Quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Lời mở đầu Hiện nay nước ta đang trong quá trình đổi mới kinh tế, chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vấn đề tự do kinh doanh có vai trò rất quan trọng của nền kinh tế và tự do kinh doanh cũng là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này ngay trong hiến pháp Việt nam năm 1992 Điều 57 đã khẳng định “Công dân c

doc31 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” vậy thì quyền tự do kinh doanh là gì? nó có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế thị trường và trong thực tiễn Việt nam nó thể hiện như thế nào? Ngày 12 - 6 - 1999, Luật Doanh Nghiệp ra đời đã dánh dấu bước chuyển biến lớn trong quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam với sự ra đời của luật này nó đã củ thể hoá quyền tự do kinh doanh từ đó đưa nó vào cuộc sống . Là một sinh viên kinh tế là những chủ nhân tương lai cho đất nước hơn nữa lại học chuyên ngành luật, thì những vấn đề trên là một vấn đề rất lý thú, không những giúp cho việc nghiên cứu mà còn giúp cho những định hướng tốt hơn về ngành nghề sau này. Trong đề tài này tôi chủ yếu nghiên cứu quyền tự do và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong quá trình phát triển của nó qua các đạo luật trên cơ sở so sánh giữa Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty với Luật doanh nghiệp. Đề tài này được nghiên cứu chủ yếu theo phương pháp so sánh phân tích và tổng hợp . Để thực hiện đề tài này tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các nhân viên thư viện và thầy giáo phạm văn luyện . Nội dung I- Lí luận chung . 1/Nền kinh tế thị trường và quyền tự do kinh doanh. Đặc điểm của nền kinh tế KHH tập chung cao độ. Nền kinh tế thị trường đối lập với nền kinh tế tự nhiên tự cung cấp và đối lập với cơ chế tự phát giao nộp. Cơ chế thị trường vận hành theo những quy luật riêng của nó, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Vì vậy việc chuyển sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từ đó xây dựng hệ thống pháp luật mới phù hợp hơn. Nó đòi hỏi sự cải cách can bản và sâu sắc mang tính cách mạng chứ không phải dừng lại ở mức thay đổi và hoàn thiện dần dần. Nền kinh tế thị trường Việt Nam với vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh. Trong nền kinh tế thị trường đặt ra yêu cầu phải đảm bảo tự do, bình đẳng, công bằng... do vậy vận động trên đòi hỏi xử lý nhiều mgh kinh tế phức tạp. Nến kinh tế thị trường Việt Nam có định hướng xã hội chủ nghĩa ị chuyển đổi kinh tế cùng với thay đổi về mặt xã hội từ đó pháp luật đảm bảo tự cạnh tranh tự do bình đẳng trước pháp luật đồng thời đề cao vai trò pháp luật nhằm đảm bảo mục tiêu chính trị, ổn định xã hội. 2/Thế nào là quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì quyền tự do kinh doạh có vai trò rất quan trọng để phát triển một nền kinh tế thị trường thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Thì ngay những năm đầu của quá trình đổi mới ta đã rất chú trọng, đặc biệt vấn đề này đã được nhà nước cụ thể hoá trong hiến pháp 92, Điều 57 “ Công dân có quyền tự do phát triển kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Qua điều này ta thấy đây là 1 quyền của con người, hơn nữa là một quyền cơ bản quyền ghi trong hiến pháp. Theo Bộ luật Dân sự Việt nam- 1995 thì quyền là mức độ, phạm vi được phép xử sự của chủ thể và được nhà nước bảo vệ do vậy quyền có thể là một khả năng xử sự của một chủ thể đó có nhữnh cách xử sự nhất định hoặc yêu cầu một người có chung cách xử sự nhất định đối với mình. “Kinh doanh” theo luật doanh nghiệp thì đó là việc thực hiện một , một số, hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy có thể hiểu quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của những người kinh doanh được hiểu là bất cứ một công dân khi có đủ điều kiện có thể được kinh doanh không có một cơ quan tổ chức hay cá nhân nào có quyền ngăn cấm hoặc hạn chế quyền kinh doanh của họ. Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng không có nghĩa là vô chính phủ, vô tổ chức mà phải trong khuôn khổ pháp luật, trong sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác có như vậy mới thực sự phát huy được những ưu thế của tự do kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh được thể hiện trước hết ở quyền được thành lập doanh nghiệp. Mọi người thì có đủ điều kiện muốn kinh doanh họ sẽ được quyền thành lập doanh nghiệp không ai có quyền ngăn cấm hoặc cản trở. Cùng với việc đó quyền thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cũng có quyền lựa chọn hình thức đầu tư, nghĩa là họ có thể được thành lập nhưng loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện sở thích của họ. Chủ doanh nghiệp có quyền tự do trong việc đặt tên và tổ chức quản lý phù hợp với loại hình doanh nghiệp đã lựa chọn Chủ doanh nghiệp cũng có quyền tự do hưởng những thành quả lao động do hoạt động kinh doanh của mình đem lại. Chủ doanh nghiệp khi không muốn kinh doanh nữa có quyền bán doanh nghiệp hoặc cho giải thể doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng có quyền bình đẳng trước pháp luật đây là một vấn đề thể hiện quyền tự do kinh doanh. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tham gia vào các quan hệ kinh tế chỉ có sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp mới đảm bảo cho mối quan hệ này để thực hiện có hiệu quả. Quyền bình đẳng của các doanh nghiệp trước hết thể hiện ngay trong việc thành lập, khi thành lập đều theo quy định chung. Trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đương nhiên phải quan hệ với nhau, các bên phải tự nguyện bình đẳng, có lỗi các doanh nghiệp cùng phải có nghĩa vụ như nhau đối với nhà nước. Trong những quyền của tự do kinh doanh, thì có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh có tầm quan trọng lớnở việt nam hiện nay.Chủ doanh nghiệp có quyền chọn ngành nghề nào là do họ quyết định không ai ép buộc được họ phải kinh doanh những ngành trái với ý muốn của họ. những chủ đầu tư khi đầu tư có những điều kiện riêng của mình do vậy việc lựa chọn ngành nghề phù hợp đảm bảo cho công việc làm ăn được thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong thực tế do yêu cầu cụ thể của từng ngành nghề nên một số ngành nghê nhà nước đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định khi kinh doanh để đảm bảo cho những mục tiêu của nhà nước. II- Vấn đề quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong luật công ty và luật doanh nghiêp tư nhân. 1/. Những vấn đề pháp lý. Nhằm thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế ,xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Ngày 21-12-1991 quốc hội nước ta đã ban hành hai luật đó là luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty. Sự ra đời của hai luật nay đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta Lập công ty, doanh nghiệp tư nhân cần vốn như vậy vô hình chung nó đã loại khỏi công việc kinh doanh những người không có vốn phù hợp với mức vốn pháp định. Vì mức vốn pháp định là mức vốn do nhà nước quy định tuy nhiên trên thực tế để xây dựng mức vốn phù hợp là rất khó và hơn nữa công việc kinh doanh ngoài điều kiện về vốn có rất nhiều điều kiện khác như vậy đòi hỏi về vốn đối với chủ doanh nghiệp là khác nhau tuy cùng nghành nghề như vậy vô hình chung cản trở bớt quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên chúng ta cũng không phủ nhận vai trò của vốn pháp định vì trong một số ngành nghề quan trọng để đảm bảo mục tiêu kinh tế chính trị văn hoá cần phải có vốn pháp định. Hơn nữa trong thực tế một số đã lợi dụng sơ hở của pháp luật họ vay tiền của ngân hàng để có đủ vốn pháp định sau khi thành lập song thì lại trả ngân hàng và đầu tư vào với mức vốn mà mình đã có. Việc quy định mức vốn pháp định cũng tạo tâm lý trở ngại vào những người không đủ tiền