Rèn luyện kĩ năng qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong Sách giáo khoa Địa lí 12 Trung học phổ thông (THPT) tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THIỀU THỊ HÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ QUA HƢỚNG DẪN HỌC SINH LÀM CÁC BÀI THỰC HÀNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 12 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THIỀU THỊ HÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ QUA HƢỚNG DẪN HỌC SINH LÀM CÁC BÀI THỰC HÀNH TRO

pdf166 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Rèn luyện kĩ năng qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong Sách giáo khoa Địa lí 12 Trung học phổ thông (THPT) tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 12 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lâm Quang Dốc THÁI NGUYÊN, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THIỀU THỊ HÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỊA LÍ QUA HƢỚNG DẪN HỌC SINH LÀM CÁC BÀI THỰC HÀNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 12 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạyhọc Địa lí Mã số: 60.14.10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Sƣ phạm- Đại học Thái Nguyên Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÂM QUANG DỐC Phản biện 1: ………………………………………….. ………………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………… ………………………………………………………… Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận văn Họp tại: Trƣờng Đại học Sƣ phạm- Đại học Thái Nguyên Ngày tháng năm 2009 Có thể tìm hiểu luận văn tại thƣ viện Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Nguyễn Xuân Trường, Thiều Thị Hà, Phương pháp rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh thông qua các bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí 12- Chương trình trung học phổ thông. Tạp chí khoa học và công nghệ tập 56, Số 8 năm 2009, trang 3-6. Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lâm Quang Dốc, người thầy đã tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học, khoa Địa lí và các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, Sở giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, trường THPT Chuyên Thái Nguyên, các thầy cô giáo và các em học sinh ở các trường thực nghiệm, cùng bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Thái Nguyên, tháng 09 năm 2009 Học viên Thiều Thị Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và đảm bảo khách quan Thái Nguyên, tháng 09 năm 2009 Học viên Thiều Thị Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài …............................................................................................. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài ……………………………. 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………….. 2 2.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài…………………………………………………… 2 3. Tình hình nghiên cứu đề tài ………………………………………………… 3 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài ………………………………... 5 4.1. Quan điểm hệ thống ………………………………………………………… 5 4.2. Quan điểm thày thiết kế, trò thi công ……………………………………… 6 4.3. Phương pháp bản đồ ……………………………………………………… 6 4.4. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ………………………………………… 7 4.5. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu ………………………………………. 7 4.6. Phương pháp phân tích, tổng hợp …………………………………………… 7 4.7. Phương pháp toán thống kê …………………………………………………. 8 4.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm…………………………………………. 8 5. Những đóng góp và điểm mới của đề tài …………………………………….. 8 6. Cấu trúc của luận văn …………………………………………………………. 9 NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI………………………… 10 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài……………………………………………………. 10 1.1.1. Hoạt động nhận thức …………………………………………………… 10 1.1.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức ……………………………………… 12 1.1.3. Phương pháp dạy học là cách tổ chức hoạt động nhận thức ……………… 13 1.1.4. Phương pháp dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông……………………… 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.1.5. Thực hành địa lí thực chất là thày tổ chức, trò thi công …………………. 18 1.1.5.1. Thực hành địa lí là gì?................................................................................ 18 1.1.5.2. Vai trò của các bài thực hành địa lí nói chung và địa lí 12 nói riêng …… 20 1.1.5.3. Thày thiết kế và tổ chức, trò thi công trong thực hành địa lí 12………… 24 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ………………………………………………… 26 1.2.1. Khái quát về tình hình KT- XH tỉnh Thái Nguyên ……………………….. 26 1.2.2. Đặc điểm đội ngũ GV, HS và cơ sở vật chất ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên………………………………………………….. 27 1.2.2.1. Giáo viên ……………………………………………………………… 27 1.2.2.2. Học sinh …………………………………………………………………..28 1.2.2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học …………………………………………..29 1.2.3. Tình hình giảng dạy và học tập địa lí hiện nay ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên ……………………………………………… 29 1.2.4. Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí của Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên …………………………………… 31 1.3. Tiểu kết chƣơng 1. …………………………………………………………. 32 Chƣơng 2. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ QUA MỘT SỐ DẠNG BÀI THỰC HÀNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12 THPT……….. …… 34 2.1. Đặc điểm của hệ thống kiến thức, kĩ năng địa lí ………………………… 34 2.2. Cơ sở hình thành các kĩ năng thực hành địa lí 12 ……………………… 37 2.2.1. Kế thừa và phát triển các kĩ năng thực hành địa lí …………………………38 2.2.2. Dựa vào đặc điểm, chương trình SGK Địa lí 12 và mục đích, yêu cầu của bài thực hành………………………………………….. 38 2.2.3. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của HS …………………………………… 42 2.2.4. Dựa vào trình độ chuyên môn cũng như khả năng sư phạm của GV ……... 43 2.2.5. Dựa vào cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng địa lí …………………………………………………….. 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.3. Rèn luyện kĩ năng địa lí qua các dạng bài thực hành trong SGK Địa lí 12 (Chƣơng trình Chuẩn) …………………………..43 2.3.1. Rèn luyện kĩ năng vẽ lược đồ Việt Nam ………………………………… 47 2.3.2. Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ và điền vào lược đồ trống một số nội dung kiến thức theo yêu cầu ………………………….. 55 2.3.3. Rèn luyện kĩ năng làm việc với số liệu thống kê và vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích ……………………………………………….65 2.3.4. Rèn luyện kĩ năng thu thập, tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau, phân tích, xử lí thông tin để viết một báo cáo ngắn theo chủ đề, trao đổi và thảo luận………………………………… 92 2.4. Tiểu kết chƣơng 2. ………………………………………………………… 96 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm ……………………………………………………. 97 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ……………………………………………………. 97 3.3. Nguyên tắc thực nghiệm ………………………………………………… 98 3.4. Nội dung thực nghiệm ………………………………………………… 98 3.5. Tổ chức thực nghiệm ……………………………………………………… 98 3.5.1. Chọn trường thực nghiệm ……………………………………………… 98 3.5.2. Chọn bài thực nghiệm …………………………………………………... 99 3.5.3. Chọn lớp thực nghiệm …………………………………………………….100 3.5.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm ………………… 100 3.6. Kết quả và đánh giá kết quả thực nghiệm ……………………………….101 3.6.1. Kết quả thực nghiệm …………………………………………………… 101 3.6.2. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm ……………………………… 103 3.7. Tiểu kết chƣơng 3. …………………………………………………………104 KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu của đề tài …………………………………………….. 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2. Những tồn tại ……………………………………………………………… 107 3. Hƣớng mở rộng của đề tài ………………………………………………… 108 4. Kiến nghị ……………………………………………………………………. 109 Danh mục công trình đã công bố của tác giả………………………………….110 Tài liệu tham khảo …………………………………………………………… 111 Phụ lục ………………………………………………………………………… 114 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết đầy đủ Viết tắt Học sinh HS Giáo viên GV Sách giáo khoa SGK Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT Atlat Địa lí Việt Nam ALĐLVN Trung du và miền núi Bắc Bộ TD&MNBB Đông Nam Bộ ĐNB Đồng bằng sông Hồng ĐBSH Kinh tế KT Kinh tế- xã hội KT-XH Công nghiệp CN Phương pháp dạy học PPDH Đại học Sư phạm ĐHSP Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CNH- HĐH Tổng số học sinh TSHS Thực nghiệm TN Đối chứng ĐC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC HÌNH (Lƣợc đồ, biểu đồ) Trang Hình 2.1. Lưới ô vuông vẽ lược đồ Việt Nam………………………………… 51 Hình 2.2. Lược đồ Việt Nam phần đất liền……………………………………. 54 Hình 2.3. Lược đồ một số dạng địa hình Việt Nam……………………………. 64 Hình 2.4. Biểu đồ thu nhập bình quân/ người/ tháng………………………….. .. 70 Hình 2.5. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng…. 74 Hình 2.6. Biểu đồ diện tích gieo trồng cây CN hàng năm và lâu năm…………….76 Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp………………… 77 Hình 2.8. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất CN phân theo thành phần KT ……... 80 Hình 2.9. Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng cây CN lâu năm của cả nước, TD&MNBB, Tây nguyên ………………………………. 87 Hình 2.10. Biểu đồ giá trị sản xuất CN theo thành phần KTcủa ĐNB…….. …. 91 Hình 2.10. Biểu đồ sản lượng dầu thô qua các năm……………………………….95 Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra giữa các lớp TN và lớp ĐC……….. 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Vị trí các điểm chuẩn………………………………………………….. 50 Bảng 2.2. Các dãy núi, cao nguyên ……………………………………………… 60 Bảng 2.3. Các đỉnh núi ……………………………………………………………61 Bảng 2.4. Các dòng sông lớn ……………………………………………………. 62 Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng …………………………………………………. 73 Bảng 2.6. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp ………………………….77 Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị sản xuất CN phân theo thành phần KT …………………79 Bảng 2.8. So sánh kích thước biểu đồ……………………………………………..80 Bảng 2.9. Tốc độ tăng trưởng về dân số và sản xuất cây lương thực của ĐBSH, cả nước…………………………………………………. 83 Bảng 2.10. Tỉ trọng về dân số và sản xuất cây lương thực của ĐBSH so với cả nước ………………………………………………. 84 Bảng 2.11. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 ….. 86 Bảng 2.12. So sánh kích thước biểu đồ ………………………………………….. 86 Bảng 2.13. Cơ cấu đàn trâu, bò của cả nước, TD&MNBB, Tây Nguyên ……….. 88 Bảng 2.14. Cơ cấu đàn trâu, bò của TD&MNBB, Tây Nguyên so với cả nước ….89 Bảng 3.1. Trường, lớp và số HS tham gia thực nghiệm …………………………100 Bảng 3.2. Tổng hợp điểm kiểm tra của các lớp thực nghiệm ………………… 101 Bảng 3.3. Tổng hợp điểm kiểm tra của các lớp ĐC có sách thực hành …………101 Bảng 3.4. Tổng hợp điểm kiểm tra của các lớp ĐC không có sách thực hành…..102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐƠN XIN BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ Kính gửi: Trƣờng Đại học Sƣ phạm- Đại học Thái Nguyên Tên tôi là: Thiều Thị Hà Công tác tại: Trường THPT Chuyên Thái Nguyên- Tỉnh Thái Nguyên Tôi được công nhận là học viên cao học theo quyết định số 491/QĐ-ĐHTN- SĐH ngày 26/ 6/2007 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên, hình thức đào tạo: Tập trung, thời hạn từ ngày… tháng……..năm 2007 đến ngày……tháng …năm 2009. Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ QUA HƢỚNG DẪN HỌC SINH LÀM CÁC BÀI THỰC HÀNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 12 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN Thuộc chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí Mã số: 60.14.10 Tôi đã hoàn thành chương trình học tập theo qui định cho học viên cao học. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị Trường ĐHSP- ĐHTN cho phép tôi được bảo vệ luận văn trước Hội đồng chấm luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Thái nguyên, ngày 25 tháng 9 năm 2009 Người viết đơn Thiều Thị Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc LÍ LỊCH KHOA HỌC (Dùng cho học viên cao học) I. LÍ LỊCH SƠ LƢỢC: Họ và tên: Thiều Thị Hà Giới tính: Nữ Sinh ngày 12 tháng 07 năm 1969 Nơi sinh: Thái Nguyên Quê quán: Thắng Lợi- Văn Giang- Hưng Yên Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: Giáo viên, trường THPT Chuyên Thái Nguyên Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Tổ 21 phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Điện thoại cơ quan: 0280 3855813 Điện thoại nhà riêng: 0280 3835512 Fax: E-mail: II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ / đến / Nơi học (trường, thành phố): Ngành học: 2. Đại học Hệ đào tạo: Tập trung Thời gian đào tạo từ 9 / 1989 đến 6/ 1993 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc Ngành học: Địa lí Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Tiếng Nga, Phương pháp giảng dạy, Địa lí Thế giới, Địa lí Việt Nam Người hướng dẫn: 3. Thạc sĩ: Thời gian đào tạo từ 10 / 2007 đến 10 / 2009 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngành học: Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí Tên luận văn: Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí 12 THPT Thái Nguyên Ngày và nơi bảo vệ luận văn: Trường Đại học Sư pham- ĐHTN Người hướng dẫn: PGS.TS. Lâm Quang Dốc 4. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Tiếng Nga 5. Học vị, học hàm, chức vụ kĩ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày và nơi cấp III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Tháng 9/1993 đến tháng 8/2002 Trường THPT Phổ Yên (nay là THPT Lê Hồng Phong) tỉnh Thái Nguyên Giáo viên Địa lí Tháng 9/2002 đến tháng 10/ 2007 Trường THPT Chuyên Thái Nguyên Giáo viên Địa lí Tháng 10/ 2007 đến tháng 10/ 2009 Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên Học viên lớp cao học: Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí - K15 IV. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ Nguyễn Xuân Trường, Thiều Thị Hà, Phương pháp rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh thông qua các bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí 12- Chương trình trung học phổ thông. Tạp chí khoa học và công nghệ tập 56, Số 8 năm 2009, trang 3-6. Đại học Thái Nguyên XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC Ngày 25 tháng 9 năm 2009 (Ký tên đóng dấu) Người khai kí tên Thiều Thị Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hệ thống kiến thức tàng trữ trong SGK Địa lí 12 rất lớn. Hệ thống kiến thức này tồn tại song song với hệ thống kĩ năng địa lí có trong chương trình. Vì vậy nói đến hệ thống kiến thức địa lí bao giờ cũng nói đến hệ thống kĩ năng tương ứng. Hệ thống kĩ năng này phần được giáo viên rèn luyện thông qua dạy học ở trên lớp, phần được rèn luyện thông qua các bài thực hành ở nhà, các buổi ngoại khóa, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là phần rèn luyện kĩ năng thông qua các bài thực hành chính khoá. Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo càng cao bao nhiêu thì càng tạo ra tiền đề cho chất lượng cao của các kiền thức địa lí bấy nhiêu. Học sinh muốn nắm vững hệ thống kiến thức địa lí thì phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo địa lí; có như vậy, mới có thể vận dụng vào cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường. Đây là vấn đề quan trọng trong đổi mới nội dung và phương pháp dạy học địa lí. Hiện nay, các trường THPT đang chú trọng cải tiến dạy học các bài thực hành, song còn gặp phải một số khó khăn nhất định, khó khăn lớn nhất là nguồn tài liệu hướng dẫn thực hành địa lí 12 chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của các địa phương. Bởi vì sách thực hành nhiều nhưng các tác giả biên soạn với dung lượng kiến thức không thống nhất và số lượng bài quá lớn (62 bài), làm cho cuốn sách khá đồ sộ, tạo nên giá thành rất cao (cao nhất là 32.000 đ/cuốn), nhiều HS không có tiền mua, trong khi yêu cầu của Chương trình Chuẩn chỉ có 9 bài thực hành bắt buộc. Nếu lấy các bài thực hành trong Chương trình Chuẩn làm trọng tâm để xây dựng các bài soạn thực hành địa lí 12 để tất cả HS đều có thể sử dụng, việc thực hành trên lớp theo phương pháp dạy học mới: thày tổ chức, trò thi công sẽ rất dễ dàng, đáp ứng được việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí ở trường THPT - Nhìn chung, GV ở các trường THPT đã có nhiều cố gắng thiết kế các bài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 thực hành mà chương trình quy định, song nội dung và quy trình thực hành không thống nhất, chất lượng dạy học các bài thực hành còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ. Trước tình hình đó việc biên soạn các bài thực hành địa lí 12 phục vụ HS rèn luyện kĩ năng địa lí đáp ứng tình hình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học môn địa lí là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học địa lí hiện nay, vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hƣớng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí 12 THPT tỉnh Thái Nguyên”. 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng địa lí nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các bài thực hành, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình đã công bố ở trong và ngoài nước về phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học địa lí nói riêng, nhất là rèn luyện kĩ năng địa lí để xây dựng cơ sở khoa học cho đề tài. - Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng vẽ lược đồ, đọc bản đồ, điền vào lược đồ trống, vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích qua các bài thực hành. - Thực nghiệm sư phạm (trong đó có thực nghiệm trên lớp kết hợp với tham khảo ý kiến GV và HS) để khẳng định tính hợp lí và tính khả thi của đề tài. - Viết báo cáo khoa học dưới dạng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. 2.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Về nội dung: Vấn đề rèn luyện kĩ năng địa lí trong chương trình và SGK Địa lí 12 là vấn đề lớn biểu hiện suốt trong quá trình giảng dạy, trong khuôn khổ của một luận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 văn thạc sĩ, tác giả đề tài khuôn lại ở việc rèn luyện kĩ năng qua 8 bài thực hành chính khóa trong SGK Địa lí 12 Chương trình Chuẩn. - Về địa bàn: Rèn luyện một số kĩ năng địa lí cho HS lớp 12 nói chung, nhưng do quỹ thời gian không cho phép nên chỉ thử nghiệm ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên. 3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trên thế giới, đã có nhiều tác giả biên soạn các cuốn sách về vấn đề rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh và phương pháp dạy các bài thực hành dùng cho giáo viên và học sinh ở các cấp học như N.N. Baranxki, W.D- Walter Jabn, I.F Kharlamôp, L.V Panshenhicova… Ở Việt Nam, từ năm 1985 đến nay ở nước ta đã có nhiều tác giả biên soạn sách thực hành, các tài liệu về rèn luyện kĩ năng địa lí: - Lâm Quang Dốc (Chủ biên), Tập bản đồ bài tập, dùng cho các lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12; xuất bản các năm từ 1984 đến 1994. - Lâm Quang Dốc (Chủ biên), Đỗ Ngọc Tiến, Nguyễn Viết Thịnh, Nguyễn Xuân Hoà- Hướng dẫn thực hành địa lí 12 THPT, Nxb Đại học sư phạm, 1995 – 2008. - Nguyễn Dược, Nguyễn Việt Hùng, Trần Văn Thắng- Dạy học các bài thực hành địa lí PTTH, Nxb Đại học sư phạm Huế, 1993. - Trần Kim Oanh - Các dạng bài thực hành địa lí 12, Nxb GD, 2008 - Mai Xuân San- Rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh trường phổ thông, Nxb GD, 1997. - Ngô Đạt Tam, Đỗ Ngọc Tiến, Trần Trọng Hà, Tập bản đồ bài tập và thực hành địa lí của các lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, xuất bản từ năm 1995 đến nay. - Nguyễn Đức Vũ, Lê Văn Dược- Dạy và học thực hành địa lí 12, Nxb GD, 2008. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Các tác giả trên đây biên soạn các cuốn thực hành địa lí nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở các trường phổ thông nói chung và chất lượng dạy học Địa lí 12 nói riêng. Nghiên cứu các sách thực hành của các tác giả Việt Nam đã công bố, nghiên cứu tính phổ biến của các sách đối với người sử dụng và tính khả thi của phương pháp dạy học mới, có thể nêu lên một số nhận định sau: Những tác phẩm trên đều đề cập đến hệ thống các bài thực hành địa lí ở trường phổ thông. Riêng lớp 12, các tác giả đã biên tập các dạng bài thực hành của 62 bài học trong SGK Địa lí 12. Nhưng các sách biên soạn trên đây đều không thống nhất về quy mô và nội dung vấn đề thực hành, những kĩ năng địa lí cần đạt được khi thực hành. Do khối lượng nội dung biên tập khá đồ sộ nên dẫn đến giá thành khá cao, học sinh không có tiền mua. Ví dụ: theo điều tra của nhiều tác giả luận án thạc sĩ trước đây, số lượng HS có sách thực hành ở tỉnh Thái Nguyên chiếm chưa đầy 30%, gây khó khăn cho việc thực thi phương pháp dạy học mới. Điểm đặc biệt của các dạng bài thực hành là các dạng bài tập nhận thức: thày thiết kế những dữ kiện đã biết, yêu cầu trò thi công để tìm những kiến thức chưa biết dưới sự hướng dẫn của GV. Đây cũng là đặc trưng của phương pháp dạy học mới, “phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm” hay còn gọi là “phương pháp dạy học hướng về người học”. Trong một lớp chỉ cần 1/3 HS không có sách thực hành sẽ không thể thực thi bằng phương pháp dạy học mới được. Chính vì vậy đề tài đi theo một hướng nghiên cứu riêng: thiết kế các bài thực hành có giờ dạy bắt buộc trong SGK Địa lí 12 Chương trình Chuẩn, nhằm xây dựng các bài soạn thực hành địa lí 12 để tất cả HS đều có thể sử dụng, tạo điều kiện đầy đủ phương tiện thực hành qua đó GV có thể thực thi phương pháp dạy học mới. Điều đó phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 phương Thái Nguyên và có ý nghĩa thực tiễn cao. 