Mục lục
Mục lục 2
Mở đầu 4
chương 1: CÔNG TáC KIểM ĐịNH CHấT LƯợNG CÔNG TRìNH DÂN DụNG 6
1.1. Phạm vi yêu cầu bắt buộc phải kiểm định chất lượng công trình 6
1.1.1. Để cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng 6
1.1.2. Để phục vụ các dự án cải tạo, sửa chữa, gia cố công trình 7
1.1.3. Để đánh giá các công trình có sự cố 8
1.2. Quy trình kiểm định chất lượng công trình dân dụng 9
1.2.1. Thực hiện kiểm định chất lượng từ khi công trình bắt đầu thi công 9
1.2.2.
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Quy trình kiểm định chất lượng móng công trình dân dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện kiểm định chất lượng sau khi công trình đã hoàn thành 15
1.2.3. Thực hiện kiểm định chất lượng khi công trình đang xây dựng dở dang 17
1.3. Kết luận 18
chương 2: Công tác kiểm định chất lượng móng công trình dân dụng 19
2.1. Tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng móng công trình dân dụng 19
2.2. Các sự cố thường gặp trong quá trình thi công móng 21
2.2.1. Móng nông 21
2.2.2. Cọc đóng, ép 21
2.2.3. Cọc khoan nhồi 23
2.3. Quy trình kiểm định chất lượng móng công trình dân dụng 26
2.3.1. Yêu cầu chứng nhận sự phù hợp về chất lượng phần móng 27
2.3.2. Xác định đối tượng cần kiểm tra 27
2.3.3. Thành lập bộ máy kiểm tra 27
2.3.4. Lập kế hoạch kiểm tra 27
2.3.5. Thực hiện kiểm tra chất lượng móng công trình dân dụng 27
2.4. Kết luận 54
chương 3: Đánh giá chất lượng công trình khi kể đến các sai lệch, khuyết tật do thi công cọc 55
3.1. Mục đích 55
3.2. Các phương pháp xác định sai lệch và khuyết tật 55
3.3. Ví dụ tính toán 57
3.3.1. Bài toán cọc sai vị trí 57
3.3.2. Bài toán cọc không đạt độ cứng thiết kế 63
3.4. Kết luận 73
Kết luận và kiến nghị 74
Tài liệu tham khảo 76
QUY TRìNH kiểm định CHấT LƯợNG MóNG CÔNG TRìNH DÂN DụNG Mở đầu
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế, ngành xây dựng cũng đạt được những tiến bộ rõ rệt. Ngoài các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn trong nước, thì các công trình có vốn đầu tư nước ngoài, các công trình xây dựng do tư nhân làm chủ đầu tư không ngừng tăng lên về số lượng và quy mô. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng đó vấn đề đảm bảo chất lượng công trình đang được các cấp có thẩm quyền cũng như người sử dụng công trình rất quan tâm. Vì vậy, sự xuất hiện của công tác kiểm định chất lượng công trình là một quá trình tất yếu, phù hợp với quy định của pháp luật và đáp ứng được nhu cầu chứng nhận chất lượng của các chủ đầu tư cũng như người sử dụng công trình.
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình, phù hợp với Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
Kiểm định chất lượng xây dựng công trình là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, định lượng một hay nhiều tính chất của công trình xây dựng, so sánh với quy định của thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng của tổ chức tư vấn.
Công tác kiểm định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của một bên hoặc các bên có liên quan đến cấu kiện, kết cấu công trình, hạng mục công trình và công trình cần kiểm định.
Tổ chức tư vấn thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình là các tổ chức có đủ năng lực hoạt động xây dựng. Tổ chức này hoạt động trên nguyên tắc hoạt động độc lập, khách quan, không bị ràng buộc về lợi ích kinh tế, không có quan hệ về tổ chức hoặc các hình thức ràng buộc khác với chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng vật tư – thiết bị, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát thi công xây dựng của chính đối tượng công trình được kiểm định và chứng nhận chất lượng.
Hiện nay, nước ta chưa có quy trình kiểm định chất lượng chung cho các công trình xây dựng, mà chủ yếu là căn cứ vào các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu để đánh giá chất lượng công trình xây dựng. Các công trình cần kiểm định chất lượng, thì tổ chức tư vấn thực hiện công tác kiểm định phải tự lập đề cương kiểm định, trình chủ đầu tư phê duyệt.
