phần thứ nhất
đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, nhưng đất đai là tài nguyên không thể tái tạo được, cố định về vị trí giới hạn về không gian.
Theo số liệu thống kê năm 1997, nước ta có tổng diện tích tự nhiên khoảng gần 33 triệu ha.Về diện tích tự nhiên nước ta có quy mô trung bình xếp thứ 50 trong t
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quy hoạch sử dụng đất xã Mai Lâm - Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng số 200 nước trên thế giới,nhưng nướcta với số dân đông 75,5 triệu người đứng thứ 13 trên thế giới, nên thuộc loại "đất chật người đông".
Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người rất thấp, chỉ bằng 1/7 mức bình quân của thế giới tức là vào khoảng 0,43ha/người. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ có 1.047m2, với 80% dân số sống ở nông thôn nên bình quân đất nông nghiệp trên một lao động nông nghiệp cũng chỉ có3.446m2, hiện nay nước ta vẫn thuộc nhóm 40 nước có nền kinh tế kém phát triển,sản xuất nông nghiệp vẫn trong tình trang lạc hậu.
Điều 18 hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 đã nêu rõ:"Nhà nước thống nhất quản ly toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật,đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả".
Luật đất đai năm 1993 tại điều 13 quy định: Quy hoạch kế hoạch hoá sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Nghị quyết số 01/1997/QH của quốc hội khoá 9, kỳ họp thứ 10, chỉ thị 247/TTg ngày 28/04/1995, chỉ thị 245/TTg ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.
Nghị định số 43/CP của Chính phủ đã giao cho Tổng cục địa chính có trách nhiệm: "Xây dựng,trình Chính Phủ chiến lược quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ".
Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta ngày càng được sự quan tâm của Đảng và nhà nước,đã và đang tiến hành từng bước quy hoạch phân bổ vùng lãnh thổ theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết trong phạm vi cả nước. Từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của ngành, đơn vị mình theo đúng yêu cầu của Luật đất đai và các văn bản quy định và công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
* Mục đích, yêu cầu.
Mục đích của quy hoạch sử dụng đất cấp xã là nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Tìm hiểu công tác quy hoạch đất đai hiện nay, đặc biệt là tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở đơn vị cấp xã.
- Làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm
Từ những mục đích trên quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải giải quyết được những yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo sự thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai và tính chủ động của người sử dụng đất một cách phù hợp trong khuôn khổ quỹ đất của xã.
- Tính toán cơ cấu các loại đất cho tương lai theo hướng có lợi nhất.
Đáp ứng sự phát triển ổn định trong nông thôn và sử dụng lâu bền có hiệu quả kinh tế xã hội.
Được sự phân công của Khoa quản lý ruộng đất trường Đại học Nông nghiệp, được sự giúp đỡ của Phòng địa chính huyện Đông Anh, UBND xã Mai Lâm, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Đoàn Công Quỳ giảng viên Khoa quản lý ruộng đất, tôi tiến hành làm đề tài:
“ Quy hoạch sử dụng đất xã Mai Lâm – huyện Đông Anh
– Thành phố Hà Nội”.
Phần thứ hai
Tổng quan tài liệu
1. Tình hình nghiên cứu quy hoạch đất đai trong và ngoài nước.
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành nhiều năm trước đây, hiện nay công tác này đang được chú trọng và phát triển, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.
ở Liên Xô cũ, Anh và Pháp đã có cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh và ngày càng tiến bộ.
Trên thế giới có hai trường phái quy hoạch chính sau:
Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo hài hoà sự phát triển đa mục tiêu, sau đó mới đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêu biểu cho trường phái này là Đức và úc.
Ngoài ra ở một số nước khác còn có những phương pháp quy hoạch đất đai mang tính đặc thù và riêng biệt.
ở Pháp, quy hoạch đất đai được xây dựng theo hình thức mô hình hoá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
ở Hungari, quy hoạch đất đai được coi là vấn đề đặc biệt tồn tại. Sự thay đổi từ một hệ thống tập chung sang cơ chế lập quy hoạch phi tập chung cùng với việc hướng tới tư nhân hoá mang lại những thay đổi lớn về kinh tế, cơ cấu, tổ chức và xã hội.
ở Angieri: Việc quy hoạch đất đai được dựa trên nguyên tắc nhất thể hoá, liên hợp hoá và kỷ luật đa phía.
ở Nam Phi, đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do chính phủ thiết kế với sự tham gia của chính quyền các tỉnh ( cấp trung gian )
ở Canada, Chính phủ liên bang đã can thiệp vào quy hoạch cấp trung gian ( cấp bang ) đang được giảm bớt.
ở Philipin: Có 3 cấp lập quy hoạch
Cấp quốc gia sẽ hình thành những chỉ đạo chung, cấp vùng trển khai một khung chung cho quy hoạch theo vùng và cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai các đồ án tác nghiệp.
ở Thái Lan, việc quy hoạch đất đai được phân theo 3 cấp: Quốc gia, vùng, và á vùng hay địa phương .
ở các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia công tác quy hoạch đất đai đã bắt đầu phát triển nhưng mới dừng lại ở tổng thể các ngành, không tiến hành quy hoạch ở các cấp nhỏ như ở Việt Nam.
1.2.Thực tiễn quy hoạch đất đai ở nước ta trong những năm qua.
ở Miền Bắc quy hoạch sử dụng đất đai được đặt ra và xúc tiến từ năm 1962 . Vấn đề lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn bản pháp luật và được xem như là một luận chứng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Điều này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn cụ thể sau:
Thời kỳ 1975 – 1980
Thời kỳ này, Hội đồng chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương để triển khai công tác này trên phạm vi toàn quốc. Kết quả là đến cuối năm 1978 các phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến nông sản của nông nghiệp, của 7 vùng kinh tế và tất cả các tỉnh đã lập và được chính phủ phê duyệt.
Thời kỳ 1981- 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 đã quyết định “ Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế, xã hội, dự thảo kế hoạch, triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau ( 1986- 1990 )”.
Kết quả là phần quy hoạch sử dụng đất đai trong tổng sơ đồ, nội dung và cơ sở khoa học đã được nâng cao thêm một bậc. Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính đã được đề cập đến ( tuy chưa đầy đủ ) ở các cấp huyện, tỉnh, cả nước, còn quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề cập đến, thời kỳ này chủ yếu là quy hoạch HTX nông nghiệp.
Thời kỳ 1987 đến trước khi có Luật đất đai
Năm 1987, Luật đất đai của nhà nước ta được ban hành, trong đó có một số điều nói về quy hoạch đất đai, tuy nhiên Luật đất đai 1987 chưa nêu ra nội dung của quy hoạch sử dụng đất.
Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ra thông tư 106/QHKH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai. Qua 2 năm thực hiện nhiều tỉnh đã lập kế hoạch cho một nửa số xã trong tỉnh của mình bằng kinh phí địa phương .
Kể từ khi ban hành Luật đất đai 1993 cho đến nay
Vào tháng 7 năm 1993 Luật đất đai được công bố. Trong luật này các điều khoản nói về đất đai được nói cụ thể hoá hơn so với Luật đất đai 1987 và từ năm 1993 trở đi công tác quy hoạch đã được chú trọng hơn. Tổ chức UNDP tài trợ cho nước ta 2 dự án khả thi về quy hoạch là: Quy hoạch đất đai Đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng Sông Hồng ( 10 tỉnh).
Từ năm 1993 trở lại đây, thực hiện Luật đất đai 1993 ngay từ đầu năm 1994, TCĐC đã chỉ đạo triển khai xây dựng quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010. Dự án quy hoạch này đã được Chính phủ thông qua và Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX. Đến nay đã đạt được một số kết quả cụ thể:
Quy hoach đất đai theo lãnh thổ hành chính cấp tỉnh đã và đang triển khai ở 44 tỉnh và thành phố trực thuộc TW trong đó có 6 tỉnh, thành phố đã được thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
Quy hoạch đất đai cấp huyện đang được triển khai rộng khắp ở tất cả các tỉnh thành. Đến nay các mô hình thí điểm đã hoàn thành, toàn quốc hiện có 154 huyện, quận, thị xã đang triển khai lập quy hoạch đất đai.
Quy hoạch đất đai cấp xã đang được triển khai ở 2704 xã, phường trong cả nước mà phần lớn trong số đó đã được phê duyệt và đang được tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Quy hoạch sử dụng đất các ngành mới thực hiện được việc rà soát song quy hoạch sử dụng đất quốc phòng của 8 quân khu và bộ đội biên phòng
( Quân khu Thủ đô, quân khu I, II, III, IV, V, VII, IX ) đã trình và được chính phủ phê duyệt.