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4.1. Quan điểm hệ thống Quá trình sư phạm bao gồm những thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống, có cấu trúc nhất định và cùng vận động. Các thành tố đó là mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và phương tiện giáo dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, môi trường giáo dục, kinh tế địa phương… Các yếu tố trên vận động, phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau trong cùng một hệ thống. Trong đó, sự thay đổi thành phần này kéo theo sự thay đổi thành phần khác. Mục tiêu của giáo dục hiện nay là trang bị cho HS khả năng độc lập, năng động, sáng tạo; do đó nội dung dạy học, phương pháp dạy học cũng phải thay đổi và cải tiến. Xu hướng cải tiến các phương pháp dạy học hiện nay là nhằm phát huy hơn nữa vai trò chủ động của người học, tìm cách giúp cho học sinh có động cơ, thái độ và phương pháp học tập đúng đắn. Ngoài ra, khi lựa chọn phương pháp dạy học cần phải chú ý đến lứa tuổi, trình độ nhận thức, mức độ mục tiêu, hoạt động nhận thức của người học, môn học, nội dung bài học, mà lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học hợp lí. Vận dụng quan điểm hệ thống để nhìn nhận vai trò, vị trí, chức năng của bài thực hành trong hệ thống các công việc dạy học, trong hệ thống các phương tiện dạy học, phương pháp dạy học và quá trình dạy học, thông qua đó tìm ra quy trình hợp lí để tổ chức các hoạt động nhận thức nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đạt được mục tiêu giáo dục. Tác giả vận dụng quan điểm hệ thống để xem xét và phân tích hệ thống kiến thức, kĩ năng địa lí theo từng chương trình, từng cấp học, trên cơ sở đó xác định được “cái biết” và “cái chưa biết” cho HS trong dạy học địa lí 12, nhằm tạo ra các “tình huống có vấn đề” để tích cực hoá các hoạt động chiếm lĩnh tri thức của HS. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 4.2. Quan điểm thày thiết kế, trò thi công Dạy học theo quan điểm thày thiết kế, trò thi công là bản chất của phương pháp dạy học tích cực, trong đó GV tổ chức cho HS tiến hành các hành động bằng cách thiết kế hệ thống các việc làm theo quy trình hành động trí óc và tổ chức cho HS triển khai việc làm đó theo bản thiết kế đã có. Kết quả sau khi thực hiện đầy đủ các việc làm thì người học đạt được mục tiêu học tập của mình. Theo quan điểm này, quá trình dạy học được thể hiện qua công thức của giáo sư Hồ Ngọc Đại: A a Trong đó: A Là nội dung dạy học Quy trình, cách thức chuyển nội dung A từ bên ngoài thành sản phẩm bên trong của HS a Là nội dung A được chuyển thành sản phẩm của HS Muốn cho quá trình dạy học thành công thì nhất thiết phải xác định rõ nhiệm vụ của thày và trò: Đối với GV, nhiệm vụ quan trọng là phải thiết kế quy trình việc làm từ A a, tổ chức cho HS triển khai việc làm theo thiết kế đã có, theo đúng quy trình từ A a. Quy trình này cho phép GV cụ thể hoá trong việc dạy học và có thể trực tiếp kiểm soát, điều chỉnh hành động học của HS. Điều đó có nghĩa là thày đóng vai trò thiết kế, còn trò đóng vai trò thi công. Đối với HS, nhiệm vụ quan trọng nhất là thực hiện hệ thống việc làm dưới sự hướng dẫn của GV sao cho chuyển được A từ bên ngoài thành a của riêng mình. Thông qua hệ thống việc làm, HS triển khai đầy đủ quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của nội dung bài học, môn học theo đúng cơ chế, giai đoạn của con đường nhận thức, con đường hình thành khái niệm khoa học. 4.3. Phương pháp bản đồ Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học bản đồ và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 khoa học Địa lí. Nó được dùng để nhận thức không gian của một đối tượng địa lí cụ thể. Phương pháp bản đồ có nhiều nội dung rất phong phú, trong trường phổ thông phương pháp bản đồ được ứng dụng hai nội dung thành lập và sử dụng bản đồ. Thành lập bản đồ là dựng lại mô hình không gian của các đối tượng, hiện tượng địa lí mà thày và trò nghiên cứu, học tập; còn sử dụng bản đồ là khai thác kiến thức tiềm ẩn trên bản đồ. 4.4. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu các công trình về lí luận dạy học và phương pháp dạy học theo hướng tích cực - Nghiên cứu các tài liệu về rèn luyện kĩ năng địa lí - Nghiên cứu SGK và các tài liệu, các luận án, luận văn có liên quan, các tài liệu về bồi dưỡng GV thực hiện chương trình, SGK Địa lí 12 THPT. 4.5. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu Điều tra là phương pháp khảo sát đối tượng (HS và gia đình) trên diện rộng nhằm phát hiện những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của đối tượng nghiên cứu. Tài liệu điều tra là những thông tin quan trọng cần thiết cho công trình nghiên cứu và là căn cứ để đề ra những giải pháp khoa học và thực tiễn. Phương pháp điều tra thực hiện trên hai phương diện: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học. - Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài để điều tra, thu thập tài liệu về tình hình dạy và học các bài thực hành địa lí 12 hiện nay trong các nhà trường THPT Thái Nguyên. - Thu thập các tài liệu nói về rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí và các sách hướng dẫn thực hành, các tài liệu nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan. - Điều tra tình hình thu nhập của gia đình hàng năm và chi phí cho HS lớp 12 học tập (tất cả các môn học). 4.6. Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp phân tích dùng để phân tích các tài liệu giáo khoa địa lí 12, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 phân chia chúng thành từng loại kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; phân tích các phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm; phân tích các mối quan hệ trong dạy học địa lí, chương trình học tập ở lớp 12; đặc biệt phân tích mối quan hệ giữa 4 yếu tố dạy học cơ bản: kiến thức – kĩ năng, kĩ xảo – phương pháp dạy học – phương tiện dạy học trong phương pháp dạy học mới. - Phương pháp tổng hợp là sự kế tiếp của phương pháp phân tích nhằm nhận rõ từng bộ phận, từng mặt để tổng hợp nhằm xác lập hệ thống kiến thức và kĩ năng ở lớp 12, đưa ra hướng nghiên cứu cụ thể cho đề tài. - Áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài, kết hợp với phân tích, tổng hợp tình hình dạy và học các bài thực hành ở các trường THPT Thái Nguyên, phân tích tình hình KT-XH của địa phương, từ đó xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài 4.7. Phương pháp toán thống kê Để đảm bảo độ chính xác, khách quan và kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao thì cần phải sử dụng phương pháp toán thống kê. Phương pháp toán thống kê dùng để thống kê số liệu, kết quả điều tra tình hình thực tế cũng như kết quả thực nghiệm. Qua đó khẳng định tính đúng đắn của đề tài nghiên cứu. 4.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trên cơ sở phân tích tình hình giảng dạy và học tập địa lí 12, trên các địa bàn khác nhau ở một số trường THPT Thái Nguyên, tác giả lựa chọn một số trường, lớp, số lượng HS thực nghiệm. Phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm tra tính đúng đắn, tính khả thi, tính thiết thực của các phương pháp đề ra trong luận văn, được tiến hành trên các địa bàn đại diện cho các vùng miền khác nhau ở tỉnh Thái Nguyên. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí 12 phục vụ cho một địa phương cụ thể, nhằm góp phần nâng cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 hiệu quả dạy - học môn Địa lí 12 trong các trường THPT tỉnh Thái Nguyên - Bồi dưỡng tiềm năng phương pháp tự học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS lớp 12 trong quá trình học tập môn Địa lí - Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho GV, HS phổ thông trong tỉnh và các GV, HS phổ thông ở các tỉnh, thành trong cả nước. - Nội dung có thể không mới nhưng cách tiếp cận và giải quyết vấn đề hoàn toàn mới, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế địa phương, phù hợp với chủ trương của nhà nước: các tỉnh, thành chủ động biên soạn sách giáo khoa cho tỉnh mình. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham ._. khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Rèn luyện kĩ năng địa lí qua một số dạng bài thực hành trong chương trình Địa lí 12 THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Hoạt động nhận thức Hoạt động nhận thức là một loại hoạt động tinh thần, không làm biến đổi các đồ vật thực, quan hệ thực…. Loại hoạt động này có đặc điểm là phản ánh các sự vật, các quan hệ và mang lại cho chủ thể các hình ảnh, các tri thức về các sự vật và quan hệ của chúng. Bằng hoạt động nhận thức con người phân tích, tổng hợp, khái quát, ghi nhớ các hình ảnh thực tế khách quan. Như vậy, hoạt động nhận thức để hiểu biết sự vật, nắm bản chất, quy luật và các mối quan hệ của chúng. Trong nhà trường, việc học tập của HS có bản chất hoạt động, thông qua các hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển trí tuệ cũng như các quan điểm đạo đức và thái độ. Học tập của HS là hoạt động nhận thức, có đặc điểm: Hoạt động nào cũng có đối tượng là một khách thể và hướng vào làm biến đổi khách thể, còn hoạt động học thì lại cho chính chủ thể (người học) biến đổi và phát triển. Đối tượng của người học ở đây chính là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần chiếm lĩnh. Nội dung của đối tượng không bị thay đổi sau khi chiếm lĩnh, nhưng nhờ có sự chiếm lĩnh này mà các chức năng tâm lí của chủ thể được thay đổi và phát triển. Hoạt động học là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Dưới sự hướng dẫn của GV, chủ thể là HS hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo, nhằm chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực, hình thành nhân cách theo mục tiêu giáo dục. Theo chức năng này người học là người chuyển hoá những kinh nghiệm của xã hội loài người nằm ngoài chủ thể thành tài sản riêng của bản thân. Muốn vậy, đòi hỏi người học phải thực hiện nhiều hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 động với mục đích khác nhau, với mỗi hành động lại thực hiện bằng nhiều thao tác, được sắp xếp theo một trình tự nhất định, và ứng với mỗi thao tác đó là sử dụng các phương tiện, công cụ thích hợp. Quá trình đó được diễn ra theo con đường nhận thức chung của loài người, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan. Hoạt động nhận thức của HS có bản chất: Là hoạt động hướng vào làm thay đổi bản thân. Đối tượng là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Điều đó có nghĩa là cái đích của hoạt động hướng tới là chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của xã hội thông qua sự tái tạo của cá nhân. Là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và tiếp thu cả những phương pháp chiếm lĩnh tri thức (cách học). Vậy có thể khẳng định kết quả học tập phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động học của HS. Nhận thức được nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc vào chính quá trình HS tham gia vào các hoạt động học tập. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng của người GV là phải thiết kế và tổ chức, hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS sao cho thông qua các hoạt động này HS chiếm lĩnh được tri thức của nhân loại, tạo ra sự phát triển những phẩm chất tâm lí và hình thành nên nhân cách của mình. Hoạt động học của HS có quan hệ hữu cơ với hoạt động dạy của GV và được tồn tại trong quá trình dạy học. Do đó, theo quan điểm của nhiều nhà giáo dục học, quá trình dạy học chính là dạy hoạt động. Bản chất của phương thức dạy học là sự tác động của GV nhằm giúp HS tổ chức các hoạt động thực tiễn ở bên ngoài (chủ thể) sau đó chuyển hoạt động này vào (bên trong) tâm lí, ý thức của mình. Trong đó, GV đóng vai trò định hướng cho người học hoạt động, người học tự mình giải quyết các công việc được giao. Ví dụ: Các hoạt động của GV bao gồm hoạt động với tư liệu học tập, trao đổi, định hướng trực tiếp cho HS. GV đảm nhận công việc thiết kế các hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 động học tập cho HS, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động học tập đó. Sau đó tổ chức, định hướng các hoạt động học tập giữa HS với tư liệu học tập, tổ chức hoạt động học tập giữa HS với HS. 1.1.2. Tích cực hoá hoạt động nhận thức Trong nhà trường, học là một hoạt động nhận thức đặc biệt, nên tính tích cực của HS thực chất là tính tích cực nhận thức. Vì vậy, đã có nhiều nhà giáo dục có uy tín ở trong và ngoài nước nêu lên ý kiến của mình: Theo K. D. Usinxki (Nga): phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học là cơ sở vững chắc cho mọi sự học tập có hiệu quả. Tính tích cực của HS thể hiện qua tính tích cực nhận thức là khả năng biết định hướng vào môi trường chung quanh, biết hành động một cách sáng tạo, biết tự nâng cao trình độ học vấn, phát triển bản thân và có kĩ năng giành lấy kiến thức. Theo Đặng Vũ Hoạt: tính tích cực nhận thức thể hiện ở thái độ cải tạo chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức. Nghĩa là tài liệu học tập được phản ánh vào não của HS và được chế biến đi, được hoà vào vốn kinh nghiệm đã có và được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống khác nhằm cải tạo hiện thực và cải tạo bản thân mình. Theo Trần Bá Hoành: tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Tính tích cực trong học tập của HS có quan hệ mật thiết với động cơ học tập. Nếu động cơ học tập đúng sẽ tạo cho HS hứng thú, say mê trong học tập. Hứng thú lại là tiền đề của tự giác, hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo ra tính tích cực trong học tập của HS. Tóm lại, các ý kiến trên đây và còn nhiều ý kiến khác nữa của các nhà khoa học có tên tuổi đều đề cập đến tính tích cực và tích cực hoá trong học tập của HS. Tích cực hoá là một hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động. Từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Muốn vậy, dạy học phải thông qua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 tổ chức các hoạt động học tập của HS. Người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của GV. Dạy học chú trọng đến rèn luyện phương pháp tự học. Coi việc rèn luyện phương pháp tự học cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả học tập mà còn là mục tiêu dạy học. Để phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải có sự phân hoá về trình độ, cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập. Cần tăng cường cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS. Các bài học được thiết kế thành một chuỗi nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng người học, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. Kết hợp đánh giá của thày với tự đánh giá của trò. Trong dạy - học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định kết quả học tập và để điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động dạy của thày. Đối với HS cần phải tạo điều kiện phát triển kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để điều chỉnh cách học. Tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi, hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS. Thông qua việc đánh giá, tự đánh giá, HS không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp. 1.1.3. Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động nhận thức Hiện nay phương pháp dạy học thường được hiểu theo ba nghĩa: PPDH là cách thức hoạt động của GV để truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục HS theo mục tiêu giáo dục. Theo quan niệm này thì GV là nhân vật trung tâm, giữ vai trò chủ đạo, còn HS thụ động ghi nhớ và tiếp thu những điều thày dạy. PPDH là sự kết hợp các biện pháp, phương tiện làm việc của GV và HS Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 trong quá trình dạy học nhằm đạt tới mục đích giáo dục. Quan niệm này coi PPDH là một sự dung hoà giữa nhiệm vụ truyền thụ tri thức của thày cũng quan trọng như nhiệm vụ lĩnh hội tri thức của trò. PPDH là cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của HS nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Dạy học chính là quá trình tổ chức cho HS tự lĩnh hội tri thức. HS có vai trò chủ động tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động học tập, tự khám phá ra “cái chưa biết”, tìm ra kiến thức, tìm chân lí dưới sự chỉ đạo của GV. GV không còn là người truyền đạt tri thức có sẵn mà là người định hướng, đạo diễn, điều khiển, chỉ đạo hoạt động học tập cho HS để chiếm lĩnh tri thức. Theo GS. TS. Vũ Văn Tảo, có hai mô hình dạy - học: Mô hình dạy học truyền thụ một chiều: DẠY – GHI NHỚ Mô hình dạy học hợp tác hai chiều: DẠY – TỰ HỌC 1. Thày truyền đạt kiến thức, trò thụ động tiếp thu 1. Trò tự mình tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thày 2. Thày truyền thụ một chiều, độc thoại hay phát vấn 2. Đối thoại: trò – trò, trò – thày; hợp tác với bạn và thày; do thày tổ chức 3. Thày giảng giải - trò ghi nhớ, học thuộc lòng 3. Trò học cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống 4. Thày độc quyền đánh giá 4. Trò tự đánh giá, tự điều chỉnh; cung cấp liên hệ ngược cho thày đánh giá, có tác dụng khuyến khích tự học 5. Thày là thày dạy: dạy chữ, dạy nghề, dạy người 5. Thày là thày học, chuyên gia về việc học, dạy cách học cho trò tự học chữ, tự học nghề, tự học nên người Trong hai mô hình dạy học trên đây, nhất là mô hình dạy học hợp tác hai chiều, luôn luôn gắn liền với phương tiện dạy học. Nếu nói như W.D-Walter Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Jabn: “phương pháp dạy học chính là sự tổng hợp cấu trúc logic của nội dung và cấu trúc lôgic của quá trình tiếp thu, trong quá trình tiếp thu cần có các thủ thuật sư phạm điều khiển”. Thủ thuật sư phạm ở đây chính là các phương tiện và cách sử dụng các phương tiên dạy học của người thày. Theo N.N. Baranxki, thiết bị dạy học là những phương tiện trực quan, nó là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự tổ chức và kết quả của việc giảng dạy địa lí ở nhà trường. Hệ thống các thiết bị mà Baranxki đề cập đến bao gồm phòng địa lí, các bản đồ giáo khoa, các bản đồ tự thiết kế theo nội dung bài dạy, quả cầu địa lí, các tranh ảnh, biểu đồ…. Theo PGS Nguyễn Dược, các thiết bị dạy học địa lí bao gồm một phần cơ sở vật chất tạo điều kiện cho việc giảng dạy bộ môn như phòng bộ môn, vườn địa lí, tủ sách địa lí, sách tham khảo… và các phương tiện hiện đại như máy chiếu, video, máy ghi âm, máy vi tính…tạo cơ sở trực quan sinh động cho hoạt động nhận thức, hình thành kĩ năng Theo chúng tôi, ngoài các phương tiện dạy học trên đây các loại hình “bài thực hành địa lí” cũng nên liệt kê thêm vào danh mục các phương tiện dạy học, nhất là dạy học theo cách “thày thiết kế - trò thi công”. 1.1.4. Phương pháp dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông Hoạt động nhận thức trong dạy học địa lí được hiểu là hoạt động để hiểu biết các sự vật hiện tượng địa lí, các quy luật và các mối quan hệ của chúng. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tiến hành các hoạt động chiếm lĩnh nội dung tri thức và hệ thống kĩ năng, kĩ xảo địa lí, thông qua các hoạt động học tập phát triển năng lực và hình thành nhân cách do mục tiêu giáo dục đề ra. Theo các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học địa lí, các tri thức địa lí được dạy trong nhà trường phổ thông gồm hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo địa lí được lựa chọn trong hệ thống tri thức của khoa học Địa lí và được sắp xếp một cách logic tương ứng với logic nhận thức của HS ở từng cấp học, bậc học. Các nhà sư phạm có nhiệm vụ biến hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 chung thành tài sản riêng của từng HS. Muốn vậy, HS cần phải tiến hành các hoạt động nhận thức để chiếm lĩnh các kiến thức cơ bản của môn Địa lí dưới đây: - Biểu tượng địa lí là những hình ảnh của các sự vật và hiện tượng địa lí được lưu giữ trong kí ức học sinh có khả năng tái tạo theo ý muốn. Biểu tượng địa lí là cơ sở hình thành khái niệm địa lí. Biểu tượng khái niệm càng rõ thì HS lĩnh hội khái niệm càng chắc chắn. - Khái niệm địa lí là sự phản ánh trong tư duy những sự vật và hiện tượng địa lí đã được trừ tượng hoá và khái quát hoá dựa vào các dấu hiệu bản chất. Khái niệm địa lí có tính không gian, tính thời gian và tính quan hệ, khác với các khái niệm khoa học khác. Khái niệm địa lí được phân ra ba nhóm: + Khái niệm địa lí chung là khái niệm chỉ toàn bộ sự vật, hiện tượng địa lí đồng nhất, có các thuộc tính giống nhau. Ví dụ: sông, hồ, đường, … + Khái niệm địa lí riêng là khái niệm chỉ các sự vật, hiện tượng địa lí riêng biệt, cụ thể, có tên riêng. Mỗi khái niệm địa lí riêng chỉ liên quan đến một đối tượng và phản ánh tính độc đáo của nó, thường tương ứng với một địa danh nhất định. Ví dụ: sông Hồng, dãy Trường Sơn,… + Khái niệm địa lí tập hợp là khái niệm địa lí chỉ dùng để khái quát hoá những đặc điểm chung của các sự vật, hiện tượng địa lí từng vùng, từng khu vực. Ví dụ: sông ngòi miền Tây Bắc, địa hình vùng Đông Bắc,… - Mối liên hệ địa lí là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí về mặt không gian, thời gian. Mối liên hệ địa lí có thể chia làm hai loại: mối liên hệ địa lí thông thường, mối liên hệ địa lí nhân quả. Trong hoạt động nhận thức, HS hiểu được các mối quan hệ sẽ nắm được bản chất hiện tượng và giải thích chúng một cách chính xác. - Quy luật địa lí là những kiến thức đã được khái quát hoá biểu hiện các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí có bản chất cố định, không thay đổi trong những điều kiện nhất định, mỗi khi lặp lại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Ví dụ: quy luật địa đới, quy luật phi địa đới … - Kĩ năng, kĩ xảo địa lí: Để chiếm lĩnh kiến thức địa lí, HS cần phải có kĩ năng, kĩ xảo địa lí. Những kĩ năng đó là: + Kĩ năng bản đồ là kĩ năng làm việc với bản đồ, kĩ năng khai thác kiến thức địa lí tàng trữ trên bản đồ, hay nói một cách cụ thể: kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ, đo tính toạ độ địa lí, xác định vị trí, chồng xếp bản đồ, vẽ lược đồ; đọc, hiểu và sử dụng bản đồ, … + Kĩ năng khảo sát các hiện tượng địa lí ngoài thực địa theo tuyến, theo điểm (quan sát, quan trắc các số liệu khí hậu, thuỷ văn, …). + Kĩ năng học tập, làm việc với các tài liệu địa lí, trong đó có các kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ, xây dựng biểu đồ, phân tích các số liệu thống kê, phân tích các mô hình, lát cắt, … + Kĩ năng