Với các vấn đề trên luận văn nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu các căn cứ pháp lý để xuất hiện công tác kiểm định
- Đưa ra quy trình chung cho công tác kiểm định chất lượng công trình phục vụ cho công tác cấp giấy: ’’Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình’’.
- Xây dựng quy trình kiểm định chất lượng móng công trình dân dụng phục vụ cho công tác cấp giấy: ’’Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng móng công trình dân dụng’’.
- Thống kê được các sai lệch, khuyết tật thường gặp trong quá trình thi công móng.
Nội dung chính của luận văn bao gồm:
Chương 1: Công tác kiểm định chất lượng công trình dân dụng
Chương 2: Công tác kiểm định chất lượng móng công trình dân dụng
Chương 3: Đánh giá chất lượng công trình khi kể đến các sai lệch, khuyết tật do thi công cọc.
Chương 4: Kết luận, kiến nghị
Chương 1
CÔNG TáC kiểm định chất lượng công trình dân dụng
1.1. Phạm vi yêu cầu bắt buộc phải kiểm định chất lượng chất lượng công trình
1.1.1. Để cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây đựng
Căn cứ luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003. Trong đó, tại Điều 111 quy định quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
Căn cứ vào Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng áp dụng đối với các chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành, bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Tại Điều 28 của Nghị định này thì các công trình sau phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình:
- tất cả các công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm hoạ phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Các công trình quan trọng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ phải kiểm tra và chứng nhận chất lượng.
- Khuyến khích thực hiện kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng đối với các công trình không thuộc các trường hợp quy định trên.
Căn cứ Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/07/2005 của Bộ xây dựng thì các công trình phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng trước khi đưa vào sử dụng là công trình khi xẩy ra sự cố có nguy cơ gây thảm hoạ đối với người, tài sản và môi trường gồm: công trình tập trung đông người như nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, hội trường, trường học, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình xây dựng có chức năng tương tự; nhà chung cư, công trình bệnh viện, nhà làm việc, công trình khách sạn, công trình hoá chất, hoá dầu, chế biến khí, kho chứa dầu khí không phân biệt cấp và các công trình đê, đập, cầu, hầm từ cấp II trở lên.
- Các công trình được chứng nhận chất lượng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; các tổ chức bán bảo hiểm; tổ chức cá nhân sử dụng hoặc quản lý công trình.
- Nội dung của kiểm tra chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng có thể là một, một số hoặc toàn bộ các nội dung sau:
+ An toàn về khả năng chịu lực của công trình.
+ An toàn sử dụng, khai thác và vận hành công trình.
+ An toàn về phòng cháy chữa cháy.
+ An toàn về môi trường.
+ Chứng nhận chất lượng theo các chỉ tiêu, hạng mục cụ thể do bên yêu cầu đặt ra.
- Trình tự kiểm định chất lượng công trình xây dựng chia thành các công đoạn kiểm tra sau: hồ sơ thiết kế, vật tư, thiết bị, biện pháp thi công công trình và hồ sơ hoàn công. Tuỳ theo nội dung yêu cầu chứng nhận chất lượng, việc kiểm tra có thể thực hiện đối với một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn trên.
- Phương pháp kiểm định là xem xét hồ sơ nghiệm thu chất lượng của chủ đầu tư và kểm tra xác suất chất lượng công trình. Trong quá trình kiểm tra nếu thấy nghi ngờ về chất lượng thì phải yêu cầu chủ đầu tư làm rõ để có đủ căn cứ kết luận về chất lượng.
1.1.2. Để phục vụ dự án cải tạo, sửa chữa, gia cố công trình
- Các dự án cải tạo, sửa chữa, gia cố công trình xây dựng phải thực hiện kiểm định chất lượng, để đánh giá lại chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế, hoàn công; đánh giá chất lượng hiện trạng công trình. Từ các kết quả kiểm định chất lượng hiện trạng công trình đưa ra các phương án cải tạo, sửa chữa hợp lý, phù hợp với khả năng làm việc thực tế công trình.
1.1.3. Để đánh giá công trình có sự cố
Khi công trình có sự cố bắt buộc phải thực hiện công tác kiểm định nhằm mục đích:
- Xác định nguyên nhân sự cố để đánh giá được trách nhiệm các bên có liên quan đến sự cố công trình.
- Đánh giá chất lượng còn lại của công trình sau sự cố và đưa ra các biện pháp khắc phục sự cố.
- kết luận công trình còn có thể sửa chữa để có thể tiếp tục khai thác sử dụng được hay không.