Công tác lập kế hoạch sử dụng đất, chuyển đất nông nghiệp và lâm nghiệp có rừng sang mục đích phi nông nghiệp theo điều 23 Luật đất đai 1993 cũng đã đạt được nhiều tiến bộ. Năm 1995 có 30/53 tỉnh, thành phố lập kế hoạch sử dụng đất. Năm 1996 có 51/53 tỉnh, thành phố lập kế hoạch sử dụng đất. Năm 1997 TTCP đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho 57/61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưong.
Năm 1998 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch sử dụng đất đai, trong đó có 60 tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai
2.1. Khái niệm và đặc điểm của sử dụng đất đai.
Khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai:
Quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đầy đủ 2 chức năng:Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất và môi trường.
2.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất đai
Nội dung và các phương pháp nghiên cứu tổ chức sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội bao gồm các yếu tố sau:
Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng
Hình dạng và mật độ khoảng thửa
Đặc điểm thuỷ văn địa chất
Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên
2.3. Các yếu tố hình thái
Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư
Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng
Trình độ phát triển các ngành sản xuất
Như vậy đối tượng nghiên cứu của quy hoạch đất đai là:
Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu.
Đề xuất các biện pháp tổ chưc sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao, kết hợp bảo vệ đất và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành, các đối tượng sử dụng đất, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của từng cụm lãnh thổ.
3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất đai.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ sang công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp đã và đang gây ra áp lực ngày càng lớn đối với đất đai.
Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề rất bức xúc và cần được quan tâm hàng đầu.
Vấn đề đất đai đã được thể hiện trong hệ thống văn bản pháp luật như Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật cụ thể:
Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 đã khẳng định “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, “ Nhà nước thống nhất và quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”(chương II,điều 18)
Để phù hợp với thực tiễn khách quan ,trong điều kiện đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường,tháng 7/1993 Luật đất đai được công bố .
Trong luật này có các điều khoản nói về vấn đề quy hoạch đất đai đã được cụ thể hoá hơn so với Luật đất đai ban hành năm 1987.
Điều 1 Luật đất đai năm 1993 cũng nêu rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Điều 13 Luật đất đai, xác định một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai là “ Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất”. Đây chính là căn cứ pháp lý để thực hiện việc giao đất, thu hồi đất. Tại điều 16, 17, 18 của Luật đất đai năm 1993 nêu rõ nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đai.
Điều 19 của Luật đất đai “ Căn cứ để quyết định giao đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”.
Nghị quyết số 01/1997/QH của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10. Chỉ thị số 247/TTg ngày 28/04/1995, chỉ thị số 245/TTg ngày 22/04/1996 của TTCP đã quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh. Thực hiện luật đất đai, nghị quyết của Quốc hội, chỉ thị của TTCP, TCĐC đã có các văn bản hướng dẫn về công tác này. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giao cho SĐC chủ trì cùng các ban ngành triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Những căn cứ trên là cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Vị trí, vai trò và sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Trong Luật đất đai cấp năm 1993 tại điều 16 mục 4 đã làm rõ trách nhiệm của ngành quản lý đất đai trước Chính phủ: “Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương kết hợp với cơ quan hữu quan giúp Chính phủ và UBND các lập quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất”. Trước tình hình đó,TCĐC đang cho triển khai quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính:cả nước,tỉnh,huyện,xã.Quy hoạch sử dụng đất đai của 4 cấp được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp xây dựng từ trên xuống và từ dưới lên.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là quy hoạch vi mô là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai. Mặt khác quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất vĩ mô.
Quy hoạch sử dụng đất toàn quốc, cấp vùng và cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược, dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoach sử dụng đất. Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp và hài hoà với cấp tỉnh.Quy hoạch cấp huyện là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô,quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi mô và làm cơ sở đê thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết.
Phần thứ ba
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1. Nội dung và phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
1.1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Khi chúng ta tiến hành quy hoạch đất đai cấp xã thì việc xây dựng nội dung trình tự quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng vì trong quy hoạch đất đai cấp xã phải giải quyết nhiều vấn đề với nhau, nhưng nó lại có một số khía cạnh có liên quan mật thiết với nhau.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cụ thể trên lãnh thổ hành chính của từng xã, đó là:
Thành phần sử dụng đất
Hình thức sử dụng đất (ổn định lâu dài hay có thời hạn)
Đặc điểm đất đai về loại sử dụng
Thành phần kinh tế ở nông thôn
Các hình thức tổ chức sử dụng lao động
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Khi xây dựng quy hoạch đất đai cấp xã chúng ta cần thực hiện đầy đủ các nội dung sau:
* Xác định và hoàn chỉnh ranh giới hành chính xã.
Xác định và hoàn chỉnh ranh giới hành chính xã làm cơ sr pháp lý đầu tiên cho việc quản lý lãnh thổ của chính quyền cấp xã. Đây là nội dung quan trọng đầu tiên vì vậy cần phải được giải quyết rõ ràng
* Xác địng hiện trạng sử dụng đất đai.
Qua hiện trạng sử dụng đất đai ta sẽ thấy rõ được sự phân loại và phân bố đất cho các ngành cũng như tình hình và trình độ sử dụng đất của các chủ sử dụng.
* Dự báo nhu cầu sử dụng đất.
Đây là một trong nhữnh nội dung quan trọng, trong đó:
Đất dân cư nông thôn.
Đất chuyên dùng được dự báo căn cứ vào quy hoạch phát triển của từng ngành như nhu cầu mở rộng, làm thêm đường giao thông, làm mương tưới tiêu, công trình phúc lợi, công trình phúc lợi phục vụ sản xuất và sinh hoạt…
Việc dự báo nhu cầu đất nông nghiệp trước hết phải căn cứ vào dự báo lực lượng lao động nông nghiệp, hiệu suất lao động, năng suất cây trồng với mục tiêu đáp ứng đủ cho một lao động có khả năng tự nuôi sống mình và thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội.
Mặt khác phải xem xét khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp
( Khả năng cải tạo, khai hoang phục hoá đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp ) Và tăng vụ để bù vào diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích do nhu cầu của xã hội.
* Phân bổ đất cho các ngành.
Khi phân bổ đất cho các ngành các mục đích sử dụng khác nhau phải tuân theo các nguyên tắc chung sau:
Đảm bảo sự phát triển toàn diện, bền vững trong nông thôn.
Sử dụng đất tiết kiệm hợp lý tăng hiệu quả kinh tế xã hội .
Sử dụng đất phải đi đôi với cải tạo, bảo vệ, bồi dưỡng đất, bảo vệ môi trường .
* Lập kế hoạch chu chuyển đất đai.
Chu chuyển đất một cách cân đối,hợp lý để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của các cấp .
* Bố trí đất khu dân cư nông thôn .
Chúng ta căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các hộ, bố trí đất khu dân cư trong tương lai trên cơ sở mối liên hệ của trong và ngoài xã. Đồng thời tận dụng đất đai và sử dụng tiết kiệm để sản xuất nông nghiệp tránh lấy đất nông nghiệp đưa sang mục đích sử dụng khác (sử dụng sai mục đích ).
* Định hướng sử dụng đất nông nghiệp.
Đối với ngành nông nghiệp, đất đai không đơn thuần chỉ là nền tảng không gian mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu. Vì vậy trong nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp không chỉ hình thành các chủ hộ sử dụng đất mà còn tạo ra không gian thuận tiện cho đất để khi sử dụng phù hợp với các nhu cầu tổ chức sản xuất hợp lý.
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là bước nối tiếp của kế hoạch, biện pháp chu chuyển đất, thực hiện sự hướng dẫn đưa các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông thôn. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp dựa trên các căn cứ sau:
Tài nguyên đất, nước, nguồn lao động, vốn và nguồn phân hữu cơ
Nhu cầu sản xuất hàng hoá quan hệ chặt chẽ với thị trường và sức tiêu thụ sản phẩm
Điều kiện tổ chức sử dụng đất
* Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường.
Về mặt kinh tế, xã hội trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã có thể được đánh giá dựa vào một số chỉ tiêu sau:
Tỷ trọng đất sử dụng trong nông nghiệp
Hệ số sử dụng đất trong nông nghiệp
Năng suất lao động xã hội
Hiệu quả vốn đầu tư
Quy hoạch sử dụng đất phải bao gồm 2 mặt:
Thực hiện sự phân bổ đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước trong việc sử dụng tài sản quốc gia đối với người quản lý.
Tổ chức định hướng sử dụng đất thực hiện việc hướng đẫn và hỗ trợ phát triển kinh tế trong chức năng quản lý nông nghiệp đối với các người sử dụng đất ( Các hộ nông dân ).
