Rủi ro lãi suất

Lời nói đầu Bất cứ một quốc gia nào dù là quốc gia đó đã phát triển thịnh vượng hay là quốc gia chưa phát triển thì cũng không thể thiếu đi những Ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế. Sự ổn định và đi lên của đất nước tác động mạnh mẽ đến hoạt động Ngân hàng, ngược lại sự phát triển và ổn định của toàn bộ hệ thống Ngân hàng lại ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của một đất nước. Chính vì vai trò rất quan trọng của hệ thống Ngân hàng nên những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng cần phải được

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Rủi ro lãi suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan tâm nghiên cứu hàng đầu. Mặt khác do tính chất của hoạt động Ngân hàng mang tính rủi ro cao nên việc bảo vệ Ngân hàng khỏi các rủi ro là rất quan trọng. Để có thể làm được việc đó trước hết chúng ta phảI tìm hiểu xem Ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro như:rủi ro nguồn vốn,rủi ro lãi suất,rủ ro hối đoái,rủi ro tín dụng. Một trong những rủi ro mà Ngân hàng cần tránh đó là rủi ro lãi suất. Trong đề án đã trình bày những vấn đề cơ bản về rủi ro lãi suất và các biện pháp giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro lãi suất. Do thời gian có hạn nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu xót, nhưng dù sao em cũng mong rằng bài này sẽ là một hạt cát nhỏ đóng góp vào bước đường nghiên cứu nhằm xây dựng một hệ thống Ngân hàng ngày càng ổn định. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô. Chương I: Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng Rủi ro lãi suất: Như giá cả của mọi hàng hoá khác trong nền kinh tế thị trường,lãI suất cũng thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng đén thu nhập và chi phí của những chủ thể hoạt đọng trong thị trường tàI chính. Trước khi xác định mức rủi ro do ảnh hưởng của việc thay đổi lãI suất trên thị trường ta xết các thông số sau: a, Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn xác định tính lỏng của các tàI sản có: cho vay và đầu tư kinh doanh khác.Vòng quay càng lớn thì các tàI sản có càng lỏng(một tàI sản lỏng là một tài sản có thể chuyển đổi sang tiền mặt một cách nhanh chóng và ít tốn kém nếu như có sự chuyền đổi xảy ra).Khi có sự biến động về lãi suất trên thị trường thì mức độ rủi ro sẽ ít hơn vì ngân hàng dễ chuyển đổi các tài sản đó sang dạng khác. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn(trung - dài hạn) /Tổng dư nợ có liên quan trược tiếp với vòng quay của vốn tín dụng.Nếu tỷ số đó cùng lớn thì vòng quay vốn tín dụng sẽ lớn.Do vậy,trong một số trường hợp cụ thể,ta có thể xem xết tỷ trọng Cho vay ngắn hạn/Tổng dư nợ thay cho việc tính vòng quay vốn tín dụng.Vòng quay vốn tín dụng dược tính như sau: Vòng quay vốn tín dụng=Doanh số cho vay và đầu tư khác/Dư nợ bình quân b, Vòng quay vốn huy động Xác định tính ổn định của nguồn vốn. Nguồn vốn càng ôn định thì khả năng chủ động trong điều hành cơ cấu Tài sản có càng cao. Hiện nay,ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng,do thu nhập thấp nên tích luỹ chưa cao,cộng với thị trướng tài chính tiền tệ thiếu ổn định,việc huy động vốn trung và dài hạn bị hạn chế ảnh hưởng đến cho vay trung và