Trong phạm vi của luận văn chỉ đề cập đến quy trình kiểm định chất lượng công trình để cấp giấy: ’’chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình’’.
1.2. Quy trình kiểm định chất lượng công trình dân dụng
1.2.1. Thực hiện kiểm định chất lượng từ khi công trình bắt đầu thi công.
Sơ đồ như sau:
1.2.1.1. Yêu cầu chứng nhận sự phù hợp về chất lượng
Các công trình phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng theo quy định của pháp luật, hoặc là yêu cầu của chủ đầu tư công trình cần kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng
1.2.1.2. Xác định đối tượng cần kiểm tra
Tuỳ theo yêu cầu về an toàn đặt ra cho công trình để xác định đối tượng cần được kiểm tra gồm các yếu tố sau:
- Yếu tố an toàn về khả năng chịu lực của công trình: kiểm tra phần kết cấu chịu lực của công trình.
- Yếu tố an toàn sử dụng, khai thác và vận hành công trình: hệ thống điện, hệ thống chống sét, hệ thống cung cấp ga, hệ thống điều hoà không khí, hệ thống cấp thoát nước...
- Yếu tố an toàn về phòng cháy chữa cháy.
- Yếu tố an toàn về môi trường.
1.2.1.3. Thành lập bộ máy kiểm tra
- Bộ máy kiểm tra bao gồm Bộ phận thực hiện và Hội đồng thẩm định.
a. Bộ phận thực hiện
- Bộ phận này gồm có Trưởng dự án và các giám định viên (có chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc).
- Các thành viên trong bộ phận thực hiện đáp ứng đầy đủ các quy định về năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của pháp luật đối với từng cấp công trình.
b. Bộ phận thẩm định
- Các thành viên trong hội đồng thẩm định gồm các chuyên gia đầu ngành và có thể mời thêm các Chuyên gia đầu ngành từ Bộ xây dựng, từ các tổ chức xã hội có uy tín khác cùng tham gia. Quyết định hội đồng thẩm định là cơ sở để cấp giấy chứng nhận phù hợp chất lượng.
1.2.1.4. Lập kế hoạch kiểm tra
Căn cứ vào đối tượng công trình và đối tượng kiểm tra để tiến hành lập các kế hoạch kiểm tra bao gồm:
a. Phương án và xác định phương pháp kiểm tra
- Lập phương án tổng thể, tiến độ, các bước công việc cụ thể của công tác kểm tra.
- Phân tích các mối nguy để xác định các mối kiểm tra.
- Lập kế hoạch chi tiết cho việc kiểm tra.
b. Xác lập hệ thống văn bản áp dụng, quy trình kiểm tra
- Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá.
- Phương pháp thực hiện việc đánh giá phù hợp.
- Các điều kiện không phù hợp.
- Hệ thống biểu mẫu kiểm tra, báo cáo và đánh giá tổng hợp.
c. Lập kế hoạch nội bộ cho nhóm công tác
- Phải tiến hành lập kế hoạch chất lượng để kiểm tra chất lượng của nhóm công tác trong quá trình thực hiện công việc.
- Kế hoạch lập ra phải được phê duyệt bởi Bộ phận kỹ thuật của Công ty và được chuyển tới Khách hàng để thống nhất thực hiện.
1.2.1.5. Thực hiện kiểm tra
a. Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ
- Hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế của cấp có thẩm quyền.
Trong trường hợp tài liệu thiết kế không đầy đủ hoặc có nghi ngờ về mức độ an toàn của thiết kế thì tổ chức kiểm định chất lượng tiến hành thẩm tra lại. Nếu kết quả thẩm tra lại cho thấy thiết kế không đảm bảo các yêu cầu về an toàn chịu lực và an toàn sử dụng thì yêu cầu chủ đầu tư cho tiến hành sửa đổi thiết kế để khẳng định chất lượng.
b. Kiểm tra xác suất vật tư, trang thiết bị của công trình
- Kiểm tra sự phù hợp của một số vật tư, vật liệu và cấu kiện đưa vào công trình bao gồm: Chứng chỉ nhà sản xuất, phiếu xuất kho, phiếu kết quả thí nghiệm.
- Chứng kiến thí nghiệm vật liệu tại phòng thí nghiệm độc lập: Thí nghiệm thép, bê tông của một số kết cấu chính. Trong trường hợp kết quả kiểm tra không đạt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thì thông báo bằng văn bản tới chủ đầu tư yêu cầu thay đổi. Tiến hành kiểm tra lại sau khi chủ đầu tư đã cho thay đổi vật liệu và cấu kiện không đạt.
c. Kiểm tra xác suất thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị
* Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của Nhà thầu:
- Quy trình biện pháp thi công, lắp đặt thiết bị.
