Quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất & trình độ của Lực lượng sản xuất với việc phát triển nền kinh tế ở Việt Nam

"Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất với việc phát triển nền kinh tế ở việt nam" Tính cấp bách của đề tài: Sự tác động của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã được loại người qua những giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau. Nó chính là quy luật vận động và phát triển của xác hội qua sự thay đổi kế tiếp từ thấp đến cao của các phương thức sản xuất. Vậy quan hệ sản xuất là gì ? lực lượng sản xuất là

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất & trình độ của Lực lượng sản xuất với việc phát triển nền kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì ? Quan hệ giữa chúng ra sao ? Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất được vận dụng như thế nào trên thế giới và ở các nước ta ? Đó là những vấn đề sẽ được kèm đến trong bài tiểu luận này. Chương, mục và số tiết trình bày trong đề tài. Chương I: Những vấn đề cơ bản về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. 1. Quan hệ sản xuất 2. Lực lượng sản xuất. Chương II: Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tác động đến quan hệ sản xuất. 1. Lực lượng sản xuất tác động đến quan hệ sản xuất. 2. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Chương III. Biểu hiện thực tiễn của quy luật đối với CNTB và CNXH. 1. Biểu hiện đối với CNTB 2. Biểu hiện đối với CNXH. Chương IV. Quá trình vận dụng quy luật ở Việt Nam. Những tài liệu tham khảo - Bài “Tìm hiểu tư tưởng của các Mác và Ph. Anghen về quy luật phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất của Trương Hữu Hoàn. Tạp chí Triết Học. - Tuyển tập các Mác - Ph. Anghen tập I - Giáo trình triết học Mác - Lênin tập II. Nội dung Hệ thống kinh tế chính trị thế giới và Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều biến động. Khối các nước XHCN đã sụp đổ ở Đông Âu trong khi khối các nước TBCN đang lớn mạnh và bành trướng thế lực ra toàn thế giới. Nếu kinh tế Việt Nam cũng đang có bước chuyển mình rõ rệt, từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, thiếu ăn nay đã trở thành một nước có nền kinh tế với nhiều thành phần, có tổng lượng gạo xuất khẩu đứng hàng thứ ba trên thế giới. Những thay đổi đó không thể không làm cho chúng ta phải quan tâm đến lĩnh vực quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Phải chăng nền kinh tế của mỗi nước khác nhau là do quan hệ giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất khác nhau ? Các nước có nền, kinh tế phát triển phải chăng là do nhờ quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, còn các nước có nền kinh tế kèm phát triển lại không có vấn đề này ? Vậy việc vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất và thực tiễn đã diễn ra như thế nào đối với các nước TBCN. Các nước XHCN và đối với Việt Nam ? Đó là một câu hỏi mang tính triết học đã được đặt ra và việc giải quyết câu hỏi này cũng giống như việc nhận thức những hành động đúng đắn hay sai lầm của giới lãnh đạo nói chung, từ đó tìm ra những biện pháp nhằm phát huy thêm những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực. Tuy nhiên đã có những quan điểm nhìn nhận vấn đề này chưa được xác đáng, đó là những tư duy chủ quan duy ý chí, họ cho rằng mỗi thời đại đã được ấn định bằng một phương thức sản xuất cố định mà không cần xem xét quan hệ sản xuất có phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hay không. Điều đó đã gây nên sự sai lệch trong phát triển kinh tế, xã hội, gây ra những hậu quả không lường. Thực tế cho thấy chỉ có cái nhìn khách quan mới đánh giá đúng quá trình vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Ta sẽ đi tìm hiểu biểu hiện thực tiễn của quy luật này một cách khách quan. I-/ Những vấn đề cơ bản về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 1-/ Lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được hình thành trong quá trình sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục của con người đối với tự nhiên. Lực lượng sản xuất là thể thống nhất hữu cơ giữa con người lao động với tư liệu lao động. Lực lượng sản xuất bao gồm hai yếu tố con người lao động và tư liệu sản xuất. Con người lao động gồm có trí thông minh, sáng tạo, sức lực... Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động, trong đó tư liệu lao động là yếu tố quan trọng nhất. Tư liệu lao động là những vật hay phức hợp những vật có thể nối con người với đối tượng lao động và dẫn truyền tích cực sự tác động của con người vào đối tượng lao động, tư liệu sản xuất là bộ phận trực tiếp dẫn truyền sự tác động của con người vào tự nhiên. Và sản phẩm của giới tự nhiên gọi là công cụ sản xuất. Tư liệu sản xuất luôn thay đổi vì con người luôn tìm tòi sáng tạo và sử dụng những công cụ lao động ngày càng được cải tiến tinh xảo hơn. Vì vậy mà trong lực lượng sản xuất cũng có mâu thuẫn. “Mâu thuẫn bên trong của lực lượng sản xuất là mâu thuẫn giữa trình độ, khả năng của lực lượng sản xuất với nhu cầu chinh phục, cải tạo tự nhiên, nhu cầu biến đổi đối tượng sản xuất”. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là do nhu cầu của xã hội và do mẫu thuẫn bên trong của lực lượng sản xuất quyết định. Mâu thuẫn này thường xuyên đặt ra, liên tục phát sinh trong quá trình sản xuất. Việc giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi phải áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ vào quá trình sản xuất làm cho công cụ sản xuất không ngừng được hoàn thiện. Vì vậy để thúc đẩy tư liệu sản xuất phát triển, lực lượng sản xuất phát triển thay đổi từ thấp đến cao thì phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, thay thế công cụ thô sơ bằng máy móc. Trong lực lượng sản xuất thì nhân tố con người đóng vai trò quyết định nhất. Song ngày nay trong công cuộc cách mạng đã mở ra bước nhảy vọt lớn của lực lượng sản xuất. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Vì khoa học là điểm xuất phát cho mọi biến đối to lớn cho lĩnh vực sản xuất, là cơ sở để hình thành hoạt động các ngành sản xuất mới đồ sộ khoa học đã kết tinh vào mọi yếu tố của lực lượng sản xuất và làm thay đổi về chất mọi yếu tố đó. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã mở ra một kỷ nguyên mới của sản xuất tự động hoá với việc ứng dụng khoa học tiến bộ mới vào sản xuất, đã tạo ra sự thay đổi trong chức năng của người sản xuất. Con người không trực tiếp thao tác mà chủ yếu sáng tạo và điều chính một cách hợp lý. Trí thức khoa học được vật chất hoá vào mọi nhân tố của lực lượng sản xuất, từ đối tượng lao động đến tư liệu lao động. Do khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nên thành phần người cấu thành lực lượng sản xuất không chỉ bao gồm lao động chân tay mà gồm cả kỹ thuật viên, kỹ sư và các cán bộ khoa học phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất. 2-/ Quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức của con người. Để tiến hành sản xuất con người không chỉ có mối quan hệ với tự nhiên mà phải có mối quan hệ với nhau để trao đổi hoạt động và kết quả của lao động. Mác viết: “Người ta chỉ có thể tiến hành sản xuất bằng cách hợp tác với nhau theo một cách nào đó. Để thực hiện quá trình sản xuất con người phải có những mối liên hệ, quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ trong phạm vi của những mối liên hệ, quan hệ đó thì con người mới có mối quan hệ với tự nhiên, tức là sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm ba mối quan hệ cơ bản: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý, quan hệ phân phối sản