+ Về phương pháp luận.
Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu quy hoạch đất đai dựa trên phép biện chứng duy vật về nhận thức phát triển.
+ Tổ chức phân bổ quy hoạch sử dụng đất đai cầ có sự tham gia của người sử dụng đất
1.2. Phương pháp lập quy hoạch phân bổ sử dụng đất cấp xã.
Quy hoạch phân bổ đất cấp xã luôn tuân thủ theo Luật đất đai 1993, khẳng định đất đai theo 6 loại đất chính sau: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất khu dân cư đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng.
Công tác quy hoạch sử dụng đất phải tính đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc biệt phải dựa trên các cơ sở sau:
Theo sự chỉ đạo của Nhà nước
Phải có đề nghị của cơ quan chuyên môn ngành địa chính
Phải có đề nghị của UBND xã quy hoạch
Trước đây TCĐC đã ra thông tư 106/QHKH/RĐ ngày 15/04/1991 về hướng đẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai, để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội hiện tại, ngày 12/10/1998 TCĐC cúng đã cho ban hành công văn số 1814/CV-TCĐC hướng dẫn việc lập thông qua và xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó có hướng dẫn trình tự tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai theo trình tự 5 bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và tiến hành điều tra khảo sát, thu thập các thônh tin, tài liệu, số liệu, bản đồ để thực hiện dự án lập quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn xã.
Bước 2: Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
Phân tích, đánh giá nhứng lợi thế, hạn chế, về đặc điểm, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và áp lực của thực trạng phát triển kinh tế – xã hội đối với việc sử dụng đất đai.
Bước 3: Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai.
Đánh giá những kết quả và tồn đọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai qua 2 thời kỳ trước và sau Luật đất đai 1993.
Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và các giải pháp thực hiện.
Xây dựng phương án quy hoạch và phân kỳ kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp với đặc điểm, tiềm năng quy định đất nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của các ngành, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn xã.
Bước 5: Xây dựng báo cáo tổng hợp hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai và trình duyệt.
Soạn thảo báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai, thông qua HĐND xã trình UBND huyện phê duyệt và bàn giao sản phẩm để sử dụng.
Một phương án quy hoạch được trình bày 2 phần:
- Phần bản đồ:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
+ Bản đồ quy hoạch phân bổ đất đai
+ Bản vẽ trích lục và thiết kế mặt bằng khu dân cư mới
Phần thuyết minh: Báo cáo thuyết minh
Phần thứ tư
Kết quả nghiên cứu
1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội xã Mai Lâm.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1.Vị trí địa lý.
Xã Mai Lâm nằm ở phía Đông Nam huyện Đông Anh cách trung tâm huyện 6 – 7 km. Xã nằm ở ven đường quốc lộ 3 nối Tuyên Quang, Thái Nguyên với quốc lộ 1A.
Địa giới hành chính của xã bao gồm:
Phía Đông Bắc giáp xã Dục Tú
Phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm
Phía Tây Bắc và Tây Nam giáp xã Đông Hội.
Xã Mai Lâm Là một trong những vùng trọng điểm của huyện Đông Anh có điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp lúa, cây vụ đông, chăn nuôi lơn gà cung cấp thực phẩm cho các khu dân cư và khu công nghiệp với Thành phố.
1.1.2. Đặc điểm, địa hình.
Xã Mai Lâm có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc, nơi cao nhất là 6,9 m và nơi thấp nhất là 4,96 m so với mặt nước biển. Vào mùa mưa lớn một số diện tích lúa trên địa bàn xã thường xuyên bị ngập úng, phần thì do trũng, nước xung quanh đổ về, phần vì do tiêu úng không kịp nên tình trạng này vẫn thường xảy ra vào mùa mưa. Hiện nay xã cũng như các địa phương đang cố gắng khắc phục tình trạng trên, hy vọng năm 2001 sẽ không còn thấy hiện tượng đó nữa.
1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng.
Xã có Sông Đuống thuộc hệ thống Sông Hồng chảy dọc từ Tây Bắc xuống Tây Nam và lượng nước chủ yếu để dùng cho nông nghiệp toàn xã được lấy từ Sông Hà Bắc. Đây là một nhánh nhỏ thuộc hệ thống Sông Hồng. Do ảnh hưởng vỡ đê năm 1957 nên đất của xã thuộc loại đất phù sa Sông Hồng không được bồi đắp hàng năm. Thành phần cơ thuộc loại thịt nhẹ và trung bình, độ xốp thuộc loại khá, sức chứa ẩm 29 – 30 % ( 0- 30 cm). Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng xã Mai Lâm cho thấy:
- Yếu tố mùn: Nhìn chung yếu tố mùn là tốt, đất mùn nghèo diện tích có nhưng rất ít.
- Yếu tố Kali: Hầu hết đất xã Mai Lâm có hàm lượng Kali nghèo.
- Hàm lượng lân: Đa số đất ở xã là giầu hàm lượng lân
- Độ chua (PH) Phần lớn là đất trun tính và ít chua. Tóm lại đất xã Mai Lâm có độ mầu mỡ khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
1.1.4. Điều kiện khí hậu thời tiết.
Xã Mai Lâm huyện Đông Anh có đặc điểm thời tiết chung với TP Hà Nội, tức là chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và có mùa đông lạnh. Nói chung hàng năm khí hậu được 2 mùa rõ rệt: Mùa hè đồng thời là mùa mưa và mùa đông đồng thời là mùa khô.
Mùa đông được bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, hướng gió chủ yếu là đông bắc nên trời lạnh và khô. Vào tháng 1 nhiệt độ trung bình thấp nhất là 10,8 0C, về mùa đông tổng lượng rất thấp chỉ chiếm 15,1 % lượng mưa cả năm, trong đó lượng mưa tháng một là rất thấp chỉ có 19,1 mm.
Mùa hè là mùa nóng ẩm và mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến hết 10 trong năm, hướng gió chủ yếu trong mùa này là gió đông nam thường mang theo khí hậu mát mẻ, nhưng có khi là giông bão với sức gió có thể đạt 126 – 144 km/giờ. Mùa mưa tập trung vào từ tháng 7 đến tháng 9, trong 3 tháng 7, 8, 9, lượng mưa có thể đạt 865 mm, độ ẩm không khí là 100 %. Đồng thời số giờ nắng trong mùa mưa cao, trên 130 giờ, cao nhất là tháng 7 với 190,3 giờ nắng và nhiệt độ không khí của tháng 7 cũng thường cao nhất 29 0C.
Một hiện tượng thời tiết đặc biệt đáng chú ý là bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9. Trung bình hàng năm có 2 trận bão ảnh hưởng thời tiết khí hậu trong vùng. Nhiều cơn bão đã đổ bộ trực tiếp có sức gió 126 – 144 km/giờ, bão thường kèm theo mưa vừa đến mưa rất to trên diện rộng gây úng lụt cho các khu vực cos địa hình thấp.
1.1.5. Điều kiện thuỷ văn – chế độ nước.
Sông Đuống chỉ cung cấp nước cho vùng ngoài đê mà ngoài đê chủ yếu là đất trồng màu. Vì vậy lượng nước chủ yếu được lấy từ Sông Hà Bắc và đây cũng là con sông cung cấp nước chính cho toàn xã. Ngoài ra trong xã cũng có hệ thốnh ao hồ lớn góp phần không nhỏ vào việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Về vấn đề nước sạch dùng cho sinh hoạt thì toàn xã chưa xảy ra hiện tượng về ô nhiễm nguồn nước và môi trường, nói chung là nhân dân được dùng nước sạch đảm bảo vệ sinh.
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội – dân cư.
1.2.1. Tình hình dân cư
Biến động dân số:
Theo số liệu thống kê dân số tính đến cuối năm 2000 xã Mai Lâm có 9272 nhân khẩu,với tổng diện tích tư nhiên của xã là 584,08 ha.Mật độ dân số binh quân là 1587 người/km2, bình quân diện tích đất nông nghiệp/ khẩu là 344m2.Tình hình biến động dân số của xã trong năm qua được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Biến động dân số qua một số năm.
