MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu, hình vẽ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATC : Hiệp định dệt may
DOC : Bộ thương mại Mỹ
EU : Liên minh châu Âu
FTC : Uỷ ban thương mại liên bang
GSP : Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập
ITC : Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ
MFN : Đối xử tối huệ quốc
NAFTA : Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
USTR : Đại diện thương mại Mỹ
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng biểu
Bảng 1.1: Số liệu về các vụ điều tra mới và áp d
106 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng các biện
pháp chống bán phá giá từ 1/1997 đến 12/2007
12
Bảng 1.2: Số liệu về các vụ điều tra mới và áp dụng các biện
pháp chống trợ cấp 1/1998-12/2007
16
Bảng 1.3: Chương trình nhất thể hoá hàng dệt may
23
Bảng 2.1: Biểu thuế suất hài hoà của Mỹ (2008)
42
Bảng 2.2: Các bước điều tra chống bán phá giá (AD)
45
Bảng 2.3: Các bước điều tra chống trợ cấp (CVD)
46
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ từ một số nước
xuất khẩu chính
51
Bảng 2.5: Tóm tắt những ảnh hưởng của việc loại bỏ hạn ngạch
dệt may năm 2005 và những yếu tố cạnh tranh chính
53
Bảng 2.6: Các mặt hàng dệt may quản lý bằng hạn ngạch
58
Hình vẽ
Hình 2.1: Tổng kim ngạch dệt may của Mỹ tính theo tỷ USD
(thời kỳ 1990 – 2007)
50
Hình 2.2: Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam tính theo
triệu USD, 10 năm (1998-2007)
57
Hình 2.3: Thị phần hàng dệt may tại Mỹ (% tính theo trị giá)
61
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại quốc tế những thập niên gần đây đã có bước tăng trưởng đột biến cả về chất và lượng. Song song với sự tăng trưởng mạnh mẽ này, các khu vực và quốc gia trên thế giới cũng đã và đang tích cực mở cửa thị trường nội địa của mình để phù hợp với xu hướng tự do hoá thương mại - một xu thế khách quan, là nền tảng của sự phát triển, đưa các quốc gia xích lại gần nhau, thân thiện hơn trong quan hệ sản xuất, kinh doanh và chia sẻ thịnh vượng chung. Tuy nhiên, càng thực hiện tự do hoá thương mại, càng mở cửa, thì cạnh tranh giữa các quốc gia, các khu vực cũng theo đó càng gay gắt. Với thực tế đó và để giữ vững quyền lợi của mình, các quốc gia đồng thời thực hiện các chính sách theo hai xu thế trái ngược: một mặt tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, tăng chất lượng, giảm giá thành; mặt khác tăng cường bảo hộ trong nước thông qua những hàng rào thương mại. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào, dù là nước có nền kinh tế hùng mạnh như Mỹ hay Nhật Bản lại không có nhu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước cũng như tăng cường xâm nhập thị trường nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi ích. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kể từ khi được thành lập, đã có những nỗ lực rất lớn trong việc điều chỉnh các rào cản thương mại quốc tế thông qua việc khuyến khích và ép buộc các thành viên giảm thuế, xoá bỏ hàng rào phi thuế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế lại là một điều rất hấp dẫn đối với con người, ở mọi chế độ và thời đại. Vì vậy, bất chấp những nỗ lực của WTO, song song với việc xoá bỏ những rào cản thương mại hữu hình, dễ phát hiện, các nước ngày càng có xu thế tạo nên những rào cản vô hình mà thoạt nhìn qua, nhiều người sẽ lầm tưởng đó là những chính sách, quy định, yêu cầu có vẻ hợp lý nhưng thực chất đó là những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh.
Với tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA)... và mới đây nhất là gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO đã mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi trong việc đưa các mặt hàng xuất khẩu chủ lực - trong đó có hàng dệt may - xâm nhập vào các thị trường rộng lớn, nhất là thị trường đầy tiềm năng như Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ cũng lại là thị trường chứa đựng nhiều rào cản thương mại phức tạp và đa dạng nhất. Việc nhận biết, hiểu rõ những rào cản thương mại này là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có đối sách phù hợp trong quá trình mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, hiện nay mới chỉ có những đề tài nghiên cứu về rào cản thương mại trên thế giới nói chung chứ chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu các rào cản thương mại đối với một mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may tại một thị trường khó tính như thị trường Mỹ. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình. Đề tài sẽ đề cập đến những kiến thức cơ bản và mới nhất về các rào cản thương mại mà Hoa Kỳ áp dụng đối với các sản phẩm dệt may, đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị với chính phủ và các giải pháp thực tiễn, cụ thể cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm vượt qua những rào cản đó đối với hàng dệt may Việt Nam đến 2010 và các năm tiếp theo khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nói trên, cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
Nghiên cứu sự hình thành, khái niệm cơ bản về rào cản thương mại; phân loại các loại rào cản; chỉ ra xu thế phát triển của rào cản thương mại trên thế giới; sự cần thiết phải vượt qua các rào cản thương mại và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Mỹ.
Phân tích thực trạng các rào cản nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ; ảnh hưởng của các rào cản thương mại Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam; đánh giá những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của những biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện để vượt qua các rào cản; nguyên nhân của những tồn tại đó.
Đề xuất những giải pháp từ phía chính phủ, Hiệp hội dệt may và doanh nghiệp nhằm vượt qua các rào cản thương mại khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ đến năm 2010 trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của WTO.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và các biện pháp vượt qua các rào cản thương mại đó.
Phạm vi nghiên cứu
Do những hạn chế về mặt kiến thức, kinh phí cũng như thời gian nên phạm vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu các rào cản thương mại đối với hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ ngoại giao năm 1995 đến nay. Đề tài cũng được nghiên cứu trên giác độ vĩ mô, tức là nghiên cứu các rào cản thương mại của Mỹ đối với các doanh nghiệp dệt may nói chung chứ không nghiên cứu cụ thể rào cản đối với một doanh nghiệp dệt may nào.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng xuyên suốt đề tài để đảm bảo tính liên kết về mặt thời gian và nội dung giữa các chương, các mục và tính hệ thống của đề tài.
Phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh: dùng để tiếp cận từng loại rào cản thương mại cụ thể, sau đó so sánh tác động, ảnh hưởng của các loại rào cản với sự phát triển thương mại hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng.
Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về rào cản trong thương mại quốc tế và kinh nghiệm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may của một số nước
Chương 2: Thực trạng vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ
Chương 3: Các giải pháp vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY CỦA MỘT SỐ NƯỚC
Chương này trình bày khái niệm và các loại rào cản nói chung trong thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó, trình bày những rào cản cụ thể trong ngành dệt may và tổng kết một số kinh nghiệm vượt qua các rào cản này của hai quốc gia xuất khẩu dệt may lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Một số vấn đề chung về rào cản trong thương mại quốc tế
Khái niệm rào cản thương mại quốc tế
Rào cản thương mại quốc tế tuy đã được biết đến từ lâu nhưng vẫn chưa có một tài liệu chính thức nào đưa ra định nghĩa về khái niệm này một cách khoa học, rõ ràng và đầy đủ. Trong thương mại quốc tế, rào cản được biết đến dưới nhiều tên khác như các biện pháp bảo hộ, các biện pháp hỗ trợ thương mại trong nước hay các biện pháp vãn hồi công bằng trong thương mại,…
Thuật ngữ rào cản đối với thương mại được đề cập lần đầu tiên và chính thức trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement on technical Barriers to trade) của Tổ chức Thương mại thế giới. Tuy nhiên, trong Hiệp định, thuật ngữ này cũng chưa được định danh mà mới chỉ được thừa nhận như một thoả thuận: “Không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động vật và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng, các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác, phải phù hợp với các qui định của hiệp định này”.
Trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, thuật ngữ rào cản cũng không được định nghĩa một cách văn bản hoá mà chỉ ngầm thừa nhận: “Bất kỳ biện pháp nào của một bên, dưới hình thức luật, quy định, thể lệ, thủ tục, quyết định, hành vi hành chính, hay dưới bất kỳ một hình thức nào khác mà một bên duy trì hoặc áp dụng trên một phần hoặc toàn bộ lãnh thổ của mình, trừ khi được quy định khác trong lộ trình cam kết”
Thực chất, các biện pháp này đều giống nhau ở hệ quả cản trở dòng chảy của hàng hóa xuất khẩu, vì thế được gọi là "rào cản". Như vậy, rào cản trong thương mại quốc tế có thể hiểu một cách khái quát là: “bất cứ biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế”.
Sự hình thành của các rào cản trong thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi các mặt hàng thiết yếu giữa các quốc gia có năng lực sản xuất và lợi thế cạnh tranh khác nhau. Khi lượng hàng hoá sản xuất ra chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thì thương mại quốc tế diễn ra tự do, hầu như không tồn tại các rào cản. Tuy nhiên, với cuộc cách mạng khoa học diễn ra vào thế kỷ 17, hàng hoá sản xuất ra ngày một nhiều và tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của cầu. Chính vào thời kỳ này, các rào cản đã bắt đầu xuất hiện với mục đích cản trở các dòng hàng hoá nhập khẩu vào một quốc gia. Đặc biệt trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các quốc gia đã nâng cao hàng rào bảo hộ bằng cách tăng thuế quan và kiểm soát chặt chẽ ngoại hối, tăng cường các biện pháp trả đũa. Như vậy, lý do ban đầu dẫn tới việc hình thành các rào cản thương mại chính là bảo hộ sản xuất trong nước.
Rào cản trong thương mại quốc tế không được định nghĩa một cách chính thức và rõ ràng trong hệ thống các điều ước hay luật pháp quốc tế nhưng lại được Nhà nước hoặc các Chính phủ vận dụng các quy định trong nhiều Hiệp định và Công ước quốc tế để ban hành thành hệ thống pháp luật của quốc gia. Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng không có quy định chính thức dưới tên gọi rào cản hoặc một hệ thống luật pháp riêng có liên quan đến rào cản mà nó nằm trong nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Rào cản thương mại nhìn chung sẽ đem lại lợi ích cho một nhóm người nhất định nào đó. Xét trên khía cạnh này, sự hình thành các loại rào cản trong thương mại quốc tế có thể xuất phát từ một trong ba chủ thể sau:
- Từ phía doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp của bất kỳ một ngành sản xuất kinh doanh nào cũng muốn được nhà nước bảo hộ. Trước hết là để tránh được sự cạnh tranh của nước ngoài. Nhưng ngay cả khi không lo ngại sự cạnh tranh của nước ngoài thì rào cản thương mại cũng giúp họ có thêm vị trí trên thị trường và có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn. Xuất phát từ lợi ích đó, các doanh nghiệp sẽ tập hợp dưới danh nghĩa Hiệp hội ngành nghề để tiến hành vận động hành lang đối với Chính phủ, nhằm tác động để Chính phủ ra các chính sách thương mại có lợi cho mình. Các tác động từ phía doanh nghiệp hết sức mạnh mẽ và có tổ chức, với nhiều hình thức khác nhau. Trong nhiều trường hợp, với khả năng tài chính của mình, các doanh nghiệp có khả năng tác động rất lớn tới Nhà nước, thông qua các biện pháp tiêu cực. Hoặc nếu không họ sẽ viện dẫn các lý do có vẻ rất chính đáng như: ngành công nghiệp non trẻ, cần phải bảo hộ; ngành sản xuất có liên quan đến việc làm của nhiều người lao động; ngành sản phẩm có liên quan đến an ninh quốc gia (an ninh lương thực). Dưới tác động của các doanh nghiệp, Chính phủ có thể sẽ phải đưa ra các rào cản thuế quan hoặc phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước.
