A Lời nói đầu
ở bất kì quốc gia nào, ngân hàng cũng chiếm một ví trí kinh tế hết sức quan trọng. Ngân hàng có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định. Ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu giúp cho sự vận động hàng hoá, tiền tệ được nhanh chóng, thuận lợi hơn nhằm đem lại hiệu quả đầu tư lớn nhất. Kinh nghiệm phát triển kinh tế ở các nước đã chỉ ra rằng, mỗi bước thăng trầm của nền kinh tế đều có nguyên nhân sâu xa gắn liền với hoạt động kinh doanh ngân hàng.
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và các biện pháp phòng ngừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Đây là loại hình kinh doanh gặp nhiều rủi ro nhất trong các loại kinh doanh, vì rủi ro tác động từ nhiều phía vào cả tài sản nợ lẫn tài sản có của ngân hàng. Những rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh mà ngân hàng thường gặp phải là rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái..., trong đó rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro nguy hại nhất mà ngân hàng phải đương đầu. Rủi ro lãi suất là loại rủi ro mà các ngân hàng gặp phải khi có sự biến động về lãi suất. Ngân hàng là một trung gian tài chính - đi vay để cho vay – nên khi lãi suất tăng hoặc giảm thì cả tài sản có lẩn tài sản nợ đều bị ảnh hưởng, từ đó sẽ tác động tới nguồn lợi tức của ngân hàng. Rủi ro lãi suất càng dễ xảy ra khi nền kinh tế thị trường càng phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu rủi ro lãi suất và đề ra những biện pháp phòng ngừa là vấn đề hết sức cấp bách đang được đặt ra đối với các ngân hàng. Do tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, em chọn đề tài “ Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và các biện pháp phòng ngừa ” .
Đây là một đề tài rất khó, khả năng trình độ hiểu biết về các vấn đề trên của em đang còn hạn chế, nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót, sơ lược. Em rất mong ý kiến đóng góp của các thầy, cô để bài viết của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Bất – Tiến sĩ – Phó bộ môn Lý thuyết tài chính tiền tệ đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
B Nội dung
Chương I Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
I.1 Khái niệm về rủi ro lãi suất
I.1.1 Khái niệm về lãi suất
Lãi suất đóng vai trò như là một đòn bẩy kinh tế cực kỳ lợi hại, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu về lãi suất và cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. Từ giác độ ngân hàng, lãi suất là một loại giá cả của “ hàng hoá đặc biệt”: lãi suất là giá mua (đối với người gửi tiền), lãi suất là giá bán (đối với người vay tiền). Lãi suất biểu hiện giá cả khoản tiền mà người gửi tiền đòi hỏi khi tạm thời trao quyền sử dụng khoản tiền của mình cho ngân hàng. Người đi vay coi lãi suất ngân hàng là khoản phí phải trả cho nhu cầu sử dụng tạm thời tiền của người khác. Như vậy điều không thể tránh khỏi là lãi suất đã hàm chứa một mâu thuẫn : người cho vay muốn có lãi suất cao nhất trong khi người đi vay muốn có lãi suất thấp nhất. Vì vậy như giá cả của mọi loại hàng hoá khác, lãi suất chủ yếu được xác định bởi cung và cầu.
I.1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Rủi ro trong kinh doanh tồn tại trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng có nhiều khác biệt so với ngành kinh doanh khác cả về nguyên nhân cũng như về mức độ.
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng được hiểu là những thiệt hại trong kinh doanh có thể nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng. Từ khái niệm này, ta có thể rút ra:
Thứ nhất: không được coi tất cả các thiệt hại trong hoạt động kinh doanh là rủi ro trong kinh doanh. Chỉ có những thiệt hại nằm ngoài khả năng kiểm soát trong quá trình kinh doanh mới có thể coi là rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Có rất nhiều người trong thực tiễn rất hay đánh đồng khái niệm này với khái niệm thất thoát trong kinh doanh. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau nhưng cả hai khái niệm này đều hợp thành trong hoạt động kinh doanh, có nghĩa là:
Thiệt hại trong Rủi ro trong Thất thoát trong
hoạt động = hoạt động + hoạt động
kinh doanh kinh doanh kinh doanh.
Thứ hai: mức độ rủi ro phụ thuộc nhiều vào trình độ quản trị của các nhà kinh doanh ngân hàng. Không thể coi rủi ro là hoạt động bất khả kháng, coi rủi ro là điều không thể tránh khỏi và để nó tự vận động, nghĩa là rủi ro có khả năng kiểm soát được. Rủi ro có thể hạn chế khi tăng cường khả năng kiểm soát mà điều này lại phụ thuộc chủ yếu vào trình độ quản trị của các nhà kinh doanh ngân hàng.
