QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG
Bước 1: Khảo sát sơ bộ
Thu thập, điều tra và phân tích các tài liệu gốc của cấu kiện, kết cấu, bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình và tiến hành xem xét hiện trường để chuẩn đoán chính xác, cần phải thu thập các thông tin về lịch sử xây dựng và khai thác công trình, những hư hỏng đã sửa chữa đã làm trong quá khứ đối với công trình đang xét.
Kết quả công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra hàng năm và kiểm tra c
4 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng thông thường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi tiết đối với công trình là những thông tin hết sức quan trọng cho chuẩn đoán kỹ thuật đối với một công trình.
Bước 2: Khảo sát chi tiết
Tiến hành kiểm tra chi tiết hiện trạng của cấu kiện, kết cấu, bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết.
Bước 3: Thí nghiệm
- Tùy theo đối tượng cần kiểm định mà thí thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt trong công trình. Công tác thí nghiệm có thể thực hiện ngay trên cấu kiện kết cấu công trình bằng phương pháp không phá hoại.
- Đo đạc kiểm tra vị trí, kích thước tiết diện của cấu kiện, kết cấu và của đối tượng cần kiểm định;
Bước 4: Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra lại thiết kế đối tượng cần kiểm định;
Mục tiêu của kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng để thay đổi công năng công trình: Thực tế công trình qua sử dụng theo thời gian chúng ta đôi khi cũng cần thay đổi công năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại như: Chuyển từ văn phòng thành xưởng sản xuất, nhà ở thành văn phòng, nhà ở - văn phòng thành nhà hàng – khách sạn, Nâng Thêm Tầng, Cải tạo nâng tầng. Khi đó ITVC Toàn Cầu sẽ cung cấp dịch vụ kiểm định chất lượng công trình xây dựng để trả lời cho Khách hàng câu hỏi:
o Chuyển công năng (hoặc nâng tầng) có được hay không?
o Nếu không được thì cần gia cố ở vị trí nào để được?
- Kiểm định công trình để biết nguyên nhân sự cố công trình. Một số công trình bị sự cố như nứt, nghiêng, lún khi đang xây dựng hoặc khi đang sử dụng. Khi đó ITVC Toàn Cầu sẽ kiểm định để trà lời cho Khách hàng 02 câu hỏi:
o Vì sao công trình có sự cố như vậy? và
o Khắc phục sự cố đó như thế nào?
- Kiểm định công trình để giải quyết tranh chấp: Khi có sự tranh chấp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu về chất lượng thi công. ITVC Toàn Cầu sẽ kiểm định để trả lời cho Khách hàng câu hỏi:
o Nhà thầu đã làm đúng với hợp đồng và tiêu chuẩn hay chưa?
Tiêu chí thực hiện của ITVC Toàn Cầu:
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng để Khách hàng biết rõ nguyên nhân và hiện trạng công trình một cách Nhanh chóng & Trung Thực.
Các công tác thực hiện khi kiểm định công trình:
1. Kiểm định chất lượng bê tông:
- Kiểm định độ đồng nhất (rỗng, rỗ) của bê tông.
- Kiểm tra cường độ:
STT
Phương pháp thực hiện
Tiêu chuẩn áp dụng
Thiết bị thường dùng
Đánh giá độ tin cậy
Ưu điểm
Nhược điểm
1
Bắn súng bật nẩy
TCXDVN 162:2004
Súng bắn bật nẩy : Matest-Italy
Thấp
Xác định sơ bộ nhanh
Độ chính xác thấp, quy trình thực hiện theo tiêu chuẩn phức tạp
2
Siêu âm kết hợp bắn súng bật nẩy
TCXDVN 171:1989
Máy siêu âm bê tông Tico hoặc Matest, ... và súng bắn bậc nẩy
Trung bình
Không phá hủy cấu kiện , xác định được độ đồng nhật của bê tông
Phụ thuộc nhiều vào kỷ năng của người thực hiện
3
Khoan lấy mẫu, nén kiểm tra
TCXDVN 236:2005
Máy khoan lấy mẫu và máy nén bê tông
Cao
Độ chính xác cao
Để lại khuyết tật lỗ khoan trong cấu kiện
2. Kiểm tra cốt thép:
- Xác định số lượng ,đường kính và lớp bảo vệ cốt thép. Theo TCXDVN 240:2000
- Xác định độ ăn mòn cốt thép: TCXDVN-294-2003
3. Xác định rộng và độ sâu vết nứt:
- Xác định độ rộng vết nứt bằng thiết bị phóng đại vết nứt 100
- Xác định độ sâu vết nứt bê tông, theo TCXDVN 225:1998
4. Thử tại công trình:
- Tiêu chẩn áp dụng: TCXDVN 363:2006 Kết cấu bê tông cốt thép - Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh
- Nguyên lý: Chất tải lên sàn và đo độ biến dạng của các cấu kiện với độ chính xác 0.01mm.
5. Xác định độ biến dảng của công trình:
- Các biến dạng thường gặp: Nứt, nghiêng, lún, võng.
- Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu hiện hành; tiêu chuẩn đánh giá độ nguy hiểm công trình TCXDVN 373:2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_trinh_kiem_dinh_chat_luong_cong_trinh_xay_dung_thong_thu.docx