các nước trong khu vực Châu á cho thấy thị trường cho thuê tài chính muốn phát triển thì nhà nước cần phải tạo hành lang pháp lý ổn định và có chính sách ưu đãi đối với hoạt động này. Trước hết Nghị định 64/CP của Chính phủ ban hành ngày 9/10/1995 cần phải sửa đổi để phù hợp với luật các Tổ chức tín dụng. Nội dung cần sửa nên mở rộng thị trường của các Công ty cho thuê tài chính và trong nghị định cần nêu rõ trách nhiệm của các bộ có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành nghị định này:
Nên mở rộng đối tượng cho thuê : Theo nghị định 64/CP đối tượng cho thuê là các doanh nghiệp nhưng thực tế ở Việt Nam khái niệm “ doanh nghiệp ” chưa có văn bản pháp luật nào qui định tổ chức nào được gọi là doanh nghiệp, trong nghị định cũng không giải thích doanh nghiệp là những tổ chức nào. Vì vậy để tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính hoạt động đúng luật và thực sự thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế : Nghị định mới nên sửa đổi: “ Đối tượng cho thuê là các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh theo pháp luật Việt Nam ”
Nên mở rộng thị trường cho công ty cho thuê tài chính. Ngoài hoạt động cho thuê tài chính, công ty có thể cho thuê vận hành và hoạt động trả góp. Trong cho thuê tài chính theo nghị định 64/CP mới chỉ qui định Công ty chỉ thực hiện hợp đồng theo hoạt động cho thuê 3 bên, còn các loại hợp đồng khác như bán và tái thuê, cho thuê liên kết thì chưa qui định. Như đã phân tích ở trên hợp đồng loại này trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Quy định về việc cho thuê một khách hàng: Theo nghị định 64/CP “ Tổng giá trị với tài sản cho thuê không được vượt quá 30% vốn tự có. Trường hợp vượt mức phải được thống đốc NHNN chấp thuận ” mà giá trị của một khoản thuê thường tương đối lớn. Như chúng ta đã biết, mức độ rủi ro của cho thuê thấp hơn so với hoạt động cho vay của Ngân hàng. Trong khi mức cho vay một khách hàng qui định không quá 10% vốn tự có. Mặt khác các hợp đồng cho thuê tài chính khách hàng thường trả ngay một phần giá trị tài sản thuê. Do vậy cần qui định lại “ Tổng giá trị cho thuê đối với một khách hàng không vượt quá 10% vốn tự có của công ty”.
Các qui định liên quan đến xuất nhập khẩu: Trong thời gian hoạt động thực tiễn vừa qua, các công ty tài chính do chưa quen đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu máy móc thiết bị thuê. Thường việc nhập khẩu phải thông qua uỷ thác hoặc mua lại của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nên làm tăng chi phí cho thuê và không chủ động cho các công ty cho thuê tài chính. Để tháo gỡ khó khăn này cho cac công ty cho thuê tài chính cần có qui định cụ thể về việc nhập, xuất khẩu tàu sản cho thuê theo hướng cho phép các công ty cho thuê tài chính được nhập khẩu trực tiếp tài sản cho thuê cũng như trách nhiệm hướng dẫn của các cơ quan quản lý đối với hoạt động này.
Các qui định về đăng ký sở hữu đối với tài sản thuê : Việt Nam nên lập ra một hình thức đăng ký sở hữu riêng biệt cho tất cả các tài sản đi thuê tài chính. Mọi tài sản cho thuê đều được đăng ký sở hữu, điều này đảm bảo quyền lợi của người cho thuê là có thể lấy lại tài sản một cách dễ dàng khi người đi thuê không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng, đồng thời cũng giúp người đi thuê sử dụng tài sản thuê thuận lợi hơn trong việc xin cấp các lọi giấy phép lưu hành.