Chỉ tiêu
ĐVT
1996
1997
1998
1999
2000
- Tổng nhân khẩ đầu năm
Khẩu
8743
8868
9009
9101
9168
+ Số sinh
Khẩu
160
151
158
150
170
+ Số chết
Khẩu
53
47
48
68
59
+ Số chuyển đi
Khẩu
72
66
44
90
73
+ Số chuyển đến
Khẩu
90
103
110
82
56
- Tổng khẩu cuối năm
Khẩu
8868
9009
9101
9168
9272
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
1.2
1.1
1.2
0.9
1.2
- Tỷ lệ tăng dân số cơ học
%
0.2
0.4
0.2
-0.09
-0.18
- Tỷ lệ phát triển dân số
%
1.4
1.5
1.4
0.81
1.02
- Số cặp kết hôn
Cặp
52
50
45
49
40
- Tổng số hộ
Hộ
2031
2070
2100
2139
2179
Qua số liệu bảng trên cho thấy tình hình dân số của xã luôn biến động. Đầu năm 1996 xã có 8743 nhân khẩu, tính đến cuối năm 2000 xã có 9272 nhân khẩu, như vậy trong 5 năm dân số của xã tăng 529 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã từ năm 1996 đến năm 1999 giảm từ 1,2 - 0,9%, nhưng đến năm 2000 tỷ lệ dân số lại tăng lên con số 1,2%. Cũng trong bảng 1 ta thấy tỷ lệ phát triển dân số của xã giảm, từ 1,4% năm 1996 xuống còn 1,02% năm 2000 (giảm 0,38%).
Tỷ lệ tăng dân số cơ học trong 3 năm từ 1996-1998 luôn dương nhưng đến năm 1999 và năm 2000 tỷ lệ này lại tụt xuống âm. Điều này có thể giải thích được, nguyên nhân là do trong xã có phát triển một số ngành nghề trong đó có trạm đá và điêu khắc, ngành này rất phát triển nên thu hút được lực lượng lao động lớn không những ở trong xã mà còn cả ở nơi khác đến, nhưng trong 2 năm gần đây ngành này không còn được phát triển như trước nữa, chỉ tồn tại một số người, bởi vậy mà nhân dân không có việc gì làm nên họ lại phải chuyển đi tìm nơi khác làm ăn, bởi vậy tỷ lệ tăng dân số cơ học năm 1999-2000 bị âm. Hiện nay tình trạng người dân trong xã bỏ quê hương đi làm ăn nơi khác đã giảm. Phần vì do có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp,nhiều chính sách,đặc biệt là chính sách ưu tiên,khuyến khích,tạo điều kiện về vốn và kỹ thuật cho những đối tượng sản xuất nông nghiệp.Từ đó đã thu hút được đông đảo người nông dân không có công ăn việc làm ở đia phương đã đi khỏi địa phương quay ttrở về quê hương lao động sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay xã Mai Lâm có 2179 hộ so với năm 1996 có 2031 hộ,như vậy trong 5 năm qua số hộ của xã tăng 148 hộ, bình quân mỗi năm tăng 30 hộ, trong tổng số hộ hiện nay của xã có 1267 hộ nông nghiệp, có 907 hộ phi nông nghiệp.
Trong 100% số hộ gia đình của xã thì số hộ gia đình có điều kiện kinh tế ở mức trung bình là 58,1%, số hộ nghèo là1,7% và khá trở nên là 40,2%.
Trong 5 năm qua số cặp kết hôn có xu hướng giảm từ 52 cặp kết hôn trong năm 1996 giảm xuống còn 40 cặp trong năm 2000, trung bình mỗi năm có 47 cặp kết hôn.
Hiện trạng dân số và đất ở.
Theo số liệu thống kê năm 2000 xã Mai Lâm có 9272 nhân khẩu trong đó:
- Nhân khẩu nam giới có:4710 người chiếm tỷ lệ 50,8% tổng nhân khẩu toàn xã.
- Nhân khẩu nữ giới có:4562 người chiếm tỷ lệ 49,2 % tổng nhân khẩu toàn xã.
Toàn xã có 2179hộ trong đó có 1267 hộ nông nghiệp,hộ phi nông nghiệp là 907 hộ .
Hiện xã có 6930 lao động,trong đó nam giới có 3542 lao động,nữ giới có 3046 lao động.Cũng theo số liệu thóng kê năm 2000 xã có diện tích đất ở là 53,47 ha, dân số của xã được phân bố trong 7 thôn và các khu tập thể đóng trên dịa bàn xã.
Hiện trạng phân bố dân cư và đất ở của xã Mai Lâm năm 2000 được thể hiện trong bảng 2. Từ bảng 2 cho thấy, hiện tại xã có 5442 khẩu nông nghiệp, khẩu phi nông nghiệp là 3830 khẩu. Thôn có số nhân khẩu lớn nhất là thôn Lộc Hà có 1258 nhân khẩu. Bình quân diện tích đất ở trên hộ toàn xã nói chung là 245m2/hộ. Thôn có bình quân diện tích đất ở trên hộ cao nhất là thôn Du Nội có 307m2/hộ. Thôn có quy mô diện tích lớn nhất là thôn Lộc Hà có 10,3 ha thấp nhất là thôn Phúc Thọ có 2,2 ha .
Về lao động, tổng số lao động toàn xã là 6390 người trong đó có 5442 là lao động nông nghiệp nói chung, cụ thể nếu tính độ tuổi lao động theo giới tính được quy định ở nước ta là:
+ Đối với nam giới trong độ tuổi lao động là từ 15 đến 60 tuổi
+ Đối với nữ giới trong độ tuổi lao động là từ 15 đến 55 tuổi
Bảng 2: Tình hình phân bố dân cư và đất ở
Các chỉ tiêu
ĐVT
Du Nội
Du Ngoại
Thái Bình
Phúc Thọ
Lê Xá
Mai Hiên
Lộc Hà
Cơ quan
Toàn xã
1. Tổng số khẩu
Khẩu
1057
1080
1649
503
950
1492
1992
549
9272
-Nông nghiệp
Khẩu
720
513
1074
320
527
1030
1258
0
5442
- Phi nông nghiệp
Khẩu
337
567
575
183
423
462
734
549
3830
2. Số lao động
Người
6930
- Nông nghiệp
Người
5442
- Phi nông nghiệp
Người
1488
3. Tổng số hộ
Hộ
248
254
388
117
223
351
469
129
2179
4. Số nam chưa vợ
Người
1983
10 - 14 tuổi
Người
820
15 - 20 tuổi
Người
742
Trên 20 tuổi
Người
421
5. Tổng số nóc nhà
Nhà
238
243
373
112
214
337
451
123
2091
- Đất ở < 200 m2
Nhà
150
160
206
62
92
195
276
123
1264
- Từ 200 - 400 m2
Nhà
60
65
130
38
96
118
150
0
657
- Từ 400 - 600 m2
Nhà
22
13
31
9
20
18
25
0
138
- Trên 600 m2
Nhà
6
5
6
3
6
6
0
0
32
6. Diện ._.tích đất ở
Ha
7,3
7,42
9,1
2,2
6,04
8,8
10,3
2,31
53,47
7. Số nhà có 2 hộ trở lên
Nhà
15
20
38
17
19
36
23
0
168
8. Bình quân đất ở/hộ
M2
307
305
243
196
282
261
228
187
245
Như vậy có:
+ Số lao động nông nghiệp dưới độ tuổi là 2112 lao động
+ Số lao động nông nghiệp trong độ tuổi là 2910 lao động
+ Số lao động nông nghiệp trên độ tuổi là 420 lao động
Từ số liệu bảng 2 Mai Lâm vẫn là xã sản xuất nông nghiệp với hơn 80% dân số lao động làm nông nghiệp . Hiện nay xã có 2091 nóc nhà trong đó có 174 nóc nhà có từ 2 hộ sống chung trở lên. Xã hiện có 1983 nam từ 14 tuổi trở lên chưa vợ. Đây là nhóm người tiềm năng phát sinh hộ trong thời kỳ quy hoạch. Ngoài ra xã có 20 hộ phụ nữ nhỡ thì cũng cần giải quyết chỗ ở trong giai đoạn quy hoạch.
Theo số liệu thống kê dân số tính đến ngày 31/12/00, xã có 3 phụ nữ sinh con thứ 3, trong những năm tới xã cần cố gắng tuyên truyền, vận động hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp để giảm số phụ nữ sinh con thứ 3 một cách triệt để, nhằm thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Tình hình sử dụng đất.
Trong nhiều năm qua, với sự cố gắng của Đảng uỷ, UBND xã Mai Lâm
trong việc thâm canh, cải tạo đất và khai hoang sử dụng đất, trong đó tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính xã bao gồm 584,08 ha được phân cho đối tượng sử dụng theo thành phần kinh tế ( thể hiện trong bảng 3 ). Trong đó các tổ chức kinh tế có 21,18 ha, UBND xã quản lý là 149,86 ha, đất chưa sử dụng là 90,12 ha, còn lại hộ gia đình và cá nhân là 319,38 ha.