xuất xã hội. Ba mối quan hệ này nằm trong mối liên hệ ràng buộc quy định lẫn nhau trong đó quan hệ đối với tư liệu sản xuất giữ vai trò quan trọng nhất, nó quy định các mối quan hệ còn lại. Bản chất của mối quan hệ sản xuất ra sao thì phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ đối với tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội như thế nào. Các quan hệ về tổ chức và quản lý, quan hệ về phân phối sản phẩm xã hội giữ những vai trò hết sức quan trọng chúng có thể góp phần củng cố, phát triển sản xuất và cũng có thể làm xói mòn quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất có tính ổn định tương đối so với lực lượng sản xuất. ở mỗi giao đoạn phát triển nhất định của lịch sử quan hệ sản xuất tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định, quan hệ sản xuất thống trị của mỗi xã hội quy định bản chất và bộ mặt của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Chính vì vậy khi nghiên cứu quá trình sản xuất không chỉ dừng lại ở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà phải xét tới tính chất của quan hệ sản xuất. II-/ Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất và tác động biện chứng với nhau. Sự liên hệ tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hình thành nên quy luật phổ biến của toàn thể loài người. Đó là quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quy luật sự phù hợp này là khả năng phối hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất để tạo ra hiệu quả lao động cao nhất. Mác đã vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc xem xét mối quan hệ này, từ đó từng bước tìm ra được mối quan hệ giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. 1-/ Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất. Trong quá trình sản xuất, để giảm nhẹ sức lao động và không ngừng nâng cao hiệu quả của lao động thì con người phải tìm cách cải tiến công cụ lao động, chế tạo ra các công cụ lao động mới tinh xảo hơn. Cùng với việc cải tiến và chế tạo ra các công cụ lao động mới thì bản thân con người cũng không ngừng hoàn thiện. Những kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm lao động và trí thức khoa học không ngừng phát triển. Như vậy lực lượng sản xuất là mặt cách mạng nhất trong một phương thức sản xuất. Trong quá trình sản xuất, quan hệ sản xuất hình thành và phát triển dưới sự ảnh hưởng tới tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ. Do lực lượng sản xuất là yếu tố cách mạng thường xuyên vận động, biến đổi, phát triển trong khi đó quan hệ sản xuất có xu hướng ổn định hơn. Do vậy khi lực lượng sản xuất phát triển tới trình độ mới nó sẽ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất cũ, từ đó xuất hiện một nhu cầu khách quan là phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ mới của lực lượng sản xuất tạo động lực cho sản xuất phát triển. “Do đó những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, từ đó loài người đã thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản doanh nghiệp”. Và Mác cũng đã nói: “Tới một giai đoạn phát triển nhất định nào đó lực lượng sản xuất của xã hội sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mà trong đó các lực lượng sản xuất vẫn từng phát triển. Từ chỗ là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, khi đó bắt đầu một thời kỳ cách mạng”. Khi quan hệ sản xuất cũ lại xoá bỏ thì có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi thay bằng một phương thức sản xuất mới, xã hội cũ mất đi, xã hội mới ra đời, lịch sử loài người phát triển lên một giai đạon mới cao hơn về chất. 2-/ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng quyết định bởi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất vì vậy quan hệ sản xuất không phải là yếu tố thụ động mà nó tác động tích cực trở lại đối