Tạo lập nguồn vốn hoạt động cho các công ty cho thuê tài chính: Muốn tăng sức cạnh tranh trên thị trường, các công ty cho thuê tài chính phải tạo lập nguồn vốn đầu vào với mức lãi suất thấp. Do đó cần có qui định mở ra và tạo điều kiện hỗ trợ cho các công ty cho thuê tài chính tạo lập nguồn vốn kinh doanh từ các nguồn :
+ Chiết khấu tại ngân hàng Nhà nước với mức lãi suất hợp lý
+ Được sử dụng nguồn vốn từ các hiệp định khung mà các Ngân hàng thương mại đã ký với một số nước như Đức, Thụy Sĩ, Hàn Quốc.....
+ Nhận vốn uỷ thác từ các tổ quốc tế tài trợ cho các doanh nghiệp
+ Vay trực tiếp nước ngoài hoặc mua máy móc thiết bị trả chậm để cho các doanh nghiệp thuê.
- Xây dựng các trung tâm giám định theo chuẩn mực quốc gia. Hiện nay có rất nhiều các tổ chức đứng ra thành lập các công ty kiểm tra, giám định máy móc. Do nhiều lý do khác nhau các giấy chứng nhận không phản ánh đúng sự thật gây ra rủi ra khi công ty cho thuê tài chính bỏ tiền ra mua máy móc thiết bị. Vì vậy nhà nước cần thành lập ra một công ty, một tổ chức giám định chất lượng chuẩn mực quốc gia với đầy đủ trình độ năng lực, máy móc thiết bị.
2. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước
- Trong phần phân tích nguyên nhân của những hạn chế đã nêu, một trong những khó khăn của các công ty cho thuê tài chính khi nhập khẩu máy móc thiết bị nhưng lại không được thu tiền bằng ngoại tê. Rủi ro chủ yếu trong trường hợp này là rủi ro tỷ giá. Kiến nghị NHNN nên cho phép các công ty cho thuê tài chính được tiến hành thu nợ bằng ngoại tệ. Điều này hoàn toàn không trái pháp luật. Căn cứ vàp nghị định 88 CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối, tại điều 21,23 có quy định các tổ chức tín dụng có thể được NHNN cấp giấy phép hoạt động ngoại hối nếu thoả mãn các điều kiện :
+ Có đủ trang thiết bị và điều kiện vật chất để đấp ứng các hoạt động ngoại hối.
+ Có người điều hành, nhân viên am hiểu hoạt động ngoại hối và có khả năng thực hiện các hoạt động ngoại hối.
+ Có khả năng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tín dụng quốc tế.
Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính hoàn toàn có thể được xây dựng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên.
Mặt khác, xét về bản chất, cho thuê tài chính là một hình thức tín dụng trung dài hạn, do đó nếu việc cho vay được phép thì cho thuê cũng có thể được thu hồi nợ bằng ngoại tệ hoặc VND theo thoả thuận giữa bên thuê và bên cho thuê.
Ngân hàng Nhà nước nên thành lập Hiệp hội cho thuê tài chính với những chức năng cơ bản là
+ Khuyến khích hoạt động cho thuê tài chính, tổ chức các cuộc hội thảo để cung cấp cho các thành viên những kinh nghiệm trong nước và quốc tế .
+ Phổ biến những chính sách luật pháp, những qui định về cho thuê tài chính, là cầu nối với chính phủ, NHNN, Bộ tài chính để đề nghị gải quyết những khó khăn vướng mắc trong cơ chế chính sách.
+ Tổ chức các cuộc hội nghị, làm chức năng giới thiệu, liên kết với giữa công ty cho thuê tài chính với các nhà cung cấp máy móc thiết bị uy tín trong và ngoài nước.
3. Kiến nghị Bộ tài chính
Các qui định về thuế rất quan trọng đối với bất lỳ một loại hình doanh nghiệp nào. Để cho các công ty cho thuê tài chính phát triển tương xứng với tiềm năng của nó thì ban đầu cần cho nó một chính sách thuế ưu đãi hay nới lỏng
- Thuế suất sử dụng vốn : Thu sử dụng vốn cần bảo đảm lợi ích cho các công ty cho thuê tài chính thuộc sở hữu của Nhà nước.