Như vậy tổng diện tích của xã là 584,08 ha trong đó
Đất nông nghiệp 319,19 ha chiếm 54,6 % tổng diện tích tự nhiên
Đất chuyên dùng 121,30 ha chiếm 20,8 % tổng diện tích tự nhiên
Đất ở nông thôn 53,47 ha chiếm 9,2 % tổng diện tích tự nhiên
Đất chưa sử dụng 90,12 ha chiếm 15,4 % tổng diện tích tự nhiên, diện tích này còn nhiều cần được để tăng hệ số sử dụng đất có ích.
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp hiện nay của xã chỉ có hộ gia đình cá nhân và UBND xã trực tiếp quản lý. Hộ gia đình cá nhân là 269,45 ha, còn UBND xã là 149,86 ha còn các tổ chức kinh tế chỉ ở đất chuyên dùng mà chủ yếu là đất xây dựng.
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất theo thành phần kinh tế
Loại đất
Mã đất
Tổng
diện tích
Đất đã giao, cho thuê theo đối tượng SD
đất chưa giao SD
Tổng số
Hộ GĐ, cá nhân
Các tổ chức KT
UBND xã QL
Tổng diện tích
01
584,08
490,42
319,38
21,18
149,86
90,12
I. đất nông nghiệp
02
319,19
319,19
269,45
49,74
1. Đất cây hàng năm
03
278,00
278,00
262,82
15,18
a. Đất lúa, lúa màu
04
245,96
245,96
230,78
18,18
b. Đất cây HN khác
12
32,04
32,04
32,04
2. Đất vườn tạp
17
4,05
4,05
4,05
3. Đất mặt nước NTTS
26
37,14
37,14
2,58
34,56
II. Đất chuyên dùng
40
121,30
121,30
21,18
100,12
1. Đất xây dựng
41
23,37
23,37
19,90
5,47
2. Đất giao thông
42
30,67
30,67
30,67
3. Đất thuỷ lợi
43
48,46
48,46
48,46
4. Đất AN- QP
45
3,28
3,28
3,28
5. Đất SX VLXD
47
9,75
9,75
9,75
6. Đất nghĩa địa
49
5,27
5,27
5,27
7. Đất CD khác
50
0,50
0,50
0,50
III. Đất ở
51
53,47
53,47
53,47
1. Đất ở đô thị
52
2. Đất ở nông thôn
53
53,47
53,47
53,47
IV. Đất CSD
54
90,12
90,12
1. Đất bằng CSD
55
1,68
1,68
2. Đất mặt nước CSD
57
15,87
15,87
3. Sông suối
58
68,58
68,58
4. đất CSD khác
60
3,99
3,99
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo thành phần kinh tế
Loại đất
Mã số
Tổng diện tích
Phân theo các đối tượng SD
Hộ GĐ,
cá nhân
UBND xã QL
Tổng DT đất nông nghiệp
02
319,19
269,45
49,74
I. Đất cây hàng năm
03
278,00
262,82
15,18
1. Đất lúa, lúa màu
04
245,96
230,78
15,18
a. Đất 3 vụ
05
27,00
27,00
b. Đất 2 vụ
06
212,29
197,11
15,18
c. đất 1 vụ
07
6,67
6,67
2. Đất cây HN khác
12
32,04
32,04
Đất màu, cây CNNN
13
32,04
32,04
II. Đất vườn tạp
17
4,05
4,05
III. Đất mặt nước NTTS
26
37,14
2,58
34,56
1. Đất chuyên cá
27
37,14
2,58
34,56
Qua số liệu bảng trên ta thấy diện tích đất canh tác hàng năm của xã hiện nay là 274,46 ha trong đó đất 3 vụ là 27 ha, đất 2 vụ là 214,13 ha, đất 1 vụ là 6,67 ha, ngoài ra còn có 28,5 ha diện tích đất trồng cây hàng năm khác.
Diện tích đất hoang của xã vẫn còn nhiều cần phải cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp đồng thời diện tích đất nông nghiệp cũ trong thời kỳ quy hoạch cần triệt để thâm canh tăng vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất.
So sánh với hiện trạng sử dụng đất theo dõi từ năm 1990 trở lại đây của xã Mai Lâm ta thấy.
Tổng diện tích tự nhiên không thay đổi với 584,08 ha điều này cho thấy sự quản lý và bảo vệ chặt chẽ về đất đai của xã
Tình hình biến động đất đai được thể hiện qua bảng 5
Loại đất
Mã đất
Năm 2000
Năm 1995
Năm 1990
Biến động
DT
%
DT
%
DT
%
90-95
95-00
90-00
Tổng diện tích
01
584,08
100
584,08
100
584,08
100
0,00
0,00
0,00
I. Đất nông nghiệp
02
319,19
54,6
320,29
54,8
330,09
56,6
-10
-1,1
-11,1
1. Đất cây hàng năm
03
278,00
279,10
289,10
-10
-1,1
-11,1
a. Đất lúa, lúa màu
04
245,96
246,56
256,56
-10
-0,6
-10,6
2. Đất cây h. năm khác
18
32,04
32,54
32,54
0
-0,5
-0,5
II. Đất chuyên dùng
40
121,30
20,8
120,20
20,6
112,18
19,2
+8,02
+1,1
+9,12
1. Đất xây dựng
41
23,37
22,77
22,70
0
+0,6
+0,6
2. Đất giao thông
42
30,67
30,67
25,06
+5,61
0
+5,61
3. Đất thuỷ lợi
43
48,46
48,46
46,05
+2,41
0
+2,41
4. Đất c. dùng khác
50
18,80
18,30
18,30
0
+0,5
+0,5
III. Đất ở
51
53,47
9,2
53,47
9,20
51,49
8,8
+1,98
0
+1,98
1. Đất ở nông thôn
53
53,47
53,47
51,49
+1,98
0
+1,98
IV. Đất chưa sử dụng
54
90,12
15,4
90,12
15,4
90,12
15,4
0
0
0
1. Đất bằng chưa SD
55
1,68
1,68
1,68
2. Đất m. nước chưa SD
57
15,87
15,87
15,87
3. Sông suối
58
68,58
68,58
68,58
4. Đất chưa SD khác
60
3,99
3,99
3,99
* Về đất nông nghiệp
+ Năm 1990 đất nông nghiệp có diện tích là 326,75 ha
+ Năm 1995 đất nông nghiệp có diện tích là 316,75 ha
+ Năm 2000 đất nông nghiệp có diện tích là 315,65 ha
Diện tích đất nông nghiệp năm 1995 so với năm 1990 giảm 10 ha. Nguyên nhân là do việc sử dụng đất nông nghiệp vào đất ở và đất chuyên dùng quá nhiều nhưng không bù đắp lại số mất đi mà quỹ đất hoang của xã còn nhiều nhưng không tận dụng, mặc dù trong thời gian 5 năm mà quỹ đất hoang vẫn nguyên chứng tỏ UBND xã cũng như người dân không tích cực trong việc cải tạo đất hoang để sản xuất nông nghiệp. Cứ tình trạng như vậy thì đất nông nghiệp ngày càng cạn kiệt nếu không biết cải tạo và bảo vệ. Nhưng từ năm 1995 đến năm 2000 hiện tượng lấy đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích khác đã giảm xuống nhưng vẫn còn, người dân cũng như UBND xã đã nắm bắt được tầm quan trọng của nông nghiệp trong xã nhà nói riêng và của đất nước nói chung nên đã hạn chế được việc sử dụng bừa bãi quỹ đất nông nghiệp, cho đến nay quỹ đất hoang của xã vẫn còn chưa đả động gì đến, hy vọng trong những năm tới quỹ đất này được khai hoang và đưa vào sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao.
Do vậy từ năm 1995 đến 2000 diện tích đất nông nghiệp chỉ giảm 1,1 ha
* Về đất ở
Diện tích năm 2000 tăng so với năm 1990 là 4,98 ha và ổn định so với năm 1995.
* Đất chuyên dùng
Đất xây dựng tăng 0,6 ha, từ năm 1990- 1995 đất giao thông tăng nhanh 25,06 ha năm 1990 lên 30,67 năm 1995 sau đó ổn định đến năm 2000.
Đất thuỷ lợi tăng 2,41 ha, đất chuyên dùng khác tăng 0,5 ha. Nhìn chung đất chuyên dùng biến đổi nhiều nhưng đó là tất yếu và phù hợp với nền kinh tế.
Như vậy từ các yếu tố biến động đất đai trong giai đoạn 1990 – 2000 cho ta thấy được tình hình biến động đất đai cũng như sự tăng giảm các loại đất có trên địa bàn xã cụ thể: Đất nông nghiệp giảm 11,1 ha, đất chuyên dùng tăng 9,12 ha, đất ở tăng 1,98 ha, đất chưa sử dụng vẫn giữ nguyên. Từ năm 1995 trở lại đây công tác quản lý nhà nước và đất đai của chính quyền xã Mai Lâm đã được quan tâm và hoạt động có hiệu quả.