với lực lượng sản xuất, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó tạo thành động lực to lớn thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong trường hợp ngược lại nó trở thành xiềng xích đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất vì nó quyết định mục đích của lực lượng sản xuất, quy định vai trò tổ chức và quản lý lực lượng sản xuất, quy định phương thức phân phối sản xuất xã hôi. Quy luật về sự phù hợp quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật chung nhất của lịch sử, nó chi phối sự vận động phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn khác nhau từ thấp tới cao, từ công xã nguyên thuỷ đến chiếm hữu nộ lệ, phong kiến... Thực tiễn đã chỉ ra rằng chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì sản xuất mới có động lực phát triển - Còn trong các trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, hoặc phát triển hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì đều tạo ra lực cản đối với phát triển sản xuất. III-/ biểu hiện thực tiễn của quy luật đối với CNTB và CNXH. 1-/ Đối với CNTB: Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất vào việc giải phẫu XHTB. Mác đã thấy so với các xã hội trước đó giai cấp tư bản đã tạo ra được một lực lượng sản xuất khổng lỗ, đẩy nhanh tiến trình văn minh của nhân loại. CNTB nắm trong tay hầu hết các tiến bộ khoa học và công nghệ làm cho quá trình lao động mang lại những hiệu quả vô cùng to lớn. Bên cạnh đó quá trình phân công lao động diễn ra một cách nhịp nhàng trong thế giới tư bản, nền sản xuất TBCN được xã hội hoá rất cao nhờ những tổ chức độc quyền, các công ty xuyên quốc gia... Thế nhưng điều ngược lại là quyền sở hữu tư tiệu sản xuất lại hoàn toàn thuộc về giới chủ. Hầu hết các lợi nhuận của hoạt động kinh tế đều chảy vào túi riêng của các ông trùm tư bản kếch xù. Giai cấp công nhân nói chung người lao động nói riêng chỉ được hưởng một phần rất nhỏ bé, có thể coi như là không đáng kể. Từ đó Mác và Anghen đã chỉ ra mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội và chế độ chiếm hữu tư liệu sản xuất có tính tư nhân diệt vong của xã hội TBCN, XHCN sẽ ra đời trên cơ sở khắc phục mâu thuẫn ấy bằng cách xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Làm cho trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất có được một quan hệ sản xuất mới thích ứng, mở đường cho nó phát triển mạnh mẽ hơn. Song một thực tế đáng buồn vẫn đang diễn ra trước mắt chúng ta là hệ thống các nước XHCN đang ngày càng một suy sụp. Bên cạnh đó, cho đến nay vẫn chưa có một cuộc cách mạng XHCN nào nổ ra ở những nước TBCN phát triển nhất, tuy rằng ở đó mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũng đã đến độ gay gắt. CNTB ngày nay cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mà nó nằm trong tay vẫn còn đang trên con đường phát triển đầy sức sống. Một số nhà triết học Macxit cũng đang băn khoăn tự hỏi liệu phải giải thích thế nào về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong hình thức mới ? Chúng ta đều biết cách mạng nổ ra không chỉ vì nguyên nhân khách quan mà phải có những nguyên nhân chủ quan đã đạt tới độ chín muồi của nó. Sở dĩ CNTB chưa bị thủ tiêu hẳn trên thế giới là do hai nguyên nhân tạm thời sau: Thứ nhất: CNTB đã trở thành một hệ thống rộng lớn, nên vấn đề mâu thuẫn của phương thức sản xuất TBCN cùng cách giải quyết mâu thuẫn của nó không thể nhìn nhận hay thực hành trong từng nước một. Thứ hai: Gần đây TBCN đã có một số phương pháp nhằm giảm bớt căng thẳng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong xã hội. Từ đó làm kéo dài thêm thời gian sống của nó. Về lực lượng sản xuất, CNTB đã xây dựng lên một nền đại công nghiệp vững chắc, đáp ứng nhu cầu đầy đủ về sinh hoạt cho con người. Với những công nghệ tinh vi hiện đại sẵn