- Biện pháp kiểm tra và đảm bảo chất lượng nội bộ của nhà thầu.
* Kiểm tra xác suất thi công kết cấu chính của công trình :
- Kiểm tra công tác thi công của Nhà thầu có phù hợp với Biện pháp thi công trong hồ sơ trúng thầu.
- Kiểm tra kết cấu BTCT móng, cột, vách, dầm, sàn: Kiểm tra lắp đặt ván khuôn, cốt thép trước khi đổ bê tông; Kiểm tra công tác đầm trong quá trình đổ bê tông; Kiểm tra sau đổ bê tông. Chứng kiến lấy mẫu bê tông và thí nghiệm nén mẫu Bê tông tại phòng thí nghiệm.
- Kiểm tra công tác thi công kết cấu thép.
- Tham gia xác suất các cuộc nghiệm thu chất lượng các công tác xây lắp cũng như chứng kiến các thí nghiệm kiểm định chất lượng thi công
* Kiểm tra xác suất thi công lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị.
- Kiểm tra thi công lắp đặt các chi tiết chờ, các hệ thống đường ống...
- Kiểm tra công tác lắp đặt thiết bị.
- Tham gia xác suất các cuộc nghiệm thu chất lượng các công tác xây lắp cũng như chứng kiến các thí nghiệm kiểm định chất lượng thi công
* Kiểm tra xác suất, chứng kiến vận hành thử các hệ thống kỹ thuật.
- Chứng kiến nhà thầu kiểm tra thông số, vận hành thử cho các hệ thống kỹ thuật.
- Kiểm tra liên động với các hệ thống kỹ thuật khác.
* Kiểm tra hồ sơ hoàn công công trình.
- Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu chất lượng trong quá trình thi công. Các chứng chỉ, kết quả thí nghiệm vật tư sử dụng. Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng...
- Kiểm tra bản vẽ hoàn công.
- Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng hạng mục công trình, công trình.
- Nhật ký thi công.
- Nhật ký giám sát.
- Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (nếu có).
- Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng.
- Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
- Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có).
- Hướng dẫn quy trình vận hành khai thác công trình; quy trình bảo hành và bảo trì công trình.
Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện một số điểm chưa đủ để khẳng định chất lượng cấu kiện, hoặc có những sai khác so với hồ sơ thiết kế. thì tổ chức kiểm định chất lượng yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện kiểm định để chứng minh về chất lượng của cấu kiện hoặc tính toán lại khả năng chịu lực của công trình theo thực tế thi công. Căn cứ vào các kết quả kiểm định, kết quả tính toán, đưa ra kết luận công trình đạt chất lượng hay không.
1.2.1.6. Lập báo cáo tổng hợp trình hội đồng thẩm định
- Tương ứng với mỗi giai đoạn thực hiện công tác kiểm tra, khi kết thúc các chuyên viên kiểm định sẽ lập báo cáo trình Chủ đầu tư. Trong báo cáo có phân tích và đưa ra kết luận liên quan tới các công tác đã kiểm tra. Báo cáo này cũng sẽ được chuyển đến Hội đồng thẩm định.
- Khi kết thúc toàn bộ công tác kiểm tra, cơ quan kiểm định sẽ tổng hợp và lập ’’Hồ sơ kiểm tra’’ cho công tác đã thực hiện. Hồ sơ này chính là cơ sở để Hội đồng thẩm định của tổ chức kiểm định xem xét, phân tích và quyết định ban hành giấy: “Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng của công trình’’ phù hợp với các nội dung đã kiểm tra.
1.2.1.7. Cấp giấy chứng nhận chất lượng
- Hội đồng thẩm định công ty kiểm định sẽ lập báo cáo về việc xem xét các “Hồ sơ kiểm tra’’ và ra quyết định cấp chứng nhận chất lượng hoặc từ chối cấp chứng nhận chất lượng cho công trình phù hợp với nội dung kiểm tra.
- Giấy ’’chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình’’ là căn cứ để đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đồng thời nó cũng đem lại sự tin tưởng đối với chủ đầu tư, người sử dụng, chính quyền và xã hội.
1.2.1.8. Công bố và lưu hồ sơ
Hồ sơ kiểm tra được tập hợp và bàn giao cho chủ đầu tư . Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi 01 bản sao giấy chứng nhận chất lượng cùng với báo cáo kết quả kiểm tra liên quan tới công tác chứng nhận chất lượng cho cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng ở địa phương để kiểm tra và quản lý.