lập doanh nghiệp. Họ không được đầu tư vào những ngành mong muốn và không để có vốn chết họ đã đầu tư vào ngành có mức vốn phù hợp chính vì vậy thường dẫn đến hậu quả đầu tư không cao một số người như thế không còn hứng thú kinh doanh không phát huy được khả năng sản xuất kinh doanh. Điều kiện về vốn gắn liền với điều kiện về ngành nghề do việc thành lập doanh nghiệp cần có vốn và nhà nước quy đinh mức vốn pháp định do vậy cũng với mỗi ngành nghề thì lại có một mức vốn pháp định do vậy mọi người chỉ được kinh doanh những ngành nghề cần có quy định mức vốn pháp định, như vậy vô hình chung đã hạn chế bớt một số ngành nghề kinh doanh không được quy định trong pháp luật. Với quy định như vậy cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hạch sách, phiền nhiễu. Cùng với điều kiện về vốn thì để đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội đòi hỏi một số ngành nghề pháp luật cấm các doanh nghiệp không được kinh doanh. Thông thường ngành nghề đó có liên quan đến quốc phòng an ninh hoặc ảnh hưởng sâu sắc đến thuần phong mỹ tục. Việc pháp luật cấm kinh doanh ngành nghề nào phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định, khi chọn ngành nghề kinh doanh các chủ dự án phải căn cứ vào những ngành nghề cụ thể trong:” Danh mục vốn pháp định đối với từng ngành nghề “. Về trình độ chuyên môn thì một số ngành nghề cần đòi hỏi chủ dự án, người quản lý có trình độ chuyên môn tương ứng mà pháp luật quy định Ví dụ : muốn mở phòng khám phải có bằng bác sĩ. Ngoài ra để kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào đều cần có giấy phép kinh doanh, giấy phép kinh doanh là điều rất cần thiết xong do giấy phép kinh doanh và một số biến dạng như chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc giấy phép hoạt động. Giấy phép hành nghề là một trong những công cụ mà nhà nước nào cũng phải sử dụng để quản lý ngành kinh tế. Có thể nói giấy phép kinh doanh là điểm cao của sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh là những hạn chế đối với nguyên tắc kinh doanh. Trong điều kiện nước ta thì giấy phép kinh doanh là rất cần thiềt kông thể không có tuy nhiên nhược là ở chỗ chúng ta đã quá lạm dụng giấy phép biến nó từ ngoại lệ thành thông lệ, từ cái hãn hữu thành cái tràn lan. Trong một nền kinh tế có hơn 300 lọai giấy phép là điều khó có thể chấp nhận vấn đề này đã hạn chế bớt quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Ngoài điều kiện trên thì muốn thành lập doanh nghiệp cần phải có mục tiêu ngành nghề kinh doanh được thể hiện trong đơn xin phép thành lập doanh nghiệp thật rõ ràng cụ thể ngành nghề kinh doanh được ghi theo danh mục vốn pháp định. Trụ sở doanh nghiệp là nơi giao dịch điều hành của doanh nghiệp nơi chỉ đạo doanh nghiệp về mặt tổ chức hành chính. Trụ sở doanh nghiệp là nơi có ý nghĩa rất lớn cho việc quản lý doanh nghiệp của nhà nước. Chủ doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh cụ thể, trong phương án kinh doanh phải thể hiện được tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp, dự kiến thị trường nhiên liệu, phương án và tiến độ đầu tư, phương án tuyển dụng lao động, dự toán doanh thu và các khoản nộp ngân sách nhà nước. Nhìn chung, phương án kinh doanh là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh sau này có hiệu quả. Trước khi thành lập doanh nghiệp chủ doanh nghiệp xây dựng được phương án kinh doanh chi tiết bao nhiêu thì thường hiệu quả kinh doanh tốt bấy nhiêu. Tuy quy định như vậy xong thực tế thì phương án kinh doanh hầu như chỉ là hình thức vì: - Thứ nhất, khi thành lập doanh nghiệp tuy doanh nghiệp nào cũng có phương án kinh doanh cụ thể như do tính chất bí mật kinh doanh nên đôi khi những thông tin quan trọng có thể thay đổi làm mất đi tính chính xác của phương án kinh doanh. - Thứ hai, trong quá trình sản xuất kinh doanh thì có rất nhiều sự biến động nên chủ doanh nghiệp không dự liệu được hết trong phương án