dài hạn-Là cho vay chiều sâu nhầm thực hiện chính sách tạo cầu tín dụng.Vì khi doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư chiều sâu,công nghệ lạc hậu,năng lực cạnh tranh kém,hiệu quả kinh doanh thấp làm cho nhu cầu có khả năng thanh toán về vốn của các doanh nghiệp không cao.Trong điều kiện đó đòi hỏi Ngân hàng phải có biện pháp kích cầu bằng việc cho vay trung và dài hạn. Vòng quay vốn huy động được tính theo công thức Vòng VHĐ=Tổng doanh số huy động/số huy động bình quân Từ hai chỉ tiêu tài chính trên ta tính được hai chỉ tiêu sau: Khoảng thời gian tồn tại tb của các món vay=vòng quay VTD năm/12 tháng Khoảng thời gian tồn tại tb của VHĐ=vòng quay VHĐ năm/12 tháng Những chỉ tiêu tài chính trên là các yếu tố để xác định mức rủi ro khi có thay đổi về lãi suất trên thị trường tài chính tiền tệ. 2, Khái niệm Rủi ro lãi suất là trường hợp lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng giảm do biến động của lãi suất (tăng hoặc giảm) Chương II: các NGHIệP Vụ phòng ngừa hạn chế rủi ro lãi suất Hợp đồng kỳ hạn: Một số khái niệm: Hợp đồng giao ngay – Spot Contract: Hợp đồng giao ngay là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0, khi người bán đồng ý giao tài sản cho người mua và người mua đồng ý thanh toán cho người bán trong vòng hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng được ký kết. Hợp đồng kỳ hạn – Forward Contract: Hợp đồng kỳ hạn là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t =0 rằng người mua sẽ thanh toán theo giá kỳ hạn đã được thoả thuận tại thời điểm t = 0 và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại thời điểm xác định trong tương lai. Hợp đồng tương lai – Futures Contract: Hợp đồng kỳ hạn là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t =0 rằng việc thanh toán và giao nhận hàng hoá được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai. Như vậy hợp đồng tương lai là rất giống hợp đồng kỳ hạn. Sự khác nhau giữa chúng có thể nêu một cách tóm tắt như sau: Hợp đồng tương lai được giao dịch một cách có tổ chức, trong khi đó hợp đồng giao dịch kỳ hạn là sự thoả thuận song phương không có tổ chức. Giá của hợp đồng kỳ hạn được ấn định cố định trong suốt thời hạn của hợp đồng. Đối với hợp đồng tương lai thì giá của hợp đồng đIều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường. Do đó hàng ngày giữa người mua và người bán phải quyết toán với nhau những thay đổi giá trị của hợp đồng để phù hợp với thay đổi của thị trường. Các hợp đồng kỳ hạn là những hợp đồng tuỳ ý, phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Trong khi ,những hợp đồng tương lai lại là những hợp đồng được tiêu chuẩn hoá. Các hợp đồng kỳ hạn là những hợp đồng song phương, là đối tượng của rủi ro tín dụng của đối tác tham gia hợp đồng . Hợp đồng kỳ hạn và hạn chế rủi ro lãi suất: Để thấy được tác dụng to lớn của hợp đồng kỳ hạn trong việc bảo đảm rủi ro lãi suất trực tiếp. Giả dụ nhà quản trị Ngân hàng đang nắm giữ trên bảng cân đối tài sản 1 triệu $ các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm. Bình thường tài sản tại thời đIểm t = 0, các trái phiếu này có giá trị 97 $ trên 100 $ mệnh giá, tức là tổng giá trị trái phiếu là 970 000 $. Tại thời điểm t = 0 nhà quản trị nhận được tin dự báo rằng