- Từ phía người lao động và người tiêu dùng: Một trong những lý do lớn dẫn tới việc hình thành các rào cản là để bảo vệ người lao động. Trước hết là để bảo vệ cho người lao động (thuộc ngành được bảo hộ) có công ăn việc làm, và sau đó là để bảo vệ cho họ có thu nhập ổn định. Người lao động có thể thông qua các nghiệp đoàn để đấu tranh hoặc đòi hỏi Chính phủ hạn chế sản phẩm, doanh nghiệp và kể cả công nghệ có năng suất cao thâm nhập vào thị trường nội địa của họ. Cũng có khi họ mượn cớ rằng để bênh vực người lao động của nước khác phải làm việc trong điều kiện không được bảo đảm, rằng vì lý do sử dụng lao động trẻ em hay tù nhân nên sản phẩm đưa vào thị trường với giá rẻ. Đây chính là lý do mà Chính phủ phải dựng nên rào cản với tên gọi là trách nhiệm xã hội theo SA 8000
Người tiêu dùng cũng có tác động rất lớn đến việc hình thành các rào cản trong thương mại quốc tế, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật, rào cản hành chính. Với lý do là để bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật hoặc là bảo vệ môi trường, người ta có thể đưa ra các tiêu chuẩn hay quy định kỹ thuật rất cao tới mức cản trở thương mại hoặc có thể đưa ra các biện pháp cấm nhập khẩu ngay cả khi nguy cơ chưa được phân tích và xác định một cách khoa học. Nhìn chung, dưới tác động của dân chúng (người lao động và người tiêu dùng), Chính phủ của các nước sẽ phải sử dụng các biện pháp khác nhau để đáp ứng nguyện vọng của dân chúng. Trong nhiều trường hợp, các biện pháp được áp dụng sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở thương mại quốc tế.
- Từ phía Chính phủ: Xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và vận động của các nhóm khác nhau, Chính phủ sẽ phải cân nhắc đến lợi ích của từng nhóm cũng như tổng thể để quyết định xem có nên thực thi một rào cản nào đó hay không. Quá trình này không phải dễ dàng vì tính toán lợi ích, thiệt hại một cách tổng thể là rất khó khăn, đặc biệt là giữa cái trước mắt và lâu dài cũng như phản ứng của các đối tác thương mại chính cũng như các quốc gia có liên quan.
Bất kỳ chính sách rào cản nào cũng có thể có lợi cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành được bảo hộ, nhưng lại gây hại cho các ngành khác và cho người tiêu dùng nói chung. Những người bị thiệt đương nhiên sẽ có sự phản kháng hoặc sử dụng các biện pháp trả đũa. Tuy vậy, Chính phủ vẫn phải ra các quyết định dựa trên sự cân nhắc và điều hoà lợi ích một cách hợp lý, kể cả những yếu tố trong nước và ngoài nước. Xu hướng chung hiện nay là căn cứ vào các định chế và thoả thuận trong khuôn khổ của WTO cũng như dựa vào các tiêu chuẩn và cam kết quốc tế khác để quyết định biện pháp áp dụng.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp luôn có sự cấu kết giữa doanh nghiệp và Nhà nước vì lợi ích của hai phía có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, tăng mức độ bảo hộ bằng thuế quan thì thu ngân sách của Nhà nước sẽ tăng lên trong ngắn hạn Bên cạnh đó còn là sự xoa dịu của Chính phủ với người lao động hoặc dân chúng nhằm đạt được lòng tin của dân chúng với chính phủ. Sự xoa dịu này có thể được viện dẫn bởi các lý do như đảm bảo an ninh xã hội, an toàn cho dân cư hoặc là để bảo vệ các giá trị văn hoá và đạo đức.
Phân loại các loại rào cản
Có nhiều cách khác nhau để phân loại rào cản trong thương mại quốc tế:
Dựa vào lĩnh vực rào cản bảo hộ: rào cản trong lĩnh vựa nông nghiệp, rào cản trong lĩnh vực công nghiệp, rào cản trong lĩnh vực dịch vụ,…
Dựa vào thị trường: rào cản trên thị trường EU, rào cản trên thị trường Hoa Kỳ, rào cản trên thị trường Nhật Bản,…
Dựa vào phạm vi áp dụng rào cản: rào cản mang tính quốc tế, rào cản khu vực, rào cản quốc gia.
Dựa vào tính chất thuế của rào cản: rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan.
Đề tài này sẽ sử dụng cách phân loại thông dụng nhất là dựa vào tính chất thuế của rào cản.
Rào cản thuế quan
Thuế quan được áp dụng trước hết là nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ, sau đó là vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành sản xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình.
Thuế quan đánh vào hàng hóa xuất, nhập khẩu có thể dưới dạng thuế phần trăm, thuế đặc định hoặc thuế hỗn hợp (kết hợp giữa thuế phần trăm và thuế đặc định). Thuế quan được WTO coi là hợp lệ và cho phép các nước thành viên duy trì, nhờ sự minh bạch và tính dễ dự đoán trong việc áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, thông qua các vòng đàm phán, WTO luôn hướng tới mục tiêu cắt giảm thuế quan và tăng mức độ ràng buộc thuế (các nước thành viên không được phép tăng thuế lên trên mức trần đã cam kết trong biểu). Thuế suất đã được giảm đáng kể qua tám vòng đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định thuế quan (GATT) trước đây, đặc biệt là sau Vòng đàm phán Urugoay, thuế công nghiệp bình quân của các nước phát triển được giảm xuống 3,8%, các nước này cũng đồng ý cắt giảm 36% mức thuế nông nghiệp (và các nước đang phát triển đồng ý cắt giảm 24% thuế nông nghiệp), tỷ lệ ràng buộc số dòng thuế trong cả biểu thuế với các nước phát triển đạt 99%, với các nước đang phát triển đạt 73% và với các nền kinh tế chuyển đổi đạt 98%.
Rào cản phi thuế quan
Rào cản phi thuế quan là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài, bảo vệ hàng hóa trong nước.
Các hàng rào này bao gồm: hạn ngạch, cấp phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ, kiểm tra hàng hoá trước khi xuống tầu, các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, trợ cấp, chống bán phá giá, sở hữu trí tuệ...
Hạn chế định lượng
Biện pháp hạn chế định lượng là biện pháp nhằm trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hoá nhập khẩu vào một quốc gia, do đó có tính chất bảo hộ rất cao. Hạn chế định lượng bao gồm hai loại rào cản cụ thể là cấm nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.
Các nước trên thế giới chỉ được sử dụng biện pháp cấm nhập khẩu vì mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng, sức khoẻ con người, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng... Còn Hạn ngạch nhập khẩu là việc các nước đặt ra mức nhập khẩu cho một số loại hàng hoá trong một thời kỳ nhất định. Trong xu hướng tự do hoá thương mại, các nước cũng đã dần xoá bỏ cơ chế hạn ngạch. Ðơn cử như vào năm 2000, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với 57 nhóm hàng, bao gồm đồng hồ, xe máy, ngũ cốc, dầu ăn, phân bón, thép, hàng dệt may, thuốc lá. Thế nhưng sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch với hơn một nửa nhóm hàng và cam kết lịch trình loại bỏ đối với các mặt hàng còn lại muộn nhất đến 2005. Tuy nhiên đến nay hạn ngạch vẫn được áp dụng phổ biến trong hai lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu là dệt may và nông nghiệp. Vì thế Việt Nam sẽ rất khó thâm nhập vào thị trường của các nước áp dụng biện pháp này.
Nhìn chung, các biện pháp hạn chế định lượng được coi là có tác dụng bảo hộ mạnh hơn các biện pháp thuế quan và trực tiếp bóp méo thương mại. Do vậy, Ðiều XI của Hiệp định GATT không cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. "Không áp dụng hạn chế định lượng" là một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO. Tuy nhiên, Hiệp định GATT đưa ra một số ngoại lệ với nguyên tắc này, cho phép các nước thành viên được áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng theo những điều kiện nghiêm ngặt. Thí dụ như để đối phó tình trạng thiếu lương thực trầm trọng (Ðiều XI:2), bảo vệ cán cân thanh toán (Ðiều XVII:B), bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật (Ðiều XXV) và bảo vệ an ninh quốc gia (Ðiều XXIV)...
Cấp giấy phép nhập khẩu
Trước đây, cấp phép nhập khẩu là một biện pháp được sử dụng rất rộng rãi nhằm hạn chế nhập khẩu. Hiện nay, các quy định về cấp phép nhập khẩu của một nước thành viên phải tuân thủ Hiệp định về thủ tục cấp phép Nhập khẩu của WTO, tức là đáp ứng các tiêu chí như đơn giản, minh bạch và dễ dự đoán. Trình tự, thủ tục xin cấp phép cũng như lý do áp dụng giấy phép phải được thông báo rõ ràng, đặc biệt là với các loại giấy phép không tự động.
Các quy định về định giá hải quan
Trị giá tính thuế hải quan cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến khoản thuế nhập khẩu các doanh nghiệp phải nộp và qua đó tác động lên giá bán của sản phẩm tại thị trường nước nhập khẩu. Theo thống kê mới nhất đến nay, hầu hết các nước đã áp dụng Hiệp định về định giá hải quan của WTO để tính thuế nhập khẩu. Theo đó, giá tính thuế sẽ là giá thực trả hoặc sẽ phải trả khi hàng được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
Trị giá để tính thuế có thể trở thành một rào cản lớn với hoạt động thương mại. Thí dụ như quy định về áp giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu. Chính vì vậy, Hiệp định về Ðịnh giá Hải quan ACV của WTO đã quy định các nguyên tắc cụ thể trong việc xác định giá trị tính thuế của hàng hóa.
Chống bán phá giá
Theo Hiệp định chống bán phá giá của WTO, việc đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của một nước có thể được xem xét nếu xét thấy: (i) Giá xuất khẩu thấp hơn giá bán hàng hóa đó ở thị trường nội địa; (ii) Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất; hoặc (iii) Giá xuất khẩu sang nước tiến hành điều tra chống bán phá giá thấp hơn giá xuất khẩu hàng hóa đó sang thị trường một nước khác. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước tiến hành điều tra bán phá giá thường áp dụng ba điều kiện này, nhất là điều kiện (ii) theo cách có lợi cho bảo hộ sản xuất trong nước. Đặc biệt, trong trường hợp nước nhập khẩu là một nước thị trường mở, còn nước xuất khẩu chưa được thừa nhận là có nền kinh tế thị trường, nước nhập khẩu có thể lấy mức giá của một nước thứ ba để so sánh khi xác định xem có tình trạng bán phá giá hay không. Điều này hay được các nước nhập khẩu lợi dụng vì thường dẫn đến kết luận hàng hoá của nước xuất khẩu là bán phá giá và bị áp những mức thuế rất cao.