kinh doanh. - Thứ ba, các cán bộ của cơ quan đăng ký kinh doanh thường không đủ thời gian cũng như khả năng để xem xét một phương án kinh doanh có hiệu quả hay không. Theo điều 6 luật doanh nghiệp tư nhân, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp phải gửi đơn xin phép thành lập doanh nghiệp đến uỷ ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy đinh của hội đồng bộ trưởng. Như vậy đơn xin phép thành lập là căn cứ pháp lý đầu tiên để giải quyết việc có cho phép thành lập doanh nghiệp hay không. Như chúng ta đã phân tích ở trên quyển thành lập doanh nghiệp là một quyền cơ bản của con người nhưng khi họ thực hiện quyền của mình thì lại phải xin phép điều đó đã hình thành cơ chế xin cho, một cơ chế tàn dư của nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung hơn nữa ở Việt Nam thủ tục hành chính rất rườm rà việc phải xin giấy phép thành lập sẽ làm mất nhiều thời gian và tiền của chủ đầu tư cùng với nó tạo nên một bộ máy cồng kềnh trong cơ quan đăng ký kinh doanh gây nên lãng phí tiền của nhà nước. . Nội dung đơn xin phép gồm : a) Họ, tên , tuổi và địa chỉ thường trú của chủ nhân . b) Trụ sở dự định của chủ nhân . c) Mục tiêu ngành nghề kinh doanh cụ thể . d) Vốn ban đầu, trong đó ghi rỗ sản phẩm vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng trang sức bằng hiện vật . e) Biện pháp bảo vệ môi trường . Ngoài đơn xin phép còn cần có như phương án kinh doanh giấy chứng nhận về vốn của chủ doanh nghiệp, giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu... Với đòi hỏi nhiều giấy tờ như trên dẫn đến việc các cơ quan cấp giấy thường nhiều tiêu cực. Việc cấp giấy phép thành lập chủ yếu do chỉ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh do đây là việc làm kiêm nhiệm nên sẽ khó tạo nên hiệu quả, mất đi vai trò của giấy phép. Việc cấp giấy phép trong vòng 30 ngày là tương đối lâu do trong thời đại ngày nay kỹ thuật phát triển với 30 ngày đối với một số lĩnh vực là tương đối lâu dẫn đến gây mất thời gian tiền của và dẫn đến tiêu cực. Một số ngành cấp lại là chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng gây rất nhiều phiền hà như việc kinh doanh xuất nhập khẩu đấy là công việc tương đối thông dụng nếu chờ đợi xem xét của chủ tịch HĐBT sẽ gây tốn nhiều thời gian và tiền của cho nên hạn chế kinh doanh trong ngành này và hạn chế quyền tự do kinh doanh. Sau khi có giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp lúc này mới đi đăng ký kinh doanh và lại phải làm thủ tục ký nộp cho trọng tài kinh tế tỉnh và tại đây lại tiến hành xem xét lại những nội dung trong hồ sơ đã được đăng ký. Việc xem xét lại này gây lãng phí về nguồn lực, tạo nên bộ máy cồng kềnh đã gây phiền hà sách nhiễu. Và thời gian đăng ký kinh doanh là 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nếu không sẽ phải làm lại thủ tục thành lập với thủ tục hành chính rườm rà như vậy thì không dễ có thể có giấy đăng ký kinh doanh trong vòng 60 ngày hạn chế. Việc thành lập doanh nghiệp này mất tối đa khoảng 3 tuần đâu là thời gian tương đối lâu hơn nữa có rất nhiều thủ tục dẫn đến chi phí rất lớn từ đó gây nên tình trạng hộ kinh doanh mà không có giấy đăng ký không thành lập doanh nghiệp trong quy mô kinh doanh lớn từ đó hạn chế bớt quyền tự do kinh doanh. Với hai bước dẫn đến bộ máy cồng kềnh không được chuyên môn hoá dễ gây tình trạng tham ô, hối lộ, cửa quyền, nhưng hiệu quả thì lại rất hạn chế NS nuôi cán bộ tăng. Trong hai Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân thì chỉ có 3 loại hình doanh nghiệp đó là: + Công ty TNHH + Công ty cổ phần + Doanh nghiệp tư nhân nhưng trên thực tế lại có rất nhiều mô hình doanh nghiệp mới mà nhà nước chưa quy định được như Công ty hợp doanh Công Ty TNHH 1 TV điều này cũng hạn chế quyền tự do kinh doanh của công dân. Hai luật trên có rất nhiều điển tương đồng nhưng lại tách thành hai luật dẫn đến gây lãng phí trong công tác biên soạn . 