1.2.2. Thực hiện chứng nhận chất lượng sau khi công trình đã hoàn thành. Sơ đồ như sau:
Các bước từ yêu cầu chứng nhận sự phù hợp về chất lượng đến lập kế hoạch kiểm tra được thực hiện tương quy trình chứng nhận chất lượng công trình từ khi công trình bắt đầu thi công.
1.2.2.1. Hồ sơ pháp lý
- Tất cả hồ sơ tài liệu quản lý chất lượng của công trình do chủ đầu tư cung cấp bao gồm: Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ nghiệm thu các hạng mục công trình, hồ sơ hoàn công... . Khi hồ sơ tài liệu cơ bản đầy đủ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ.
1.2.2.2. Kiểm tra hồ sơ tài liệu
* Kiểm tra sự đầy đủ và phê duyệt của hồ sơ thiết kế
- Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở theo quy định;
- Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo quy định;
* Kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng của hạng mục công trình, công trình sau khi hoàn thành:
- Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu chất lượng trong quá trình thi công: Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng; Các chứng chỉ, kết quả thí nghiệm vật tư sử dụng....
- Bản vẽ hoàn công.
- Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng hạng mục công trình, công trình sau khi hoàn thành.
- Nhật ký thi công.
- Nhật ký giám sát thi công.
- Báo cáo kết quả thí nghiệm hiện trường (nếu có).
- Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng.
- Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
- Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có).
1.2.2.3. Báo cáo chủ đầu tư lần 1
- Kết thúc quá trình kiểm tra hồ sơ cơ quan kiểm định sẽ lập báo cáo về công tác kiểm tra Hồ sơ. Nhận định về Hồ sơ chất lượng của công trình.
- Nếu chưa đầy đủ hoặc có những điểm nghi ngờ thì cơ quan kiểm định sẽ yêu cầu Chủ đầu tư làm rõ về mặt hồ sơ.
1.2.2.4. Kiểm tra thực tế tại công trình
- Căn cứ trên cơ sở hồ sơ đã được kiểm tra, cơ quan kiểm định sẽ thực hiện kiểm tra xác suất tại công trình để thấy rõ hơn về sự phù hợp của hồ sơ và thực tế thi công.
1.2.2.5. Báo cáo lần thứ 2
- Căn cứ trên hồ sơ đã được kiểm tra và thực tế kiểm tra trên công trình, cơ quan kiểm định sẽ lập báo cáo gửi Chủ đầu tư, trong đó nêu lên những điểm phù hợp, chưa phù hợp.
- Trường hợp cần thiết (khi Hồ sơ chưa đủ cơ sở khẳng định chất lượng) sẽ yêu cầu Chủ đầu tư thuê đơn vị kiểm định độc lập thực công tác kiểm định phúc tra (chi phí kiểm định do Chủ đầu tư thanh toán).
1.2.2.6. Chứng kiến công tác kiểm định
- Trong quá trình đơn vị tư vấn độc lập thực hiện công tác kiểm định phúc tra, cơ quan kiểm định sẽ chứng kiến công tác kiểm định, thí nghiệm để có cơ sở khẳng định các kết quả kiểm định là trung thực. Đơn vị kiểm định độc lập báo cáo kết quả kiểm định.
Các bước còn lại thực hiện như quy trình chứng nhận chất lượng công trình từ khi công trình bắt đầu thi công.
1.2.3. Thực hiện giám định khi công trình đang xây dựng dở dang
Công trình đang xây dựng dở dang thì thực hiện giám định sẽ áp dụng cả hai trường hợp 1 và 2.
1.3. Kết luận
Công tác kiểm định chất lượng công trình là quá trình đánh giá chất lượng công trình để phục vụ việc cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; thực hiện các dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc các công trình gặp sự cố.
Trong chương này tác giả đưa ra quy trình tổng quát cho công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng phục vụ cho công tác cấp giấy: ’’Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình’’. Quy trình này được áp dụng từ khi công trình bắt đầu thi công; sau khi công trình đã hoàn thành hoặc công trình đang thi công dở dang. Chương tiếp theo sẽ đi sâu về quy trình kiểm định chất lượng phần móng công trình dân dụng.
