Quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển Lực lượng sản xuất với việc phân tích tính tất yếu phát triển nền kinh tế..

Lời nói đầu Từ khi xuất hiện, con người đã tiến hành các hoạt động khác nhau như: kinh tế, xã hội, văn hoá... Trong đó hoạt động kinh tế luôn luôn giữ vị trí trung tâm và là cơ sở cho các hoạt động khác... xã hội càng phát triển, các hoạt động nói trên càng phong phú, đa dạng và phát triển ở trình độ cao hơn. Để tiến hành các hoạt động nói trên trước hết con người phải tồn tại. Muốn tồn tại con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại và các thứ cần thiết khác. Để có những thứ đ

doc11 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển Lực lượng sản xuất với việc phân tích tính tất yếu phát triển nền kinh tế.., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó, con người phải tạo ra chúng tức là sản xuất và không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Xã hội sẽ không thể tồn tại nếu ngừng hoạt động sản xuất. Bởi vậy sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người và là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động của con người. Sản xuất vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, nhằm biến đổi nó phù hợp với nhu cầu của mình. Sản xuất vật chất bao giờ cũng có tính xã hội và chỉ trong những quan hệ xã hội nhất định mới có những tác động của con người vào tự nhiên, mới có sản xuất. Đêr tiến hành lao động sản xuất đòi hỏi con người phải có mối quan hệ kết hợp với nhau theo những cách thức nhất định. Vì thế, quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người với nhau trong một quá trình sản xuất nhất định, mà mỗi quá trình lao động sản xuất đều có sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Đây là môt vấn đề không phải là mới nên chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều. Chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài " Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất với việc phân tích tính tất yếu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ "để trau dồi thêm hiểu biết. Do trình độ và thời gian có hạn nên tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức, kính mong thầy giáo góp ý bổ sung cho tôi để tôi có thể hoàn thành bài luật tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn I. Phương thức sản xuất Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Phương thức sản xuất được tạo thành sự thống nhất chặt chẽ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình sản xuất. 1. Lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là gì? Theo định nghĩa trong giáo trình" Triết học Mác - Lênin" thì " Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất" [giáo trình Triết học Mác - Lênin của NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1999] Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì người lao động đóng vai trò quyết dịnh và chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất. Sản xuất được tiến hành như thế nào trước hết tuỳ thuộc vào thể chất, vào tinh thần và trình độ của người lao động không ngừng tăng lên, cơ cấu lực lượng lao động cũng được thay đổi một cách tương ứng. Lực lượng sản xuất không phải là phép cộng của yếu tố mà là một hệ thống, trong đó chúng quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau. Các yếu tố của lực lượng sản xuất tồn tại trong một kiểu tổ chức, phân công lao động nhất định. Bản thân trình độ phân công lao động thể hiện rất rõ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. C. Mac khẳng định: " Người ta không được tự do lựa chọn lực lượng sản xuất của mình. Vì mọi lực lượng sản xuất là một lực lượng đã đạt được, tức là sản phẩm của hoạt động đã qua. Do đó, lực lượng sản xuất là kết quả của năng lực thực tiễn của con người. 2. Quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là toàn bộ mối quan hệ lẫn nhau giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất có ba mặt: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quyết định quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm. Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất tác động đến vai trò, vị trí của con người trong sản xuất; đến việc điều khiển quá trình sản xuất do đó trực tiếp tác động đến sản xuất, thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất phát triển. Quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất ra trực tiếp tác động đến lợi ích con người, nên tác động đến thái độ của con người trong quá trình sản xuất. Do vậy, để xây dựng một quan hệ sản xuất mới đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ các yếu tố cấu thành nó. 3. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, và chính sự tác động qua lại một cách biện chứng giữa hai mặt đó là động lực vận động, phát triển của phương thức sản xuất, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất; lực lượng sản xuất thường xuyên biến đổi, còn quan hệ sản xuất tương đối ổn định, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất và tác động tích cực trở lại lực lượng sản xuất. Sự tác động qua lại của các yếu tố của lực lượng sản xuất làm cho lực lượng sản xuất biến đổi, phát triển. Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện trình độ trinh phục tự nhiên của con người và việc biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động; trình độ kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động; trình độ phân công lao động xã hội; trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội và ngày nay, tính chất xã hội đạt ở trình độ cao nên có tính chất quốc tế. Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sử dụng mới ra đời thì khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là thay thế phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Bên cạnh đó, quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối. Nó quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến sự phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ.... và do đó, tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực để lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại, nếu không phù hợp thì nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất cho phép kết hợp một cách tối ưu người lao động với tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất. II. Tính tất yếu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ Trong việc xây dựng các quan hệ sản xuất của xã hội phải căn cứ vào trình độ, thực trạng của lực lượng sản xuất hiện có. Để tạo ra vai trò tích cực trong sự phát triển của lực lượng sản xuất cần phải xác định được các loại hình quan hệ sản xuất tối ưu. 1. Quan hệ sở hữu Theo nghĩa hẹp, quan hệ sở hữu là hình thức chiếm hữu tư liệu sản xuất, được chia thành hai loại cơ bản là chế độ tư hữu và công hữu. Theo nghĩa rộng, quan hệ sở hữu chỉ sự chiếm hữu sử dụng, xử lý tư liệu sản xuất, sự phân bố lợi ích tiền bạc là tài sản. Bài viết này trình bầy về vấn đề sở hữu theo nghĩa rộng. Hình thức cơ bản của quan hệ sở hữu bao gồm nhiều loại: quốc doanh, tập thể, cá thể, tư doanh, ngoại thương, liên doanh... Quan hệ sở hữu là nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố cấu thành quan hệ sản xuất. Quan hệ sở hữu phù hợp với sự phát triển của sức sản xuất thì thúc đẩy sức sản xuất phát triển, nếu không có sẽ ngăn cản và phá hoại sự phát triển của sức sản xuất xã hội. Điều này đã được minh chứng từ sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu ở thế kỷ trước. 2. Sự cần thiết của vấn đề đa dạng hoá sở hữu ở Việt Nam hiện nay Sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội cũ ở Đông Âu cũng như sự tụt dốc về kinh tế của nước ta trong những năm 1980 đã khiến Việt Nam phải tìm một con đường đi khác, trong đó việc xác định đúng quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất là quan trọng nhất. Nếu như CNXH không phải là phụ thuộc vào tỷ lệ kinh tế quốc doanh thì cái gì là đặc trưng để phân biệt chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản? Từ các quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ta có thể chắc chắn rằng CNXH không đồng nghĩa với việc cùng nhau nghèo đói. CNXH phải có lực lượng sản xuất tiên tiến hơn và do vậy, có quan hệ sản xuất tiến bộ hơn CNTB: Sự phát triển của lực lượng sản xuất tới đâu mới là CNXH thì có lẽ hiện giờ chúng ta chưa thể xác định được vì khi chưa biết CNTB đã thoái trào hay chưa thì chúng ta không thể biết được đỉnh cao nhất của chủ nghĩa. Với một lực lượng sản xuất còn thấp kém hơn các nước tư bản phát triển rất nhiều, chúng ta không thể khẳng định là đã đạt tới CNXH. Tương ứng với trình độ phát triển lực lượng sản xuất chủ yếu còn ở trình độ thủ công của mình, chúng ta chưa thể áp dụng hoàn toàn quan hệ sản xuất như các nước tư bản, chứ đừng nói đến một quan hệ sản xuất thực sự tiên tiến hơn. Song bên cạnh đó, với tính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất và việc nhiều trình độ của lực lượng sản xuất đang cùng tồn tại, ta có thể áp dụng quan hệ sản xuất tiên tiến đối với một bộ phận lực lượng sản xuất tiến bộ. Đồng thời, để lực lượng sản xuất có thể phát triển thì cần phải giải phóng lực lượng sản xuất và thiết lập một quan hệ phân phối bình đẳng hơn, tạo tác động tích cực tới thái độ của con người trong quá trình sản xuất. Như vậy, để có thể nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất, ta cần thiết lập một quan hệ sở hữu đa dạng. Điều này vừa phù hợp với việc lực lượng sản xuất của Việt Nam đang ở nhiều trình độ khác nhau, đồng thời có thể phát huy những mặt tích cực của từng quan hệ sở hữu. Sau đây ta xem xét tác dụng của một số loại hình sở hữu đối với sự phát triển của nền kinh tế. a. Tác dụng của kinh tế cá thể Với đặc điểm nước ta là nước nông nghiệp đông dân có đại bộ phận lực lượng sản xuất còn ở trình độ thủ công, hình thức sở hữu cá thể đóng vai trò không thể thiếu. Trước hết, hình thức này phù hợp với trình độ lao động thủ công của phần lớn dân số làm nông nghiệp ở nước ta. Việc thực sự làm chủ ruộng đất của mình đã đem lại động lực cho người nông dân, đưa nước ta từ chỗ thiếu ăn thành một nước xuất khẩu nông sản lớn của thế giới. Bên cạnh đó, tuy không có năng suất cao nhưng khu vực kinh tế cá thể đã giải quyết việc làm cho phần lớn dân số cuả nước ta và tận dụng đủ số tiền vốn nhàn rỗi trong dân cư, đẩy mạnh sự phát triển của ngành dịch vụ và làm sôi động thị trường. b. Tác dụng của kinh tế tư doanh Cùng với chính sách thông thoáng của Nhà nước ta, số Công ty tư