2) Thực trạng Sự ra đời của luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân đẫ mở ra một thời kỳ kinh tế mới tạo điều kiện cho quyền tự do kinh doanh, quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh vào cuộc sống. Từ đố đến nay, loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam trở nên phong phú hơn, riêng đối với khu vực kinh tế tư nhân. Theo đánh giá tổng kết việc thực hiện Luật công ty, và Luật doanh nghiệp tư nhân và nghị đinh 66/HĐBT ngày 2/3/1992 của việc nâng cấp quản lý Trung Ương. Cho đến nay, tuy chưa có số hiệu chính thức công bố nhưng theo ước tính doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước khác chiếm khoảng 40 - 45%GDP sản xuất ở khu vưc nông nghiệp chiếm khoảng 27- 30%GDP, phần còn lại là khu vực của kinh tế tư nhân khoảng 25 - 28%GDP. Theo bản cáo gần đây của tổng cục thống kê thì doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH tạo ra 8% GDP, hộ kinh doanh có thể tạo ra 8 - 9% GDP hợp tác xã - 9%GDP. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không kể sản xuất và đầu tư nước chiếm khoảng 22 - 25% GDP của các Qua số liệu trên có thể thay khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế họ đã đóng góp 22- 25% GDP trong khi đó quy định trước đây thì không có điều này cũng chứng tỏ sự ra đời của hai luật là điều rất quan trọng trong bước phát triển kinh tế mới. Với số lượng doanh nghiệp theo quy định điều tra của liên bộ tổng cục thống kê thương mại kế hoạch và đầu tư, Cụ thể theo đăng ký có khoảng 38000 doanh nghiệp tư nhân và Công Ty trong đó có khoảng hơn 27000 doanh nghiệp tư nhân, khoảng hơn 11000 Công Ty TNHH cà 260 Công Ty CP, khoảng 2 triệu hộ kinh doanh cá thể. Có thể nói với số lượng Dnnn và Công Ty tương đối nhiều đây thực sự là 1 thành tựu của hai luật chỉ trong vòng 8 năm ra đời. Tuy nhiên các công ty cổ phần tương đối ít nhưng Công Ty Cổ Phần là công ty lớn do vậy việc Công Ty Cổ Phần cho ra những công ty nhỏ hơn nữa cho thấy chủ trương Cô Phần hoá các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa phát huy được hiệu quả cũng như Luật công Ty chưa tạo được thói quen với Công Ty Cổ Phần. Qua phân tích trên ta thấy xu hướng có rất nhiều hộ kinh doanh cá thể gặp không hơn 80 lần số Công Ty tư nhân, điều này cho thấy bất cập trong việc thành lập doanh nghiệp mặc dù số vốn của họ rất lớn. Xét về mức độ vốn thì có thể nóikhu vực Kinh Tế tư nhân Việt Nam được thực hiện dưới hai hình thức là Công Ty TNHH, Công Ty CP, và DNTN chiếm tỷ trọng đáng kể chiếm 60% và đăng ký của khu vực tư nhân đây là 80% vốn tương đối lớn. Có những công ty rất lớn như Bitít, Lioa điển hình của doanh nghiệp có vốn lớn, thu hút lượng rất lớn vốn của khu vực tư nhân. Về mặt lao động và việc làm khu vưc tư nhân đã tạo ra việc làm lớn nhất theo số liệu điều tra thì có khoảng 13 triệu lao động, trong đó có khoảng hơn 10 triệu làm việc trong công ty TNHH, Công Ty CP, DNTN với số lượng lao động rất lớn như vậy giải quyết rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội và khẳng định hiệu quả của việc tạo ra quyền tự do kinh doanh. Có rất nhiều ngành nghề được các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh Điện tử tạo ra bước đột phá cho ngành sản xuất. Tuy nhiên chủ yếu thương mại, dịch vụ sản xuất công nghệ, đòi hỏi phải thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngành nghề mũi nhọn như điện tử. III) Quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh gắn với Luật Doanh Nghiệp (12 - 6 - 99) 1) Tính tất yếu ra đời LDN. Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời đã đánh dấu mốc quan trọng của quá trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực tế cho thấy rằng hai luật đã có những đóng góp tích cực và sự phát triển của hiện thực đất nước trong hơn 8 năm qua. Tuy nhiên quá trình thực hiện bên cạnh những mặt hạn chế không thể không khắc phục. Trước yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước, cụ thể hơn đó là yêu cầu tiếp tục cải cách nền kinh tế trong giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ đặt ra nhiều vấn đề mới mà Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân không giải quyết được. Kinh nghiệm của các nước đi trước đặc biệt là Trung Quốc, Hungari và các nước ASEAN thấy răng có một luật thống nhấy điều chỉnh luật của các doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu một xu hướng thời đại cũng chỉ có như vậy mới thúc đẩy được quyền tự do kinh doanh quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Hơn nữa trong tình hình đất nước ta đang rất đói kém, thiếu vốn trầm trọng tư tưởng lạc hậu còn phổ biến thì một đạo luật mở đường cho việc tự do kinh doanh, tự do lựa chọn ngành nghề thu hút được mọi nguồn lực để phát triển kinh tế tạo ra nền văn hoá mơí giầu bản sắc dân tộc song cũng đầy năng động sáng tạo trong phát triển kinh tế. Trước những yêu cầu cấp thiết như vậy thì luật doanh nghiệp đã ra đời vào ngày 12/6/1990 và có hiệu lực 1/1/2000. 2) Những vấn đề pháp lý mới nhằm tăng cường quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh, Vấn đề pháp lý mới đầu tiên được đề cập ở đây chính là quyền tự do trong việc thành lập doanh nghiệp từ việc phải “xin - cho” ở trong Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty với thủ tục thành lập có đơn xin thành lập hay với quy đinh mới của pháp luật thì việc đăng ký kinh doanh chỉ qua một bước một đó là đăng ký kinh doanh mà nó thể hiện quyền tự do kinh doanh được trả về cho chủ của nó biến nó trở thành sự thực đi vào cuộc sống. Sự giảm bớt một khâu gây rất nhiều phiền hà trong việc thành lập doanh nghiệp đã giảm đi rất nhiều phiền toái trong việc thành lập của chủ đầu tư, điều này đã khuyến khích họ tích cực đầu tư và muốn thành lập doanh nghiệp. Việc giảm đi một phần của việc thành lập đã tạo điều kiện giảm biên chế nhà nước, làm các thủ tục hành chính gọn nhẹ tránh được tệ nạn tham ô, hối lộ sách nhiễu những người muốn thành lập doanh nghiệp điều này cũng tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá cơ quan đăng ký kinh doanh làm cho nó chuyên nghiệp và làm việc có hiệu quả hơn. Không những giảm bớt một khâu trong thành lập doanh nghiệp chỉ còn việc đăng ký kinh doanh, mà việc đăng ký kinh doanh cũng được quy định một cách gọn và hợp lý hơn. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm: - Đơn đăng ký kinh doanh. - Điều lệ công ty - Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách thành viên đơn vị công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định, phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy đinh của pháp luật. đơn đăng ký kinh doanh gồm: - Tên chủ doanh nghiệp . - Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp - Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh - Vốn điều lệ doanh nghiệp, công ty, vốn đầu tư ban đầu chủ doanh nghiệp tư nhân - Phần vốn góp của mọi thành viên đối với công ty TNHH và công ty hợp doanh số cổ phần mà cơ quan đóng sáng lập đăng ký mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần. - Họ tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, công ty TNHH của tất cả các thành viên hợp danh. Qua hồ sơ ta thấy đã được tinh giảm rất nhiều, đã bãi bỏ một số yêu cầu chủ yếu chỉ mang tính hình thức như phản ánh kinh doanh, biện pháp bảo vệ môi trường và quy định những vấn đề cụ thể những vấn đề mang tích thủ tục còn việc kê khai còn cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về thủ tục. Như vậy, đã thể hiện quyền tự do kinh doanh ở đây tương đối rộng rãi cho phép mọi người tự kê khai và tự chịu về hoạt động kinh doanh sau này quy đinh rõ quyền và trách nhiệm của mọi người dẫn đến hiệu quả pháp luật. Việc tinh giảm điều khiến cho việc thành lập doanh nghiệp nhanh chóng hơn nữa đưa ra ý tưởng kinh doanh vào thực tiễn hành động khuyến khích mọi người đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo động lực cho thực hiện quyền tự do kinh doanh và thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đơn đăng ký kinh doanh ta thấy đã bỏ quy đinh bắt buộc có vốn pháp định đối với hầu hết các ngành nghề, đây là một bước đột phá thể hiện trong tư duy của những người làm luật nước ta. Họ đã chuyển từ tư duy sẽ cho mọi người kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cho phép sang tư duy cho kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm điều này mở rộng quyền tự do kinh doanh đặc biệt là quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà mỗi ngành quy đinh có vốn pháp định thì chỉ được kinh doanh những ngành mà nhà nước quy định trong danh mục vốn pháp định mà không được kinh doanh những ngành khác thì chỉ những ngành pháp luật cấm không được kinh doanh thì còn lại một người được kinh doanh ngành nghề kinh doanh, tạo điều kiện cho việc hoạt động ngành nghề mới. Với việc bỏ vốn pháp định cũng tạo điều kiện cho mọi người muốn sự đầu tư có sự lựa chọn đầu tư vào những ngành mà họ cho là có lợi nhất thông kê mức vốn của họ từ đó dẫn đến hiệu quả đầu tư cao làm cho nền kinh tế phát triển. Đồng thời thu hút được vốn từ nguồn nhàn dỗi do kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên vẫn còn một số ngành cần có vốn pháp định suất phát từ đặc diểm kinh tế cần có một số vốn nhất định đối với những ngành nghề này do nó có ảnh hưởng trên kinh tế chính trị. Cùng với việc giảm bớt thủ tục điều kiện kinh doanh thì nhà nước ta cũng đã có một bước nhảy vọt với quy định bãi bỏ một số giấy phép kinh doanh khoảng 180 giấy phep đây là một biện pháp nữa nhằm thúc đẩy tự do kinh doanh, việc xoá 180 giấy cũng còn nhiều vấn đề do sự chưa thống nhất trong việc bãi bỏ giấy, trong khi chỉ có hiệu lực với doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải được áp dụng rộng rãi với mọi hình thức doanh nghiệp. - Thứ nhất vì thị trường cần có sự bình đẳng của các loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau không thể một doanh nghiệp chịu giấy phép còn doanh nghiệp khác thì không cần. - Thứ hai: Dựa trên cách giải thích pháp luật thông dụng đó giải thích pháp luật phải có lợi cho chủ thể nghĩa là cần bãi bỏ mọi đối tượng. Không những tính giảm thủ tục đăng ký kinh doanh mà còn mở rộng đối tượng điều chỉnh đăng ký kinh doanh theo điều kiện 1 Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty “ Công dân Việt Nam dư 18 tuổi, tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội có quyền góp vốn đầu tư hoặc tham gia thành lập công ty TNHH, CTCP” theo điều 1 Luật doanh nghiệp tư nhân thì công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nhưng theo điều 9 Luật doanh nghiệp thì có những tổ chức có quyền thành lập và quyền lập doanh nghiệp trừ những người không dược thành lập theo quy định của luật này. ở trên ta thấy rằng đối tượng được thành lập doanh nghiệp đã mở rộng không những cho những người nước ngoài định cư ở Việt Nam họ cũng coi như là một người dân của Việt Nam do vậy khi nhà nước ta cho phép họ thành lập doanh nghiệp đây cũng là việc mở rộng quyền tự do kinh doanh của luật doanh nghiệp. Không những vậy luật doanh nghiệp còn ,mở rộng đối tượng được thành lập công ty đó là một tổ chức mà không có tư cách pháp nhân cũng có quyền thành lập công ty. Không những luật doanh nghiệp mở rộng đối tượng được thành lập doanh nghiệp mà nó còn tạo cơ hội cho chủ đầu tư lựa chọn các loại hình doanh nghiệp để đầu tư nhiều hơn đây cũng là vấn đề dẫn đến quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh được mở rộng điều này thể hiện việc trong luật doanh nghiệp đã có quy định thêm hai hình thức doanh nghiệp mới đó là Công Ty TNHH và công ty hợp doanh. Với việc quy định thêm hai hình thức doanh nghiệp mới này nó đã cho thấy đất nước ta rất chú ý đến sự phù hợp của hình thức kinh doanh với ngành nghề kinh doanh. Đối với ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, có