có, CNTB tạo ra lượng vật chất ngày càng to lớn để khoả lấp những ý đồ xấu xa của mình. Về quan hệ sản xuất, giai cấp tư sản ngày nay cũng đã ý thức được rằng không thể thống trị và bóc lột như kiểu cũ. Việc quốc hữu hoá một số ngành công nghiệp nặng và giao thông vận tải quan trọng, cũng như việc biến các nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng thành các công ty có nhiều cổ phần cũng chứng tỏ giai cấp tư sản cũng nhìn thấy mâu thuẫn gay gắt giữa sản xuất có tính xã hội, nhưng chiếm hữu tư nhân và muốn giải quyết bằng cách xã hội hoá một phần lực lượng sản xuất trong khuôn khổ của CNTB. Ngày nay chúng ta thừa nhận phương thức TBCN vẫn tạo ra một lượng của cải khổng lồ nhưng không thể quy đó là do quan hệ sản xuất TBCN vẫn còn đầy sức sống. Nếu nhìn vào đội quân thất nghiệp ngày một đông đảo, nhìn vào số lượng nhà máy bị đóng cửa và số tiền cực kỳ to lớn chi phí cho chạy đua vũ trang chúng ta mới thấy CNTB không những đã kìm hãm mà còn lãng phí lực lượng sản xuất ghê gớm đến mức nào. Những biện pháp nói trên của CNTB có thể vẫn tạm thời kích thích được sản xuất phát triển, nhưng về cơ bản vẫn không khắc phục được những mâu thuẫn cố hữu mà Mac đã chỉ ra. Vì thế cách mạng xã hội chủ nghĩa thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa vẫn được coi là tất yếu. Một vấn đề khác là giải thích như thế nào về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở những nước từ sản xuất nhỏ trở qua giai đoạn phát triển TBCN đi thẳng lên sản xuất lớn TBCN ?, phải chăng ở những nước này có hiện tượng quan hệ sản xuất đi trước lực lượng sản xuất, vì trên cơ sở lực lượng sản xuất còn là thủ công manh mún đã có thể xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ? 2-/ Đối với XHCN: Lênin đã từng phát triển chủ nghĩa Mác và đưa ra lý luận trong điều kiện có một nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, các dân tộc chậm phát triển có thể bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN tiến thẳng lên XHCN. Điều đó có nghĩa là các dân tộc này có thể không cần phải trải qua các mâu thuẫn ghê gớm giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất TBCN khi có sự giúp đỡ từ các nước XHCN anh em. Song thực tế lịch sử lại không diễn ra đúng như ý định. Liên Xô cùng khối Đông Âu. Khối các nước XHCN. Dùng mạnh nhất đã bị tan rã. Thiếu đi sự giúp đỡ đáng kể, mục tiêu tiến lên XHCN ở một số nước đang có nguy cơ bị phá sản. Nguyên nhân khách quan của thất bại này mà chúng ta phải nhìn nhận là sự ỷ lại, dự dẫm của các nước kém phát triển vào Liên Xô. Họ chỉ trông chờ vào các khoản viện trợ mà chẳng chú ý tới vấn đề tẹ thân phát triển nền kinh tế của mình. Nguyên nhân thứ hai là đã có những quan điểm nhìn nhận phiến diện về mối quan hệ sản xuất XHCN mới được xây dựng ở các nước này. Người ta tưởng rằng sau khi xoá bỏ được chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu thì mọi vấn dề về quan hệ sản xuất XHCN được giải quyết về cơ bản rằng “tính ưu việt” của chế độ công hữu tư liệu sản xuất là đòn bẩy để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ theo ý muốn chủ quan của những người lãnh đạo. Từ đó coi nhẹ vai trò then chốt của cách mạng khoa học kỹ thuật, không quyết tâm thực hiện công nghiệp hoá XHCN. Đã có một thời những tư tưởng ấy đã xuất hiện ở Việt Nam và được coi như một tư tưởng chủ đạo. Dù muốn hay không những quan điểm nói trên đều có chung một sai lầm là tách rời mối quan hẹ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đúng là lịch sử đã giành cho chúng ta cái quyền ưu tiêu bỏ qua quan hệ sản xuất TBCN để xây dựng quan hệ sản xuất nhỏ. Song muốn thực hiện được quy luật kinh tế cơ bản của XHCN là thoả mãn những nhu cầu vật chất văn hoá ngày càng cao cho nhân dân thì không có con đường nào khác người từ thân vận động đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nghĩa là làm cho quan hệ sản xuất mới mau chóng có được một lực lượng sản xuất tương ứng. Tất nhiên quan hệ sản xuất có vai trò chủ động tích cực đối với việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhưng nó cũng chỉ phát huy tác dụng khi vào được xây dựng trên cơ sở phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Chính vì đó ngay trong Đại hội V về phát triển kinh tế xã hội trong chặng đường thứ nhất, Đảng đã từng nêu ra một trong mười chính sách quan trọng là: “đảm bảo sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất” và ngay sau khi thấy rõ được những sai lầm trước đây và xu thế ngày càng suy yếu của phe XHCN, nước ta có những cải cách to lớn về quan hệ sản xuất sao cho phù hợp với lực lượng sản xuất. Đó là việc thích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân hoạt động, làm cho nền kt phát triển toàn diện hơn. Trong nông nghiệp chúng ta đã thực hiện chính sách khoán sản phẩm, giúp xã việc an tâm, phấn khởi sản xuất và gắn bó với tư liệu sản xuất của mình. Qua đó có thể thấy rõ là từ sản xuất nhỏ lên XHCN chúng ta phải tuân theo một cách nghiêm khắc quy luật mà Mác đã phát hiện. Có thể kết luận rằng, các dân tộc, các quốc gia có thể rút ngắn giai đoạn quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. IV-/ Quá trình vận động quy luật ở Việt Nam. Trong thực tế đẩy mạnh việc phát triển sản xuất nhất thiết phải gắn liền với nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển, của lực lượng sản xuất. Đó là quy luật phổ biến hàn sâu vào trí thức của các nhà lãnh đạo. Tuy vậy không phải lúc nào người ta cũng nhận tứhc và vận dụng đúng quy luật đó. Theo phương châm: chỉ có sự tinh tế nếu mình nhìn nhận được những việc đúng sai của mình. Sau đó ta hay đi vào nghiên cứ quá trình vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở Việt Nam, phát hiện ra xem có những hành động đúng đắn hay sai lầm nào. ở thời kỳ đầu khi mà Miền Bắc nước ta bắt đầu xây dựng CNXH, Đảng đã nhìn nhận trong thực tiễn sản xuất ở nước ta lực lượng sản xuất còn bị quan hệ sản xuất kìm hạm làm cho lực lượng sản xuất kém phát triển. Đới sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy Đảng ta đã tiền hành cuộc cải cách ruộng đất nhằm thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” Mặc dầu trong phương pháp thực hiện có nhiều sau lầm song về cơ bản đã xoá bỏ được chế độ sở hữu rộng đất phong kiến, thực hiện sở hữu ruộng đất cho nhân dân, cởi trói sức sản xuất ở nông thôn, người nông dẫn đã thực sự trở thành người chủ ruộng đất. ở các bước tiếp sau chúng ta lại tiếp tục mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng. Do chưa nhận thức đúng quy luật về mối quan hệ biên chức giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Trong cuộc cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới chúng ta đã ra sức vận động, một số nơi gần như là cưỡng bức, nông dân đi vào hợp tác hoá khi mà họ chưa có thời gian để suy nghĩ trên mảnh đất được chia. Có thể chúng chưa tuân thủ lời giám huấn của Lênin: Muốn dụng một phương pháp mau lẹ nào đó, một sắc lệnh, một tác động ngoài vào để cải tạo hệ cá thể ấy thì thật là một tư tưởng hoàn toàn phi lý. Đồng thời cùng với việc xây dựng hợp tác xã quy mô từ thấp tới cao chúng ta đã mở rộng và phát triển cá quy mô nông trường quốc doanh, các nhà máy, xí nghiệp lớn mà không tính đến trình độ của lực lượng sản xuất đang còn thấp kém. Mặt khác chúng ta tạo ra những quy mô lớn là ngộ nhận là đã có quan hệ sản xuất cũ, xây dựng một quan hệ sản xuất mới đều thúc đẩy sự ra đời và lớn mạnh của lực lượng sản xuất mới chúng ta đã nhầm lẫn trong khi nhấn mạnh quá sức để sở hữu tư liệu sản xuất theo khuynh hưởng tập thể hoá, cho đó là nhân tố hàng đầu của quan hệ sản xuất mới, bởi vậy đưa đến tình trạng tách rời, biệt lập người lao động với đối tượng lao động chủ yếu của họ. Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh quan điểm đó sai lầm. Sai lầm ở chỗ không phải chúng ta duy trì, quan hệ sản xuất lạc hậu so với sự phát triển của lực lượng sản xuất như người ta thường nói, mà chủ yếu là có những mặt của quan hệ sản xuất bị đẩy lên quá cao, quá xa một cách giả tạo làm cho nó tách rời trình độ còn thấp kém của lực lượng sản xuất. Do vậy việc xác lập quan hễ mới để mở được cho lực lượng sản xuất phát triển là chưa xác đáng. Phải chăng “hợp tác hoá là cái quá rông và quá sớm với tính chất và trình độ phát triển lúc bấy giờ”. Bởi vậy nhận định trong văn kiện đại hội VI của Đảng có căn cứ vào đã làm phong phú thêm lý luận về bản chất giữa lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thông thường sự lạc hậu của quan hệ sản xuất so với trình độ của lực lượng sản xuất là điều thường xảy ra, ở đó chứng tỏ quan hệ sản xuất bị phá vỡ. Còn nếu có trường hợp “quan hệ sản xuất đi trược lực lượng sản xuất” tuyệt nhiên không thể coi là hình thức biểu hiện đặc thù của quy luật mà đó là dấu hiệu cho thấy sự đi lệch khỏ quy luật. Để hiện chứng cho quan niệm “quan hệ sản xuất đi trước” hoặc nói cách khác để giải phóng mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tiến lên với lực lượng sản xuất lạc hậu. Chúng ta đã ra sức xây dựng lực lượng sản xuất một cách khẩn trương bằng cách đưa khá nhiều máy móc vào các xí nghiệp nông nghiệp mới hình thành còn non yếu, nhằm xây dựng mô hình lâu dài công nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện mà không tính đến khả năng quản lý tổ chức sử dụng của nông dân cũng như khả năng lãnh đạo của bản quan lý hợp tác xã. Trong lực lượng sản xuất chung ta chỉ chú ý tư liệu sản xuất một cách thuần tuỳ mà thiếu sự cần thiết ở nhân tố con người cả về trình độ lẫn thái độ lao động. Bản thân con người yếu tố quyết định là chủ thể quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất. Song sản xuất bị đặt trong vòng cương toả của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp nên con người lao động đã trở thành thực thể thụ động, năng lực sáng tạo bị ức chế và mất đi một cách tự nhiên. Tất cả những sai lầm đó đã dẫn đến sự “ngã gục” trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất và do đó phá vỡ luôn cả nhịp độ phát triển kinh tế xã hội. Một sai làm cơ bản của chúng ta đã vấp phải là xoá bỏ quá sớm quan hệ sản xuất tư bản khi kinh tế XHCN của ta chưa đủ sức thay thế. Điều đó ảnh hưởng không tốn đế lực lượng sản xuất và mất một khả năng tạo ra sản phẩm dồi dài cho xã hội. Cũng vậy, nếu ta xoá sách tiểu thương khi hệ thống thương nghiệp quốc quanh và hợp tác xã mua bán của ta chưa làm nối vai trò “người nội trợ cho xã hội” thì sẽ gây ra nhiều khó khăn và ách tác hàng hoá và không thể đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho nhân dân. Rõ ràng ta không thể xoá bỏ một hình thức quan hệ sản xuất nào khi lực lượng sản xuất tương ứng với nó đang tồn tại và thúc đẩy sức sống. Nhìn nhận sai lầm nói trên chúng ta không chỉ đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan. Một đất nước thoát khỏi chế độ phong kiến, nửa thuộc địa lại đè nặng bởi ba mươi năm chiến tranh không tránh khỏi những khó khăn, thiệt thòi nhất định. Tuy nhiên không phải vì thế mà không thừa nhận sai lầm về mặt chủ quan. Cội nguồn của những sai lầm chủ quan đó là do sự nhận tứhc không đầy đủ về chủ nghĩa xã hội, do đó vận dụng không đúng đắn bản chất của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trong thời gian dài, chúng ta cứ có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là có chủ nghĩa xã hội mà quên đi rằng quan hệ sản xuất đó phải dựa trên cơ sở lực lượng sản xuất sắn có. Tập trung sức xây dựng quan hệ sản