Phần thực trạng đã chỉ ra những bất hợp lý của việc thu sử dụng vốn đối với các công ty cho thuê tài chính. Tựu trung lại là việc thu sử dụng vốn hiện nay chưa khoa học, không phù hợp với tình hình thực tế, làm hạn chế khả năng phát triển của các công ty cho thuê tài chính. Tuy nhiên cũng phải nói rằng hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau và đang tranh cãi về thu sử vốn NSNN. Dưới đây chỉ là một quan điểm mà theo ý kiến cá nhân là tương đối phù hợp
Coi thu sử dụng vốn là khoản thu từ lợi nhuận do việc sử dụng vốn mang lại, do đó khoản thu này được thu từ lợi nhuận sau thuế (giống tinh thần của Nghị định 59 CP ngày 3/10/1996 và Nghị định 27CP ngày 20/4/1999). Như vậy, do là khoản thu từ kết quả kinh doanh nên thu sử dụng vốn được thực hiện qua quá trình phân phối lợi nhuận. Nhà nước cấp vốn thì Nhà nước có toàn quyền thu lợi nhuận sau thuế như bất kỳ chủ sở hữu nào. Điều này tương tự như các chủ sở hữu thu cổ tức khi đầu tư vào các công ty cổ phần.Tuy nhiên vướng mắc ở chỗ mức thu.
Như phần trên đã trình bày, tỷ lệ 6%/năm tính trên vốn tự có là quá cao, khiến cho các công ty cho thuê tài chính không còn vốn tích luỹ mở rộng quy mô hoạt động, vô hình chung đã trói buộc sự phát triển của nghiệp vụ cho thuê tài chính. Theo ý kiến của cac nhân, Nhà nước nên xem xét việc thu sử dụng vốn giống như các cổ đông nhìn nhận việc thu cổ tức. Nói cách khác, Nhà nước không nhất thiết phải thu theo tỷ lệ cố định và cũng có thể không thu sử dụng vốn NSNN.
Đầu tiên, việc thu sử dụng vốn hiện nay cố định cho mọi doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh, trong mọi thời gian là rất bất hợp lý. Trong từng thời gian khác nhau của chu kỳ kinh doanh thì hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ có kết quả không giống nhau. Cùng một lĩnh vực kinh doanh nhưng không phải mọi doanh nghiệp đều có thể tạo ra kết quả lợi nhuận như nhau. Ví dụ, nếu trong tương lai công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nông nghiệp được cho thuê các hộ nông dân, nhưng do thiên tai làm các hộ nông dân tạm thời không trả được tiền thuê thì rõ ràng lợi nhuận của công ty cho thuê tài chính ngân hàng Nông nghiệp không thể cao bằng các công ty cho thuê tài chính khác được.
Để khắc phục nhược điểm trên, Nhà nước nên để cho Hội đồng quản trị của các DNNN quyết định mức thu sử dụng vốn. Nếu thuộc mô hình không có Hội đồng quản trị thì Nhà nước có thể giao cho một cơ quan xem xét. Việc thu sử dụng vốn nên được nhìn nhận giống như các cổ đông đối với cổ tức. Nghĩa là việc mức thu sử dụng vốn sẽ được tiến hành tính toán trong từng năm với từng doanh nghiệp. Mức thu đối với công ty cho thuê tài chính có thể dựa trên một số yếu tố như
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của từng nghành
+ Các yếu tố vĩ mô (lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế)
+ Các yếu tố vi mô (thực trạng tình hình cho thuê của công ty )
Vấn đề thứ hai là việc có thể không thu sử dụng vốn NSNN. Có thể nhiều người sẽ phản đối ý kiến này vì cho rằng việc thu sử dụng vốn là điều cần làm để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên nếu xem xét về bản chất thì vấn đề này giống việc các cổ đông không nhận cổ tức mà tiếp tục đầu tư vào việc phát triển công ty. Nhà nước rõ ràng có thể không thu sử dụng vốn để các doanh nghiệp Nhà nước có thể sử dụng vốn này tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động, tạo lợi nhuận lớn hơn trong những năm sau. Tất nhiên, đây không phải là nguồn lực miễn phí mà sẽ được tính toán tương tự như chi phí đối với lợi nhuận không chia của các công ty cổ phần, tức là tỷ lệ mà Nhà nước yêu cầu đối với số vốn mà công ty cần đạt được bằng lợi nhuận không chia. Trong thời gian đầu Nhà nước nên xem xét không thu thuế sử dụng vốn để tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính phát triển.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp : Công ty cho thuê tài chính nên được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên một số vấn đề sau :
Một là, trong luật khuyến khích đầu từ trong nước có quy định trường hợp được hưởng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là:
+ Đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ xây dựng công trình; đầu tư xây dựng các khu thương mại, các siêu thị, các loại nhà phục vụ nhu cầu của nhân dân các thành phố và đô thị.