Chương 2
CÔNG TáC kiểm định CHấT lượng móng công trình dân dụng
2.1. Tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng móng công trình dân dụng.
Móng công trình là bộ phận kéo dài xuống của công trình và nằm ngầm dưới đất, là bộ phận chịu lực quan trọng của công trình có nhiệm vụ truyền tải từ công trình lên nền đất, nên nền móng công trình vững chắc là cơ sở đảm bảo sự làm việc bình thường của công trình trong quá trình sử dụng.
Thực tế cho thấy hầu hết các sự cố công trình xảy ra phần lớn đều do việc giải quyết chưa tốt vấn đề nền – móng; sự cố nền móng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên các hư hỏng công trình xây dựng. Khi móng công trình có sự cố thì việc đánh giá nguyên nhân cũng như đưa ra được phương pháp xử lý là khá phức tạp. Bởi vì, móng là phần khuất lấp dưới đất và những biểu hiện sự hư hỏng nền móng thường phát hiện chậm và lại xuất hiện ở những bộ phận kết cấu bên trên như nứt, nghiêng, võng...
Về mặt kinh tế, phần móng công trình thường chiếm một tỷ trọng khá lớn (khoảng từ 10% đến 20% đặc biệt có công trình phần móng chiếm đến 30%) giá thành xây dựng công trình nên việc đảm bảo chất lượng phần móng công trình có ý nghĩa rất quan trọng.
Kiểm định chất lượng móng công trình là phải đề ra được các bước và công nghệ kiểm tra đánh giá cần thiết cùng với các tiêu chí kỹ thuật sẽ được áp dụng. Ngoài những yêu cầu chung như các bộ phận kết cấu xây dựng thông thường, phần móng còn có các đặc thù riêng như:
- Mức quan trọng về kỹ thuật cũng như chi phí trong công trình.
- Là bộ phận khuất, khó tiếp cận trực tiếp để kiểm tra và rất khó sửa chữa, thay thế.
- Công nghệ thi công phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan: địa chất, thuỷ văn, khí hậu...
Trong quá trình thi công móng công trình quy trình kiểm tra chất lượng, nghiệm thu cũng yêu cầu ngặt nghèo hơn các phần khác. Thường phân chia giai đoạn hoàn thành để nghiệm thu phần móng:
- Giai đoạn gia cố nền:
+ Móng nông: Sau khi nghiệm thu xong phần nền đảm bảo các tiêu chuẩn thì mới thực hiện các bước thi công tiếp theo như đổ bê tông lót; công tác coppha; cốt thép...
+ Các phương pháp gia cố nền: thi công xong cọc cát, đệm cát, cọc tre... thì phải thực hiện nén thử tại hiện trường đảm bảo cường độ nền theo quy định của thiết kế mới cho thi công các giai đoạn tiếp theo.
+ Cọc bê tông cốt thép chế tạo sẵn: thực hiện xong và có kết quả của các cọc thí nghiệm mới thực hiện thi công cọc đại trà. Sau khi nghiệm thu xong tất cả các cọc đảm bảo chất lượng mới triển khai các bước tiếp theo.
+ Cọc khoan nhồi: Các cọc sau khi thi công và làm xong các thí nghiệm mới tổ chức nghiệm thu cọc đạt chất lượng tiến hành thi công đài, giằng.
- Giai đoạn thi công đài, giằng: Sau khi nghiệm thu xong phần gia cố nền đạt tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. Tiến hành thi công đài, giằng và thực hiện nghiệm thu.
Muốn thi công các giai đoạn tiếp theo thì phần móng công trình phải được nghiệm thu đảm bảo chất lượng, phù hợp với các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
Vì vậy công tác kiểm định chất lượng móng công trình có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và sự an toàn của toàn bộ công trình xây dựng.
2.2. Các sự cố thường gặp trong quá trình thi công móng
2.2.1. Móng nông
a. Định vị sai tim móng: Trong quá trình thi công công tác dẫn toạ độ có nhiều sai sót, các mốc chuẩn bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu.
b. Cao trình đáy móng không đúng thiết kế: Trong quá trình thi công công tác dẫn cao trình có nhiều sai sót.
c. Sai lệch các kích thước móng: sai số do sử dụng các dụng cụ đo.
d. Hố móng sụt lở, ngập nước: Không có biện pháp chống đỡ thành hố móng và bơm tiêu nước hợp lý. Trường hợp thi công móng dưới nước phải có biện pháp ngăn nước chảy vào hố móng trước khi thi công.
e. Bùng đáy hố móng: Do mái hố móng bị trượt sâu hoặc áp lực ngược của tầng nước ngầm.