xuất song nội dung ý chí trong việc xây dựng trật tự bước đi cũng như việc lựa chọn các hình thức tổ chức kinh tế. Song với những vấp váp, những thất bại, Đảng ta vẫn còn rất nhiều sự nhìn nhận đúng đắn cũng như các biện pháp kịp thời để khắc phục và phát triển nền kinh tế. Qua quá trình lãnh đạo sản xuất lâu dài Đảng ta rút ra kinh nghiệm bổ ích và đã khẳng định rằng; một trong những nguyên nhân làm cho xã hội chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn là: Không nắm vững quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, từ đó Đảng đã rút ra cái cốt lõi để đẩy mạnh việc vận dụng quy luật bằng cách nêu vấn đề gắn liền với cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật lên hàng đầu. Đông thời tổ chức lại nền sản xuất xã hội để xác định đúng những hình thức và bước đi thích hợp. Đảng đã nhận thức rằng sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất không bao giờ là sự phù hợp tuyệt đối, không có mâu thuẫn, không trao đổi. Sự phù hợp này không bao giờ là sự phù hợp chung mà là sự tồn tại dưới nhiều hình thức cụ thể, thích ứng với đặc điểm nhất định với trình độ nào đó của lực lượng sản xuất là cần xác lập quan hệ sản xuất như thế nào để thực sự là hình thức thích hợp nhất với yêu cầu của sự phát triển từng vùng. Bởi vậy vấn đề cải tạo quan hệ sản xuất là hoàn toán đúng, cải tạo quan hệ sản xuất ngày càng phát triển. Trong cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới đại hội Đảng lần VI đã nhấn mạnh là phải giải phòng đồng bộ cả ba mặt xây dựng chế độ sở hữu, quản lý và chế độ sở hữy mà bỏ qua việc xây dựng hai chế độ bia. Chế độ sở hữu có tầm lý luận, chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là mặt cơ bản nhất làm nền tảng cho quan hệ sản xuất khác trong lịch sử xã hội. Về mặt thực tiễn, tính chất sở hữu tư liệu sản xuất mới cũng quy định cả tính chất quản lý và phân phối. Trong quan hệ sản xuất nếu xét về mặt sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp trước hết là ruộng đất thì ruộng đất giao khoán cho nông dân vẫn thuộc quyền sở hữu tập thể. Còn nếu xét quan hệ quản lý trong quan hệ sản xuất khoán sản phẩm là quá trình hạch toán kinh tế đến nhóm và từng gia đình đã tạo sự liên doanh liên kết tiến bộ. Một yếu tố cũng quan trọng của quan hệ sản xuất là phân phối. ở quan hệ này thể hiện rất rõ trong mỗi quan hệ ba lợi ích. Sự đóng góp của nhân dân đối với phí dịch vụ sản xuất và đổi hàng hoá chiều không ngừng tăng lên. Vì thế nếu cải tạo XHCN là cải tạo quan hệ sản xuất cũ. Nước ta đi lên XHCN từ những xuất phát triển hình về lực lượng sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật kém lùi sau trình độ của thế giới văn minh hàng trăm năm, cho nên việc lựa chọn và vận dụng những giải pháp thích hợp để đảm bảo sự phát triển lực lượng sản xuất từ đó phát triển nền kinh tế xã hội là vấn đề mong ý nghĩa lý luận và thực tiễn hàng đầu. Để xác định trật tự bước đi, lựa chọn những hình thức tối ưu nhằm phát triển lực lượng sản xuất một cách quy luật thì phải dự trên điều kiện cụ thể của đất nước. Tuy nhiên chúng ta đang ở trong thời đại của đặc điểm lớn: cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ, xu hướng hoà hoãn hợp tác và tồn tại hoà bình giữa các nước trên thế giới ngày càng tăng. Những đặc điểm khách quan cho phép chúng ta kết hợp hình thức phát triển tuần tự và nhảy vọt để nhằm vừa có thể đẩy mạnh và rút ngắn thời hạn lịch sử tạo nên bước nhảy vọt về chất và sự tăng trưởng nhanh chóng của lực lượng sản xuất. Đảng đã nhận thấy, từ nước có nền sản xuất nhỏ như giai đoạn công nghiệp hoá. Trên thực tế chúng ta đã và đang tiến hành công nghiệp hoá đất nước. Song những lệch lạc của thời kỳ công nghiệp hoá theo kiểm cổ điểm khôn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0022.doc
Tài liệu liên quan