lãi suất dự tính sẽ tăng 2% từ mức 12,5428% lên 14,5428% trong thời hạn 3 tháng tới. Với sự hiểu biết rằng, khi lãi suất thị trường tăng lên nghĩa là giá trị trái phiếu sẽ giảm xuống, nhà quản trị tiến hành tính toán thời lượng của tría phiếu có kỳ hạn 10 năm chính xác là 6 năm. Như vậy nhà quản trị có thể dự tính khoản lỗ vốn hay sự giảm giá trái phiếu (AP) theo phương trình thời lượng như sau: AP / P = - D * AR / (1 + R) Trong đó: AP là khoản lỗ của trái phiếu P là thị giá của trái phiếu, tức là P = 970 000 $ D là thời lượng của trái phiếu, tức là D = 6 năm AR là mức thay đổi lãi suất dự tính, tức là AR = 0,02 1 + R = 1 + 12,5428% AP / 970 000 = -6 * 0,02 / 1,125428 AP = -103427,32 $ Kết quả là, nhà quản trị Ngân hàng dự tính sẽ chịu một khoản lỗ từ việc nắm giữ trái phiếu do lãi suất thị trường tăng là 103427,32 $, hay giá trái phiếu giảm 10,66% (AP / P = 10,66%). Tức là giá trái phiếu giảm từ 97 $ xuống 86,657 $ trên 100 $ mệnh giá. Để có thể bù đắp được sự thua lỗ này, tức là giảm rủi ro xuống số 0, nhà quản trị có thể tiến hành thông qua các nghiệp vụ ngoại bảng bằng cách bán kỳ hạn 1 triệu % mệnh giá của các trái phiếu này với kỳ hạn là 3 tháng. Cái gì sẽ xảy ra nếu lãi suất thực sự tăng 2% sau thời gian 3 tháng? Đó là giá trái phiếu sẽ giảm 10,66% tương đương với một khoản lỗ vốn là 103427,32 $. Mặt khác sau khi lãi suất tăng 2%, nhà quản trị Ngân hàng có thể mua 1 triệu $ mệnh giá các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm trên thị trường giao ngay với giá là 866,573 $ và giao số trái phiếu mua được này cho đối tác theo hợp đồng 1 tr $ mệnh giá là 970 000 $. Do đó lợi nhuận thu được từ hợp đồng giao dịch kỳ hạn là: 970 000 $ - 866 573 $ = 103 427 $ Do đó sự thua lỗ trên bảng cân đối tài sản là 103 427 $ được bù đắp đầy đủ bởi lợi nhuận thu được từ hợp đồng bán kỳ hạn .Như vậy rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng được bảo đảm, tức bằng 0. Hợp đồng tương lai: Giải thích một số thuật ngữ: Bảo đảm Vi Mô - Microhedging: Một Ngân hàng tiến hành bảo đảm Vi Mô khi nó sử dụng các hợp đồng tương lai (hoặc kỳ hạn) để bảo đảm rủi ro cho từng bộ phận tài sản (có hoặc nợ) một cách riêng biệt Bảo đảm Vĩ Mô - Macrohedging: Bảo đảm vĩ mô xuất hiện khi nhà quản trị Ngân hàng muốn sử dụng các nghiệp vụ giao dịch tương lai, giao dịch kỳ hạn hay các giao dịch phát sinh khác để bảo đảm rủi roạ không cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản. Như vậy: Bảo đảm vi mô là việc nhà quản trị xác định bộ phận tài sản để bảo đảm rủi ro một cách riêng biệt và sử dụng những hợp đồng tương lai hay các hợp đồng phát sinh khác để bảo đảm rủi ro đối với từng tài sản đó. Trong khi đó, bảo đảm vĩ mô chỉ quan tâm đến toàn bộ danh mục tài sản có và tài sản nợ của bảng cân đối tài sản. Do đó, nó cho phép tồn tại trạng thái ròng tài sản về mức độ nhạy cảm lãi suất, Do bản chất khác nhau giữa bảo đảm vi mô và bảo đảm vĩ mô cho nên có thể dẫn đến những chiến lược và kết quả hoàn toàn khác nhau là: Bảo đảm thông thường và bảo đảm chọn lọc: Bảo đảm thông thường là khi Ngân hàng tiến hành bảo đảm toàn bộ hai vế của bảng cân đối tài sản (bảo đảm vĩ mô) hoặc tiến hành bảo đảm toàn bộ một bộ phận tài sản thuộc tài sản có hoặc tài sản nợ nhằm đạt được mức