Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Thương mại quốc tế những thập niên gần đây đã có bước tăng trưởng đột biến cả về chất và lượng. Song song với sự tăng trưởng mạnh mẽ này, các khu vực và quốc gia trên thế giới cũng đã và đang tích cực mở cửa thị trường nội địa của mình để phù hợp với xu hướng tự do hoá thương mại - một xu thế khách quan, là nền tảng của sự phát triển, đưa các quốc gia xích lại gần nhau, thân thiện hơn trong quan hệ sản xuất, kinh doanh và chia sẻ thịnh vượng chung. Tuy nhiên, c

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng thực hiện tự do hoá thương mại, càng mở cửa, thì cạnh tranh giữa các quốc gia, các khu vực cũng theo đó càng gay gắt. Với thực tế đó và để giữ vững quyền lợi của mình, các quốc gia đồng thời thực hiện các chính sách theo hai xu thế trái ngược: một mặt tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, tăng chất lượng, giảm giá thành; mặt khác tăng cường bảo hộ trong nước thông qua những hàng rào thương mại. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào, dù là nước có nền kinh tế hùng mạnh như Mỹ hay Nhật Bản lại không có nhu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước cũng như tăng cường xâm nhập thị trường nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi ích. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kể từ khi được thành lập, đã có những nỗ lực rất lớn trong việc điều chỉnh các rào cản thương mại quốc tế thông qua việc khuyến khích và ép buộc các thành viên giảm thuế, xoá bỏ hàng rào phi thuế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế lại là một điều rất hấp dẫn đối với con người, ở mọi chế độ và thời đại. Vì vậy, bất chấp những nỗ lực của WTO, song song với việc xoá bỏ những rào cản thương mại hữu hình, dễ phát hiện, các nước ngày càng có xu thế tạo nên những rào cản vô hình mà thoạt nhìn qua, nhiều người sẽ lầm tưởng đó là những chính sách, quy định, yêu cầu có vẻ hợp lý nhưng thực chất đó là những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh. Với tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA)... và mới đây nhất là gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO đã mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi trong việc đưa các mặt hàng xuất khẩu chủ lực – trong đó có hàng dệt may - xâm nhập vào các thị trường rộng lớn, nhất là thị trường đầy tiềm năng như Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ cũng lại là thị trường chứa đựng nhiều rào cản thương mại phức tạp và đa dạng nhất. Việc nhận biết, hiểu rõ những rào cản thương mại này là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có đối sách phù hợp trong quá trình mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, hiện nay mới chỉ có những đề tài nghiên cứu về rào cản thương mại trên thế giới nói chung chứ chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu các rào cản thương mại đối với một mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may tại một thị trường khó tính như thị trường Mỹ. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình. Đề tài sẽ đề cập đến những kiến thức cơ bản và mới nhất về các rào cản thương mại mà Hoa Kỳ áp dụng đối với các sản phẩm dệt may, đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị với chính phủ và các giải pháp thực tiễn, cụ thể cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm vượt qua những rào cản đó đối với hàng dệt may Việt Nam đến 2010 và các năm tiếp theo khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nói trên, cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: Nghiên cứu sự hình thành, khái niệm cơ bản về rào cản thương mại; phân loại các loại rào cản; chỉ ra xu thế phát triển của rào cản thương mại trên thế giới; sự cần thiết phải vượt qua các rào cản thương mại và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Mỹ. Phân tích thực trạng các rào cản nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ; ảnh hưởng của các rào cản thương mại Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam; đánh giá những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của những biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện để vượt qua các rào cản; nguyên nhân của những tồn tại đó. Đề xuất những giải pháp từ phía chính phủ, Hiệp hội dệt may và doanh nghiệp nhằm vượt qua các rào cản thương mại khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ đến năm 2010 trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và các biện pháp vượt qua các rào cản thương mại đó. Phạm vi nghiên cứu Do những hạn chế về mặt kiến thức, kinh phí cũng như thời gian nên phạm vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu các rào cản thương mại đối với hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ ngoại giao năm 1995 đến nay. Đề tài cũng được nghiên cứu trên giác độ vĩ mô, tức là nghiên cứu các rào cản thương mại của Mỹ đối với các doanh nghiệp dệt may nói chung chứ không nghiên cứu cụ thể rào cản đối với một doanh nghiệp dệt may nào. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng xuyên suốt đề tài để đảm bảo tính liên kết về mặt thời gian và nội dung giữa các chương, các mục và tính hệ thống của đề tài. Phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh: dùng để tiếp cận từng loại rào cản thương mại cụ thể, sau đó so sánh tác động, ảnh hưởng của các loại rào cản với sự phát triển thương mại hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng. Phương pháp phân tích và tổng hợp. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về rào cản trong thương mại quốc tế và kinh nghiệm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may của một số nước Chương 2: Thực trạng vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ Chương 3: Các giải pháp vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY CỦA MỘT SỐ NƯỚC Chương này trình bày khái niệm và các loại rào cản nói chung trong thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó, trình bày những rào cản cụ thể trong ngành dệt may và tổng kết một số kinh nghiệm vượt qua các rào cản này của hai quốc gia xuất khẩu dệt may lớn là Trung Quốc và Ấn Độ và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Một số vấn đề chung về rào cản trong thương mại quốc tế Khái niệm rào cản thương mại quốc tế Khái niệm về rào cản trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới Khái niệm về rào cản trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Khái niệm chung về rào cản thương mại Sự hình thành các loại rào cản trong thương mại quốc tế Ban đầu, khi cung hàng hoá chưa đáp ứng đủ nhu cầu, thương mại quốc tế diễn ra tự do, các rào cản hầu như không tồn tại. Khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, cung hàng hoá lớn hơn cầu hàng hoá thì bắt đầu xuất hiện các rào cản thương mại nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước. Rào cản sẽ mang lại lợi ích cho một nhóm người nhất định. Xét về khía cạnh này, sự hình thành các loại rào cản trong thương mại quốc tế xuất phát từ một trong ba chủ thể chính: các doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng, chính phủ. Phân tích sự hình thành các rào cản xuất phát từ nhu cầu của ba chủ thể này. Phân loại các loại rào cản Rào cản thuế quan Khái niệm thuế quan Các loại thuế quan: thuế phần trăm, thuế đặc định, thuế hỗn hợp Rào cản phi thuế quan Khái niệm rào cản phi thuế quan Các loại rào cản phi thuế quan Các rào cản phi thuế quan truyền thống: hạn chế định lượng, cấp phép nhập khẩu, định giá hải quan để tính thuế Các rào cản phi thuế quan mới: trợ cấp, rào cản về chống bán phá giá, các rào cản kỹ thuật (TBT), các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, rào cản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Phân tích các loại rào cản phi thuế quan trên các khía cạnh: Định nghĩa các loại rào cản Đặc điểm và xu hướng áp dụng của từng loại rào cản Tác động của các rào cản đến thương mại quốc tế Xu thế phát triển của các loại rào cản thương mại Các rào cản được mở rộng từ thương mại hàng hoá sang thương mại dịch vụ Các biện pháp kỹ thuật không chỉ được áp dụng đối với sản phẩm như nhãn mác, chất lượng, bao bì.. mà được mở rộng sang cả quá trình chế biến sản phẩm và hoạt động của doanh nghiệp Xuất hiện các hiệu ứng lan truyền, mở rộng ảnh hưởng từ một sản phẩm sang nhiều sản phẩm liên quan, từ một quốc gia sang một loạt các quốc gia và thậm chí là toàn thế giới Nhiều rào cản kỹ thuật đang không ngừng được sửa đổi nâng cao tiêu chuẩn, mức độ chặt chẽ để phù hợp với mức sống xã hội ngày càng cao và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Xu hướng sử dụng kết hợp các rào cản kỹ thuật và các rào cản về bằng sáng chế đang tăng lên Các nước đang phát triển ngày càng chú trọng hơn tới các rào cản thương mại. Rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế Phần 1 đã nghiên cứu về rào cản thương mại quốc tế nói chung. Trên cơ sở đó, phần 2 sẽ phân tích sự hình thành rào cản thương mại đối với hàng dệt may, và sự khác biệt của các rào cản này với rào cản thương mại nói chung. Sự hình thành rào cản thương mại đối với hàng dệt may Trước 1974, chưa hình thành các rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế. Sau 1974, các nước bắt đầu hạn chế nhập khẩu hàng dệt may bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Cùng với sự phát triển của xu hướng tự do hoá thương mại quốc tế, thương mại hàng dệt may được điều chỉnh bởi các Hiệp định thương mại song phương và đa phương. Trong đó, thương mại hàng dệt may giữa các nước thành viên GATT trước đây (hiện nay là WTO) được điều chỉnh theo một số Hiệp định sau qua các thời kỳ: Từ 01/01/1974 đến 31/12/1994: Thương mại hàng dệt may được điều chỉnh bởi Hiệp định đa sợi – MFA: cho phép các thành viên ký kết GATT đàm phán các hiệp định song phương nhằm hạn chế về số lượng đối với hàng dệt và quần áo nhập khẩu Từ 01/01/1995 đến 31/12/2004: Các rào cản về hạn ngạch đối với hàng dệt may được dỡ bỏ dần theo một lịch trình gồm ba giai đoạn của Hiệp định dệt may – ATC. Từ 01/01/2005: Thương mại hàng dệt may được điều chỉnh theo khung khổ pháp lý chung của WTO về thương mại hàng hoá. Các nước thành viên WTO sẽ không được phép áp đặt hạn ngạch hàng dệt may với nhau và hàng dệt may được hưởng mức thuế MFN. Ngoài ra, các rào cản phi thuế quan khác cũng được các quốc gia xây dựng dựa trên một số Hiệp định của WTO như Hiệp định về định giá hải quan, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định về các rào cản kỹ thuật (TBT), Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS),... Đặc điểm của các rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế Rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế cũng có đầy đủ các đặc điểm của rào cản thương mại nói chung như: Ngày càng giảm bớt các rào cản thuế quan và gia tăng các rào cản phi thuế quan, các rào cản phi thuế quan ngày càng đa dạng và phức tạp, các nước đang phát triển ngày càng quan tâm hơn đến các rào cản trong thương mại quốc tế,... Ngoài ra, do dệt may là ngành truyền thống của hầu hết các nước và sử dụng nhiều lao động nên rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế cũng có một số đặc điểm riêng như: Các rào cản về thuế quan được dựng lên sớm và được loại bỏ chậm hơn Các rào cản phi thuế quan dưới dạng các tiêu chuẩn về môi trường, về trách nhiệm xã hội,... thường cao quá mức cần thiết, khó tuân thủ đối với các nước đang phát triển Ngoài các rào cản hàng dệt may phổ biến dựa trên các cam kết của WTO, một số thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn như Mỹ, EU,... còn có nhiều rào cản khác dưới dạng các quy định riêng. Sự cần thiết phải vượt qua rào cản thương mại nói chung và rào cản đối với hàng dệt may nói riêng Khái niệm vượt qua rào cản thương mại Sự cần thiết phải vượt qua rào cản thương mại Ý nghĩa của việc vượt qua rào cản đối với các quốc gia và doanh nghiệp Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải vượt qua các rào cản thương mại để hội nhập có hiệu quả Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng vượt qua các rào cản thương mại Dệt may là mặt hàng truyền thống của Việt Nam nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã vượt qua các rào cản thương mại và sẽ tiếp tục vượt qua các rào cản thương mại khác để hội nhập vào thị trường dệt may thế giới Kinh nghiệm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Trung Quốc Những lợi thế về dệt may của Trung Quốc Tình hình xuất khẩu dệt may Trung Quốc trong những năm gần đây Các rào cản mà hàng dệt may Trung Quốc đã gặp phải Một số biện pháp vượt qua các rào cản hàng dệt may của Trung Quốc Ấn Độ Những lợi thế về dệt may của Ấn Độ Tình hình xuất khẩu dệt may Ấn Độ trong những năm gần đây Các rào cản mà hàng dệt may Ấn Độ đã gặp phải Một số biện pháp vượt qua các rào cản hàng dệt may của Ấn Độ Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Tự kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp trong nước và áp dụng các biện pháp phù hợp để đảm bảo hàng dệt may không bị áp mức thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng. Tích cực tiến hành các biện pháp ngoại giao ở cấp Chính phủ khi có căng thẳng với các đối tác để tìm ra giải pháp hợp lý. Tích cực chuyển hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội Tiếp cận, liên kết với các nước lân cận để giảm bớt chi phí, hạ thấp các rào cản khi xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường lớn Tóm lại, chương 1 đã trình bày những vấn đề khái quát về rào cản trong thương mại quốc tế nói chung và rào cản đối với hàng dệt may nói riêng, sự cần thiết phải vượt qua các rào cản thương mại, kinh nghiệm vượt rào cản về dệt may của hai nước xuất khẩu lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Dựa trên những kiến thức đó, chương 2 sẽ nghiên cứu cụ thể hơn về rào cản đối với hàng dệt may trên thị trường Mỹ, những điểm chung và đặc trưng riêng có; Việt Nam đã có những biện pháp gì để vượt qua những rào cản đó và đánh giá hiệu quả của các biện pháp. THỰC TRẠNG VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ Sau khi đã nghiên cứu các loại rào cản trong thương mại quốc tế, một số rào cản cụ thể trong thương mại hàng dệt may ở chương 1, chương này sẽ đề cập đến các rào cản đối với hàng dệt may vào thị trường Mỹ một cách cụ thể, tình hình nhập khẩu của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam, ảnh hưởng của các rào cản đến việc hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ và các biện pháp vượt qua rào cản hàng dệt may của Mỹ mà Việt Nam đã áp dụng. Trên cơ sở đó đánh giá những ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại trong việc vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ thời gian qua Lịch sử hình thành và phát triển các rào cản thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ Trước cuộc chiến tranh thương mại 1930, cuộc chiến tranh mà các nước cạnh tranh với nhau nhằm tăng thêm các hàng rào mậu dịch để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và trả đũa rào cản của các nước khác, Chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ đã tập trung phát triển nền kinh tế trong nước mặc cho những diễn biến xảy ra ở bên ngoài. Từ sau cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 và nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã giảm bớt các rào cản thương mại và phối hợp với hệ thống kinh tế thế giới. Tuy nhiên, do đặc thù của Mỹ là thuộc địa của Anh nên ngành dệt và những sản phẩm len rất phát triển, các rào cản thương mại đối với ngành dệt may cũng được thiết lập sớm và duy trì lâu hơn so với hầu hết các ngành khác (trừ nông nghiệp), ví dụ Luật nhãn hàng sản phẩm len (WPLA) ra đời từ năm 1939. Trước năm 1974, Mỹ căn cứ vào điều 204 của Luật nông nghiệp năm 1956, uỷ quyền cho tổng thống tham gia đàm phán các hiệp định với nước ngoài để hạn chế xuất khẩu nông sản và hàng dệt sang Mỹ. Từ 1974 đến hết năm 1994, thương mại hàng dệt may của Mỹ với các nước khác tuân theo hiệp định đa sợi (MFA). Mặc dù ngành công nghiệp dệt may Mỹ liên tục giảm sút do chi phí về lao động ngày càng tăng, Mỹ vẫn là nước sản xuất hàng dệt may lớn. Năm 2005, giá trị sản lượng công nghiệp quần áo của nước này đạt 30,2 tỷ USD, công nghiệp dệt vải đạt 24,3 tỷ USD, công nghiệp xơ sợi đạt 17,2 tỷ USD và công nghiệp dệt thảm đạt 14 tỷ USD. Công nghiệp dệt may của Mỹ tập trung chủ yếu ở các bang phía nam, trong đó Bắc Carolina và Nam Carolina là hai bang có ngành công nghiệp lớn nhất. Sản phẩm dệt may chủ yếu được tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước trong khu vực như Canada, Mêhicô, các nước vùng Caribê và Trung Mỹ. Vải (kể cả vải đã cắt) được chuyển sang các nước này để gia công thành quần áo và các sản phẩm khác, sau đó được nhập khẩu trở lại Mỹ. Chính vì vậy, trong hiệp định về Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có hiệu lực từ 01/01/1994, Mỹ đã miễn thuế nhập khẩu cho hàng dệt may có xuất xứ từ Mêhicô và Canada. Theo Hiệp định dệt may ATC có hiệu lực từ năm 1995, Mỹ cũng dỡ bỏ các rào cản về thuế và hạn ngạch đối với hàng dệt may từ các nước là thành viên của WTO. Tuy nhiên, để hạn chế nhập khẩu từ các nước đang phát triển – các nước có lượng xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ tăng đáng kể trong những năm gần đây - Mỹ lại đề ra những quy định khắt khe về môi trường, trách nhiệm xã hội,... Những quy định này không có tác động đáng kể đến hai nước láng giềng có điều kiện tương tự như Mỹ nhưng lại gây khó khăn rất nhiều cho ngành dệt may của các nước đang phát triển, các nước có điều kiện sản xuất thấp hơn nhiều so với Mỹ. Thực trạng các rào cản thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ và kết quả nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam Thực trạng các rào cản thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ Rào cản thuế quan Mức thuế suất đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ được căn cứ vào chủng loại hàng hoá dựa trên các Hiệp định song phương và đa phương mà Mỹ đã ký kết với các quốc gia khác. Mức thuế này được thể hiện trong Biểu thuế suất hài hoà (HTS) hiện hành của Mỹ, được ban hành trong Luật thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 1989. Biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ gồm 21 phần và 96 chương được bố cục thành 7 cột như mẫu dưới đây:  Bảng 2.1 Harmonized Tariff Schedule of the United States (2008) Annotated for Statistical Purposes Heading/ Subheading Stat Suf- fix Article Description Unit of Quantity Rate of Duty 1 2 General Special 5204 Cotton sewing thread, whether or not put up for retail sale: Not put up for retail sale: 5204.11.00 00 Containing 85 percent or more by weight of cotton (200) kg 4.4% Free (BH,CA, IL,JO,MX,P,SG) 1.3% (MA) 3%(AU) 25.5% 5204.19.00 00 Other (200) kg 4.4% Free (BH,CA, IL,JO,MX,P,SG) 1.3% (MA) 3%(AU) 25.5% 5204.20.00 00 Put up for retail sale (200) kg 4.4% Free (BH,CA, IL,JO,MX,P,SG) 1.3% (MA) 3%(AU) 25.5% 2008 có nghĩa là mức thuế ghi trong biểu thuế được áp dụng cho năm 2004. Cột Heading/Sub-heading là mã số hàng hoá đến 4 số, 6 số hoặc 8 số. Cột Stat-Suf-Fix là mã số đuôi phục vụ cho mục đích thống kê của Hoa Kỳ. Những mặt hàng không có mã số đuôi này thì hai số không (00) sẽ được thêm vào sau mã số 8 số. Article Decription là mô tả hàng hóa. Unit of Quantity là đơn vị số lượng (có thể là trọng lượng, hoặc khối lượng hoặc chiếc). Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được ghi ở cột 2. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) được ghi ở cột “General” thuộc cột 1. Mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam hiện nay là mức thuế MFN ghi ở cột này. Mức thuế ưu đãi được ghi ở cột “Special” thuộc cột 1. Trong mẫu biểu thuế trên ta thấy mức thuế phi tối huệ quốc năm 2008 đối với vải cotton là 25,5%, trong khi đó mức thuế tối huệ quốc đối với mặt hàng này chỉ là 4,4%. Cột “Special” trong mẫu biểu thuế trên ghi Free (BH, CA, CL, IL, JO, MX, P, SG); 1,3% (MA); 3% (AU) có nghĩa là hàng nhập từ các nước có ký hiệu BH, CA, CL, IL, JO, M, P và SG được miễn thuế hoàn toàn, hàng nhập từ Malaysia chịu mức thuế 1,3%, hàng nhập từ Áo chịu mức thuế 3%. Hàng dệt may đa số tính thuế theo trị giá, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ: mức thuế tối huệ quốc (MFN) đối với thảm nhung chất liệu nhân tạo là 8%. Một số loại phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Ví dụ thuế suất đối với các loại vải cotton không chải sợi là 4,4 cent/kg. Thuế suất đánh vào dệt may cũng có nhiều mức thuế: Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dụng đối với những nước chưa phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định song phương với Mỹ như Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên. Thuế suất Non-MFN đối với hàng dệt may nằm trong khoảng từ 20% đến 50%. Mức thuế Non-MFN được ghi trong cột 2 của biểu thuế HTS của Hoa Kỳ. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) đối với hàng dệt may thường ở mức từ 2% đến 15%, đa số mặt hàng chịu mức thuế từ 7% đến 10%. Mức thuế MFN được ghi trong cột “General” của cột 1 trong biểu thuế nhập khẩu (HTS) của Hoa Kỳ. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences – GSP) của Mỹ được áp dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu từ một số nước đang phát triển. Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA): hàng dệt may nhập khẩu từ Canada và Mexico được miễn thuế nhập khẩu. Thuế suất ưu đãi đối với hàng nhập từ Canada hoặc Mexico được ghi ở cột “Special” của cột 1 trong biểu thuế HTS trong đó CA là ký hiệu dành cho Canada và MX là ký hiệu dành cho Mexico. Ngoài ra, mức thuế đối với hàng dệt may của từng quốc gia cũng phụ thuộc vào các Hiệp định song phương và đa phương khác như Sáng kiến khu vực lòng chảo Caribe (CBI); luật ưu đãi thương mại Andean (ATPDEA) đối với các nước Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru; luật hỗ trợ phát triển châu Phi (AGOA); các hiệp định thương mại song phương với Israel, Jordan, Singapore, Chile, Australia. Rào cản phi thuế quan Dựa trên các điều khoản cam kết trong các Hiệp định WTO, chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều luật riêng để điều chỉnh thương mại hàng hoá nói chung và một số quy định đối với hàng dệt may nói riêng. Những luật lệ, quy định này lại trở thành rào cản đối với những nước xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ. Hạn ngạch dệt may: Trong khuôn khổ của ATC, các hạn ngạch và hạn chế đối với việc buôn bán hàng dệt may được dỡ bỏ dần trong 3 giai đoạn và hết hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2005. Sau đó, tất cả các nước là thành viên WTO sẽ được xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ (trừ Trung Quốc do bị áp dụng điều khoản tự vệ theo thoả thuận với Mỹ khi gia nhập WTO). Những nước không phải là thành viên WTO sẽ tiếp tục là đối tượng của hiệp định dệt may song phương. Việc nhập khẩu hàng dệt từ Canada và Mehico sẽ được điều chỉnh trong NAFTA. Chống bán phá giá: Có 3 nhóm điều luật Mỹ xử lý các dạng khác nhau của việc bán phá giá: Luật chống bán phá giá năm 1916 nêu hình phạt hình sự và dân sự đối với việc bán phá giá hàng nhập khẩu với giá quá thấp so với trị giá thị trường hoặc giá bán buôn của loại hàng đó, với ý đồ phá hoại hoặc gây thiệt hại cho ngành công nghiệp Mỹ. Phần VII của Luật thuế quan 1930 được bổ sung quy định việc đánh giá và thu thuế chống bán phá giá của chính phủ Mỹ sau khi xác định bằng thủ tục hành chính rằng hàng ngoại nhập đã được bán ở Mỹ với giá thấp hơn giá hợp lý và như vậy đã gây thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp Mỹ. Phần 1317 của Luật về thương mại và cạnh tranh 1988 quy định thủ tục cho USTR yêu cầu chính phủ nước ngoài áp dụng hành động chống lại việc bán phá giá của nước thứ ba làm phương hại tới công nghiệp Mỹ và phần 232 Luật Hiệp định vòng đàm phán Uruguay cho phép một nước thứ ba quyền yêu cầu chống lại việc nhập hàng phá giá từ một nước khác làm thiệt hại ngành công nghiệp ở một nước thứ ba. Các luật này quy định các quy trình, thủ tục tiến hành các bước xác định thiệt hại, quy định thế nào là bán phá giá, các cơ quan có quyền liên quan đến thuế đối kháng và bán phá giá, thời hạn tố tụng. Thời hạn và các bước điều tra chống bán phá giá được quy định như trong bảng sau: Bảng 2.2: Các bước điều tra chống bán phá giá (AD) Ngày Các bước 0 Nộp đơn yêu cầu cho USITC và Bộ Thương mại 20 Bắt đầu điều tra 45 ITC sơ bộ xác định 160 Bộ Thương mại sơ bộ xác định 235 Bộ Thương mại kết luận 280 ITC kết luận Trợ cấp: các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ bị xác định là được trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu sẽ bị đánh thuế đối kháng. Phần A Chương VII Luật thuế quan 1930, bổ sung bằng Luật Hiệp định thương mại 1979, bổ sung bằng Luật thuế quan và thương mại 1984, Luật về thương mại và cạnh tranh 1988 và Luật về các hiệp định thương mại vòng đàm phán Uruguay nêu rõ: ngoài các loại thuế, phí khác, thuế đối kháng sẽ được đánh tương đương với trị giá tịnh của phần trợ cấp, nếu thoả mãn hai điều kiện: một là, Bộ Thương mại Mỹ cần phải làm rõ là có trợ cấp đối kháng, trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến sản xuất, xuất khẩu của nhóm/loại hàng nhập khẩu hoặc được bán vào Mỹ và phải xác định trị giá của phần trợ cấp tịnh; hai là, Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) phải xác định được là ngành công nghiệp Mỹ bị thiệt hại vật chất, hoặc có nguy cơ bị thiệt hại vật chất, hoặc việc hình thành một ngành công nghiệp Mỹ bị đẩy lùi, vì lý do nhập khẩu mặt hàng đó hoặc việc bán (hoặc tương tự như bán) hàng đó vào Mỹ - gọi là việc kiểm tra thiệt hại. Luật được áp dụng cho nhập khẩu từ các nước WTO là Hiệp định trợ cấp và các biện pháp chống đối kháng. Theo hiệp định này, có 2 loại trợ cấp bị cấm hay còn gọi là trợ cấp “đèn đỏ” là 1.trợ cấp dựa trên năng lực xuất khẩu, 2.trợ cấp dựa trên sử dụng nhiều hàng nội hơn hàng nhập. Hiệp định cho phép 3 loại trợ cấp “đèn xanh” – không gây phản ứng đối kháng – đó là: 1.một số trợ cấp nghiên cứu (ngoại trừ trợ cấp cho ngành hàng không), 2.trợ cấp cho khu vực kém phát triển, 3.trợ cấp cho phương tiện hiện thời đáp ứng yêu cầu mới về môi trường. Đối với các nước đang phát triển có GDP bằng hoặc hơn 1.000USD/người được 8-10 năm (tính từ 1994/1995) để loại bỏ dần trợ cấp xuất khẩu. Đối với các nước kém phát triển có GDP ít hơn 1.000USD/người được 8 năm để loại bỏ dần trợ cấp xuất khẩu cho loại hàng cạnh tranh. Các nước đang phát triển được 5 năm, kém phát triển được 8 năm để loại bỏ dần các biện pháp bị cấm về trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu. Thời hạn và các bước điều tra chống trợ cấp được quy định như trong bảng sau: Bảng 2.3: Các bước điều tra chống trợ cấp (CVD) Ngày Các bước 0 Nộp đơn yêu cầu cho USITC và Bộ Thương mại 20 Bắt đầu điều tra 45 ITC sơ bộ xác định 85 Bộ Thương mại sơ bộ xác định 160 Bộ Thương mại kết luận 280 ITC kết luận Nhãn hiệu thương mại: Những yêu cầu về nhãn hiệu đối với hàng dệt may được quy định cụ thể trong Luật về nhãn sản phẩm len (WPLA) 1939 và quy chế về nhãn mác hàng dệt may (Care Labelling). Tất cả các sản phẩm có chứa sợi len khi nhập khẩu và Mỹ (trừ thảm, chiếu và các sản phẩm đã được sản xuất từ hơn 20 năm trước khi nhập khẩu) đều phải có tem hoặc gắn nhãn theo yêu cầu của WPLA và các quy định dưới luật do FTC ban hành. Những thông tin cần có là: Tỷ lệ trọng lượng các sợi thành phần của sản phẩm len (trừ các thành phần trang trí dưới 5% tổng trọng lượng) gồm len mới, len tái chế, các sợi khác không phải len (nếu lớn hơn 5%) và tổng số các sợi khác không phải len. Tỷ lệ tối đa tổng trọng lượng len, các thành phần không phải sợi (nonfibrous), các chất phụ khác. Tên nhà sản xuất hoặc tên người đưa sản phẩm vào lưu thông tại Mỹ (nhà nhập khẩu). Luật WPLA cũng yêu cầu xuất trình hoá đơn thương mại cho các lô hàng nhập khẩu có trị giá trên 500 USD. Hoá đơn thương mại phải đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của luật này. Quy chế về nhãn mác hàng dệt may yêu cầu các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu quần áo và một số sản phẩm dệt phải cung cấp những chỉ dẫn thông thường về bảo quản sản phẩm tại thời điểm những sản phẩm đó được bán cho người mua hay thông qua việc sử dụng các ký hiệu về bảo quản hay các cách khác được mô tả trong quy định này. Các mặt hàng phải tuân thủ luật này gồm: quần áo mặc để che hay bảo vệ thân thể. Các mặt hàng được miễn trừ áp dụng quy định này gồm giày dép, găng tay, mũ, khăn mùi xoa, thắt lưng, dây nịt tất, ca vát. Các loại quần áo không thuộc loại dệt và được làm ra chỉ để dùng một lần thì không phải có chỉ dẫn sử dụng thông thường. Theo quy định của luật này các nhà sản xuất và nhập khẩu phải: Cung cấp đầy đủ những chỉ dẫn về bảo quản thông thường đối với quần áo, hay cung cấp những cảnh báo nếu như quần áo có thể bị hỏng khi giặt Đảm bảo những chỉ dẫn bảo quản, nếu được tuân thủ, sẽ không gây thiệt hại đáng kể đối với sản phẩm Cảnh báo người tiêu dùng về một số quy trình mà họ cho rằng có thể phù hợp với những chỉ dẫn trên nhãn nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sản phẩm. Ví dụ, một chiếc quần có thể bị hỏng khi là, và nhãn phải ghi chữ “không được là” Đảm bảo rằng nhãn hướng dẫn sử dụng sẽ tồn tại rõ ràng trong suốt quá trình sử dụng của sản phẩm. Nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu phải có cơ sở hợp lý cho những chỉ dẫn sử dụng và bảo quản ghi trên nhãn hướng dẫn sử dụng. Điều đó có nghĩa là phải có chứng cớ xác thực để biện minh cho những chỉ dẫn bảo quản của mình. Ví dụ, nhà sản xuất không thể nói “chỉ được giặt khô” trừ phi họ có lý do để chứng minh rằng giặt nước thông thường sẽ làm hỏng sản phẩm. Quy định về xuất xứ hàng hoá: Luật phân biệt các sản phẩm sợi dệt (TFPIA) và các quy định của Uỷ ban thương mại liên bang (FTC) quy định các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu vào Mỹ phải được dán tem hoặc gắn nhãn hoặc đánh dấu cung cấp những thông tin liên quan đến loại sợi. Những thông tin phải cung cấp theo yêu cầu của Luật TFPIA gồm: Tên và tỷ lệ phần trăm theo trọng lượng của các loại sợi cấu thành sản phẩm dệt (không kể sợi trang trí cho phép) với trọng lượng lớn hơn 5% trong sản phẩm, theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng giảm dần. Các sợi thành phần có trọng lượng từ 5% trở xuống được ghi là “sợi khác” hoặc “các sợi khác” ở cuối cùng. Tên của nhà sản xuất h._.oặc tên số đăng ký (do FTC) cấp của một hoặc nhiều nguời bán hoặc giao dịch sản phẩm sợi này. Tên thương hiệu (trademark) đã được đăng ký tại Cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ của Mỹ có thể được ghi trên tem hoặc nhãn thay cho các tên khác, nếu chủ của thương hiệu này trước đó đã cung cấp cho FTC một bản sao thương hiệu Tên của nước gia công hoặc nước sản xuất Hàng nhập khẩu vào Mỹ không tuân thủ các quy định cung cấp thông tin liên quan đến thành phần sợi của sản phẩm sẽ bị Hải quan Mỹ giữ hàng lại và tiến trình giao hàng do vậy có thể bị chậm lại. Bản quyền: Phần 602(a) thuộc Luật sửa đổi về bản quyền nhãn hiệu 1976 quy định rằng việc nhập khẩu vào Mỹ các bản sao chép từ nước ngoài mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, và sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao sẽ bị huỷ. Tuy nhiên, các hàng hoá này có thể được trả lại nước xuất khẩu nếu chứng minh thoả đáng cho cơ quan Hải quan là hàng không phải cố tình vi phạm. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cơ quan hải quan Mỹ bảo vệ quyền lợi cần đăng ký khiếu nại bản quyền với Văn phòng bản quyền và đăng ký với Hải quan theo quy định hiện hành Nếu hàng hoá thuộc quyền sở hữu của người khác thì người không có quyền đó không được nhập khẩu sản phẩm đó vào Mỹ. Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm: Mức độ sử dụng các tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành ở Mỹ tương đối thấp, hoặc thậm chí các tiêu chuẩn này không được biết đến ở Mỹ. Tất cả các bên của Hiệp định Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) đều cam kết sử dụng rộng rãi hơn các tiêu chuẩn quốc tế nhưng mặc dù khá nhiều tiêu chuẩn của Mỹ được coi “tương đương về mặt kỹ thuật” với các tiêu chuẩn quốc tế, và một số các tiêu chuẩn đó thực tế đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, rất ít các tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng trực tiếp và một số tiêu chuẩn của Mỹ còn mâu thuẫn trực tiếp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các bang của Mỹ cũng có quy định khác nhau. Ở Mỹ có hơn 2.700 cơ quan chính quyền cấp bang và thành phố có quy định cụ thể về các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn đối với các sản phẩm được bán trong phạm vi địa hạt của các cơ quan này. Những yêu cầu này thường là không đồng nhất hoặc nhất quán với nhau. Sự không thống nhất này là một rào cản kỹ thuật lớn gây cản trở thương mại đối với hàng nhập khẩu trong đó có dệt may. Mã số nhà sản xuất hàng dệt may (MID): Theo quy định của Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CPB), kể từ ngày 05/10/2005, các nhà nhập khẩu hàng dệt may Mỹ phải khai báo mã số của nhà sản xuất nước ngoài (Manufacturer Identification Code viết tắt là MID). Mã MID là cơ sở để CPB xác định xuất xứ hàng hoá và ngăn chặn hàng hoá khai sai xuất xứ nhập khẩu vào Mỹ. Mã MID chỉ dành cho các nhà sản xuất chứ không dành cho các công ty kinh doanh hoặc công ty bán hàng không phải là nhà sản xuất. Nếu nghi ngờ mã MID không phải là của nhà sản xuất, Hải quan cảng có thể yêu cầu sửa đổi thông tin sau khi hàng đã qua cửa khẩu. Lỗi lặp lại trong khai báo mã MID khi nhập khẩu có thể dẫn đến tăng mức phát đối với công ty nhập khẩu hoặc công ty môi giới hải quan. Ngoài ra, Mỹ cũng sử dụng các tiêu chuẩn về môi trường theo ISO 14000 và tiêu chuẩn về an toàn lao động SA 8000 đối với hàng dệt may nhập khẩu. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Mỹ Thực trạng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiêu thụ chính của hàng dệt may thế giới. Nhập khẩu dệt may của Mỹ trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2007 tăng trưởng bình quân hàng năm với tốc độ 7.25%/năm. Đơn vị: tỷ USD Hình 2.1: Tổng kim ngạch dệt may của Mỹ (thời kỳ 1990 – 2007) Nhập khẩu năm 2007 tăng gần gấp đôi về mặt lượng so với 10 năm trước đó, năm 1997. Mặc dù các rào cản đối với nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ rất đa dạng, phức tạp và ẩn dưới nhiều hình thức khác nhau, nhập khẩu vào thị trường Mỹ được dự đoán là vẫn tăng đều trong những năm sắp tới. Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ từ một số nước xuất khẩu chính đơn vị: triệuUSD Country 2003 2004 2005 2006 2007 Thế giới 77.434 83.310 89.205 93.278 96.407 Trung Quốc 11.608 14.558 22.405 27.067 32.320 Mêhicô 7.940 7.793 7.246 6.376 5.625 Ấn Độ 3.211 3.633 4.616 5.031 5.103 Việt Nam 2.484 2.719 2.880 3.396 4.557 Inđônêsia 2.375 2.620 3.081 3.901 4.206 Băngladesh 1.939 2.065 2.456 2.997 3.191 Pakistan 2.215 2.546 2.904 3.250 3.170 Honduras 2.507 2.677 2.629 2.445 2.517 Campuchia 1.251 1.441 1.726 2.150 2.435 Ý 2.182 2.260 2.143 2.067 2.233 Canada 3.117 3.085 2.844 2.587 2.201 Hồng Kông 3.817 3.959 3.606 2.892 2.123 Thái Lan 2.072 2.198 2.124 2.124 2.059 Philippines 2.040 1.938 1.921 2.085 1.794 Nguồn : OTEXA Các nước xuất khẩu dệt may chính vào Hoa Kỳ là Trung Quốc, Mêhicô, Ấn Độ, Hồng Kông, Canada, Inđônêsia, Honduras, Việt Nam, Pakistan, Campuchia, Italia, Thái Lan, Philippines. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ lên tới 89,2 tỷ USD. Phần lớn sự gia tăng nhập khẩu trong năm 2005 là do kết quả của việc loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu từ ngày 1/1/2005 đối với hàng dệt may từ 39 nước là thành viên WTO. Trong khi đó, sản xuất nội địa giảm 0,5% đối với hàng dệt và 3% đối với hàng may. Tăng nhập khẩu từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc là nguyên nhân chính làm tăng thâm hụt. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc vào Hoa Kỳ không những lớn nhất mà còn có tốc độ tăng trưởng cao. Sau khi hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may được xóa bỏ giữa các nước thành viên WTO, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc vào Hoa Kỳ đã tăng vọt. Năm 2005, Trung Quốc xuất vào Hoa Kỳ xấp xỉ 22,5 tỷ USD, tăng 53,9 % so với năm 2004 và chiếm 25,11 % tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau khi Hoa Kỳ áp dụng trở lại hạn ngạch đối với Trung Quốc từ tháng 5/2005 thì tốc độ tăng nhập khẩu hàng dệt may từ nước này vào Hoa Kỳ đã chậm lại. Tiếp theo Trung Quốc, Ấn Độ được đánh giá có khả năng cạnh tranh lớn thứ hai ở thị trường Hoa Kỳ. Năm 2005, Ấn Độ xuất khẩu vào Hoa Kỳ 5,2 tỷ USD, tăng 26,5 % so với năm 2004. Sức mạnh cạnh tranh của Ấn Độ dựa vào lực lượng lao động nhiều, khá rẻ, lành nghề; có khả năng thiết kế; là một trong những nước sản xuất sợi và vải lớn nhất thế giới; có thể sản xuất rất nhiều loại quần áo khác nhau; được coi là nguồn cung cấp cạnh tranh về các sản phẩm dệt sử dụng trong nhà như vải trải giường, khăn tắm. Trong số các nước ASEAN, chỉ có Việt Nam và ở chừng mực thấp hơn là Inđônêsia được đánh giá là có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ. Mêhicô và Canada, hai quốc gia hầu như được miễn thuế hoàn toàn đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ theo Hiệp định NAFTA đang mất dần lợi thế cạnh tranh vào tay các nước đang phát triển khi các nước này giảm được các rào cản thuế quan (được hưởng mức thuế MFN) và được xoá bỏ chế độ hạn ngạch khi gia nhập WTO. Bảng dưới đây tóm tắt ảnh hưởng của việc loại bỏ hạn ngạch dệt may năm 2005 và những yếu tố cạnh tranh chính của một số quốc gia và khu vực. Bảng 2.5: Tóm tắt những ảnh hưởng của việc loại bỏ hạn ngạch dệt may năm 2005 và những yếu tố cạnh tranh chính Khu vực Những khả năng ảnh hưởng do loại bỏ hạn ngạch Những yếu tố ảnh hưởng tới cạnh tranh  Trung Quốc Có thể trở thành nguồn cung cấp được hầu hết các công ty kinh doanh và bán lẻ quần áo HK lựa chọn; Tăng trưởng xuất khẩu vào Hoa Kỳ có thể bị ảnh hưởng do Hoa Kỳ có thể áp dụng những biện pháp tự vệ đặc biệt. Về lâu dài, khả năng cạnh tranh có  thể giảm đi do tăng trưởng kinh tế mạnh dẫn đến tăng nhu cầu nội địa cũng như tăng chi phí lao động và vốn để sản xuất những mặt hàng này. Thực tế cho thấy Trung Quốc đã có sự tăng trưởng rất mạnh về xuất khẩu của những hàng được hưởng quy chế WTO loại bỏ hạn ngạch trong năm 2002. Lao động - Chi phí lao lao động trên mỗi đơn vị sản phẩm rất thấp do mức lương thấp và năng suất lao động cao. Vật tư: có thể sản xuất các loại vải, đồ trang trí, bao bì, và hầu hết các phụ kiện khác dùng để sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm dệt khác. Sản phẩm - Được các giới chuyên ngành đánh giá là một nơi tốt nhất về sản xuất quần áo, và các sản phẩm dệt may khác với bất kỳ chất lượng nào hay với bất cứ mức giá nào. Là nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt maylớn nhất thế giới, mặc dù phải chịu hạn ngạch rất chặt chẽ ở các nước nhập khẩu chính của thế giới.  Ấn Độ Có thể vẫn là một nguồn cung cấp cạnh tranh cho Hoa Kỳ khi hạn ngạch được loại bỏ vào năm 2005. Được các công ty Hoa Kỳ coi là một nguồn thay thế chủ yếu cho nguồn từ Trung Quốc. Về lâu dài, khả năng cạnh tranh có thể giảm do tăng trưởng kinh tế mạnh sẽ dẫn đến tăng nhu cầu nội địacung như tăng chi phí lao động và vốn để sản xuất các hàng này. Lao động- lực lượng lao động nhiều, khá rẻ, lành nghề; có khả năng thiết kế. Vật tư- thuộc số các nhà sản xuất sợi và vải lớn nhất thế giới. Sản phẩm – có thê sản xuất rất nhiều loại quần áo khác nhau; được xem là một nguồn cung cấp cạnh tranh về các sản phẩm dệt trong nhà (ví dụ như vải trải giường, khăn tắm). Môi trường kinh doanh - An toàn cá nhân, an toàn giao hàng từ nhà máy đến cảng, hành chính quan liêu và cơ sở hạ tầng có vấn đề; do vậy, nhiều công ty Hoa Kỳ đang sử dụng đại lý để thay cho việc giao dịch trực tiếp với các nhà sản xuất. ASEAN Tỷ trọng của các nước nay trong nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ có thể giảm do các công ty Hoa Kỳ nói chung sẽ giảm mua từ hầu hết các nước trong khu vực này (trừ một số ít nước). Lao động- chi phí lao động khá cao tại các nước ASEAN trừ Indonesia và nước không phải là thành viên WTO như Việt nam - nước không được hưởng việc loại bỏ hạn ngạch. Vận tải- Thời gian giao hàng tới bờ tây Hoa Kỳ khoảng 45 ngày so với 12 đến 18 ngày từ Trung Quốc. Mehico Tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể giảm  hơn nữa, mặc dù có những ưu đãi của NAFTA. Có thể vẫn là một nguồn cung cấp ngách (niche) cho một số quần áo cơ bản, đặc biệt là hàng cần gấp. Có tiềm năng tăng xuất khẩu sợi và vải sang các nước khác trong khu vực châu Mỹ theo các điều kiện của khu vực mậu dịch tự do toàn Châu Mỹ đang đàm phán hoặc sang các nước Trung Mỹ nếu hiệp định thương mại tự do Mỹ – Trung Mỹ đang đàm phán cho phép sử dụng đầu vào của Mêhicô.  Lao động - Chi phí lao động khá cao; chất lượng sản phẩm và tính tin cậy của sản xuất có vấn đề; Cấp quản lý bậc trung chịu trách nhiệm điều hành nhà máy bị coi là yếu; kỹ năng thiết kế sản phẩm hạn chế. Vật tư- sản xuất các loại vải dệt thoi và dệt kim. Chi phí thấp hơn so với sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ nhưng cao hơn các sản phẩm cùng loại của châu á. Sản phẩm- tập trung vào các loại quần áo cơ bản sản xuất hàng loạt, đặc biệt là quần bò vải bông 5 túi, áo các loại dệt kim và đồ lót; công suất hạn chế đối với các loại quần áo thời trang. Khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói có hạn Môi trường kinh doanh- phát sinh thêm chi phí để đảm bảo giao hàng chắc chắn từ nhà máy tới biên giới Hoa Kỳ và tuân thủ các yêu cầu về chứng từ để được hưởng ưu đãi theo NAFTA. CBERA (Các nước được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật Phục hồi Kinh tế Khu vực Lòng chảo Caribê) Hầu hết các công ty Hoa Kỳ cho biết họ sẽ giảm mua từ khu vực các nước  CBERA, đặc biệt nếu như hiệp định mậu dịch tự do Hoa Kỳ-Trung Mỹ đang đàm phán không cho phép sử dụng vải khu vực (Mêhicô)  hay từ các  nước thứ ba (Mêhico hay Châu á). Tuy nhiên, cho dù không có điều khoản cho phép sử dụng vải của khu vực hay nước thứ ba trong hiệp định khu vực mậu dịch tự do Hoa Kỳ-Trung Mỹ, khu vực này vẫn có thể tiếp tục là nguồn cung đối với các loại quần áo sản xuất hàng loạt có hàm lượng lao động tối thiểu và đối với các đơn hàng có vòng quay gấp. Sản phẩm- Các sản phẩm quần áo sản xuất hàng loạt, đặc biệt là những hàng có hàm lượng lao động thấp và ít có những quy trình may phức tạp. Vật tư- phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu vải sợi từ Hoa Kỳ, phần lớn thể hiện hàm lượng nguyên liệu Hoa Kỳ để được hưởng những ưu đãi thương mại theo CBTPA. Vải Hoa Kỳ và khu vực đáp ứng tiêu chuẩn hưởng ưu đãi CBTPA thường đắt hơn các vải tương tự sản xuất từ các nước châu á. Vận chuyển- Có những ưu thế do gần với thị trường Hoa Kỳ. Những ưu đãi đặc biệt: được nhập khẩu miễn thuế vào Hoa Kỳ theo CBERA. ANDEAN Tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể giảm nhưng vẫn là một nguồn cung cấp ngách (niche) cho thị trường này. Những ưu đãi đặc biệt- Luật Hoa Kỳ ban hành tháng 8/2002 dành cho hàng quần áo nhập khẩu từ các nước thuộc khu vực vào thị trường này được miễn thuế khi sử dụng nguyên liệu vải và sợi khu vực. Thổ nhĩ kỳ Vị trí  là nguồn cung cho thị trường Hoa Kỳ trong tưong lai chưa chắc chắn. Một số công ty cho rằng Thổ nhĩ kỳ có thể là một nguồn cung cấp hấp dẫn nếu nước này có hiệp định mậu dịch tự do với Hoa Kỳ. Một số ít công ty cho rằng họ sẽ tiếp tục tăng đặt hàng từ Thổ nhĩ Kỳ cho dù nước này không có hiệp định khu vực mậu dịch tự do với Hoa Kỳ. Có thể tiếp tục là một nhà cung cấp toàn cầu về vải bông. Vật tư- Có nguồn cung cấp nội địa về bông thô, sợi và vải bông. Những ưu đãi đặc biệt- Gần và được xuất khẩu miễn thuế vào thị trường EU. Sản phẩm- Có ngành công nghiệp dệt dựa vào bông và ngành quần áo hướng vào xuất khẩu lớn; Có khả năng cung ứng hàng quay vòng nhanh và hàng thời trang. Vận chuyển – Thòi gian vận chuyền tới thị trường Hoa Kỳ tương tự như từ Đông á. Israel và Jordan Israel vẫn có thể tiếp tục là một nguồn cung cấp ngách (niche) về hàng quần áo lót và mặc trong nhà. Jordan sẽ vẫn là một nhà cung cấp ngách cho loại quần áo phải chịu mức thuế nhập khẩu cao của Hoa Kỳ, như là các quần áo sợi tổng hợp. Tuy nhiên, việc mua hàng từ Jordan có thể bị ảnh hưởng bởi kết quả các cuộc đàm phán thương mại tự do với các nước ở Tây bán cầu. Nếu hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ-Trung Mỹ hay Khu vực mậu dịch tự do toàn Châu Mỹ (FTAA) cho phép nhập khẩu miễn thuế vào Hoa Kỳ quần áo được sản xuất ở những nước này bằng vải trong khu vực hay từ nước thứ ba thì các công ty Hoa Kỳ có  thể chuyển hướng sang mua từ khu vực này thay cho mua từ các nguồn xa như Jordan. Lao động- Sản xuất ở Israel tự động hoá cao và chi phí lao động cao. Chi phí lao động khá thấp ở Jordan. Những ưu đãi đặc biệt- Theo Hiệp định thương mại tự do với Israel, Hoa Kỳ đã lập ra chương trình “khu công nghiệp được hưởng lợi” với Jordan và Israel. Chương trình này dành ưu đãi miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ đối với những hàng dệt may đủ tiêu chuẩn hưởng lợi. Nguồn: Đánh giá của Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC) dựa trên kết quả phỏng vấn các đại diện của các công ty nhập khẩu và bán lẻ quần áo và dệt may Hoa Kỳ, các nhà sản xuất và đầu tư dệt may nước ngoài, và các quan chức chính phủ nước ngoài. Trong những tháng đầu năm 2008, nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ giảm 1,8% so với cùng kỳ, từ 11,7 tỷ USD xuống còn 11,5 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2008. Nhập khẩu từ Trung quốc trong 2 tháng trên giảm 6,8% xuống còn 3,4 tỷ USD. Tuy nhiên, so với một năm trước, thị phần của Trung Quốc trên thị trường hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ chỉ giảm 1%, vẫn còn chiếm ở mức cao 32.70%.Nhập khẩu từ Việt nam tăng mạnh tới 45%, đạt 825 triệu và thay thế Mexico trở thành nhà cung cấp lớn thứ 2 vào thị trường Mỹ. Indonesia, nhà cung cấp lớn thứ 5 giảm nhẹ 0,1%, còn 683 triệu USD. Mexico giảm 10,2% xuống còn 616 triệu USD. Nhập khẩu từ Ấn độ, nước đứng thứ 3 trong số các nhà nhập khẩu vào Hoa kỳ, trong giai đoạn tháng 1-2/2008 tăng 4,1% lên 598 triệu USD. Thái lan và Philippin lần lượt giảm 2,8% và 12,5% xuống còn 295 và 251 triệu USD. Đồng thời, nhập khẩu từ các nước thành viên Asean tăng 8,7% so với cùng kỳ, đạt 2,6 tỷ USD, trong lúc nhập khẩu từ các nước CAFTA giảm nhẹ 0,1% xuống còn 1,2 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2008. Thực trạng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam Trước năm 1994, do ảnh hưởng về mặt chính trị, Mỹ cấm vận Việt Nam, nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Mỹ luôn bằng 0. Năm 1994, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ với kim ngạch xấp xỉ 3 triệu USD. Tháng 7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam và chính thức bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Với việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới. Sự kiện này cũng giúp thúc đẩy nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam ở Mỹ tăng lên 17,5triệu USD trong năm 1995 và tiếp tục tăng lên 23,9 triệu USD và 26,4 triệu USD lần lượt trong các năm 1996 và 1997. Nguồn: OTEXA Hình 2.2: Nhập khẩu quần áo của Mỹ từ Việt Nam tính theo triệu USD, 10 năm (1998-2007) Tuy nhiên, lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn ở mức thấp do khi đó Việt Nam chưa phải là thành viên WTO cũng chưa ký hiệp định song phương với Hoa Kỳ, phải chịu mức thuế phi tối huệ quốc. Thuế suất phi tối huệ quốc nằm trong khoảng từ 20% đến 110%. Việt Nam chỉ xuất cảng được xấp xỉ 50 triệu đô la Mỹ hàng dệt may vào Hoa Kỳ vào năm 2001 vì thuế nhập cảng cao. Kể từ khi có Hiệp định thương mại song phương (BTA) năm 2001, hàng dệt may Việt Nam được hưởng mức thuế Quan hệ thương mại bình thường (NTR), hay còn gọi là mức thuế Tối huệ quốc (MFN). Mức thuế tối huệ quốc đối với hàng dệt may nằm trong phạm vi từ dưới 5% đến 15%. Chính nhờ được hưởng mức thuế ưu đãi này mà nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2002 tăng vọt lên mức 951,72 triệu USD, gấp hơn 19 lần so với năm 2001 và tiếp tục tăng lên mức 2.484,26 triệu USD năm 2003. Hàng dệt may không được đề cập trong Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ. Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng mức nhập khẩu này có khả năng gây rối loạn thị trường dệt may Mỹ nên đòi hỏi Việt Nam phải thương lượng về hạn ngạch áp dụng vào hàng dệt may. Vào tháng 4 năm 2003, hai nước đã đạt được một thỏa hiệp về hàng dệt may. Theo Hiệp định này, trị giá hàng dệt may quản lý bằng hạn ngạch năm 2003 gồm 25 nhóm hàng và 38 mặt hàng cụ thể sau: Bảng 2.6: Các mặt hàng dệt may quản lý bằng hạn ngạch Cat nhóm hàng Mặt hàng Đơn vị Hạn ngạch 2003 200 Chỉ may, sợi để bán lẻ Kg 300.000 301 Sợi, bông đã chải Kg 680.000 332 Tất chất liệu bông Tá 1.000.000 333 Áo khoác nam dạng comple Tá 36.000 334/335 Áo khoác nam nữ chất liệu bông Tá 675.000 338/339 Sơ mi dệt kim nam nữ chất liệu bông Tá 14.000.000 340/640 Sơmi nam dệt thoi chất liệu bông và sợi Tá 2.000.000 341/641 Sơmi dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 762.698 342/642 Váy ngắn chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 554.654 345 Aó len chất liệu bông Tá 300.000 347/348 Quần nam nữ chất liệu bông Tá 7.000.000 351/651 Quần áo ngủ chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 582.000 352/652 Đồ lót chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 1.850.000 359/659-c Quần yếm Kg 325.000 359/659-s Quần áo bơi Kg 525.00 434 Aó khoác nam chất liệu len Tá 16.200 435 Áo khoác nữ chất liệu len Tá 40.000 440 Sơmi nam, nữ chất liệu len Tá 2.500 447 Quần nam chất liệu len Tá 52.500 448 Quần nữ chất len Tá 32.000 620 Vải bằng sợi filamăng tổng hợp khác m2 6.364.000 632 Chất liệu sợi nhân tạo Tá 500.000 638/639 Áo sơmi nam nữ dệt kim chất liệu sợi tơ nhân tạo Tá 1.271.000 645/646 Aó len chất liệu sợi tơ nhân tạo Tá 200.000 647/648 Quần nam nữ chất liệu sợi nhân tạo Tá 1.973.318 Các mức hạn ngạch này sẽ được tăng thêm 7% mỗi năm (2% đối với các sản phẩm từ len). Hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2003 đến ngày 31/12/2004. Nếu các Bên không chấm dứt Hiệp định hoặc đàm phán lại Hiệp định trước ngày 01/12/2004 hoặc trước ngày 01/12 của các năm sau đó cho đến khi Việt Nam gia nhập WTO, thì Hiệp định này sẽ tự động có hiệu lực thêm một năm nữa. Các hạn ngạch cụ thể có thể được điều chỉnh (tăng lên) không quá 6% một năm (bằng cách điều chỉnh các hạn ngạch khác (giảm xuống) để tổng hạn ngạch không thay đổi). Các hạn ngạch cụ thể cũng có thể được điều chỉnh hàng năm bằng cách Mượn trước (vay một phần hạn ngạch của năm tiếp theo) hoặc Chuyển tiếp (sử dụng những phần hạn ngạch chưa dùng của năm trước), mặc dù vậy không có hạn ngạch nào được phép điều chỉnh quá 11% một năm bằng cách sử dụng những điều chỉnh linh hoạt nêu trên. Phần Mượn trước sẽ chiếm không quá 8% đối với các Cat. 338/339 và 347/348, và chiếm không quá 6% cho tất cả các sản phẩm khác. Với mức hạn ngạch như trên được áp dụng từ 01/05/2003, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam không có sự đột phá mà tăng đều đặn, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Mỹ từ năm 2003 đến năm 2006 lần lượt là 2.484,26 triệu USD; 2.719, 64 triệu USD; 2.880,54 triệu USD và 3.396,09 triệu USD. Việc Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007 đã tạo ra một thuận lợi lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Ngày 11/01/2007, tân Chủ tịch Uỷ ban Thực thi các hiệp định hàng dệt Hoa Kỳ (CITA) Matthew Priest đã tuyên bố chính thức huỷ bỏ hạn ngạch dệt may đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam theo các cam kết của WTO. Do không còn bị không chế bởi hạn ngạch, các doanh nghiệp dệt may sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu theo nhu cầu thị trường, theo các hợp đồng ký với các khách hàng nhập khẩu Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dự đoán trước tình hình này, ngay khi hàng dệt may Việt Nam được xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu vào thị trường Mỹ, phía Mỹ đã đưa ra cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam với mục đích lấy các số liệu nhằm điều tra hàng dệt may Việt Nam có được bán phá giá vào Mỹ, gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt may của Mỹ hay không. Cơ chế này tập trung vào việc thu thập các số liệu cơ bản như: lượng hàng xuất khẩu, giá trị, đơn giá đối với 5 nhóm hàng chính bao gồm quần âu (cat 347/ 348/ 447/ 448/ 647/ 648/ 847), áo sơ mi (cat 338/ 339/ 340/ 341/ 438/ 440/ 638/ 639/ 640/ 641/ 838/ 840), đồ lót (cat 352/652/852), đồ bơi (cat 359-s/659-s) và áo len (cat 345/445/446/645/646/845) và tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhóm hàng này đến ngành công nghiệp dệt may Mỹ định kỳ 6 tháng một lần. Những mặt hàng được giám sát bởi cơ chế này có thể được điều chỉnh trong tương lai tương ứng với các dữ liệu đầu vào nhận được từ các bên liên quan, các thay đổi trong thương mại hoặc được Uỷ ban giám sát mở rộng các mã hàng và nhóm hàng căn cứ vào cơ cấu, lợi ích của ngành công nghiệp dệt may nội địa. Có sự khác biệt lớn giữa quy chế giám sát hàng dệt may Việt Nam so với việc chống bán phá giá: đối với trường hợp áp dụng chống bán phá giá, Mỹ phải xác định được liệu hàng Việt Nam có sự phân biệt về giá ở các thị trường khác nhau hay không và các nhà sản xuất của Mỹ chịu thiệt hại từ sản xuất Việt Nam. Tuy nhiên, quy chế này cũng ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ vì quy chế này dẫn đến nhiều thủ tục, công đoạn giấy tờ phức tạp, hoặc đòi hỏi cửa khẩu mới nên sẽ trở thành gánh nặng đối với các nhà nhập khẩu dệt may của Mỹ. Trong 5 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng thấp hơn so với kế hoạch, bình quân mỗi tháng chỉ đạt hơn 500 triệu USD. Các nhà nhập khẩu Mỹ cũng chậm trễ trong việc ký hợp đồng quý 3/2007 với hàng dệt may Việt Nam vì lo ngại những phản ứng của cơ quan quản lý phía Mỹ sẽ gây bất lợi cho việc nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt may Việt Nam. Một số công ty thành viên Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ (USD-ITA) đã xem xét lại việc tìm nguồn hàng từ Việt Nam. Các nhà bán lẻ thuộc Liên đoàn bán lẻ quốc gia (NRF) cũng đã hạn chế mức độ rủi ro cao bằng cách hạn chế tìm kiếm nguồn hàng tại Việt Nam, cắt giảm đáng kể hoặc chấm dứt hoàn toàn các đơn đặt hàng của họ từ cuối năm 2007. Trong khi đó, các nhà sản xuất tại Việt Nam lo ngại trước việc các đơn hàng giảm, yếu tố rủi ro cao, vì thế nên một số doanh nghiệp đã chuyển từ việc làm theo phương thức FOB trước đây sang gia công thuần túy. Xét về tổng thể, đây cũng là một thiệt hại lớn đối với ngành dệt may Việt Nam, sau nhiều năm nỗ lực nâng cấp chuyển hình thức từ gia công thuần túy lên phương thức sản xuất FOB (tạm hiểu doanh nghiệp mua nguyên liệu và sản xuất theo đơn đặt hàng dưới sự đồng ý của chủ hàng). Mặc dù vậy, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2007 vẫn có mức tăng ấn tượng. Tính chung cả năm 2007, lượng hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ tăng khoảng gần 30% so năm 2006, với giá trị tuyệt đối lên đến gần 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Tất cả 5 Cat hàng dệt may bị áp dụng cơ chế giám sát không có biểu hiện nào đáng lo ngại và phía Mỹ cũng tuyên bố chưa bán phá giá vào thị trường Mỹ Đến đầu năm 2008, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì chương trình giám sát. Quyết định mới đây cho thấy, Mỹ không giảm bớt số mặt hàng nằm trong diện giám sát và cũng không nêu các tiêu chí, điều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam. Cơ chế giám sát này sẽ được duy trì đến hết năm 2008. Mỹ sẽ tiến hành 2 lần đánh giá số liệu hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ vào tháng 3 và tháng 8. Mặc dù vậy, theo số liệu thống kê của tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong quý I/2008 đạt 1,1 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Quý I vừa qua, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp hàng dệt may lớn thứ 7 về khối lượng và đứng thứ 3 về trị giá vào thị trường Mỹ. Tính theo khối lượng thì hàng dệt may của Việt Nam chiếm 3,45% thị phần hàng dệt may tại Mỹ. Nếu tính theo trị giá nhập khẩu thì hàng dệt may của Việt Nam chiếm tới 5,5%. Hình 2.3: Thị phần hàng dệt may tại Mỹ (% tính theo trị giá) Trong 3 tháng đầu năm 2008, nhập khẩu các nhóm mặt hàng của Mỹ từ Việt Nam đều có mức tăng trưởng khá như nhóm 30 tăng 31,08%; 31 tăng 31,36%; 32 tăng 10,37%60 tăng 32,24%; 61 tăng 36,52%... mặc dù cũng có một vài nhóm có khối lượng nhập khẩu giảm như 11 giảm 14,08%; 14 giảm 0,46%; 40 giảm 2,31%; 41 giảm 2,33% và một vài nhóm 80, 81 và 62. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam ở các nhóm này đều ở mức thấp và các nhóm này đều có khối lượng nhập khẩu thấp, nên không ảnh hưởng nhiều đến tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam. Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam ở các nhóm hàng chính vẫn tăng trưởng khá. Ở nhóm hàng 30 (các sản phẩm cotton): Nhập khẩu các Cat.334/335 của Mỹ từ Việt Nam tăng trưởng mạnh, tăng lần lượt 153,82% và 128,93% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 7,5 triệu USD và 34,9 triệu USD. Nhập khẩu Cat.336 của Mỹ từ Việt Nam cũng tăng khá, tăng 35% đạt 28,3 triệu USD. Trong khi tổng nhập khẩu áo thun và áo sơ mi của Mỹ giảm nhưng nhập khẩu các mặt hàng này của Mỹ từ Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, với các mức tăng trưởng lần lượt là 22,65%; 41,97%; 12,75% và 43% đối với các Cat.338, 339, 340, 341. Tương tự, nhập khẩu Cat.347/348 của Mỹ từ Việt Nam cũng tăng trưởng khá. Đối với các mặt hàng sử dụng chất liệu nhân tạo (nhóm 60): Nhập khẩu các mặt hàng có thế mạnh từ Việt Nam của Mỹ cũng tăng khá. Nhập khẩu các Cat.638/639 tăng tới 123% và 174%; Cat.347/348 tăng 73% và 25%. Bên cạnh đó nhập khẩu các Cat.641/642/643 cũng tăng khá mạnh. Ngoài ra, nhập khẩu Cat.334/335 của Mỹ từ Việt Nam lại giảm nhẹ giảm lần lượt 28% và 4,25%. Ngày 06/05/2008, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khẳng định không có đủ bằng chứng để tiến hành điều tra bán phá giá đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Trong thông cáo báo chí, DOC cho biết trong đợt xem xét thứ hai về dữ liệu của 5 nhóm sản phẩm dệt may của Việt Nam gồm quần dài, áo sơ mi, đồ lót, quần áo bơi và áo len nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong thời gian 6 tháng, từ 8/2007 đến 1/2008, DOC nhận thấy cả 5 nhóm sản phẩm này đều không có dấu hiệu bán phá giá, do vậy không đe dọa tới sự cạnh tranh của các công ty dệt may nội địa Mỹ. Giá cả của các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ Việt Nam đều ngang với mức giá của các nhóm hàng hóa tương tự nhập từ các bạn hàng khác của Mỹ như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Thái Lan, Campuchia, Ma Cao, Malaysia và Phiippines và các nước khu vực Trung Mỹ và trong nhiều trường hợp thậm chí còn cao hơn. Kết luận này của DOC đã giúp củng cố lòng tin của các nhà nhập khẩu Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế giám sát vẫn tiếp tục gây nhiều tác động bất lợi đối với hàng dệt may trong năm 2008. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam cũng đang gặp không ít khó khăn trước những rào cản thương mại do các đối tác đặt ra trong đó có vấn đề môi trường. Các nhà nhập khẩu đang quan tâm nhiều đến tiêu chuẩn“xanh”, “sạch” đối với sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Tiêu chuẩn Greentrade Barrer – ( tiêu chuẩn thương mại “ xanh”) cũng chính là rào cản thương mại“ xanh”. Rào cản này được áp dụng đối với sản phẩm dệt may là đòi hỏi các sản phẩm may mặc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Quy định về nhãn mác hàng hoá đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng làm cho xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ đều phải được dán mác hàng hoá, ghi rõ tên sản phẩm, tên và hàm lượng của loại sợi chiếm hơn 5% về khối lượng trong thành phẩm cuối cùng. Bất kỳ sản phẩm len nào chứa sợi len ngoại trừ thảm và các thành phẩm khác được sản xuất từ 20 năm trước khi nhập khẩu phải được dán nhãn mác rõ ràng theo quy định của đạo luật về nhãn mác sản phẩm len năm 1939. Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam Các biện pháp từ phía của Chính phủ Chính phủ đã rất tích cực tham gia đàm phán để giảm thiểu các rào cản thương mại. Trước hết, đó là nỗ lực về mặt chính trị khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Mỹ vào năm 1995. Việt Nam đã bước đầu có thể xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ. Tiếp đó là hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực năm 2001 cho phép hàng dệt may Việt Nam hưởng mức thuế tối huệ quốc (MFN), thấp hơn nhiều so với mức thuế thông thường và là mức thuế phổ biến mà Mỹ áp dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu từ nước ngoài.Gần đây nhất là việc gia nhập WTO, giúp cho hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ được chính thức dỡ bỏ hạn ngạch từ ngày 11/01/2007. Chính phủ cũng đưa ra được những biện pháp đối phó với các rào cản mà Mỹ dựng lên khi xuất khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh. Để thực hiện Hiệp định d._. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dệt May và các quy định pháp luật về môi trường. Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp. Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt May, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000. Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt May theo hướng thân thiện với môi trường. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường. Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế. Dự báo về thị trường dệt may Mỹ đến năm 2010 và những rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Mỹ Mỹ là thị trường khổng lồ với số dân khoảng 300 triệu người và GDP đạt mức 11 nghìn tỷ USD. Hiện tại Mỹ nhập hàng hoá từ 170 quốc gia với đủ chủng loại sản phẩm, từ cao cấp như ôtô, máy bay, các thiết bị điện công nghiệp đến hàng tiêu dùng như quần áo, giấy dép, đồ chơi trẻ em… Do vậy, ngoại thương luôn là nguồn lực quan trọng làm giàu đất nước. Tăng trưởng thương mại và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước là xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế Mỹ trong thập kỷ qua. Xuất nhập khẩu của Mỹ tăng từ 10% GDP năm 1970 lên 25% năm 1997, và một phần ba mức tăng trưởng kinh tế là do mở rộng thương mại. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ không ngừng tăng lên, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá chiếm tỷ trọng trên 80%, còn dịch vụ chỉ chiếm 20%.  Xã hội Mỹ là xã hội tiêu thụ bởi vì phần thu nhập dành cho tiêu dùng rất lớn. Thu nhập bình quân tính theo đầu người ở Mỹ là khoảng 36.200 USD năm 2000. Theo thống kê của Bộ Thương mại, Mỹ có khoảng 98 triệu hộ gia đình, trong đó khoảng 1 triệu hộ có tài sản trên 1 triệu USD, 5% số hộ có thu nhập hàng năm trên 10.000 USD. Số hộ còn lại có thể chia thành bốn nhóm: nhóm một: nhóm có thu nhập thấp nhất, khoảng 17000 USD/năm; nhóm hai: gồm những hộ có thu nhập khoảng 30.000 USD/năm; nhóm ba: gồm những hộ có thu nhập khoảng 45.000 USD/năm; và nhóm bốn: nhóm có thu nhập cao nhất, khoảng 67.000 USD/năm.     Qua các số liệu trên, có thể thấy rằng các hộ thuộc nhóm một (nhóm nghèo nhất) chỉ chiếm 15% dân số. Nhưng ngay cả nhóm này cũng có thu nhập cao hơn thu nhập bình quân của Việt Nam tới hơn 40 lần. Họ vẫn có sức mua đáng kể đối với hàng tiêu dùng các loại, đặc biệt là các hàng hoá bình dân có xuất xứ từ các nước đang phát triển. Người dân Mỹ có mức sống rất khác nhau nên nhu cầu tiêu dùng cũng khác nhau. Bởi vậy, hàng hoá nhập vào Mỹ cũng rất đa dạng về chủng loại và chất lượng, có cả hàng cao cấp và bình dân. Mỹ cũng nhập hàng và nguyên liệu từ nhiều nước khác, cả nước phát triển và nước đang phát triển, phục vụ cho những yêu cầu tiêu dùng khác nhau. Mỹ nhập khẩu hàng hoá từ hầu hết các nước trên thế giới. Trong số 170 nước xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ, Việt Nam đứng thứ 72. Các nước đứng đầu về xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ năm 1998 là Canađa, Nhật Bản, Mêhicô, Đức, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan. Những loại hàng hoá Việt Nam đã xuất sang Mỹ và có tiềm năng khai thác thế mạnh của mình là thuỷ, hải sản, quần áo, giầy dép, hàng mây tre đan, đồ gốm, cao su, cà phê, dầu và khí đốt… Mỗi năm Mỹ nhập khoảng 50 tỷ USD giá trị nông sản; 200 tỷ USD nguyên liệu công nghiệp; 280 tỷ USD máy móc thiết bị; 150 tỷ USD ôtô, xe tải; 220 tỷ USD hàng tiêu dùng. Chỉ riêng hàng tiêu dùng, mỗi năm Mỹ nhập tới khoảng 200 tỷ USD. Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ tăng đều đặn trong suốt thời kỳ từ 1990 đến 2007 với tốc độ tăng bình quân khoảng 7,25%/năm. Với tốc độ này, dự báo nhập khẩu hàng dệt may Mỹ trong đến năm 2010 sẽ vào khoảng 103,31 tỷ USD. Hiện nay, nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm gần 3% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Vì vậy, thị trường Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng đối với ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, để bảo vệ nền công nghiệp dệt may trong nước cũng như để đạt được những lợi ích về kinh tế, chính trị khác, Mỹ ngày càng đặt ra nhiều loại rào cản tinh vi, khó nhận biết hơn. Xu thế chung vẫn là nâng cao các rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội; tiếp tục sử dụng các rào cản thông qua các cam kết song phương như buộc nước xuất khẩu tự áp dụng hạn ngạch hay thực hiện cơ chế giám sát; xuất hiện các rào cản về thuế quan và vấn đề tiếp cận thị trường cho những nước không thuộc các khu vực thương mại tự do mà Mỹ tham gia,... Một số quan điểm về vượt qua các rào cản thương mại dệt may của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam Việc đối phó với các rào cản thương mại dệt may của Mỹ phải đáp ứng tốt yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Vượt qua các rào cản thương mại dệt may của Mỹ trên cơ sở nâng cao nhận thức của chính phủ, hiệp hội và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam về tác động của các loại rào cản thương mại. Tạo điều kiện nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Các doanh nghiệp nâng cao khả năng vượt qua các rào cản về kỹ thuật của hàng dệt may Việt Nam bằng cách nâng cao chất lượng tiêu chuẩn sản phẩm, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường và quan tâm đến lợi ích của người lao động. Nỗ lực đàm phán để được công nhận là nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các vụ kiện bán phá giá và trợ cấp. Nhanh chóng khắc phục những tồn tại, bất hợp lý của chính sách và cơ chế hiện hành đối với ngành dệt may, đồng thời từng bước chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng và chủ động đối phó với các rào cản mới. Một số giải pháp vượt qua các rào cản thương mại đối với hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ Việc gia nhập WTO mang lại cho ngành dệt may nhiều cơ hội cũng như thách thức khi muốn mở rộng thị trường tại Mỹ. Với tốc độ tăng trưởng, mức thu nhập bình quân đầu người cũng như nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm về dệt may ngày càng gia tăng, thị trường Mỹ sẽ là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Dựa trên quan điểm phát triển của Chính phủ Việt Nam là phát triển ngành dệt may thành ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, việc đề ra những giải pháp để vượt qua các rào cản về hàng dệt may của thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết. Giải pháp từ phía Chính phủ Căn cứ vào các tiêu chuẩn và các yêu cầu sinh thái của hàng dệt- may nhập khẩu vào thị trường Mỹ, Chính phủ cần xây dựng ngay những tiêu chuẩn cấp nhà nước hoặc cấp Bộ, cấp ngành để làm cơ sở phấn đấu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, để nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Những tiêu chuẩn như thế sẽ tạo ra những sức ép “bên trong” nhằm tạo ra các sản phẩm “xanh” phù hợp. Ban hành những quy định cụ thể về việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại hoá chất độc hại trong khâu nhuộm, xử lý vải,… Có chế tài đối với những doanh nghiệp không tuân thủ các quy định đã đề ra về môi trường, trách nhiệm xã hội và những doanh nghiệp cố tình hạ giá thành sản phẩm nhằm thu lợi cục bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích toàn ngành, gây ra nguy cơ bị kiện bán phá giá đối với sản phẩm dệt may. Quy định rõ ràng, cụ thể về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội. Khẳng