Thứ ba: rủi ro trong hoạt động kinh doanh có nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, có rủi ro bất khả kháng và rủi ro tự nhiên. Nhưng dù loại rủi ro nào đều có khả năng phòng ngừa với các phương pháp có thể khác nhau.
Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng thường gặp phải các rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá...
I.1.3 Khái niệm về rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro có liên hệ dến tính chất không chắc chắn về các biến động lãi suất và lợi tức. để hiểu rủi ro lãi suất là gì ta hãy nghiên cứu ví dụ sau:
Giả sử bảng quyết toán tài sản của ngân hàng thương mại X được viết dưới dạng sau:
(đơn vị: tỷ đồng)
Tài sản có Tài sản nợ
I/ Những tài sản có loại nhạy cảm I/ Những tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất 20 với lãi suất 50
Cho vay ngắn hạn - Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn
Chứng khoán ngắn hạn - Tiền gửi trên thị trường tiền tệ
II/ Những tài sản có loại có lãi suất II/ Những tài sản nợ loại có lãi suất
cố định 80 cố định 50
Tiền dự trữ - Tiền gửi có thể phát séc
Tiền cho vay dài hạn - Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn
Chứng khoán dài hạn - Chứng chỉ tiền gửi dài hạn - Vốn cổ phần
Tổng tài sản có 100 Tổng tài sản nợ 100
Bên tài sản có gồm các loại tài sản có lãi suất cố định và các loại tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất.
Loại tài sản có lãi suất cố định là những khoản vốn sử dụng đem lại thu nhập không thay đổi cho ngân hàng, không chịu sự chi phối của lãi suất thị trường thay đổi, đó là các khoản cho vay trung và dài hạn.
Loại tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất là các khoản vốn sử dụng đem lại thu nhập thay đổi do lãi suất thị trường thay đổi, thường là các khoản cho vay ngắn hạn.
Bên tài sản nợ bao gồm nguồn vốn phải trả lãi suất cố định và nguồn vốn phải trả theo lãi suất thay đổi. Qua bảng trên , ta thấy:
ở bên tài sản có, ngân hàng X có 20 tỷ đồng là loại nhạy cảm với lãi suất , chúng thay đổi nhiều lần( ít nhất 1 lần mỗi năm ), và 80 tỷ đồng loại có lãi suất cố định, chúng giữ nguyên không đổi trong thời gian dài.
ở bên tài sản nợ, ngân hàng X có 50 tỷ đồng tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất và 50 tỷ đồng tài sản nợ loại có lãi suất cố định.
Giả sử lãi suất của tất cả các tài sản đều tăng 5%, ví dụ trung bình từ 10% đến 15%, khi đó thu nhập của ngân hàng từ các tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất tăng thêm 1 tỷ đồng (=5%x 20 tỷ đồng). Trong khi đó , tiền thanh toán cho những tài sản nợ của nó tăng thêm 2,5 tỷ đồng (=5% x 50 tỷ đồng tài sản nợ, loại có nhạy cảm với lãi suất). Do tài sản nợ lãi suất thay đổi tăng nhiều hơn tài sản có lãi suất thay đổi nên lợi nhuận của ngân hàng giảm mất 1,5 tỷ đồng (= 1 tỷ đồng - 2,5 tỷ đồng).
Mặt khác, nếu các lãi suất giảm bớt 5%, một sự suy luận tương tự cho chúng ta biết rằng lợi nhuận của ngân hàng X sẽ tăng thêm 1,5 tỷ đồng .
Qua việc phân tích trên, ta thấy : nếu một ngân hàng có nhiều tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất hơn là tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất, một sự tăng lãi suất sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, trong khi đó một sự sụt giảm lãi suất sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng .
I.2 Nguyên nhân rủi ro lãi suất
I.2.1 Sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ
Bằng sơ đồ, chúng ta có thể biẻu diễn trường hợp một ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn là 1 năm và đầu tư có kỳ hạn là 2 năm như sau:
0 1
Tài sản nợ
0 1 2
Tài sản có
Giả sử lãi suất huy động vốn là 9%/năm và lãi suất đầu tư là 10%/năm. Sau năm thứ nhất bằng cách vay ngắn hạn 1 năm và cho vay dài hạn 2 năm, ngân hàng thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là 10% - 9% = 1%. Tuy nhiên, lợi nhuận của năm thứ hai chưa biết là bao nhiêu nên sẽ là một số không chắc chắn. Nếu lãi suất thị trường không thay đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai thì ngân hàng có thể tái tài trợ tài sản nợ với mức lãi suất không thay đổi là 9%; và do đó mức lợi nhuận thu được trong năm thứ hai sẽ bằng năm thứ nhất và là 1%. Với lãi suất thị trường có thể thay đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai, cho nên ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về sự thay đổi lãi suất. Giả sử sang năm thứ hai, ngân hàng chỉ có thể huy động vốn theo mức lãi suất thị trường hiện hành là 11%, do đó lợi nhuận của ngân hàng trong năm thứ hai sẽ là một số âm, tức là ngân hàng sẽ chịu khoản lỗ 10% - 11% = -1%. Như vậy, lợi nhuận của năm thứ nhất chỉ đủ bù đắp cho khoản lỗ của năm thứ hai. Kết quả là, trong trường hợp nếu ngân hàng duy trì tài sản có có kỳ hạn dài hơn tài sản nợ thì ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản nợ. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động vốn bổ sung trong những năm tiếp theo tăng lên trên mức lãi suất đầu tư tín dụng dài hạn.
Trường hợp ngược lại, ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài và đầu tư có kỳ hạn ngắn. Ví dụ: ngân hàng huy động vốn với lãi suất là 9%/ năm, kỳ hạn 2 năm và đầu tư vào tài sản có mức lãi suất là 10%, kỳ hạn là 1 năm.
Bằng sơ đồ, chúng ta có thể biểu diễn như sau:
0 1 2
Tài sản nợ
0 1
Tài sản có
Tương tự như trường hợp nêu trên, sau năm thứ nhất ngân hàng thu được lợi nhuận là 1%. Vì tài sản có chỉ có kỳ hạn là 1 năm, cho nên sau năm thứ nhất tài sản có đến hạn và ngân hàng lại tiếp tục tái đầu tư. Giả sử lãi suất đầu tư của thị trường trong năm thứ hai giảm xuống chỉ còn 8%, điều này đã khiến cho ngân hàng gặp phải rủi ro về lãi suất, đó là lỗ 8% - 9% = -1%. Như vậy, lợi nhuận thu được của năm thứ nhất vừa đủ để bù đắp khoản lỗ của năm thứ hai. Kết quả là, ngân hàng gặp phải rủi ro về lãi suất tái đầu tư trong trường hợp tài sản có có kỳ hạn ngắn hơn so với tài sản nợ. Ví dụ điển hình về rủi ro lãi suất tái đầu tư trong những năn gần đây là hiện tượng các ngân hàng hoạt động trên thị trường tiền tệ Châu âu thường huy động vốn với lãi suất cố định nhưng lại đầu tư với lãi suất thả nỗi, tức là lãi suất của khoản đầu tư tín dụng luôn được điều chỉnh (thay đổi) thường xuyên để phù hợp với lãi suất của thị trường.
Như vậy, ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản có và tài sản nợ với những kỳ hạn không cân xứng với nhau, thì phải chịu rủi ro lãi suất trong việc tái tài trợ tài sản có và tài sản nợ.
I.2.2 Chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung Ương
Chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung Ương cũng là một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro lãi suất đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng . Chúng ta hãy xem xét chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung Ương và rủi ro lãi suất là như thế nào thông qua ví dụ sau:
Trước hết, đó là việc thay đổi mức lãi suất thuộc về chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung Ương. Lãi suất mà ngân hàng Trung Ương tính cho thị trường báo hiệu chiều hướng mà nó muốn lãi suất di chuyển theo. Ví dụ: Ngân hàng Trung Ương nâng tỷ lệ chiết khấu mua thương phiếu của nó, khi đó đến lượt mình, thị trường chiết khâu sẽ nâng tỷ lệ chiết khấu các chứng khoán ngắn hạn giao dịch trên thị trường mình. Vì vậy, lãi suất thương phiếu, trái phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và các công cụ tài chính khác sẽ có chiều hướng tăng. Trong khi đó, các ngân hàng cung cấp vốn cho thị trường chiết khấu sẽ nâng lãi suất của họ tính trên khoản vốn này. Kết quả này sẽ lan truyền sang thị trường tiền tệ thứ cấp hay thị trường bán buôn. Nếu dự đoán lãi suất còn tăng nữa, các ngân hàng buộc phải chào lãi suất cao hơn đối với các chứng chỉ tiền gửi. Còn trường hợp họ vay mượn trên thị trường liên ngân hàng, họ phải trả lãi suất cao hơn. Điều này sẽ ép các ngân hàng nâng lãi suất cơ bản của mình để duy trì chênh lệch giữa chi phí vốn vay và lãi suất cho vay. Việc lãi suất cơ bản tăng lên trong khi làm tăng lãi suất cho vay, đồng thời cũng làm tăng lãi suất tiền gửi. Vì vậy, sự thay đổi lãi suất ngắn hạn sẽ có tác động dây chuyền thông qua một số loại lãi suất. Nó cũng sẽ có tác động lên lãi suất dài hạn.