Bảng 1.1: Số liệu về các vụ điều tra mới và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
từ 1/1997 đến 12/2007
Số vụ khởi xướng điều tra mới
Số biện pháp
áp dụng
1997
243
125
1998
256
170
1999
254
184
2000
292
232
2001
364
166
2002
312
216
2003
232
221
2004
212
151
2005
200
132
2006
201
137
2007
159
139
Tổng
2.725
1.873
Nguồn: Thông tin bán phá giá trong nước và quốc tế -Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (www.chongbanphagia.vn)
Trong một thập kỷ qua, các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng rất nhiều trên thế giới. Theo WTO, từ 1/1/1997 đến 31/12/2007, đã có tổng cộng 2725 thông báo về việc khởi xướng điều tra và 1873 thông báo về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.Về xu hướng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, có thể thấy nổi lên một số điểm chính sau:
Trong thời gian đầu, đa số các vụ kiện chống bán phá giá là do các nước phát triển khởi kiện. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nước đang phát triển áp dụng thuế chống bán phá giá. Từ năm 1997 đến 2007, có 32 nước đang phát triển đã tiến hành 1527 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 995 lần áp dụng thuế chống bán phá giá. Ấn Độ là nước đang phát triển đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá, với 412 cuộc điều tra chống bán phá giá và 309 lần áp dụng thuế chống bán phá giá, chỉ 115 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Trong số các nước phát triển, Mỹ và EU là những nước áp dụng thuế chống bán phá giá thường xuyên nhất. Mỹ đã tiến hành 358 cuộc điều tra chống bán phá giá, 229 lần áp dụng thuế chống bán phá giá, và 158 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá; trong khi đó với EU các con số này tương ứng là 318, 200 và 57 lần. Trong khi đó, Trung Quốc là nước bị áp dụng thuế chống bán phá giá nhiều nhất với 434 lần.
Trong các cuộc tranh chấp về bán phá giá, vấn đề "nền kinh tế thị trường" và "phi thị trường" thường xuyên được nêu ra. Đối với nền kinh tế được thừa nhận là kinh tế thị trường (như trường hợp gần đây là Nga được Mỹ công nhận), các cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào những chứng từ liên quan để tính giá thành một sản phẩm đang bị nghi vấn bán phá giá. Trong khi đó với các nền kinh tế chưa được thừa nhận là nền kinh tế thị trường (như trường hợp Trung Quốc, Việt Nam), các cơ quan điều tra ngày càng áp dụng phổ biến việc lấy giá thành sản phẩm của một nước có nền kinh tế thị trường để áp đặt cho hàng xuất khẩu của nước bị điều tra. Chẳng hạn, Colombia khi điều tra đã lấy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so sánh với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan. Tương tự, Canađa đã lấy giá tỏi xuất khẩu của Việt Nam so với giá tỏi xuất khẩu của Mêhicô...
Trợ cấp và thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng)
Trong thương mại tự do, trợ cấp của Chính phủ cho doanh nghiệp (cấp phát, cho vay, góp vốn cổ phần; bảo lãnh tiền vay...) được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo WTO, trợ cấp là một khoản đóng góp về tài chính do chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước cung cấp, hoặc là một khoản hỗ trợ thu nhập hoặc hỗ trợ giá và mang lại lợi ích cho đối tượng nhận trợ cấp. Tuy nhiên, ngày nay, trợ cấp vẫn là một biện pháp bảo hộ được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia.
Cho đến nay, Mỹ và EU là hai nền kinh tế áp dụng chính sách trợ cấp nông nghiệp nhiều nhất thế giới. Trung bình mỗi năm chính quyền liên bang Mỹ dành ra 3 tỷ USD trợ cấp cho nhà nông chuyên trồng cây bông gòn. Nhờ có trợ cấp nông nghiệp mà thị phần xuất khẩu bông gòn của Mỹ trên thị trường thế giới đã tăng từ 17% vào năm 1998 lên 41% vào năm 2003. Trong khi đó, tổng giá trị bông gòn xuất khẩu của các nước như Braxin, Ấn Độ, Mali và Pakixtan bị thiệt hại tổng cộng 23 tỷ USD. Nếu tính trợ cấp cho mọi lĩnh vực nông nghiệp (bông gòn, lúa mỳ, lúa gạo, bắp, mía đường), chỉ riêng trong năm 2004, trợ cấp của chính quyền Mỹ đã lên tới hơn 12 tỷ USD. Tuy nhiên, số tiền này chưa nhiều bằng EU. Năm 2004, chính phủ các nước thành viên EU đã chi tổng cộng 53 tỷ USD trợ cấp cho nông dân của họ, bằng 1/3 tổng doanh thu của ngành nông nghiệp của thị trường này. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), các nước phát triển cộng chung mỗi năm chi khoảng 280 triệu USD cho các khoản trợ cấp nhà nông.
Điểm cần lưu ý về xu hướng của trợ cấp trên thế giới là, trong khi hình thức trợ cấp trực tiếp (trợ cấp “đèn đỏ”) ngày càng ít được sử dụng, các nước vẫn thường xuyên áp dụng các hình thức biến tướng của trợ cấp trực tiếp (trợ cấp “đèn vàng”) và trợ cấp gián tiếp (trợ cấp “đèn xanh”). Chẳng hạn, để đối phó với những vụ kiện Mỹ và EU trợ cấp cho nông sản, hai nền kinh tế này vẫn tiếp tục duy trì trợ cấp của mình bằng cách phá đi mối liên hệ giữa sản lượng của nông dân và khoản trợ cấp mà họ nhận được (Theo quy định của WTO, việc chính phủ trợ cấp cho nông dân dựa trên sản lượng thu hoạch là hình thức trợ cấp trực tiếp và nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt). Đơn cử như EU đã áp dụng biện pháp này trong các ngành sản xuất dầu ô liu, thuốc lá, bông, theo đó người nông dân sẽ nhận được một phần trợ cấp dựa trên diện tích sản xuất của mình, phần còn lại thì không cần bất cứ điều kiện nào kèm theo.
Do trợ cấp dẫn tới sự không công bằng trong cạnh tranh, WTO cho phép các nước được thực hiện các biện pháp trừng phạt khi hàng nhập khẩu do có trợ cấp đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với sản xuất của nước nhập khẩu. Nếu nước nhập khẩu chứng minh là lượng hàng hoá vào thị trường của họ tăng nhanh do được trợ cấp từ nước xuất khẩu, thì họ sẽ áp đặt biện pháp chống trợ cấp (thường là một mức thuế đối kháng) đủ để làm mất sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu, giúp loại bỏ đối thủ cạnh tranh quá mạnh đối với các nhà sản xuất kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, việc tìm ra bằng chứng trợ cấp rất phức tạp, cần có sự hiểu biết thấu đáo về trợ cấp và có tổ chức bộ máy hoàn thiện nên trước đây chỉ có các nước phát triển mới có khả năng áp dụng thuế chống trợ cấp. Cho đến nay, phần lớn số trường hợp bị đánh thuế chống trợ cấp đều là các nước đang phát triển. Hiện trạng này khá mâu thuẫn với thực tế là chính phủ các nước phát triển thường xuyên sử dụng trợ cấp với khối lượng lớn. Điều này cho thấy thuế chống trợ cấp được sử dụng phần nào như là một công cụ bảo hộ để các nước phát triển chống lại hàng nhập khẩu giá rẻ của các nước đang phát triển.
Trong thời gian qua, các biện pháp chống trợ cấp được áp dụng khá phổ biến. Theo WTO, trong giai đoạn 1998-2007 đã có tổng cộng 169 vụ điều tra mới và 92 vụ áp dụng các biện pháp chống trợ cấp.
Bảng 1.2: Số liệu về các vụ điều tra mới và áp dụng
các biện pháp chống trợ cấp 1/1998-12/2007
Số vụ khởi xướng điều tra mới
Số biện pháp
áp dụng
1998
25
6
1999
41
14
2000
18
19
2001
27
14
2002
9
14
2003
15
6
2004
8
8
2005
6
4
2006
9
3
2007
11
4
Tổng
169
92
Nguồn: Thông tin bán phá giá trong nước và quốc tế -Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (www.chongbanphagia.vn)
Về xu hướng áp dụng các biện pháp chống trợ cấp, có những điểm đáng lưu ý sau:
Thuế chống trợ cấp thường tập trung trong một số ngành nhất định. Hầu hết các mặt hàng bị đánh thuế chống trợ cấp đều là các ngành sử dụng công nghệ thấp, các sản phẩm thuộc lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển như hàng nông sản, hàng dệt may, sản phẩm của ngành công nghiệp dựa trên lợi thế tự nhiên… Các sản phẩm phức tạp, có công nghệ cao mặc dù cũng được trợ cấp khá nhiều nhưng hầu như không bị đánh thuế chống trợ cấp. Hàng nông nghiệp thường ít bị đánh thuế hơn so với hàng công nghiệp. Từ khi thành lập WTO đến hết năm 2005, chỉ có khoảng 1/5 số vụ thuế chống trợ cấp đánh vào hàng nông nghiệp. WTO có một Hiệp định riêng về nông nghiệp, theo đó các n._.ước đã đưa ra cam kết ràng buộc và cắt giảm trợ cấp nông nghiệp ở mức đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế, trợ cấp nông nghiệp vẫn không hề giảm đi. Vấn đề này đã trở thành đề tài tranh cãi giữa các nước trong tất cả các cuộc họp của WTO mà vẫn chưa có sự nhân nhượng thực sự.
Trong thời gian gần đây, nhiều nước đang phát triển như Ấn Độ, Thái Lan đã xây dựng được Luật thuế chống trợ cấp và áp dụng khá hiệu quả. Xu hướng chung là các nước đang phát triển sẽ thúc đẩy việc áp dụng thuế chống trợ cấp để nâng cao tiếng nói của mình trên diễn đàn quốc tế và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước.
Rào cản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Việc thực thi không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ cũng được coi là một rào cản lớn với hoạt động thương mại quốc tế, vì hàng nhái, hàng giả, hàng vi phạm bản quyền với giá rẻ sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm đích thực. Vấn đề này thật sự trở nên nghiêm trọng với những quốc gia mà việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ không được nghiêm ngặt.
Hiệp định TRIPS của WTO điều chỉnh các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ liên quan thương mại, gồm các quyền chính như quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, thiết kế công nghiệp, pa-ten, thiết kế bố trí mạch tích hợp và các bí mật thương mại. Hiệp định cũng yêu cầu các nước thành viên phải tăng cường công tác thực thi của mình.
Các rào cản kỹ thuật TBT (Technological Barrier to Trade): Đây là hàng rào quy định về hệ thống quản trị chất lượng, môi trường, đạo đức kinh doanh, điểm kiểm soát tới hạn..., đối với các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường. Hệ thống TBT gồm có:
Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000
Hệ thống này đã được trên 140 quốc gia áp dụng. ISO 9001:2000 đề cập chủ yếu đến các lĩnh vực về chất lượng. Theo Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) các doanh nghiệp áp dụng hệ thống này sẽ:
Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Nâng cao tinh thần làm việc và đoàn kết của nhân viên trong doanh nghiệp.
Vượt qua rào cản trong thương mại quốc tế.
Gia tăng thị phần, diện tích, lợi nhuận và phát triển bền vững.
Trong thực tế, sản phẩm của doanh nghiệp nào được cấp giấy chứng nhận phù hợp với ISO 9001:2000 sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường các nước phát triển.
Hệ thống quản trị môi trường ISO 14001:2000
Hệ thống này xem xét khía cạnh bảo vệ môi trường của tổ chức và của sản phẩm. thị trường thế giới hiện nay rất chú trọng đến vấn đề môi trường. Tổ chức Môi trường thế giới đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng những sản phẩm “xanh và sạch”. Mức độ ảnh hưởng đến môi trường của một sản phẩm có vai trò lớn tới sức cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường.
Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practices).
Đây là một hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là dược phẩm. Các nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia... đều yêu cầu các sản phẩm là thực phẩm và dược phẩm khi nhập vào thị trường nước họ phải được công nhận đã áp dụng GMP. Bộ Y tế Việt Nam quy định đến năm 2005 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nào không đạt GMP sẽ không được cấp số đăng ký sản xuất thuốc.
Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point):
Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản nếu muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ, EU, NB, Australia, Canada..., Bộ Thuỷ sản Việt Nam quy định các doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản phải áp dụng HACCP kể từ năm 2000.
Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000:
Đây là tiêu chuẩn quốc tế dựa trên công ước quốc tế về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và nhân quyền. Các nước Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada... quy định cấm nhập khẩu hàng hoá mà trong quá trình sản xuất có sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, bắt người lao động làm việc quá thời hạn cho phép của Luật lao động.
Ngoài ra còn một số hệ thống khác như QS 9000: áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất ôtô; Q-Base: áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mua sắm chính phủ
Các chính phủ thường chi một khoản rất lớn để mua sắm hàng hóa, thiết bị và dịch vụ phục vụ hoạt động của mình. Tuy nhiên, việc mua sắm đó thường không căn cứ vào các tiêu chí thương mại thông thường. Dưới áp lực chính trị, các chính phủ thường mua hàng hóa và dịch vụ từ các công ty trong nước, do vậy, tạo ra sự phân biệt đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Hiện nay, WTO có Hiệp định Mua sắm Chính phủ để điều tiết hoạt động này. Tuy nhiên, hiệp định này mới chỉ dừng ở khuôn khổ của một hiệp định nhiều bên và việc tham gia hiệp định là trên cơ sở tự nguyện.
Các biện pháp đầu tư liên quan thương mại, thí dụ như các quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải sử dụng nguyên liệu trong nước, quy định tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm hay hạn chế nguồn ngoại tệ dùng để thanh toán hàng nhập khẩu của công ty... Các biện pháp này thường được các nước đang phát triển sử dụng rộng rãi để hạn chế nhập khẩu và phát triển ngành công nghiệp trong nước. Ðể khắc phục tình trạng này, Hiệp định TRIMS đã đưa ra một danh mục các biện pháp đầu tư bị coi là không phù hợp các quy định về tự do hóa thương mại của WTO và yêu cầu các nước thành viên không duy trì những biện pháp này.
Xu thế phát triển của các loại rào cản thương mại
Mặc dù ủng hộ tự do hoá thương mại, Chính phủ các quốc gia vẫn cứ dựng nên các rào cản trong thương mại quốc tế, về hình thức có thể thay đổi nhưng phạm vi và mức độ của rào cản ngày càng tăng lên. Nếu như trước khi thành lập WTO thì rào cản thương mại quốc tế giới hạn trong phạm vi của thương mại hàng hoá thì ngày nay nó phát triển ở cả thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư và sở hữu trí tuệ. Nếu như trước đây các biện pháp được áp dụng chủ yếu là các biện pháp hành chính (cấm, hạn ngạch và giấy phép) thì ngày nay nó hết sức đa dạng, tinh vi và phức tạp, các biện pháp không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà có liên quan tới nhiều quốc gia.
Các biện pháp kỹ thuật không chỉ được áp dụng đối với sản phẩm như nhãn mác, chất lượng, bao bì.. mà được mở rộng sang cả quá trình chế biến sản phẩm và hoạt động của doanh nghiệp. Tiêu biểu nhất là việc áp dụng hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm HACCP đối với các sản phẩm xuất khẩu là hàng lương thực, thực phẩm chế biến, hàng thuỷ sản.. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng phải đảm bảo sản phẩm của mình là an toàn thông qua việc áp dụng hệ thống kiểm soát này trong toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến, lưu kho, vận chuyển.
Xuất hiện các hiệu ứng lan truyền, từ một quốc gia sang một loạt các quốc gia và thậm chí là toàn thế giới. Ví dụ như EU cấm nhập khẩu tôm Trung Quốc vì có dư lượng chloramphenicol. Sau đó lệnh cấm này được mở rộng tới hơn 100 sản phẩm có thịt động vật. Biện pháp này nhanh chóng được nhiều nước áp dụng như Mỹ, Nga, Hungary, Ảrập Xêút.
Mở rộng từ các sản phẩm cụ thể đến toàn bộ quá trình sản xuất và hoạt động: như hệ thống an toàn thực phẩm HACCP xuất phát từ Mỹ và sau hơn 40 năm đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển khác như Canada và EU. HACCP kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm từ giai đoạn sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối.
Nhiều rào cản đang không ngừng được sửa đổi nâng cao tiêu chuẩn, mức độ chặt chẽ để phù hợp với mức sống xã hội ngày càng cao và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Các rào cản cũng đang dần chuyển từ các biện pháp tự nguyện sang mang tính bắt buộc. Đặc biệt, các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng ngày càng trở nên khắt khe hơn. Từ tháng 1/2001, EU đã thực hiện 118 tiêu chuẩn kiểm tra mới cho dư lượng thuốc trừ sâu ở lá chè. Một vài tiêu chuẩn về giới hạn tối đa chất hoá học (MRLs) đã tăng lên từ 100 đến 200 lần. Từ tháng 1/2002, Bộ Y tế Nhật Bản đã quyết định thực hiện gần 200 tiêu chuẩn mới cho MRls. Trong số khoảng 700 loại thuốc trừ sâu trong nước và nước ngoài, Bộ Y tế Nhật Bản đã thiết lập tiêu chuẩn cho 229 loại.
Xu hướng sử dụng kết hợp các rào cản kỹ thuật và các rào cản về bằng sáng chế đang tăng lên. Hiện EU và Mỹ một mặt yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng được các cấp độ/tiêu chuẩn kỹ thuật định sẵn, một mặt áp dụng bằng sáng chế đối với những kỹ thuật đạt được những tiêu chuẩn này. Phương thức này có thể bảo vệ tối đa quyền lợi của các doanh nghiệp EU và Mỹ vì các doanh nghiệp nước khác muốn xuất khẩu sản phẩm cùng loại sẽ phải trả một khoản phí mua bằng sáng chế rất cao.
Các nước đang phát triển ngày càng chú trọng hơn tới các rào cản kỹ thuật. Từ 1995 đến nay, tỷ lệ các biện pháp kỹ thuật các nước đang phát triển thông báo áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong khuôn khổ WTO chiếm gần một nửa. Đặc biệt, từ năm 1999, thông báo về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật từ các nước đang phát triển đã cao hơn từ các nước phát triển.
Phối hợp các rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, biện pháp tự vệ và thuế quan. Toàn cầu hóa dẫn tới cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới khiến nhiều nước kết hợp nhiều rào cản để bảo hộ mậu dịch.
Rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế
Sự hình thành rào cản thương mại đối với hàng dệt may
Hàng dệt may là lĩnh vực các nước đang phát triển có lợi thế và là tiềm năng phát triển cao. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành là sử dụng nhiều lao động, công nghệ tương đối dễ tiếp cận, quy mô thị trường lớn nên là đối tượng bảo hộ cao trong chính sách của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Do vậy luôn có sự đấu tranh giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển mà kết quả không phải lúc nào cũng có lợi cho các nước đang phát triển.
Trong quá khứ, đa số các nước tiến hành các biện pháp nhập khẩu lan tràn. Từ năm 1974 cho đến trước vòng Uruguay, thương mại hàng dệt may được điều chỉnh bởi hiệp định Đa sợi. Hiệp định đa sợi (Multifiber agreement - MFA), một hiệp định quốc tế có hiệu lực tháng 1 năm 1974, cho phép các thành viên ký kết GATT đàm phán các hiệp định song phương nhằm hạn chế về số lượng đối với hàng dệt và quần áo nhập khẩu. Được gia hạn thêm 6 lần, hiệp định MFA đã hết hạn ngày 31/12/1994.
Việc áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may là trái với các nguyên tắc cơ bản của WTO. Chính vì vậy, tại vòng đàm phán Uruguay, các nước đang phát triển đã đấu tranh giành thắng lợi trong việc thiết lập Hiệp định Dệt may(ATC) dẫn tới loại bỏ hạn ngạch cũng như tất cả các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với hàng dệt may.
ATC đưa ra một lịch trình hợp nhất dần dần những mặt hàng thuộc phạm vi điều chỉnh của ATC vào khuôn khổ các quy định của Hiệp định GATT 1994, theo đó, kể từ 1/1/2005 - ngày Hiệp định ATC hết hiệu lực, sẽ không có bất kỳ thành viên WTO nào được duy trì hạn ngạch đối với hàng dệt may, trừ khi chúng được minh chứng rằng việc tăng nhập khẩu sẽ gây ra, hoặc đe dọa sẽ gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành dệt may nội địa (như điều XIX của Hiệp định GATT năm 1994 quy định).
Nói cách khác, kể từ ngày 1/1/2005, đối với các nước tham gia Hiệp định ATC, toàn bộ hạn ngạch đối với hàng dệt may phải được loại bỏ; hàng dệt may sẽ được giao thương như các loại hàng hoá thông thường khác trong khuôn khổ quy định của WTO.
Theo quy định trong ATC, giai đoạn 10 năm để dỡ bỏ hạn ngạch được chia thành ba thời kỳ:
Thời kỳ I, kéo dài từ 1/1/1995 đến 31/12/1997
Thời kỳ II, kéo dài từ 1/1/1998 đến 31/12/2001
Thời kỳ III, kéo dài từ 1/1/2002 đến 31/12/2004
Bảng 1.3: Chương trình nhất thể hoá hàng dệt may
Giai đoạn
Giai đoạn
Tỷ lệ hợp nhất tối thiểu (tính trên khối lượng nhập khẩu năm 1990)
Giai đoạn 1
Từ 1.1.1995 đến 31.12.1997
16% (còn lại 84%)
Giai đoạn 2
Từ 1.1.1998 đến 31.12.2001
17% (còn lại 67%)
Giai đoạn 3
Từ 1.1.2002 đến 31/12/2004
18% (còn lại 49%)
Giai đoạn 4
Từ 1.1.2005: nhất thể hóa hoàn toàn vào WTO
Hiệp định ATC chấm dứt 100% (Không còn hạn ngạch)
Nguồn: Hiệp định ATC - WTO (www.wto.org)
Ngoài ra, Hiệp định ATC cho phép áp dụng các biện pháp tự vệ trong thời kỳ quá độ. Hiệp định ATC cho phép các nước thành viên được có một thời kỳ chuyển tiếp (còn gọi là thời kỳ quá độ), theo đó, các nước được áp dụng các biện pháp tự vệ. Khi hết thời hạn hiệu lực của thời kỳ quá độ, các nước không được áp dụng các biện pháp tự vệ đó nữa. Tuy nhiên, Hiệp định ATC cũng quy định rất chặt chẽ trong việc áp dụng các biện pháp tự vệ này, chỉ những thành viên đã tiến hành những chương trình “nhất thể hóa” mới được áp dụng các biện pháp. Việc áp dụng các biện pháp tự vệ chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở đã bảo đảm được hai điều kiện (Điều 6 ATC):
Thứ nhất, đã chứng minh được có sự tổn hại nghiêm trọng hay đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng do nhập khẩu hàng dệt may tăng lên đột ngột;
Thứ hai, có mối liên hệ trực tiếp giữa sự tổn hại nghiêm trọng đó đối với ngành công nghiệp dệt may của nước nhập khẩu do có sự tăng vọt trong số lượng hàng nhập khẩu từ nước xuất khẩu.
Thêm vào đó, để tránh việc nước nhập khẩu lạm dụng và biến việc áp dụng biện pháp tự vệ thành một thứ hạn ngạch "chui", các biện pháp này cũng chỉ có tính "tạm thời", tức là chỉ có thể áp dụng trong ba năm, không được gia hạn. Tất cả những biện pháp này cùng với sự hết hiệu lực của Hiệp định ATC, đã chấm dứt từ ngày 1/1/2005.
Do hàng dệt may là mặt hàng công nghiệp, nên ngoài việc bị điều chỉnh theo Hiệp định ATC và hiện nay là được đưa vào điều chỉnh theo khung khổ pháp lý chung của WTO về thương mại hàng hóa, hàng dệt may còn bị điều chỉnh theo Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM). Theo đó, WTO yêu cầu các thành viên phải cam kết bỏ các trợ cấp đèn đỏ (trợ cấp bị cấm) và phải thông báo các trợ cấp đèn vàng (trợ cấp có thể bị khiếu kiện).