rủi ro thấp nhất Ngoài trường hợp bảo đảm rủi ro thông thường, rất nhiều Ngân hàng lựa chọn phương án chấp nhận một bộ phận tài sản không tham gia bảo đảm, hoặc tiến hành bảo đảm quá mức gọi là bảo đảm rủi ro chọn lọc. b)Hợp đồng tương lai và hạn chế rủi ro lãi suất: Có bao nhiêu hợp đồng giao dịch tương lai mà nhà quản trị Ngân hàng cần phải mua hoặc bán để bảo đảm rủi ro là phụ thuộc vào: Mức độ rủi ro (mức độ thay đổi) của lãi suất Xu hướng biến động của lãi suất (tăng hay giảm) Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức trong các trường hợp bảo đảm hoàn toàn hay bảo đảm chọn lọc. Giao dịch quyền chọn: Đặc đIểm cơ bản của giao dịch quyền chọn: “Mua quyền chọn mua” là chiến lược quyền chọn thứ nhất. Người mua quyền chọn mua gọi là người mua, có quyền (không phải là nghĩa vụ) mua chứng khoán tại một mức giá cố định X đã được thoả thuận trước, gọi là giá giao dịch .Để có được quyền chọn mua chứng khoán, người mua phải trả một khoản phí cho người bán là C, gọi là phí chon mua .Phí chọn mua phải được thanh toán cho người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng mua quyền chọn mua và đồng thời người mua trở thành người tiềm năng thu lợi nhuận nếu giá trái phiếu tăng trên mức giá giao dịch (X) cộng với khoản phí chọn mua (C). Bán quyền chọn mua trái phiếu là chiến lược thứ hai của giao dịch quyền chọn. Đối với hợp đồng bán quyền chọn mua, người bán quyền chọn mua nhận được một khoản phí gọi là phí bán quyền chọn mua và phải luôn luôn sẵn sàng bán trái phiếu cho ngươì mua tại mức giá cố định đã được thoả thuận trước, gọi là giá giao dịch. Chiến lược thứ ba là mua quyền chọn bán trái phiếu. Người mua quyền chọn bán trái phiếu có quyền bán trái phiếu cho người bán quyền chọn bán trái phiếu tại một mức giá cố định đã được thoả thuận trước .Ngược lại, người mua phảI trả cho người bán một khoản phí, gọi là phí chọn bán (P). Chiến lược thứ tư là bán quyền chọn bán trái phiếu. Trong trường hợp bán quyền chọn bán trái phiếu, người bán nhận được một khoản phí P và người bán luôn phải sẵn sàng mua trái phiếu tại mức giá giao dịch X khi người mua thực hiện quyền chọn bán của mình. Giao dịch quyền chọn và hạn chế rủi ro lãi suất: Đối với những Ngân hàng nhỏ thì chiến lược thích hợp là thực hiện quyền chọn mua hơn là quyền chọn bán.Bởi vì ,lý do về kinh tế và lý do về qui chế. Tuy nhiên, đối với những Ngân hàng lớn thì những giao dịch quyền chon mua, quyền chọn bán đều là những giao dịch phổ biến. Lý do kinh tế giảI thích tại sao các Ngân hàng nhỏ lại không chọn quyền bán: đối với việc bán quyền chọn thì lợi nhuận tiềm năng thu được là bị giới hạn, nhưng khả năng phát sinh lỗ thì không có giới hạn. Như chúng ta thấy, bằng cách bán quyền chọn mua Ngân hàng có thể bảo đảm được rủi ro lãi suất trong trường hợp lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng lên.Trong trường hợp ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng thì khoản lợi nhuận thu được từ hợp đồng bán quyền chọn mua có thể không đủ để bù đắp cho sự giảm giá của trái phiếu trong danh mục đầu tư của Ngân hàng.Ngược lại, trường hợp bảo đảm rủi ro lãi suất bằng cách mua quyền chọn bán trái phiếu sẽ cung cấp cho nhà quản trị Ngân hàng phương án lựa chọn hấp dẫn hơn nhiều. Lý do