Từ phân tích trên ta thấy rằng, nếu Ngân hàng Trung Ương điều chỉnh mức lãi suất một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển, thì những cú sốc về thay dổi lãi suất là không lớn. Mặt khác nếu Ngân hàng Trung Ương mở rộng cung ứng tiền tệ và cho phép lãi suất tự do biến động, thì mức độ dao động lãi suất sẽ là rất lớn, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngân hàng .
I.2.3 Rủi ro lãi suất do giá trị của tài sản thay đổi khi lãi suất thị trường biến động
Giá trị thị trường của tài sản có hay tài sản nợ là dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản tăng lên, cho nên giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị của tài sản có và tài sản nợ sẽ tăng lên. Do đó, nếu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau thì đó cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất. Giả sử tài sản có có kỳ hạn dài hơn tài sản nợ, thì khi lãi suất thị trường tăng, giá trị của tài sản có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với sự giảm giá trị tài sản nợ, từ đó có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng.
I.3 Tác động ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Ngành kinh doanh ngân hàng là một trong những dịch vụ quan trọng và rất cần thiết trong cơ chế thị trường ngày nay. Hoạt động kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình biến động trong nền kinh tế thị trường. Trong đó sự tăng lên hay giảm xuống của lãi suất đã tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể đưa đến lợi vốn hoặc tổn thất vốn và gây ra sự không chắc chắn về lợi tức đầu tư. Chính điều này làm cho ngân hàng trở nên quan tâm hơn với việc đối mặt với rủi ro lãi suất. Nếu như ngân hàng không có những biện pháp phòng ngừa đúng đắn và kịp thời, thì nó có thể dẩn đến sụp đổ ngân hàng. Điều này không chỉ làm tổn hại đến ngân hàng đó, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khác, và nguy hại hơn, nó còn ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Chương II Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất
II.1 Các phép đo rủi ro lãi suất
II.1.1 Dự đoán lãi suất
Nhìn chung dự đoán lãi suất là để đưa ra quyết định nên chọn mua tài sản nào, còn trong trường hợp này là để có thể loại trừ các rủi ro lãi suất với các danh mục tài sản hiện có của ngân hàng. Đây là một công việc hết sức khó khăn, việc dự báo thường do các chuyên gia kinh tế đảm nhận. Các nhà dự báo có thể sử dụng các mô hình lý thuyết hoặc thực nghiệm về diễn biến của lãi suất để đưa ra các dự báo lãi suất. Chẳng hạn các mô hình cung cầu trái khoán hoặc các mô hình cung cầu tiền tệ. Theo mô hình cung cầu trái khoán hoặc cung cầu tiền tệ thì lãi suất sẽ thay đổi khi mà cung, cầu trái khoán hoặc cung, cầu tiền tệ thay đổi. Cung trái khoán sẽ thay đổi khi có sự thay đổi tính hấp dẫn của các cơ hội đầu tư, của chi phí thực do tiền vay hoặc do các hoạt động của Chính phủ. Cầu trái khoán thay đổi khi có thay đổi của cải, về lợi tức dự tính, về rủi ro, về tính lỏng của trái khoán. Cung tiền tệ thay đổi lệ thuộc vào chính sách tiền tệ để đáp ứng cầu về tiền. Cầu tiền thay đổi theo sự thay đổi của cải, về mức giá...
Nhìn chung, những mô hình dự đoán lãi suất sẽ thay đổi theo chiều hướng nào trên thực tế thường hết sức phức tạp. Đồng thời cần phải thừa nhận rằng trên thực tế chưa có cách thức nào để dự báo chính xác sự thay đổi của lãi suất. Những dự đoán sai lầm có thể gây ra những thiệt hại to lớn, do đó ra quyết định dựa trên dự đoán lãi suất có thể là một sự nguy hiểm.