Đặc điểm của các rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế
Rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế cũng có đầy đủ các đặc điểm của rào cản thương mại nói chung như: ngày càng giảm bớt các rào cản thuế quan và gia tăng các rào cản phi thuế quan, các rào cản phi thuế quan ngày càng đa dạng và phức tạp, các nước đang phát triển ngày càng quan tâm hơn đến các rào cản trong thương mại quốc tế,...
Ngoài ra, do dệt may là ngành truyền thống của hầu hết các nước và sử dụng nhiều lao động nên rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế cũng có một số đặc điểm riêng như:
Rào cản về thuế quan và một số rào cản phi thuế quan truyền thống được dựng lên sớm và được loại bỏ chậm hơn. Ở Mỹ, ngay từ năm 1956, Luật nông nghiệp đã cho phép Tổng thống có quyền đàm phán các Hiệp định với các chính phủ nước ngoài để hạn chế hàng nông sản và hàng dệt nhập khẩu vào Mỹ. Năm 1974 cũng đã hình thành Hiệp định đa sợi điều chỉnh về thương mại hàng dệt may trên phạm vi thế giới. Tuy nhiên, cho đến tận năm 2005, rào cản về hạn ngạch đối với hàng dệt may mới bị xoá bỏ hoàn toàn trong khi rào cản này đối với hầu hết các loại hàng hoá khác đã được loại bỏ ngay từ sau vòng đám phán Urugoay, khi WTO được thành lập.
Các rào cản phi thuế quan dưới dạng các tiêu chuẩn về môi trường, về trách nhiệm xã hội,... thường cao quá mức cần thiết, khó tuân thủ đối với các nước đang phát triển.
Khi các nước đang phát triển gia nhập WTO, rào cản về thuế quan và các rào cản thương mại truyền thống như hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu,… bị bãi bỏ hoàn toàn và không còn tác dụng. Do đó, để hạn chế lượng hàng dệt may nhập khẩu với khối lượng lớn từ các nước đang phát triển, các nước phát triển, điển hình là Mỹ và EU thường yêu cầu các tiêu chuẩn về môi trường, trách nhiệm xã hội cao hơn mức cần thiết. Ví dụ: tiêu chuẩn về ngưỡng giới hạn đối với formanđêhit thoát ra từ sản phẩm dệt may theo tiêu chuẩn Oeko-tex standard 100 của EU là: 20mg/kg đối với những sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh (dưới 24 tháng); 75 mg/kg cho các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da và 300mg/kg đối với sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da và dùng trong nhà. Các tiêu chuẩn này thường rất khó thực hiện ở các nước đang phát triển, nơi mà các công nghệ được sử dụng thường lạc hậu vì thiếu vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn lao động giá rẻ được xem là một lợi thế.
Ngoài các rào cản hàng dệt may phổ biến dựa trên các cam kết của WTO, một số thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn như Mỹ, EU,... còn có nhiều rào cản khác dưới dạng các quy định riêng.Ví dụ: ngoài các rào cản như rào cản về nhãn mác, sở hữu trí tuệ, các rào cản kỹ thuật,… theo các Hiệp định được ký kết trong khuôn khổ WTO, hàng dệt may muốn nhập khẩu được vào thị trường Mỹ thì nhà sản xuất phải đăng ký mã số với Hải quan Mỹ (quy định này có hiệu lực từ ngày 05/10/2005).
Sự cần thiết phải vượt qua rào cản thương mại nói chung và rào cản đối với hàng dệt may nói riêng
Khái niệm vượt qua rào cản thương mại
Như đã phân tích ở phần 1.1.1, rào cản trong thương mại quốc tế có thể hiểu một cách khái quát là bất cứ biện pháp hay hành động nào gây cản trở đến thương mại quốc tế. Vậy có thể hiểu như thế nào là ‘vượt qua rào cản thương mại’?
Theo Từ điển tiếng Việt 2008 của Trung tâm từ điển học thì động từ ‘vượt’ có nghĩa là: 1.di chuyển qua nơi có khó khăn, trở ngại để đến một nơi khác; 2.tiến nhanh hơn và bỏ lại phía sau; 3.ra khỏi giới hạn nào đó. Có thể thấy, nghĩa thứ nhất của động từ vượt được áp dụng cho trường hợp này. Việc vượt qua rào cản thương mại có thể hiểu là việc nước xuất khẩu di chuyển hàng hoá qua những khó khăn, trở ngại (hữu hình và vô hình) gặp phải nơi biên giới của nước xuất khẩu để đưa hàng hoá vào tiêu thụ tại nước đó. Hay có thể định nghĩa một cách chung hơn: vượt qua rào cản thương mại là việc thực hiện các chiến lược, các giải pháp nhằm hạn chế, thậm chí triệt tiêu tác động của các biện pháp cản trở thương mại gây ra, đưa hàng hoá từ nước xuất khẩu vào tiêu thụ tại nước nhập khẩu.
Sự cần thiết phải vượt qua rào cản thương mại
Ý nghĩa của việc vượt qua rào cản đối với các quốc gia và doanh nghiệp
Rào cản thương mại gây ra nhiều cản trở trong thương mại quốc tế. Vì vậy, việc vượt qua rào cản có ý nghĩa rất lớn đối với các quốc gia và doanh nghiệp:
Đối với các quốc gia:
Vượt qua các rào cản thương mại nói chung sẽ giúp thúc đấy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài, tăng thu ngoại tệ, tránh được tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Việc xuất khẩu mạnh sẽ thúc đẩy mở rộng sản xuất trong nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm mới. Đối với những ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, thuỷ sản,... việc vượt qua các rào cản ở các thị trường nhập khẩu chính sẽ có tác động lớn đến tổng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân trên đầu người.
Vượt qua rào cản chống bán phá giá và trợ giá: chứng tỏ các quốc gia đang đi đúng xu hướng chung của thế giới là đảm bảo hàng hoá trong thương mại quốc tế được đối xử bình đẳng, công bằng; việc thắng trong các vụ tranh chấp quốc tế cũng giúp các quốc gia nâng cao vai trò, vị thế trong khu vực và trên toàn thế giới.
Vượt qua các rào cản kỹ thuật, rào cản về môi trường, trách nhiệm xã hội: đảm bảo mở rộng sản xuất mà vẫn giữ được môi trường xanh, sạch - là yếu tố phát triển bền vững của một quốc gia; đảm bảo người lao động phát triển đầy đủ về vật chất và tinh thần.
Đối với doanh nghiệp:
Vượt qua các rào cản thương mại giúp các doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ hàng hoá, thúc đẩy sản xuất, tăng lợi nhuận, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Vượt qua các rào cản về chống bán phá giá và trợ giá đảm bảo rằng các doanh nghiệp quản lý hoạt động một cách hiệu quả, khoa học; việc lưu trữ các tài liệu, chứng từ trong doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ, rõ ràng; các doanh nghiệp đã lựa chọn được hình thức huy động vốn được chấp nhận trên thế giới để đầu tư vào sản xuất.
Vượt qua các rào cản kỹ thuật, rào cản về môi trường, trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp khẳng định các sản phẩm của doanh nghiệp đều thoả mãn các yêu cầu về chất lượng, đồng thời đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường cũng như thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm xã hội. Tất cả những điều đó sẽ tạo ra lòng tin cho đối tác, tạo ra sự hợp tác lâu dài, bền vững giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải vượt qua các rào cản thương mại để hội nhập có hiệu quả
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế chung nhằm tăng cường buôn bán giữa các nước, tận dụng lợi thế so sánh. Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều tác dụng to lớn đối với Việt Nam như:
Khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế. Ví dụ như sự đối xử tối huệ quốc (MFN) không điều kiện, thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy việc thâm nhập thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại với các nước, sự đối xử theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập và củng cố cải cách kinh tế Việt Nam.
Tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới nhờ được hưởng những thành quả của các vòng đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăng cường tiếp cận thị trường của WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng dệt may và nông sản. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, sản xuất sẽ được mở rộng và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa trong nước, Việt Nam còn tận dụng được cơ hội từ nhập khẩu như lựa chọn nhập các loại hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến để nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới.
Thu được lợi ích từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại.
Có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chủ yếu vào việc chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam trong những năm qua. Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tác động tích cực như: tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức quản lý sản xuất, tiếp thị, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, phục vụ khách hàng…
Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tự do hóa thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm…
Một trong những tác dụng cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế là giúp các quốc gia mở rộng thị trường cũ, xâm nhập thị trường mới. Vì vậy, để hội nhập một cách hiệu quả, Việt Nam cần vượt qua các rào cản thương mại của từng thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, do các rào cản thương mại của Việt Nam còn quá ít, đơn giản, chưa tinh vi, chưa thực sự có tác dụng trong việc phân loại hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam rất dễ bị tác động của hàng ngoại nhập đến nền kinh tế trong nước, dẫn đến tình trạng mất cân đối cán cân thanh toán, thâm hụt cán cân thương mại. Đó cũng là nguyên nhân quan trọng khiến việc vượt qua các rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu là vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng vượt qua các rào cản thương mại
Ngoài sự hỗ trợ từ phía chính phủ như tích cực tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm giảm thiểu các hàng rào thuế quan và phi thuế quan truyền thống, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã rất chủ động trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chủ động vượt qua các rào cản thương mại gặp phải khi xâm nhập vào các thị trường nước ngoài.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam được hình thành làm ba khối khá rõ: doanh nghiệp Nhà nước, dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chưa tính đến loại hình hợp tác xã, cá thể, hộ nông dân. Cả ba loại hình này ngày càng phát triển và đan xen lẫn nhau.
Trước hết là doanh nghiệp Nhà nước, khối này đang nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, 20% vốn đầu tư xã hội, gần 50% vốn đầu tư của Nhà nước, 60% tín dụng ngân hàng trong nước, hơn 70% vốn vay nước ngoài và thu hút 1,6 triệu lao động. Khu vực kinh tế này có vai trò to lớn trong việc giúp Chính phủ điều tiết nền kinh tế vĩ mô, bình ổn giá cả, đảm bảo an ninh quốc phòng… Với mục tiêu đặt ra là hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp Nhà nước cũng đã tích cực thay đổi cơ cấu tổ chức, tăng quyền tự chủ thông qua việc cổ phần hoá. Đây cũng là khu vực có khả năng đi đầu trong việc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất công nghệ cao với vốn đầu tư lớn, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, môi trường, trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp Nhà nước cũng có ưu thế vì thường là các doanh nghiệp đã hoạt động trong thời gian dài, có mối quan hệ tốt với các thị trường nhập khẩu, dễ dàng chứng minh về xuất xứ hàng hoá. Tuy nhiên, cũng do tác động của cơ chế quản lý Nhà nước thì khu vực này cũng cần chú ý hơn nữa đến các rào cản về sở hữu trí tuệ, nhãn mác hàng hoá ngày càng được đề cao ở các thị trường lớn và khó tính.
Thứ hai là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, là khu vực được đánh giá năng động và hiệu quả cao. Đến nay, đã có hơn 200.000 doanh nghiệp và tạo ra 90% việc làm mới cho cả nước trong những năm qua. Vốn đăng ký kinh doanh gần bằng tổng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, chiếm tỷ trọng đầu tư 26,7% toàn xã hội. Khu vực này cũng có khả năng vượt qua tốt các rào cản thương mại ở các nước nhập khẩu do có phong cách quản lý khoa học; phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt với các biến động của thị trường. Mặc dù vậy, đây vẫn là khu vực có quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu nên cần có một chiến lược kinh doanh hợp lý và sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong việc xâm nhập vào thị trường nước ngoài.