nghiên cứu địa lí, trong đó có các kĩ năng làm việc với các tài liệu địa lí, kĩ năng mô tả, viết và trình bày những vấn đề về địa lí. + Kĩ năng làm việc với máy tính và các phần mềm địa lí như kĩ năng khai thác Internet, kĩ năng vẽ biểu đồ trên máy tính, kĩ năng khai thác các phần mềm có nội dung địa lí, … Tóm lại, hoạt động nhận thức của HS khi học tập nghiên cứu môn Địa lí là hoạt động chiếm lĩnh hệ thống biểu tượng và khái niệm địa lí, quy luật địa lí, các mối quan hệ và liên hệ địa lí, các kĩ năng và kĩ xảo địa lí. Tuy nhiên, muốn chiếm lĩnh tri thức địa lí và hình thành kĩ năng kĩ xảo không phải dễ dàng, nó đòi hỏi người thày phải biết cách tổ chức các hoạt động nhận thức theo phương pháp dạy học tích cực, đưa HS vào các hoạt động học tập, tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề về lí thuyết cũng như thực hành, sao cho các thông qua các hoạt động đó HS khám phá tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và hoàn thành được mục tiêu giáo dục con người mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 1.1.5. Thực hành địa lí thực chất là thày tổ chức, trò thi công 1.1.5.1.Thực hành địa lí là gì ? Trong lĩnh vực giáo dục chúng ta thường dùng từ ghép có liên quan đến việc học như “học hành” từ nói lên nhiệm vụ chủ yếu của người HS trong nhà trường. Học là tích luỹ kiến thức kĩ năng, còn hành là vận dụng tri thức vào thực tiễn, gồm có các hoạt động trí óc và hành động. Từ xưa, trong quá trình đào tạo con người, “hành” vẫn được coi trọng như là mục đích của việc học khi ra đời, nhưng muốn “hành” được ở ngoài đời thì người HS khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng phải “hành”. Đó cũng chính là lí do mà đến nay, trong chương trình của tất cả các môn học trong nhà trường đều có những “bài thực hành”. Như vậy “hành” trong học tập chính là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo người HS trong nhà trường. Hành phải làm cho HS có được sự hiểu biết từ đơn giản đến phức tạp để bồi dưỡng cho HS có được năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn. Ở đây chưa phải là thực tiễn trong đời sống thực sự, mà chủ yếu là thực tiễn trong học tập. Thực tiễn này không mới đối với nhân loại, nhưng mới đối với người HS trong quá trình tích luỹ tri thức. Công cụ để vận dụng tri thức đó chính là kĩ năng. Trong nhà trường phổ thông hiện nay có ba hình thức rèn luyện kĩ năng cho HS : - Thông qua các bài thực hành - Thông qua các bài tập cho HS tự làm ở nhà - Thông qua việc quan sát GV thực hiện mẫu trong khi giảng bài ở trên lớp Ba hình thức này có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình hình thành các loại kĩ năng. Có thể nói hình thức chủ yếu và quan trọng nhất là dạy cho HS các kĩ năng thông qua các bài thực hành, nó có thể giúp cho HS nắm được kĩ năng cả về mặt lí thuyết cũng như hành động. Trong các bài thực hành, HS được hướng dẫn nắm kĩ năng tương đối đầy đủ, có hệ thống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Cần kết hợp rèn luyện kĩ năng cho HS trong giờ lên lớp với việc hướng dẫn theo dõi HS tiếp tục rèn luyện ở nhà, trong thời gian ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới. Để giúp HS củng cố, phát triển được những kĩ năng đã lĩnh hội được, chúng ta cần buộc các em phải sử dụng các kĩ năng địa lí đó trong các khâu học tập ở trên lớp và làm bài tập ở nhà. Kĩ năng, theo tâm lí học nói chung là phương thức thực hiện một hành động nào đó thích hợp với những mục đích và những điều kiện hành động. Kĩ năng địa lí thực chất là những hoạt động thực tiễn mà HS thực hiện được một cách có ý thức trên cơ sở những kiến thức địa lí đã có. Muốn có kĩ năng trước hết HS phải có kiến thức và biết cách vận dụng nó vào thực tiễn một cách sáng tạo. Dấu hiệu đặc trưng cho kĩ năng là nhận thức đầy đủ về mục đích của hành động và biết lựa chọn con đường ngắn nhất, đúng nhất để thực hiện. Dạy học là dạy cả kiến thức và kĩ năng, vì vậy trong chương trình SGK không chỉ có các bài dạy về kiến thức mà còn có cả các bài dạy về kiến thức và kĩ năng, tức là các tiết thực hành. Trước đây, chương trình Địa lí 12 (cũ) chỉ có 1 bài thực hành (chiếm 6% thời lượng) nội dung là tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về địa lí địa phương (hình thành kĩ năng học tập nghiên cứu địa lí). Từ năm học 2008-2009, chương trình và SGK Địa lí 12 THPT đã có sự đổi mới cơ bản so với chương trình và SGK cũ. Chương trình và SGK mới đã có những thay đổi lớn về nội dung và cấu trúc. Điểm nổi bật của nội dung chương trình là rất chú trọng tới việc hình thành năng lực cho người học, đổi mới cách dạy và cách học, tăng số tiết cho hoạt động thực hành, các bài thực hành (Chương trình Chuẩn 9 bài, Chương trình Nâng cao 15 bài), các dạng kĩ năng thực hành được rèn luyện củng cố, hình thành ở mức độ cao hơn, đó là: - Kĩ năng vẽ lược đồ Việt Nam. - Kĩ năng đọc, hiểu bản đồ, Át lát Địa lí Việt Nam qua đó sử dụng để phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 hiện các đặc điểm tự nhiên hay kinh tế-xã hội, xác định các mối quan hệ không gian giữa các đối tượng và quá trình địa lí... - Kĩ năng nghiên cứu làm việc với các tài liệu địa lí như: + Kĩ năng lập biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ, kết hợp với kiến thức đã học giải thích nguyên nhân + Kĩ năng xử lí các số liệu thống kê theo các yêu cầu cho trước - Kĩ năng học tập, nghiên cứu địa lí: + Kĩ năng phân tích số liệu thống kê + Kĩ năng phân tích văn bản + Kĩ năng thu thập, tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau đề viết báo cáo ngắn theo chủ đề, trao đổi và thảo luận + Kĩ năng liên hệ thực tiễn địa phương, đất nước Rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí là một yêu cầu rất quan trọng của việc học tập bộ môn Địa lí. Vì vậy, các đề thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đẳng, thi học sinh giỏi quốc gia...trong những năm gần đây, phần thực hành thường chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm. Tuy nhiên, thực trạng giảng dạy trong nhà trường cho thấy thực hành vẫn là khâu yếu, chưa được quan tâm đầy đủ dẫn tới kết quả của HS chưa tương xứng với yêu cầu. Thực tế qua quá trình tham gia giảng dạy, ôn thi, chấm thi tốt nghiệp, đại học và ôn thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí, tôi nhận thấy kĩ năng thực hành địa lí của HS ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên nói chung còn rất yếu, nên điểm phần làm bài thực hành thường chưa cao. 1.1.5.2. Vai trò của các bài thực hành địa lí nói chung và Địa lí 12 nói riêng Bài thực hành được giảng dạy sau khi HS đã học các bài lí thuyết và có một số kĩ năng ban đầu. Giờ thực hành yêu cầu HS rèn luyện kĩ năng, những kĩ năng này được mô phỏng theo các phương pháp nghiên cứu khoa học và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 được hình thành dần dần từng bước một cách tỉ mỉ, từ dễ đến khó, từ những hiểu biết ban đầu để đi đến chỗ nắm được các kĩ năng thuần thục, phục vụ cho việc vận dụng tri thức. Kĩ năng thực hành địa lí là yêu cầu không thể thiếu được của việc học môn Địa lí bởi các kĩ năng là thước đo kết quả học tập của HS theo xu hướng dạy học tích cực. Bài thực hành địa lí có hai mục tiêu cơ bản: - Trước hết và quan trọng nhất là nhằm vào việc hình thành (hoặc rèn luyện) kĩ năng địa lí và kĩ năng vận dụng kiến thức của HS. - Tiếp theo là củng cố hoặc vận dụng kiến thức Mỗi bài thực hành được thực hiện trong bài học trên lớp với các nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu rõ ràng. Do cấu trúc của kĩ năng có phần tri thức về kĩ năng và hoạt động hình thành kĩ năng, nên các quá trình thực hiện các bài thực hành cũng phải diễn ra theo hai giai đoạn tiếp nối nhau: - Trang bị tri thức về kĩ năng mà HS cần được hình thành (hoặc rèn luyện) trong bài thực hành. - Tổ chức cho HS hoạt động trên cơ sở khai thác các tri thức đã biết để hình thành kĩ năng. Giai đoạn đầu tuy thời gian ngắn, nhưng rất quan trọng. Cần cho HS nhận thức rõ mục tiêu, yêu cầu, các nhiệm vụ phải thực hiện. Sau đó cung cấp mới (hoặc ôn lại) tri thức về kĩ năng cần phải thực hiện, hướng dẫn HS cách làm và có thể làm mẫu một số việc cần thiết. Khi có được các hiểu biết cần thiết, chuyển tiếp sang giai đoạn thực hiện các hoạt động thực hành. Để giúp HS củng cố, phát triển được những kĩ năng đã lĩnh hội được, chúng ta cần yêu cầu các em phải sử dụng các kĩ năng địa lí đó trong các khâu học tập ở trên lớp và làm bài tập ở nhà. Thực hành trong học tập là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 đào tạo HS trong nhà trường. Nó có thể giúp HS nắm được kĩ năng cả về mặt lí thuyết cũng như hành động. Có thể nói đây là hình thức dạy kĩ năng chủ yếu và quan trọng nhất. Rõ ràng muốn vận dụng được tri thức vào hành động thì cần phải có kĩ năng, mà kĩ năng xuất phát từ kiến thức, vì vậy muốn hình thành cho HS được kĩ năng, nhất thiết phải làm cho HS vừa có kiến thức lí thuyết vừa có kiến thức hành động. Thực hành là một loại bài học dạy về kĩ năng, trong đó có hai nhiệm vụ: Cung cấp kiến thức lí thuyết làm cơ sở cho kĩ năng và cung cấp kiến thức hành động của kĩ năng. Trước đây, trong chương trình và SGK Địa lí thường mới chỉ chú trọng đến các bài dạy kiến thức, mà chưa chú ý đến các bài thực hành, nên tỉ lệ các bài thực hành thường quá thấp. Nội dung các bài thực hành cũng tuỳ tiện, nhiều khi đơn điệu, thiếu hệ thống và chưa được sắp xếp theo một trình tự từ dễ đến khó, chưa bao quát được hết các loại kĩ năng cần thiết. Một quan niệm khá phổ biến, xuất phát từ phương pháp dạy học truyền thống, cho rằng thực hành chỉ là một bài học vận dụng tri thức, có mục đích củng cố kiến thức và kĩ năng đã học. Với quan niệm đó bài thực hành không đem lại kiến thức gì mới cho HS, cũng không làm cho HS thấy hứng thú. Khi dạy bài thực hành GV thường coi nhẹ và xem nó như một bài tập tự làm bình thường của HS, GV không cần chuẩn bị cũng không cần soạn giáo án, nhiều GV dạy bài thực hành cũng giống như dạy bài lí thuyết. Quan niệm về bài thực hành như vậy thực ra không đúng. Dạy các bài thực hành cũng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, soạn giáo án đầy đủ, vì dạng bài này vừa có kiến thức lí thuyết, vừa có kĩ năng. Đây không phải là một dạng bài củng cố về kiến thức, kĩ năng đã học, mà là một dạng bài cung cấp những kiến thức mới về một loại kĩ năng mà HS chưa biết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Trong quá trình dạy và học, chúng ta phải đặc biệt quan tâm tới việc hình thành kĩ năng cho HS, có vậy, thì HS mới có thể khai thác được kiến thức địa lí qua các nguồn tri thức và GV mới có thể vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm. Các tri thức địa lí được dạy trong nhà trường phổ thông gồm một hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo địa lí được lựa chọn sắp xếp theo một lôgic nhất định trong hệ thống tri thức của khoa học Địa lí, phù hợp với chương trình và mục tiêu đào tạo, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi... nhằm cung cấp một dung lượng kiến thức và giáo dục theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Đổi mới phương pháp dạy học và học bài thực hành địa lí, hoàn thiện các kĩ năng cần thiết là cơ sở áp dụng vào thực tiễn cuộc sống sau này cũng như học tập ở các bậc học tiếp theo. Chương trình, SGK Địa lí 12 hiện nay đã có nhiều đổi mới về cơ bản, nhằm cung cấp hệ thống kiến thức về Địa lí Tổ quốc. Những nội dung chính của chương trình không có nhiều khác biệt giữa Chương trình Chuẩn và Chương trình Nâng cao. Về cấu trúc chương trình bao gồm các nội dung: - Việt Nam trên đường Đổi mới và hội nhập - Địa lí tự nhiên - Địa lí dân cư - Địa lí kinh tế - Địa lí địa phương - Ôn tập và kiểm tra Mỗi phần có một vai trò nhất định trong việc trang bị kiến thức cho HS để tạo nên chương trình tổng thể, tương đối hoàn chỉnh về Địa lí Tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát triển chương trình Địa lí ở THCS. Về cấu trúc Chương trình Chuẩn gồm 45 bài, trong đó có 35 bài lí thuyết và 9 bài thực hành. Chương trình Nâng cao gồm 62 bài trong đó có 15 bài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 thực hành. Như vậy có 2 loại bài trong SGK Địa lí 12, đó là các bài lí thuyết và các bài thực hành. Vì đây là lớp cuối cấp, nên các bài lí thuyết và thực hành đều hướng tới mục tiêu nhằm tạo điều kiện cho HS tự học, tự ôn tập để nắm vững kiến thức cơ bản. Việc tăng cường chú trọng bài thực hành trong giảng dạy địa lí là lựa chọn tối ưu với tình hình thực tế hiện nay. Khối lượng tri thức của khoa học Địa lí ngày càng tăng nhanh mà khả năng tiếp thu có giới hạn, thời gian dành cho học tập địa lí trong nhà trường phổ thông lại ít (1-2 tiết/ tuần) nên HS không có khả năng nắm hết những kiến thức cơ bản, hiện đại nhất phù hợp với yêu cầu thực tế xã hội và đất nước. Các bài thực hành được giảng dạy sau khi HS học các bài lí thuyết và đã có một số kĩ năng ban đầu, giờ thực hành yêu cầu HS rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo, các thao tác thành thạo và phát huy tính năng động, sáng tạo trong học tập. Kĩ năng thực hành địa lí là một phần thước đo kết quả học tập của HS. Tóm lại, chương trình và SGK Địa lí 12, quan điểm về dạy thực hành địa lí đã có chuyển biến tích cực, nhưng trong đó cách dạy để đạt hiệu quả tối ưu các bài thực hành là yếu tố quan trọng giúp HS phát huy năng lực trí tuệ, tư duy sáng tạo, tìm tòi, đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS là khởi nguồn cho khả năng thích ứng nhanh chóng với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế của nước ta trong thời kì CNH-HĐH đất nước, phát huy khả năng làm việc độc lập của người học, đặt nền móng cho quá trình tự học, tự nghiên cứu bền bỉ suốt cuộc đời. 1.1.5.3. Thày thiết kế và tổ chức, trò thi công trong thực hành Địa lí 12 Khái niệm có bản chất hoạt động. Bài học (lí thuyết, thực hành) là một quá trình thày tổ chức cho trò hoạt động để lĩnh hội một khái niệm và kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó, trong một thời gian xác định, ở một trình độ phát triển nhất định (Hồ Ngọc Đại). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Định nghĩa trên xét trên góc độ phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm thì người thày đã mã hoá nội dung thực hành trên giấy, theo chỉ dẫn ghi trong bài thực hành, HS lần lượt làm theo chỉ dẫn dưới sự tổ chức hoạt động nhận thức của GV từ bước một đến bước cuối cùng trong thời gian quy định, sẽ hoàn thành một bài học thực hành. Định nghĩa trên xét theo quan điểm bài toán nhận thức thì những “Điều đã cho” là các dữ kiện nêu lên trong bài thực hành, còn “Điều yêu cầu” là HS xử lí dữ liệu và nêu nhận xét, khái quát rút ra từ dữ liệu đã cho. Tất nhiên trong quá trình nhận xét và khái quát HS vẫn phải huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích luỹ trước đó. Như vậy, để giúp HS tự mình lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề thì cần phải thiết kế các bài thực hành dưới dạng các bài toán nhận thức theo phương pháp dạy học ._.m (hoặc ALĐLVN), giấy dán đã vẽ sẵn các cánh cung núi, các dãy núi, các tam giác thể hiện các đỉnh núi, lược đồ Việt Nam đã điền sẵn các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi theo yêu cầu của bài (hoặc chuẩn bị trên máy vi tính), máy chiếu Projecter - HS: lược đồ trống Việt Nam trên khổ giấy A4 (chuẩn bị trước ở nhà), ALĐLVN III. Hoạt động dạy- học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc ALĐLVN) các miền địa lí tự nhiên 3. Hƣớng dẫn thực hành 3.1. Mở bài (định hướng bài thực hành) Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng giúp cho GV và HS có thể khai thác kiến thức. Có kĩ năng bản đồ, HS có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên làm việc với bản đồ một cách chủ động và từ đó biết cách phân tích, tổng hợp, xác lập các mối quan hệ giữa các đối tượng để tìm ra kiến thức mới. Vì vậy, yêu cầu đọc, hiểu, sử dụng bản đồ và điền vào lược đồ trống Việt Nam trong chương trình SGK Địa lí 12 là rất quan trọng và cần thiết 3.2. Tiến trình thực hành Hoạt động 1. (cả lớp): Xác định nội dung và yêu cầu của bài thực hành - Xác định vị trí của các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc ALĐLVN) - Điền đúng trên lược đồ trống các cánh cung núi, các dãy núi, các đỉnh núi theo yêu cầu Hoạt động 2. Bài tập 1. Xác định vị trí các dãy núi, các cao nguyên, các đỉnh núi, các dòng sông trên bản đồ - Các dãy núi, cao nguyên + Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã, các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều + Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu + Các cao nguyên ba dan: Đăk Lăk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh - Các đỉnh núi Phanxipăng: 3143m, Khoan La San: 1853m, Pu Hoạt: 2452m, Tây Côn Lĩnh: 2419m, Ngọc Linh: 2598m, Pu xai lai leng: 2711m, Rào Cỏ: 2235m, Hoành Sơn: 1046m, Bạch Mã: 1444m, Chư Yang Sin: 2405m, Lang Biang: 2167m - Các dòng sông Sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu Bƣớc 1. (Hoạt động nhóm đôi- 2 học sinh cùng bàn) Tìm vị trí các dãy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên núi, cao nguyên, các đỉnh núi, các dòng sông theo yêu cầu trong ALĐLVN Bƣớc 2 (cả lớp): Lần lượt gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam: 1 em chỉ các dãy núi, cao nguyên, 1 em chỉ trên bản đồ các đỉnh núi, 1 em chỉ các dòng sông mà các em đã xác định Bƣớc 3 (cả lớp): - Gọi HS lên bảng, sắp xếp tên các dãy núi, các đỉnh núi vào các vùng đồi núi tương ứng theo yêu cầu của GV: (+ Vùng núi Đông Bắc: các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều; đỉnh núi: Tây Côn Lĩnh cao 2419m + Vùng núi Tây Bắc: dãy Hoàng Liên Sơn; đỉnh núi: Phanxipăng: 3143m, Khoan La San: 1853m, Pu Hoạt: 2452m + Vùng núi Trường Sơn Bắc: dãy Hoành Sơn, Bạch Mã; các đỉnh núi: Pu xai lai leng: 2711m, Rào Cỏ: 2235m, Hoành Sơn: 1046m, Bạch Mã: 1444m + Vùng núi Trường Sơn Nam: các đỉnh núi: Ngọc Linh: 2598m, Chư Yang Sin: 2405m, Lang Biang: 2167m) - HS lên bảng, sắp xếp tên các cao nguyên, các dòng sông vào các miền Địa lí tự nhiên tương ứng: (+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, các dòng sông: sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Thái Bình + Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu; các dòng sông: sông Đà, Sông Mã, sông Cả, sông Hương + Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, các cao nguyên ba dan: : Đăk Lăk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh; các dòng sông: sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu) - GV nhận xét, chuẩn kiến thức dựa trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam Hoạt động 3. Bài tập 2: Điền vào lƣợc đồ trống các cánh cung, các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên dãy núi, các đỉnh núi - Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều - Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã - Các đỉnh núi: Phanxipăng, Tây Côn Lĩnh, Ngọc Linh, Chư Yang Sin Bƣớc 1 (cá nhân): Gọi 3 HS lên bảng dán các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi lên bản đồ trống GV chuẩn bị sẵn, các em khác điền vào lược đồ trống (đã chuẩn bị) của mình Bƣớc 2 (cả lớp): Nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu lược đồ (xem Hình: Lược đồ một số dạng địa hình Việt Nam) đã điền sẵn các nội dung theo yêu cầu để HS tự điều chỉnh - Hướng dẫn HS nhận xét phần bài làm của các bạn trên bảng, chỉ ra những điểm chưa chính xác - Hướng dẫn HS trao đổi lược đồ cho nhau, để nhận xét, chỉ ra những chỗ chưa đúng, sau đó đưa lại cho bạn để chỉnh sửa - GV nhận xét 1 số bài làm của HS, biểu dương những bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần phải sửa chữa - Nếu bài thực hành chưa hoàn thành, HS tiếp tục hoàn thành ở nhà. Vào đầu tiết học sau, GV nhận xét, rút kinh nghiệm 4. Kiểm tra, đánh giá - Kiểm tra (10 phút): Phiếu trả lời trắc nghiệm - GV thu phiếu trả lời trắc nghiệm * Đáp án phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: B; Câu 2: A; Câu 3: B; Câu 4: A; Câu 5: C; Câu 6: D; Câu 7: C; Câu 8: B; Câu 9: B 5. Hoạt động nối tiếp GV nhắc HS về nhà hoàn thiện bài thực hành, chuẩn bị bài mới 6. Rút kinh nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lƣợc đồ một số dạng địa hình Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 4: PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Sau giờ dạy thực nghiệm của giáo viên) Bài 13. Thực hành: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, ĐIỀN VÀO LƢỢC ĐỒ TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI Họ và tên HS: ………………………………Lớp: ………………………… Trường THPT: ……………………………………………………………… Giáo viên dạy: ……………………………………………………………… Thời gian làm bài: 10 phút Điểm Lời phê Hãy khoanh tròn vào phƣơng án trả lời em cho là đúng nhất Câu 1: Việc đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ trống một số dãy núi, đỉnh núi có ý nghĩa? A. HS biết sử dụng tất cả các loại bản đồ B. Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình và sông ngòi của nước ta C. HS biết cách đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ trống những nội dung kiến thức cần thiết Câu 2: Chạy dọc theo hữu ngạn sông Hồng, thuộc tỉnh Lào Cai và Yên Bái là dãy núi? A. Hoàng Liên Sơn B. Con Voi C. Phu Luông Câu 3. Nhánh núi đâm ngang từ Trường Sơn ra biển, ranh giới của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình là dãy núi? A. Bạch Mã B. Hoành Sơn C. Tam Điệp D. Phu Luông Câu 4: Các cao nguyên đá vôi Tà Phình, Sơn La, Mộc Châu có vị trí? A. Nằm ở vùng núi Tây Bắc, chạy dọc theo thung lũng sông Đà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên B. Nằm ở vùng núi Đông Bắc, chạy dọc theo thung lũng sông Đà C. Nằm ở vùng núi Tây Bắc, dọc theo thung lũng sông Đà Rằng Câu 5: Thuộc vùng núi Nam Trung Bộ, nằm trong địa phận tỉnh Lâm Đồng là các cao nguyên? A. Đăk Lăk, Mơ Nông B. Di Linh, Đăk Lăk C. Lâm Viên, Di Linh D. Lâm Viên, Plây Ku Câu 6: Nằm ở phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc địa phận tỉnh Lào Cai là đỉnh núi? A. Khoan La San B. Tây Côn Lĩnh C. Pu Hoạt D. Phanxipăng Câu 7: Đỉnh núi nằm sát đường biên giới Việt- Lào, phía tây tỉnh Hà Tĩnh là? A. Pu Hoạt B. Pu xai lai leng C. Rào Cỏ D. Khoan La San Câu 8: Ranh giới thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta là dãy núi? A. Hoành Sơn B. Bạch Mã C. Hoàng Liên Sơn D. Trường Sơn Bắc Câu 9: Bắt nguồn và chảy hoàn toàn trên lãnh thổ nước ta là những dòng sông: A. Sông Chảy, sông Lô, sông Thái Bình, sông Thu Bồn B. sông Thái Bình, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai C. Sông Đà Rằng, sông Lô, sông Thái Bình, sông Đồng Nai Câu 10: Hãy điền khuyết vào ô trống sau những nội dung kiến thức cần thiết: - Thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: + Các dãy núi……………………………………………………………… + Các đỉnh núi……………………………………………………………… + Các dòng sông…………………………………………………………… - Thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: + Các dãy núi……………………………………………………………… + Các đỉnh núi……………………………………………………………… + Các dòng sông…………………………………………………………… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 5: BÀI THỰC NGHIỆM SỐ 3 Bài 29. Thực hành: VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu của bài thực hành: Sau bài thực hành, HS cần 1. Về kiến thức - Củng cố kiến thức đã học về cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta - Bổ sung thêm kiến thức về cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ 2. Về kĩ năng - Nắm vững được cách vẽ biểu đồ cơ cấu dựa trên số liệu cho trước - Biết phân tích, nhận xét số liệu, biểu đồ và giải thích - Giải thích được một số hiện tượng địa lí kinh tế- xã hội trên cơ sở đọc ALĐLVN (hoặc bản đồ giáo khoa treo tường) II. Phƣơng tiện dạy- học - Bản đồ giáo khoa treo tường Công nghiệp chung Việt Nam, hoặc ALĐLVN, máy vi tính, máy chiếu Projecter - Một số dụng cụ học tập (máy tính bỏ túi, bút, thước, compa…) - Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005 (GV chuẩn bị trước) III. Hoạt động dạy- học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế. Nguyên nhân sự phân hóa cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta? 3. Hƣớng dẫn thực hành 3.1. Mở bài (định hướng bài thực hành) Dựa trên bảng số liệu thống kê, kết hợp với đọc bản đồ, nhận xét, giải thích là một trong những yêu cầu không thể thiếu của môn Địa lí. Bài thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hành hôm nay không chỉ giúp các em có được kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích mà còn giúp chúng ta củng cố kiến thức đã học về cơ cấu ngành công nghiệp, bổ sung kiến thức về cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ 3.2. Tiến trình thực hành Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành - GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung bài thực hành trong SGK - Một HS xác định yêu cầu của bài thực hành, GV chuẩn kiến thức, bài thực hành có 3 yêu cầu: + Lựa chọn, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005. Nêu nhận xét + Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ + Dựa vào ALĐLVN (hoặc bản đồ công nghiệp chung) và kiến thức đã học, giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích Bƣớc 1. (cả lớp) Xử lí số liệu. - Xác định bảng số liệu có giá trị tuyệt đối hay tương đối, nếu vẽ biểu đồ cơ cấu, sử dụng số liệu đó như thế nào? - GV định hướng: do yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu nên cần chuyển bảng số liệu tuyệt đối sang bảng số liệu tương đối (%) - Bằng câu hỏi kiểm tra kĩ năng, GV yêu cầu 1 HS nhắc lại cách xử lí số liệu từ tuyệt đối sang số liệu tương đối (%), tính R của biểu đồ - HS (làm việc cá nhân) dựa vào bảng số liệu đã cho, xử lí số liệu: tính % cơ cấu và tính R của biểu đồ - Gọi một HS đọc số liệu mình vừa xử lí, HS khác bổ sung, GV chuẩn xác lại số liệu. Bƣớc 2. Vẽ biểu đồ (cá nhân/ lớp) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Xác định các dạng biểu đồ có thể vẽ được? ( biểu đồ cột, biểu đồ ô vuông, biểu đồ hình tròn.) + Dạng biểu đồ nào là thích hợp nhất? (dạng biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ hình tròn, R khác nhau) - Gọi 1 HS lên bảng vẽ biểu đồ, các HS khác vẽ biểu đồ vào vở, GV lưu ý HS sự khác nhau về bán kính của hai đường tròn thể hiện năm 1996 và năm 2005; biểu đồ cần có tên và bảng chú giải... - Sau khi học HS vẽ xong biểu đồ, GV gọi HS nhận xét biểu đồ của bạn đã vẽ trên bảng, tự nhận xét biểu đồ của mình. - GV giới thiệu biểu đồ mẫu (xem Hình: Biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1995 và 2005) để HS đối chiếu, nhận xét và tự hoàn thiện biểu đồ Bƣớc 3: Nhận xét, giải thích - Nhận xét: HS (làm việc theo nhóm đôi), trả lời câu hỏi: Tỉ trọng của các thành phần kinh tế trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 so với năm 1996 thay đổi như thế nào? (dẫn chứng) (tỉ trọng của khu vực Nhà nước giảm mạnh, tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài Nhà nước tăng nhanh) - Giải thích (cá nhân/ lớp): Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi cấu giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế? (chính sách đa dạng hoá các thành phần kinh tế và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, trong đó chú trọng đến công nghiệp) - GV gọi một em trình bày nhận xét, giải thích trước lớp, 1 em khác bổ sung, GV khẳng định ý đúng và sửa những ý chưa hoàn chỉnh. Hoạt động 3 (cá nhân/ lớp): Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ (dựa vào bảng số liệu 29.2 trong SGK Địa lí 12) - GV gợi ý HS cách nhận xét qua trả lời các câu hỏi: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Theo chiều dọc của bảng số liệu: Các vùng có tỉ trọng lớn nhất, vùng có tỉ trọng nhỏ nhất? (dẫn chứng) - Theo chiều ngang của bảng số liệu: Sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1996 và 2005 đối với từng vùng, tăng nhanh nhất là vùng nào? giảm mạnh nhất là vùng nào?) Gọi 1 HS trình bày nhận xét, 1 HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức Hoạt động 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (hoặc bản đồ công nghiệp chung) và kiến thức đã học. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất CN lớn nhất cả nƣớc Bƣớc 1 (nhóm đôi): Yêu cầu HS xem lại bảng số liệu 29.2 SGK trang 128- 129, để thấy được tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của ĐNB. Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chung Việt Nam (hoặc ALĐLVN) và kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân (GV gợi ý: do các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN) Bƣớc 2: (cá nhân/ lớp) - Gọi 1 HS trình bày nguyên nhân, HS khác bổ sung - GV nhận xét, khẳng định các ý đúng, bổ sung kiến thức: ĐNB là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất là vì: + Có vị trí địa lí thuận lợi + Công nghiệp sớm phát triển, có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam + Tài nguyên thiên nhiên + Dân cư và nguồn lao động (số lượng, trình độ chuyên môn kĩ thuật…) + Cơ sở vật chất kĩ thuật + Thị trường, chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài… 4. Kiểm tra, đánh giá - Kiểm tra (10 phút): Phiếu trả lời trắc nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - GV thu phiếu trả lời trắc nghiệm * Đáp án phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: C; Câu 2: A; Câu 3: D; Câu 4: B; Câu 5: B; Câu 6: A; Câu 7: D; Câu 8: C; Câu 9: D 5. Hoạt động nối tiếp GV nhắc HS về nhà hoàn thiện bài thực hành, chuẩn bị bài mới 6. Rút kinh nghiệm Nhà nước Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nƣớc ta năm 1995 và 2005. 31.2% 25.1% 43.7% 26.5% 49.6% 23.9% Năm 1995 Năm 2005 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 6: PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Sau giờ dạy thực nghiệm của giáo viên) Bài 29. Thực hành: VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP Họ và tên HS: ………………………………Lớp: …………………………… Trường THPT: ………………………………………………………………… Giáo viên dạy: ………………………………………………………………… Thời gian làm bài: 10 phút Điểm Lời phê Hãy khoanh tròn vào phƣơng án trả lời em cho là đúng nhất Câu 1: Ý nào sau đây không phải là dạng biểu đồ có thể vẽ được thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1996 và 2005? A. Hình tròn B. Hình cột C. Hình miền D. Hình vuông Câu 2: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005 là: A. Hình tròn B. Hình cột C. Hình miền D. Đường biểu diễn Câu 3: Ý nào sau đây không phải là điều cần thiết trong quá trình vẽ biểu đồ cơ cấu của 2 năm (biểu đồ hình tròn)? A. Biểu đồ cần phải có tên B. Biểu đồ cần phải có bảng chú giải, C. Biểu đồ cần phải ghi số liệu cho các thành phần, ghi năm thể hiện D. Bán kính của biểu đồ năm sau phải lớn hơn bán kính của biểu đồ năm trước Câu 4: Ý nào sau đây không phải là nhận xét về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2005 so với 1996? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên A. Công nghiệp Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất, xu hướng giảm về tỉ trọng B. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng nhanh, các thành phần khác có tốc độ tăng chậm, xu hướng giảm C. Công nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất, xu hướng tăng về tỉ trọng Câu 5: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế Nhà nước; ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của nước ta năm 1996 lần lượt có các số liệu tương ứng là: A. 49,6%; 26,5%; 23,9% B. 49,6%; 23,9%; 26,5% C. 26,5%; 49,6%; 23,9% D. 23,9%; 26,5%; 49,6% Câu 6: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế Nhà nước; ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của nước ta năm 2005 lần lượt có các số liệu tương ứng là: A. 25,1%; 31,2%; 43,7% B. 31,2%; 43,7%; 25,1% C. 43,7% 25,1%; 31,2% D. 25,1%; 43,7% %; 31,2% Câu 7: Ý nào sau đây không phải là nhận xét về tỉ trọng đóng góp của các vùng vào cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 2005? A. Đông Nam Bộ có tỉ trọng đóng góp lớn nhất B. Các vùng có ti trọng lớn: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long C. Các vùng còn lại có tỉ trọng đóng góp nhỏ D. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng đóng góp khá lớn, xu hướng giảm mạnh Câu 8: Ý nào sau đây không phải là nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ năm 2005 so với năm 1996? A. ĐNB có tỉ trọng đóng góp lớn nhất cả nước, xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên B. ĐBSH có tỉ trọng đóng góp đứng thứ 2, xu hướng tăng về tỉ trọng C. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng đóng góp khá lớn, xu hướng tăng về tỉ trọng Câu 9. Đông Nam Bộ có tỉ trọng đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước là do nguyên nhân? A. Vị trí địa lí thuận lợi, vai trò của Thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nguồn tài nguyên và nguyên liệu dồi dào B. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào, trình độ kĩ thuật tay nghề cao C. Đường lối phát triển năng động, thu hút nguồn vốn đầu tư lớn D. Tất cả các ý trên Câu 10: Hãy điền khuyết vào ô trống sau những nội dung kiến thức cần thiết: ĐNB là vùng có tỉ trọng đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước trong những năm gần đây chủ yếu do …………………………………... ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 7: BÀI THỰC NGHIỆM SỐ 4 Bài 40. Thực hành: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ I. Mục tiêu của bài thực hành: Sau bài thực hành, HS cần 1. Về kiến thức - Củng cố kiến thức đã học về vùng Đông Nam Bộ - Nắm được thế mạnh, tình hình phát triển công nghiệp dầu khí ở ĐNB 2.Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích, xử lí số liệu để rút ra các nhận xét theo yêu cầu cho trước - Rèn luyện kĩ năng viết và trình bày báo cáo ngắn II. Phƣơng tiện dạy- học - Bản đồ Địa chất- Khoáng sản (hoặc ALĐLVN), bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ - Những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (GV và HS chuẩn bị từ trước): Trang Web của tổng công ti Dầu khí Việt Nam, địa chỉ http: //www.petrovietnam.com.vn; Thời báo kinh tế Việt Nam, mục về dầu khí, địa chỉ, http: //www.vneconomy.com.vn/vie/index. - Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần KT của ĐNB qua các năm (GV chuẩn bị trước) III. Hoạt động dạy- học 1. Ổn định lớp 2. Hƣớng dẫn thực hành 2.1. Mở bài (định hướng bài thực hành) Viết và trình bày báo cáo ngắn là một dạng kĩ năng quan trọng, thường được dùng đối với các lớp cuối cấp THPT. Qua việc thực hiện đầy đủ các khâu cần thiết để tìm ra được câu trả lời cho vấn đề, HS hình thành được kĩ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên năng học tập, óc phê phán, phân tích, đánh giá thông tin, đưa ra các nhận định của mình trên cơ sở bài báo cáo. Bài thực hành hôm nay không chỉ giúp HS có được kĩ năng viết báo cáo, mà còn củng cố kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết 3.2. Tiến trình thực hành Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành - GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung bài thực hành trong SGK - Một HS xác định yêu cầu của bài thực hành, GV chuẩn kiến thức, bài thực hành có 2 yêu cầu: + Dựa vào bảng số liệu và các tài liệu sưu tầm, viết báo cáo ngắn về sự phát triển CN dầu khí ở vùng Đông Nam Bộ + Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất CN phân theo thành phần kinh tế của ĐNB qua các năm và rút ra nhận xét cần thiết Hoạt động 2. Bài tập 1: Viết báo cáo ngắn Bƣớc 1 (cả lớp): GV hướng dẫn HS viết báo cáo ngắn về tình hình phát triển của ngành công nghiệp dầu khí - Giới thiệu khái quát về tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp dầu khí (các bể trầm tích, các mỏ dầu khí của vùng) - Tình hình phát triển của ngành công nghiệp dầu khí - Tác động của ngành CN dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở ĐNB Những gợi ý chính cho bài báo cáo * Tiềm năng dầu khí của vùng - Dầu khí của nước ta có trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn, tập trung trên diện tích khoảng 500 nghìn km2, trải rộng khắp vùng biển, gồm: + Bể trầm tích sông Hồng + Bể trầm tích Trung Bộ + Bể trầm tích Cửu Long + Bể trầm tích Nam Côn Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Bể trầm tích Thổ Chu- Mã Lai Trong các bể trầm tích trên thì bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn ở ĐNB được coi là lớn nhất và có ưu thế về dầu, khí - Bể trầm tích Cửu Long hiện có một số mỏ dầu khí đang được khai thác: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Sư tử đen, sư tử vàng... - Bể trầm tích Nam Côn Sơn là các mỏ: Đại Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây... và hàng loạt các mỏ khác đang được chuẩn bị khai thác * Sự phát triển của công nghiệp dầu khí - GV giới thiệu biểu đồ (xem Hình: Biểu đồ sản lượng dầu thô khai thác qua các năm) để HS dễ có ấn tượng về sự phát triển của ngành CN dầu khí Biểu đồ: Sản lƣợng dầu thô qua các năm 1986 – 2005 - Gợi ý HS nhận xét về qui mô, về tổ chức khai thác dầu khí (hầu hết sản lượng dầu thô tập trung ở ĐNB) - Tác động của CN khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế của ĐNB? GV cung cấp thông tin về sự phát triển của CN dầu khí, bao gồm cả khai thác, 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 19 86 19 88 19 90 19 92 19 95 19 98 20 00 20 02 20 05 Nghìn tấn Năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vận chuyển, chế biến dầu khí (làm khí hoá lỏng, phân bón), CN sản xuất điện từ khí hỗn hợp…Tác động của CN dầu khí đến sự phát triển KT ở ĐNB Bƣớc 2: Viết báo cáo ngắn khoảng 200 từ (HS làm việc cá nhân) Bƣớc 3: HS trình bày báo cáo trƣớc lớp GV gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày báo cáo trước lớp. GV lưu ý HS về hành văn, ngôn ngữ và yêu cầu ngắn gọn của báo cáo Hoạt động 3. Bài tập 2: Vẽ biểu đồ và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ Bƣớc 1. Vẽ biểu đồ - Lựa chọn dạng biểu đồ (cả lớp) - HS xác định dạng biểu đồ thích hợp với bảng số liệu đã cho và yêu cầu của bài thực hành. Đưa ra các loại biểu đồ có thể vẽ được, lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất. - GV hướng dẫn do yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của ĐNB qua các năm, nên dạng biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột nhóm, mỗi năm có 4 cột, thể hiện giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế và tổng giá trị sản xuất CN của vùng - Vẽ biểu đồ (cá nhân/ lớp) + Gọi 1 HS lên bảng vẽ biểu đồ, các HS khác vẽ vào vở thực hành. + Sau khi HS vẽ xong biểu đồ, GV giới thiệu biểu đồ mẫu (xem Hình: Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ), HS nhận xét biểu đồ trên bảng, trao đổi biểu đồ cho nhau để đối chiếu, nhận xét và tự hoàn chỉnh - Bƣớc 2. Nhận xét (nhóm đôi) - GV định hướng nhận xét, đưa ra các câu hỏi yêu cầu HS trả lời: + Giá trị sản xuất CN phân theo thành phần kinh tế được thể hiện như thế nào? (dẫn chứng) + Giá trị sản xuất CN của các thành phần kinh tế năm 2005 so với năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1995 có sự thay đổi như thế nào? 3. Kiểm tra, đánh giá Gọi một số HS đem vở thực hành lên chấm điểm, qua đó đánh giá nội dung, chất lượng giờ dạy- học 4. Hoạt động nối tiếp GV nhắc HS về nhà hoàn thiện bài thực hành, chuẩn bị bài mới 5. Rút kinh nghiệm Tổng số Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nướcngoài Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ 50508 199622 19607 48058 9942 46738 20959 104826 0 50000 100000 150000 200000 250000 1995 2005 Tỷ đồng Năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 8: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA ĐỊA LÍ PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ THÔNG QUA CÁC BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ 12 Ở TRƢỜNG THPT Họ và tên giáo viên: ………………………………………………………… Trình độ đào tạo: …………………………………Năm công tác………… Nơi công tác hiện nay: ……………………………………………………… Xin thầy (cô) vui lòng trả lời các câu hỏi sau: 1. Theo thầy (cô) việc rèn luyện kĩ năng địa lí thông qua các bài thực hành Địa lí 12 có ý nghĩa như thế nào trong việc dạy học Địa lí……………………….. ………………………………………………………………………………… 2. Những kiến thức và kĩ năng mà HS có được sau khi rèn luyện kĩ năng địa lí thông qua các bài thực hành Địa lí 12………………………………………… ………………………………………………………………………………… 3. Khi rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS thông qua các bài thực hành Địa lí 12, thầy (cô) nhận thấy những: * Thuận lợi: …………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… * Khó khăn: …………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………… 4. Những kiến nghị: ……………………………………………………….. ……………………………………………………………………………… Thái Nguyên, ngày……..tháng……năm 2009 Kí tên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 9: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA ĐỊA LÍ PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TẾ CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ THÔNG QUA CÁC BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ 12 Ở TRƢỜNG THPT Họ và tên giáo viên: ……………………………………………………….. Trình độ đào tạo: …………………………………Năm công tác…………. Nơi công tác hiện nay: ……………………………………………………… Xin thầy (cô) vui lòng trả lời các câu hỏi sau: 1. Tình hình dạy- học các bài thực hành địa lí 12 ở các trường THPT hiện nay * Về đội ngũ giáo viên HS * Về tài liệu phục vụ dạy- học các bài thực hành địa lí 12 theo hướng rèn luyện kĩ năng địa lí * Về thiết bị, phương tiện dạy các bài thực hành theo hướng rèn luyện kĩ năng địa lí 2. Các thầy (cô) hiện đang rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS thông qua các bài thực hành theo hướng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3. Bài thực hành địa lí 12, thường được các thầy (cô) thiết kế theo hướng: 4. Việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS có được thực hiện ở tất cả các bậc học, cấp học không: 5. Thực tế việc rèn luyện kĩ năng địa lí thông qua các bài thực hành đã tạo cho GV và HS có được kĩ năng thực hành: Phiếu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, không dùng để đánh giá GV Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy (cô). Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 2009 Kí tên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 10: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Thái Nguyên, ngày…..tháng……năm 2009 KHOA ĐỊA LÍ PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA HS VỀ VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ THÔNG QUA CÁC BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ 12 Họ và tên: ……………………………………Lớp:……………………… Trường: …………………………………GV dạy:……………………… Xin các em cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau: 1. Em có thích học và làm bài thực hành địa lí không? Vì sao? ......................................................................................................................... 2. So với tiết học lí thuyết, các bài thực hành địa lí có khó hơn không? Vì sao? ............................................................................................................................ 3. Khi được GV hướng dẫn thực hành, em có làm tốt được bài thực hành đó không? Kĩ năng thực hành địa lí của em có được rèn luyện không? Vì sao? ............................................................................................................................ 4. Trong quá trình làm bài thực hành địa lí, em có vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề không? Vì sao? ................................................................. 5. Qui trình hướng dẫn rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí của GV có phù hợp với trình độ nhận thức và nhu cầu học tập của các em không? Vì sao? ............................................................................................................................ 6. Em có sưu tầm và sử dụng các sách hướng dẫn thực hành địa lí không?................................................................................................................ Phiếu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, không dùng để đánh giá HS Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các em Xin chân thành cảm ơn! Kí tên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9463.pdf
Tài liệu liên quan