II.1.2 Phân tích tính nhạy cảm lãi suất của các tài sản
Sự phân tích nhạy cảm lãi suất bao gồm sự phân tích đặc tính này với từng tài sản và tổng tài sản của ngân hàng, nhằm định lượng rủi ro lãi suất phát sinh cùng với việc sở hữu tài sản
Để phân tích tính nhạy cảm lãi suất của các tài sản, người ta phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa mức thay đổi trong giá trị thị trường của tài sản so với mức thay đổi của lãi suất thị trường. Mối quan hệ này có thể định lượng một cách trực tiếp bằng cách sử dụng: phương pháp phân tích khoảng cách và phương pháp phân tích khoảng thời gian tồn tại.
II.1.2.1 Phương pháp phân tích khoảng cách
Nội dung của phương pháp phân tích khoảng cách là việc phân tích các luồng tiền dựa trên giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa tổng số tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất với tổng số tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất hay một khe hở nhạy cảm lãi suất đã hình thành.
Khe hở Tổng tài sản Tổng tài sản
nhạy cảm = có loại nhạy cảm - nợ loại nhạy cảm
lãi suất với lãi suất với lãi suất
Nếu tổng tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất trong mỗi giai đoạn kế hoạch (ngày, tuần, tháng, năm...) lớn hơn tổng tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất , ngân hàng được xem là có khe hở nhạy cảm lãi suất dương.
Tổng tài sản Tổng tài sản
Khe hở dương = có loại nhạy cảm - nợ loại nhạy cảm > 0
với lãi suất với lãi suất
Với khe hở dương, các yếu tố khác không đổi thì: nếu lãi suất tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ tăng vì thu từ lãi trên tài sản sẽ tăng nhiều hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động; nếu lãi suất giảm, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ giảm vì thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm nhiều hơn cho các nguồn vốn.
Trong trường hợp ngược lại, tổng tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tổng tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất, ngân hàng lúc này được xem là có khe hở nhạy cảm lãi suất âm. Khi đó nếu lãi suất tăng lên sẽ làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng, khi lãi suất giảm sẽ làm tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.
Ta xét bảng cân đối tài sản của ngân hàng X ở trên:
Khe hở nhạy cảm lãi suất = 20 tỷ đồng- 50 tỷ đồng= -30 tỷ đồng.
Biểu diễn kết quả dưới dạng % như sau:x 100=30%
Bằng cách biểu diễn ở dạng % này cho ta thấy tính chất của rủi ro lãi suất ; và mức chênh lệch tài sản có và tài sản nợ trên quy mô tài sản của ngân hàng là như thế nào.
Trong ví dụ của chúng ta, ngân hàng có tài sản có nhạy cảm với lãi suất thấp hơn tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất là 30%. Nếu lãi suất tăng 5% thì thay đổi về lợi nhuận sẽ là: -1,5 tỷ đồng (5% x -30 tỷ đồng), nghĩa là ngân hàng thiệt 1,5 tỷ đồng.
Qua phân tích trên, ta thấy phương pháp phân tích khoảng cách là một công cụ hữu ích đối với các nhà quản trị ngân hàng và những nhà định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, phương pháp này bộc lộ điểm yếu: vấn đề phân nhóm tài sản trong một khung kỳ hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản có và tài sản nợ trong cùng một nhóm. Ví dụ: giá trị tài sản có và tài sản nợ trong cùng một nhóm có cùng một kỳ hạn đến hạn có thể là như nhau, nhưng tài sản nợ có thể được định giá lại tại thời điểm cuối của kỳ định giá và trong lúc đó tài sản nợ có lại được định giá lại tại thời điểm đầu của kỳ định giá. Giả sử, trong cùng một nhóm tài sản có kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, số lượng tài sản có và tài sản nợ là bằng nhau và bằng 50 tỷ đồng, theo phương pháp phân tích khoảng cách thì chênh lệch trong kỳ hạn này là 50 – 50 = 0 . Nhưng nếu cơ cấu kỳ hạn của tài sản có là từ 3 đến 4 tháng, trong khi đó cơ cấu của tài sản nợ lại là từ 5 đến 6 tháng, rõ ràng là kỳ hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ là không cân xứng với nhau, trong khi đó theo phương pháp phân tích khoảng cách lại coi như không có vấn đề gì đối với thu nhập của ngân hàng.