hạn chế các hợp đồng quyền bán: Theo quan điểm của các nhà làm chính sách, thì các hợp đồng quyền bán mà đặc biệt là các hợp đồng không nhằm mục đích bảo đảm rủi ro tài sản thì rất rủi ro, bởi vì Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lỗ vốn là không hạn chế. Chương III: Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong trường hợp Việt Nam: Dự báo về biến động lãi suất: Các nhà quản trị Ngân hàng cần phải phân tích và đưa ra dự báo về biến động lãi suất trên thị trường để bố trí cơ cấu bảng cân đối tài sản cho phù hợp. Các nhà dự báo có thể sử dụng các mô hình lý thuyết hoặc thực nghiệm về diễn biến của lãi suất để đưa ra các dự báo lãi suất được chính xác Ưu điểm của phương pháp này là ta có thể biết trước được xu hướng biến động của lãi suất nếu dự đoán chính xác. Từ đó mà Ngân hàng có thể có những nghiệp vụ và hoạt động khác để tránh rủi ro lãi suất. Nhược điểm của phương pháp này là việc dự báo xu hướng biến động của lãi suất là rất khó khăn, nếu dự báo sai có thể gây ra những thiệt hại rất lớn cho Ngân hàng. Hạn chế nữa là khi Ngân hàng thay đổi lại cơ cấu của bảng cân đối tài sản thì sẽ gặp nhiều khó khăn về chi phí và thời gian, nhất là ở những nước có thị trường tàI chính chưa phát triển như ở Việt Nam. Theo dõi tính nhạy cảm với lãi suất của các tài sản: Ngoài phương pháp trên Ngân hàng có thể theo dõi tính nhạy cảm với lãi suất của các tài sản thông qua các phương pháp: phân tích khoảng cách, phân tích khoảng cách thời gian tồn tại. Phương pháp này sẽ cho ta biết được mức độ đối mặt của Ngân hàng trước rủi ro lãi suất một cách chính xác. Nhưng nó cũng có hạn chế ở chỗ: nếu chỉ biết được mức độ đối mặt của Ngân hàng thì chưa đủ mà Ngân hàng phải kết hợp với các phương pháp khác như dự báo biến động lãi suất. áp dụng chính sách mềm dẻo cho các khoản vay: Để phòng ngừa cho Ngân hàng gặp phải rủi ro lãi suất Ngân hàng có thể đưa ra chính sách lãi suất mềm dẻo cho các khoản vay và các tài sản của Ngân hàng có kỳ hạn dài. Đối với các khoản vay có kỳ hạn dài Ngân hàng có thể đưa ra các mức lãi suất thay đổi theo lãi suất trên thị trường theo từng tháng, từng quý, nửa năm, một năm. Ngoài ra Ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất thay đổi theo thị trường nhất là khi lãi suất ở trong thời kỳ thường xuyên biến động Biện pháp đổi chéo lãi suất: Đổi chéo lãi suất giúp một tổ chức tài chính có nhiều tài sản có loại nhạy cảm về lãi suất hơn so với những tài sản nợ loại nhạy cảm về lãi suất. Nhờ vậy giảm được rủi ro lãi suất cho cả hai phía. Chẳng hạn Ngân hàng thương mại A và ngân hàng thương mai B có bảng cân đối tài sản như sau Ngân hàng thương mại A 1. Những tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất: 30 tr đồng 2. Những tài sản có loại có lãi suất cố định: 70 triệu đồng 1. Những tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất : 50 tr đồng 2. Những tài sản nợ loại có lãi suất cố định: 50triệu đồng Ngân hàng thương mại B 1. Những tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất: 70 tr đồng 2. Những tài sản có loại có lãi suất cố định: 30 triệu đồng 1. Những tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất : 50 tr đồng 2. Những tài sản nợ loại có lãi suất cố định: 50triệu đồng Ngân hàng thương