định Hiệp hội không phải là cơ quan thực hiện các biện pháp của Chính phủ nhằm đối phó với các rào cản thương mại của Mỹ mà là đại diện cho các doanh nghiệp dệt may, cùng chính phủ đưa ra các giải pháp khả thi, đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp và cho cả quốc gia. Đồng thời, tạo cơ chế thông thoáng để hiệp hội tiếp tục phản ảnh nguyện vọng doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành dệt may, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp chống lại các rào cản trong khi xâm nhập thị trường quốc tế. Tăng cường sự liên kết giữa các bộ, ban, ngành trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ. Bộ Công thương cần phối hợp với Tổng cục Hải quan triển khai nối mạng để cung cấp số liệu chi tiết xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ như: số tờ khai Hải quan, loại hình kinh doanh, cửa khẩu xuất khẩu, mã HTS 10 số theo quy định của Hoa Kỳ, tên hàng, đơn vị tính, đơn giá, trị giá, mã ngoại tệ, mã đơn vị xuất nhập khẩu, địa chỉ, nguồn nhập khẩu... Qua đó, Bộ có thể nắm số liệu xuất khẩu, điều hành 2 chiều phục vụ cho công tác giám sát và quản lý giá. Nhận thức đúng tác động của các rào cản thương mại của Mỹ đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam từ có các biện pháp vượt qua một cách chủ động, tích cực: Đối với chương trình giám sát hàng dệt may: Có những biện pháp giám sát và quản lý giá bình quân, không để giá giảm đột ngột; tổng hợp số liệu kịp thời của năm nhóm hàng mà Mỹ đặt trong cơ chế giám sát; hạn chế các lô hàng đơn giản, đẳng cấp thấp và giá quá thấp; kiện toàn lại hệ thống sổ sách liên quan đến xuất xứ và chi phí đầu vào của lô hàng xuất khẩu. Bộ Công thương cần làm việc với Bộ thương mại Mỹ theo hướng giảm bớt các tác động, ảnh hưởng của cơ chế giám sát (giảm bớt diện mặt hàng có khả năng sản xuất ra khỏi danh sách bị giám sát) và minh bạch hoá các tiêu chí, điều kiện tự khởi động điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam của Mỹ để các nhà nhập khẩu nước ngoài và doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh Đối với các rào cản kỹ thuật: Tiếp tục củng cố điểm hỏi đáp về rào cản kỹ thuật thông qua việc: quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của điểm hỏi đáp; đảm bảo hỗ trợ đầy đủ về tài chính; nguyên tắc làm việc của điểm hỏi đáp phải rõ ràng, tuân thủ theo một quy trình cụ thể, nghiêm túc; đội ngũ nhân viên được tuyển chọn kỹ lưỡng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, trình độ tiếng Anh tốt, phong cách làm việc chuyên nghiệp, được trang bị các thiết bị văn phòng hiện đại; chủ động tham gia vào các cuộc họp của Uỷ ban TBT và các hoạt động có liên quan khác để có thể kịp thời nắm được xu thế và chủ động phối hợp trong công tác TBT, góp phần cập nhật các thông tin chính xác cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tác động của các rào cản đối với hàng dệt may của Mỹ và hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua các rào cản về trách nhiệm xã hội và sở hữu trí tuệ: Xây dựng hệ thống thông tin hữu ích về thị trường dệt may Mỹ. Chính phủ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo để các doanh nghiệp hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc về Hiệp định chống bán phá giá của WTO và các quy định về chống bán phá giá của Mỹ Chính phủ một mặt cần phải lồng ghép vào chương trình phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế để nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về triển khai thực hiện và đăng ký để được cấp chứng chỉ SA 8000, mặt khác Chính phủ cũng cần hỗ trợ và tư vấn pháp luật và điều kiện vật chất để các doanh nghiệp dệt may có thể vượt qua rào cản này một cách tốt nhất Hiện nay phần lớn hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu thông qua hình thức gia công, ít chịu tác động của rào cản về nhãn hiệu. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, hàng dệt may Việt Nam trong tương lai sẽ phải sử dụng thương hiệu riêng của mình. Vì vậy, chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng: nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về nhãn hiệu, thương hiệu và xuất xứ hàng hoá; đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu một cách nhanh chóng nhất; cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về xây dựng và quảng bá thương hiệu;… Giải pháp từ phía Hiệp hội dệt may Kiện toàn tổ chức để tăng cường hiệu quả hoạt động của Hiệp hội. Trước đây, tất cả công việc đều do Ban thường vụ và Ban chủ tịch giải quyết nên nhiều vấn đề không thể giải quyết một cách triệt để và dứt điểm. Vì vậy, Hiệp hội cần thành lập từng bộ phận chuyên trách để phụ trách từng lĩnh vực trong sự phát triển của ngành dệt may và để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại của thị trường Mỹ như: Bộ phận chính sách sẽ tập trung vào những vấn đề về chính sách phát triển cho ngành dệt may và đối phó với các chính sách thương mại từ các nước khác, cụ thể là vấn đề chống giám sát hàng dệt may sang Mỹ hiện nay. Bộ phận thông tin sẽ thu thập và xử lý thông tin có tính chất chuyên ngành về thị trường dệt may Mỹ bao gồm nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ, các rào cản đang tồn tại và dự báo các rào cản có thể sẽ xuất hiện trong thời gian tới, các thủ tục cần biết khi xuất khẩu sang Mỹ,... Một điều đơn giản là muốn cho các doanh nghiệp của ngành dệt may vượt qua được các rào cản trong thương mại quốc tế, đặc biệt là các rào cản ở thị trường Mỹ thì phải biết được rào cản đó là gì, như thế nào và biện pháp khắc phục hay đối phó ra sao? Tuy vậy, Hiệp hội chủ yếu mới chỉ có được các thông tin về thị trường trong nước và các chính sách thương mại nội địa chứ chưa tiếp cận được với các thông tin chuyên sâu phục vụ cho xuất khẩu nói chung và đối phó với các rào cản thương mại nói riêng. Hiện nay, chúng ta còn chưa được công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường mà chỉ được công nhận là một nước đang phát triển ở trình độ thấp. Do đó, Hiệp hội cần phải chủ động thu thập thông tin về tình hình thị trường và giá cả ở một nước thứ ba, có trình độ tương đương Việt Nam để có thể chủ động trong việc hầu kiện với các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp sao cho có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Bộ phận thông tin cũng sẽ là nơi cung cấp thông tin, chuyển các thông tin đến các thành viên theo định kỳ thông qua các phương tiện thông tin hiện đại như e-mail, internet. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, trang web của Hiệp hội doanh nghiệp còn thường xuyên bị lỗi, khó truy cập, các thông tin đơn giản, thiếu cập nhật. Vì vậy, nhiệm vụ của bộ phận thông tin cũng là phải xây dựng được trang Web của Hiệp hội trở thành nơi cung cấp thông tin và liên lạc trực tuyến giữa Hiệp hội và các doanh nghiệp thành viên. Bộ phận pháp chế cần đi sâu nghiên cứu các vấn đề về chống bán phá giá và trợ giá, kinh nghiệm khởi kiện, kháng kiện của các nước đang phát triển, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các tổ chức tư vấn pháp luật trong nước và quốc tế để sẵn sàng khởi kiện và kháng kiện. Ở hầu hết các nước, việc khởi kiện và kháng kiện đều do các Hiệp hội chủ động phát động chứ không phải do các cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, trong thời gian tới, Hiệp hội cần phải chủ động, tích cực hơn nữa và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua rào cản chống bán phá giá. Điều hoà quy mô sản xuất và xuất khẩu, giá cả và chất lượng các sản phẩm dệt may để hạn chế các nguy cơ gặp phải các vụ kiện chống bán phá giá. Theo quy định của Hiệp định chống bán phá giá trong khuôn khổ của WTO, nước nhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá khi thoả mãn 3 tiêu chuẩn: Một là, hàng nhập khẩu bị bán phá giá khi biên độ phá giá lớn hơn hoặc bằng 2% giá xuất khẩu và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước lớn hơn hoặc bằng 3% khối lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự; Hai là, việc bán phá giá này gây thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước; Ba là, cuộc điều tra phá giá được tiến hành theo đúng thủ tục. Như vậy, để tránh cho các doanh nghiệp gặp phải các rắc rối do vụ kiện chống bán phá giá, Hiệp hội cần phải chủ động tính toán và thảo luận với các doanh nghiệp thành viên để tiến hành các biện pháp điều tiết sản lượng xuất khẩu sao cho không bằng hoặc vượt 3% khối lượng nhập khẩu của nước nhập khẩu. Khi khối lượng đã bằng hoặc vượt quá 3% thì cần chủ động điều tiết giá xuất khẩu để biên độ không bằng hoặc vượt quá 2%. Trường hợp tiêu chuẩn thứ nhất đã không đáp ứng được thì cần chủ động chuẩn bị các tư liệu và minh chứng để biện hộ cho việc chưa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của bên khởi kiện. Nếu hai tiêu chuẩn trên vẫn chưa đủ lý lẽ để bảo vệ thì Hiệp hội phải chủ động hầu kiện hoặc kháng kiện để sao cho việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở mức thấp nhấp có thể. Hiệp hội cần chủ động tham gia vào các tổ chức hoặc hiệp hội ngành hàng quốc tế như Liên đoàn Dệt May ASEAN (AFTEX), Uỷ ban Quốc tế về Dệt May,... Tích cực hưởng ứng và đưa ra các ý kiến đề xuất về hoạt động của các tổ chức này theo hướng nâng cao vai trò, uy tín của ngành dệt may Việt Nam; mở rộng hợp tác với các thành viên của tổ chức trong việc thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tác động đến Hiệp hội người tiêu dùng, Hiệp hội các nhà nhập khẩu sản phẩm dệt may của Mỹ và trực tiếp kiến nghị lên chính phủ Mỹ để xoá bỏ cơ chế giám sát đối với hàng dệt may của Việt Nam hiện nay và những chính sách áp đặt vô lý của Mỹ trong thời gian tới. Giải pháp từ phía doanh nghiệp Doanh nghiệp cần chủ động, tích cực tìm hiểu để có thể hiểu rõ và hiểu đúng các quy định trong thương mại quốc tế, các quy định về việc chống bán phá giá và trợ giá, các bước điều tra và khởi kiện, hệ thống luật thương mại Mỹ có liên quan đến việc hình thành các rào cản đối với hàng dệt may để không bị động khi vấp phải một trong các rào cản khi xâm nhập vào thị trường Mỹ. Khi bị kiện doanh nghiệp cần khẩn trương liên hệ với Hiệp hội dệt may, tổ chức chuẩn bị các nội dung thống nhất sẽ phải trả lời nước nhập khẩu. Doanh nghiệp cần nêu cao tinh thần đoàn kết, huy động sức mạnh tổng hợp cùng đấu tranh với đơn kiện. Tranh thủ sức mạnh của luật sư trong khi giải quyết đơn kiện. Đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường Mỹ, xúc tiến thương mại, tìm hiểu các rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Mỹ bằng nhiều phương pháp: khảo sát trực tiếp, phân tích số liệu, tìm kiếm thông tin trên internet,... Để có thể chủ động đối phó và vượt qua các rào cản thương mại thì cần phải đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về thị trường Mỹ và để cho các nhà nhập khẩu hiểu rõ hơn về hàng hoá và doanh nghiệp mình. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp chủ yếu đưa các phái đoàn đi khảo sát thị trường nước ngoài. Việc khảo sát, nghiên cứu này là cần thiết nhưng sẽ phải chịu chi phí đáng kể về thời gian và tiền bạc. Mặt khác, nếu không được chuẩn bị tốt về nội dung, phương pháp này cũng mang lại hiệu quả không cao. Do đó, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, phạm vi về mặt hàng còn hạn chế có thể sử dụng các kỹ năng và phương pháp nghiên cứu thị trường thông qua các phương pháp phân tích thống kê kinh tế từ các nguồn tài liệu có thể thu thập được trong nước (đặc biệt là qua internet). Đồng thời có thể kết hợp sử dụng các phương pháp chuyên gia, sử dụng các cộng tác viên ở nước ngoài (trong cơ quan kinh tế, thương vụ của Việt Nam) hoặc thuê khoán chuyên gia tư vấn trong Hiệp hội dệt may,… Đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp và các sản phẩm dệt may khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ Mặc dù nhiều mặt hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được vào thị trường Mỹ nhưng sản phẩm và các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh còn thấp. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố: chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp, năng suất lao động, chi phí sản xuất và quản lý, đầu tư cho nghiên cứu, triển khai. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, vượt qua được các rào cản thương mại cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc thực hiện một chiến lược kinh doanh khoa học, đúng đắn; đổi mới sản phẩm cả về chất lượng, giá cả, mẫu mã hàng hoá; nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng của cán bộ công nhân viên;… Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất (ở Việt Nam thường cao hơn 2,4 đến 3,6 lần so với các nước trong khu vực), chia sẻ giữa các doanh nghiệp chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường. Triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của các doanh nghiệp, coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với hàng dệt may Trung Quốc. Chỉ có làm như vậy, các doanh nghiệp dệt may mới tạo được giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Mở rộng và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để nâng cao khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế. Các doanh nghiệp nước ngoài luôn sử dụng lý thuyết về lợi thế theo quy mô và thường có những đơn hàng với khối lượng lớn tới hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may của Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đã không đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy, cần hình thành và phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn thông qua việc mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước với nhau và với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tiễn cho thấy trong các vụ tranh chấp về thương mại có liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp,… nếu có yếu tố nước ngoài cùng đứng về phía Việt Nam thì các phán quyết cuối cùng bao giờ cũng có lợi cho Việt Nam. Do đó, muốn vượt rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chủ động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Các doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống ghi nhận, lưu trữ hồ sơ sản xuất, xuất nhập khẩu đầy đủ, khoa học, hiện đại nhằm tạo cơ sở sẵn sàng cho việc ứng phó với khả năng phải tham gia các vụ kiện tranh chấp thương mại quốc tế. Hiện nay có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25% còn lại doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần chiếm 74,5%. Như vậy, có thể thấy các công ty có quy mô vừa và nhỏ trong ngành dệt may chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết các công ty này lại có hệ thống lưu giữ chứng từ, tài liệu sổ sách kế toán theo cách truyền thống là ghi chép, chưa sử dụng các công cụ kế toán hiện đại và internet. Vì vậy, khi có yêu cầu về cung cấp số liệu từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội dệt may, các doanh nghiệp thường lúng túng, chậm trễ gây khó khăn cho việc ứng phó với rào cản về bán phá giá mà các nước nhập khẩu dựng lên. Chủ động áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ và môi trường. Do mức sống người dân ở Mỹ rất cao, Hiệp hội người tiêu dùng có vai trò rất lớn trong việc chấp nhận hoặc phản đối về việc nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó nếu có những biểu hiện nghi vấn về chất lượng. Vì vậy, để vượt qua được các rào cản, các doanh nghiệp dệt may cần chủ động, khẩn trương xây dựng các hệ thống ISO 9001:2000, ISO 14001:2000, GMP, HACCP, SA 8000... , lựa chọn áp dụng tuỳ theo đặc thù riêng của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể áp dụng cùng lúc các hệ thống ISO 9001:2000, ISO 14001:2000,  SA 8000. Tích cực sử dụng vải sản xuất trong nước để tăng tỷ lệ nội địa của sản phẩm xuất khẩu, đủ điều kiện được cấp C/O để hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GPS). Theo luật của Mỹ, để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập hàng hoá phải được nhập khẩu trực tiếp từ nước hưởng lợi vào lãnh thổ hải quan Mỹ và trị giá hàng hoá được tạo ra tại nước hưởng lợi phải đạt ít nhất 35%. Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Đại diện thương mại Mỹ (USTR) sau khi tham khảo ý kiến công chúng, Uỷ ban thương mại Mỹ (ITC) và các cơ quan hành pháp, Tổng thống sẽ quyết định những mặt hàng và những nước được hưởng GSP. Vì vậy, để có thể vượt qua rào cản về thuế quan, các doanh nghiệp cần tăng tỷ lệ nội địa hoá, sử dụng nhiều nguyên, phụ liệu trong nước vào việc sản xuất hàng xuất khẩu. Xây dựng trang Web của từng doanh nghiệp để thúc đẩy xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ. Hiện nay, chỉ một số ít các doanh nghiệp dệt may có trang web riêng trong khi đó, các đối tác Mỹ thường xuyên tìm kiếm, nghiên cứu và sàng lọc thông tin trước khi liên hệ trực tiếp với khách hàng hoặc các tổ chức xúc tiến thương mại để hỏi thêm chi tiết hoặc kiểm tra thông tin. Vì vậy, trang Web sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn được khách hàng Mỹ biết đến. Các doanh nghiệp cần chú ý đến một số điểm khi xây dựng trang Web như: Tên miền trang web phải dễ đọc, dễ nhớ và dễ viết để thuận tiện cho khách hàng truy cập. Tên miền trang web cũng thường được dùng làm đuôi địa chỉ email của công ty nên không nên quá dài. Không nên dùng tên miền tiếng Việt vì các khách hàng nước ngoài thường không biết và không có phông chữ tiếng Việt để truy cập. Trang web cần được thiết kế chuyên nghiệp, bắt mắt, dễ sử dụng và không nên phức tạp. Các doanh nhân thường là những người bận rộn vì vậy trang web phải được thiết kế để đảm bảo người sử dụng tìm được những thông tin họ cần nhanh nhất. Mục đích chủ yếu của trang web là giới thiệu công ty và sản phẩm, thuyết phục người mua mình là nhà xuất khẩu đáng tin cậy, nghiêm túc và khuyến khích họ liên hệ với mình. Để đạt được mục đích này, trên mục giới thiệu về công ty (About us), ngoài những thông tin như tên, địa chỉ giao dịch, lịch sử công ty,… cần phải nêu tên tất cả những hiệp hội doanh nghiệp (nhất là những hiệp hội quốc tế có uy tín) mà công ty là thành viên; các thành tích, danh hiệu, chứng nhận mà công ty hoặc sản phẩm của công ty đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận hoặc trao tặng. Mục đích của mục giới thiệu sản phẩm (Product) là để khách hàng có những khái niệm về sản phẩm của mình, do đó trang này nên giới thiệu một số chi tiết nhưng không nên giới thiệu quá nhiều về sản phẩm. Nếu không cung cấp đủ thông tin về sản phẩm thì người mua sẽ không quan tâm hoặc cho rằng công ty không nghiêm túc. Ngược lại, nếu cung cấp quá chi tiết về sản phẩm, nhất là về giá thì khách hàng sẽ không có nhu cầu liên hệ và công ty sẽ không có cơ hội để đàm phán. Các công ty Mỹ rất muốn quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất hơn là các công ty xuất khẩu thuần tuý. Vì vậy, các công ty nên có một số hình ảnh về cơ sở sản xuất trực tiếp trên trang web. Các công ty Mỹ cũng rất quan tâm đến ổn định chất lượng sản phẩm, do vậy mô tả tóm tắt quá trình sản xuất hoặc đăng tải một số hình ảnh kiểm tra chất lượng tại cơ sở cũng sẽ tạo thêm sự quan tâm của khách hàng. Trang web nhằm khuyến khích các khách hàng liên hệ với công ty. Do vậy, mục liên hệ (Contact us) phải để ở vị trí dễ thấy. Trang web cần phải duy trì thường xuyên để khách hàng tin tưởng nếu họ liên hệ thì sẽ nhận được trả lời. Tóm lại, chương 3 đã trình bày những cơ hội, thách thức của việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ khi là thành viên của WTO, dự báo về thị trường dệt may Mỹ đến năm 2010 và các rào cản mới có thể xuất hiện. Dựa trên những cơ sở đó cũng như căn cứ vào chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, chương này cũng đưa ra một số giải pháp vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may từ phía Chính phủ, Hiệp hội dệt may và các doanh nghiệp trong ngành. KẾT LUẬN Dệt may là ngành truyền thống và luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với việc chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007, dệt may đã có rất nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và tháng 9 năm 2007, dệt may đã trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm khoảng 55%. Mỹ là một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng đối với dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ cũng là nước có hệ thống luật pháp phức tạp, hệ thống rào cản thương mại đa dạng và hết sức tinh vi, đặc biệt là đối với mặt hàng dệt may, mặt hàng sử dụng hơn 1 triệu lao động ở quốc gia này. Vì vậy, để có thể thúc đẩy xuất khẩu dệt may sang Mỹ một cách hiệu quả, cần có các nghiên cứu chi tiết về các rào cản thương mại đối với hàng dệt may ở thị trường Mỹ. Để đáp ứng yêu cầu đó, đề tài đã nghiên cứu và trình bày một số giải pháp có tính khả thi cả từ phía chính phủ, Hiệp hội dệt may và doanh nghiệp trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp đối với các rào cản thương mại chủ yếu hiện nay là các rào cản kỹ thuật, rào cản về môi trường, trách nhiệm xã hội và chống bán phá giá. Do hình thức của các rào cản đối với hàng dệt may ở thị trường Mỹ ngày càng phức tạp và khó nhận biết nên việc nghiên cứu các tác động của rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Mỹ cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để có thể dự báo và có các biện pháp thích hợp nhằm vượt qua các rào cản này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Nguyễn Thị Kim Chi (2003), “Chính sách thương mại của Hoa Kỳ thời kỳ sau năm 1990”, Luận văn tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế và chính trị thế giới. Đinh Quý Độ (chủ biên) (2000), “Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh”, NXB chính trị quốc gia. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2001), “Giáo trình kinh doanh quốc tế”, tập 1, NXB thống kê, Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2003), “Giáo trình kinh doanh quốc tế”, tập 2, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. PGS.TS Võ Thanh Thu (2001), “Chiến lược xâm nhập thị trường Mỹ”, NXB Giáo dục. Dự án STAR Việt Nam phối hợp cùng viện Quản lý kinh tế trung ương (2003), “Báo cáo kinh tế 2002 – đánh giá tác động kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ” Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2003), “Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB thống kê. Viện nghiên cứu thương mại (2005), “Rào cản trong thương mại quốc tế”, NXB thống kê. Luật Thương mại 2005. Trung tâm từ điển học (2007), “Từ điển tiếng Việt 2008”, NXB Đà Nẵng. Tiếng Anh Ed: Spencer Henson, John S.Wilson (2005), “The WTO and technical barriers to trade”, Cheltenham – Northampton: Edward Elgar. World trade organization (2004), “Technical barriers to trade”, Geneva. WTO (2007), “Best practices & Guide book to the management of notification authorities and National enquiry points under the WTO TBT and SPS agreement”. Website MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7328.doc
Tài liệu liên quan