yêu cầu về uy tín nghề nghiệp lớn thì việc thành lập công ty vấn đề vốn góp không được đánh gía quan trọng hơn uy tín, danh dự trình độ do vậy ở những ngành này đòi hỏi phải có hình thức doanh nghiệp phù hợp hơn và loại hình Công Ty Hợp Danh đã ra đời. Đứng trước một thực tế là các Tổ Chức Chính Trị- XH, Tổ Chức Xã Hội – Nghề Nghiệp có những doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình, hoặc doanh nghiệp do công ty đầu tư việc thống nhất quản lý các doanh nghiệp là tương đối phức tạp nhưng các công ty này đều có những đặc điểm do một chủ Sở Hữu và phải chụi TNHH dẫn đến loại hình doanh nghiệp Công TyTNHH. 3) Thực trạng của LDN 3.1) Thành tựu: Luật Doanh Nghiệp ra đời năm 1999, đã được đài BBC - Anh bầu là một trong 10 sự kiện quan trọng nhất trong năm và Luật Doanh Nghiệp ra đời quả thực đã tạo ra bước chuyển lớn trong nền kinh tế, đưa quyền tự do kinh doanh của công dân đến gần thực tiễn hơn. Thành tựu đầu tiên cần phải kể đến đó là số lượng doanh nghiệp tăng nhanh. Năm 2000 khi luật doanh nghiệp có hiệu lực với thủ tục luật doanh nghiệp đơn giản, thời gian giải quyết nhanh từ đó tạo sự sôi động chonền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ đến 30/9/2000 có 9863 doanh nghiệp mới thành lập, với tổng số vốn 9397 tỉ đồng tăng gấp 3 lần về số doanh nghiệp và tăng hơn gấp đôi 2 lần về số vốn đăng ký so với năm 1999. ( Tổng số doanh nghiệp mới được thành lập cùng kỳ năm 1999 là 2706 với số vốn đăng ký là 4381 tỷ đồng). Nhìn chung số doanh nghiệp mới đăng ký ở hầu hết các địa phương đều tăng từ 3 đến 4 lần so với cùng kỳ năn 1999. Điều đáng lưu ý là trong tháng 9 đã có 440 công ty cổ phần đã được thành lập trong vòng 9 năm trước đây. Ngoài ra đã có hai công ty hợp doanh đã được thành lập đây là loại hình doanh nghiệp mới lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Với số lượng trên ta thấy thực sự luật doanh nghiệp là đưa quyền tự do kinh doanh vào trong thực tiễn cuộc sống mọi người đã thấy được quyển đó, hiểu và thực hiện một cách tương đối dễ dàng. Tuy nhiên số doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu vẫn tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hai thành phố này số doanh nghiệp mới thành lập là 57000 doanh nghiệp chiếm khoảng 58% số doanh nghiệp được thành lập trong cả nước. Không những số lượng doanh nghiệp tăng nhiều mà chi phí và thời gian thành lập doanh nghiệp cũng giảm một cách đáng kể theo điều tra của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Vào đầu năm 2000 thì thời gian trung bình cần thiết để thành lập được doanh nghiệp năm 1999 là 98 ngày rút xuống còn 7, giảm 14 lần nhiều nơi rút xuống còn 2 ngày so với thời gian 15 ngày theo luật định. Chi phí trung bình bằng tiền để thành lập một doanh nghiệp trước đây là hơn 8 triệu đồng (có trường hợp cá biệt là 380 triệu đồng) nay giảm xuống chỉ còn 550 ngàn đồng, giảm 15 lần. Như vậy nhờ đơn giản hoá thủ tục, tổng số doanh nghiệp mới được thành lập trong 9 tháng đầu năm 2000 đã tiết kiệm 70 tỷ đồng chi phí về thành lập. Mặt được lớn nhất ở đây là quyền tự do kinh doanh theo pháp luật được người dân thể chế hoá nhờ đó, hầu như mọi tổ chức cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp đều thành lập được một cách kịp thời và nhanh chóng. Khảo sát thực tế cho thấy không ít người đã có ý định thành lập doanh nghiệp từ 2 - 3 năm trước đây, nhưng không làm được điều đó, bởi vì họ không xin được giấy phép thành lập, hoặc khi đã xin được giấy phép thành lập, thì lại không xin được các loại giấy phép kinh doanh khác. Quyền tự do lựa chọn ngành nghề cũng được phát huy tốt thể hiện ở việc các doanh nghiệp đã được quyền lựa chọn những ngành kinh doanh một cách linh hoạt hơn chủ động trong kinh doanh. Các doanh nghiệp đã có quyền chủ động mở rộng thêm các ngành nghề mới, mở rộng quy mô ở địa bàn thành phố Hồ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV069.doc