Rõ ràng là nếu kỳ hạn định giá càng nhanh thì những hạn chế của phương pháp phân tích khoảng cách càng nhỏ. Nếu kỳ định giá được tính toán hằng ngày thì sẽ cho ta một bức tranh trung thực về sự thay đổi lợi nhuận của ngân hàng . Hiện nay các ngân hàng hiện đại đã áp dụng những kỹ thuật dựa trên máy tính mà theo đó tài sản có và tài sản nợ được phân theo tiêu thức tới hạn hoặc được định giá lại trong ngày hôm nay, trong tuần tới, trong 30 ngày tới... Nhà quản lý cố gắng tương đồng các danh mục tài sản có nhạy cảm lãi suất với tài sản nợ nhạy cảm lãi suất cho mỗi thời hạn nhằm tăng khả năng đạt được những mục tiêu lợi nhuận mà ngân hàng đề ra.
Ví dụ: chương trình mới nhất của ngân hàng có thể cho ra những số liệu sau:
(đơn vị: triệu đồng)
Tài sản có nhạy cảm lãi suất
Tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
Khe hở nhạy cảm lãi suất
Khe hở nhạy cảm lãi suất tích luỹ
Trong vòng 24 giờ tới
40
30
+10
+10
7 ngày sau
120
160
-40
-30
1 tháng sau
85
65
+20
-10
3 tháng sáu
280
250
+30
+20
6 tháng sau
455
395
+60
+80
.....
....
......
........
Thông qua số liệu trên ta thấy rằng thời kỳ tính khe hở nhạy cảm lãi suất có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá trạng thái nhạy cảm lãi suất thực tế của một ngân hàng. Ví dụ trong vòng 24 giờ tới, ngân hàng trên có khe hở dương, lợi nhuận của ngân hàng tăng lên nếu lãi suất tăng lên trong ngày hôm nay và ngày mai. Tuy nhiên, nếu lãi suất tăng lên trong vòng 7 ngày tới có thể là tin xấu vì ngân hàng có một khe hở âm trong giai đoạn này và kết quả là chi phí trả lãi tăng nhiều hơn là từ chi phí thu lãi. Nếu lãi suất được dự báo tăng, nhà quản lý cần xem xét có thể sử dụng một số biện pháp để có thể bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng như: bán ngay những chứng chỉ tiền gửi dài hạn hoặc sử dụng hợp đồng kỳ hạn... ( những biện pháp này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần sau). Xem xét phần còn lại của bảng ta thấy một điều rất rõ ràng là ngân hàng sẽ tiến triển tốt hơn trong một vài tháng tới nếu lãi suất tăng vì cuối cùng khe hở nhạy cảm lãi suất trở lại trạng thái dương.
Với sự giúp đỡ của máy tính, nhà quản lý sắp xếp giá trị của tất cả các khoản mục tài sản có và nợ trên cơ sở phân nhóm theo khoảng thời gian cho tương lai cho tới khi từng khoản mục đáo hạn hoặc được định giá kại. Trên cơ sở dự báo sự biến động lãi suất trong từng thời kỳ, nhà quản trị ngân hàng sẽ quyết định xem sẽ chấp nhận hay đối phó với rủi ro này bằng những chiến lược phòng ngừa rủi ro hoặc bằng những công cụ bảo vệ nào.
Một thước đo mang tích tổng thể và hữu ích phản ánh rủi ro lãi suất là khe hở nhạy cảm lãi suất tích luỹ. Đây là tổng mức chênh lệch giữa tài sản có nhạy cảm lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất trong giai đoạn nhất định.
II.1.2.2 Phương pháp phân tích khoảng thời gian tồn tại
Độ rủi ro lãi suất được quan niệm như là sự giao động của giá cả thị trường cũng tức là giao động của lượng tiền mặt chiết khấu được từ tài sản khi lãi suất thị trường thay đổi qua thời gian. Vì vậy có thể định lượng rủi ro lãi suất đối với người sở hữu một tài khoản chứng khoán thông qua thời gian đáo hạn bình quân tài sản đó trong tương quan với lượng tiền mặt với tư cách là tỷ trọng khoảng thời gian này gọi là khoảng thời gian tồn tại.
Phân tích khoảng thời gian tồn tại được dựa trên khái niệm về khoảng thời gian tồn tại của Macaulay, nó lượng định thời gian sống trung bình của dòng tiền thanh toán của một chứng khoán:
D =
Khoảng thời gian tồn tại là một khái niệm rất hữu ích vì nó mạng lại một xấp xỉ tốt tính nhạy cảm của giá trị thị trường của một chứng khoán đối với sự thay đổi về lãi suất của nó. Kỳ hạn tồn tại luôn không lớn hơn thời gian đáo hạn và có quan hệ thuận chiều với thời gian đáo hạn, quan hệ nghịch với lượng tiền mặt thanh toán ở mỗi giai đoạn và với lãi suất. Người ta chứng minh được rằng:
Thay đổi tính Thay đổi % Khoảng thời gian bằng % về về x tồn tại
giá trị thị trường lãi suất tại trong các năm
: xấp xĩ
Sự phân tích khoảng thời gian tồn tại liên quan đến việc so sánh khoảng thời gian tồn tại trung bình của những tài sản của ngân hàng đó.