2.2.2. Cọc đóng, ép
a. Cọc bị gãy: có thể do một trong các nguyên nhân sau đây:
- Chất lượng cọc không tốt, bê tông bị khuyết, hoặc không đủ độ đặc chắc.
- Cọc đã có sẵn các khuyết tật, chẳng hạn đã có các vết nứt ngang ở thân cọc mà mắt thường không phát hiện được.
- Vật liệu làm đệm búa có tính đàn hồi kém, khiến cọc chịu lực xung kích quá lớn.
- Tiếp xúc giữa mũi cọc và mặt bích của cọc không đều, gây phát sinh ứng suất cục bộ khi cọc chịu xung kích.
- Cọc bị đóng lệch tim do tim quả búa và tim cọc không trùng nhau.
- Cọc chưa đủ tuổi và chưa đạt cường độ do thiết kế quy định
- Lực ép hoặc đóng quá lớn.
b. Cọc sai vị trí thiết kế
- Cọc sai vị trí thiết kế thường do định vị sai và sai số trong quá trình thi công. Cọc bị định vị sai thường xảy ra đối với các công trình thuộc dự án mới nằm trên khu vực trống nên công tác dẫn toạ độ thường có nhiều sai sót.
- Cọc bị dời vị trí do xô lệch khi thi công cọc và khi đào đất một phía.
- Vị trí thi công không thuận lợi, ví dụ khi xây chen các cọc ở góc không thể thi công đúng vị trí.
c. Thân cọc bị nghiêng: có thể do một trong các nguyên nhân sau:
- Mặt bích nối cọc không phẳng, do đó cọc nối bị gãy khúc, dẫn đến khả năng chịu lực kém.
- Trong quá trình hạ cọc, gặp các tầng đất mềm cứng khác nhau, cọc sẽ bị trượt về phía đất mềm làm thân cọc nghiêng đi.
- Phương của giá không trùng với phương của cọc.
d. Chiều dài cọc sai khác so với thiết kế
Do quá trình thi công trong một đài nhiều cọc sẽ gây hiện tượng lèn chặt đất làm cho các cọc thi công sau không đạt được độ sâu thiết kế. Hoặc do lực ép quy định quá lớn trong trường hợp nền ở mũi cọc không quá tốt hoặc ngược lại lực ép nhỏ nhưng nền có các lớp tốt xen kẹp, gặp các dị vật như đá mồ côi...
e. Bề mặt thân cọc có vết nứt dọc hoặc ngang
Vết nứt ngang có thể do vận chuyển hay cẩu cọc, hoặc có thể do cường độ bê tông thân cọc chưa đạt yêu cầu nên khi cẩu bị nứt. Vết nứt dọc phát sinh thường do chế tạo cọc không tốt, liên kết mặt bích với cốt thép chủ không đều nên khi chịu tác dụng xung kích của búa thân cọc phát sinh ứng suất cục bộ vượt quá ứng suất cho phép gây nứt cọc.
f. Thân cọc bị xoay
Chủ yếu là do bê tông thân cọc bị vỡ, khi thi công cọc cốt thép bị chùn lại và thân cọc xoay đi.
2.2.3. Cọc nhồi:
Trong điều kiện đổ bê tông ở môi trường sâu trong lòng đất, mặc dù mỗi công đoạn thi công có thực hiện đầy đủ như thế nào, vẫn không tránh khỏi ở trong cọc tồn tại một số khuyết tật. Vì vậy, vấn đề thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc luôn được đặt ra. Căn cứ vào đó, người thiết kế mới có cơ sở đánh giá chúng và có biện pháp xử lý.
a. Khuyết tật ở mũi cọc
Khuyết tật ở mũi cọc là vấn đề rất hay xảy ra. Hư hỏng này đặc biệt nghiêm trọng đối với cọc làm việc bằng mũi và có thể đưa tới giảm cường độ nội tại của cọc hoặc giảm khả năng chịu lực. Có hai trường hợp chính trong khuyết tật ở mũi cọc:
- Mũi cọc tạo ra bởi bê tông chất lượng xấu: do sũng nước hoặc nhiều bẩn bởi các lớp bùn.