Thứ ba là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, có hơn 5.300 dự án có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu lực đang hoạt động, thu hút gần 700.000 lao động, tạo ra 54,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và chiếm 37% tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Khu vực này góp phần đáng kể làm thay đổi diện mạo doanh nghiệp ở Việt Nam và ngày càng trở thành trường học cho doanh nghiệp Việt Nam về quản trị doanh nghiệp, chiến lược thị trường, cơ chế tài chính… Đây là khu vực khẳng định tính năng động, minh bạch và tính chiến lược, chủ động trong cạnh tranh hội nhập. Khu vực này cũng cho thể hiện được nhiều thế mạnh trong việc vượt qua các rào cản thương mại như minh bạch trong quản lý, có khả năng huy động vốn đầu tư lớn để đầu tư vào cơ sở sản xuất,…
Dệt may là mặt hàng truyền thống của Việt Nam nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã vượt qua các rào cản thương mại và sẽ tiếp tục vượt qua các rào cản thương mại khác để hội nhập vào thị trường dệt may thế giới
Ngành Dệt may Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thời kỳ 1954 -1975, các doanh nghiệp Dệt may Trung ương gồm toàn bộ các doanh nghiệp dệt, may lớn (sau này thuộc Tổng công ty Dệt – May Việt Nam) đã sản xuất gần 100% sản lượng sợi, vải, quần áo, chăn màn, bông băng y tế đề cung cấp cho nhân dân theo định lượng và bảo đảm đủ, kịp thời nhu cầu cho các lực lượng vũ trang với hàng tỉ mét vải hàng trăm triệu bộ quần áo. Từ 1976 - 1990: thời kì xây dựng hoà bình và họp tác toàn điện với các nước xã hội chủ nghĩa, Ngành Dệt - May Việt Nam đã phát triền nhanh chóng về năng lực sản xuất do tiếp quản toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp Dệt - May ở phía Nam và tiếp tục xây nhiều nhà máy lớn trên cả nước như Nhà máy Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, Sợi Huế, Sợi Nha Trang, Dệt Kim Hoàng Thị Loan... Cho đến năm 1990, Ngành đã có quy mô: về dệt có 129 doanh nghiệp nhà nước, 1.979 hợp tác xã và hộ cá thể về may có 166 doanh nghiệp nhà nước, 620 hợp tác xã và hộ cá thể. Năng lực thiết bị có 860.000 cọc sợi và 2000 rô to, 43.000 máy dệt (kể cả khung dệt thủ công), 60.000 thiết bị và máy may. Từ 1991- 1999: Tuy quy mô công suất thiết bị đã tăng lên nhanh chóng trong thời kì kế hoạch hoá, nhưng do mới chỉ làm ra được những sản phẩm chất lượng trung bình và thấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường, Ngành Dệt - May Việt Nam đứng trước những khó khăn hết sức gay gắt: Thiết bị công nghệ sợi, nhuộm, hoàn tất (khoảng 50%) cũ kĩ, lạc hậu, đã sử dụng 30 - 40 năm (có nhà máy đã sử dựng 50 - 60 năm); Máy dệt đa phần khổ hẹp, tiêu hao năng lượng và lao động cao; Thiếu vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ và thiếu kĩ năng quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Nhưng nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước, được sự phối hợp của các bộ, ngành trong việc mở thị trường mới, cùng với tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công nhân, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp thiết bị cũ và đầu tư công nghệ mới để sản xuất ra những sản phẩm theo yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, với luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, các xí nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực dệt may. Trong vòng 10 năm, có gần 170 dự án với số vốn đăng kí hơn 1.600 triệu USD, đã góp phần làm cho Ngành Công nghiệp Dệt - May Việt Nam có sự phát triển mới cả về quy mô, trình độ công nghệ, mẫu mã hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, đến cuối năm 1999, hơn 30% thiết bị dệt và 95% thiết bị may đã được đầu tư bằng thiết bị, công nghệ tiên tiến. Tổng sản lượng vải đạt khoảng 500 triệu mét (khổ 0,8m), sản phẩm dệt kim đạt 34.000 tấn, khăn bông 10.000 tấn, mền chăn 1 triệu chiếc, thảm len hơn 5 triệu m2, sản phẩm may khoảng 250 triệu sản phẩm. Cho đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành chiếm bình quân trên 9% toàn ngành công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu chiếm 14,6% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã tạo việc làm cho gần một triệu lao động công nghiệ._.t số quan điểm về vượt qua các rào cản thương mại dệt may của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam
Việc đối phó với các rào cản thương mại dệt may của Mỹ phải đáp ứng tốt yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Vượt qua các rào cản thương mại dệt may của Mỹ trên cơ sở nâng cao nhận thức của chính phủ, hiệp hội và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam về tác động của các loại rào cản thương mại.
Tạo điều kiện nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Các doanh nghiệp nâng cao khả năng vượt qua các rào cản về kỹ thuật của hàng dệt may Việt Nam bằng cách nâng cao chất lượng tiêu chuẩn sản phẩm, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường và quan tâm đến lợi ích của người lao động.
Nỗ lực đàm phán để được công nhận là nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các vụ kiện bán phá giá và trợ cấp.
Nhanh chóng khắc phục những tồn tại, bất hợp lý của chính sách và cơ chế hiện hành đối với ngành dệt may, đồng thời từng bước chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng và chủ động đối phó với các rào cản mới.
Một số giải pháp vượt qua các rào cản thương mại đối với hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ
Việc gia nhập WTO mang lại cho ngành dệt may nhiều cơ hội cũng như thách thức khi muốn mở rộng thị trường tại Mỹ. Với tốc độ tăng trưởng, mức thu nhập bình quân đầu người cũng như nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm về dệt may ngày càng gia tăng, thị trường Mỹ sẽ là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Dựa trên quan điểm phát triển của Chính phủ Việt Nam là phát triển ngành dệt may thành ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, việc đề ra những giải pháp để vượt qua các rào cản về hàng dệt may của thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết.
Giải pháp từ phía Chính phủ
Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật liên quan đến việc vượt qua các rào cản đối với hàng dệt may.
Các văn bản quy phạm pháp luật một mặt có tính hướng dẫn các doanh nghiệp đi đúng hướng, mặt khác có tác dụng điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp đảm bảo không ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp khác cũng như lợi ích của toàn ngành. Vì vậy, hệ thống văn bản luật pháp đầy đủ sẽ có tác dụng rất to lớn trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nói riêng và ngành dệt may nói chung vượt qua các rào cản của thị trường Mỹ. Cụ thể, cần hoàn thiện hệ thống các văn bản luật và dưới luật trên một số khía cạnh:
Căn cứ vào các tiêu chuẩn và các yêu cầu sinh thái của hàng dệt- may nhập khẩu vào thị trường Mỹ, Chính phủ cần xây dựng ngay những tiêu chuẩn cấp nhà nước hoặc cấp Bộ, cấp ngành.
Các thị trường lớn như Mỹ, EU thường là các thị trường có các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và môi trường ở mức cao. Vì vậy, các tiêu chuẩn đã và đang được áp dụng rộng rãi ở trong nước hiện nay đều không còn phù hợp. Để làm cơ sở phấn đấu cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, Chính phủ cần giao cho các cơ quan chức năng xây dựng ngay các tiêu chuẩn cấp Nhà nước, tương ứng với các quy định của WTO và các nước nhập khẩu. Từ các tiêu chuẩn cấp Nhà nước đó, triển khai xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể cấp ngành, thuận lợi cho việc áp dụng trong từng doanh nghiệp dệt may.
Ban hành những quy định cụ thể về việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại hoá chất độc hại trong khâu nhuộm, xử lý vải,… Có chế tài đối với những doanh nghiệp không tuân thủ các quy định đã đề ra về môi trường, trách nhiệm xã hội và những doanh nghiệp cố tình hạ giá thành sản phẩm nhằm thu lợi cục bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích toàn ngành, gây ra nguy cơ bị kiện bán phá giá đối với sản phẩm dệt may.
Ngoài việc các tiêu chuẩn hiện nay đã lỗi thời, không còn phù hợp với các quy định chung về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và môi trường trên thế giới, việc áp dụng các tiêu chuẩn này ở Việt Nam mới chỉ mang tính khuyến khích, chưa có các quy định cụ thể. Chính vì vậy, việc áp dụng các tiêu chuẩn còn chưa đồng bộ, gây ảnh hưởng chung đến thương hiệu hàng dệt may Việt Nam. Việc xử lý vi phạm của các doanh nghiệp trong việc gây ô nhiễm môi trường hay các doanh nghiệp hạ giá cục bộ thường chậm trễ, mang nhiều tính chất hành chính, chưa được công khai rộng rãi nên chưa có tác dụng răn đe đối với các doanh nghiệp vi phạm. Do đó, việc có quy định cụ thể về việc áp dụng các tiêu chuẩn cũng như đưa ra các chế tài thích hợp sẽ giúp cho các doanh nghiệp dệt may vượt qua được các rào cản về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, môi trường cũng như rào cản chống bán phá giá.
Quy định rõ ràng, cụ thể về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội dệt may.
Trước đây, vai trò của Hiệp hội nói chung và Hiệp hội dệt may nói riêng chỉ được nhắc đến một cách khái quát trong nghị định NĐ88/2003 của chính phủ về thành lập các Hiệp hội. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, vai trò của hiệp hội ngày càng trở nên quan trọng thì cần có một văn bản có tính pháp lý cao hơn quy định về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của Hiệp hội. Khi chưa có điều kiện ban hành Luật về Hiệp hội, Chính phủ cần có các văn bản dưới luật mới để đảm bảo Hiệp hội dệt may được tham gia đóng góp ý kiến đối với những vấn đề có liên quan đến các doanh nghiệp trong ngành, khẳng định Hiệp hội không phải là cơ quan thực hiện các biện pháp của Chính phủ nhằm đối phó với các rào cản thương mại của Mỹ mà là đại diện cho các doanh nghiệp dệt may, cùng chính phủ đưa ra các giải pháp khả thi, đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp và cho cả quốc gia. Việc có một cơ sở pháp lý đầy đủ sẽ tạo cơ chế thông thoáng để Hiệp hội tiếp tục phản ảnh nguyện vọng của các doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành dệt may, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp chống lại các rào cản trong khi xâm nhập thị trường quốc tế.
Tăng cường sự liên kết giữa các bộ, ban, ngành trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ.
Cách đưa ra các biện pháp đối phó với rào cản về hàng dệt may do Mỹ dựng lên trước đây như rào cản về hạn ngạch, cơ chế giám sát hàng dệt may cho thấy sự liên kết giữa các bộ, ban, ngành trong việc xử lý các vấn đề còn rất lỏng lẻo, thiếu hiệu quả. Ví dụ như, do chưa có sự nối mạng giữa Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) và Tổng cục Hải quan nên khi Mỹ áp dụng cơ chế giám sát, liên bộ buộc phải quản lý việc xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang Mỹ thông qua hình thức cấp giấy phép xuất khẩu - một hình thức nặng về thủ tục hành chính, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, cần tăng cường sự liên kết giữa các bộ, ban, ngành để có thể đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm vượt qua các rào cản dệt may của Mỹ. Đơn cử như Bộ Công thương có thể triển khai nối mạng với Tổng cục Hải quan, từ đó có thể cập nhật thông tin và số liệu để điều hành công tác giám sát và quản lý giá, tránh được các vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá, đồng thời vẫn không gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may.