1.2.2. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Hiện trạng có 2 tuyến đường chính chạy qua địa bàn xã là quốc lộ 3 và một tuyến đường liên xã là đê chạy dọc theo Sông Đuống.
Đường quốc lộ 3 chạy qua Du Ngoại và kho giấy giáp Du Nội xã Lộc Hà, có chiều dài chạy qua địa bàn là 3325 m, rộng 8- 10 m, chất liệu làm đường bằng bê tông Asphant. Đây là công trình do nhà nước xây dựng , nó vừa được tu bổ và nâng cấp.
Đường liên xã có chiều dài chạy qua là 2930 m, rộng 5 m.Đường được rải nhựa đá. Ngoài ra xã còn có một tuyến đường chính sau:
Đường thôn Lê Xá- Mai Liên- Thái Bình. Đây là tuyến đường liên thôn đã được xã đầu tư nâng cấp và cải tạo lại, đường đã rải nhựa và đổ bê tông xi măng, chiều dài tuyến đường là 2 km, rộng 5 m, hiện nay tuyến đường từ Lê Xá sang Lộc Hà vẫn chưa được nâng cấp vẫn là đường đất cho nên trời mưa đường bẩn ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân. Còn tuyến đường từ quốc lộ 3 vào Lộc Hà cũng chưa được cải tạo, mưa thì bẩn, nắng thì bụi, vì vậy trong quy hoạch 2 tuyến đường trên cần phải được cải tạo và tu sửa đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
* Thuỷ lợi
Hiện xã có một trạm bơm nước cho đồng ruộng, được bắc ở gần cầu
Lộc Hà, có 4 máy bơm nước, một cho khu đồng bẩm ngoài trâu, còn 3 máy cho đồng nhà, với một máy bơm nước công suất 1000 m3/h có khả năng cung cấp nước cho 232, 4 ha đất canh tác.
Tổng chiều dài các đoạn kênh mương của xã là 30 km.
Kênh cấp 1: 1,2 km rộng trong lòng 2 m
Kênh cấp 2: 11 km hệ thống kênh này được xây dựng có bề rộng trong lòng 1,2- 0,7 m.
Kênh cấp 3: 17,8 km rộng trong lòng 1- 6,6 m, toàn bộ hệ thống kênh này đang xuống cấp cần phải xây dựng và nạo vét trong thời gian tới để phục vụ sản xuất cho bà con nông dân, nhất là trong mùa mưa sắp tới. Với một trạm bơm trên, cộng với hệ thống kênh mương hiện có của xã vấn đề cung cấp nước cho nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ thì việc thoát nước đang là vấn đề cần quan tâm. Vì vậy trong tương lai cần phải hoàn thiện và nâng cấp hơn nữa hệ thống thuỷ lợi của xã bằng cách xây dựng và nạo vét lại hệ thống kênh mương và xây nắp thêm máy bơm có như vậy việc cung cấp nước cũng như việc tiêu nước cho đồng ruộng tốt hơn và tạo điều kiện cho nhân dân phát triển nông nghiệp.
* Xây dựng cơ bản
Trụ sở UBND xã và các công trình như trường học, trạm xá… Hiện nay của xã được bố trí ven đường trục chính và các tuyến đường liên thôn nên việc đi lại rất thuận tiện. Về trường học vừa được xây dựng, trường cấp I và cấp II đều là 2 tầng, có phòng học và bàn ghế đầy đủ, ngoài ra còn có quạt và điện, mỗi phòng 2 quạt và 2 bóng, có nhà thể chất, có sân vận động, như vậy về trường học đã tạm ổn, trong tương lai không phải mở rộng, chỉ cần đủ tư thiết bị kỹ thuật. Về UBND xã là nhà 3 tầng, có nhiều phòng nhưng đã cũ, trang thiết bị thì thiếu, xã chưa có nhà văn hoá , trong tương lai xã cần phải xây dựng và tu sửa lại Uỷ ban, xây dựng thêm nhà văn hoá và đầu tư các trang thiết bị làm việc, ngoài ra đội ngũ cán bộ phải được học thêm để nâng cao trình độ của mình, có như vậy xã mới có sự phát triển được.
Về trạm xá thì không đủ phòng, quy mô còn nhỏ, thiếu các trang thiết bị, nên về y tế xã còn hạn chế. Vì vậy cần phải xây dựng và mở rộng trạm y tế, ngoài ra phải đầu tư các trang thiết bị máy móc để khám và chữa bệnh cho nhân dân trong xã, như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về y tế cho nhân dân.
Trụ sở UBND và trường cấp I cấp II nằm cạnh nhau, gần thôn Du Nội và nhà máy đúc Mai Lâm.
Trạm y tế thuộc địa phận thôn Mai Liên và ven đường liên thôn Lê Xá- Mai Liên- Thái Bình.
Nhà trẻ mẫu giáo: Xã có 7 nhà trẻ được bố trí lần lượt cho 7 thôn trong xã. Hiện nay chất lượng sử dụng của 7 nhà trẻ còn tốt, bình quân diện tích sử dụng của mỗi nhà trẻ là 350 m2. Với quy mô diện tích như vây sẽ đáp ứng được nhu cầu đến trường của toàn bộ trẻ em trong xã cả hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng dạy và học cho các cháu trong các giai đoạn quy hoạch xã cần chú trọng đầu tư, nâng cấp trang thiết bị cho các trường mầm non nói trên.
Ngoài ra xã còn có một số công trình công cộng như:
Khu chợ chính: Dốc Vân, 500 m2, gồm hai dãy nhà tranh tre được sử dụng để trao đổi và mua bán, ngoài ra mỗi thôn đều có quầy và chợ nhỏ phục vụ cho nhân dân trong thôn.
Mỗi thôn đều có một sân vận động, duy chỉ có Lê Xá là chưa có, trong thời gian quy hoạch sẽ bổ xung cho Lê Xá một sân vận động.
Xã có 2 trạm biến thế, diện tích của mỗi trạm là 160 m 2 được phân bố ở 2 khu vực thôn Lê Xá và giữa Mai Liên với Thái Bình.
Hai trạm biến thế này phục vụ cho Thái Bình, Lê Xá, Mai Liên, Phúc Thọ, Du Nội và một phần thôn Lộc Hà ngoài ra là sử dụng điện của các nhà máy. Hiện nay 100 % dân trong xã đều sử dụng điện của mạng lưới điện quốc gia.
Xã có một bưu điện nằm trên quốc lộ 3 thuộc địa phận thôn Lộc Hà, đây là điều kiện thuận tiện đáp ứng cho nhu cầu của người dân trong xã. Toàn xã có 500 máy điện thoại.
Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hiện nay tương đối đầy đủ. Tuy nhiên để xây dựng một xã Mai Lâm có cơ sở hạ tầng vững trắc, nhanh chóng trở thành một vùng nông thôn mới thì cần phải nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới một số công trình xây dựng cơ bản của xã.
* Tình hình sản xuất của các ngành
+ Ngành trồng trọt
Trong những năm gần đây nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, mạnh dạn đưa giống cây trồng mới có hiệu quả năng suất cao nên trong những năm gần đây sản lượng lương thực cũng như bình quân thu nhập của người dân xã Mai Lâm đang từng bước được nâng cao. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên mỗi ha đất canh tác đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và hoà mình vào sự phát triển của các xã trong huyện.
Diện tích năng suất sản lượng cây trồng và vật nuôi chính của xã trong giai đoạn 1995- 2000 được thể hiện ở bảng 6.
Các ngành
ĐVT
1997
1998
1999
2000
I. trồng trọt
1.Lúa Xuân
- Diện tích
Ha
246,56
246,05
246,00
245,96
- Năng suất
Tạ/ha
39
37
44
44
- Sản lượng
Tấn
961,6
959,6
1082,4
1082,2
2. Lúa Mùa
- Diện tích
Ha
246,56
246,05
246,00
245,96
- Năng suất
Tạ/ha
38
39
42
43
- Sản lượng
Tấn
937
959,7
1033,2
1057,6
3. Cây vụ Đông
- Diện tích
Ha
70
40
35
20
- Năng suất
Tạ/ha
80
79
80
81
- Sản lượng
Tấn
560
361
280
162
II. Chăn nuôi
- Đàn trâu
Con
140
90
60
30
- Đàn bò
Con
250
247
230
210
- Lợn
Con
2126
2100
2235
2500
Qua số liệu thống kê cho thấy trong mấy năm gần đây diện tích đất trồng lúa biến động không đáng kể. Trong nông nghiệp lúa là cây trồng chủ yếu từ năm 1997 tới nay năng suất lúa đã có xu hướng tăng. Năm 1997 diện tích trồng lúa là 246,56 ha, diện tích trồng cây vụ đông là 70 ha sản lượng lương thực quy ra thóc là 2458,6 tấn. Năm 2000 diện tích trồng lúa là 245,96 ha, diện tích trồng cây vụ đông là 20 ha sản lượng lương thực quy ra thóc là 2250 tấn, bình quân lương thực trên đầu người quy ra thóc là 245 kg. Ngoài lúa là cây trồng chính cho sản xuất nông nghiệp xã còn trồng một số cây vụ đông trong đó chủ yếu là ngô, khoai lang, khoai tây và các loại rau, nhưng chủ yếu là phục vụ cho nông nghiệp, nhưng đến nay việc trồng khoai tây đã giảm, thị trường tiêu thụ không có, giống lại đắt nên họ chuyển qua trồng ngô và khoai lang phục vụ cho chăn nuôi.