+ Đầu tư thành lập phân xưởng sản xuất mới, lắp đặt dây thêm máy móc vào dây truyền sản xuất hiện có, lắp đặt máy móc thiết bị mới thay thế cho toàn bộ máy móc thiết bị hiện có, ....
Nếu xem xét hoạt động của các công ty cho thuê tài chính thì hầu hết đều đang làm những công việc trên. Về cơ bản, hiện nay các doanh nghiệp hiện coi cho thuê tài chính như phương thức tài trợ cuối cùng khi không còn huy động được nguồn nào khác. Chính vì vậy các Công ty cho thuê tài chính đã đóng góp một phần rất lớn trong việc đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Hai là, các công ty cho thuê tài chính theo quan điểm xem xét gần giống một ngân hàng phát triển, là chiếc cầu nối chuyển giao công nghệ, gián tiếp tạo ra sự đổi mới công nghệ nên cũng xứng đáng được hưởng mức thuế ưu đãi như các doanh nghiệp trực tiếp đổi mới công nghệ. ít nhất thì cũng phải được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi trên phần lợi nhuận tạo ra từ việc cho thuê các máy móc thiết bị được đánh giá là tạo ra sự đổi mới công nghệ.
Kiến nghị Bộ tài chính nên miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty cho thuê tài chính trong một số năm đầu hoạt động (rất nhiều nước áp dụng), và cho phép các công ty được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với phần lợi nhuận tạo ra từ những tài sản được đánh giá là tạo ra sự đổi mới công nghệ.
Kết luận
Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng công thương Việt Nam ra đời là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế của cơ chế đầu tư trong thời gian qua, góp phần tháo gỡ các khó khăn trong đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhằm đổi mới máy móc thiết bị vì sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam còn rất mới mẻ và sơ khai, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Việc đi sâu nghiên cứu mọi hoạt động của nó sẽ hoàn thiện hơn trên cả góc độ lý luận và thực tiễn.
Với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu chuyên đề đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra :
1. Nêu ra những quan điểm về tên gọi, khái niệm, đặc điểm, phân loại của cho thuê tài chính và công ty cho thuê tài chính, từ đó đưa ra những ý kiến riêng của tác giả
2. Phân tích việc phát triển hoạt động cho thuê của các công ty nước ngoài, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
3. Đưa ra bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam, dự báo tiềm năng của thị trường cho thuê tài chính trong tương lai.
5. Phân tích thực hoạt động kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam, qua đó nêu lên những thuận lợi, khó khăn để có biện pháp trong giai đoạn tới.
6. Trên cơ sở các lý luận cơ bản, thực trạng môi trường kinh doanh, thực trạng hoạt động của Công ty cho thuê tài chính NHCTVN, các giải pháp mang tính thực tiễn cũng như các giải pháp dài hạn được đưa ra.
7. Nêu lên một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện hoàn thiện hoạt động của các công ty cho thuê tài chính.
“Khoa học không có điểm cuối cùng”. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của các công ty cho thuê tài chính còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Tuy đã có những cố gắng nhất định, nhưng nhiều vấn đề vẫn chưa được làm sáng tỏ, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0374.doc