Khoảng thời gian tồn tại trung bình của toàn bộ tài sản có:
DA= X1AD1A + X2AD2A + ... + XnADnA Khoảng thời gian tồn tại trung bình của toàn bộ tài sản nợ :
DA= X1LD1L + X2LD2L + ... + XnLDnL
Trong đó: X1A + X2A + ... + XnA = 1
X1L + X2L + ... + XnL = 1
i=1,2,...,n
Xi: biểu thị tỷ trọng
Di: biểu thị thời lượng của tài sản i trong tài sản có hoặc tài sản nợ
Quay trở lại ví dụ của chúng ta về ngân hàng X, giả sử rằng với bản quyết toán tài sản được thảo ra ở trên, khoảng thời gian tồn tại trung bình của những tài sản có của nó là 5 năm ( tức là thời gian sống trung bình của dòng thanh toán là 5 năm), trong khi đó, khoảng thời gian tồn tại trung bình của những tài sản nợ của nó là 3 năm.
Với sự tăng thêm 5% lãi suất :
+ Giá trị thị trường của những tài sản có của ngân hàng này giảm sút đi 25% (-5% x 5 năm = -25%)
+ Giá trị thị trường của những tài sản nợ của ngân hàng này giảm sút đi 15% (-5% x 3 năm = -25%)
Như vậy giá trị ròng đã giảm sút 10% tổng giá trị tài sản có ban đầu:
-25% - (-15%) = -10%
Một cách tương tự, sự sụt giảm 5% về lãi suất làm tăng giá trị ròng của ngân hàng X 10% tổng giá trị tài sản có.
Như vậy, cả hai cách phân tích này đều cho biết rằng ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro lãi suất ở mức độ nào. Đây cũng là căn cứ để ngân hàng tiến hành các điều chỉnh tài sản, nhằm loại trừ các rủi ro lãi suất.
II.2 Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất ở các ngân hàng hiện đại
Sau khi đã xác định được mức độ rủi ro lãi suất đi liền với sự dự đoán lãi suất tăng lên hay giảm xuống. Nhà quản lý phải tiến hành các biện pháp khác nhau để loại trừ nó. Các biện pháp mà các ngân hàng hiện đại thường áp dụng là : vay thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh, thị trường kỳ hạn các công cụ tài chính, thị trường lựa chọn các công cụ nợ.
II.2.1 Vay thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh
Vay thế chấp là những món tiền mà ngân hàng cho các cá nhân hoặc các công ty kinh doanh vay để mua nhà, đất, những công trình kiến trúc..., trong đó các công trình kiến trúc, đất, nhà được dùng làm vật thế chấp cho món vay.
Cũng giống như các nhà đầu tư khác, các ngân hàng thấy rằng việc cho vay sẽ có sức hấp dẫn hơn nếu rủi ro lãi suất thấp. Họ không muốn thực hiện một món cho vay thế chấp ở lãi suất 10% và 2 tháng sau họ thấy rằng họ đáng ra có thể được12% ở món cho vay thế chấp đó. Để giảm rủi ro lãi suất , các ngân hàng bắt đầu cho vay thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh, tức là món cho vay có lãi suất thay đổi khi lãi suất thị trường (thường là tín phiếu kho bạc) thay đổi. Ví dụ, ban đầu một món cho vay thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh với lãi suất là 10%. Sáu tháng sau, lãi suất này có thể tăng hay giảm bằng số lượng tăng hay giảm của lãi suất thị trường (ví dụ lãi suất tín phiếu kho bạc loại 6 tháng), và tiền thanh toán cho vay thế chấp sẽ thay đổi. Các món vay thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh, cho phép các ngân hàng cho vay thế chấp thu được lãi suất cao hơn đối với các món cho vay thế chấp khi lãi suất tăng, lợi nhuận được duy trì trong suốt giai đoạn đó.
Đặc điểm hấp dẫn này của các món cho vay thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh đã khuyến khích các tổ chức cho vay thế chấp phát hành cho vay thế chấp có lãi suất ban đầu thấp hơn với lãi suất cho vay thế chấp cố định quy ước, khiến cho chúng được ưa thích hơn đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên, do tiền thanh toán thế chấp có thể tăng lên đối với các món cho vay thế chấp có lãi suất có lãi suất thay đổi, nên nhiều hộ gia đình vẫn tiếp tục ưu tiên các món vay thế chấp lãi suất cố định. Do vậy cả hai kiểu cho vay đều được phát triển rộng rãi.