- Mũi cọc xốp do vách lở hoặc không làm sạch hoàn toàn đáy hố khoan (sự tồn tại của hỗn hợp bùn và chất lắng đọng trong bê tông và đất), hoặc có thể là sự thay đổi thành phần đất tại vị trí khoan do áp dụng kỹ thuật khoan không thích hợp với đặc điểm của nền đất. Đối với cọc barret ngoài các nguyên nhân trên mũi cọc xốp còn do quá trình vét bùn lắng ở chế độ không tải kém; gầu làm xáo trộn lớp đất ở mũi cọc; khó thổi rữa ở các góc của hố đào hình chữ nhật.
b. Khuyết tật ở thân cọc
Khuyết tật ở thân cọc chủ yếu là tính không liên tục của bê tông thân cọc, đó là:
- Các cục bướu (khối u) do trôi trượt của lớp đất yếu dưới tác dụng đẩy của bê tông tươi hoặc do mặt cắt lỗ khoan nở ra ngoài phạm vi thành hố khoan.
- Thân cọc phình ra hoặc thắt lại do sự đẩy ngang của đất, sập thành lỗ khoan.
- Xuất hiện thấu kính nằm ngang do rút ống đổ bê tông thực hiện không đúng kỹ thuật nên ống đổ bê tông bị rời khỏi bê tông.
- Thân cọc bị rỗ tổ ong, mất vữa hoặc tạo thành hang hốc trong bê tông do lượng nước không cân bằng khi đổ bê tông trực tiếp vào nước.
- Thân cọc bị đứt gẫy, nứt do thiết bị va chạm vào cọc khi thi công.
- Thân cọc bị đứt đoạn do ma sát giữa bê tông và ống chống quá lớn, công nghệ đỗ bê tông và rút ống chống không thích hợp...
- Bê tông cọc không đảm bảo chất lượng.
- Quá trình đổ bê tông không liên tục, dừng lâu.
Cọc hồiF800
Khuyết tật
- Trong quá trình đổ tắc ống đổ bê tông.
Khuyết tật ở thân cọc xác định bằng phương pháp siêu âm
c. Khuyết tật ở đầu cọc
Khuyết tật ở đầu cọc xảy ra thường do các nguyên nhân sau:
- sự thiếu trách nhiệm hoặc sự tẩy rửa không đầy đủ bê tông tràn khi kết thúc đổ bê tông cọc dẫn đến các khuyết tật như: bùn hoặc các chất lắng đọng ở bê tông đầu cọc.
- Dự báo khối lượng bê tông cuối cùng không đủ
- Rút ống vách không đúng yêu cầu kỹ thuật dể gây ra sập thành và tạo lực kéo trong bê tông.
- Phá đầu cọc không đúng quy trình như dùng búa, máy để phá đầu cọc làm cho đầu cọc bị nứt ngầm trong bê tông
d. Sai vị trí và lệch tâm
Sai vị trí và lệch tâm cọc xảy ra là do định vị sai và quá trình thi công tạo lỗ không thẳng đứng.
e. Tụt lồng thép
Do biện pháp cố định các lồng thép không hợp lý hoặc do mối nối giữa hai lồng thép không đảm bảo.
2.3. quy trình kiểm định chất lượng móng công trình dân dụng
sơ đồ thực hiện như sau:
2.3.1. Yêu cầu chứng nhận sự phù hợp về chất lượng phần móng
Là cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng phần móng công trình dân dụng thông qua kết quả kiểm định.
2.3.2. Xác định đối tượng công trình cần kiểm tra
- Yếu tố an toàn về khả năng chịu lực, biến dạng của móng công trình dân dụng.
2.3.3. Thành lập bộ máy kiểm tra
- Bộ máy kiểm tra bao gồm Bộ phận thực hiện và Hội đồng thẩm định.
2.3.4. Lập kế hoạch kiểm tra
2.3.4.1. Xác định phương án kiểm tra:
- Lập phương án tổng thể, tiến độ, các bước công việc cụ thể của công tác kiểm tra.
- Phân tích các sự cố thường xảy tra trong quá trình thi công móng để xác định các mối kiểm tra.
- Lập kế hoạch chi tiết cho công việc kiểm tra bao gồm:
+ Kiểm tra hồ sơ bao gồm: hồ sơ thiết kế, hoàn công phần móng
+ Kiểm tra vật tư, vật liệu.
+ Kiểm tra quy trình, biện pháp thi công phần móng.
2.3.4.2. Xác lập hệ thống các văn bản, các tiêu chuẩn cần thiết cho quá trình kiểm tra
- Các tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá.
- Phương pháp thực hiện công việc đánh giá phù hợp.
- Các điều kiện không phù hợp.
- Hệ thống biểu mẫu kiểm tra, báo cáo và đánh giá tổng hợp.
2.3.5. Thực hiện kiểm tra ch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0056.doc