Nhìn chung, nền nông nghiệp của Mai Lâm đã phát triển nhưng chưa toàn diện, năng suất sản lượng cây trồng chính chưa cao tổng giá trị sản lượng nông nghiệp năm 2000 là 11,052 triệu đồng.
+ Ngành chăn nuôi:
Hiện nay hình thức chăn nuôi ở xã Mai Lâm đã chuyển hoàn toàn từ hình thức chăn nuôi tập thể sang chăn nuôi gia đình. Đây là hướng đi đúng và phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay. Do vậy các hộ gia đình đã có sự đầu tư đáng kể vào chăn nuôi, đây là nguồn thu nhập đáng kể của mỗi gia đình, ngành chăn nuôi không những tận dụng được các loại lương thực, thực phẩm thừa, trong gia đình mà còn tạo ra được khối lượng lớn phân chuồng để bón cho cây trồng. Trong những năm gần đây đàn trâu, bò dùng làm sức kéo trong xã giảm đi do mức độ cơ giới hoá ở xã ngày càng cao, cày kéo đại bộ là bằng máy. Số lượng lợn trong những năm gần đây của xã được tăng cao (bảng 6). Hiện nay hình thức chăn nuoi gia đình ở xã rất phát triển với quy mô vưa và nhỏ tập trung là nuôi lợn thịt và gia cầm, theo số liêu thống kê ở bảng 6. Năm 2000 toàn xã có tổng đàn trâu 30 con, tổng đàn bò 210 con và tổng đàn lơn 2500 con trong đó có 2300 lợn thịt, hiện tại không những đảm bảo nhu cầu thịt lợn trong xã mà cò phuc vụ cho các vùng khác .
Nguồn nuôi trồng thuỷ sản: với 37,14 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ngoài việc cung cấp nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn tận dụng thả cá và được UBND xã giao cho nhân dân sử dụng dưới hình thức đấu thầu và khoán đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách xã. Đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động và phục vụ nhu cầu về lương thực phẩm cho người dân trong và ngoài xã.
2. Nhận xét và đánh giá chung.
Qua điều tra cơ bản về tình hình đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội nói chung, chúng tôi có một số nhận xét sau:
Diện tích xã thuộc loại trung bình trong huyện , có điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, nhưng còn hạn chế về kênh mương và máy bơm nước, ngoài ra còn hạn chế lớn nhất là chưa tận dụng hết tiềm năng đất, vì vậy mà trong những năm qua diện tích đất hoang nhiều mà không đả động gì đến, năng xuất và sản lượng cây trồng chưa cao. Trong tương lai xã cần triệt để khai thác và đưa vào sử dụng nguồn đất hoang này vào sản xuất nông nghiệp, đi đôi với canh tác đó là tích cực thâm canh tăng vụ ,tận dung nguồn lao động nhàn rỗi và dư thừa trong xã. Trong tương lai xã cần vận động bà con nhân dân làm thêm các nghề như các nghề làm chổi, đan quạt, để tận dụng thời gian nhàn rỗi đồng thời tạo điều kiện giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hoá với bên ngoài, nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân. Trong nhiều năm qua xã đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hạ tỷ lệ tăng dân số, đặc biệt là công tác quản lý Nhà nước về đất đai của Đảng bộ và chính quyền xã hạn chế được tình trạng biến động đất đai, xoá bỏ được tình trạng tự ý lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai.
Khó khăn chính hiện nay của xã là kinh phí và kỹ thụât để thực hiện những chương trình cơ bản trong việc phát triển kinh tế xã hội mà chính quyền và nhân dân trong xã đề ra. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội mà xã đạt được trong năm 1999 – 2000.
Bảng 7: Giá trị sản lượng ( triệu đồng).
Chỉ tiêu
Năm 1999
Cơ cấu
Năm 2000
Cơ cấu
Tổng :
Nông nghiệp
Công nghiệp – Thủ công nghiệp
Thương mại dịch vụ
Các ngành khác
20.118
9.235
4.310
4.723
1.850
100%
46%
21,4%
23,5%
9,1%
23.247
11.052
5.360
5.615
1.220
100%
47,5%
23,1%
24,2%
5,2%
Bảng 8: Phân loại mức sồng các hộ gia đình
Chỉ tiêu
Năm 1999 (%)
Năm 2000 (%)
Tổng
100
100
Hộ nghèo
1,7
1,5
Hộ trung bình
58,1
56,1
Hộ khá trở lên
40,2
42,4
Một số chỉ tiêu khác.
Tỷ lệ sử dụng điện 100%
Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố: 98,7%
Tỷ lệ hộ có ti vi, đài: 93%
Tỷ lệ hộ có xe máy: 47%
Tỷ lệ hộ có điện thoại: 26%
3. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế.
Trong những năm tới để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã thì cần phải phát triển đồng bộ cuả các ngành nghề trong xã, căn cứ vào điều kiện thực tế, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, căn cứ vào hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành Phố Hà Nội và huyện Đông Anh, dựa vào kinh nghiệm của các điển hình kinh tế trong vùng, chúng tôi xây dựng định hướng phát triển cho từng ngành kinh tế của xã Mai Lâm như sau:
* Ngành trồng trọt.
Trong tương lai do ảnh hưởng của sự đô thị hoá mà dẫn tới tình trạng giảm diện tích đất nông nghiệp. Sự phát triển đô thị hoá sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng đất chuyên dùng và đất ở. Để khắc phục tình trạng mất diện tích đất nông nghiệp thì phương pháp tối ưu nhất là cải tạo, khai hoang, phục hoá đất hoang chưa sử dụng có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho trên một đơn vị diện tích đất canh tác đem lại năng suất và hiệu quả cao nhất. Như vậy để ổn định và phát triển ngành sản xuất nông nghiệp cần:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đối với ngành trồng trọt thì trong tương lai lúa vẫn là cây trồng chính của xã Mai Lâm.
Tiến hành chuyển đổi giống từ loại tẻ thường 203 và các loại giống thoái hóa, năng suất kém sang các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao như các loại lúa siêu thuần chủng C70, C71, Tám, Chi hương, Nếp hoa vàng… phấn đấu đạt giá trị tương đương 4,5- 5,5 tấn/ha. Đẩy mạnh đầu tư vốn, lao động, kỹ thuật thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, đưa giống có năng suất cao vào sản xuất nông nghiệp.
* ổn định và sản xuất cây vụ đông.
Cùng với việc đưa các giống lúa có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất nông nghiệp cần phải tiến hành sản xuất cây vụ đông. Đối với vùng trồng lúa Miền Bắc, cây vụ đông có ưu thế sinh trưởng trong điều kiện thời tiết thích hợp đem lại năng suất cao, phục vụ cho chương trình xuất khẩu. Ngoài việc trồng ngô, khoai lang, lạc và một số cây trồng khác trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi đưa 1,58 ha đất hoang bằng chưa sử dụng có khả năng cải tạo để đưa vào trồng màu, song song với nó cần trú trọng phát triển các cây trồng cho năng suất và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường như: Lạc, khoai tây… trong những năm gần đây việc nhập khẩu các loại khoai tây của Trung Quốc vào thị trường đã làm ảnh hưởng tới đầu ra của nhân dân, do vậy việc trồng khoai tây đã giảm rõ rệt trong một vài năm gần đây. Phấn đấu đến năm 2010 cây trồng vụ đông của xã sẽ phát triển mạnh và đạt hiệu quả năng suất cao 6- 9 tấn/ha bình quân lương thực 300 kg.
Nhằm tận dụng triệt để tiềm năng đất đai trong sản xuất nông nghiệp và trong trồng trọt, ngoài việc trồng lúa và cây vụ đông, dự kiến trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi sẽ đưa 3,16 ha đất hoang chưa sử dụng khác có khả năng cải tạo để đưa vào trồng rau các loại như: xà lách, rau thơm, cà rốt, xu hào… phục vụ nhu cầu của nhân dân và các vùng lân cận, tăng thêm giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị sử dụng đất.