nhân và Công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc sở hữu tư nhân được thành lập đã tăng nhanh chóng và chiếm một tỷ trọng không nhỏ rong nền kinh tế. Sự phát triển của chúng có lợi cho việc thúc đẩy sản xuất, làm cho thị trường sôi động. Sự hoạt động linh hoạt, không ngừng khai thác các lĩnh vực kinh doanh mới của khu vực này làm cho thực lực kinh tế của các Công ty không ngừng được tăng cường. Tạo điều kiện nâng cao chất lượng khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý trong khu vực này được nâng cao dần. Thực tế chứng minh một bộ phận không nhỏ của nhà quản lý sau khi đã thử sức, được các công ty ở khu vực này rèn luyện, đã tạo lập Công ty mới hoặc bổ sung vào đội ngũ các nhà quản lý ở các khu vực kinh tế khác. c. Tác dụng của chế độ cổ phần Chế độ cổ phần là một loại hình tổ chức vốn liếng tài sản của doanh nghiệp hiện đại, có lợi cho sự phân chia về quyền sở hữu và quyền kinh doanh, có lợi cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và vốn liếng tài sản để kinh doanh. Hình thức này đã được chủ nghĩa tư bản áp dụng, CNXH cũng có thể áp dụng. d. Tác dụng của kinh tế quốc doanh Do những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường nên hầu như các nước đều có các doanh nghiệp quốc doanh. Điều này còn đặc biệt quan trọng hơn với một nước đang xây dựng nền kinh tế theo định hướng XHCN như nước ta hiện nay. Chỉ khi có thể chi phối về kinh tế thì mới có thể chi phối về mặt chính trị. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc quốc hữu hoá phần lớn tư liệu sản xuất của nền kinh tế. Tác hại của quan điểm sai lầm về vai trò chi phối kinh tế của Nhà nước không những đã làm cho cả một hệ thống các nước XHCN sụp đổ mà còn ảnh hưởng đến tư tưởng của nhiều nhà quản lý của nước ta, ví dụ như việc muốn can thhiệp hành chính quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực ra, việc sở hữu quá nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, với các kích cỡ khác nhau chỉ làm cho hoạt động quản lý của Nhà nước kém hiệu quả. Để chi phối được nền kinh tế chỉ cần nắm được phần chi phối ở các Công ty đầu ngành của một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Để chi phối được doanh nghiệp, Nhà nước không nhất thiết phải sở hữu toàn bộ doanh nghiệp ấy mà chỉ cần nắm được phần đủ để chi phối được doanh nghiệp ấy mà thôi. e. Tác dụng của vốn đầu tư nước ngoài Trong điều kiện tính chất lực lượng sản xuất đạt đến tính quốc tế như hiện nay, vốn đầu tư nước ngoài có một vai trò không thể thiếu. Đặc biệt nước ta còn là một nước đang phát triển thì vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng là phát triển trình độ khoa học kỹ thuật trong nước. Bên cạnh đó, nó còn có những vai trò khác như bổ sung cho sự thiếu vốn, mở rộng xuất khẩu, tăng cường khả năng tạo ngoại tệ, làm phong phú chủng loại hàng hoá, làm sôi động thị trường và tạo việc làm. Như vậy, có thể thấy việc đa dạng hoá sở hữu vừa là điều kiện thiết yếu vừa có tác dụng giúp chúng ta tiến nhanh hơn trên con đường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất trong nước phát triển mạnh mẽ. Kết luận Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh. Trong mỗi thành phần kinh tế, tồn tại các lĩnh vực tổ chức kinh tế với quy mô và trình độ công nghệ nhất định, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế nhất định. Các thành phần kinh tế được thể hiện ở các hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật chung cho mọi phương thức sản xuất. Trong nền kinh tế chưa thật sự phát triển cao, lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau; tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất. Do đó, cơ cấu của nền kinh tế, xét về phương diện kinh tế - xã hội, phải là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau do đó chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ có nhiều hình thức, tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế. Sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là tất yếu khách quan, ngoài lý do cơ bản trên còn có các lý do khác. - Xã hội cũ để lại không ít các thành phần kinh tế vừa chưa thể cải biến nhanh được. Hơn nữa, sau nhiều năm cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới đã xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới: thành phần kinh tế Nhà nước, thành phần kinh tế tập thể thành phần kinh tế tư bản Nhà nước.... Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách quan có quan hệ với nhau, cấu thành cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. - Nước ta có lực lượng lao động dồi dào (gần 40 triệu lao động ), cần cù, thông minh. Song số người chưa có việc làm còn nhiều, vừa lãng phí sức lao động, vừa gây ra những khó khăn lớn về kinh tế - xã hội. Trong khi, khả năng thu hút lao động của khu vực kinh tế Nhà nước không nhiều thì việc khai thác, tận dụng tiềm năng của các thành phần kinh tế khác là một trong những giải pháp quan trọng để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế chính trị Mac - Lênin (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 2002) 2. Giáo trình triết học - NXB Giáo dục 3. Bài Giảng của Giáo viên trên lớp ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0325.doc
Tài liệu liên quan