mại A và Ngân hàng thương mại B sẽ thực hiện đổi chéo lãi suất bằng cách: Ngân hàng thương mại A thanh toán thu nhập từ 20 triệu đồng tài sản có lãi suất cố định cho Ngân hàng thương mại B, còn Ngân hàng thương mại B thanh toán thu nhập từ 20 triệu đồng tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất cho Ngân hàng thương mại A. Từ đó giúp cho cả hai Ngân hàng có thể tránh được rủi ro lãi suất. Ưu điểm của phương pháp này là không đòi các Ngân hàng phải sắp xếp lại bản quyết toán tài sản của mình nên ít tốn kém trong việc giảm rủi ro lãi suất. Hạn chế của phương pháp này là các Ngân hàng khó có thể biết được thông tin về nhau để thực hiện đổi chéo lãi suất. Để khắc phục hạn chế này trên thị trường đã xuất hiện các trung gian môi giới cho các Ngân hàng. Hạn chế thứ hai là khó các Ngân hàng nào mà bảng quyết toán trùng khớp như ở ví dụ trên. Kết luận Có một nhà kinh tế học nào đó đã nói rằng: “Bất chấp những bộ comple đen của các nhà quản trị Ngân hàng, hoạt động Ngân hàng vẫn luôn là hoạt động rất đa dạng và mang tính rủi ro cao”. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường như hiện nay cũng đòi hỏi các nhà quản trị Ngân hàng phải là những người tài giỏi cả trong lý thuyết và thực tiễn thì mới có thể giúp cho các Ngân hàng hoạt động tốt. Đây là một việc làm rất khó nhưng không có nghĩa là không thể làm được. Vì vậy để chuẩn bị chúng ta phải học tập và nghiên cứu một cách thực sự nghiêm túc. Là một sinh viên của khoa Ngân hàng – Tài chính có truyền thống học tập tốt, em sẽ cố gắng hơn nữa để trở thành con người có ích cho xã hội. Mục lục Lời nói đầu……………………………………………………………….1 Nội dung………………………………………………………………….2 Chương I : Rui ro lãI suất trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng ………2 1.Rủi ro lãI suất.…………………………………………………………..2 a,Vòng quay vốn tín dụng………………………………………………2 b,Vòng quay vốn huy động……………………………………………..2 2,KháI niệm………………………………………………………………..3 Chương II : Các nghiệp vụ phòng ngừa hạn chế rủi ro lãI suất……………3 1,Hợp đồng kỳ hạn………………………………………………………...3 a,Một số kháI niệm……………………………………………………..3 b,Hợp đồng kỳ hạn và hạn chế rủi ro lãI suất…………………………..4 2,hợP ĐÅng tương lai…………………………………………………….5 a,GiảI thích một số thuật ngữ….……………………………………….5 b,Hợp đồng tương lai và han chế rủi ro lãI suất………..……………….6 3,Giao dịch quyền chọn……………………………………………………6 a,Đặc đIúm cơ bản của giao dịch quyền chọn………………………….6 b,Giao dịch quyền chọn và hạn chế của rủi ro lãI suất………………….7 Chương III : Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãI suất trong ở Việt Nam…7 1,Dự báo về biến động lãI suất…………………………………………….7 2,Theo dõi tính nhạy cảm với lãI suất của các tàI sản…………………….8 3,áp dụng chính sách mềm dẻo cho các khoản vay……………………….8 4,Biện pháp đổi chéo tàI sản………………………………………………8 Kết luận…………………………………………………………………10 Mục lục TàI liệu tham khảo Tài liệu tham khảo Tiền và hoạt động Ngân hàng – Mishkin Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng Tạp chí Ngân hàng số 11 tháng / 1998 Thị trường tài chính tiền tệ số 13/1999 Tạp chí Ngân hàng số 1 tháng 1/1999 6) Thị trường tài chính tiền tệ số10/1998 7) Ruỉ ro trong hoạt đọng tàI chính-Hoàng Xuân Quyến ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0793.doc
Tài liệu liên quan