* Nhập một số ngành trồng trọt chính.
Trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi dự kiến sẽ đưa kết hợp trồng cây ăn quả ngắn ngày trong diện tích đất vườn tạp ở các khu dân cư trong xã như: táo, hồng xiêm, bưởi… diện tích tối đa có thể sử dụng được là 4,05 ha.
Để thực hiện các chuyển đổi trên một cách có hiệu quả cần phải có sự quan tâm của các ngành nông nghiệp và sự giúp đỡ của các tổ chức khuyến nông về kinh nghiệm và tổ chức giống, kỹ thuật cho các hộ gia đình và cá nhân có nguyện vọng sản xuất.
Trong giai đoạn từ năm 2000- 2010 xã cần mạnh dạn tổ chức cho thực hiện mô hình trang trại cùng với mô hình tổ chức nông nghiệp, xã sẽ khuyến khích đấu thầu khu cực đất hoang hoá để tổ chức sản xuất theo mô hình VAC với các loại cây ăn quả, hoa, cây cảnh, kết hợp với chăn nuôi.
*Ngành chăn nuôi.
Trong tương lai xã cần chuyển đổi hoàn toàn cơ cấu chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi hộ gia đình. Tạo điều kiện giống, vốn, kỹ thuật và khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô và cơ cấu đàn tuỳ theo khả năng kinh tế của từng hộ. Cơ cấu vật nuôi trong các hộ gia đình là chăn nuôi lợn- gà, gà công nghiệp.
Bên cạnh đó là việc tổ chức cho việc đấu thầu hoặc giao khoán những diện tích đất mặt nông nghiệp để nuôi trồng thuỷ sản nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách xã, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân và tận dụng tiềm năng diện tích mặt nước hoang chưa sử dụng của xã. Đồng thời đề nghị chính quyền xã có chính sách ưu đãi cho những đối tượng tham gia sản xuất trên những diện tích đất này.
* Ngành nghề phụ và dịch vụ.
Trong tương lai thương mại và dịch vụ sẽ phát triển mạnh cạnh tranh với sự phát triển nông nghiệp, nông nghiệp sẽ mất vai trò chỉ đạo trong cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay. Mở rộng và phát triển các ngành nghề sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn lao động đang dư thừa, nhàn rỗi trong nông thôn, tạo ra nguồn sản phẩm hàng hoá có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, mang lại thu nhập cho mỗi hộ gia đình, tăng thu nhập cho nhân sách xã.
Với nghề trạm trổ và điêu khắc, trong tương lai xã cần khôi phục bằng việc mở rộng quy mô sản xuất, cho công nhân học thêm để nâng cao tay nghề, có như vậy thì sản phẩm tạo ra sẽ có chất lượng cao, cạnh tranh được với thị trường bên ngoài. Đây là thế mạnh phát triển kinh tế của xã trong những năm tới cần đầu tư các trang thiết bị máy móc kỹ thuật và xây dựng nhà xưởng kho hàng.
Ngoài ra trong xã còn có một số ngành phụ khác như nuôi cá, làm chổi tre, trẻ lạt và đan quạt nan. Đây là một số ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời của nhân dân trong xã, mức thu nhập của ngành này chỉ trung bình nhưng tạo thêm cho người dân có việc làm.
Ngành thương nghiệp dịch vụ của xã cần chú trọng phát triển hơn nữa về dịch vụ ăn uống, giải trí công cộng, thăm viếng lễ hội, phát triển ngành thông tin bưu điện và các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp .
Trong tương lai cơ cấu kinh tế của xã nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính nhưng giảm so với trước, công nghiệp- thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ sẽ phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của thời đại.
Đến năm 2010 cơ cấu phát triển kinh tế của xã sẽ là: nông nghiệp chiếm 40,7% tổng giá trị sản phẩm của xã, thương mại và dịch vụ chiếm 32,4%, công nghiệp- thủ công nghiệp chiếm 26,9%.
* Phát triển văn hoá xã hội.
Sự phát triển của kinh tế luôn gắn liền với sự phát triển văn hoá xã hội, khi đời sống của của nhân dân được ổn định và nâng cao kéo theo đời sống xã hội, nhu cầu văn hoá cũng vì thế mà được nâng cao. Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá lâu đời của cha ông là việc thừa hưởng học hỏi nền văn hoá tiến bộ của các nơi khác góp phần làm cho xã hội ổn định, công bằng, văn minh. Đó chính là mục tiêu phát triển văn hoá, xã hội của chính quyền và nhân dân xã Mai Lâm từ nay cho đến năm 2010.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua xã Mai Lâm coi việc giảm dân số là nhiệm vụ quan trọng, bởi vậy tỷ lệ tăng dân số của xã thấp chỉ có 1,2% đồng thời đưa ra mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 0,92%. Về vấn đề dân số hợp lý và không cần phải quan tâm trong những năm tiếp theo, không phải cứ như vậy là không để ý đến tình trạng phụ nữ sinh con thứ 3, năm 2000 xã có 3 phụ nữ sinh con thứ 3, trong những năm tới cố gắng không còn phụ nữ sinh con thứ 3, phấn đấu mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con và thực hiện chính sách đẻ thưa, đẻ ít để nuôi dạy con cái tốt, xoá bỏ tình trạng phân biệt con trai, con gái trong các hộ gia đình ở xã.
Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống du nhập những ngành nghề mới để tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương, thực hiện đầy đủ các chế độ đối với các đối tượng thuộc diện chính sách.
Hoàn chỉnh hệ thống các cơ sở văn hoá, phúc lợi công cộng như đường xá, sân vận động, trường học, trạm xá, câu lạc bộ văn hoá… để nhân dân có điều kiện sinh hoạt, vui chơi, giải trí, học tập và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân một cách thuận lợi và đầy đủ.
Củng cố tăng cường hiệu quả QLNN bằng pháp luật, xây dựng chính quyền xã vững mạnh đáp ứng được yêu cầu quản lý xã hội trong giai đoạn mới.
3.2. Phương hướng sử dụng đất.
* Những căn cứ để xây dựng phương hướng sử dụng đất
Căn cứ vào chủ trương chính sách lớn của Đảng và chính phủ đối với nông nghiệp và nông thôn. Trong dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội 8 của Đảng, một trong những mục tiêu của đất nước ta đến năm 2000 và 2020 là đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn… phát triển toàn diện nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản gắn với công nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp dịch vụ cả ở thành thị và nông thôn. Đặc biệt coi trọng sản xuất lương thực nhằm đảm bảo an toàn lương thực cho xã nói riêng, góp phần đảm bảo an toàn lương thực cho quốc gia nói chung. Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, từng bước cơ giới hoá điện khí hoá nông thôn, áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn gần với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị lớn, phát triển các làng nghề làm nghề xuất khẩu và loại hàng dịch vụ. Xây dựng nông thôn mới về giao thông, thuỷ lợi, nhà ở và trường học, trạm y tế, cơ sở thông tin văn hoá, cấp điện, lắp đặt điện thoại.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên xu thế phát triển và phương hướng kinh tế xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Căn cứ vào định hướng quy hoạch của thành phố và huyện để xây dựng định hướng của địa phương cho phù hợp.
Chúng ta đều biết đất đai là một trong những nguồn tài nguyên có hạn không chỉ trong phạm vi một nước mà còn toàn thế giới nhưng khả năng sinh lợi của đất là rất lớn vì vậy cần có một kế hoạch sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên này. Nó không những quyết định tương lai của nền kinh tế một nước mà còn đảm bảo cho sự tồn vong của đất nước nếu không có sự ổn định về chính trị và sự phát triển của xã hội.
Xã Mai Lâm là một xã nông nghiệp có diện tích tự nhiên thuộc loại trung bình trong huyện ( 584,08 ha ) địa hình tương đối bằng phẳng, cuộc sống của nhân dân tuy được cải thiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn, việc đề ra phương hướng sử dụng đất sẽ là kim chỉ nam dẫn đến sự phát triển bền vững của địa phương. Đây là yếu tố tạo cho người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất có niềm tin vào tương lai, xoá bỏ cho họ tư tưởng an phận với cuộc sống khó khăn, lạc hậu từ đó có hướng phấn đấu tới một tương lai tốt đẹp hơn.
* Đất nông nghiệp
Xã Mai Lâm có điều kiện địa lý và thiên nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt phong phú và đa dạng nhưng hiện nay năng suất cây trồng chính chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng của đất, khả năng tăng vụ khai thác tốt tiềm năng nu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0166.doc