Chủ động đối phó với các rào cản dệt may do Mỹ dựng lên
Các rào cản mà Mỹ dựng lên đối với hàng dệt may Việt Nam phần lớn có thể dự báo trước được dựa trên kinh nghiệm của các nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc hay Ấn Độ cũng như xu hướng phát triển của các rào cản thương mại trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các biện pháp mà Chính phủ áp dụng để vượt qua các rào cản cho thấy rõ sự lúng túng khi vấp phải các rào cản này. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần có cái nhìn đúng đắn về tác động của các rào cản đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ từ đó tích cực đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế tác động của các rào cản này. Cụ thể:
Đối với chương trình giám sát hàng dệt may: Có những biện pháp giám sát và quản lý giá bình quân, không để giá giảm đột ngột; tổng hợp số liệu kịp thời của năm nhóm hàng mà Mỹ đặt trong cơ chế giám sát; hạn chế các lô hàng đơn giản, đẳng cấp thấp và giá quá thấp; kiện toàn lại hệ thống sổ sách liên quan đến xuất xứ và chi phí đầu vào của lô hàng xuất khẩu. Bộ Công thương cần làm việc với Bộ thương mại Mỹ theo hướng giảm bớt các tác động, ảnh hưởng của cơ chế giám sát (giảm bớt diện mặt hàng có khả năng sản xuất ra khỏi danh sách bị giám sát) và minh bạch hoá các tiêu chí, điều kiện tự khởi động điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam của Mỹ để các nhà nhập khẩu nước ngoài và doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh
Đối với các rào cản kỹ thuật: Tiếp tục củng cố điểm hỏi đáp về rào cản kỹ thuật thông qua việc: quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của điểm hỏi đáp; đảm bảo hỗ trợ đầy đủ về tài chính; nguyên tắc làm việc của điểm hỏi đáp phải rõ ràng, tuân thủ theo một quy trình cụ thể, nghiêm túc; đội ngũ nhân viên được tuyển chọn kỹ lưỡng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, trình độ tiếng Anh tốt, phong cách làm việc chuyên nghiệp, được trang bị các thiết bị văn phòng hiện đại; chủ động tham gia vào các cuộc họp của Uỷ ban TBT và các hoạt động có liên quan khác để có thể kịp thời nắm được xu thế và chủ động phối hợp trong công tác TBT, góp phần cập nhật các thông tin chính xác cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Chú trọng nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tác động của các rào cản đối với hàng dệt may của Mỹ và hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua các rào cản về trách nhiệm xã hội và sở hữu trí tuệ:
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu vẫn đi theo con đường gia công xuất khẩu, chỉ mới chuyển sang sản xuất theo hình thức FOB (doanh nghiệp mua nguyên liệu và sản xuất theo đơn đặt hàng dưới sự đồng ý của chủ hàng) trong thời gian gần đây. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều không quan tâm đến các rào cản như chống bán phá giá, nhãn hiệu thương mại, bản quyền,… khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, để phát triển ngành dệt may phù hợp với xu hướng chung cũng như đem lại lợi nhuận cao hơn cho các doanh nghiệp và người lao động trong ngành, cần xây dựng một ngành dệt may với tỷ lệ nội địa hoá cao, có thương hiệu riêng. Do đó, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong việc nâng cao nhận thức về các rào cản thương mại của thị trường Mỹ thông qua việc:
Xây dựng hệ thống thông tin hữu ích về thị trường dệt may Mỹ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo để các doanh nghiệp hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc về Hiệp định chống bán phá giá của WTO và các quy định về chống bán phá giá của Mỹ
Chính phủ một mặt cần phải lồng ghép vào chương trình phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế để nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về triển khai thực hiện và đăng ký để được cấp chứng chỉ SA 8000, mặt khác Chính phủ cũng cần hỗ trợ và tư vấn pháp luật và điều kiện vật chất để các doanh nghiệp dệt may có thể vượt qua rào cản này một cách tốt nhất
Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về nhãn hiệu, thương hiệu và xuất xứ hàng hoá; đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu một cách nhanh chóng nhất; cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về xây dựng và quảng bá thương hiệu;…
Giải pháp từ phía Hiệp hội dệt may
Kiện toàn tổ chức để tăng cường hiệu quả hoạt động của Hiệp hội. Trước đây, tất cả công việc đều do Ban thường vụ và Ban chủ tịch giải quyết nên nhiều vấn đề không thể giải quyết một cách triệt để và dứt điểm. Vì vậy, Hiệp hội cần thành lập từng bộ phận chuyên trách để phụ trách từng lĩnh vực trong sự phát triển của ngành dệt may và để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại của thị trường Mỹ như:
Bộ phận chính sách sẽ tập trung vào những vấn đề về chính sách phát triển cho ngành dệt may và đối phó với các chính sách thương mại từ các nước khác, cụ thể là vấn đề chống giám sát hàng dệt may sang Mỹ hiện nay.
Bộ phận thông tin sẽ thu thập và xử lý thông tin có tính chất chuyên ngành về thị trường dệt may Mỹ bao gồm nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ, các rào cản đang tồn tại và dự báo các rào cản có thể sẽ xuất hiện trong thời gian tới, các thủ tục cần biết khi xuất khẩu sang Mỹ,... Một điều đơn giản là muốn cho các doanh nghiệp của ngành dệt may vượt qua được các rào cản trong thương mại quốc tế, đặc biệt là các rào cản ở thị trường Mỹ thì phải biết được rào cản đó là gì, như thế nào và biện pháp khắc phục hay đối phó ra sao? Tuy vậy, Hiệp hội chủ yếu mới chỉ có được các thông tin về thị trường trong nước và các chính sách thương mại nội địa chứ chưa tiếp cận được với các thông tin chuyên sâu phục vụ cho xuất khẩu nói chung và đối phó với các rào cản thương mại nói riêng. Hiện nay, chúng ta còn chưa được công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường mà chỉ được công nhận là một nước đang phát triển ở trình độ thấp. Do đó, Hiệp hội cần phải chủ động thu thập thông tin về tình hình thị trường và giá cả ở một nước thứ ba, có trình độ tương đương Việt Nam để có thể chủ động trong việc hầu kiện với các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp sao cho có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Bộ phận thông tin cũng sẽ là nơi cung cấp thông tin, chuyển các thông tin đến các thành viên theo định kỳ thông qua các phương tiện thông tin hiện đại như e-mail, internet. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, trang web của Hiệp hội doanh nghiệp còn thường xuyên bị lỗi, khó truy cập, các thông tin đơn giản, thiếu cập nhật. Vì vậy, nhiệm vụ của bộ phận thông tin cũng là phải xây dựng được trang Web của Hiệp hội trở thành nơi cung cấp thông tin và liên lạc trực tuyến giữa Hiệp hội và các doanh nghiệp thành viên.
Bộ phận pháp chế cần đi sâu nghiên cứu các vấn đề về chống bán phá giá và trợ giá, kinh nghiệm khởi kiện, kháng kiện của các nước đang phát triển, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các tổ chức tư vấn pháp luật trong nước và quốc tế để sẵn sàng khởi kiện và kháng kiện. Ở hầu hết các nước, việc khởi kiện và kháng kiện đều do các Hiệp hội chủ động phát động chứ không phải do các cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, trong thời gian tới, Hiệp hội cần phải chủ động, tích cực hơn nữa và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua rào cản chống bán phá giá.
Điều hoà quy mô sản xuất và xuất khẩu, giá cả và chất lượng các sản phẩm dệt may để hạn chế các nguy cơ gặp phải các vụ kiện chống bán phá giá.
Theo quy định của Hiệp định chống bán phá giá trong khuôn khổ của WTO, nước nhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá khi thoả mãn 3 tiêu chuẩn: Một là, hàng nhập khẩu bị bán phá giá khi biên độ phá giá lớn hơn hoặc bằng 2% giá xuất khẩu và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước lớn hơn hoặc bằng 3% khối lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự; Hai là, việc bán phá giá này gây thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước; Ba là, cuộc điều tra phá giá được tiến hành theo đúng thủ tục. Như vậy, để tránh cho các doanh nghiệp gặp phải các rắc rối do vụ kiện chống bán phá giá, Hiệp hội cần phải chủ động tính toán và thảo luận với các doanh nghiệp thành viên để tiến hành các biện pháp điều tiết sản lượng xuất khẩu sao cho không bằng hoặc vượt 3% khối lượng nhập khẩu của nước nhập khẩu. Khi khối lượng đã bằng hoặc vượt quá 3% thì cần chủ động điều tiết giá xuất khẩu để biên độ không bằng hoặc vượt quá 2%. Trường hợp tiêu chuẩn thứ nhất đã không đáp ứng được thì cần chủ động chuẩn bị các tư liệu và minh chứng để biện hộ cho việc chưa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của bên khởi kiện. Nếu hai tiêu chuẩn trên vẫn chưa đủ lý lẽ để bảo vệ thì Hiệp hội phải chủ động hầu kiện hoặc kháng kiện để sao cho việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở mức thấpnhấp có thể.
Mở rộng phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của Hiệp hội
Trước đây, hoạt động của hiệp hội chủ yếu tập trung ở trong nước, việc tham gia các tổ chức hoặc các Hiệp hội ngành hàng quốc tế như Liên đoàn Dệt may ASEAN, Uỷ ban Quốc tế về Dệt may,… chủ yếu mang tính hình thức. Vì vậy, Hiệp hội dệt may chưa tận dụng được uy tín của các tổ chức quốc tế đó trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các rào cản của các thị trường nhập khẩu nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Trong thời gian tới, Hiệp hội cần chủ động tìm hiểu và tham gia vào nhiều các tổ chức hoặc hiệp hội ngành hàng quốc tế hơn, tích cực hưởng ứng và đưa ra các ý kiến đề xuất về hoạt động của các tổ chức này theo hướng nâng cao vai trò, uy tín của ngành dệt may Việt Nam, mở rộng hợp tác với các thành viên của tổ chức trong việc thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Trực tiếp và thông qua các tổ chức quốc tế tác động đến Hiệp hội người tiêu dùng, Hiệp hội các nhà nhập khẩu sản phẩm dệt may của Mỹ và kiến nghị lên chính phủ Mỹ để xoá bỏ cơ chế giám sát đối với hàng dệt may của Việt Nam hiện nay và những chính sách áp đặt vô lý của Mỹ trong thời gian tới.
Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường Mỹ, xúc tiến thương mại, tìm hiểu các rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Mỹ bằng nhiều phương pháp: khảo sát trực tiếp, phân tích số liệu, tìm kiếm thông tin trên internet,...
Để có thể chủ động đối phó và vượt qua các rào cản thương mại thì cần phải đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về thị trường Mỹ và để cho các nhà nhập khẩu hiểu rõ hơn về hàng hoá và doanh nghiệp mình. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp chủ yếu đưa các phái đoàn đi khảo sát thị trường nước ngoài. Việc khảo sát, nghiên cứu này là cần thiết nhưng sẽ phải chịu chi phí đáng kể về thời gian và tiền bạc. Mặt khác, nếu không được chuẩn bị tốt về nội dung, phương pháp này cũng mang lại hiệu quả không cao. Do đó, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, phạm vi về mặt hàng còn hạn chế có thể sử dụng các kỹ năng và phương pháp nghiên cứu thị trường thông qua các phương pháp phân tích thống kê kinh tế từ các nguồn tài liệu có thể thu thập được trong nước (đặc biệt là qua internet). Đồng thời có thể kết hợp sử dụng các phương pháp chuyên gia, sử dụng các cộng tác viên ở nước ngoài (trong cơ quan kinh tế, thương vụ của Việt Nam) hoặc thuê khoán chuyên gia tư vấn trong Hiệp hội dệt may,…
Doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực tìm hiểu để có thể hiểu rõ và hiểu đúng các quy định trong thương mại quốc tế, các quy định về việc chống bán phá giá và trợ giá, các bước điều tra và khởi kiện, hệ thống luật thương mại Mỹ có liên quan đến việc hình thành các rào cản đối với hàng dệt may để không bị động khi vấp phải một trong các rào cản khi xâm nhập vào thị trường Mỹ. Khi bị kiện doanh nghiệp cần khẩn trương liên hệ với Hiệp hội dệt may, tổ chức chuẩn bị các nội dung thống nhất sẽ phải trả lời nước nhập khẩu. Doanh nghiệp cần nêu cao tinh thần đoàn kết, huy động sức mạnh tổng hợp cùng đấu tranh với đơn kiện. Tranh thủ sức mạnh của luật sư trong khi giải quyết đơn kiện.
Đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp và các sản phẩm dệt may khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Mặc dù nhiều mặt hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được vào thị trường Mỹ nhưng sản phẩm và các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh còn thấp. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố: chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp, năng suất lao động, chi phí sản xuất và quản lý, đầu tư cho nghiên cứu, triển khai. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, vượt qua được các rào cản thương mại cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc thực hiện một chiến lược kinh doanh khoa học, đúng đắn; đổi mới sản phẩm cả về chất lượng, giá cả, mẫu mã hàng hoá; nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng của cán bộ công nhân viên;…
Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất (ở Việt Nam thường cao hơn 2,4 đến 3,6 lần so với các nước trong khu vực), chia sẻ giữa các doanh nghiệp chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường. Triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của các doanh nghiệp, coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với hàng dệt may Trung Quốc. Chỉ có làm như vậy, các doanh nghiệp dệt may mới tạo được giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận.
Mở rộng và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để nâng cao khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế.
Các doanh nghiệp nước ngoài luôn sử dụng lý thuyết về lợi thế theo quy mô và thường có những đơn hàng với khối lượng lớn tới hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may của Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đã không đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy, cần hình thành và phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn thông qua việc mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước với nhau và với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tiễn cho thấy trong các vụ tranh chấp về thương mại có liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp,… nếu có yếu tố nước ngoài cùng đứng về phía Việt Nam thì các phán quyết cuối cùng bao giờ cũng có lợi cho Việt Nam. Do đó, muốn vượt rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chủ động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia hoặc các tập đoàn kinh tế lớn.
Các doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống ghi nhận, lưu trữ hồ sơ sản xuất, xuất nhập khẩu đầy đủ, khoa học, hiện đại nhằm tạo cơ sở sẵn sàng cho việc ứng phó với khả năng phải tham gia các vụ kiện tranh chấp thương mại quốc tế.
Hiện nay có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25% còn lại doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần chiếm 74,5%. Như vậy, có thể thấy các công ty có quy mô vừa và nhỏ trong ngành dệt may chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết các công ty này lại có hệ thống lưu giữ chứng từ, tài liệu sổ sách kế toán theo cách truyền thống là ghi chép, chưa sử dụng các công cụ kế toán hiện đại và internet. Vì vậy, khi có yêu cầu về cung cấp số liệu từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội dệt may, các doanh nghiệp thường lúng túng, chậm trễ gây khó khăn cho việc ứng phó với rào cản về bán phá giá mà các nước nhập khẩu dựng lên.
Chủ động áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ và môi trường.
Do mức sống người dân ở Mỹ rất cao, Hiệp hội người tiêu dùng có vai trò rất lớn trong việc chấp nhận hoặc phản đối về việc nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó nếu có những biểu hiện nghi vấn về chất lượng. Vì vậy, để vượt qua được các rào cản, các doanh nghiệp dệt may cần chủ động, khẩn trương xây dựng các hệ thống ISO 9001:2000, ISO 14001:2000, GMP, HACCP, SA 8000... , lựa chọn áp dụng tuỳ theo đặc thù riêng của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể áp dụng cùng lúc các hệ thống ISO 9001:2000, ISO 14001:2000, SA 8000.
Tích cực sử dụng vải sản xuất trong nước để tăng tỷ lệ nội địa của sản phẩm xuất khẩu, đủ điều kiện được cấp C/O để hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Theo luật của Mỹ, để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập hàng hoá phải được nhập khẩu trực tiếp từ nước hưởng lợi vào lãnh thổ hải quan Mỹ và trị giá hàng hoá được tạo ra tại nước hưởng lợi phải đạt ít nhất 35%. Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Đại diện thương mại Mỹ (USTR) sau khi tham khảo ý kiến công chúng, Uỷ ban thương mại Mỹ (ITC) và các cơ quan hành pháp, Tổng thống sẽ quyết định những mặt hàng và những nước được hưởng GSP. Vì vậy, để có thể vượt qua rào cản về thuế quan, các doanh nghiệp cần tăng tỷ lệ nội địa hoá, sử dụng nhiều nguyên, phụ liệu trong nước vào việc sản xuất hàng xuất khẩu.
Xây dựng trang Web của từng doanh nghiệp để thúc đẩy xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ.
Hiện nay, chỉ một số ít các doanh nghiệp dệt may có trang web riêng trong khi đó, các đối tác Mỹ thường xuyên tìm kiếm, nghiên cứu và sàng lọc thông tin trước khi liên hệ trực tiếp với khách hàng hoặc các tổ chức xúc tiến thương mại để hỏi thêm chi tiết hoặc kiểm tra thông tin. Vì vậy, trang Web sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn được khách hàng Mỹ biết đến. Các doanh nghiệp cần chú ý đến một số điểm khi xây dựng trang Web như:
Tên miền trang web phải dễ đọc, dễ nhớ và dễ viết để thuận tiện cho khách hàng truy cập. Tên miền trang web cũng thường được dùng làm đuôi địa chỉ email của công ty nên không nên quá dài. Không nên dùng tên miền tiếng Việt vì các khách hàng nước ngoài thường không biết và không có phông chữ tiếng Việt để truy cập.
Trang web cần được thiết kế chuyên nghiệp, bắt mắt, dễ sử dụng và không nên phức tạp. Các doanh nhân thường là những người bận rộn vì vậy trang web phải được thiết kế để đảm bảo người sử dụng tìm được những thông tin họ cần nhanh nhất.
Mục đích chủ yếu của trang web là giới thiệu công ty và sản phẩm, thuyết phục người mua mình là nhà xuất khẩu đáng tin cậy, nghiêm túc và khuyến khích họ liên hệ với mình. Để đạt được mục đích này, trên mục giới thiệu về công ty (About us), ngoài những thông tin như tên, địa chỉ giao dịch, lịch sử công ty,… cần phải nêu tên tất cả những hiệp hội doanh nghiệp (nhất là những hiệp hội quốc tế có uy tín) mà công ty là thành viên; các thành tích, danh hiệu, chứng nhận mà công ty hoặc sản phẩm của công ty đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận hoặc trao tặng.
Mục đích của mục giới thiệu sản phẩm (Product) là để khách hàng có những khái niệm về sản phẩm của mình, do đó trang này nên giới thiệu một số chi tiết nhưng không nên giới thiệu quá nhiều về sản phẩm. Nếu không cung cấp đủ thông tin về sản phẩm thì người mua sẽ không quan tâm hoặc cho rằng công ty không nghiêm túc. Ngược lại, nếu cung cấp quá chi tiết về sản phẩm, nhất là về giá thì khách hàng sẽ không có nhu cầu liên hệ và công ty sẽ không có cơ hội để đàm phán.
Các công ty Mỹ rất muốn quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất hơn là các công ty xuất khẩu thuần tuý. Vì vậy, các công ty nên có một số hình ảnh về cơ sở sản xuất trực tiếp trên trang web. Các công ty Mỹ cũng rất quan tâm đến ổn định chất lượng sản phẩm, do vậy mô tả tóm tắt quá trình sản xuất hoặc đăng tải một số hình ảnh kiểm tra chất lượng tại cơ sở cũng sẽ tạo thêm sự quan tâm của khách hàng.
Trang web nhằm khuyến khích các khách hàng liên hệ với công ty. Do vậy, mục liên hệ (Contact us) phải để ở vị trí dễ thấy. Trang web cần phải duy trì thường xuyên để khách hàng tin tưởng nếu họ liên hệ thì sẽ nhận được trả lời.
Tóm lại, chương 3 đã trình bày những cơ hội, thách thức của việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ khi là thành viên của WTO, dự báo về thị trường dệt may Mỹ đến năm 2010 và các rào cản mới có thể xuất hiện. Dựa trên những cơ sở đó cũng như căn cứ vào chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, chương này cũng đưa ra một số giải pháp vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may từ phía Chính phủ, Hiệp hội dệt may và các doanh nghiệp trong ngành.
KẾT LUẬN
Dệt may là ngành truyền thống và luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với việc chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007, dệt may đã có rất nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và tháng 9 năm 2007, dệt may đã trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm khoảng 55%. Mỹ là một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng đối với dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ cũng là nước có hệ thống luật pháp phức tạp, hệ thống rào cản thương mại đa dạng và hết sức tinh vi, đặc biệt là đối với mặt hàng dệt may, mặt hàng sử dụng hơn 1 triệu lao động ở quốc gia này. Vì vậy, để có thể thúc đẩy xuất khẩu dệt may sang Mỹ một cách hiệu quả, cần có các nghiên cứu chi tiết về các rào cản thương mại đối với hàng dệt may ở thị trường Mỹ.
Để đáp ứng yêu cầu đó, đề tài đã nghiên cứu và trình bày một số giải pháp có tính khả thi cả từ phía chính phủ, Hiệp hội dệt may và doanh nghiệp trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp đối với các rào cản thương mại chủ yếu hiện nay là các rào cản kỹ thuật, rào cản về môi trường, trách nhiệm xã hội và chống bán phá giá. Do hình thức của các rào cản đối với hàng dệt may ở thị trường Mỹ ngày càng phức tạp và khó nhận biết nên việc nghiên cứu các tác động của rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Mỹ cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để có thể dự báo và có các biện pháp thích hợp nhằm vượt qua các rào cản này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Nguyễn Thị Kim Chi (2003), “Chính sách thương mại của Hoa Kỳ thời kỳ sau năm 1990”, Luận văn tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế và chính trị thế giới.
Dự án STAR Việt Nam phối hợp cùng viện Quản lý kinh tế trung ương (2003), “Báo cáo kinh tế 2002 – đánh giá tác động kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ”
Đinh Quý Độ (chủ biên) (2000), “Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh”, NXB chính trị quốc gia.
Luật Thương mại 2005.
Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2001), “Giáo trình kinh doanh quốc tế”, tập 1, NXB thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2003), “Giáo trình kinh doanh quốc tế”, tập 2, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
Trung tâm từ điển học (2007), “Từ điển tiếng Việt 2008”, NXB Đà Nẵng.
Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2003), “Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB thống kê.
Võ Thanh Thu (2001), “Chiến lược xâm nhập thị trường Mỹ”, NXB Giáo dục.
Viện nghiên cứu thương mại (2005), “Rào cản trong thương mại quốc tế”, NXB thống kê.
Tiếng Anh
Ed: Spencer Henson, John S.Wilson (2005), “The WTO and technical barriers to trade”, Cheltenham – Northampton: Edward Elgar.
USITC (2006), “Probable Economic Effect of Providing Quota Textile under ATC”
World trade organization (2004), “Technical barriers to trade”, Geneva.
WTO (2007), “Best practices & Guide book to the management of notification authorities and National enquiry points under the WTO TBT and SPS agreement”.
Website
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33445.doc