II.2.2 Thị trường kỳ hạn các công cụ tài chính
Một thị trường kỳ hạn tiến hành các vụ mua bán theo các hợp đồng kỳ hạn, trong đó người bán thoả thuận cung cấp một số hàng hoá được tiêu chuẩn hoá nào đó cho người mua vào một ngày được chỉ rõ trong tương lai theo một giá thoả thuận sẵn. Để hiểu thị trường kỳ hạn tài chính được phát triển, trước hết chúng ta cần hiểu một hợp đồng tài chính là gì và nó giúp các nhà đầu tư có thể tự bảo hộ đề phòng rủi ro lãi suất như thế nào.
Hợp đồng kỳ hạn: là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t=0 rằng người mua sẽ thanh toán tiền cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thoả thuận tại thời điểm t=0 và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại một thời điểm xác định trong tương lai.Ví dụ: một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng đối với trái phiếu có kỳ hạn 10 năm và lãi suất chiết khấu là 12%, bao gồm:
Người mua và người bán thoả thuận tịa thời điểm t=0 về giá và khối lượng trái phiếu
Nhưng việc thanh toán và giao nhận trái phiếu chỉ được tiến hành sau 3 tháng.
Tại thời điểm t=0, nếu mức lãi suất kỳ hạn được thoả thuận là 12,5428%, thì trái phiếu có mệnh giá 100 USD sẽ có giá là 97 USD. Sau thời hạn 3 tháng, người mua sẽ thanh toán cho người bán 97 USD để nhận từ người bán trái phiếu có mệnh giá 100 USD. Đây chính là giá người mua phải thanh toán cho người bán và người bán phải giao hàng cho người mua không phụ thuộc vào bất cứ điều gì sẽ xảy ra đối với giá trái phiếu trong thời gian 3 tháng và giá giao ngay của nó trong thời gian 3 tháng.
Để thấy được tác dụng to lớn của hợp đồng kỳ hạn trong việc giúp ngân hàng đề phòng rủi ro lãi suất, chúng ta hãy xem xét ví dụ sau:
Giả sử nhà quản trị ngân hàng đang nắm giữ trên bảng cân đối tài sản 1 triệu USD các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm. Bình thường, tại thời điểm t=0, nhà quản trị nhận được tin báo rằng lãi suất dự tính sẽ tăng 2% từ mức 12,5428% lên 14,5428% trong thời hạn 3 tháng tới. Với sự hiểu biết rằng, khi lãi suất thị trường tăng lên nghĩa là giá trị trái phiếu sẽ giảm xuống, nhà quản trị tiến hành tính toán khoảng thời gian tồn tại trung bình của trái phiếu có kỳ hạn 10 năm chính xác là 6 năm. Như vậy, nhà quản trị có thể dự tính khoản lỗ vốn hay sự giảm giá trái phiéu theo phương trình như sau:
Trong đó:
: khoản lỗ của trái phiếu
P: thị giá của trái phiếu, tức là P= 970.000USD
D: thời lượng của trái phiếu, tức là D=6 năm
:mức lãi suất thay đổi dự tính, tức là
1+R = 1+12,5428.
Kết quả là, nhà quản trị ngân hàng dự tính sẽ chịu một khoản lỗ từ việc nắm giữ trái phiếu do lãi suất thị trường tăng là 103.427,32USD, hay giá trái phiếu giảm 10,66% (). Tức là giá trái phiếu giảm từ 97 USD xuống 86,657 USD trên 100 USD mệnh giá. Để có thể bù đắp được sự thua lỗ này (tức là giảm rủi ro lỗ xuống 0), nhà quản trị có thể tiến hành thông qua các nghiệp vụ ngoại bảng bằng cách bán kỳ hạn 1 triệu USD mệnh giá của các trái phiếu này với kỳ hạn là 3 tháng. Giả sử rằng tại thời diểm t=0, nhà quản trị tìm được đối tác sẵn sàng mua với giá 97 USD trên 100USD mệnh giá bằng hợp đồng kỳ hạn 3 tháng. Cái gì sẽ xảy ra nếu lãi suất thực sự tăng 2% sau thời gian 3 tháng? Đó là: giá trái phiếu sẽ giảm 10,66%, tương đương với một khoản lỗ vốn là 103.42._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35280.doc